Khóa luận Biểu tượng cây cầu - từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt

pdf 53 trang thiennha21 16/04/2022 5491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Biểu tượng cây cầu - từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_bieu_tuong_cay_cau_tu_doi_song_van_hoa_den_ca_dao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Biểu tượng cây cầu - từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG BIỂU TƢỢNG CÂY CẦU – TỪ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA ĐẾN CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô giáo hướng dẫn - TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong thời gian qua đã tận tình dạy bảo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận: Biểu tượng cây cầu – Từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Ngọc Lan. Tôi xin cam đoan: -Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. -Kết quả này không trùng với kết quả của bất cứ tác giả nào đã được công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu Hƣơng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Lịch sử vấn đề 2 6. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 7 Chương 1. BIỂU TƯỢNG CÂY CẦU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT 7 1.1. Cây cầu trong đời sống tâm linh 7 1.2. Cây cầu với bản sắc văn hóa vùng miền 12 1.2.1. Cây cầu đá Bắc bộ 12 1.2.2. Cây cầu ngóiTrung Bộ 19 1.2.3. Cây cầu khỉ Nam Bộ 26 Chương 2. TÍN HIỆU BIỂU ĐẠT CỦA BIỂU TƯỢNG CÂY CẦU TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƯỜI VIỆT 33 2.1. Cây cầu - nơi hò hẹn, gặp gỡ 33 2.2. Cây cầu - khát vọng giao hòa tình cảm 36 2.3. Cây cầu - sự trắc trở trong tình yêu 42 KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều mộc mạc, giản dị. Mỗi miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào nhau để tạo nên một dòng chảy ca dao Việt Nam đa dạng mà vẫn vô cùng tinh tế. Thuộc phương thức trữ tình và mang bản chất trữ tình, ca dao là thể loại chứa đựng trong nó những giá trị to lớn ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Chính vì thế, ca dao trở thành đối tượng khám phá từ nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, tiếp cận ca dao từ góc độ thi pháp học, nhiều vấn đề như nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, thể thơ, các thủ pháp trong biểu hiện và miêu tả đã được các nhà nghiên cứu làm sáng tỏ. Trong đó vấn đề biểu tượng cũng thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Có thể thấy, hệ thống biểu tượng ca dao hết sức phong phú và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa. Nói một cách cụ thể, “biểu tượng mang tính kí hiệu, tình quy ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên là người đọc đã hiểu được cái mà nó biểu trưng, không cần có yếu tố giải mã bởi nó đã được ăn sâu trong tư tưởng thẩm mĩ của dân gian” [14, 86]. Ta có thể bắt gặp trong ca dao trữ tình người Việt những hình ảnh có tính biểu tượng cao, chẳng hạn biểu thị cho thân phận con người có hình ảnh con cò, cái bống hay biểu thị cho sự gắn kết lứa đôi có hình ảnh trúc – mai, rồng – mây, loan – phượng Nói đến hệ thống biểu tượng trong ca dao, không thể không nhắc đến biểu tượng cây cầu. Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng biểu tượng “cây cầu” mang nhiều tầng ý nghĩa có liên quan đến đời sống con người Việt Nam. Ý nghĩa biểu tượng này hòa quyện với lòng yêu mến dòng ca dao truyền thống của dân tộc đã tạo nên chất men say nồng hấp dẫn. Vì vậy chúng tôi đã lựa 1
  6. chọn Biểu tượng cây cầu – từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần tìm hiểu một biểu tượng văn hóa, văn học dân gian đặc sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Bổ sung và nâng cao kiến thức về biểu tượng văn hóa, văn học thông qua việc tiếp cận một biểu tượng độc đáo – biểu tượng cây cầu. Đây là một trong những biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung, cư dân sông nước nói riêng. + Nhiệm vụ: Làm rõ sự hiện diện và dấu ấn đặc trưng của biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa của người Việt ở các vùng miền; Thấy được sự biến đổi tín hiệu biểu đạt của biểu tượng này, từ đời sống văn hóa đến ca dao. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng cây cầu trong văn hóa, văn học dân gian, cụ thể là ca dao trữ tình người Việt với những nét nghĩa biểu đạt của nó. + Phạm vi nghiên cứu - Về tư liệu: chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu trong ca dao người Việt, chủ yếu qua các công trình sưu tầm, tuyển chọn như : Tục ngữ ca dao Việt Nam [7]; Kho tàng ca dao người Việt tập 1,2,3,4 [4], - Về nội dung: Tìm hiểu biểu tượng cây cầu trong đời sống người Việt với dấu ấn vùng miền; Sự biến đổi tín hiệu biểu đạt của biểu tượng cây cầu từ đời sống văn hóa đến ca dao trữ tình người Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp 5. Lịch sử vấn đề Thực tế cho thấy, vấn đề biểu tượng trong ca dao đã được các nhà nghiên 2
  7. cứu đề cập từ khá sớm. Có thể kể tới một số bài viết trên tạp chí chuyên ngành hay các công trình sưu tầm, tuyển chọn ca dao như: Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình (Đặng Văn Lung); Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan); Về nghiên cứu thi pháp văn học dân gian (Chu Xuân Diên) Khá nhiều bài viết, công trình chuyên luận coi biểu tượng ca dao là đối tượng nghiên cứu chuyên biệt như: Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian (1988) của Hà Công Tài. Tác giả đã có những phát hiện mới về vai trò, đặc điểm của biểu tượng trong thơ ca dân gian và “Biếu tượng trong thơ ca dân gian thì cực kì phong phú. Chỉ riêng biếu tượng thiên nhiên như trăng sao, núi đồi, cây cỏ, sông nước đã có thể tới mức bách khoa về địa lý - phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử. Nhưng hơn hết chúng ta từ đó mà có thế tìm hiếu về mĩ học dân tộc, về đặc điếm tư duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ”. Ngoài ra còn có công trình Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong ca dao cổ truyền Việt Nam (1991) của tác giả Trương Thị Nhàn, Thi pháp ca dao (1992) của Nguyễn Xuân Kính, Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống (2002) của Nguyễn Thị Ngọc Điệp Nhìn chung, các công trình đã giới thuyết và phân tích khá cặn kẽ về các vấn đề: khái niệm biểu tượng, nguồn gốc, phân loại biểu tượng và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao trữ tình. Đề cập trực tiếp đến biểu tượng cây cầu trong ca dao, có thể kể đến bài viết Mô típ nghệ thuật dân gian: Cái cầu trong ca dao in trên Tạp chí văn học số 2/1994 của tác giả Nguyễn Xuân Lạc. Theo đó,“Ca dao có nhiều mô típ nghệ thuật. Cái cầu là một trong những mô típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao. Từ mô típ nghệ thuật này, ta hiểu được đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình 3
  8. dân Việt Nam ”. Ở đây, nhà nghiên cứu qua khảo sát, đã nhận diện hình ảnh cây cẩu như một mô típ nghệ thuật chứ chưa đi sâu phân tích ý nghĩa biểu tượng của nó. Biểu tượng cây cầu với đặc trưng văn hóa vùng miền, cũng được phân tích khá cụ thể trong bài viết: Cây cầu trong văn hóa Nam Bộ của Nguyễn Thị Phương Duyên. Tác giả cho rằng: “Nói đến vùng sông nước Nam Bộ là nói đến xứ sở của những cây cầu khỉ. "Khó đi" và "lắt lẻo" trong cuộc sống hàng ngày đến mức khi đi vào tâm thức của người Nam Bộ, cây cầu của vùng đất này cũng vẹn nguyên tính đặc trưng ấy. Hình ảnh cây cầu trong tâm thức người Nam Bộ gần với những khó khăn, trắc trở của đường đời hơn là vẻ thơ mộng, đáng yêu của hình ảnh những cây cầu ở Bắc Bộ. Mỗi cây cầu dù ít hay nhiều đều liên quan đến đời người bởi cây cầu, trước hết, là không gian quê hương, đất nước, là cảnh vật quen thuộc nơi làng xã, thôn xóm. Không gian này đã tác động trực tiếp đến con người, được con người phản ánh vào trong đời sống của mình thông qua nhiều phương diện sinh hoạt tinh thần như thần thoại, ca dao - dân ca. Trong cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant năm 2014 cũng đã đề cập đến biểu tượng cây cầu: “Ý nghĩa tượng trưng của cái cầu: nó là lối đi qua và là nơi thử thách. Thế nhưng ở đây cái cầu chỉ có một chiều kích đạo lý, nghi lễ và tôn giáo. Khi đi sâu theo hướng phân tâm này, ta có thể nói là cây cầu tượng trưng cho bước quá độ giữa hai trạng thái nội tâm, giữa hai điều ước muốn mâu thuẫn nhau: cây cầu có thể chỉ ra lối thoát từ một tình huống xung đột. Phải qua cầu, lẩn tránh qua cầu không giải quyết được gì hết.”[5] Trong khóa luận tốt nghiệp, 2015 với đề tài: Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người Việt, Bùi Thị Tình cũng có những khám phá về hình ảnh cây cầu trong sự sóng đôi với biểu tượng dòng sông: “Như một quy luật 4
  9. tất yếu của cuộc sống, yêu là nhớ, xa là mong chờ, hình tượng “sông” - “cầu” đã phần nào nói lên những ước vọng của con người về một tình yêu trong sáng, nên thơ, sắc son, bền chặt. Với những lý do trên “sông” - “cầu” đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho tình yêu, nó trường tồn trong trái tim mọi người như sự bất tử của ca dao Việt”. Điểm qua tình hình nghiên cứu, có thể thấy biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa và trong ca dao trữ tình của người Việt chưa thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và kĩ lưỡng. Vì vậy với đề tài nghiên cứu này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một cái nhìn về một biểu tượng độc đáo trong văn hóa, văn học dân gian. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận bao gồm hai chương : Chương 1: Biểu tượng cây cầu trong đời sống văn hóa người Việt. Chương 2: Tín hiệu biểu đạt của biểu tượng cây cầu trong ca dao trữ tình người Việt. 5
  10. NỘI DUNG Chƣơng 1. BIỂU TƢỢNG CÂY CẦU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƢỜI VIỆT Sông nước hiện diện khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam và ai cũng mang trong mình hình ảnh một con sông quê hương. Sông tưới tắm cho một nền văn hóa nông nghiệp trù phú, đồng thời nó cũng biểu hiện cho sự ngăn cách tự nhiên. Chính vì thế mà hình ảnh những cây cầu nối liền đôi bờ đã trở thành một biểu tượng đi sâu vào tiềm thức của mỗi con người, nó không chỉ là phương tiện đi lại không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt mà nó còn có mặt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt, góp phần làm tăng thêm nét đẹp dịu dàng, nên thơ trữ tình cho những con sông quê. 1.1. Cây cầu trong đời sống tâm linh Trong lịch sử chinh phục tự nhiên và xây dựng xã hội con người, những cây cầu xuất hiện khá sớm với nhiều kiểu hình, nhiều mục đích khác nhau. Hình ảnh những cây cầu ngày càng hiện đại và mang nhiều giá trị biểu tượng khác nhau, tùy theo những mong muốn và cảm nhận trong đời sống của con người. Đất nước ta có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, vì thế văn hóa sông nước in đậm trong tư duy và sản phẩm nghệ thuật của người bình dân. Cây cầu là hình ảnh quen thuộc, gắn bó trong đời sống sinh hoạt và tình cảm của họ. Nơi nào có nước nơi đó có cầu. Cây cầu bắc qua các con mương, cái lạch, dòng sông, nối liền đôi bờ, thành nơi gặp gỡ, hò hẹn, đón đưa. Bên cạnh cây cầu đời thường đó còn có cây cầu trừu tượng nối những tấm lòng, những trái tim Hình ảnh cây cầu trong suy nghĩ con người vốn đã hàm chứa nhiều ý nghĩa. Đó là sự kết nối, “nhịp cầu nối hai bờ vui”, là sự gặp gỡ giữa hai vùng đất, là sự thiết lập những quan hệ mới giữa đất với đất, giữa người với người. 7
  11. Bên cạnh đó, hình ảnh cây cầu còn là sự vượt qua khó khăn, là sự chế ngự thiên nhiên để phát triển, để vươn tầm ảnh hưởng đến những vùng lân cận. Vì vậy trong bản thân cây cầu đã luôn mang ý nghĩa ước lệ cho sự tăng cường những mối quan hệ xã hội và vận động chuyển mình . Những cây cầu tre, cầu khỉ ở mỗi làng quê cũng đã chất chứa trong nó những mối liên hệ cộng đồng, làng xóm, chất phác và bền chặt. Những hình ảnh giao duyên “qua cầu gió bay”, “cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi” đã hình thành rất lâu trong dân ca, ca dao thôn quê và được lưu giữ trong tâm hồn Việt, để rồi hồi sinh khi những cây cầu ra đời đã phác họa lại được những vẻ đẹp văn hóa truyền thống. Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp Em theo không kịp Tội lắm anh ơi! Bấy lâu mang tiếng chịu lời Anh có xa em đi nữa Cũng tại ông Trời nên xa. [21] Từ cây cầu tre lắc lẻo tới những cây cầu ván đóng đanh, cầu xi măng, cầu sắt đã từ lâu, cây cầu không chỉ trong đời sống sinh hoạt vật chất, gắn liền với việc đi lại, từ nơi này sang nơi khác, cây cầu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người bình dân, mà còn là sợi dây tình cảm xóa sự xa cách giữa “nhà bậu” và “nhà qua”, giữa “mình” và “ta”. Cây cầu là nơi hò hẹn của đôi ta, nối những nhịp vui đôi bờ. Anh về xẻ ván cho dày, Bắc cầu sông Cái cho thầy mẹ Thầy mẹ sang em cũng theo Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. [18] 8
  12. Trong lời đối đáp, cô gái sắc sảo mượn hình ảnh cây cầu mồng tơi tỏ thật tình cảnh với người thương: Mồng tơi bắc chả nên cầu Chàng về xẻ gỗ bắc cầu em sang Chỉ xanh, chỉ đỏ, chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu Nào em đã có chồng đâu Mà chàng đón trước rào sau làm gì. [19] Cây cầu không những là minh chứng cho những câu chuyện tình yêu ngọt ngào, say đắm mà nó còn chứng kiến sự tan vỡ chia lìa trong tình duyên : Qua cầu một trăm cái nhịp Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi Nhón chân lên kêu: Bớ hỡi trời! Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình" [19] Những cây cầu mang giá trị tâm linh trong đời sống nhân dân. Hình ảnh cây cầu đi sâu vào đời sống của người dân lao động, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, người dân miệt đồng còn sử dụng những hình ảnh về các cây cầu vốn không có thực trong thực tế. Nó tồn tại trong điển tích, tôn giáo, có điều nó đã được các văn gia thi sĩ sử dụng vào các tác phẩm nổi tiếng. Từ góc độ văn hóa, xét trong chiều ảnh hưởng, tiếp biến, có thể kể đến một số cầu như vậy! Đầu tiên là cầu Ô (Ô Thước). Ca dao có câu: Khi xa ai biết ai đâu Vì chim Ô Thước bắc cầu sông Ngân. 9
  13. Cầu Ô thì không hẳn là cầu, nó có nguồn gốc từ câu chuyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ. Có hai phiên bản, một của Việt Nam và một của Trung Quốc. Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang cùng với hiện tương mưa Ngâu diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam. Người Việt kể rằng: Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Đế, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê công việc được giao. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng nổi giận, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người đầu, kẻ ở cuối Ngân Hà. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ban ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng bảy tháng bảy. Trời truyền cho loài quạ đến tháng bảy là phải họp nhau lại lên trời đội đá, bắc cầu Ô, cho Ngưu – Chức gặp nhau. Vì phải đội đá nên lũ quạ trọc đầu. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, trần gian gọi là mưa ngâu. Có dị bản khác cho rằng tên gọi của Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim khách) kết cánh tạo ra. Vậy là hình ảnh cây cầu “Thước kiều” trong tâm thức của người dân nó đã trở thành biểu tượng cho sự mai mối hoặc đoàn tụ vợ chồng. Một thứ cầu khác, không có trên mặt đất mà lại ở trên trời cao, đó là cầu vồng. Cầu vồng xét về mặt khoa học thì đó là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa mà thành, cầu vồng tuy đẹp nhưng ngắn ngủi, nó tượng trưng cho hạnh phúc của con người, ước mơ vươn tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn. Đáng quan tâm là cầu vồng cũng xuất hiện trong ca dao: Trên trời có cả cầu vồng Có cái mống cụt đằng đông sờ sờ Vẫn vơ như con cá núp bóng cầu Em chờ anh khác thể như con sao hầu đợi trăng. [15] 10
  14. Vấn đề tâm linh từ xa xưa đã được người Việt rất coi trọng. Hầu như trong tâm thức của mỗi một người đều tồn tại một cái gì đó mà ta khó có thể gọi thành tên, nó giống như một cõi mông lung. Từ xa xưa, con người cũng đã biết và đã bàn luận nhiều về hiện tượng này. Người ta giải thích rằng, khi con người chết đi, Diêm Vương sẽ mở sổ ghi chép đánh giá công, tội để cho đi tái sinh vào các cõi khác nhau. Họ cho rằng cây cầu không những có trong đời sống thực mà nó còn xuất hiện trong cõi âm. Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót gập ghềnh, trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt. Các linh hồn nơi Âm phủ khi đến cầu này muốn lên cầu qua sông, khi nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.[22] Cầu Nại hà bắc giăng sông lớn, Tội nhơn qua óc rởn dùn mình Hụt chơn, ván lại gập ghềnh, Nhào đầu xuống đó, cua kình rỉa thây. (Kinh Phật) Trong Văn tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du cũng viết: Gặp phải lúc lạc đường lỡ bước Cầu Nại Hà kẻ trước người sau Mỗi người một nghiệp khác nhau Hồn xiêu phách lạc biết đâu bao giờ? Cầu Nại Hà là biểu tượng cho sự luân hồi tái sinh, sau khi chết con người sẽ được đầu tha chuyển kiếp. Con người phải trải qua nhiều kiếp cho 11
  15. đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh, đó thể hiện quan niệm của đạo phật và cũng chính là của dân gian “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”. Như vậy biểu tượng cây cầu trong đời sống tâm linh của con người mang nhiều sắc thái và những tầng ý nghĩa khác nhau, nó vừa thực vừa ảo mang một nét huyền bí mà con người vẫn chưa thể lý giải hết được. 1.2. Cây cầu với bản sắc văn hóa vùng miền Trên đất nước ta về mặt văn hóa vùng, từ khái niệm rằng "vùng văn hoá là một vùng lãnh thổ, một khu vực địa lý mà trên đó cộng đồng cư dân có những nét khá tương đồng về kinh tế - văn hoá - xã hội, tương đồng về môi trường tự nhiên và lịch sử xã hội. Trong quá trình chung sống, giữa cộng đồng người này có quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá lẫn nhau hình thành nên đặc trưng văn hoá của vùng, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác. Đặc biệt trên dải đất hình chữ S với mạng lưới sông ngòi, kênh mương dày đặc thì cây cầu là một phương tiện không thể thiếu trong đời sống của người dân, cầu là minh chứng cho sức mạnh của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội của mình. Tuổi của cầu không tính bằng năm bằng tháng mà hàng thế kỷ, vì thế nó trở nên thân quen và gắn bó với cuộc sống con người. Tồn tại cùng thời gian, mỗi cây cầu đã mang trên mình không biết bao nhiêu kỷ niệm của con người và chứng kiến không biết bao nhiêu biến đổi của lịch sử, mỗi cây cầu lại còn mang những nét đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền khác nhau, nó ngân vang mãi với sóng nước và muôn vạn nỗi lòng. 1.2.1. Cây cầu đá Bắc bộ Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa 12
  16. Việt Nam. Đây được coi là cái nôi của văn hoá - lịch sử dân tộc. Trên đường đi tới xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định. Về vị trí địa lí vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu đầu tiên của tất cả kẻ thù xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có điều kiện thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục. Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình. Một trong những nét đặc trưng độc đáo ấy phải kể đến những cây cầu đá ở Bắc bộ, một phương tiện đi lại không thể thiếu của cư dân nông nghiệp nơi đây. Trong lịch sử loài người từ buổi sơ khai, các cây cầu được xây dựng bằng đá đầu tiên được cấu tạo từ những vòm đá lớn tự nhiên. Sau đó, con người bắt đầu xây dựng chúng bằng những phương pháp đơn giản và thô sơ nhất. Đó là đặt những phiến đá to, bằng phẳng lên trên các trụ dầm bằng đá được xếp chắc chắn bên dưới. Cầu đá là một loại hình di sản văn hóa vật chất 13
  17. độc đáo chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc dân gian truyền thống của cộng đồng cư dân Việt cổ trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hiện nay số lượng cầu đá cổ còn khá khiêm tốn, đa số đã trở thành phế tích, nhiều địa phương tuy vẫn còn bia đá ghi chép về việc làm cầu nhưng hiện tại cầu không còn, có những nơi chỉ còn lưu giữ được vài cây cột, tấm lát mặt, dầm cầu Tuy nhiên cũng vẫn còn một số cây cầu đá còn tồn tại cho tới ngày nay. Như chúng ta đã biết, đến với Bắc Ninh - Kinh Bắc, một mảnh đất với bao lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm, những làn điệu dân ca quan họ mượt mà đằm thắm của các liền anh, liền chị, cùng những ngôi chùa mang vẻ đẹp mộc mạc cổ kính, thì ta còn được chiêm ngưỡng một vài cây cầu đá cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi còn lại cho tới ngày nay. Tiêu biểu là cây cầu đá ở Làng Chuông (Thuận Thành, Bắc Ninh), một cây cầu đá có kiến trúc đẹp, được bảo tồn nguyên vẹn và vẫn được sử dụng cho đến nay. Kiến trúc của cầu đá làng Chuông có thể coi như điển hình cho loại hình kiến trúc cầu đá vùng Đồng bằng Bắc bộ. Cầu có 9 nhịp 10 hàng cột, mỗi hàng cột có 3 cột đá chống hơi xiên xuống mặt nước và được liên kết với nhau bởi một dầm ngang, mỗi nhịp có khẩu độ khoảng 1,2 m. Cầu được tạo dáng hơi cong, khỏe khoắn, phần đầu các dầm ngang được đẽo gồ lên để giữ cho các phiến đá khỏi xô lệch và cũng là nơi tập trung các trang trí. Các mô típ thường gặp là vân mây, hoa lá cách điệu thành hình đầu rồng. Các họa tiết trang trí này mang đậm phong cách nghệ thuật dân gian và đều liên quan đến yếu tố nước cho thấy ước muốn ngàn đời về nguồn nước dồi dào cho sản xuất của cư dân nông nghiệp. Điều này cũng cho thấy yếu tố nghệ thuật và tâm linh cũng luôn được chú trọng khi xây dựng các cây cầu truyền thống.[11] Bên cạnh cầu đá Làng Chuông thì còn có hai cây cầu đá khác cũng ở Thuận Thành – Bắc Ninh đó là cây cầu đá nằm trong khuôn viên đền Lũng 14
  18. Khê (thôn Lũng Khê, xã Thanh Khương) thuộc khu vực thành cổ Luy Lâu và cây cầu đá thuộc địa phận giáp ranh giữa hai thôn Thuận An và Đức Nhân (xã Trạm Lộ). Trong khu di tích đền Lũng Khê hiện còn bảo lưu được cây cầu đá cổ khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng, được trùng tu vào năm Quý Mão, niên hiệu Thiệu Trị 3 (1843). Cầu bắc qua một ao nước phía trước đền và là lối để đi vào khu vực đền chính. Cầu làm bằng đá xanh nguyên khối gồm 7 nhịp với chiều dài tổng cộng là 10m38, chiều rộng mặt cầu 1m67, chiều dài trung bình mỗi nhịp là 1m40. Các bộ phận cấu thành cầu gồm: tấm lát mặt, dầm cầu, cột trụ. Tất cả có hơn 20 tấm đá lát mặt cầu kích thước tấm lớn nhất rộng 60cm, dài 1m43, tấm nhỏ nhất rộng 38cm, mỗi nhịp có 3 tấm lát mặt (có nhịp gồm 4 tấm) thường tấm ở giữa để phẳng, 2 tấm bên cạnh tạo gờ nổi hai bên rìa tạo dáng thành cầu. Tám chiếc dầm cầu kích thước dài trung bình 2m25, hai bên đầu dầm cầu trang trí vân mây xoắn, tạo dáng hình đầu rồng. Phía bên trên hai đầu dầm cầu trang trí các con vật, hoa lá cách điệu như: hổ phù, cá chép, rơi, lá sen, lá đề, hoa chanh, dây lá cách điệu Tổng cộng có 24 chiếc cột trụ đỡ cầu, cột có kích thước dài khoảng từ 2,5m đến 3m. Cầu đá bắc qua ao nước phía trước cửa đền Lũng Khê . ( Nguồn : Internet ) 15
  19. Cầu đá Trạm Nộ hiện nay nằm trên bờ sông Gáo địa điểm giáp ranh giữa hai làng Thuận An và Đức Nhân thuộc xã Trạm Lộ còn tồn tại một cây cầu đá cổ. Tương truyền cầu đá do cụ Nguyễn Quang Sáng là người thôn Đức Nhân bỏ tiền ra mua đá, thuê thợ làm để cung tiến cho làng cách đây gần 200 năm. Khi ấy cụ đang làm chức Xuất huyện của huyện Siêu Loại dưới đời vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Cầu đá được bắc trên con đường chính nối liền từ cửa chùa làng Đức Nhân sang làng Thuận An. Con đường này hiện nay không còn nữa nhưng cây cầu đá vẫn còn tồn tại nguyên vẹn. Cầu làm bằng đá xanh nguyên khối gồm 5 nhịp với chiều dài tổng cộng là 8m30, chiều rộng mặt cầu 1m48, chiều dài trung bình mỗi nhịp là 1m45. Các bộ phận cấu thành cầu gồm: tấm lát mặt, dầm cầu, cột trụ. Tất cả có gần 20 tấm đá lát mặt cầu kích thước tấm lớn nhất rộng 56cm, dài 1m45, tấm nhỏ nhất rộng 38cm, mỗi nhịp có 3 tấm lát mặt (có nhịp gồm 4 tấm) thường tấm ở giữa để phẳng, 2 tấm bên cạnh tạo gờ nổi hai bên rìa tạo dáng thành cầu, 6 chiếc dầm cầu kích thước dài trung bình 2m, hai bên đầu dầm cầu trang trí vân mây xoắn, tạo dáng hình đầu rồng. Tổng cộng có 14 chiếc cột trụ đỡ cầu, riêng hai bên đầu cầu mỗi bên có 3 cột trụ đỡ dầm cầu, cột có kích thước dài khoảng từ 2m đến 2,5m.[10] Dường như vẻ đẹp của cái nôi văn hóa Kinh Bắc càng được tô điểm thêm khi mảnh đất này có sự hiện diện của những cây cầu đá với lối kiến trúc độc đáo cổ xưa. Mỗi cây cầu lại mang những nét đẹp riêng, tùy thuộc vào sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của những kiến trúc sư dân gian. Cây cầu đá được xây dựng nhằm mục đích chính là phục vụ cho việc đi lại của người dân, rút ngắn khoảng cách từ nơi này sang nơi khác. Nếu như cầu đá làng Chuông mang nét đẹp của nơi thôn quê dân dã, mộc mạc thì đến với cây cầu đá phía trước cửa đền Lũng Khê lại mang một nét đẹp cổ kính, trang trọng, là lối đi để vào được khu vực đền chính. Nó giống như con đường mà quan thời xưa đi qua để vào diện kiến nhà vua. 16
  20. Ngoài ra cũng phải kể đến cây cầu đá còn khá nguyên vẹn nằm trong Tỉnh Hưng Yên đó là cầu Nôm. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, cây cầu đá cổ hơn 200 năm tuổi của làng Nôm, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm. Đi qua chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính uy nghi như cổng một tòa thành đến cầu Nôm bắc ngang dòng sông Nguyệt Đức. Nằm giữa quần thể di tích cổ kính làng Nôm, cầu Nôm là điểm nhấn độc đáo mang lại sức hút đặc biệt cho không gian văn hóa thuần Việt của làng. Cầu được làm hoàn toàn bằng đá. Mặt cầu rộng gần 2m, làm bằng đá xanh nguyên khối, gắn khít nhau. Những phiến đá lớn được các nghệ nhân dân gian đục đẽo rất công phu. Cầu xây 9 nhịp, theo quan niệm của người xưa số 9 tượng trưng cho sự may mắn Dầm cầu hình chữ nhật. Mặc dù bị rêu mốc và cây leo bám, nhưng những nét văn hoa cổ tinh tế của cầu vẫn rất dễ quan sát. Hai bên thành cầu còn hầu như nguyên vẹn các mỏm đá dầm cầu được chạm trổ vân mây cách điệu, một họa tiết thường sử dụng trang trí trong kiến trúc cổ, được tạo tác công phu, nghệ thuật, rất tinh xảo và cầu kỳ, trông như những cái đầu rồng của những thuyền rồng mà vua chúa ngày xưa hay dùng để đi du ngoạn. Chân cầu là những cột đá hình trụ, không đều nhau được đẽo thô để gác dầm cầu, đã bị xói mòn bởi thời gian, trở nên rêu phong, cổ kính. Điểm đặc biệt của cây cầu còn là tính bền vững về kết cấu. Mặc dù mặt cầu, mố cầu và chân cầu chỉ gác lên nhau chứ không có vật liệu liên kết, nhưng trải qua thời gian hơn 200 năm mặt cầu vẫn phẳng, chắc chắn và vững chãi. Điều đó cho thấy trình độ thiết kế, gia công vật liệu và thi công cầu của những người thợ ngày xưa rất đáng nể phục. Các cụ cao niên của làng kể rằng, khi xưa cầu được làm bằng gỗ lim nhưng để thuận tiện cho giao thương vào chợ Nôm, sau cầu được xây dựng lại bằng đá. Trước đây còn có một cây gạo cổ to đẹp ở đầu cầu phía bên chùa Nôm, nhưng nay bị cụt ngọn vì gió bão, dù dân làng đã cố cứu nhưng cây chẳng còn 17
  21. nguyên vẹn Hơn hai thế kỷ đã qua, trải bao vật đổi sao dời, cây cầu vẫn vững chãi nối nhịp giao thương cho làng nghề đồng nát vang tiếng một thời và chứng kiến bao đổi thay của làng quê. Cây cầu đá cổ còn gắn với câu chuyện về một trong người chiến sỹ cách mạng đầu tiên của làng Nôm, liệt sỹ Phùng Văn Thực, người đã không ngại hiểm nguy đứng ra bảo vệ sự tồn tại của cây cầu khi cầu bị bọn giặc tìm cách cài mìn đánh sập. Câu chuyện ấy giờ đây vẫn được người làng xúc động kể lại với niềm kính trọng và tự hào. Đến với làng Nôm ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn với những hàng cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt, cây đa, giếng nước cùng những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình. Bao bọc quanh làng Nôm vẫn còn nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Ngoài ra cây cầu đá cổ mà ta đã tìm hiểu ở trên chính là sự khác biệt trong kiến trúc của làng Nôm và cũng là một biểu tượng của ngôi làng cổ khi tên làng, tên cầu hòa làm một, đi vào câu ca dao : Ai về cầu đá làng Nôm Mà xem phong cảnh nước non hữu tình. [18] Hay: Đồng nát thì về cầu Nôm Con gái nỏ mồm về ở với cha [18] Ta thấy gần như các câu ca dao tục ngữ về làng Nôm xưa đều được thông qua biểu tượng chính là cây cầu này. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc độc đáo, cây cầu đá cổ hàng trăm năm tuổi này còn là một công trình độc đáo còn nguyên vẹn chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của 18
  22. Đồng bằng sông Hồng. Cầu Nôm, xã Đại Đồng (Văn Lâm) (nguồn : Internet) Như vậy với những nét kiến trúc độc đáo hàng trăm năm tuổi của những cây cầu đá này đã góp phần tạo nên những đặc điểm riêng của vùng văn hóa Bắc bộ. Nó còn là những di sản văn hóa vật chất đặc sắc của ông cha còn để lại trong kho tàng văn hóa dân tộc. 1.2.2. Cây cầu ngói Trung bộ Về mặt địa lý, khác với hai vùng châu thổ ở hai đầu đất nước vốn được bồi tụ từ một trục sông chính cùng với sự kết nối chặt chẽ của các chi lưu, vùng duyên hải miền Trung là nơi chịu sự phân cắt mạnh bởi địa hình, tạo thành các tiểu vùng, giới hạn bởi các dải núi từ dãy Trường Sơn ở phía tây vươn ra tới biển. Các dòng sông trong vùng thường ngắn và dốc, chảy theo hướng đông - tây ra biển, lưu vực nhỏ, cửa sông thường bị chế ngự bởi các cồn cát chạy dài dọc bờ biển. Vì thế trong toàn vùng không có sự liên kết trực 19
  23. tiếp bằng mạng lưới đường thủy như các vùng châu thổ ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Với đặc điểm cấu tạo địa hình như vậy, không gian văn hóa vùng duyên hải miền Trung thường bao hợp cả không gian văn hóa biển đảo, văn hóa duyên hải, văn hóa nông thôn đồng bằng và văn hóa miền núi - trung du. Đến với dải đất miền Trung, chúng ta sẽ thấy được bản sắc văn hóa vùng miền qua những cây cầu ngói. Không phổ biến như cầu sắt, cầu đá hay cầu gỗ thông thường, cầu ngói là loại cầu có kiến trúc đặc biệt và có giá trị nghệ thuật cao. Những cây cầu có tuổi đời mấy trăm năm, lợp mái ngói cổ kính, nằm soi mình trên dòng nước trong xanh đã làm cho phong cảnh làng quê Việt Nam nói chung cũng như dải đất Miền Trung nói riêng có thêm một vẻ đẹp hữu tình thật khó quên. Ngoài hai cây cầu ngói còn lại ở miền Bắc Bộ như cầu ngói Phát Diệm - Ninh Bình, cầu ngói Chùa Lương - Nam Định, thì chúng ta phải kể đến hai cây cầu ngói nằm ở Miền Trung với lối kiến trúc độc đáo đó là cầu ngói Thanh Toàn - Huế và Chùa Cầu - Hội An. Đến với xứ Huế du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộng mơ của những danh lam thắng cảnh, được nghe những điệu điệu hò bên dòng sông Hương thơ mộng, nơi đã chứng kiến những dấu son đáng nhớ trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Nơi đây, những công trình kiến trúc, những giá trị văn hóa một thời vẫn còn được lưu giữ, trong đó phải kể đến cây cầu ngói Thanh Toàn. Cầu ngói Thanh Toàn, một cây cầu cổ xưa, mang kết cấu đặc biệt, là cây cầu vòm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Đây là cây cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và lịch sử cây cầu vẫn còn lưu giữ được những nét kiến trúc đặc 20
  24. trưng một thời. Cầu nằm trên hệ thống trụ đỡ có 3 hàng, mỗi hàng có 6 cột, mỗi hàng đều có trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún. Hai đầu là hai mố cầu, có 7 hệ thống thống thoát nước, nối liền các đầu mối cầu là hệ thống trụ đỡ, các thanh bê tông chạy dọc từ 2 đầu vào giữa dốc dần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu, đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho một độ cao khỏe đẹp và cho ghe thuyền qua lại dễ dàng. Trên cầu các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang qua để trên đó dựng cột làm khung nhà. Mỗi vi có 4 hàng cột, ở giữa 2 cột là lòng cầu để làm lối đi lại và từ 2 bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng lên cao làm chỗ hóng mát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu “con tiện bình hoa” để ngồi khỏi ngã. Chỉ có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bịt kín còn đều để cho thông thoáng. Các hệ thống xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì di chuyển qua mộng cột. Các bộ phận kiến trúc đều bằng gỗ, nhưng lại có đặc điểm thú vị là không chạm khắc hay trang trí mà ở đây chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Bộ mái cây cầu các nghệ nhân đã chạm khắc hình con vật với chủ đề tứ linh: Long – Lân – Quy – Phụng. Về trang trí, trước đó chỉ có con Giao Long, sau này thay bằng con Rồng ở hai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa. Cầu được chia làm 7 gian, gian giữa dùng để thờ cúng. Ở 2 lối vào của cây cầu có đôi hàng câu đối chữ Hán được khắc trực tiếp lên trên cầu, nhưng do thời gian tàn phá nên khó tìm ra câu nguyên vẹn. Đây là một trong những câu đối trên cây cầu: Kiệt cấu thiên thu truyền thắng tích Ngỏa kiều thắng cảnh cựu quy mô Tạm dịch là: (Kiệt tác kiến trúc này là một di tích lưu truyền mãi nghìn năm sau Cầu Ngói là một thắng cảnh làm theo quy mô cũ). 21
  25. Cầu ngói Thanh Toàn (Nguồn: Internet) Cầu ngói Thanh Toàn hiện hữu không chỉ mang chức năng đón đưa người qua lại, mà nó còn mang giá trị thẩm mỹ và nhân đạo sâu sắc, nhìn từ xa xa ta có cảm tưởng cây cầu giống như một con tôm khổng lồ đang cong mình lên nối liền hai bên bờ. Ngoài ra cây cầu còn mang vẻ đẹp cổ kính, duyên dáng, rất hài hòa với cảnh quan thanh bình của một làng quê, đầu cầu là một cái chợ nhỏ nằm ẩn mình dưới tán bốn gốc đa cổ thụ xanh mát hai bên bờ như đang bao bọc lấy cầu. Đây là nơi buôn bán và cũng nơi gặp gỡ, giao lưu, sinh hoạt văn hóa của dân làng, một không gian văn hóa đậm chất đồng quê để nghe câu hát bài chòi, nhâm nhi bát nước chè xanh, thử sức với những trò chơi giân dan, dạo chơi phiên chợ làng để được chọn mua những món quà quê bình dị mà thơm thảo tấm lòng người dân quê xứ Huế. Thanh Toàn không còn là một cái tên xa lạ với du khách thập phương cũng như du khách nước ngoài, đó là “Món quà của một tấm lòng đã được vua và dân khắc ghi”. Không những thế nó còn đi vào những câu ca dao, dân ca quen thuộc : Ai về cầu ngói Thanh Toàn 22
  26. Cho em về với một đoàn cho vui. Tiếp đến mảnh đất Quảng Nam đầy nắng và gió, chúng ta sẽ được thăm quan vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Chắc hẳn đối với những ai khi đã một lần đặt chân đến nơi này, thì không thể không biết đến một công trình kiến trúc độc đáo - một biểu tượng của Hội An, đó chính là Chùa Cầu. Du hành trên đất Hội An Lạ thay cảnh sắc chứa chan tình người Đẹp thay ánh mắt nụ cười Chùa Cầu in bóng rạng ngời nước non. Chùa Cầu là cây cầu cổ duy nhất ở phố Hội An, nằm bắc qua dòng sông Hoài thơ mộng không chỉ là một di tích lịch sử mà hiện nay đã trở thành một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thu hút được nhiều du khách trong nước và đặc biệt là thu hút được các vị khách quốc tế đến tham quan. Theo ghi chép thì Chùa Cầu Nhật Bản được các thương nhân người Nhật xây dựng vào thế kỷ 17, để thuận tiện cho việc đi lại và giao thương giữa phố người Hoa và phố người Nhật. Năm 1653, trên cầu được dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can, nhô ra giữa cầu, từ đó gọi là Chùa Cầu Hội An. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An, đặt tên cầu là Lai Viễn Kiều. Đồng thời lịch sử cũng ghi lại cây cầu gắn liền với một truyền thuyết. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà cầu Nhật Bản bắc qua. Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn 23
  27. buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thủy quái đó. Người Minh Hương lập ngôi chùa nhỏ nằm sát cây cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ cũng với mục đích khống chế con Câu Long gây ra động đất. Vì thế, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất được nữa. Về mặt kiến trúc cây cầu dài khoảng 18m, có mái che, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Thu Bồn. Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Vãn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai cây cầu có tượng gỗ bằng thú đứng chầu, một đầu là tượng chó (thiên cẩu), một đầu là tượng khỉ (thân hầu). Thân hầu là đại diện cho năm xây dựng còn thiên cẩu đại diện cho năm kết thúc công trình. Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho mọi người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp. Tổ hợp kiến trúc tín ngưỡng được lợp mái nhiều nét độc đáo hình chữ T này lại gắn nhiều truyền thuyết liên quan đến hoạ phúc của mọi người nên dân gian quen gọi là Chùa Cầu và là biểu tượng giao lưu văn hóa Nhật - Hoa - Việt ở Hội An. Hơn 400 năm nay, Chùa Cầu nổi tiếng linh thiêng vẫn được cư dân bản địa và khách vãn lai thành kính chiêm bái. Trước đây, Nhật Bản Kiều trong kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hoá Phù Tang, mái ngói mềm mại với độ dốc xuống, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, các hoa văn trang trí 24
  28. hình mặt trời, chiếc quạt xoè hiện nay đã không còn nữa. Tuy nhiên, Thần Khỉ và Thần Hầu vẫn còn thờ ở hai đầu cầu. Ở hai bên tường của cổng ra vào ở phía Tây và phía Đông cầu Nhật Bản ban đầu có hai câu đối chữ Hán đắp nổi, nhưng qua năm tháng bị mờ dần để sau cùng bị mất hẳn và người Minh Hương đã thay vào đó bằng hoa văn đắp nổi hình quả phật thủ lớn. Chùa Cầu ở Hội An (Nguồn : Internet) Nếu ta đem so sánh cầu ngói Thanh Toàn của Huế và chùa Cầu Nhật Bản ở Quảng Nam thì sẽ thấy được nhiều điểm tương đồng và nét đặc sắc riêng biệt của mỗi cây cầu. Dòng Hoài giang vẫn cứ chảy. Phố Hội Chùa Cầu vẫn mang nét cổ kính soi mình bóng nước và vẫn là những hình ảnh đẹp yên bình của những con người Hội An nồng hậu, chân chất và hiền hòa. Cứ thế chầm chậm làm nên một “tố chất” rất chi Hội An mà sâu lắng lạ lan tỏa từ cuộc sống bình dị của những con người nơi đây. Như vậy trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển trong một vùng đất với nhiều biến cố về thiên tai và lịch sử, nhưng cả hai cây cầu vẫn 25
  29. mang dáng dấp nguyên vẹn của buổi đầu “lọt lòng”, mỗi cây cầu lại được xây dựng theo những nét kiến trúc riêng độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao trong kho tàng kiến trúc cầu cổ ở Việt Nam, đồng thời mang một nét đẹp riêng không lẫn vào đâu được của dải đất Miền Trung. 1.2.3. Cây cầu khỉ Nam bộ Nói đến nền văn hoá Nam Bộ là nói đến văn hoá của các tộc người ở đây. Ngoại trừ các tộc người sống ở ven đồng bằng miền đông, các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cư dân bản địa ở đây. Vì vậy, văn hoá của họ là văn hoá ở vùng đất mới. Gần như là một quy luật, văn hoá của cư dân vùng đất mới dù là của tộc người nào cũng đều là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá trong tiềm thức, trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian. Nói khác đi là, những loài cây quen thuộc của vùng đất cũ được đem cấy trồng ở vùng đất mới. Cho nên, văn hoá ở vùng đất này, vừa có nét giống, lại vừa có nét khác với nền văn hoá ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc người. Nam Bộ là không gian của sông ngòi kênh rạch. Đây là một vùng đất cửa sông giáp biển, chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều, khí hậu hai mùa mưa nắng. Sông ngòi điều hoà thuận lợi cho giao thông đường thuỷ. Khác với không gian thường gặp ở Bắc Bộ là ao hồ và hệ thống đê bao, không gian Nam Bộ là mạng lưới kênh rạch chằng chịt, gồm cả kênh rạch tự nhiên và hệ thống kênh rạch do con người chủ động đào xẻ để phục vụ nông nghiệp và đi lại. Không gian địa lý đặc thù của vùng đất này đã sớm tác động và hình thành nên tập quán ưa đi lại bằng đường thủy của cư dân nơi đây. Yếu tố này có ảnh hưởng không ít đến đặc điểm, tính chất của những cây cầu ở Nam Bộ. Cư dân Nam Bộ tận dụng vật liệu sẵn có trong vùng như tre, dừa, tràm, đước để tạo ra những cây cầu bắc qua bờ mương, con rạch. Ngoài những vật 26
  30. liệu sẵn có tại vườn, tại nhà, người Nam Bộ không có tâm lý tìm tòi nhiều vật liệu đa dạng khác để tạo nên những cây cầu kiên cố. Hơn nữa ở Nam Bộ lại không có môi trường phường hội, làng nghề phát triển để có thể tận dụng những sản phẩm thủ công (gạch, đá, gỗ ) làm phong phú thêm những công trình cầu. Ngoài cầu làm bằng tre, bằng ván và các loại cây thô sơ như cau, dừa, tràm, đước , khoảng thời gian sau, thời Pháp thuộc, ở Nam Bộ mới xuất hiện một số cầu làm bằng xi măng (còn gọi là cầu đúc) hay bằng sắt (còn gọi là cầu sắt). Kiểu tận dụng này vừa phản ánh trữ lượng dồi dào của các loại vật liệu là cây gỗ thô sơ ở Nam Bộ vừa thể hiện được tính cách phóng khoáng, tự nhiên của con người ở vùng đất này, ứng xử với tự nhiên theo kiểu "Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”. Thói quen sử dụng vật liệu xây dựng thô sơ của người Nam Bộ đã tạo nên hệ thống cầu khỉ được xem như một thứ công trình giao thông đặc thù của vùng, mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ví dụ như ở xã Vĩnh Hoà Hưng (tỉnh Kiên Giang), theo sông Cái lớn từ Uỷ ban xã đến ấp Vĩnh Anh, phải qua 241 cây cầu lớn nhỏ, đơn sơ, bắc qua cống rạch, mương mà mỗi nhà đều đào. Con đường quanh co đó, tính đường chim bay chỉ có 7 km. Sống chung với lũ nên người Nam Bộ không có tâm lý bắc những cây cầu kiên cố quanh nhà. Chính vì thế mà kiến trúc cầu ở Nam Bộ không phổ biến kiểu cầu lợp mái cầu kỳ như ở Bắc Bộ mà đa số là "cầu ván đóng đinh" và "cầu tre lắt lẻo". Cầu khỉ là một loại cầu được làm rất đơn sơ bằng đủ loại chất liệu (thường thì bằng cây tre, cây dừa, cây phi lao) bắc qua kênh rạch để cho người qua lại, theo thân cây sao cho bàn chân khỏi bị chệch hướng, trong khi một tay vịn "lan can" và tay kia mang vác, gánh gồng Nhìn từ xa, hình ảnh con người bước qua cầu gợi chúng ta liên tưởng đến cảnh loài khỉ leo trèo trên cành cây. Có lẽ bởi vậy mà có ai đó đã gọi cầu này một cách hài hước là "cầu khỉ", ngoài ra nó còn được gọi là cầu dừa (nếu được làm bằng cây dừa) 27
  31. hay cầu tre (nếu được làm bằng tre). Có thể nói, kiểu cầu khỉ ở Nam Bộ ít nhiều mang dáng dấp của những cây cầu nguyên thủy, thô sơ đầu tiên của nhân loại. Những cây cầu tre miệt vườn vẫn mãi in sâu trong ký ức người dân miền Tây Nam bộ như một nét văn hóa miệt vườn vùng sông nước. Cây cầu tre hay “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương chằng chịt, là nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Trước kia, sông rạch là huyết mạch kinh tế của người dân nông thôn, ngày ấy, vùng quê còn nghèo, cây cầu tre đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu tre từ người lớn đến trẻ em dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh mỗi khi đến trường hay đi học về. Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời. [20] Có lẽ cái sợi đây gắn kết ấy đã có từ khi đứa trẻ ra đời, hình ảnh cây cầu tre đã theo lời ru của mẹ mà lớn lên theo năm tháng. Dù có trưởng thành, đi xa hình ảnh cây cầu tre thuở bé vẫn theo chân mỗi người như hành trang quý báu, kết chặt nghĩa tình, gợi lên sự dịu dàng yêu thương. Khi nhắc đến làng quê miền Tây Nam bộ, người ta nghĩ ngay đến vùng sông nước mênh mông trù phú, cùng với các cây cầu tre, chiếc xuồng ba lá chiếm một vị trí văn hóa quan trọng trong đời sống. Nếu hình ảnh cây cầu tre quen thuộc với người dân miệt vườn thì nó lại là nỗi sợ của người dân chốn thị thành, những bước chân run run khi bước nhẹ lên “chiếc lưng trần” của cây cầu giống đôi chân của một cụ già. Mùa mưa, nước dâng ngập con mương, con rạch, cây cầu bị nước 28
  32. ngập lâu ngày, trở nên trơn trợt bởi bám rong, bùn. Lũ học trò mỗi lần đi học, một tay vịn thành cầu, tay kia cứ khư khư cặp chiếc cặp nhỏ bên hông, sợ chẳng may trượt chân rơi xuống nước làm ướt trang vở học trò. Cầu tre miền quê là vậy, lúc nào cũng đơn sơ và giản dị. Với vài cây tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, cây sao, cây sến và thêm một mớ dây cổ rùa, dây mây rừng, dây choại là cây cầu đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước quê mùa. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kênh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê. Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu tre gọn gàng nối bên này bên kia bằng khúc gỗ gòn gọn gàng. Dòng nước sâu, con sông rộng, cầu tre cũng nối dài thêm nhiều nhịp thành cây cầu lắt lẻo trên dòng nước bao mùa Những cầu tre dài có từ ba nhịp, năm nhịp, bảy nhịp là những cây cầu qua những con rạch có bờ bến xa vời. Cây cầu tre luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu tre chia dòng sông làm hai phần đều nhau. Ở trong kênh, trong rạch, nên cầu tre mang trên mình cái nét riêng của con kênh hiền hòa, của con rạch bùn lầy, của xứ sở quê mùa Không có bùn trên lưng, không có nắng trên tay vịn, không có mưa trên đầu, không có nước làm đung đưa chân cầu như chân cụ già, có lẽ, đã không còn là cây cầu tre lắt lẻo miền quê. Từng đoạn của cây cầu tre như những mảnh ghép của năm tháng đã qua, để lại màu nâu xỉn in hằn những dấu chân đi về. Không chỉ trong đời sống sinh hoạt vật chất, gắn liền với việc đi lại, từ nơi này sang nơi khác mà trong ca dao, hình ảnh cây cầu cũng xuất hiện với tần số khá cao. Họ truyền bảo nhau đạo lý làm người, là sự mỉa mai, cười cợt 29
  33. cho những “thói đời” trái khoáy: Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói xem quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn. [20] Địa danh Cầu Đông ở Hoa Lư, đây là một cây cầu bắc qua con hào Sào Khê xuyên dọc kinh đô Hoa Lư và hiện tại là cửa ngõ phía đông vào khu di tích cố đô Hoa Lư. Cầu Đông nằm trên đường cửa đông vào kinh đô còn cầu Dền nằm gần cửa bắc nhưng hai cây cầu cổ này đều bắc qua sông Sào Khê, kẹp giữa chúng là chợ Cầu Đông với phố Chợ dài 500 m. Chợ cầu Đông Trường Yên là một chợ cổ, có lịch sử gắn quá trình hình thành và phát triển đô thị cổ Hoa Lư và các làng cổ Yên Thành. Thoạt nghe người ta cứ tưởng bài ca dao này nói về một bà già đi xem bói ở chợ Cầu Đông xem lấy chồng có lợi ích gì không và bà được thầy bói nghe nhầm về răng lợi và trả lời: bà có lợi nhưng răng không còn. Sự hài hước, hóm hỉnh của văn hóa dân gian cố đô thông qua biện pháp chơi chữ thể hiện trong câu đối đáp của bà già và ông thầy bói khiến ông nói gà, bà nói vịt. Qua biện pháp chơi chữ, tác giả dân gian không chỉ tạo ra sự hóm hỉnh, hài hước mà còn thông qua đó mỉa mai những loại người sống xa rời thực tế không nhìn nhận rõ thực tại và loại người chuyên đi dối gạt người khác như ông thầy bói. Đến tình yêu lứa đôi, cầu có mặt từ ngày đầu họ gặp gỡ, cầu là điểm mốc đánh dấu nơi họ tới lui trao đổi ân tình. Không phải lúc nào sự “chủ động” cũng là phái mày râu. Dân gian rất công bằng đối với phái yếu. Yêu thì nói rằng yêu, chẳng có gì ngại ngần, cô gái thố lộ: 30
  34. Qua sông em đứng em chờ Qua cầu em đứng ngẩn ngơ vì cầu. [19] Hay : Cầu ao ván yếu gập ghềnh Chân lần tay dắt chung tình đi qua. [19] Biểu tượng cầu ở Nam bộ là một biểu tượng không gian. Nhưng ngoài không gian thân thuộc, không gian tình cảm, chứng kiến tình yêu đôi lứa, thể hiện tính bắc cầu trong tình cảm như ở Bắc bộ thì biểu tượng cầu ở Nam Bộ còn có ý nghĩa khác, đó là ý nghĩa biểu tượng về đường đời, về cuộc sống nhiều nỗi gian truân, qua hình ảnh cầu tre lắt lẻo, cầu ván đóng đinh, cầu ván long đinh. Biểu tượng cầu ở Nam bộ không bắt nguồn từ những tư duy sâu xa mà bắt nguồn từ cái gần gũi, quen thuộc, gắn bó với sinh hoạt gia đình, sinh hoạt xã hội, sinh hoạt lao động, gắn bó với thực tế lắm kênh rạch, cầu khỉ. Đó là loại biểu tượng nảy sinh từ thực tế cuộc sống hàng ngày, từ nhận thức và tình cảm của con người. Nói đến vùng sông nước Nam Bộ là nói đến xứ sở của những cây cầu khỉ. "Khó đi" và "lắt lẻo" trong cuộc sống hàng ngày đến mức khi đi vào tâm thức của người Nam Bộ, cây cầu của vùng đất này cũng vẹn nguyên tính đặc trưng ấy. Hình ảnh cây cầu trong tâm thức người Nam Bộ gần với những khó khăn, trắc trở của đường đời hơn là vẻ thơ mộng, đáng yêu của hình ảnh những cây cầu ở Bắc Bộ. Tiểu kết : Như vậy từ cây cầu bằng ván, bằng cây, bằng đá gác tạm qua mương, rạch, thuở sơ khai đến những cây dây văng hiện đại là cả một quá trình phát triển song hành cùng với sự văn minh của con người. Không phải riêng ở đất Nam bộ mới có cầu. Trên dải đất hình chữ S lắm sông nhiều suối, 31
  35. cầu là phương tiện đi lại, là những thắng cảnh ngoạn mục, từ cây cầu đá ở Bắc bộ hay cầu ngói ở duyên hải miền Trung cho đến những cây cầu khỉ ở Nam bộ, mỗi cây cầu ấy lại mang những nét đặc trưng về mặt kiến trúc không thể lẫn vào đâu được của mỗi vùng miền. 32
  36. Chƣơng 2. TÍN HIỆU BIỂU ĐẠT CỦA BIỂU TƢỢNG CÂY CẦU TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NGƢỜI VIỆT Hình ảnh cây cầu đã trở thành một biểu tượng trong văn hoá nhận thức, văn hoá tâm linh. Tất cả chúng làm nên một diện mạo, một đặc trưng riêng trong đi lại giao tiếp, ứng xử, tâm tình, của người dân đất Việt. Từ đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa đi vào ca dao trữ tình, cây cầu còn mang những nét nghĩa biểu đạt độc đáo, cho thấy đời sống tâm hồn phong phú mà không kém phần tinh tế của người bình dân xưa. 2.1. Cây cầu - nơi hò hẹn, gặp gỡ Trong ca dao tình yêu đôi lứa, mô típ cây cầu – con sông là một chi tiết nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc, xuất hiện với tần số khá lớn, trở thành một biểu tượng để chỉ nơi gặp gỡ, hẹn hò của những đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ đến với nhau: Yêu nhau cởi áo cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay. [9, 144] Cây cầu trong ca dao có thể xuất hiện dưới những dạng thức như là cành hồng, là ngọn mồng tơi, là cành trầm, là sợi chỉ, hay dải yếm Đó là cây cầu tình yêu chân thành, gắn kết bao lứa đôi chung thuỷ. Cô kia cắt cỏ bên sông Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. [9, 106] Hay : Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang. [3, 87] 33
  37. Cây cầu cành hồng chỉ có trong trí tưởng tượng, mang tính ước lệ. Việc anh chàng xưng hô với cô gái là “anh”- “cô kia” thể hiện mối quan hệ giữa hai người còn xa lạ, chưa quen biết nhau. Bên cạnh đó hình ảnh cây cầu cành hồng gợi ta liên tưởng đến vật nối liền đôi bờ, đó chính là khát khao nối liền hai trái tim, hai tâm hồn đang rạo rực như màu đỏ thắm của hoa hồng. Khát khao được gặp gỡ, được làm quen với người mình yêu thương của chàng trai. Có khi cây cầu lại được bắc bởi cành trầm "lá dọc lá ngang" để thử thách cô gái. Chàng trai mong đợi người con gái có bản lĩnh, mong đợi tấm chân tình bền vững : Cách nhau có một con đầm Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang Cành trầm lá dọc lá ngang Đố người bên ấy bước sang cành trầm. [10] Từ hình ảnh cây rau mồng tơi quen thuộc ở nông thôn, các chàng trai bình dân xưa mượn để bắc cầu tình yêu với bao khao khát, ước mong : Gần đây mà chẳng sang chơi Để anh ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu Mồng tơi chả bắc được đâu, Em cởi dải yếm bắc cầu anh sang. [15] Nếu như các chàng trai mượn cành hồng, cành trầm, ngọn mồng tơi để bắc những nhịp cầu thương nhớ thì người con gái bắc cầu sợi chỉ giúp người yêu giảm mối sầu tương tư : Sông cách sông, thuỷ cách thuỷ Em se sợi chỉ, em bắc cây cầu Để anh sang giảm mối sầu tương tư. [20] 34
  38. Sợi chỉ là vật dụng thân quen gắn liền với đức tính chăm chỉ, khéo tay của người con gái. Cô ấy mượn sợi chỉ để bắc cây cầu tình cảm đáp lại tình yêu của chàng trai, rút ngắn khoảng cách không gian xa cách để thêm gần gũi gắn bó, đó là tín hiệu yêu đương rất tinh tế của người con gái nết na, thùy mị. Hình ảnh cây cầu sợi chỉ là điểm sáng của bài ca dao, là nơi gửi gắm khát khao cháy bỏng muốn gặp mặt người yêu của nhân vật trữ tình. Cách sông em chẳng sang đâu Anh về mua chỉ bắc cầu em sang Chỉ xanh chỉ đỏ chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang sông này. [20] Hay : Mồng tơi bắc chả nên cầu Chàng về xẻ gỗ bắc cầu em sang Chỉ xanh, chỉ đỏ, chỉ vàng Một trăm thứ chỉ bắc ngang đầu cầu Nào em đã có chồng đâu Mà chàng đón trước rào sau làm gì. [22] Nếu như trong bài ca dao phía trên, là hình ảnh người con gái thùy mị, nết na, thì đến bài ca dao này ta thấy hình ảnh người con gái có phần mạnh dạn hơn, quả quyết hơn. Cô lên tiếng để hòa nhịp đập của hai trái tim, để tình yêu ngày càng thêm bền chặt. “Một trăm thứ chỉ” với đủ các màu cũng chính là màu sắc của tình yêu. Tình yêu xuất phát từ tình cảm chân thực và sâu lắng từ như vậy nên nỗi nhớ nhung càng da diết, mặn nồng. Có ai yêu nhau mà không thương nhớ, vì nỗi nhớ đã trở thành một đặc thuộc tính bất biến của tình yêu. Với người bình dân, đặc biệt là những đôi lứa yêu nhau thì nỗi nhớ 35
  39. được diễn đạt bằng lối liên tưởng thật giản dị mà tha thiết qua hình ảnh cây cầu dải yếm. Ước gì sông rộng một gang Bắc cầu dải yếm, để chàng sang chơi. [3, 87] Bài ca dao đã làm rung động bao trái tim bạn đọc từ xưa đến nay bởi lời ngỏ tình mãnh liệt, táo bạo mà không kém phần đằm thắm, tế nhị của nhân vật trữ tình. Con sông vốn là biểu tượng ngăn cách chia lìa, cây cầu lại là biểu tượng của sự đoàn viên, hạnh phúc. Khao khát được gần nhau cho thỏa nhớ mong đã thúc giục ước mơ bắc cây cầu dải yếm trong trí tưởng tượng của cô gái. “Người nữ kiến trúc sư thiên tài này” đã thiết kế nên cây cầu dải yếm thật độc đáo dành tặng riêng cho chàng sang chơi. Mỗi người đều có quyền mơ ước nhưng có lẽ ước mơ “bắc cầu dải yếm” riêng cho một người mà ta vẫn ngưỡng mộ là trường hợp hi hữu. Chỉ có nghệ thuật dân gian mới có thể sáng tạo ra một cái cầu như thế. Chỉ khi luôn nghĩ đến người yêu, luôn nuôi khát vọng yêu thương cháy bỏng, chân thành, người thiếu nữ mới làm nên điều kì diệu vậy. Khi yêu cũng như khi say, con người thường thoát li điều kiện thực tế vào suy nghĩ một cách tự do, hồn nhiên theo khát vọng mãnh liệt của trái tim mình. Thiết nghĩ, khát khao bắc cây cầu dải yếm qua dòng sông hẹp một gang của cô gái đâu chỉ là mong muốn thu hẹp khoảng cách địa lí thông thường mà còn là khát vọng xoá bỏ ranh giới ngăn cách trong tình yêu, ước mong về một tình yêu đủ đầy, trọn vẹn cả thể xác lẫn tâm hồn - khát vọng mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc. 2.2. Cây cầu - khát vọng giao hòa tình cảm Cây cầu không những là hình ảnh quen thuộc, là phương tiện đi lại không thể thiếu của con người trong cuộc sống hằng ngày, là nơi hò hẹn gặp gỡ của những đôi lứa yêu nhau mà nó còn biểu trưng cho khát vọng giao hòa 36
  40. tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với quê hương đất nước. Trong ứng xử hằng ngày, lấy bài học từ việc bắc cầu đã buộc con người ta phải nhìn lại chính mình. Bởi làm người phải nghĩ, phải cân đo nặng nhẹ, phải dò nông sâu : Gỗ trắc đem lát ván cầu Yên sào đem nấu với đầu tôm khô. [19] Cũng có khi mượn hình ảnh cây cầu để ngợi ca đất nước – con người : Cầu nào cao bằng cầu Cái Cối Gái nào giỏi bằng gái Bến Tre. [22] Cái Cối là tên của cây cầu ở tỉnh Bến Tre bắc ngang qua con sông ở xã Thạnh Mỹ An, tác giả dân gian đã ví hình ảnh cây cầu với người con gái bến tre trung hậu, đảm đang, chịu thương chịu khó. Hay những lời than thân, trách phận của những người phụ nữ xưa. Phận gái mười hai bến nước trong nhờ đục chịu, cám cảnh ngộ đó, họ đã cất tiếng than não nuột: Sông sâu biết bắc mấy cầu Thân em là gái biết hầu mấy nơi. [10] Hình ảnh “ sông sâu” hàm ẩn về sự nguy hiểm, trắc trở, là nỗi niềm băn khoăn bắc cầu sao cho thỏa, mô típ “thân em” dẫu khép lại nhưng khi đọc xong vẫn vang vọng trong trái tim người đọc. Bên cạnh sự trân trọng, ngưỡng mộ về phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ còn là niềm thương cảm cho cuộc đời bất hạnh, đầy oan trái của họ trong xã hội phong kiến xưa. Lời ca than 37
  41. thân không chỉ là tiếng lòng mà còn thể hiện sự phản kháng, đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ. Xã hội phong kiến mục nát, bất công sẽ sụp đổ, thay vào đó sẽ là xã hội mới, bình đẳng, tôn trọng quyền lợi và khát vọng của con người. Nơi ấy người phụ nữ sẽ tìm được hạnh phúc đích thực cho bản thân mình. Và cũng không ít lần họ “cân nặng nhẹ”, xem thế nào thì “môn đăng hộ đối” để khỏi trái duyên lỡ nợ: Biết rằng đâu đã hơn đâu Cầu tre vững nhịp hơn cầu thượng gia Bắc thang lên thử hỏi ông trăng già Phải rằng phận gái hạt mưa sa giữa trời ? [22] Những câu ca trên ít nhiều đã thể hiện sự tự nhận thức về giá trị của mình, một nét đẹp vừa mang tính nhân bản, như lời than tiếng trách văng vẳng trong xã hội ngày xưa vọng về. Thân phận họ chỉ được ví với “hạt mưa sa”, cả đời họ chỉ lầm lũi, cam chịu trong sự đau khổ, nhọc nhằn, vất vả. Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp, dạ em sầu bấy nhiêu. [9, 150] Câu ca dao trên như phản ảnh nỗi buồn da diết và mênh mông của người phụ nữ. Người con gái đã bước qua cầu, qua cầu ngả nón trông cầu. Cái nón như che rợp cả không gian, cũng như trút hết nỗi buồn chia ly, người con gái bước qua sông cũng như bước sang một giai đoạn khác của cuộc đời. Ngả nón, trông cầu: người con gái như thoát khỏi sự chế ngự của không gian và hoàn cảnh, nỗi buồn da diết và lắng đọng trở nên rõ nét hơn. Không phải một nhịp cầu, không phải hai nhịp cầu, mà rất nhiều nhịp cầu. Cầu bao nhiêu nhịp, con số không thể xác định được, các nhịp cầu liên tiếp nhau như những đợt 38
  42. sóng lòng sầu muộn, triền miên, là một nỗi buồn sâu lắng và không bao giờ dứt trong lòng người con gái. Dường như đó cũng là tiếng kêu than ai oán của người phụ nữ xưa. Và đây là lời của một cô gái chủ động bắc một cây cầu có mười hai tấm ván thật chắc để đợi người yêu. Con số 12 cũng là biểu trưng mười hai bến nước cuộc đời mà cô gái sẽ chọn một bến nước nào trong, bến nào có anh: Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván Bên kia sông em lập cái quán hai tầng, Ba nơi đi nói, không ưng Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anh. [19] Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa. Đó là lời nhắn nhủ của những người con gái trọn nghĩa vẹn tình, thủy chung son sắt. Nếu như hình ảnh cây cầu trong những bài dao trên chủ yếu được người phụ nữ dùng để gửi gắm những lời than thân, trách phận của mình, thì đến đây nó lại trở thành đối tượng để giãi bày tâm sự của những chàng trai đối với người con gái mình yêu. Chàng trai trong điệu hò liên tưởng giữa miếng ván cong vòng và tính ham mê cờ bạc của người con gái anh yêu để có một lời khuyên răn : Bước lên cầu ván mỏng, miếng ván cong vòng Thấy em mê cờ bạc, trong lòng hết thương. [19] Nhưng nếu em là người anh ưng, anh cất công tìm kiếm, thì cầu gì anh cũng chẳng ngại: Xa nhau anh muốn lại gần Cầu không tay vịn, anh lần anh qua. [22] 39
  43. Tình yêu cũng giống cây cầu không tay vịn vậy, bởi lẽ nó được vun đắp dựa trên lòng tin, hai người yêu nhau mà không có sự tin tưởng thì khó có thể đi đến một hạnh phúc lâu dài, bền chặt. Nhân vật chàng trai trong câu ca dao trên thật tinh tế khi dùng hình ảnh cây cầu không tay vịn để thể hiện niềm tin mãnh lệt vào tình yêu của mình. Chàng trai không phải diễn viên xiếc thăng bằng để có thể đi qua cây cầu đó một cách dễ dàng, nhưng dường như niềm tin đã trở thành động lực, cho dù cây cầu có khó đi đến mấy, không có tay vịn đi chăng nữa thì chàng trai vẫn có một quyết tâm đi qua bằng được để đến với người con gái mà anh yêu. Cho dù cầu ván đóng đinh thật vững, nhưng nỗi đau, nỗi bực dọc của chàng trai nghèo xa xứ không tiền cưới vợ vẫn cứ ám ảnh : Bước xuống cầu, cầu oằn, cầu oại Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng Em ơi ở lại đừng phiền Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới em. [20] Hình ảnh cây cầu lại trở thành cái cớ để họ trút cạn nỗi niềm, nhớ nhau mà ngẩn ngơ, ngơ ngẩn, nhớ nhung bóng hình người thương không sao nguôi ngoai được: Em thương nhớ ai ngơ ngẩn bên đầu cầu Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi [22] Hay : Thương thương nhớ nhớ sầu sầu Một ngày ba bận ra cầu đứng trông Thấy người nam bắc tây đông Thấy người thiên hạ mà không thấy chàng. [19] 40
  44. Cây cầu đã trở thành nơi mà cô gái ra đứng trông ngóng người mình yêu quay trở về. Đó cũng là nỗi niềm mong nhớ của những lứa đôi yêu nhau, những cung bậc của nỗi nhớ được khắc họa rõ nét với những khắc khoải khi xa cách, những lo lắng buồn phiền khi muốn bảo vệ mối tình chung thủy. Mỗi câu ca dao đều long lanh tỏa sáng như những nốt nhạc diệu kì trong giai điệu bất tận của tình yêu, cuộc sống. Hình ảnh cây cầu không những là biểu tượng cho những câu chuyện tình yêu mà nó còn là phương tiện để con người truyền bảo nhau đạo lí làm người. Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. [22] Trong cuộc sống cũng như trong thơ ca, dòng sông vốn là một biểu tượng của sự cách ngăn, trắc trở. Mà muốn qua sông thì phải lụy đò, nhưng đi đò sẽ tiềm ẩn nhiều rủi do và không an toàn. Chính vì thế bắc một cây cầu tuy tốn nhiều công sức và tiền bạc nhưng lại giúp ta đi lại một cách dễ dàng hơn cũng như đem đến cảm giác an tòan và chắc chắn. Bài ca dao trên đã làm sáng ngời một nét đẹp truyền thống từ ngàn đời xưa của dân tộc ta, đó là truyền thống tôn sư trọng đạo. Ta thấy ở đây xuất hiện hình ảnh cây cầu kiều, đây là một loại cầu cong, cao vút lên, được xây để nối từ bờ đi ra nhà thủy tạ trên mặt hồ trong cung vua hay phủ của quan. Nếu xây cầu ngang thì không sang trọng bằng cầu kiều. Chữ “kiều” ở đây có nghĩa là cao và cong như cái yên ngựa. “Cầu kiều” đã trở thành biểu tượng của con đường chân lý sáng láng dẫn tới sự cao quý sang trọng quyền lực, từ đó ta có hiểu bài ca dao trên được hiểu theo nghĩa: muốn đạt thành tựu lớn thì phải bắc cầu kiều, tương ứng với sự học có kết quả cao thì “phải yêu kính thầy”. Đó chính là yếu tố quan trọng để con người lập được những thành công trong 41
  45. cuộc đời mình. Người thầy được ngầm ví như cây cầu “cao cong” dẫn học trò của mình chinh phục những đỉnh cao, những bến bờ tri thức. 2.3. Cây cầu - sự trắc trở trong tình yêu Ở một khía cạnh khác cây cầu còn là hình ảnh biểu trưng cho sự trắc trở trong tình yêu của những đôi trai gái đang yêu. Bởi lẽ không phải lúc nào chuyện tình yêu cũng đẹp cũng hạnh phúc trọn vẹn. Cây cầu không những nối liền đôi bờ vui, rút ngắn khoảng cách giữa con người với con người mà nó có khi là “nhân chứng” cho sự tan vỡ chia lìa trong tình yêu. Qua cầu một trăm cái nhịp Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt ? Nhón chân lên kêu: Bớ hỡi trời! Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình. [22] Cây cầu không chỉ là nơi hò hẹn, gặp gỡ của những đôi lứa đang yêu, mà nó còn là nơi chất chứa những cung bậc cảm xúc trước sự đổ vỡ trong tình yêu như : đau thương, giận hờn, oán trách Đằng sau những lời ca ấy là sự đau đớn, tủi hờn của người phụ nữ trước sự bội bạc, thờ ơ của chồng mình. Hình ảnh cây cầu “một trăm cái nhịp” gợi ra sự xa cách, phai nhạt trong chuyện tình cảm, dù rằng người phụ nữ có cố kêu, cố réo gọi theo nhưng người đã dứt áo ra đi thì mấy ai nghĩ đến chuyện quay trở về. Đau đớn, xót xa, người phụ nữ ấy quay trở về nhà vừa hận, vừa băn khoăn, dường như trong lòng nàng đang chất chứa bao nỗi niềm tâm sự mà không biết ngỏ cùng ai đành tự hỏi chính mình, vì lí do gì mà người chung chăn gối bấy lâu lại đổi dạ thay lòng đến vậy. Lời than trách ấy không phải của một riêng ai, mà là cả hai cùng than trách khi không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. 42
  46. Đó còn là do sự hững hờ, bội bạc, đồng thời tác giả dân gian cũng đưa ra những bài học trong thực tiễn cuộc sống : Qua cầu lột ván tháo đinh Người thương ở bạc với mình không hay. [19] Sự phụ bạc là một đặc tính luôn tồn tại trong tình yêu, nó có thể là chủ quan hoặc khách quan. Nhưng bằng cách nào đi chăng nữa thì nỗi đau để lại cho một trong hai người thì vô cùng lớn. Sự tiếc nuối cho những gì cả hai cùng vun đắp, nhưng bây giờ đã thành mây khói, hoặc có người khác xuất hiện, hưởng trọn thành quả đó. Tình yêu và hôn nhân cũng như tất cả các hiện tượng trong cuộc đời đều có tính hai mặt. Tuy nhiên, cái không đẹp đó không phải là tất cả, mà chỉ là một phần nhỏ. Cuộc sống của chúng ta là sự nỗ lực, cố gắng khắc phục vượt qua nó. Chính việc nỗ lực ấy càng làm cho cuộc sống chúng ta có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Hay : Ai ngờ anh lại phỉnh mình, Qua cầu rút ván để mình bơ vơ. [20] Khi yêu, người con gái luôn tin tưởng vào lòng chung thủy của người mình yêu. Nàng tin vào mối tình “xứng đôi vừa lứa”, nhưng nàng đâu có ngờ chàng trai mà mình yêu lại gian dối, lừa gạt tình cảm chân thành của nàng. Ở đây hình ảnh “qua cầu rút ván” là chỉ cây cầu làm bằng những tấm ván mỏng không chắc chắn, bắc qua một cái lạch hay một con kênh để tiện đi lại, tuy nhiên có người đi qua rồi lại rút những cái ván làm nên cây cầu đó và những người còn lại thì không thể đi được nữa. Qua đó nhằm phê phán những con người vô lương tâm, nhận được sự giúp đỡ rồi thì lại lật mặt và làm những điều không tốt sau đó. Có thể nói câu ca dao trên như là tấm gương phản 43
  47. chiếu, để người đời tự nhìn nhận lại bản thân và đồng thời qua đó biết cách đối nhân xử thế đối với những người xung quanh. Hoặc đổ thừa cho hoàn cảnh, chỉ một cây cầu bắc ngang cũng không sang được: Cây khô chết đứng chẳng xứng duyên đầu Mưa giông anh không sợ, mà sợ cây cầu bắc ngang. [19] Trong ca dao, tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thuở, khơi nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ dân gian có thể phác họa nên những bức tranh tình yêu đẹp. Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Yêu nhau chẳng ngại đường xa. Một ngày không đến thì ba bốn ngày. [10] Nếu như hai người muốn có một tình yêu bền chặt và lâu dài thì cần hiểu và tin tưởng lẫn nhau, là hai con tim cùng chung nhịp đập cùng nhìn về một hướng, cùng nhau vượt qua những khó khăn vất vả, hay phải trèo đèo lội suối cũng không hề gì. Nhưng đôi khi tình yêu không phải lúc nào cũng đẹp và trọn vẹn cả, có nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự đổ vỡ, chia lìa : Không đi thì nhớ thì thương Đi thì lại mắc cái mương, cái cầu Không đi thì nhớ thì sầu, Đi thì lại mắc cái cầu, cái mương. [22] Ca dao là khúc ca của người bình dân. Từ ngàn đời xưa, người bình dân đã phải chịu nhiều nỗi khổ về vật chất cũng như tinh thần, tình cảm. Cuộc 44
  48. sống tâm tình của họ được phản ánh vào các bài ca dao, chiếm một phần khá lớn là ca dao về tình yêu nam nữ. Đặc biệt là các câu, các bài nói về những mối tình dang dở của những đôi trai tài - gái sắc. Hình ảnh cái cầu, cái mương trong bài ca dao trên là hình ảnh ẩn dụ để chỉ những rào cản, những quy tắc khắt khe, quan niệm cổ hủ như: nam nữ thụ thụ bất thân, trung, hiếu, tiết, nghĩa, tam tòng, tứ đức Đây cũng chính là những nguyên nhân căn bản nhất tạo nên những mối tình ngang trái trong xã hội xưa. Hiện tượng xã hội này vọng vào ca dao, tạo nên những bài ca dao than thân, trong đó có tiếng than thở thổn thức từ những con tim không được thoả mãn tình yêu. Chuyện tình yêu dang dở cũng do cả đấng sanh thành không thuận lòng tác hợp bởi sang hèn hai hoàn cảnh khác xa nhau: Ba má em tham ruộng đầu cầu Tham nhà con một, tham trâu đầy chuồng. [22] Trong xã hội phong kiến, trai gái không thể quyết định được tình yêu và số phận của mình. Thông thường, việc quan trọng này được cha mẹ quyết định với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, con cái phải tuyệt đối phục tùng để giữ tròn chữ hiếu. Khi người con trai ngỏ ý, người con gái phần vì rụt rè, e thẹn, phần vì tôn ti, trật tự. Họ không thể và không dám bước qua ngưỡng cửa của những qui tắc đã duy trì qua bao thế hệ để đến được với nhau. Ca dao nói tới tình yêu nam nữ, bên cạnh việc thể hiện những mối tình thơ mộng, mộc mạc của người bình dân, thì còn có nhiều bài thể hiện những mối tình dang dở, trái ngang. Như vậy chuyện tình cảm đâu phải lúc nào cũng dễ dàng, đôi khi nó phải trải qua những khó khăn thử thách để có thể đi đến được bến bờ hạnh phúc. Chính tình yêu và bao mộng ước thật đẹp nơi tương lai là động lực, là nguồn sống để con người vượt qua và hướng đến cái đẹp ấy. Và con đường đi 45
  49. nếu toàn là thảm đỏ thì người đi sẽ không ý thức được bước chân của mình như thế nào, con đường đi ấy phải có nhiều chông gai để từ đó phát huy được sự nỗ lực, tinh thần cầu tiến của mỗi con người. Cho nên, dù có trắc trở, hờn trách nhau thế nào thì tình yêu vẫn là một tiếng nói khát vọng hạnh phúc của con người từ xưa cho đến ngàn sau, mà điều ấy đã được các tác giả dân gian thể hiện một cách rõ nhất qua những câu ca dao thật đẹp, chan chứa tình người. Hình ảnh cây cầu đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong đời sống của con người, đi vào ca dao với những khía cạnh, mang nét biểu đạt khác nhau. Càng đi sâu vào nghiên cứu, ta càng thấy biểu tượng cây cầu càng trở nên phong phú, đa dạng như những lớp sóng ngày đêm vỗ vào bờ, là nơi để gửi gắm những cung bậc cảm xúc, những tâm tư thầm kín không thể nói thành lời của con người. Nếu như dòng sông gợi lên sự chia cách giữa đôi bờ, thì cây cầu chính là phương tiện rút ngắn khoảng cách, nối liền đôi bờ vui. Nó phần nào nói lên khát vọng của con người về một tình yêu bền chặt, sắc son, chung thủy, đằm thắm. Nó đi vào ca dao dân ca trữ tình người Việt như một lẽ tự nhiên, hết sức nhẹ nhàng mà tinh tế. Tiểu kết: Từ cây cầu trong đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa của con người, đi vào ca dao, cây cầu chứa đựng những tín hiệu biểu đạt cho các sắc thái, cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình. Có nét nghĩa tượng trưng cho sự gắn kết tình yêu, có nét nghĩa tượng trưng cho sự ngăn trở, xa cách Song dù với sắc thái, cung bậc nào, ta cũng đều nhận ra tính thẩm mĩ dân gian sâu sắc, tinh tế ở biểu tượng này. 46
  50. KẾT LUẬN Ca dao từ bao đời nay đã trở nên gần gũi, gắn bó với mỗi con người Việt Nam. Đó là món quà vô giá mà ông cha ta đã góp vào tài sản chung của dân tộc, có sức sống mãnh liệt vượt qua mọi sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian. Nội dung trữ tình trong ca dao như những đóa hoa muôn sắc, tô điểm cho đời sống dẫu cho đời sống mang đầy những giọt nước mắt xót xa, những nỗi nhớ nhung giận hờn nhưng đôi khi cũng làm dịu bớt đi cái khắt khe đen tối của đời sống dân dã. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm cho thế giới tình cảm trong ca dao thêm thi vị và giàu sức biểu đạt, đó chính là nhờ vào tài năng của những người nghệ sĩ dân gian đã sử dụng một cách linh hoạt và khéo léo hệ thống biểu tượng đặc sắc. Đất nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Chính từ đặc điểm tự nhiên đó đã khiến cho cây cầu đã trở thành một hình ảnh thân thuộc, gần gũi trong đời sống con người. Ở mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S này, cây cầu mang những dáng vẻ khác nhau, thể hiện dấu ấn riêng của từng vùng miền. Không chỉ có ý nghĩa trong đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa, cây cầu xuất hiện trong ca dao, trở thành một biểu tượng độc đáo, chứa đựng những nét nghĩa biểu trưng đậm nét. Cây cầu là nơi gắn kết tâm hồn, là nơi gửi gắm những cung bậc cảm xúc dạt dào của tình yêu đôi lứa. Đó là khi cây cầu là cầu ái, cầu ân, cầu tình, cầu nghĩa Nhưng cũng có khi, cây cầu trở thành vật ngăn cách, ngáng trở tình yêu. Những nội dung biểu đạt đa chiều ấy, cho ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hơn thế giới tình cảm vốn vô cùng phức tạp của con người. Xem xét cây cầu trong đời sống văn hóa và trong ca dao người Việt, với tư cách là một biểu tượng, có thể nhận ra những đặc điểm địa lý – văn hóa, đặc điểm tâm lí của người Việt ở các vùng miền. Đây cũng thực sự là sản 47
  51. phẩm sáng tạo nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ và biểu cảm, giúp cho người nghệ sĩ dân gian dễ dàng gửi gắm tâm tư thầm kín của mình. Có thể nói, biểu tượng cây cầu đã góp phần làm phong phú hơn hệ thống biểu tượng – phương thức nghệ thuật đặc thù trong kho tàng ca dao Việt Nam. 48
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Xuân Diên (1999), Cở sở văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002), Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Ngọc Hà (2013), Tục ngữ, ca dao Việt Nam, Nxb Văn học. 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 5. Jean Chevailier & Alain Gheerbrant (2014), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng. 6. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (1995), Kho tàng ca dao người Việt (4 tập), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 7. Nguyễn Xuân Kính (1992) Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội. 8. Nguyễn Xuân Lạc (1994) Mô típ nghệ thuật dân gian: cái cầu trong ca dao Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2. 9. Mã Giang Lân (2012), Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học. 10. Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, In lần thứ tám, Nxb Văn học. 11. Bùi Thị Tình (2016), Biểu tượng dòng sông trong ca dao trữ tình người Việt, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. 12. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương (2012), Giáo trình văn học dân gian, Nxb Giáo dục. 13. Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng ca dao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Phạm Thu Yến (1998) Những thế giới nghệ thuật ca dao, Nxb Giáo dục. 15.
  53. 16. 17. da-co-o-hung-yen-635415/. 18. co-o-thuan-thanh.html. 19. 20. 21. 22. www.vanchuongviet.org/index.php.