Khóa luận Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII

pdf 67 trang thiennha21 5601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_chinh_sach_phat_trien_thuy_quan_cua_chua_nguyen_o.pdf

Nội dung text: Khóa luận Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT LÊ THỊ KIỀU CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI- XVIII KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-X Người hướng dẫn: Thạc sĩ Vũ Thị Xuyến HÀ NỘI, 2018
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình triển khai đề tài khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích để hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm đến cô Vũ Thị Xuyến, người đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận. Cô đã tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, cũng như đưa ra những lời khuyên định hướng giúp em đi đúng hướng đề tài nghiên cứu. Nhờ vậy mà em có thể hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định. Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt đã giúp đỡ em cùng tập thể K59 Việt Nam học trong suốt 4 năm học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em cũng xin gửi lời cám ơn tới thư viện trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN, thư viện Quốc gia, Phòng tư liệu khoa Việt Nam học đã tạo điều kiện giúp em tiếp cận nhiều nguồn tư liệu phong phú. Xin gửi lời cảm ơn đến bạn Phạm Thị Thơm - K59 Việt Nam học, Ngô Hoàng Thắng - K59 Lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu và cùng trao đổi kiến thức trong suốt thời gian triển khai khóa luận. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực giúp tôi hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Kiều
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả Lê Thị Kiều xin cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn nghiêm túc của tác giả thông qua khảo cứu và nghiên cứu tài liệu liên quan, và được thực hiện dưới sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên hướng dẫn Thạc sĩ Vũ Thị Xuyến. Đề tài khóa luận là một đề tài mới do tác giả đưa ra và được sự đồng ý của giảng viên hướng dẫn, không hề có sự sao chép theo bất cứ đề tài nào tương tự. Mọi sự tham khảo trong khóa luận đã được chú thích và trích dẫn nguồn rõ ràng trong báo cáo và danh mục tài liệu tham khảo. Mọi sự sao chép không rõ ràng, không hợp lệ theo quy chế của nhà trường tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Kiều
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 NỘI DUNG 5 Chương 1: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN Ở ĐÀNG TRONG 5 1.1. Đàng Trong trong bối cảnh khu vực thế kỉ XVI-XVIII 5 1.2. Tiền đề phát triển thủy quân ở Đàng Trong 7 1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý 7 1.2.2. Kỹ nghệ đóng thuyền 10 Chương 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI- XVIII 18 2.1. Phép duyệt, tuyển 18 2.1.1 Phép tuyển binh 18 2.1.2 Phép duyệt binh 22 2.2. Chính sách tổ chức và quản lý 27 2.2.1. Thủy quân chính quy 27 2.2.2. Lực lượng truyền tin và vận chuyển 29 2.3. Kỷ luật quân đội 35 2.4. Chính sách đãi ngộ 38 Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG 44 3.1. Một số nhận định 44 3.2. Một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong 54 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta trong giai đoạn cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII đã xảy ra nhiều biến động lớn về chính trị cũng như kinh tế xã hội, đặc biệt là từ khi nhà Lê sơ sụp đổ (1428-1527). Là một triều đại hùng mạnh, in dấu ấn sâu đậm trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá nên sự suy sụp của nhà Lê sơ đã góp phần gây ra cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, khiến đời sống dân chúng điêu đứng. Nhưng nhìn ở góc độ khác khách quan hơn, giai đoạn này cũng đã hoàn thiện nguyện vọng Nam tiến của triều đại Lê sơ. Quá trình Nam tiến là một trong những kết quả quan trọng trong lịch sử dân tộc, kéo dài qua nhiều thời kì, nhiều đời vua khác nhau. Nhưng chỉ đến thời các chúa Nguyễn mới diễn ra thực sự mạnh mẽ và có hiệu quả rõ rệt mà Chúa tiên Nguyễn Hoàng (1558- 1613) là người mở cõi. Nguyễn Hoàng để tránh sự thủ tiêu của họ Trịnh, dựa vào lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Hoành Sơn nhất đái,vạn đại dung thân”, đã khéo léo xin Trịnh Kiểm vào cai quản vùng đất Thuận Hóa đầy khó khăn, lựa chọn nơi này là nơi dung thân là nơi dấy nghiệp. Bắt đầu từ Chúa Tiên đến các đời Chúa kế vị đều đã cố gắng xây dựng cơ đồ vững mạnh cả về chính trị và kinh tế. Nhắc đến Đàng Trong là nhắc đến một nền kinh tế ngoại thương phát triển rộng mở, nhưng song song với kinh tế chúa Nguyễn luôn chú trọng xây dựng lực quân đội đông và mạnh, trong đó đặc biệt phải kể đến thủy quân. Việc chú trọng phát triển thủy quân ở Đàng Trong thứ nhất là do đặc điểm vị trí địa lí thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, đường bờ biển kéo dài và đây cũng là lí do người dân Đàng Trong quen với việc sử dụng thuyền và phát triển văn hóa nước. Điều quan trọng hơn nữa, việc phát triển thủy quân đã phục vụ cho nhu cầu chính trị của Đàng Trong chống lại họ Trịnh ở phương Bắc, hoàn thành sứ mệnh mở rộng lãnh thổ về phương Nam. Do đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng quân đội mạnh và tình hình thực tế của Đàng Trong, đã thúc đẩy Chúa 1
  6. Nguyễn phải nhanh chóng có những chính sách riêng để phát triển lực lượng quân sự, đặc biệt là lực lượng thuỷ quân. Vậy thì chính sách xây dựng và phát triển lực lượng thuỷ quân của chúa Nguyễn là gì? Và chính sách của Chúa đã tác động như thế nào đến Đàng Trong, giúp Đàng Trong đứng vững trước những sóng gió ra sao? Để đi tìm những lời giải đó, tôi đã chọn đề tài “Chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI- XVIII” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đàng Trong được hình thành trong thời đại có nhiều biến động của lịch sử. Tuy nhiên, vương quốc của chúa Nguyễn không chỉ được biết đến với một nền ngoại thương, một nền kinh tế hàng hóa phát triển nở rộ, mà còn được nhắc đến với một nền chính trị rộng mở, quân đội hùng mạnh trong đó phải đặc biệt kể đến sự phát triển của lực lượng thủy quân. Nhiều sử gia đã ghi nhận về vấn đề này có thể kể đến như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn một vị quan của triều đình Đàng Ngoài đã miêu tả rất chi tiết về địa hình Đàng Trong, quân đội Đàng Trong, những thông tin mà tác giả mắt thấy tai nghe khi trực tiếp đến Đàng Trong khảo sát tình hình. Những điều này cũng đã được ghi nhận trong những chính sử Việt khác như Đại Nam thực lục hay Nam triều công ngiệp diễn chí Bên cạnh đó cũng gần đây rất nhiều công trình nghiên cứu về quân đội triều Nguyễn cũng đã đề cập đến quân đội Đàng Trong như: Trịnh Ngọc Thiện, Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (từ cuối thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 19), tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 63, năm 2014 đã làm rõ hơn tổ chức quân đội dưới triều Nguyễn trên nền tảng là cách thức tổ chức quân đội dưới thời chúa Nguyễn nhưng hoàn thiện hơn và theo hướng chính quy hơn; Tác giả Phạm Văn Thủy với công trình nghiên cứu “Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX: Qua các nguồn sử liệu phương Tây” (trong sách: Nguyễn Văn Kim (Cb.), Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr.506-523) là một 2
  7. công trình nghiên cứu về quân đội Việt Nam qua các thời kì từ thế kỉ 17-19 nhìn từ các nguồn sử liệu phương Tây, đã đưa ra một cái nhìn lịch đại xuyên suốt hơn. Cùng một số nghiên cứu khác cũng cung cấp những thông tin thú vị về hình thức tổ chức quân đội, đặc biệt là thủy quân như Li Tana, Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, Nxb trẻ, năm 2004 Bên cạnh đó, một số công trình về Hoàng Sa – Trường Sa xuất bản gần đây đề cập đến việc khẳng định chủ quyền của chúa Nguyễn tại đây như: Nguyễn Quang Ngọc, Đội Hoàng Sa: cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỉ 17, 18 và đầu thế kỉ 19, Nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 2/2012; Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nxb Văn hóa và văn nghệ; Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014 Trong các công trình này, lực lượng thuỷ binh của Đàng Trong cũng ít nhiều được các tác giả khảo cứu và cũng là nguồn tài liệu bổ trợ quan trọng cho khóa luận. Ngoài ra các ghi chép, nghiên cứu của những người ngoại quốc khi đến Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài là nguồn sử liệu quý giá, cung cấp dữ liệu mới mẻ mà mà khóa luận đã khai thác triệt để. Trong đó có nhiều ghi chép liên quan đến quân đội, chính trị Đàng Trong, như: Thích Đại Sán, Hải ngoại kỷ sự, Nxb Viện đại học Huế, năm 1963; Cristophoro Borri, Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, năm 1998 Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn, mới mẻ hơn về thủy quân Đàng Trong, từ đó làm nền tảng giúp tôi có thể phân tích và làm rõ hơn chính sách phát triển lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong thế kỉ XVI- XVIII và các hoạt động khác mà Chúa đã thực thi trên lãnh thổ của mình. 3
  8. 3. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua những dữ liệu cứ thu thập được từ tài liệu, tôi đã tiến hành phân tích, phân loại thông tin và làm rõ chính sách tập trung phát triển thủy quân của chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tìm hiểu rõ bối cảnh chính trị, nền tảng vị trí địa lí, văn hóa nước bản địa và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã thúc đẩy chúa Nguyễn hoạch định và ban hành chính sách. Từ đó tiến tới phân định và lí giải chính sách chúa áp dụng để xây dựng thủy quân Đàng Trong từ khâu tuyển mộ lính, phân bổ, quản lí; đến việc luyện tập thao diễn trong quân đội để hướng đến một đội quân tinh nhuệ. Đồng thời, việc Chúa đề ra những biện pháp kỉ luật nghiêm minh nhằm giữ kỉ cương phép nước, quản lí tốt lực lượng quân đông đảo cũng được khoá luận tập trung khảo cứu. Bên cạnh đó, một số hoạt động dù chưa được hoạch định và ghi chép cụ thể nhưng khóa luận cũng đã tập trung phân tích. Những hoạt động đó dù bất thành văn nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa thể hiện sự tiến bộ trong tư tưởng lãnh đạo của chúa Nguyễn vừa là tiền đề để những triều đại sau xây dựng hoàn thiện hơn, đặc biệt trong vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cứu hộ cứu nạn trên biển. Qua kết quả của quá trình phân tích, khóa luận đã đưa ra một số nhận định chung về những chính sách trên. Cuối cùng tác giả đã khảo cứu một số trận đánh lớn của thủy quân Đàng Trong làm minh chứng để người đọc có thể thấy rõ hơn hiệu quả của chính sách phát triển thủy quân của chúa Nguyễn trong giai đoạn thế kỉ XVI-XVIII. 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện bài nghiên cứu, tôi đã lựa chọn phương pháp khảo cứu tài liệu để hiểu sâu hơn và nắm rõ hơn về vấn đề mình làm. Sau đó tôi hệ thống lại chi tiết những yếu tố chính yếu cho bài nghiên cứu, để hình thành nên một cái nhìn khái quát nhất về vấn đề. Bên cạnh đó, tôi cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp nghiên cứu liên ngành 4
  9. NỘI DUNG Chương 1: TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN Ở ĐÀNG TRONG 1.1. Đàng Trong trong bối cảnh khu vực thế kỉ XVI-XVIII Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI nhà Lê ngày càng khủng hoảng và suy thoái, các vua Lê lần lượt là Lê Hiến Tông (1497-1505), Lê Uy Mục (1505-1509) và Lê Tương Dực (1509-1516) đều không chú ý chăm lo triều chính ăn chơi sa đọa. Nhân lúc tình hình chính trị hỗn loạn, thế lực của Mạc Đăng Dung (1527-1530) là Thái phó kiêm tiết chế các doanh quân thủy bộ thâu tóm toàn quyền lực phế truất vua Lê lên ngôi hoàng đế năm 1527. Mặc dù vậy những người ủng hộ triều Lê vẫn âm thầm chuẩn bị lực lượng chờ ngày khôi phục quốc thống. Năm 1533, Lê Duy Ninh được tôn lên làm vua lập lại triều Lê mà sử gọi là thời kỳ Lê trung hưng. Nhà Lê được khôi phục tạo nên cục diện Nam – Bắc triều và cuộc chiến không cân sức giữa nhà Mạc và nhà Lê trong suốt gần 50 năm. Ngay từ khi cuộc chiến Nam Bắc triều đang còn tiếp diễn thì trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống chia rẽ. Sau khi Nguyễn Kim bị sát hại (năm 1545), vua Lê trao mọi quyền bính cho Trịnh Kiểm (con rể của Nguyễn Kim). Để củng cố thế lực của mình, Trịnh Kiểm tìm mọi cách loại bỏ ảnh hưởng của nhà Nguyễn. Con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm lập mưu giết hại. Nguyễn Hoàng thông minh lanh lợi, lập nhiều công trạng càng làm tăng thêm mối e ngại cho Trịnh Kiểm. Bởi vậy, Nguyễn Hoàng khó tránh khỏi nghiệp sát thân. Nắm rõ được tình hình, ông đã âm thầm nhờ chị gái là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa. Trịnh Kiểm xét thấy rằng, đây là vùng đất vô cùng hiểm trở và khó khăn không đáng lo ngại, cũng là cơ hội để loại trừ ảnh hưởng của Nguyễn Hoàng nên đã đồng tình phê chuẩn. Đoan quốc công Nguyễn Hoàng vái tạ trở về phủ, cùng với các công tử Thái bảo Hòa quận công, Thụy quận 5
  10. công và các tướng Văn Nham, Thạch Xuyên, Tiền Trung, Tường Lộc ngay ngày hôm ấy đem một nghìn quân thủy ra cửa biển nhằm theo hướng hai xứ Thuận, Quảng mà tiến. Chiến thuyền tiến thẳng vào cửa Yên Việt đóng quân trên bãi cát nổi thuộc xã Ái Tử, huyện Vũ Xương. Nguyễn Hoàng mật sai quân đi khắp các huyện từ Vũ Xương đến Hương Trà xem xét địa thế. Quân của Chúa thấy ở xã Phú Xuân huyện Hương Trà núi sông vòng tụ, cảnh đẹp dân giàu, bèn trở về bẩm báo, Đoan quốc công rất mừng, nghĩ cách thi hành đức chính để vỗ về dân chúng. Sự ra đi của Nguyễn Hoàng như lịch sử đã cho thấy không phải chỉ để bảo toàn tính mạng mà còn là thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh, đất Thuận Hóa đã trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn. Năm 1613, Nguyễn Hoàng qua đời, con là Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) lên thay. Nguyễn Phúc Nguyên là con trai thứ sáu của chúa Nguyễn Hoàng. Tuy còn trẻ tuổi nhưng có tài chí cao, sớm đã được cha tin tưởng giao phó công việc. Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục sự nghiệp của cha, tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự, mở rộng lãnh thổ về phía Nam và khuyến khích di dân lập ấp. Năm 1627, mâu thuẫn giữa nhà Nguyễn và nhà Trịnh càng gay gắt. Nhận thấy rằng họ Nguyễn có ý muốn li khai, không chịu nạp thuế như trước nữa, chúa Trịnh mang quân đi đánh họ Nguyễn. Sự kiện này chính thức mở đầu cho thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài 45 năm (1627-1672) trong lịch sử và cũng chính thức đánh dấu sự chia tách hoàn toàn Đàng Trong - Đàng Ngoài. Năm 1744, Nguyễn Phúc Khoát – vị chúa cuối cùng của Đàng Trong xưng vương cũng là lúc Đàng Trong rơi vào tình trạng suy thoái. Như vậy trong vòng hơn 200 năm, Đàng Trong đã trải qua 9 đời chúa Nguyễn cầm quyền, khởi đầu là chúa tiên Nguyễn Hoàng (1558-1613) và tiếp đến là các đời chúa kế vị: Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), Nguyễn Phúc Loan (1635-1648), Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691), Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725), Nguyễn Phúc Chú (1725-1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765). Tuy 6
  11. chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đã để lại nhiều bài học vàng son trong lịch sử dân tộc về kinh tế, chính trị. Khi mới vào Thuận Hóa, Thái tổ Nguyễn Hoàng đóng ở dinh Ái Tử. Dinh có nghĩa là chỉ một đạo quân, cũng dùng làm tên gọi một đơn vị hành chính trong suốt thời chúa Nguyễn và cho đến cả thời Gia Long sau này. Dinh được cai quản bởi các quan võ gọi là chưởng dinh hay trấn thủ, các cơ quan chính quyền trung ương của xứ Thuận Hóa đều ở đó. Sau đó, trong quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ đời Chúa Hi Tông (chúa Nguyễn Phúc Nguyên) lãnh thổ Đàng Trong chia làm 12 dinh và 1 trấn: Dinh Bố Chính tục gọi là dinh Ngói (ở làng Thổ Ngõa, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), dinh Quảng Bình (nay là Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy Quảng Bình), dinh Lưu Đồn (tục gọi là dinh Mười, ở làng Võ Xá, huyện Khương Lộc), cựu dinh ở Ái Tử, Chánh dinh, dinh Quảng Nam, dinh Bình Khương, dinh Bình Thuận, dinh Trấn Biên, dinh Phiên Trấn, dinh Long Hồ và trấn Hà Tiên. 1.2. Tiền đề phát triển thủy quân ở Đàng Trong 1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý Vị trí địa lý cũng góp phần lí giải lí do vì sao chúa Nguyễn lại tập trung phát triển một lực lượng thủy quân hùng mạnh. Vùng đất Đàng Trong mà Chúa trị vì, cho đến thế kỉ XVII là toàn bộ vùng đất rộng lớn bao gồm Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta hiện nay, vì thế mà được coi như một quốc gia riêng biệt, độc lập với xứ Đàng Ngoài. Những điều này đã được Cristophoro Borri1 nghiên cứu và tường thuật lại rất mạch lạc, rõ ràng và cụ thể: “Xứ này, về hướng Nam giáp vĩ tuyến 11, về hướng Bắc, xế về Đông Bắc, giáp xứ Đàng Ngoài, về hướng Đông, có biển Đông và về hướng Tây, xế về Tây Bắc, giáp nước Lào”2. Không chỉ vậy, theo Borri vùng đất này còn có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với các nước láng giềng của Đàng Trong: 1 Cristoforo Borri là một giáo sĩ Dòng Tên, người Ý, đã đến Đàng Trong truyền giáo những năm đầu thế kỷ XVII. 2 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr.12. 7
  12. “Còn trong các bản đồ của thế giới thì xứ này như là cửa vào và là khởi đầu của Trung Quốc”3. Có thể thấy, điều kiện địa lý liên quan đến việc phát triển lực lượng thủy quân của Đàng Trong có nhiều khác biệt so với Đàng Ngoài. Vùng đất của Chúa Nguyễn là một vùng đất trù phú với nhiều tiềm năng. Đây là một vùng đất mới, hẹp ngang, nhưng trải dài, nằm giữa núi và biển. Phía Tây của Đàng Trong là dãy núi Trường Sơn phủ đầy rừng rậm trải dài xuống phía Nam. Đây cũng chính là nơi khởi nguồn của các con sông chảy từ Tây sang Đông chia cắt lãnh thổ Đàng Trong. Phía Đông là đường bờ biển trải dài với nhiều hải cảng. Do sự ăn sâu của núi nên có những nơi núi và biển gặp nhau tại một điểm. Đàng Trong cũng được biết đến với ba vùng tự nhiên khác nhau. Hai vùng đầu có những đồng bằng tương đối rộng nên rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đó là vùng Quảng Nam với sự bồi đắp của sông Thu Bồn diện tích khoảng 1.800 cây số vuông, vùng thứ hai là đồng bằng Bình Định ngày nay, có diện tích khoảng 1.550 cây số vuông, và vùng thứ ba ở giữa có rất nhiều thung lũng. Như đã đề cập ở trên, phía Tây là địa hình núi cao hiểm trở chạy theo hướng tây đông, ăn sát ra biển, tạo ra địa hình bị chia cắt với nhiều thung lũng, khiến đường bộ đi lại cũng rất khó khăn. Để di chuyển từ phủ này sang phủ khác, phương tiện nhanh chóng và thuận tiện nhất chỉ có thể bằng thuyền. Đến thế kỉ thứ XVII, giao thông ở Đàng Trong chủ yếu vẫn là đường thủy, Thiền sư thích Đại Sán khi đến đây vào thế kỉ XVII đã cho biết: “các phủ đều không có đường lối thông nhau, mỗi phủ đều do một cửa biển đi vào, nếu đi từ phủ này sang phủ khác tất do đường biển”4 [6,tr.132]. Đàng Trong cũng được biết đến là vùng đất có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Có nhiều sông và hệ thống sông lớn chảy qua lãnh thổ của chúa Nguyễn: Hệ thống sông Bến Hải - Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Thừa Thiên Huế), hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), hệ thống 3 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, sđd, tr.14. 4 Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, Nxb Viện đại học Huế, năm 1963, tr.132. 8
  13. sông Kone - Hà Thanh (Bình Định), Sông Ba (Tây Nguyên), hệ thống sông Cái Nha Trang và Dinh Ninh Hòa (Khánh Hòa) Những hệ thống sông này không chỉ cung cấp nguồn nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp, là hệ thống giao thông vận tải chính mà còn là một hệ thống giao thông hào giúp cho việc phòng thủ thêm kiên cố. Để tiện cho việc đi lại bằng đường thuỷ, bên cạnh những con sông lớn, chúa Nguyễn đã cho xây thêm nhiều con kênh. Các Chúa đã đích thân chỉ đạo việc đào và nạo vét các con sông nhằm lấy nước tưới tiêu và tạo ra các tuyến đường lưu thông. Chẳng hạn, chúa Nguyễn Phúc Tần (1648- 1687) đã cho đào và nạo vét các kênh như: Kênh Hồ Xá (thuộc huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng Trị), kênh Trung Đan ở huyện Minh Linh (tháng 5 năm 1681), kênh đào Mai Xá (tháng 8 năm 1681), khai kênh Hà Kỳ (tháng 11 năm 1686)5 từ Cầm Phô (Vĩnh Linh) cho thông nước với sông Minh Lương (Gio Linh) từ đó thuyền bè đi lại dễ dàng. Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691- 1725) cũng có nhiều chính sách tiếp tục hoạt động mở rộng giao thông đường thủy6. Có thể thấy vị trí địa lý đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển thủy quân ở Đàng Trong. Bờ biển dài và địa hình cắt xẻ dẫn đến hướng phát triển thủy quân ở Đàng Trong khác so với Đàng Ngoài, thủy quân Đàng Trong phát triển mang thiên hướng hải quân (hướng biển) hơn là thủy quân nội thủy ở Đàng Ngoài. Bên cạnh một vị trí địa lý thuận lợi, Đàng Trong còn là một vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng. Do là vùng đất thưa dân, nên hầu hết tài nguyên rừng vẫn còn nguyên vẹn với nhiều loài gỗ quý, bền chắc thích hợp để đóng thuyền, kết bè. Và cũng vì ảnh hưởng của vị trí địa lý là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa nước lâu đời như Champa, Mã Lai đã tạo nên những nét đặc sắc trong văn hóa nước ở Đàng Trong thể hiện 5 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục, tr.82-92-93. 6 Nguyễn Thị Hải, Chính sách nội thương của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9(94), năm 2015, tr.7. 9
  14. rõ nét qua các loại thuyền bè và kĩ nghệ đóng thuyền; nhìn chung thuyền Đàng Trong thích hợp để đi biển hơn là Đàng Ngoài. 1.2.2. Kỹ nghệ đóng thuyền Khi nghiên cứu về ngành đóng thuyền Đàng Trong ta có thể thấy được 4 yếu tố quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển của nó: 1. Đặc điểm địa hình và quá trình khai thác mở rộng lãnh thổ; 2. Nhu cầu về chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ; 3. Nhu cầu về sự phát triển kinh tế. 4. Có nguồn tài nguyên gỗ phong phú, chất lượng cao phục vụ cho việc sản xuất tàu thuyền. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu nhấn mạnh đến nhu cầu về phục vụ chiến tranh và quá trình khai thác, bảo vệ lãnh thổ. Trong suốt thời gian tồn tại của Đàng Trong, các chúa Nguyễn đều chú trọng phát triển ngành đóng tàu thuyền - một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia. Việc đóng, sử dụng tàu thuyền của người Việt vào nhiều mục đích khác nhau đã có từ rất sớm. Ngoài là phương tiện đi lại, chuyên chở hàng hoá, hình ảnh những chiến thuyền cũng xuất hiện nhiều trong các trận thuỷ chiến trong lịch sử7. Thế kỷ XV, Đại Việt sử kí toàn thư chép, mỗi thuyền được trang bị một khẩu hỏa khí, 10 súng lớn và 10 súng hạng trung, 80 súng hạng nhỏ. Việc bố trí khí giới cho thấy rằng số lượng binh lính trên thuyền khá đông và đã có sự phân công qua cách sử dụng các loại súng. Năm 1465, Lê Thánh Tông đã ban hành 9 phép thủy trận và 31 quân lệnh về thủy trận. Những bằng chứng trên chính là cơ sở lí giải tại sao thuyền lại có vai trò quan trọng trong quân đội và những bài học về thủy quân của các triều đại trước cũng là tiền đề giúp hoàn thiện hơn lực lượng thủy quân Đàng Trong. Liên quan đến nghề đóng thuyền thì một trong những chính sách quan trọng nữa của Chúa Nguyễn là chính sách “công tượng”. Để phát triển các ngành nghề thủ công, Chúa đã tuyển hàng trăm thứ thợ vào quân đội để đảm nhiệm những nhu cầu của nhà nước đương thời, đặc biệt là việc chế tạo vũ khí, 7Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, tr.231. 10
  15. đóng sửa tàu thuyền và nhu cầu của việc xây cất nhà cửa. Theo phản ánh trong các hồi kí của người nước ngoài từng đến Đàng Trong các thế kỉ XVII- XVIII, ngành đóng thuyền ở Đàng Trong là một ngành độc quyền của nhà nước, do các chúa Nguyễn đích thân kiểm soát chỉ đạo. Chúa rất chú trọng đến ngành đóng tàu, trước là để phục vụ nhu cầu đi lại do điều kiện địa hình, sau là để phục vụ cho quân đội. Mục đích của Chúa là xây dựng một lực lượng thủy quân hùng mạnh để chiến đấu với thủy quân họ Trịnh và đồng thời là việc phòng thủ bờ biển, đảm bảo an ninh trước các thế lực ngoại bang xâm lấn. Các vị chúa Nguyễn vừa là người ra lệnh đóng thuyền vừa là kĩ sư trưởng chỉ huy mọi hoạt động liên quan đến việc đóng thuyền. J.Barrow, một nhà buôn người Anh đã đến Đàng Trong trong 2 năm 1792-1793, đã ghi lại trong hồi kí của mình: “Chúa là người quản đốc các cảng, nhiều kho binh khí, kĩ sư trưởng của xưởng đóng thuyền. Trong công việc đóng thuyền thì không có một cái đinh nào đóng xuống mà không xin ý kiến của chúa Nguyễn trước tiên”. Như vậy, các xưởng đóng thuyền của Đàng Trong đều do nhà nước quản lí. Thợ đóng thuyền được huy động từ nhiều địa phương trong nước, tùy thuộc vào thế mạnh nghề nghiệp của họ: “thợ xẻ ở xã Duy Đức là thạo nhất. Thợ đóng thuyền người Động Hải và Cừ Hà quen đóng thuyền to, các xã huyện Khang Lộc và huyện Lệ Thủy đều có thợ, hay đóng thuyền nhỏ để chở đồ buôn bán”8. Những người thợ thủ công này sau khi trưng tập về Phú Xuân, được biên chế vào các ti, đội chuyên trách việc đóng thuyền như: Ti thợ đóng thuyền, ti thợ mộc thuyền chuyên lo xẻ ván để phục vụ việc đóng thuyền, ti thợ làm đinh sắt, ti thợ làm mái chèo, ti thợ làm buồm, ti thợ hóa luân chuyên đóng tàu thủy cỡ lớn9 Chính sách của Chúa đã đáp ứng được nhu cầu của quân sự trong giai đoạn đầu, khi tận dụng được nguồn nhân lực đã có kĩ năng cơ bản về sông nước để phát triển ngành đóng thuyền thành một ngành mũi nhọn. 8 Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014, tr,43. 9 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, dẫn lại Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7, năm 2014, tr,43. 11
  16. Ngành đóng thuyền phát triển thành một ngành mũi nhọn, đã cung cấp không chỉ cho quân đội mà còn phục vụ cho sinh hoạt và phát triển kinh tế một số lượng lớn thuyền chuyên dụng, cả về số lượng và chất lượng thuyền. Để đạt được thành tựu như vậy là sự nỗ lực của quân và dân xứ Đàng Trong, đồng thời cũng có sự đóng góp quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là một nguồn lâm sản dồi dào. Đàng Trong nằm trong hệ sinh thái phổ tạp, đất đai phì nhiêu đã cung cấp một lượng lớn lâm sản phục vụ cho nhu cầu của nhà nước. Một thương nhân người Pháp khi đến Đàng Trong đã nhận định về sự phong phú nguồn tài nguyên rừng của Đàng Trong như sau: “Đàng Trong tràn ngập những ngọn núi, phong phú với những loại gỗ xây dựng và những loại khác thích hợp cho sản xuất đồ dùng ”10. Trong rừng có vô vàn loại gỗ có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu làm các vật dụng của Đàng Trong trong đó có cả thuyền chiến như: gỗ hoa lê bền không mọt thường dùng làm rương hòm, bàn ghế, vật dụng; gỗ hồng, gỗ giáng hương keo, gỗ kiền kiền cứng bền chôn dưới đất lâu năm không hư Tuy các loại gỗ rất phong phú dễ dàng cho việc khai thác, nhưng do điều kiện địa hình hiểm trở, khó để vận chuyển, nên Chúa đã tập hợp một lực lượng đông đảo phục vụ cho việc khai thác gỗ và vận chuyển về Phú Xuân. Năm 1729, chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) cho lập đội mộc than ở Trường Đúc gồm 195 người, chuyên khai thác gỗ đóng thuyền đem về nộp cho phủ Chúa. Họ được miễn thuế thân và miễn lao dịch, nhưng hàng năm phải đi tìm kiếm, khai thác và nộp đủ số gỗ theo định mức. Chúa còn cử người vào tận vùng Quang Hóa (nay thuộc huyện Trảng Bàng- Tây Ninh) để khai thác các loại gỗ tốt trở về Phú Xuân đóng thuyền11. Nhờ việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên lâm sản, việc cung cấp gỗ cho ngành đóng thuyền được ổn định, việc đóng thuyền của Chúa diễn 10 Dẫn theo Vũ Thị Xuyến, Các nguồn và thương phẩm Đàng Trong thế kỉ XVI-XVIII, Luận văn thạc sĩ, năm 2014, tr.85. 11 Trần Đức Anh Sơn, Ngành đóng thuyền và tàu thuyền ở Đàng Trong thế kỉ 17-18, Nghiên cứu lịch sử, số 7 năm 2014 , tr.42. 12
  17. ra thuận lợi và phát triển với quy mô lớn, kích thước thuyền cũng dần được tăng lên, chất lượng thuyền được đảm bảo. Bên cạnh đó kĩ thuật đóng thuyền của Đàng Trong cũng dần được nâng cao. Không có tư liệu nào ghi chép cụ thể về cách thức đóng thuyền chiến của Đàng Trong sử dụng loại gỗ nào để đóng thuyền, có lẽ đây là bí mật quân sự nên không được tiết lộ. Chỉ có những nhận định về thuyền Đàng Trong nhẹ nên di chuyển rất linh hoạt nên có thể phỏng đoán Đàng Trong sử dụng những loại gỗ bền chắc và nhẹ để đóng thuyền. Và điều này cũng được áp dụng đối với thuyền của dân binh. Theo Trần Nam Tiến, thuyền của đội Hoàng Sa thì có mê hay đáy dưới đan bằng tre rồi quét cứt trâu, để khô và phủ lớp dầu rái sau cùng, phía trên thành thuyền làm bằng gỗ trò, có ba cột buồm bằng gỗ kiền kiền, các bộ phận không quan trọng như các then thì làm bằng gỗ mù u, cánh buồm đan bằng lá và các vật dụng khác trên thuyền hầu như cũng làm bằng tre hoặc gỗ. Thuyền của đội Hoàng Sa là một kiểu thuyền chài truyền thống, còn thuyền chiến của nhà nước tuy bắt nguồn từ việc đóng thuyền của các địa phương, nhưng là tập hợp được điểm mạnh của các địa phương lại để đóng thành chiếc thuyền hoàn chỉnh, bởi vậy thuyền có chất lượng tốt hơn và kĩ thuật vượt trội hơn. Hình vẽ mô phỏng lại thuyền của đội Hoàng Sa (Ảnh do tác giả tự vẽ, phỏng theo hình vẽ của Nguyễn Nhã) 13
  18. Có lẽ vì thế nên kĩ thuật đóng thuyền của Đàng Trong cũng được đánh giá khá cao về độ tỉ mỉ và trau truốt, điều này cũng thể hiện được sự thành thạo của những người thợ đóng tàu. John Barrow, một người Anh đến Đàng Trong vào những năm 1792-1793 đã miêu tả tỉ mỉ kỹ nghệ đóng thuyền của người Đàng Trong như là một trong những nghề mà họ thành thạo nhất. Ông nhấn mạnh đến kỹ thuật chia đáy thuyền thành các khoang khác nhau và vì thế thuyền sẽ không bị chìm dù va phải đá ngầm. Theo J. Barrow, kỹ nghệ đóng thuyền này thậm chí đang được áp dụng cho hải quân của hoàng gia Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề đóng thuyền ở Đàng Trong một phần là để phục vụ cho hoạt động thương mại, nhưng phần lớn là do nhu cầu của các cuộc chiến tranh. Kĩ thuật đóng thuyền từng bước được nâng cao và không ngừng cải tiến. Bên cạnh những kĩ thuật sẵn có của địa phương, Chúa cũng đã kết hợp với một số kĩ thuật học hỏi từ phương Tây để cải tiến thêm về mẫu mã, kích thước và dần phù hợp hơn tính chuyên dụng của thuyền. Vào khoảng thế kỉ XVII, nhiều nhận định cho rằng tuy số thuyền do người Đàng Trong đóng không nhiều bằng Đàng Ngoài nhưng chất lượng kĩ thuật không hề thua kém. Chiến thuyền ở cả hai Đàng đều có cùng kích thước, còn về trình độ đóng thuyền cũng như trang bị vũ khí trên thuyền của Đàng Trong cũng được đánh giá cao hơn. Ngoài ra Đàng Trong còn đóng thuyền theo kiểu châu Âu nhưng có kích thước và hình dáng khác hơn. Số thuyền châu Âu trong đội quân Đàng Trong có thể là do chúa Nguyễn mua lại của thương nhân châu Âu, nhưng cũng rất có thể Đàng Trong tự đóng những thuyền này, dựa trên mô hình thuyền của châu Âu. Bởi lẽ, Chúa Nguyễn đã từng cho người trục vớt hai con tàu Eulden Buis và Maria de Madicis của Hà Lan bị đắm ở đảo Champelo (Cù Lao Chàm) tháng 11 năm 1641. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại trục vớt hai chiếc thuyền này? Thứ nhất, hai chiếc thuyền này có lẽ chứa nhiều hàng hóa mà người Hà Lan đã thu mua được hoặc có cả vũ khí vẫn còn bên trong tàu, trục vớt tàu có thể sẽ thu được những đồ vật quý giá (vì mục đích kinh tế). Thứ hai, Hà Lan giai đoạn này là một quốc gia nổi tiếng về hải 14
  19. quân hùng mạnh, tàu của họ có thể đi biển dài ngày, chứa được số lượng lớn binh lính. Chúa có thể tận dụng cơ hội này để học hỏi thêm kinh nghiệm đóng tàu và thiết kế tàu theo kiểu Châu Âu (mục đích chính trị). Ngoài việc đóng thuyền mới, các công xưởng đóng thuyền của các chúa Nguyễn phải đảm trách cả việc tu sửa tàu thuyền theo định kì. Hàng năm, Chúa sai Bộ Công và các tiểu đội sai đi khám thuyền, đánh giá mức độ hư hỏng theo từng hạng ngạch và định ra mức tiền cần phải đầu tư để tu sửa các hạng thuyền hư hỏng, rồi cho dựng xưởng để tu sửa. Nhờ sự nỗ lực của mình, qua các đời Chúa số lượng thuyền không ngừng tăng, các xưởng đóng thuyền cũng được thành lập với quy mô ngày càng lớn. Vào năm 1674, chúa Nguyễn Phúc Tần đã có 133 chiến thuyền do các xưởng trực thuộc phủ chúa đóng. Địa điểm các xưởng đóng tàu thuyền đều tập trung ở đôi bờ sông Hương (Phú Xuân), nhưng xưởng lớn nhất của Chúa lại nằm ở sông Thu Bồn trên đất Quảng Nam. Một nhân chứng người Anh Thomas Bowyear, khi đến Đàng Trong năm 1695 đã nhận thấy rằng lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn Phúc Chu gồm: “200 chiến hạm, mỗi chiếc có từ 16-22 khẩu đại bác, 500 chiến thuyền nhỏ từ 40-44 tay chèo. 100 chiến thuyền lớn từ 50-75 tay chèo, 3 chiếc của người Âu các thuyền chiến trên đều do phủ của Chúa đóng. Xưởng đóng tàu Hà Mật có tới 4000 thợ và đóng được những chiến thuyền trọng tải đến 400 tấn”12. Alexandre de Rhodes từng nhận định thuyền của chúa Đàng Trong rất có thể lên tới con số ít ra hai trăm và chúa Đàng Ngoài có thể có gấp ba hay bốn lần, nên người ta đoán có tới năm hay sáu trăm thuyền chiến Đàng Ngoài. Mà thuyền Đàng Trong cũng chẳng thua kém về kích thước rộng lớn, về vũ khí và về trang trí. Mặc dù đánh giá cao kỹ thuật đóng thuyền của Đàng Trong, nhưng vốn xuất thân từ những quốc gia có nền hải quân phát triển sớm, nên người Châu Âu vẫn cho rằng những đội thuyền của Đàng Trong chỉ hoạt động sát bờ biển, 12 Dẫn lại trong Nguyễn Văn Đăng, Truyền thống đóng tàu thuyền của cư dân Quảng Nam: Một sắc thái nổi bật của văn hóa biển miền Trung, Nghiên cứu- trao đổi, Phát triển kinh tế- xã hội Đà Nẵng. 15
  20. mà chưa có nhiều thuyền hoạt động ngoài khơi xa. Tuy nhiên ở mặt nào đó, điều này cũng cho thấy thủy quân Đàng Trong, không còn đơn thuần là thủy binh nội thủy, mà đã có thiên hướng hải quân, điều này đã vượt lên hẳn Đàng Ngoài. Chiến thuyền của Đàng Trong được trang hoàng lộng lẫy, được khảm vàng và bạc, theo như ghi chép của C.Borri, hiệu năng sử dụng của thuyền Đàng Trong cao hơn. Mỗi thuyền đều được trang bị 6 súng thần công và nhiều súng hỏa mai. Theo C. Borri thì lúc nào Đàng Trong cũng có hơn 100 thuyền được trang bị vũ khí đầy đủ và sẵn sàng xung trận. Không giống như Đàng Ngoài thuyền chiến được dùng cả vào việc đàn áp các cuộc nổi dậy hay truy bắt tội phạm, với Đàng Trong thuyền chiến chỉ để dùng cho việc đánh trận ngoài biển. Tất nhiên, các nhà du hành phương Tây đều cho rằng thuyền chiến của cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều không thể so sánh được về độ lớn cũng như uy lực tấn công so với các thuyền châu Âu thời bấy giờ13. Đến cuối thế kỉ XVII, so sánh tương quan lực lượng về thủy quân giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nhìn chung là ngang nhau; điều này được Alexandre de Rhodes công nhận. Cần phải chú ý rằng, xuất phát điểm của lực lượng thủy quân Đàng Trong là rất thấp, cả về số lượng thuyền, lẫn binh lính và trang bị vũ khí. Tuy nhiên, với quyết tâm trở thành một thế lực chính trị độc lập có thể đối chọi lại Đàng Ngoài và mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các chúa Nguyễn không ngừng phát triển lực lượng, để vào năm 1672 nhà Trịnh đã đồng ý ký thỏa hiệp ngừng chiến, chấp nhận Đàng Trong như là một thế lực chính trị độc lập. Sau cuộc nội chiến Đàng Trong – Đàng Ngoài kết thúc, nhà Trịnh ở phía Bắc không còn chú tâm phát triển lực lượng thủy quân nữa mà tận dụng thời gian yên bình để phát triển kinh tế. Có lẽ vì thế mà hơn chục năm sau cuộc nội chiến khi William Dampier đến Đàng Ngoài ông chỉ thấy các thuyền chiến của nhà Trịnh rất sơ sài và chỉ đóng chức năng vận chuyển binh lính là chính mà thôi. 13 Phạm Văn Thủy, Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX: Qua các nguồn sử liệu phương Tây (trong sách: Nguyễn Văn Kim (Cb.), Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012, tr 148. 16
  21. Ngược lại, chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn tích cực sắm thêm thuyền chiến, phát triển hải quân. Điều này xuất phát từ nhu cầu bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm phạm từ phía Bắc là nhà Trịnh, bảo vệ an ninh vùng biển tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển và quan trọng hơn là mở rộng lãnh thổ xuống phía nam. Nhận định này tương đối phù hợp với quan sát của Choisy đến Đàng Trong năm 1685. Choisy đã ghi chép sự phân bố lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn như sau: “Ngoài các chiến thuyền của Hoàng gia, các trấn thủ của ba dinh chính trong vương quốc, nơi đó có hàng hải tốt, đều có chiến thuyền trấn thủ. Dinh Cát ở biên giới giáp với Đàng Ngoài có 30 chiếc; trấn thủ Dinh Chiêm có 17 chiếc, trấn thủ Dinh Niaroux (Phan Rang) có 15 chiếc”. Các Dinh Cát, Dinh Chiêm và Dinh Niaroux ở đây đại diện cho cả ba vùng chiến lược trong chính sách phát triển và mở rộng thế lực của chúa Nguyễn trong suốt thế kỷ XVIII.14 14 L.Cacdiere (2003), Những người bạn cố đô Huế, tập 16, năm 1929, tr. 266. 17
  22. Chương 2: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY QUÂN CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN Ở ĐÀNG TRONG THẾ KỈ XVI- XVIII 2.1. Phép duyệt, tuyển 2.1.1 Phép tuyển binh Trong quá trình trị vì xứ Đàng Trong, các vị chúa Nguyễn đã không ngừng mở mang bờ cõi, chính sự rộng mở. Bên cạnh đó Chúa còn đề ra nhiều chính sách xây dựng quân đội hùng mạnh, tạo tiền đề, cơ sở để Chúa giữ vững nền độc lập. Đàng Trong là một vùng đất mới, cơ cấu làng và dân cư thay đổi liên tục bởi chính sách di dân định cư. Chính bởi vậy việc kiểm soát và quản lí dân số là một vấn đề vô cùng khó khăn. Điều duy nhất mà nhà nước có thể quản lí được số lượng chính xác chính là quân đội. Bởi vậy, chính sách tuyển quân chính là bước đệm quan trọng cho việc xây dựng quân đội cũng như việc kiểm soát dân cư. Các chúa Nguyễn thường xuyên đốc thúc việc tuyển quân để biên chế cho các hạm đội. Ngay từ năm 1632, chúa Sãi - Nguyễn Phúc Nguyên đã đề ra phép “duyệt tuyển”, chia dân ra từng hạng để đánh thuế và tuyển quân15. Việc tuyển quân dưới thời các chúa Nguyễn được tiến hành thường xuyên và ổn định. Quân chế được quy đinh chặt chẽ và có tính kỉ luật cao. Thông thường chính sách tuyển quân chỉ áp dụng cho đội quân chính quy, thuộc biên chế của triều đình, ngoài ra việc tuyển mộ thổ binh16 thường được diễn ra theo hướng chiêu mộ sự tự nguyện của dân chúng. Nhà nước đề cao củng cố quân đội về cả chất lượng và số lượng. Để tăng số lượng binh lính, Chúa thực hiện chủ trương xung dân vào quân đội với mong muốn xung được càng nhiều dân tham gia càng thuận tiện cho việc quản lí và đảm bảo xây dựng quân đội mạnh. Họ tuyển đủ các loại dân thuộc các loại ngành nghề khác nhau vào quân đội. Bởi vậy Đàng Trong xuất hiện 15 Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số X3- 2013, tr.63. 16 Thổ binh hay còn gọi là quân địa phương, tạm binh hay thuộc binh. Đây là lực lượng đóng tại các địa phương, thường tuyển người dân tại địa phương làm nhiệm vụ theo hình thức bán quân sự. 18
  23. thuật ngữ “quân nhân” chính là để chỉ chính sách này. Ở Đàng Trong không thể tách dời quân và dân. Để thực hiện được mục đích các chúa Nguyễn chú trọng thực thi chính sách công tượng. Nhà nước trưng tập đội ngũ gồm những thợ thủ công lành nghề từ các địa phương, đưa về Phú Xuân biên chế thành đội ngũ như binh lính để đảm nhiệm việc chế tạo vũ khí, đóng tàu thuyền và làm những công việc sửa chữa, phục vụ nhà nước và quân đội. Đưa những người như vậy vào quân đội, nhà Nguyễn đã phần nào đáp giải quyết được nhu cầu của mình cho dù hiệu quả kinh tế còn nhiều yếu kém thuở sơ khai17. Thích Đại Sán một nhà sư Trung Quốc đến Đàng Trong vào năm 1695 đã ghi lại trong tập hồi kí Hải ngoại kỉ sự rằng trong nước, trăm thứ thợ đều do quân làm18. Quân đinh khi được tuyển về từ các làng sau thời gian huấn luyện sẽ được phân bổ vào những ngạch, thuyền khác nhau và mỗi người sẽ được theo chuyên một nghề. Cũng theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, cách thức định xã đinh sẽ dựa vào kết quả sổ binh đã được thực hiện từ trước đó. Hằng năm cứ tháng 8, thuyền nào có người trốn hay bị thải thì phải báo rõ cho quan sai để trình báo để quan quân truy xét và định người thay thế, giao cho sai nhân điệu về. Đến tháng 4 năm sau sẽ tiến tra số lính trốn của các thuyền, mỗi thuyền bao nhiêu làm sổ để biết nhiều ít. Các cơ đội Chính dinh và dinh cứ theo ngạch binh lấy họ tên quê quán mà suy ra số binh, chiếu xa gần mà cấp về bản xã, gọi là hàng xã. Quan quân đến hạn về các xã tuyển lính chỉ dựa vào sổ đinh mà xét mà chia hạng đinh để tuyển theo quy định. Việc kiểm soát số binh lính thường xuyên sẽ đảm bảo việc tuyển lính diễn ra nhanh gọn, cũng như việc kịp thời tuyển dân đinh phù hợp để bổ sung vào các hạm đội. Có thể thấy, việc tuyển mộ lính diễn ra theo quy chế định quân của Đàng Trong rất rõ ràng và quy củ. Các quy định đưa ra rất chi tiết và dựa vào đúng đặc tính dân cư của đất nước. Dân cư ở Đàng Trong ngoài dân cư bản 17 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, Nxb trẻ tr.65. 18 Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỷ sự, sđd, tr.22. 19
  24. địa còn có dân di cư, dân ngụ cư từ nơi khác đến nên rất khó kiểm soát về số lượng, việc hoạch định chính sách cũng phải dựa vào đặc tính động của dân cư để ban hành. Bởi vậy nếu là dân mới di cư đến định cư thì sẽ được khoan thư miễn 3 năm quân để yên nghiệp làm ăn, sau khi hết kì hạn quan quân mới được phép bắt bớ tuyển quân. Những người già nua, neo đơn cũng không được phép bắt lính. Nhà có 2 con trai thì chỉ bắt lính một người (hầu như là sẽ cử con thứ đi lính vì con trưởng sẽ ở nhà thực hiện việc phụ dưỡng cha mẹ và thờ cúng tổ tiên), người nào là con một trong nhà cũng không phải bắt lính. Mỗi năm, các hộ dân có con từ trên 16 tuổi phải khai báo để ghi vào sổ quân, ai có con mà không khai báo thì bị coi là ẩn lậu, bị bắt làm lính chăn voi. Lính mới sẽ được cấp vào bản thuyền, được miễn việc quan trong 3 tháng và sẽ tham gia xây dựng cất nhà. Thuyền nào bắt bớ không đúng đội trưởng phải phạt, ngũ trưởng giáng chức. Thuyền nào có lính trốn thuyền, phải trình quan, truy nã ngay, 10 ngày không được phải trình lên ty để bắt xã đó truy nã, sau 3 tháng chưa tìm được xã đó phải lên danh sách người mới để bổ sung vào kì tuyển quân tiếp theo. Quân lính có trăm thứ thợ nhưng cai quan không được sử dụng làm việc tư, trái lệnh không cấp ngụ lộc19. Ngoài ra, để thủy binh hoạt động được cần phải có đội lái thuyền chuyên nghiệp, bởi vậy quan quân cũng thường đi khắp Đàng Trong để chọn những tay chèo giỏi vào đội thuyền Hoàng gia điều này đảm bảo an toàn cho việc di chuyển binh lính cũng như việc vận chuyển quân lương, binh khí. Người Đàng Trong không có lệ dùng những phạm nhân hay người bị án khổ sai để chèo thuyền. Họ chỉ tuyển những người đã có kĩ năng, khi họ cần người để chiến đấu trên biển hay để làm một việc gì đó thì tức khắc họ tiến hành tuyển mộ quân theo cách thức sau đây: Họ ngấm ngầm phái đội trưởng và uỷ viên lúc không ai ngờ rảo khắp xứ đem lệnh chúa bắt ngay lập tức tất cả những trai tráng có sức cầm tay chèo và dẫn cả tới thuyền, không đếm xỉa tới con nhà sang hay người có thế giá, bởi vì không ai được miễn. Quân mệnh 19 Lê Quý Đôn (1964), Phủ Biên tạp lục quyển 1, Nxb Khoa học, Hà Nội, tr.233. 20
  25. như sơn, không một ai có thể trốn tránh được quy định, kẻ nào không quy thụ áp dụng hình phạt theo quy định của nhà nước20. Các quy định mộ lính chỉ áp dụng cho việc tuyển lính cho triều đình (lính chính quy), ngoài ra Chúa còn cho thành lập các đội thổ binh khác ở khắp các địa phương, nhưng việc tuyển mộ lại diễn ra hết sức thoải mái chủ yếu là dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân tại địa phương. Để thu hút dân chúng tham gia các đội thổ binh, Chúa đã đưa ra các chính sách đãi ngộ cũng như thưởng phạt, cho thấy Chúa Nguyễn đánh giá rất cao tầm quan trọng của người dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúa đã cho người dân thấy bảo vệ nhà nước cũng chính là bảo vệ cuộc sống ổn định của chính bản thân họ, bởi vậy mà đã thu hút được đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tự nguyện tham gia hỗ trợ nhà nước trong việc khai thác và giữ gìn an ninh địa phương. Người dân không chỉ coi đó là một niềm tự hào mà còn coi đó là một phần trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Chúa đặt quân giữ Hoàng Sa có định sẵn số người (70 người) thường lấy người ở xã An Vĩnh, đặt tên là đội Hoàng Sa, hầu hết là dân địa phương. Sau này do vùng biển của Chúa càng mở rộng nên cho lập thêm đội Bắc Hải, đội Thanh Châu, đôi Hải Môn tất cả các đội này đều do đội Hoàng Sa kiêm quản. Nhưng không định rõ số lượng tuyển bao nhiêu, số lượng tùy theo tình hình khả năng của các thôn tình nguyện và được cấp văn bằng sai đi, quyền lợi cũng được hưởng như đội Hoàng Sa. Đàng Trong không có một ghi chép cụ thể nào về dân số, nhưng cũng có thể khẳng định rằng dân số ở đây không hề đông đúc như Đàng Ngoài. Nhờ số dân đông đúc đã tạo ra lợi thế lớn cho chúa Trịnh khi cần chúa có thể thành lập ngay lập tức nhiều sư đoàn quân sĩ khác ngoài số binh lính thường trực trong doanh trại và luôn sẵn sàng xuất trận khi có lệnh. Một dẫn chứng cho thấy rằng việc huy động lực lượng của Đàng Ngoài, để chuẩn bị cho việc tuyên chiến với Đàng Trong chúa Trịnh đã hoàn bị một sư đoàn hùng mạnh 20 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, sđd, tr.32-33. 21
  26. trên biển và cả trên đất liền tới trên hai mươi ngàn người21. Còn khác với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong phụ thuộc nhiều vào tính động của dân số, nên việc huy động lập tức diễn ra khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được rằng việc mộ quân không đông đảo cũng đã đem lại một lợi thế hơn cho Đàng Trong trong những buổi đầu nền kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu trả lương cho binh sĩ, thay vào đó Chúa đầu tư cho chất lượng và sau đó mới chú ý đến số lượng của binh lính. Như vậy, chúa Nguyễn đã có những chính sách rõ ràng trong việc tuyển quân, không bắt bớ bừa bãi, có nhiều chính sách khoan thư hỗ trợ để dân đinh an tâm đi lính, gia đình dân đinh yên ổn làm ăn, dân chúng an cư lập nghiệp. Đảm bảo được các quy định diễn ra hợp lệ, đảm bảo công bằng trong xã hội, duy trì được chỉ tiêu tuyển mộ lính cho nhu cầu của quân đội. Nhưng một mặt, việc chiến tranh xảy ra liên miên đã dẫn đến tình trạng các quy định tuyển quân trở nên hà khắc, bởi việc áp đặt chỉ tiêu xuống làng xã sau này đã khiến dân chúng điêu đứng và gặp nhiều khó khăn. 2.1.2 Phép duyệt binh Trong giai đoạn biến động liên tục của một nền chính trị bất ổn. Sự suy yếu của Champa và Chân Lạp, sự nhòm ngó của ngoại bang như người Thái, hoạt động bắc cự với Đàng Ngoài và giữ gìn an ninh nước nhà, đòi hỏi chúa Nguyễn phải ưu tiên việc binh lên hàng đầu. Chính vì vậy, sự quan tâm của các chúa Nguyễn với việc binh rất đặc biệt và cũng chính vì vậy mà đứng đầu các phủ, dinh đều là quan võ. Bằng sự quan tâm tận tình đó mà quân đội ngày càng đông đảo về số lượng, tinh nhuệ về kĩ năng và đặc biệt rất thiện chiến. Việc luyện tập, thao diễn của các binh chủng như thủy binh, bộ binh, pháo binh và tượng binh nói chung được tổ chức đều đặn có quy mô ổn định. Dưới đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1629-1687), Đại Nam thực lục có chép vào tháng 3 năm Quý Tỵ (1653), tại xã An Cựu (Phú Xuân) có cuộc duyệt binh lớn. 21 Alexandre De Rhodes (1994), Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Ủy ban đoàn kết công giáo Tp Hồ Chí Minh, tr.24. 22
  27. Chúa đã huy động một lực lượng thủy binh đông đảo. Số binh lính và tàu thuyền tham gia cuộc duyệt binh này gồm: cơ trung hầu, nội bộ, Tả trung, Hữu trung, với khoảng hơn 22.000 người, trên 300 thuyền và chiến thuyền được huy động. Bên cạnh việc sai các quan văn võ kiểm tra tình trạng quân đội, khí giới, lương thực thường xuyên thì việc mở các đợt tổng duyệt cũng như xây dựng các khu thao diễn chuyên biệt để luyện tập cũng được chú trọng, để kiểm tra và đánh giá năng lực của quân đội mình cũng như việc đảm bảo sau này khi tác chiến tránh được nhiều rủi ro nhất. Cách thức diễn tập diễn ra rất phong phú như bắn cung, bắn súng, thao diễn chèo thuyền quân đội của chúa trở nên thuần thục và quy củ. Mỗi lần luyện tập đều có sự giám sát trực tiếp của chúa và quan lại các ti, phủ. Việc luyện tập thường được tổ chức ở bãi đất rộng hoặc một khu đặc thù được thiết kế cho thủy binh. Thủy quân không dùng chiến thuyền để luyện tập trên biển, thường chỉ dùng chiến thuyền khi có đợt tổng duyệt hay những việc quan trọng, mỗi viên chỉ huy đều có trước cửa nhà một ngôi nhà nhỏ giống với chiếc chiến thuyền, nơi đó hằng ngày ông bố trí lính của mình và tiến hành luyện tập, bởi vì nếu trong khi tổng dượt ông bị một lỗi nhỏ về điều khiển hoặc thi hành thì ông bị mất chức và đưa vào số lính, và người khéo léo nhất sẽ thay chỗ của ông. Quân lính được cấp nơi ở gần khu doanh trại, người chỉ huy cũng ở cùng khu với binh lính để thuận tiện cho việc quản đốc và luyện tập thao diễn. Bởi việc luyện tập chủ yếu diễn ra ban đêm hoặc khi không có chiến tranh nên sắp xếp nơi ở hợp lí cũng rất quan trọng để đảm bảo việc luyện tập không ảnh hưởng đến gia đình của binh lính sống tại đó22. Ngoài ra khu đất dọc bờ sông cũng là nơi lý tưởng để luyện tập. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, đồng hồ châu Âu đã được sử dụng trong quân đội, được đặt ở các nơi công sở và đồn binh dọc bờ biển23, nhờ vậy sự điều động thủy quân, cũng như việc luyện tập theo thời gian được chính xác hơn. Ban 22 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr. 85. 23 Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr,67. 23
  28. đầu Chúa có mua một chiếc đồng hồ của người châu Âu, nhưng Chúa có trong tay cả một hệ thống thợ thủ công giỏi, chúa giao chiếc đồng hồ cho họ để học cách làm một chiếc mới, người đầu tiên làm thành công là Nguyễn Văn Tú và sau này là những người thợ thủ công khác đã học hỏi và chế tạo thành công. Ngoài các chiến thuyền của nhà vua, các trấn thủ của ba dinh chính trong vương quốc, nơi có các hải cảng tốt cũng có chiến thuyền trấn thủ. Khi không có chiến tranh, cũng không có đợt tổng duyệt, thì các dinh tự luyện tập binh lính của mình sao cho thuần thục, để đảm bảo cho việc tổng duyệt được suôn sẻ. Ngoài ra, binh lính Đàng Trong không phải đi làm việc tư cho quan, vậy nên sẽ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn binh lính Đàng Ngoài, hơn nữa họ cũng không thể về quê hương mà chỉ ở tại nơi được cấp gần doanh trại hoặc tại doanh trại, đó là lí do mà họ chỉ dành thời gian để luyện tập “không có việc gì khác ngoài tập bắn vào các bia đạn”24. Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, các chiến thuật chiến đấu và cách cai trị trong chinh chiến cũng gần như châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công và rút quân25. Việc luyện tập diễn ra theo trận pháp đã được chuẩn bị sẵn, các trận thao diễn tốt sẽ được ban thưởng theo quy định. Ngược lại những trường hợp không tuân thủ hay làm hời hợt không nghiêm túc cũng sẽ bị xử phạt theo quy định. Chính vì thế, binh lính luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, chăm chỉ thao luyện vũ khí để trở nên thuần thục. Đội dân binh không phải luyện tập thao diễn như chính binh. Nên ngoài thời gian họ nhận nhiệm vụ đi biển thì khoảng thời gian trống tới lúc nhận nhiệm vụ sau là khoảng nửa năm, họ được điều động đi làm các công việc khác như đào vàng hay vận chuyển và được giảm một số tiền thuế. Dân binh tuy chỉ hoạt động theo hình thức bán quân sự, không được hưởng bổng lộc 24 Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr.32. 25 Cristophoro Borri (2016), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr.84. 24
  29. nhiều như quân chính quy, nhưng gần như dành rất nhiều thời gian tham gia hỗ trợ việc công của nhà nước. Về trang bị vũ khí cho thủy quân chúa Nguyễn đã cho thấy một bước tiến lớn trong lịch sử. Đó là sự xuất hiện của trọng pháo, hỏa khí và súng ống kết hợp với những bước tiến mạnh mẽ trong kĩ thuật đóng thuyền và chế tác thuyền chiến. Có thể thấy từ các thời đại trước đó đến khoảng đầu thế kỉ XV việc sử dụng vũ khí vẫn đơn thuần là những vũ khí đánh gần, đánh giáp lá cà, điều đó làm giảm hiệu quả tác chiến. Mặc dù thuốc súng được loài người biết đến từ thế kỉ VI-VII, nhưng đến thế kỉ XIII mới xuất hiện dưới dạng hỏa khí và đến thế kỉ XIV súng ống mới ra đời và làm nên một làn sóng trong vũ khí loài người. Đến thế kỉ XVI-XVII thì trọng pháo đã xuất hiện trên những chiến thuyền. Kể từ đó, trên thuyền đã trang bị ngày một nhiều súng ống cầm tay và thuyền có thiết kế để đặt được nhiều trọng pháo hơn. Chúa Nguyễn còn sai cử các đội dân binh đi đến các đảo để thu lượm lại vũ khí do các tàu đắm dạt vào bờ, hoặc sai lính chế tác súng theo kiểu phương Tây. Cuộc xung đột Trịnh-Nguyễn diễn ra đúng vào thời kì mà cơn sốt thương mại trên biển bắt đầu sôi sục ở phương Đông với sự khuấy động ồ ạt của thương thuyền vũ trang thuộc các công ty Đông Ấn phương Tây đang mọc lên như nấm ở vùng này. Thế kỉ XV-XVI là giai đoạn chạy đua vũ trang giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài cũng là lúc Hà Lan và Bồ Đào Nha chạy đua tranh giành thị trường và phạm vi hoạt động ở phương Đông. Muốn chiếm được thị trường Đàng Trong, Đàng Ngoài cần phải nắm bắt được nhu cầu của hai Đàng chính là nhu cầu về trang thiết bị vũ khí phục vụ cho cuộc chiến tranh giành quyền lực. Chính vì thế, Bồ Đào Nha đã sớm bám được vào chúa Nguyễn nhờ sự giúp đỡ đặc biệt về mặt quân sự, chủ yếu là cung cấp thuốc súng, đại bác và các vũ khí cá nhân châu Âu khác. Người Bồ còn giúp Chúa bằng việc cử chuyên gia đúc súng tên Cruy-dơ sang giúp việc dạy nghề đúc súng và quản đốc việc đúc súng cho quân đội. “Ông đã làm cho chúa những chiếc súng lớn. Chúa thích vô cùng, trả công cho ông 500 quan hằng năm và 25
  30. tiền cấp dưỡng cho gia đình”26. Và chúa Nguyễn thực tế đã liên minh quân sự với người Bồ Đào Nha đương đầu với chúa Trịnh Đàng Ngoài. Người Hà Lan cũng dùng nhiều cách để chiếm thị trường Đàng Trong nhưng đều không thành công, họ đành phải chuyển hướng sang Đàng Ngoài và họ cũng đã trở thành điểm tựa quân sự cho Đàng Ngoài và trở thành liên minh với họ Trịnh để chống lại Đàng Trong. Tuy rằng chúa Nguyễn có mua bán vũ khí với phương Tây, nhưng vũ khí và đại bác mà chúa sử dụng lại không hoàn toàn là vũ khí của phương Tây mà còn có súng phun lửa và nỏ liên châu27 của thời đại trước. Điều này có nghĩa là các đội thợ của Chúa đã học hỏi kĩ thuật của phương Tây, kết hợp với thực tế vũ khí của nước nhà để cải tiến thành vũ khí mới phù hợp với đặc điểm quân đội, không bị động bởi phương Tây và bắt kịp với văn minh hiện đại. Ngoài vũ khí đã được cải tiến, việc sử dụng câu liêm và dao găm vẫn được sử dụng trong các trận đánh. Họ sử dụng câu liêm để móc vào thuyền đối phương hoặc là để kéo thuyền lại gần, hoặc để phá hủy thuyền và dùng dao găm để đánh ở cự li gần. Bên cạnh đó, Chúa đã tập trung vào việc cải tiến đội thuyền và thiết kế phù hợp hơn với việc đi biển. Cuộc chạy đua vũ trang diễn ra ồ ạt nhưng điều này cũng đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, cũng như việc cải tiến kĩ thuật trong quân đội. Thuyền chiến theo kiểu châu Âu cũng đã được sử dụng nhiều hơn, trên thuyền cũng đã bố trí nhiều trọng pháo, súng ống và cải tiến hơn về tốc độ thuyền cũng như kích thước để có thể chứa được nhiều binh lính và vũ khí hơn. Như vậy, từ thế kỉ XVII điều làm nên thành công trong các trận chiến của chúa Nguyễn là sự cải tiến về trang bị vũ khí. Đàng Trong đã học hỏi và tiếp thu rất nhiều cải tiến về mặt kĩ thuật cũng như sử dụng vũ khí của phương Tây vào chiến tranh. Thời gian đầu hầu như vũ khí Chúa phải dựa vào sự 26 Dẫn lại trong Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, tr. 254 27 Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr.63. 26
  31. cung ứng của phương Tây, tuy nhiên nhờ sự đầu tư và tinh thần học hỏi kĩ thuật phương Tây mà quân đội của Chúa sau này đã tự túc chế tạo được vũ khí, tăng thế chủ động cung ứng cho quân đội. Sự cải tiến này đã có tác động mạnh mẽ đến toàn quân nói chung và quân thủy nói riêng vào giai đoạn này. Đặc biệt là sự cải tiến về thuyền chiến làm cho quy mô thủy quân tăng thêm về số lượng cũng như khả năng chiến đấu. Đáng chú ý chính là sự thuận lợi về địa thế đã tạo điều kiện để phát triển thủy quân mạnh theo khuynh hướng mới đó là quân thủy biển, tạo tiền đề cho sự ra đời của lực lượng hải quân trong giai đoạn sau này. 2.2. Chính sách tổ chức và quản lý Gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với họ Trịnh ở phía Bắc, để thực hiện ý đồ mở rộng lãnh thổ về phía Nam, chúa Nguyễn phải trấn áp Chiêm Thành, Chân Lạp, phải chế ngự Xiêm La nên rất chú trọng binh bị, tập trung thiết lập quân đội mạnh để đáp ứng nhu cầu cấp thiết. Quân đội của Chúa gồm: thủy binh, tượng binh, bộ binh Thủy binh là lực lượng đông đảo nhất trong quân đội của Chúa. Phân chia thủy binh theo tính chất hoạt động gồm: Đội quân túc trực, đội quân chính quy và quân địa phương; tuy nhiên xét ở góc độ thuộc biên chế nhà nước ta có thể chia thành hai loại chính là: quân chính quy (nhận lương bổng của nhà nước và tuyển duyệt theo quy chế nhà nước) và quân địa phương (là người dân thuộc các dinh, không thuộc biên chế quân đội nhà nước). Mặc dù vậy cách chia nào cũng chỉ là tương đối vì quân đội dưới thời các chúa Nguyễn tuy là lực lượng hoạt động độc lập nhưng vẫn chưa hoàn toàn phân biệt được rạch ròi. 2.2.1. Thủy quân chính quy Thủy quân chính quy là lực lượng thuộc biên chế nhà nước, thường đóng ở các dinh và chịu sự chỉ huy của trấn thủ. Không có con số thống kê cụ thể nào về dân số Đàng Trong hay thâm chí dân số của một làng, nhưng lại có rất nhiều con số cụ thể về lượng binh lính của Đàng Trong chủ yếu là thủy binh. Điều này chứng tỏ thủy binh được chú trọng và chiếm đông đảo về số 27
  32. lượng. Nhưng nhiều nhận định vẫn cho rằng số lượng chỉ bằng một phần tư lực lượng của họ Trịnh. Dựa vào đây chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù lực lượng Đàng Trong không đông đảo so với Đàng Ngoài, nhưng thắng lợi của những trận thủy chiến trên biển cũng như trên sông của Đàng Trong đã cho thấy năng lực của thủy binh Đàng Trong, đó là sự tổ chức tốt, thao luyện tốt, kỉ luật tốt và hơn thế nữa là sự đầu tư về binh pháp và binh khí. Chúa đứng đầu cả nước, được coi là võ vương- tướng tổng chỉ huy quân đội, là người thông thạo võ nghệ, có tài điều binh khiển tướng, hay hiểu theo cách khác thì trong giai đoạn này người ta chỉ có thể được chọn làm vua khi hội tụ đủ những tài năng trên. Đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Chúa là các quan võ, quan võ rất được trọng dụng trong thời kì này, các vị trí then chốt cũng đều do quan võ đảm nhiệm. Thủy binh được tổ chức theo cơ cấu cấp bậc giảm dần: Dinh, cơ, đội và thuyền. Cả nước chia thành 12 dinh (sau là 13 dinh)28, dưới dinh là là các cơ, thấp hơn cơ là các đội và đơn vị nhỏ nhất của thủy binh là thuyền. Mỗi cơ thì gồm nhiều đội và thuyền, số người mỗi cơ là khác nhau, có cơ chỉ có 500 người có cơ lên đến 3000 người, đứng đầu cơ và đội là Cai cơ và Cai đội. Mỗi thuyền thường gồm 30 đến 100 binh và do viên Cai thuyền chỉ huy, mỗi đội có 3 đến 5 thuyền thuộc vào quy định và lính phân bổ cho mỗi dinh29. Khi nói về thủy binh của Đàng Trong, Li Tana đã đưa ra nhiều con số thống kê đáng tin cậy, như vào vào năm 1653 “hai cơ tả trung và hữu trung, mỗi cơ 14 thuyền, đều 700 binh. Nội thủy 58 thuyền, 6.410 quân, 4 đội tiền thủy, hậu thủy, tả thủy, hữu thủy mỗi đội có 5 thuyền và quân; 8 cơ tả nội bộ, hữu nội bộ, tiền nội bộ và hậu nội bộ, tả súng, hữu súng, tiền súng, hậu súng, mỗi cơ có 6 thuyền với 2.100 quân ”30 như vậy có thể thấy tổng số binh lên đến 22.740 chính binh (chưa kể thổ binh địa phương). Choisy một giáo sĩ 28 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.64-65. 29 Trịnh Ngọc Thiện (2014), Tìm hiểu tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn (từ cuối thế kỉ 16 đến nửa đầu thế kỉ 19), Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 63, tr.105. 30 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.66. 28
  33. cũng đưa ra con số 30.000 quân vào năm 1679 hay giáo sĩ Vachet đến Đàng Trong và đưa ra con số 40.000 quân vào năm 1670 về tổng số binh cả nước. Theo thống kê của J. Barrow đến Đàng Trong vào năm 1792-1793 thì đến cuối thế kỉ XVIII, thì tổng số binh lính trong lực lượng thủy quân của chúa Nguyễn lên tới 26.800 người, trong đó có 800 người làm việc trong xưởng thuốc súng, 8000 người làm thủy thủ, 1200 người làm việc trên thuyền kiểu Châu Âu, 1600 người trên thuyền mành và 800 người chia đều trên 100 thuyền Gale. Mặc dù các con số là khác nhau, cũng không thể khẳng định độ chính xác tuyệt đối của các con số, nhưng ta có thể khẳng định con số tổng binh lính cũng xấp xỉ hàng chục vạn binh. 2.2.2. Lực lượng truyền tin và vận chuyển Quân địa phương là lực lượng trấn đóng tại địa phương thường gọi là thổ binh hay tạm binh, thuộc binh (chủ yếu là dân địa phương) và có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Đội dân binh này theo Lê Quý Đôn chép trong Phủ biên tạp lục thì còn đông gấp mấy lần quân chính quy, được tổ chức như đội thủ ngự (chuyên canh gác, ngăn chặn trộm cướp), đội thổ binh. Các quan trấn thủ các địa phương thường lấy dân địa phương làm binh canh giữ các nơi gọi là ngoại binh, binh này không được trả lương tháng như chính binh, họ chỉ được miễn sưu thuế mà thôi. Lực lượng truyền tin và vận chuyển là một phần của quân địa phương; nhưng có vai trò về thủy quân nhiều hơn. Về truyền tin, qua các cuộc đụng độ giữa Đàng Trong và Hà Lan, cũng như việc đánh chìm tàu hải tặc Nhật Bản điều đó chứng tỏ thông tin liên lạc và truyền tin của chúa Nguyễn là rất tốt. Có thể thấy rằng Chúa đã nhận được thông tin rất nhanh chóng và đủ thời gian để nghênh chiến với những thế lực ngoại bang xâm lấn từ phía biển khơi. Vậy do đâu Chúa có thể có thông tin nhanh như vậy, phải chăng là do Chúa đã xây dựng tốt lực lượng truyền tin, đảm bảo hoạt động liên tục và luôn cung cấp nguồn tin mật nhanh và chính xác. Về phía biển, Chúa cho thành lập một đội tuần hải thường xuyên lui tới những hòn đảo ngoài khơi xa tuần tra cung cấp thông tin cũng như tình hình 29
  34. về đất liền. Ngoài ra còn có các vọng gác được bố trí dọc bờ biển, lập các đội ty tuần để kiểm soát việc đi lại của thuyền bè. Đội chịu trách nhiệm chính của đội Hoàng Sa là truyền tin trên biển. Đội Hoàng Sa là đơn vị do chính quyền chúa Nguyễn lập ra vào trước năm 1631 để làm nhiệm vụ khai thác nguồn lợi trên bãi cát vàng Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa ra đời ở Sa Kỳ và Cù Lao Ré thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Những người phục vụ đều gọi là quân nhân - Đội dân binh. Người đứng đầu đội Hoàng Sa gọi là Cai đội, là vị quan lớn. Nhiệm vụ của đội Hoàng Sa rất nặng nề, không thuần túy về kinh tế mà luôn kết hợp với nghĩa vụ quân sự; do thám, trình báo và chống lại bọn cướp biển31. Đội Hoàng Sa được biên chế và tổ chức như một thủy đội biệt lập. “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, gồm 5 thuyền sau này tăng lên 18 thuyền lấy người xã An Vĩnh xung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi .”32. Theo Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền bển đảo của Việt Nam của PGS. TS. Trần Nam Tiến việc tuyển lựa 70 suất của đội Hoàng Sa theo nguyên tắc định suất theo dòng họ. Song cụ thể vẫn là tuyển theo lệ của quân nhân thời Chúa Nguyễn. Do phải luân phiên người trong thôn, nên các họ tự điều chỉnh người sao cho phù hợp với suất định sẵn này. Chúa Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Tứ Chính ở thuộc phủ Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, quyền lợi vẫn như đội Hoàng Sa và sai đội Hoàng Sa kiêm quản. Mỗi năm vào tháng Quý đông (tháng 12) có khoảng 18 chiếc thuyền của đội Bắc Hải đến Trường Sa thu nhặt đồ vật, phần nhiều thu lấy các loại tiền vàng, súng đạn. Từ cửa biển Đại Chiêm đi đến đây mất chừng ngày rưỡi, Trường Sa thường có nhiều đồi mồi. Ngoài ra, vì địa bàn 31 Trần Thuận, Thủy binh chúa Nguyễn với việc bảo vệ chủ quyền, khai thác nguồn lợi biển đảo trên biển Đông, tlđd, tr,67. 32 Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Nxb Văn hóa và văn nghệ, tr,41. 30
  35. hoạt động rộng lớn nên chúa Nguyễn đã cho thành lập thêm các đội khác như Thanh Châu khai thác yến sào ở vùng biển phủ Quy Nhơn; đội Hải Môn khai thác yến sào, hải vật, hóa vật của tàu ở Côn Lôn, Cù lao Khoai ngoài biển phủ Bình Thuận, và còn có chức năng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa và tất cả cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản để nhà nước dễ bề quản lí. Về mặt tổ chức thì vẫn duy trì hình thức nửa dân sự nửa quân sự, vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính chất nhà nước, vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng quản lý biển đảo33. Các đội trên không được quy định rõ ràng như đội Hoàng Sa, không định bao nhiêu suất mà tùy thuộc và khả năng của các thôn cung ứng tự nguyện. Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao lại do đội Hoàng Sa kiêm quản? Bởi lẽ, đội Hoàng Sa được thành lập đầu tiên, là đội có nhiều kinh nghiệm nhất. Hơn vậy, dựa vào sản vật mà các đội thu lượm được thì không có nhiều vật quý như đội Hoàng Sa. Vật quý đối với Chúa ở đây là gì? Đó chính là vàng bạc hay súng ống, đây mới là mối quan tâm của Chúa. Ở vùng biển Hoàng Sa thường xuyên có bão, tàu bè qua lại đây thường xuyên bị đắm, và bị sóng đánh dạt vào bãi cát, đội Hoàng Sa sẽ tiến hành thu lượm lại những vật còn sót lại trôi dạt ven bãi cát và đặc biệt lưu tâm đến việc thu lượm những vật quý mà Chúa đã dặn dò. Các đội được phân chia địa bàn hoạt động rõ ràng để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ và có hiệu quả cao. Địa bàn hoạt động của đội Hoàng Sa chủ yếu là vùng biển và hải đảo ngang với khu vực Lý Sơn và ngược lên phía Bắc, trong đó vẫn lấy quần đảo Hoàng Sa là trung tâm. Đội Bắc hải và các đội khác phân chia nhau phụ trách vùng biển đảo phía Nam từ Trường Sa đến Hà Tiên: Xứ Bắc Hải, quần đảo Côn Lôn và các đảo ở vịnh Xiêm. Tất cả những người tham gia đội tuần tra biển đều là ngư dân thực hiện nhiệm vụ nhà nước. Họ tự nguyện ra nhập ngũ theo kiểu lính nghĩa vụ nên thường được gọi là “ngư binh”. Họ không được trả lương hàng tháng như 33 Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sđd, tr,51. 31
  36. chính binh mà chỉ được miễn tiền sưu thuế cùng các tiền đồn tuần, tiền qua đò. Ngư binh là người dân nhưng khác dân thường ở trách nhiệm giữ gìn trật tự trên biển, là người đứng ra bảo vệ người dân cũng như thương buôn khỏi bọn thổ phỉ trên biển và ngăn chặn các vụ cướp bóc của bọn cướp biển. Họ phải tự bỏ tiền túi của mình ra để chi trả cho các hoạt động trên biển. Họ phải tự chuẩn bị thuyền, lương thực và các vật dụng cần thiết khác khi đi trên biển. Cuộc sống của họ hết sức bấp bênh, đôi khi phải hi sinh cả tính mạng. Mỗi chuyến đi ngoài lương thực họ còn mang theo chiếu, thẻ tre ghi tên tuổi quên quán dân binh, nẹp tre, dây mây để bó xác những thành viên chết trên biển cũng như an táng cho những người gặp nạn trôi dạt vào bãi cát. Những ngư binh khi nhận lệnh sẽ nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc lên đường. Họ phải chuẩn bị lương thực cho quãng đường đi đến đảo, còn khoảng thời gian thực thi nhiệm vụ họ có thể kiếm thức ăn có sẵn trên đảo như cá, chim, rau họ có quyền lượm những vật trôi dạt vào bờ, những vật quý giá sau khi trở về được định giá và nộp lại một khoản theo quy định, họ sẽ được quyền bán. Họ tự nấu ăn và thường ăn nước mắm (có thể dùng để giải khát vì rất hiếm nước ngọt). Theo Bí mật hải quân nhà Nguyễn của Hoàng Hải Vân hay Đội Hoàng Sa của Nguyễn Quang Ngọc, dân binh tự trồng rau gia vị trên mạn thuyền và thường ăn rau muống biển. Về vấn đề binh lương cho đội Hoàng Sa, đây là một bí mật quân sự của Chúa cũng như truyền lại cho đến nhà Nguyễn sau này. Đội Hoàng Sa có trồng 7 thứ rau: rau muống, rau húng, rau lang, hẹ, hành, tỏi, me đất (đến năm Tự Đức thứ 12 có thêm rau sam bay). Ngoài ra họ còn mang theo nhiều vật dụng đi biển cần thiết khác trong đó có cả lửa, họ giữ lửa bằng các dây dừa khô để có thể phục vụ cho việc nấu nướng trong quá trình đi tới đảo. Nhiều ý kiến cho rằng đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn thành lập với mục đích kinh tế, vì hàng năm chúa sẽ cử vài ba chiếc thuyền ra đảo để thu nhặt những thứ có giá trị trôi dạt vào bãi cát để đem về đất liền. Tuy nhiên nếu nhìn nhận cụ thể hơn về số liệu đội Hoàng Sa tìm thấy những nguồn hóa 32
  37. vật, hải vật là rất ít ỏi về cả số lượng và chủng loại, có lẽ ban đầu việc thành lập với mục đích kinh tế, nhưng sau khi khẳng định được vị thế của mình đội Hoàng Sa đã làm được nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn là vai trò về kinh tế. Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có chép: “hàng năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi mang lương ăn đủ 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ đi 3 ngày 3 đêm thì đến đảo” đến tháng 8 họ sẽ trở về và mang theo sản vật nộp cho triều đình và nhận bằng xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ. Những thứ họ nhặt về nhiều ít không nhất định, có khi cũng về người không. “Tôi đã xem sổ của Cai đội cũ là Thuyên Đức hầu biên rằng: Năm Nhâm Ngọ (1762) lượm được 80 hốt bạc, Năm Giáp Thân (1764) được 5.100 cân thiếc; Năm Ất Dậu (1765) được 126 hốt bạc; từ năm Kỷ Sửu (1769) đến năm Quý Tỵ (1773), 5 năm ấy mỗi năm chỉ được mấy tấm đồi mồi, hải ba. Cũng có năm được khối thiếc bát sứ và 2 khẩu súng bằng đồng mà thôi.”34. Từ những con số trên có thể thấy qua thế kỉ XVIII, chức năng của đội Hoàng Sa không phải lấy mục đích kinh tế là chính yếu nữa. Có thể thấy nhiệm vụ của thổ binh là khá nặng nề không kém gì thủy binh chính quy, họ không thuần túy hoạt động vì kinh tế mà còn là thực hiện nghĩa vụ quân sự, mang trên mình sứ mệnh của quốc gia, và còn là công cụ để nhà nước thực thi chủ quyền. Thực hiện tuần tra, trình báo (thực hiện chức năng truyền tin) về thổ phỉ, ngoại bang xâm lấn và chống cướp biển. Họ phải đối mặt với nhiều hiểm nguy để mang lại ổn định an ninh cho đất nước trên biển. Chính vì đội ngư binh nói chung và đội Hoàng Sa nói riêng đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, nên hình thức này được áp dụng cho đến mãi thời kì Tây Sơn và triều Nguyễn sau này. Và đây cũng là lực lượng tiền hải quân của quân đội Việt Nam ngày nay. Về vận chuyển, vì điều kiện địa hình nên việc đi lại di chuyển của đất nước chủ yếu là bằng đường thủy và sử dụng thuyền. Chính vì vậy các chúa 34 Dẫn lại Nguyễn Quang Ngọc, Đội Hoàng Sa: cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỉ 17, tr,9. 33
  38. Nguyễn tiến hành chính sách quản lí và thu thuế đối với các thuyền tư nhân. Tại các địa phương đều có các cai lại, là các viên chức nhà nước trông coi việc chuyên chở hàng hóa và khách buôn trên các tàu tư nhân, và những cai trưng chuyên phụ trách thu thuế hoạt động của thuyền tư nhân. Có thể thấy việc hoạt động tư nhân là nhằm mục đích cá nhân nhưng nhà nước lại trưng dụng tư nhân vào việc vận chuyển cho nhà nước, tuy nhiên cũng có nhiều chính sách ưu đãi và trả công cho việc sử dụng này. Tuy không có một con số cụ thể nào về việc sử dụng thuyền tư vào việc công là bao nhiêu, cũng không rõ tổ chức đội vận chuyển như thế nào, nhưng có nhiều chứng cứ để chứng minh rằng đội hình vận chuyển đã được thiết lập vì điều kiện địa hình thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy và hoạt động chủ yếu là vận chuyển binh lương. Theo Đại Việt sử kí tiền biên, vào năm 1667, chúa Hiền đã đích thân giám sát một công trình nạo vét kênh Hồ Xá để vận chuyển thóc gạo. Thích Đại Sán khi đến Đàng Trong cũng miêu tả rằng, thuyền quan quân khi ra nghênh đón ông, được trang bị lộng lẫy, thuyền rất lớn, trên thuyền có 64 binh mà không hề thấy bếp núc và đồ nấu nướng trên thuyền, ông đã lo lắng rằng không biết họ sẽ ăn uống ra sao nhưng sau đó ông đã hiểu ra khi chứng kiến toàn bộ quãng đường, dọc các trạm dừng nghỉ ven biển đều có sẵn thức ăn cho những người đi thuyền bao gồm cả binh lính và thương nhân đến buôn bán. Không thấy bếp nấu ăn trên thuyền, điều này cũng thật dễ hiểu, bởi thuyền của Đàng Trong toàn bộ được làm bằng gỗ và tre, hơn thế nữa trên thuyền binh còn mang theo cả thuốc súng và hỏa khí, nên việc cấm lửa là điều đương nhiên cần làm để tránh gây cháy nổ và gây thiệt mạng cho binh lính. Ý tưởng thành lập các đội vận chuyển được hình thành do nhu cầu ngày càng cao của chiến tranh. Chưa hề có một tư liệu nào nói về việc vận chuyển trước năm 1667. Có thể vào những năm đầu diễn ra cuộc chiến giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, cũng như nền kinh tế Đàng Trong chưa khởi sắc, vấn đề vận chuyển chưa được chú trọng. Nhưng khi nhu cầu cung cấp binh lương cho số lượng binh lính ngày càng tăng, chiến tranh kéo dài cần thiết phải tiếp 34
  39. tế, cũng như sự nở rộ về cung ứng nguồn hàng cho kinh tế; vận chuyển đã trở thành một nghề trung gian và đóng một vị trí rất quan trọng trong cả kinh tế và chính trị quân sự. Chúa Nguyễn sử dụng thuyền tư nhân vào việc công nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà binh và cũng tiết kiệm hơn cho chi phí nhà nước trong việc đóng tàu, vận chuyển và nguồn nhân lực. Có thể thấy, đội truyền tin và đội vận chuyển của Chúa chủ yếu tổ chức theo hình thức bán quân sự. Họ đảm bảo việc tuần tra, truyền báo tin tức, tình hình biển đảo, có chức năng chính về chính trị, song đồng thời còn có cả chức năng về kinh tế. 2.3. Kỷ luật quân đội Quân đội Đàng Trong là một quân đội được tổ chức có kỉ luật. Im lặng là luật được ban hành trên toàn bộ hệ thống quân đội của chúa Nguyễn. Thích Đại Sán khi đến Đàng Trong, ông có tham dự một buổi lễ của chúa đã miêu tả lại rằng, quân đội đứng xếp hàng rất ngay ngắn, tất cả lặng thinh không nghe một tiếng động, chỉ có tiếng lá rơi và tiếng chim kêu. Thủy binh cũng vậy, không hề nghe thấy một hiệu lệnh nào phát ra từ người chỉ huy, họ chỉ dùng hành động của đôi tay để điều khiển binh lính, quân lính buộc phải im lặng và tập trung cao độ để có thể làm theo được đúng lệnh của chỉ huy kể cả khi thao diễn hay khi lâm trận họ đều phải tuân thủ nguyên tắc này. Ngoài ra còn có nhiều luật định khác trong quân đội và được áp dụng rộng rãi. Luật áp dụng cho binh lính rất nghiêm ngặt, do đó quân đội Đàng Trong rất có kỉ cương. Bởi nếu họ làm trái lệnh quân vương, họ có thể đánh đổi bằng cả tính mạng của mình với những hình phạt hà khắc và vô cùng nặng nề. Quân đội của Đàng Trong rất đông, điều này gây khó khăn trong việc quản đốc, do đó kỉ luật cần phải nghiêm minh để có thể đảm bảo việc tổ chức có hiệu quả các binh chủng. Tình thế của Đàng Trong đặt trong thế “ngàn cân treo sợi tóc” điều đó không cho phép quân đội của họ được sai sót trong các trận chiến. Chính vì vậy tính kỉ luật cao trong quân đội sẽ đảm bảo cho việc phối hợp tác chiến và việc thực tế hóa giáp chiến đạt hiệu quả cao và điều này đã được 35
  40. chứng thực bằng nhiều chiến thằng lớn của Đàng Trong trước sức ép của Đàng Ngoài, cướp biển, ngoại bang xâm lấn, giúp Đàng Trong có thể đứng vững trong suốt hơn 200 năm tồn tại. Vấn đề này đã được rất nhiều người ghi lại. Đầu tiên là kỉ luật trong khâu tuyển mộ lính phải đảm bảo diễn ra đúng quy cách, kẻ nào có nhiệm vụ mộ lính mà tuyển người không đủ tiêu chuẩn sẽ mất đầu. Không chỉ vậy, những người đã được chiêu mộ mà trốn tránh việc binh cũng sẽ bị nghiêm trị. Những người tham gia vào quân ngũ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định tuổi chưa đến 60 chẳng được về làng đoàn tụ với gia đình, có một số người đã dành cả đời trong quân ngũ. Mỗi gia đình gần như đều có một người tham gia quân lính theo sự lựa chọn của nhà vua. Những người được chọn thường là những người làm việc giỏi, độ tuổi từ 18 đến 60. Họ phải trải qua 3 năm huấn luyện trên biển (hoặc trên bộ) và trong thời gian đó không có lỗi nào là không nghiêm phạt. Theo Phan Huy Chú, lính thủy được tuyển phải là người thành thạo sông nước và chiều cao có thể kém bộ binh năm phân. Tùy thuộc theo sức vóc, chiều cao, họ được bố trí trên các loại chiến thuyền khác nhau, hưởng bậc lương khác nhau. Lính thủy được trả lương cao hơn lính bộ và lính thủy khi già được về hưu sớm hơn lính bộ từ 1 đến 4 năm35. Người thân cận có kì hạn sẽ được đến thăm gặp. Thứ hai, đó là trong quá trình luyện tập. Khi luyện tập cũng cần phải đảm bảo hàng ngũ đội ngũ ngay ngắn, quân mệnh phải nghiêm trang. Trong Tiền biên có chép, quân lính hay phải luyện tập ban đêm và những lúc không có chiến tranh, người lính phải đảm bảo có mặt trong quân ngũ không được trốn tránh lén lút trở về nhà kể cả khi không có chiến tranh mà chưa được sự cho phép. Những người lính sẽ chịu sự quản đốc của người chỉ huy trưởng, ngoài ra mỗi thuyền cũng phân ra một người chịu trách nhiệm chỉ huy khác, trong thủy quân thường gọi là người kì trưởng. Người này phải là người nắm rõ các hiệu lệnh trong quân ngũ, đồng thời cũng phải là người có hành động 35 Nguyễn Việt, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm, Nxb Quân đội nhân dân, tr,247. 36
  41. chính xác nhất bởi việc chỉ huy chủ yếu bằng hành động không phải bằng lời nói nên phải luyện tập thuần thục. Người lính phải nghe hiệu lệnh của người kì trưởng, nếu có người nào không tuân thủ quân mệnh, người cầm cờ trong đội sẽ bị chặt đầu ngay tức khắc và được thay thế bằng người khác giỏi hơn trên thuyền. Hầu hết quân mệnh đều được thể hiện bằng hành động nên cần lính phải học thuộc và rất mực tập trung. Việc thưởng phạt được áp dụng rộng rãi trong quân đội không kể binh hay quan. Khi diễn tập nếu bắn trúng 3 phát liên tiếp sẽ được thưởng một tấm nhiễu hồng. Nhưng nếu việc binh không nghiêm các quan chịu trách nhiệm cũng sẽ phải chịu phạt. Đại nam thực lục có chép: “Kỉ Sửu, năm thứ 18 (1709), mùa xuân, tháng giêng chúa đến trường Vạn Xuân để thao diễn bộ binh. Trước kia các quân thao diễn trời tạnh mặc nhung phục, trời mưa thì mặc thường phục. Hôm ấy trời tạnh ráo, trong quân còn có người mặc thường phục, Chúa giận là trái lệnh, phạt chức nội tả, nội hữu và các nội ngoại đội trưởng theo thứ bực”36. Việc phân biệt quân phục là để dễ phân định được người lính đó thuộc binh chủng nào, ngoài ra còn thể hiện sự đồng đều của binh lính, nên việc xử phạt là đương nhiên vì binh không nghiêm tức phép vua chưa thành. Chúa phải xử phạt nghiêm minh để răn đe những kẻ khác. Bởi lẽ vương quốc Đàng Trong được tạo lập và tồn tại do chiến tranh nên kỷ luật quân đội rất được tuân thủ. Người chỉ huy đoàn chiến thuyền luôn luôn là vị đông cung thái tử đương thời. Các con của Chúa sẽ được phân định quản lãnh binh lính để tập làm việc binh, chỉ huy quân đội, đây cũng là cơ hội để các hoàng tử thể hiện mình đối với vua cha. Họ đều đua nhau lập chiến công cũng như điều hành tốt quân đội để nhận được sự khen ngợi của Chúa Mỗi chiến thuyền đều có 3 sĩ quan, 6 đại bác nhỏ, hai người giám lộ, 60 lính hay tay chèo và trống. Có một lối đi ở phía trước và hai mảnh nhỏ ở hai bên sườn. Thuyền đều có sự sắp xếp quy củ và cũng có những quy định 36 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Viện khoa học và xã hội Việt Nam- Viện sử học, Nxb Giáo dục, tr,123. 37
  42. chung, người lính trên thuyền sẽ được phân chia vào những công việc khác nhau như chèo thuyền, lái thuyền, sửa chữa còn lại sẽ làm nhiệm vụ tác chiến và quan sát. Thuyền thường có 30 mái chèo mỗi bên; mỗi người giữ một mái chèo. Lái và mũi để tự do, và đó là vị trí của sĩ quan, không có gì rõ ràng cả. Bên ngoài thuyền là một lớp sơn đen, bên trong sơn lớp sơn màu đỏ mà người ta rất tự hào. Các mái chèo đều thếp vàng có dây buộc lại với mạn thuyền, khi cần người lính có thể buông tay chèo mà cầm vũ khí chiến đấu ngay lập tức. Người chèo thuyền cũng là lính, dưới chân họ có một khẩu súng hỏa mai, một dao găm, một chiếc cung và một chiếc Carcois; họ bị cấm một điều khó khăn nhất trong đời là không được nói một lời nào. Họ luôn luôn phải nhìn người chỉ huy, với chiếc đũa trong tay diễn tả tất cả các lệnh lạc. Mọi tay chèo đều chèo đứng, mặt hướng về mũi thuyền nơi có người chỉ huy. Tất cả ở đây đều hòa hợp, y như một thầy dạy nhạc đánh nhịp để cho mọi nhạc công của mình nghe rõ hơn, một người chỉ huy chiến thuyền ở Đàng Trong cũng dùng động tác với chiếc đũa của mình để được vâng lời; vì không mở miệng, ông ta làm điệu tiến lên, lùi lại, rút vũ khí mà ông thích, mọi thao tác được điều chỉnh theo nhịp của chiếc đũa37. Người chỉ huy cũng là người đứng ở vị trí nguy hiểm nhất của chiếc thuyền, cũng là người đầu tiên xung phong khi lâm trận. 2.4. Chính sách đãi ngộ Chính quyền Đàng Trong rất chú trọng đến vấn đề an dân vỗ về lòng quân. Đầu tiên là các chính sách đối với quân chính quy. Khác với binh lính Đàng Ngoài, quân lính ở Đàng Trong có nhiều chính sách đãi ngộ hơn. Nhà vua chịu trách nhiệm cung cấp chi trả cho người lính việc ở, ăn mặc và trang bị. Một khía cạnh trong đời sống của binh lính Đàng Trong khác so với Đàng Ngoài là người lính được cấp đất cấp nhà gần quân ngũ (những trường hợp không hưởng lương theo tháng), họ được phép sống cùng vợ con và trở về 37 L. Cacdiere (2003), BAVH-Những người bạn cố đô Huế (tập 16), Nxb Thuận Hóa, tr,265. 38
  43. nhà sau giờ làm việc38. Nhà ở sẽ có một buồng ngủ, một cái bếp và có một mảnh vườn để trồng trọt. Nhà nọ tách riêng nhà kia bằng hàng rào và đều có cách bài trí giống nhau, dãy nọ đối diện dãy kia và cách nhau khoảng 15m, khoảng trống đó dùng để làm lối đi lại cho quân lính cũng như các gia đình của quân lính. Quan chức thường ở cuối dãy để thuận tiện cho khoảng không gian riêng tư, rộng rãi thoải mái hơn. Thường doanh trại sẽ ở gần nơi chinh chiến hoặc gần biển để dễ dàng đáp ứng lệnh khi khẩn thiết. Những người lính phải tuân thủ một vợ một chồng không được phép đa thê đa thiếp, điều này không áp dụng cho quan chức. Mặc dù người lính không giúp được nhiều việc cho vợ con, nhưng đây cũng là một chính sách rất tiến bộ và đảm bảo được dân số. Bởi lẽ, nếu người lính đi lính từ 18 tuổi cho đến 60 tuổi mới có thể được trở về quê hương thì việc duy trì dân số để cung cấp cho chiến tranh sẽ rất khó khăn. Theo Choisy nhìn nhận thì vợ của người lính có thể sống với chồng khi chồng phục vụ trong quân đội, “hầu hết người lính Đàng Trong đều có vợ nhưng không cấp dưỡng được gì cho vợ”39 Để hỗ trợ một phần cho cuộc sống của binh lính và gia đình họ, chính quyền chúa Nguyễn đã thực thiện việc trích ngân sách để chi trả lương bổng cho binh lính. Có nhiều nhận định khác nhau về vấn đề lương bổng của người lính. Poivre thì cho rằng quân lính Đàng Trong lương thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Nhưng đa số những người khác khi ghi chép về Đàng Trong lại cho rằng đời sống của người lính khá sung túc. Một binh lính được nhận lương là một hộc gạo và một quan tiền mỗi tháng, đủ để lo cơm áo cho một gia đình đông người. Cũng cùng quan điểm đó, Choisy chép rằng người lính được trả lương vào ngày đầu mỗi tháng, lương gồm 5 đồng bạc, một giạ gạo và một thứ cá mà người ta không thể bỏ qua, lương bổng giúp họ có thể phụ thêm kinh tế cho gia đình. Vả lại, làm lính thì không phải đóng thuế đinh nên nhiều người thích gia nhập quân ngũ hơn là làm dân thường đặc biệt là các gia đình đông 38 Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.86. 39 Dẫn theo Li Tana (2004), Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18, sđd, tr.86. 39
  44. con, nghèo khó. Việc cấp phát lương theo tháng sẽ căn cứ vào sổ ghi binh chiếu thực xuống các cơ đội các dinh và chính dinh nộp lên mà cấp phát. Điều này cũng khó tránh khỏi việc gian dối cũng như không kiểm soát được chính xác. Bởi số binh kiểm theo quy định, không thường xuyên theo tháng, do đó còn có nhiều sai sót khi số binh trốn trại và số binh già nua về hưu vẫn được hưởng chế độ. Có lẽ thời gian đầu khi đất nước mới được hình thành, kinh tế còn yếu kém, quân đội thì đông, nên khó có thể đảm bảo được ổn định đời sống của người lính. Nhưng do nhu cầu về quân sự ngày càng tăng, kích thích sự phát triển của kinh tế, kinh tế Đàng Trong đã có bước tiến mới rõ rệt và hiệu quả hơn. Nhà nước thu được nhiều nguồn lợi từ lệ thuế khoán và việc buôn bán mở cửa, chính vì vậy việc cung cấp cho quân đội cũng được đầy đủ hơn. Đó là lí do vì sao có những nhận định trái chiều như vậy. Việc trả lương cao cho binh lính sau này đã trở thành một trong những nhân tố dẫn đến chế độ quân sự ở Đàng Trong sụp đổ và dần chuyển sang chế độ dân sự. Việc trả lương bổng ở Đàng Ngoài khác so với Đàng Trong. Chúa Trịnh không trả trực tiếp cho binh lính, mà tướng lãnh cấp dưới thay mặt Chúa trả lương cho binh lính, vì quân lính nhận bổng lộc phụ thuộc trực tiếp vào tướng lãnh mà không hề có quy định rõ ràng mức trả là bao nhiêu. Chính vì thế binh lính Đàng Ngoài luôn phải dành thời gian để phục vụ cho việc riêng tư của tướng lãnh, “khi không có chiến tranh hay không có thao luyện binh đao, họ phải làm việc và hầu hạ các ông, nếu họ muốn kiếm việc nữa thì hoặc là làm cho chúa trong những việc công như xây cất, hoặc là sơn sửa thuyền chiến, bắc cầu hay dựng lại cầu và những công việc tương tự, như vậy không bao giờ họ rảnh rỗi, không bao giờ thất nghiệp”40. Ở Đàng Trong thì ngược lại, quan cai quản không được phép dùng binh vào việc riêng tư. Điều này cho thấy binh lính Đàng Trong được hưởng chính sách đãi ngộ rất tốt, họ không phải lo lắng về việc thất nghiệp không có lương bổng hay phụ cấp, do vậy đời sống ổn định hơn, tinh thần quả cảm được tăng cường. 40 Alexandre De Rhodes (1653), Hành trình và truyền giáo, Nxb Cramoisy, tr.26. 40
  45. Trang phục của binh lính cũng được cấp phát bởi nhà nước, được chú trọng và có phân chia theo thời tiết, cấp bậc, loại binh. Y phục của quân lính vào mỗi ngày diễn tập hay ra trận thật cũng đều huy hoàng, chia màu sắc riêng hoặc bằng đỏ, xanh hay vàng. Trang phục thường gồm 4 bộ quân phục: khi trời mưa mặc thường phục theo màu đơn vị, ngày trời tạnh mặc nhung phục, một bộ khi chiến đấu và một bộ là thường phục hằng ngày. Trang phục hầu như bằng tơ lụa và được cấp phát vào đầu năm. Các binh chủng phân biệt với nhau bằng màu sắc. Các thủy thủ thường chỉ có một chiếc quần cụt bằng lụa trắng và mũ chóp bằng cỏ; nhưng khi chuẩn bị lâm trận họ đội một chiếc mũ chậu màu vàng một áo nịt hông. Mọi người trong cùng một chiến thuyền đều mặc cùng màu, họ để trần cánh tay, vai và phía phải. Đối với các quan trông coi việc phát lương bổng, khi nhận được tiền từ triều đình phải tiến hành chiếu sổ mà phát ngay cho binh lính đúng hẹn, không được phép chậm trễ, không được để lòng binh không yên và triều đình mang theo công nợ. Người nào bị phát hiện tham quan tư lợi, cấp phát không đúng sổ sách quy định, ăn chặn tiền của binh lính làm của riêng mà bị tố cáo, sẽ lập tức bị điều tra và xử phạt nặng theo binh pháp. Bên cạnh đó, binh lính chỉ phải chấp hành mệnh lệnh làm việc công vì dân vì nước, không có trường hợp quan dùng binh vào để xây cất nhà hay tham gia vào những công việc riêng tư khác. Không chỉ cai quản những người lính chặt chẽ mà con của họ cũng được lo lắng nuôi dạy đàng hoàng, cũng có những hình thức thưởng phạt khác nhau nhằm thúc đẩy học tập làm cho chúng học tập tốt hơn trong tương lai: “Các ông thầy của chúng cho chúng áo lụa nếu chúng học tập có kết quả; hoặc chỉ cho chúng áo vải gai khi chúng lười nhác; và khi cha mẹ chúng thấy chúng về với áo vải gai thì họ đánh đòn chúng và bắt chúng đi ăn xin trong một thời gian để cho chúng thấy hổ thẹn”41. Có thể thấy không phân biệt sang hèn giàu nghèo, không phân biệt con nhà quan hay con nhà lính, thường dân 41 L. Cacdiere (2003), BAVH-Những người bạn cố đô Huế (tập 16), sđd, tr.270. 41
  46. tất cả đều được quyền đi học và chịu các hình thức thưởng phạt theo quy định của vương triều. Choisy là người duy nhất có nhắc đến đến việc dạy dỗ con cái của người lính tuy nhiên Choisy chưa từng đến Đàng Trong mà chỉ biên soạn lại những lời mà ông được nghe từ những người bạn của ông từ Đàng Trong trở về kể lại, nhưng ghi chép nhiều khi sai lệch so với hồi kí của Vachet một trong những người bạn của ông đã từng ở Đàng Trong. Còn đối với những lực lượng không phải chính binh hoạt động theo kiểu bán quân sự, Chúa lại có những chính sách đãi ngộ riêng cho họ. Giả dụ như đối với đội tuần hải Hoàng Sa, họ được phép sử dụng phần dư những sản vật họ lượm được trong quá trình thi hành nhiệm vụ trên biển, nhưng là sau khi đã được triều đình đánh giá giá trị sản lượng đó và họ phải nộp lại một phần cho triều đình. Mặc dù thổ binh không được trả lương hàng tháng như chính binh vì họ chỉ làm việc theo hình thức thời vụ, nên họ chỉ được giảm một vài thứ sưu thuế cùng các tiền tuần đò. Mặc dù lợi ích từ việc làm cho nhà nước là không cao, song họ vẫn tích cực tham gia nghĩa vụ vì sau đó, nếu làm tốt họ sẽ được ban thưởng và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa nghĩa vụ. Đây được coi là một món quà tinh thần đối với người dân tham gia thổ binh, họ có thể lấy đó làm niềm tự hào, có thể lấy đó mà khoe công lao với gia đình và bạn bè xóm giềng. Ngoài ra, làng nào càng có nhiều người tham gia, càng thể hiện sự dũng cảm của làng, giúp làng đó xây dựng tiếng tăm. Còn những người vi phạm cũng có hình thức phạt theo quy định. Cứ tháng 2 nhận giấy sai đi (điều này có nghĩa là họ hoạt động phải có giấy phép của triều đình mới được ra biển làm nhiệm vụ) và tháng 8 trở về phải đưa thuyền thẳng vào cửa Eo đến thành Phú Xuân để trình báo, giao nộp sản phẩm và lĩnh bằng (giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ của một năm). Còn người nào “ngạo mạn càn bậy không đến (nhận giấy sai đi không đi), hay lại gian 42
  47. dối lấy bớt các vật quý (không trung thực giao nộp) hoặc trong quá trình làm nhiệm vụ gây xích mích với người dân làm muối, làm cá đều phải trị tội”42. Việc chú trọng quân sự đã giúp Đàng trong vững mạnh trong thời gian tồn tại thuở sơ khai, nhưng quân sự cũng chính là gánh nặng cho dân chúng và nhà nước, đã kéo Đàng Trong đến nguy cơ sụp đổ trong những năm cuối của triều đại. Điều này phải chăng đã buộc chúa Nguyễn phải chuyển dần nhà nước từ chế độ quân sự sang chế độ dân sự. 42 Trần Nam Tiến (2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, sđd, tr,89. 43
  48. Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG 3.1. Một số nhận định Các chúa Nguyễn từ thuở lập quốc và trong giai đoạn trị vì luôn phải đương đầu với nhiều thử thách. Trong thế phải đối đầu với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa đồng thời phải xây dựng và mở mang bờ cõi, đối mặt với những khó khăn kinh tế, sự đa dạng văn hóa. Trước sức ép của thời cuộc, khó khăn trong bước đầu dựng nước, họ Nguyễn hầu như phải đặt gạch xây những nền móng đầu tiên trên mọi lĩnh vực. Chúa Tiên với ý định lập giang sơn riêng, sau khi bãi bỏ các cơ quan hành chính của triều Lê đã đặt các tạm ty để thay thế, nhưng vẫn sử dụng các quy định quản lí nhà nước theo nhà Lê. Năm Nhâm Thân (1632), Chúa lập ra phép duyệt tuyển mới, tuy có nhiều cải tiến nhưng vẫn dựa trên qui chế đời Hồng Đức. Có thể thấy, việc chúa Nguyễn tự đề ra phép duyệt tuyển cho vùng đất mình cai quản, đã ngầm thể hiện sự độc lập thoát ly khỏi Đàng Ngoài. Đàng Trong đã tự gây dựng một vương quốc riêng, một chế độ riêng, ban hành chính sách vận hành riêng, quân đội riêng, tạo nên một đất nước hùng cường, một đất nước mà chế độ chính trị ôn hòa, rộng mở, nhân dân an cư lập nghiệp, chợ không hai giá, cửa ngoài không cần khóa, không trộm cắp và thương nghiệp phát triển. Trong quá trình trị vì, các chúa Nguyễn đã xây dựng một lực lượng quân đội mạnh, đặc biệt là thủy quân. Để có thể đạt được thành tựu như vậy chính là nhờ hiệu quả của chính sách phát triển thủy quân, đã được ban hành và áp dụng rộng rãi. Đó là chính sách với nhiều điểm tiến bộ so với đương thời. Chính sách phát triển thủy quân của Chúa tập chung chủ yếu về các điểm: tuyển mộ binh lính, huấn luyện và trang bị, tổ chức và quản lý, kỷ luật và chính sách đãi ngộ; đồng thời kèm theo đó là hàng loạt các hoạt động khác để tận dụng tối đa vai trò của thủy quân như: đảm bảo an ninh và bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảm bảo khai thác có hiệu quả nguồn lợi biển và việc phát triển kinh tế, thực hiện cứu nạn cứu hộ đồng thời làm nhiệm vụ tuần tra, truyền tin và vận chuyển. 44
  49. Qua các chính sách mà Chúa thực thi trên lãnh thổ, có thể nhận thấy đã có nhiều bước tiến so với đương thời. Như trong việc tuyển mộ binh lính, mặc dầu họ Nguyễn hiếm về sức người nhưng vẫn thực hiện chính sách khoan thư, phân rõ đối tượng để bắt lính, không bắt lính bừa bãi có quy định rõ ràng độ tuổi tham gia quân ngũ, những trường hợp được miễn hoặc hoãn việc binh. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa hoàn toàn triệt để, bởi nhu cầu của chiến tranh liên miên, đòi hỏi lượng dân đinh phải bổ sung thường xuyên để đảm bảo duy trì quân ngũ. Chính vì vậy khi chiến tranh kéo dài, hao tổn lớn về người và của thì việc áp số binh cho các xã trở nên khó khăn, họ không kịp xét kĩ số người đến tuổi đi lính thuộc trường hợp được miễn nhiễm hay không. Điều này có lẽ dẫn đến hiện tượng bắt càn từ các làng xã, không phải sai lầm từ chính sách nhưng do bối cảnh lịch sử đã làm cho chính sách thêm hà khắc hơn. Tiếp đến là chính sách huấn luyện và trang bị vũ khí. Việc luyện tập diễn ra rất thường xuyên, triều đình thường xuyên tổ chức những đợt tổng duyệt lớn để kiểm tra trình độ binh lính. Đây là một điểm được đánh giá cao, vì người ta có câu “trăm hay không bằng quen tay”, nếu không tập luyện thường xuyên, quân lính khi bước vào thực chiến sẽ không thể nào thực hiện tác chiến tốt và khó tránh khỏi thất bại. Bên cạnh đó, việc luyện tập là cơ hội cho người lính rèn luyện thể lực, cũng như thi đua lập thành tích, tăng cường kĩ năng chiến đấu cũng như khả năng ứng chiến, kĩ năng sử dụng vũ khí mới. Các chúa Nguyễn cũng quy định rõ ràng về trang phục, đội hình đội ngũ, quân mệnh nghiêm trang luôn đòi hỏi thủy quân phải nghiêm chỉnh chấp hành. Điều này dần hình thành thói quen trong quân đội, đảm bảo thủy quân hoạt động có hiệu quả hơn khi tác chiến. Bên cạnh việc luyện tập, việc thường xuyên kiểm định vũ khí, tập cho binh lính cách sử dụng, cũng như cách chế tạo vũ khí là một điều quan trọng trong quân ngũ. Thủy binh phải biết sử dụng thành thạo súng ống, trọng pháo (đây là những vũ khí mới của châu Âu mà Chúa nhờ tài ngoại giao của mình đã đem về), ngoài ra còn có các vũ khí 45
  50. truyển thống cũ như câu liêm, cung tên, dao Để tăng số lượng vũ khí, chúa Nguyễn đã liên kết với Bồ Đào Nha để mua bán vũ khí, học hỏi kĩ thuật phương Tây để chế tạo súng và đóng thuyền bè, sai lực lượng tuần hải đến các đảo xa bờ để thu lượm lại vũ khí thuyền bè bị đắm dạt vào bờ. Ta cũng có thể thấy được một điểm yếu từ chính sách này khi Chúa không tập trung phát triển, cải cách trong phương pháp tác chiến, kế hoạch tác chiến, tăng kĩ năng của quân đội. Quân đội của Chúa sở dĩ giành được thắng lợi là do một phần “may mắn” vì số lượng áp đảo, một phần là nhờ vũ khí được sử dụng trong quân đội. Mặc dù vậy cũng phải thấy rằng việc dựa phần lớn vào sức mạnh của vũ khí sẽ không khiến cho quân đội phát triển toàn diện, điều này được chứng minh trong thời kì nhà Nguyễn sau này khi quân Pháp tiến đánh chiếm đóng cửa biển Đà Nẵng. Trong những trận giao chiến đó, thủy binh nước ta thể hiện yếu kém về mặt tổ chức, nghèo nàn trong phương thức và tụt hậu về mặt tư duy, và thực tế rằng chúng ta không thể lường trước được rằng thế giới đã phát triển kĩ thuật đến trình độ nào và quân đội của họ nhạy bén đến nhường nào. Vì vậy, có thể coi vũ khí là thế mạnh, nhưng không thể coi đó là điểm chính để phát triển quân đội. Với Đàng Trong, để phát triển quân đội, Chúa cũng đã chú trọng đến học hỏi kĩ thuật, chế tạo vũ khí từ các nước khác có nên quân sự mạnh, nhưng vẫn chưa hoàn toàn ứng dụng được vào thực tế tình hình Đàng Trong. Mặc dù vậy nhưng Chúa cũng đã đạt được một số thành tựu nhất định, điều này là không thể phủ định. Chính sách tổ chức quản lí thủy quân là một bước tiến mới trong lịch sử. Trong giai đoạn thế kỉ XVI- XVIII thủy quân đã hoàn toàn độc lập và dần đi đến hoàn thiện hơn. Quân đội được tổ chức quy củ theo thuyền, đội, cơ, dinh. Trong đó thuyền là đơn vị nhỏ nhất thường từ 30 đến 100 người, chịu trách nhiệm quản lí thuyền là người kì trưởng cũng coi là người tiên phong; đội là đơn vị lớn hơn thuyền và thường gồm nhiều thuyền, người đứng đầu đội là Cai đội; cơ gồm nhiều đội và dinh thì gồm nhiều cơ, đứng đầu cơ và 46
  51. dinh là Cai cơ và trưởng Dinh. Có sự phân biệt về chức vụ rõ rệt trong quân đội với nhiều cấp bậc khác nhau, chịu trách nhiệm riêng đối với khu vực được nhà nước giao nhiệm vụ cai quản. Việc phân chia công việc như vậy đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng, trách nhiệm cũng được phân định rõ dễ bề cho phép thưởng phạt của triều đình. Cách thức phân chia dinh theo nghĩa đạo quân sau này là cơ sở để dẫn đến sự phân chia hành chính sau này. Vì thủy quân của Chúa rất đông, chiếm phần đa trong tổng quân binh của Chúa, bởi vậy Chúa cần phải đưa ra chính sách kỉ luật nghiêm ngặt đối với quân đội. “Quân mệnh như sơn”, có ý nghĩa là mệnh lệnh cấp trên truyền xuống là to lớn, có sức nặng, không thể lay chuyển được, cấp dưới căn cứ vào đó mà thực thi. Quân lính phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của quân ngũ, làm trái mệnh lệnh có thể làm ảnh hưởng rất lớn, một mặt thể hiện quân mệnh chưa nghiêm, một mặt chứng tỏ quân không phục. Chính vì vậy chính sách kỉ luật nghiêm minh, hình phạt nghiêm trị là cần thiết áp dụng trong quân đội. Và chính sách của chúa Nguyễn đã làm được điều này, đã trừng trị những kẻ không tuân thủ, đưa ra các hình phạt hà khắc nhằm răn đe quân lính. Tuy nhiên, cũng có thể thấy nhiều hình phạt là quá dã man nếu lời miêu tả của người ngoại quốc là chân thực. Hai hình thức thưởng- phạt luôn song hành cùng nhau đó là yêu cầu tất yếu của các quy chế. Vì vậy, bên cạnh chính sách kỉ luật nghiêm minh Chúa còn đề ra chính sách đãi ngộ nhằm giảm bớt tính khốc liệt trong chiến tranh, xoa dịu quân ngũ và đồng thời khuyến khích tinh thần quân dân. Chúa đã thực hiện trả lương cho binh lính để họ có thể yên tâm công tác. Đưa ra các mức thưởng khác nhau tùy vào cấp bậc cũng như các hoàn cảnh khác nhau. Chúa còn quan tâm đến đời sống của binh lính và gia đình họ, cấp đất cấp nhà để yên nghiệp sinh sống. Đó là đối với chính binh, còn đối với ngoại binh tuy không được hưởng nhiều chính sách đãi ngộ nhưng cũng đã phần nào nhận được sự khuyến khích về của cải và cả tinh thần. 47
  52. Ngoài những chính sách cụ thể Chúa đề ra để tổ chức và vận hành quân đội phục vụ cho chính trị, Chúa còn lồng ghép thêm nhiều hoạt động khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quân đội. Mặc dù, những hoạt động đó chưa đạt hiệu quả nhất định, nhưng đó là những hoạt động cho thấy ý tưởng tiến bộ về tổ chức và quản lý quân ngũ. Thủy binh không còn chỉ bó hẹp trong vai trò chính trị với những trận thủy chiến, họ còn có cơ hội phát huy điểm mạnh sông nước đóng góp sức mình vào vào việc bảo vệ, giữ gìn an ninh, hỗ trợ phát triển kinh tế và nhiều công việc khác giúp ích cho xã hội. Thứ nhất là góp phần đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ chủ quyền. Các triều đại trước đã có vai trò xác lập chủ quyền đối với vùng biển phía Bắc nước ta, thì chúa Nguyễn là người có công lớn trong việc mở cõi và hoàn thành đường bờ biển nước ta kéo dài hết Trung Bộ và Nam Bộ ngày nay. Con đường Nam tiến cũng là con đường dẫn dắt người Việt đi xa hơn vùng đất ven bờ, tiến tới chiếm lĩnh biển đảo. Đây là một mốc quan trọng trong lịch sử biển đảo nước nhà, nhà nước ta bước đầu nhận thức được vai trò và vị trí của biển đảo, bước đầu đã có những hành động tuy chưa phải là chính thức thực thi nhưng đã mang bóng dáng của việc xác lập và thực thi chủ quyền để đến 200 năm sau nhà Nguyễn đã tiếp bước khẳng định chủ quyền trên vùng biển và vùng đảo và nối tiếp cho đến tận ngày nay Đến khoảng thế kỉ XVI lực lượng thủy quân nhà Hồ được coi là sự khởi đầu cho sự ra đời một lực lượng độc lập, tách rời hoàn toàn với bộ binh, đây là một bước đột phá mới trong lịch sử quân sự Việt Nam. Và đến thế kỉ XVII, có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của lực lượng này, chủ yếu là về mặt trang thiết bị vũ khí từ phương Tây. Những cuộc xung đột kéo dài giữa quân đội Trịnh – Nguyễn mà phạm vi chủ yếu là vùng ven biển. Cả hai Đàng tiến hành nhiều cuộc chạy đua vũ trang, trao đổi với phương Tây nhằm học hỏi kĩ thuật quân sự với mục đích đánh bại đối phương. Điều này đã tạo điều kiện hoàn thiện hơn tính độc lập của quân thủy nước ta đương thời. Cũng trong khoảng thời gian này, một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng đóng 48