Khóa luận Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_cai_say_trong_tho_nguyen_khuyen.pdf
Nội dung text: Khóa luận Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN ANH TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN ANH TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁI SAY TRONG THƠ NGUYỄN KHUYẾN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Văn Lực Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
- LỜI CẢM ƠN Có thể nói khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu đánh dấu sự trưởng thành và tiếp nhận của sinh viên trong quá trình học tập và tích lũy kiến thức chuyên ngành. Trải qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu thì đến nay, khóa luận đã được hoàn thành. Góp phần quan trọng trong việc hoàn thành khóa luận, ngoài những nỗ lực từ bản thân tác giả thì đó còn là sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy (cô) và sự ủng hộ hết lòng của gia đình, bạn bè. Qua khóa luận này, tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM mà đặc biệt xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến với thầy hướng dẫn khoa học - ThS. Lê Văn Lực. Cảm ơn thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình từ những ngày đầu ấp ủ ý tưởng đến lúc hoàn thành khóa luận. Nhân đây, người viết cũng xin được cảm ơn cán bộ, nhân viên của hai thư viện đó là Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM đã tận tình và tạo điều kiện cho tác giả tìm kiếm tài liệu trong suốt thời gian nghiên cứu. Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn tất cả! TP.HCM, ngày 04 tháng 04 năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Anh Trường
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Lê Văn Lực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào trước đó. Tôi xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Tác giả khóa luận Nguyễn Anh Trường
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Đóng góp của khóa luận 8 6. Kết cấu khóa luận 8 NỘI DUNG 10 Chương 1: Một số vấn đề chung 10 1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca 10 1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu” 10 1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca 12 1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam 13 1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca 13 1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại 19 1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại 27 1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến 35 1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến 38
- 1.3.1. Trong thơ chữ Hán 39 1.3.2. Trong thơ chữ Nôm 40 Tiểu kết 42 Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung 45 2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ 45 2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho 45 2.1.2. Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đời thường 52 2.2. Cái say, biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc 60 2.2.1. Mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình 60 2.2.2. Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước 63 2.2.3. Mượn cái say để bộc lộ sự lo lắng cho cuộc sống cơ cực của nhân dân 69 2.3. Cái say – niềm an ủi kẻ thất thời 74 2.3.1. Say để quên đi những mối hận – hận mình, hận đời 75 2.3.2. Say để quên đi nỗi buồn về thời thế của một kẻ bất lực 84 2.3.3. Cái say ẩn chứa những ước mơ 87 Tiểu kết 92 Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật 94 3.1. Ngôn ngữ thể hiện cái say 94 3.1.1. Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, tính nhân dân 94 3.1.2. Ngôn ngữ giàu sức gợi 97 3.2. Giọng điệu say 101
- 3.2.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm 102 3.2.2. Giọng hài hước, hóm hỉnh 106 3.2.3. Giọng điệu bi thương 111 3.3. Không gian say 115 3.3.1. Không gian vũ trụ 115 3.3.2. Không gian sinh hoạt 119 3.3.3. Không gian tâm trạng 124 3.4. Thời gian say 127 3.4.1. Thời gian vũ trụ 127 3.4.2. Thời gian sinh hoạt 131 3.4.3. Thời gian tâm trạng 135 Tiểu kết 139 KẾT LUẬN 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 148
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, rượu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Người xưa có nói “bát bửu” nghĩa là tám món phép của tiên, trong đó có bầu rượu của Lý Thiết Quả. Người ta còn truyền tụng nhau trên đời có bốn thú chơi cao sang mà tao nhã. Nguyễn Công Trứ ngợi ca đó là Cầm-Kỳ-Thi-Tửu: Dở duyên với rượu khôn từ chén, Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời. Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó, Đàn còn phím trúc tính tình đây. (Cầm kỳ thi tửu) Những ngày đầu tháng mười của năm 2016, khi học môn Văn học Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930, người viết đã có dịp làm về đề tài Nguyễn Khuyến trong một bài luận được giao ở lớp. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, vô tình người viết đã bắt gặp được tấm ảnh mà cụ Nguyễn Khuyến được chụp, trên tay cầm chén rượu hạt mít duyên thật duyên. Nhanh chóng cái suy nghĩ làm về đề tài cái say trong thơ của cụ Tam nguyên thoáng qua tâm trí của người viết; để rồi biết bao ấp ủ, dự định làm một điều gì đó mới mẻ để hiểu thêm về những góc độ trong cách sống cao đẹp của thi nhân này. Chưa bao giờ người viết có một thôi thúc mãnh liệt làm đề tài về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến đến như vậy. Trải qua một quá trình học tập và sự cố gắng trong quá trình trau dồi kiến thức về nhà thơ, ngày hôm nay người viết đã có cơ hội thực hiện đề tài thú vị liên quan đến cái say trong thơ cụ Tam nguyên Yên Đổ.
- 2 Nhắc đến Nguyễn Khuyến (1835-1909), ông được người đời biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu sống vào cuối thế kỉ XIX đồng thời cũng là một trong những sĩ phu lựa chọn con đường bất hợp tác để bộc lộ thái độ bất bình trước triều đình và giữ trọn danh tiết. Tâm hồn nghệ sĩ của ông yêu cái đẹp thiên nhiên, có mối đồng cảm sâu sắc với con người và cuộc sống thôn dã. Ông là một trong những đại diện lớn của văn học Việt Nam trung đại Tam nguyên Yên Đổ hằn đậm tên tuổi trong lịch sử văn học, như một trong những tên tuổi đứng đầu của văn học Việt Nam qua mọi thời kỳ. Những sáng tác bằng chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Khuyến mang những nét riêng, nét độc đáo của một nhà thơ tài ba đồng thời vẫn mang những dấu ấn và đặc điểm chung của văn học trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Khuyến sẽ cho thấy được những đặc điểm chung của văn học thời kỳ này. Có rất nhiều nhà thơ đã từng làm thơ với rượu, nhưng rượu trong thơ của Nguyễn Khuyến có những nét đặc sắc và thú vị rất riêng biệt. Rượu trong thơ Nguyễn Khuyến hiện lên với “cái say” độc đáo, là một thứ duyên dáng, là hơi thở, là sự sống, đậm đà bản sắc dân tộc. Có những bài thơ ở đề tài khác, Nguyễn Khuyến thường hay nhắc đến rượu để làm nổi bật “cái say”, mà “cái say” ở bài nào cũng mang một tâm trạng, một hoàn cảnh rất khác nhau. Trong thơ Nguyễn Khuyến rượu và cái say xuất hiện không phải là sự ngẫu nhiên mà nó là một đặc điểm để nhận diện nhà thơ trong một tâm thế khác. Và tâm thế này làm nên một Nguyễn Khuyến của nhân dân và vì nhân dân. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến chỉ được người ta khơi, chứ chưa thật sự đi sâu để mà làm rõ. Hoặc nếu có phân tích đến thì chỉ là phân tích trên cơ sở tính bi kịch, chứ chưa có bài viết, công trình nào nói về những hứng thú của thi nhân đối với rượu và say. Kết quả của những phân tích này vẫn còn bị bỏ ngõ vì họ nhìn Nguyễn Khuyến dưới góc độ một nhà Nho, nhà thơ và thời đại Nguyễn Khuyến sống (đây là thời kì tối tăm). Nên phần nhiều họ đã liên tưởng đến trong hoàn cảnh ấy thì thi nhân này chỉ có bi kịch mà
- 3 thôi; chứ không đi sâu và nhìn Nguyễn Khuyến bằng con mắt của một con người đời thường cũng thích uống rượu. Có lúc uống rượu không chỉ thể hiện chí, tình mà đơn giản thi nhân uống vì muốn uống hoặc trong những sinh hoạt đời thường cần có rượu. Để góp phần tìm hiểu thêm về những giá trị thơ mà Nguyễn Khuyến mang lại, cùng với niềm say mê và hứng thú riêng của bản thân, người viết đã mạnh dạn thực hiện đề tài kết thúc cho một quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh với tên Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Với đề tài này, người viết sẽ vận dụng những kiến thức về lí luận, vốn hiểu biết về “cái say trong thơ” nói chung; cuộc đời và thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, đồng thời vận dụng những kiến thức đã được tích lũy trong suốt bốn năm đại học để tìm hiểu, khám phá những cái hay, những sáng tạo của thi nhân về “Cái say” trong thơ ông. Hy vọng rằng với đề tài này, chúng ta sẽ được cảm nhận rõ hơn, đầy đủ và toàn diện hơn đề tài mới trong thơ của Tam nguyên Yên Đổ. Từ đó giúp chúng ta khai thác đầy đủ, toàn diện về vẻ đẹp nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Nguyễn khuyến. Và “cái say” là một đề tài góp phần mình vào để nâng cao thêm sự tiếp cận của thế hệ sinh viên có niềm yêu thích đặc biệt với tác gia có tầm ảnh hưởng nhất định trong nền văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo dòng lịch sử, tác phầm văn chương luôn chịu sự thử thách hết sức khắc nghiệt của thời gian. Có những tác giả và tác phẩm đã bị chìm vào quên lãng. Và cũng có những tác giả và tác phẩm nổi tiếng, được mang ra luận bàn một cách sôi nổi. Có thể nói, những tác giả và tác phẩm ấy có tầm ảnh hưởng đối với đại chúng và tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, thể hiện những biến chuyển của xã hội và dự báo một điều gì đó cho hậu thế. Có một nhà thơ mà tên tuổi của ông là bảo chứng cho điều vừa nói trên. Xung quanh nhà thơ này, có rất nhiều
- 4 điều mà mấy mươi năm qua các nhà nghiên cứu luôn tìm tòi, khám phá nhưng không sao lý giải hết được sự hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc. Hơn nữa, hành trình mang tên thi nhân này đến gần hơn với hậu thế là một con đường lắm truân chuyên và gian khổ. Nó không phải là một con đường trải hoa hồng mà nó cần có những con người nghiêm túc và một trái tim yêu thích thật sự với thi nhân. Người đó chính là Nguyễn Khuyến. Trong thơ Nguyễn Khuyến ta bắt gặp rất nhiều đề tài từ những nỗi niềm tâm sự của nhà thơ đến những đề tài liên quan đến làng cảnh dân tình Việt Nam. Trong những năm gần đây, những đề tài ấy được khai quật và mang ra luận bàn và có thể nói chúng không còn là những đề tài xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu và các bạn sinh viên. Nhưng có một đề tài mà cho tới nay người ta chỉ nhắc đến tên, chứ chưa thực sự mang ra để phân tích như một công trình khoa học thật sự. Đó chính là vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Bằng những nghiên cứu và tìm tòi, chúng tôi đã thu thập được một số bài nghiên cứu liên quan đến cái say trong thơ của cụ Tam nguyên (từ những bài phê bình đến luận văn, luận án ) để thấy được cái say trong thơ của ông cũng có một chỗ đứng nhất định và nó là một đề tài cũng không kém phần hấp dẫn so với những vấn đề khác. Trên phương diện nội dung, ta luận án phó tiến sĩ Ngữ văn Thơ Nôm Đường luật (từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương) (1996) của Nguyễn Thanh Phúc đã cho ta thấy hệ thống chủ đề, đề tài từ Hồ Xuân Hương đến Trần Tế Xương rất đa dạng và trong đó có đề tài cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Thanh Phúc đã chỉ ra rằng “ khi nhà thơ muốn dùng chén rượu để tự trào, vừa say vừa tự trào, thì không chỉ là muốn tìm chút tri âm trong chén rượu, uống rượu để say, để quên đi nỗi buồn nào đó của riêng mình, mà là say, là buồn cho đời, cho vận nước, là qua chén rượu, cái chếnh choáng hơi men, nhà thơ tìm gặp những ước mơ, những khát vọng. Phải chăng vì vậy mà: Chén rượu say rồi nói chửa say (Tự thuật)”.[29; 66]
- 5 Vũ Thanh trong Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào được in trong tập Nguyễn Khuyến, Thơ – lời bình và giai thoại, Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin năm 2000, dù chỉ dành một phần nhỏ để nói về cái say nhưng cái say được Vũ Thanh đề cập là một cái say của một con người ngoài mặt thì vui thích uống rượu nhưng sâu trong lòng lại ẩn chứa một nổi buồn thầm kín không chỉ riêng nhà thơ mà còn hằng đậm trong lòng độc giả. Bài viết Thêm một túy ông của bà Bùi Thị Xuân trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm do Vũ Thanh sưu tầm và biên soạn được xuất bản bởi Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001. Bài viết đã làm rõ quan điểm của người viết đó chính là xét và xem Nguyễn Khuyến là một trong những túy ông của làng say Việt Nam; nhận diện cái say của Nguyễn Khuyến trên phương diện là một cái say ngất ngưởng: “Một “túy ông” ngất ngưởng cứ hiện diện đây đó, đó đây trong nhà nho Nguyễn Khuyến thâm trầm và mực thước.” [37; 278], say nhưng không say: “Nguyễn Khuyến không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là uống rượu, say để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm ” [37; 279] từ ấy làm nên bi kịch của thi nhân này. Tiếp đến, là bài viết mang tên Tính bi kịch trong thơ Nguyễn Khuyến của Vũ Đức Phúc cũng trong cuốn Nguyễn Khuyến – về tác gia và tác phẩm (2001), đã cho thấy thơ Nguyễn Khuyến là những trường ca bi kịch, những vần thơ đượm buồn với thế thái nhân tình, đó cũng có thể là nguyên nhân chính ông tìm đến rượu để giải khuây, để tìm sự quên lãng. Luận văn thạc sĩ Văn hóa Việt trong thơ Nguyễn Khuyến của Đoàn Thị Tuyết, bảo vệ năm 2017 tại Trường Đại học Thái Nguyên, cũng có nhắc đến cái say trong thơ Nguyễn Khuyến, luận văn đã đề cập đến cái say như một khía cạnh của văn hóa. Văn hóa thưởng rượu với bạn bè khi vui thú trong những dịp lễ lạt
- 6 làm nên một phong cách cho thơ Nguyễn Khuyến: “Đến Nguyễn Khuyến, ông cũng không quên đưa thú vui tao nhã, đầy tính nhân văn này vào trong những trang thơ của mình. Đối với ông, duyên ngộ trên đời không đơn thuần chỉ là gặp gỡ biết nhau, mà trên tất cả đó chính là được ngồi quây quần bên nhau, cùng đàm đạo chuyện đời, cùng nâng tay chạm cốc uống với nhau những chén rượu thân tình.” [38; 46] Trên phương diện nghệ thuật, ta có bài nghiên cứu Sự kết hợp phức điệu trào phúng với trữ tình trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của Nguyễn Hữu Sơn, đã chỉ ra cho ta thấy được sự kết hợp độc đáo giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến nói chung và với những vần thơ nhắc đến cái say nói riêng. Bài viết đã phân tích để chứng minh cho luận điểm ấy: “Khi chỉ trích ông phỗng đá bất lực, ngơ ngác trước cuộc đời thì liền đó nhà thơ có sự đồng cảm “Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác”. ” [37; 332] Phải nói rằng số lượng những bài viết, những bài nghiên cứu về Nguyễn Khuyến là khá nhiều. Chỉ căn cứ vào các công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến ở phần phụ lục II (trang 358) trong Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm (2001) của Vũ Thanh thì có đến 106 công trình. Ngoài ra còn có thêm các luận văn, luận án, trong đó đã có một số bài viết, công trình khoa học nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Theo các tác giả, nhà nghiên cứu này thì vấn đề Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến cũng là một trong những nội dung quan trọng. Cái say trong thơ Yên Đổ là một biểu hiện của bi kịch trong ông hay nó còn là một phương tiện để thi nhân tiêu khiển, tạo hứng thú trong cuộc sống; hoặc nó còn là biểu hiện của nét văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, vấn đề này theo chúng tôi vẫn cần phải đi sâu hơn nữa; tìm hiểu, nghiên cứu thấu đáo hơn. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- 7 Khóa luận sẽ đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến xem nó xuất phát từ đâu, nó có những biểu hiện như thế nào, nó cho ta thấy gì về thế giới tâm hồn cụ Yên Đổ. Cũng trong khóa luận này, người viết cũng sẽ đi vào tìm hiểu những phương thức biểu hiện cái say trong thơ Nguyễn Khuyến như ngôn ngữ, thời gian – không gian, giọng điệu. Từ những nội dung ấy, người viết hy vọng giúp độc giả hiểu hơn nữa con người, biết hơn nữa nội dung và nghệ thuật trong sự nghiệp thơ ca của cụ Tam nguyên. Để thực hiện đề tài này, về mặt văn bản tác phẩm khóa luận sẽ sử dụng cuốn: Nguyễn Khuyến tác phẩm của Nguyễn Văn Huyền, Nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, 1984 và cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến của Trần Văn Nhĩ, Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, 2016. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ tham khảo những bài viết, những công trình nghiên cứu về Nguyễn Khuyến để phục vụ cho khóa luận này. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp lịch sử Với phương pháp này, chúng tôi sẽ hướng đến việc tìm hiểu bối cảnh lịch sử, thời đại Nguyễn Khuyến sống và sáng tác. Hơn nữa, với phương pháp này, chúng tôi còn tìm hiểu cả những nhà thơ trước và sau Nguyễn Khuyến có làm thơ về cái say theo dòng chảy tuyến tính của lịch sử. 4.2. Phương pháp thống kê - phân loại Với phương pháp này, chúng tôi sẽ thống kê số bài thơ có nhắc đến cái say và rượu của Nguyễn Khuyến, đồng thời phân loại chúng vào từng nội dung biểu hiện cái say và cả nghệ thuật biểu hiện của cái say. 4.3. Phương pháp phân tích
- 8 Phương pháp phân tích là phương pháp giúp cho chúng tôi đi sâu vào những đặc trưng của cái say trong thơ Nguyễn Khuyến bằng việc phân tích những cái hay, những nét độc đáo trong thơ nói về cái say của nhà thơ trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện cái say. Đồng thời sẽ cho người đọc một cái nhìn từ bao quát đến chi tiết cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến với phương pháp này. 4.4. Phương pháp tổng hợp Đây là phương pháp quan trọng, giúp chúng tôi có thể tổng hợp những tài liệu (bao gồm những bài viết, bài phê bình, luận văn, luận án) liên quan đến đề tài đã sưu tầm được. Ngoài ra, với phương pháp tổng hợp chúng tôi còn liên kết từng mặt, từng bộ phận những gì đã phân tích ở khía cạnh nội dung và nghệ thuật lại một cách đầy đủ và sâu sắc về cái say trong thơ Nguyễn Khuyến để người đọc dễ hình dung nhất. 4.5. Phương pháp so sánh Với phương pháp này, chúng tôi sẽ vận dụng so sánh cái say trong thơ Nguyễn Khuyến với các tác giả trước và sau ông để thấy được những nét tương đồng giữa họ và những khác biệt mà chỉ riêng thơ của thi nhân mới có được. 5. Đóng góp của khóa luận Chúng tôi mong muốn khóa luận có thể đóng góp được cho thơ Nguyễn Khuyến thêm một đề tài cũng không kém phần mới lạ và hấp dẫn. Song song với những đề tài khác, cái say trong thơ Nguyễn Khuyến góp phần vào hệ thống những đề tài của thơ ông, tạo điều kiện để đánh giá toàn diện những nội dung thơ Nguyễn Khuyến. 6. Kết cấu khóa luận
- 9 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì khóa luận được triển khai thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nghệ thuật
- 10 NỘI DUNG Chương 1: Một số vấn đề chung 1.1. Tổng quan về cái say trong thơ ca Tố Hữu đã từng nói: “Thơ ca phải say mới thích”. Đúng vậy, đi từ ca dao - dân ca (văn học truyền miệng) đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại (văn học viết), tất thảy đều thấy bóng dáng của cái say (dù ít dù nhiều) xuất hiện trên thi đàn. Say trong thơ ca có đến dăm bảy loại, thi nhân say không hẳn vì uống rượu mà có thể say vì những thứ khác ngoài rượu. Và khi cái say ngấm vào người thì cũng là lúc nhà thơ “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”1 hơn. Mỗi vần thơ say viết ra như chính con người thật của thi nhân mà lúc tỉnh táo họ ít khi nào tâm sự được. Và cái say đã nhập cuộc, nó là chiếc cầu nối tâm trạng nhà thơ với những tâm sự của họ. 1.1.1. Khái niệm về “say” và biểu tượng “rượu” Qua việc tìm hiểu định nghĩa cái say dựa vào hai cuốn từ điển là Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới (Phạm Vĩnh Cư dịch), chúng tôi xin được nêu ra dưới đây những định nghĩa về cái say và biểu tượng rượu như sau: Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê biên soạn, thì ở dạng động từ, say được hiểu là “trạng thái bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu, thuốc hay những yếu tố có tác dụng kích thích nào đó. Say nắng. Nôn nao như người bị say sóng. Rượu lạt uống lắm cũng say”. [28; 1075]. [1] Nguyên văn câu nói của Ngô Thì Nhậm: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Người viết đã lược bỏ đi chữ “Hãy” để hợp hơn với văn cảnh và cấu trúc câu văn.
- 11 Có thể nói rằng, về mặt từ loại, say có thể ghép với những từ đơn khác để tạo thành những từ, cụm từ biểu hiện cho nhiều cái say mang ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như say khướt, say mềm, say đắm, say sưa, say hoa đắm nguyệt, Cũng theo từ điển này, rượu được định nghĩa là “chất lỏng, vị cay nồng, thường cất từ chất bột hoặc trái cây đã ủ men. Rượu mơ. Cất rượu. Say rượu. Rượu vào lời ra.” [28; 1063]. Rượu có mặt ở tất cả các nền văn hóa, dù là ở phương Tây hay các nước phương Đông. Rượu được xem như là một biểu tượng, là một hằng số biểu hiện cho văn hóa và đặc trưng của từng quốc gia mà khi nhắc đến chúng, ta có thể biết được xứ sở của thứ cực phẩm tinh túy này như: rượu Sochu ở Hàn Quốc, rượu Gin ở Hà Lan, rượu Sake Nhật Bản, rượu Vodka ở Nga Trong cuốn Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, có nói đến mối quan hệ giữa rượu với các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Hoa, không những thế rượu cũng còn xuất hiện trong các bài giảng của Kinh thánh như Kinh Tân Uớc; của các tôn giáo khác nhau như Kitô giáo, đạo Hồi. Nói đến đây, cũng đủ cho ta hình dung được rằng “rượu hiển nhiên là mang đầy ý nghĩa biểu tượng, mà không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được ý nghĩa đó.” [16; 789]. Và dù cho có là nền văn minh nào, tôn giáo nào đi chăng nữa thì rượu cũng là một đại diện tiêu biểu nhất cho thấy nó “như là biểu tượng của tri thức và khai tâm ”. [16; 788] Giống như rượu, cái say cũng hiện diện trong nhiều nền văn hóa, văn minh. Có thể thấy, ở đâu có rượu thì ở đó có cái say, từ say nhẹ dịu đến say khướt, say mèm tùy thuộc vào tửu lượng của người uống. Và khi rượu ngấm vào người thì cũng chính là lúc con người ta say, cái say gây nên “tình trạng mất nhận thức về tất cả những gì khác với chân lý, thậm chí quên mất cả chính sự quên của mình ”. [16; 803].
- 12 Tóm lại, qua việc tìm hiểu về hai khái niệm “rượu” và “say” dựa vào hai cuốn từ điển: Từ điển tiếng Việt và Từ điển Biểu tượng Văn hóa thế giới, ta thấy rằng rượu và cái say chính là sợi dây liên kết với văn hóa, tinh thần của con người ở mọi thời đại và mọi nền văn minh. Con người ta đôi khi phải giải phóng chính mình bằng việc uống rượu, hơn hết họ còn mượn cái say về thể chất để đạt đến niềm say sưa tinh thần. Và điều này các thi nhân đã vận dụng rất tốt, họ xem nó là mảnh đất màu mỡ để ngòi bút của mình tỏa sáng, tạo nên một món ăn tinh thần, một sáng tạo độc đáo cho thi ca, góp giọng điệu mình vào thi đàn tạo nên một âm hưởng vọng về từ quá khứ. 1.1.2. Mối quan hệ giữa cái say và biểu tượng rượu trong thơ ca Song song với những biểu tượng trong thi ca như buổi chiều, con đò, cây đa, bến nước, thì rượu cũng là một biểu tượng nên thơ mà thi nhân đã dành sự trang trọng nhất để viết về nó. Nói đến rượu thì không thể không nhắc đến cái say. Say và rượu là hai biểu tượng luôn sóng đôi với nhau, rượu là hình thức, là phương tiện để dẫn đến cái say. Cái say luôn là một mảng đề tài hay cho các thi nhân mặc sức mà chạm trổ hồn mình. Nguyễn Khánh2 đã từng nói: “Nếu cuộc sống là gạo đã nấu thành cơm thì thơ là cơm đã cất thành rượu mà người đời ít ra ai cũng một lần say”. Nếu như trong cuộc sống, rượu và cái say là biểu tượng cho văn hóa tinh thần và thể chất của con người thì trong thi ca rượu và cái say chính là niềm giao cảm, là phương tiện gián tiếp để thi nhân bày tỏ nỗi lòng của mình. Trong cuộc sống bình thường, rượu là thức uống, là thức nhắm nháp của những kẻ bình thường dùng rượu để đạt đến cái say tinh thần tầm thường thì trong văn học những vần thơ chếnh choáng, lúy túy hơi men được làm nên từ việc [2] Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tiên Phước- Quảng Nam. ( d4YbcEpKy5GyHQc2RIeGCQ) truy cập lúc 23h43m, ngày 03.03.2018
- 13 thưởng rượu của các thi nhân. Rượu là chất xúc tác giúp thi nhân thăng hoa trong việc sáng tác của mình. Rượu kết hợp với thi sĩ sẽ tạo nên những vần thơ mang dáng dấp của sự say sưa. Có lúc quay cuồng, điên đảo như Vũ Hoàng Chương, có lúc lúy túy như Tản Đà hay cũng có lúc như Lý Bạch mà thốt lên rằng: “Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu”. Tóm lại, rượu và cái say trong thi ca là sợi dây giúp giải phóng tâm trạng của nhà thơ với cuộc đời thực. Nhà thơ đã thi vị hóa cái say bình thường thành những vần thơ mang hơi men mà ở đó không chỉ nhà thơ mà người đọc cũng say sưa theo điệu say của thi sĩ. Nó thuộc về biệt tài và vốn am hiểu với rượu và cái say một cách có chọn lọc của thi nhân. 1.1.3. Cái say trong thơ ca Việt Nam Có thể thấy rằng, thi nhân luôn dành cho cái say vì rượu một sự ưu ái khá đặt biệt. Xuyên suốt dòng chảy của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, cái say luôn hiện diện trong các sáng tác của các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà, mà đặc biệt là Nguyễn Khuyến trong nhiều trang thơ cũng đã không ít lần cho thấy cái say của mình. Những vần thơ say đã tạo nên một âm hưởng thực khác lạ, khiến người đọc như hòa cùng với nó. Cái say có mặt trong hầu khắp các bộ phận, các giai đoạn của văn học từ ca dao – dân ca đến thơ ca trung đại, rồi hiện đại; ở mỗi thời kì, cái say và việc mượn cái say để biểu hiện tư tưởng mỗi khác. 1.1.3.1. Cái say trong ca dao - dân ca Trong ca dao – dân ca, tác giả dân gian thường say, họ say trong những dịp lễ lạt, say trong sự lạc thú. Nhưng tác giả dân gian cũng rất chừng mực, tuy say sưa nhưng họ nhận ra cái nguy cơ của rượu và cái say đối với cơ thể, hay cách ứng xử của mình với người xung quanh. Và người xưa có câu “rượu vào lời ra”
- 14 để chỉ tình trạng không làm chủ được lời nói, hành động của mình khi quá chén. Từ đó những câu ca dao phê phán thói quá đà trong việc dùng rượu và thường xuyên say (của đa phần là nam giới) xuất hiện như một lời khuyên nhủ, nhắc nhở. Cái say bắt nguồn từ rượu, rượu sở dĩ ngon là nhờ tửu tính, tức là cái men trong rượu, khiến cho con người ta ngà ngà say khi uống vừa đủ và say khướt khi quá chén với thân hữu: Rượu ngon vì bởi men nồng Vợ mà biết ở ắt chồng phải theo. Cái men đó tinh túy đến độ phải cất giữ kĩ thì sẽ bền vững với thời gian: Rượu ngon chắt để bàn thờ Ba bốn năm không lạt, sao giờ lạt đi? Cái men cay nồng của rượu khiến người ta say, nó như hút, như kéo người uống, người thưởng thức rượu lại gần hơn với bầu rượu, hay nói cách khác là gần hơn với sự say sưa. Chất men ấy như thứ hấp lực, nó thách thức mọi vật chứa: Rượu ngon bất luận be sành, Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. Một thức rượu ngon không phụ thuộc vào việc nó được chứa đựng trong môi trường nào. Vì đơn giản bản thân nó đã ngon thì dù có đựng trong be sành thì nó vẫn không thay mùi đổi vị. Điều này có nghĩa là, thưởng thức rượu là thưởng mùi vị chứ không phải là để ngắm nghía cái sự vật chứa rượu nó đẹp ra sao. Rượu không chỉ là ngón thưởng thức trứ danh của mặc khách tao nhân khiến các vị này say sưa và làm ra những vần thơ say xuất thần mà nó cũng còn là một thứ nhắm nháp của hạng tửu nang phạn đại. Có thể thấy họ say rất nhiều,
- 15 say vì sự cộng hưởng của rượu và người đẹp mà chúng tôi gọi đó là cái say gắn với sự lạc thú. Sự say sưa đó được tác giả dân gian khắc họa: Còn trời, còn nước, còn non, Còn cô bán rượu, anh còn say sưa. hay: Con tằm bối rối vì tơ; Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình. Cái say gắn với rượu là cái say của lí tính (cái say mang tính chất vật lí, đời thường) nhưng cái say gắn với cái đẹp là cái say của cảm giác. Cái say lí tính cộng hưởng với cái say của cảm giác như sợi dây gắn chặt tình duyên giữa các cặp nam nữ dân gian. Họ mượn cái say để bộc bạch nỗi lòng của mình với đối phương. Và điều đó càng chứng minh rằng, rượu là chất xúc tác khiến con người mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ cảm xúc của chính mình. Và lời nói của kẻ say rượu thì không đáng trách! Những lời nói say sưa vì rượu hay vì “cô bán rượu” đã khiến chàng trai say? Dù pha một chút bông đùa trong câu “còn cô bán rượu anh còn say sưa” nhưng ta vẫn thấy một sự thực rằng anh chàng này hiển nhiên có say vì rượu nhưng cũng say một phần vì “cô bán rượu” (có thể là sắc đẹp hoặc tính nết). Hay đây, cái say ngấm, say ngầm của rượu cũng được ví von với vẻ đức hạnh của nữ giới trong việc chinh phục và giữ người đàn ông của đời mình: Rượu sen càng nhắp càng say, Càng yêu vì nết, càng say vì tình Đầy vơi chúc một chén quỳnh Vì duyên nên uống, vì tình nên say
- 16 Câu ca dao trên đã cho so sánh rượu với phụ nữ, tác giả dân gian đã rất tinh tế khi chỉ ra được nét tương đồng ấy. Và điều đó cho ta thấy rằng, trong ca dao, lối nói so sánh điểm gây say giống nhau giữa rượu và người phụ nữ là điều rất phổ biến. Có thể nêu ra một số câu tương tự như: Rượu ngon chưa uống đã say, Lựu, lan chưa bẻ đã bay mùi nồng. hay: Đèo bồng mang tiếng thị phi Bầu không có rượu lấy gì mà say? Cái say như đã nói, nó gắn liền với văn hóa và khi đã nhắc đến văn hóa thì không thể nào không nhắc đến những ngày lễ. Có lẽ tác giả dân gian thường uống rượu và say nhiều trong những dịp lễ như thế. Ca dao đã ghi lại không ít những cảnh tác giả dân gian thưởng thức rượu, chúc tụng nhau trong những này lễ tết truyền thống của dân tộc hay nghi lễ mà ca dao thường nêu hơn cả là cưới hỏi. Rượu lúc này như một bảo chứng cho tình yêu và lời thề gắn kết trăm năm. Rượu (cùng với cau trầu) là lễ vật bắt buộc khi cưới hỏi. Thử đọc lời đối đáp sau của một đôi trai gái: Anh có thương em thì lo một buồng cau cho tốt, một hũ rượu cho đầy, Đặt lên bàn thượng, hạ xuống bàn xây, Chàng đứng đó, thiếp đứng đây, Lẽ mô thầy với mẹ lại không kết nghĩa sum vầy cho con? Hay: Tay anh ôm hũ rượu, buồng cau,
- 17 Đi ngả đường sau, thầy mẹ chê khó, đi ngả cửa ngõ, chú bác chê nghèo, Nhắm chừng duyên nợ cheo leo, Sóng to, thuyền nặng không biết chống chèo có đặng (được) không. Cô gái tưởng tượng nên một viễn cảnh êm thấm, thuận chiều, trong lúc chàng trai tỏ ra thực tế hơn trước trở lực, do cái nghèo tạo ra. Giả như cô gái thơ ngây và có tình cảm trong sáng kia thuyết phục được bố mẹ mình chấp thuận cuộc hôn nhân do cô chủ động, thì việc tiếp theo sẽ là: Rượu lưu li chân quỳ tay rót, Cha mẹ uống rồi dời gót theo anh. Đôi vợ chồng mới, hoặc trai gái đã đính hôn, cũng dùng miếng trầu, chén rượu khi trao lời hẹn ước thủy chung: Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn, Uống một chén rượu, năm bảy lời giao, Anh chớ nghe ai sóng bể ba đào, Em đây giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn. Việc uống rượu quá đà, đắm chìm và tự hoại mình thành ma men trong bể rượu là điều không thể chấp nhận được. Việc say sưa tối ngày là điều xấu. Chính vì lẽ đó mà để răn dạy con cháu đời sau, cũng như khuyên nhủ lớp người cùng thời hãy cai rượu mà tác giả dân gian đã cho ra đời những câu ca dao mang tính chất châm biếm, giễu cợt những kẻ nghiện rượu, họ tỏ ra chán ngán và sợ cảnh suốt ngày phải thấy những con ma men vất vưởng, tay cầm chai rượu lè nhè: Ở đời chẳng biết sợ ai, Sợ thằng say rượu nói dai tối ngày.
- 18 Và không mấy ai tin lời người say, cho dù có nói hay như thế này: Say thời, say ngải say tình, Say chi chén rượu mà mình nói say! Hay đây, cái cảnh người phụ nữ lấy phải một người chồng nát rượu, suốt ngày chỉ biết “Đem tiền mau lấy cái say”: Con thì đói khóc như ri, Chồng thì uống rượu li bì ngày đêm Đem tiền mau lấy cái say, Hơi men giở giọng bầy nhầy bên tai. Và đây nữa, say sưa đến độ quên đi công việc đồng áng, quả là đáng trách: Anh ơi uống rượu thì say Bỏ ruộng ai cày, bỏ giống ai gieo Cũng vì say sưa mà những nhân vật trong các bài ca dao quên đi bổn phận, trách nhiệm của mình với xã hội thì lấy đâu ra sự đầy đủ, ấm no cho gia đình của họ. Và ta lại có câu ca dao sau để thấy được cái say sưa triền miên, tối ngày đích thị là một thói xấu, nó làm băng hoại đi những điều vốn dĩ tốt đẹp, nó làm cho nhiều cảnh nhà rơi vào bế tắc, khổ sở và bất hạnh; khiến họ mãi không thể trở nên khấm khá: Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè
- 19 Những bài ca dao về cái say trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam mà chúng tôi tiếp cận được, tuy không quá nhiều nhưng cũng đủ để cho thấy rằng mức độ nhận thức về cái say và rượu của tác giả dân gian rất tiến bộ. Họ coi trọng rượu như một vốn văn hóa tinh thần và xem cái say như một thú vui thanh nhã. Nhưng họ rất chừng mực trong việc sử dụng rượu và lên án, phê phán những con người say sưa, nát rượu; vì sự ham mê, đắm chìm trong lạc thú với rượu mà bỏ bê trách nhiệm của mình với gia đình, với xã hội. 1.1.3.2. Cái say trong thơ ca trung đại Thi nhân thời trung đại cũng đã cho thấy cái say và hình ảnh rượu không ít trong thơ mình. Cái say trong thơ ca trung đại qua nữ sĩ Hồ Xuân Hương; hay các nhà thơ nam có tầm cỡ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến rất đa chiều và nhiều sắc thái. Niềm say sưa thể chất khi uống rượu là điều tất yếu nhưng ở những thi nhân này, ta còn thấy họ mượn rượu, mượn niềm say sưa về thể chất để đạt đến niềm say sưa tinh thần. Chính niềm say sưa ấy đã thôi thúc họ viết ra những vần thơ tuyệt hay về cái say. Họ coi cái say như một phương tiện để bộc bạch những tâm trạng còn lẫn khuất trong lòng của mình. Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh thần của các nhà Nho. Trong các sáng tác của Nguyễn Công Trứ ta thấy, uống rượu và say sưa là cái thú thứ tư trong bốn thú “cầm, kì, thi, tửu” của nhà thơ. Rất nhiều bài thơ có nhắc đến những thú này. Rượu và cái say được thi nhân xem như như một thú hành lạc và nó “không phải là thú chơi đại chúng vì thuộc về phạm trù tài năng và nghệ thuật, không phải ai cũng biết chơi và biết thưởng thức, không phải lĩnh vực của bọn phàm phu tục tử. Đó là nghệ thuật của những con người siêu việt, đi tìm những tri kỉ, tri âm siêu việt khác.” [14; 369]. Nguyễn Công
- 20 Trứ vô cùng đắc ý với cảnh thơ túi rượu bầu. Ông xem nó như một cảnh tượng nên thơ, mặc sức mà hoan hỉ. Ông ca tụng: Thi, tửu, cầm, kỳ khách, Phong, vân, tuyết, nguyệt thiên. Thơ một túi gieo vần Đỗ Lý, Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh. (Cầm kỳ thi tửu) Hoặc: Giắt lỏng giang san vào nửa túi, Rót nghiêng phong nguyệt cạn lưng bầu. (Hành tàng) Ông uống đến say lúy túy “mặc người chê mặc kẻ khen” khi say thì “đánh vật long thần mấy cánh tay”: Trót đà khuya sớm với ma men, Mặc mặc người chê mặc kẻ khen. Ngó lại hàng rào hương cúc trộn, Trông ra cửa số bóng trăng chen. (Uống rượu tự vịnh) Say hoa đắm nguyệt cũng là một dạng say. Nguyễn Công Trứ của trước kia là một con người mang nặng tư tưởng Nho giáo, ông tỏ ra rất khắc khe với những
- 21 người phụ nữ xấu số trong xã hội. Ông đã từng lên án Thúy Kiều của Nguyễn Du: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm?”. Hay phê phán cái chết của người thiếu phụ Nam Xương: “Dẫu tình ngay song lí cũng là gian”. Nhưng ta cũng không thể ngờ rằng, có một ngày ông Hi Văn tài bộ của chúng ta mang lòng mối tương tư, nhớ nhung một người phụ nữ và đã phải mượn rượu để nguôi sầu nhớ: Tương tư không biết cái làm sao, Muốn vẽ mà chơi, vẽ được nào. Khi đứng, khi ngồi, khi nói chuyện, Lúc say, lúc tỉnh, lúc chiêm bao. (Tương tư) Cái say của vị tướng quân họ Nguyễn không hẳn là cái say của một kẻ uống rượu nhưng nó lại là lòng say hoa đắm nguyệt, một thứ say của lạc thú. Cái đa tình của Nguyễn Công Trứ là đam mê sắc đẹp, và cũng có thể là đa mang, đèo bòng. Do vậy, thi nhân dễ bị lôi cuốn vì sắc đẹp và người tài sắc. Ông cũng chẳng ngại khi nói lên cái quyến rũ của người phụ nữ: Khách thập thúy say màu hoa diễm, Đối mặt hoa mà cầm, mà kì, mà tửu, mà thi. (Yêu hoa) Đồng hương với Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều của mình cũng cho thấy được cái thú uống rượu và say là một thú vui tao nhã không những là của bậc nam nhi đại trượng phu mà cả những phận “nữ nhi thường tình” cũng nhắm nháp như một thú vui thanh nhã: Mảng vui rượu sớm cờ trưa,
- 22 Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh. Nguyễn Du khao khát được hưởng thụ cuộc sống, những khao khát rất con người, bởi nó là những khao khát bình dị, chính đáng: Đó là một lần say sưa với be rượu và hai quả cam (Xuân nhật ngẫu hứng): Lân ông bôn tẩu thôn thiền miếu, Đấu tửu song cam tuý bất hồi. (Xuân nhật ngẫu hứng – Nguyễn Du) Dịch: Có ông già hàng xóm, tay cầm nậm rượu và hai quả cam đi về phía miếu đầu thôn, Chắc là đang say, không thấy trở về. Hoặc được thưởng thức món thịt ngon, rượu quí (Hành lạc từ I): Hữu khuyển thả tu sát, Hữu tửu thả tu khuynh. Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận, Hà sự mang mang thân hậu danh? (Hành lạc từ 1 – Nguyễn Du) Dịch: Có chó cứ ăn thịt, Có rượu cứ uống cho hết. Chuyện trước mắt hay dở đã không biết,
- 23 Cần gì lo cái danh xa xôi sau khi chết! Trong văn học trung đại Việt Nam, rượu và say còn là một thú vui đối với những nhà Nho ẩn dật. Xa lánh chốn quan trường về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi không khỏi thấy mình cô đơn. Chưa bao giờ nhà thơ thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn như bây giờ. Tuy nhiên trong hoàn cảnh ấy, Ức Trai vẫn thấy cuộc sống của mình không kém phần thi vị: Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng liễn nguyệt ba người (Tự thán bài 6 – Nguyễn Trãi) Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong cuộc sống thanh nhàn của mình có những thú vui hết sức dân dã, bình dị. Việc chọn cái nhàn để trở về với thú điền viên của trạng Trình không phải nhằm mục đích trốn tránh vất vả, cực nhọc về thể chất, quay lưng với xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân mà ông cho rằng sống nhàn là xa lánh nơi quyền quý, danh lợi mà ông gọi là chốn lao xao. Nhàn là sống hoà hợp với tự nhiên, về với tự nhiên để tu tâm dưỡng tính. Cuộc sống nhàn ấy với một nhà nho không chỉ hòa hợp với thiên nhiên mà còn phải có cả rượu: Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn) Cái sự “uống” kia như vẽ lên một hình ảnh nhà nho già tay cầm ly rượu mà đưa lên môi nhắm nháp trong miệng cái nồng nàn hơi men của rượu. Cái men rượu kia đã làm nhà thơ say? Cái say ngà ngà của men rượu như giúp cho nhà thơ nhìn cuộc đời nhẹ nhàng, bình thản hơn.
- 24 Cũng với một thái độ “lánh đục”, “thoát tục”, muốn tìm một cuộc sống nhàn như bao người bình thường về già, cách trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gần ba trăm năm sau có một nhà thơ cũng chọn cách tìm về chốn ruộng vườn, nơi hòa hợp giữa con người với thiên nhiên để sống một cuộc sống thanh nhàn, không vướng bận sự đời và bon chen vì hư danh, lợi lộc. Nguyễn Công Trứ đã nói lên được cái chí của mình khi về ở ẩn, nơi có ruộng nương, nhà thơ thích chí với những gì mình lựa chọn: Mãi thế rồi ta sẽ tính đây, Điền viên vui thú vẫn xưa nay. (Thú ruộng vườn) Tác giả nhận ra cái hay của việc đồng áng, với cái thú ruộng vườn. Và trong thú vui dân dã này cái ngón trứ danh không thể thiếu được với thi nhân đó là rượu. Đã là con người thì việc uống rượu phải say là chuyện hết sức bình thường: Giang hồ bạn lứa câu tan hợp, Tùng cúc anh em cuộc tỉnh say. (Thú ruộng vươn) Đây nữa, một ông Hi Văn khi đã rời cuộc bon chen với lợi danh hão huyền để trở thành một con người chẳng lụy phiền vì bất cứ ai, ung dung với một thái độ sống thanh thản: Chẳng lợi danh chi lại hóa hay, Chẳng ai phiền lụy chẳng ai rầy. (Thú ẩn dật)
- 25 Thi nhân trong cảnh ẩn dật, làm bạn với cảnh “thơ túi rượu bầu”, lâu dần cũng thành thú và khi “chẳng ai rầy”, thi nhân mặc sức mà uống, mặc sức say, say đi loạn choạng “chân cao thấp”, miễn mình thấy vui: Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, Trong thú yên hà mặt tỉnh say. (Thú ẩn dật) Thi nhân xưa cũng mượn rượu để giải sầu, giải buồn. Khi thi nhân mang trong mình nhiều tâm sự, nỗi niềm thì rượu chính là một giải pháp tối ưu để tạm quên đi những nỗi buồn trước mắt. Say là để quên đi muộn sầu về số kiếp, thân phận của mình. Hồ Xuân Hương ý thức sự say của chính mình một cách rất đặc biệt. Nữ sĩ uống rượu, uống để quên đi thân phận của một người phụ nữ bé nhỏ, uống để quên đi cái kiếp bấp bênh, chông chênh trong tình duyên. Nhưng lạ thay! Càng uống thì lại càng tỉnh; càng uống, nữ sĩ lại thấy rõ hơn cảnh tuyết nguyệt hiện hữu mồn một; càng uống lại càng ý thức được số kiếp của mình: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. (Tự tình – bài 2) Hồ Xuân Hương uống rượu, bà uống như để thoát khỏi cảnh thực tại, để nhẹ nhõm mà thoát khỏi bi kịch mang tên “kiếp hồng nhan”; uống để chìm vào cái nhẹ dịu của hương rượu và cái men nồng làm cho con người ta say. Nhưng bi kịch thì vẫn ở đó, càng uống lại càng buồn, thoát khỏi bi kịch này thì bà lại rơi vào một bi kịch khác, bi kịch “không thể say”. Chén rượu thơm nồng nhưng tửu tính của nó chẳng có một chút tác dụng gì đối với người phụ nữ mạnh mẽ kia. Câu thơ của Xuân
- 26 Hương nữ sĩ khiến ta nhớ đến hai câu thơ sau trong bài thơ Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt hiệu thư thúc Vân của Lý Bạch: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu. Tạm dịch là: Rút dao chém nước, nước vẫn chảy Nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu. Lý Bạch cũng uống rượu để giải sầu và bi kịch của thi nhân nổi tiếng nước Trung Hoa đời Đường này cũng không khác gì bi kịch “không thể say” của Hồ Xuân Hương. Tuy nỗi sầu của hai thi sĩ có khác nhau nhưng cả hai càng uống thì càng tỉnh, càng uống càng buồn, không thể nào thoát ra khỏi được những bi kịch đời mình là điều không thể phủ nhận. Cao Bá Quát cũng là thi nhân mang rất nhiều nỗi sầu trong cuộc đời của mình. Có thể nói, Cao Bá Quát là một nhà thơ với cuộc đời truân chuyên, không được suôn sẻ mấy. Ông buồn, cái buồn của nhà thơ đứng trước thực tại, một thực tại buồn và cũng giống như phù du. Ông đã nhận ra cái vô thường của cuộc sống và nhạo với nó một tiếng “nực cười”. Và rồi nhà thơ cũng mượn đến men rượu để say, để quên đi cuộc đời phù du kia: Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy? Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười, Thôi công đâu chuốc lấy sự đời, Tiêu khiển một vài chung lếu láo. (Uống rượu tiêu sầu)
- 27 Cái say trong thi ca trung đại Việt Nam không chỉ dừng lại ở bấy nhiêu thi nhân, mà phải nói rằng, đây là những gương mặt tiêu biểu khi đưa cái say thành một phạm trù nghệ thuật, lấy cái say để tỏ tình, tỏ chí của chính mình. Xâu chuỗi tất cả những gì đã phân tích trên đây thì tựu trung ở họ, cái say như liều thuốc an thần giúp họ gửi vào đó những tâm sự, những ưu tư của mình, mượn rượu giải sầu và cái đích cuối cùng là để say, để quên đi cái thực tại nhố nhăng, một thực tại của những con người cá nhân trong một xã hội phi cá nhân; hơn hết nó chính là tiếng nói phản kháng xã hội một cách dứt khoát và mãnh liệt của những đại diện phát ngôn cho cả một thời đại này. 1.1.3.3. Cái say trong thơ ca hiện đại Không chỉ trong văn học dân gian hay văn học trung đại ta mới thấy được cái say; mà trong văn học hiện đại, cái say cũng có một chỗ đứng nhất định của nó trong các sáng tác của những nhà thơ tên tuổi như Tản Đà, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Quách Tấn, Lưu Trọng Lư, Tất thảy những sáng tác của những thi sĩ này đều tạo nên cho thi đàn văn học Việt Nam hiện đại một màu sắc riêng. Cái say trong thơ ca hiện đại, chúng tôi xin phép chỉ điểm qua một vài cái tên tiêu biểu của làng thơ và dừng lại ở giới mốc năm 1945. Sở dĩ như vậy vì những lẽ sau đây: Đầu tiên, ta thấy thế kỉ XX là thế kỉ chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của một nền văn học về mặt thi pháp cũng như quan điểm nghệ thuật về con người. Khoảng thời gian từ 1900-1930 được xem như là giai đoạn chuyển giao quan trọng trong việc kế thừa những tinh hoa của nền văn học trung đại đi trước và cách tân nó thành những trào lưu, những khuynh hướng trong thời hiện đại ở giai đoạn sau đó, giai đoạn 1930-1945. Đặc biệt là thơ ca, trong giai đoạn 1932-1945 là thời kì đỉnh cao, đây là một giai đoạn phát triển vượt bậc, được ví như “mười mấy năm của ta bằng mấy trăm năm ở người”, với sự xuất hiện của phong trào Thơ Mới.
- 28 Thơ Mới ra đời như một sự vượt thoát khỏi những thi pháp trung đại đồng thời mở rộng và cởi trói về nội dung phản ánh như đề tài, chủ đề, khuynh hướng, tư tưởng, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp. Cũng trong giai đoạn này, cái tôi trữ tình và kiểu nhà thơ lãng mạn đã xưng danh và biểu hiện mình một cách trực tiếp đầy tự tin qua đại từ “tôi” và tự ý thức mình dưới hình thức cởi mở những cảm giác trẻ trung, thành thực, tươi mới mang tính chất tự thú, tự ngắm và tự nghiệm. Cái say xuất hiện trong giai đoạn này là một tất yếu, chắc có lẽ bởi vì thời đại này buồn. Cái buồn của một đất nước bị nô lệ, tăm tối và làng thơ cũng buồn và cái sự ưu tư, bế tắc của những nhà thơ trước sự giao thoa mới – cũ đã tạo nên những vần thơ say để tìm quên. Họ lánh mình vào say để chối bỏ, thoát ly với thực tại, một thực tại mà “thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như vậy” [35; 57]. Cái say đã “nhập cuộc” để hòa cùng với cái xôn xao chung của nền thơ lúc bấy giờ một nhịp thở. Ở đó, có những cái tên hay những biệt hiệu đã trở thành cách ngôn, đại diện cho một số nhà thơ. Ví như Tản Đà được mệnh danh là “thi sĩ tửu đồ”, thậm chí báo Phong Hóa còn châm biếm Tản Đà, xem ông như một đại diện của sự say sưa. Hay khi nói đến Vũ Hoàng Chương, người ta nghĩ ngay đó là nhà thơ say. Ở giai đoạn từ 1945-1975, thơ ca phục vụ cho Cách mạng; thơ ca phải là những hồi kèn xung trận, cổ vũ cho hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Ta không thấy trong thơ ca thời này mang màu sắc u buồn, cô đơn mà ngược lại nó mang một màu sắc tươi vui, hừng hực khí thế đấu tranh giành lại độc lập. Thử hỏi rằng, trong một giai đoạn mà đất nước đang sục sôi, hăng hái đánh giặc mà những thanh âm của sự say sưa cất lên thì thật là lạc điệu. Và nếu có xuất hiện thì cũng nhanh chóng bị đào thải bởi những yếu tố mang tầm dân tộc và tính tương hợp của thời đại.
- 29 Cái say trong thơ ca hiện đại từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1945 tập trung biểu hiện nỗi cô đơn, thất vọng của con người, của cái tôi cá nhân bơ vơ trước thực tại. Một sự ưu tư trước sự giao thời giữa cái mới và cái cũ. Chính vì thế những nhà thơ thời này thường có khuynh hướng ẩn mình trong rượu và trốn mình trong sự say sưa như một trong những cách chọn lựa cuộc sống. Các nhà thơ như Tản Đà, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, trong các tác phẩm nói về cái say của mình, đều mượn nó để nói lên sự buồn rầu, chán nản của thực tại. Nói đến Tản Đà là nói đến cái chán, chính cái chán chường với thời cuộc, với cuộc đời đã khiến ông phải gửi mình vào “khoái lạc” và Tản Đà tìm đến khoái lạc “như tìm một lối thoát chứ không phải vì thiếu “khoái lạc” rồi mới bi quan, chán đời.” [3; 272]. Và rồi cái “khoái lạc” mà Nguyễn Khắc Hiếu tìm thấy ấy chính là đắm mình với rượu, để mà say cho quên đi sự đời và nỗi buồn nhân thế cứ bám víu lấy nhà thơ: Cảnh đời gió gió mưa mưa Buồn trông ta phải say sưa đỡ buồn. Rượu say thơ lại khơi nguồn, Nên thơ rượu cũng thêm ngon giọng tình. Rượu thơ mình lại với mình, Khi say quên cả cái hình phù du. (Thơ rượu) Tản Đà đã nói về cái sáng nắng chiều mưa của cuộc đời, nhà thơ trông “cảnh đời gió gió mưa mưa” mà lòng sinh buồn. Cái thời nay thế này, mai thế khác, vật đổi sao dời quả là một cuộc đời không bình lặng, và có chăng nó dị thường và méo mó. Chính vì thế mà Tản Đà đã trút hết bầu tâm sự của mình vào từng ngụm rượu
- 30 để “say sưa cho đỡ buồn”. Và khi Tản Đà bắt đầu lúy túy thì cũng là lúc “thơ lại khơi nguồn”, chúng là cứu cánh giúp Tản Đà bấu víu vào để mà sống, mà nhại với đời một chữ “ngông”. Hay Vũ Hoàng Chương là một nhà thơ chung tình, suốt một đời chỉ sống với thơ, rượu, bàn đèn và tình yêu ban đầu. Cuộc tình ấy không bao giờ thành, dù ông đã chờ đợi, ước mơ với bao nhiêu năm tháng mỏi mòn trong men say và nghiện ngập. Ðã có lúc ông tìm quên trong những quán rượu, uống say, nhảy múa với những vũ nữ, lảo đảo quay cuồng theo điệu nhạc vừa cảm cảnh thân phận nhạt nhòa hương phấn của người, vừa đau xót cuộc tình không phai mà không thành của mình: Hãy buông lại gần đây làn tóc rối, Sát gần đây, gần nữa, cặp môi điên, Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói, Đưa hồn say về tận cuối trời Quên. [35; 349] Dù nhảy nhót, uống say thâu đêm suốt sáng, cả một “thành sầu” như tảng núi, vẫn kiên cố nằm ì trong lòng, chẳng làm sao phá vỡ đi được. Niềm đau, nỗi sầu vẫn còn đó. Ông nói với người vũ nữ, mà cũng là nói với ông: sầu này không thể nào phai đi được: Đất trời nghiêng ngửa, Mà trước mắt thành Sầu chưa sụp đổ Đất trời nghiêng ngửa, Thành Sầu không sụp đổ, em ơi! [35; 348]
- 31 Cái say làm cho nhà thơ nghiêng ngửa, dù say nghiêng say ngửa như thế nhưng Vũ Hoàng Chương vẫn không thể nào thoát ra được cái cảnh sầu muộn do mối tình đầu gieo nên. Với “Thành sầu không sụp đổ”, Vũ Hoàng Chương đã cho ta thấy được sự buồn rầu chán nản của mình trước thực tại, dù uống rượu nhưng vẫn không thể nào say được. Lưu Trọng Lư - con người “ưa sống trong cuộc đời nhiều hơn sách vở” [35; 41] cũng say. Cái say của một con người phiêu lưu trong trường tình, của một kiếp giang hồ. “Từ những kỷ niệm tươi sáng về người mẹ đã khuất, cho đến bao nhiêu buồn thương, bao nhiêu chán nản, bao nhiêu đau khổ vì tình yêu, cả cái cảnh đời giá lạnh của đôi vợ chồng lúc “tình đà xế bóng”, cùng cái thú ngây ngất của cuộc đời “giang hồ”, Lư đều kể cho ta nghe một cách rất cảm động” [35; 280]: Mời anh cạn hết chén này, Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn. Tiếng gà đã rộn trong thôn, Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay. Để lòng với rượu cùng say Chừ đây lời nói chua cay lạ thường Sá gì hớp rượu, bận lòng. Đợi gì môi nhấp rượu nồng mới say? (Giang hồ)
- 32 Hay đây, cái buồn của người tài tử sắp phải xa giai nhân khi một mùa đông thương nhớ đi qua. Vẫn còn đó những kỉ niệm, vẫn còn đó dáng hình mà người em gái “trong song cửa” và chàng tài tử “đứng dựa tường” nhưng khoảng cách dần kéo hai người về hai đối cực xa nhau hơn. Người tài tử nhẹ nhàng luyến tiếc, luyến tiếc những thứ ở gần trước mắt nhưng lại xa cách tận chân trời. Cách xa ấy không phải là khoảng cách địa lí, cũng không phải về thời gian mà nó là sự xa cách của “nỗi nhớ”: Ai bảo em là giai nhân Cho đời anh đau khổ? Ai bảo em ngồi bên cửa sổ Cho vướng víu nợ thi nhân? (Một mùa đông) Nỗi buồn càng dâng sâu trong phút giây tiễn biệt. Lưu Trọng Lư lại mượn đến rượu nhưng lần này, thi nhân không say mà là người giai nhân “đùa nô uống rượu say”, cái nô đùa ấy, vô tình như hớp hồn thi nhân bởi đôi môi, đôi má và cả đôi mắt “say màu sán lạn” cũng chìm vào trong tim thi nhân như một thứ hấp lực diệu kì. Tuy không uống rượu nhưng thi nhân cũng say, cái say đắm, say tình do “men” của người giai nhân kia vương lên. Cái tình kia đã vương vào lòng Lưu Trọng Lư để rồi “lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Qua đây, ta thấy tuy gặp nhau, nhớ nhau và đúng người nhưng không đúng thời điểm thì kết cục hai con người cũng chỉ như “chiếc sao băng băng mãi”, “Để lòng buồn, buồn mãi không thôi”. Vậy đấy, một mối tình đẹp nhưng kết lại chỉ bằng một nỗi buồn của sự dang dở lứa đôi. Cái say còn là một phương tiện để nhà thơ giải khuây, Vũ Hoàng Chương mượn rượu giải khuây, để tìm quên:
- 33 Say đi em! Say đi em! Say cho lơi lả ánh đèn, Cho cung bực ngả nghiêng, điên rồ xác thịt. Rượu, rượu nữa, và quên, quên hết! Ta say quá rồi! Sắc ngã màu trôi Gian phòng không đứng vững, Có ai ghi hư ảnh sát kề môi? (Say đi em) Cái say đã ngấm vào người, ngoại cảnh cũng trở nên khác thường: “lơi lả ánh đèn”, “gian phòng không đứng vững”, . Nhưng càng uống thì càng không thể say, càng uống thì càng tỉnh bởi cái nỗi buồn trong lòng nhà thơ quá lớn và rượu là chưa đủ với một thi nhân đang sầu vì “một điều gì đó khó nói” ngay lúc này. Ta có một Tản Đà sòng phẳng, hết mình với mọi cuộc chơi, nhà thơ không giới hạn mình trong bất kì một sự gò bó, khuôn thước nào cả, kể cả với rượu, Tản Đà cũng không lùi bước bao giờ: Say sưa nghĩ cũng hư đời, Hư thời hư vậy say thời cứ say. Đất say đất cũng lăn quay, Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười. (Lại say)
- 34 Không còn là những biểu hiện của cái say thông thường như say đi lúy túy, lảo đảo, miệng nói lè nhè mà thay vào đó đã say thì phải say cho ra một hồn say rượu trứ danh, say phải “lăn quay”, “mặt đỏ gay” mới chịu. Tản Đà bất chấp việc mình “hư đời” khi tiếp xúc với rượu thường xuyên, cái bông đùa của nhà thơ “hư thời hư vậy say thời cứ say” có ý phớt lờ, không để tâm đến chuyện ngày mai. Bởi cái say sẽ giúp ông trong một lúc nào đó quên đi cái buồn của thực tại. Chưa dừng lại ở đó, Tản Đà còn ham chơi đến độ cho rằng cái kiếp say sưa cũng đã có số, trời đã định ai say thì người đó phải tuân theo và một trong số đó có Tản Đà: Kiếp say sưa đã chấm sổ thiên đình, Càng đắm sắc mê thinh càng mải miết. Say lắm vẻ: say mệt, say mê, say nhừ, say tít, Trong làng say ai biết nhất ai say? (Say) Tản Đà đã sống trọn vẹn với cái say của chính mình. Xin trích ra đây một đoạn để thấy được Tản Đà tuy uống rượu đó nhưng không hề say, ngược lại rất tỉnh và cái say của thi nhân được xem như là một cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam: “Tản Đà đã say, đã uống sống vẹn trong cái say của mình, cái say ngạo mạn và thách thức. Tản Đà say rượu? Không. Rượu chẳng qua là một cái cớ. Một cái cớ giúp cho Tản Đà được vùng vẫy trong cuộc chơi rộng lớn kia. Rượu là một trò chơi. Say là một cách chơi. Rượu thể hiện một tiếng nói. Và say cũng là một cách nhìn ngắm cuộc đời Cái say của Tản Đà, một trong những cái say lừng lẫy nhất trong văn chương Việt Nam, đó chỉ là một trong bao nhiêu hình thức chơi độc đáo của Tản Đà.” [3; 306]
- 35 Tản Đà, Vũ Hoàng Chương và Lưu Trọng Lư đều say, cả ba cái say của ba thi nhân đều rất đặc trưng và cũng rất Việt Nam. Nếu cái say của Tản Đà là cái say của một con người rong chơi và chán nản với thế thời, thì cái say của Vũ Hoàng Chương hay Lưu Trọng Lư “mới hơn. Cái chán nản cũng thế Say mà không điên và cái chán nản, dầu có cái vị Baudelaire, vẫn nhẹ nhàng khoáng đãng không nặng nề u ám như cái chán nản của Baudelaire.” [35; 42]. Nhưng ba thi nhân tiêu biểu trên đây cũng đã mang đến cho thơ ca Việt Nam hiện đại một nét mới, một sự trải nghiệm, một chất liệu hay một nhạc cụ phối hòa mới cho tiếng nói đa thanh của cả một nền văn học. Có thể nói, văn học Việt Nam thời Thơ Mới (1932 – 1945), giống như một bản giao hưởng hợp xướng và ở đó tuy mỗi người mỗi sắc thái, mỗi vị trí đứng khác nhau trên thi đàn nhưng nó là những thanh âm quyện hòa, không chênh không phô, vừa đủ để tạo nên một bản giao hưởng hướng đến đại chúng. 1.2. Cơ sở hình thành cái say trong thơ Nguyễn Khuyến Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến có lẽ bắt nguồn từ chính thời đại mà nhà thơ sống. Nguyễn Khuyến lớn lên và làm thơ ở cuối thế kỉ XIX đến tận những năm đầu thế kỉ XX. Nguyễn Khuyến sinh ra và trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước rối ren, thăng trầm và ly loạn. Ông là đại diện cho một thế hệ nhà thơ cận đại chứng kiến biết bao nỗi vinh nhục, bi thương của lịch sử dân tộc. Ông tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong việc đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ ải nước ta; ông còn chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân cho nước nhưng đành phải ngậm ngùi thất bại vì sự hèn yếu và nhu nhược của triều đình. Hơn ai hết, Nguyễn Khuyến cũng đã nhìn thấy trước mắt mình sự sụp đổ, đau xót cho một hệ tư tưởng lỗi thời, cũng như sự bất lực đến hài hước của một loại hình trí thức đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch sử. Trong một hoàn cảnh đất nước như thế, tầng lớp trí thức – những con người
- 36 đã được tôi luyện từ chính nền giáo dục của xã hội phong kiến ai mà chẳng đau lòng. Và Nguyễn Khuyến không phải là một ngoại lệ. Chính lúc này đây, những vần thơ say bắt đầu xuất hiện trong các sáng tác của cụ Tam nguyên như một liều thuốc chữa trị cho căn bệnh “buồn đau” trước hoàn cảnh đất nước và thời đại mà tác giả sống. Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến được xuất phát từ chính bản thân của nhà thơ. Đặc điểm của những nhà Nho xưa quay quanh bốn thú cầm, kì, thi, tửu và Nguyễn Khuyến cũng vậy. Nguyễn Khuyến uống rượu như một thú vui thanh nhã để di dưỡng tinh thần và tâm hồn mình. Đặc biệt, những vần thơ say được nhà thơ làm hầu hết khi trong người đã chếnh choáng hơi men của rượu. Những vần thơ say mà Nguyễn Khuyến sáng tác, được thi nhân viết ở những thời điểm khác nhau, những cảm xúc không giống nhau nhưng tựu trung là xoay quanh chuyện rượu và say. Có thể nói, rượu và say như một phẩm vật của tạo hóa dành tặng cho con người mà đặc biệt là các thi nhân trong đó có Nguyễn Khuyến. Chính nhờ nó mà Nguyễn Khuyến như sáng tác khỏe hơn, dày dặn hơn và thơ ông có nhiều màu sắc, đa chiều biểu trưng cho một tâm hồn với cái thú rượu và say hết sức tao nhã ấy: Bành Trạch cầm xoang ngâm trước ghế, Ôn Công rượu nhạt chuốc chiều xuân. (Trở về vườn cũ) Rượu như chúng ta đã được tìm hiểu ở trên, nó chính là sợi dây liên kết với văn hóa và tinh thần của con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến, ta còn thấy rượu như một nét văn hóa của một nền văn hiến lâu đời. Rượu và say đã trở thành thứ không thể thiếu trong văn hóa con người Việt Nam và Nguyễn Khuyến trong cảnh nếm rượu Tường đình tại cuộc thi thơ nơi chợ Đồng cũng thưởng rượu như một
- 37 vốn văn hóa của làng xã bấy giờ. “Sau cuộc thi thơ, các vị trúng giải, được mời đến lĩnh thưởng và dự cuộc nếm rượu của các vị Bô lão trong làng, để kén rượu ngon, dùng vào việc tế lễ, trong buổi đầu năm.” [31, 119]. Chưa hết, Nguyễn Khuyến ngoài xem rượu và say như một vốn văn hóa của người Việt thì trong thơ ông nó còn được dùng với một nghĩa là để giao tiếp, nhâm nhi với bạn bè, bằng hữu: Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu. (Ông phỗng đá) Hay đây cảnh cụ Tam nguyên với bác Dương Khuê uống rượu trong mùa xuân mà khi bác Dương “đi rồi”, Nguyễn Khuyễn mới đau xót nhớ lại: Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. (Khóc Dương Khuê) Những cuộc hội ngộ, những cuộc gặp mặt, cái món không thể thiếu là trà và rượu. Và rượu chính là thứ quan trọng nhất trên bàn nhậu để những con người tương tri, tương thức lẫn nhau có thể đàm đạo. Họ có thể nói chuyện với nhau cả ngày nếu như có rượu. Và Nguyễn Khuyến đã dùng rượu như một thứ tiếp đãi bạn hiền trong giao tiếp, giúp cho những câu chuyện thêm phần hứng thú hơn và nồng hậu hơn bởi có cái men say của rượu là sợi dây gắn kết những trái tim đồng điệu. Nguyễn Khuyến là một nhà thơ mang nhiều tâm sự, đó là những tâm sự về gia đình, thời thế và cả những tâm sự yêu nước thầm kín của thi nhân từ trước đến nay. Nguyễn Khuyến cũng đã mượn rượu và hướng đến cái say để bộc lộ những tâm sự này. Xuân nhật thị chư nhi, Lão Thái, Thu ẩm, Ông phỗng đá, Lụt hỏi thăm
- 38 bạn, và còn nhiều nữa những vần thơ rượu với những tâm sự được bộc bạch rõ nét nhất trên những trang thơ của thi nhân. Từ đây ta thấy tấm lòng của thi nhân với một trái tim ấm nóng, những tâm sự của Nguyễn Khuyến qua cái say như một sự vạch mặt cái khốn cùng của xã hội, của tầng lớp “trong trướng” đã khiến cho nhân dân lầm than, cực khổ. Và hơn hết nhờ rượu và say mà Nguyễn Khuyến mới được nói cho kì hết những tâm sự mà khi tỉnh táo nó đè nặng thi nhân như một khối đá khổng lồ. Nguyễn Khuyến trên con đường tìm đến với rượu và cái say để tâm sự lòng mình trong những trang thơ, tác giả như thâu âm lại tiếng oằn mình và cả sự rên xiết của dân tộc đang bị kìm hãm đến bức bí, cùng đường trong thiết chế của xã hội bấy giờ. 1.3. Khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến Con đường sưu tầm và nghiên cứu lại những tác phẩm của các nhà thơ chưa bao giờ là công việc dễ dàng và nó cần phải có một sự tỉ mẫn, dày công. Việc chọn những tuyển tập thơ văn Nguyễn Khuyến để làm khảo sát cho mục này, chúng tôi đã cân nhắc đến tính chính thống và độ dày của công trình ấy, để đưa ra được những số liệu chính xác nhất, giúp người đọc có cái nhìn khách quan hơn với đề tài Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến như chúng ta đã biết gồm có hai phần là thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, số bài thơ chữ Hán nhiều hơn thơ chữ Nôm. Trong phần thống kê và khảo sát này, chúng tôi xin dựa trên hai công trình có bề dày cũng như là có sự chính thống nhất từ trước đến nay, mà mỗi khi thực hiện về một đề tài nào đó về Nguyễn Khuyến người ta thường căn cứ trích dẫn: Đầu tiên là quyển Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ (dịch thơ), Trần Đắc Trung (nhuận sắc) (2016); Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ. Đây là công trình có bề dày và tính chính xác cao. Sỡ dĩ nói như vậy, vì công trình
- 39 đã kế thừa những tuyển tập thơ văn xuất bản trước đó như Thơ văn Nguyễn Khuyến và Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền biên soạn (có thể xem ở phần Lời nói đầu của tuyển tập, trang 11). Công trình dày 823 trang với 357 bài thơ chữ Hán (kế thừa và sưu tầm thêm) và các phần phụ lục có giá trị khác. Người viết sẽ dựa vào quyển này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ Nguyễn Khuyến ở phần thơ chữ Hán. Công trình thứ hai, Nguyễn Khuyến tác phẩm do ông Nguyễn Văn Huyền biên soạn năm 1984 của nhà xuất bản Khoa học Hà Nội, tuyển tập này dày 651 trang. Trong đó, thơ chữ Nôm với 86 bài và thơ chữ Hán là 257 bài. Ngoài ra, tuyển tập cũng còn nhiều phụ lục có giá trị khác. Người viết sẽ dựa vào tuyển tập này để khảo sát số lần xuất hiện của yếu tố “say (túy) – rượu (tửu)” trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến. 1.3.1. Trong thơ chữ Hán Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến (Trần Văn Nhĩ dịch thơ, Trần Đắc Trung nhuận sắc) gồm 357 bài thơ, trong đó có 84 bài thơ có biểu hiện của cái say. Ở 84 bài thơ này (chiếm 23.53% tổng số bài), có 16 bài không nhắc đến rượu và say (chiếm 19.05% trong tổng số 84 bài thơ say) nhưng nó vẫn mang dáng dấp của sự say sưa qua những từ đồng nghĩa với yếu tố “say (túy)”, “rượu (tửu)” ví dụ như từ “men”, “tửu bôi”, Chúng tôi tạm gọi những bài ấy là các ngoài lệ. Bảng 1.3.1 dưới đây là khảo sát số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)” qua 68 bài thơ có nhắc đến hai yếu tố ấy (không kể những bài thơ ngoại lệ): Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) Say (túy) 43 42.57%
- 40 Rượu (tửu) 58 57.43% Tổng số lần xuất hiện 100% của hai yếu tố 101 Bảng 1.3.1. Số lần xuất hiện yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu) qua 68 bài thơ có nhắc đến yếu tố “say (túy)” và “rượu (tửu)”. Dựa vào bảng trên, ta thấy được rằng, trong 68 bài được khảo sát thì yếu tố say xuất hiện 43 lần chiếm 42.57% và yếu tố rượu xuất hiện 58 lần, chiếm 57.43%, chênh lệch giữa hai yếu tố này là 14.86%. Cũng qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, yếu tố say và rượu cũng còn xuất hiện trong cùng một bài. Cũng có khi chỉ có một yếu tố hoặc rượu hoặc say xuất hiện trong một bài nhưng với tần số xuất hiện dày đặc. Có thể kể ra đây một số bài như vậy, Bùi viên đối ẩm trích cú ca, yếu tố rượu được nhắc đến nhiều lần, cụ thể là đến ba lần và yếu tố say (túy) được nhắc đến 2 lần. Hay trong Túy ông ngâm có năm lần nhắc đến yếu tố say (túy). Cũng trong quá trình khảo sát những tác phẩm này, những dấu hiệu cơ bản để nhận ra chúng là trong một bài có ít nhất một lần nhắc đến yếu tố “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)”. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác để nhận diện những tác phẩm có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến và một trong số đó là thi nhân dùng những từ đồng nghĩa với “say (túy)” hoặc “rượu (tửu)” như đã nói đến ở trên. 1.3.2. Trong thơ chữ Nôm Thơ chữ Nôm (86 bài) của Nguyễn Khuyến tuy không nhiều như thơ chữ Hán nhưng là niềm thôi thúc mãnh liệt cho các thế hệ sau ông gần một thế kỉ phải dày công nghiên cứu cái tứ mà cụ Tam nguyên Yên Đổ gửi trọn trong từng bài
- 41 thơ của mình. Nếu so với Nguyễn Trãi hay Nguyễn Bỉnh Khiêm thì số lượng thơ chữ Nôm ấy không phải là nhiều nhưng cũng không ít nếu so với Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương và Tú Xương. Thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến mang dáng dấp của rất nhiều đề tài từ làng cảnh dân tình Việt Nam cho đến nhà thơ mang nhiều tâm sự. Chắc hẳn cái say trong thơ Nôm của cụ là một mảng mới mà người ta chỉ khơi, chứ chưa đi sâu vào để truy nguyên nguồn gốc của cái say ấy. Dựa vào tuyển tập của Nguyễn Văn Huyền biên soạn mang tên Nguyễn Khuyến tác phẩm, chúng tôi xin được đưa ra những con số cụ thể để thấy rượu và cái say không những có mặt trong thơ chữ Hán, mà nó còn có mặt ở mảng thơ chữ Nôm của. Theo Nguyễn Khuyến tác phẩm, số lượng tác phẩm chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 86 bài, bao gồm những bài nhà thơ tự dịch từ Hán ra Nôm như Khóc Dương Khuê (Vãn đồng niên Vân Đình Tiến sĩ Dương Thượng thư), Trở về vườn cũ (Bùi viên cựu trạch ca), Uống rượu ở vườn Bùi (Bùi viên đối ẩm trích cú ca), Theo khảo sát của chúng tôi, trong tổng số 86 bài thì có 23 bài là có nhắc đến yếu tố rượu và say, chiếm khoảng 26.74%. Bảng 1.3.2 dưới đây là phần khảo sát về số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến: Yếu tố Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) Say (túy) 16 43.24% Rượu (tửu) 21 56.76% Tổng số lần xuất hiện 100% của hai yếu tố 37
- 42 Bảng 1.3.2. Số lần xuất hiện yếu tố say và rượu trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến Dựa vào bảng khảo sát, ta thấy rằng tổng số lần xuất hiện của cả hai yếu tố rượu và say trong thơ chữ Nôm của Nguyễn Khuyến là 37 lần. Trong đó, số lần xuất hiện yếu tố say là 16 lần, chiếm 43.24% và của yếu tố rượu là 21 lần, chiếm 56.76%. Cũng giống như thơ chữ Hán, trong thơ chữ Nôm cũng có một số bài không nhắc đến yếu tố say và rượu nhưng chúng được nhận diện bởi một số dấu hiệu của việc uống rượu và say sưa nên chúng tôi vẫn xếp chúng vào nhóm những bài thơ có nói đến cái say của Nguyễn Khuyến. Trong nhóm này có ba bài (xem phần phụ lục), nhóm này chiếm 13.04% trên tổng số bài thơ có nhắc đến say và rượu. Chưa dừng lại ở đó, trong cùng một bài thơ nhưng tần số xuất hiện của yếu tố say và rượu khá nhiều. Cụ thể như trong bài Uống rượu ở vườn Bùi với sáu lần nhắc đến yếu tố say. Qua việc khảo sát về yếu tố say và rượu trong thơ Nguyễn Khuyến, đã giúp cho ta phần nào thấy rõ hơn được rượu có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời nhà thơ và cái say của rượu cũng là một trong những phương tiện ru hồn nhà thơ cùng với những vần thơ say mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị phổ quát của nó. Tiểu kết Qua việc tìm hiểu và phân tích những khái niệm sơ lược ban đầu về cái say và rượu, ta thấy rằng say và rượu gắn liền với văn hóa và tinh thần của con người. Trong kho tàng thơ ca Việt Nam, cái say đã “nhập cuộc” trong các sáng tác của các tác giả dân gian cho đến các thi nhân trung đại rồi các thi sĩ hiện đại, tất cả như một sự lấy đà để chuẩn bị cho bước nhảy vọt mới của thơ ca. Trong kho tàng văn học dân gian, tác giả say trong những dịp lễ lạt, trong sự lạc thú. Sẽ là tốt nếu ta say có chừng mực, nhưng nó sẽ là xấu nếu cái say ấy
- 43 quá đà, chìm đắm trong men rượu để rồi hão huyền, mộng tưởng những thứ tiêu cực khác. Giới tửu khách có câu: “Chẳng dám nói không với rượu là hư, nhưng chỉ biết nói không với rượu là hỏng; tất nhiên, chỉ biết nói ừ với rượu là hỏng bét”. Vì vậy, với một thái độ xem rượu như một vốn văn hóa tinh thần mà chừng mực với rượu thì tốt hơn việc dùng rượu mà phụ thuộc vào nó thì thật đáng trách! Các nhà thơ của văn học trung đại như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng say. Những tượng đài thi ca bất tử này trong một phút giây nào đó cũng nhờ đến men rượu để bày tỏ nỗi lòng của mình. Khi mà ở đâu đó sự áp bức, bóc lột dâng cao thì ở đó thứ thơ-rượu và việc mượn sự say sưa cũng là một cách để bộc bạch tối đa tâm trạng của nhà thơ trước thời cuộc. Nhưng trong làng say ấy, ai biết ai say nhất, ai biết ai say nhưng rất tỉnh. Tuy say đó nhưng không say đâu, chỉ mượn cái say để mà tỉnh, để nói chuyện đời, chuyện người. Một trong số đó có Nguyễn Khuyến. Văn học hiện đại cũng có những cây đại thụ viết về đề tài say như Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Lưu Trọng Lư, ba thi nhân này là tựu trung cho một cái say mang nét phá cách, cả ba mang hơi thở của rượu và cái say vào trong nhiều tác phẩm giá trị của mình, tạo nên một âm hưởng có độ vang xa trên thi đàn văn học thế kỉ XX. Trong chương này, còn là sự khảo sát về số lần xuất hiện của cái say và rượu trong thơ chữ Hán và chữ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Qua so sánh tương quan giữa số lần xuất hiện yếu tố say (túy) và rượu (tửu) trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của cụ Yên Đổ, ta thấy được rằng tuy nhắc nhiều đến rượu nhưng Nguyễn Khuyến ít khi nào say, hoặc có chăng là mượn cái say để nói về những cái khác mang tầm rộng hơn. Có thể mượn câu sau của Bùi Thị Xuân trong bài luận Thêm một Túy ông để khẳng định cái say nhưng không say của một nhà thơ qua bao thăng trầm lận đận lại vẫn “trong giá trắng ngần”: “Nguyễn Khuyến
- 44 không say! Xưa nay ít người say tự nhận mình say, còn những người tự xưng là uống rượu, say rượu để mà nói chuyện đời, chuyện người thì tỉnh, tỉnh lắm ” [37; 279]. Tóm lại, qua những vấn đề chung trước khi bước vào những nội dung biểu hiện cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến, bước đầu chúng ta đã có cái nhìn tiệm cận hơn về một quá trình mà rượu và cái say cũng là một đề tài mang tính bước ngoặt của lịch sử văn học dân tộc. Tưởng chừng như đây chỉ là một thú bình thường của những con người đời thường, nhưng không, thi nhân đã thi vị hóa nó để rượu và cái say đưa làn hơi của mình thành một thứ gia vị tinh khiết nhất cho tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài tiến trình ấy.
- 45 Chương 2: Cái say trong thơ Nguyễn Khuyến nhìn từ phương diện nội dung 2.1. Cái say biểu hiện cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ Thơ túi rượu bầu luôn song hành cùng với thi nhân, đặc biệt Nguyễn Khuyến trong những sáng tác kể cả chữ Hán lẫn chữ Nôm đều có nhắc đến thú thơ rượu và mượn rượu để say. Trong thơ Nguyễn Khuyến cái say mang rất nhiều sự biểu hiện, một trong số đó cái say phải là biểu hiện tối cao cho cuộc sống thanh nhã của nhà thơ. Cái say – biểu hiện của cuộc sống thanh nhã, nó gắn liền với những vui thú trong cuộc sống của Nguyễn Khuyến hoặc chính là một trong những cái thú của thi nhân – thú tiêu khiển. Những vần thơ được Nguyễn Khuyến thổi vào đó hơi men cay nồng và đắng chát của rượu, cộng hưởng với cái say dặt dìu, thật thi vị biết bao. 2.1.1. Cái say – một trong những thú tiêu khiển của nhà Nho Hiếm thi nhân nào có thú vui lạ lẫm nhất làng say như nhà thơ Nguyễn Khuyến, xem rượu như thú tiêu khiển, để rồi từ từ men rượu ngấm vào người, những vần thơ say “chất lừ”, “ngất ngây” được vun vén, thai nghén để tạo nên một nét mới lạ và độc đáo. Như đã đề cập ở chương trước, trong xã hội phong kiến xưa, rượu luôn là thức uống và phương tiện dẫn đến sự say sưa của các “mặc khách tao nhân”. Bốn cái thú cầm, kỳ, thi, tửu hầu như đều là điểm chung của các thi nhân trung đại, Nguyễn Khuyến có thể nói là một trong số những thi nhân hội tụ đủ bốn thú kể trên mà đặc biệt là nhà thơ “cảm tình” với rượu, uống rượu để say và xem nó như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng giúp tinh thần nhà thơ thoải mái hơn sau những áp lực của cuộc sống. Những bài thơ thể hiện sự tiêu khiển của Nguyễn Khuyến là tiền đề, gốc rễ vững chắc cho thi nhân để ông đạt đến niềm vui, sự hứng thú trong cuộc đời. Khoan hãy bàn đến những vấn đề mang tầm vĩ mô, mang xu hướng cộng đồng, nhân dân, những vấn đề mang tư tưởng sâu sắc trong thơ của Nguyễn
- 46 Khuyến như yêu nước, lo lắng cuộc sống cơ cực của người dân, mà ta hãy nhìn Nguyễn Khuyến qua lăng kính của một con người đời thường, của một thi nhân cũng thích rượu và đắm hồn mình trong cái say. Thời gian của trời đất, của toàn cõi vũ trụ được vận hành theo quy luật: “xuân sinh – hạ trưởng – thu thu – đông tàn”. Có rất nhiều nhà thơ làm thơ về mùa thu, Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng nhắc đến mùa thu: Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Hay đây: Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. Lưu Trọng Lư cũng tả về cảnh thu, một mùa thu có lá vàng, có con nai vàng ngơ ngác như tâm hồn nhà thơ đồng điệu với thiên nhiên: Em không nghe rừng thu, Lá thu kêu xào xạc, Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô? (Tiếng thu) Và còn nhiều nữa, những con người đã thi vị hóa mùa thu, để nó có một vị trí đứng nhất định trên thi đàn. Nguyễn Khuyến – nhà thơ làng cảnh dân tình Việt Nam, làm sao có thể làm ngơ trước tâm hồn mình đang hòa nhịp với thiên nhiên, đặc biệt là với mùa thu. Thu trong Uống rượu mùa thu (Thu ẩm), không phải là tiếng thu, cũng không phải một ngày buồn bằng mấy mùa thu mà nó là một đêm
- 47 thu. Một đêm thu Nguyễn Khuyến trong căn nhà tranh uống rượu rồi hướng tầm mắt của mình để nhìn ra khắp nơi. Nhà thơ thấy: Ngõ tối đêm sâu đốm lập lòe. Không sai! Ta đang thấy trước mắt mình là một cung đường sâu thẳm, một “ngõ tối” với “đốm lập lòe”, lúc sáng, lúc tối, biến dạng đến kì lạ. Nguyễn Khuyến nhận thấy cảnh trời cũng như con người mình vậy, cũng bị một điều gì đó làm cho biến đổi. Thứ đó là gì? Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Ai là tác nhân, Nguyễn Khuyến không biết, chúng ta không biết nhưng lấp lửng vậy có khi lại hay. Có người bảo Nguyễn Khuyến đau mắt nên mắt mới “đỏ hoe”, mắt đỏ lên như máu. Nguyễn Khuyến có đang đau mắt như người ta vẫn nói hay là do tác giả đang say? Say rượu cũng khiến mắt con người ta đỏ lên và đừ đi. Rồi tửu lượng cũng chẳng còn được như bình thường nữa: Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy, Độ dăm ba chén đã say nhè. Nhà thơ đối diện với bầu rượu trong đêm thu, ta cũng chưa bàn đến tâm sự gì mà khiến nhà thơ phải mượn chén rượu để say mà ta hãy nhìn điều ấy như một thú tiêu khiển, có rượu bầu bạn, có sự say sưa ru giấc để quên; lảo đảo để mà nguôi ngoai. Nhưng có nguôi ngoai được nỗi lòng hay không thì lại là chuyện khác. Cụ Tam nguyên còn thưởng rượu kể cả lúc Chơi Tây hồ: Thuyền lan nhè nhẹ, Một con chèo đủng đỉnh dạo bờ Tây.
- 48 Sóng dập dờn sắc nước lẫn chiều mây Bát ngát nhẽ, ghẹo người du lãm. Yên thủy mang mang vô hạn cảm Ngư long tịch tịch thục đồng tâm, Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm, Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm họa? Gió hây hẩy nức mùi hương xạ, Nhác trông lên vách phấn đã đôi bài. Thơ ai xin họa một bài! Bằng tài năng của mình, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một thi nhân với dáng vẻ điềm nhiên, đi thuyền trên Tây Hồ trong một sắc nước lẫn mây chiều. Đây đích thị là một bức tranh thủy mặc với những nét vẻ tinh tế của ngôn ngữ thơ đặc sắc chỉ riêng Nguyễn Khuyến mới có. Bức tranh thủy mặc ấy không hề nhàm chán, đơn điệu chỉ vài ba nét vẽ hay chỉ độc nhất một màu. Mà bức tranh ấy có cảnh, có người, có những thanh âm mà đặc biệt có “Gió hây hẩy nức mùi hương xạ”. Cả ngũ quan của con người được đánh thức bởi một cảnh chơi Tây hồ của thi nhân. Người Trung Hoa có câu: “Tương thức mãn thiên hạ/ Tri tâm năng kỉ nhân” (Quen biết nhiều trong thiên hạ. Tri kỉ được mấy người). Cũng giống như Nguyễn Khuyến, trong lúc tiêu khiển với rượu, với cái say, nhà thơ cũng mong muốn tìm cho mình một người bạn tri âm để bày tỏ nỗi lòng: “Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm”. Hay đây, cái thú thơ rượu luôn được các thi nhân tận dụng như một sự tiêu khiển nhẹ nhàng và Nguyễn Khuyến trong Chế giang chu hành (Đi thuyền trên
- 49 sông Chế) cũng đã mượn rượu để kể về cuộc chơi thơ thuở ông còn là một vị Nho sĩ trẻ tuổi. Một không khí đầy sự ấm áp: Thanh do sơn ngoại Chế giang đầu Phong vũ tiêu tiêu thiên địa thu Bích thủy viễn hàm thiên lạc đạo Khê hoành trửu xiết nhị tam chu Khương cùng loạn táo ỷ tân yển Âu lộ quần phi thất cố châu Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm Đăng tiền cộng thoại tráng niên du. (Chế giang chu hành) Dịch thơ: Ngoài non, sông chế nước xanh mơ Trời đất vào thu ngập gió mưa Nước biếc xa xa ngàn ngọn đổ Suối ngang chen chúc mấy chèo khua Dế hung loạn xạ trên đê mới Cò vạc bay đàn mất bãi xưa Bạn hỡi bao giờ cùng nâng chén? Trước đèn kể lại cuộc chơi thơ!
- 50 Nguyễn Khuyến đã lột tả được cái thú tiêu khiển của nhà nho bên ánh đèn, kể lại chuyện thi thơ. Nhắp chén rượu kể một câu chuyện thi thơ ngày trước để ôn lại những kỉ niệm thời trẻ. Tứ bề là nước và nước đã đẩy chiếc thuyền chở nhà thơ độc hành trên quỹ đạo riêng của mình và “con đường” mà chiếc thuyền rẽ nước ấy là một ẩn dụ cho cách sống mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã chọn lựa. Câu hỏi tu từ “Hà nhật cánh liên đồng chí ẩm?” cũng là một sự mong mỏi có bạn tri âm để tề tựu mà kể cho nhau nghe những được mất của thuở thiếu thời, rồi lại mượn chén rượu để say, để nâng lòng mình đến với những kỉ niệm đẹp nhất của chính cái thời huy hoàng ấy. Cũng trong tâm thế là một con người chu du đây đó, Nguyễn Khuyến trong Quá Hoành Sơn không mượn “rượu – thơ” mà lại là “rượu – đàn” để làm phong phú thêm cái thú tiêu khiển của thi nhân. Cảnh Đèo Ngang nên thơ mà thi nhân nào đi qua đây cũng để lại trên nó một bài thơ họa cảnh. Tuy cảnh có đẹp, có hùng vĩ đấy nhưng cũng rất chi thảm đạm, u buồn và cô tịch nếu ta vô tình đến với nó vào buổi xế chiều. Bà Huyện Thanh Quan qua Đèo Ngang trong buổi chiều tà cũng phải “ngao ngán” trước cái buồn đìu hiu, quạnh quẽ nơi đây: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. (Qua đèo Ngang) Và tâm trạng Nguyễn Khuyến chả khác là bao khi đến đây: Đao chũy hữu đào kinh khách đĩnh Ngưu sơn vô thụ ẩn hàn thôn
- 51 (Quá Hoành Sơn) Dịch thơ: Mỏm Đao nổi sóng kình thuyền khách Núi Nghé trụi cây ẩn xóm thôn Nhưng cái khác của Nguyễn Khuyến so với Bà Huyện Thanh Quan, đó là trong khi bà Huyện của chúng ta đứng giữa thiên nhiên rộng lớn ấy, hòa chung với cảnh sắc của buổi chiều tà ảm đạm kia là “một mảnh tình riêng ta với ta”, thì Nguyễn Khuyến ngược lại hoàn toàn. Nhà thơ không đối diện với cái ta cô đơn, lẻ loi giữa cảnh rộng lớn, choáng ngợp mà nhà thơ có đàn, rượu để bầu bạn: Nhất đái Hoành Sơn thiên địa gian Khách trình thu tứ tại cầm tôn (Quá Hoành Sơn) Dịch thơ: Đèo Ngang một dải giữa mênh mông Đàn rượu, tứ thu khách dặm trường Thứ thanh âm của tiếng đàn cộng hưởng với vị đắng cay của rượu và hơi nồng của men say như va đập vào ngũ quan của con người tạo nên một bản giao hưởng giữa thiên nhiên. Nhưng dù có đàn rượu bên cạnh, tuy không đơn độc nhiều như Bà Huyện Thanh Quan nhưng cuối cùng thi nhân cũng ở trong trạng thái Đối thử kim nhân dục đoạn hồn (Người đây cảnh đấy nát tan lòng!) trước cảnh Đèo Ngang rộng lớn.
- 52 Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ xuân, vì thơ ông cũng dành những trang viết của mình để tả về cảnh mùa xuân. Những dịp xuân sang, Nguyễn Khuyến lại mượn rượu để “nhắp giọng”, thưởng niềm vui: Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang! Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén, Bút mới xô tay thử một hàng. (Khai bút) Không khí xuân sang khiến cho bất cứ ai cũng cảm thấy nao nức, Nguyễn Khuyến cũng vậy nhưng với cái nhạy cảm, tinh tế của một hồn thơ, cụ Yên Đổ đã cho ta thấy được một không khí náo nhiệt, đậm chất dân dã nhưng không quên tô lên trang thơ của mình một chút rượu. Rượu trong hoàn cảnh này để chúc mừng, ca tụng cảnh xuân sang, một mùa xuân đã đến trước hiên trên hè và trong cả những vần thơ kia. Rồi không biết vô tình hay hữu ý say mà cụ cao hứng “Bút mới xô tay thử một hàng”. Đến đây, ta thấy được nhà thơ mượn rượu và say như một sự tiêu khiển, cái thú tiêu khiển nhẹ nhàng chẳng động gì tới ai. Nguyễn Khuyến hòa vào thiên nhiên và say với nó như để nhẹ lòng mà quên đi nhiều thứ bủa vây nhà thơ. Đặc biệt, thú tiêu khiển của Nguyễn Khuyến ngoài rượu thơ ra thì ta còn thấy được thú đàn rượu. Quả là một con người thật tài tình và lãng mạn biết bao! 2.1.2. Cái say – niềm vui, hứng thú trong cuộc sống của một con người đời thường Có lẽ khoảng thời gian sau khi cáo quan trở lại quê nhà, về lại với chốn cũ vườn Bùi, chọn cách sống nhàn tản là khoảng thời gian mà Nguyễn Khuyến
- 53 thường xuyên ngây ngất với men rượu và say. Trong các sáng tác sau khi về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến làm bạn với rượu với sự say sưa như một cách khuây khỏa, tạo một niềm vui, một sự hứng thú riêng cho bản thân mình, để thấy được sự sống nơi quê nghèo tuy có thanh bần nhưng không bao giờ chán chường vì có rượu thơ bên cạnh. Cuộc sống nông thôn như vậy nhưng nó lưu giữ nhiều nét hay về văn hóa và con người. Nguyễn Khuyến chọn cách từ quan, bỏ chốn quan trường về lại với vòng tay của xóm giềng, của nhân dân như một sự quay trở về để giữ cho mình một thiên lương trong sáng, tránh xa những thị phi, ồn ào và huyễn hoặc nơi thị thành xô bồ, chốn quan trường đầy cạm bẫy chông gai. Ở làng quê, người ta chúc tụng cụ Tam nguyên Yên Đổ, mừng cụ lên lão rồi lên hàng đại lão. Không khí tuy mang hơi hướm quê hương chân chất nhưng cũng toát lên một sự nhã nhặn và đầy kính trọng thật tâm. Nguyễn Khuyến từng làm thơ, uống rượu mừng mình lên lão: Ông chẳng hay ông tuổi đã già, Năm mươi ông cũng lão đây mà! Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ? Có rượu thời ông chống gậy ra. (Lên lão) Còn đây là niềm vui thú của nhà thơ khi lên đến hàng đại lão: Năm nay tớ đã bảy mươi tư, Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ! Lúc hứng đánh thêm dăm chén rượu,
- 54 Khi buồn ngâm láo một câu thơ. (Đại lão) Sống và cống hiến hơn mười năm cuộc đời mình cho đất nước rồi trở lại quê nhà. Nguyễn Khuyến của những năm bảy mươi tuổi chưa có gì là chưa trải qua, đến lúc này nhà thơ như chấp nhận cái danh xưng mà nhân dân dùng để gọi cụ “Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ!”. Nguyễn Khuyến đã cho ta thấy rằng dù là với danh xưng nào đi chăng nữa thì nó cũng không quan trọng bằng việc tự do thoải mái trong tinh thần, không đặt nặng vấn đề địa vị, giai cấp; chỉ một lòng hòa hợp với nhân dân và sống trong vòng tay của họ như những con người bình thường. Đến đây, ta nhớ lại câu sau của J.K Rowling trong bài diễn văn tốt nghiệp vào năm 2008 tại trường Đại học Harvard, Mỹ rằng: “Your qualifications, your CV, are not your life ”3 (Học vị và tiểu sử của các bạn không phải cuộc đời của các bạn) hay câu nói: “As is a tale, so is life: not how long it is, but how good it is, is what matters.4 (Đời cũng như một câu chuyện: không cần dài, mà cần tốt.). Và nhân dân thời ấy, chúng ta thời nay đã xét cuộc đời Nguyễn Khuyến không phải chỉ là trên tiểu sử và học vị, mà điều làm nên cốt cách nhà Nho chân chính cốt là ở tấm lòng cụ đối với dân, với nước. Đó mới là tiểu sử của cụ! Ở cái tuổi xưa nay hiếm, Nguyễn Khuyến cũng còn “khoái” rượu lắm. Hễ có cuộc vui nào là thi nhân lại cao hứng làm vài ba chén rồi lại say mèm vì tửu lượng của mình đâu có bao nhiêu, “Độ dăm ba chén đã say nhè”. Trong bữa tiệc Mừng cụ Đặng Tự Ý bảy mươi tuổi, Nguyễn Khuyến đã dùng rượu để mừng cụ thay cho lời chúc mừng hoan hỉ: [3], [4] Jon Chase, Text of J.K. Rowling’s speech 2008 ( truy cập lúc 23h27m, ngày 13.03.2018
- 55 Bảy mươi lên lão làng ta, Làng ta lại sẵn rượu hoa đầy bình. Còn đây, Nguyễn Khuyến mừng ông nghè mới đỗ Nguyễn Sĩ Giác, con của Nguyễn Trọng Hợp: Anh mừng cho chú đỗ ông nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe. Nguyễn Khuyến xưng hô một cách rất dân dã, bình dị mà thân mật “anh – chú”, rồi nhà thơ lại khuyên ông nghè mới đỗ một câu rất chi là thấu tình đạt lí rằng: “Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh”. Lại mượn rượu nhưng lần này rượu không phải là Nguyễn Khuyến dùng để chúc mừng hay tự chuốc mình say mà mượn rượu như một ẩn dụ để khuyên ông nghè mới đỗ. Ý rằng, trong trần đời vốn dĩ có nhiều cái say như say vì rượu, say vì sắc đẹp, danh lợi phù hoa. Mà cái say vì rượu là cái say của kẻ thức thời, lâu lâu tìm đến với nó để say, để có cái nhìn khác về cuộc đời đi một chút, nhìn nó nhẹ tựa chiêm bao giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng. Còn say những thứ khác ngoài rượu như cô em bán rượu trong câu trên là cái say của những kẻ chìm đắm trong sắc dục mà chưa nhìn ra nghĩa vụ, trách nhiệm mình phải làm với dân với nước. Lời dạy của Nguyễn Khuyến đối với “chú em” Nguyễn Sĩ Giác quả xác đáng và có tầm nhìn của một thi nhân có tâm với đất nước. Còn niềm vui nào hơn là thấy con cái yên bề gia thất, thành danh và có một căn nhà của riêng mình. Nguyên Đán ngẫu Vịnh là một bài thơ thể hiện sự vui mừng “kép” của Nguyễn Khuyến vì “Mừng thấy con ta dựng được nhà”, bên cạnh đó, nhà thơ cũng còn vui mừng và cũng rất hào hứng với “Năm mới lệ thường thêm tuổi một”. Trong niềm vui như thế thì không thể thiếu “Rượu ngon đến bữa nghiêng bầu dốc”. Việc có rượu trong mỗi bữa ăn đã trở thành một thông lệ đối
- 56 với Nguyễn Khuyến, rượu như một thức uống mà thi nhân dùng để giải tỏa nỗi sầu và tỏ bày niềm vui. Khi niềm vui đến độ tràn trề thì Nguyễn Khuyến bắt đầu say, cái hơi men ngà ngà của rượu đã khiến thi nhân “xuất khẩu thành thơ”, từ đó “Chữ dại đầu năm xổ túi ra.” Hay đây nữa, trong thơ Nguyễn Khuyến ta còn thấy một ông say ngủ bên song cửa trong một dáng hình của biết bao kẻ say bình thường. Cái say làm cho con người ta đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng: Tương tương bả trản đồi nhiên túy Bất giác song tiền chẩm tạ miên (Dữ hữu nhân Đồng Tốn dạ thoại) Dịch thơ: Bên song cạn chén say nghiêng ngả Đầu gối lên nhau đánh giấc khò. Đọc thơ Nguyễn Khuyến mà ta thấy được cả một bầu trời văn hóa văn nghệ dân tộc được lưu giữ rất đậm đà bản sắc. Mùa xuân được mệnh danh là mùa của cây cỏ, hoa lá thi nhau sinh sôi nảy nở; là mùa của đất trời hoan ca một dải nhiều màu ngập tràn vui tươi. Mùa xuân cũng là mùa mà nhiều thanh âm xô bồ, náo nhiệt nhất mở ra trước mắt người ta như một bức tranh toàn những gam màu tươi sáng. Nguyễn Khuyến trong lễ hội trừ tịch, sau một cơn say, khi tỉnh dậy đã là mồng một Tết và trong cái khoảnh khắc ấy, thi nhân tự làm mới mình qua việc thay y phục để cùng đón với đất trời ngày đầu năm chút khởi sắc: Đồi nhiên nhất túy nguyên tiêu cập Khởi hoán y thương bạn thủy tiên.
- 57 (Trừ tịch) Dịch thơ: Một giấc say mềm mồng một tết Dậy thay áo mới ngắm hoa cười. Còn gì vui và hứng thú bằng việc thi nhân ngắm nhìn đất trời, hoa cỏ rồi cười một cách điềm nhiên. Trong buổi sáng mồng một đầu năm ấy, “Nộn liễu cồ mai sắc tiệm tiên” (Liễu non mai gầy dần dần có sắc tươi). Có thể nói rằng, Nguyễn Khuyến vui với rượu và luôn lấy cái say làm thước đo cho niềm vui, sự hứng thú của mình. Sẽ như thế nào nếu một ngày thi nhân không còn uống rượu để say sưa nữa? Chắc làng say sẽ buồn lắm vì không có một hồn thơ nào uống rượu và đạt đến niềm say sưa để trọn vẹn với niềm vui như ông. Chưa dừng lại ở đó, trong các sáng tác ở hai mảng thơ Nôm và thơ chữ Hán còn rất nhiều bài thơ mà thi nhân đã cho ta thấy cái say như một liều thuốc của tâm hồn, tạo sự hứng thú và niềm vui, giúp ông có động lực sống và sáng tác mỗi ngày. Nếu cõi say khép lại thì đó chỉ là lúc nhà thơ đã vụt tắt trên thi đàn nhưng điều đó không xảy ra vì Nguyễn Khuyến như một ánh sao băng mà khi nó đã cách xa ta cả vạn dặm nhưng theo sau đó là cả một ánh sáng chiếu tỏa cho hậu thế - ánh sáng không một thứ gì có thể dập tắt được. Để khiến niềm vui của mình thêm trọn vẹn, Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho bản thân những sự kết hợp độc đáo giữa rượu và thơ. Nhà thơ không uống để mà say một mình, phải uống với bằng hữu, ông cho rằng trên cõi đời này duyên nợ không chỉ đơn thuần là gặp gỡ biết nhau mà sâu hơn nó chính là niềm vui được quay quần tề tựu với nhau. Ngồi nhăm nhi vài ba chén rượu rồi say, rồi lại chỉ thấy trước mặt có anh em, bằng hữu:
- 58 Duyên hội ngộ là duyên tuổi tác, Chén chú, chén anh, chén tôi, chén bác, Cuộc tỉnh say, say tỉnh một vài câu. (Ông phỗng đá) Uống rượu đã trở thành văn hóa, nguồn cội của dân tộc khó có thể tách bỏ nó ra khỏi tâm thức cộng đồng. Nó là nguồn cảm hứng giúp mọi người vui vẻ, xích lại gần hơn với nhau: Đời trước thánh hiền đều vắng vẻ, Có người say rượu tiếng còn nay Cho nên say, say khướt cả ngày, Say mà chẳng biết rằng say ngã đùng. (Uống rượu ở vườn Bùi) Cảnh trời, non, nước hòa vào làm một trước con mắt của kẻ say rượu. Cụ Tam nguyên hết uống rượu một mình trong đêm mùa thu rồi lại đối ẩm với bạn để thỏa lòng vui thích. Bùi viên đối ẩm trích cú ca mở ra trước mắt người đọc một cảnh hữu tình, trên nền trời in cảnh nước non, thi nhân thích chí uống với bạn để say khướt cho đáng với một cảnh nên thơ của “sơn thủy chi gian” ấy: Túy ông chi ý bất tại tửu Nhì tại hồ sơn thủy chi gian Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh Sở dĩ chung nhật túy đồi nhiên ngọa tiền doanh
- 59 (Bùi Viên đối ẩm trích cú ca) Dịch: Ý ông say không phải ở rượu Mà say ở trong cảnh nước non Chỉ có kẻ uống rượu là tiếng vẫn còn Cho nên suốt ngày say khướt nằm ở hiên ngoài Nếu Túy ông - Âu Dương Tu xưa say vì cảnh non nước đẹp hữu tình thì Nguyễn Khuyến chẳng ngần ngại mà nói rằng say vì rượu với bạn. Nhưng suy ra chẳng ai trước cảnh non nước, cạn đến cuối chén mà lại không say. Với công thức: một cảnh cộng với một bàn đối ẩm, nên ta mới được chiêm ngưỡng cái cảnh “Túy đồi nhiên ngọa tiền doanh”. Nhưng với sự yêu thích rượu đặc biệt, Nguyễn Khuyến tuy say nhưng vẫn cùng bạn cạn hết chén này đến chén khác. Cạn một lần đến cuối tận chén rượu thâm giao: “Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu” (Mời anh hãy uống cạn thêm một chén nữa!) để thỏa lòng vui thích và sự nâng lòng nhẹ nhàng bằng thức rượu để say. Tóm lại, ta thấy được trong thơ Nguyễn Khuyến, rượu và cái say xuất hiện như một bảo chứng cho một góc độ khác trong tâm hồn của thi nhân. Rõ ràng rằng, trong niềm vui thú, rượu là phương tiện để nhà thơ say vì sự hào hứng vui mừng, để thi nhân khuây khỏa, lánh xa sự nhố nhăng của xã hội. Ta chưa bàn đến ý niệm hay tư tưởng dạng “đao to búa lớn” nào cả, mà trước tiên ta hãy xét thú thưởng rượu và cái say cũng là những thú rất bình thường của con người đời thường và Nguyễn Khuyến là một cá nhân của cái đời thường ấy.
- 60 2.2. Cái say, biểu hiện của nỗi niềm trước thời cuộc, thế cuộc 2.2.1. Mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình Có thể thấy rằng, Nguyễn Khuyến là một nhà thơ mang nhiều tâm sự. Những tâm sự của ông chắc có lẽ suốt cuộc đời này cũng sẽ không tìm thấy một ai có thể hiểu được nó để giãi bày cùng. Chính vì sự bó hẹp về tâm thức con người trên phương diện thấu hiểu như thế nên Nguyễn Khuyến đã chọn lấy cách uống rượu cho say để cái hư ảo của sự say tạo nên một ảnh ảo “đồng tâm” (cùng nỗi niềm tâm sự như ông), tức một bên là nhà thơ, một bên là ảnh của nhà thơ được tạo nên từ sự say sưa bởi men rượu. Chỉ có cái nhân bản của nhà thơ mới có thể trò chuyện cùng ông trong lúc mà nhà thơ chất chứa nhiều tâm sự nhất. Cái say thật hữu dụng làm sao! Chính vì vậy mà ai cũng muốn say, say nói lảm nhảm nhưng thực chất là đang tâm sự với chính mình. Nguyễn Khuyến muốn lánh đời, tức là lánh đi cái thị phi quanh ông. Sự lánh đời đó là tiền đề để nhà thơ có những phút giây lắng lòng, suy nghĩ về những gì mình trải qua và cũng là về cuộc đời mình. Có lẽ không đâu trong thơ chữ Nôm sau khi về Yên Đổ, Nguyễn Khuyến phải tự mượn cái say để tự vấn cuộc đời mình nhiều như thế. Cứ như nhà thơ đang điểm lại cuộc hành trình mà mình đã đi qua, những gì đã làm được và nhân đây tự kiểm điểm lại mình sau những điều mình còn dang dở trên cuộc hành trình “làm người” ấy của thi nhân. Không bằng một giọng đau buồn khi tự vấn mình nhưng cũng thật nghiêm khắc. Cái giọng trào phúng nhưng cũng thật là chua xót là những gì mà ta có thể nói về việc Nguyễn Khuyến tự vấn về cuộc đời mình. Trong thơ của Nguyễn Khuyến lúc nào cũng có một ông già, một ông già lúc nào cũng hiện lên trong đôi mắt một ánh cười. Ông già ấy say, hai chân khập khiễng, chống gậy, chân nam đá chân chiêu. Ông già ấy được mệnh danh là Túy ông của làng say việt Nam: Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay.
- 61 Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay! Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? Răng long ngày trước hãy còn đây! Câu thơ được chửa, thưa rằng được, Chén rượu say rồi, nói chửa say. Kẻ ở trên đời lo lắng cả, Nghĩ ra ông sợ cái ông này. (Tự thuật) Triết lí về thời gian được Nguyễn Khuyến nhìn nhận một cách đầy ý tứ trong hai câu mở đầu: Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay. Ông ngẫm mình ông nghĩ cũng hay! Thời gian là một kẻ vô tình, là một cơn gió lướt qua mà không ai có thể níu lại được. Thời gian đã khiến cho tóc bạc, răng long. Nguyễn Khuyến biết rằng mình đã già đi theo thời gian, “Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ?”, câu hỏi động vào tâm can của người đọc như một sự vô ý nhắc nhẹ về cái chóng vánh của thời gian, của ngày tháng dương gian. Hay hàng loạt những câu cảm thán như những tiếng thở buông dài để cứ thế nhìn thời gian qua đi. Trong cái thời khắc nhanh đến chóng qua của thời gian, Nguyễn Khuyến – cái ông say ấy với một dáng hình chống gậy, chân bước thấp bước cao, chân nam đá chân chiêu đã ý thức được điều đấy. Nếu không lánh mình trong hơi say thì thi nhân biết lánh đi đâu để tự hỏi mình, những câu hỏi mà thi nhân không bao giờ dám trả lời vì không chấp nhận được hiện tại
- 62 thời gian trôi chảy nhanh và con người ta với cái chớp nhoáng “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô”. Hay đây nữa, một người đã từ quan về quê sống với ruộng vườn, nhưng cũng có lúc khắc khoải, cũng tự hỏi mình: Ngần ấy năm nay vẫn ở nhà, Nghĩ ta, ta lại chỉ thương ta. Bóng hiên thêm ngán hơi nồng nhỉ! Ngọn gió không nhường tóc bạc a? (Cáo quan về ở nhà) Nguyễn Khuyến tự thương mình, thương cho cảnh già nơi chốn thôn quê, con cái thì ra làm quan. Lúc trước cha chúng từ quan chỉ vì thời thế nhiễu nhương, nay con lại ra làm quan, căn nhà chỉ còn lại cụ Tam nguyên. Con người ở một mình, đối diện với chính mình thì cũng là lúc những cái thật nhất trong con người được bộc lộ ra. Và Nguyễn Khuyến, một vị quan của trước kia lo cho dân cho nước nay lại tự thương cho mình vì tuổi già đến, cái ngán ngẫm của cuộc sống thui thủi một mình. Và trong lúc này, rượu như vị cứu tinh và say như cứu cánh giúp nhà thơ thôi không tự vấn mình nữa. Không khí lúc này trầm nhưng không buồn, chỉ có chút gì đó của một tâm sự được ẩn kín đằng sau ngọn núi xa xăm mà nhà thơ đưa mắt nhìn: Khi vui chén rượu say không biết, Ngửa mặt lờ mờ ngọn núi xa. (Cáo quan về ở nhà)
- 63 Ta không dám nói đây là một sự quá đà, quá chén nhưng ta chắc rằng đây là một tâm thế vững chãi. Rượu vào thì kể cả ngọn núi xa cũng coi như không có, nữa là! Nguyễn Khuyến cũng đã tự nhìn nhận lại chính mình, hơn ai hết ông hiểu được sự quan trọng của mình đối với dân, với nước. Sự nhìn nhận lại chính bản thân mình, xem những gì mình đã làm được, những gì mình làm chưa được cũng là một tâm thế tích cực. Nó giúp nhà thơ bớt day dứt về nỗi nước nhà hơn khi về ở ẩn để tránh xa thói thị phi của chốn quan trường. Và chỉ có say rượu mới giúp cho nhà thơ bộc bạch những lời tâm sự mà không một ai có thể thấu hiểu được mình. Chỉ có Nguyễn Khuyến bên men rượu và sự say mới níu tâm hồn nhà thơ và những trăn trở của mình về lại thành một, để bật lên những thanh âm thơ mang âm hưởng của sự trách khứ, trách chính mình và tìm quên trong những vần thơ say giữa bao nhiêu bủa vây về sự tự dằn vặt mình cứ bám lấy ông Tam nguyên. 2.2.2. Mượn cái say để bày tỏ nỗi niềm về hiện trạng đất nước Có lẽ Nguyễn Khuyến là nhà thơ mang nhiều tâm sự, những tâm sự mang tầm “trị quốc bình thiên hạ”. Từ tâm sự trong gia đình đến những tâm sự rộng lớn hơn và hơn hết đó là những tâm sự về đất nước, nhân dân. Hậu bán thế kỉ XIX, thực dân Pháp nổ tiếng súng bắt đầu cho công cuộc xâm chiếm nước ta. Lúc này đất nước rơi vào tay giặc, con dân yêu nước ai chẳng đau lòng trước thực trạng này - thực trạng dân tộc bị nô lệ; xã hội nhố nhăng yếu hèn trước kẻ thù và những “phụ mẫu” của dân thì nhu nhược trước kẻ thù, không giúp gì được cho việc đánh đuổi giặc Pháp mà nay lại bắt tay với chúng để làm khổ nhân dân trăm bề. Trước tình thế suy vi ấy, từ quan về quê là một lựa chọn “bất đắc dĩ” nhưng phải làm để tránh xa, để mà không đau lòng trước cảnh tồi tàn ấy. Và Nguyễn Khuyến đã từ quan, dù từ quan về quê nhưng không lấy một giây phút nào trong lòng Nguyễn Khuyến không dậy sóng vì nhân dân.
- 64 Trở về quê nhà, Nguyễn Khuyến chọn thú điền viên, ruộng vườn mà an yên đến hết đời. Bên cạnh đó nhà thơ cũng đã lựa chọn rượu như một thứ gia vị nêm nếm cho cuộc sống thêm hứng thú, thêm niềm vui. Nhưng không chỉ có vậy, đó chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi. Bóc hết cái lớp vui thú kia đi, ta thấy thơ ông chỉ còn trơ ra những nỗi niềm về thời thế, về hiện trạng đất nước. Ông muốn say, say hết cả nghìn ngày, nếu tốt hơn thì say hết cả một đời người. Say đi, say để nó giúp ông sống giả tạo với đời mà không hề hay biết cuộc đời đang quá suy tàn, u tối và xã hội đang dần thối nát. Đêm khuya là lúc con người tỉnh tâm để tìm về với thực tại, Nguyễn Khuyến nghe tiếng hát mà lòng thổn thức lo âu: Một khúc đêm khuya tiếng đã chầy Nửa chen mặt nước, nửa từng mây. Nghĩ mình vườn cũ vừa lui bước, Ngán kẻ phương trời chẳng dứt dây. Bẻ liễu thành Đài, thôi cũng xếp, Trồng lan ngõ tối ngát nào hay? Từ xưa mặt ngọc ai là chẳng, Chén rượu bên đèn luống tỉnh say. (Nghe hát đêm khuya) Bước ra vườn khuya, nghe tiếng trời đất hòa cùng âm thanh cây cỏ, nhưng có hay chăng nhà thơ đang thẩn thờ trước cảnh vật. Chẳng nghe hương lan đang tỏa ngát, chẳng nghe tiếng động của thiên nhiên, mà trong lòng ông mang nặng những nỗi niềm, cái nỗi niềm thời thế đã che khuất mất cái cảm xúc của Tam nguyên.
- 65 Nguyễn Khuyến đã tận mắt mình chứng kiến cảnh một ông lão say, ông ta bực tức vì cái gian hàng mới mở ra của mình để buôn cá, bán rau mà nay lại bị một hàng mới mở bên cạnh giành mất mối. Ông ta nói với một giọng say nhè, nhưng ở những đoạn nói về mất mối lợi thì nói rất đúng và rất tỉnh. Nguyễn Khuyến hết lời khuyên ngăn nhưng ông ta không chịu về. Buộc lòng Nguyễn Khuyến phải chốt hạ: Phân hào chi lợi vị túy đắc, Thề đạo nhân tâm chân khả ai; Thỉnh ông tự ngôn ngã tự ẩm, Ông khứ ngã túy thùy tương sai! (Túy ông ngâm) Dịch: Việc dù lợi, một phân một ly cũng không thể say Lòng người, thói đời nghĩ thật đáng thương Vậy xin ông cứ nói, ta cứ uống Đến khi ông đi thì ta say, có ai còn ganh ghét nhau nữa? Vậy đấy, cảnh đời thật đáng thương như cụ Yên Đổ đã nói tới, say đâu cũng được nhưng liên quan đến cái lợi lộc của mình là phải giữ lấy trước đã. Dù cho có say nhưng khi phân tích đến những mối lợi thì tỉnh lắm, tỉnh đến độ chất vấn được cả kẻ đã cạnh tranh với mình cơ mà! Đây chính là biểu hiện của nền kinh tế thị trường khi Pháp xâm lược và mang những thứ tư tưởng “tân trào”, phương Tây, trong đó kinh tế là một điểm đánh mũi nhọn của bọn Thực dân.
- 66 Nguyễn Khuyến sống trong thời cuộc đủ để nhìn nhận được cái Đạo học Nho học thời này nó suy vi đến nhường nào. Bạn bè mà ông quen biết trong giới khoa bảng, giờ đây chia làm hai thái cực trước sự xâm lăng của Pháp. Một bên là chống lại Pháp, quyết không làm tay sai cho chúng như Nguyễn Khuyến thì đã bị chúng giết sạch hoặc bị cầm tù. Còn một bên là những kẻ bán nước, đi theo chúng để làm tay sai, hưởng bổng lộc của chúng như một đám “ruồi trâu”, bợ đít. Dù đã chọn với cuộc sống thanh bần, ẩn dật, xa lánh thói đời nhiễu nhương kia rồi, ấy vậy mà Nguyễn Khuyến nào có được yên đâu, khi chúng năm lần bảy lượt kéo đến tìm ông, rủ rê ông, biếu xén quà cáp để kéo ông về làm cho chúng. Vậy nghĩ có đau lòng không? Có một câu chuyện rằng, Chu Mạnh Trinh đã mang tặng Nguyễn Khuyến một chậu sơn trà, để thử xem Nguyễn Khuyến có lòa thật không. Nguyễn Khuyến đã làm một bài thơ Tạ lại người cho hoa trà. Mở đầu bài thơ Nguyễn Khuyến đã khéo lấy một lý do hết sức chính đáng để tỏ sự thành tâm của mình: Tết đến người cho một chậu trà, Đương say ta chẳng biết rằng hoa. Cũng lại là thú say trong dịp lễ tết, Nguyễn Khuyến đã uống rượu trong mùa xuân ấy, để rồi lảo đảo, mắt mờ chẳng biết rằng hoa mà Chu Mạnh Trinh tặng là hoa gì. Hơn nữa, Nguyễn Khuyến có lòa mắt vì say nhưng vì để răn dạy cho Chu Mạnh Trinh biết rằng, tuy lão có lòa vì say ở nơi đôi mắt, chứ không bao giờ chọc mù lương tâm của mình để theo những tên bán nước cầu vinh như hắn. Mượn cớ là quá say rượu, nên đây là cách giãi bày khôn khéo và vô cùng thâm thúy của thi nhân. Nhà thơ thật tinh tế nhường nào khi đã đáp lại một cách rất dứt khoát để cho phỉ tấm lòng người thử được tỏ tường bằng một chất giọng tiếu hài của một người vừa mới tỉnh rượu: