Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

pdf 79 trang thiennha21 20/04/2022 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_da_dang_va_bao_ton_loai_chi_lan_hoang_thao_dendrob.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN HẢI ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN LOÀI LAN THUỘC CHI LAN HOÀNG THẢO (Dendrobium) TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯỜNG VĂN HẢI ĐA DẠNG VÀ BẢO TỒN LOÀI LAN THUỘC CHI LAN HOÀNG THẢO (Dendrobium) TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS Hồ Ngọc Sơn Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS Hồ Ngọc Sơn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa hề sử dụng cho một khóa luận nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm. XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS Hồ Ngọc Sơn Lường Văn Hải XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN (Ký,họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thì thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và quan trọng cho mỗi sinh viên. Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu, tổ chức quản lý và chỉ đạo sản xuất, là cơ hội cho sinh viên tự hoàn thiện kiến thức của bản thân đã được học tập tại trường trong thời gian qua. Được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài. “Đa dạng và bảo tồn loài lan chi lan Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái ”. Tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa và các thầy, cô giáo trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói chung và Khoa Lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt những năm qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Hồ Ngọc Sơn người đã tận tình bảo ban hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của chính quyền tại địa bàn thuộc khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái, cán bộ Kiểm lâm và người dân tại địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Vì thời gian thực tập ngắn, trình độ bản thân còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2019 Sinh viên Lường Văn Hải
  5. iii MỤC LỤC PHẦN 1 MỞI ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 5 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới 5 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 19 2.3.1. Tổng thuật tài liệu về khu vực nghiên cứu 19 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.2.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài lan 27 3.2.2. Đa dạng loài lan trong chi Hoàng thảo 27 3.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan 27 3.2.4. Đặc điểm nổi bật về hình thái của các loài lan 27 3.2.5. Một số đặc điểm sinh thái của các loài lan 27 3.2.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan 28 3.2.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Lan 28 3.3. Phương pháp nghiên cứu 28 3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần loài 28 3.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu 31 3.3.3. Phương pháp nội nghiệp 31
  6. iv Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài Lan 32 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về các loài Lan rừng 32 4.1.2. Thực trạng khai thác và sử dụng các loài Lan thuộc chi lan Hoàng Thảo của người dân 36 4.2. Đa dạng loài các loài lan thuộc chi lan Hoàng Thảo 37 4.2.1. Đặc điểm phân loại của các loài lan 38 4.2.2. Đặc điểm phân hạng bảo tồn của các loài lan 39 4.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan 40 4.3.1. Phân bố theo tuyến 41 4.3.2. Phân bố theo độ cao 41 4.3.3. Các loài lan người dân thu hái và gây trồng 45 4.4. Một số đặc điểm sinh thái của các loài Lan 46 4.4.1. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài Lan 46 4.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan 48 4.5.1. Thuận lợi 48 4.5.2. Khó khăn 48 4.5.3. Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên của các loài lan 48 4.6. Đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên lan thuộc Chi Hoàng Thảo 49 4.6.1. Đề xuất khoanh vùng vườn quốc gia lan thuộc Chi Hoàng Thảo 49 4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài Lan 51 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1 Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm các loại đất chính khu BTL&SC Mù Cang Chải 22 Bảng 2.2: Các kiểu thảm thực vật và độ che phủ của Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải 26 Bảng 3.1 Các tuyến điều tra 29 Bảng 4.1. Nhận biết các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo của cộng đồng 34 Bảng 4.2: Tri thức bản địa về sử dụng và gây trồng các loài Lan 37 Bảng 4.3. Các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải 38 Bảng 4.4. Phân cấp bảo tồn các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu 39 Bảng 4.5: Phân bố các loài Lan theo tuyến 41 Bảng 4.6. Phân bố các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu 42 Bảng 4.7: Các loài Lan người dân trồng 45 Bảng 4.8: Các loài cây chủ của các loài lan thường cộng sinh 46
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐDSH Đa dạng sinh học FFI Fauna & Flora International HST Hệ sinh thái IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resource LSNG Lâm sản ngoài gỗ SĐVN Sách đỏ việt nam UBND Ủy ban nhân dân
  9. 1 PHẦN 1 MỞI ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Được biết đến như một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có ĐDSH cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích ạđ o tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính ĐDSH cao, Việt Nam có chứa đựng một thiên nhiên vẫn rất hoang sơ tại các khu bảo tồn trên cả nước đang được bảo vệ một cách nghiêm ngặt trong đó còn có vô vàn những điều diệu kỳ vẫn chưa được khám phá ra hết. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á với diện tích trên 330,500km nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong những nước có tính ĐDSH cao. Trong đó đa dạng về các loài Lan vô cùng cao, Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng [6]. Là những sắc màu tô điểm cho cánh rừng. Do Lan có vẻ bề ngoài rất bắt mắt không chỉ màu sắc của hoa mà còn hình thù đặc biệt của thân và lá của lan rừng nên Lan rừng đang được khai thác với mục đích buôn bán, làm thuốc và làm cảnh điều này cũng đang dẫn đến hệ lụy vô cùng nguy hiểm cho các loài Lan rừng, rất nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức của con người và đang cần được bảo tồn, nhưng bên cạnh đó trong rừng sâu, trên những hốc đá treo leo hiểm trở mà con người chưa đặt chân đến vẫn còn rất nhiều các loài Lan đẹp và có giá trị khoa học cao chưa được tìm ra. Một trong những Chi Lan có số lượng các loài phong phú nhất ở Việt Nam là Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) bên cạnh đó Chi này còn có sự sặc sỡ về màu sắc hoa như: Hoàng thảo bạch nhạn, long nhãn, tím huế, tím hồng, vảy rồng, mắt trúc Điểm nổi bật của chi lan này là sức sống cao, mùa hoa dài hầu như quanh năm. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm ở mút phía Tây dãy núi cao Púng Luông – Xà Phình. Được nối với dãy núi này bằng một dải dông cao khoảng 1.600m – 1.700m. Nhìn trên tổng thể, khu bảo tồn gần như biệt
  10. 2 lập với dãy Hoàng Liên Sơn. Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới Từ 17038’16’’đến 21047’55” vĩ độ Bắc. Từ 103055’58” đến 140010’05” kinh độ Đông. Tổng diện tích khu bảo tồn: 20.293,1ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 15.128,7ha và phân khu phục hồi sinh thái là 5.164,4ha. Sau đó theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Yên Bái thì tổng diện tích của khu bảo tồn là 20.108,2 ha [2]. Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có tính đa dạng và đặc hữu cao về thực vật, qua kết quả 3 đợt điều tra của Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) năm 2000, 2002 và Trung tâm Tài nguyên môi trường năm 2002 bước đầu đã thống kê được 788 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 488 chi, 147 họ và 5 ngành. Ngành Ngọc Lan (Magnoliphyta) chiếm tỷ trọng cao nhất (>89%), tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), 3 ngành còn lại mỗi ngành chỉ có 1 đến 7 loài. Trong 788 loài có 190 loài cho gỗ thuộc 54 họ, chủ yếu là nhóm gỗ hồng sắc và tạp mộc. Những loài cho gỗ có giá trị kinh tế cao như Pơmu, Bách xanh ở đây không nhiều. Các họ có nhiều loài cho gỗ là Lauraceae (28 loài), Fagaceae, Symplocaceae, Euphorbiaceae (7loài), Araliaceae, Hamamelidaceae (6 loài); các hộ khác mỗi họ chỉ có từ 1 đến 4 loài. Đã thống kê được 267 loài thuộc 95 họ thực vật bậc cao có mạch có thể dùng làm thuốc và đã ghi nhận có 77 loài cây làm cảnh. Với tiểu vùng khí hậu tương đối ôn hòa: nóng ẩm mưa nhiều, rất thích hợp cho việc phát triển thảm thực vật nói chung và phong lan nói riêng. Trên khắp các cánh rừng của Yên Bái có rất nhiều loài lan quý như: Hoàng Thảo, Thanh đạm, Hạc đính, Giáng hương, Ngọc điểm, Phượng vĩ, Cẩm báo, Vân đa, Hài gấm, Thạch hộc, Tuy nhiên, đối với Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) ở đây chưa được quan tâm nhiều và chưa có công trình, tài liệu nghiên cứu nào về Chi Hoàng Thảo (Dendrobium). Vai trò của các loài Lan trong sinh thái rừng và trong đời sống con người là rất lớn. Chúng là một mắt xích quan trọng trong tự nhiên vừa có
  11. 3 giá trị về làm cảnh lại còn có giá trị về khoa học giúp ích cho việc tìm ra các loại thuốc chữa trị các bệnh khó chữa. Với mục đích cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần loài, vùng phân bố, giá trị khoa học và các mối đe dọa tới các loài trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ có hiệu quả và các phương pháp giám sát thường kỳ đối với khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải, việc nghiên cứu “Đa dạng và bảo tồn loài chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái” là rất cần thiết 1.2. Mục tiêu - Xác định được thành phần loài và phân bố của các loài lan trong chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. - Lập danh lục với các thông tin chi tiết (tên loài, họ) các loài lan trong chi Hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. - Xác định được phân bố các loài quý hiếm trong KBT để có kế hoạch bảo tồn và khai thác hợp lý. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm quản lý các loài Lan trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung các dẫn liệu khoa học về sự ĐDSH của các loài lan trong Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. 1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn - Giúp hiểu thêm về sự phân bố và các đặc điểm sinh thái các loài lan chi Hoàng Thảo trong khu vực nghiên cứu. - Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và các loài lan trong chi lan Hoàng Thảo nói riêng.
  12. 4 - Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. - Kết quả điều tra sẽ góp phần cho địa phương hoạch định các chính sách, phương pháp/giải pháp quản lý ĐDSH nói chung và các loài lan trong chi Hoàng Thảo nói riêng trong khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải.
  13. 5 Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Về cơ sở sinh học Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. Về cơ sở bảo tồn Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam – Viện khoa học và công nghệ việt nam, sách đỏ Việt Nam (2007) phần II thực vật [13], đã công bố Việt Nam có 66 loài lan thuộc nhóm bị đe doạ gồm: 4 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Rất nguy cấp – CR 52 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Nguy cấp – EN 10 loài lan có nguy cơ tuyệt chủng ở phân hạng: Sẽ nguy cấp –VU 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới 2.2.1.1. Tổng quan về công tác bảo tồn nguồn gen Sự suy thoái nhanh chóng của diện tích rừng nhiệt đới trên toàn cầu với tốc độ ước tính khoảng 12,6 triệu ha mỗi năm, tương đương 0,7% tổng diện tích rừng nhiệt đới đã gây ra những tác hại to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Rừng nhiệt đới được xem như những “kho chứa” về tính đa dạng sinh
  14. 6 học (ĐDSH) của thế giới Kanowski và Boshier (1997) [25] nên sự suy thoái về số lượng lẫn chất lượng của rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự suy giảm tính ĐDSH. Vì vậy, việc phát triển những chiến lược hiệu quả nhằm bảo tồn, khôi phục và phát triển tính ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều dự án bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới đang được tiến hành trên quy mô toàn cầu. Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là: 1. Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), 2. Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) 3. Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học. Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đặc điểm của nguồn gen các loài lan rừng nhiệt đới là có rất nhiều chủng loại, trong đó có một số lớn là chưa có ích hoặc chưa biết giá trị sử dụng của chúng, số loài được gây trồng và sử dụng không nhiều. Nên ngoài nhiệm vụ bảo tồn tính đa ạd ng di truyền, bảo tồn nguồn gen các loài lan rừng còn có nét đặc thù là phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ thiên nhiên. Phải có sự thỏa hiệp giữa các nhân tố sinh học với các nhân tố kỹ thuật, kinh tế và hành chính. 2.2.1.2. Tổng quan về các loài Lan Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới. Gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vùng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa.
  15. 7 Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bố của họ Orchidaceae: + Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi + Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi + Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi + Châu Đại Dương: 50 - 70 chi + Châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi + Bắc Mỹ: 20 - 25 chi 2.2.1.3. Những nghiên cứu về Lan Cây hoa lan được biết đến đầu tiên từ năm 2800 trước công nguyên, trải qua lịch sử phát triển lâu dài, đến nay ở nhiều quốc gia đã lai tạo, nhân nhanh được giống mới đem lại kinh tế cao. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và sản xuất hoa lan trên thế giới ngày càng được quan tâm, chú ý nhiều hơn, đặc biệt nhất là Thái lan. Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên ở Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một loài bán địa lan. Ở Phương Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt vời của hoa. Vì vậy trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ không ưa phô trương sặc sỡ). Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đi khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính rồi Kiến Lan lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới hơn 400 năm nay. 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 2.2.2.1. Tổng quan về nghiên cứu sinh thái Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
  16. 8 ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000) [5]. Đã nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường, theo Lê Mộng Chân (2000) [5]. Phan Kế Lộc (1970) [10] đã xách định hệ thực vật miền bắc Việt Nam có 5609 loài thuộc 1660 chi và 240 họ, tác giả đã đề nghị áp dụng công thức đánh giá tổ thành loài rừng nhiệt đới. Thái Văn Trừng (1978) [15] thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1850 chi, 289 họ. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) [7], khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của san van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài. Nguyễn nghĩa Thìn (1997) [16] đã thống kê thành phần loài của VQG có khoảng 2000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm có giá trị khác nhau. Lê Ngọc Công (2004) [3] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
  17. 9 468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995) [4] nghiên cứu thành phần loài, dạng sống sa van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc 47 họ khác nhau. Đỗ Tất Lợi (1995) [11] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bảm địa hoang dại hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay. 2.2.2.2 Tổng quan về loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo a. hệ thống phân loại Trong hệ thống phân loại thực vật, chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) thuộc họ lan hay họ phong lan (Orchidaceae), bộ lan (Orchidales), phân lớp Hành (Liliidae), lớp một lá mầm (Liliopsida), ngành thực vật hạt kín (Angiospermanophyta), phân giới thực vật bậc cao (Cosmobionia), giới thực vật (Plantae) (Trần Hợp, 1998; Hoàng Thị Bé, 2004; Leitch và cs., 2009; Evans và cs., 2012) [9] [1][23] [21]. Dendrobium: có tên từ chữ Hy Lạp ghép lại: Dendro (Cây) và bios (cuộc sống) để chỉ các loài sinh sống trên cây cao. Tên gọi Dendrobium đã được nhà thực vật người Thụy Điển Swartz đưa ra lần đầu tiên vào năm 1799 trong “Nova Acta Regiae Societatis Scientiarum Upsaliensis 6”. Từ đó đến nay hầu hết các nhà nghiên cứu hoa lan đều dùng tên gọi này (Dương Đức Huyến, 2007) [6]. Tuy nhiên, từ trước đó Loureiro đã công bố hai loài có tên gọi là Ceraia simplicissima và Callista amabilis trong “Flora Cochinchinensis” (1970) mà các nhà nghiên cứu sau này xếp vào chi Dendrobium. Tên gọi Ceraia và Callista ít được quan tâm nên sau này nó trở thành tên đồng nghĩa của Dendrobium (Dressler, 1993) [20]. Đại đa số các nhà phân loại như Lindley (1830) [24], Reichenbach (1861), Bentham và Hooker (1883),
  18. 10 Pfitzer (1890), Holttum (1953), Seidenfaden (1985) đều chia Dendrobium thành các nhóm khác nhau (section). Song cũng có vài tác giả chọn cách phân chia chi Dendrobium thành các phân chi (subgennus) như Kraenzlin (1910) (Dressler, 1993; Leitch và cs., 2009) [20] [23]. Nghiên cứu phân loại chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) ở Việt Nam thường dựa trên hệ thống của Seidenfaden (1985). Hệ thống này rõ ràng, không phức tạp, có độ tin cậy cao và phù hợp với các đại diện của chi lan Hoàng Thảo ở Việt Nam (Trần Hợp, 1998; Dương Đức Huyến, 2007) [6][9]. b. Đặc điểm hình thái  Thân Các đại diện của chi lan Hoàng Thảo rất dễ nhận biết ở ngoài thiên nhiên. Đó là các cây thân thảo, mọc nhóm, đứng thẳng hoặc rủ thõng, phân đốt, sống phụ sinh trên các cây gỗ hoặc ít gặp các loài sống bám trên đá, trong rừng ẩm. Tuy nhiên phân biệt các taxon trong chi gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng của chúng thể hiện ở cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản. Thân của các đại diện chi lan Hoàng Thảo đều phân đốt, hình trụ, hình con suốt, hình chùy, hình trứng, có chiều dài thay đổi từ 3cm đến 120cm hoặc đôi khi hơn, kích thước phổ biến là 20-50 cm (Trần Hợp, 1998) [9]. Lát cắt ngang thân có thể hình tròn, hình bầu dục, đôi khi hình 4 cạnh nhưng gọi chung kích thước ngang này là chiều dày, thay đổi từ 0,3cm đến 1,5cm nhưng đa số hay gặp là khoảng 0,5-1cm. Thân có thể mảnh, đôi khi dẹp bên hoặc là dày mập lên. Phần dày mập lên của thân gồm một vài lóng ở sát gốc hoặc sát ở đỉnh. Đôi khi phần dày lên có hình con suốt có 4 gờ sắc. Ở cá biệt vài loài chỉ có các mấu dày lên, còn lóng thì hầu như không làm thân có dạng tràng hạt (D. pendulum) hoặc sự dày lên là dần dần độc lập ở mỗi lóng làm thành dạng đùi gà nối tiếp (D. nobile, D. wardianum). Phần tận cùng là gốc, nơi xuất phát của rễ, thường
  19. 11 là nhỏ mảnh nhưng cũng không ít trường hợp phình to ra (Hoàng Thị Bé, 2004; Dương Đức Huyến, 2007) [1] [6].  Lá Lá mọc thành hai dãy so le nhau, không có cuống mà chỉ có bẹ ôm thân, ít khi không có bẹ. Lá phân bố suốt dọc thân nhưng ở nhiều đại diện lá tập trung 2-5 chiếc ở đỉnh thân, cũng có khi phần đỉnh thân chỉ có hoa mà không có lá (D.acinaciforme, D.dalatense). Tùy loài mà lá có thể còn tồn tại hoặc rụng đi trước khi hoa nở. Số lượng lá thay đổi từ rất nhiều đến khi chỉ còn 3-5, hiếm khi 2 hoặc 1. Lá thường cứng, dạng da, bóng, ít khi nạc và mềm, bề mặt thường nhẵn, đôi khi bề mặt bẹ và lá (thường là khi lá còn non) có phủ lông cứng ngắn màu đen sớm rụng. Lá nguyên, mép nhẵn, màu xanh có các gân hình cung. Lá thường hình mác, bầu dục, đôi khi hình kiếm, hình thuôn hoặc ít khi lá hình thoi dài. Đỉnh lá nhọn hoặc tù, rất nhiều trường hợp lá xẻ 2 thùy nhọn, tù hoặc là tròn lệch nhau. Chiều dài của lá thay đổi từ 1- 19cm và chiều rộng lá từ 0,3-3,5 cm. Lá hình trụ thường có bề dày (đường kính) từ 0,2-0,4cm (Trần Hợp, 1998; Averyanov, 2004) [9] [19].  Hoa Hoa thường là nhiều hoa, đôi khi ít hoa hoặc hoa đơn độc. Nhóm hoa dài thường rủ thõng xuống, nhiều loài có nhóm hoa đẹp có giá trị làm cảnh (Trần Hợp, 1998)[9]. Hoa lưỡng tính, ốđ i xứng hai bên. Màu sắc hoa đa dạng, sặc sỡ. Hoa đa số các loài có hương thơm. Bao hoa chia hai vòng, vòng ngoài gồm 1 lá đài giữa và 2 lá đài bên, vòng trong gồm có 2 cánh hoa và 1 cánh môi. * Cằm: Là một bộ phận hình thành nhờ mép phần gốc 2 lá đài bên dính nhau và dính với chân cột, có các hình bán cầu, hình túi đến hình cựa, hình trụ cong ít nhiều. * Cánh môi: So với lá đài, cánh hoa ít nhiều có kích thước và màu sắc khác biệt. Tuy nhiên, ngay trong các cánh hoa thì cánh môi khác nhiều so với các thành phần còn lại của bao hoa cả về màu sắc, kích thước lẫn hoa văn.
  20. 12 Hoa văn đa dạng trên cánh môi (đốm, vạch, diềm tua, u lồi, đường sống, lông phủ) chiếm vị trí khá quan trọng trong phân loại. Nhiều đại diện có gốc cánh môi dính với chân cột tạo thành cựa. * Cột hoa (trụ nhị - nhụy): Cột hoa hay còn gọi là trụ nhị-nhụy, có khi còn được gọi là trụ, thường thấp, mặt trước hơi lõm lòng máng; đỉnh cột lõm để chứa khối phấn, hai mép đỉnh cột có 2 răng cột, phủ lên đỉnh cột là nắp bao phấn (thường gọi đơn giản là nắp). Ở gốc cột có mỏ, thường là một phần phụ, dạng màng nhô ra nhằm ngăn cách bao phấn với nhụy (hốc đặt phấn). Chỗ thấp nhất phía dưới cột là chân cột, thường hình tam giác thuôn và có tuyến mật. Bao phấn hình mũ, bề mặt thường nhẵn hoặc có nhú mịn, đôi khi có lông bao phủ. Khối phấn hình chùy, không có chuôi, số lượng là 4, xếp thành 2 cặp. Bầu hạ, thường nhỏ và thon dần xuống cuống hoa, ranh giới giữa bầu và cuống hoa không rõ rệt, bầu 3 ô, rất nhiều noãn.  Quả Quả nang thường là hình chùy hoặc hình con suốt, chứa rất nhiều hạt nằm xen lẫn những sợi lông mảnh. Khi quả già, gặp trời ẩm sợi này sẽ hút nước và trương lên, phá vỡ vỏ quả giải phóng hạt ra ngoài. Hạt rất nhỏ, hầu như không trọng lượng, bao quanh hạt là lớp màng, ạng mắt võng, trong suốt, chứa đầy không khí, dễ dàng bay cùng hạt trong không khí nhờ gió. So với những chi gần cận là Flickingeria, Epigenium, Eria thì Dendrobium có những đặc điểm phân biệt căn bản sau đây: - Các đại diện của chi Dendrobium luôn mọc nhóm và có thân phân đốt chứ không mọc đơn độc trên thân rễ và chỉ có 1 lóng như các đại diện của Flickingeria. - Dendrobium luôn có số lượng khối phấn là 4 chứ không phải là 2 như ở chi Epigenium hoặc 8 như ở Eria.
  21. 13 - Chi Dendrobium không có lông mềm mịn trên lá hay các bộ phận của hoa như chi Eria.  Rễ Rễ của các đại diện chi lan Hoàng Thảo là rễ khí sinh, thường mảnh, hình trụ, màu xanh và chuyển thành nâu khi già, chúng thường ôm lấy giá thể hoặc buông thõng xuống. Độ dày của rễ từ 0,1-0,3cm. Rễ thường mọc ra từ phần gốc của thân hoặc đôi khi có thể ở mấu thân một vài loài (D. Bilobulatum; D. parcum) (Trần Hợp, 1998; Dương Đức Huyến, 2007) [6][9].  Hạt Lan rất nhiều, nhỏ li ty. Hạt cấu tạo bởi một khối chưa phân hóa, trên một mạng lưới nhỏ xốp chứa đầy không khí. Phải trải qua 2 – 18 tháng hạt mới chín. Hạt muốn nẩy mầm trong tự nhiên phải có sự cộng sinh của nấm Phizotonia. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về các yếu tố địa lý, khí hậu cũng như nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng, rất thích hợp với việc trồng phong lan. Rừng Việt Nam có nhiều loài phong lan quý. Do đó nếu chúng ta biết bảo vệ các loài lan hiện có và mở rộng việc trồng lan cùng với sự giao lưu, trao đổi những giống lan quý với các nước bạn thì giá trị khoa học cũng như giá trị kinh tế của các loài lan ở nước ta sẽ tăng lên đáng kể. Hiện nay, nhu cầu về hoa lan trên thế giới rất cao, nghề nuôi trồng hoa lan đã trở thành một bộ phận chủ yếu nhất của ngành trồng hoa cảnh xuất khẩu của nhiều nước. Việt nam là quê hương của khoảng 91 chi, 463 loài lan và khoảng 1000 giống nguyên thủy. Những cây lan này phân bố tại vùng rừng, núi các tỉnhYên Bái, Thái Nguyên, Cao bằng, Lào Cai, Huế, Hải Vân, Quy nhơn, Kontum, Pleiku, Đắc Lắc, Đà lạt, Nam Cát Tiên Trong số lan của Việt Nam có rất nhiều cây hiếm quý và có những cây trước kia chỉ thấy mọc ở Việt nam như cây lan nữ hài Paphiopedilum delenati, cánh trắng môi hồng do một binh sĩ người Pháp đã tìm thấy ở miền Tây Bắc Việt Nam vào năm 1913, sau đó
  22. 14 đến năm1922 đã phát hiện chúng có phân bố tại miền Trung Việt Nam và đến năm 1990-1991 phát hiện được ở Khánh Hòa. Nghề trồng hoa lan ở Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Vua Trần Nhân Tông lập nên "Ngũ bách viên" trong đó có 500 loài hoa quý được sưu tập từ khắp các vùng đất nước, chủ yếu là kiếm lan (loài lan bản địa có nhiều hương) thuộc chi Cymbidium, ngày đó các chậu lan còn được coi là vật báu quốc gia. Các loài lan đó còn tồn tại đến ngày nay, được các nhà nho, quan lại, các gia đình khá giả thích chơi các loài lan này phát triển trong dân gian, hiện nay còn một số loài lan quý hiếm vẫn tồn tại như Thanh Ngọc, Mạc đen, Đại mạc biên, Đại mạc, Hoàng vũ, Thanh trường, Hoàng điểm giá trị mỗi chậu lan nhỏ lên tới vài triệu đồng thậm chí cả chục triệu đồng khi tến đến xuân về. Theo Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp (1995) [8]. Việt Nam, dấu vết những nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt lắm, có lẽ người đầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro - nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, Ông đã mô tả cây lan ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1789 trong cuốn “ Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình đến Nam phần Việt Nam là aerides, Phaius và Sarcopodium mà đã được Ben Tham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera plante rum” (1862- 1883), theo Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp (1995) [8]. Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu được công bố, đáng kể là F.gagnepain và A.gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước Đông Dương trong bộ "Thực vật Đông Dương chí" (Flora Genera Indochine) do H. Lecomte chủ biên, xuất bản từ những năm 1932 - 1934. Nguồn gen hoa phong lan của Việt Nam rất phong phú trong đó lan Hoàng Thảo chiếm khoảng 30 – 40% trong tổng số các loài lan của Việt Nam, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2000) [17]. Trong điều kiện hội nhập, đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch với tốc độ cao, nhu cầu về hoa cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu gia
  23. 15 tăng mạnh. Hoa, cây cảnh mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng hoa, đồng thời thúc đẩy du lịch, hội nhập và đời sống văn hóa tinh thần của quốc gia. Đã có những công ty hàng năm sản xuất và tiêu thụ hoa lan doanh thu lên hàng tỷ đồng như Sài gòn Orchidex, công ty hoa Hoàng Lan, song các công ty này chủ yếu buôn bán các giống lan nhập nội. Hiện nay trong nước có nhiều người sưu tầm, nghiên cứu về lan, có những Công ty trồng lan để bán trong nước và xuất khẩu nhưng với số vốn hạn hẹp, kỹ thuật thô sơ nên không thể nào cạnh tranh nổi với các nước láng giềng như Thái Lan, Đài loan đã có mặt trên thị trường quốc tế từ lâu. Ngoài ra do luật quốc tế bảo vệ các giống động vật và cây hiếm quý do Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã bị đe doạ tuyệt chủng (CITIES) đã cấm mua bán một số đặc sản, cho nên hoa lan của Việt nam khó lòng được chính thức nhập khẩu vào Hoa kỳ. Trong khi đó nhiều lái buôn đã thuê người vào rừng thẳm, núi cao để kiếm lan bất kỳ lớn, nhỏ quý giá hay không đem bán cho các lái buôn Trung Quốc, Thái lan hoặc Đài loan với giá: 2 – 3 USD/kg. Nói đến Đà Lạt, không thể không nhắc đến địa lan với hàng trăm loại cùng sinh sống và sinh trưởng với địa lan ngoại nhập. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại Đà Lạt có khoảng 300 loài phong lan và trên 300 giống địa lan nội và ngoại nhập cùng khoe sắc tỏa hương. Trong đó Cymbidium còn gọi là kiếm địa lan, phong phú đa dạng hơn cả. Các loài địa lan thuộc họ Cymbidium như: Lan Lô Hội, Thanh Lan, Xích Ngọc, Gấm Ngũ Hồ, Bạch Lan, Mặc Lan, Bạch Hồng, Hoàng Lan, Tử Cán Từ những năm 1990, Liên hiệp khoa học và sản xuất Đà Lạt đã thực hiện một số phương pháp lai ghép giữa các loài lan, gieo hạt lan trong ống nghiệm để duy trì nguồn lan tự nhiên của địa phương. Bên cạnh còn có một giống lan mà duy nhất chỉ có ở Đà Lạt đó là giống lan Cymbidium Insigne var Dalatensis (Hồng lan), đây là loài địa lan vô cùng độc đáo, màu sắc hoàn toàn khác biệt với
  24. 16 những giống lan đã biết, các nhà khoa học đang cho nhân giống, và trồng rộng rãi. Viện Công nghệ Sinh học thực vật, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu một số môi trường nhân nhanh một số giống phong lan Hồ Điệp (Phalaenopsis), theo Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên (2005) [18]. Tóm lại: Những nghiên cứu về lan rừng ở nước ta đã công bố nhận thấy: 1. Lan rừng Việt Nam rất đa dạng và phong phú về số loài, giống nguyên thủy; 2. Số liệu về chi, loài, giống không thống nhất. Nguyên nhân do chưa có công trình nào điều tra nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, vì vậy số liệu công bố có sự không thống nhất; 3. Đã có những công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống (chủ yếu là nuôi cấy mô) cho một số loài đang được thị trường ưa chuộng như lan Đai châu, một số giống lan Hoàng thảo Chưa có công trình nào nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp giâm hom các loài lan rừng đặc biệt là đối với những loài thân đốt. Những kết quả nghiên cứu trên đây của các tác giả đã công bố là cơ sở để Nhiệm vụ khoa học này lựa chọn phương pháp điều tra đem lại kết quả cao nhất, lựa chọn loài để nghiên cứu phương pháp nuôi cấy mô để tránh nghiên cứu trùng lặp với những kết quả đã công bố. c. Phân bố vùng sinh thái Chi Hoàng Thảo trên thế giới phân bố chủ yếu ở lục địa Đông Nam Á và các đảo thuộc Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Đông Bắc Ôxtrâylia. Riêng Việt Nam, chi Lan Hoàng Thảo gồm hơn 100 loài phân bố chủ yếu ở vùng núi suốt từ Bắc, Trung, Nam và ở trên một số đảo ven biển nước ta (Trần Hợp,
  25. 17 1998; Averyanov, 2004) [9] [19] có thể kể đến một số loài điển hình là đại diện của các vùng miền trên cả nước như: Vùng Đông Bắc: Hoàng Thảo Ri vơ (D. rivesti), Hoàng Thảo Mỡ Gà (D. haveyanum), Hoàng Thảo Tuyết Mai (D. crumenatum Sw). Vùng Tây Bắc: Hoàng Thảo Sợi (D. tenellum Ldl), Hoàng Thảo mỹ dung (D. devonianum Paxt), Hoàng Thảo Thủy Tiên (D. farmeri Paxt), Hoàng Thảo Gai Dài (D. longicornu Ldl). Vùng Trung Du Bắc Bộ: Hoàng Thảo Vảy Rồng (D. lindleyi), Hoàng Thảo Giả Hạc (D. Superbum Rchb.f), Hoàng Thảo Hợp (D. fimbriatum Hook), Hoàng Thảo Xoắn (D. tortile Ldl), Hoàng Thảo Tam Đảo (D. daoense). Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ: Hoàng Thảo Lệch (D. aduncum Wall), Hoàng Thảo Dẹt (D. nobile Ldl), Hoàng Thảo Trúc (D. hancockii), Hoàng Thảo Thái Bình (D. moschatum). Vùng Bắc Trung Bộ: Hoàng Thảo Xoắn (D. tortile Ldl), Hoàng Thảo Long Nhãn (D. fimbriatum), Hoàng Thảo Tím Huế (D. hercoglossum Rchb.f), Hoàng Thảo Tiểu Hộc (D. podagraria Hook.f), Hoàng Thảo Nanh Sấu (D. terminale Par et Rchb.f). Vùng Duyên Hải Trung Bộ: Hoàng Thảo Bạch Nhạn (D. oxyanthum Gagn), Hoàng Thảo Phong Tuyết Lan (D. tenellum Lindl). Vùng Tây Nguyên: Hoàng Thảo Tua (D. hadveyanum Reichb.f), Hoàng Thảo Bạch Hỏa Hoàng (D. hadveyanum Reichb.f), Hoàng Thảo Bạch Nhạn (D. formosum Roxb), Hoàng Thảo Long Nhãn (D. fimbriatum Hook), Hoàng Thảo Ngọc Lan (D. pierardii), Hoàng Thảo Ý Thảo (D. gratiosissimum Reichb.f), Hoàng Thảo Xương Cá (D. kentrophyllum Hook.f), Hoàng Thảo Môi tơ (D. delacourii Guill), Hoàng Thảo Vani (D. aduncum), Hoàng Thảo Đại bạch hạc (D. christyanum).
  26. 18 Vùng Đông Nam Bộ: Hoàng Thảo Móng Rùa (D. anceps Sw), Hoàng Thảo Thạch Hộc Vôi (D. cretaceum Lindl), Hoàng Thảo Trụ Cứng (D. caryaecolum Guill), Hoàng Thảo Trúc Lan (D. cathcartii Hook.f). Vùng Đồng Bằng Nam Bộ: Hoàng Thảo Lá Cong (D. acinaciforme Roxb). 2.2.2.3 Giá trị sử dụng của Lan thuộc Chi Hoàng Thảo Lan Hoàng Thảo là một chi có ý nghĩa kinh tế lớn bởi rất nhiều loài trong chi có dáng cây đa dạng, hoa đẹp để trồng làm cảnh. Lan Hoàng Thảo có khả năng thích nghi rộng với điều kiện sống, phân bố rất rộng nên có ý nghĩa thương mại lớn. Đặc biệt có nhiều loài là đặc hữu, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam rất quý hiếm như Ngọc Vạn, Phương Dung (Averyanov, 2004) [19]. Ngoài ý nghĩa làm cảnh, một số loài Hoàng Thảo cũng là một vị thuốc dân tộc cổ truyền. Các loài D. nobile, D. gratiosissimum, D. crumenatum được dùng để chữa sốt nóng, khô cổ, bứt rứt, kém ăn, giảm thị lực. Các vị thuốc từ Hoàng Thảo có tên là Shih-Hu hay Shihu có vị ngọt, tính hàn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng lực, bồi bổ dạ dày, gây tiết nước bọt, tăng sự ngon miệng. Đó cũng là bài thuốc dùng khi sốt cao, khát nước và đổ mồ hôi trộm, đuối sức. Nhiều nghiên cứu cho thấy những loại canh mọi người thường dùng như canh hành tây, canh cà chua, canh cà rốt nếu cho thêm một số vị thuốc đông y trong đó có Lan Hoàng Thảo sẽ có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt. Lan Hoàng thảo Long Tu (D. primulinum Lindl) ngoài được trồng làm cảnh vì dáng cây mềm mại, hoa dày đặc trên giả hành không có lá, nở nhiều vào dịp Tết Nguyên Đán thì giả hành của loài này có tính mát nên được dùng để làm thuốc trị bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa. Thân của Hoàng Thảo Phương Dung. Hoàng Thảo Thạch Hộc môi rang, Hoàng Thảo vẩy rắn có vị ngọt, nhạt, hơi mặn, tính hàn, có tác dụng tư âm tích ịv , sinh tân chỉ khát nên thường dùng để chữa bệnh sốt cao, tổn thương bên trong cơ thể, miệng khô.
  27. 19 Trước đây “Vua chơi lan, quan chơi trà” thể hiện thú chơi lan chỉ dành cho các bậc đế vương. Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ cũng như thưởng thức loài hoa vương giả này ngày càng trở nên phổ biến. Lan Hoàng Thảo cũng không nằm ngoài nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là các dịp lễ Tết. Nước ta là nước có điều kiện thuận lợi cho các loài lan sinh trưởng và phát triển, cho nên Hoa Lan đã được nhân dân ta thuần hóa và trồng từ lâu đời. Càng ngày các loài lan càng trở nên phong phú và đa dạng nhờ được bổ sung các giống mới do lai tạo và nhập nội. Đối với người Việt Nam, Hoa Lan là hình ảnh rất gần gũi và thân thiết vì nó là loài hoa vừa đẹp vừa dễ trồng. Trồng lan không những là thú vui tiêu khiển bổ ích giúp con người hòa hợp với thiên nhiên mà còn là nghề đem lại nguồn thu nhập kinh tế khá cao. Nó phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, tại điều kiện để mở rộng các mặt hàng xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Ngoài ra trồng lan tốn ít đất, không phải sử dụng đất của nông nghiệp. Trồng Lan còn tạo vùng cây xanh cho gia đình, làm không khí thêm trong lành, góp phần tích cực vào việc bảo vệ mội trường nhất là ở thành phố. Trồng lan còn nâng cao đời sống tinh thần của chúng ta, giúp ta biết hưởng thụ và cảm nhận cái đẹp, biết yêu và bảo vệ thiên nhiên (Nguyễn Văn Kết và cs ., 2005; Trần Duy Quý, 2005) [14] 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Tổng thuật tài liệu về khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nằm ở phía Tây có địa hình núi cao. Púng Luông – Xà Phình. Được nối với dãy núi này bằng một dải dông cao khoảng 1.600m – 1.700m. Nhìn trên tổng thể, khu bảo tồn gần như biệt lập với dãy Hoàng Liên Sơn.
  28. 20 Về hành chính, khu Bảo tồn nằm trong xã Chế Tạo; phần còn lại là các sườn núi ở độ cao trên 1.700m thuộc các xã Lao Chải, Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt. Trung tâm Khu bảo tồn, cách huyện lỵ Mù Cang Chải 15km theo đường chim bay, 40km theo đường ôtô. Khu vực có toạ độ địa lý và ranh giới như sau: Từ 17038’16’’ đến 21047’55” vĩ độ Bắc. Từ 103055’58” đến 1400 10’ 05” kinh độ Đông. Tổng diện tích khu bảo tồn: 20.293,1ha, trong đó: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.128,7ha. - Phân khu phục hồi sinh thái: 5.164,4ha. Sau đó theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Yên Bái thì tổng diện tích của khu bảo tồn là 20.108,2 ha. 2.3.1.2. Địa hình, địa thế Khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải có địa hình núi cao. Có thể hình dung khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là một vòng cung được tạo thành bởi dãy núi cao từ 1.700m – 2.500m, bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của suối Nậm Chải. Lần lượt từ phía Tây Bắc sang phía Đông và Nam có các đỉnh núi sau: Phú Bà (2.200m), Tà Lãnh (2.150m), Phù Tiên Văn (2.298m), đỉnh Tà Sùa (2.443m). Từ dãy núi cao, hạ dần độ cao theo một dông núi xuống đến 300m ở bên bờ Nậm Chải. Nhìn chung đại bộ phận đất đai của khu bảo tồn ở độ cao từ 1.700m trở lên đến 2.445m, với độ phân cách địa hình quá sâu đã tạo lên một thung lũng rất hẹp. Tuy vậy, ở độ cao 2.250 – 2.300m có một mảnh đất bằng gần đỉnh Phù Lao. Đây là vùng có nước quanh năm và rừng nguyên sinh với nhiều loài cây quí hiếm, kích thước lớn. Khu vực có các kiểu địa hình chính sau đây:
  29. 21 - Kiểu địa hình núi cao (N1, > 1.700m): Do uốn nếp, khối núi được nâng lên mạnh mẽ, tạo thành dải núi cao mà hẹp nằm ở xung quanh xã Chế Tạo. Trong đó có rất nhiều đỉnh cao > 2.000m, chúng được cấu tạo chủ yếu bằng đá Riolit và đá biến chất Octogonai. Tính chất xâm thực và mức độ chia cắt rất mạnh. Đó là nguyên nhân làm cho địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn. - Kiểu địa hình Núi trung bình (N2, 700m – 700m): Vùng này bao chiếm phần nhỏ ở phía tả ngạn suối Nậm Chải thuộc xã Chế Tạo. Tuy cấu trúc sơn văn khá phức tạp, nhưng do được cấu tạo chủ yếu bằng đá biến chất và trầm tích nên địa hình có phần mềm mại và ít dốc hơn. - Kiểu địa hình Núi thấp (N3, 300m – 700m): Kiểu địa hình này chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ về phía tả ngạn Nậm Chải khoảng hơn 200ha. Tuy diện tích nhỏ bé và độ cao tuyệt đối thấp, nhưng độ dốc lại rất cao (trung bình > 350) vì hiện tượng xâm thực và bào mòn của nước mặt xẩy ra rất mạnh mẽ. 2.3.1.3. Địa chất, đất đai Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải và vùng đệm nằm phía Tây Nam dãy núi cao Xà Phình – Púng Luông. Đoạn phía Đông của Hoàng Liên Sơn có đỉnh cao nhất là Pu Song Sung (2.985m) và nhiều đỉnh có chiều cao tương tự. Khối núi này đều được cấu tạo bằng các loại đá có nguồn gốc mácma và phun trào axít như Tuf, Ryolit, Ortofia và là những loại đá cứng, khó phong hoá nên tầng mẫu chất mỏng. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới núi cao ẩm, các loại đá này đều có vỏ phong hoá khá dầy ở chân núi. Nhưng do ở sườn và đỉnh bị nước mặt hoạt động dữ dội nên tốc độ phong hoá không bù lại được với tốc độ xâm thực, đá gốc thường lộ ra và tầng phong hoá rất mỏng. Điều đó tạo cho núi có đỉnh nhọn và sắc. Bản thân các dẫy núi được hình thành do vận động tạo núi Calcendon, các khối xâm nhập nhô lên cao hơn, làm tăng cường khả năng xâm thực của nước. Dựa vào các đường nứt nẻ lớn sẵn có trong
  30. 22 đá Mácma, các sông suối cứ dần dần cắt xẻ vào khối núi này khiến cho sườn núi có độ dốc rất lớn, dựng đứng xuống tận chân núi. Trong đại Pyteorzoi, vỏ lục địa khối núi này đã tương đối ổn định, hình thành lên một số hệ tầng trầm tích (Sa thạch và phiến thạch sét) và hệ tầng biến chất (Mica, Thạch anh, Amphybolit). Trong dải này có một số các hoạt động xâm nhập Macma, tạo thành các khối Gabro, Diaba, Aldezit ở phía Tây và Tây Bắc khu bảo tồn thuộc xã Chế Tạo, và Lao Chải. Dựa vào các dẫn liệu từ khảo sát thực địa và tham khảo bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Yên Bái, các loại đất chính trong vùng được trình bày tại bảng 2.1. Bảng 2.1: Đặc điểm các loại đất chính khu BTL&SC Mù Cang Chải Diên TT Loại đất Đặc trưng cơ bản Phân bố tích (ha) Tổng diện tích 20.293 Đất mùn Alit núi cao Phân bố từ độ phát triển trên Macma cao > 1.700m - axit (Riolit, Octogonai) 2.500m của các Đất mùn Alit tầng mùn thô dầy nhất đỉnh núi cao 1 18.588 núi cao (HA) (nhiều nơi dầy 50- xung quanh Mù 60cm, TB là 25-30cm), Cang Chải tầng đất mỏng màu vàng nhạt Đất Feralit có Đất này phát triển trên Phân bố từ độ mùn trên núi nhiều loại đá mẹ khác cao 700m - 2 1.271 trung bình nhau. Tầng dầy đến 1.700m chiếm (FH) trung bình, màu vàng hầu hết vùng
  31. 23 đỏ hay đỏ nâu (tuỳ đá trung tâm KBT mẹ) và vùng đệm Đất Feralit màu vàng Phân bố vùng đỏ hay đỏ vàng phát núi Tây Nam triển trên nhiều loại đá KBT. Độ cao < Đất Feralit mẹ khác nhau. Tầng đất 700m thuộc lưu vàng đỏ vùng 3 434 dày đến trung bình, vực Nam Chai đồi núi thấp tầng mùn mỏng TPCG (F) trung bình, nhiều nơi bị xói mòn khá mạnh do độ dốc lớn. 2.3.1.4. Khí hậu thủy văn a. Khí hậu Mặc dù nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do địa hình núi cao chi phối, nên Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải có chế độ khí hậu á nhiệt đới rõ rệt. Chế độ nhiệt: Qua số liệu khí tượng tại trạm Mù Cang Chải ở độ cao 975m thì nhiệt độ bình quân năm là 18,70 C, với tháng giêng lạnh nhất (12,40 C) và tháng 6 nóng nhất (22,60 C). Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm 1.813,4mm với 157 ngày mưa và mưa theo mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 91,1% lượng mưa năm. + Sương muối: đôi khi xuất hiện vào mùa khô lạnh, có đợt kéo dài 2-3 ngày, thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. + Tuyết: Có năm có tuyết rơi 1 đến 3 ngày vào tháng 12 đến tháng 1 ở khu vực xã Chế Tạo. + Gió: Hướng gió chính là gió Đông Bắc vào mùa đông và gió Tây Nam vào mùa hạ. Mùa khô thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Lào,
  32. 24 gây ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng, vật nuôi và đời sống sinh hoạt của con người. Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi phía Bắc Việt Nam, mang tính chất khí hậu Á nhiệt đới rõ rệt, mưa ẩm vào mùa hè, lạnh khô vào mùa đông. Riêng mùa đông lạnh có sương mù sương muối, có thể có tuyết rơi; Mùa hè có gió lào hoạt động thường xuyên, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất Nông-Lâm nghiệp. b. Thủy văn Nền địa hình của khu bảo tồn trên 1.700m. Các hệ suối trong vùng bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trên 2.000 – 2.500m đều là các chi lưu lớn của Nậm Mu. Tuy vậy, trong khu bảo tồn chỉ có những suối nhỏ, không được đặt tên, nhưng do xuất phát từ vùng núi cao và phân cắt địa hình sâu nên các suối này có nước quanh năm. Nhìn chung, mạng lưới suối phân bố khá đều và dầy, mật độ trung 2 bình từ 1,5 – 2.0 km/km . Vì vậy hệ thống suối ở Mù Cang Chải cung cấp đủ nước quanh năm cho Động vật rừng sinh sống. 2.3.1.5. Thảm thực vật Thảm thực vật tự nhiên hiện nay của Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải chủ yếu là rừng thường xanh núi cao trên 1300m. Điều này thể hiện sự suy giảm đáng kể diện tích rừng so với trước khi có người dân sinh sống. Ở khu vực ở dưới thấp hơn, vùng gò đồi đã bị người dân sử dụng làm nương dãy nên hầu hết thảm thực vật đã bị tác động. Điều tra sơ bộ về thực vật tại các cánh rừng nguyên sinh Mù Cang Chải cho thấy thành phần và cấu trúc mang tính đặc trưng của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Tính theo đai độ cao thì các rừng này có thể chia thành ba kiểu khác nhau: Rừng núi thấp, rừng núi cao và rừng lùn núi cao. Trong đó:
  33. 25  Rừng núi thấp: Xuất hiện độ cao 700-1800m, có diện tích 210ha rừng nguyên sinh. Kiểu rừng này có tán thay đổi liên tục và đạt tới độ cao 20- 30m. Thành phần chủ yếu là các hộ Dẻ, Mộc lan, Côm. Tầng vượt tán lên tới 40-50m với các loài cây lá rộng thuộc họ Dẻ, Long não và cây lá kim: Pơ mu. Tầng dưới 1 km2, rất bằng phẳng có xuất hiện kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Á nhiệt đới với một số loài cây ưu thế như: Thiết sam (Tsuga
  34. 26 dumosa), Bông sứ (Michelia hypolamra), Re hương (Cinnamomun iners), Sồi lào (Lithocapus laoticus) và một số loài khác. Diện tích rừng tự nhiên nguyên sinh ít bị tác động chiếm 44%. Rừng thứ sinh hiện bao phủ 15% diện tích khu bảo tồn. Loại rừng này chủ yếu phân bố ở nơi cao, dốc, xa khu dân cư, khó có thể tiếp cận, do đó chỉ có một số hoạt động khai thác gỗ lẻ tẻ hoặc thu hái những sản phẩm lâm sản phụ khác như mật ong, lan thuộc Chi Hoàng Thảo Chính vì vậy cấu trúc rừng còn tương đối đồng nhất, tán rừng thường phẳng, chiều cao cây khá đồng đều. Tuy nhiên gần 33% diện tích thảm thực vật trong KBT đã bị tàn phá bởi nhiều hoạt động của con người, tán rừng bị phá vỡ, chất lượng rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng như chặt trắng, chặt chọn và du canh, du cư đã khiến cấu trúc rừng trở nên đơn giản hơn nhiều so với rừng nguyên sinh trước đây, phần lớn là các loài cây mọc nhanh như Mallotus, Schima và Styrax, có độ che phủ trên 50%. Những đặc điểm cơ bản của từng loại rừng được cụ thể ở bảng 3.2: Bảng 2.2: Các kiểu thảm thực vật và độ che phủ của Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải Tỉ lệ % độ Tỉ lệ % Kiểu rừng Diện tích (ha) che phủ của tổng diện rừng tích Rừng lùn nguyên sinh 444 4 2 Rừng nguyên sinh núi cao 8.666 79 43 Rừng nguyên sinh núi thấp 210 2 1 Rừng thứ sinh núi thấp 1.683 15 8 Cây bụi 5.139 25 Trảng cỏ 4.081 20 Nông nghiệp 70 <1 Tổng cộng 20.293 100 100
  35. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối tượng điều tra: Là các loài lan trong chi lan hoàng thảo (Dendrobium) tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đa dạng loài, một số đặc điểm sinh học và phân bố của chi lan hoàng thảo (Dendrobium) tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh mù Cang Chải tỉnh Yên Bái Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ 1/1/2019 đến 30/5/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu, khóa luận nghiên cứu có các nội dung chính sau: 3.2.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài lan - Sự hiểu biết của người dân về các loài Lan tại địa điểm nghiên cứu. - Thực trạng khai thác và sử dụng các loài Lan. 3.2.2. Đa dạng loài lan trong chi Hoàng thảo - Danh lục loài lan. - Cấp độ bảo tồn các loài lan quý hiếm. 3.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan - Phân bố theo tuyến. - Phân bố theo độ cao. - Các loài lan người dân thu hái và gây trồng. 3.2.4. Đặc điểm nổi bật về hình thái của các loài lan - Hình thái thân cây, rễ, lá, hoa, quả. 3.2.5. Một số đặc điểm sinh thái của các loài lan - Các loài cây chủ (giá thể) của các loài lan thường cộng sinh. - Đặc điểm về ánh sáng nơi các loài lan phân bố.
  36. 28 - Đặc điểm về tái sinh của loài. 3.2.6. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan 3.2.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài Lan 3.3. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa các thông tin thu thập được trong và ngoài nước và việc cập nhật và phát hiện mới nguồn tài nguyên các loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo của khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải nói riêng và của khu vực miền Bắc Việt Nam nói chung. 3.3.1. Phương pháp điều tra thành phần loài Phương pháp này thường được áp dụng trong điều tra thực vật hiện nay ở Việt Nam, cũng như trên thế giới. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về Lan rừng như: + Những người thường đi rừng lấy Lan rừng, v.v . + Các cán bộ khu bảo tồn + Các chuyên gia về Lan rừng Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài và đánh giá hiện trạng loài trong khu bảo tồn. Các bước thực hiện bao gồm: - Xác định tuyến điều tra Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau.
  37. 29 Bảng 3.1 Các tuyến điều tra Tọa độ: Bắt đầu/Kết thúc Chiều Tuyến dài Dạng sinh cảnh số X Y (km) 104°03'47.6"E 21°41'57.0"N Sinh cảnh rừng thứ sinh, 1 4,84 104°05'19.9"E 21°40'55.9"N rừng nguyên sinh, suối. 104°03'25.7"E 21°43'28.3"N Sinh cảnh rừng thứ sinh, 2 4,56 104°06'01.5"E 21°44'04.8"N rừng nguyên sinh, suối. 104°01'23.4"E 21°44'18.5"N Sinh cảnh rừng thứ sinh, 3 4,47 103°59'44.6"E 21°46'11.5"N rừng nguyên sinh, suối. 104°00'25.1"E 21°43'26.9"N Sinh cảnh rừng thứ sinh, 4 4,33 103°58'01.8"E 21°42'42.8"N rừng nguyên sinh, suối. 104°01'25.3"E 21°41'57.4"N Sinh cảnh rừng thứ sinh, 5 3,18 104°00'57.1"E 21°40'18.0"N rừng nguyên sinh, suối. - Thu thập thông tin tại thực địa Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì loài Lan rừng nào trên đường đi hay khi có sự thay đổi về điều kiện lập địa, sinh cảnh và phỏng vấn đối với tất cả các loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo (Dendrobium) hiện có trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn: tên các loài Lan (theo tên địa phương), khu vực sống. Để tiết kiệm thời gian in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì dấu hiệu nào được người cung cấp thông tin xác định là Lan rừng đều được thu thập để xác định tên khoa học. - Xử lý số liệu Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất
  38. 30 định tính, bao gồm: danh mục loài (Tên địa phương, tên khoa học, đặc điểm, phân loại, họ), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra. - Thu mẫu tiêu bản Thu mẫu tiêu bản đối với những loài Lan không thể xác định hoặc định danh được tên loài. Các mẫu này sẽ được thu thập và được gắn nhãn ghi rõ các thông tin như: Kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong quá trình thu mẫu, một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì chụp hình các mẫu đã xác định được. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo trong vùng. - Phỏng vấn Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với các người có kinh nghiệm và hiểu biết như; người dân sống xung quanh, người đi rừng, các chuyên gia về Lan rừng phỏng vấn trên các cá thể loài đã được đeo nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cá thể và mỗi người cung cấp tin. Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao gồm: tên loài (Tên địa phương), đặc điểm, ước tính số lượng Phỏng vấn với số lượng là 30 phiếu gồm người dân sống trong khu bảo tồn và người chơi lan hoặc có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra, có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội khác nhau. (Danh sách người trả lời phỏng vấn được liệt kê tại bảng 01 phần phụ lục) - Định danh loài Các loài được mô tả sơ bộ thông qua quá trình phỏng vấn và lấy mẫu tiêu bản. Sau đó, các loài sẽ được xác định tên khoa học, xác định đặc điểm và xác minh khoa học bởi các chuyên gia kết hợp với sử dụng sách “Danh mục các loài Lan Việt Nam” để xác minh. - Điều tra đặc điểm sinh thái của các loài Lan Trên tuyến khi bắt gặp các loài lan tiến hành xác định tên loài (sơ bộ)
  39. 31 3.3.2. Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu a) Phương pháp thu mẫu Điều tra phân bố và đặc điểm sinh học của Lan thuộc Chi Hoàng Thảo theo phương pháp điều tra thực vật truyền thống, bao gồm: Điều tra thực vật trên tuyến: Trên các tuyến điều tra tiến hành thống kê, thu thập mẫu thực vật, chụp ảnh, định vị toạ độ loài Lan thuộc Chi Hoàng Thảo. Thu mẫu nhằm xác định các loài không thể định loại được ngoài thực địa. Tuỳ theo từng loài và dạng địa hình, đề tài sử dụng hai biện pháp thu mẫu chính: Chụp ảnh và lấy vật mẫu[13]. b) Xử lý mẫu ngoài thực địa Thu thập mẫu vật Lan thuộc Chi Hoàng Thảo, chụp ảnh và lấy mẫu. Sau đó tham vấn ý kiến của các cán bộ chuyên môn, các chuyên gia để định dạng loài. 3.3.3. Phương pháp nội nghiệp Kết quả thu thập được phân tích và xử lý theo từng nội dung nghiên cứu, thông qua việc sử dụng phần mền như Excel, dùng để thống kê tọa độ trong quá trình điều tra trên tuyến, thống kê loài, số lượng loài.
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm sự hiểu biết của người dân về các loài Lan 4.1.1. Sự hiểu biết của người dân về các loài Lan rừng Kiến thức bản địa chính là kho tàng kiến thức đã được nhân dân ta đúc kết và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Kiến thức bản địa có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất đặc biệt là người dân miền núi, vùng sâu vùng xa. Nét đặc thù sống gần rừng và sống dựa vào rừng giúp các cộng đồng dân tộc có một hệ thống kiến thức và kinh nghiệm sản xuất vô cùng phong phú trong việc bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng. Những người dân sống xung quanh khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết về đặc điểm, phân bố và công dụng của các loài Lan nằm trong khu bảo tồn. Vì vậy cần tìm hiểu sự hiểu biết của người dân trong khu vực nghiên cứu về loài cây lan mà tôi đang nghiên cứu nhằm bổ sung vào kết quả nghiên cứu giúp cho việc điều tra, nghiên cứu thuận lợi và đạt hiệu quả hơn. Tôi đã tiến hành phỏng vấn người dân và kết quả thu được thể hiện trong bảng 4.1.
  41. 34 Bảng 4.1. Nhận biết các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo của cộng đồng Số người nhận biết ở các địa điểm phỏng vấn Dế Xu Chung (30 TT Loài Chế Tạo Lao Chải Pú Luông Nậm Khắt Ghi chú Phình (5 PV) (10 PV) (5 PV) (5 PV) (5 PV) PV) 1 Hoàng Thảo Đùi Gà Dẹt 6 (60%) 4 (80%) 2 (40%) 2 (40%) 1 (20%) 15 (50%) Thường gặp 2 Hoàng Thảo Đùi Gà Tròn 9 (90%) 5 (100%) 3 (60%) 2 (40%) 0 (0%) 19 (63%) Thường gặp 3 Hoàng Thảo Long Nhãn 10 (100%) 4 (80%) 2 (40%) 3 (60%) 2 (40%) 21 (70%) Gặp nhiều 4 Hoàng Thảo Kim Thoa 9 (90%) 3 (60%) 2 (40%) 0 (0%) 2 (20%) 16 (53%) Thường gặp 5 Hoàng Thảo Thủy Tiên Tím 10 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 30 (100%) Gặp nhiều 6 Hoàng Thảo Thủy Tiên Vàng 10 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 5 (100%) 30 (100%) Gặp nhiều 7 Hoàng Thảo Thủy Tiên Mỡ Gà 10 (100%) 3 (60%) 2 (40%) 2 (40%) 3 (60%) 20 (66%) Thường gặp 8 Hoàng Thảo Râu Môi 6 (60%) 2 (40%) 4 (80%) 3 (60%) 2 (40%) 17 (56%) Thường gặp 9 Hoàng Thảo Hương Vani 10 (100%) 3 (60%) 2 (40%) 4 (80%) 2 (40%) 21 (70%) Gặp nhiều 10 Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng 9 (90%) 2 (40%) 2 (40%) 1 (20%) 0 (0%) 14 (46%) Ít gặp 11 Hoàng Thảo Phi Điệp Tím 5 (50%) 2 (40%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 13 (43%) Ít gặp 12 Hoàng Thảo Tam Bảo Sắc 10 (100%) 2 (40%) 4 (80%) 2 (40%) 1 (20%) 19 (63%) Thường gặp 13 Hoàng Thảo Trúc Vàng 10 (100%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 1 (20%) 19 (63%) Thường gặp 14 Hoàng Thảo Trúc Mành 9 (90%) 2 (40%) 3 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 18 (60%) Thường gặp
  42. 35 15 Hoàng Thảo Ngọc Trúc 9 (90%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 2 (40%) 19 (63%) Thường gặp 16 Hoàng Thảo Thập Hoa 5 (50%) 2 (40%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 13 (43%) Ít gặp 17 Hoàng Thảo Hạc Vỹ 6 (60%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 2 (40%) 16 (53%) Thường gặp 18 Hoàng Thảo Sừng 7 (70%) 3 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 16 (53%) Thường gặp 19 Hoàng Thảo Nhất Điểm Hồng 5 (50%) 2 (40%) 2 (40%) 1 (20%) 3 (60%) 13 (43%) Ít gặp 20 Hoàng Thảo U Lồi 6 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 15 (50%) Thường gặp 21 Hoàng Thảo Đăng Lan Sapa 9 (90%) 2 (40%) 2 (40%) 1 (20%) 0 (0%) 14 (46%) Ít gặp 22 Hoàng Thảo Ý Thảo Ba Màu 6 (60%) 2 (40%) 4 (80%) 3 (60%) 2 (40%) 17 (56%) Thường gặp 23 Hoàng Thảo Thanh Hắc Lan 9 (90%) 2 (40%) 2 (40%) 1 (20%) 0 (0%) 14 (46%) Ít gặp 24 Hoàng Thảo Henry 7 (70%) 3 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 16 (53%) Thường gặp 25 Hoàng Thảo Vảy Rồng 10 (100%) 4 (80%) 3 (60%) 1 (20%) 2 (40%) 20 (66%) Thường gặp 26 Hoàng Thảo Kim Điệp 7 (70%) 3 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 16 (53%) Thường gặp 27 Hoàng Thảo Kim Điệp Thơm 6 (60%) 2 (40%) 4 (80%) 3 (60%) 2 (40%) 17 (56%) Thường gặp 28 Hoàng Thảo Móng Rùa 6 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 15 (50%) Thường gặp 29 Hoàng Thảo Nghệ Tâm 7 (70%) 3 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 16 (53%) Thường gặp 30 Hoàng Thảo Thủy Tiên Dẹt 6 (60%) 2 (40%) 4 (80%) 3 (60%) 2 (40%) 17 (56%) Thường gặp 31 Hoàng Thảo Vảy Cá 10 (100%) 4 (80%) 2 (40%) 3 (60%) 2 (40%) 21 (70%) Gặp nhiều 32 Hoàng Thảo Móng Rồng 6 (60%) 1 (20%) 3 (60%) 2 (40%) 3 (60%) 15 (50%) Thường gặp (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra.)
  43. 36 * Nhận xét: Kết quả phỏng vấn cho ta thấy, trong 32 loài lan thuộc Chi hoàng thảo xác định ở đây đều được người dân nhận biết. Các loài có tỉ lệ nhận biết cao ở đây là hoàng thảo long nhãn (70%), hoàng thảo thủy tiên vàng (100%), hoàng thảo thủy tiên tím (100%), hoàng thảo hương vani (70%), hoàng thảo vảy cá (70%) lí do tỷ lệ người dân được phỏng vấn bắt gặp nhiều như vậy là do số lượng các loài lan này vẫn còn khá nhiều tại khu bảo tồn và địa điểm mọc gần nơi người dân canh tác nên việc gặp thường xuyên cũng dễ hiểu. những loài vẫn thường gặp nhưng ở mức độ thấp hơn như: hoàng thảo đùi gà dẹt (50%), hoàng thảo đùi gà tròn (63%), hoàng thảo kim thoa (53%), hoàng thảo thủy tiên mỡ gà (66%), hoàng thảo râu môi (56%), hoàng thảo tam bảo sắc (63%), hoàng thảo trúc vàng (63%), hoàng thảo trúc mành (60%), hoàng thảo ngọc trúc (63%), hoàng thảo hạc vỹ (53%), hoàng thảo sừng (53%), hoàng thảo u lồi (50%), hoàng thảo ý thảo ba màu (56%), hoàng thảo henry (53%), hoàng thảo vảy rồng (66%), hoàng thảo kim điệp (53%), hoàng thảo kim điệp thơm (56%), hoàng thảo móng rùa (50%), hoàng thảo nghệ tâm (53%), hoàng thảo thủy tiên dẹt (56%), hoàng thảo móng rồng (50%), các loài có tỷ lệ bắt gặp ở mức trung bình này là do địa điểm mọc trung bình dễ thấy và cũng là đối tượng mà người dân khai thác nên số lượng đang giảm dần. còn lại một số loài lan mà người dân ít gặp nhất là hoàng thảo phi điệp vàng (46%), hoàng thảo phi điệp tím (43%), hoàng thảo thập hoa (43%), hoàng thảo nhất điểm hồng (43%), hoàng thảo đăng lan sapa (46%) và hoàng thảo thanh hắc lan (46%) là địa điểm mọc hiểm chở và đã khai thác nhiều nên giờ còn ít các loài này sinh sống tại khu bảo tồn. 4.1.2. Thực trạng khai thác và sử dụng các loài Lan thuộc chi lan Hoàng Thảo của người dân Người dân sống tại đây từ lâu đã phụ thuộc vào rừng, từ sau khi thành lập khu bảo tồn thì việc khai thác các loài Lan rừng của người dân vẫn còn diễn ra. Họ khai thác để phục vụ tại chỗ (làm cảnh) và bán để tăng thu nhập cho gia đình. Qua điều tra phỏng vấn đã thu được một số kết quả sau (Bảng 4.2).
  44. 37 Bảng 4.2: Thực trạng khai thác sử dụng và gây trồng các loài lan tại khu vực nghiên cứu Khai thác Dược liệu Gây trồng Thực trạng - Cách thức và dụng - Đa số - Đa số người - 10 năm trước đây: Do sự hiểu biết cụ khai thác: Dùng người dân dân chưa có kỹ của người dân chưa có về Lan nên sào dể chọc các loài không biết thuật gây trồng số lượng loài và cá thể lan còn lan sống trên các cây giá trị dược nên chỉ mang nhiều và đa dạng. chủ thể xuống, trèo liệu của loài về đặt lên các - 5 năm trở lại đây: Số lượng Lan lên cây trực tiếp hái Lan. cây quanh nhà, bắt đầu giảm xuống nhưng không lan để khai thác, dùng không chăm đáng kể. dao để chặt hạ các cây sóc. - Hiện nay trên toàn địa bàn huyện chủ thể để khai thác - Người dân vẫn còn khá nhiều loài lan trong chi - Bộn phận khai thác: thường buộc Hoàng Thảo phân bố, tổng số tìm Cả cây Lan vào các được ở trên khu bảo tồn là 32 loài. - Mùa vụ khai thác: cây sống Tuy nhiên một số loài quý hiến Người dân trên khu quanh nhà. được nhiều người quan tâm và khai bảo tồn họ khai thác - Tỉ lệ sống thác vì vậy chúng ta cần phải bảo vào tất cả các mùa của lan rất tồn những loài lan đó: trong năm thấp vì không +Một số loài lan xuất hiện nhiều: - Địa điểm khai thác: có ai hương Hoàng Thảo Long Nhãn, Hoàng Ở các khu rừng sâu, dẫn kỹ thuật Thảo Thủy Tiên Vàng, Hoàng Thảo có nhiều cây gỗ lâu trồng. Hương Vani, Hoàng Thảo Vảy Cá năm và tán rộng nơi + Một số loài lan còn ít là và cần mà nhiều lan sinh phải bảo tồn: Hoàng Thảo Đùi Gà sống Tròn, Hoàng Thảo Thủy Tiên Tím, - Một số loài lan mà Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng, Hoàng người hay khai thác: Thảo Hạc Vỹ, Hoàng Thảo Sừng, Hoàng thảo vảy cá, Hoàng Thảo Móng Rồng Hoàng thảo móng Rồng, Hoàng thảo thủy tiên vàng, hoàng thảo phi điệp Tím (Nguồn: phỏng vấn người dân) Số lượng loài Lan trên địa bàn còn lại không nhiều do mấy năm trở lại đây bị khai thác nhiều để bán, do chạy theo lợi ích kinh tế người ta khai thác để bán lấy tiền phục vụ nhu cầu cuộc sống, một số khác phục vụ gây trồng và chơi lan. Cách thúc khai thác: Khai thác triệt để, không đảm bảo quy định, không đảm bảo tái sinh.
  45. 38 4.2. Đa dạng loài các loài lan thuộc chi lan Hoàng Thảo 4.2.1. Đặc điểm phân loại của các loài lan Kết quả điều tra đã xác định được danh mục các loài lan thuộc Chi Hoàng thảo tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải (Bảng 4.3). Bảng 4.3. Các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại KBT loài và sinh cảnh Mù Cang Chải Nguồn STT Tên Phổ Thông Tên khoa học thông tin 1 Hoàng Thảo Đùi Gà Dẹt Dendrobium linawianum PV, ĐTTĐ 2 Hoàng Thảo Đùi Gà Tròn Dendrobium nobile PV, ĐTTĐ 3 Hoàng Thảo Long Nhãn Dendrobium fimbriatum PV, ĐTTĐ 4 Hoàng Thảo Kim Thoa Dendrobium clavatum PV, ĐTTĐ 5 Hoàng Thảo Thủy Tiên Tím Dendrobium amabile PV, ĐTTĐ 6 Hoàng Thảo Thủy Tiên Vàng Dendrobium thysiflorum PV, ĐTTĐ 7 Hoàng Thảo Thủy Tiên Mỡ Gà Dendrobium densiflorum PV, ĐTTĐ 8 Hoàng Thảo Râu Môi Dendrobium brymerianum PV, ĐTTĐ 9 Hoàng Thảo Hương Vani Dendrobium linguella PV, ĐTTĐ 10 Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng Dendrobium chrysanthum PV, ĐTTĐ 11 Hoàng Thảo Phi Điệp Tím Dendrobium anosmum PV, ĐTTĐ 12 Hoàng Thảo Tam Bảo Sắc Dendrobium devonianum PV, ĐTTĐ 13 Hoàng Thảo Trúc Vàng Dendrobium hancockii PV, ĐTTĐ 14 Hoàng Thảo Trúc Mành Dendrobium falconeri PV, ĐTTĐ 15 Hoàng Thảo Ngọc Trúc Dendrobium moniliforme PV, ĐTTĐ 16 Hoàng Thảo Thập Hoa Dendrbium anduncum PV, ĐTTĐ 17 Hoàng Thảo Hạc Vỹ Dendrobium aphyllum PV, ĐTTĐ 18 Hoàng Thảo Sừng Dendrobium longicornu PV, ĐTTĐ 19 Hoàng Thảo Nhất Điểm hồng Dendrobium cariniferum PV, ĐTTĐ 20 Hoàng Thảo U Lồi Dendrobium wardianum PV, ĐTTĐ 21 Hoàng Thảo Đăng Lan Sapa Dendrobium chapaense PV, ĐTTĐ 22 Hoàng Thảo Ý Thảo Ba Màu Dendrobium gratiosissimum PV, ĐTTĐ Dendrobium 23 Hoàng Thảo Thanh Hắc Lan PV, ĐTTĐ hemimelanoglossum 24 Hoàng Thảo Henry Dendrobium henry PV, ĐTTĐ 25 Hoàng Thảo Vảy Rồng Dendrobium lindleyi PV, ĐTTĐ 26 Hoàng Thảo Kim Điệp Dendrobium capillipes PV, ĐTTĐ 27 Hoàng Thảo Kim Điệp Thơm Dendrobium trigonopus PV, ĐTTĐ 28 Hoàng Thảo Móng Rùa Dendrobium anceps PV, ĐTTĐ 29 Hoàng Thảo Nghệ Tâm Dendrdrobium loddigesii PV, ĐTTĐ 30 Hoàng Thảo Thủy Tiên Dẹt Dendrobium sulcatum PV, ĐTTĐ 31 Hoàng Thảo Vảy Cá Dendrobium jenkinsii PV, ĐTTĐ 32 Hoàng Thảo Móng Rồng Dendrobium aloifolium PV, ĐTTĐ (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
  46. 39 Ghi chú: PV: phỏng vấn; ĐTTĐ: điều tra thực địa Từ bảng 4.3 cho thấy có 32 loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo được ghi nhận tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải. Hiện nay trên toàn lãnh thổ của Việt Nam ghi nhận được 135 loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo [4], trong đó tại tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải tìm thấy 32 loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo chiếm ¼ số lan Hoàng Thảo của Việt Nam. Các loài ghi nhận được thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân sống trong vùng lõi của khu bảo tồn và các hộ chơi lan cảnh trong vùng, sau đó kết hợp với việc điều tra thực địa theo tuyến thực địa nhằm mục đích đưa ra số liệu chính xác nhất về các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo có mặt tại khu bảo tồn. Từ kết quả thống kê cho thấy khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có mức độ da dạng các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo rất cao với số lượng là 32 loài trên 135 loài của Việt Nam. 4.2.2. Đặc điểm phân hạng bảo tồn của các loài lan Kết quả thống kê về giá trị bảo tồn các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo, theo phân cấp bảo tồn được trình bày tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Phân cấp bảo tồn các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu SĐVN STT Tên phổ thông Tên Latinh IUCN (2007) 1 Hoàng Thảo Đùi Gà Tròn Dendrobium nobile EN Lc 2 Hoàng Thảo Thủy Tiên Tím Dendrobium amabile EN - 3 Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng Dendrobium chrysanthum EN - 4 Hoàng Thảo Hạc Vỹ Dendrobium aphyllum VU Lc 5 Hoàng Thảo Sừng Dendrobium longicornu EN - 6 Hoàng Thảo Móng Rồng Dendrobium aloifolium - Lc Ghi chú: EN - Loài nguy cấp; VU - Loài sẽ nguy cấp; Lc – Loài ít được quan tâm;
  47. 40 Những dẫn liệu tại bảng 4.4 cho thấy: + Số loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007)[13], là 5 loài. Trong đó, mức độ nguy hại đe dọa của các loài thực vật ở các cấp bậc như sau: cấp EN (Nguy cấp) 4 loài là hoàng thảo đùi gà tròn (Dendrobium nobile), hoàng thảo thủy tiên tím (Dendrobium amabile), hoàng thảo phi điệp vàng (Dendrobium chrysanthum) và hoàng thảo sừng (Dendrobium longicornu); cấp vu (sắp nguy cấp) 1 loài là hoàng thảo hạc vỹ (Dendrobium aphyllum). + Số loài trong danh lục đỏ IUCN (2013) [22], là: 3 loài thuộc cấp Lc (Ít quan tâm) là hoàng thảo đùi gà tròn (Dendrobium nobile), hoàng thảo hạc vỹ (Dendrobium aphyllum) và hoàng thảo móng rồng (Dendrobium aloifolium) 4.3. Đặc điểm phân bố của các loài lan Để nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài Lan, tiến hành điều tra theo các phương pháp: điều tra theo tuyến, điều tra theo độ cao và các loài Lan được người dân thu hái, gây trồng.
  48. 41 4.3.1. Phân bố theo tuyến Bảng 4.5: Phân bố các loài Lan theo tuyến Loài cây xuất hiện Tổng số Tọa độ STT Tuyến số (số cây) cây Điểm đầu Điểm cuối 1 1 Hoàng thảo đùi gà tròn(3) 14 Hoàng Thảo Thủy Tiên Vàng(2) Hoàng Thảo Long 104°03'47.6"E 21°41'57.0"N Nhãn(3) 104°05'19.9"E 21°40'55.9"N Hoàng Thảo Đùi Gà Tròn(1) Hoàng Thảo Thủy Tiên Tím(5) 2 2 Hoàng Thảo Thủy Tiên 8 Vàng(2) Hoàng Thảo Tam Bảo 104°03'25.7"E 21°43'28.3"N Sắc(2) 104°06'01.5"E 21°44'04.8"N Hoàng Thảo Trúc Mành(3) Hoàng Thảo Sừng(1) 3 3 Hoàng Thảo Kim Điệp 5 Thơm(1) Hoàng Thảo Móng 104°01'23.4"E 21°44'18.5"N Rùa(3) 103°59'44.6"E 21°46'11.5"N Hoàng Thảo Thủy Tiên Dẹt(1) 4 4 Hoàng Thảo Vảy Cá(5) 8 Hoàng Thảo Thập Hoa(1) 104°00'25.1"E 21°43'26.9"N Hoàng Thảo Nhất Điểm 103°58'01.8"E 21°42'42.8"N hồng(2) 5 5 Hoàng Thảo Râu Môi(2) 6 104°01'25.3"E 21°41'57.4"N Hoàng Thảo Hương 104°00'57.1"E 21°40'18.0"N Vani(4) (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra.) 4.3.2. Phân bố theo độ cao Dựa theo kết quả điều tra theo tuyến và phỏng vấn người cung cấp tin. Thông tin về phân bố các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo theo độ cao tại khu bảo tồn được trình bày tại bảng 4.6.
  49. 42 Bảng 4.6. Phân bố các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực nghiên cứu STT Tên phổ thông Tên La tinh Phân bố theo độ cao (mét) Hoàng Thảo Đùi Dendrobium Ở các khu rừng rộng ở độ cao 1 Gà Dẹt linawianum 400 đến 1500 mét Ở rừng núi nguyên sinh cũng Hoàng Thảo Đùi 2 Dendrobium nobile như trên đá vôi rêu ở độ cao từ Gà Tròn 200 đến 2000 mét Trong các khu rừng ẩm ướt và Hoàng Thảo Dendrobium 3 hỗn loài rêu ẩm ướt ở độ cao Long Nhãn fimbriatum 800 đến 2400 mét Hoàng Thảo Dendrobium 4 Ở độ cao từ 1000 đến 21 Kim Thoa clavatum Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố ở những khu rừng già 5 Thủy Tiên Tím amabile ở độ cao 1200 mét. Hoàng Thảo Dendrobium 6 Ở độ cao từ 1200 đến 2000 mét Thủy Tiên Vàng thysiflorum Hoàng Thảo Phân bố rừng nguyên sinh Dendrobium 7 Thủy Tiên Mỡ nhiều rêu, có độ cao từ 1100 densiflorum Gà đến 1830 mét Hoàng Thảo Dendrobium Trên thân cây ở lề rừng ở độ 8 Râu Môi brymerianum cao từ 1100 đến 1900 mét Hoàng Thảo Dendrobium Ở vùng đất thấp và chân đồi ở độ 9 Hương Vani linguella cao khoảng 300 đến 1250 mét Phân bố ở nơi ẩm ướt, rêu, hỗn Hoàng Thảo Phi Dendrobium giao, lá kim và rừng nguyên sinh, 10 Điệp Vàng chrysanthum lá rộng, thường xanh, đất thấp ở độ cao từ 350 đến 2200 mét. Hoàng Thảo Phi Dendrobium Phân bố tại các khu rừng già từ 11 Điệp Tím anosmum độ cao 1300 mét. Hoàng Thảo Dendrobium 12 Ở độ cao từ 500 đến 2000 mét. Tam Bảo Sắc devonianum Hoàng Thảo Dendrobium Mọc theo thung lũng ở độ cao 13 Trúc Vàng hancockii từ 1600 đến 2150 mét Hoàng Thảo Dendrobium Mọc theo thung lũng ở độ cao 14 Trúc Mành falconeri 800 đến 1900 mét Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố trong rừng nguyên sinh 15 Ngọc Trúc moniliforme từ 800 đến 2400 mét. Mọc ở rừng lá rộng thường Hoàng Thảo Dendrobium xanh và rừng nguyên sinh gần 16 Thập Hoa anduncum các con sông ở độ cao từ 300 đến 1300 mét Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố ở khu rừng già từ độ 17 Hạc Vỹ aphyllum cao từ 400 đến 1500 mét.
  50. 43 Trong khu rừng ẩm ướt, rêu, hỗn Hoàng Thảo Dendrobium 18 hợp và lá kim và rừng nguyên Sừng longicornu sinh ở độ cao 1200 đến 2300 mét Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố tại rừng nguyên sinh 19 Nhất Điểm hồng cariniferum độ cao từ 450 đến 1800 mét. Ở các cánh rừng rộng, thường Hoàng Thảo U Dendrobium 20 xanh, đất thấp ở độ cao từ 1000 Lồi wardianum đến 2000 mét Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố từ độ cao 800 đến 21 Đăng Lan Sapa chapaense 2200 mét. Hoàng Thảo Ý Dendrobium Rừng núi nguyên sinh ở độ cao 22 Thảo Ba Màu gratiosissimum từ 500 đến 1700 mét Hoàng Thảo Dendrobium Phân bố nơi rừng nguyên sinh 23 Thanh Hắc Lan hemimelanoglossum từ độ cao 1400 đến 1500 mét. Hoàng Thảo Trong rừng núi trên cây ở độ 24 Dendrobium henry Henry cao 600 đến 1700 mét Hoàng Thảo Dendrobium 25 Ở độ cao 400 đến 1300 mét Vảy Rồng lindleyi Phân bố từ bìa rừng đến rừng Hoàng Thảo Dendrobium 26 già từ độ cao 800 đến 1500 Kim Điệp capillipes mét. Hoàng Thảo Dendrobium 27 Ở độ cao từ 300 đến 1500 mét Kim Điệp Thơm trigonopus Phân bố ở bìa rừng cho đến Hoàng Thảo 28 Dendrobium anceps rừng già có độ cao từ 200 đến Móng Rùa 1400 mét. Trong các khu rừng ẩm ướt, Hoàng Thảo Dendrodrobium 29 rêu, hỗn hợp và lá kim độ cao Nghệ Tâm loddigesii 1000 đến 1500 mét Hoàng Thảo Dendrobium Ở các thung lũng nhiệt đới ở độ 30 Thủy Tiên Dẹt sulcatum cao từ 500 đến 1000 mét. Hoàng Thảo Dendrobium 31 Ở độ cao từ 700 đến 1500 mét Vảy Cá jenkinsii Phân bố ở các vùng đất thấp và Hoàng Thảo Dendrobium 32 đồi núi từ độ cao 600 mét trở Móng Rồng aloifolium lên. (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra) Từ kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy các loài hoa lan thuộc Chi Hoàng Thảo thường mọc ở các độ cao khác nhau (độ cao so với mặt nước biển). Các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu bảo tồn bắt đầu phân bố từ độ cao 200m cho đến 2400m.
  51. 44 Phân bố từ độ cao dao động 200 đến 1000 mét (so với mặt nước biển) có mặt các loài lan thuộc chi hoàng thảo như: hoàng thảo đùi gà dẹt, hoàng thảo đùi gà tròn, hoàng thảo long nhãn, hoàng thảo hương vani, hoàng thảo phi điệp vàng, hoàng thảo tam bảo sắc, hoàng thảo trúc mành, hoàng thảo ngọc trúc, hoàng thảo thập hoa, hoàng thảo hạc vỹ, hoàng thảo nhất điểm hồng, hoàng thảo đăng lan sapa, hoàng thảo ý thảo ba màu, hoàng thảo henry, hoàng thảo vảy rồng, hoàng thảo kim điệp, hoàng thảo kim điệp thơm, hoàng thảo móng rùa, hoàng thảo thủy tiên dẹt, hoàng thảo vảy cá và hoàng thảo móng rồng. Phân bố từ độ cao có dao động từ 1100 đến 2000 mét (so với mặt nước biển) có mặt các loài như: Hoàng thảo kim thoa, hoàng thảo đùi gà dẹt, hoàng thảo đùi gà tròn, hoàng thảo long nhãn, hoàng thảo thủy tiên tím, hoàng thảo thủy tiên vàng, hoàng thảo thủy tiên mỡ gà, hoàng thảo râu môi, hoàng thảo hương vani, hoàng thảo phi điệp vàng, hoàng thảo phi điệp tím, hoàng thảo tam bảo sắc, hoàng thảo trúc vàng, hoàng thảo trúc mành, hoàng thảo ngọc trúc, hoàng thảo thập hoa, hoàng thảo hạc vỹ, hoàng thảo sừng, hoàng thảo nhất điểm hồng, hoàng thảo u lồi, hoàng thảo đăng lan sapa, hoàng thảo ý thảo ba màu, hoàng thảo thanh hắc lan, hoàng thảo henry, hoàng thảo vảy rồng, hoàng thảo kim điệp, hoàng thảo kim điệp thơm, hoàng thảo móng rùa, hoàng thảo nghệ tâm và hoàng thảo vảy cá. Phân bố từ độ cao có dao động từ 2100 đến 2400 mét có các loài lan thuộc chi hoàng thảo như: Doàng thảo kim thoa, hoàng thảo long nhãn, hoàng thảo phi điệp vàng, hoàng thảo trúc vàng, hoàng thảo ngọc trúc, hoàng thảo sừng và hoàng thảo đăng lan sapa. Như vậy ta có thể thấy các loài Lan xuất hiện nhiều ở độ cao từ 1100m - 2000m, qua mức độ cao từ 1100m đến 2000 chỉ có thể tìm thấy vài loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo.
  52. 45 4.3.3. Các loài lan người dân thu hái và gây trồng Bảng 4.7: Các loài Lan người dân trồng STT Loài lan Các hộ trồng Phương thức trồng của Tên KH Tên VN người dân 1 Dendrobium Hoàng -Giàng A Vằng Người dân lấy lan về buộc linawianum Thảo Đùi (Thôn Chế Tạo) vào khúc gỗ treo ở ngoài Gà Dẹt - Giàng A Sà (Chế hiên nhà, đặt lên các cây gỗ Tạo) hay cây ăn quả quanh nhà, - Giàng A Lầy (Nặm hoặc trồng vào chậu để chờ Khắt) ra hoa làm cảnh. 2 Dendrobium Hoàng - Giàng A Sênh Người dân lấy lan về buộc thysiflorum Thảo Thủy (thôn Hòa Khắt) vào khúc gỗ treo ở ngoài Tiên Vàng - Giàng A Chứ (thôn hiên nhà, đặt lên các cây gỗ Trông Sua) hay cây ăn quả quanh nhà, - Vàng A Ly (thôn hoặc trồng vào chậu để chờ Cống Rùa) ra hoa làm cảnh. 3 Dendrobium Hoàng - Vàng A Sử (Han Người dân lấy lan về buộc falconeri Thảo Trúc Gàn) vào khúc gỗ treo ở ngoài Mành - Lỳ A Lao (Pú hiên nhà, đặt lên các cây gỗ Luông) hay cây ăn quả quanh nhà, - Giàng Văn Séng hoặc trồng vào chậu để chờ (Hang Cống Rùa) ra hoa làm cảnh. 4 Dendrobium Hoàng - Giàng A Mao (Húa Người dân lấy lan về buộc cariniferum Thảo Nhất Khắt) vào khúc gỗ treo ở ngoài Điểm - Lỳ A Lao (Pú hiên nhà, đặt lên các cây gỗ Hồng Luông) hay cây ăn quả quanh nhà, - Vừ A Mềnh (Pú hoặc trồng vào chậu để chờ Luông) ra hoa làm cảnh. 5 Dendrobium Hoàng -Giàng A Chứ (thôn Người dân lấy lan về buộc lindleyi Thảo Vảy Trông Sua) vào khúc gỗ treo ở ngoài Rồng - Nguyễn Văn Quý hiên nhà, đặt lên các cây gỗ (Thôn Lao Chải) hay cây ăn quả quanh nhà, hoặc trồng vào chậu để chờ ra hoa làm cảnh. 6 Dendrobium Hoàng -Thào A Mành Người dân lấy lan về buộc aloifolium Thảo (Thôn Phinh Hồ) vào khúc gỗ treo ở ngoài Móng - Mua A Páo (Thôn hiên nhà, đặt lên các cây gỗ Rồng Pú Vá) hay cây ăn quả quanh nhà, - Giàng A Vứ (Thôn hoặc trồng vào chậu để chờ Tà Dông) ra hoa làm cảnh. (Nguồn: Tổng hợp số liệu phỏng vấn người dân.)
  53. 46 Người dân họ thu hái các loại lan từ rừng về, chủ yếu là trồng vào các khúc gỗ hay chậu treo ở hiên nhà hay buộc vào các cây gần nhà với mục đích đợi ra hoa để làm cảnh. Người dân chỉ mang Lan về rồi để đó chờ cây ra hoa, người dân cũng không có áp dụng các phương pháp kĩ thuật chăm sóc nào cả, chỉ thỉnh thoảng tưới nước cho cây. Và cứ như vậy trong khoảng một vài tháng, lâu có thể 2-3 năm thì cây chết và vứt đi. 4.4. Một số đặc điểm sinh thái của các loài Lan 4.4.1. Các loài cây chủ (giá thể) của các loài Lan Từ kết quả thực địa cho thấy trong số 32 loài lan thuộc chi hoàng thảo được tìm thấy có 29 loài sống trên cây còn lại 3 loài phân bố cả trên cây và trên đá là hoàng thảo đùi gà tròn, hoàng thảo trúc vàng và hoàng thảo trúc mành. Các loài phân bố sinh trưởng ở độ cao từ mặt đất khá cao dao động từ 4 đến 16 mét. Số liệu chi tiết được tổng hợp tại bảng 4.8. Bảng 4.8: Các loài cây chủ của các loài lan thường cộng sinh Độ cao phân STT Loài lan Cây chủ bố từ mặt đất (m) 1 Hoàng Thảo Đùi Gà Dẹt Giổi, Pơ Mu, Re hương 6 - 15 Trên cây (thiết sam) và trên 2 Hoàng Thảo Đùi Gà Tròn 8 - 15 đá vôi Thông tre, vối thuốc, Thiết 3 Hoàng Thảo Long Nhãn 6 - 12 sam 4 Hoàng Thảo Kim Thoa Pơ mua, Giổi, vối thuốc 8 - 10 Hoàng Thảo Thủy Tiên 5 Re hương, Bông sứ, Pơ mu 7 - 13 Tím Hoàng Thảo Thủy Tiên Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 6 7- 11 Vàng sam Hoàng Thảo Thủy Tiên Mỡ Thông tre, vối thuốc, Thiết 7 7 - 10 Gà sam 8 Hoàng Thảo Râu Môi Kháo vàng 6 - 12 9 Hoàng Thảo Hương Vani Sồi lào, Bông sứ, Re hương 8 - 15 10 Hoàng Thảo Phi Điệp Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 7- 11
  54. 47 Vàng sam Hoàng Thảo Phi Điệp Sồi lào, Thiết sam, Re 11 8 - 13 Tím hương Hoàng Thảo Tam Bảo 12 Re hương, Bông sứ 7 - 14 Sắc 13 Hoàng Thảo Trúc Vàng Trên cây (Sồi lào) và trên đá 6 - 12 14 Hoàng Thảo Trúc Mành Trên cây (Sồi lào) và trên đá 8 - 13 Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 15 Hoàng Thảo Ngọc Trúc 7 - 12 sam 16 Hoàng Thảo Thập Hoa Sồi lào, Bông sứ, Thiết sam 10 - 12 Thông tre, vối thuốc, Thiết 17 Hoàng Thảo Hạc Vỹ 7 – 15 sam Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 18 Hoàng Thảo Sừng 5 - 16 sam Hoàng Thảo Nhất Điểm 19 Sồi lào, Bông sứ, Re hương 4 - 16 Hồng Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 20 Hoàng Thảo U Lồi 7 - 12 sam Hoàng Thảo Đăng Lan 21 Sồi lào, Bông sứ, Re hương 8 – 14 Sapa Hoàng Thảo Ý Thảo Ba Thông tre, vối thuốc, Thiết 22 5 – 12 Màu sam Hoàng Thảo Thanh Hắc Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 23 6 - 12 Lan sam Sồi lào, Thiết sam, Re 24 Hoàng Thảo Henry 8 - 13 hương 25 Hoàng Thảo Vảy Rồng Pơ mua, Giổi, vối thuốc 10 - 12 26 Hoàng Thảo Kim Điệp Giổi, Re hương 7 - 10 Hoàng Thảo Kim Điệp 27 Pơ mua, Giổi, vối thuốc 7- 11 Thơm 28 Hoàng Thảo Móng Rùa Sồi lào, Thiết sam 7 - 12 Thông tre, vối thuốc, Thiết 29 Hoàng Thảo Nghệ Tâm 7 - 14 sam Hoàng Thảo Thủy Tiên 30 Sồi lào, Bông sứ, Re hương 10 - 12 Dẹt Vối thuốc, Pơ mu, Thiết 31 Hoàng Thảo Vảy Cá 8 - 13 sam Sồi lào, Thiết sam, Re 32 Hoàng Thảo Móng Rồng 6 - 12 hương (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra.)
  55. 48 4.5. Thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển loài Lan 4.5.1. Thuận lợi - Khu bảo tồn có hệ thống ban quản lý với số lượng lớn và chất lượng cao do vậy việc bảo tồn được duy trì và phát triển tốt, đóng góp lớn vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho khu bảo tồn. - Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít. - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương. - Khí hậu là điều kiện thuận lợi để khu bảo tồn lưu giữ và bảo tồn một số loài động thực vật đặc hữu. 4.5.2. Khó khăn - Việc đốt rừng, khai thác trái phép tài nguyên rừng của người dân vẫn còn diễn ra khá nhiều làm suy giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực. - Khu bảo tồn có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên. - Người dân còn rất hạn chế về kỹ thuật gây trồng, chăm sóc các loài Lan. - Trình độ dân trí chưa cao, do vậy ý thức bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo vệ và phát triển rừng bền vững còn gặp nhiều khó khăn. 4.5.3. Các nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên của các loài lan a, Mất môi trường sinh sống: - Do khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ diễn ra khá phổ biến ở các khu vực trong phạm vi Khu bảo tồn. Gỗ bị khai thác do chính người dân địa phương và dân từ nơi khác đến, các loại gỗ thường bị khai thác là pơmu, sến, dổi Mục đích khai thác gỗ ngoài việc sử dụng làm nhà và các vật dụng trong nhà thì mục đích quan trọng hơn là để bán. Từ việc khai thác gỗ của
  56. 49 người dân đã đồng thời phá đi những cây chủ sống ký sinh của các loài lan nói chung và các loài lan thuộc chi Lan Hoàng Thảo nói riêng, vì những cây bị khai thác thường là những cây gỗ to và có tuổi thọ lâu đời và đó cũng chính là những địa điểm Lan sinh sống tập chung và nhiều. b, Do sưu tầm và buôn bán của người dân: Những người dân quanh khu bảo tồn có thói quen vào rừng thu hái những loài lan đẹp mà họ nhìn thấy khi vào rừng khai thác gỗ và đi săn bắt hay lấy củi. Việc này tạo ra sự thiếu hụt và mất sự đa dạng các loài lan trong rừng nguyên sinh. Do hành động sưu tầm của người dân lâu năm kéo dài. Một vấn đề nổi trội lên nữa là việc buôn bán những loài lan quý hiếm, có hoa đẹp và hương thơm cũng đồng thời tạo ra hệ quả nguy hiểm đến sự đa dạng của các loài lan trong khu bảo tồn. Vì nhu cầu người dân chơi lan ngày càng cao nhất là lan rừng, bên cạnh đó người dân trong khu bảo tồn cũng muốn kiếm thêm thu nhập vào những lúc rảnh rỗi và những lúc giáp hạt, thức ăn không đủ cung cấp. Nên họ phải vào rừng kiếm lan để đi bán. Việc này vô cùng nguy hiểm với sự da dạng của các loài Lan. Ý thức của người dân trong việc nhận thức về bảo tồn các loài lan chưa cao. Hầu hết người dân khi lên rừng thấy lan đều mang về. 4.6. Đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên lan thuộc Chi Hoàng Thảo 4.6.1. Đề xuất khoanh vùng vườn quốc gia lan thuộc Chi Hoàng Thảo Thảm thực vật tự nhiên hiện nay của Khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải chủ yếu là rừng thường xanh núi cao trên 2400m. Điều tra sơ bộ về các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại một số tuyến vùng lõi của khu Bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù Cang Chải cho thấy thành phần các loài lan mang tính đặc trưng cho vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam. Thông qua kết quả điều tra nghiên cứu đã chỉ ra được 32 loài thuộc thuộc Chi Hoàng Thảo đang có trong khu vực bảo tồn thấy tài nguyên rừng nơi đây có giá trị ĐDSH cao về các loài lan nói chung và các loài lan thuộc
  57. 50 Chi Hoàng Thảo nói riêng tạo nên sự đa dạng cho tự nhiên và tô thêm sắc cho cánh rừng. Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài nguyên lan thuộc Chi Hoàng Thảo tại khu vực này bị suy giảm rất nhiều bởi một số nguyên nhân sau: - Xâm lấn đất rừng để canh tác nương rẫy và trồng thảo quả. Hiện nay, tình trạng phát rừng trồng cây Thảo quả của Khu bảo tồn vẫn đang diễn ra, đặc biệt ở đai rừng có độ cao từ 700 đến 1700 m. Sự xâm lấn đất để hoạt động nông nghiệp và đất trồng cây công nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới các hệ sinh thái rừng. Đặc biệt là sinh cảnh sống của các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo. Ở các khu vực, các đai cao thuận lợi cho các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo sinh trưởng và phát triển đã bị người dân xâm lấn trồng thảo quả gần như toàn bộ. - Khai thác lâm sản ngoài gỗ quá mức: Một số LSNG của Khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải bị khai thác, bao gồm: phong lan nói chung, lan thuộc Chi Hoàng Thảo, mật ong, cây ba kích, tre nứa, mây. Việc khai thác lâm sản ngoài gỗ đã diễn ra ở mức không bền vững, nhiều cây gỗ đã bị chặt để thu hái phong lan và làm phá huỷ tán rừng. Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác phong lan diễn ra rầm rộ với số lượng lớn, đe doạ tới sự tuyệt chủng cục bộ của một số loài. Việc khai thác LSNG ở trong Khu bảo tồn chủ yếu là do người dân vùng đệm tiến hành để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là trong giai đoạn giáp hạt. - Việc khai thác gỗ trái phép do người dân sống gần Khu bảo tồn thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cần thiết tại địa phương (dựng nhà, đồ gia dụng) hoặc bán cho đầu lậu địa phương. Hoạt động khai thác gỗ sẽ ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo. Trên cơ sở điều tra chúng tôi thấy rằng khu vực có thể đề xuất khoanh vùng các loài lan nằm trong diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, đặc biệt là khu vực vùng lõi của khu bảo tồn loài và Sinh cảnh Mù
  58. 51 Cang Chải (xã Chế Tạo và Lao Chải). Nơi tài nguyên rừng được bảo vệ còn tương đối nguyên vẹn sinh cảnh chưa bị tác động nhiều. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp đỡ người dân để họ biết rằng nguồn lợi của rừng đem lại và vai trò của các loài cây quý hiếm đặc biệt là các loài lan. Rừng có nguồn lợi to lớn nhưng có giới hạn nên không có cách sử dụng hợp lý và có ý thức gây trồng thì sẽ cạn kiệt. - Ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc đốt rừng, khai thác trái phép tài nguyên rừng làm suy giảm vốn rừng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến các giá trị di tích cảnh quan trong khu vực. - Xây dựng các chương trình nghiên cứu bảo tồn tính đa dạng thực vật nói chung, đặc biệt là bảo tồn các ưu hợp thực vật chủ yếu, các loài thực vật quý hiếm, 4.6.2. Đề xuất biện pháp phát triển loài Lan Người dân trực tiếp là người đang có những hành động làm suy giảm các loài lan, chính vì vậy muốn phát triển các loài lan thì cần những hành động tốt và có ý nghĩa phát triển lan từ chính những người dân sống trong khu bảo tồn nói riêng và người dân ngoài khu bảo tồn nói chung. - Gây trồng thử nghiệm các loài lan và hỗ trợ kỹ thuật gây trồng, vật tư cần thiết phục vụ cho gây trồng. Phải để cho người dân nhận thấy nguồn lợi mà việc gây trồng lan tại nhà sẽ tốt hơn là phải lên rừng tìm kiếm, bên cạnh đó lại được sự hỗ trợ từ phía chính quyền về vật tư, kỹ thuật hay đầu ra. Dần dần thương mại hóa sản phẩm. - Hướng dẫn người dân bảo vệ, không khai thác làm cho cạn kiệt các loài Lan. Thông qua những hành động tuyên truyền giúp người dân có nhận thức tốt hơn về việc bảo tồn những cánh rừng nguyên sinh bảo tồn những loài lan rừng. Khi đó người dân mới biết, dân làm và dân mới giàu.
  59. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1) Đặc điểm sử dụng và hiểu biết của người dân về loài Lan Sự hiểu biết của người dân về loài cây này là chưa nhiều, chưa biết được chính xác giá trị của các loài Lan. Tuy nhiên việc khai thác vẫn diễn ra do người dân chỉ biết đem về làm cảnh và bán để thu lợi nhuộn cho bản thân mình nhưng chưa biết cách khai thác hợp lý hay cách lấy hợp lý để cây vẫn có thể sinh trưởng, do vậy số lượng một số loài lan hiện nay còn rất ít. Cần có biện pháp bảo vệ các cá thể còn sót lại. 2) Đặc điểm phân loại và phân hạng bảo tồn của loài Lan Tại khu vực nghiên cứu vẫn còn nhiều loài Lan, trong đó có một số loài quý hiếm có số lượng còn ít, các cây tái sinh lại không xuất hiện do vậy nguy cơ tuyệt chủng của các loài này là rất cao như hoàng thảo đùi gà dẹt, hoàng thảo phi điệp tím, hoàng thảo nhất điểm khoàng, hoàng thảo thủy tiên dẹt 3) Đặc điểm phân bố của loài Lan - Phân bố theo tuyến: Các loài lan chủ yếu phân bố ở những địa hình như đỉnh núi, sườn núi và chân núi. - Phân bố theo độ cao: Các loài Lan thường sinh trưởng và phát triển tốt ở một khoảng độ cao nhất định, chủ yếu phân bố ở độ cao 800 - 2000m so với mực nước biển. 4) Đặc điểm hình thái của loài Lan Các loài lan có hệ rễ khí sinh, có một lớp mô hút ẩm dày bao quanh gồm những lớp tế bào chết chứa đầy không khí nên rễ ánh lên màu sám bạc. Rễ thường phát trển rất nhiều, mọc bám vào thân cây chủ rất chắc. Rễ đan thằng thành 1 búi chằng chịt, đó là nơi thu gọm chất dinh dưỡng để dự trữ. Thân Lan có tiết diện khác nhau tùy từng loài lan ví dụ: thân có hình tròn hoặc e líp thân chúng chia làm 3 nhóm: nhóm đa thân, đơn thân, giả hành.
  60. 53 Lá có đủ các hình dạng khác nhau, to nhỏ dài ngắn khác nhau tùy theo từng loài lan. Hoa lan khá lớn mọc ở nhiều vị trí khác nhau: ở thân, có cây ra hoa ở bẹ lá, có cây ra hoa ở đỉnh. Kích thước thay đổi tùy theo từng loài hoa lan. Quả lan thuộc quả nang, nở ra theo 3 - 6 đường nứt dọc, quả có dạng cải dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Một quả có rất nhiều hạt nên kích thước hạt rất nhỏ nằm giữa những sợi long hút ẩm, hạt rất nhỏ hầu như không trọng lượng, phôi hạt chưa phân hóa. 5) Đặc điểm sinh thái của loài Lan trong chi hoàng thảo Các loài Lan thường sống trên các cây to và có độ tàn che lớn như Nghiến, Dẻ, Kháo, Và sống chủ yếu ở độ cao từ 6-10m so với mặt đất. 5.2. Kiến nghị Do thời gian thực tập khóa luận còn hạn chế, thiếu thốn về điều kiện kinh tế cùng với sự hạn chế về kiến thức của bản thân trong lĩnh vực nghiên cứu các loài thực vật quý hiếm vì vậy mà khóa luận tốt nghiệp của tôi còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi có một số kiến nghị sau: - Tăng thời gian thực tập khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập được tốt hơn. - Bố trí cho sinh viên nhiều đợt thực tập nghề nghiệp hơn giúp cho sinh viên có thể làm quen được với công việc nghiên cứu, viết và trình bày báo cáo. - Ban quản lý KBT cần thường xuyên tập huấn cho người dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã quý hiếm. - Cần theo dõi diễn biến sinh trưởng và phát triển của các loài lan, cần phải có thời gian nghiên cứu dài hơn để nghiên cứu trên phạm vi toàn bộ khu bảo tồn để có kết quả chính xác.
  61. 54 - Tăng cường kiểm tra giám sát các khu rừng trong khu bảo tồn, phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm địa bàn với các cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và các loài cây lan nói riêng để bảo tồn và phát triển loài. - Tiến hành điều tra bổ xung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng chính xác còn lại của các loài Lan trên địa bàn để có biện pháp gây trồng trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng.
  62. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Hoàng Thị Bé (2004) Atlas Khuẩn Lam – nấm – thực vật. 167tr, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 2. Chi cục Kiểm lâm Yên Bái (2013), Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2013 – 2020. 3. Lê Ngọc Công, (2004). Nghiên cứu phân loại thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên theo phân loại của UNESCO 1973. Tạp chí Khoa học& Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 3, tr.17-20. 4. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung, (1995). Nghiên cứu diễn thế của loại hình savan cây bụi với một số mô hình sử dụng ở vùng đồi trung du Bắc Thái. Thông báo Khoa học Trường ĐH Sư phạm – ĐHTN, số 3, tr.5- 12. 5. Lê Mộng Chân (2000), Giáo trình Thực vật rưng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Dương Đức Huyến, 2007 “Thực vật Chí Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 7. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995) Nghiên cứu đặc điểm và xác định xu hướng diễn thế của thảm thực vật thoái hoá do tác động của quá trình khai thác than ở Cẩm Phả - Quảng Ninh. 8. Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp,1995 Đề tài nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số loài địa lan kiếm bản địa có giá trị kinh tế cao vùng miền núi phía Bắc. 9. Trần Hợp (1998), Phong Lan Việt Nam, NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh. 10. Phan Kế Lộc, 1970. Bước đầu thống kê một số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam. Tập san Lâm nghiệp, số 9: 18-23 11. Đỗ Tất Lợi (1995) Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
  63. 56 12. Sách đỏ Việt Nam (2007) “Phần II: Thực vật”. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Khoa Học Tự Nhiên, Môi trường. 13. Nguyễn Thị Pha, Nguyễn Thị Liên, Trần Thị Xuân Mai và cs (2012). Đa dạng sinh học một số loài lan rừng thuộc chi dendrobium bằng kỹ thuật RAPD. Tạp chí Khoa học 2012:22a 186-192. Trường Đại học Cần Thơ. 14. Trần Duy Quý, 2005 “Giáo trình trồng trọt bảo vệ thực vật”. Nxb Chính trị quốc gia. 15. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 16. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Về việc nghiên cứu tính đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (On research on biodiversity at the Cuc Phuong National Park. VN). T/c Lâm Nghiệp 11(1997) 40-42. 17. Nguyen Nghia Thin, T. V. Tiệp, 2000. Đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên di truyền thực vật có ích và mức độ chúng bị đe doạ. (Assessment of diversity of genetic resources of useful plant and levels of threat in flora at Ba Be Natational Park). T/c Di truyền học và ứng dụng, 4: 44-46. 18. Nguyễn Quang Thạch và cộng sự. Quy trình nhân giống và nuôi giống Lan Hồ Điệp. II. Tài liệu nước ngoài 19. Averyanov, L.V, 2004, Dendrobium tuananhii, Aver. An – other interesting new orchid from Vietnam. Orchids. Mag. Amer. Orch. Soc. 20. Dressler, (1993), “Phylogeny and Classification of Orchid Family”. Publisher: Cambridge University Press. 21. Evans AR, et al. (2012) “The roles of the cation transporters CHX21 and CHX23 in the development of Arabidopsis thaliana” J Exp Bot 63(1):59-67
  64. 57 22. IUCN (2013). Red List of threatenet Species. International Union for Convervation of Nature and Natural resources. 23. Leitch IJ, Kahandawala I, Suda J, Hanson L, Ingrouille MJ, Chase MW, Fay MF (2009) “Genome size diversity in orchids: consequences and evolution”. Ann Bot. Aug; 104(3):469-81. 24. Lyraea J. Lindley, 1830 “In The Interim Register of Marine and Nonmarine Genera”, Synonym of Bulbophyllum Du Petit-Thouars, 1822 25. Kanowski, P.J. and Boshier, D., 1997. Conserving the genetic resources of trees in situ, in Plant Genetic Conservation: The InSitu Approach, Biên tập: N. Maxted, B.V. Ford-Lloyd and J.G. Hawkes, Chapman & Hall, London, 207-219.
  65. PHỤ LỤC 1 Đặc điểm nhận biết các loài lan thuộc Chi Hoàng Thảo Bảng hình thái thân, rễ, hoa, quả của các loài Lan STT Tên loài Mô tả Hình ảnh 1 Hoàng Thảo Hoàng thảo Đùi Gà Dẹt có thân Đùi Gà Dẹt - nhỏ, dẹt màu vàng ánh, dáng Dendrobium thân gấp khúc dích dắc ở các linawianum đốt giống kiểu như Hoàng Thảo Chuỗi Ngọc, trên thân có nhiều rãnh dọc chạy dọc thân. Thân Đùi gà dẹt thường dài khoảng 25-40 cm. Hoa có kích thước từ 4-6cm, 2 bên họng hoa có 2 mắt nhỏ, thường thì hoàng thảo đùi gà dẹt có cánh trắng, đầu cánh 1: Hoàng Thảo Đùi Gà Dẹt - và đầu lưỡi hoa tím. Dendrobium linawianum 2 Hoàng Thảo Lan sống phụ sinh, mọc bụi, Đùi Gà Tròn - cao 60cm, thân dẹt lớn dần ở Dendrobium đỉnh, màu vàng bóng. Lá thuôn nobile hình giải, dài 10 - 15cm, rộng 2 - 3cm có 9 - 10 gân mảnh. Cụm hoa ở nách lá, ngắn có 1 - 2 hoa. Hoa lớn màu tím hay pha hồng. Cánh môi hình trái xoan, mép nhăn nheo cộn lại, họng có 2: Hoàng Thảo Đùi Gà đốm lớn màu đỏ đậm. Hoa Tròn - Dendrobium nobile thơm. 3 Hoàng Thảo Thân dài tới 90 cm, hình trụ, Long Nhãn – dầy 0,7 - 0,8 cm, lóng dài 3 - 4 Dendrobium cm. Lá hình mác rộng, đỉnh fimbriatum nhọn, dài 10 - 13 cm, rộng 2 - 3 cm. Cụm hoa bên ở sát đỉnh thân, dài 15 - 18 cm, nhiều hoa, mọc trên thân còn lá. Lá bắc dài khoảng 0,5 cm. 3: Hoàng Thảo Long Nhãn – Dendrobium fimbriatum
  66. 4 Hoàng Thảo Thân cây cứng cáp, mọc đứng Kim Thoa – lên, cao khoảng 30 - 80cm, Hoa Dendrobium vàng nở vào mùa xuân đến đầu clavatum hạ, hoa thơm rộng 4-5cm. độ bền của hoa khoảng 1 tuần, hình trụ, dầy 0,7 - 0,8 cm, Lá hình mác rộng, đỉnh nhọn, dài 10 - 13 cm, rộng 2 - 3 cm. Cụm hoa bên ở sát đỉnh thân, dài 15 - 18 cm, nhiều hoa, mọc trên thân .4: Hoàng Thảo Kim Thoa – còn lá Dendrobium clavatum 5 Hoàng Thảo Thân hình con suốt, dài 30 - 35 Thủy Tiên cm, dầy 1,2 - 1,5 cm, có 7 - 8 Tím – gờ dọc, lóng dài 4 - 5 cm. Lá 3 - Dendrobium 4, tập trung ở đỉnh thân, hình amabile bầu dục thuôn, đỉnh hơi nhọn, dài 11 - 12 cm, rộng 4 - 6 cm. Cụm hoa trên thân còn lá, chùm gần đỉnh, dài 30 cm, nhiều hoa. Lá bắc hình bầu dục, dài 1,8 - 2 cm. Hoa màu tím hồng nhạt, đường kính 5 - 6 cm; cuống hoa .5: Hoàng Thảo Thủy Tiên và bầu dài 4 - 5 cm. Tím – Dendrobium amabile 6 Hoàng Thảo Giả hành hình thoi có 4 cạnh rõ Thủy Tiên rệt nhất là ở phân nữa bên trên, Vàng - cao cỡ 30cm với 3-4 lá mọc tập Dendrobium trung ở đỉnh; lá xoan thon, dài thysiflorum 8-10cm, rộng 3.5-5cm. Chùm hoa ở gần ngọn, thường ở trên các giả hành đã rụng lá, dài đến 25-30cm. Hoa to cỡ 5cm, màu trắng với môi tròn màu vàng có viền trắng ở mép, mép có lông. 6: Hoàng Thảo Thủy Tiên Vàng - Dendrobium thysiflorum 7 Hoàng Thảo Giả hành lan thủy tiên mỡ gà Thủy Tiên Mỡ khá dài và màu xanh đậm hoặc Gà - xanh nâu màu, cao 30-50 cm Dendrobium đường kính 2-2,5cm. Lá khá densiflorum dày, màu xanh đậm, dài 7-10 cm, rộng 4 cm. Chùm hoa treo rũ xuống dài khoảng 20-25 cm. Kích thước hoa: 3,5-5 cm 7: Hoàng Thảo Thủy Tiên Mỡ Gà - Dendrobium densiflorum
  67. 8 Hoàng Thảo Mọc bụi, có gốc nhỏ, thân Râu Môi - phình ra 1 đoạn sát gốc rồi Dendrobium thuôn tròn, dài lên đến ngọn brymerianum thân cao chừng 50 cm, lá xếp 2 dãy, gần hình trụ, rụng lá, Hoa nở vào mùa xuân và mùa thu, từ 1 đến 5 chiếc rất thơm, to 5-7.5 cm, mọc từ các đốt của thân đã rụng lá, hoa màu vàng cánh môi có râu tua rất đặc trưng, cựa dài 8: Hoàng Thảo Râu Môi - 1,5cm Dendrobium brymerianum 9 Hoàng Thảo thân dài buông xuống dài đến Hương Vani - 1m. Lá thuôn dài 10cm. Cụm hoa Dendrobium dài 4 - 6cm mang 2 - 8 hoa mọc linguella ở phần thân không lá. Hoa lớn 2cm, cánh môi cong lòng thuyền, dày, đỉnh hình tam giác nhọn. Kích thước hoa: 2.5 - 4.5 cm. màu hồng nhạt, hoa thơm ngọt mùi vani, có 2 đốm nhỏ màu tím sẫm như đôi mắt. 9 Hoàng Thảo Hương Vani - Dendrobium linguella 10 Hoàng Thảo Thân dài 70 - 160 cm, hình trụ, Phi Điệp Vàng dầy 0,6 - 0,8 cm, thõng xuống, - Dendrobium lóng dài 2 - 3,5 cm. Lá hình chrysanthum mác nhọn, dài 10 - 16 cm, rộng 3 - 4 cm. Cụm hoa bên mọc trên thân. Lá bắc dài 0,5 cm. Hoa màu vàng, đường kính 4 - 4,5 cm, cuống hoa và bầu dài 4 - 5 cm 10: Hoàng Thảo Phi Điệp Vàng - Dendrobium chrysanthum 11 Hoàng Thảo Thân tơ trưởng thành to mập cỡ Phi Điệp Tím - ngón tay út, thân có thể dài Dendrobium khoảng 1.8 m thân to như ngón anosmum tay cái người lớn. thân tơ có chấm tím, tập trung ở nách lá thành 1 vạch màu tím sẫm, cả trên lá cũng có các chấm. Lá mọc so le, mọng nước, dài khoảng 7-12 cm, rộng 4-7 cm. Thân có màu trắng xám loang lổ đốm đen nhìn mốc meo. Thân già các đời trước thì thường khô teo, màu nâu tím 11: Hoàng Thảo Phi Điệp hoặc vàng như rơm, bóng. Hoa Tím - Dendrobium