Khóa luận Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

pdf 67 trang thiennha21 22/04/2022 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_giai_phap_day_manh_phat_trien_du_lich_mice_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHOA DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Trình độ đào tạo : Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Ngành : Quản trị kinh doanh Chuyên ngành : Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn Khóa học : 2016 – 2020 GVHD : Th.S Nguyễn Thị Như Tuyết Sinh viên : Trần Thị Anh Thư MSSV : 16031073 Lớp : DH16DL1 Bà Rịa- Vũng Tàu, tháng 5 năm 2020
  2. LỜI CẢM ƠN Thực tế luôn cho thấy, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến Ban giám hiệu, Quý thầy cô nhà trường đã luôn hỗ trợ, dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt gần 4 năm học tập tại trường. Trong khoảng thời gian này, cá nhân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và chỉ dạy từ các thầy cô và tạo dựng riêng cho mình hành trang vững chãi để có thể bản lĩnh và đủ tự tin hơn đối mặt với cuộc sống, môi trường làm việc thực tế. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến giảng viên – cô: Nguyễn Thị Như Tuyết, về sự hướng dẫn tận tình của cô trong suốt thời gian tôi làm khóa luận tốt nghiệp – Bài báo cáo cuối cùng của mỗi sinh viên trước khi rời khỏi ghế nhà trường, cô đã đưa ra những nhận xét, góp ý, chỉ bảo cùng những lời khuyên vô cùng quý giá cho tôi qua từng buổi họp, từng buổi nói chuyện, giải đáp mọi thắc mắc trong suốt quá trình khảo sát và hình thành ý tưởng. Không thể phủ nhận rằng, chính những kiến thức quý báu mà cô đã truyền đạt mỗi ngày trên giảng đường chính là nguồn tư liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, đề tài này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao hiểu biết của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Trần Thị Anh Thư i
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE 4 1.1. Khái niệm về du lịch MICE 4 1.1.1. Meeting 5 1.1.2. Incentive 5 1.1.3. Convention 6 1.1.4. Event/ Exhibition 6 1.2. Đặc điểm của thị trường MICE 8 1.3. Vai trò của thị trường du lịch MICE 9 1.4. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE 10 1.4.1. Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện 10 1.4.2. Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu 10 1.4.3. Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển 10 1.4.4. Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội 11 1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE 11 1.4.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú 11 1.4.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường 12 1.4.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng 12 1.4.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao 12 Tiểu kết Chương 1 13 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 14 2.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 14 2.1.1. Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 14 2.1.2. Số lượng các cơ sở lưu trú 16 2.1.3. Các đơn vị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch 17 2.1.4. Các dự án du lịch 18 ii
  4. 2.2. Đặc điểm khách du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 198 2.3. Các điều kiện phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 19 2.3.1. Vị trí địa lý 19 2.3.2. Khí hậu 20 2.3.3. Tình hình chính trị – xã hội 20 2.3.4. Tài nguyên du lịch: 21 2.3.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 21 2.3.4.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo 21 2.3.4.1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng 21 2.3.4.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái 22 2.3.4.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 23 2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử - Văn hóa 23 2.3.4.2.2. Sự đặc sắc của các lễ hội 24 2.3.4.2.3. Các làng nghề truyền thống 24 2.3.5. Độc đáo nền ẩm thực 25 2.3.6. Giao thông, vận chuyển 26 2.3.7. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 26 2.4. Tình hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 26 2.5. Các hạn chế phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 28 2.5.1. Các cơ sở lưu trú còn rất ít 29 2.5.3. Đội ngũ tổ chức, quản lý, nhân viên phục vụ du khách MICE 34 2.5.4. Mức giá cả sản phẩm du lịch 35 2.5.5. Các hoạt động và môi trường du lịch 36 2.5.6. Các trung tâm mua sắm và khu vui chơi đạt chuẩn 37 Tiểu kết Chương 2 38 Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 39 3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực 39 3.1.1. Xu hướng phát triển MICE trên thế giới 39 3.2.2. Các phương hướng quy hoạch 43 3.3. Phân tích SWOT về du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 44 3.4. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 46 iii
  5. 3.4.1. Về phát triển nguồn nhân lực 47 3.4.2. Về các chính sách đầu tư, nâng cấp: 48 3.3.2.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE 48 3.4.2.2. Giải pháp đầu tư xây dựng các khách sạn – nhà hàng, phòng hội nghị, trung tâm mua sắm và khu vui chơi cao cấp 49 3.4.3. Về xúc tiến, quảng bá 49 3.4.4. Về chính sách bảo vệ sản phẩm và môi trường du lịch 50 3.4.4.1. Bảo vệ môi trường du lịch 50 3.4.4.2. Bảo vệ môi trường cảnh quan, biển đảo 52 3.4.4.3. Bảo tồn và phát triển các sản phẩm, tài nguyên du lịch 52 3.4.4.4. Công tác bảo vệ môi trường du lịch đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch 52 3.4.4.5. Công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ quan quản lý 53 3.4.5. Về chính sách giá cả sản phẩm 53 3.4.6. Về việc xây dựng các sản phẩm du lịch 54 3.4.6.1. Tăng cường củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có nhằm bổ trợ cho hoạt động du lịch MICE 54 3.4.6.2. Xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù của du lịch Thành phố nhằm phục vụ khách du lịch MICE 55 3.4.7. Về cơ chế chính sách 55 3.5. Kiến nghị 56 Tiểu kết Chương 3 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 iv
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MICE Meetings, Incentives, Conventions and Exhibitions Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu v
  7. DANH MỤC BIỀU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thống kê khối khách sạn 4 – 5 sao tại các thành phố du lịch lớn 29 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng khách sạn 4 - 5 sao trên tổng khách 30 vi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT 2017-2019 15 Bảng 2.2. Số lượng khách sạn từ 1-5 sao và cơ sở lưu trú khác 16 Bảng 2.3. Số doanh nghiệp lữ hành do Sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý 17 Bảng 2.4. Số lượng hướng dẫn viên du lịch qua các năm 17 Bảng 2.5. Bảng thống kê cơ sở lưu trú các Thành phố du lịch lân cận 30 Bảng 2.6. Bảng thống kê các khách sạn, nhà hàng có khả năng 32 Bảng 3.1. Bảng phân tích SWOT về phát triển du lịch MICE tại tỉnh BR-VT .45 vii
  9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện (Meeting Incentive Conference Event) hay gọi tắt là MICE là thị trường được đánh giá tạo doanh thu lớn cho ngành du lịch của một nước, nhờ đối tượng khách nhiều, tập trung và chi tiêu cao. Theo ước lượng của Viện nghiên cứu phát triển du lịch: “Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vì mục đích công việc tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 20%. Một người đi du lịch đến bất cứ một quốc gia với loại hình MICE thì số tiền họ chi trả cũng cao gấp 4 đến 8 lần so với các chuyến du lịch thông thường năm”. Do đó, kinh doanh du lịch MICE là một đóng góp quan trọng vào ngân sách của quốc gia. Du lịch MICE đã được các nhà tổ chức du lịch của các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt, vì nó không chỉ đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn, mà còn tạo ra nhiều việc làm và tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Ngoài ra, MICE còn kích thích sự phát triển của hệ thống khách sạn, trung tâm hội nghị, nhà hàng và thương mại, làm nên động lực thúc đẩy hệ thống cơ sở vật chất của khu vực và sự phát triển không ngừng của xã hội. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR – VT) có đầy đủ các điều kiện phát triển dịch vụ, du lịch MICE: Vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách đang ngày càng được đầu tư, đã góp phần làm cho tỉnh trở thành "Ðiểm đến không thể bỏ lỡ", thu hút du khách du lịch trong và ngoài nước. Chính vì nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng trong sự phát triển du lịch của địa phương, người viết quyết định chọn đề tài “Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” nhằm đưa ra những kiến nghị cũng như nguyện vọng, đóng góp suy nghĩ của bản thân để du lịch MICE tại tỉnh BR – VT có thể có những bước tiến vượt bậc. 2. Mục tiêu nghiên cứu và Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1
  10. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành giải quyết một số nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu tổng quan về du lịch MICE bao gồm hệ thống các cơ sở lý luận. - Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý luận về du lịch MICE - Hoạt động du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm thực trạng và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về thời gian: Để đảm bảo tính chính xác cùng các số liệu thống kê mới nhất, tác giả chỉ thu thập và sử dụng số liệu thống kê các kết quả đạt được cũng như hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến cuối tháng 12/2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Để có thể nghiên cứu đề tài này một cách bao quát tốt nhất, tác giả dựa trên cơ sở lý luận về du lịch và du lịch MICE. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết hợp những phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá: Vận dụng những kiến thức đã học trên giảng đường liên quan đến du lịch cùng quan sát thực tế, đánh giá và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn. - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Phương pháp này cho phép kế thừa, tích lũy thành tựu của quá khứ. Đây là phương pháp được sử dụng hầu như xuyên suốt trong đề tài, bao gồm hai giai đoạn: thu thập tài liệu và xử lý tài liệu. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài có thể gồm các dạng: các văn bản báo cáo hoạt động, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trung ương và địa phương, một số đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn. 2
  11. - Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân tích các số liệu liên quan như số lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch để làm dẫn chứng thuyết phục cho các nhận định của tác giả. 6. Bố cục của bài báo cáo khóa luận Để có thể trình bày đầy đủ và chi tiết những đánh giá cũng như việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh BR-VT, tác giả chia bố cục phần nội dung nghiên cứu đề tài thành 3 chương, bao gồm: Chương 1. Các cơ sở lý luận về du lịch MICE Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chương 3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3
  12. Chương 1. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH MICE 1.1. Khái niệm về du lịch MICE Hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Nổi bật trong đó là loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE). Cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuật ngữ này. Vì vậy việc nghiên cứu đưa ra khái niệm MICE là hết sức cần thiết. MICE là tên ghép của bốn chữ cái đầu của các từ chuyên biệt: Meeting (hội nghị), Incentive (khuyến thưởng), Convention (hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Đã có nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về du lịch MICE. Sau đây, người viết xin được viện dẫn một số khái niệm: Theo tác giả Nguyễn Vũ Hà, công tác tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội: “Du lịch MICE là một loại hình du lịch tổng hợp, chuyên kinh doanh các chương trình du lịch kết hợp với việc tham gia hoạt động hội họp, hội nghị, triển lãm nhằm mục đích ưu đãi, khen thưởng cho du khách” [Trích trong “Tạp chí du lịch Việt Nam”, số 11, trang 50-51]. Theo TS. Phùng Đức Vinh – Trưởng khoa khoa Du lịch trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu : “Du lịch MICE là loại hình du lịch kinh doanh du lịch kết hợp với việc cá nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương trình khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions) và tham gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.” [Trích trong “Tạp chí du lịch Việt Nam”, số 5, trang 49-50]. Theo Hiệp hội Hội nghị và Đại hội quốc tế (ICCA), du lịch MICE có thể được hiểu là một loại hình du lịch đặc biệt nhằm khai thác những thế mạnh của một nhóm đối tượng khách du lịch có tiềm năng lớn đó là đối tượng khách kinh doanh, khách tham gia vào các hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng, các cuộc triển lãm quốc tế trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất về du lịch MICE như sau: Du lịch MICE là một loại hình du lịch kết hợp các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện với hoạt động tham quan 4
  13. du lịch, vui chơi, giải trí, tiêu dùng dịch vụ du lịch tại nơi đến của du khách; trong đó các hoạt động gặp gỡ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng, triển lãm, sự kiện là các hoạt động chính/chủ yếu. MICE (Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện) được đánh giá là loại hình du lịch mang lại giá trị doanh thu cao gấp nhiều lần du lịch thông thường. Theo Hiệp hội các Cục phụ trách khách tham quan và hội nghị Châu Á (AACVB - The Asian Association of Conventice and Visitor Bureans), thì MICE bao gồm các loại hình sau: 1.1.1. Meeting Là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân, trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại. Các cuộc hội họp được chia làm hai loại: - Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings): Là hoạt động gặp gỡ, giao lưu và trao đổi thông tin giữa những người có cùng mối quan tâm hoặc cùng nghề nghiệp như nhà thiết kế sản phẩm, nhà cung ứng, các thành viên của các tổ chức quốc tế. Association Meeting có quy mô khoảng 50 – 200 người tham dự, được tổ chức trong 4 – 5 ngày. - Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings): Là loại hình có quy mô nhỏ hơn Association Meeting, bao gồm: + Internal Meeting: Hoạt động hội thảo nhằm khen thưởng hoặc trao đổi thông tin giữa những người trong cùng một tổ chức hoặc trong nội bộ công ty. + External Meeting: Hoạt động hội thảo nhằm trao đổi về việc hợp tác, đầu tư và các phát minh mới giữa 2 hay nhiều công ty với nhau. 1.1.2. Incentive Du lịch khuyến thưởng là loại hình kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Qua đó động viên tinh thần, thúc đẩy sự gắn bó, đoàn kết giữa cá nhân với cá nhân, và giữa các cá nhân với tổ chức. Về bản chất, Incentive được xem như những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với Meeting, Incentive thường được tổ chức: 5
  14. - Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những chiến lược trong tương lai. - Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng trong môi trường làm việc bên ngoài. - Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu. - Nội dung của một chương trình Incentive tour thường là các hoạt động mang tính tập thể. - Quy mô của một Incentive tour thường có khoảng 100 – 150 người tham dự. Một số tour du lịch Incentive có thể kể đến như: du lịch học sinh, sinh viên theo lớp, khoa, trường, chương trình tập huấn, tổ chức dã ngoại cho các cán bộ đoàn thể, tổ chức xã hội 1.1.3. Convention Là hình thức du lịch kết hợp với các hoạt động hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi thông tin giữa các chuyên gia có trình độ ngang hàng với nhau. Loại hình du lịch MICE này thường được tổ chức trước thềm các sự kiện lớn cấp quốc gia hay quốc tế có quy mô người tham dự từ 300 đến 1500 người. Convention tour gồm 2 loại: - Bid to host a convention: Là hội nghị được nước chủ nhà đăng cai tổ chức, các quốc gia khác gửi đại diện tham dự. - Convention organized by members: Là hội nghị được tổ chức luân phiên ở các nước. Hình thức hội họp này có quy mô lớn hơn so với meeting hay incentive. Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là các cuộc hội thảo). 1.1.4. Event/ Exhibition Triển lãm được xem là một phần của ngành du lịch MICE vì chúng thu hút du khách là những người tham gia và tham quan. Nó tạo ra một nhu cầu cao về dịch vụ du lịch, về vấn đề ăn ở. Đây là một hình thức của MICE mà qua đó nó thu hút được sự chú ý của khách nước ngoài. Vì vậy hình ảnh của đất nước và con người quốc gia đó sẽ được biết đến nhiều hơn. 6
  15. Nói cách khác, Exhibition tour là loại hình MICE kết hợp du lịch với hoạt động giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng/ thị trường mục tiêu, qua đó quảng bá rộng rãi hơn đến toàn bộ công chúng. Exhibition tour gồm 2 loại: - Trade Show (triển lãm thương mại): Là triển lãm được tổ chức đặc biệt cho các tổ chức kinh doanh nhằm buôn bán và thu lợi nhuận. Bên cạnh đó, các tổ chức kinh doanh, nhân viên, khách hàng tương xứng cũng có cơ hội trao đổi với nhau về những sản phẩm mới, đồng thời các tổ chức kinh doanh cũng tán thành ủng hộ một quỹ hỗ trợ. - Consumer Show (triển lãm dành cho người tiêu dùng): Là một cuộc triển lãm nhằm giới thiệu cho người tiêu dùng sản phảm, hàng hoá cũng như lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, hàng hoá đó. Event tour là hoạt động tổ chức các chương trình nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau, để quảng bá, xúc tiến hay tôn vinh một giá trị nào đó. Quy mô và tầm cỡ của Event tour không có sự cố định. Những hoạt động tiêu biểu có thể kể đến gồm: các chương trình liên hoan, hội thi, chương trình năm du lịch Loại hình tổ chức theo Event/ Exhibition bao gồm hai hình thức sau: - Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích công nhận, tuyên dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm. - Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mô của nó thu hút rất nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc triển lãm. Có thể khẳng định rằng, MICE là loại hình du lịch có tiềm năng lớn đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi phát triển thành công loại hình du lịch MICE, mỗi quốc gia không chỉ nhận được lợi ích cho ngành du lịch mà còn cho cả ngành thương mại, tác động rất lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước nhà. MICE là loại hình du lịch đã được rất nhiều nước đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại dịch vụ này lớn hơn rất nhiều so với du lịch cá nhân hay du lịch thông thường. Ngày nay, MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tầng cơ sở nhất định. Hội họp, khen thưởng, hội nghị, hay triển lãm là những sự kiện luôn xảy ra và được biết đến từ rất lâu, nó quy tụ lượng khách đông cũng như sự di chuyển của khách từ 7
  16. nơi này sang nơi khác, do đó luôn tạo rất nhiều cơ hội cho các công ty kinh doanh du lịch như: các cơ sở lưu trú, công ty lữ hành, dịch vụ ăn uống, mua sắm và vui chơi. Có thể nhận thấy rằng, đã có rất nhiều quốc gia hiểu được lợi ích của MICE, từ đó tận dụng hiệu quả, tối đa cơ hội, những điểm mạnh của mình và đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ, đem đến nguồn doanh thu đáng ngưỡng mộ cho các quốc gia trên thế giới, như: Thái Lan, Hồng Kông Thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút khách MICE bởi nhiều có nhiều tiềm năng và lợi thế nổi bật. Do đó, MICE Việt Nam đang dần dần phát huy năng lực và sẽ khẳng định vị thế của mình trong tương lai. 1.2. Đặc điểm của thị trường MICE Mục đích chính của việc tổ chức du lịch MICE chính là để các công ty, doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, tìm kiếm các khách hàng, đối tác mục tiêu nhằm phát triển thị trường và mở rộng hoạt động kinh doanh. Du lịch MICE là hình thức du lịch đẳng cấp với những đặc trưng nổi bật như: - Thời gian: MICE tour tùy theo yêu cầu của đơn vị tổ chức có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong năm. - Địa điểm tổ chức: Với tính chất đặc biệt cùng với những yêu cầu hoàn hảo từ khách sạn lưu trú sang trọng, dịch vụ ăn uống tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp địa điểm tổ chức du lịch MICE thường được diễn ra ở các khách sạn, resort đẳng cấp từ 3 – 5 sao hoặc các trung tâm tổ chức hội nghị lớn. - Đối tượng tham dự: Đa phần là quan chức, những người có địa vị, có tiếng nói trong một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Họ cũng là người có thu nhập và khả năng chi trả cao. - Dịch vụ sử dụng: Đây là loại hình du lịch cao cấp dành riêng cho khách hàng thu nhập cao, do đó chất lượng các dịch vụ cung ứng trong tour du lịch MICE đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối. Ngoài các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo trong tour, chương trình du lịch MICE còn tập hợp rất nhiều các hoạt động khác nhau như nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí do đó đơn vị tổ chức phải biết cách thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng của khách tham dự. 8
  17. - Du lịch MICE không có tính mùa vụ rõ rệt, diễn ra quanh năm. 1.3. Vai trò của thị trường du lịch MICE - Đóng góp của du lịch MICE về kinh tế: + Hoạt động MICE góp phần nâng cao thu nhập và mức sống cho cộng đồng địa phương. + Tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần nâng cao sản lượng và thu nhập quốc dân. + Tận dụng được các cơ sở hạ tầng sẵn có và thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, hiện đại. - Tác động về chính trị: + MICE góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Từ đó, thu hút bạn bè năm châu đến và tìm hiểu đất nước. + MICE đóng góp tích cực vào hoạt động đối ngoại và quan hệ giữa quốc gia chủ nhà với các nước trên thế giới. + Thông qua MICE, nước chủ nhà có thể gia tăng uy tín trên trường quốc tế, thúc đẩy hợp tác. Từ đó góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Việc tổ chức thành công những sự kiện lớn sẽ góp phần làm nổi bật vai trò, vị thế của một nước, quốc gia trên trường quốc tế cũng như khu vực. - Đóng góp về văn hóa, xã hội, môi trường: Hoạt động MICE làm đa dạng các hoạt động giáo dục, văn hoá, góp phần tôn vinh, nâng cao lòng tự hào dân tộc thông qua việc tổ chức các sự kiện, lễ hội quan trọng và nổi bật mang tính truyền thống tại quê hương mình. - Đóng góp đối với ngành Du lịch: + Trong số các loại hình du lịch, MICE là hoạt động ít bị tác động bởi tính mùa vụ trong du lịch. Hơn thế nữa, MICE là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng mùa vụ trong kinh doanh du lịch. Đặc biệt đối với các điểm du lịch có tính thời vụ do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết. + Việc xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các sự kiện MICE vào thời gian thấp mùa sẽ tạo điều kiện cho hoạt động du lịch tại điểm đến luôn được điều hòa vào tất cả các thời gian trong năm. - Kích thích, tác động đến các nhà đầu tư: 9
  18. + Để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, các quốc gia cẩn nhiều vốn để xây dựng cơ sờ hạ tầng như hệ thống giao thòng, phương tiện vận chuyển, thông tin liên lạc và cơ sở vật chất chuyên ngành cho du lịch như khách sạn. khu vui chơi giải trí + Vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch là cần thiết và phù hợp cho cả hai bên. Đặc biệt là thu hút các chủ đầu tư và tạo sự hấp dẫn cho họ tập trung khai thác ngành du lịch. Từ đó, làm tăng nguồn thu của quốc gia, thu nhập xã hội tăng lên, tạo cho người dân cơ hội có việc làm và điều kiện để chi tiêu cho du lịch nhiều hơn, hiệu quả hơn. 1.4. Các điều kiện để phát triển du lịch MICE 1.4.1. Môi trường ổn định, an toàn, thân thiện - Kinh doanh loại hình du lịch MICE cần phải có một môi trường ổn định về chính trị cũng như sự ổn định về giá trị của đồng tiền. Đồng thời, môi trường đó phải năng động, độc lập, đáng tin cậy và đa dạng về văn hoá. - Ngoài ra, cộng đồng dân cư phải có thái độ, cử chỉ, thân thiện và có khả năng ngoại ngữ để giao tiếp. Bên cạnh đó, các cuộc họp, hội nghị và sự kiện cần được tổ chức với yêu cầu an ninh, an toàn cao, đặc biệt là các cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và các cuộc họp có tính quốc tế. 1.4.2. Vị trí địa lý thuận lợi, có khí hậu, thời tiết ôn hòa, dễ chịu Địa điểm phát triển du lịch MICE thường ở vị trí cửa ngõ, trung tâm, từ đó có thể lan tỏa ra các vùng khác trong quốc gia hoặc trong khu vực và trên thế giới. Những địa điểm có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết quá khắc nghiệt cũng không phù hợp để phát triển loại hình du lịch này. 1.4.3. Dễ tiếp cận bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển - Có sân bay quốc tế và nội địa hiện đại, có đủ khả năng đón các đoàn khách lớn, thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan nhanh chóng, có nhiều hãng hàng không quốc tế lớn hoạt động để từ đó bay trực tiếp hoặc nối chuyến đến các vùng trong quốc gia và các khu vực trên khắp thế giới. - Việc tiếp cận điểm du lịch MICE bằng đường bộ, đường biển cũng là những yêu cầu quan trọng trong việc thu hút khách MICE vì du khách có thể lựa chọn 10
  19. phương tiện đi lại phù hợp với mình hoặc sử dụng phương tiện này để tham quan các điểm du lịch lân cận. 1.4.4. Yêu cầu cao về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội - Các điểm phát triển du lịch MICE phải có cơ sở hạ tầng hiện đại như hệ thống đường bộ thông thoáng, sạch sẽ, tránh hiện tượng kẹt xe, tắc đường và có hệ thống điện, nước đầy đủ. - Các dịch vụ về bưu chính viễn thông như điện thoại, mạng internet, dịch vụ ngân hàng, hàng không, bảo hiểm, nơi đậu xe là rất cần thiết và không thể thiếu khi tổ chức loại hình du lịch MICE bởi khác với khách du lịch thông thường, yêu cầu đối với các dịch vụ này của khách du lịch MICE là rất cao. 1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp để tổ chức du lịch MICE - Do yêu cầu thoả mãn các dịch vụ phục vụ cho hoạt động hội họp, hội thảo, tổ chức các sự kiện nên yêu cầu quan trọng đầu tiên là nơi tiến hành du lịch MICE phải có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tốt bao gồm: + Số lượng cơ sở lưu trú du lịch nhiều, đa dạng, đặc biệt là hệ thống khách sạn từ 3-5 sao với chất lượng dịch vụ tốt có thể đáp ứng những đoàn khách lớn lên đến hàng nghìn người. + Số lượng phòng hội nghị, hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng hội nghị, hội thảo phải có không gian rộng, vừa sức chứa khách, trang bị những thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động hội nghị như màn hình, máy chiếu, đường truyền internet, hệ thống míc, tai nghe 1.4.6. Khu vui chơi giải trí và mua sắm, nhà hàng phong phú - Do đặc điểm của công việc, khách du lịch sử dụng loại hình du lịch MICE thường có nhu cầu vui chơi, giải trí để thư giãn trong thời gian rảnh rỗi giữa các phiên họp và mua sắm hàng lưu niệm, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết đối với những khu vực sẽ phát triển loại hình du lịch này. - Những nơi không có các khu vui chơi giải trí cao cấp và khu thương mại với các hàng lưu niệm chất lượng cao thường không thích hợp để tổ chức loại hình du lịch này. Điều này lý giải tại sao hiện nay du lịch MICE thường phát triển gắn với các trung tâm đô thị lớn, hiện đại. - Ngoài ra, việc có các nhà hàng đa dạng, cao cấp với ẩm thực của nhiều nước khác nhau cũng là một yếu tố thu hút khách MICE vì họ cũng có nhu cầu thưởng thức 11
  20. các món ăn ngon để phục vụ sở thích, giải trí hoặc gặp gỡ đối tác sau những giờ họp, triển lãm căng thẳng, mệt mỏi. 1.4.7. Yêu cầu cao về cảnh quan môi trường - Là những khách du lịch cao cấp, khách du lịch MICE luôn có yêu cầu cao về cảnh quan môi trường nơi diễn ra hoạt động du lịch đặc thù này. Chính vì vậy những địa điểm đạt yêu cầu cơ bản về cơ sở vật chất kỹ thuật, an ninh, an toàn song có cảnh quan và môi trường thiếu hấp dẫn, không đảm bảo thường không nằm trong danh sách ưu tiên lựa chọn. - Thực tế cho thấy những khu du lịch/khách sạn cao cấp ở những nơi có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành luôn được chọn để tổ chức hoạt động MICE, đặc biệt trong trường hợp các hoạt động có tính quốc tế. Bên cạnh môi trường tự nhiên, khách du lịch MICE còn có yêu cầu cao về môi trường xã hội như thái độ ứng xử thân thiện, văn minh của cộng đồng dân cư đối với khách du lịch. 1.4.8. Dịch vụ tham quan du lịch đa dạng - Vị trí của điểm tổ chức hoạt động hội nghị hội thảo, triển lãm gần với các địa điểm tham quan du lịch là rất quan trọng. Các sản phẩm du lịch tại các địa điểm phụ cận (thường có khoảng cách đi lại trong ngày) có vai trò bổ sung và không thể thiếu trong một sản phẩm du lịch MICE trọn gói. - Đối với du lịch hội nghị, triển lãm, Ban tổ chức thường sắp xếp 1-2 buổi tham quan sau khi kết thúc hội nghị nên nhu cầu tham quan các điểm du lịch gần là rất cần thiết. Bên cạnh đó, khách du lịch MICE thường có người thân đi cùng nên họ thường lựa chọn những địa điểm có hoặc gần những địa danh du lịch nổi tiếng để người thân có thể đi du lịch trong thời gian họ bận họp hoặc dự triển lãm. 1.4.9. Đội ngũ lao động phục vụ du lịch MICE có trình độ cao - Là loại hình du lịch với đối tượng khách cao cấp, du khách MICE đòi hỏi chất lượng dịch vụ rất cao và có những yêu cầu khó tính. Đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch MICE từ nhân viên quản lý đến nhân viên phục vụ trực tiếp như hướng dẫn viên, lái xe, lễ tân phải có trình độ cao, thái độ làm việc chuyên nghiệp. - Nhân viên quản lý, xây dựng chương trình MICE trọn gói phải có kinh nghiệm, kiến thức và nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, đảm bảo quá trình phục vụ không xảy ra sai sót. Đội ngũ phục vụ trực tiếp tại khách sạn, hội nghị, hội thảo cũng phải là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và ngoại ngữ tốt bởi khách 12
  21. hàng MICE thường kỹ tính và không cho phép xảy ra sơ sót trong quá trình tổ chức, đặc biệt là những hoạt động có tính quốc tế. Đặc biệt, đội ngũ hướng dẫn viên, phiên dịch viên phải có trình độ chuyên nghiệp, giỏi nghề. Tiểu kết Chương 1 Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp, thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt. Du lịch MICE gồm các phân khúc chính: hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và triển lãm. Du lịch MICE có nhiều tác động tích cực trực tiếp và gián tiếp lên mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Đặc biệt, hiện nay, Du lịch MICE được xem như nhân tố xúc tác, bổ trợ các ngành kinh tế ưu tiên trong nước phát triển. Một địa điểm để phát triển du lịch MICE ngoài việc đáp ứng các điều kiện của một điểm du lịch thông thường còn phải thỏa mãn những điều kiện của phát triển du lịch MICE đặc biệt về vị trí địa lý, đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế thương mại 13
  22. Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Tổng quan về du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Về lĩnh vực du lịch, tỉnh BR-VT là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nhiều năm qua, BR-VT trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước nhờ điểm đến hấp dẫn, cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao Hàng loạt bãi tắm, các resort cao cấp mọc khắp các bờ biển hoạt động rất hiệu quả, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Đảng bộ tỉnh BR-VT đã và đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển. Ông Nguyễn Văn Trình, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, cho biết: “Để phát triển ngành du lịch trong thời gian tới, hiện tại tỉnh đã kêu gọi các nhà đầu tư có đẳng cấp quốc tế đủ năng lực, kinh nghiệm đầu tư phát triển các dự án du lịch lớn, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Chúng tôi đang tập trung để phát triển khu du lịch Paradise, dự án Atlantis (thành phố Vũng Tàu), dự án vườn thú hoang dã Safari (huyện Xuyên Mộc) Cùng với đó kêu gọi đầu tư các trung tâm mua sắm cao cấp xây dựng các sản phẩm du lịch mới, lạ, mang đặc trưng của tỉnh để đáp ứng nhu cầu của du khách”. Hiện tại, ngành du lịch tỉnh BR-VT cũng đã gặt hái được rất nhiều thành quả đáng tuyên dương, thể hiện sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và cộng đồng người dân sinh sống trên địa bàn. 2.1.1. Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Những năm gần đây thương hiệu du lịch Vũng Tàu được lan tỏa, nhận được nhiều lời khen ngợi của du khách trong và ngoài nước không chỉ về danh lam thắng cảnh, công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt mà còn thể hiện ở chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú, sự thân thiện của nhân dân, môi trường xanh – sạch – đẹp. Hàng năm bình quân Thành phố đón gần 6 triệu du khách, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 12%, tỷ lệ khách bình quân hàng năm tăng từ 15 – 18%, khẳng định sức hút của Vũng Tàu đối với du khách. Theo thống kê mới nhất vào năm 2019, Sở Du lịch tỉnh BR-VT đã tính toán được số lượng khách mà toàn tỉnh đón và phục vụ vào 3 tháng đầu năm 2019 khoảng 14
  23. 3.075.000 lượt khách, tăng 28% so với cùng kỳ. Trong đó khách lưu trú tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đạt khoảng 1.01 triệu lượt, đạt 28,62 % kế hoạch năm; tăng 16,2 % so với cùng kỳ. Riêng khách quốc tế lưu trú đón khoảng 130.400 lượt, đạt đạt 26,5 % kế hoạch năm; tăng 17% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch quý I đạt khoảng 2.847 tỷ đồng. Trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú du lịch đạt khoảng 1.409 tỷ đồng đạt 26,93 % kế hoạch năm tăng 16,4% so cùng kỳ. Đến 6 tháng đầu năm 2019, số liệu thống kê lại thay đổi khi toàn tỉnh đón và phục vụ khoảng 8,46 triệu lượt, tăng 29,22% so với cùng kỳ, trong đó khách lưu trú đạt 2,1 triệu lượt (tăng 14,55% so với cùng kỳ). Tổng doanh thu du lịch đạt 8.646 tỷ đồng, tăng 17,79% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu từ dịch vụ lưu trú đạt 2.910 tỷ đồng, tăng 16,44% so với cùng kỳ. Tại Vũng Tàu, khách du lịch ngày càng tăng và 9 tháng đầu năm 2019, Thành phố đã đón và phục vụ hơn 4 triệu lượt khách đến vui chơi giải trí, tham quan, trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 12%. Bảng 2.1. Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT năm 2017-2019 Thời gian Tổng lượt khách đến Tổng lượt Doanh thu từ Doanh thu khách lưu trú dịch vụ lưu trú đạt được Năm 2017 Không có thống kê 2,79 triệu lượt 1.781 tỷ đồng 12.400 tỷ đồng Năm 2018 13,5 triệu lượt 3,1 triệu lượt 2.353 tỷ đồng 14.200 tỷ đồng Năm 2019 15,55 triệu lượt 3,71 triệu lượt 5.326 tỷ đồng 16.550 tỷ đồng (Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019) Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh năm 2019, về kinh doanh: + Tổng lượt khách du lịch ước khoảng 15,55 triệu lượt, tăng 15,19% so với cùng kỳ, ước đạt 100,32% kế hoạch năm. Trong đó, lượt khách lưu trú tại các cơ sở lưu trú du lịch ước khoảng 3,71 triệu lượt, tăng 19,68% so với cùng kỳ, đạt 105,1% kế hoạch năm. Riêng khách quốc tế lưu trú ước khoảng 500 ngàn lượt, tăng 17,92% so với cùng kỳ, ước đạt 102,67% kế hoạch năm. 15
  24. + Tổng doanh thu từ khách du lịch trong năm ước khoảng 16.550 tỷ đồng, tăng 16,16% so với cùng kỳ, ước đạt 100,18% kế hoạch năm (doanh thu từ các cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch đạt khoảng 5.362 tỷ đồng, tăng 17,85% so với cùng kỳ, ước đạt 102,47% kế hoạch năm). So với năm 2018, BR – VT đón hơn 13,5 triệu lượt khách, năm 2019 là hơn 15,55 triệu lượt. Doanh thu từ du lịch cũng không ngừng tăng trưởng, năm 2018 là hơn 14.200 tỷ đồng và năm 2019 đạt hơn 16.550 tỷ đồng. 2.1.2. Số lượng các cơ sở lưu trú Năm 2019, Hiệp hội du lịch tỉnh BR-VT đã phối hợp cùng Sở du lịch tiến hành thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cho 20 khách sạn gồm: 03 khách sạn 03 sao, 05 khách sạn 02 sao và 12 khách sạn 01 sao. Bảng 2.2. Số lượng khách sạn từ 1-5 sao và cơ sở lưu trú khác Đơn vị tính: Doanh nghiệp Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số cơ sở Hạng 1 sao 60 73 83 120 104 108 2 sao 38 45 54 56 43 49 3 sao 19 20 20 20 23 24 4 sao 13 15 16 16 16 16 5 sao 3 3 4 4 4 4 Tổng cơ sở lưu trú đã được xếp hạng từ 1-5sao 136 156 177 216 190 201 Biệt thự, căn hộ cao cấp 3 3 3 1 Nhà nghỉ 64 96 96 271 Tổng biệt thự, căn hộ, nhà nghỉ 67 99 99 272 269 269 Tổng 203 255 276 488 459 470 (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019) 16
  25. Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019, tính đến nay, toàn tỉnh hiện có trên 1.500 cơ sở lưu trú kinh doanh phục vụ khách du lịch trên 15.000 phòng. Trong đó, số cơ sở lưu trú được phân loại xếp hạng từ 1 đến 5 sao là 201 (gồm: 04 khách sạn 5 sao, 16 khách sạn 4 sao, 24 khách sạn 3 sao, 49 khách sạn 2 sao, 108 khách sạn 1 sao, với tổng số phòng đã được phân loại, xếp hạng (1-5 sao) là 10.142 phòng và 270 cơ sở với 2.609 phòng đã được xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. 2.1.3. Các đơn vị lữ hành và hướng dẫn viên du lịch Theo báo cáo thống kê mới nhất của Hiệp hội du lịch tỉnh BR-VT, hiện tại, tỉnh có tổng số đơn vị hoạt động lữ hành là 39 đơn vị, trong đó có 17 đơn vị lữ hành quốc tế, 22 đơn vị lữ hành nội địa. Toàn tỉnh có 91 thẻ hướng dẫn viên du lịch đang hoạt động, trong đó có 35 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 56 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa. Các con số này cũng tăng dần đều qua các năm khi mà ngành du lịch đang từng ngày được chú trọng đẩy mạnh phát triển. Bảng 2.3. Số doanh nghiệp lữ hành do Sở du lịch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu quản lý Đơn vị tính: Doanh nghiệp Năm 2017 2018 2019 Loại hình Lữ hành quốc tế 14 15 17 Lữ hành nội địa 16 19 22 30 34 39 Tổng số (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019) Bảng 2.4. Số lượng hướng dẫn viên du lịch qua các năm Đơn vị tính: Người Năm Số lượng 2017 2018 2019 HDV Quốc tế 25 29 35 HDV Nội địa 47 58 56 Tổng cộng 72 87 91 (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019) 17
  26. 2.1.4. Các dự án du lịch Trong năm 2019, Ban chấp hành Hiệp hội du lịch tỉnh đã tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung tăng cường liên kết giữa các thành viên trong Hiệp hội; chia sẻ, tháo gỡ khó khăn về vấn đề môi trường, thị trường khách, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh; nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hội viên, góp phần vào sự phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh, đặc biệt chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch MICE. Hiệp hội Du lịch đã vận động các doanh nghiệp du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch trong tỉnh tích cực tham gia quảng bá, xúc tiến thương hiệu tại các hội chợ trong và ngoài nước; triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa tới các cơ sở kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú. Thực hiện kê khai giá, niêm yết giá dịch vụ lưu trú; đề nghị doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú; tăng cường các hoạt động thu hút khách du lịch; liên kết các doanh nghiệp trong tỉnh để kết nối tour với các công ty lữ hành trong và ngoài nước; tạo điều kiện hỗ trợ để doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển hoạt động kinh doanh Tổng số dự án đầu tư du lịch đang triển khai trên địa bàn tỉnh là 125 dự án với tổng diện tích là 2.822 ha; tổng số vốn đăng ký đầu tư: 37.020,124 tỷ đồng và 9.117 triệu USD. Trong đó: - Dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 19 dự án, gồm: 08 dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành một phần đi vào hoạt động kinh doanh; 04 dự án đang triển khai xây dựng; 07 dự án đang triển khai thủ tục pháp lý. - Dự án có vốn đầu tư trong nước là 106 dự án, gồm: 38 dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành một phần đi vào hoạt động kinh doanh; 30 dự án đang triển khai xây dựng; 38 dự án đang triển khai thủ tục pháp lý. (Nguồn: Báo cáo thống kê của Hiệp hội du lịch tỉnh BR – VT, 2019) 2.2. Đặc điểm khách du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Theo báo cáo thống kê các khảo sát về việc đánh giá đặc điểm du khách MICE tại tỉnh BR-VT do sở Du lịch nghiên cứu: - Độ tuổi chủ yếu của khách du lịch MICE tại tỉnh BR-VT là 35 – 44 tuổi (chiếm tỷ trọng 53% tổng số du khách du lịch MICE được khảo sát) và từ 25 – 34 tuổi (chiếm tỷ trọng 24%). Ngoài ra, số khách MICE có độ tuổi trên 45 chiếm tỷ 18
  27. trọng 12% và chỉ một ít số khách có độ tuổi 15 – 24 tuổi (chiếm tỷ trọng 9%). Trong đó, tỷ trọng du khách nam 56% và du khách nữ là 44%. - Do đây là sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện và team building, phần lớn du khách có nghề nghiệp là kinh doanh (chiếm tỷ trọng 27%), công chức viên chức (12%), lao động làm việc trong doanh nghiệp (31%). Các đối tượng khách như sinh viên, nghỉ hưu chiếm tỷ trọng khá thấp (6%). - Do đặc thù của sản phẩm du lịch MICE nên trình độ học vấn của du khách khá cao. Tỷ lệ du khách MICE được khảo sát có trình độ học vấn cao đẳng, đại học là 41%, sau đại học là 7%. Bên cạnh đó, số du khách MICE có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ là 22% và 11% số du khách MICE được khảo sát có trình độ khác. - Khách du lịch MICE trong nước thuộc đối tượng tầng lớp trung lưu có mức thu nhập bình quân là 10.275.253 đồng và du khách nước ngoài có mức thu nhập bình quân là 4.423 USD. 2.3. Các điều kiện phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Loại hình du lịch MICE là một trong những loại hình du lịch đang được rất nhiều các thành phố lớn chú trọng đầu tư để phát triển, hiệu quả nhất. Bà Rịa – Vũng Tàu – Mảnh đất được biết đến là nơi được mẹ thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch. Chính vì sự ưu đãi đấy, ngành du lịch của tỉnh cũng từng ngày được chú trọng phát triển, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến mỗi năm và tăng dần đều. 2.3.1. Vị trí địa lý Tỉnh BR-VT thuộc vùng Đông Nam bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông thuận lợi. Nằm vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, BR-VT kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy. 19
  28. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. BR-VT có địa giới hành chính chung dài 16.33 km với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116.5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29.26 km với Bình Thuận ở phía Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông. → Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được được đánh giá là có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, thiên nhiên ưu đãi để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch MICE. 2.3.2. Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 – 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, thời gian này có gió mùa Tây Nam chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 24 – 290C, nhiệt độ tầng dày khoảng 26.5 – 270C. Khác với khu vực miền Trung và miền Bắc, tỉnh BR-VT nằm trong vùng ít có bão, chính yếu tố này đã giúp tỉnh trở thành 1 điểm thu hút và tạo ấn tượng du lịch tuyệt vời cho nhiều du khách. → Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo, thu hút các đoàn khách MICE trên mọi miền Tổ quốc và các quốc gia khác. 2.3.3. Tình hình chính trị – xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu được biết đến là một thành phố trẻ và rất năng động, giàu sức sống, dễ tiếp nhận cái mới và cái khác biệt, thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ, trong đó có du lịch. Người dân nơi đây cũng rất thân thiện, cởi mở và hiếu khách, dễ hòa nhập và bắt kịp cái mới. Tỉnh BR-VT cũng như Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực là có nền chính trị ổn định, môi trường sống an ninh, an toàn. Du khách khi đến du lịch tại Tỉnh, sẽ có cảm giác thoải mái, gần gũi và dễ chịu. Với sự ra đời kịp thời của đội ngũ cảnh sát trật tự du lịch, Thành phố Vũng Tàu đã bớt tình trạng 20
  29. ăn xin, chèo kéo khách du lịch, taxi dù Đây là những điều kiện quan trọng tỉnh BR- VT phát triển du lịch MICE hiệu quả hơn. 2.3.4. Tài nguyên du lịch 2.3.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.3.4.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo Bà Rịa – Vũng Tàu vốn được thiên nhiên ưu đãi nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ du lịch biển. Xác định du lịch tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, tỉnh BR-VT đang triển khai nhiều biện pháp để tiếp tục khơi dậy tiềm năng từ biển đảo. Bờ biển dài 305,4 km với khoảng 156 km có bãi cát thoai thoải, nước xanh, có thể sử dụng làm bãi tắm và hình thành các resort cao cấp kết hợp các loại hình du lịch thể thao biển. Côn Đảo là một huyện đảo thuộc tỉnh với hệ thống 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm sát đường hàng hải quốc tế từ châu âu sang châu Á tạo cho BR-VT tiềm năng du lịch biển phong phú. Hệ sinh thái biển và ven biển khá độc đáo, đa dạng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu và Vườn Quốc gia Côn Đảo nhiều loài hải sản đặc sắc thích hợp cho các loại hình du lịch khám phá đại dương như: lặn biển, câu cá, ngắm san hô, câu cá ngừ đại dương. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng tiềm năng giàu có của biển, của rừng, từ lâu BR-VT được đánh giá là một trong những điểm du lịch trọng tâm của Việt Nam. 2.3.4.1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng Du lịch không còn chỉ là thú vui của những người thích đam mê khám phá. Du lịch còn là một cơ hội để mỗi người có thể rời xa công việc, bận rộn, dành thời gian cho bản thân. Thấu hiểu nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi, hình thức du lịch nghỉ dưỡng đã ra đời, càng ngày càng nhận được sự đón nhận của du khách. Một trong những điểm đến không thể không nhắc đến nếu du khách có nhu cầu nghỉ dưỡng là suối khoáng nóng Bình Châu. Suối nước nóng Bình Châu với nhiệt độ cao nhất lên đến 80oC thích hợp với nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của du khách. Suối khoáng nóng Bình Châu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 140km và cách tỉnh Bình Thuận 80km. Đây là điểm du lịch được 21
  30. thiên nhiên vô cùng ưu ái khi nằm giữa rừng nguyên sinh xanh bạt ngàn, không gian thoáng mát và dòng nước nóng trào dâng từ lòng đất; có hơn 70 điểm phun nước lộ thiên có hàm lượng khoáng cao, nhiệt độ từ 370 – 820C tùy khu vực, ngâm mình trong hồ nước ấm tự nhiên giúp du khách thư giãn cơ thể, cân bằng tinh thần. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm dịch vụ tắm bùn khoáng tự nhiên với độ sệt vừa phải giúp dưỡng da, thải độc tố, thanh lọc cơ thể và tuần hoàn máu tốt nhất. Tại khu du lịch có cung cấp thêm các dịch vụ xông hơi, xoa bóp, tắm thuốc Bắc, luộc trứng gà dưới giếng trời với nhiệt độ nước khoảng 820C, câu cá nước ngọt và các khu vui chơi cho trẻ em → Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) bình chọn suối khoáng nóng Bình Châu là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn cầu. 2.3.4.1.3. Tài nguyên du lịch sinh thái Du lịch sinh thái hay còn gọi là “Du lịch Xanh”, “Du lịch có trách nhiệm”, “Du lịch bền vững” là loại hình khá mới mẻ nhưng hiện nay nó đang phát triển khá mạnh, được nhiều quốc gia và cả thế giới quan tâm và có xu hướng gia tăng ngày càng nhanh trong nhu cầu của khách du lịch. Bà Rịa –Vũng Tàu từ lâu đã được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước, nằm ở khu vực cửa ngõ miền Đông Nam bộ hướng ra biển Đông, liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam với hệ thống giao thông kết nối khá thuận lợi. Đây chính là một điểm mạnh của ngành Du lịch BR-VT so với các địa phương trong khu vực, cộng với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt là tiềm năng tự nhiên với 300 km chiều dài bờ biển trong đó có khoảng 156 km là các bãi tắm đẹp, bằng phẳng, ít sóng lớn, nước trong xanh có các di tích, thắng cảnh kề cận, có rừng nguyên sinh Bình Châu Phước Bửu, vườn Quốc gia Côn Đảo với hệ động thực vật phong phú, có suối khoáng nóng ngay trong rừng nguyên sinh, Tỉnh có cả những ngọn núi cao như Núi Dinh, núi Minh Đạm. Tất cả đều có thể khai thác cho các hoạt động du lịch đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Trước những tiềm năng, thế mạnh của loại hình Du lịch sinh thái nơi đây, BR-VT đã khai thác và hình thành nên một số khu du lịch sinh thái mới, hấp dẫn du khách như Khu du lịch sinh thái Ngọc Xương, khu du lịch sinh thái Bưng Bạc, khu du lịch sinh thái Tứ Phương Thất Đảo tất cả đều được bài trí mang đậm nét thôn quê, bình dị, và gần gũi với thiên nhiên phù hợp với nhu cầu chung của du khách hiện nay, bởi không 22
  31. gian thoáng đãng, đến đây du khách được thưởng thức những đặc sản vườn nhà, được chơi những trò chơi thú vị như câu cá, cắm trại bên suối, leo núi 2.3.4.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 2.3.4.2.1. Các di tích Lịch sử - Văn hóa Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ sở hữu những bãi biển đẹp mà còn có một nền văn hóa đặc sắc với những di tích lịch sử hào hùng, những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, những làng nghề truyền thống bình dị. Trên địa bàn tỉnh BR-VT có 44 khu di tích lịch sử được công nhận và xếp hạng, trong đó có 30 di tích cấp quốc gia và 14 di tích cấp tỉnh là minh chứng lịch sử về cuộc kháng chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc. Ngày nay, những địa danh ấy đang trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, đặc biệt là khách quốc tế. Bên cạnh đó, Tỉnh còn nhiều di tích lịch sử – văn hóa, tâm linh khác gắn liền với cuộc sống cộng đồng của cư dân cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng như: An Sơn miếu, chùa cổ Long Bàn, dinh Bà Cố, chùa Thiên Bửu Tháp, Thích ca Phật đài, Niết bàn tịnh xá, Linh Sơn cổ tự, tổ đình Thiên Thai, địa đạo Kim Long, Cầu tàu 914, cầu Ma Thiên Lãnh, bảo tàng vũ khí cổ, Di tích Lịch sử –Văn hóa Bàu Thành, khu căn cứ cách mạng núi Dinh, tượng đài chiến thắng Bình Giã Di tích lịch sử, văn hóa của BR-VT đa dạng và chịu ảnh hưởng những mức độ khác nhau của các nền văn hóa lâu đời gắn với biển: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Một phần trong số các di tích lịch sử, văn hóa đều có khả năng khai thác phục vụ du lịch. - Nhóm di tích lịch sử, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ trong đó có khu Đình Thắng Tam, thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng Chúa Kytô, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ là các địa điểm tốt để có thể phát triển thành các điểm du lịch lễ hội, tâm linh. - Nhóm di tích lịch sử, cách mạng và kháng chiến phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho loại hình du lịch tham quan, về nguồn. 23
  32. 2.3.4.2.2. Sự đặc sắc của các lễ hội Không chỉ có bãi biển dài và nhiều thắng cảnh thiên nhiên, với bề dày lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, Bà Rịa – Vũng Tàu còn lưu giữ nhiều lễ hội đặc sắc thu hút rất đông du khách về tham quan, chiêm bái hàng năm. Lễ hội truyền thống ở BR-VT là sự giao thoa màu sắc văn hóa truyền thống của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam và đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng nơi đây. Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển cũng đã và đang được duy trì, phát triển thành các lễ hội văn hóa, du lịch, hàng năm thu hút rất đông du khách về hành hương, tế lễ như: - Lễ hội Nghinh Ông và Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (từ ngày 16 – 18/8 âm lịch). - Lễ hội Trùng Cửu (từ ngày 8 – 9/9 âm lịch). - Lễ hội Dinh Cô (từ ngày 10 – 12/2 âm lịch). - Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (từ ngày 20/8 âm lịch). - Lễ giỗ ông Trần (ngày 20/2 âm lịch). - Lễ giỗ Bà Phi Yến (ngày 18/10 âm lịch). 2.3.4.2.3. Các làng nghề truyền thống Không chỉ được biết đến với thành phố Vũng Tàu sôi động, sầm uất với nhiều khu vui chơi, giải trí, BR-VT còn có một diện mạo khác dung dị, truyền thống và trầm mặc. Đó là những ngôi làng nghề xưa vẫn còn được duy trì và phát triển đến ngày nay. - Làng nghề làm bánh tráng An Ngãi thuộc xã An Ngãi, huyện Long Điền. Đây là làng nghề làm bánh tráng truyền thống lâu đời với hơn 100 năm tuổi và được công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013. Tại đây, các hộ được tập trung lại thành một làng nghề để sản xuất có hiệu quả hơn và để du khách đến tham quan dễ dàng hơn. - Làng nghề nấu rượu tại xã Hòa Long, thành phố Bà Rịa có từ những năm 60 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ vài hộ, lâu dần được phát triển, lưu giữ qua nhiều thế hệ với những bí quyết rất riêng và trở thành nghề đặc trưng của xã. Theo những người dân sống lâu năm tại mảnh đất này, rượu Hòa Long thơm ngon vì ngoài nguyên liệu tốt, người dân Hòa Long còn có bí quyết chọn nguyên liệu, làm men, ủ cơm, chưng cất, hệ thống lọc tạp chất Chính các bí quyết đó không những làm cho rượu Hòa Long thơm ngon mà còn có chất lượng ổn định. Đến thăm làng nấu rượu Hòa Long 24
  33. chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời với những vị khách yêu thích tìm hiểu những giá trị truyền thống. - Làng bún Long Kiên thuộc phường Long Tâm, thành phố Bà Rịa. Xuất xứ của bún Long Kiên có nguồn gốc từ miền Bắc, được người dân thành phố Hải Phòng khi di cư vào đây và mang đến làng. Theo những người có tuổi trong làng kể lại, những ngày đầu chỉ có 5 hộ gia đình làm bún tại làng Long Kiên, nhưng đến nay nghề làm bún đã trở thành một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập ổn định, là nét văn hóa được bảo tồn tại làng và là một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Vũng Tàu. Bí quyết chính để làm ra bún ngon tại làng Long Kiên là phải dùng gạo Nàng Sậu, gạo sơ ri do dân làng tự tay trồng cấy trong 6 tháng, gạo có màu trắng xanh hạt nhỏ nhắn, dài hơn các loại gạo khác và đặc biệt là khi nấu rất nhanh chín. 2.3.5. Độc đáo nền ẩm thực Vùng đất với biển xanh, cát trắng, nắng vàng này là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách, đặc biệt là vào mùa hè. Đến BR-VT mà chưa thưởng thức các món ăn độc đáo ở đây thì thật là thiếu sót. Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút du khách không chỉ vì cảnh quan hấp dẫn mà còn vì nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Đến BR-VT, mỗi nơi có những món ngon, mang thương hiệu riêng. Là vùng biển, thế mạnh ẩm thực chính là hải sản, các món ăn hải sản nơi đây phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cả từ bình dân đến cao cấp. Các món ăn của vùng đất BR-VT không quá sang trọng, cũng chẳng quá cầu kỳ nhưng không bao giờ ngừng hấp dẫn du khách. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức các món ăn đặc trưng cho truyền thống làng nghề với hương vị quê hương rất riêng như bánh hỏi An Nhứt, bánh khọt Vũng Tàu, bánh canh Long hương, bánh bèo Tuyết Mai, bánh xèo Long Hải Du khách đã từng đến BR-VT chắc có lẽ ít nhất một lần được thưởng thức những món ăn đặc sản, và các món ăn truyền thống đặc trưng của miền này. Mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp của tài năng và sự sáng tạo trong lao động của những đầu bếp, mà còn chứa đựng hương vị và những nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của mỗi địa phương. Với các điều kiện phát triển du lịch vừa được trình bày ở trên, tỉnh BR-VT chắc chắn là một trong những điểm sáng thu hút lượng du khách tứ phương và quốc tế. Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá là “Mảnh đất vàng” du lịch trong công tác khai thác hiệu quả loại hình du lịch MICE. 25
  34. 2.3.6. Giao thông, vận chuyển Lợi thế về hạ tầng kết nối và vị trí liền kề Thành phố Hồ Chí Minh đang giúp ngành du lịch BR-VT phát triển mạnh trong những năm qua. Có thể khẳng định rằng, một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp ngành du lịch BR-VT phát triển là hệ thống giao thông kết nối vùng khá tốt. Ngoài quốc lộ 51, quốc lộ 56 và tuyến đường du lịch ven biển, BR-VT còn hưởng lợi rất lớn từ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và sắp tới là cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nhờ các tuyến giao thông trọng điểm này, thời gian di chuyển từ miền Tây, Bình Dương, Bình Phước hay Thành phố Hồ Chí Minh đến BR-VT chỉ mất khoảng 1 – 1,5 giờ. Tại Côn Đảo, năm 2019, lượng khách đến đây cũng tăng cao nhờ sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển khách du lịch đi lại giữa đảo với đất liền nhiều hơn. Ngoài hãng bay Vasco, tàu Côn Đảo 10, 2 tàu Superdong tuyến Sóc Trăng – Côn Đảo, năm 2019 vừa rồi, có thêm tàu khai thác tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo, Cần Thơ – Côn Đảo; trực thăng từ Vũng Tàu ra Côn Đảo; Sixsenses Côn Đảo Resort cũng mở dịch vụ chuyên cơ King Air 350 với 8 chỗ ngồi và máy bay Legacy 15 chỗ đưa khách đến Côn Đảo. Đặc biệt, BR-VT còn được hưởng lợi thế khi sân bay Long Thành hoàn thiện và vận hành. Khi đó, chắc chắn lượng khách quốc tế đến với BR-VT sẽ còn tăng vọt. 2.3.7. Chính sách hỗ trợ du lịch MICE của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Du lịch MICE được đánh giá là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng và được chú trọng phát triển tại tỉnh BR-VT. Với mong muốn chinh phục thành công loại hình du lịch MICE, tỉnh đã luôn tăng cường, chú trọng khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các dự án, tổ hợp du lịch lớn, các dự án khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đặc biệt là sự quan tâm tháo gỡ các cơ chế chính sách về đất đai, hỗ trợ giấy phép kinh doanh kịp thời, nhất là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tài chính. 2.4. Tình hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với những danh thắng mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng cùng nhiều di sản, di tích văn hóa – lịch sử, Việt Nam nói chung và Vũng Tàu nói riêng là điểm đến đầy triển vọng của loại hình du lịch MICE trong khu vực ASEAN. Chưa hết, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn ra phức tạp, sự mất ổn định diễn ra tại nhiều quốc gia thì Việt Nam được công nhận là một điểm đến an toàn và thân thiện. Theo tính toán, loại hình MICE 26
  35. mang lại giá trị kinh tế cao gấp 6 lần so với những loại hình du lịch thông thường. Cụ thể, theo ước tính của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Mức chi tiêu trung bình (ngoài chi phí tour) của khách MICE từ châu Âu là 700 – 1.000 USD/ngày, khách châu Á khoảng 400 USD/ngày, con số thực tế có thể còn cao hơn. Đánh giá việc phát triển du lịch MICE tại Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Minh Mẫn – Trưởng phòng Truyền thông của Công ty Du lịch Vietravel cho rằng: “Đoàn khách của du lịch MICE thường có quy mô lớn, có khi lên đến cả ngàn người, đồng thời khả năng kinh tế của khách MICE thường rất cao, bởi vậy mà du lịch MICE yêu cầu chất lượng dịch vụ trên mức thông thường rất nhiều. Họ thường yêu cầu khách sạn 4 – 5 sao, những khu resort (nghỉ dưỡng) cao cấp; tour sau hội nghị cũng phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu, địa điểm tổ chức tiện nghi và đơn vị vận chuyển, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch có kỹ năng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, số lượng khách sạn từ 4 – 5 sao đạt chuẩn tại nhiều thành phố chưa nhiều, khách sạn tại những thành phố lớn lại thường xuyên kín chỗ nên không phải lúc nào các hãng lữ hành cũng có thể đáp ứng yêu cầu của khách MICE. Sản phẩm MICE là tổng hợp của nhiều dịch vụ, đòi hỏi các bên tham gia từ lữ hành, vận chuyển cho đến lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng chương trình nhóm, chương trình tham quan phải bắt tay chặt chẽ thì mới có thể tạo ra chất lượng dịch vụ tốt.” Chính những nhìn nhận, đánh giá của ông Mẫn mà mỗi thành phố, địa phương đang phát triển ngành du lịch cần phải tập trung xây dựng, nâng cấp các cơ sở lưu trú, hệ thống các nhà hàng khách sạn, khu vui chơi và các trung tâm hội nghị, mua sắm trên địa bàn. Song song đó, mỗi thành phố, địa phương cần nhanh chóng khắc phục và bổ sung các hạn chế, điểm thiếu sót trong việc cung ứng cho đoàn khách du lịch MICE nhằm tối đa hóa lợi nhuận cũng như doanh thu từ loại hình du lịch “hốt bạc” này. Bà Rịa – Vũng Tàu vốn là thành phố du lịch nổi tiếng, về cảnh quan tự nhiên, có nhiều điểm mạnh để phát triển du lịch MICE hơn các thành phố trong vùng. Ngoài phố biển Vũng Tàu còn có Côn Đảo, Hồ Tràm . Khí hậu ôn hòa, có núi, biển, rừng nguyên sinh, suối nước nóng là những cảnh quan nổi trội để tổ chức du lịch MICE cao cấp. BR-VT chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh (cửa ngõ đón các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam nhiều nhất) hơn 100km (2 giờ đường bộ hoặc 1 giờ 15 phút đường thủy). Thuận lợi này sẽ được nhân đôi khi sân bay quốc tế Long Thành sẽ đi vào hoạt động (dự kiến năm 2020). 27
  36. Nhưng với loại hình du lịch cao cấp MICE, những lợi thế trên chưa đủ, mà nó đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng khác khi BR-VT chưa đáp ứng được. Không thể phủ nhận rằng, du lịch Vũng Tàu chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng và thế mạnh sẵn có, những sản phẩm đặc thù còn thiếu và yếu, một số sản phẩm độc đáo nhưng vẫn còn dừng lại ở mức manh nha, đặc biệt chúng ta còn thiếu sự liên kết để có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, sản phẩm du lịch về đêm Để thu hút lượng khách đến Vũng Tàu, Thành phố cần phải luôn chú trọng nâng cao chất lượng du lịch cao để giữ chân du khách lưu trú dài ngày, chú trọng phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, các di tích văn hóa luôn được coi là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, là sản phẩm đặc trưng của địa phương. 2.5. Các hạn chế phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Không thể phủ nhận rằng, tỉnh BR-VT có rất nhiều những điều kiện để phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch MICE, nhưng nếu nói đã đủ điều kiện phục vụ thì hoàn toàn không chính xác. Việc tiếp đón một đoàn khách MICE với số lượng hàng trăm, hàng ngàn người thì rất ít các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh có thể đáp ứng được. Song song bên việc thiếu các cơ sở lưu trú đạt chuẩn, còn có rất nhiều những hạn chế mà tỉnh BR- VT đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những hướng đi, giải pháp giải quyết triệt để, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch MICE. Mặc dù có nhiều điều kiện phát triển du lịch MICE nhưng ngành du lịch tỉnh BR- VT vẫn chưa thực sự khắc phục được những tồn tại nhiều năm qua như: lượt khách đến BR-VT tăng nhưng doanh thu du lịch, nộp ngân sách, số lượng khách lưu trú và thời gian lưu trú của khách vẫn còn thấp hơn so với các địa phương khác; việc quy hoạch du lịch của tỉnh thiếu đồng bộ về phân khu chức năng giữa các khu vực, kiến trúc còn manh mún, thiếu công trình tạo điểm nhấn. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa có tính mới, chưa tạo được nét đặc thù riêng của địa phương để cạnh tranh với các địa phương tương đồng về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Thiếu các khu tổ hợp du lịch lớn, nổi tiếng, đa dạng. Chưa kịp thời xây dựng kế hoạch và lộ trình để tổ chức đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung của dải du lịch ven biển như các tuyến đường nối xuống biển, các bãi tắm, dịch vụ công cộng để phục vụ nhân dân và du khách. Các thủ tục, chính sách về đầu tư, đất đai vẫn còn tồn tại những khó khăn và bất cập dẫn đến việc khó thu hút được các nhà đầu tư vào các dự án du lịch quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Thiếu dịch vụ du lịch hấp dẫn để thu hút du khách. 28
  37. Trong khi đó, nhiều dự án du lịch còn chậm triển khai hoặc triển khai kéo dài, không hiệu quả; hệ thống các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, thiếu các doanh nghiệp có quy mô lớn đặc biệt là hệ thống các doanh nghiệp lữ hành; công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch chưa được lan tỏa cũng như tiếp cận được thị trường khách quốc tế một cách rộng rãi. Việc tuyên truyền trên báo chí chưa đánh giá được nhiều hiệu quả, mặc dù ngành đã có nhiều nỗ lực cải tiến hình thức và nội dung trong thực hiện tuyên truyền, quảng bá Tất cả những hạn chế trên chính là một trong những trở ngại lớn nhất mà Sở du lịch tỉnh cùng cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn luôn “đau đầu” để tìm ra các phương hướng, cách giải quyết hiệu quả. Cụ thể, các vấn đề, khó khăn đấy bao gồm: 2.5.1. Các cơ sở lưu trú còn rất ít Thị trường khách MICE là một thị trường rất tiềm năng, rất hấp dẫn đối với các cơ sở du lịch, do lượng khách MICE thường đi theo đoàn, và đi với số lượng lớn nên khai thác được thị trường khách MICE sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận lớn. Ai cũng có thể hiểu được rằng, khách MICE là đối tượng khách hàng có yêu cầu chất lượng phục vụ cao và sẵn sàng chi trả các dịch vụ cao cấp do các hệ thống Nhà hàng – Khách sạn cung ứng. Nhưng trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện nay, có rất ít các cơ sở lưu trú cao cấp đáp ứng được đoàn khách MICE. Đó là một trong những hạn chế đầu tiên mà lãnh đạo Tỉnh cần xem xét và nhanh chóng khắc phục hiệu quả. Tính riêng tại thành phố Vũng Tàu, số lượng phòng từ các khách sạn chuẩn 4 – 5 sao còn rất ít và hạn chế. Từ điều này có thể thấy rằng, việc tiếp đón một đoàn khách MICE đến Vũng Tàu là chưa thể khai thác tối đa và đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu cơ bản về việc cư trú của đối tượng khách VIP này. Biểu đồ 2.1. Thống kê khối khách sạn 4 – 5 sao tại các thành phố du lịch lớn (Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018) 29
  38. Như đã nói ở trên, toàn tỉnh hiện có 1.060 đơn vị lưu trú đang đi vào hoạt động. Trong đó, khối khách sạn 1 – 5 sao và biệt thự biển có khoảng 14.172 phòng, tập trung yếu tại thành phố Vũng Tàu. Số lượng khách sạn từ 3 – 5 sao chuẩn có thể phục vụ khách quốc tế, khách cao cấp chỉ chiếm 17,6% trên tổng số cơ sở lưu trú của toàn tỉnh. Riêng khối khách sạn 4 – 5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng chỉ khoảng 800 căn. Trong đó, nguồn cung 500 căn khách sạn 5 sao đến từ 2 dự án Pullman và Imperial Complex. Một con số khá khiêm tốn so với những thành phố biển khác như Nha Trang (khoảng 9.323 căn), Đà Nẵng (6.962 căn), Phú Quốc (5.713 căn). Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng khách sạn 4 - 5 sao trên tổng khách (Nguồn: Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2018) Tỷ lệ phòng khách sạn 4 – 5 sao trên tổng lượng khách du lịch lưu trú của Vũng Tàu đạt 2.2%. Con số này quá thấp so với tỷ lệ 9%, 15% của Nha Trang, Phú Quốc hay Đà Nẵng. Do lượng phòng cao cấp của Vũng Tàu thiếu trầm trọng nên hiện tượng cháy phòng vào dịp cuối tuần (thứ 6, thứ 7, chủ nhật) diễn ra liên tục. Theo công bố của Savills, các khách sạn 4 – 5 sao tại Vũng Tàu có tỷ lệ lấp đầy trong 3 ngày cuối tuần giao động từ 90% – 100%. Đây là con số kỷ lục của Vũng Tàu mà không thành phố du lịch nào tại Việt Nam có được. Bảng 2.5. Bảng thống kê cơ sở lưu trú các Thành phố du lịch lân cận Tỉnh/ Thành Khách sạn Homestay – Villa – Nhà nghỉ Thành phố Hiện có 1.607 khách sạn được xếp hạng Có 190 nhà nghỉ đạt chuẩn Hồ Chí Minh tiêu chuẩn từ 1 – 5 sao: phục vụ khách du lịch 20 khách sạn 5 sao 26 khách sạn 4 sao 76 khách sạn 3 sao 261 khách sạn 2 sao 1.224 khách sạn 1 sao 30
  39. Hà Nội Hiện có 1.156 khách sạn – trong đó có 2.271 nhà nghỉ du lịch 299 khách sạn được xếp hạng từ tiêu chuẩn 1 – 5 sao. 16 khách sạn 5 sao 13 khách sạn 4 sao 18 khách sạn 3 sao 79 khách sạn 2 sao 173 khách sạn 1 sao 857 khách sạn chưa được xếp hạng Đà Nẵng Hiện tại, Đà Nẵng có 828 cơ sở lưu trú, với quy mô 38.006 phòng, trong đó: 22 khách sạn 5 sao 45 khách sạn 4 sao Còn lại từ 3 sao trở xuống Khánh Hòa Hiện có 415 khách sạn được xếp hạng 1 – 5 sao: 22 khách sạn 5 sao 21 khách sạn 4 sao 57 khách sạn 3 sao 122 khách sạn 2 sao 193 khách sạn 1 sao Bà Rịa – Hiện nay có 201 khách sạn, quy mô Vũng Tàu 9.988 phòng, cụ thể: 04 khách sạn 05 sao 16 khách sạn 4 sao 24 khách sạn 03 sao 49 khách sạn 02 sao 108 khách sạn 01 sao (Nguồn: Sở du lịch các Thành phố, 2019) Có thể thấy rằng, trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu có mật độ khách sạn 1-2 sao cao nhất, cụ thể có đến 49 khách sạn 02 sao và 108 khách sạn 01 sao cùng với hệ thống nhà nghỉ đạt chuẩn là một trong những thị trường kinh doanh sôi động nhất. 31
  40. Pullman Hotel là thương hiệu khách sạn quốc tế có mặt đầu tiên tại Thành phố Vũng Tàu, cung cấp 356 phòng cao cấp. Trong khi đó, Imperial năm 2018 cũng vừa hoàn thiện 200 căn hộ thuộc dự án the IMPERIAL Hotel & Residences nâng tổng số phòng tại đây lên đến 314 phòng (144 phòng khách sạn và 200 phòng căn hộ). Khu vực Bãi Sau Vũng Tàu có 03 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao cạnh tranh trực tiếp với lượng phòng gần như tương đương nhau. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2019, trong năm 2018 – 2019, có 16 khách sạn 4 sao trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, cung ấp khoảng hơn 2000 phòng. Trong đó có đến 882 phòng tại khu vực Bãi Sau chiếm đến 67% lượng phòng trên toàn thành phố. Phân khúc thị trường khách sạn 4 sao số lượng lớn nhất trong phân khúc khách sạn cao cấp sao tại BR-VT với 2000 phòng chiếm đến 47% lượng phòng cao cấp. Tình hình hoạt động kinh doanh tốt với công suất thuê đạt khoảng hơn 50% do khả năng cạnh tranh của thị trường 4 sao tại Vũng Tàu khá linh hoạt. Số lượng khách sạn, nhà hàng để đón tiếp được một đoàn khách MICE hàng trăm đến hàng ngàn người trên địa bàn tỉnh BR-VT là vô cùng ít và hạn chế, cụ thể: Bảng 2.6. Bảng thống kê các khách sạn, nhà hàng có khả năng đón từ 300 khách hội nghị trở lên STT Khách sạn Lượng phòng 1 Imperial Hotel 344 2 Pullman Hotel 356 3 The Grand Ho Tram Strip 541 4 CAO Hotel 150 5 GrandPalace 178 6 Petro Hotel 88 7 Seaside Resort 80 8 Vũng Tàu Intourco 131 32
  41. 9 D.I.C Cap Saint Jacques 222 10 Sammy 119 11 Malibu Hotel 210 12 New Wave 128 13 Rex Hotel 77 14 Petro House 53 (Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020) Lượng khách du lịch ngày càng tăng, muốn tiếp đón được đoàn khách MICE với số lượng hàng trăm, hàng ngàn người thì với lượng phòng như vậy thì rất khó đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách. Dự kiến Vũng Tàu cần phải có khoảng 6000 phòng khách sạn 4 – 5 sao mới đáp ứng được nhu cầu lưu trú trong tương lai gần. 2.5.2. Số lượng các trung tâm hội nghị, hội thảo trên địa bàn tỉnh Tính riêng trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, loại hình du lịch MICE thời gian qua đã phát triển vượt trội và là sản phẩm du lịch có doanh thu cao của thành phố bởi sự xuất hiện và ra đời của Khách sạn Pullman – nơi có trung tâm Hội nghị đưa vào hoạt động có vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, trên khu đất gần 3 héc ta với khối khách sạn, phòng hội nghị, trưng bày triển lãm, với quy mô hiện đại. Ngoài ra, còn có Khách sạn Malibu, CAO, Marina Bay, Trung tâm Hội nghị Hera Palace mới đưa vào hoạt động những năm gần đây, phù hợp tổ chức các loại hình MICE, góp phần thu hút đáng kể khách quốc tế, khách có mức chi tiêu cao. Trung bình mỗi năm khách sạn, nhà hàng đón hàng ngàn lượt khách, trong đó các dịch vụ cho du lịch MICE tăng từ 25 – 30 % năm sau so với năm trước. Cụm khách sạn Grand – Palace, Thành phố Vũng Tàu là nơi được nhiều tổ chức, đơn vị chọn làm địa điểm tổ chức du lịch MICE. Với hệ thống phòng họp có sức chứa từ 60-600 người, các thiết bị phục vụ hội thảo, hội nghị hiện đại, cụm khách sạn này có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của du khách. Ngoài hệ thống phòng họp đạt tiêu chuẩn, phong cách phục vụ và các dịch vụ đi kèm như hồ bơi, tennis, phòng tập thể dục thể thao, spa, ăn uống đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cho du khách 33
  42. tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị tại chỗ. Vì vậy, lượng khách lưu trú và sử dụng các dịch vụ tại khách sạn luôn ổn định và có sự tăng trưởng. Các khách sạn Sammy, Cap Saint Jacques, DIC Star cũng đầu tư xây dựng hệ thống phòng họp và các dịch vụ để mở rộng đối tượng khách và loại hình du lịch MICE. Một trong những điểm đến lý tưởng khác không thể không nhắc đến đó chính là The Grand Hồ Tràm Strip – một trong những điểm đến nghỉ dưỡng hàng đầu Châu Á. Được ví như thiên đàng hạ giới, The Grand Hồ Tràm Strip là khu nghĩ dưỡng phức hợp mang đẳng cấp thế giới đầu tiên của Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Nhưng nếu chỉ phụ thuộc vào các phòng hội nghị có sức chứa nhỏ (vài trăm người hoặc tối đa tiếp đón 1 đến 2 đoàn khách MICE) của một vài khách sạn 4 – 5 sao trên địa bàn tỉnh thì có thể đánh giá rằng: Các cơ sở lưu trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn rất ít và chưa thực sự đủ điều kiện thỏa mãn để tiếp đón được số lượng khách MICE như mong đợi. Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã từng phát biểu rằng: “Vấn đề còn lại mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải nhanh chóng củng cố chiến lược và xây dựng một trung tâm hội nghị quốc tế đủ sức chứa 1.000 – 2.000 người. Khi có trung tâm hội nghị rồi, mỗi tháng chỉ cần 5 sự kiện lớn, trong đó có 1 sự kiện MICE quốc tế, cộng thêm các dòng khách nghỉ dưỡng, tàu biển thì mục tiêu đón hơn hàng triệu lượt khách về địa bàn tỉnh trong 1 năm có thể đạt được”. Thông qua những nhìn nhận, đánh giá này, có thể nhận thấy được rằng: Các trung tâm hội nghị – hội thảo – triểm lãm tại Việt Nam nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng đang rất cần được chú trọng, đầu tư xây dựng nhằm tạo bước phát triển bền vững cho loại hình du lịch MICE. 2.5.3. Đội ngũ tổ chức, quản lý, nhân viên phục vụ du khách MICE Bà Đinh Thị Thanh Nhàn - Trưởng phòng điều hành DanangEvents nhận định: “Du lịch MICE là một trong những loại hình du lịch đem lại lợi nhuận cao cho ngành du lịch, tổ chức sự kiện mà còn đối với các ngành dịch vụ đi kèm khác. Chính vì vậy, phát triển du lịch MICE cần được quan tâm và tạo điều kiện. Để MICE có thể phát triển, chúng ta phải thực hiện tốt 3 yếu tố chính là: Cơ sở hạ tầng thống nhất, đồng bộ và hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, quảng bá sâu rộng tới các thị trường tiềm năng”. Vì lẽ đó, chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ đoàn khách MICE cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến việc thỏa mãn sự hài lòng của du khách một cách tối đa nhất. 34
  43. Khách MICE có yêu cầu cao về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. Đội ngũ nhân viên phục vụ phải được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên nghiệp cao, có tính sáng tạo, làm việc khoa học, có khả năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ tốt. Theo thống kê gần đây nhất của báo Bà Rịa – Vũng Tàu (tháng 8/2018), toàn tỉnh hiện có 9.000 người phục vụ trong lĩnh vực du lịch, trong đó, nguồn nhân lực tại các khách sạn từ 3-5 sao khoảng hơn 5.500 người, chiếm 61,1%; tại các khách sạn từ 1-2 sao có khoảng 3.700 người, chiếm 41,1%. Cũng theo báo Bà Rịa – Vũng Tàu, nhu cầu nhân lực rất lớn, nhưng hiện toàn tỉnh chỉ có 2 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch là trường Cao đẳng nghề Du lịch Vũng Tàu và trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu với khoảng 2000 lao động được đào tạo mỗi năm, chỉ đủ cung cấp khoảng 30% nhân lực cho ngành. Như vậy, nguy cơ thiếu lao động ngành du lịch đang cận kề. Không những thiếu mà ngay cả chất lượng đào tạo cũng khiến các doanh nghiệp phải “đau đầu”. Bởi số lượng lao động tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch thấp, nhiều lao động tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành khi nhận về, doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế. Số lao động có tay nghề, khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ yếu; đội ngũ quản lý có kinh nghiệm còn thiếu và yếu. Bên cạnh việc tỉnh BR-VT thiếu các khu vui chơi giải trí, các khu mua sắm, các trung tâm hội chợ – triển lãm tầm cỡ khu vực và quốc gia đáp ứng được yêu cầu của du lịch MICE, đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động du lịch MICE trên địa bàn tỉnh còn hạn chế cũng là một trong những vấn đề cần được chú trọng để đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động nhiệt huyết, có sức ảnh hưởng và chất lượng hơn. 2.5.4. Mức giá cả sản phẩm du lịch Để tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình xác định giá thành và giá bán sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia. Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của 35
  44. khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; đồ ăn, thức uống; dịch vụ tham quan, giải trí; hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm; các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Giá thành của một chương trình du lịch cho một khách du lịch (nếu tính cho cả đoàn khách du lịch thì gọi là tổng chi phí của chương trình để thực hiện chuyến đi) bao gồm những chi phí trực tiếp mà công ty du lịch phải chi trả để tiến hành thực hiện chuyến đi theo tour cụ thể. Có thể nhìn nhận rằng, tình trạng thiếu hụt phòng ở trong các dịp lễ, ngày cuối tuần luôn là vấn đề đau đầu và chưa khắc phục được tại địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chính vì lý do đó, một số doanh nghiệp kinh doanh lưu trú “bất chấp” tăng cao giá phòng so với quy định, kéo theo mức giá cả của các dịch vụ sản phẩm du lịch cũng tăng “chóng mặt” dẫn đến việc phá giá, chặt chém, làm mất lòng tin của du khách. Mức giá cả cao, đi kèm với chất lượng phục vụ chưa tốt cũng là một trong những vấn đề khó khăn khiến nền du lịch tỉnh chậm phát triển, làm mất lòng tin và khó cạnh tranh, thu hút, hấp dẫn du khách. 2.5.5. Các hoạt động và môi trường du lịch Môi trường du lịch là loại môi trường bao gồm các nhân tố về kinh tế, xã hội, tự nhiên hay các yếu tố nhân văn trong đó luôn có các loại hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Các hoạt động du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại và mật thiết với nhau. Chính vì thế, tận dụng các đặc tính của môi trường với mục đích phục vụ phát triển du lịch. Biển Bãi Trước, Bãi Sau, Hồ Tràm, biển Long Hải luôn là những cái tên quen thuộc với nhiều du khách khi đặt chân tới BR-VT. Đây là những điểm du lịch thu hút du khách từ nhiều năm nay. Vào những dịp cuối tuần, nghỉ lễ, lượng khách tới bãi biển cực kỳ đông đúc. Tuy nhiên, vì ý thức của một số khách du lịch còn quá kém nên nhiều rác thải từ túi ni lông, ngư cụ, xác hải sản cho đến đồ ăn, thức uống của du khách sau khi sử dụng xong không thu gom lại mà đều được vứt ngay trên bãi biển. Hình ảnh nhếch nhác với bãi biển đầy cũng đã khiến cho vẻ đẹp và môi trường của bãi biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bãi biển tại thành phố Vũng Tàu trong vòng từ tháng 6 đến nay cũng phải gánh chịu một lượng rác từ biển nơi khác dạt vào, gây nên tình trạng ô nhiễm rất nặng nề. Có những ngày khu vực Bãi Trước đến Bãi Dứa phải gánh chịu hàng chục tấn rác như 36
  45. củi mục, bèo Tây, các loại rác thải khác. Theo thống kê của báo Bà Rịa – Vũng Tàu, trong vòng 6 tháng trở lại đây, chỉ tính riêng tại thành phố Vũng Tàu đã thu gom hơn 350 tấn rác thải các loại bị dạt vào bờ biển. Có giai đoạn cao điểm, mỗi ngày thu hơn 3 xe rác với khoảng 50-60 tấn. Việt Nam nói chung và tỉnh BR-VT nói riêng được biết đến là 1 quốc gia, khu vực địa phương có nhiều lợi thế trong việc phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch MICE vì sự ổn định trong nền an ninh, chính trị hòa bình, đảm bảo sự an toàn cho đoàn du khách đến hội họp, bàn các vấn đề trọng đại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy ra, taxi dù, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép khách du lịch vẫn thường xuyên diễn ra ở địa phương, nhất là vào mùa cao điểm 2.5.6. Các trung tâm mua sắm và khu vui chơi đạt chuẩn Khách MICE là đối tượng khách có khả năng chi tiêu cao và nhu cầu giải trí đa dạng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh BR-VT chưa có trung tâm mua sắm và khu vui chơi nào được xây dựng đạt chuẩn quốc tế. Hoặc nếu có thể nhắc đến, trung tâm mua sắm Imperial tại thành phố Vũng Tàu được gọi là trung tâm mua sắm lớn nhất và duy nhất tại tỉnh BR-VT. Có thể nhận thấy rằng, việc thiếu các trung tâm mua sắm và khu vui chơi tầm cỡ cũng là một hạn chế trong việc đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh. Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là trung tâm thương mại, kinh tế lớn nhất Việt Nam cũng đang có nhiều chính sách, chiến lược phát triển ngành du lịch MICE. Các khu vui chơi và trung tâm mua sắm tại thành phố này đang từng ngày được chú trọng đẩy mạnh, khởi công xây dựng. Có rất nhiều các trung tâm mua sắm lớn tại đây đủ điều kiện phục vụ và đón tiếp lượng khách MICE nội địa và quốc tế như: Sai Gon Center, Diamond Plaza Chính vì sự cạnh tranh gay gắt giữa các khu vực, thành phố du lịch mà tỉnh BR-VT cần phải nhanh chóng đưa ra những kế hoạch kêu gọi đầu tư cũng như chú trọng việc đẩy mạnh xây dựng các trung tâm mua sắm, khu vui chơi đạt chuẩn để công tác phục vụ nguồn khách đầy tiềm năng này được hiệu quả hơn. 37
  46. Tiểu kết Chương 2 Trong những năm gần đây, số lượng du khách đến tỉnh BR-VT ngày càng tăng, góp phần tạo nguồn doanh thu lớn, khẳng định được sức hấp dẫn trong việc phát triển du lịch. Không thể phủ nhận rằng, Tỉnh BR-VT có rất nhiều những điều kiện để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch MICE nên việc lựa chọn du lịch MICE để ưu tiên phát triển là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch MICE chưa tương xứng với tiềm năng và những điều kiện ưu đãi do còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức. Nếu chính quyền và cộng đồng người dân, người kinh doanh du lịch tại tỉnh BR-VT cùng nhanh chóng xây dựng và khắc phục những hạn chế, yếu kém phát triển du lịch trên địa bàn. Đồng thời, tận dụng tối đa các điều kiện sẵn có một cách hiệu quả, tôi tin chắc rằng, BR-VT sẽ trở thành một cái tên, thương hiệu thu hút và hấp dẫn nhiều du khách hơn, đặc biệt là phát triển thành công loại hình du lịch MICE. 38
  47. Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực 3.1.1. Xu hướng phát triển MICE trên thế giới Du lịch ngày nay đang dần khẳng định là một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển không ngừng cả về số lượng khách và doanh thu từ du lịch đã cho thấy điều đó. Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. Đến năm 2030, dự báo khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54% và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Bên cạnh đó, số giờ nghỉ cũng được tăng lên cộng thêm xu hướng của khách quốc tế ngày càng đi du lịch nhiều đến với thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa ở các nước châu Phi và châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Đây là thị trường du lịch mới mang đến cho du khách thế giới nhiều điều thú vị với các loại hình du lịch như du lịch sinh thái Singapore, shopping Thái Lan, du lịch văn hóa Trung Quốc Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ đầu tư phát triển kinh tế cao do có nguồn nhân lực dồi dào, nhân công thấp, nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời những năm qua hầu hết các quốc gia trong khu vực đều xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đã quyết tâm dỡ bỏ những thủ tục không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch như sự mở cửa của Trung Quốc, các nước Đông Dương đặc biệt là Việt Nam là một thị trường mới nổi lên ở châu Á. Từ điều kiện đó hoạt động du lịch ở khu vực này ngày càng sôi động và dần chiếm một thị phần đáng kể về lượng khách quốc tế trên thế giới. Du lịch MICE ngày càng được các doanh nghiệp lữ hành chú ý đến bởi lợi nhuận to lớn mà nó đem lại. Theo số liệu điều tra của Hiệp hội hội nghị và đại hội quốc tế 39
  48. (International Congress and Convention Association – ICCA), các chỉ tiêu hàng năm mà ngành công nghiệp MICE mang lại như sau: - Chi tiêu trung bình trong các cuộc hội họp quốc tế là 343 USD/người/ngày. - Chi tiêu trung bình trong một năm của các hiệp hội, công ty lớn trên thế giới là 3 tỷ USD. - Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỷ USD. 3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch MICE tại Việt Nam Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu trong chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Hiện nay, loại hình du lịch này đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta, không chỉ có khách MICE Inbound mà ngay cả khách trong nước của những tập đoàn, công ty cũng đi ra nước ngoài (khách MICE Outbound) và du khách MICE nội địa cũng có nhu cầu cao về loại hình du lịch này. Bên cạnh thị trường khách MICE quốc tế, thị trường khách MICE nội địa cũng đầy tiềm năng. Nhiều công ty, tổ chức trong nước cũng như các công ty, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam cũng có nhu cầu tổ chức hội nghị hội thảo, các hoạt động khen thưởng, khuyến khích cho đội ngũ nhân viên. Các chuyến đi du lịch, các hoạt động MICE không chỉ diễn ra ở trong nước mà còn hướng ra nước ngoài đến các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ, Những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội như giao thông, bưu chính - thông tin liên lạc, y tế, ngân hàng và cơ sở vật chất vật chất kỹ thuật du lịch cũng không ngừng được đầu tư phát triển nhằm làm tăng sức hút đối với khách du lịch. Nhiều trung tâm hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm cũng đã được xây dựng ở các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và các điểm đến du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu, để tổ chức các sự kiện tầm cỡ khu vực. Tại nhiều thành phố, trung tâm du lịch lớn, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng sang trọng có các dịch vụ hội nghị, hội thảo phù hợp với dịch vụ ăn uống, thư giãn và các chương trình du lịch. Tại các trung tâm hội nghị, hội thảo, các phòng họp được trang bị đầy đủ trang thiết bị cùng với các dịch vụ photo, in ấn, thư ký, phiên dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các trung tâm đô thị lớn có các khu vui chơi giải trí cao cấp và các khu thương mại với hàng lưu niệm chất lượng cao thích hợp với du lịch MICE 40
  49. như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nhiều năm gần đây, Việt Nam là điểm đến “nóng” khi đăng cai các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế như Tuần lễ cấp cao APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn Châu Á- Thái Bình Dương 2019 Mỗi sự kiện có thể đạt tới vài nghìn đến chục nghìn lượt khách chỉ trong vài ngày. Ngoài ra, còn có những con số thống kê ấn tượng sau về sự phát triển du lịch MICE tại Việt Nam: tiếp đón đoàn 624 khách Công ty TNHH Manulife Việt Nam trong “Hội nghị đại lý” kết hợp tham quan du lịch tại Kualar Lumpur – Malaysia; 1.650 khách từ Công ty Nhựa Bình Minh du lịch kết hợp hội nghị tại Đà Nẵng - Bà Nà - Hội An; hơn 1.000 khách của Mondelez Kinh Đô tham quan Hạ Long, Nha Trang, Phan Thiết, Bình Châu . hay đoàn hơn 600 khách của Công ty Searefico tại Nha Trang, đoàn 150 khách du ngoạn Hàn Quốc của Công ty dây cáp Việt Nam – Cadivi - Theo thống kê của bà Nguyễn Ngọc Quỳnh – Giám đốc Khối MICE của Công ty Du lịch Vietravel. Cũng theo số liệu từ Vietravel, trong 7 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp này đã phục vụ cho hơn 273 nghìn lượt khách theo hình thức du lịch MICE, trong đó tập trung chủ yếu vào thị trường nội địa với 228 nghìn lượt, chiếm gần 84% tổng số khách MICE. Đối với khách quốc tế, hơn 21 nghìn lượt khách đến Việt Nam tham quan, kết hợp hội thảo, hội nghị qua đơn vị này. Mỗi năm doanh thu từ mảng kinh doanh MICE tăng hơn 15%, phấn đấu đạt mức tăng trưởng trung bình hơn 20%/năm là mục tiêu là mà Vietravel đã đặt ra trong định hướng tập trung phát triển MICE đến năm 2020. Ông Jackie Hân- Phó Tổng giám đốc Hòa Bình Group cho biết: “Cơ quan chức năng cần xác định du lịch MICE là một ngành công nghiệp bên cạnh du lịch chứ không phải là một nhánh của du lịch. Du lịch MICE đem lại lợi nhuận rất lớn, thậm chí gấp nhiều lần du lịch thông thường, nếu có sự đầu tư thỏa đáng. Chúng ta cần một quyết tâm lớn hơn để xây dựng du lịch MICE trở thành một ngành công nghiệp mạnh”. Chính vì vậy, để ngành công nghiệp du lịch MICE tai Việt Nam ngày càng phát triển cần phải có một chiến lược tổng thể, hành động cụ thể và sự chung tay góp sức của toàn ngành. Có thể nói, du lịch MICE hiện là loại hình du lịch thu hút nhất và mang lại lợi nhuận cao hơn hẳn so với các loại hình du lịch khác. Chính vì vậy, đây là mảnh đất 41
  50. màu mỡ mà các công ty du lịch đang tích cực khai thác. Tuy nhiên, cần phải nắm bắt được những thuận lợi, nâng cao chất lượng dịch vụ và vượt qua mọi thách thức để đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu về du lịch MICE tại Đông Nam Á. 3.2. Phương hướng phát triển du lịch MICE tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030 3.2.1. Các mục tiêu phấn đấu Để ngành du lịch tỉnh có thể phát triển bền vững và ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là du lịch MICE, đòi hỏi những nhà quản lý và người đứng đầu phải có tầm nhìn xa và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp theo những con đường cụ thể trong tương lai sắp tới. Mục tiêu định hướng phát triển bao gồm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể vừa để tạo động lực vừa để nắm bắt cơ hội phát triển du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng của tỉnh ngày càng vượt bậc và vươn xa hơn. Các phương án, chiến lược phát triển đó bao gồm chiến lược về sản phẩm, nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng và cả những chiến lược nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đón 8.6 triệu lượt khách có lưu trú (trong đó khách quốc tế đạt 1.4 triệu lượt khách), tốc độc tăng trưởng trung bình là 11– 13%/năm. Phấn đấu đến năm 2030 đón 17 triệu lượt khách có lưu trú (trong đó khách quốc tế đạt 4 triệu lượt), tốc độ tăng trưởng trung bình là 12 – 14%/năm. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2025, đạt 31.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn đến 2025 khoảng 30 – 35%/năm. Phấn đầu đến năm 2030 đạt gần 102.000 tỷ đồng, tốc độc tăng trưởng trung bình giai đoạn 2026 -2030 khoảng 20 – 25%/năm. Số lượng buồng lưu trú: Để có thể tiếp đón và phục vụ tốt nhất cho đối tượng khách MICE đến tỉnh BR-VT. Dự đoán đến năm 2025, số lượng buồng lưu trú đạt chuẩn cần có 16.000 buồng; đến năm 2030 là 20.000 buồng, trong đó tỷ lệ buồng chất lượng cao chiếm khoảng 35%. Để đạt được mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh BR-VT đã đề ra các giải pháp thực hiện gồm: Vốn đầu tư phát triển; cơ chế chính sách; xúc tiến và quảng bá du lịch; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng; tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về du lịch; hợp tác liên kết vùng; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. 42
  51. Trong đó, đáng chú ý là tập trung phát triển thị trường, sản phẩm và mô hình kinh doanh du lịch phù hợp, đạt chuẩn, đáp ứng đúng nhu cầu của đoàn khách MICE với các giải pháp như sau: xây dựng chiến lược quảng bá du lịch và triển khai chiến lược xúc tiến quảng bá tại các thị trường truyền thống. Xây dựng hệ thống các công ty, hãng lữ hành mạnh và có năng lực trong việc thu hút khách du lịch, trong đó chú trọng các hãng lữ hành quốc tế. Tăng cường phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại các cụm du lịch, đặc biệt chú trọng tại các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch Vũng Tàu. Xây dựng các khu dịch vụ vui chơi giải trí tập trung, có quy mô, tầm cỡ để thu hút rộng rãi khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch MICE. 3.2.2. Các phương hướng quy hoạch Theo đó, Quy hoạch đã đưa ra các định hướng phát triển chủ yếu của ngành Du lịch tỉnh BR-VT, đặc biệt chú trọng du lịch MICE về việc phát triển thị trường khách du lịch; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ và định hướng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển du lịch. Đồng thời, Quy hoạch cũng xác định danh mục các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2025 như: Ưu tiên đầu tư phát triển 01 đô thị du lịch (Vũng Tàu), 02 khu du lịch quốc gia (Côn Đảo, Long Hải - Phước Hải), sản phẩm du lịch biển, đảo và dịch vụ vui chơi giải trí; ưu tiên đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch, gồm: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt. Để thực hiện được những mục tiêu và giải pháp trên, Quy hoạch đã xác định và đề ra các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch như: + Giải pháp về vốn đầu tư phát triển du lịch. + Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển du lịch. + Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. + Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch. + Tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh. + Giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế về du lịch. + Hợp tác liên kết vùng. + Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm và mô hình kinh doanh du lịch. + Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường. 43
  52. + Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. + Các giải pháp giảm thiểu và thích ứng đối với biển đổi khí hậu, nước biển dâng trong phát triển du lịch. + Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. (Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, 2019) 3.3. Phân tích SWOT về du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Thị trường du lịch MICE đang là thị trường đầy tiềm năng mà bất cứ thành phố du lịch nào cũng mong muốn hướng đến và đầu tư phát triển. Nhưng để có thể phục vụ tốt loại hình du lịch này, mỗi địa phương, thành phố cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng đắn những điều kiện hiện tại mà địa phương đang sở hữu so với các đặc điểm, điều kiện cần và đủ để đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách MICE, nhằm mang lại hiệu quả chất lượng phục vụ du lịch tốt nhất, tạo sự hài lòng tối đa cho nguồn khách VIP này. Ma trận SWOT được chính tác giả lập ra sẽ mang lại một cái nhìn tổng quan về những thế mạnh, thế yếu, rủi ro cũng như cơ hội trong việc phát triển loại hình du lịch MICE tỉnh BR-VT. Từ đó, việc phân tích, đánh giá được các khó khăn, thách thức mà tỉnh đang gặp phải sẽ khách quan hơn, tạo sự thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình thiết lập các kế hoạch, phương hướng, đưa ra giải pháp, xây dựng các chiến lược cần thiết cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch và đánh giá các đối thủ cạnh tranh. Bảng phân tích SWOT gồm các tiêu chí đánh giá sau: + S (Strengths): Những điểm mạnh mà tỉnh đang có. + O (Opportunities): Những cơ hội, lợi thế để phát triển du lịch MICE trên địa bàn. + W (Weaknesses): Những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE. + T (Threats): Những thách thức, rủi ro tác động tiêu cực đến du lịch MICE. + Chiến lược S-O: Phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. + Chiến lược S-T: Sử dụng các điểm mạnh để ngăn chặn, hạn chế các đe dọa. + Chiến lược W-O: Hạn chế các điểm yếu để nắm bắt cơ hội. + Chiến lược W-T: Chuẩn bị kế hoạch đề phòng cho các điểm yếu trước mối đe dọa. 44
  53. Bảng 3.1. Bảng phân tích SWOT về việc phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Strenghts: Điểm mạnh Weaknesses: Điểm yếu S1: Tình hình chính trị, an W1: Cơ sở hạ tầng kém, ninh ổn định xuống cấp. PHÂN TÍCH SWOT VỀ S2: Nguồn nhân lực trẻ, W2: Hoạt động Marketing PHÁT TRIỂN DU LỊCH năng động, sáng tạo, nhiệt và xúc tiến du lịch thiếu MICE TỈNH BR-VT huyết tính chuyên nghiệp và đầu S3: Đa dạng các sản phẩm tư chưa cao. và hình thức du lịch (du W3: Thiếu nguồn nhân lực lịch biển đảo, du lịch văn lành nghề và có kinh hóa, du lịch sinh thái, du nghiệm. lịch làng nghề truyền W4: Hệ thống nhà hàng đạt thống ) chuẩn và các khách sạn 3-5 S4: Vị trí địa lý, các điều sao chiếm tỷ lệ thấp. kiện phát triển du lịch W5: Số lượng địa điểm thuận lợi và phong phú. phục vụ các hội nghị, triển lãm đạt chuẩn quốc tế rất ít. W6: Chưa có các trung tâm vui chơi, khu mua sắm tầm cỡ. Opportunities: Cơ hội Chiến lược SO: Chiến lược WO: O1: Du lịch được xác định S1O2O4: Nâng cao chất W1O3: Chú trọng xây dựng, là ngành kinh tế mũi nhọn lượng dịch vụ du lịch để nâng cấp phát triển cơ sở nên luôn được chú trọng thu hút du khách quốc tế. hạ tầng hoàn thiện. đầu tư phát triển. S3O1: Đẩy mạnh phát triển, W2O3: Đẩy mạnh hoạt O2: Nền kinh tế quốc gia khai thác có hiệu quả và đa động Marketing và đầu tư đang hội nhập toàn cầu. dạng hóa các sản phẩm kỹ lưỡng về việc xây dựng O3: Nhu cầu du lịch ngày dịch vụ du lịch nhằm tạo hình ảnh, thương hiệu cũng càng tăng cao. sức hấp dẫn, thu hút du như chất lượng du lịch của O4: Tình hình chính trị, an khách. tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 45
  54. ninh - xã hội của các quốc S4O3: Tận dụng những W4W5W6O1O2: Thực hiện, gia phát triển du lịch mạnh điểm mạnh, lợi thế về du xây dựng các chiến lược gặp nhiều bất ổn và phức lịch để khẳng định tên tuổi, gọi vốn, thu hút các nhà tạp. thương hiệu chất lượng du đầu tư vào các dự án nâng lịch của Tỉnh, tạo niềm tin cấp nhà hàng - khách sạn, cho khách hàng. các khu vui chơi, trung tâm mua sắm có tầm cỡ. Threats: Thách thức Chiến lược ST: Chiên lược WT: T1: Ô nhiễm môi trường S1S3S4T2: Tăng cường các Đẩy mạnh công tác bảo vệ ngày càng nghiêm trọng. hoạt động quảng cáo, cảnh quan và môi trường T2: Sự cạnh tranh gay gắt khuyến mãi để xây dựng du lịch. giữa các thành phố du lịch. thương hiệu du lịch bền Đào tạo và phát triển vững và đáng tin cậy. nguồn nhân lực có kinh S2T2: Xây dựng chiến lược nghiệm trong công tác quản lý chất lượng sản phục vụ du lịch. phẩm dịch vụ du lịch đạt Tạo năng lực cạnh tranh chuẩn quốc tế. bằng cách tận dụng hiệu S3S4T1: Phát triển du lịch quả lợi thế và sự đặc trưng gắn liền với bảo tồn các du lịch tại địa bàn. cảnh quan, tài nguyên du lịch. S2T2: Ân cần, chu đáo và thể hiện tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ khách hàng. (Nguồn: Tác giả, 2020) 3.4. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Bà Rịa – Vũng Tàu muốn phát triển và thành công trong công tác phục vụ du lịch MICE thì cần phải nhanh chóng, kịp thời khắc phục những hạn chế của mình, tận dụng các lợi thế điểm mạnh của địa bàn tỉnh một cách hiệu quả và tối đa. Việc đề xuất, đưa 46
  55. ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại tỉnh phải mang ý nghĩa thực tế và có chiến lược thực hiện rõ ràng, nghiêm chỉnh. 3.4.1. Về phát triển nguồn nhân lực Nhằm có được nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch MICE trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, phấn đấu trở thành một trung tâm du lịch MICE có tầm cỡ trong khu vực và thế giới, tỉnh BR-VT cần đẩy nhanh phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE với các giải pháp chủ yếu sau: - Hợp tác chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương để được hỗ trợ thông tin và tổ chức quán triệt, thực hiện thúc đẩy hợp tác đào tạo, dạy nghề và việc làm với các nước cũng như các tổ chức quốc tế; hình thành cơ chế đảm bảo chất lượng gắn với văn bằng, chứng chỉ và trình độ năng lực nghề tương ứng. - Xem xét xây dựng và ban hành các quy định về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Đặc biệt là quy định thu hút, giữ chân người tài để không mất đi nguồn lực quý hiếm và không phải tuyển dụng mới một cách bị động chỉ để khỏa lấp chỗ trống do nhảy việc của các nhân lực chất lượng cao. - Xây dựng và tập huấn triển khai quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng, huấn luyện nâng cao năng lực của nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE và xây dựng nội dung chương trình đào tạo lại, dạy nghề lại, huấn luyện và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho nhân lực du lịch chất lượng cao trong các doanh nghiệp du lịch nói chung và trong doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh du lịch MICE (các cơ sở lưu trú du lịch; doanh nghiệp lữ hành; doanh nghiệp vận chuyển du lịch, đại lý du lịch, đại lý lữ hành; doanh nghiệp kinh doanh tại điểm du lịch ). - Triển khai các khoá đào tạo, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước, viên chức hoạt động sự nghiệp về du lịch và liên quan đến du lịch của các ngành, các cấp trong toàn tỉnh BR- VT để hiểu biết kỹ hơn về du lịch MICE. - Tăng cường liên kết 3 nhà: Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, trong đó có nhân lực du lịch chất lượng cao cho du lịch MICE. Có quy định khuyến khích các doanh nghiệp du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thi tay nghề, kiểm tra nâng bậc nghề định kỳ hàng 47