Khóa luận Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bất động sản Phố Son

pdf 137 trang thiennha21 21/04/2022 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bất động sản Phố Son", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_thuyet_nang_luc_dong_de_nang_cao_kha_nang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bất động sản Phố Son

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN PHỐ SON Trường Đại học Kinh tế Huế LÊ THỊ KIM CHI KHÓA HỌC: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN PHỐ SON Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: TrườngLê Thị Kim Chi Đại học KinhPGS.TS Nguy tếễn ĐăngHuế Hào Lớp: K48B - KDTM Niên khóa: 2014-2018 5/2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế – Đại Học Huế đã tận tình dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Trong thời gian thực tập tại công ty Bất động sản Phố Son- Đà Nẵng tôi đã được các anh chị trong phòng hành chính và các anh chị cùng làm việc trong bộ phận Kinh doanh và Hành chính chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, truyền đạt những kiến thức thực tế và cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Bất động sản Phố Son cùng các anh chị phòng Kinh Doanh, phòng Hành Chính và một số phòng, ban, bộ phận khác đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhLê Thị Kim tế Chi Huế MỤC LỤC SVTH: Lê Thị Kim Chi i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 3.2.1 Phạm vi về không gian: 3 3.2.2 Phạm vi về thời gian: 3 3.2.3 Phạm vi về nội dung: 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu 4 4.2 Phương pháp thu thập thông tin 5 4.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 5 4.2.1.1 Nguồn nội bộ 5 4.2.1.2 Nguồn bên ngoài 5 4.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp 6 4.2.2.1. Nghiên cứu định tính 6 4.2.2.2. Nghiên cứu định lượng 6 4.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 9 4.3.1 ThTrườngống kê mô tả Đại học Kinh tế Huế 9 4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 10 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 10 4.3.4 Hồi quy tuyến tính 11 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 12 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 SVTH: Lê Thị Kim Chi ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 13 1.1 Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp .13 1.1.1 Lý thuyết về nguồn lực 13 1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 13 1.1.2.1 Nguồn lực có giá trị 13 1.1.2.2 Nguồn lực hiếm 14 1.1.2.3 Nguồn lực khó bắt chước 14 1.1.2.4 Nguồn lực không thể thay thế 14 1.2 Lý luận chung về thuyết năng lực động 15 1.2.1 Khái niệm về năng lực động 15 1.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động 16 1.3 Lý luận chung về bất động sản 17 1.3.1 Khái niệm về bất động sản 17 1.3.2 Thuộc tính của bất động sản 19 1.3.2.1 Tính bất động 19 1.3.2.2 Tính không đồng nhất 19 1.3.2.3 Tính khan hiếm 19 1.3.2.4 Tính bền vững đời sống kinh tế 19 1.4 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh trong bất động sản 20 1.4.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 20 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21 1.4.2.1 Định tính 21 1.4.2.2 ĐTrườngịnh lượng Đại học Kinh tế Huế 23 1.4.3 Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh 24 1.4.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân 24 1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp 25 1.4.3.3 Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản 25 1.4.3.4 Đối với sản phẩm 26 SVTH: Lê Thị Kim Chi iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.5 Kết quả một số nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp ở Việt Nam và trên Thế giới 26 1.6 Mô hình nghiên cứu và các định nghĩa 29 1.6.1 Mô hình nghiên cứu 29 1.6.2 Định nghĩa các yếu tố cấu thành 33 1.6.2.1 Năng lực marketing 33 1.6.2.2 Định hướng kinh doanh 34 1.6.2.3 Năng lực sáng tạo 34 1.6.2.4 Danh tiếng doanh nghiệp 35 1.6.2.5 Năng lực nguồn nhân lực 36 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN PHỐ SON 38 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty bất động sản Phố Son 38 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty bất động sản Phố Son 38 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 38 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty bất động sản Phố Son 40 2.1.3.1 Tầm nhìn 40 2.1.3.2 Sứ mệnh 40 2.1.3.3 Giá trị cốt lõi 40 2.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bất động sản Phố Son 41 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 41 2.1.4.2. TrườngChức năng và nhiệ mĐại vụ của cáchọcbộ máy Kinh tế Huế 41 2.1.5 Cơ cấu và tình hình lao động tại Phòng Kinh doanh 44 2.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Bất động sản Phố Son 47 2.1.7 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 51 2.2 Thực trạng áp dụng mô hình năng lực cạnh tranh động của Công ty Bất động sản Phố Son trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 53 SVTH: Lê Thị Kim Chi iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.2.1 Mô tả mẫu điều tra thông qua thống kê mô tả 53 2.2.1.1 Thông tin mẫu theo độ tuổi 54 2.2.1.2 Thông tin mẫu theo nghề nghiệp 55 2.2.1.3 Thông tin mẫu theo thu nhập 56 2.2.1.4 Thông tin mẫu theo phương tiện biết đến sản phẩm 57 2.2.2 Thực trạng mua hàng của khách hàng tại công ty Bất động sản Phố Son 58 2.2.2.1 Mức độ thường xuyên quan tâm đến các sản phẩm của công ty 58 2.2.2.2 Thời gian hợp tác của khách hàng với công ty 59 2.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo trước khi rút trích các các nhân tố của mô hình ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 59 2.2.3.1 Đối với biến năng lực marketing 60 2.2.3.2 Đối với biến danh tiếng 62 2.2.3.3 Đối với nhóm biến sáng tạo 63 2.2.3.4 Đối với nhóm nhân tố định hướng kinh doanh 64 2.2.3.5 Đối với nhóm nguồn nhân lực 66 2.2.3.6 Đối với nhóm nhân tố biến phụ thuộc năng lực cạnh tranh 68 2.2.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 68 2.2.4.1 Rút trích nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh tại công ty Bất động sản Phố Son (Phân tích nhân tố EFA cho biến độc lập) 68 2.2.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc 73 2.2.5 Phân tích hồi quy 74 2.2.5.1 Kiểm định tương quan tuyến tính Pearson 74 2.2.5.2 Xây dựng mô hình hồi quy 75 2.2.5.3 PhânTrường tích hồi quy đa Đại biến học Kinh tế Huế 77 2.2.5.4 Mô hình hiệu chỉnh 79 2.2.6 Phân tích giá trị trung bình đánh giá của khách hàng theo đặc điểm cá nhân 80 2.2.6.1 Kiểm định One- way Anova theo giới tính 80 2.2.6.2 Kiểm định One- way Anova theo độ tuổi 81 2.2.6.3 Kiểm định One- way Anova theo nghề nghiệp 83 2.2.6.4 Kiểm định One Way Anova “Thu nhập” 84 SVTH: Lê Thị Kim Chi v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào TÓM TẮT CHƯƠNG 2 86 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN PHỐ SON- ĐÀ NẴNG 87 3.1 Định hướng phát triển của Công ty Bất động sản Phố Son 87 3.2 Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty bất động sản Phố Son Đà Nẵng 89 3.2.1 Nhóm giải pháp về Danh tiếng công ty 89 3.2.2. Nhóm giải pháp về Định hướng kinh doanh 91 3.2.3 Nhóm giải pháp về Năng lực sáng tạo 92 3.2.4 Nhóm giải pháp về Năng lực nguồn nhân lực 93 3.2.5. Nhóm giải pháp về Năng lực marketing 94 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 95 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 3.1 Kết luận 96 3.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị đối với nghiên cứu tương lai 97 3.3 Kiến nghị đối với công ty Bất động sản Phố Son 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo 7 Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về năng lực động 27 Bảng 1.2: Các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh động 31 Bảng 2.1: Cơ cấu và tình hình nhân sự 44 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 47 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 51 Bảng 2.4: Thông tin mẫu theo độ tuổi 54 Bảng 2.5: Thông tin mẫu theo nghề nghiệp 55 Bảng 2.6: Thông tin mẫu theo thu nhập 56 Bảng 2.7: Thống kê các phương tiện khách hàng biết đến sản phẩm lần đầu tiên 57 Bảng 2.8: Mức độ quan tâm các sản phẩm của công ty Bất động sản Phố Son 58 Bảng 2.9: Độ tin cậy của thang đo biến Năng lực marketing 60 Bảng 2.10: Độ tin cậy của thang đo biến Năng lực cạnh tranh đã được điều chỉnh 61 Bảng 2.11 : Độ tin cậy của thang đo danh tiếng 62 Bảng 2.12: Độ tin cậy của thang đo sáng tạo 63 Bảng 2.13: Độ tin cậy thang đo định hướng kinh doanh 64 Bảng 2.14: Độ tin cậy của thang đo định hướng kinh doanh sau khi điều chỉnh 65 Bảng 2.15: Độ tin cậy của thang đo Nguồn nhân lực 66 Bảng 2.16: Độ tin cậy thang đo Nguồn nhân lực sau khi được điều chỉnh 67 Bảng 2.17:Trường Độ tin cậy của thangĐại đo năng học lực cạ nhKinh tranh tế Huế 68 Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty 69 Bảng 2.19: Ma trận xoay các nhân tố 70 Bảng 2.20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test giá trị cảm nhận tổng quát 73 Bảng 2.21: Kết quả phân tích nhân tố năng lực cạnh tranh của công ty 73 SVTH: Lê Thị Kim Chi vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 2.22: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong thang đo năng lực cạnh tranh 74 Bảng 2.23 : Đánh giá độ phù hợp của mô hình 75 Bảng 2.24: Phân tích ANOVA cho mô hình hồi quy tuyến tính bội 76 Bảng 2.25: Kết quả hồi quy đa bội sử dụng phương pháp Enter sau khi loại biến 77 Bảng 2.26: Kết quả kiểm định One Way Anova “Giới tính” 80 Bảng 2.27: Kết quả thống kê mô tả các nhóm khách hàng theo “Giới tính” ANOVA.81 Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One Way Anova “Độ tuổi” 81 Bảng 2.29: Kết quả thống kê mô tả các nhóm khách hàng theo “Độ tuổi” ANOVA 82 Bảng 2.30: Kết quả kiểm định One Way Anova “Nghề nghiệp” 83 Bảng 2.31: Kết quả thống kê mô tả theo “Nghề nghiệp” ANOVA 84 Bảng 2.32: Kết quả kiểm định One Way Anova “Thu nhập” 84 Bảng 2.33: Kết quả thống kê mô tả theo “Thu nhập” ANOVA 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH Hình 1.1: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 15 Hình 1.2: Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động 16 Hình 1.3: Mô hình năng lực động của doanh nghiệp 29 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Bất động sản Phố Son 41 Hình 2.2: Thời gian hợp tác của khách hàng đối với công ty Phố Son 59 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 79 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với chính sách mở cửa và hội nhập, nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển cùng với tốc độ toàn cầu hóa ngày càng cao, các doanh nghiệp đã và đang đối mặt với mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đặc điểm nguồn lực bị giới hạn, thường đối mặt với áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, chính áp lực này đã đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là chìa khóa dẫn đến thành công cho tất cả các doanh nghiệp, điều này lại đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải phát hiện ra các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh rồi từ đó duy trì và phát triển nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững trong tương lai, giúp cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nội địa trước sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và các nhà khai thác, nhưng chuẩn bị như thế nào để cạnh tranh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả riêng của mình. Thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp cũng cần phải có cái nhìn và định hướng mới cho doanh nghiệp của mình. Trong cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh đặc biệt là năng lực động là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp cho nên nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và năng lực động nói riêng có tầm quan trọng sống còn và trở thành mTrườngột đòi hỏi tất yếu đĐạiối với sự họctồn tại và Kinhphát triển củ atếcác doanhHuế nghiệp trong giai đoạn hiện nay Là một công ty bất động sản trên thị trường sôi động Đà Nẵng, Công ty Bất động sản Phố Son cũng đã đặt ra cho mình yêu cầu cấp bách là làm thế nào để tồn tại và phát triển ở thị trường tiềm năng nơi đây. Giống như bất kỳ công ty nào khác đang có mặt và phát triển tại thị trường này, Công ty Bất động sản Phố Son tham gia SVTH: Lê Thị Kim Chi 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào vào thị trường bất động sản Đà Nẵng với những lợi thế cạnh tranh riêng. Tuy nhiên, trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn đều có chung một hay nhiều nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vấn đề đặt ra làm sao để Phố Son nhận dạng và nuôi dưỡng các nguồn lực động có tính khác biệt nhằm tạo nên các lợi thế cạnh tranh phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Đứng trước thực tế đó, trong quá trình thực tập tôi đã thực hiện nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của công ty, đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có lý thuyết về năng lực động mới đánh giá được làm thế nào doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng (Ambrosini và Bowman, 2009). Điều quan trọng hơn, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi nhuận trong môi trường thay đổi nhanh chóng (Ambrosini và Bowman, 2009; Helfat và các cộng sự, 2007). Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bất động sản Phố Son” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng Năng lực động tại Công ty Bất động sản Phố Son. Từ đó, đề xuất ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong 5 năm tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - HTrườngệ thống hóa các v ấĐạin đề lý lu ậhọcn và thự cKinh tiễn về thuy ếtết năng Huế lực động và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản. - Xác định và đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty thông qua thuyết năng lực động. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả việc áp dụng thuyết năng lực động trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bất động sản Phố Son. SVTH: Lê Thị Kim Chi 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong việc áp dụng thuyết Năng lực động. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Có những cơ sở lý luận và thực tiễn nào liên quan đến các yếu tố hình thành năng lực động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? - Những nhân tố nào tác động và mức độ tác động của các yếu tố trong năng lực động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? - Tác động của các yếu tố hình thành năng lực động đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bất động sản Phố Son như thế nào? - Cần có những biện pháp nào để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của của Công ty Bất động sản Phố Son? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc xem xét thuyết năng lực động. - Đối tượng khảo sát: Các khách hàng đã được tư vấn sản phẩm nhưng chưa mua; các khách hàng đã mua và đầu tư đất của công ty. Điểm tương đồng giữa 2 nhóm khách hàng được phỏng vấn này là họ đã được tư vấn tất cả và trải nghiệm về các chế độ, chính sách cũng như chất lượng trong dịch vụ của công ty. Nhóm khách hàng được tư vấn nhưng chưa mua tức là mặt quyết định mua của họ chỉ bị chi phối bởi khả năng tài chính và lựa chọn sản phẩm chưa phù hợp. 3.2 PhạTrườngm vi nghiên cứu Đại học Kinh tế Huế 3.2.1 Phạm vi về không gian: Tại Công ty Bất động sản Phố Son và thị trường bất động sản Đà Nẵng 3.2.2 Phạm vi về thời gian: - Dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ các tài liệu do Công ty Bất động sản Phố Son cung cấp trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 SVTH: Lê Thị Kim Chi 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ phiếu điều tra, phỏng vấn nhân viên vào tháng 2 và 3 năm 2018. 3.2.3 Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty Bất động sản Phố Son thông qua việc nghiên cứu nguồn năng lực động tại công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Thiết kế bảng hỏi Thiết kế nghiên cứu VĐiều tra thử để kiểm tra Dữ liệu thứ cấp Nghiên cứu sơ bộ bảng hỏi Nghiên cứu định tính Chỉnh sửa lại bảng hỏi Tiến hành điều tra theo cỡ mẫu Mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu Điều tra chính thức Xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu TrườngSơ đĐạiồ 1: Quy học trình nghiên Kinh cứu đề tài tế Huế Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 4 bước chính: - Xác định vấn đề nghiên cứu: Dựa trên việc xác định những khó khăn và áp lực mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là thị trường nhà đất hiện nay, việc xác định đề tài nghiên cứu này mong muốn góp một SVTH: Lê Thị Kim Chi 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào phần nhỏ giúp công ty là đối tượng nghiên cứu phát hiện và nuôi dưỡng năng lực động của mình nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường động. - Thiết kế nghiên cứu: được thể hiện thông qua Sơ đồ 1 - Nghiên cứu sơ bộ : Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Trên nền tảng cơ sở lý thuyết và thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty Bất động sản Phố Son Đà Nẵng, nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu 10 khách hàng khi đến giao dịch, các cán bộ Ban lãnh đạo công ty cùng 10 nhân viên tại các phòng ban nhằm điều chỉnh và hoàn thiện bảng hỏi. Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành điều tra thử 40 khách hàng có giao dịch tại công ty. Kết quả giai đoạn này là cơ sở để kiểm tra, rà soát và điều chỉnh bảng câu hỏi lần cuối trước khi tiến hành điều tra chính thức. Sau khi đã có bảng hỏi hoàn chỉnh thì nghiên cứu tiến hành xác định mẫu điều tra. - Điều tra chính thức: Điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu khảo sát cũng như đánh giá thang đo, kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS 20. 4.2 Phương pháp thu thập thông tin 4.2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp 4.2.1.1 Nguồn nội bộ Nguồn nội bộ bao gồm: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài sản, nguồn vTrườngốn, tình hình lao đ ộĐạing trong giaihọc đoạn 2015Kinh– 2017; cơtế cấu Huếtổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty bất động sản Phố Son. 4.2.1.2 Nguồn bên ngoài - Thu thập từ các luận văn nghiên cứu về năng lực động của doanh nghiệp, các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản. SVTH: Lê Thị Kim Chi 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Thu thập từ Website, tạp chí, báo: Quá trình hình thành và phát triển của công ty, các bài báo khoa học nghiên cứu về năng lực động. 4.2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp 4.2.2.1. Nghiên cứu định tính - Sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: trao đổi ý kiến với Ban lãnh đạo và các nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm lâu năm về các yếu tố cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra quyết định lựa chọn thay 1 yếu tố tác động trong mô hình nghiên cứu gốc của tác giả Huỳnh Thị Thúy Hoa. - Sử dụng phương pháp quan sát để xem xét công ty có các hình thức năng lực động nào đã được sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh và cách sử dụng các nguồn năng lực đó có hiệu quả hay không. 4.2.2.2. Nghiên cứu định lượng Điều tra khảo sát đối tượng là các khách hàng đã được tư vấn nhưng chưa mua và các khách hàng đã mua các sản phẩm của công ty - Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực động của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009). Tuy nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc. Yếu tố còn lại là Năng lực nguồn nhân lực được rút ra và kết hợp từ các nghiên cứu riêng lẻ từng nhân tố và từ cơ sở việc Trườngxem xét tình hình cụĐạithể của doanhhọc nghi Kinhệp cũng như thamtế khHuếảo ý kiến của các cán bộ Ban lãnh đạo trong các cuộc phỏng vấn sâu. SVTH: Lê Thị Kim Chi 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 1: Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo Nhân tố Nguồn Homburg và cộng sự, 2007; Kotler và cộng sự, 2006; Li & Calatone, 1998; Tho & Trang, 2009; Nguyen & Năng lực marketing Barrett, 2007; Jayachandran, 2008; Menguc & Auh, 2006; Wang và Ahmed (2007) Covin & Slevin, 1989; Lumpkin & Dess, 1996, Keh Định hướng kinh doanh và cộng sự, 2007; Tho & Trang, 2009; Wang và Ahmed (2007) Dess & Picken, 2000; Hult và cộng sự, 2006, Tho & Năng lực sáng tạo Trang, 2009 Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp Năng lực nguồn nhân lực nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009 Trout, 2004; Gronroos, 1984; Kang & James, 2004; Danh tiếng doanh nghiệp Roberts và ctg, 2002; Wang và Ahmed (2007) Các nhân tố hay biến được lấy từ các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này được cấu thành dựa trên việc xem xét các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Và đây cũng là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng câu hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này. Thang đo của bảng hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert 5 mức độ gồm các mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với mức từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý”. Căn cứ vào thang đo này, người được hỏi sẽ đưa ra đánh giá của mình cho từng phát biểu được nêu trong bảng hỏi. Ngoài ra bảng câu hỏi còn dùng các thang đo định danh, thang đo tỷ lệ để thu thập thêm cácTrường thông tin chung v ề Đạikhách hàng họcnhư độ tu Kinhổi, giới tính, nghtếề nghi Huếệp, thu nhập. Các khách hàng nhận được bảng hỏi sẽ phản hồi trực tiếp và kết quả phản hồi sẽ được lọc và làm sạch trước khi tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo. Kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA được sử dụng để đảm bảo các thành phần thang đó có độ kết dính phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đến bước phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện để xác định các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động, cường độ ảnh hưởng của SVTH: Lê Thị Kim Chi 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào nhân tố cũng được chỉ rõ thông qua hệ số của các nhân tố. Sử dụng phương pháp phân tích trung bình của tổng thể để tìm sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng đối với từng nhân tố. Xét lỗi của mô hình: Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có mối tương quan với nhau. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xuất hiện thì mô hình sẽ có nhiều thông tin giống nhau và rất khó tách bạch sự ảnh hưởng của từng biến một. Công cụ dùng để phát hiện sự tồn tại của hiện tượng đa cộng tuyến được sử dụng trong nghiên cứu này là hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Nếu VIF lớn hơn hay bằng 10 hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra mạnh, cần phải bỏ mô hình đã chọn (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Hiện tượng tự tương quan: Kiểm định hiện tượng tự tương quan nhằm phát hiện các giá trị trong một biến có mối quan hệ với nhau không. Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường hợp này, kiểm định dùng DurbinWatson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất. Nếu kết quả Durbin-Watson nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 thì kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm, như vậy các ước lượng về hệ số hồi quy là nhất quán và hiệu quả và các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy. - Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày, thiết kế chọn mẫu phi xác xuất (Suander M., 2000) mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện được chấp nhận giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện (Krueger, R.A, 1998). Điều quan trọTrườngng chọn phương pháp Đại này là v ì họcngười trả lờKinhi dễ tiếp cận, tếhọ sẵ nHuế sàng hợp tác trả lời câu hỏi. - Với cách chọn mẫu phi xác xuất, tuy có lợi về mặt thời gian và tiết kiệm chi phí (Cooper & Schindler, 1998) hơn so với cách chọn mẫu xác suất. Nhưng cách chọn mẫu này, cũng theo hai tác giả này, không phải lúc nào cũng chính xác vì sự chủ quan thiên vị trong quá trình chọn mẫu và sẽ làm méo mó biến dạng kết quả nghiên cứu . SVTH: Lê Thị Kim Chi 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Xác định cỡ mẫu: Theo kinh nghiệm của nhiều nghiên cứu trước đây, để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA có hiệu quả, số mẫu cần chọn tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến. Dựa trên tổng số biến của bảng hỏi chính thức sẽ chọn số lượng mẫu lớn hơn 5 lần tổng số biến để thực hiện điều tra khách hàng. Cụ thể bảng hỏi có 27 biến, do đó số mẫu tối thiểu cần có là 135 mẫu. Số lượng mẫu càng nhiều thì thông tin thu thập được càng có ích nên nghiên cứu chọn phát ra 180 phiếu khảo sát dựa trên cơ sở là điều kiện thời gian và khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng của nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty Bất động sản Phố Son. - Cách thức tiến hành Với số lượng khách hàng cần điều tra là 180, dựa trên số lượt khách trung bình mỗi ngày đến để được tư vấn về các sản phẩm của công ty để phát bảng hỏi trực tiếp cho khách hàng. Ngoài ra, để việc khảo sát có tính trung thực và đảm bảo đủ số lượng bảng hỏi, tác giả đã xin theo để tiếp cận được lượng khách hàng đã từng mua hàng tại công ty của các nhân viên kinh doanh nhằm phỏng vấn sâu để chỉnh sửa bảng hỏi trong giai đoạn đầu và phát bảng hỏi trực tiếp khi bảng hỏi đã được chỉnh sửa và hoàn thiện. Việc phát bảng hỏi tiến hành cho đến lúc đủ số lượng mẫu điều tra. Nếu mẫu bị trùng với lần điều tra trước thì loại bỏ đối tượng đó và chọn mẫu thay thế theo một quy luật nhất định, ví dụ chọn khách hàng tiếp theo để điều tra. Với cách chọn mẫu như thế này có thể xem như mẫu được chọn gần đến quy tắc chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành thu thập dữ liệu và có thể thực hiện các kiểm định. Trường Đại học Kinh tế Huế 4.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu 4.3.1 Thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dùng tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày số liệu được ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế để thể hiện đặc điểm cơ cấu mẫu điều tra. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức). SVTH: Lê Thị Kim Chi 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả thống kê đặc điểm của mẫu điều tra về nhân khẩu học như: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, 4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Các mức giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu. Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo là: loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,3. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 (hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao)(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, sách “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, nhà xuất bản Hồng Đức). 4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Theo Hair & ctg (1998), phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của biến ban đầu. TheoTrường Hoàng Trọng &Đại Chu Nguy họcễn M ộKinhng Ngọc (2008), tế kiHuếểm định Bartlett (Bartlett’s test) xem xét cặp giả thuyết: - H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể - H1: Độ tương quan giữa các biến quan sát khác 0 trong tổng thể SVTH: Lê Thị Kim Chi 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Nếu như kiểm định này có ý nghĩa thống kê, tức là Sig. 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75. Cho nên trong trường hợp này, cụ thể có 180 bảng hỏi điều tra, sau khi đã được kiểm định độ tin cậy sẽ tiến hành phân tích nhân tố với phép trích Principal components, sử dụng phép xoay Varimax với hệ số truyền tải Factor loading phù hợp là 0,5. Do đó các biến có hệ số truyền tải (Factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%. Tóm lại, trong phân tích nhân tố khám phá cần đáp ứng các điều kiện: - Factor Loading >0,5 - 0,5 50% - Eigenvalue > 1 4.3.4 HồTrườngi quy tuyến tính Đại học Kinh tế Huế Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã được kiểm định thì sẽ được xử lí chạy hồi quy tuyến tính với mô hình cơ bản ban đầu là: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2+ β3 X3+ β4 X4+ β5 X5 + u Trong đó: Y: Năng lực cạnh tranh động của công ty bất động sản Phố Son SVTH: Lê Thị Kim Chi 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào X1 – X5: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh động β1 – β5: Hằng số - các hệ số hồi quy u: Sai số Sau khi kiểm định mô hình hồi quy sẽ giúp xác định được các nhân tố nào tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Yếu tố nào có hệ số β lớn thì mức độ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao. 5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan lí luận về năng lực động và năng lực cạnh tranh của Công ty Bất động sản Phố Son Chương 2: Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc áp dụng thuyết năng lực động Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1 Lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 1.1.1 Lý thuyết về nguồn lực Nguồn lực của doanh nghiệp thể hiện ở nhiều dạng khác nhau, chúng được chia ra thành hai nhóm: Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình (Grant, 2002; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp tập trung phân tích năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong, đó là nguồn lực của doanh nghiệp (Wernerfelt, 1984; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Lý thuyết nguồn lực cho rằng nguồn lực của doanh nghiệp chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải tất cả những nguồn lực của doanh nghiệp đều có thể duy trì những lợi thế cạnh tranh. Theo Barney (1991), để duy trì lợi thế cạnh tranh, một nguồn lực của doanh nghiệp phải có 4 thuộc tính sau: Có giá trị; Hiếm; Khó thay thế; Khó bị bắt chước, gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non-substitutable). 1.1.2 Đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp 1.1.2.1 Nguồn lực có giá trị Có nghĩa rằng nó khai thác được những cơ hội và/hoặc vô hiệu hóa được những mối đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp để mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. NguTrườngồn lực có giá tr ịĐạisẽ mang đhọcến lợi th ếKinhcạnh tranh chotế doanh Huế nghiệp, nguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty (efficiency and effectiveness) (theo Barney, 1991). Từ đó giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và trung lập các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Kim Chi 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.1.2.2 Nguồn lực hiếm Nó cần phải hiếm trong sự cạnh tranh tiềm tàng và hiện tại của doanh nghiệp và chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp này sử dụng để thực thi các chiến lược tạo ra giá trị mà không cùng lúc được thực thi bởi nhiều doanh nghiệp khác. Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì không được xem là nguồn lực nguồn lực hiếm. Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp này, được doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Barney,1991). 1.1.2.3 Nguồn lực khó bắt chước Theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1986a,1986b), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của công ty một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp. 1.1.2.4 Nguồn lực không thể thay thế Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đó là những nguồn lực không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991). Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình thức, trước tiên, nguồn lực đó không thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tươngTrường tự này vẫn thực hiĐạiện được cáchọc chiến lưKinhợc của doanh tế nghi ệHuếp (Barney & Tyler, 1990). Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với doanh nghiệp này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) (Zucker, 1977) là nguồn lực đặc trưng mà doanh nghiệp khác không có được, nhưng doanh nghiệp B vẫn có thế mạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kế hoạch rất tốt) của mình và từ đó nguồn lực B của doanh nghiệp B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của doanh nghiệp A (Pearce, Freeman & Robinson, 1987). SVTH: Lê Thị Kim Chi 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Giá trị Nguồn lực doanh Lợi thế cạnh tranh nghiệp Hiếm bền vững của doanh nghiệp Khó bắt chước Không thể thay thế Hình 1.1: Nguồn lực đạt VRIN và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Nguồn: Barney, J.B,1991) 1.2 Lý luận chung về thuyết năng lực động 1.2.1 Khái niệm về năng lực động Trước những năm 1980, các lý thuyết về phân tích cạnh tranh chủ yếu tập trung vào việc phân tích thị trường ở trạng thái cân bằng (thuyết kinh tế học tổ chức, kinh tế học Chamberlain) mà ít xem xét quá trình động của thị trường. Bắt đầu từ giữa những năm 1980 đầu những năm 1990, lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp được nhiều học giả nghiên cứu xem xét để xây dựng chiến lược kinh doanh từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp (Wernerfelt,1984). Lý thuyết nguồn lực cho rằng chính các nguồn lực của doanh nghiệp (hữu hình và vô hình) sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bước phát triển tiếp theo của lý thuyết nguồn lực hình thành nên lý thuyết về năng lực động doanh nghiệp. Lý thuyết năng lực động nhấn mạnh vào sự thay đổi. Lý thuyết này đánh giá tại sao các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường biến đổi. Và quan trọng hơn, năng lực động cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế trong môi trường thay đổi nhanh chóng. Trong thực tế, môi trường kinh doanh luôn biến động đòi hỏi doanh nghiệp phải lèo lái cácTrường nguồn lực của mìnhĐạiđể thích họcứng và Kinh tồn tại, chính tế vì vậHuếy lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động (dynamic capabilities). Năng lực của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. SVTH: Lê Thị Kim Chi 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Nguồn năng lực động là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và đem lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Eisenhardt & Martin, 2000). Như đã nêu ở trên, nguồn lực doanh nghiệp có thể ở dạng hữu hình hoặc vô hình. Nguồn lực vô hình thường khó phát hiện và đánh giá nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và thỏa các điều kiện VRIN nên chúng thường là năng lực động của doanh nghiệp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Từ đó duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. 1.2.2 Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động Lý thuyết năng lực động doanh nghiệp Lý thuyết nguồn lực Xem xét xây dựng chiến doanh nghiệp Lý thuyết cạnh tranh lược kinh doanh dựa trên truyền thống (Kinh tế phân tích các nguồn lực học tổ chức, Kinh tế nội bộ mang lại những lợi học Chamberlain, Xem xét xây dựng chiến thế cho doanh nghiệp (chủ Kinh tế học lược kinh doanh từ việc yếu các nguồn lực vô hình Schumpeter) phân tích các yếu tố nội thỏa mãn tiêu chí: Đem lại bộ doanh nghiệp (các lợi ích, hiếm, khó bắt nguồn lực hữu hình và vô chước, không thể thay hình) thế). Xem xét xây dựng Phân tích xem xét các yếu chiến lược từ việc phân Phân tích u ki n th ở điề ệ ị tố trong điều kiện thị tích môi trường kinh trường cân bằng doanh bên ngoài: ví dụ trường động (biến đổi) Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Trường Đại học Kinh tế Huế Phân tích ở điều kiện thị trường cân bằng Hình 1.2: Lịch sử hình thành lý thuyết năng lực động (Nguồn: Bùi Quang Tuyến, tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh) SVTH: Lê Thị Kim Chi 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.3 Lý luận chung về bất động sản 1.3.1 Khái niệm về bất động sản Bất động sản là những tài sản gắn liền với cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội, là một phần quan trọng của mỗi quốc gia. Đó là một phần không thể thiếu trong mọi hoạt động của con người. Từ thời La Mã cổ đại, người ta đã phân loại thành “bất động sản” và “động sản”, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với những bộ phận cấu thành lãnh thổ. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của mỗi nước cũng có những nét đặc thù riêng thể hiện ở quan điểm phân loại và tiêu chí phân loại, tạo ra cái gọi là “khu vực giáp ranh giữa hai khái niệm “bất động sản” và “động sản”. Hầu hết các nước đều coi bất động sản là đất đai và những tài sản có liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai, được xác định bởi vị trí địa lý của đất (Điều 517, 518 Luật Dân sự Cộng hòa Pháp; Điều 86 Luật Dân sự Nhật Bản, Điều 130 Luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Nga; Điều 94, 96 Luật Dân sự Cộng hòa Liên bang Đức ). Tuy nhiên, Nga quy định cụ thể bất đống sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai nói chung. Việc ghi nhận này là hợp lý vì đất đai nói chung là bộ phận của lãnh thổ, khôngTrường thể là đối tượng Đạicủa giao dhọcịch nhân sựKinh. tế Huế Tuy nhiên, mỗi nước lại có quan niệm khác nhau về những tài sản “gắn liền” với đất đai được coi là bất động sản. Điều 520 Luật Dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt ra khỏi cây được coi là động sản”. Tương tự, quy định này cũng được thể hiện ở Luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ và Sài Gòn cũ. Trong khi đó, Điều 100 Luật Dân sự Thái Lan quy SVTH: Lê Thị Kim Chi 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào định: “Bất động sản là đất đai và những vật gắn liền với đất đai, bao gồm cả những quyền gắn với việc sở hữu đất đai”. Luật Dân sự Đức đưa ra khái niệm bất động sản bao gồm đất đai và các tài sản gắn với đất. Như vậy, có 2 cách diễn đạt chính: thứ nhất, miêu tả cụ thể những gì được coi là “gắn liền với đất đai, và do vậy là bất động sản; thứ hai, không giải thích rõ về khái niệm này và dẫn tới các cách hiểu khác nhau về những tài sản “gắn liền với đất đai”. Luật Dân sự Nga năm 1994 quy định về bất động sản đã có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các Luật Dân sự truyền thống. Điều 130 của Luật này một mặt, liệt kê tương tự theo cách của các Luật Dân sự truyền thống; mặt khác, đưa ra khái niệm chung về bất động sản là “những đối tượng mà dịch chuyển sẽ làm tổn hại đến giá trị của chúng”. Bên cạnh đó, Luật này còn liệt kê những vật không liên quan đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ ” cũng là bất động sản. Theo Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/6/2005 thì bất động sản là các tài sản bao gồm đất đai, nhà, công trình, gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản do pháp luật quy định. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2005 thì bất động sản được định nghĩa gồm đất đai và những công trình do con người tạo nên gắn liền với đất. Như vậy, khái niệm bất động sản rất rộng, đa dạng nhưng nói chung có một quan điểm thống nhất là “bất động sản là những tài sản gắn liền với đất đai và không di dời được” và theo đó bất động sản bao gồm: “đất đai nhưng phải là đất đai không di dời được”, đất đai đó phải được đo lường bằng giá trị thể hiện qua số lượng và chất lượng cTrườngủa đất; nhà ở và côngĐại trình ghọcắn liền vKinhới đất đai: là tế nhà cHuếửa, các trung tâm thương mại, các văn phòng khách sạn. Và đặc biệt là các tài sản khác gắn liền không thể tách với công trình xây dựng đó: máy điều hòa, các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình; các tài sản khác gắn liền với đất đai như: vườn cây, ao cá, chuồng trại chăn nuôi, cánh đồng làm muối, các hầm mỏ khoáng sản. SVTH: Lê Thị Kim Chi 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.3.2 Thuộc tính của bất động sản 1.3.2.1 Tính bất động Đất đai là hàng hóa đặc biệt, dù được đem chuyển nhượng, nhưng không thể đem bất động sản đó đến nơi họ muốn, đến một vị trí khác. Quyền sử dụng đất nằm trong thị trường bất động sản, vị trí của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái, kinh tế- xã hội, điều đó đã tác động đến phương thức sử dụng đất và giá đất, đó chính là nguyên nhân tại sao giá đất lại khác nhau dù ở thế cận nhau. 1.3.2.2 Tính không đồng nhất Trong nền kinh tế thị trường, hàng hóa rất đa dạng và phức tạp nên khó có thể tìm kiếm được 2 tài sản giống hoàn toàn mà nó chỉ tương đồng về mặt đặc điểm, chính vì vậy giá cả của bất động sản gắn liền với đặc điểm của mỗi tài sản. Giả sử rằng, hai bất động sản cùng nằm trong một khu vực nhưng giá của chúng còn phụ thuộc vào thời điểm bán như thế nào, người mua có thích hay không, tâm lý của người đi mua lúc đó như thế nào và đặc điểm cụ thể của bất động sản, tất cả điều này chứng minh cho sự không đồng nhất đối với bất động sản và nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.3.2.3 Tính khan hiếm Diện tích đất là có hạn so với sự phát triển của dân số, do vậy về lâu dài giá đất có xu hưỏng ngày càng tăng lên. Diện tích đất đai có chiều hướng giảm có rất nhiều nguyên nhân. Một là, do tốc độ tăng dân số nhanh đặc biệt là vùng nông thôn. Hai là, do tốc độ phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho diệnTrường tích đất nông nghi Đạiệp giảm. họcBa là, do Kinhnhu cầu lao đtếộng ởHuếthành thị cao hơn nông thôn dẫn đến tình trạng dân số ở thành phố tăng lên, nhu cầu về chỗ ở cũng tăng lên vì vậy phát sinh nhu cầu mua bán bất động sản, kinh doanh nhà cho thuê. 1.3.2.4 Tính bền vững đời sống kinh tế Bất động sản bao gồm cả đất đai và các công trình trên đất, đất đai là nguồn tài nguyên do thiên nhiên ban tặng, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà không có tài sản nào có thể thay thế được. Nó được tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội nhưng dù đem sử SVTH: Lê Thị Kim Chi 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào dụng cho mục đích nào đi nữa thì nó cũng vẫn mang lại lợi ích cho chủ sở hữu nên nó mang tính bền vững. Hơn nữa, đất đai được sử dụng để hưởng quyền sở hữu đất đai và hưởng các lợi ích do đất mang lại và thời gian sử dụng lại vô hạn làm cho ý nghĩa của đất đai, bất động sản được nhân đôi. Điều này thể hiện đời sống kinh tế bền vững. 1.4 Lí luận chung về năng lực cạnh tranh trong bất động sản 1.4.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001): “Năng lực cạnh tranh được hiểu là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. Michael Porter (2009b) cho rằng khó có thể đưa ra một khái niệm, định nghĩa tuyệt đối về năng lực cạnh tranh. Theo ông, “Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn” (Michael Porter, 2009b). Như vậy, có thể hiểu rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn”. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. ThTrườngị trường bất động sĐạiản Việt Nam học hiện nay Kinh có rất nhiều dtếoanh nghiHuếệp tham gia, đây là cơ hội cho thị trường phát triển nhưng cũng là thách thức không nhỏ khi mức độ chuyên môn hóa của các doanh nghiệp còn thấp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế. Vô hình chung sẽ tạo sức ì lớn cho toàn thị trường. SVTH: Lê Thị Kim Chi 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.4.2.1 Định tính - Uy tín, thương hiệu Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của các doanh nghiệp đến các đơn vị hành chính sự nghiệp Đó là tài sản vô hình, vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín, doanh nghiệp có thể huy động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sự quan tâm, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với công ty. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một sản phẩm và phân biệt sản phẩm dịch vụ với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người ta sẽ nghĩ đến cà phê Trung Nguyên, hay khi nhắc đến xe máy sẽ nghĩ tới Honda, Tên hàng hóa gắn liền với thương hiệu trở thành một cụm từ dễ nhớ và làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiTrườngệp lâu hơn. (Ngu Đạiồn: Đào học Minh Đ ứKinhc, “Làm rõ kháitế niHuếệm thương hiệu”, www.Margroup.edu.vn). Xây dựng thương hiệu đòi hỏi vấn đề về thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một SVTH: Lê Thị Kim Chi 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào thương hiệu có thể tạo được cho khách hàng sự ấn tượng, kích thích sử dụng sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu, họ sẽ trung thành với thương hiệu đó. Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu tốt giúp tạo dựng sự tin tưởng, yên tâm và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó. Thương hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới, vốn đầu tư và thu hút nhân tài. Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, dễ tìm kiếm thị trường mới, đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá. - Kinh nghiệm của doanh nghiệp Một công ty có bề dày kinh nghiệm trên thương trường cũng được đánh giá rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể nắm bắt và xử lý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí thấp nhất. - Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản không sản xuất ra sản phẩm vật chất mà chỉ cung cấp những sản phẩm có sẵn và thông qua việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng dựa trên phần lớn là nguồn nhân lực, có sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến. Việc đánh giá của khách hàng là thông qua sự hài lòng về nhân viên và dịch vụ của công ty. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật cóTrườngảnh hưởng lớn tới năngĐại lực cạhọcnh tranh cKinhủa một công tytế môi Huếgiới bất động sản. Một công ty bất động sản có trang thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại thì dịch vụ của họ có chất lượng cao, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Hơn nữa, nhiều chi nhánh được mở sẽ làm tăng tính tiện lợi hơn trong giao dịch và thu hút nhiều khách hàng trên địa bàn rộng lớn, từ đó khẳng định được vị thế của công ty. Một số chỉ tiêu cơ sở vật chất kỹ thuật- công nghệ như: số lượng chi nhánh, các giải pháp giao dịch tiên tiến, SVTH: Lê Thị Kim Chi 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của công ty bất động sản là nguồn vốn quý giá nhất, vì hầu hết các lĩnh vực đem lại doanh thu lớn cho công ty như dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, quản lý tài sản, hoạt động tự doanh đều phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận hơn với sản phẩm, tốc độ được phục vụ nhanh hơn, khách hàng được quan tâm kỹ hơn. Có thể nói nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty bất động sản, nguồn nhân lực cao là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các công ty bất động sản. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực bao gồm: số lượng cán bộ nhân viên, số lượng cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý cấp cao, 1.4.2.2 Định lượng - Thị phần doanh nghiệp trên thị trường Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô. - Chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố sau: giá trị sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất. Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất của doanh nghiệp nếu các chỉ tiêu nàyTrường càng cao phản ánh Đại hiệu suấ thọc kinh doanh Kinh càng cao vàtế do đóHuế tạo điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. - Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng, tổng hợp của các yếu tố như: con người, công nghệ, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, Do đó, nó là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh củ doanh nghiệp. Năng suất lao động được SVTH: Lê Thị Kim Chi 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào đo bằng sản lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản phẩm đó. Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Khi doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược về giá, sản phẩm hiệu quả. (Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh, Phạm Quang Phân, (2007), “Kinh tế chính trị Marx- Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp). 1.4.3 Vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh Theo Lê Quốc Uy (2015a), trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung. Đối với sản phẩm và ngành bất động sản cạnh tranh cũng có vai trò quan trọng, cụ thể như sau: 1.4.3.1 Đối với nền kinh tế quốc dân Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh. Cạnh tranh đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng choTrường doanh nghiệp vươn Đại ra thị trưhọcờng nướ cKinh ngoài. Cạnh tếtranh Huếgiúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta. Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế, gây nên sự bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại lợi ích của nhà nước và người tiêu dùng. SVTH: Lê Thị Kim Chi 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp Cạnh tranh được coi là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp. Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn. Cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh để đáp ứng nhu cầu đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, chiết khấu Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường đào tạo nhân viên để thực hiên dịch vụ một cách chuyên nghiệp, từ đó, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. 1.4.3.3 Đối với ngành đầu tư kinh doanh bất động sản Ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản của Việt Nam được hình thành và phát triển chưa lâu, có thể đánh dấu khi luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực. Trong khoảng thời gian mới được hình thành, hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, tốc độ phát triển quá nóng do nhu cầu về bất động sản rất lớn trong khi nguồn cung có hạn. Điều này khiến giá bất động sản tăng vọt không ngừng, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản trong khoảng thời gian dài là có lãi, có dự án là có lãi. Nhà đầu tư thứ cấp mua cũng có lãi. Hàng hóaTrường tung ra thị trườ ngĐại bao nhiêu học lập tứ cKinh tiêu thụ hế t tế bấy nhiêu.Huế Thực tế này khiến ngành kinh doanh bất động sản trong một thời gian dài chỉ biết chạy dự án, xin dự án để triển khai mà không quan tâm gì đến vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Trong giai đoạn hiện nay, sau một khoảng thời gian dài phát triển quá nóng, khi cung vượt xa cầu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng hoạt SVTH: Lê Thị Kim Chi 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào động thua lỗ, cầm chừng, sản phẩm không bán được dẫn đến nguy cơ phá sản. Quy luật thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiến thắng trong cạnh tranh thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Như vậy, cạnh tranh trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp nói riêng, quyết định đến sự phát triển hay diệt vong của cả ngành bất động sản nói chung. Cạnh tranh trong đầu tư, kinh doanh bất động sản cũng là nền tảng để cơ quan Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp lý, nhằm từng bước lành mạnh hóa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Từ đó, ngành đầu tư, kinh doanh bất động sản Việt Nam mới có cơ hội để phát triển ổn định, lâu dài. 1.4.3.4 Đối với sản phẩm Cạnh tranh tạo ra động lực cho các doanh nghiệp tự cắt giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, nghiên cứu sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Đối với sản phẩm bất động sản, các doanh nghiệp càng phải cẩn trọng hơn để mang đến cho khách hàng, các nhà đầu tư những sản phẩm rõ ràng về mặt pháp lý, không trôi nổi, tính thanh khoản cao, mang lại sự yên tâm cho khách hàng. Tính chiết khấu cao trong các sản phẩm dự án sẽ mang lại sự tin tưởng, mong muốn hợp tác lâu dài cho các nhà đầu tư. 1.5 Kết quả một số nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp ở Việt Nam và trên ThTrườngế giới Đại học Kinh tế Huế Với những lý thuyết nêu trên, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn đang khám phá ra các yếu tố tạo nên nguồn lực động của doanh nghiệp và đề ra mô hình nghiên cứu để đánh giá năng lực động của doanh nghiệp. Sau đây chúng ta cùng điểm qua một số nghiên cứu này thông qua bảng sau: SVTH: Lê Thị Kim Chi 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về năng lực động Tác giả Kết quả chính Kết quả nghiên cứu với 126 doanh nghiệp tại Mỹ cho thấy có định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến hệ thống thông tin thị Sinkula, Baker, trường và mức độ phổ biến thông tin thị trường. Hệ thống thông tin & Noordewier, thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ phổ biến thông tin thị (1997) trường. Cuối cùng là chương trình marketing động chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhân tố mức độ phổ biến thông tin thị trường Tác giả phân tích khung lý thuyết của kinh tế tổ chức , kinh tế học Chaimberlain, kinh tế học Schumpeter trong phân tích chiến lược Teece, Pisano, cạnh tranh của các doanh nghiệp (mô hình lực lượng cạnh tranh, mô & Shuen, hình xung đột chiến lược), quan điểm về nguồn lực để xây dựng (1997) khái niệm "năng lực động". Theo đó "năng lực động" là "khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng của doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh". Kết quả nghiên cứu với 200 doanh nghiệp công nghệ tại Đài Loan cho thấy nguồn lực doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài. Cả nguồn lực của doanh nghiệp và Wu (2007) tính sẵn sàng của đối tác bên ngoài đều có ảnh hưởng tích cực đến năng lực động của doanh nghiệp trong đó nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn hơn. Năng lực động của doanh nghiệp Trườngcũng ảnh Đại hưởng đến học kết quả kinhKinh doanh. tế Huế Kết quả nghiên cứu từ 294 doanh nghiệp tại Singapore cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh Keh, Nguyen doanh, thông tin mua lại và tính hữu dụng thông tin. Thông tin mua Thi Tuyet Mai, lại cũng có ảnh hưởng tích cực tính hữu dụng thông tin. Tính hữu Ng,. (2007) dụng thông tin có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu không có thấy việc mua lại thông tin có SVTH: Lê Thị Kim Chi 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Tác giả Kết quả chính ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Xu hướng cho thấy việc mua lại thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Kết quả phân tích trên 323 doanh nghiệp tại TP. HCM cho thấy định hướng kinh doanh có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học hỏi, năng lực sáng tạo, năng lực marketing và kỳ vọng cơ hội WTO. Định hướng học hỏi có ảnh hưởng tích cực đến năng lực marketing. Nguyễn Đình Kỳ vọng cơ hội WTO có ảnh hưởng tích cực đến định hướng học Thọ & Nguyễn hỏi và năng lực marketing. Năng lực marketing có ảnh hưởng tích Thị Mai Trang cực đến kết quả kinh doanh và năng lực sáng tạo. Năng lực sáng tạo (2009) có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh. Nghiên cứu này tác giả xây dựng hai thang đo (1) năng lực marketing và (2) định hướng kinh doanh là những thang đo đa hướng. Các biến nghiên cứu khác được xây dựng là thang đo đơn hướng. Tác giả phân tích khung lý thuyết về năng lực động dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết và kiểm định thực nghiệm trước đó. Nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về năng lực động và tổng hợp một số yếu tố tạo lên năng lực động cho doanh nghiệp dựa trên các Nguyễn Trần nghiên cứu tiền nghiệm. Cụ thể có 6 nhân tố tạo nên năng lực động Sỹ (2013) của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu đề cập phổ biến là (1) Năng lực nhận thức; (2) Năng lực tiếp thu (học hỏi); (3) Năng lực thích nghi; (4) Năng lực sáng tạo; (5) Năng lực kết nối và (6) Năng Trườnglực tích hĐạiợp. Tác giảhọc cũng choKinh rằng việc tếchưa cóHuế mô hình nghiên cứu kiểm định là một hạn chế lớn của nghiên cứu. (Nguồn: Bùi Quang Tuyến, tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh) SVTH: Lê Thị Kim Chi 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.6 Mô hình nghiên cứu và các định nghĩa 1.6.1 Mô hình nghiên cứu Thông qua khảo lược các tài liệu nghiên cứu, có nhiều nhân tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, còn các biến độc lập bao gồm 5 yếu tố được trình bày như hình vẽ bên dưới. Năng lực nguồn nhân lực Danh tiếng doanh nghiệp Năng lực động của Năng lực marketing doanh nghiệp Định hướng kinh doanh Năng lực sáng tạo Hình 1.3: Mô hình năng lực động của doanh nghiệp Như đã nói trong phần phương pháp thu thập thông tin, các yếu tố biến độc lập được xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh động của các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Căn cứ vào mô hình nghiên cứu năng lực động của Wang và Ahmed (2007), mô hình nghiên cứu năng lực động và kết quả kinh doanh cTrườngủa Nguyễn Đình Th Đạiọ và Nguy họcễn Thị Mai Kinh Trang (2009). tế Tuy Huế nhiên trong quá trình triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập thông tin phân tích, nội dung sẽ gắn với thực tế doanh nghiệp đang điều tra nên không hoàn toàn giống với nghiên cứu gốc. Tác giả kế thừa 4 yếu tố trong mô hình Năng lực động của tác giả Huỳnh Thị Thúy Hoa. Yếu tố còn lại là Năng lực nguồn nhân lực được rút ra từ cơ sở việc xem xét tình hình cụ thể của doanh nghiệp cũng như tham khảo ý kiến của các cán bộ Ban SVTH: Lê Thị Kim Chi 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào lãnh đạo trong các cuộc phỏng vấn sâu vì tác giả tự xét thấy yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ trong mô hình đề xuất của Huỳnh Thị Thúy Hoa không phù hợp để áp dụng tại công ty bất động sản. Do vậy, tác giả đã tham khảo ý kiến Banh lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ nhân viên lâu năm tại công ty để đề xuất thay yếu tố Năng lực tổ chức dịch vụ như trong mô hình nghiên cứu ban đầu thành Năng lực nguồn nhân lực. Yếu tố Năng lực nguồn nhân lực cũng đã được chứng minh có ý nghĩa tác động đến mô hình Năng lực động của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ trong bài “ Một số yếu tố tạo thành năng lực động và giải pháp nuôi dưỡng, Nguyễn Đình Thọ, 2009” Nghiên cứu tiến hành phân tích cụ thể mô hình để hiểu rõ hơn về mô hình nghiên cứu thông qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Bảng 1.2: Các chỉ số cấu thành các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh động Số Biến nghiên cứu Biến quan sát lượng biến 1. Năng lực Đáp ứng khách -Chính sách giá và độ linh hoạt của marketing hàng giá cả. -Tính đa dạng của sản phẩm. -Thông tin hữu ích mang lại cho 4 khách hàng. -Khả năng linh hoạt trong chính sách thanh toán. Phản ứng với -Đa dạng các hình thức quảng cáo, đối thủ cạnh tiếp thị, xúc tiến bán hàng. tranh -Khả năng duy trì các hình thức 2 quảng cáo. Chất lượng các -Xây dựng mối quan hệ với các chủ mối quan hệ đầu tư uy tín 1 2. Danh tiếng doanh nghiệp -Đầu tư xây dựng hình ảnh tích cực. -Công ty có thương hiệu nổi tiếng. -Ban lãnh đạo luôn tạo sự tin tưởng cho khách. -Cung ứng sản phẩm có tính thanh khoản cao. 4 3. NăngTrường lực sáng tạo Đại học-Đã đưa Kinhra các sản ph ẩtếm m ớHuếi. -Sản phẩm đa dạng đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. -Tạo mọi điều kiện thuận lợi để 3 khách hàng tiếp cận sản phẩm. SVTH: Lê Thị Kim Chi 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 4. Định hướng Năng lực chủ -Đi đầu ngành trong hoạt động bất kinh doanh động động sản Đà Nẵng. -Không sử dụng chiến lược bán phá giá để cạnh tranh. 3 -Luôn kiên định trong chiến lược cạnh tranh lành mạnh. -Thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên dài hạn để phục vụ nhu cầu phát triển trong tương lai 2 Năng lực mạo -Chấp nhận tham gia các dự án lớn, hiểm doanh thu cao, mức rủi ro lớn (kiểm soát được). -Thái độ sẵn sàng phục vụ khách hàng. -Thực hiện yêu cầu một cách nhanh chóng. -Tạo được sự tin tưởng ở khách hàng. 5. Năng lực nguồn nhân lực -Có trình độ chuyên môn để thực 6 hiện yêu cầu khách hàng. -Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo mọi cam kết đối với khách hàng. -Đã xây dựng đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. -Doanh nghiệp đang cạnh tranh tốt Trường Đại họcvới đối thKinhủ cùng ngành tế. Huế -Doanh nghiệp là một đối thủ cạnh 6. Năng lực cạnh tranh 3 tranh mạnh. -Doanh nghiệp có khả năng phát triển tốt trong dài hạn. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) SVTH: Lê Thị Kim Chi 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 1.6.2 Định nghĩa các yếu tố cấu thành 1.6.2.1 Năng lực marketing Đó là việc tìm ra các phương cách để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, năng lực marketing của doanh nghiệp được thể hiện, một là, thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô (Homburg C, Grozdanovic M & Klarmann M, 2007). Hai là doanh nghiệp phải luôn nổ lực tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh như nhà cung cấp, khách hàng, nhà phân phối và chính quyền. Việc đánh giá năng lực marketing của doanh nghiệp được thực hiện thông qua bốn thành phần cơ bản sau (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) - Đáp ứng khách hàng (customer responsiveness) thể hiện sự đáp ứng của doanh nghiệp theo sự thay đổi về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. - Phản ứng với đối thủ cạnh tranh (competitor responsiveness), gọi tắt là phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự theo dõi của doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như các chiến lược Marketing mà doanh nghiệp thực hiện để đáp trả với đối thủ cạnh tranh. - Thích ứng với môi trường vĩ mô (responsiveness to the change of the macroenvironment), gọi tắt là thích ứng môi trường, thể hiện việc doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt các cơ hội và rào cản kinh doanh từ đó có các chính sách kinh doanh phù hợp. - Chất lượng mối quan hệ với đối tác (relationship quality), gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ doanh nghiệp đạt được chất lượng mối quan hệ với khách hàng, nhàTrường cung cấp, nhà phân Đại phối vàhọc các cấp Kinhchính quyền tếcó liên Huế quan. Đó là việc doanh nghiệp thực hiện những cam kết đã đề ra với khách hàng hay là các thành viên tham gia thỏa mãn với mối quan hệ đã thiết lập. Thực tiễn đã cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp thu được chủ yếu từ khách hàng hiện có, tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được (không thể thay thế và bắt chước được). Chất lượng mối quan hệ có quan hệ tỷ lệ thuận với kết SVTH: Lê Thị Kim Chi 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào quả kinh doanh của doanh nghiệp (hiếm và có giá trị). Vì vậy, chất lượng mối quan hệ thỏa mãn các tiêu chí VRIN và là yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Tóm lại, các yếu tố tạo nên năng lực marketing đều đáp ứng yêu cầu của VRIN, vì vậy năng lực Marketing là yếu tố tạo thành năng lực động của doanh nghiệp. 1.6.2.2 Định hướng kinh doanh Đó là khả năng về tính độc lập, khả năng chấp nhận mạo hiểm với thị trường, tính chủ động trong kinh doanh hay năng lực tấn công đối thủ kinh doanh. Có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng kinh doanh. Các nhà nghiên cứu về định lượng kinh doanh cho rằng định hướng kinh doanh bao gồm 2 thành phần chính là: năng lực mạo hiểm và năng lực chủ động. - Năng lực mạo hiểm: các doanh nghiệp tham gia thị trường đều phải đương đầu với rủi ro. Chấp nhận rủi ro thể hiện sự cam kết của nhà kinh doanh trong việc đầu tư nguồn lực lớn cho các dự án kinh doanh có khả năng thu lợi cao. - Năng lực chủ động: là quá trình doanh nghiệp dự báo yêu cầu của thị trường trong tương lai và khả năng chủ động đáp ứng với đòi hỏi này. Các doanh nghiệp phải chủ động và tiên phong trong đề xuất và thực hiện các ý tưởng mới. 1.6.2.3 Năng lực sáng tạo Đó cơ bản là một cách mới để làm một công việc nào đó: ví dụ như “sản phẩm mới” hoặc “một chất lượng mới” hoặc “một phương pháp sản xuất mới” hoặc “một thị trường mới” hoặc “một nguồn cung cấp mới” hoặc “một cấu trúc tổ chức mới” (Dess và Picken,Trường 2000; Crossan vàĐại Apaydin, học 2009). SKinhự thành công tếvà tồ nHuế tại của các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào khả năng tạo ra giá trị, khả năng sáng tạo (Wang và Ahmed, 2004). Các doanh nghiệp có năng lực sáng tạo cao hơn đối thủ cạnh tranh thì hoạt động sẽ tốt hơn, lợi nhuận cao hơn, giá trị thị trường lớn hơn, xếp hạng tín dụng cao hơn và khả năng sống sót cao hơn bởi vì lợi thế cạnh tranh sẽ gia tăng với sự sáng tạo (Volberda và các cộng sự, 2009). Kết quả là năng lực sáng tạo quyết định kết quả kinh SVTH: Lê Thị Kim Chi 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào doanh của doanh nghiệp trong điều kiện động (Crossan và Apaydin, 2009). Lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc vào khả năng phát triển kiến thức bên trong và khai thác kiến thức bên ngoài một cách có hiệu quả để phát triển năng lực sáng tạo của doanh nghiệp (Fabrizio, 2009). Điều cấp thiết đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là cải thiện khả năng sáng tạo bằng cách tận dụng kiến thức từ các nguồn bên ngoài để xây dựng năng lực sáng tạo (Borch và Madsen, 2007; Volberda và các cộng sự, 2009). Như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải cải thiện năng lực sáng tạo tác động để làm tăng lợi thế cạnh tranh. 1.6.2.4 Danh tiếng doanh nghiệp Đó là một tài sản vô hình bởi danh tiếng doanh nghiệp đem lại cho khách hàng sự tin tưởng, tin cậy vào sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp. Danh tiếng của doanh nghiệp sẽ giúp giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin giữa người bán và người mua trong lý thuyết về kinh tế học thông tin. Danh tiếng doanh nghiệp sẽ đem lại các thông tin chỉ dẫn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ trong một thị trường đầy ắp các nhà cung cấp khác nhau. Theo như nghiên cứu của Hongbin Cai và Ichiro Obara (2008), danh tiếng doanh nghiệp có được từ chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường (Allen, F, 1984) và một khi chất lượng sản phẩm không đạt như đã cam kết doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm hay sự trừng phạt như thu hồi sản phẩm, trả tiền bồi thường cho khách hàng, v.v Sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp đó cũng là một yếu tố tạo nên danh tiếng của doanh nghiệp. Theo Heski Bar-Isaac (2004), việc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các cam kết với kháchTrường hàng, cùng với sựĐạithể hiện họccủa đội ng Kinhũ nhân viên trongtế doanhHuế nghiệp là hai yếu tố góp phần củng cố và tăng thêm danh tiếng của doanh nghiệp. Cả hai nghiên cứu của Heski Bar-Isaac (2004) và Hongbin Cai và Ichiro Obara (2008) đều công nhận những thông tin mà khách hàng có về doanh nghiệp phản ánh rõ nét về danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Cuối cùng, Giám đốc điều hành (CEO) ở doanh nghiệp là người có ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Kim Chi 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Để tạo được danh tiếng, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình trong suốt quá trình hoạt động, trong đó danh tiếng mà doanh nghiệp có được từ lần giao dịch đầu tiên với khách hàng là rất quan trọng (không thể bắt chước và thay thế). Chính vì yếu tố này mà danh tiếng doanh nghiệp đã thỏa mãn yêu cầu của VRIN và trở thành yếu tố của năng lực động của doanh nghiệp. 1.6.2.5 Năng lực nguồn nhân lực Đó là tổng thể các tiềm năng lao động của doanh nghiệp để sẵn sàng tham gia vào hoạt động phát triển của công ty. Năng lực nguồn nhân lực được thể hiện thông qua nhiều mặt như chất lượng và trình độ lao động của doanh nghiệp; thái độ và năng lực phục vụ khách hàng của nhân viên; quy mô và số lượng lao động của doanh nghiệp; trình độ học vấn của nguồn nhân lực; các chính sách đãi ngộ, khuyến khích người lao động hay là các chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Các tiêu chí càng được doanh nghiệp quan tâm và phát triển, tạo được bầu không khí và tinh thần làm việc tích cực trong nhân viên sẽ làm động lực phát triển mạnh mẽ cho mỗi công ty. Để làm được điều đó, công ty cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa trong quá trình tìm hiểu, xây dựng và phát triển tiềm năng mỗi các nhân trong công ty. Vì mỗi nguồn nhân lực là một nguồn tài nguyên riêng có của doanh nghiệp mình. Nó không hiếm về mặt số lượng nhưng hiếm về mặt chất lượng và có giá trị. Chính vì vậy mà yếu tố này đã thỏa mãn VRIN và trở thành một trong những yếu tố của năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương này nêu lên một cách tổng quan về vấn đề nghiên cứu, hệ thống các vấn đề lý luận về bất động sản, lý thuyết về nguồn lực và đặc điểm của nguồn lực tạo lợi thế cho doanh nghiệp, lý luận chung về thuyết năng lực động cũng như làm rõ lý luận về vấn đề năng lực cạnh tranh trong ngành bất động sản. Từ các lý luận cũng như các nghiên cứu liên quan, tác giả đưa đến mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu được xây dựng với biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp, còn năm biến độc lập còn lại là năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, danh tiếng doanh nghiệp và năng lực nguồn nhân lực. Từ các định nghĩa các nhân tố, tác giả cũng đã xây dựng và đưa ra các chỉ số cấu thành để đo năng lực cạnh tranh động ở từng nhân tố và số biến trong từng nhân tố để phản ánh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thông qua mặt số lượng đến năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THUYẾT NĂNG LỰC ĐỘNG TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN PHỐ SON 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty bất động sản Phố Son 2.1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty bất động sản Phố Son - Tên giao dịch tại Việt Nam: Công ty Cổ phần Tư Vấn Bất Động Sản Phố Son - Tên quốc tế: PHO SON LAND CONSULTANT JOIN STOCK COMPANY - Tên viết tắt: PHO SON LAND.,JSC - Thành lập ngày 8/5/2012, giấy phép kinh doanh số: 0401492616 tại sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng - Trụ sở chính: 05 Đào Tấn, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng - Chi nhánh: 274 đường 2/9, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng - Website: Trường Đại học Kinh tế Huế 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Ra đời vào ngày 8/5/2012, Công ty Cổ phần Tư vấn Bất động sản Phố Son đã tự hào có một chặng đường phát triển khá thuận lợi, suôn sẻ, vững chắc và trên hết là thành công vang dội, không ngừng nâng cao chỗ đứng của mình trên thị trường Bất động sản Đà Nẵng. SVTH: Lê Thị Kim Chi 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Là một trong những công ty tiên phong đầu ngành tại thị trường Bất động sản lúc bấy giờ, với ước muốn “đánh thức” những vùng đất ngủ quên tại Đà Nẵng cũng như Quảng Nam, trở thành những đô thị văn minh, hiện đại, nơi đầu tư phát lộc và xứng đáng là thương hiệu mà các đối tác và nhà đầu tư ủng hộ, đặt trọn niềm tin. Với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng, Phố Son tự hào sau 6 năm hình thành và phát triển, tháng 10/2017, tăng vốn điều lệ lên đến 75 tỷ đồng. Vào ngày 2/2/2016, Phố Son và Chủ đầu tư Bách Đạt Corp đã tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện phát triển 8 dự án lớn tại Quảng Nam từ 2016-2020. Với tốc độ phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Phố Son được Bách Đạt Corp đánh giá là đối tác tiềm năng và có sự bứt phá ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh. Năm 2016, Phố Son và Bách Đạt đã chính thức bắt tay hợp tác phân phối dự án GAIA CITY và Phố Son vinh hạnh là nhà phân phối độc quyền của dự án này. Đây có thể được xem là dự án khởi nguồn cho mối quan hệ “vàng” giữa cả 2 đơn vị. Tiếp nối đó là sự thành công của hàng loạt các dự án năm 2017 mà Phố Son đã thanh khoản thành công như: Sentosa, Ngọc Dương Riverside, Cococenter House, Eco Future Park, Vào 20/2/2016, Ban lãnh đạo công ty Phố Son quyết định mở thêm chi nhánh ngoài trụ sở chính tại sô 274 đường 2/9, thành phố Đà Nẵng. Việc mở thêm chi nhánh mới ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. Qua 6 năm hình thành và phát triển, Phố Son cũng đã gặt hái cho mình nhiều thành tựu và giải thưởng nổi bật: - Bằng khen Công ty Phố Son do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Trườngtrao tặng vì đã có Đạithành tích họcxuất sắc trongKinh sản xu ấttế kinh Huếdoanh và tích cực đóng góp vào sự nghiệp phát triển cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam năm 2012. - Chứng nhận Phố Son nằm trong Top 100 “Thương hiệu nhãn hiệu uy tín, Sản phẩm chất lượng cao, Dịch vụ chất lượng hoàn hảo năm 2013”. - Top 1000 Doanh nghiệp Tư nhân nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam các năm 2012, 2013. SVTH: Lê Thị Kim Chi 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty bất động sản Phố Son 2.1.3.1 Tầm nhìn - Xây dựng Phố Son trở thành sàn giao dịch hàng đầu tại Đà Nẵng và cả nước. - Trở thành đối tác tin cậy cho đối tác và nhà đầu tư. - Luôn giữ vững sự hài lòng, lợi ích, niềm tin cho khách hàng. 2.1.3.2 Sứ mệnh - Mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận với thị trường bất động sản cùng với những sản phẩm và dịch vụ có giá trị và lợi ích cao nhất. - Gắn kết lợi ích giữa đối tác- cổ đông, luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững. - Trở thành doanh nghiệp vững mạnh hàng đầu, góp phần xây dựng cuộc sống thịnh vượng cho cộng đồng và xã hội. - Tạo dựng môi trường làm việc trẻ trung, hiện đại, năng động và chuyên nghiệp; mang đến điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện bản thân cho nhân viên. 2.1.3.3 Giá trị cốt lõi - Hướng đến khách hàng - Chính trực và tâm huyết - Thích nghi và sáng tạo - Sức mạnh tập thể - Tinh thần trách nhiệm - Cộng đồng và xã hội Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bất động sản Phố Son 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Bất động sản Phố Son (Nguồn: Phòng Nhân sự công ty Phố Son) 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ máy - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyếTrườngt định, thực hiện các Đại quyền vàhọc nghĩa v ụKinhcủa công ty khôngtế Huế thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và chịu trách nhiệm quản lý công ty vì các quyền lợi hợp pháp của cổ đông. - Ban Tổng giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc. Có quyền quyết định tất cả các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tình hình hoạt động hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc và SVTH: Lê Thị Kim Chi 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các phần việc phụ trách, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền và phân công theo chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty. Các phòng ban nghiệp vụ: - Khối Kinh doanh- Tiếp thị: bao gồm Phòng Kinh doanh và Phòng Marketing- Thiết kế. Phòng kinh doanh: có chức năng tham mưu phương án kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, cũng là lực lượng chính đứng ra phân phối và bán sản phẩm của công ty. Tổ chức chăm sóc khách hàng, đưa ra các chiến lược phù hợp để phân phối từng loại sản phẩm phù hợp với thị trường và theo đúng định hướng của công ty. Phòng Marketing- Thiết kế: chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh của công ty, đưa ra các hình ảnh quảng cáo, tờ rơi, theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo. Chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo về các phần việc được phụ trách và phân công để xây dựng hình ảnh công ty. - Khối vận hành: bao gồm Phòng Hành chính- Nhân sự và Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Hành chính- Nhân sự: tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về công tác quản lý lao động, an toàn lao động, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng nhu câu phát triển cảu công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn phòng, kịp thời đáp ứng các chính sách của Nhà nước để áp dụng thực hiện trong công ty. Giải quyết các chế độ đối với người lao động. Xây dựng các nội quy, quy chế của công ty theo luật Lao động. Phòng Tài chính- Kế toán: lập kế hoạch về việc sử dụng và quản lý các nguồn tài chính, phân tích các hoạt động kinh tế nhằm bảo toàn nguồn vốn của công ty, tổ chTrườngức công tác hạch toánĐại kế toán học theo đúng Kinh chế độ kế tếtoán thHuếống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Ngoài ra, còn thực hiện thanh khoản, quyết toán các chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về các chế độ quản lý tài chính, tiền tệ, thực hiện công tác xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm. SVTH: Lê Thị Kim Chi 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào - Khối Đầu tư- Khai thác: Phòng Đầu tư: có chức năng xây dựng, triển khai chiến lược đầu tư tổng thể và lâu dài, xây dựng kế hoạch khai thác các sản phẩm, dự án mới. Xây dựng ban hành hệ thống định mức mới. Tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp để đảm bảo tính pháp lý cho khách hàng. Khối Đầu tư: có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo các Chủ đầu tư uy tín, sắp đưa ra các sản phẩm dự án có tính thanh khoản cao, an toàn về mặt pháp lý. Xem xét các sản phẩm đất lẻ mà khách hàng kí gửi lại Công ty để chấp nhận có nhận kí gửi hay không. Khai thác các mảnh đất có tiềm năng để tham mưu cho Ban giám đốc hợp tác với các Chủ đầu tư lớn khai phá và triển khai hoạt động. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.5 Cơ cấu và tình hình lao động tại Phòng Kinh doanh Bảng 2.1: Cơ cấu và tình hình nhân sự Chỉ tiêu Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 +/- % +/- % Tổng nhân viên 45 75 88 30 66,67 13 17,33 Nhân viên chính 32 63 75 31 96,88 12 19,04 Theo tính chất công thức việc Cộng tác viên 13 12 13 -1 -7,69 1 8,33 Nam 26 38 55 12 46,15 17 44,73 Theo giới tính Nữ 19 37 33 18 94.73 -4 -10,81 Lao động phổ thông 18 15 13 -3 -16,67 -2 13,33 Cao đẳng, trung cấp 15 35 38 20 133,30 3 8,57 Theo trình độ học vấn Đại học và trên đại 10 30 37 20 200,00 2 6,67 học Ban quản lý 9 12 12 3 33,33 0 0 Nhân viên phòng 28 53 66 25 89,28 13 24,53 Theo cấp bậc kinh doanh Nhân viên các phòng 8 10 10 2 25,00 0 0 ban khác Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tếHành Huế chính- Nhân sự công ty Phố Son) SVTH: Lê Thị Kim Chi 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Lao động là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, số lượng và chất lượng lao động là nhân tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ những ngày đầu mới thành lập tới nay, Phố Son luôn chú trọng đầu tư vào nguồn nhân lực. Qua bảng trên ta thấy, có sự thay đổi rất lớn về nhân sự qua các năm, cụ thể là giai đoạn 2015-2016 có thêm 30 nhân sự, đến giai đoạn 2016-2017, nguồn nhân sự được tăng thêm 13 nhân sự để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này chứng minh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty phát triển vượt bậc, đòi hỏi một nguồn nhân sự dồi dào hơn để đáp ứng kịp thời việc phân phối các sản phẩm của công ty. Hơn nữa, giai đoạn 2016 đánh dấu bước chuyển mới của công ty khi mở thêm một chi nhánh mới ngoài cơ sở chính, nên nguồn lực cũng cần được bổ sung dồi dào hơn. Theo tính chất công việc Nhân viên kinh doanh bất động sản đòi hỏi phải di chuyển nhiều, không cần ngồi văn phòng quá nhiều. Do đó, cũng có khá nhiều người không muốn bị ràng buộc bởi các quyền lợi và nghĩa vụ của công ty nên xin ra làm cộng tác viên cũng là điều dễ hiểu. Số lượng cộng tác viên qua từng năm không chênh lệch quá nhiều. Cụ thể, giai đoạn năm 2015- 2016 giảm 1 nhân sự, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,69%. Giai đoạn 2016-2017 thì tăng 1 nhân sự cộng tác viên tương ứng tỷ lệ tăng 8,33%. Theo giới tính Thực tế với một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì lao động nam sẽ chiếm đa số, bởi tính chất ngành nghề khá phức tạp và đầy rủi ro. Tuy nhiên, với một công ty trẻ, chế độ đãi ngộ và hỗ trợ nhân viên tốt, nên nhân viên nữ tại công ty khá nhiều. Hơn nữa, trong việc kinh doanh bất động sản, nữ giới lại có ưu thế hơn trong việc bán hàng và thuyết phục khách hàng. Trong giai đoạn 2015-2016, trong khi nhân sự nam Trườngtăng thêm 12 ngư ờĐạii chiếm t ỷhọclệ 46,15% Kinh thì nhân s ựtếnữ tăng Huế thêm 18 người, tăng gần gấp đôi so với năm trước, chiếm tỷ lệ 94,73%. Do nhu cầu tăng lao động nên giai doạn 2016-2017 luôn có sự tăng lượng nhân viên một cách rõ ràng. Nam lao động tăng thêm 17 người, chiếm tỷ lệ 44,73%, trong khi đó nữ nhân sự lại giảm 4 người, tương ứng tỷ lệ giảm 10,81%. SVTH: Lê Thị Kim Chi 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Theo trình độ học vấn Đối với kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh không nhất thiết phải là người có trình độ học vấn quá cao, nên yêu cầu về trình độ không quá quan trọng. Nhân viên sẽ được đào tạo bài bản thông qua các buổi training với Ban lãnh đạo và được hỗ trợ trực tiếp từ Trưởng phòng, Trưởng nhóm kinh doanh. Lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp sẽ chiếm đa số cũng là điều hợp lý, giai đoạn 2015-2016 tăng thêm 20 nhân sự chiếm 133,30%, vì lao động thổ phông sẽ chọn việc làm chân tay hoặc đi học nghề. Trình độ học vấn Đại học trở lên sau khi ra trường sẽ mong muốn làm được những công việc ở công ty lớn, hoặc những ngành nghề không chứa quá nhiều rủi ro như bất động sản. Trong khi lao động thổ thông không có sự thay đổi khi tăng nhân sự, năm 2016 giảm 3 nhân sự so với 2015, chiếm -16,67% và năm 2017 cũng giảm 2 nhân sự so với 2016 chiếm -13,33%. Thì trình độ Cao đẳng, Đại học lại có sự thay đổi nhân sự đáng kể. Giai đoạn 2015-2016, nhân sự có trình độ Cao đẳng, Trung cấp tăng 20 nhân sự, chiếm tỷ trọng 133,30%. Trình độ Đại học và trên Đại học cũng tăng gấp đôi, tăng thêm 20 nhân sự, chiếm 200%. Điều này cho thấy nhân sự kinh doanh tại công ty có sự thay đổi lớn về chất, số lao động tuyển mới đa phần đã qua đào tạo. Thị trường bất động sản ngày càng sôi động, khách càng ngày càng thông minh hơn trong các quyết định lựa chọn nơi ở hoặc sản phẩm đầu tư lợi nhuận, việc tuyển chọn những nhân sự đã qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp sẽ giúp cho công ty làm việc hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đem lại doanh thu lớn cho công ty cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Theo cấp bậc: Theo bảng thống kê, có thể thấy rằng qua 3 năm, Ban lãnh đạo công tyTrường và nhân viên các phòngĐại ban học khác không Kinh có sự gia tế tăng Huế thêm đáng kể, tuy nhiên, nhân viên phòng Kinh doanh lại tăng liên tục. Cụ thể, giai đoạn năm 2015-2016 tăng 25 nhân viên , tương ứng tỷ lệ tăng 89.28% và giai đoạn 2016-2017 tiếp tục tăng 13 nhân viên , tương ứng tỷ lệ tăng 24.53%. Một phần việc tăng nhân viên kinh doanh là do việc mở rộng thêm chi nhánh ở năm 2015, một phần đây cũng chính là điểm khác biệt giữa ngành kinh doanh bất động sản. Nhân viên kinh doanh đóng vai trò chính và cốt cán trong việc mang lại doanh thu cho công ty, và họ là những người kiêm luôn marketing và chăm sóc khách hàng. SVTH: Lê Thị Kim Chi 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Bất động sản Phố Son Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: VNĐ NĂM 2016/2015 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2107 (+/-) (%) (+/-) (%) A.TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 62,345,500,411 66,751,940,601 76,615,337,704 4,406,440,190 7.07 9,863,397,103 14.78 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 6,024,007,907 11,179,231,498 5,154,300,446 5,155,223,591 85.58 -6,024,931,052 -53.89 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn 32,579,107,798 32,710,742,848 32,710,742,848 131,635,050 0.40 0 0.00 hạn 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 8,885,139,999 8,071,054,173 21,672,375,731 -814,085,826 -9.16 13,601,321,558 168.52 4.Hàng tồn kho 7,770,082,136 9,228,024,060 12,391,321,565 1,457,941,924 18.76 3,163,297,505 34.28 5.Tài sản ngắn hạn khác 7,087,163,571 5,562,888,022l 4,695,597,114 -1,524,275,549 -21.51 -867,290,908 -15.59 Tài sản dài hạn 270,637,320,731 307,431,156,448 339,147,580,503 36,793,835,717 13.60 31,716,424,055 10.32 1. Tài sản cố định 262,346,866,283 298,810,141,075 332,047,132,195 36,463,274,792 13.90 33,236,991,120 11.12 (giá trị hao mòn lũy kế) 45,932,663,030 69,906,189,060 102,870,016,400 -23,973,526,030 52.19 -32,963,827,340 47.15 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - 3.Tài sản dài hạn khác Trường3,972,801,892 Đại4,843,069,386 học3,862,208,891 Kinh tế870,267,494 Huế 21.91 -980,860,495 -20.25 4.Lợi thế thương mại 4,317,652,556 3,777,945,987 3,238,239,417 -539,706,569 -12.50 -539,706,570 -14.29 SVTH: Lê Thị Kim Chi 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào TỔNG TÀI SẢN 332,982,821,142 374,183,097,049 415,762,918,207 41,200,275,907 12.37 41,579,821,158 11.11 B. NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 240,313,564,791 275,865,873,949 314,250,549,457 35,552,309,158 14.79 38,384,675,508 13.91 1.Nợ ngắn hạn 110,700,176,607 140,705,939,623 159,202,077,535 13.15 30,005,763,016 27.11 18,496,137,912 2.Vay ngắn hạn 78,237,075,865 103,189,955,174 123,255,941,338 24,952,879,309 31.89 20,065,986,164 19.45 3.Phải trả cho người bán 14,006,522,126 9,447,712,885 9,038,369,727 -4,558,809,241 -32.55 -409,343,158 -4.33 4.Các khoản phải trả khác 18,456,578,616 28,068,271,564 26,907,766,470 9,611,692,948 52.08 -1,160,505,094 -4.13 Nợ dài hạn 129,613,388,184 135,159,934,326 155,048,471,922 5,546,546,142 4.28 19,888,537,596 14.71 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.Vốn chủ sở hữu 88,121,867,023 93,884,024,877 96,621,868,798 5,762,157,854 6.54 2,737,843,921 2.92 2.Nguồn kinh phí và quỹ khác 159,898,692 - - - - - - 3.Tổng vốn chủ sở hữu 88,281,765,715 93,884,024,877 96,621,868,798 5,602,259,162 6.35 2,737,843,921 2.92 4.Lợi ích của cổ đông thiểu số 4,387,490,636 4,443,198,223 4,890,499,952 55,707,587 1.27 447,301,729 10.07 TỔNG NGUỒN VỐN 332,982,821,142 374,183,097,049 415,762,918,207 41,200,275,907 12.37 41,579,821,158 11.11 (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty Phố Son) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn liên tục tăng trưởng mạnh qua các năm, từ năm 2015 đến 2016 tăng 41,200,275,907 đồng, tương đương với 12.37%, giá trị này vẫn tiếp tục tăng mạnh từ năm 2016 đến 2017 lên đến 41,579,821,158 đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 11.11% - Về tài sản qua 3 năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và tỷ trọng này tăng 4,406,440,190 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 7.07% trong giai đoạn 2015- 2016 và tiếp tục tăng 9,863,397,103 VNĐ tương ứng tốc độ tăng 14.78% vào giai đoạn 2016- 2017. Nguyên nhân tăng là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng trong giai đoạn 2016- 2017 và lượng hàng tồn kho tăng liên tục 1,457,941,924 VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 18.76% trong giai đoạn 2015- 2016 và tăng đến 34.28% trong giai đoạn 2016- 2017. Tuy nhiên, việc mở chi nhánh, tuyển thêm nhân viên ở năm 2016, làm cho tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 5,155,223,591 VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 85.58%. Đến năm 2017, nhân viên có sự tăng lên nhưng nguồn sản phẩm không đủ để cung ứng làm cho tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm sút. Cụ thể, giảm 6,024,931,052 VNĐ, tương ứng tốc độ giảm 53.89%. - Về tài sản dài hạn, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, tương ứng qua các năm là 81.28%, 82.16%, 81.57% và đóng góp lớn trong giá trị gia tăng của tổng tài sản qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015, tài sản dài hạn tăng 36,793,835,717 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng 13.60%. Từ năm 2016 đến 2017, tài sản dài hạn có tăng nhưng không lớn hơn so năm trước. Năm 2017 tăng 31,716,424,055 VNĐ so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 10.32%. Việc tăng giảm này là do tài sản dài hạn khác tăng 870,267,494Trường VNĐ, tương Đạiứng t ốhọcc dộ tăng 21.91%Kinh trong tếgiai đoHuếạn 2015- 2016 và giảm 980.860.495 VNĐ, tương ứng giảm 20.25%. Tuy nhiên, tài sản dài hạn có sự tăng trưởng liên tục qua từng giai đoạn tương ứng 36,463274,792 VNĐ và 33,236,991,120 tương ứng 13.90% và 11.12% - Về nguồn vốn, nợ phải trả từ năm 2015-2017 tiếp tục tăng lên, trong đó giai đoạn 2015-2016 tăng 35,552,309,158 VNĐ, tương ứng tốc độ tăng 14.79% và giai SVTH: Lê Thị Kim Chi 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào đoạn 2016-2017 tăng 38.384.675.508 VNĐ tương ứng tốc độ tăng 13.91%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng 5,762,157,854 VNĐ so với năm 2015 tương ứng tốc độ tăng 6.54%. Nhưng giai đoạn 2016- 2017 có tăng nhưng giảm hơn so với giai đoạn trước. Cụ thể, năm 2017 tăng 2,737,843,921 VNĐ so với năm 2016, tương ứng tốc độ tăng 2.92%. Nợ phải trả tăng liên tục qua các năm cùng với sự gia tăng liên tục của nguồn vốn chủ sở hữu làm tổng nguồn vốn tăng lên. Nguyên nhân của sự gia tăng liên tục đối với vốn chủ sở hữu đó là lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm đều tăng, thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh ổn định của đơn vị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Kim Chi 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào 2.1.7 Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Bất động sản Phố Son trong giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: VNĐ Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 189,810,105,632 279,328,265,687 347,770,561,749 89,518,160,055 47.16 68,442,296,062 36.06 2. Các khoản giảm trừ 50,346,159 46,732,089 64,699,114 -3,614,070 -7.18 17,967,025 35.69 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 189,759,759,473 297,281,533,598 347,705,862,635 107,521,774,125 56.66 50,424,329,037 26.57 4. Giá vốn hàng bán 143,277,648,740 214,310,164,572 265,666,798,535 71,032,515,832 49.58 51,356,633,963 35.84 5. Lợi nhuận gôp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 46,482,110,733 64,971,369,026 82,039,064,100 18,489,258,293 39.78 17,067,695,074 36.72 6. Chi phí bán hàng 8,201,688,746 10,601,296,709 12,281,964,508 2,399,607,963 29.26 1,680,667,799 20.49 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,421,180,836 23,671,190,108 27,241,355,528 5,250,009,272 28.50 3,570,165,420 19.38 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 19,859,241,151 30,698,882,209 42,515,744,064 10,839,641,058 54.58 11,816,861,855 59.50 9. Thu nhập khác 12,896,931,806 15,667,316,983 12,731,992,238 2,770,385,177 21.48 -2,935,324,745 -22.76 10. Chi phí khác 12,455,837,677 12,528,687,474 10,445,640,019 72,849,797 0.58 -2,083,047,455 -16.72 11. Lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi 20,300,335,280 33,837,511,718 44,802,096,283 13,537,176,438 66.68 10,964,584,565 54.01 12. Doanh thu tài chính 6,859,275,904 6,073,729,942 6,477,244,879 -785,545,962 -11.45 403,514,937 5.88 13. Chi phí tài chính 17,028,903,155 26,304,003,517 41,228,990,999 9,275,100,362 54.47 14,924,987,482 87.65 Trong đó: Chi phí lãi vay 16,796,057,235 26,019,789,484 40,877,377,803 9,223,732,249 54.92 14,857,588,319 88.46 14. Lợi nhuận kế toán trước thuế 10,130,708,029 13,607,238,143 10,050,368,163 3,476,530,114 34.32 -3,556,869,980 -35.11 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3,508,776,803 3,756,718,755 3,010,412,868 247,941,952 7.07 -746,305,887 -21.27 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 4,944,460 - (333,737,828) - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 6,616,986,766 9,850,519,388 7,373,693,123 3,233,532,622 48.87 -2,476,826,265 -37.43 18. Lợi ích của cổ đông thiểu số 222,852,306 45,707,587 456,301,730 -177,144,719 -79.49 410,594,143 184.24 19. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6,394,134,460 9,804,811,801 6,916,391,393 3,410,677,341 53.34 -2,888,420,408 -45.17 20. Lãi cơ bản trên cổ phần 1,067 1,397 986 330 30.93 -411 -38.52 Trường Đại học Kinh(Ngu tếồn: PhòngHuế Tài chính- Kế toán công ty Phố Son) SVTH: Lê Thị Kim Chi 51