Khóa luận Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Thảo quả làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang

pdf 57 trang thiennha21 19/04/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Thảo quả làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dac_diem_sinh_hoc_va_sinh_thai_cua_loai_thao_qua_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Thảo quả làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGÔ QUỐC HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI THẢO QUẢ (Amomum aromaticum Roxb) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo :Chính quy Chuyên nghành : Lâm Nghiệp Lớp : K47LN Khoa : Lâm NgHiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGÔ QUỐC HƯNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA LOÀI THẢO QUẢ (Amomum aromaticum Roxb) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Lâm Nghiệp Lớp : K47LN Khoa : Lâm NgHiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS.Lê Văn Phúc Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hoàn toàn trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học Ngô Quốc Hưng XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký và ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của cô giáo TS. Lê Văn Phúc đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 25 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Ngô Quốc Hưng
  5. iii DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 4.1. Hình thái lá cây Thảo quả 33 Hình 4.2. Hình thái thân cây Thảo quả 33 Hình 4.3. Hình thái hoa Thảo quả 34 Hình 4.4. Hình thái quả Thảo quả 34 Hình 4.5. Hình thái thân, quả Thảo quả 35 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tần suất gặp cây thảo quả 36 của các tuyến điều tra 36 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố cây Thảo quả theo đai cao 37 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố cây Thảo quả theo vị trí 38
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Phân bố Thảo quả trên các tuyến điều tra 35 Bảng 4.2. Đặc điểm phân bố cây Thảo quả theo đai cao 36 Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố cây Thảo quả theo vị trí chân, sườn, đỉnh 37 Bảng 4.4. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 38 Bảng 4.5. Đặc điểm phẩu diện đất 40
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC HÌNH ẢNH iii DANH MỤC BẢNG BIỂU iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Những nghiên cứu về dược liệu trên thế giới 3 2.1.1. Những nghiên cứu về phát triển cây dược diệu 3 2.1.2. Những nghiên cứu về bảo tồn cây dược liệu 5 2.2. Những nghiên cứu về dược liệu ở Việt Nam 6 2.2.1. Những nghiên cứu về phát triển cây dược diệu 6 2.2.2. Những nghiên cứu về bảo tồn cây dược liệu 11 2.3. Những nghiên cứu về loài Thảo quả 14 2.3.1. Những nghiên cứu về thảo quả trên thế giới 14 2.3.2. Những nghiên cứu về thảo quả ở Việt Nam 17 2.3.3. Những nghiên cứu về cây dược liệu và thảo quả ở Hà Giang 20 2.4. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 25 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 27
  8. vi 3.3.1. Phương pháp tiếp cận 27 3.3.2. Phương pháp luận 29 3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa 29 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 31 Phần 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32 4.1. Đặc điểm sinh học cây Thảo quả 32 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài thảo quả 32 4.2. Đặc điểm sinh thái của cây Thảo quả tại huyện Vị Xuyên, Hà giang 35 4.2.1. Đặc điểm phân bố theo tuyến 35 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo đai cao 36 4.2.3. Đặc điểm phân bố theo vị trí 37 4.2.4. Đặc điểm khí hậu nơi cây Thảo quả sinh sống 38 4.2.5. Các dạng sinh cảnh nơi cây Thảo quả phân bố 39 4.2.6. Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Thảo quả phân bố 39 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển cây Thảo quả tại địa phương 41 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với tổng diện tích tự nhiên là 7.914,8 km2, trong đó đất lâm nghiệp có rừng là 437.217,9 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên. Do đặc thù về điều kiện địa hình với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và Cao nguyên Đồng Văn đã tạo nên địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam và chia thành 3 tiểu vùng mang đặc điểm khác nhau. Vùng núi đất phía Tây gồm 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần và vùng núi cao phía bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc với kiểu thời tiết á nhiệt đới và ôn đới, rất phù hợp cho đầu tư phát triển cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Tiểu vùng thấp bao gồm thành phố Hà Giang và các huyện còn lại có thể phát triển cây dược liệu ngắn ngày và cây thân gỗ đa tác dụng (Quế, Hồi ) làm sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, Hà Giang có vị trí địa lý thuận lợi; tiếp giáp với tỉnh Vân Nam là nơi nuôi, trồng và chế biến dược liệu hàng đầu của Trung Quốc nên rất thuận tiện trong việc giao lưu trao đổi hàng hóa và kinh nghiệm sản xuất với nước bạn. Nhờ hệ thống giao thông tương đối phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút khách du lịch đến các địa điểm nổi tiếng như vùng cao nguyên đá Đồng Văn, vùng du lịch sinh thái Hoàng Su Phì, Xín Mần vv; kết hợp với giao lưu văn hóa chăm sóc sức khỏe và tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Ngoài ra, tỉnh Hà Giang đã có chủ trương về việc xây dựng phát triển sản xuất dược liệu trở thành ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn; là trung tâm cây dược liệu của cả nước; là cây trồng không những xóa đói giảm nghèo mà tiến tới làm giàu cho người dân địa phương. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bước đầu tỉnh đã có những chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ cho cải tạo, trồng mới và phát triển cây Thảo quả trên địa bàn. Thảo quả loài dược liệu bản địa có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hà Giang.
  10. 2 Thảo quả đang được nuôi trồng quy mô hàng chục nghìn ha, góp phần phát triển kinh tế cải thiện đời sống đồng bào của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về bảo tồn, phát triển nguồn gen của loài này. Nguồn giống chưa được tuyển chọn, chủ yếu nguồn giống tạp cho nên năng suất, chất lượng còn chưa cao. Hiện nay, ở nước ta các loài cây dược liệu chủ yếu được nhân giống bằng hom, hoặc hạt theo kỹ thuật nhân giống truyền thống. Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô chưa triển khai rộng rãi do đòi hỏi công nghệ cao, chi phí lớn. Trong khi nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô có ưu điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp truyền thống. Với nhu cầu về nguồn dược liệu lớn như hiện nay thì các phương pháp nhân giống thủ công khó có thể đáp ứng được nguồn giống để cung cấp cho sản xuất thương mại theo chuỗi hàng hóa. Xuất phát từ những thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Thảo quả làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang.” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các đặc điểm sinh học loài Thảo quả tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Xác định được các đặc điểm sinh thái loài Thảo quả tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững loài Thảo quả 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về các đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Thảo quả
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những nghiên cứu về dược liệu trên thế giới 2.1.1. Những nghiên cứu về phát triển cây dược diệu Cây cỏ trong thiên nhiên có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ của con người. Để có cơ sở khoa học cho việc thu hái và sử dụng các loài cây thuốc này, các nhà khoa hoc trên Thế giới dã có những công trình nghiên cứu về cây thuốc vô cùng to lớn và hữu ích. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô (cũ) đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952 các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, M.I.Smirnova- Iconikova đã nghiên cứu thành công công trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc“. Công trình này là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammerman, M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây thuốc" tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loài cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn. James A.Dule- nhà dược lý học người Mỹ- đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loài cây thuốc. Trên thế giới, nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô rộng lớn phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi dầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ 16 Lý Thời
  12. 4 Trân đã đưa ra "Bản thảo cương mục" sau đó đến năm 1955 cuốn bản thảo này đã được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa tới cho người cách sử dụng các loài cây cỏ để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình "Dược dụng thực vật cập sinh lý học". Cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loài cây thuốc, tác dụng sinh lý sinh hoá của chúng, công dụng cách phối hợp các loài cây thuốc để có một thang thuốc chữa bệnh. Ngoài ra còn có tuyển tập các loài cây thuốc theo từng địa phương như "Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí", "Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo", "Quảng Tây trung dược trí" Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007), châu Âu đạt 4,55 tỷ Euro (2004) Tính trên toàn thế giới, hàng năm, doanh thu thuốc từ dược liệu ước đạt khoảng trên 80 tỷ USD. Dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu từ dược liệu. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc. Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU, Sử dụng nguồn dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên
  13. 5 cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới (WHO, 2010). Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Chương trình nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED, WB, đã xây dựng nhiều chương trình, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo tồn, khai thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Quốc gia (FAO, 2000). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vần để cần giải quyết như nguồn gen chưa được đánh giá, tuyển chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giống hiệu quả; quy trình nhân giống còn ở quy mô nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ, thiếu nguồn cây giống, hạt giống tốt. 2.1.2. Những nghiên cứu về bảo tồn cây dược liệu Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc. Trên thế giới, nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô rộng phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi
  14. 6 đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ 16 Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này đã được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa tới cho người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hoá của chúng, công dụng, cách phối hợp các loài cây thuốc theo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”, “Quảng Tây trung dược trí” (Dẫn theo Trần Hồng Hạnh, 1996). Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000- 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hoá. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết xuất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006). 2.2. Những nghiên cứu về dược liệu ở Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu về phát triển cây dược diệu Theo kết quả điều tra đánh giá tại một số vùng trong cả nước, nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha. Phát triển trồng cây thuốc đã giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cây thuốc tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  15. 7 Vai trò của cây thuốc trong việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đem lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân là điều không thể phủ nhận, nhưng việc sử dụng nguồn nguyên liệu này hiện nay có rất nhiều vấn đề báo động. Theo ước tính, nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc thảo mộc được sử dụng hàng năm tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế, phòng khám đông y, sản xuất và kinh doanh khoảng 50.000 tấn/năm thì 1/3 nguyên liệu do thu hái và khai thác tự nhiên, 1/3 do trồng trọt và còn lại do nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc , Đài Loan , Hồng Công. Thực trạng của nguyên liệu này hiện nay : (i) Đối với nguyên liệu tự nhiên, mọc hoang dại vấn đề khai thác quá mức, không có sự kiểm soát của các cấp các ngành đã làm cho không phát triển và bảo tồn bền vững được. (ii) Đối với nguồn nguyên liệu được trồng trọt tại các khu vực, làng nghề truyền thống như Thanh Trì, Ninh Hiệp (Gia Lâm), Nghĩa Trai (Hưng Yên), Lục Yên (Yên Bái), Trà My (Quảng Nam), Núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) , Sìn Hồ (Lai Châu) , Đà Lạt (Lâm Đồng) do không có kế hoạch điều tiết nên việc trồng trọt biến thiên tăng, giảm thất th- ường theo cơ chế thị trường, có khi đột biến về giá cả tăng gấp hai, ba chục lần vì trồng ít mà nhu cầu sử dụng và xuất khẩu tăng dẫn đến việc tư thương làm hàng giả để chạy theo lợi nhuận, dẫn đến chất lượng dược liệu giảm và không an toàn cho người sử dụng, hay có khi bị mất mối nhập khẩu nguyên liệu (ví dụ như: Quế, Sả) thì người dân lại phá đi một diện tích lớn cây thuốc đã đựơc trồng lâu đời vì ế không có ai mua. (iii) Đối với dược liệu nhập từ Trung Quốc hay còn gọi là thuốc bắc thì tình hình còn tồi tệ hơn. Dường như việc nhập các vị thuốc bắc qua biên giới Trung Quốc và Việt Nam, Nhà nước chỉ coi là một loại hàng hóa bình thường như đồ gia dụng, chứ không tính đến đó là một sản phẩm đặc biệt, đó là thuốc ảnh hưởng đến tính mệnh của con người. Theo đánh giá của các nhà kiểm nghiệm dược liệu thì trên thị trường thuốc đông dược (nguyên liệu thô) hiện nay có rất nhiều vị dược liệu chỉ là hàng trung phẩm hay thứ phẩm của Trung Quốc được bán sang Việt Nam và
  16. 8 do thiếu nguyên liệu nên rất nhiều dược liệu bị dùng thay thế bởi các nguyên liệu rẻ tiền hơn, chất lượng kém hơn. Ví dụ như vị Hoài sơn, dược liệu là rễ của cây củ mài nhưng hiện nay trên thị trường chỉ có củ cọc, củ mỡ được bán dưới tên là Hoài sơn. Hay vị thuốc Đan sâm, nếu mua ở phố Lãn Ông các thời kỳ khác nhau thì nguyên liệu hoàn toàn khác nhau, có những đợt nguyên liệu được nhuộm màu đỏ để có màu nâu đỏ tự nhiên của vị Đan sâm, nhưng khi dùng rửa nước thì màu đỏ này thôi ra và dược liệu không có vỏ màu đỏ nữa. Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một số cây dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), cây Thảo quả(Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016. Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài dược liệu và xây dựng mô hình sản xuất giống để xây dựng vùng trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 2015-2017.Dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống Thảo quả(Anoectochilus setaceus) và Lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại Hải Phòng” giai đoạn 2016-2018. Một số nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen cây Khôi tía, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng, v.v. Các Nhiệm vụ này tập trung vào xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản xuất cây giống từ hạt, xây dựng mô hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn chung, các Nhiệm vụ đã được thực hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc nguồn gen tốt có năng suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại vùng sinh thái bản địa để cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi nước ta. Vì vậy, các Nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thoát, chết dần do không được bảo tồn trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở rộng vùng sản xuất sau đó. Đồng thời các Nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây dựng quy trình nhân giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá
  17. 9 thể siêu nhẹ, giúp cho cây giống có tỷ lệ sống cao. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất còn hạn chế, chưa ban hành được tiêu chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài cây dược liệu. Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và nuôi trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với quy mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và nhập khẩu giống. Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ rất lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc kiếm tìm thức ăn có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc đi ỉa lỏng có khi dẫn đến chết người. Do đó dần dần có kinh nghiệm phân biệt cây nào sử dụng được cây nào không sử dụng được. Từ đó con người đã biết lợi dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh. Nên có thể khẳng định việc phát hiện ra cây thuốc có từ rất lâu đời, qua thời gian con người mới biết tổng kết và đặt ra nguyên tắc sử dụng. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về cây thuốc như công trình nghiên cứu thu thập các loài cây thuốc của G.S Đỗ Tất Lợi. Công trình này đã nghiên cứu tỷ mỉ về từng loại cây thuốc vai trò, tác dụng, dạng sống Cuốn sách này đã giúp cho nhiều người quan tâm tới cây thuốc có thể tra, xem một cách dễ dàng. Nghiên cứu của tác giả Trần Khắc Bảo (2002) đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như diện tích rừng bị thu hẹp chất lượng rừng suy thoái. Hay quản lý rừng còn nhiều bất cập chồng chéo, kém hiệu quả. Theo đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái. Sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuỵêt chủng) và sự đa
  18. 10 dạng di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức y học cổ truyền và y học dân giã gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc. Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật phi gỗ tại Vườn quốc gia Hoàng Liên tác giả Ninh Khắc Bản (2003) đã thống kế được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây lấy tinh dầu. Trong đó tác giả đã lựa chọn được một số loài có triển vọng để đưa vào phát triển như: Thảo quả, Thiên niên kiện, Xuyên khung Theo Ninh Khắc Bản (2003) khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại Hương Sơn- Hà Tĩnh bước đầu đã xây dựng được khoảng 300 loài cây có thể sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25 loài cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Thạch xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân Năm 2006, Lê Thị Diên và nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc nam dưới tán rừng tự nhiên trong bối cảnh nguồn tài nguyên dược liệu thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt cần thiết phải có các hoạt động bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây dược liệu do chính người dân sống gần rừng thực hiện nhằm sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này trong tương lai. Kỹ thuật tạo cây con và gây trồng các loài cây Bách bệnh, Bình vôi, Bồng Bồng, Lá khôi, Vàng đắng đã được người dân tại thôn Hà An áp dụng rộng rãi. Các cây thuốc nam được gây trồng có tỷ lệ sống cao, sức sinh trưởng tốt, hứa hẹn sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn thu nhập cho các hộ gia đình tham gia gây trồng. Công trình nghiên cứu này nhằm cung cấp kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc nam được người dân sử dụng nhiều dựa trên kinh nghiệm của họ kết hợp với những thử nghiệm từ đề tài để phát triển cây thuốc nam tại thôn Hà An (Lê Thị Diên, 2006). Khi nghiên cứu về trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nguyễn Ngọc Bình và cs đã tìm hiểu kỹ thuật gây trồng các loài cây dưới
  19. 11 tán rừng để tạo ra sản phẩm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi rừng. Tác giả chỉ ra giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản ngoài gỗ như: Ba kích, Sa nhân, Thảo quả, Trám trắng, Mây nếp, (Nguyễn Ngọc Bình, 2000). 2.2.2. Những nghiên cứu về bảo tồn cây dược liệu Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới. Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu quý hiếm khác nhau. Các loài dược liệu sống chủ yếu ở độ cao từ 1.000 - 1.600m so với mực nước biển. Các loài cây dược liệu đang có thị trường tiêu thụ lớn song chưa đáp ứng đủ. Nguồn nguyên liệu hiện nay chủ yếu khai thác từ tự nhiên. Hầu hết các loài cần được bảo tồn, nuôi trồng, song gặp nhiều khó khăn về nguồn giống, công nghệ nuôi trồng. Do đó, công tác phát triển nguồn gen gặp nhiều khó khăn. Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam rừng nhiệt đới ở địa hình thấp không còn nguyên vẹn nữa vì phần lớn các khu rừng thấp này đã bị biến đổi do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và định cư, làm cho sự giàu có vốn có về tài nguyên sinh học ở đây đã bị suy thoái nghiêm trọng. Cũng vì thế mà các khu rừng nguyên sinh phần lớn chỉ còn sót lại ở các vùng núi cao, những nơi hiểm trở. Đó là những nơi cư trú cuối cùng của các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Nguyên nhân gây nên sự suy giảm tài nguyên rừng, nhất là các loài dược liệu ở Việt Nam cũng đúng như hầu hết các nước khác trên thế giới: đó là sự mâu thuẫn giữa cung và cầu. Tài nguyên thiên nhiên thì có hạn mà nhu
  20. 12 cầu của nhân dân thì ngày càng tăng, một mặt là để đáp ứng cuộc sống cho sô dân tăng thêm một cách nhanh chóng, mặt khác là mức độ tiêu dùng của người dân cũng tăng thêm không ngừng. Việc nối lại thông thương qua biên giới với Trung Quốc đã gây những sức ép mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên. Giá của nhiều thú hoang đã tăng lên 5 đến 10 lần. Vì nhu cầu của Trung Quốc về các tài nguyên rừng, đặc biệt là thú rừng và cây thuốc là rất lớn và hầu như không bao giờ được thoả mãn, nên các loài đang bị khai thác một cách không bền vững và triến vọng bảo vệ tính đa dạng sinh học về lâu dài là không thuận lợi. Về mặt tích cực, các cơ hội để xuất khẩu hoa quả, sản phẩm gỗ và gia súc vùng cao sang Trung Quốc có thể rất lớn. Nếu điều kiện chuyên trở được cải thiện và sự kiểm soát hành chính bị nơi lỏng, việc buôn bán qua biên giới có thể trở thành nguồn ảnh hưởng chính đến tài nguyên trong vùng. Theo “Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở vườn quốc gia Bạch Mã, do tác giả Trần Thiện An (Vườn quốc gia Bạch Mã) Trần Khắc Bảo (Viện dược liệu) đã cho chúng ta có thêm một số kết quả về nguồn tự nhiên cây thuốc như sau: Qua nghiên cứu ở cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã đã thống kê được 520 loài cây cỏ sử dụng làm thuốc (thuộc 127 họ). Có 26 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam như các loài quý hiếm bị đe doạ tuyệt chủng. Trong đó có tới 13 loài có giá trị sử dụng lớn và thường bị người dân khai thác vì lợi ích kinh tế. Đề tài nghiên cứu bảo tồn cây thuốc dân tộc khu vực Sapa- Lào Cai do hai tác giả Lưu Đàm Cư (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật) và Trần Khắc Bảo (Viện dược liệu) tiến hành đã thu được một số kết quả. Qua điều tra cho thấy cây thuốc xuất hiện ở các dạng mô hình bảo tồn như sau: Mô hình bảo tồn vườn rừng trong nguyên sinh núi cao; Mô hình bảo tồn tại núi Hàm Rồng; Mô hình vườn rừng ở độ cao >1500m; Khu bảo tồn tại sườn núi đá nơi tại xã xã Sa Pa [18]. Qua việc phân khu đối với việc bảo tồn cây thuốc là cơ sở
  21. 13 cho việc bảo vệ và trồng mới các loại cây thuốc cho phù hợp với điều kiện của từng khu vực. Nguyễn Tập và cs đã tiến hành khảo sát, thu thập các loài cần được ưu tiên bảo tồn, dựa trên các tiêu chí: loài có ranh giới, phạm vi phân bố hẹp và số lượng cá thể ít hoặc loài tiêu biểu cho một dòng tiến hóa, có mức độ khác biệt cao về di truyền. Trong số 134 loài được coi là có nguy cơ tuyệt chủng ở nước ta, nhóm nghiên cứu đã phân cấp mức độ ưu tiên theo ba nhóm. Nhóm cực kỳ nguy cấp (CR) có 18 loài như: Ba gạc hoa đỏ, Sâm vũ điệp, Bình vôi, Hoàng liên Nhóm nguy cấp (EN) có 42 loài. Đa số các loài như sâm Ngọc Linh, Mã đâu linh, Hoàng tinh vòng vốn không thật hiếm song đã bị khai thác kiệt quệ, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời chúng sẽ chuyển sang nhóm cực kỳ nguy cấp. 74 loài còn lại được xếp ở dạng sẽ bị nguy cấp (VU) đó là các loài vốn phân bố phổ biến nhưng bị khai thác tàn phá đến mức nghiêm trọng như Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm (Viện Dược liệu, 2002). Từ nhiều năm qua, Viện Dược liệu đã thu thập hơn 500 loài cây thuốc đem về trồng, nhân giống ở các vườn cây thuốc. 65 loài có nguy cơ cao đã được trồng ở Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc (Lào Cai), Vườn trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến thuốc Hà Nội (Thanh Trì), Vườn trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa) và vườn bảo tồn cây thuốc vùng cao Phó Bảng (Đồng Văn - Hà Giang). Các vườn thuốc này có đủ điều kiện giống như điều kiện sống tự nhiên của chúng và lý lịch thu thập, ngày trồng, tình hình sinh trưởng phát triển, ra hoa - quả được ghi lại để đánh giá khả năng bảo tồn (Lê Văn Giỏi, 2006). Theo Nguyễn Văn Tập, để bảo tồn cây thuốc có hiệu quả cần phải tiến hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền vững, tăng cường bảo tồn cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, bảo tồn chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ, có như vậy thì
  22. 14 các loại cây thuốc quý hiếm mới thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời lại tạo ra thêm nguyên liệu để làm thuốc ngay tại các vùng phân bố vốn có của chúng (Nguyễn Văn Tập, 2005). Theo Nguyễn Văn Tập trong nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam, cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó, trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua, cùng với nhiều nguyên nhân khác, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng. 2.3. Những nghiên cứu về loài Thảo quả 2.3.1. Những nghiên cứu về thảo quả trên thế giới Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc”. Cuốn sách đã đề cập đến cây thảo quả với một số nội dung chủ yếu sau: - Phân loại thảo quả: gồm có tên khoa học (Amomum tsao-ko Crevost Lemaire), tên họ (Zingiberceae). - Hình thái: dạng sống, thân, gốc, rễ, lá, hoa, quả. - Vùng phân bố ở Trung Quốc. - Đặc điểm sinh thái: khí hậu và đất đai. - Kỹ thuật trồng: nhân giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại. - Thu hoạch và chế biến, phẩm chất quy cách, bao gói, bảo quản. - Công dụng: dùng làm thuốc trị các bệnh đường ruột.
  23. 15 Đây là cuốn sách tương đối hoàn chỉnh đã giới thiệu một cách tổng quát và có hệ thống về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, thu hái chế biến và bảo quản (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới – khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc tại Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản thảo bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 loài cây thuốc ở Trung Quốc, một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, công dụng và thành phần hoá học của thảo quả (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đề cập đến đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và buôn bán thảo quả trên thế giới (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). Thảo quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả, tên thực vật là Amomum
  24. 16 Tsao-Ko Crevost et Lemaire thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo quả được trồng và mọc hoang ở những vùng khí hậu mát ở miền Bắc nước ta như Hoàng liên sơn, Hà Giang, Tây Bắc. ở Trung quốc Thảo quả có mọc ở các tỉnh Vân nam, Quảng tây, Quí châu. Thảo quả có nguồn gốc ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), là một loài cây đặc sản đã được gây trồng từ hàng trăm năm trước đây ở Trung Quốc. Thảo quả được coi là một trong những vị thuốc quý của Trung Quốc. Trong mỗi vị thuốc bổ của người Trung Quốc không thể thiếu thảo quả, thảo quả còn là hương vị cho các món ăn đặc sản của dân tộc Trung Quốc cũng như ở Việt Nam. Thảo quả: có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb, tên gọi khác là Cardamomum aromaticum (Roxb.) Kuntze, Amomum tsaoko Crévost & Lemarie thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Cây Thảo quả được phân bố ở Ấn Độ, Nê pan, Nam Trung Quốc, Campuchia. Ở Ấn Độ, hạt và dầu được dùng như loài Amomum subulatum Roxb để làm thuốc lợi tiêu hóa, dùng chữa đau thần kinh, dùng trong bệnh lậu như kích dục và giải độc khi bò cạp đốt hoặc rắn cắn. Dầu hạt thơm, kích thích, lợi tiêu hóa và dùng đắp lên mí mắt để tiêu viêm. Ở Trung Quốc, Thảo quả được dùng chữa ho, đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư ỉa chảy, và sốt rét. Thảo quả dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách ẩm thiện chính yếu, là quả chín phơi hay sấy khô của cây Thảo quả thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Thảo quả có nguồn gốc ở các tỉnh phía nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), là một loài cây đặc sản đã được gây trồng từ hàng trăm năm trước đây ở Trung Quốc. Thảo quả được coi là một trong những vị thuốc quý của Trung Quốc. Trong mỗi vị thuốc bổ của người Trung Quốc không thể thiếu thảo quả, thảo quả còn là hương vị cho các món ăn đặc sản của dân tộc Trung Quốc cũng như ở Việt Nam.
  25. 17 Nhân giống Thảo quả có thể thực hiện bằng phương pháp giâm hom, hữu tính bằng hạt, hoặc nuôi cấy mô tế bào. Trên thế giới có một số công trình nghiên cứu bảo tồn và nhân giống in vitro chi Amomum. Sajina et al., (1997) đã nhân giống Amomum subulatum Roxb, đây là loài cây có giá trị kinh tế quan trọng nhất ở Bengal - Ấn Độ. Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire Hongdong (2006) đã được nhân giống nuôi cấy mô in vitro từ chồi đỉnh. Môi trường thích hợp cho nhân chồi là MS+BA 6 mg/L+NAA 0.1 mg/L+TDZ 0.05 mg/L (hệ số nhân đạt 2.34 lần). Môi trường ra rễ là môi trường 1/2MS+IBA 0.2 mg/L hoặc 1/2MS+NAA 0.2 mg/l. Nói chung, các công trình nghiên cứu về chọn giống, nhân giống và phát triển nguồn gen về thảo quả chủ yếu được công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc và Ấn Độ. 2.3.2. Những nghiên cứu về thảo quả ở Việt Nam Trước những giá trị của cây Thảo quả, từ năm 2004, các nhà khoa học ở Phòng nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng (Viện khoa học Lâm nghiệp) đã bắt tay vào xây dựng kỹ thuật trồng Thảo quả dười tán rừng. Theo đánh giá của Phòng nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, Thảo quả là cây cung cấp một lượng hạt khá quý hiếm. Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu từ 1 - 1,5%, màu vàng nhạt, mùi thơm, vị ngọt, nóng cay dùng làm gia vị thực phẩm. Đặc biệt, Thảo quả là một loại dược liệu dùng làm thuốc để chữa trị bệnh đau bụng, đầy trướng, đau ngực, sốt rét. Nếu xét về mặt giá trị và hiệu quả kinh tế, Thảo quả có ưu điểm vượt trội so hơn hẳn so với nhiều loài cây trồng khác. Vì Thảo quả là cây lâu năm, trồng một lần thu hoạch nhiều lần và thu hoạch hàng năm nên đầu tư cho tái tạo lại rừng trồng Thảo quả là rất thấp. Vì thế, sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh kỹ thuật trồng Thảo quả, hiện các nhà khoa học ở Viện khoa học Lâm nghiệp đang đề nghị lên Bộ NN&PTNT nên mở rộng diện tích trồng Thảo quả ra các tỉnh khác như: Lâm Đồng, Đắc Nông và Kon Tum. Đây là những nơi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với cây Thảo quả.
  26. 18 Trong những năm gần đây, Thảo quả đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị đem lại lợi ích kinh tế cao cho người lao động. Lợi dụng thế mạnh do diện tích rừng nguyên sinh khá phong phú, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp nên huyện Bát Xát - Lào Cai đã đẩy mạnh công tác gây trồng và phát triển cây Thảo quả. Cụ thể trong những năm qua, toàn huyện đã gây trồng được 1576,57ha Thảo quả (năm 2007), góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho đồng bào trong khu vực. Từ năm 1994 trở lại đây, Thảo quả bắt đầu được thu mua và xuất khẩu sang Trung Quốc nên đồng bào trong huyện đã chuyển hướng từ canh tác cây lương thực (ngô, lúa nương, sắn, ) sang trồng cây Thảo quả. Loại cây này vốn được đồng bào trồng từ lâu nhưng do giá trị thấp nên không được chú trọng phát triển. Khi kinh tế thị trường mở cửa, Thảo quả bán được giá nên địa phương đã khuyến khích, vận động và hỗ trợ nhân dân nhanh chóng phát triển diện tích và coi đây là cây trồng mũi nhọn đối với đồng bào dân tộc vùng cao. Nhờ chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà các xã biên giới của huyện Bát Xát đã đẩy lùi được đói nghèo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp kinh kế - xã hội của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, chính quyền địa phương và cán bộ kỹ thuật cũng phải cần có những biện pháp hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến. Tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi lấy củi làm chất đốt để sấy sản phẩm, đồng thời cần phải giữ lớp cây tái sinh của các cây gỗ lớn để có lớp cây kế cận tạo điều kiện cho Thảo quả phát triển lâu dài. Ở Cao Bằng, thảo quả chỉ có tại 2 xã Phan Thanh, Quang Thành của huyện Nguyên Bình và được coi là một trong những cây “xóa đói giảm nghèo” tiềm năng của địa phương. ở Lũng Cam xã Quang Thành, và một số nơi khác trong huyện Nguyên Bình, thảo quả được phát hiện dưới dạng tự nhiên. Trước đây, người dân thấy thị trường có nhu cầu đã khai thác mang đi bán. Được giá, lại không bị ai quản lý nên hạt thảo quả được khai thác một
  27. 19 cách tự do. Từ đó bãi thảo quả lụi dần, kém chất lượng. Nhận thấy đây là một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, có khả năng làm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xóa đói giảm nghèo tại địa phương, huyện Nguyên Bình đã tiến hành xây dựng quy hoạch vùng trồng và thí điểm triển khai thực hiện từ năm 2004 tại 4 xóm: Tài Xoỏng (xã Phan Thanh) và Nà Pùng, Cốc Bó, Lũng Mười (xã Quang Thành). Đến năm 2006, toàn huyện đã trồng được gần 40 ha với 90 hộ tham gia. Qua nghiên cứu, chỉ có một số nơi vùng cao trong huyện Nguyên Bình mới thích hợp trồng loại cây này. Nếu trồng ở những nơi khác thì cây vẫn phát triển tốt nhưng không ra quả. (Theo báo Hà Nội mới Online, ngày 19/8/2006) Xã Dào Dan, huyện Phong Thổ, Lai Châu có 15 bản với gần 6000 nhân khẩu gồm các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì, Kinh sinh sống. Hiện nay có tới 95% dân số ở Dào San sống bằng nghề trồng thảo quả. Chính người dân ở đây họ cũng không biết ai đã đưa giống cây thảo quả về trồng trên những cánh rừng này. Chỉ biết rằng từ xa xưa trong tín ngưỡng của người Mông đã có truyền thống thờ “Dược Vương”, và cây thảo quả bây giờ chính là “Dược Vương”, đưa đồng bào Mông nói riêng và các dân tộc anh em khác ở nơi đây tới no ấm, hạnh phúc. (Đèo Thị Tuyết Nhung – Báo điện tử dân tộc và phát triển 21/10/2005) Khi đánh giá khả năng phát triển các loài cây thuốc tại huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai, tác giả Hoàng Văn Thắng và cộng sự cho biết số hộ trồng cây Thảo quả là nhiều nhất (chiếm 69,5 %) và diện tích trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên là chủ yếu. Diện tích trồng các loài cây thuốc khác rất ít, chủ yếu nằm trong vườn của các hộ gia đình. Việc thu hái, chế biến cây thuốc của các hộ gia đình rất đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản phẩm không cao. Từ đó tác giả cũng đã đưa ra một số kiến nghị để phát triển loài cây thuốc nói chung và cây Thảo quả nói riêng.
  28. 20 Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta đề cập đến thảo quả. Do thảo quả là cây “truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các công trình nghiên cứu liên quan còn tản mạn (Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002) Tác giả Phan Văn Thắng, khi nghiên cứu về cây Thảo quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã cho rằng: Phát triển cây Thảo quả là hướng đi đúng đắn nhằm nâng cao đời sống cho người dân miền núi nói chung, nhưng các cơ quan liên quan cần nỗ lực nhiều hơn nữa để vừa nâng cao được giá trị kinh tế của cây Thảo quả, vừa bảo vệ được rừng trong tự nhiên. Bởi nếu cứ mở rộng diện tích trồng Thảo quả dưới tán rừng tự nhiên thì hậu quả là rừng tự nhiên sẽ ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 1982, Giáo sư Đoàn Thị Nhu công bố kết quả nghiên cứu của mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát triển trồng cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: “Thảo quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng” ( Dẫn theo Phan Văn Thắng, 2002). 2.3.3. Những nghiên cứu về cây dược liệu và thảo quả ở Hà Giang Cây dược liệu đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu ở nước ta. Nhiều công trình nghiên cứu đã mô tả các loài cây dược liệu làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay từ những loài dược liệu có sẵn trong tự nhiên. Các loài cây dược liệu có giá trị cao đang được gây trồng và phát triển mạnh như Thảo quả, Tam thất, Đẳng sâm, đang có xu hướng mở rộng diện tích ở nhiều vùng sinh thái trong đó có tỉnh Hà Giang. Nghiên cứu về cây dược liệu tỉnh Hà Giang đã được tiến hành từ những năm 1968 – 1975 (thực hiện chỉ thị 210/TTg – VG của hội đồng chính phủ về
  29. 21 công tác dược liệu, năm 1966). Qua đó, Viện dược liệu đã phối hợp với ngành Y tế địa phương tiến hành điều tra cơ bản nguồn cây thuốc ở các địa phương: Huyện Vị Xuyên từ năm 1968 – 1970, Quản Bạ năm 1969, Hoàng Su Phì năm 1971, Đồng Văn và Mèo Vạc năm 1971 và 1973. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy Hà Giang có nguồn cây thuốc đặc biệt phong phú với nhiều loại cây thuốc quý như Ngũ gia bì gai, Cẩu tích, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Tục đoạn, Bách bộ Ngoài cây thuốc mọc tự nhiên, từ những năm 1970, các vùng Quyết Tiến, Phó Bảng đã trở thành vùng trồng và cung cấp một số loại dược liệu như Bắc đầu vị, Tam thất, Huyền sâm, Xuyên khung, Đương quy, Đẳng sâm Từ năm 1988 – 2002, Sở khoa học công nghệ tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện dược liệu xây dựng đề tài: Đánh giá tiềm năng dược liệu bốn huyện vùng cao tỉnh Hà Giang – xây dựng đề án quy hoạch và phát triển. Kết quả cho thấy các loài cây thuốc của vùng rất phong phú với 665 loài thuộc 159 họ thực vật bậc cao; xác định được danh mục 30 loài có giá trị sử dụng phổ biến; xác định được danh mục đỏ các cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Trồng thử nghiệm 13 loại cây thuốc và xác định được trên 15 loại cây thuốc có khả năng phát triển tốt trong vùng. Hiện tại, chính sách phát triển cây dược liệu trên địa bàn chủ yếu dựa trên Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang và quyết định số 554/QĐ – UBND ngày 17/3/2011 của UBND tỉnh Hà Giang. Sản xuất cây dược liệu trong tỉnh chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Phần lớn diện tích cây dược liệu được phát triển dưới tán rừng phòng hộ, trong đó riêng Thảo quả chiếm 87% tổng diện tích. Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách hỗ trợ phát triển và có thị trường tiêu thụ nên diện tích Thảo quả
  30. 22 tăng tương đối nhanh. Đa phần người dân tự sản xuất giống và được tập huấn về mặt kỹ thuật do phòng nông nghiệp các huyện đảm nhận. Theo số liệu thực tế điều tra, tổng diện tích cây dược liệu trên toàn tỉnh là 10.727 ha, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh. Trong đó, tiểu vùng núi cao phía Bắc có diện tích là 3.021 ha, chiếm tỷ lệ 28,1%; tiểu vùng núi đất phía Tây đạt diện tích 4.478 ha, chiếm tỷ lệ 41,8% và tiểu vùng thấp có diện tích 3.224 ha, chiếm tỷ lệ 30%. Cây dược liệu được trồng gồm 13 loài chính: Thảo quả, Hương thảo, Hồi, Quế, Ấu tẩu, Ý dĩ, Gừng, Nghệ, Lá khôi, Đỗ trọng, Óc chó, Sa nhân, giảo cổ lam. Cụ thể, diện tích Thảo quả đạt 9.363 ha, chiếm 87,3% tổng diện tích cây dược liệu trong tỉnh; trong đó diện tích cho thu hoạch là 4.502 ha. Phần lớn diện tích đang cho thu hoạch phân bố ở tiểu vùng núi cao phía Bắc, với diện tích 2.285 ha chiếm tỷ lệ hơn 51%. Năng suất bình quân toàn tỉnh nhìn chung thấp, đạt 100 kg quả khô/ha; nguyên nhân là do trồng chưa đủ mật độ và thâm canh thấp hoặc không thâm canh. Toàn tỉnh Hà Giang hiện có trên 1.500 ha cây thảo quả được trồng dưới tán rừng ở các huyện vùng cao, ở các vùng rừng nguyên sinh như: Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh, Bắc Mê, Xín Mần. Tất cả những diện tích cây thảo quả trên địa bàn tỉnh hiện có được bà con các dân tộc ở những vùng rừng trên trồng theo phương pháp cũ: tách chồi để trồng và không được thâm canh tốt. Duy nhất, hiện nay chỉ có bà con dân tộc Dao, ở xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh cây thảo quả đã cho hiệu quả cao. Huyện Hoàng Su Phì hiện nay có trên 480 ha cây thảo quả trồng ở các xã vùng cao, vùng rừng và số diện tích cây thảo quả này đều được người dân trồng bằng tách chồi. Nhưng sau thành công trên , huyện có kế hoạch thay thế dần những diện tích cây thảo quả trồng bằng tách chồi sang phương pháp trồng thảo quả bằng hạt. Để xóa đói giảm nghèo cho bà con người Dao, huyện Hoàng Su Phì đã hướng bà con trồng cây thảo quả dưới tán rừng. Cuối năm 2002, được cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của huyện hướng dẫn kỹ thuật
  31. 23 trồng cây thảo quả, bà con người Dao ở đã xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng, thâm canh cây thảo quả. Trước khi tiến hành trồng cây thảo quả, bà con được Phòng Nông nghiệp huyện này tập huấn kỹ thuật áp dụng trồng thảo quả dưới tán rừng . Cây thảo quả được trồng bằng tách chồi từ giống mọc tự nhiên ở địa phương và trồng bằng phương pháp ươm cây con từ hạt giống của Trung Quốc. Cao Mã Pờ là một xã giáp biên giới với Trung Quốc, thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nhờ cây thảo quả, trong những năm gần đây, đời sống của bà con nông dân đã được cải thiện đáng kể. Bên cạnh hiệu quả kinh tế cao, việc phát triển cây thảo quả còn mang lại một tác động tích cực khác là phổ biến ý thức bảo vệ rừng của người dân tộc thiểu số. Không chỉ giữ gìn diện tích rừng già, người dân còn chủ động cải tạo, trồng mới vườn rừng để phát triển diện tích thảo quả. Thảo quả được coi là cây thế mạnh của huyện Quản Bạ, đang được người dân quan tâm đưa vào phát triển sản xuất và cũng được huyện xác định là cây trọng tâm có thể phát huy lợi thế của vùng, giúp người dân xóa nghèo. Quản Bạ có điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây thảo quả. Loại cây này thích nghi dưới tán lá rừng, có tầng thảm mục và độ ẩm cao, nhiệt độ thấp và ánh sáng yếu. Vì vậy, các xã như Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván có lợi thế phát triển và mở rộng diện tích cây thảo quả. Phát triển diện tích cây thảo quả không những giúp người dân khai thác được tiềm năng kinh tế mà còn bảo vệ được diện tích rừng nguyên sinh. Nhận thấy lợi thế của thảo quả trong phát triển kinh tế, người dân trong vùng đã chủ động mở rộng diện tích trên rừng của gia đình quản lý. Thời gian qua, huyện tăng cường làm tốt công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng hóa cho sản phẩm, tạo đầu mối thu mua, giải quyết được đầu ra cho người dân. Từ đó đã khuyến khích được người dân ổn định tư tưởng, tập trung vào mở rộng diện tích cây thảo quả trên những vùng tiềm
  32. 24 năng, góp phần tăng thu nhập. Phát triển và mở rộng cây thảo quả ở Quản Bạ đã giúp người dân giải quyết được việc làm, nhiều gia đình đã xóa được nghèo, ổn định đời sống. Huyện vùng cao Hoàng Su Phì đã phát triển trồng cây thảo quả dưới tán rừng ở các xã vùng cao nơi có những khu rừng nguyên sinh. Sau hơn 3 năm phát triển trồng cây thảo quả (2001 đến 2004), huyện này đã có diện tích cây thảo quả dưới tán rừng 480 ha. Trong đó đã có 28 ha (trồng từ cuối năm 2001) cho thu hoạch (vào cuối năm 2004) lứa đầu đạt 8,4 tấn quả khô và bán được 420 triệu đồng. Hiệu quả ban đầu từ việc trồng cây thảo quả đã giúp bà con các dân tộc sống ở vùng rừng của huyện vùng cao này đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo. Tóm lại: Cây dược liệu có vai trò rất quan trọng đối với người dân miền núi sống ở gần rừng và trong rừng khu vực vùng núi phía Bắc. Ở một số địa phương, trong đó có Hà Giang, cây dược liệu là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Phát triển dược liệu dưới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu nhập vừa bảo vệ được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được môi trường sống cho loài người. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn tản mạn chưa tập trung và chưa hệ thống, chủ yếu tập trung thống kê, phân loại các loài cây dược liệu; một số công trình khác cũng chỉ tập trung nghiên cứu về nhân giống, điều kiện gây trồng, chế biến và bảo quản cho một hay một số loài cụ thể. Hầu như có rất ít nghiên cứu về chọn giống các loài cây dược liệu. Vì thế chưa thể phát triển các loài cây dược liệu trên quy mô lớn. Để thực hiện tốt chương trình phát triển cây dược liệu cần thiết phải đánh giá được thực trạng và kỹ thuật nhân giống các loài cây dược liệu hiện nay để làm cơ sở xây dựng và phát triển công nghệ nhân giống các loài cây dược liệu chất lượng cao, sạch bệnh trên quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu về giống của địa phương nhằm phát
  33. 25 triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 2.4. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý Vị Xuyên là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc ) và huyền Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông là thành phos Hà Giang và huyện Na Hang ( Tuyên Quang ) Huyện có diện tích 1587,5 km² và dân số 107.199 người (01/01/2016). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng * Địa hình Huyện Vị Xuyên có địa hình khá phức tạp. Có nhiều độ dốc khác nhau. Độ dốc từ 0o đến 8o, độ dốc từ 20o đến 25o, độ dốc >25o . Địa hình núi thấp : Dạng địa hình này được tạo thành chủ yếu từ các đá trầm tích và biến chất, là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng núi thấp, chủ yếu là đất đồi. Vùng có nhiều đồi bằng thoải, nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở đất đá ven các sườn đồi, ven sông suối. Địa hình vùng cao núi đất: Phân bố ở phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên, Dạng địa hình này bị phân cắt mạnh, được hình thành trên nền đá granít, gơnai, đá phiến kết tinh, đá phiến mica thạch anh và đá quăczit. Đất ở đây có độ dốc lớn và cao. Sông suối đều ở dạng vực hẻm, có độ dốc lớn và chảy xiết, do sườn núi quá dốc nên đất đai bị xói mòn và rửa trôi mạnh, lại không có sự bồi tụ nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp canh tác đều dựa vào nước trời, thậm chí tr ong mùa mưa cũng bị thiếu nước. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương, cây dược liệu hàng
  34. 26 năm, chăn nuôi đại gia súc và ong. Trong vùng có một số khu vực thung lũng hẹp, có khả năng cải tạo để xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở. Ngoài 3 kiểu địa hình chính trên, huyện Vị Xuyên còn có địa hình thung lũng, sông hồ. Đây là những hố hoặc trũng giữa núi được bồi đắp bởi phù sa hiện đại hoặc trầm tích Neogen. Ngoài ra ở ven các sông suối đã hình thành những dải phù sa nhỏ, hẹp có ý nghĩa rất lớn với nông nghiệp. Hầu hết các đồng bằng và máng trũng giữa núi đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu của các dân tộc trong vùng. * Dân số Huyện có diện tích 1587,5 km² và dân số 107.199 người (01/01/2016). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 15 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng * Kinh tế xã hội Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 40.000 tấn (năm 2005), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp "Bình Vàng" trên địa phận Thôn Bình Vàng xã Đạo Đức. Khai thác mỏ chì, kẽm tại Nam Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang cũng vừa quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm Ngần thuộc xã Thượng Sơn. Vị Xuyên có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với cá vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%.
  35. 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Phạm vi nghiên cứu: là đặc điểm sinh thái học của loài thảo quả tại Hà Giang. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm sinh học loài thảo quả tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đặc điểm sinh thái loài thảo quả tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp tiếp cận Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài tiếp cận nghiên cứu như sau: * Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, được tiếp cận một cách hệ thống từ nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của loài; ảnh hưởng của điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, ) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với cây Thảo quả; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn. * Tiếp cận kế thừa: Đề tài cũng có thể sẽ kế thừa từ kết quả nghiên cứu nhân giống Thảo quả từ các nhiệm vụ đã nghiên cứu để hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện sinh thái của Hà Giang. Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học của loài cây Thảo quả. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu tại các địa phương có loài Thảo quả phân bố để bổ sung các thông tin cho chuyên đề.
  36. 28 Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra. Kế thừa các tài liệu đã công bố trong nước về phân bố của loài Thảo quả như “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Những kết quả nghiên cứu về cây Thảo quả trong nước và trên thế giới sẽ được nhóm nghiên cứu tổng hợp, phân tích, chỉ ra những vấn đề đã được giải quyết và những vấn đề đang tồn tại cần được giải quyết tiếp. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã công bố sẽ là cơ sở cho việc thiết lập: kỹ thuật nhân giống; nội dung nghiên cứu sẽ đưa ra hướng nghiên cứu mới về kỹ thuật nhân giống cây Thảo quả chất lượng cao, sạch bệnh, tỷ lệ sống cao ở quy mô công nghiệp. * Tiếp cận vùng sinh thái: Phát triển cây Thảo quả tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang trong thời gian qua tại các xã như Cao Bồ. Tại mỗi một vùng, cây Thảo quả lại được trồng trong các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Trong từng điều kiện cụ thể, mức độ biểu hiện hình thái, khả năng sinh trưởng và năng suất của các cây Thảo quả là khác nhau. Do đó, việc lựa chọn các xuất xứ cây Thảo quả để tuyển chọn cây trội cần được tiến hành trên phạm vi rộng, tập trung vào những vùng có lịch sử phát triển cây Thảo quả và có diện tích trồng Thảo quả lớn. Dựa trên kết quả khảo sát và số liệu thống kê về diện tích phát triển cây Thảo quả tại các địa phương. * Tiếp cận sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất được sử dụng nuôi trồng Thảo quả ở huyện Vị Xuyên là vùng đất rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của điều kiện tự nhiên và con người. Như vậy nếu phát triển được các cây Thảo quả dưới tán rừng trên diện tích lớn, tập trung với các biện pháp kỹ thuật đồng được giải quyết, trong đó trọng tâm là vấn đề nghiên cứu, chọn giống chất lượng cao,
  37. 29 đồng nghĩa với việc giữ rừng tự nhiên do phát triển cây Thảo quả dưới tán rừng được nâng cao chất lượng và năng suất và thời gian khai thác sản phẩm điều kiện môi trường (thời tiết, đất đai, ) và kinh tế xã hội vùng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với loài Thảo quả; đến nghiên cứu các công nghệ nhân giống trên quy mô lớn. 3.3.2. Phương pháp luận Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, mỗi loài thực vật đều có tính thích ứng riêng với điều kiện hoàn cảnh và môi trường sống. Vì vậy, mỗi loài thực vật đều có khu phân bố riêng đặc trưng mang tính thích ứng. Từ khi thực vật tái sinh, sinh trưởng, phát triển cho đến khi bị diệt vong, các loài thực vật luôn ở một vị trí nhất định, toàn bộ quá trình biến đổi của cây theo hoàn cảnh và mọi tác động trở lại với cây đều xẩy ra trong hoàn cảnh và môi trường sống của chúng. Vì vậy, khi nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của loài cây không gì tốt hơn là nghiên cứu tại nơi loài đó mọc tự nhiên. Đặc điểm về sinh lý, hình thái, sinh thái, sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của loài Thảo quả sẽ được xem xét theo một hệ thống các phương pháp tiếp cận. Để đạt được mục tiêu và các nội dung nghiên cứu đã đặt ra. Chuyên đề sử dụng phương pháp tiếp cận có kế thừa các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của loài Thảo quả, sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành lựa chọn địa điểm nghiên cứu và tiến hành các nghiên cứu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm. 3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa * Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA để thu thập thông tin từ các địa bàn các huyện có phân bố loài Thảo quả để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá thực trạng phân bố, giá trị sử dụng của loài thảo quả.
  38. 30 Tiến hành sử dụng công cụ phỏng vấn 30 người cung cấp thông tin chủ chốt, đi lát cắt, phỏng vấn nhóm hộ, cụ thể các đối tượng phỏng vấn là các cán bộ huyện Vị Xuyên, cán bộ cấp xã và các hộ dân. Nội dung phỏng vấn được trình bày trong phiếu phỏng vấn đã được soạn sẵn về sinh thái loài, địa điểm phân bố hoặc gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng. Từ thông tin ban đầu thu được tiến hành khảo sát thực địa để thu thập mẫu Thảo quả. Điều tra thu thập thông tin về các hình thức gây trồng cây Thảo quả trên từng vùng, từng dân tộc khác nhau * Phương pháp điều tra đặc điểm sinh thái, phân bố của Thảo quả: Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến loài Thảo quả đã được công bố, với sự hỗ trợ, cộng tác của các chuyên gia về thực vật của các Viện nghiên cứu, Nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn các điểm điều tra nghiên cứu có Thảo quả phân bố trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Ở các điểm nghiên cứu tiến hành thiết lập các tuyến điều tra để điều tra sự phân bố của loài Thảo quả. Tuyến điều tra đi qua các kiểu rừng, trạng thái rừng, các dạng địa hình khác nhau. Mỗi khu vực chuyên đề đã lập 2 tuyến, tổng số tuyến là 6 tuyến. Kết quả điều tra trên tuyến được ghi vào biểu điều tra. - Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học của loài cây Thảo quả. - Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của loài cây Thảo quả: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ ở Sở Nông nghiệp và PTNT, phòng Nông nghiệp, Chi cục/hạt kiểm lâm và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong tỉnh, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về loài cây Thảo quả kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo tuyến điển hình để từ đó xác định vùng phân bố của loài cây Thảo quả. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái của loài Thảo quả Trên cơ sở các tuyến đã được thiết lập trên bản đồ, tiến hành điều tra thực địa. Trên tuyến điều tra nếu gặp loài Thảo quảthì dừng lại quan sát, mô
  39. 31 tả và đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại. Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học. Áp dụng phương pháp kế thừa số liệu và điều tra khảo sát bổ sung ngoài hiện trường: Trên mỗi khu vực phân bố quan sát 5 cây Thảo quả đại diện cho các cây ở khu vực nghiên cứu, cây sinh trưởng tốt. Quan sát, mô tả hình thái và xác định kích thước của các bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả, hạt (nếu có) 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Kết quả điều tra, phỏng vấn được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sinh học cây Thảo quả 4.1.1. Đặc điểm hình thái loài thảo quả Thảo quả tên khoa học là: Amomum aromaticum Roxb., 1820 Tên đồng nghĩa: Amomum tsao-ko Cre’vost et Lemarie, 1917; Cardamomum aromaticum (Roxb.) Kuntze, 1991 Tên khác: Đò ho, thảo đậu khấu; mác hấu (Tày); Lờ hảo (H’ Mông); Nepal ardamom, Bengal cardamom (Anh); Cardamone tsao – ko (Pháp) Họ: Gừng – Zingiberaceae Mô tả đặc điểm: Cây Thảo quả loài thân thảo, sống lâu năm, cao 2 – 3 m. Cây mọc thành khóm, thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 – 4 cm, mùi thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành, có khía dọc, màu lục. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình dải dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Quả mọc thành chùm, hình trứng, màu đỏ tía, đường kính 1,7 – 2,0 cm, dài 2,2 – 2,7 cm, có núm ở đầu; trong quả chia thành 3 ô. 4.1.1.1. Đặc điểm lá cây Thảo quả Lá nối tiếp từ bẹ thân khí sinh, mọc so le, cuống lá rất ngắn gần như không cuống, bẹ lá có khía dọc, phiến lá hình dải dài trung bình từ 50 - 70 cm, rộng từ 10 - 20 cm, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm và bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, mép lá nguyên.
  41. 33 Hình 4.1. Hình thái lá cây Thảo quả 4.1.1.2. Đặc điểm thân cây Thảo quả Thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 – 4 cm, mùi thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành, có khía dọc, màu lục. Thân khí sinh mọc thành bụi do các bẹ lá tạo thành, cao trung bình từ 2 - 3 m, màu xanh lục, gần gốc màu hồng. Hình 4.2. Hình thái thân cây Thảo quả
  42. 34 4.1.1.3. Đặc điểm hoa cây Thảo quả Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Hoa nhiều mọc sít nhau, được bao ngoài bởi các lá bẹ hình bầu dục, màu nâu hồng, dài 2 cm; hoa có 2 lá bắc, lá bắc ngoài hình mác, lá bắc trong hình ống. Đài dạng ống; tràng hoa màu vàng, gồm 4 bộ phận, thuỳ giữa, 2 thuỳ bên và cánh môi, cánh môi hình thìa màu vàng đậm, ở giữa có 2 vạch đỏ; nhị màu vàng; vòi nhuỵ màu trắng; bầu hình trứng Hình 4.3. Hình thái hoa Thảo quả 4.1.1.4. Đặc điểm quả Thảo quả Quả mọc thành chùm quanh một trục, mỗi chùm dài từ 15 - 20 cm và có từ 20 - 40 quả hoặc hơn, quả hình trứng, màu đỏ sẫm, đường kính 2 - 3 cm, chia thành 3 ô, mỗi ô có từ 7 - 10 hạt. Hạt màu vàng nâu, có áo hạt và có mùi thơm, hình tháp dẹt. Thảo quả ra hoa tháng 5 - 7, có quả từ tháng 8 - 12. Hình 4.4. Hình thái quả Thảo quả
  43. 35 4.1.1.5. Đặc điểm rễ cây Thảo quả Thân rễ mọc ngang có nhiều đốt, đường kính to tới 3-4cm, lõi màu trắng, phía ngoài màu phớt hồng, mập mạp, có mùi thơm. Hình 4.5. Hình thái thân, quả Thảo quả 4.2. Đặc điểm sinh thái của cây Thảo quả tại huyện Vị Xuyên, Hà giang 4.2.1. Đặc điểm phân bố theo tuyến Kết quả đặc điểm phân bố theo tuyến được tổng hợp tại bảng 4.1: Bảng 4.1. Phân bố Thảo quả trên các tuyến điều tra Chiều dài Số lượng Tần suất gặp Cây ra Tuyến tuyến cây/khóm (Cây, khóm/km) hoa, quả 1 3 86 28,7 22 2 4,5 118 26,2 74 3 2,5 71 28,4 35 4 3,5 110 31,4 56 5 6 120 20,0 81 6 5 134 26,8 110 Tổng 24,5 639 161,5 378 Nguồn: Kết quả điều tra
  44. 36 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tần suất gặp cây thảo quả của các tuyến điều tra Dẫn liệu từ bảng 4.1 có thể thấy cây Thảo quả phân bố nhiều tại khu vực điều tra, trong 6 tuyến điều tra có tổng chiều dài là 24,5km xuất hiện 639 khóm Thảo quả. Tần suất bắt gặp cây Thảo quả của các tuyến điều tra là không giống nhau, trong đó tuyến 4 có tần suất bắt gặp cao nhất là 31,4 khóm/km, tuyến 5 có tần suất bắt gặp thấp nhất là 20 khóm/km. Ở các tuyến điều tra cây Thảo quả ra hoa, quả là không đồng đều, có những khu vực xuất hiện rất ít cây ra hoa, quả. Qua kết quả điều tra phỏng vấn Thảo quả ra hoa, quả không đồng đều và cùng thời gian là do bà con trồng vào các thời điểm khác nhau nên mùa hoa, quả chín không rộ ở một thời điểm nhất định 4.2.2. Đặc điểm phân bố theo đai cao Độ cao phân bố là một trong những đặc điểm sinh thái quan trọng của thực vật. Để tìm hiểu đặc điểm phân bố của Thảo quả theo các độ cao trên tuyến, chúng tôi chia thành 2 đai chính. Kết quả đặc điểm phân bố theo đai cao được tổng hợp tại bảng 4.2: Bảng 4.2. Đặc điểm phân bố cây Thảo quả theo đai cao Đai cao 1000 Tổng Tuyến Khóm % Khóm % Khóm % 1 -3 97 15,18 178 27,86 275 43,04 4 - 6 131 20,50 233 36,46 364 56,96 Tổng 228 35,68 411 64,32 639 100.00
  45. 37 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố cây Thảo quả theo đai cao Dẫn liệu từ bảng 4.2 và quan sát biểu đồ hình 4.7 có thể thấy rằng cây Thảo quả phân bố ở 2 đai là không giống nhau. Ở đai cao trên 1000m xuất hiện nhiều hơn với 411 khóm chiếm 64,32%, đai cao dưới 1000m xuất hiện ít hơn với 228 khóm chiếm 35,68%. 4.2.3. Đặc điểm phân bố Thực tế cho thấy đặc điểm phân bố của thực vật tại các vị trí chân, sườn, đỉnh trong cùng một sinh cảnh là không giống nhau. Kết quả điều tra phân bố của cây Thảo quả theo vị trí được tổng hợp tại bảng 4.3: Bảng 4.3. Đặc điểm phân bố cây Thảo quả theo vị trí chân, sườn, đỉnh Vị trí Chân Sườn Đỉnh Tổng Tuyến Khóm % Khóm % Khóm % Khóm % 1-3 87 13,62 138 21,60 50 7,82 275 43,04 4-6 97 15,18 193 30,20 74 11,58 364 56,96 Tổng 184 28,79 331 51,80 124 19,41 639 100
  46. 38 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phân bố cây Thảo quả theo vị trí Kết quả tổng hợp tại bảng 4.3 cho thấy có sự khác biệt về phân bố cây Thảo quả giữa các vị trí điều tra. Trong đó vị trí sườn phát hiện nhiều cây nhất 331 cây chiếm 51,80%, tiếp theo là vị trí chân 184 cây chiếm 28,79% và ít nhất ở vị trí đỉnh 124 cây chiếm 19,41%. Điều này có thể giải thích là do Thảo quả là cây ưa ẩm nên chúng thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao hơn như chân và sườn núi. Đây là điểm cần chú ý khi bảo tồn và gây trồng loài cây này. 4.2.4. Đặc điểm khí hậu nơi cây Thảo quả sinh sống Kết quả thu thập số liệu về điều kiện khí hậu tại trạm quan trắc khí tượng tỉnh Hà Giang năm 2017 được thể hiện ở bảng 4.2.1.1: Bảng 4.4. Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản tại Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Lượng mưa TB Độ ẩm không khí Tháng Nhiệt độ TB (0C) (mm) TB (%) 1 14,7 30,8 79 2 17,3 11,9 74 3 20,8 78,1 81 4 25,5 168,5 80 5 28,0 150,2 74 6 28,6 239,6 79 7 28,4 570,6 78 8 27,7 352,2 80 9 27,8 308,9 77 10 24,6 24,6 76 11 20,9 176,1 86 12 15,8 15,2 84 Bình quân 23,3 2.126,7 79 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang,2017)
  47. 39 Là tỉnh miền núi cao nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kế cận. Về nhiệt độ, tháng nóng nhất (tháng 7 và 8), nhiệt độ trung bình năm 23,30C. Nhiệt độ thấp nhất là tháng l: 14,70C. Dao động nhiệt ngày và đêm ở các thung lũng diễn ra mạnh mẽ hơn vùng đồng bằng. Chế độ mưa ở đây nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa hàng năm đạt 2.317,5mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 2 (22,6mm) và tháng 12. Như vậy, lượng mưa ở đây là không đều, lượng mưa cao nhất tập trung ở tháng 7 là 570,6. Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm trung bình năm là 79%. Do đặc trưng khí hậu đã tạo điều kiện tốt giúp cây trồng phát triển, đặc biệt là cây Thảo quả, vì vậy đây là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển trên diện rộng. Bên cạnh những thuận lợi, về mùa đông và mùa xuân vùng cao có nơi có sương muối, băng giá, gió lạnh, không có mưa gây thiếu nước, vào mùa hè lại có những đợt mưa kéo dài gây lũ quét làm ảnh hưởng đến năng sản xuất chất lượng Thảo quả. 4.2.5. Các dạng sinh cảnh nơi cây Thảo quả phân bố Các tuyến được lập điều tra đi qua các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên cứu. Kết quả điều tra cho thấy Thảo qua phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên, 83,33% các tuyến điều tra khu vực rừng tự nhiên đều xuất hiện cây Thảo quả. Các dạng sinh cảnh rừng trồng, nương rẫy, vườn nhà cây Thảo quả cũng phân bố tuy nhiên tần suất gặp ít hơn. Riêng dạng sinh cảnh tràng cỏ không thấy xuất hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp vì thảo quả là loài chịu bóng sống dưới tán rừng ở những nơi có độ tàn che từ 0,4 – 0,7. 4.2.6. Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Thảo quả phân bố Đặc điểm phẫu diện đất dưới tán rừng nơi có cây Thảo quả phân bố được tổng hợp tại bảng 4.6 :
  48. 40 Bảng 4.5. Đặc điểm phẩu diện đất Độ sâu tầng đất Tầng đất Mô tả phẫu diện (cm) A0 6 – 9 Độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở trạng thái phân hủy, xốp A1 9 -15 Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. A2 15 – 30 Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm hạt mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ. B1 30 – 75 Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ. Khu vực phân bố của cây Thảo quả chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên nên đất tơi xốp, nhiều mùn, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển mạnh. Tuy nhiên trong quá trình trồng Thảo quả, người dân cũng cần phải có chế độ chăm sóc thích hợp, để cho đất không bị thoái hóa, bạc màu. Muốn vậy người dân cần phải bảo vệ rừng, giữ cho độ tàn che thích hợp, đất không bị xói mòn, rửa trôi.
  49. 41 4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây Thảo quả tại địa phương * Giải pháp về kĩ thuật Giải pháp về kĩ thuật được coi là cốt lõi để tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Thảo quả. Thảo quả là cây sinh trưởng nhanh, ít cần chăm sóc, nhưng để đạt sản lượng cao thì cần chăm sóc đầy đủ cho cây Thảo quả. Lựa chọn thời điểm trồng, giống Thảo quả đảm bảo. Giai đoạn cây 2-3 năm tuổi rất dễ bị cỏ dại lấn áp, nên phải thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc cây đều đặn mỗi tháng một lần. Đầu tư phân bón sẽ giúp cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển nhanh, rút ngắn thời gian ra hoa kết quả, đồng thời tăng năng suất của cây. Điều chỉnh độ tàn che đến khoảng 0,54 là tốt nhất. Cải thiện độ ẩm đất bằng phương pháp dẫn nước truyền thống. Thảo quả là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh và rất ít bị sâu bệnh. Phải tránh những tác động tiêu cực của người dân như: khai thác gỗ, dược liệu, thu hái các lâm sản khác như vật liệu làm nhà, củi đun, măng tre, nấm, mật ong, chăn thả gia súc tự do (trâu, bò, dê, ) làm phá hoại cây trồng năng suất và chất lượng của Thảo quả. Lựa chọn lập địa thích hợp trồng Thảo quả: độ cao trung bình so với mực nước biển 800-1500m, độ xốp cao trên 60%, hàm lượng mùn trên 7%, độ ẩm từ 40-80%, độ dày tầng đất từ 20-75cm.
  50. 42 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Thảo quả làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang.” tôi có một số kết luận như sau: Về đặc điểm hình thái: Cây Thảo quả loài thân thảo, sống lâu năm, cao 2 – 3 m. Cây mọc thành khóm, thân rễ to, phân nhánh, mọc thành cụm, có nhiều ngấn ngang, màu hồng, phủ bởi những vảy mỏng, đường kính 2,5 – 4 cm, mùi thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành, có khía dọc, màu lục. Lá mọc so le, có cuống ngắn, hình dải dài 50 – 70 cm, rộng 10 – 15 cm, gốc hẹp, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Cụm hoa dạng bông, mọc từ gốc thân, dài 15 – 20 cm. Quả mọc thành chùm, hình trứng, màu đỏ tía, đường kính 1,7 – 2,0 cm, dài 2,2 – 2,7 cm, có núm ở đầu; trong quả chia thành 3 ô. Về đặc điểm phân bố: - Trong số 6 tuyến điều tra thì tuyến 1 có tần suất bắt gặp cây Thảo quả cao nhất là 31,4 khóm/km - Ở đai cao trên 1000m cây Thảo quả phân bố nhiều, bắt gặp 411 khóm chiếm tỷ lệ 64,32%. - Phân bố của cây Thảo quả tại các vị trí chân, sườn, đỉnh là không giống nhau, trong đó vị trí sườn bắt gặp 331 khóm chiếm 51,8% số khóm phát hiện - Cây Thảo quả phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh tuy nhiên phân bố nhiều ở rừng tự nhiên, người dân trồng cây Thảo quả vào các thời điểm khác nhau nên mùa vụ ra hoa, quả là không giống nhau.
  51. 43 Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có những điều kiện về khí hậu cũng như thổ nhưỡng thuận lợi cho sự phát triển của cây Thảo quả, chính vì vậy ở khu vực nghiên cứu cây Thảo quả sinh trưởng và phát triển rất tốt. 5.2. Kiến nghị Từ kết quả điều tra, để phát để phát triển diện tích Thảo quả một cách hiệu quả và bền vững các cấp lãnh đạo cần có chủ trương, định hướng và quy hoạch vùng cụ thể, cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng và các biện pháp giúp người dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ rừng. Phát triển thảo quả phải gắn với bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân, xóa đói giảm nghèo. Nghiên cứu xây dựng vườn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ bảo tồn và nhân giống. Xây dựng mô hình cải thiện giống, trồng thâm canh cây Thảo quả có giá trj kinh tế cao gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
  52. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Ngô Triệu Anh (2011), Y Dược học Trung Hoa, Nxb Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005),Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Trần Khắc Bảo (2003), “Cây thuốc - nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10/2003), tr. 1336-1338. 4. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2000), Trồng cây đặc sản và dược liệu dưới tán rừng, Cục khuyến nông khuyến lâm. 5. Lê Đình Bích, Trần Văn Ơn (chủ biên)(2007),Thực vật học, Nxb Y học, Hà Nội. 6. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007),Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 7. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999-2002),Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập I-II, NXB. Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh. 8. Võ Văn Chi (1996), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang (2016, 2017),Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2016, 2017, Nxb Thống kê, Hà Nội. 10. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội. 11. Lê Trần Chấn và cộng sự (1999), Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 225-227. 12. Ngô Quý Công, Bruce Dunn (2005) "Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia Tam Đảo". Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (5), trang 8-9.
  53. 45 13.Lê Thị Diên, Nguyễn Viết Tuân(2005),“Một số kết quả phát triển cây thuốc nam tại vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (5), trang 22-23. 14. Lê Thị Diên, Trần Nam Thắng, Lê Thái Hùng (2006), Kỹ thuật gây trồng một số loài cây thuốc nam dưới tán rừng tự nhiên, Trường Đại học Nông Lâm Huế. 15. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp. 16. Lê Văn Giỏi (2006), “Mô hình trồng cây thuốc nhập nội ở ”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (6/2006), tr. 18-19. 17. Trần Ngọc Hải (2008),Kỹ thuật trồng cây lâm sản ngoài gỗ. Tài liệu tập huấn khuyến nông cho cán bộ kiểm lâm và khuyến lâm. Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến- nông khuyến ngư quốc gia. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Đặng Ngọc Hùng, Hoàng Thị Phong (2013),Nghiên cứu nhân giống cây Thảo quả (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng. 19. Hội dược điển Việt Nam (2018), Dược điển Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Thanh Nga (2012), Đánh giá đa dạng di truyền một số loài cây dược liệu Việt Nam thuộc chi Đảng sâm, Luận văn thạc sĩ ngành Di truyền học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên. 21. Hảng Thị Sông (2015), Đánh giá hiệu quả của cây thảo quả tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Khóa luận tốt nghiệp đại học. 22. Nguyễn Tập (1990), Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ, Nxb Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Tập (2005), “Một số vấn đề bảo tồn cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (4), tr. 8. 24. Phan Văn Thắng (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ- huyện - tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
  54. 46 25. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Thái Văn Trừng (1998),Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 27. Viện Dược liệu (2004),Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1-2. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 28. Dương Đức Viễn (2005), Điều tra - chọn lọc và nghiên cứu phương pháp nhân giống cây thảo quả đỏ huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang, Báo cáo khoa học, UBND tỉnh Hà Giang. 29. UBND tỉnh Hà Giang (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025, Hà Giang. Tiếng nước ngoài 30. Brummitt R. K., (1992), Vascular plant families and genera, Royal botanical garden, Kew. 31. FAO (2000), Non-wood News.Rome, 2000. 32. FAO (1999), Non-wood forest producs. Volume 12. Rome, 1999. 33. Hongdong X, Lei N, Yuchai X (2006), Tissue culture and rapid propagation of Amomum tsao-ko Crevost et Lemaire. Chinese wild plant resources 3: 61-63. 34. Sajina A, Mini MP, John ZC, Babu NK, Ravindran NP, Perter VK (1997), Micropropagation of large cardamom (Amomum subulatum Roxb). Journal of Spices and Aromatic Crops 6 (2): 145-148. 35. Winkel, G.V(2006), Finding plant Nepal, The plant Rev.11:188-191.
  55. MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN CÂY THẢO QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cây giống Thảo quả Cây Thảo quả trưởng thành ra quả
  56. Thảo quả vừa khai thác Sấy khô thảo quả bằng lò thủ công
  57. PHIẾU ĐIỀU TRA PHÂN BỐ CÂY THẢO QUẢ Tuyến điều tra: Ngày điều tra: Địa điểm: Người điều tra: Đai cao Vị trí Dạng sinh cảnh Rừng Dưới Trên Tràng Vườn Nương Rừng tự STT 1000m 1000m Chân Sườn Đỉnh cỏ nhà rẫy trồng nhiên 1 2 3