Khóa luận Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh

pdf 49 trang thiennha21 16/04/2022 8600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_con_nguoi_co_don_trong_truyen_ngan_bao_ninh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN TRẦN THỊ HOA CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI- 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu cũng nhƣ luôn động viên khuyến khích tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Hoa
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo – TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác. Hà Nội, tháng5 năm 2016 Tác giả khóa luận Trần Thị Hoa
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 6 1.1. Chủ đề con ngƣời cô đơn trong văn học 6 1.1.1. Chủ đề con người cô đơn trong văn học thế giới 6 1.1.2. Chủ đề con người cô đơn trong văn học Việt Nam 8 1.2. Truyện ngắn Bảo Ninh trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại 12 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn 12 1.2.2.Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại 14 1.2.3. Truyện ngắn Bảo Ninh và chủ đề con người cô đơn 17 Chƣơng 2. NHẬN DIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 20 2.1. Ngƣời lính 20 2.1.1. Người lính từ cái nhìn lịch sử 21 2.1.2. Người lính từ cái nhìn cá nhân 23 2.2 Ngƣời phụ nữ 27 2.2.1 Người phụ nữ từ cái nhìn lịch sử 27
  5. 2.2.2 Người phụ nữ từ cái nhìn cá nhân 30 Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 32 3.1. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt 32 3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 35 3.3. Giọng điệu xót xa, thƣơng cảm 38 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chiến tranh đã lùi xa bốn mƣơi năm song những dấu vết về quá khứ đau thƣơng vẫn hằn sâu trong tâm thức của ngƣời Việt. Vết thƣơng da thịt theo năm tháng có thể lành lại, nhƣng những vết thƣơng về tinh thần đã thấm sâu vào trong từng ngõ ngách thể xác và tâm hồn của họ. Đề tài chiến tranh và ngƣời lính luôn là một đề tài lớn của văn học nƣớc nhà, nhƣng giờ đây nó đƣợc thể hiện với “những cảm hứng mới, những cách thức tiếp cận mới, những cách viết mới chứ không phải sự nối dài của quá khứ”(Phong Lê). Văn học Việt Nam đã có nhiều tác phẩm hay, có giá trị về đề tài này, nhƣng những ngƣời cầm bút vẫn chƣa hài lòng về thành tựu của chính mình. Họ vẫn luôn ý thức tìm tòi, đổi mới trong phƣơng pháp sáng tạo, trong tƣ duy thể loại để thai nghén và cho ra đời những tác phẩm tƣơng xứng với tầm vóc của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc.Trên con đƣờng đó, văn xuôi Việt Nam, đặc biệt truyện ngắn sau 1975 viết về chiến tranh và ngƣời lính đã có những bƣớc chuyển biến mới mẻ và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Năm 1987 truyện ngắn Trại bảy chú lùn của Bảo Ninh chính thức xuất hiện trên văn đàn. Từ đó đến nay, trên hành trình sáng tạo hơn hai thập kỉ,Bảo Ninh đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam đƣơng đại, đặc biệt là mảng văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến. Có thể nói, bên cạnh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh(Thân phận của tình yêu) đạt giải nhất Hội Nhà văn năm 1991 đã làm nên tên tuổi Bảo Ninh trên văn đàn Việt Nam và thế giới, ông còn có những tác phẩm tự sự cỡ nhỏ “bặt thiệp và tinh tế”. Những điều ông viết có thể xem nhƣ sự tri ân cho cuộc sống mà tuổi trẻ của ngƣời lính đã dâng hiến cho dân tộc với những trải nghiệm sâu sắc: “Chiến tranh và đồng đội ấy là tình yêu của chúng tôi, lớp 1
  7. trẻ trưởng thành lên trong hầm trú ẩn và làm nên ý nghĩa của cuộc đời mình trong trận mạc”[13;282]. Truyện ngắn Bảo Ninh đem đến cho ngƣời đọc một cái nhìn khác về chiến tranh. Dƣới cái nhìn hồi cố, nhân vật trong những trang văn của ông đã suy tƣ, trải nghiệm cuộc đời của hôm qua, hôm nay đầy đặn hơn, trọn vẹn hơn. Những truyện ngắn đó là sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng sự trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sửmột cách sâu sắc, cảm động và để lại nhiều ấn tƣợng trong lòng độc giả. Truyện ngắn Bảo Ninh thu hút sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình văn học đƣơng đại. Phải chăng ngòi bút tài hoa này đã tạo hình nên những thiên truyện để đến thế hệ hôm nay và ngày mai sẽ mãi còn nhớ đến những con ngƣời trong thời chiến với những tâm tƣ sầu kín. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh”. 2.Lịch sử vấn đề Truyện ngắn Bảo Ninh nhận đƣợc khá nhiều sự quan tâm của giới sáng tác cũng nhƣ phê bình văn học đƣơng đại. Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX,Bùi Việt Thắng khẳng định: Bảo Ninh “là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn và là cây bút ấn tượng mạnh với người đọc”[2;337]. Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau năm 1975 cũng xem Bảo Ninh là “một cây bút ấn tượng với người đọc” [17;32]. Mai Quốc Liên khi nhận xét về cuốn sánh Bảo Ninh - Tác phẩm chọn lọc cho rằng: “Đã lâu lắm, tôi mới đọc được một tập truyện hay như thế. Anh tôi, tuy làm “chính trị” đọc xong cũng thốt lên “hay” Một nỗi buồn sâu lắng nhưng trong lành, một tình yêu thương đằm thắm, xót xa thấm đượm trong từng trang sách Và cao hơn, một sự nhận thức đầy đủ, chân thành, lương tâm của một người lính trở về từ chiến trận. Một cái nhìn, một cách nhìn và điểm 2
  8. nhìn đã được lọc qua tháng năm những suy nghĩ trải nghiệm qua máu xương, chiến trận Số phận của từng người, số phận của tình yêu, cái ngẫu nhiên và cái sống, cái chết đã làm cuộc đời thêm xót xa, cay đắng nhưng càng đáng yêu hơn” [6;42]. Phạm Xuân Thạch cho rằng:Truyện ngắn Bảo Ninh “giống như những mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu hoặc soi gương thế giới của tiểu thuyết” , “như một sự đào sâu hiện thực của chiến tranh bằng sự trải nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn của cộng đồng về hiện thực lịch sử”[8;251]. Giới thiệu tuyển tập truyện ngắn Lan man trong lúc kẹt xe của Bảo Ninh, tác giả Nguyễn Chí Hoan đã chú ý đến một số yếu tố nghệ thuật và cho rằng:“Nó là một suy tư chiêm nghiệm vô tận về thân phận qua cái nhìn hồi cố. Các nhân vật trong truyện kể về các sự kiện và con người như là những ấn tượng mạnh mẽ khác thường mà kí ức còn lưu giữ”.Các mạch truyện “nối với nhau như những đoạn phim tư liệu được một tay đạo diễn dựng lại một cách ngẫu nhiên”. Cái nhìn hình tượng ấy cho ta thấy quá khứ được kể là “cao nhất, lớn hơn, hư ảo hơn đồng thời là thực hơn”. Đó là “cái nhìn vào ý nghĩa” mà “không phải vào sự kiện, biến cố, con người một cách thông thường”[10;50]. Trong bài viết Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn, Đoàn Ánh Dƣơng nhận xét:Tập truyện ngắn “là một đối ứng với Nỗi buồn chiến tranh, nhưng trong sự thống nhất gần như trọn vẹn của những vấn đề được đề cập: nỗi buồn hậu phương”. Tác giả cũng khẳng định “Với Bảo Ninh, chiến tranh là một chấn thương”. Trở về sau chiến tranh ám ảnh những gì cuộc chiến mang lại “Bảo Ninh đã viết về nó, nhìn đời qua lăng kính đó, để vượt lên chấn thương, vượt thoát cái chết mà chấn thương đó quy định”. Và “Chủ âm trong sáng tác của Bảo Ninh là hồi tưởng về quá khứ”. Do vậy “Kí ức là chất liệu 3
  9. chủ đạo trong sáng tác của Bảo Ninh, còn Bảo Ninh là kẻ ăn mày kí ức ấy”.Tác giả bài viết còn đƣa ra kết luận: “Đã đến lúc phải đọc Bảo Ninh theo một cách khác. Văn Bảo Ninh là câu chuyện đời của chính ông. Ở đó kí ức cá nhân trở thành chất liệu của hư cấu, còn hư cấu xét đến cùng như một lẽ viết và vì thế một lẽ sống”[4]. Về tập truyện mới nhất của Bảo Ninh - Chuyện xưa kết đi được chưa, Nhị Linh trong blog của mìnhcó những nhận xét: “Chưa bao giờ văn học Việt Nam có một sự kéo dài và nồng độ đậm đặc như thế”. “Ám ảnh như một sự quán xuyến cả tập sách. Nhưng sự ám ảnh này cũng có một nét đặc biệt, nó không thể hiện trong nỗi nhớ, niềm tiếc nuối, mà lại thể hiện nhiều hơn trong sự quên. Rất nhiều nhân vật trong các truyện không thực sự nhớ mình đã như thế nào, cuộc đời xưa kia của mình ra sao. Chỉ thỉnh thoảng mới le lói một chút kí ức, và chỉ cần một hạt bụi nhỏ(nhỏ và tầm thường như một cái “búng”) cũng đủ khơi dậy day dứt, day dứt trộn lẫn với sự quên, day dứt cũng chính vì đã quên những điều lẽ ra không quên”[5]. Trong luận văn thạc sĩ Chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo Ninh (Đại học Vinh năm 2006), tác giả Lƣu Thị Thanh Trà nghiên cứu đề tài chiến tranh trong truyện ngắn Bảo Ninh qua đối sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Tác giả khẳng định: “Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một hiện thực chiến tranh với nỗi buồn dằng dặc, bàng bạc, đau xót trong các truyện ngắn. Nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn hậu chiến đã tác động vào số phận, nhân cách của mỗi người lính”. Tiếp thu từ những gợi ý trên đây của các nhà nghiên cứu, trong khóa luận này, chúng tôi tập trung tìm hiểu Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là cuốnBảo Ninh- những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2013. 4
  10. - Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp Đại học và thời gian có hạn, chúng tôi không tìm hiểu mọi phƣơng diện về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Bảo Ninh nói chung mà chỉ tập trung tìm hiểu về Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh. 4. Mục đích nghiên cứu Khóa luận làm rõ Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh. Từ đó, khẳng định đóng góp của Bảo Ninh đối với nền văn học đƣơng đại Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận tập trung sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp so sánh- đối chiếu - Phƣơng pháp phân tích văn học - Phƣơng pháp khái quát, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận là công trình khoa học tìm hiểu một cách hệ thống về Con người cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh. Từ đó,nhận diện về truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Giới thuyết chung Chƣơng 2: Nhận diện con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh 5
  11. NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Chủ đề con ngƣời cô đơn trong văn học 1.1.1. Chủ đề con người cô đơn trong văn học thế giới “Cái cô đơn” là đề tài có tính chất triết học truyền thống trong văn học phƣơng Tây. Có thể thấy đề tài này hiện hình trong nhiều tác phẩm và trong mỗi con ngƣời. Từ thời Phục Hƣng, Đônkihôtê – một chàng dũng sĩ đơn thƣơng độc mã với những chuyến đi mong muốn làm hiệp sĩ giang hồ. Anh ta tách mình ra khỏi cộng đồng ngƣời, đam mê với những loại truyện và tiểu thuyết kiếm hiệp. Chàng Hămlet (Hamlet) một mình đối diện với cả một đất nƣớc đầy rẫy sự xấu xa. Hămlet nhận ra “đời chỉ là một vườn hoang, mọc lên từ những hạt giống độc”. Chàng nhận thức đƣợc sự phức tạp, tráo trở của con ngƣời. Hămlet đặt ra hàng trăm câu hỏi “sống hay không sống”, “tồn tại hay không tồn tại”. Anh băn khoăn, hoài nghi cái xã hội mà anh đang sống, bởi lẽ trong cái vƣơng quốc ấy anh hoàn toàn cô độc, không ai hiểu anh. Thậm chí là Giăng-Van-Giăng(Những người khốn khổ) hay nàng Anna Karenia (Anna Karenia), dòng họ nhà Buendia (Trăm năm cô đơn), Chính cô đơn là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết trong các tác phẩm. Nhà thơ Octavio Paz từng đoạt giải Nobel văn chƣơng năm 1990 cho rằng: “Cái cô đơn là đặc trưng cuối cùng của thân phận con người” và nhấn mạnh “con người là sinh vật duy nhất cảm thấy mình cô đơn”. Nhà văn G.G.Marquez (giải thƣởng Nobel năm 1982 từ cuốn Trăm năm cô đơn) đã từng thừa nhận: “Trên thực tế mỗi nhà văn chỉ có một cuốn sách, cuốn sách mà tôi đang viết là cuốn sách nói về cái cô đơn”. 6
  12. Các nhà văn phƣơng Tây đã xây dựng rất thành công hình tƣợng con ngƣời cô đơn trong tác phẩm của mình. Tiểu thuyết của F.Kafka nói về thế kỉ XX đầy biến động, con ngƣời đã trở thành nạn nhân của xã hội. Hơn nữa bản thân của F.Kafaka lại mang trong mình tƣ tƣởng bi quan sâu sắc, do đó nói tới thân phận con ngƣời, nhà văn cảm nhận rõ sự cô đơn, bất lực. Nhân vật GiôdepK rơi vào một vụ án khó hiểu mà không ai giúp đỡ để tìm lối thoát cho mình. GiôdepK đi đến đâu cũng gặp ngƣời của tòa án theo dõi và rình rập. Một mình anh phải đối mặt cả với bộ máy pháp quyền trong nỗi cô đơn, sợ hãi. Lúc đầu GiôdepK còn mắng tòa án nhƣng càng về sau GiôdepK lại càng tự giác tuân theo, chờ đợi cái chết giáng xuống đầu mình. Đến đây, thực sự con ngƣời đã tới bƣớc đƣờng cùng, hoàn toàn cô đơn, bất lực. Con ngƣời không làm chủ đƣợc mình. Cô đơn đƣợc thể hiện là những u buồn, sự xa lánh muốn trốn tránh thực tại và sự cô độc của con ngƣời trong xã hội loài ngƣời. Cũng nhƣ các nhà văn phƣơng Tây, các nhà văn phƣơng Đông cũng xây dựng những tác phẩm viết về nỗi cô đơn. Cảm thức cô đơn đƣợc phát khởi từ Khuất Nguyên thuở trƣớc, vọng về thẳm sâu trong tâm hồn con ngƣời bất đắc chí với cuộc đời. Nhà thơ ƣớc muốn xây dựng một nền “mỹ chỉnh” tốt đẹp nhƣng lại cô độc bởi mọi ngƣời ghen ghét, đố kị. Và đến với Đỗ Phủ là nỗi buồn, cô đơn chới với của cả một gia đình, một thời đại, một dân tộc đang oằn mình trong khoảng tối tăm của trời đất, mang trong mình nhiều bi kịch lịch sử đau thƣơng. Nó là những lớp trầm tích văn hóa phƣơng Đông xuôi chảy trong dòng thời gian cổ kim, thức tỉnh đƣợc sự đồng vọng, cảm thông của biết bao ngƣời đời xƣa, đời nay và cả mãi sau. Ngoài ra ta có thể kể đến những tác phẩm văn xuôi viết về cái cô đơn của con ngƣời nhƣ: Hồng lâu mộng (tiểu thuyết của Tào Tuyết Cần). Nhân vật cô đơn trƣớc thực tại cuộc sống với chế độ khoa cử, hôn nhân, gia đình, tình yêu, Báu vật của đời, Sống đọa thác đày, (tiểu thuyết của 7
  13. Mạc Ngôn), tiểu thuyết Nỗi lòng của nhà văn Nhật Bản Natsume Sô- se – ki, hay Rừng Na-uy(tiểu thuyết của Haruiki Murakami) đều đề cập đến nỗi cô đơn của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Đó là nỗi ám ảnh của cái chết đối với sự sống, là mâu thuẫn giữa hiện thực truyền thống chƣa đủ sức để chấp nhận cái mới ùa vào, Hầu hết các tác phẩm trên đều ra đời vào thời kì đất nƣớc bƣớc vào cuộc sống mới, hoặc có sự thay đổi lớn trong cuộc sống của con ngƣời. Nhà văn đã lấy hiện thực đời sống phản ánh vào trang viết của mình. Do vậy, hình bóng của nhân vật trong tác phẩm thƣờng mang nỗi cô đơn. 1.1.2. Chủ đề con người cô đơn trong văn học Việt Nam Văn học Việt Nam vƣơn đến với bạn đọc thế giới không chỉ là sự đa dạng về thể loại mà còn là sự phong phú về đề tài. Con ngƣời cô đơn là vấn đề không ít nhà văn, nhà thơ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tốn giấy mực bàn luận. Có những tác phẩm đề cập đến con ngƣời cô đơn một cách trực tiếp, nhƣng cũng có những tác phẩm đề cập một cách gián tiếp. Ở Việt Nam, con ngƣời cô đơn đƣợc các nhà thơ, nhà văn trung đại khai thác từ rất lâu. Con ngƣời cô đơn bởi mâu thuẫn giữa hiện thực cuộc sống và lý tƣởng của họ. Điều này ta có thể bắt gặp qua trang thơ của các nhà thơ trung đại nhƣ Nguyễn Khuyến. Ông cô đơn vì giấc mơ trị quốc bình thiên hạ không thực hiện đƣợc, đôi tay bất lực đã cáo quan về ở ẩn khi mâu thuẫn giữa hiện thực và lý tƣởng không thể dung hòa. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong mỗi trang văn trang thơ của Nguyễn Du, ta bắt gặp nỗi niềm tâm sự của một con ngƣời cô đơn, mệt mỏi u sầu, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao nhiêu bi hoan, tan hợp Nguyễn Du chán ngẩm thế sự, âu lo về con đƣờng tƣơng lai, không biết ngỏ cùng ai những ƣớc nguyện hùng tâm tráng chí, một mình một thếvới bao sự cố thăng trầm, với những năm tháng của tuổi già xế bóng, Dễ 8
  14. thấy ở những vần thơ chữ Hán của ông có một con ngƣời lặng im, “vô ngôn”, cô độc tự chôn vùi tâm sự vào lòng mình. Hiếm khi Nguyễn Du tâm sự cùng ai, chỉ thấy một tấc lòng cô đơn không lí giải: “Ngã hữu thốn tâm vô dư ngữ” (Ta có một tấc lòng không biết nói cùng ai) - My trung mạn hứng – Tâm sự của Nguyễn Du không thoát ra ngoài, không gửi đƣợc vào thiên nhiên, không hòa điệu đƣợc vào gió, trăng, mây, nƣớc, mà cơ hồ đã thấm vào máu thịt con ngƣời. Thi nhân chỉ còn biết đối diện với bốn mùa: “Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm” (Mây khói bốn mùa một mình trầm ngâm) - Thu dạ 2 – Với bóng đêm: “Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê” (Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man) - Ngẫu hứng 2 – Và đỉnh cao tâm trạng cô đơn của nhà thơ là khi Nguyễn Du đứng trƣớc thành Tín Dƣơng nghe tiếng kèn mùa thu ảo não, u buồn mà cảm xúc dâng trào lai láng. Chừng nhƣ Nguyễn Du đã đồng vọng với Thôi Hiệu năm xƣa khi đứng trƣớc lầu Hoàng Hạc buâng khuâng nhớ về cánh hạc, hoài vọng cái đã qua, trở về với chính mình, cảm nhận sự cô đơn của gót chân lãng du mà man mác sầu nhớ quê hƣơng: “Vạn lí hương tâm hồi thư xứ Bạch Vân nam hạ bất thăng đa” (Ở nơi muôn dặm nhớ tới quê hƣơng, ngoảnh đầu nhìn lại Chỉ trông thấy mây trắng bay về nam không kể xiết) - Ngẫu hứng – 9
  15. Nhƣ vậy, bên dòng trôi phi ngã của văn học trung đại, ta vẫn thấy liên tục và liền mạch sự thể hiện của cái tôi cá nhân trong hành trình cô đơn, lạc lõng ngay trong thời đại của mình. Vậy hình tƣợng con ngƣời cô đơn đã có nguồn gốc biện chứng của nó. Dù thể hiện với cách này hay cách khác, ở góc độ này hay góc độ kia thì hình tƣợng con ngƣời cô đơn cũng đã đƣợc xác định tồn tại cụ thể là lôgic trong dòng văn học trung đại. Nó phổ quát nhƣng sâu, nó không đại trà nhƣng tập trung nhiều năng lƣợng. Hầu nhƣ tác giả trung đại nào cũng có một góc đối diện với chính mình và nhận ra nỗi cô đơn đích thực đang cự quậy trong sự ổn định của tƣ tƣởng Nho giáo. Cô đơn thƣờng đi liền với bất an, bế tắc và tuyệt vọng. Mỗi tác giả trên đây đều xây dựng hình tƣợng con ngƣời cô đơn theo cách riêng của mình. Đến văn học hiện đại, các nhà Thơ mới cảm thấy bất mãn với hiện thực cuộc sống nên tìm cách trốn tránh thực tại và quay vềquá khứ. Cảm thức về nỗi cô đơn đƣợc thể hiện rõ. Xuân Diệu tự coi mình là “chàng sầu”, “con nai chiều”, “ngƣời kỹ nữ”, Cùng ngơ ngác trƣớc cuộc đời, nhƣng nếu nhƣ “con nai vàng” của Lƣu Trọng Lƣ chí ít còn bƣớc đi để lại đằng sau tiếng chân xào xạc thì “con nai chiều” của Xuân Diệu không thể cất chân vì hoàn toàn bị bủa vây “chân vƣớng rễ cây, lòng vƣớng muôn dây” giữa chiều rừng tội nghiệp: “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối" (Khi chiều giăng lƣới - Xuân Diệu). Tột đỉnh của sự cô đơn là lúc nhà thơ thấy mình phải đối diện với chính lòng mình: "Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn Chớ để riêng em phải gặp lòng em" (Lời kỹ nữ - Xuân Diệu). 10
  16. Nhà thơ Hữu Thỉnh có ý thơ rất sâu sắc khi gán cái cô đơn của chủ thể trữ tình vào vạn vật: "Anh xa em Trăng cũng lẻ Mặt trời cũng lẻ Biển vẫn cậy mình dài rộng thế Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn " (Thơ viết ở biển – Hữu Thỉnh) Không chỉ ở lĩnh vực thơ ca, ở văn xuôi cảm thức về sự cô đơn cũng đƣợc thể hiện khá rõ. Đặc biệt, sau năm 1975, đất nƣớc hòa bình và đi vào quỹ đạo mới, ý thức cá nhân đã xuất hiện trở lại. Văn học đƣợc giải phóng khỏi chức năng tuyên truyền, cổ vũ để mở rộng khả năng khám phá cuộc sống. Những biến động lớn, cảm quan bất an trƣớc một thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ là cơ số cho sự quan tâm đến trạng thái cô đơn và hình tƣợng con ngƣời cô đơn. Chứng tỏ văn học đang có sự quan tâm đến con ngƣời, đến đời sống tinh thần của con ngƣời. Chủ đề cô đơn góp phần làm mới diện mạo văn học. Ngƣời ta cảm nhận rằng quan niệm về con ngƣời và văn chƣơng thay đổi nhiều so với văn học ba mƣơi năm chiến tranh. Ý vị cô đơn thấm đƣợm trong dòng thơ mang cảm hứng thế sự và đời tƣ, phảng phất trong những bài thơ triết lí về bản thể con ngƣời. Trong văn xuôi, đề tài chiến tranh, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài hôn nhân gia đình, khi hiện thực đƣợc phơi mở cũng là lúc những mặt khuất tối của đời sống hiện lên. Bao giờ cũng thấp thoáng hình ảnh con ngƣời cô đơn. Đó là văn xuôi Nguyễn Khải với kiểu nhân vật "lạc thời". Tạ Duy Anh có những trang viết về hành trình cô độc của những con ngƣời trong cuộc xô dạt dữ dằn của thời cuộc. Đó còn là nỗi cô đơn của những con ngƣời bất hòa với môi trƣờng sống khi các giá trị truyền thống bị phá sản, khi các mối quan hệ trong xã hội bị rời rạc, lỏng lẻo. Những con ngƣời kiếm tìm hoặc chạy trốn đƣợc thể hiện qua nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Ma 11
  17. Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp trong tác phẩm Tướng về hưuđề cậpđến con ngƣời cô đơn ở một phƣơng diện khác. Ông Nguyễn Thuấn, một vị tƣớng có uy lực trong quân đội, nay nghỉ hƣu trở về với đời thƣờng, chứng kiến bao chuyện đau lòng trong gia đình, họ hàng, làng xóm, ông bất lực. Ông cố gắng để hòa nhập với những con ngƣời ấy nhƣng sự cố gắng của ông đều trở nên vô nghĩa vì ông không thể nào hòa nhập nổi. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh nói đến những con ngƣời trẻ tuổi luôn ở trạng thái hụt hẫng, chơi vơi, cô đơn vì không điểm tựa tinh thần. Họ phải đối diện với cuộc sống lúc nào cũng toát lên mùi vị đơn điệu, buồn chán, nhạt nhẽo, Nhƣ vậy, cô đơn là chủ đề quen thuộc của văn học Đông Tây kim cổ. Văn học đƣơng đại Việt Nam nói chung và truyện ngắn của Bảo Ninh nói riêng cũng tiếp nối quy luật này. 1.2. Truyện ngắn Bảo Ninh trong bối cảnh truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại 1.2.1. Khái niệm truyện ngắn Truyện ngắn là một thể loại cơ bản của văn học. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đề xuất nhiều định nghĩa khác nhau về truyện ngắn. Giáo trình Lí luận văn học định nghĩa: “Truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người”[14;397]. Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người”[3, 371]. Victor Sawdon Pritchett coi truyện ngắn là “một điều gì đó thoáng trông thấy khi ta đi ngang qua”. Còn John Updike thì nói: “Đấy là các tác phẩm dài vài ngàn từ, được viết trên cơ sở kinh nghiệm trực tiếp của tôi hơn 12
  18. là tiểu thuyết. Chúng chứa đựng những cuộc phiêu lưu, những khó khăn, những giây phút khủng hoảng và niềm vui của chính tôi”. Xem xét những quan niệm về truyện ngắn nhƣ trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy, mặc dù truyện ngắn là một thể loại có hình thức nhỏ song nó lại chứa đựng những giá trị nội dung lớn lao. Truyện ngắn gây cho ngƣời đọc một cái nút, một khúc mắc cần đƣợc giải đáp. Cái nút đó càng thắt chặt đến lúc lên đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến ngƣời đọc hả hê, hết băn khoăn. Nhƣ vậy, truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ. Nó đƣợc ví nhƣ một trinh sát viên của thời đại. Nó khoan vào một khúc, cƣa một lát nhƣng nó thật sâu về một ấn tƣợng nào đó trong cuộc sống. Hình hài của truyện ngắn hiện đại nhƣ ta thấy hiện nay là một kiểu tƣ duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Đến nay, truyện ngắn đã ngày một khẳng định vị trí và ƣu thế của mình trong hệ thống loại hình tự sự của văn học thế giới. Từ những câu chuyện kể vặt vãnh hàng ngày rất tự nhiên nhƣng dƣới ngòi bút sáng tạo, gọt rũa ngôn từ của muôn thế hệ nhà văn, truyện ngắn dần dần đƣợc hình thành và phát triển, thành công nở rộ. Trên văn đàn Việt Nam, tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đƣợc đánh giá là mốc xuất hiện đầu tiên của truyện ngắn. Tác phẩm đƣợc in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918. Đây đƣợc coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối Tây phƣơng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm đƣợc giới thiệu một cách thực ấn tƣợng: Dƣới tiêu đề chữ to MỘT LỐI VĂN MỚI và lời giới thiệu đặc biệt của chủ báo Phạm Quỳnh, câu chuyện trải dài suốt ba cột báo. Từ những trải nghiệm thực tế với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì mà Phạm Duy Tốn từng miêu tả trong bài báo nổi tiếng “Hoạn nạn tƣơng cứu” đã trở thành chất liệu dồi dào để nhà văn viết nên Sống chết mặc bay. Truyện phản ánh chân thực thảm cảnh xã hội đƣơng thời. Sống chết mặc bay là “khởi nguyên” của thể loại truyện ngắn trên diễn đàn văn xuôi 13
  19. Việt Nam, cũng là sự kết thúc hoàn hảo trong sự nghiệp văn học của Phạm Duy Tốn ở mảng truyện ngắn. Mặc dù ông không viết truyện ngắn nữa nhƣng trên văn đàn Việt Nam đã có sự kế tiếp của nhiều nhà văn tài năng đã đƣa truyện ngắn bƣớc thêm một bƣớc tiến mới trên bục đài vinh quang nhƣ Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Truyện ngắn vốn là thể loại mạnh của văn học Việt Nam hiện đại. Giai đoạn trƣớc Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn gặt hái thành tựu với nhiều cây bút tài năng nhƣ Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ba mƣơi năm đất nƣớc có chiến tranh, truyện ngắn ghi dấu ấn ở những tên tuổi nhƣ Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Thành Long, Ma Văn Kháng, Thời kì đổi mới, truyện ngắn tiếp tục phát huy đƣợc thế mạnh của mình với một đội ngũ ngƣời viết đông đảo, trong số đó đặc biệt phải kể đến vai trò của các nhà văn nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Lê Minh Khuê, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ, và không thể không nhắc đến Bảo Ninh. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, văn học cũng cần phải có sự đổi thay để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thời đại. Theo quy luật ấy, truyện ngắn cũngcó sự vận động, phát triển riêng qua từng giai đoạn. Những đổi mới của truyện ngắn đƣơng đại đã ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả. Đọc một truyện ngắn chỉ mất khoảng mƣời lăm phút nhƣng khả năng thuyết phục của nó thì rất rõ. Có thể đây là điều mà độc giả hiện đang rất kì vọng: Truyện ngắn- một quả bom nghệ thuật với hiệu ứng mạnh mẽ và tức thời. 1.2.2.Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại Sau năm 1975, không khí dân chủ đƣợc mở rộng và cũng là thời kì giao lƣu văn hóa đa chiều. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đƣa đến sự phát triển của văn học nƣớc ta. Thông qua giao lƣu hội nhập, văn học nƣớc ta có điều kiện để tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị đích thực của văn học 14
  20. thế giới. Các nhà văn cũng có cơ hội để bộc lộ quan điểm và cá tính sáng tạo của mình. Bên cạnh những cây bút đã trƣởng thành qua hai cuộc kháng chiến xuất hiện những cây bút mới hăm hở, xông xáo, tài năng và nhiều hoài bão.Quan niệm văn học thời kì này cũng cởi mở hơn, gắn với cá tính sáng tạo của ngƣời viết. Các nhà văn không thần thánh hóa văn chƣơng, không đặt vào đó quá nhiều hi vọng cao siêu. Văn chƣơng cũng nhƣ một hiện tƣợng của đời sống. “Văn chương sẽ sống cái sức sống của nó. Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả cũng như cái bình thường” (Lê Minh Khuê). “Với tôi văn chương là một tôn giáo, nó không mang màu sắc chính trị nào cả. Nó là nỗi đau, là khát vọng của con người” (Thái Thăng Long). Nhƣ vậy, cách nhìn văn học nhƣ một vũ khí tuyên truyền về cơ bản đã đƣợc giải tỏa. Văn học đã đƣợc nhìn nhận trong bảnchất đặc thù của nghệ thuật ngôn từ, xuất phát từ quan niệm của ngƣời cầm bút. Từ đây nhà văn chủ động và tự do hơn trong sáng tạo của mình. Trong mối quan hệ với độc giả, nhà văn đã thiết lập đƣợc mối quan hệ bình đẳng thân mật và dành quyền quyết định cuối cùng cho bạn đọc đối với tác phẩm của mình. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng: “Người viết chỉ nên làm một người bạn tâm tình với người đọc chứ đừng là người dạy người đọc vì chưa chắc cứ nhà văn giỏi đã có văn hóa”. Nhiệm vụ của nhà văn không phải là nói ra chân lí mà thức tỉnh ý thức, hƣớng về chân lí hoặc thức tỉnh lƣơng tri hoặc ý thức con ngƣời “Nhà văn giữ vai trò là người đối thoại, đưa ra những nhận xét, đề nghị với người đọc để cùng suy nghĩ, tìm kiếm, có thể cả tranh luận” (Lê Minh Khuê). Ngƣời đọc ngày nay không còn thụ động, không tiếp nhận hay đánh giá tác phẩm theo những lối mòn mà có quyền “đồng sáng tạo” với nhà văn. Có thể thấy, sau 1975 truyện ngắn Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. “Chỉ tính riêng ba cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ, Hội 15
  21. Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức đã có gần 7000 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo tạp chí trong năm, con số lên hàng vạn”. Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng “Cuộc thi truyện ngắn 2001-2002 do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức có gần 2000 tác phẩm dự thi, bằng số lượng của bốn năm 1978 – 1979, 1983 – 1984”. Điều đó cho thấy tiềm lực của thể loại tự sự cỡ nhỏ. Có thể nói, chƣa bao giờ truyện ngắn lại phát triển phong phú về số lƣợng lẫn hiệu quả nhƣ thời kì này. Truyện ngắn thời kì đổi mới đi vào mọi vấn đề của cuộc sống thƣờng nhật. Đó là nỗi đau của chiến tranh để lại, là sự mất mát của ngƣời lính bƣớc ra khỏi cuộc chiến, là nỗi hận thù của dòng họ, gia tộc, là cái khắc nghiệt của sự đói khát và cô đơn, Có cả vấn đề của cõi tâm linh và vô thức. Có niềm hân hoan hạnh phúc, có nỗi xót xa cay đắng. Bao nhiêu phức tạp ồn ào, bao nhiêu dƣ vị đắng chát của cuộc sống thời đổi mới đƣợc truyện ngắn phản ánh chân thực. Truyện ngắn giờ đây không còn là “mũi khoan thăm dò nhỏ và nhẹ” (Nguyên Ngọc) mà đã mang sức nặng của sự khái quát qua mỗi câu chuyện có thể thấy cả một cuộc đời, một kiếp ngƣời, một vận hội, một thời đại. Có những truyện ngắn còn nặng hơn cả một cuốn tiểu thuyết nhƣ Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh, Các nhà văn hôm nay đang nỗ lực không ngừng trên con đƣờng sáng tạo. Họ chấp nhận đƣơng đầu với thử thách khó khăn, vƣợt lên mọi dƣ luận khen chê bằng tài năng và bản lĩnh của mình đem đến một lối nghĩ mới, một cách nhìn mới, một phƣơng thức miêu tả mới về hiện thực. Văn học giai đoạn này ghi nhận sự hình thành của nhiều phong cách truyện ngắn độc đáo nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh, Bảo Ninh, 16
  22. 1.2.3. Truyện ngắn Bảo Ninh và chủ đề con người cô đơn Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phƣơng, sinh ngày 18/10/1952 tại Diễn Châu, Nghệ An, quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình. Bảo Ninh sống ở Hà Nội từ năm 1954. Ông vào bộ đội năm 1969. Trong chiến tranh chống Mỹ, ông ở mặt trận B3 Tây Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sƣ đoàn 10. Năm 1975, ông giải ngũ. Từ năm 1976 đến năm 1981, ông học Đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện khoa học Việt Nam. Từ năm 1984 đến năm 1986, ông học khóa 2 Trƣờng Viết văn Nguyễn Du. Ông làm việc tại báo Văn nghệTrẻ, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997. Cũng nhƣ bao ngƣời lính trở về, Bảo Ninh giữ cho riêng mình những kỉ niệm chiến trƣờng gian khổ nhƣng oanh liệt. Trong hành trang tâm hồn của mình, với ông chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn nguyên khối. Nó nhƣ miền kí ức không bao giờ phai nhòa trong lòng mỗi con ngƣời đã từng vào sinh ra tử. Vậy nên, chiến tranh đã đi qua nhƣng đƣợc viết về nó, với Bảo Ninh nhƣ một mối nợ, một niềm hạnh phúc. Ông viết bằng tất cả sự say mê, bằng cả tấm lòng của một ngƣời lính đã trải nghiệm sâu sắc của cuộc chiến hôm qua. Trong sự nghiệp văn chƣơng của mình, Bảo Ninh sáng tác ở hai thể loại văn xuôi chính là tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết, Bảo Ninh sáng tác đến giờ mới có một cuốn duy nhất Nỗi buồn chiến tranh - Thân phận của tình yêu. Cuốn tiểu thuyết đƣợc in lần đầu năm 1987 với nhan đề Thân phận của tình yêu, đến năm 1991 đƣợc nhận giải nhất của Hội Nhà văn Việt Nam. Cuốn tiểu thuyết đƣợc bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một ngƣời lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn tên Phƣơng. Khác với những tác phẩm trƣớc đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của ngƣời lính chiến đấu vì vận mệnh dân tộc, Bảo Ninh 17
  23. đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con ngƣời đi sâu và nỗi niềm riêng tƣ. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết trong Tin tức và Văn học số 28/10/2006: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loạ i- đó là câu chuyện của thân phận, của mất mát, của tình yêu và chiến tranh, chỉ có những tác phẩm như vậy mới thực sự được đón nhận và sẻ chia”. Bên cạnh đó Bảo Ninh sáng tác chủ yếu là truyện ngắn. Bạn đọc biết đến Bảo Ninh từ tập truyện đầu tay Trại bảy chú lùn xuất bản năm 1987. Năm 2002, nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốn Truyện ngắn Bảo Ninh. Năm 2003, nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn Hà Nội lúc không giờ. Năm 2005, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn Lan man trong lúc kẹt xe. Năm 2006, nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Chuyện xưa kết đi được chưa. Năm 2011, Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản cuốn Bảo Ninh- những tác phẩm chọn lọc. Năm 2012, trên báo Nghệ thuật mới (số 01) cho in tác phẩm Tòa dinh thự. Nhƣ vậy, tập hợp các tập truyện đã xuất bản qua các năm, loại bỏ các truyện trùng nhau ở các tập truyện thì tính đến năm 2012, Bảo Ninh đã sáng tác 41 truyện ngắn với chủ đề phong phú, đa dạng: có truyện về chiến tranh, có truyện về hậu chiến, có truyện viết về Hà Nội, Có thể nói, truyện ngắn là lát cắt của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự thống nhất gần nhƣ trọn vẹn của những vấn đề đƣợc đề cập nhƣ: thân phận con ngƣời, sự thua thiệt, mất mát của con ngƣời trong và sau chiến tranh. Truyện ngắn Trại bảy chú lùnlà nỗi cô đơn của một ngƣời lính suốt 20 năm sống giữa rừng già. Gọi con và Ngàn năm mây trắng là nỗi đau của bà mẹ mất đi ngƣời con yêu quý của mình. Bí ẩn của làn nước là bi kịch đau xót của một ngƣời chồng, ngƣời cha đã không thể cứu đƣợc vợ con của mình 18
  24. Nếu nhƣ cái cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là cái cô đơn bản thể luận. Còn Phan Thị Vàng Anh hay nói đến hai trạng thái cô đơn là tự cô đơn và bị cô đơn. Nhân vật của chị là những con ngƣời trẻ tuổi luôn ở trong trạng thái hụt hẫng, chơi vơi; cô đơn vì không có điểm tựa tinh thần, sống chông chênh, hờ hững. Còn cái cô đơn trong truyện ngắn của Bảo Ninh là những mất mát, thiệt thòi của biết bao thân phận con ngƣời đã từng khoác trên mình bộ quân phục ngƣời lính và may mắn sống sót trở về khi hòa bình. Nỗi cô đơn ấy còn là tấm lòng trác ẩn, là tình cảm của nhà văn đồng cảm thấu hiểu với đồng đội của mình. Truyện ngắn của Bảo Ninh tuy nhỏ bé hơn so với tiểu thuyết nhƣng nó là một phần quan trọng làm nên thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh. Nó là câu chuyện đời nhƣng đƣợc triển khai trên một mảnh đất khác nên không hề bị cớm bóng tiểu thuyết. Ngƣợc lại, với số lƣợng nhiều hơn, Bảo Ninh sẽ đem đến nhiều thể nghiệm hơn cho bạn đọc. Đó là điều chúng ta ghi nhận và trân trọng những đóng góp của tác giả vào sự phát triển của văn học Việt Nam. Cho đến nay nhà văn Bảo Ninh đã nhận đƣợc nhiều giải thƣởng danh giá cả trong và ngoài nƣớc: Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam(1991). Giải thƣởng văn học nƣớc ngoài của tờ Independent(Anh quốc) năm 1995. Giải thƣởng Văn học Châu Á năm 1991 của Đan Mạch. Giải thƣởng sách hay năm 2011 (cho tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh với 100% số phiếu). Giải thƣởng Châu Á trong lĩnh vực văn hóa của Nhật báo Nikkei(Nikkei Asia Prize), Nhật Bản. 19
  25. Chƣơng 2 NHẬN DIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮNBẢO NINH 2.1. Ngƣời lính Chiến tranh đã chiếm trọn ba mƣơi năm của thế kỉ XX. Con ngƣời Việt Nam đã phải chịu sự tác động ghê gớm của cuộc chiến tranh gian khổ trƣờng kì đó. Tới nay hòa bình đã trở lại nhƣng dƣ âm của nó vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi. Sức tác động của chiến tranh đến nhân cách con ngƣời cả trong và sau chiến tranh vẫn là một chủ đề của văn học hôm nay. Và Bảo Ninh đã tái hiện chân dung ngƣời lính trong và sau chiến tranh một cách độc đáo. Ta đã biết, truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1976 đƣợc coi là tác phẩm mở đầu cho truyện ngắn sau 1975. Hình tƣợng ngƣời lính trong tác phẩm này không còn mang vẻ đẹp của ngƣời anh hùng nhất phiến toàn diện nữa, mà ở đó ngƣời lính trở về cuộc sống thƣờng nhật với bao nỗi vất vả, lo toan. Tiếp đó, truyện ngắn Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi đã tái hiện hình tƣợng ngƣời lính trong các mối quan hệ đời thƣờng, đời tƣ. Đó là những con ngƣời không mang vẻ đẹp lý tƣởng một chiều của văn học thời chiến mà là con ngƣời với sự đan xen các mặt tốt xấu, trắng đen. Đến với Bảo Ninh thì ngƣời lính đƣợc nhìn nhận theo một phƣơng diện khác. Bảo Ninh đã đem đến cho ngƣời đọc hình tƣợng ngƣời lính với số phận, tính cách và cảm xúc riêng. Mỗi con ngƣời một số phận, với niềm đau, hạnh phúc riêng tƣ, Tất cả họ hiện lên trang sách nhƣ nỗi ám ảnh của quá khứ đầy đau thƣơng nhƣng rất đỗi hào hùng. Trong sáng tác của Bảo Ninh, có tới 22/28 truyện ngắn và một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, ngƣời lính, trong đó có 15 nhân vật chính là ngƣời lính. Ngƣời lính trong truyện ngắn của Bảo Ninh hiện lên với cái nhìn đa diện. Họ vừa là anh hùng nhƣng đồng thời cũng là những thân phận cô đơn. 20
  26. 2.1.1. Người lính từ cái nhìn lịch sử Những ngƣời lính trong truyện ngắn Bảo Ninh lên đƣờng ra trận khi Tổ Quốc gọi tên mình. Họ sẵn sàng chiến đấu để xứng đáng với tên gọi anh bộ đội cụ Hồ. Đó là những ngƣời anh hùng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Họ ra đi không hẹn ngày trở về. Họ chiến đấu quên mình vì đất nƣớc, vì nhân dân. Và những con ngƣời ấy bƣớc ra từ nơi chiến lửa hào hùng với tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm. Nhân dân, dân tộc tôn vinh và tri ân họ. Bảo Ninh là một ngƣời lính, từng vào sinh ra tử nơi chiến trƣờng ác liệt. Ông đã chứng kiến những ngƣời anh em, đồng đội của mình chiến đấu vì ngày mai của dân tộc. Những trang văn của Bảo Ninh ghi lại hình ảnh những con ngƣời đó rất đỗi chân thực và đầy tự hào. Truyện Trại bảy chú lùn khắc họamột tập thể anh hùng, những con ngƣời xả thân vì sự nghiệp chung. Câu chuyện diễn ra từ mùa mƣa năm 1962. Mùa mƣa ấy, ngƣời lính trẻ Mộc bị sốt rét ác tính, không thể tiếp tục hành quân. Mộc đƣợc đƣa về lán của anh Y Nua–ngƣời Ê Đê, cơ sở hậu cần đầu tiên của quân ta trên con đƣờng tiến vào chiến trƣờng Tây Nguyên. Mốc thời gian đó gắn kết Mộc cùng vớisáu anh em khác làm thành “trại bảy chú lùn” đảm nhận công việc làm nƣơng rẫy cung cấp lƣơng thực cho bộ đội. Gọi là “bảy chú lùn”, nhƣng khi tên gọi ấy đã thành quen thì chẳng còn đủ bảy ngƣời nữa. Lần lƣợt những ngƣời lính đã hy sinh: Sau Y Nua là Tý. Năm 1967 là Hinh. Đến 1968, kỉ niệm sáu năm kết nghĩa anh em vƣờn đào thì đến lƣợt Huy. Huy bị cơn sốt ác tính vật ngã ngoài rẫy lúc đang làm lúa. Và các mốc thời gian đã trở thành những con số thiêng liêng. Sự gian khổ của trại “bảy chú lùn” không chỉ là chiến đấu với quân thù, mà còn phải chiến đấu với chính mình, chiến đấu với muôn vàn khó khăn thiếu thốn của rừng thiêng nƣớc độc để đảm bảo nhiệm vụ của một trại quân lƣơng. Những ngƣời lính vẫn hàng ngày cần mẫn, từ năm này sang năm khác 21
  27. lên rẫy sản xuất. Họ sẵn sàng không trở về miền Bắc mà ở lại đó phát triển trại nuôi quân. Việc làm của họ thầm lặng nhƣng thật lớn lao đối với sự nghiệp chung của cách mạng. Sau này, khi đất nƣớc đã hòa bình, Mộc vẫn tình nguyện ở lại đó. Anh không thể rời khỏi khu rừng gắn bó với anh một thời bom đạn. Anh cũng nhƣ những đồng đội của anh đã gửi tuổi trẻ cho chiến tranh.Suốt 20 năm, Mộc thầm lặng góp sức mình vào sự nghiệp cách mạng. Anh và những ngƣời lính nơi đây thực sự là tấm gƣơng sáng về hình ảnh những con ngƣời dấn thân cho sự nghiệp chung. Họ chiến đấu vì lí tƣởng cộng đồng. Họtƣợng trƣng cho lí tƣởng của dân tộc: chiến đấu vì quê hƣơng Tổ quốc. Những ngƣời lính ấy sẽ sống mãi trong lòng nhân dân và đƣợc lịch sử tôn vinh. Các chiến sĩ ở khẩu đội pháo 37 milimét trong truyện Bên lề cuộc tấn công cũng là những con ngƣời dũng cảm. Họ dám hi sinh và có một tấm lòng trắc ẩn không chỉ với những ngƣời ở bên này chiến tuyến. Khi đất nƣớc gọi tên mình, những ngƣời lính sẵn sàng ra đi theo tiếng gọi thiêng liêng ấy. Và Phƣợng là một ngƣời lính nhƣ thế. Anh cùng đồng đội nóng lòng muốn tham gia chiến đấu và hy sinh khi chƣa kịp bƣớc vào cuộc tấn công. Những ngƣời lính ấy mang phẩm chất của bộ đội cụ Hồ và phẩm chất, tinh thần của họ sẽ sống mãi trong lòng dân tộc. Đó còn là sự chiến đấu quên mình của đội đặc công cách mạng trên phi trƣờng những ngày cuối tháng 4 lịch sử trong truyện ngắn Loan. Là chiến công vinh quang trên bầu trời của ngƣời phi công trẻ trong Ngàn năm mây trắng. Lịch sử tôn vinh họ là những ngƣời anh hùng của dân tộc. Trong Rửa tay gác kiếm Khƣơng và đồng đội đã có quá khứ ngang dọc đi đánh Mỹ rất huy hoàng. Qua những giấc mơ của Khƣơng và cả những ngƣời lính khác, ta thấy hình ảnh về ngƣời lính hiện lên một cách toàn diện. Khƣơng, một chỉ huy trinh sát lừng danh của Mặt trận B3, khi chiến đấu đã bị 22
  28. trúng hàng chục viên đại, nhƣng dù vết thƣơng có nặng đến đâu Khƣơng cũng gƣợng dậy và kiên quyết trở về với đội trinh sát của mình. Ý chí sắt đá của ngƣời lính trẻ đã góp phần làm nên những thắng lợi lớn của dân tộc, đƣa dân tộc ta tiến gần tới chiến thắng. Trong Khắc dấu mạn thuyền là hình ảnh ngƣời lính bị thƣơng vẫn chiến đấu giúp đỡ nhân dân. Họa điểm cuối cùng là sự chiến đấu ngoan cƣờng đến cùng của Dƣỡng, dù còn một mình, ngƣời lính ấy vẫn quyết không thể đầu hàng giặc. May mắn và tài trí đã giúp ngƣời lính chiến thắng. Dƣỡng trở về trong niềm vui của mọi ngƣời. Đó là chân dung ngƣời anh hùng biết sống vì cộng đồng.Trong cuộc chiến tranh ấy, Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) cũng hành động: “Với khẩu liên trong tay, anh đã luôn luôn ở hàng đầu quân xung kích, cùng đồng đội từng bước kiên trì vượt qua ngàn dặm của cuộc kháng chiến lớn lao”[11;211]. Có thể thấy, từ cái nhìn lịch sử, ngƣời lính trong truyện ngắn Bảo Ninh hiện lên với đầy đủ phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ. Họ xứng đáng đƣợc lịch sử dân tộc tôn vinh, trân trọng. Qua ngòi bút của Bảo Ninh, ngƣời đọc càng thêm tin yêu và khâm phục họ. 2.1.2. Người lính từ cái nhìn cá nhân Văn học hôm nay không chỉthể hiện con ngƣời từ phƣơng diện sử thi mà còn thể hiện con ngƣời từ phƣơng diện cá nhân, đời thƣờng. Đề cao phƣơng diện con ngƣời cá nhân, nhìn con ngƣời trong cuộc sống đầy biến động, Bảo Ninh đã đem đến cho ngƣời đọc những số phận với giọng nói riêng, tính cách riêng. Trƣớc 1975, do yêu cầu của hoàn cảnh đất nƣớc có chiến tranh, cuộc sống riêng tƣ của mỗi cá nhânphải thu hẹp lại, nhƣờng chỗ cho đời sống chung của tập thể, cộng đồng. Con ngƣời thời ấy đƣợc nhìn nhận, đánh giá chủ yếu ở mối quan hệ với dân tộc, nhân dân, cách mạng. Lúc đó, con ngƣời đƣợc nhìn nhận thông qua sự kiện lịch sử, giờ đây thông qua mỗi số phận con 23
  29. ngƣời, ta sẽ nhận ra âm vang lịch sử của thời đại. Nói nhƣ nhà văn Nguyễn Minh Châu “Giờ là lúc con ngƣời trèo lên sự kiện” đòi hỏi đƣợc khám phá ở chiều sâu. Đi qua bom đạn chiến tranh, ngƣời lính –“chú lùn” duy nhất sống sót trong Trại bảy chú lùn là Mộc. 18 tuổi, Mộc đi bộ đội nghĩa vụ. Thế mà phải 18 năm sau, ngót 40 tuổi, sang dốc bên kia cuộc đời, anh vẫn là một ngƣời lính độc thân sống giữa rừng già. Khi chiến tranh kết thúc, ngƣời lính ấy khấp khởi trở về thăm quê thì than ôi:mẹ chết, em trai chết, “làng xưa đã đổi khác, chẳng còn là làng nữa, thành sân bay quân sự mất rồi” [13;121].Vậy là, chiến tranh đã lấy mất tất cả. Mộc mất gia đình, mất ngƣời thân yêu, mất cả làng quê yên bình thuở trƣớc. Cuối cùng, ngƣời lính cô đơn ấy lại quay trở về với núi rừng Tây Nguyên, bởi với anh: nơi đây “là chiến địa, là mồ mả anh em, là đất sống mãi mãi của đời tôi, trại Bảy chú lùn này” [13;124]. Nhƣng chính anh cũng thú nhận “nặng nề nhất, khổ nhất là cảnh cô độc” [13;139]. Vậy là, chiến tranh đã kết thúc, đất nƣớc đã hòa bình nhƣng trên mọi miền quê của đất Việt hôm nay vẫn còn những ngƣời lính cô đơn nhƣ thế. Di chứng của chiến tranh không chỉ là nỗi đau về thể xác mà còn là nỗi đau về tinh thần không thể xoa dịu đƣợc. Trại bảy chú lùn còn là câu chuyện về tình yêu buồn của hai ngƣời lính trẻ với một cô gái. Sau khi năm anh em lần lƣợt hy sinh, trại “Bảy chú lùn” ấy chỉ còn Huy và Mộc. Khu rừng cô đơn, buồn vắnggiờ đây có thêm một cô gái giao liên tên Nga xuất hiện. Từ đó, Nga là hàng xóm duy nhất của Huy và Mộc. Và cả hai ngƣời lính ấy đều âm thầm yêu Nga. Cả hai đều không ai dám thổ lộ tình cảm với Nga. Có lúc Mộc đã so sánh:“Giữa tôi và Huy ai buồn hơn ai, khó biết được nhưng có lẽ tôi cứng rắn hơn một chút, còn Huy mềm yếu hơn”[13;128-129]. Tình yêu của ngƣời lính đƣợc giữ kín trong lòng, một tình yêu đơn phƣơng gói trọn cuộc đời trai trẻ và chôn vùi xuống mồ sâu. Cho 24
  30. đến khi hy sinh, Huy vẫn giữ trong lòng giữ mối tình câm lặng ấy. Chỉ còn duy nhất Mộc, tƣởng nhƣ trong hoàn cảnh cô đơn của chiến tranh, tình yêu sẽ khiến Nga gần hơn với Mộc, nhƣng hai ngƣời vẫn ở hai thế giới riêng biệt. Xây dựng chân dung Mộc, nhà văn xoáy sâu vào nỗi cô đơn của thân phận ngƣời lính trong chiến tranh. Anh đã yêu mà không dám thổ lộ. Anh cay đắng nhìn ngƣời mình yêu là Nga sinh con cho ngƣời khác, rồi lại yêu thƣơng, nuôi nấng đứa trẻ nhƣ con mình. Ngƣời lính ấy khát khao một mái ấm gia đình nhƣng điều đó vƣợt quá tầm tay, bởi công việc chỉ quanh quẩn ở một dọc rừng già này “thử hỏi làm sao kiếm cho ra một cô vợ”[13;122]. Ngƣời lính ấy đã hoàn thành danh phận, chức phận của mình với cộng đồng, nhƣng ở phƣơng diện con ngƣời cá nhân, anh chỉ là một thân phận cay đắng, xót xa. Cùng với nỗi đau âm thầm của Mộc, nhân vật “tôi” trong Bí ẩn của làn nước cũng phải chịu nỗi đau không thể nói thành lời. Nỗi đau ấy anh giấu kín trong tim, không thể chia sẻ cùng ai. Đó là sự thật oái oăm định mệnh của một đêm nƣớc lũ trong chiến tranh, ngƣời lính ấy về thăm nhà đúng lúc vợ anh trở dạ. Trong làn nƣớc lũ hung dữ có thể cuốn trôi đi tất cả, anh đã cứu sống đƣợc nhiều ngƣời nhƣng lại không thể cứu đƣợc vợ con mình. Thật chua xót khi mọi ngƣời lầm tƣởng đứa bé gái anh cứu đƣợc là con anh. Không ai biết, chỉ có anh và dòng nƣớc “bí ẩn” biết. Sự nhầm lẫn của số phận và nỗi bi kịch ấy cứ âm thầm giày vò anh: “Thời gian năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi, bởi ấy là niềm đau không thể nói nên lời”[13;24]. Nỗi đau, sự cô đơn ấy một mình anh ngày qua ngày gặm nhấm. Rửa tay gác kiếm là nỗi xót xa của ngƣời lính không làm tròn trách nhiệm với vợ mình: “Lấy nhau mới được có bảy ngày là tớ lên đường đi Bê. Như vậy là cô ấy đã phải vò võ chịu đựng những mười năm giời có lẻ chứ nào ít ỏi gì đâu, thế mà sức người thì có hạn ”[13;274]. Đất nƣớc có chiến tranh 25
  31. những ngƣời lính nhƣ Quang phải vội vã lên đƣờng chiến đấu khi vừa mới kết hôn.Và ngƣời vợ trẻ ở quê nhà, đằng đẵng đợi chờ, cuối cùng đã không giữ trọn đƣợc lòng chung thủy. Quang buồn cho số phận của mình, nhƣng cũng không thể trách vợ mình. Trong sâu thẳm lòng mình, ngƣời lính ấy âm thầm chịu đựng bi kịch hạnh phúc cá nhân. Thời tiết của ký ức là nỗi khắc khoải của Phúc và Quỳnh, bởi những năm tháng trong chiến tranh không đƣợc sống bên nhau. Mỗi câu chuyện là một nỗi buồn, một nỗi cô đơn, một sự trải lòng đầy xót xa cay đắng về thân phận ngƣời lính trong chiến tranh. Hà nội lúc không giờ là câu chuyện buồn của ngƣời lính thời hậu chiến khi trở về với ngôi nhà cũ của mình. Anh nhƣ “người bộ hành đang dạo bước canh khuya, lặng lẽ rời khỏi đời thực, âm thầm đi lẫn vào sự việc xưa kia”[13;532]. Căn nhà số 4 xƣa kia ghi dấu của đêm Hà Nội lúc không giờ, nơi có những đứa trẻ nghèo, nơi chứng kiến tình yêu của anh đã nảy nở Nhƣng giờ đây tất cả đã không còn. Ngƣời lính ấy nhận thấy: “Gần trọn đời trai trẻ của tôi không hề được hưởng tình yêu Qua hết những năm vị thành niên cho đến ngày nhập ngũ, trải sáu năm chiến trường chưa từng được thật sự gần gũi một người con gái nào. Hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, mùa khô qua mùa mưa tới tình cảm dành trọn cho đồng đội”[13;565]. Vậy là, chiến tranh đã lấy đi của ngƣời lính ấy tình yêu, tuổi thanh xuân. Giờ đây, chiến tranh kết thúc, trở về đời thƣờng anh thƣờng trực phải đối diện với nỗi cô đơn. Truyện Hữu khuynh miêu tả ngƣời lính sau chiến tranh, khoác ba lô trở về làng, trở về với ngôi nhà tang thƣơng, cô quạnh, ngƣời thân yêu không còn ai. Ngƣời lính ấy sống giữa xóm làng quê hƣơng mà thấy chống chếnh một nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn của một ngƣời may mắn đƣợc trở về sau chiến tranh nhƣng sự trở về ấy chỉ là phần thể xác còn phần linh hồn của anh thì đã chết khi anh biết nhà bị mất, ngƣời thân yêu không còn ai. Ngƣời lính ấy cũng 26
  32. giống nhƣ Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh đã không thể hòa nhập với cuộc sống đời thƣờng sau chiến tranh, vì tình yêu Kiên đã dành trọn cho Phƣơng. Phƣơng ra đi, còn lại mình Kiên ngập chìm trong rƣợu và luôn thôi thúc phải viết: viết về đồng đội, về năm tháng đã qua, về nỗi đau mà Kiên nếm trải. Kiên khao khát tìm lại quá khứ cũng là để trốn chạy cảm giác cô đơn, bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời thực tại sau chiến tranh. Nhìn chung, Bảo Ninh không chỉ nhìn ngƣời lính từ cái nhìn của cộng đồng, lịch sử mà còn nhìn họ từ cái nhìn cá nhân đời tƣ. Điều đó khiến chân dung ngƣời lính hiện lên chân thực, đa chiều. Nhà văn đã nói hộ tâm tƣ tình cảm của bao ngƣời lính mà bản thân ông đã trải nghiệm với tƣ cách là ngƣời trong cuộc. 2.2 Ngƣời phụ nữ Không phải ngẫu nhiên mà nhiều ngƣời cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam mang bóng dáng của ngƣời phụ nữ. Chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta là kết quả của tinh thần đại đoàn kết toàn dân, trong đócó những ngƣời lính quả cảm, những em bé gan dạ và sự góp công trực tiếp hay thầm lặng của biết bao ngƣời phụ nữ. Họ là những ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời yêu, ngƣời bạn gái, của ngƣời lính. Họ xứng đáng với tám chữa vàng Bác Hồ dành tặng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Dù nhìn nhận ở khía cạnh nào, ta đều thấy hiện lên trong truyện ngắn Bảo Ninh, đó là hình ảnh ngƣời phụ nữ đẹp ngoại hình, hành động, phẩm chất nhƣng ẩn sâu trong đó là một nỗi niềm tâm sự thầm kín. 2.2.1 Người phụ nữ từ cái nhìn lịch sử Từ cái nhìn lịch sử, ngƣời phụ nữ hiện diện trong truyện ngắn Bảo Ninh đều xứng đáng là những ngƣời anh hùng của một dân tộc anh hùng. Đó là Thùy Liên trong Âm vang những người mất tích, một cô binh vận gốc Hà thành, thuộc tổ binh vận số 03. Theo cái nhìn của Tƣ Hoành thì Thùy Liên là 27
  33. một ngƣời con gái “rất xinh và đặc biệt nom hiền hậu vô cùng. Nét mặt thanh tĩnh, êm dịu. Một cô gái Hà Nội”[12;55]. Ở Thùy Liên tiềm ẩn những phẩm chất quý giá của một ngƣời chiến sĩ cách mạng. Đó là sự kiên cƣờng, lòng quả cảm phấn đấu cho sự nghiệp chung, không nề hà khó khăn, gian khổ. Trên đƣờng hỏa tốc chuyển công văn của cấp trên về chính sách binh vận, Liên bị mắc kẹt giữa ngã ba đƣờng suốt một giờ đồng hồ mà không có dấu hiệu tốt hơn. Trong khi đó, máy bay địch đang phục kích trên bầu trời. Bằng linh cảm của mình, cô biết chính ngã ba đƣờng này là mục tiêu của bọn chúng. Cô đã nhanh chóng kêu gọi mọi ngƣời tản ra tránh những trận mƣa bom của giặc: “Đồng bào chú ý! Máy bay địch hiện đang trên vùng trời. Tất cả đồng bào hiện còn trên những xe cơ giới hãy xuống ngay mặt đường”[12;38]. Nhờ sự dũng cảm và mƣu trí của cô mà nhiều ngƣời thoát khỏi cái chết. Thế rồi, lòng gan dạ, trí thông minh của cô còn đƣợc thể hiện rõ qua việc đối đầu trực tiếp với quân Ngụy. Cô bình tĩnh xử lí vấn đề trong tích tắc kinh hoàng: nhảy bật xuống đƣờng của bọn Ngụy, bật máy tăng âm, nghiêng ngƣời né tránh hàng chục bàn tay đang vồ tới, đạn súng chĩa vào ngƣời nhƣng cô vẫn cất cao giọng: “Hỡi binh sĩ và sĩ quan sư đoàn 23, giờ tận số của bọn Mĩ xâm lược và tay sai Nguyễn Văn Thiệu đã điểm! Hãy lập tức rời bỏ hàng ngũ của kẻ thù, quay súng trở về với nhân dân Hãy để mặc bọn ác ôn tìm đến cái chết[12;66]. Tiếng nói của cô đã phá tan kế hoạch của địch và thức tỉnh bao con ngƣời u mê,lầm đƣờng lạc lối ở bên kia chiến tuyến. Đó là hành động của một ngƣời phụ nữ anh hùng, khao khát hòa bình, tự do. Đó còn là hình ảnh ngƣời phụ nữ gan dạ, hết lòng vì đồng đội nhƣ Hà trong Tiếng vọng. Hà là một cô gái Hà Thành xinh đẹp, đƣợc phân công ở C15 đội công tác vũ trang Gia Lai. Trong một lần về đơn vị mới ở đồng bằng, cô gặp Dần - một anh lính bị lạc đƣờng đang lên cơn sốt ác tính. Vốn giàu kinh nghiệm ở cái vùng ven nhiều bất trắc, trong điều kiện mƣa gió và sự rình 28
  34. rập của kẻ thù, cô vẫn dựng chốt, đốt lửa, nấu cháo bình thƣờng. Cô đã chăm sóc Dần chu đáo để anh qua khỏi cơn sốt. Bằng kinh nghiệm của mình, cô dặn Dần: “Tí nữa khi anh ra tới gần mặt lộ thì nhớ phải bỏ ni lông ra gấp lại. Thứ này bắt sáng ghê lắm, không là từ các ổ kích chúng thấy mình ngay”[12;123]. Nhờ kinh nghiệm và bản lĩnh, cùng sự khéo léo của Hà mà chuyến vƣợt lộ của Dần đã thành công. Đó là chân dung một cô gái sẵn sàng hi sinh vì đồng đội. Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng kể về lòng quả cảm của một cô gái Việt Minh, trƣớc cái chết cận kề vẫn lớn tiếng đòi quân thù phải đối xử nhân đạo với đồng đội của mình: “Các ngươi không được phép đối xử vô nhân đạo với tù binh bị thương”. Cô gái còn nhanh tay vùng ra khỏi gọng bàn tay của tên cai, lao vào chém Philip - một tên sát nhân. Cô hi sinh nhƣng tấm gƣơng của cô còn mãi với lịch sử của dân tộc. Người Thăng Long quê Đàng Trong kể về một cô gái xuất thân trong một gia đình có thành phần tƣ sản, tình nguyện viết đơn xin vào chiến trƣờng. Cô gái ấy lên đƣờng đi Bê đầu năm 1968 và hy sinh ngay trong Tổng tấn công đợt hai ở Bà Rịa. Sự hy sinh của cô gái ấy cũng nhƣ bao cô gái thanh niên xung phong khác đã làm nên trang sử vẻ vang hào hùng cho dân tộc Việt Nam. Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh cũng ngợi ca những ngƣời phụ nữ anh hùng. Đó là Hòa, cô giao liên xinh đẹp quê Hải Hậu đã hy sinh thân mình để cứu Kiên và những ngƣời thƣơng binh. Sẵn sàng hy sinh quên mình vì đồng đội, vì đất nƣớc, hình ảnh về Hòa cứ sống mãi trong kí ức của Kiên và những ngƣời đồng đội. Vậy là, những ngƣời phụ nữ mảnh mai, bé nhỏ ấy bỗng trở thành những ngƣời anh hùng gan góc, kiên cƣờng trong chiến tranh. Họ đã góp công làm nên chiến thắng và cuộc sống hòa bình của dân tộc hôm nay. Lịch sử dân tộc sẽ luôn tri ân công lao của họ. 29
  35. 2.2.2 Người phụ nữ từ cái nhìn cá nhân Trong truyện ngắn Bảo Ninh, nếu cái nhìn lịch sử cho thấy ngƣời phụ nữ là những ngƣời anh hùng thì cái nhìn cá nhân lại cho thấy họ là những thân phận với bao đau thƣơng, mất mát. Chiến tranh với những ngƣời đàn ông nhƣ Kiên, Mộc đã thật đáng sợ bởi bao đau đớn, bất hạnh, thì đối với ngƣời phụ nữ, nỗi xót xa còn tăng lên gấp bội. Khắc họa hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh thƣờng lồng vào đó đề tài tình yêu, sự biệt ly. Chiến tranh khiến cho tình yêu đôi lứa không đƣợc trọn vẹn và có biết bao ngƣời phụ nữ là nạn nhân của những tình yêu dang dở. Rửa tay gác kiếm là nỗi xót xa của một cặp vợ chồng bởi hạnh phúc dang dở trong chiến tranh. Truyện ngắn Giang kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một cô sinh viên tên Giang với một ngƣời lính trẻ. Rồi trong họ đã nhen nhóm một tình yêu thật đẹp. Giang vốn là một cô gái trẻ trung, năng động, nhiệt tình, đậm chất sinh viên. Cô từng chủ động mời anh lính trẻ, vốn là chiến sĩ của đơn vị cha mình về nhà ăn cơm rồi sau đó đƣa anh trở về tận đơn vị và không quên lời mời: “Tết ra chơi với bố con em nhé”. Nhƣng chiến tranh thật tàn khốc, chỉ sau đó ít ngày ngƣời cha của Giang - thủ trƣởng của ngƣời lính ấy đã hi sinh. Với Giang,mất đi ngƣời cha là một mất mát không gì có thể bù đắp. Truyện ngắn Trại bảy chú lùn là bối cảnh của cuộc chiến tranh và sự cô đơn của một cô gái trẻ trong khu rừng rộng lớn. Nỗi cô đơn đã biến Nga từ một cô gái trẻ trung, hoạt bát trở nên lầm lì, ít nói. Cho đến một ngày, ngƣời lính trinh sát ấy xuất hiện đã làm thay đổi cuộc đời Nga, cô lại yêu đời, lại khát khao hạnh phúc. Thế rồi sinh con một mình giữa rừng già, khao khát tìm gặp ngƣời cha cho con gái mình, Nga quyết tâm ra đi: “Em theo dấu đoàn dân quân, tìm tới hậu cứ trung đoàn. Các anh ấy vừa từ cánh nam lên Đã từ lâu em nghe người ta nói anh ấy không còn nữa. Nhưng nhất định anh ấy còn sống”[13;137]. Vậy là chiến tranh nghiệt ngã đã cƣớp đi anh lính trinh sát của 30
  36. Nga. Nỗi đau đớn bất ngờ khiến cô không thể tin đó là sự thật. Cô vẫn muốn kiếm tìm anh, nhƣng là sự kiếm tìm trong vô vọng. Chiến tranh còn để lại nỗi đau của những bà mẹ khi mất đi đứa con yêu quý của mình. Ngƣời mẹ trong Ngàn năm mây trắng đã mất đi ngƣời con trai nơi chiến trƣờng đầy máu lửacủa vĩ tuyến 17, sông Bến Hải. Sự cô đơn của mẹ, nỗi trống trải trong lòng mẹ đƣợc gửi gắm vào một tấm ảnh ngƣời phi công trẻ đƣợc mẹ cắt ra từ một mảnh báo cũ mà mẹ tin rằng đấy là con trai mình. Và rồi mẹ quyết tâm đi đến tận miền đất - nơi con của mẹ đã hi sinh: “Bữa nay là giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi bác ạ, tôi mới được đến miền cháu khuất”[13;19]. Ngƣời mẹ trong truyện Gọi con bề ngoài ai cũng thấy bà là ngƣời hạnh phúc “khi có những người con sáng láng như anh em Tân”[13;492]. Bề ngoài là vậy nhƣng vẻ mặt của mẹ lúc nào cũng “rầu rầu, lặng lặng và thui thủi một mình”[13;485]. Nỗi đau của mẹ không phải ai cũng thấu hiểu đƣợc dù là anh em Tân. Chiến tranh đã cƣớp đi ngƣời con trai út của mẹ. Nỗi nhớ thƣơng con, sự lo lắng của một ngƣời mẹ đƣợc gửi gắm trong những lá thƣ mẹ viết. Những lá thƣ ấy luôn đƣợc gửi đến một địa chỉ nơi Nghĩa huấn luyện tân binh, nhƣng rồi những lá thƣ ấy lại đƣợc gửi trả về cho mẹ. Vậy mà mẹ vẫn kiên nhẫn viết. Mẹ tin con trai của mẹ vẫn còn sống và những lá thƣ đó ngày càng nối dài nhƣ nỗi đau âm thầm của mẹ. Những lá thƣ đƣợc gửi trả lại mẹ cất cẩn thận vào một cái rƣơng gỗ để ở đầu giƣờng. Mẹ không muốn chuyển nhà, không muốn dời bỏ ngôi nhà cũ, không muốn bỏ những kỉ vật xƣa trong ngôi nhà, vì trong lòng mẹ vẫn luôn tin một ngày nào đó con trai út của mẹ sẽ trở về. Và cho đến cuối cuộc đời, tiếng “gọi con” khắc khoải của mẹ, sự chờ đợi của mẹ vẫn vô vọng. Có thể thấy, hình ảnh ngƣời phụ nữ từ cái nhìn cá nhân trong truyện ngắn Bảo Ninh,cho ta thấu hiểu những đau thƣơng mất mát mà dân tộc Việt Nam phải đổi để có cuộc sống hòa bình, độc lập ngày nay. Điều đó khiến chúng ta càng tri nhận đầy đủ hơn về giá trị của cuộc sống tự do ngày nay. 31
  37. Chƣơng 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CON NGƢỜI CÔ ĐƠN TRONG TRUYỆN NGẮN BẢO NINH 3.1. Điểm nhìntrần thuật linh hoạt Theo IU.Lốt-man, điểm nhìn là tọa độ thời gian đƣợc lựa chọn cho hành động kể chuyện, phát triển nội dung, sắp xếp bố cục, hƣ cấu thành truyện. Điểm nhìn là quan hệ giữa ngƣời sáng tạo và cái đƣợc sáng tạo[16;149]. Xét đến cùng thì điểm nhìn liên quan đến thời gian trong truyện. Có thời gian đƣợc kể và thời gian của truyện Trần thuật là phƣơng tiện cơ bản của phƣơng thức tự sự, là yếu tố quan trọng tạo nên hình thức tác phẩm văn học. Việc tổ chức điểm nhìn trần thuật ở mỗi tác phẩm mang tính sáng tạo cao độ. Tìm hiểu điểm nhìn là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phƣơng thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực, Ngƣời ta có thể nói đến điểm nhìn qua các bình diện vật lý, bình diện tâm lý (điểm nhìn bên trong hay điểm nhìn bên ngoài, giới tính, lứa tuổi, ). Trên thực tế, có rất nhiều trƣờng hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn mới về cuộc đời. Mặt khác, thông qua điểm nhìn trần thuật, ngƣời đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểm phong cách của nhà văn. Quan sát truyện ngắn Bảo Ninh, chúng tôi nhận thấy nhà văn sử dụng điểm nhìn rất linh hoạt: Có khi từ điểm nhìn hiện tại để quay ngƣợc về quá khứ, có sự dịch chuyển giữa điểm nhìn bên ngoài vào bên trong, có sự luân phiên của những điểm nhìn khác nhau, Trong đó, yếu tố hồi tƣởng đƣợc thể hiện rất rõ. Đa số các truyện đều sử dụng ký ức là chất liệu chủ đạo để tái hiện dòng ý thức của nhân vật. Trong các truyện này, nhân vật thƣờng xƣng “tôi” để kể lại câu chuyện chiến tranh, ở đây nhân vật đã chọn thời điểm hiện tại rồi hƣớng về quá khứchiến tranh của 20 năm, 30 năm về trƣớc. 32
  38. Hà Nội lúc không giờ là câu chuyện hƣớng về dĩ vãng, dƣới điểm nhìn của nhân vật là ngƣời kể chuyện, nhân vật “tôi”. “Tôi” là nhân vật xuyên suốt còn những nhân vật khác chỉ đƣợc miêu tả từ điểm nhìn của ngƣời kể chuyện. Trƣớc thời khắc giao thừa hiện tại, nhân vật “tôi” đã trôi vào dòng hồi tƣởng quá khứ. Và chiến tranh đƣợc hồi tƣởng qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”: “Hà Nội mùa xuân đó vẫn đâu đây trong trời đất và vẫn thường nhập hồn về với mùa xuân của thành phố hôm nay vào đúng nửa đêm, lúc không giờ”[13;565]. Từ thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ, về một Hà Nội xa xăm, xuân Giáp Thìn, từ đó những cuộc đời, những nhân cách con ngƣời, những kỉ niệm đẹp đẽ về Hà Nội, về tình bạn, tình yêu trong những năm tháng bom đạn ấy cũng đồng thời hiện diện: “Hà Nội trong vắt lúc không giờ. Về gần hơn với bạn bè một lứa bên trời, về gần hơn với tình yêu ban đầu, về gần hơn với tuổi thơ non dại”[13;567] Ngƣời kể chuyện trong Rửa tay gác kiếm cũng ở thời điểm hiện tại mà chìm đắm vào dòng kí ức: “Giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng. Kể từ ngay sau đỉnh cao hạnh phúc của ngày Chiến thắng tới buổi chiều ngày hôm nay và đêm hòa bình lững lờ trôi chảy mà hòa bình thì trôi quá mau”[13;260]. Nhân vật “tôi” đã dẫn ngƣời đọc trở về thời chiến tranh với những chuỗi ngày dài trong quá khứ, dù quá khứ ấy lúc mờ, lúc tỏ. Qua cái nhìn đó, chiến tranh hiện lên với nỗi khiếp sợ, bởi tiếng rền vang của máy bay, bom đạn và chất độc màu da cam. Một cuộc chiến mà đúng hơn là một cuộc sát hại cả giống côn trùng cây cỏ của giặc Mỹ đối với thiên nhiên Việt Nam: “Rừng đang đổ lá. Mái rừng tróc từng mảng rộng, lở ra, rụng xuống như bị lột da, không một phẩy gió, cây cối bất động vậy mà tơi tả chẳng khác nào đang một trận động rừng”. “Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút như mưa song không một tiếng xào xạc. Chẳng phải lá vàng. Chẳng phải lá xanh, lá to, lá nhỏ tất cả 33
  39. đều là những xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò. Cỏ dưới đáy rừng cũng đang rũ chết” [13;270]. Bằng điểm nhìn trần thuật này, Bảo Ninh đã lần giở từng mảng gian khổ mất mát của chiến tranh, cho ngƣời đọc thấy hết nỗi sợ hãi của chiến tranh, bởi cái chết không chỉ hiện diện ở con ngƣời mà thiên nhiên cũng bị hủy diệt đầy đau đớn. Khắc dấu mạn thuyền cũng di chuyển điểm nhìn từ thực tại nghĩ về năm tháng xa xƣa: “Mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức, bao giờ tôi cũng thấy hiện lên tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá” “Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là buâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của một thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã mai một nhưng dư âm vọng suốt đời”[13;158-159]. Tạo nên một nốt sầu vƣơng, Bảo Ninh đã khắc họa rất chân thực hình ảnh chiến tranh trong dòng hồi tƣởng của nhân vật. Nhƣ vậy, từ điểm nhìn hiện tại ngoái lại chiêm nghiệm quá khứ, nhân vật của Bảo Ninh có một độ lùi nhất định về thời gian để hiểu rõ hơn về mình, về những năm tháng chiến tranh đã qua. Đó là quá khứ đầy đau thƣơng và ám ảnh, dù hòa bình có trở lại thì vết thƣơng đó vẫn hằn sâu trong tiềm thức của những con ngƣời đã đi qua những năm tháng gian khổ đó. Tái hiện quá khứ chiến tranh và sự mất mát của con ngƣời khi cuộc sống hòa bình đã trở lại, Bảo Ninh còn sử dụng luân phiên nhiều điểm nhìn khác nhau. Trong Rửa tay gác kiếm ám ảnh về chiến tranh đƣợc thể hiện qua nhiều điểm nhìn khác nhau: có điểm nhìn của nhân vật “tôi”- ngƣời kể chuyện, có nhiều điểm nhìn của những anh em binh lính khác. Chiến tranh hiện diện dƣới những cái nhìn ấy là cảnh tƣợng: những cuộc tấn công hủy diệt của kẻ thù, cảnh bom đạn, chết chóc, máu và khói súng, Giờ đây, dù chiến tranh đã lùi xa, ngƣời chết đã yên phận, ngƣời trở về đã có cuộc sống mới, nhƣng trong mỗi ngƣời lính vẫn không khi nào đƣợc bình yên vì trong ký ức của học chiến 34
  40. tranh vẫn đang diễn ra. Những trận chiến đƣợc ví nhƣ: “Trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây mà im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút xuống như mưa song không một tiếng xào xạc”[13;270]. Vậy là, những trận chiến vẫn ào ạt xô về trong những giấc chiêm bao, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của những ngƣời lính, để rồi sau mỗi đêm họ lại đau đớn, xót xa cho quá khứ. Bảo Ninh đã sử dụng linh hoạt các điểm nhìn để nhìn cả hiện tại và quá khứ, đan xen điểm nhìn để xâu chuỗi dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Có khi mở đầu truyện là hiện tại, kết truyện là quá khứ hay ngƣợc lại, cũng có khi hiện tại và quá khứ đan xen chồng chéo lên nhau. Truyện ngắn Giang mở đầu là quá khứ: “Năm ấy tôi mười bảy tuổi, binh nhì, chiến sĩ của tiểu đoàn 5 tân binh”[13;25] , nhƣng kết thúc truyện là cái nhìn của hiện tại: “Chắc bây giờ Nhật Giang vẫn còn nhớ đến tôi, người lính trẻ vô danh hơn ba chục năm về trước”[13;34]. Trong Trại bảy chú lùn điểm nhìn trần thuật đƣợc thể hiện linh hoạt. Có khi là cái nhìn của nhà văn về đau thƣơng mất mát do chiến tranh gây ra, có khi là cái nhìn của nhân vật “tôi” hay Mộc, Huy, Nga, Điểm nhìn linh hoạt nhƣ thế giúp nhà văn thể hiện đƣợc cùng lúc nhiều mảng màu khác nhau trong hiện thực cuộc sống chiến tranh: những ngƣời anh hùng, những trung đoàn vận binh, những tình yêu thủy chung, những tình cảm đồng đội, nỗi cô đơn của thân phận con ngƣời, Nhƣ vậy, điểm nhìn trần thuật linh hoạt giúp truyện ngắn Bảo Ninh thể hiện đƣợc cái nhìn đa chiều về hiện thực chiến tranh và số phận của con ngƣời. 3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”[3;122]. Trong một tác phẩm, những dòng độc thoại nội tâm là 35
  41. những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ một cách chân thực nhất những suy nghĩ, cảm xúc về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. Giáo trình Lí luận văn học quan niệm: “Độc thoại nội tâm là hình thức ngôn ngữ của tư duy và ấn tượng nhân vật. Trong cấu trúc của nó thể hiện hai khuynh hướng: Muốn dẫn dắt trật tự của suy nghĩ và ấn tượng nhân vật phản ánh chúng trong những hình thức giao tiếp. Mặt khác lại muốn tái hiện dòng ý thức về trật tự rối rắm trong hình thức nội tại của nó”. Độc thoại nội tâm thƣờng là những suy nghĩ, toan tính, tâm tƣ về cách sống, về gia đình, về bạn bè, bản thân của nhân vật mà chỉ một mình nhân vật biết, không đƣợc thể hiện bằng âm thanh. Trong truyện ngắn của mình, Bảo Ninh thƣờng xuyên sử dụng độc thoại nội tâm để thể hiện những điều thầm kín trong suy nghĩ của nhân vật và điều đó khiến cho câu chuyện trở nên chân thực và sâu sắc. Bí ẩn của làn nước là nỗi lòng của một ngƣời chồng, ngƣời cha không thể cứu sống đƣợc vợ, con mình trƣớc dòng nƣớc lũ hung dữ. Khi cơn đại hồng thủy qua đi, nhân vật “tôi” đối mặt với nỗi đau của sự thật: không cứu đƣợc con mình mà lại cứu đƣợc con của ngƣời khác. Khi biết sự thật ấy, “tôi” đã khóc những tiếng nấc nghẹn lòng không thể phát ra thành tiếng. Để rồi ngƣời cha ấy một mình ôm theo bí mật đó cùng làn nƣớc: “Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái đã trở thành một thiếu nữ. Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết”[13;24]. Rõ ràng, ngôn ngữ độc thoại nội tâm của đoạn văn cho ngƣời đọc cảm nhận thấm thía nỗi day dứt đớn đau của nhân vật. Đây là dòng độc thoại nội tâm của một ngƣời lính khi hòa bình trở lại trong truyện ngắn Giang: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi 36
  42. nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát, âm thầm”[13;34]. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm giúp nhân vật tự nói ra những điều sâu kín nhất của lòng mình. Đó là lúc con ngƣời đối mặt với sự thật một cách đầy đủ nhất. Còn đây là dòng suy nghĩ của một ngƣời lính già trong Thời tiết của ký ức: “Ngẫm lại, vậy mà, đã non bốn chục năm rồi còn gì, từ bấy tới nay. Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này qua bờ kia ngang với từ kiếp này sang kiếp khác”[13;89]. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ở đây đƣa ngƣời đọc tới gần với tâm tƣ của ngƣời kể chuyện, thấu hiểu sự khắc khoải, xót xa của nhân vật. Trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến tội ác của giặc Mỹ, chứng kiến những hy sinh mất mát của anh em đồng đội, ngày trở về, nhân vật “tôi” trong Rửa tay gác kiếm nhận thấy: “nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng”[13;260]. Đó là nỗi lòng của ngƣời lính khi trở về sau chiến tranh mang trong mình những cảm xúc, kí ức về đời lính gian nan. Đó còn là tâm trạng không thể nói thành lời của Quang, để rồi: “Đêm đêm, giữa canh khuya, Quang chỉ toàn nằm mộng thấy kẻ bội bạc, anh nấc lên tên cô ta và vừa rên ư ửvừa nói lảm nhảm. Có đêm tôi nghe thấy trong màn anh vẳng ra tiếng khóc thút thít, sụt sịt”[13;274]. Đó là nỗi đau của một ngƣời lính, một ngƣời chồng thấy mình có tội với vợ bởi sự nghiệt ngã của chiến tranh. Nỗi đau ấy không thể nói thành lời, để rồi hằng đêm anh đối diện với sự thật của lòng mình, cùng những giọt nƣớc mắt xót xa. Nhƣ vậy, độc thoại nội tâm giúp Bảo Ninh thể hiện đƣợc nhiều góc cạnh éo le sâu kín, trong suy nghĩ và tâm hồn của những ngƣời lính đã đi qua chiến tranh. 37
  43. 3.3. Giọng điệu xót xa, thƣơng cảm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của nhà văn với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm ( ). Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc ( ). Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học”[3;112]. Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng có một giọng điệu riêng. Giọng điệu đó không chỉ thể hiện phong cách tác phẩm mà còn thể hiện tài năng của tác giả. Có thể nói, giọng điệu nghệ thuật là “tiếng nói riêng” mang cá tính sáng tạo của nhà văn, vì thế nó có vai trò tạo nên phong cách riêng biệt cho từng tác giả. Ngƣời đọc có thể nhận thấy tất cả chiêu sâu tƣ tƣởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng cũng nhƣ sở trƣờng ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ thông qua giọng điệu. Truyện ngắn của Bảo Ninh dù là viết về ngƣời phụ nữ hay ngƣời lính đều mang âm hƣởng của nỗi buồn, sự cô đơn. Hòa bình trở lại, những con ngƣời ấy bƣớc ra khỏi cuộc chiến không chỉ mang trong mình lòng tự hào về những tấm huân chƣơng đeo trên ngực mà còn là nỗi xót xa khi nghĩ về quá khứ và sự cô đơn lạc lõng khi đối diện với cuộc sống đời thƣờng. Ngƣời đọc cảm nhận rất rõ giọng buồn thƣơng xa xót trong đoạn văn sau đây: “Cơ ngơi của Y Nua lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn. Nhưng nặng nề nhất, khổ nhất là cảnh cô độc cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây bọc”, “thật não nề như bị bỏ quên”[13;124]. Nỗi buồn ấy cứ bàng bạc, lan tỏa cả câu chuyện về một ngƣời lính hậu cần tên Mộc - “chú lùn” duy nhất trong Trại bảy chú lùn còn sống sót và trở về sau chiến tranh. 38
  44. Xót xa, thƣơng cảm là giọng chủ âm ở hầu hết các truyện ngắn Bảo Ninh viết về những cảnh đời éo le của ngƣời lính. Đây là câu chuyện éo le của một ngƣời lính không thể cứu đƣợc vợ con mình trong Bí ẩn của làn nước: “Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi. Vợ tôi, con tôi và cả người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời”[13;24]. Đây là giọng khắc khoải, day dứt về nỗi buồn của ngƣời lính khi đi qua bom đạn chiến tranh trong truyện Rửa tay gác kiếm: “Nếu rồi đây không may phải sống đời bất hạnh thì chúng tôi sẽ tự nhủ lòng rằng không sao cả, bởi có nỗi khổ nào của ngày hôm nay sánh bằng những đau khổ đã trải qua trong chiến tranh”[13;282]. Còn đây là một nỗi ngậm ngùi, tiếc nuối về một lá thƣ không kịp bóc trong Lá thư từ Quý Sửu: “Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã nhiều năm, nhưng nỗi đau từ Qúy Sửu vẫn mãi như một hạt sạn trong lí ức tôi”[13;156]. Ngƣời đọc còn cảm nhận giọng điệu ngậm ngùi của một ông già mất trí mãi xót xa nuối tiếc vì một tuyến tàu hỏa trong chiến tranh, giờ đây không bao giờ trở lại trong truyện Ngôi sao vô danh. Hoặc giọng xót xa thƣơng cảm về một ngƣời lính cô đơn, lạc lõng trở về quê hƣơng sau chiến tranh trong truyện Hữu khuynh. Truyện Mây trắng còn bay là nỗi niềm thƣơng nhớ của một bà mẹ già trong lần giỗ thứ 30 của con trai. Truyện Gọi con là nỗi khắc khoải đợi chờ của một ngƣời mẹ đối với đứa con trai út đã hy sinh Mỗi truyện ngắn của Bảo Ninh là một dƣ vị nỗi buồn và chúng hợp lại thành một âm hƣởng buồn đau triền miên, day dứt, xuyên thấm cả vào thời gian, không gian và lòng ngƣời. Giọng điệu này là kết quả tất yếu của chiến tranh nhìn từ số phận cá nhân con ngƣời. Dƣới cái nhìn cá nhân, chiến tranh hiện lên dữ dội, tàn khốc 39
  45. và xót xa. Bảo Ninh không cất cao giọng phê phán, đả kích chiến tranh mà chỉ đau đớn, xót xa cho cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình. Ông không trực tiếp phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh, nhƣng qua những kiếp ngƣời, những số phận con ngƣời bị vùi dập, bị hủy diệt trong chiến tranh, Bảo Ninh đã vẽ ra sự tàn phá ghê gớm của nó. Ông đã rất thành công khi xây dựng những thiệt thòi, mất mát của ngƣời lính và ngƣời phụ nữ sau chiến tranh: ngƣời thì đau đớn, ngƣời thì day dứt, ngƣời thì lạc lõng giữa quá khứ và hiện tại, Tất cả tạo nên một bản nhạc trầm buồn, một âm hƣởng cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh. 40
  46. KẾT LUẬN Chiến tranh đã lùi xa 40 năm, nhƣng dƣ âm của nó vẫn còn ám ảnh, nhất là đối với những ngƣời đã từng tham gia vào cuộc chiến. Trong văn học Việt Nam, chiến tranh vẫn là một đề tài lớn thu hút ngƣời cầm bút đi sâu tìm tòi, khai thác những vỉa tầng mới. Đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, có những vấn đề văn học chƣa thể đề cập hay ít đề cập. Vì vậy, sau chiến tranh văn học lại trở về với vấn đề vĩnh cửu của nó. Cùng với xu thế đổi mới của đất nƣớc, văn học cũng chảy theo nhịp đập chung của thời đại. Văn học hôm nay không chỉ là những tiếng hô vang mạnh mẽ mà còn hạ giọng quan tâm đến số phận cá nhân của mỗi con ngƣời. Với Bảo Ninh, một nhà văn đã từng tham gia chiến đấu, ông viết về con ngƣời cô đơn trong và sau chiến tranh nhƣ một lời tri ân với đồng đội, với Tổ Quốc, đồng thời, đó cũng là sở trƣờng của ông khi quãng thời gian cầm súng đã tạo cho ông kinh nghiệm quý giá về ngƣời lính. Tìm hiểu con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh, chúng tôi nhận thấy: nhà văn tập trung khắc họa chân dung về ngƣời lính và ngƣời phụ nữ. Ở mỗi kiểu loại nhân vật nhà văn luôn luôn nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều góc độ: có góc nhìn lịch sử, có góc nhìn cá nhân. Điều đó khiến nhân vật của Bảo Ninh không hiện lên nhất phiến đơn giản mà đa diện, đa trị và chân thực. Bảo Ninh đã bồi đắp cho nhân vật của mình những giá trị nhân bản sâu sắc. Mỗi ngƣời lính trong truyện ngắn của ông, bên cạnh phƣơng diện ngƣời anh hùng,còn là một số phận cô đơn và nhà văn đặc biệt khắc họa đậm nét phƣơng diện con ngƣời cô đơn của nhân vật. Nghệ thuật thể hiện con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn Bảo Ninh đƣợc thể hiện ở các phƣơng diện cơ bản: điểm nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu. Sử dụng điểm nhìn trần thuật linh hoạt, gia tăng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, dùng chủ âm là giọng điệu xót xa thƣơng cảm, Bảo Ninh muốn đặt nhân vật của mình 41
  47. trƣớc ống kính “vạn hoa”, để nhân vật hiện lên đầy đặn nhất, cho ngƣời đọc cảm nhận thấm thía nhất về nỗi đau đắng tận cùng của số phận con ngƣời Việt Nam trong chiến tranh. Từ đó, giúp ngƣời đọc tri nhận thật đầy đủ về giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Nghiên cứu sáng tác của một tác giả tiêu biểu nhƣ Bảo Ninh còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu diện mạo chung của nền văn học Việt Nam đƣơng đại. Thiết nghĩ, đây không chỉ là vấn đề nghiên cứu trong một lần và của riêng ai. 42
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội. [2] Phan Cự Đệ (chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [4] Đoàn Ánh Dƣơng (2009), “Bảo Ninh- nhìn từ thân phận truyện ngắn”, evan.vnexpress.net. [5] Nhị Linh (2009), Bỏ qua, http: Nhilinhblong.blogspot.com [6] Mai Quốc Liên (2012), Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc, Hồn Việt, (57). [7] Nguyễn Văn Long (2000), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2009), Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục. [9] Phạm Ninh (chủ biên), Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 3 Nguyên- Minh- Thanh, Nxb Văn học Hà Nội. [10] Bảo Ninh (2005), Lan man trong lúc kẹt xe, Nxb Hội Nhà văn. [11] Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn. [12] Bảo Ninh (2011), Trại bảy chú lùn, Nxb Văn học, Hà Nội. [13] Bảo Ninh (2013), Những truyện ngắn, Nxb Trẻ. [14] Trần Đình Sử (chủ biên) (2007), Giáo trình Lí luận văn học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. [15] Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục. [16] Ngô Thảo (2001), Văn học về người lính, Nxb Quân đội nhân dân. [17] Bích Thu (1989), Những thành tựu của truyện ngắn sau năm 1975, Tạp chí Văn học, (9), tr 32. 43
  49. [18] Bích Thu (1990), “Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ năm 1975 qua hệ thống mô típ chủ đề”, Văn học, (4). [19] Khuất Quang Thụy (1992), “Viết về chiến tranh”, Văn nghệ, (44). [20] “Văn học trong sự nghiệp đổi mới của cách mạng”, trích theo Báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Đình Thi đọc tại Đại hội lần thứ IV của Hội báo Văn nghệ. 44