Khóa luận Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh

pdf 59 trang thiennha21 18/04/2022 3600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_ky_thuat_trong_chan_nuoi_va_phon.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NHẬT LỮ Tên đề tài: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI THỊNH, TP.BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Dược thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên – năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN NHẬT LỮ Tên đề tài: ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI THỊNH, TP.BẮC NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Dược thú y Lớp: K46-DTY Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Sửu Thái Nguyên – năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và toàn thể các thầy cô giáo khoa chăn nuôi thú y trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã dạy dỗ và truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức trong thời gian vừa qua. Cám ơn công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại các trang trại chăn nuôi và chỉ dẫn cho em nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Cuối cùng em xin kính chúc sức khỏe Ban giám hiệu, quý thầy cô trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, kính chúc công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh ngày càng phát triển. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm Sinh viên Trần Nhật Lữ
  4. ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT G : Gam Kg : Kilogam KST : Ký sinh trùng LMLM : Lở mồm long móng Ml : Mililit Nxb : Nhà xuất bản QL : Quốc lộ STT : Số thứ tự Ts : Tiến Sĩ TT : Thể trọng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập 3 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh 4 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu 6 2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 31 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 35 3.1. Đối tượng 35 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 35 3.3. Nội dung tiến hành 35 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 35 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 35 3.4.2. Phương pháp theo dõi 35 3.4.3. Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi 37
  6. iv Phần 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 38 4.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 38 4.1.1. Quy mô trang trại 38 4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng 40 4.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 42 4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản 42 4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi 42 4.2.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 43 4.2.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi 44 4.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 45 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản 45 4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
  7. v DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại (2016 - 2018) 38 Bảng 4.2. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái 39 Bảng 4.3. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ trong 14 tuần 40 Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vacxin tại trại. 41 Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản trong 3 tháng 42 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi 43 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 44 Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi 44 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái 45 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con 47
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi của mỗi quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vì đó là nguồn cung cấp thực phẩm có chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp một lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và các sản phẩm ngoài thịt như da, mỡ cho ngành công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây, nhờ việc áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta đang phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Phương thức chăn nuôi lợn đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực từ nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp sang quy mô trang trại, tập trung. Nhờ đó việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn đã tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có giá trị kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt, ngoài việc nuôi các giống lợn nội có chất lượng thịt thơm ngon và chịu đựng kham khổ tốt, chúng ta còn nhập nhiều giống lợn ngoại có khả năng sinh trưởng nhanh và tỷ lệ thịt nạc cao để lại tạo với các giống lợn nội và nuôi thuần. Do vậy, có rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài trăm đến vài nghìn con lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc
  9. 2 lợn nái và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ. Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn sau này. Vì vậy, áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hiệu quả là cần thiết. Xuất phát từ thực tế nêu trên, em tiến hành đề tài: “Áp dụng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng trị một số bệnh thường gặp ở lợn nái và lợn con theo mẹ tại công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn công ty cổ phần Hải Thịnh. - Đề xuất được các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đồng thời học tập bổ sung những kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp phòng và điều trị bệnh có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ vào thực tiễn chăn nuôi lợn tại địa phương.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh tại Khu 8, phường Đại Phúc, TP.Bắc Ninh. Phường Đại Phúc có diện tích 4,61km2, dân số năm 2003 là 10073 người, mật độ dân số đạt 2185 người/km2. Phía Bắc giáp xã Kim Chân, phía Tây giáp TP.Bắc Ninh, phía Đông giáp phường Vân Dương, phía Nam giáp phường Võ Cường. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Đồng bằng xen kẽ đồi thấp có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng đồng bằng thường có đo cao phổ biến từ 3 đến 7 m, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng diện tích. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết Khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa Hè nóng ẩm và mùa Đông khô lạnh, sự chênh lệch đạt 15-16oC. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, lượng mưa trong mùa hè chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình 23,3oC, độ ẩm trung bình 79%. 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Hệ thống đường bộ gồm QL.1A chạy từ Hà Nội - Lạng Sơn, QL.18 chạy từ Nội Bài – Thành phố Bắc Ninh – Hạ Long.
  11. 4 2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển của công ty cổ phần Hải Thịnh, TP. Bắc Ninh 2.1.2.1.Quá trình thành lập và cơ sở vật chất của công ty cổ phần Hải Thịnh Khi thị trường chăn nuôi Việt Nam có những bước tiến mới đáng kích lệ, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ dần thu hẹp và nhường bước cho những trang trại chăn nuôi công nghiệp hiện đại hơn, ở khu vực Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Đã xuất hiện những trang trại tư nhân đầu tư quy mô hàng trăm con heo nái, hơn nghìn đầu heo thịt. Những trang trại nuôi gà công nghiệp cũng đã bắt đầu hình thành với quy mô hàng chục nghìn con gà. Thị trường thức ăn gia súc trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, các Công ty vốn 100% nước ngoài đã có mặt ở thị trường Việt Nam, như tập đoàn CP của Thái lan, Cargill của Mỹ, CJ của Hàn Quốc, Hải Thịnh đứng trước thức thách mới, phải liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng tăng đối với sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm, cũng như tình hình cạnh tranh mới đầy thách thức. Cũng trong thời gian này, kế hoạch dự kiến xây dựng một nhà máy mới thứ 2 ở Hiệp Hòa, Tỉnh Bắc Giang đang khẩn trương được tiến hành nghiên cứu thăm dò. Thế mạnh của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Hải Thịnh là đều nằm trục giao thông thuận lợi nhất, rất thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá và nguyên liệu. Hải Thịnh không ngừng tăng trưởng và tiến lên dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Song hành cùng sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Qua chặng đường 10 năm đầu tư xây dựng với công nghệ hiện đại nhà máy trị giá 5 triệu đô. Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh đã tạo dựng và gặt hái được nhiều thành công cùng sự phát triển của ngành. Đó chính là lòng tin dùng của người chăn nuôi và sự sát vai vững bước của hệ thống nhà phân phối. Để sự hợp tác được chặt chẽ hơn Hải Thịnh với phương châm hoạt động “Hợp tác – Chia sẻ – Thành công” đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật và thương mại hùng hậu dầy dặn
  12. 5 kinh nghiệm của chúng tôi luôn bên cạnh quý bạn, cùng quý bạn giải quyết nhanh chóng các vấn đề còn đang tồn tại để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có sức cạnh tranh cao nhất trên thị trường. Hải Thịnh với đội ngũ cán bộ kỹ thuật của nhà máy có trình độ chuyên môn cao, giầu kinh nghiệm, được đào tạo từ các cơ sở có uy tín và thường xuyên được cử tham gia các lớp đào tạo nhằm năng cao chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước, cập nhật kiến thức mới để phục vụ sản xuất. Hải Thịnh, với hệ thống phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các loại máy móc hiện đại nhất nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới như: Đức, Nhật, Mỹ, Thuỵ Sỹ, Cho phép phân tích đủ 12 tiêu chí nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi nhằm quản lý chặt chẽ nhất các giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu đầu vào cũng như thành phẩm đầu ra, tạo ra các sản phẩm thức ăn chăn nuôi Gia súc, Gia cầm, Thuỷ sản chất lượng cao, luôn ổn định. Hải Thịnh, với dây chuyền sản xuất tự động hoá hiện đại nhất, kiểm soát tốt quá trình cân, phối trộn, diệt khuẩn ép viên và đóng bao là những yếu tố tạo thành hệ thống hoàn chỉnh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, ổn định, nâng cao hiệu quả chuyển hoá các chất dinh dưỡng của thức ăn trong con vật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tối đa lợi nhuận cho người chăn nuôi. 2.1.2.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của của công ty cổ phần Hải Thịnh a. Công tác chăn nuôi Hiện tại công ty đang có và khai thác 10.000 heo bố mẹ và 1000 heo ông bà ở 2 trại Gia Bình – Bắc Ninh và Hiệp Hòa – Bắc Giang. Cung cấp giống cho người chăn nuôi. Xây dựng lò giết mổ tập trung để thu mua sản phẩm đầu ra cho người chăn nuôi. Xây dựng nhà máy mới 2 với công suất 60 tấn/giờ, ước tính tổng giá trị đầu tư gần 6 triệu USD.
  13. 6 b. Công tác thú y Đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao, giầu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ người chăn nuôi chẩn đoán, phòng và trị bệnh hiệu quả. c. Công tác sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi Hải Thịnh là thức ăn chăn nuôi cao cấp được người chăn nuôi trên cả nước tín nhiệm sử dụng với 3 thương hiệu: Complex feed, haithinh feed, grenhope. Hải Thịnh luôn tự hào là nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi hàng đầu trong nước, đem đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho người chăn nuôi. d. Đánh giá thuận lợi và khó khăn Thuận lợi: Có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăn nuôi, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật dầy dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, giao thông thuận lợi. Khó khăn: Cạnh tranh thị trường với nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài như tập đoàn CP của Thái lan, cargill của Mỹ, CJ của Hàn Quốc. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu 2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.2.1.1. Quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ a. Quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Theo Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998) [1] thì sữa đầu là sữa lợn mẹ tiết ra cho con bú 2 - 3 ngày đầu. Sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, kháng thể và chất chống nhiễm độc của cơ thể lợn mẹ truyền cho lợn con qua sữa đầu. Lợn con cần được bú sữa đầu của chính mẹ nó trong những ngày đầu sau khi sinh. Lượng sữa mẹ tiết ra cao nhất trong 10 ngày đầu, sau đó giảm dần. Lượng sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào di truyền và nuôi dưỡng lợn nái. Do lượng sữa ổn định nên số con đẻ ra nhiều thì khối lượng lợn con nhỏ, trường hợp đẻ ít con thì khối lượng lợn con lớn hơn. Lợn nái không có bầu dự trữ sữa, do đó không thể vắt sữa để xác định lượng sữa cũng như lấy sữa để
  14. 7 kiểm tra chất lượng sữa. Sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, không loại thức ăn nào thay thế được. Lợn nái ăn thiếu chất sẽ huy động chất dinh dưỡng trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa để nuôi con. Hiện tượng gầy sụt cơ thể, liệt chân, động dục chậm, lứa đẻ thưa và lợn nái nhanh bị loại thải thường xảy ra đối với những lợn nái sinh sản tốt, nhất là nái lai và nái ngoại. Do đó, người chăn nuôi phải đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng cho lợn nái sinh sản. Theo Tô Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Lệ Hằng (2006) [13] nuôi dưỡng lợn nái sinh sản cần quan tâm đến các vấn đề sau: - Nhu cầu dinh dưỡng: Giai đoạn nuôi lợn nái nuôi con tuy ngắn (21 - 25 ngày) nhưng lại rất quan trọng. Để có tỷ lệ nuôi sống cao, trọng lượng cai sữa cao, hạ chi phí giá thành là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong giai đoạn nuôi con, ngoài nhu cầu dinh dưỡng để đảm bảo cho lợn nái có đầy đủ sức khỏe và phát triển bình thường (nhất là lợn nái dưới 2 năm tuổi cơ thể còn đang phát triển) còn cần những nhu cầu quan trọng sau giúp lợn nái có đủ dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con: + Nhu cầu về protein: Protein là thành phần quan trọng của sữa. Trong sữa thường tỷ lệ protein là 6%, sữa đầu là 15,7%. Vì vậy, đảm bảo đủ protein cho lợn nái nuôi con sẽ làm tăng sản lượng và chất lượng sữa. Nếu thiếu protein trong thức ăn thì lợn mẹ sẽ gầy yếu và sau đó sản lượng, chất lượng sữa giảm xuống làm lợn con còi cọc, chậm lớn, phát triển kém, hiệu quả chăn nuôi thấp. Nhu cầu protein đối với lợn nái nuôi con, đối với các giống lợn nội là 16% và đối với lợn ngoại là 17%. Nhìn chung nếu bảo đảm được cân đối các axit amin thì tỷ lệ protein chỉ cần 16% là đủ. + Nhu cầu về chất khoáng: Các chất khoáng có quan hệ với sự trao đổi chất nói chung và với việc tạo nên sữa. Nó là thành phần của sữa, chiếm từ 0,7 – 0,9% thành phần của sữa, trong đó chủ yếu là Ca và P. Nếu thức ăn
  15. 8 thiếu Ca và P thì lợn mẹ phải lấy những chất ấy ở xương hoặc ở nơi dự trữ của cơ thể từ đó làm cho lợn mẹ gầy yếu, mềm xương, xương xốp, đi đứng khó khăn, lượng sữa giảm nhanh và dẫn đến lợn mẹ nuôi con kém. Nói chung, trong một đơn vị thức ăn cần 7g Ca và 4g P. Ngoài Ca và P ra, lợn nái còn cần một số các nguyên tố vi lượng như sau: Sulfat sắt 100 mg / 1kg thức ăn Sulfat đồng 10 mg / 1kg thức ăn Cholotrycoban 2 mg / 1kg thức ăn Sulfat kẽm 50 mg / 1kg thức ăn Sulfat mangan 40 mg / 1kg thức ăn Iod 0,2 mg / 1kg thức ăn + Nhu cầu về vitamin: Trong khẩu phần ăn của lợn nái nuôi con cần có đầy đủ các loại vitamin để đảm bảo cho lợn khỏe mạnh, tiết nhiều sữa, đồng thời sữa cũng có đầy đủ vitamin cung cấp cho lợn con làm lợn con khỏe mạnh, chóng lớn, đỡ mắc bệnh. Lợn nái cần nhiều nhất 4 loại vitamin: A, B, C, D. Nếu thức ăn thiếu vitamin A thì lợn con chậm lớn, khả năng chống nhiễm trùng không cao, dễ mắc bệnh về mắt và đường ruột. Vitamin nhóm B ( B1, B2, B6, B12) tham gia vào quá trình trao đổi chất. Nếu thiếu thì lợn trao đổi chất kém, dễ mắc bệnh thần kinh, thiếu máu. Vitamin C giúp nâng sức đề kháng với các bệnh tật, hồi phục sức khỏe cho lợn nái sau quá trình sinh đẻ. Vitamin D: tham gia vào quá trình trao dổi chất khoáng (Ca và P). Vì vậy, nếu thiếu vitamin D thì lợn con bị còi xương, chậm lớn vì không hấp thu được Ca và P trong thức ăn. Nói chung, cần bổ sung cho lợn nái nuôi con từ: 4000 UI vitamin A / 1kg thức ăn 480 mg vitamin B / 1kg thức ăn 100 mg vitamin C / 1kg thức ăn 300 UI vitamin D / 1kg thức ăn
  16. 9 - Nhu cầu về thức ăn: + Đối với lợn nái nuôi con, khi phối hợp khẩu phần cần sử dụng các loại thức ăn ít xơ, dễ tiêu hóa, nhuận tràng, kích thích tiết sữa. Có thể sử dụng thêm các loại củ, quả có nhiều caroten như đu đủ, bí đỏ, cà rốt, Có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc bã rượu bia. Nên phối hợp nhiều loại thức ăn. + Các loại thức ăn có chứa chất độc, nấm mốc không được sử dụng trong khẩu phần ăn. + Trong giai đoạn lợn mẹ nuôi con không nên thay đổi thức ăn đột ngột. + Người chăn nuôi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp của các hãng thức ăn trên thị trường. Hiện nay, ở một số cơ sở sản xuất và gia đình chăn nuôi tiên tiến, người ta cho lợn nái ăn khẩu phần ăn tự do, nghĩa là lợn nái ăn hết bao nhiêu thì cho ăn bấy nhiêu, không hạn chế về số lượng thức ăn. Cách cho ăn này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn là cho lợn nái ăn theo khẩu phần ăn cố định. Vì bản thân từng lợn nái có con ăn nhiều có con ăn ít. Nhiều nơi cho ăn theo quy trình sau: Đẻ được 1 – 7 ngày tuổi cho ăn tăng dần 1kg/con/ngày. Từ 1 - 3 tuần tuổi cho ăn 7kg/con/ngày (cho ăn tự do). Từ 3 tuần tuổi (trước khi cai sữa 3 ngày) giảm lượng thức ăn còn 4kg/con/ngày cho đến lúc phối. Chú ý: Cho uống đủ nước sạch. b. Quy trình kỹ thuật trong chăm sóc lợn nái nuôi con. Theo Trần Viết Mỹ (2008) [9] quy trình kỹ thuật trong chăm sóc lợn nái cần chú ý một số vấn đề sau: - Chuồng trại: + Chuồng nền: Kiểu chuồng 2 dãy, có lối đi ở giữa và có sân chơi ở hai bên. Diện tích mỗi ô chuồng ở là 6m2 và 6m2 sân chơi. Trong ô chuồng ở có ô úm cho lợn con. Máng ăn bố trí phía lối đi, nửa trong nửa ngoài, hình lòng
  17. 10 thuyền để dễ quét, nên lát xi măng cát trong nền máng. Máng uống hoặc vòi nước uống tự động bố trí ngoài sân chơi. + Chuồng lồng sàn: Sử dụng trong chăn nuôi lợn nái ngoại. Kiểu chuồng hai dãy, mỗi dãy lắp đặt các bộ chuồng lồng sàn có kích thước 0,45m x 2,0m; 0,6m x 2,0m; 0,45m x 2,0m. - Khai thác triệt để các núm vú của lợn mẹ: + Để cho bầu vú phát triển tốt, cân đối, thu được nhiều sữa, thì người nuôi cần phải cố định đầu vú cho lợn con (những con khỏe bú ở vú ít sữa để kích thích mạnh, những con nhỏ yếu bú vú nhiều sữa). + Những con nái có số con ít hơn số vú nên phân bố đều để con có thể bú 2 vú làm cho bầu vú phát triển đều. - Vận động: Những ngày đầu phải hạn chế vận động của lợn mẹ để đỡ đè vào con do con còn yếu. Sau 10 ngày có thể cho vận động tự do. Những con có núm vú qua sệ thì nên giảm vận động. - Tắm chải: Để hạn chế độ ẩm trong chuồng nuôi thì không nên tắm cho lợn nái trong suốt thời gian nuôi con. Nên chải khô cho lợn trong những ngày mưa lạnh. Những ngày quá nóng có thể dùng khăn ướt lau mình cho lợn mẹ không nên tắm hoặc rửa chuồng. - Vệ sinh chuồng trại: Chuồng trại phải quét khô, lau khô thường xuyên, đảm bảo thoáng, sạch, khô, ấm. c. Quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn con theo mẹ. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [15] thì lợn con theo mẹ sinh trưởng, phát dục nhanh, biểu hiện khả năng tăng trọng nhanh. + 5 ngày tuổi trọng lượng gấp 2 lần lúc sơ sinh. + 15 ngày tuổi trọng lượng gấp 4 lần lúc sơ sinh. + 25 ngày tuổi trọng lượng gấp 10 lần lúc sơ sinh. Bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh.
  18. 11 + Khi mới sinh ra các tuyến tiêu hóa phát triển chưa hoàn toàn, dung tích nhỏ. Song trong vòng 2 tháng đầu chúng mới phát triển nhanh chóng. Chất lượng dịch tiêu hóa ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, về mặt chức năng tiêu hóa của lợn con là chưa hoàn thiện. + Men pepsin sau 20 ngày tuổi mới hoạt động được. + Đường saccarozo sau 15 ngày tuổi mới tiêu hóa được. Cơ quan điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng. Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém do nhiều nguyên nhân: + Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng glycogen dự trữ trong cơ thể lợn con còn thấp, trên thân lợn con lông còn thưa nên khả năng cung cấp năng lượng để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém. + Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết nhiệt nằm ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn bào thai và sau khi sinh. Khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động. + Khả năng này phụ thuộc vào hàm lượng kháng thể mà nó hấp thu được nhiều hay ít từ sữa mẹ. Khi lợn mới đẻ ra, trong máu hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể trong máu của lợn con tăng lên rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Theo Trần Thanh Vân (2016) [17] thì cần cố định đầu vú cho lợn và cho lợn bú sữa đầu: + Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu cáng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 2 – 3 ngày sau khi đẻ, nhưng sữa tốt nhất đối với lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn bú. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì cho những con đẻ trước bú trước.
  19. 12 + Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với sữa thường, vitamin A gấp 5 – 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. + Đặc biệt trong sữa đầu có -globulin và MgSO4 mà sữa thường không có. -globulin có tác dụng giúp cho lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật. MgSO4 có tác dụng tẩy các chất cặn bã trong quá trình tiêu hóa ở thời kỳ phát triển thai để hấp thu chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được MgSO4 thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa. + Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu. Theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lượng sữa tiết ra ở các vú có sự khác nhau và lợn con trong một ổ thường có con yếu, con khỏe khác nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thường tranh bú các vú phía trước ngực có nhiều sữa hơn và dẫn đến tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp. Có trường hợp những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm cho tỷ lệ chết của lợn con cao. + Khi cố định đầu vú, nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú các vú phía trước ngực. Công việc này đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, tỉ mỉ, bắt từng con cho bú và cho bú nhiều lần trong một ngày (7 – 8 lần). Để làm tốt việc cố định đầu vú, cần đánh dấu từng con và ngăn lợn mẹ ra. Ở giai đoạn này ngăn lợn mẹ ra còn có tác dụng làm giảm tỷ lệ chết của lợn con do lợn mẹ đè. + Bình thường thì mỗi lợn con được làm quen một vú, nhưng có trường hợp lợn nái đẻ số con nhều hơn số vú thì các vú phía trước ngực có thể cho 2 lợn con cùng làm quen 1 vú bằng cách cho bú luân phiên. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì các lợn con bú các vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú để vừa tăng lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ.
  20. 13 + Nếu cố định đầu vú đều đặn thì sau 3 – 4 ngày lợn con sẽ quen và tự bú ở các vú quy định cho nó. Lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tư thế nằm của lợn mẹ. Nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định cho nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí thì lợn con sẽ nhận biết chậm hơn. Theo Tạ Ngọc Sính và Hoàng Hải Hóa [12] thì cần phải tập cho lợn con ăn sớm để: + Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng do lợn con hay gặm nhấm nền chuồng và thành chuồng, thường 6 – 10 ngày tuổi lợn con mọc thêm răng nên hay ngứa lợi, nếu có thức ăn để nhấm nháp đỡ ngứa lợi thì lợn con bớt gặm nhấm lung tung. + Giúp lợn con sớm làm quen với thức ăn và sớm biết ăn để tạo điều kiện cho việc cai sữa sớm. + Thúc đẩy sự phát triển của bộ máy tiêu hóa. Khi được bổ sung thức ăn thì kích thích dạ dày tăng cường phản xạ tiết dịch vị. + Đảm báo cho lợn con sinh trưởng phát triển bình thường. Theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì sau 21 ngày lượng sữa bắt đầu giảm mà nhu cầu của lợn con ngày càng tăng. Khi bổ sung thức ăn thì lợn con nhận được các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối hơn. + Giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái. Nếu không bổ sung thức ăn sớm cho lợn con thì tỷ lệ hao hụt của lợn nái rất cao, sẽ làm giảm số lứa đẻ trong một năm. + Thường bắt đầu tập ăn sớm cho lợn con từ 5 ngày tuổi. Những ngày đầu tập cho ăn cháo loãng, bôi vào miệng lợn con hoặc bôi vào vú lợn mẹ để lợn con bú làm lợn con quen dần với thức ăn. Sau đó, cho ăn thức ăn hạt rang nghiền nhỏ. Thức ăn hạt rang có mùi thơm, lợn con thích ăn và tinh bột biến thành dạng chín tạo điều kiện cho lợn con tiêu hóa tốt hơn. Khi lợn được 15 –
  21. 14 20 ngày tuổi cho ăn thêm rau xanh non băm nhỏ, để kích thích nhu động ruột và để bổ sung thêm vitamin cho lợn. Theo Tô Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Lệ Hằng (2006) [13] cần bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn con: + Bổ sung năng lượng: Trong 2 tuần đầu lợn con hầu như đã được cung cấp đầy đủ năng lượng từ sữa mẹ. Từ tuần thứ 3 cần bổ sung thêm mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của lợn con. Để bổ sung năng lượng cho lợn con cần chọn những loại thức ăn có chất lượng cao, dễ tiêu hóa và có hàm lượng xơ thấp như: bột ngô, bột gạo, cám loại I. + Bổ sung protein: Lợn con bú sữa phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn. Do đó, đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Trong 2 tuần đầu, lượng sữa của lợn nái đạt mức cực thịnh. Lợn con hầu như đã nhận được đầy đủ lượng protein cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Từ tuần thứ 3 cần bổ sung protein để không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của lợn con. Để đảm bảo, cần ưu tiên cho lợn con nguồn protein động vật như bột sữa, bột thịt, bột máu, bột cá và men thức ăn gia súc. Nguồn protein thực vật tốt nhất của lợn con là bột khô dầu đỗ tương. + Bổ sung vitamin: Vitamin A tham gia vào nhiều quá trình sống của động vật. Nhờ có vitamin A mà các mô bảo vệ như da, niêm mạc, giác mạc mắt phát triển bình thường. Vitamin A còn có tác dụng kích thích sinh trưởng của gia súc non. Nếu thiếu vitamin A lợn con sẽ bị khô mắt, viêm da, viêm phổi, lợn chậm lớn. Bổ sung vitamin A cho lợn con có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp qua sữa mẹ. Qua nhiều thí nghiệm thấy rằng: Nếu bổ sung đầy đủ vitamin A vào khẩu phần ăn của lợn nái chửa trong vòng 4 tuần liền trước khi đẻ và trong giai đoạn nuôi con sẽ giúp cho lợn con không bị thiếu vitamin A. Vitamin A có nhiều trong các sản phẩm động vật như bột cá, dầu cá, trứng,
  22. 15 sữa. Các loại củ, quả, rau xanh là nguồn cung cấp tiền vitamin A (caroten) như cà rốt, cà chua, bí đỏ, bèo dâu, rau muống. Vitamin B1: Nếu thiếu vitamin B1 thì quá trình trao đổi chất và hoạt động thần kinh bị rối loạn, lợn con giảm tính thèm ăn, nhịp tim đập chậm, chậm lớn. Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 như cám gạo, men bia, đậu nành, khoai tây, bắp cải, thịt, lòng đỏ trứng. Vitamin B2: Nếu thiếu vitamin B2 lợn con sẽ bị rụng lông, các khớp xương mất tính di động, hay nôn mửa và ỉa chảy. Thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như gan, thịt, trứng, sữa, men bia khô, cà chua, đậu cove, ngô. Vitamin B12: Vai trò chủ yếu của vitamin B12 là sinh hồng cầu và tái tạo mô. Nếu thiếu vitamin B12 sẽ gây hiện tượng thiếu máu, lợn con chậm lớn. Vitamin D: Tác dụng chủ yếu của vitamin D là duy trì sự cân bằng tỷ lệ giữa Ca và P trong cơ thể. Tỷ lệ Ca/P bình thường là 1/1 – 1/2. Nếu thiếu vitamin D tỷ lệ này lớn, gia súc non dễ bị còi xương. Nhất là khi hàm lượng Ca lớn mà hàm lượng P bình thường thì còi xương càng nhanh. + Bổ sung khoáng: Cơ thể động vật không tổng hợp được các chất khoáng. Để thỏa mãn nhu cầu về khoáng đa, vi lượng của gia súc cần bổ sung chúng vào khẩu phần ăn. Trong các nguyên tố đa lượng Ca và P được gọi là những yếu tố cơ sở, phần lớn tham gia vào các cấu trúc của cơ thể. Cùng với sự sinh trưởng của cơ thể tỷ lệ Ca trong xương cũng tăng lên. Thiếu Ca và P cũng như thiếu vitamin D, lợn con sẽ mắc bệnh còi xương, chậm lớn. Thừa Ca cũng như thiếu Zn lợn con sẽ mắc bệnh Parakeratosis (vẩy sừng) và sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm mức thu nhận thức ăn của lợn. Lợn con rất hay thiếu sắt, mỗi ngày cần khoảng 7mg sắt để duy trì sinh trưởng. Sữa mẹ mỗi ngày cung cấp cho lợn con được khoảng 1mg sắt. Do đó, nếu không bổ sung sắt kịp thời cho lợn con thì chỉ sau 8 – 10 ngày tuổi lợn con bị thiếu sắt. Triệu chứng điển hình của thiếu sắt là thiếu máu, lượng sắt
  23. 16 trong gan giảm. Khi thiếu sắt, da lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi tử vong. Để loại trừ hiện tượng thiếu sắt thì cần bổ sung kịp thời cho lợn con bằng cách tiêm ferri – dextran cho lợn con vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi đẻ với liều 1ml/con. + Cho lợn uống đủ nước: Nước không phải là nguồn cung cấp năng lượng hay là chất cấu thành cơ thể nhưng nó rất cần thiết cho sự sống. Tất cả các quá trình sống đều liên quan với nước. Nước trong cơ thể động vật vừa là dung môi vừa là phương tiện vận chuyển. Lợn con rất hay khát nước vì quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng mạnh. Cơ thể lợn con có hàm lượng nước rất cao nên cần nhiều nước mới thỏa mãn cho nhu cầu hàng ngày. Nếu không được cung cấp nước đầy đủ lợn con sẽ uống nước bẩn và hay bị bệnh nhất là vào mùa hè. Theo Trần Thị Thuận (2005) [14] thực hiện quy trình kỹ thuật trong chăm sóc lợn con theo mẹ như sau: - Chuồng trại: Một trong những nguyên nhân làm cho tỷ lệ chết của lợn con cao là do lợn mẹ đè. Do đó, chuồng của lợn nái đẻ cần được thiết kế theo những kiểu thích hợp để hạn chế thiệt hại đó. Nhiều nhà chăn nuôi kết luận rằng: nền chuồng của lợn nái nuôi con có độ dốc vừa phải (khoảng 10%) thì lợn con ít bị lợn mẹ đè hơn nền chuồng bằng phẳng. Kết quả nghiên cứu cho biết: Nuôi lợn con theo mẹ ở nền chuồng có độ dốc vừa phải thì tỷ lệ lợn con bị lợn mẹ đè là 1/30, nuôi ở nền chuồng bằng phẳng thì tỷ lệ đó là ¼. Để hạn chế lợn con chết do lợn mẹ đè, tốt nhất là thiết kế những ô chuồng có thể hạn chế sự vận động của lợn nái và lợn con được ngăn ra bằng các dóng chắn. Hàng ngày, lợn nái chỉ có thể nằm xuống, đứng lên ở một chỗ cố định, còn lợn con có thể vận động xung quanh lợn mẹ. Với kiểu ô chuồng như thế, lợn mẹ phải đứng lên nằm xuống từ từ nên lợn con có đủ thời gian để tránh ra khi có nguy
  24. 17 cơ bị mẹ đè. Ô chuồng thiết kế theo kiểu này thì mỗi tuần nên cho lợn nái ra sân vận động 3 lần. Hiện nay, kiểu chuồng lồng để nuôi lợn nái được các cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp ở nước ta ưa chuộng. Nuôi lợn con theo mẹ ở chuồng lồng đã nâng cao năng suất chăn nuôi so với nuôi ở chuồng nền. - Giữ ấm cho lợn con: Lợn con chết do bị lạnh cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Do đó, cần thường xuyên giữ ấm cho lợn con, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu (khoảng 32 – 33oC). Biện pháp giữ ấm tốt nhất là kết hợp lót rơm và dùng đèn hồng ngoại đặt trong ô chuồng để cả phần bụng và phần lưng của lợn con đều không bị mất nhiệt (khi nằm lợn con hay áp bụng xuống dưới). Độ cao của đèn hồng ngoại được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ của ô chuồng. Ngoài ra, còn có nhiều biện pháp khác để sưởi ấm cho lợn con như dùng hệ thống hơi nước, dùng bóng đèn 200 – 300W hoặc dùng lò sưởi điện. Mùa đông cần che kín chuồng. Nền chuồng thường xuyên được giữ khô ráo để tránh gây bệnh, đặc biệt là bệnh ỉa phân trắng. Nhất là những hôm thời tiết thay đổi đột ngột cần chú ý tránh cho lợn con bị gió lùa. Sưởi ấm cho lợn con còn hạn chế tỷ lệ chết do lợn mẹ đè (khi rét lợn con hay chui rúc vào bụng mẹ). - Cho lợn con vận động: Giúp lợn con tiếp xúc và thích nghi dần với điều kiện ngoại cảnh, tạo vitamin D3, nhận thêm một số chất như sắt, canxi, phospho. Mùa hè, sau một tuần có thể cho lợn con vận động nếu như thời tiết tốt. Mùa đông nên bắt đầu cho lợn con ra sân vận động sau 2 tuần tuổi. Những ngày đầu nên thả 2 – 3 lần cho lợn con ra sân, mỗi lần khoảng 30 phút. Từ 3 – 4 tuần tuổi có thể thả ra sân mỗi lần trên 1 giờ. Từ 1 tháng tuổi trở lên có thể cho lợn con vận động tự do không quy định giờ. Lợn con được tự do ra sân vận động bằng một ô trống đặt ở tường sau ô chuồng. - Cai sữa cho lợn con: Thời gian cai sữa cho lợn con sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng cơ sở chăn nuôi. Nói chung, trong thực tế sản xuất có 2 hình thức cai sữa.
  25. 18 + Cai sữa thông thường: Thời gian cai sữa thông thường được quy định tùy theo từng nước. Nói chung, các nước chăn nuôi tiên tiến thường quy định thời gian cai sữa thông thường cho lợn con trong khoảng 42 – 60 ngày tuổi. Ưu điểm: Lợn con đã biết ăn tốt, thức ăn cho lợn con sau cai sữa không yêu cầu cao lắm, thân nhiệt lợn con đã ổn định hơn sức đề kháng của lợn con tốt hơn nên công việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn. Nhược điểm: Khả năng sinh sản của lợn nái thấp (chỉ đạt 1,8 – 2 lứa/năm), chi phí cho sản xuất 1kg khối lượng lợn con cao, tỷ lệ hao hụt của lợn nái cao. + Cai sữa sớm: Từ 21 - 42 ngày tuổi. Ưu điểm: Nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái, tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ lợn mẹ truyền sang, giảm chi phí cho sản xuất 1kg khối lượng lợn con, giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ. Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao, chăm sóc lợn con yêu cầu cẩn thận hơn. 2.2.1.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản. Theo Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc và Nguyễn Quang Tính (2016) [10] và Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1997) [6] ta có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh như sau: a. Hiện tượng đẻ khó Nguyên nhân: - Do lợn mẹ: + Do chuồng nuôi quá chật, lợn nái không được vận động, xương bán động háng khi đẻ giãn nở kém, thai không ra được. + Do cho lợn nái ăn quá nhiều tinh bột, chất béo nên lợn bị béo khi đẻ sẽ khó. Hoặc khẩu phần ăn thiếu Ca, P nái bị mềm xương, bại liệt, xương chậu hẹp dẫn đến đẻ khó.
  26. 19 + Do sức khỏe yếu, bị kế phát một số bệnh, suy dinh dưỡng, nái quá già nên sức rặn yếu dẫn đến đẻ khó. + Do thiểu năng thùy sau tuyến yên nên lượng hoocmon oxytocin tiết ra ít, tử cung không co bóp dẫn đến đẻ khó. + Do dịch nhờn ít, đường sinh dục khô nên đẻ khó. - Do lợn con: + Một số con quá lớn hoặc tư thế lợn con khi đẻ ra nằm không đúng chiều hướng bị vướng lại ở xương chậu không ra được. + Thai lợn nằm thuận dễ đẻ là: Thai nằm sấp mõm và hai chân trước ra trước, thai nằm sấp hai chân sau ra trước. + Thai lợn nằm sai vị trí, đẻ khó là: Thai nằm ngửa, thai nằm nghiêng đưa lưng hoặc hông ra, ra hai chân trước đầu cúi vào ngực, mõm ra trước hai chân trước co xuống bụng. Triệu chứng: - Trước khi đẻ lợn mẹ thường cắn ổ, đi lại nhiều, ỉa đái liên tục, âm hộ sưng đỏ, mông sụt xuống, vắt vú có sữa đục. Sau đó vỡ ối (nước đục có lẫn máu). Từ 1 - 3 giờ có phân xu chảy ra là nái bắt đầu đẻ con thứ nhất, nếu không thấy nái đẻ thì tức là nái đẻ khó. Nếu sau những cơn rặn mạnh khoảng 2 - 3 giờ mà thai không ra là do xương chậu hẹp. Nếu thai chỉ thò đầu, mõm, hai chân trước hoặc hai chân sau ra là do thai lớn mà âm môn hẹp. Nếu sau 3 - 6 giờ vỡ ối nái dặn yếu hoặc thai đã ra 1 - 2 con, sau 1 - 2 giờ mới rặn thì do mẹ đẻ yếu. Biện pháp phòng bệnh: - Phải chăm sóc lợn nái đúng quy cách, khẩu phần ăn phải đủ chất Ca, P, vitamin để lợn nái không bị suy dinh dưỡng, còi xương, mềm xương, bại liệt. Đồng thời cho lợn nái vận động thường xuyên, giảm khẩu phần tinh bột,
  27. 20 chất béo trong thời gian mang thai để lợn không béo, xương bán động háng co giãn dễ dàng khi sinh đẻ. Điều trị: - Sau khi vỡ ối 1 - 2 giờ lợn nái dặn mạnh mà thai không ra hoặc đã tiêm thuốc kích dục oxytocine hoặc post hypophyse liều 10 - 15 UI trong một lần, sau 30 phút tiêm lại lần 2 mà thai cũng không ra thì phải dùng tay kiểm tra sem do nguyên nhân nào. Nếu hẹp xương chậu phải tiến hành mổ lấy thai. Nếu thai nằm sai vị trí, ta can thiệp như sau: Tay rửa sạch bằng xà phòng, các móng tay cắt ngắn, sát trùng tay bằng rượu cồn, sau đó dùng vazolin hay dầu dừa, dầu lạc thoa lên tay cho trơn. Dùng ống tiêm và vòi cao su nhỏ bơm vào tử cung 100 - 200ml dầu trên. Từ từ đưa tay vào tử cung lợn nái sửa lại thai theo vị trí bình thường. Nếu đầu ra trước thì ta dùng ngón tay cái cho vào miệng lợn con còn ngón tay trỏ nằm dưới hàm, hai ngón tay kẹp chặt lại kéo thai ra từ từ theo nhịp rặn của lợn mẹ. Nếu hai chân sau ra trước thì dùng ba ngón tay, ngón giữa cho vào giữa hai chân, hai ngón kia kẹp chặt lại kéo hai chân sau ra từ từ theo nhịp rặn của lợn mẹ. - Xử lý lợn mẹ đẻ yếu do cơ thể suy nhược: Tiêm thuốc kích dục oxytocin 10 - 15 UI tiêm bắp sau 30 - 60 phút tiêm lại lần hai. Nếu nhau không ra cũng tiêm liều như trên. Ngoài ra tiêm thêm thuốc trợ tim camphora, vitamin B, C. Chú ý: Không tiêm thuốc kích dục oxytocine trong trường hợp hẹp xương chậu vì quá trình tử cung co bóp làm con chết do húc nhau và dễ vỡ tử cung. b. Bệnh viêm tử cung Nguyên nhân: - Do lúc sinh đẻ, cổ tử cung, mép âm hộ bị rách nhiễm trùng kế phát gây viêm.
  28. 21 - Do thao tác kỹ thuật lúc đỡ đẻ không đảm bảo vệ sinh hoặc làm sây sát niêm mạc tử cung gây viêm. - Do vệ sinh nền chuồng kém, khi đẻ dây rốn giữa lợn con và nhau đứt ra nhiễm vi trùng trên nền chuồng rồi lại co thụt vào tử cung gây nhiễm trùng và viêm. - Do kế phát trường hợp sót nhau, nhau bị thối rữa gây viêm. Triệu chứng: Sau khi đẻ từ 1 - 10 ngày, nái ăn ít, sốt cao 40 - 41oC, thường sốt vào buổi chiều lúc 3 - 5 giờ, ở âm hộ chảy nước đục trắng mùi hôi tanh (quy luật sốt lên xuống). Sáng sốt nhẹ 39 - 39,5oC, chiều sốt cao 40 - 41oC. Biện pháp phòng bệnh: - Chuồng lợn nái trước khi đẻ một tuần phải rửa sạch sẽ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường. - Phải tắm rửa cho lợn nái trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. - Trong khi đỡ đẻ bằng tay, phải sát trùng kỹ bằng cồn rượu và xoa trơn bàn tay bằng dầu lạc. - Sau khi đẻ nhau đã ra hết phải bơm rửa tử cung bằng nước đun sôi để nguội pha 1% thuốc tím hoặc nước muối 9% sau đó bơm hoặc đặt thuốc kháng sinh penicillin 2 - 3 triệu UI, tetracyclin hay sunfanilamid 2 - 5g, hoặc clorazol 4 - 6 viên vào tử cung để chống nhiễm trùng. Điều trị: - Điều trị cục bộ: Bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước đun sôi để nguội pha 1% thuốc tím hoặc nước muối 9% (1g thuốc tím trong 1 lít nước, 9g muối trong 1 lít nước).
  29. 22 Cách bơm: Đưa vòi phối cao su vào tử cung rồi dùng xilanh bơm nước vào. Sau khi bơm rửa khoảng 30 - 60 phút khi nước đã chảy ra ngoài hết ta pha 3 - 5 triệu UI penicillin G vào 20ml nước bơm vào tử cung, có thể dùng thuốc sulfanilamid 10g pha 20ml nước vào tử cung hoặc đặt 6 viên clorazol hoặc 3 - 5g tetracyclin pha 20ml nước cất bơm vào tử cung. Ngày bơm hoặc đặt thuốc một lần liên tục cho đến khi khỏi. - Điều trị toàn thân: + Tiêm thuốc hạ sốt: Analgin 2 - 3 ống/ngày. + Tiêm thuốc kháng sinh: Có thể dùng một trong những công thức phối hợp kháng sinh sau để trị bệnh: Phương án 1: Terramycin + sulfamid (septotryl, polysul, tetramindan, aristamid, tonibiotic, tonisulfan, batrim-fort ) Teramycin tiêm bắp liều 10 - 15mg/kg TT/ngày, liên tục 3 - 4 ngày. Septotryl tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1ml/10 - 15kg TT/ngày, liên tục 3 - 4 ngày Phương án 2: Tylan, erythromycin, suanovil, tiamutin + sulfamid: Tylan tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1ml/7 - 10kg TT/ ngày, liên tục 3 - 4 ngày. Polysul tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1ml/5 - 10kg TT/ngày, liên tục 3 - 4 ngày. + Tiêm thuốc giảm viêm: Hydrocortizone, dectancyl, prednizolone, alphachymotrypsine (1 UI/2kg TT). Hydrocortizone tiêm bắp 1mg/kg TT/ngày, liên tục 3 ngày. Lưu ý: Trong trường hợp viêm tử cung do đẻ khó, do thao tác dùng tay móc con ra nhiều lần, làm sưng tử cung hoặc do mổ tử cung lấy thai thì dùng alphachymotrypsine tiêm điều trị giảm viêm, giảm sưng và mau lành vết thương. + Thuốc trợ sức: Vitamin B1: 100mg (1 ống 5ml) tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 5 ngày. Vitamin C: 4g (8 ống 5ml) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch tai ngày 1 lần, liên tục 5 ngày.
  30. 23 Vitamin B12: 100mg tiêm bắp ngày 1 lần, liên tục 5 ngày. Có thể tiêm thêm một số thuốc bổ tổng hợp như becozime ngày 1 - 2 ống. Sipera ngày 5ml, liên tục 3 ngày. Chú ý: Khi tiêm vitamin không được pha chung với một số thuốc penicillin, sulfamid vì vitamin sẽ làm mất tác dụng của thuốc trên. Sau khi bơm rửa 30 phút mới đặt thuốc kháng sinh penicillin hoặc sulfanilamid, clorazol liều 2 - 3 triệu UI, ngày bơm hoặc đặt thuốc một lần, liên tục 3 - 4 ngày. + Tiêm thuốc tạo sữa thyroxine ngày 1 - 2 ống, liên tục 2 - 3 ngày (dùng khi nhiệt độ cơ thể đã xuống bình thường 38 - 39oC). c. Bệnh viêm vú Nguyên nhân: - Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi đẻ, cơ thể bị nhiễm trùng huyết, vi trùng tuần hoàn theo máu đến bầu vú gây viêm. - Do nhiễm trùng từ ngoài vào qua núm vú gây viêm (do không cắt nanh lợn con hoặc cắt không kỹ khi bú lợn con cắn núm vú làm sây sát gây nhiễm trùng, viêm). - Do nái ăn quá nhiều chất đạm, khi đẻ lượng sữa quá nhiều, con bú không hết sữa tích lại trong bầu vú căng cứng gây viêm hoặc do thói quen nái không trở mình, chỉ cho con bú một hàng vú, hàng vú bên kia sẽ căng sữa gây viêm. Triệu chứng: - Sau khi đẻ 1 - 2 ngày, thấy ở đầu vú xuất hiện những vú sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau, lợn nái ăn ít. Nếu viêm nặng thì bỏ ăn, không cho con bú, sốt cao 40 - 42oC kéo dài trong suốt thời gian viêm, sữa ít, vắt những vú sưng thấy sữa vón cục, cho con bú những vú này thấy ỉa chảy, vú viêm thường lan nhanh sang các vú khác. Nếu không điều trị
  31. 24 kịp thời cơ thể sẽ mất sữa và những vú viêm ở lứa sau cũng không sản sinh được sữa. Biện pháp phòng bệnh: - Trước khi đẻ phải vệ sinh chuồng trại, tắm lợn nái và lau bầu vú sạch sẽ. Sau khi đẻ 2 - 3 giờ phải cho con bú để giảm sức căng của sữa. - Lợn con sau khi đẻ ra 12 tiếng phải mài nanh. - Đề phòng kế phát do viêm tử cung hay sót nhau thì sau khi đẻ phải bơm rửa tử cung và sử dụng kháng sinh. Điều trị: - Nếu bị viêm vú kế phát do viêm tử cung hay sót nhau thì ta điều trị tổng hợp 2 bệnh một lúc. - Nếu chỉ bị viêm vú phải chườm nước đá lạnh vào bầu vú viêm cho đỡ sưng và giảm sốt. Tiêm thuốc kháng sinh penicillin 1,5 - 2 triệu UI, pha 10ml nước sinh lý tiêm xung quanh gốc vú bị viêm. Nếu một vú viêm thì tiêm hết liều trên. Nếu nhiều vú bị viêm cùng một lúc thì pha loãng lượng thuốc trên tiêm đều xung quanh gốc vú (phần cơ bụng) của những vú viêm). Tiêm ngày 1 lần, liên tục 3 - 4 ngày. - Tiêm thuốc chống viêm corticoit tổng hợp như alphachymotrypsine, hydrocortizone, prednizolone, dectancyl Alphachymotrypsine tiêm bắp hoặc gốc vú liều 1 UI/2kg TT, ngày 2 - 3 lần, liên tục 2 - 3 ngày. Dectancyl liều 20mg trong một ngày kèm với thuốc kháng sinh tiêm vào vú viêm ngày 1 lần, liên tục 3 - 4 ngày. - Thuốc bổ trợ sức: Vitamin B complex hoặc becozine 2 - 4 ống/ngày. Vitamin C 3g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch ngày 1 lần, liên tục 3 - 4 ngày.
  32. 25 Gluconat canxi 10% tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 40ml/lần/ngày, liên tục 3 - 5 ngày. Chú ý: Khi tiêm thuốc kháng sinh và corticoit vào gốc những vú viêm phải khớp mỏ lợn lại, dùng kim nhỏ 18 - 20 dài 3 - 4cm đâm xiên góc 45 độ từ ngoài phần cơ bụng ngay gốc vú viêm, không được tiêm vào phần tuyến vú dễ gây áp xe viêm vú. Khi dùng dectancyl chống viêm phải cho lợn nái ăn nhạt, tiêm thêm vitamin C, gluconat canxi, trộn vào khẩu phần ăn nhiều đạm như bột cá, bột thịt 15%. Sau khi điều trị viêm vú khỏi, thấy lượng sữa quá ít phải tiêm thêm thuốc kích thích tạo sữa thyroxine, sinh lý ngọt 5%. d. Hiện tượng sẩy thai Nguyên nhân: - Do vi trùng, xoắn trùng trực tiếp tác động lên cơ quan sinh dục như Brucella, Leptospira. - Do ký sinh trùng Trichomonas gây viêm tử cung, viêm màng thai, chết thai. - Do con đực giống bị một số bệnh truyền nhiễm như Brucellosis, Leptospilosis hay ký sinh trùng Trichomonas, khi phối giống cho lợn nái sẽ gây bệnh cho lợn nái. - Do ảnh hưởng gián tiếp một số bệnh truyền nhiễm như Pavovirus, dịch tả, thương hàn, tụ huyết trùng, đóng dấu son, bệnh giả dại, bệnh cúm, bệnh sốt lở mồm lomg móng. Những vi trùng hay độc tố của vi trùng tác động lên cơ thể gia súc hay trực tiếp tác động đến thai gây chết thai, đẻ non. - Do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém thiếu protein, gluxit, lipit và các chất khoáng Ca, P, Iod, vitamim A, vitamin D dẫn đến cơ thể bị suy nhược không đủ chất nuôi thai, thai bị chết, đẻ non.
  33. 26 - Do ngộ độc thức ăn như thức ăn bị nấm mốc, thức ăn nhiều sắn, khoai hà, thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hay độc tố của khô dầu lạc (aflatoxin) những chất độc này đã làm chết thai. - Do thể vàng teo quá sớm nên lượng hoocmon progesterol không được tiết ra để giữ thai dẫn đến sảy thai. Triệu chứng: Chưa tới ngày đẻ, lợn nái đã đau bụng, đi lại nhiều, chảy nước dịch nhờn trắng đục, có máu, con đẻ ra đã bị chết. Biện pháp phòng bệnh: - Không được để lại những con nái đã bị bệnh Leptospilosis, Brucellosis, suyễn, thương hàn mặc dù những bệnh này đã trị khỏi. Vì vi trùng còn ở thể ẩn tính sống ký sinh ở niêm mạc tử cung, ruột hay trong mật, hạch bạch huyết. Khi lợn nái có thai, vi trùng sẽ tác động đến bào thai gây chết thai, đẻ non. - Trước khi phối giống cho lợn nái phải tiêm phòng các loại vacxin dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn trước thời gian phối giống 15 - 20 ngày để cơ thể có miễn dịch phòng bệnh với những bệnh truyền nhiễm trên. - Trong thời gian mang thai khi lợn nái bị bệnh truyền nhiễm hay các bệnh khác phải điều trị kịp thời và cẩn thận khi dùng thuốc. Riêng bệnh dịch tả và thương hàn thì nên xử lý triệt để. - Những con nái thường bị sảy thai và chết thai trong những lứa trước (không phải nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm) thì sau khi phối giống ta phải tiêm thuốc dưỡng thai progesterol liều 25mg trong một lần, cách 5 ngày tiêm một lần, liên tục trong một tháng. - Trong thời gian lợn nái mang thai cần bổ sung vào khẩu phần ăn một số vitamin A, D để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng nhau thai, chết thai, còi cọc sau khi sinh. Lượng vitamin A cần bổ sung cho
  34. 27 lợn nái là 2000 UI trong một ngày, lượng vitamin D 1000 UI trong một ngày. Điều trị: Khi lợn nái có triệu chứng sẩy thai tiêm progesterol 50mg trong một ngày, tiêm bắp liên tục 3 - 5 ngày, thuốc ở dạng ống lutogyl 1ml có chứa 25mg. Ngoài ra tiêm thêm vitamin C ngày 1 - 2g, vitamin B1 ngày 100mg, vitamin B12 ngày 100mg và thuốc trợ tim camphora ngày 5 - 10ml (1 - 2 ống). 2.2.1.3. Những bệnh thường gặp ở lợn con theo mẹ. a. Bệnh lợn con phân trắng Nguyên nhân: - Do khẩu phần ăn cho lợn mẹ thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin nhất là vitamin A nên sau khi sinh sữa mẹ bị thiếu chất, lợn con bị suy dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ rất dễ cảm nhiễm vi trùng Colibacille, Salmonella gây nên ỉa chảy. - Do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc do sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú bị dư chất đạm, một số vi khuẩn như E.coli phân hủy lượng đạm dư này sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa đẫn đến ỉa chảy. - Do đặc điểm sinh lý của lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn luôn biến đổi, nhất là hệ thống men tiêu hóa. Do vậy dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu hóa gây ỉa chảy. - Do thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển mưa, nhiệt độ thấp mà độ ẩm cao làm cơ thể lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và truyền nhiệt. Do đó sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của cơ thể để chống lạnh, lượng đường huyết trong cơ thể được điều động ra để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài lượng đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột sẽ gây rối loạn chức năng tiết dịch và nhu động dạ dày, ruột, dẫn tới rối loạn tiêu hóa làm cho lợn con ỉa chảy.
  35. 28 - Do thiếu các ngyên tố vi lượng như sắt, đồng, coban Ví dụ: Trong thực tế lợn con muốn phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7 - 10mg Fe. Nhưng sữa mẹ chỉ cung cấp được 1mg Fe trong một ngày. Như vậy mỗi ngày cần phải bổ sung 6 - 9mg Fe. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận có quan hệ đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, không chỉ giảm huyết cầu tố trong máu mà còn giảm hoạt tính các men có chứa sắt, các men đó tham gia vào quá trình tổng hợp đạm và các chất tế bào quan trọng khác. Vì vậy thiếu sắt sẽ là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn các chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất là bộ máy tiêu hóa dẫn đến ỉa chảy. - Do lợn con bị nhiễm virus viêm dạ dày, ruột (Rotavirus) gây tiêu chảy cấp tính. - Do lợn con nhiễm xoắn khuẩn Treponema hyodysenteriae gây viêm ruột tiêu chảy. - Do lợn mẹ bị một số bệnh như viêm tử cung, viêm vú Sữa bị nhiễm độc và nhiễm trùng kế phát, lợn con bú phải sữa đó sẽ bị ỉa chảy. - Do lợn mẹ bị bệnh thương hàn, những vi trùng còn tồn tại trong cơ thể sẽ xâm nhập qua màng nhau thai, khi lợn con đẻ ra nhiễm vi trùng này gây nên ỉa chảy. - Do lợn con bị nhiễm trùng cuống rốn, vi trùng xâm nhập lên ruột gây viêm ruột ỉa chảy. - Do vi khuẩn Clostridium, cầu trùng và giun lươn cũng gây viêm ruột và tiêu chảy cho lợn con. Triệu chứng: - Heo tiêu chảy phân trắng sệt hoặc lỏng như sữa, mùi tanh, ở hậu môn những con tiêu chảy có dính phân, trên sàn thấy nhiều bãi phân trắng. Với những con tiêu chảy sau 3 - 4 ngày thấy xù lông, còi cọc. Nếu bị nặng có thể chết.
  36. 29 Biện pháp phòng bệnh: - Ổn định khẩu phần ăn cho lợn mẹ trong thời gian có thai và sau khi đẻ, phải đủ chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin nhất là vitamin A. Tuyệt đối không được thay đổi đột ngột khẩu phần ăn cho lợn nái sau khi đẻ, vì khi thay đổi khẩu phần ăn, chất lượng sữa sẽ thay đổi, lợn con tiêu hóa không phù hợp sẽ bị ỉa chảy. - Chuồng nuôi phải làm vệ sinh trước khi đẻ một tuần bằng thuốc sát trùng. Hàng ngày phải phải vệ sinh sạch sẽ và khô ráo. - Lợn con sơ sinh phải được sưởi ấm trong 3 tuần tuổi đầu. Nếu không có đèn điện phải đốt lò sưởi bằng củi hoặc chấu, ở thôn quê thường lót lá chuối khô và rơm. - Tiêm sắt cho lợn con để tăng nguyên liệu tổng hợp nên hồng cầu. Hiện nay trên thị trường có các loại thuốc chứa sắt tiêm như ferridextran 10%, feriron, ferrosil, ferdextran B12 Tiêm bắp cho lợn con lúc 3 - 4 ngày tuổi liều 2ml/con hoặc lúc 3 ngày tuổi tiêm 1ml/con đến 10 ngày tuổi tiêm 2ml/con. Điều trị: - Trước khi điều trị phải xác định bệnh do nguyên nhân nào, ta phải điều trị căn nguyên mới có kết quả. Ví dụ: Lợn con ỉa chảy do lợn mẹ bị bệnh viêm tử cung, viêm vú hoặc do thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất, hay do chuồng trại quá lạnh, lợn con bị thiếu sắt hay viêm rốn. Phải điều trị ngay căn nguyên chính và điều trị triệu chứng cùng một lúc, phải dùng thuốc cầm ỉa, thuốc chống nhiễm trùng, bổ sung dung dịch nước sinh lý mặn ngọt vì lợn con thường bị chết do ỉa chảy cơ thể bị mất nước nhiều, thiếu nước trong máu và trong mô bào sẽ không đảm bảo khả năng trao đổi chất trong cơ thể, lợn con sẽ còi cọc và chết.
  37. 30 b. Bệnh viêm khớp Nguyên nhân: - Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân, da, đầu gối khi chúng chà sát trên nền chuồng cứng, thô ráp hoặc qua vết thiến. - Một nguyên nhân khác là do heo con sau khi sinh không được bú sữa đầu từ heo mẹ đầy đủ, nhất là ở những heo bị mất mẹ. Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi. Khớp chân sưng lên sau đó 7 - 15 ngày tuổi và heo có thể chết sau đó lúc 2 - 5 tuần tuổi. Dấu hiệu viêm có thể thấy trên mọi ổ khớp nhưng thường thấy nhất là khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Khi rạch ổ khớp viêm thấy trong khớp có mủ đặc, có vết máu và những chất hoại tử màu trắng. Biện pháp phòng bệnh: - Cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ kỹ lưỡng. Dùng thuốc sát trùng hoặc đun sôi các dụng cụ đỡ đẻ, kìm bấm nanh, cắt đuôi, dao thiến heo đực - Nền chuồng nuôi heo con không quá thô nhám, gồ ghề để tránh các vết trầy da cho heo con khi chúng tranh bú mẹ. - Sau khi cắt cột cuống rốn cần sát trùng đầu rốn bằng cồn Iod. - Cần chăm sóc, bảo đảm cho các heo con sau khi sinh được cho bú sữa đầu đầy đủ. Điều trị: Có thể sử dụng các chất kháng sinh tổng hợp như ampicilin, penicillin phối hợp streptomycin để tiêm trực tiếp vào khớp viêm và chích bắp thịt để điều trị toàn thân. Cần điều trị thật sớm ngay sau khi phát hiện ra triệu chứng viêm khớp.
  38. 31 c. Bệnh cầu trùng Nguyên nhân: - Do cầu ký trùng Eimeria gây nên, ký sinh ở ruột non. Triệu chứng: - Tiêu chảy, phân vàng, phân vàng có bọt sau đó phân lẫn máu. Heo con bỏ bú hay bú ít, ủ rũ, Tỷ lệ heo mắc bệnh có khi đến 50% hay 70%, tỷ lệ chết cao đến 20%. Biện pháp phòng bệnh: - Dùng các loại thuốc đặc trị cầu trùng để cho uống phòng vào 3 ngày, 10 ngày khi ta tiêm sắt. Điều trị: - Dùng một trong các loại thuốc sau: Vina cox 1ml/2kg TT/ngày chia 2 lần Bio antycoc 1g/ 2kg TT/ ngày chia 2 lần Antycoc 1ml/2kg TT/ ngày chia 2 lần Centre toltr 1ml/ 2kg TT/ ngày chia 2 lần 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, một số nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh vực chăn nuôi thú y đã có những tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái và bệnh của đàn lợn con theo mẹ. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, có thể làm giảm sức sinh sản, chậm sinh, thậm chí là làm cho nái mất khả năng sinh sản. Bệnh trên đàn lợn con theo mẹ có thể làm cho lợn con còi cọc, chậm lớn, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn sau này. Theo Nguyễn Xuân Bình (2016) [2] thì bệnh viêm tử cung là do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang
  39. 32 lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sẩy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo gây rách tử cung tạo các ổ viêm nhiễm. Nguyễn Văn Minh [8] cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Lợn nái bị viêm vú là do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus do lợn con mài nanh chưa đúng lợn con bú làm rách vú mẹ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, do lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú, do lợn nái cho con bú một hàng vú hàng còn lại căng sữa nên viêm, hoặc có thể do kế phát viêm tử cung. Lợn nái bị viêm vú thì phải chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm trong 3 ngày liên tục. Theo Đặng Văn Tín (1986) [16] thì khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong tử cung làm bệnh nặng thêm. Nên dùng Oxytocin kết hợp kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Theo Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện (2000) [4] thì trước khi đẻ phải lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, mài răng nanh lợn con sau 24 giờ đẻ. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000) [11] thì bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một bệnh thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm sẽ phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái, làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít
  40. 33 vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sẩy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dẫn đến lợn nái sẩy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung. Theo Từ Quang Hiển và Từ Trung Kiên (2013) [3] thì bệnh viêm tử cung cũng có thể do trong quá trình chăm lợn nái bị thiếu dinh dưỡng, quản lý vệ sinh chuồng trại chưa tốt, nhiệt độ trong chuồng quá cao hoặc quá thấp. Theo Phạm Sỹ Lăng [5] thì lợn con theo mẹ thường bị bệnh tiêu chảy là chủ yếu. Do cơ thể lợn con yếu, khi thời tiết thay đổi hay vệ sinh chuồng trại kém thì lợn con dễ bị tiêu chảy. Ngoài ra có thể do thức ăn lợn mẹ bị thay đổi làm chất lượng sữa cũng bị thay đổi, lợn con không thích nghi kịp nên dẫn đến tiêu chảy. Hay do lợn mẹ bị viêm vú, lợn con bú sữa có chứa dịch viêm nên bị tiêu chảy. Theo Lê Minh (2015) [7] thì tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản và bệnh ở lợn con theo mẹ là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra nhiều kết luận. Theo Ian Gordon (1997) [21] thì viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Boulding (1998) [18] thì các vi khuẩn gây viêm tử cung, viêm vú có nguồn gốc từ phân và nước tiểu, kết quả phân lập vi khuẩn từ mẫu phân và
  41. 34 nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Do các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Kết quả mổ khám lợn vô sinh của Wh Close và Dja Cole (2000) [19] đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%; lợn nái đẻ lứa đầu có nguy cơ bị bệnh sinh sản là 32,1%. Nghiên cứu của Mel Dejarnette và Ray Nebel (2014) [20] cho biết, lợn nái bị bệnh sinh sản một phần là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng kém, quá trình đỡ đẻ chưa tốt. Theo Grace (2002) [22] thì lợn con còi cọc, bị bệnh thường là do lợn mẹ bị bệnh vì vậy cần phải điều trị tích cực cho lợn mẹ thì sẽ hạn chế được bệnh ở lợn con. Do đó, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời, tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cho lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh sinh sản sau khi sinh cũng như hạn chế tình trạng lợn con bị bệnh.
  42. 35 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại Công ty cổ phần Hải Thịnh, TP.Bắc Ninh. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh, khu 8 phường Đại Phúc, TP.Bắc Ninh. - Thời gian: Từ ngày 18/5/2018 đến ngày 18 /11/2018 3.3. Nội dung tiến hành - Thực hiện quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi và phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại. - Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn. - Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng. - Chẩn đoán và điều trị bệnh. 3.4.2. Phương pháp theo dõi 3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại, em đã hỏi thông tin từ chủ trại cũng như kỹ thuật trại, đồng thời tự tìm hiểu và ghi chép số liệu trong 3 tháng thực tập tại trại lợn.
  43. 36 3.4.2.2. Quy trình vệ sinh sát trùng chuồng trại Trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt việc vệ sinh sát trùng chuồng trại như sau: + Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc em phải đi qua phòng sát trùng và tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng. + Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi mới lau sàn nhựa. + Rắc vôi lối đi giữa và bên ngoài chuồng. + Dội nước vôi ở đường đi dưới sàn và gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ chuồng trại. + Định kỳ phun thuốc sát trùng khu vực trong và ngoài chuồng. Sau khi tách lợn con, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa, các tấm đan được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng trong 1 ngày, sau đó được xịt sạch và phơi khô. Khung chuồng cũng được xịt sạch, dội nước vôi và phun thuốc sát trùng. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ và tiêu độc khử trùng. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào sau đó đuổi lợn chờ đẻ xuống để chăm sóc. 3.4.2.3. Công tác tiêm phòng vacxin tại trại. Trong quá trình thực tập em có tham gia vào qua trình tiêm phòng một số vacxin cho lợn tại trại như vacxin phòng bệnh tai xanh, vacxin phòng khô thai, vacxin phòng bệnh dịch tả, vacxin phòng bệnh LMLM, vacxin phòng bệnh giả dại, vacxin xuyễn, vacxin chống còi cọc, phòng E.coli, tẩy KST. 3.4.2.4. Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. Thực hiện đầy đủ các bước để phối giống cho lợn nái bao gồm thử đực, lấy và pha tinh, phối lợn. Đỡ lợn đẻ, cố định vú cho lợn con bú sữa đầu. Mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt nhỏ cầu trùng và thiến cho lợn con.
  44. 37 3.4.2.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. Trong quá trình thực tập tại trại, em có phát hiện và tham gia vào chẩn đoán, điều trị một số bệnh như hiện tượng đẻ khó, bệnh viêm tử cung, bệnh viêm vú, hiện tượng sẩy thai, bệnh lợn con phân trắng, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng ở lợn con. 3.4.3. Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi Tổng số con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = × 100 Tổng số con theo dõi Tổng số con chết Tỷ lệ chết (%) = × 100 Tổng số con mắc bệnh Tổng số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = × 100 Tổng số con điều trị
  45. 38 Phần 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.1.1. Quy mô trang trại 4.1.1.1. Tình hình chăn nuôi của trại Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Giống lợn nhập từ nước ngoài: Lợn đực Duroc, lợn nái Landrace. - Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,4 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,35 con/lứa, số con cai sữa là 11,84 con/lứa. - Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 25 ngày thì tiến hành cai sữa, sau đó được chuyển sang chuồng úm. - Lợn thương phẩm tại trại được nuôi từ lúc sau cai sữa đến lúc xuất bán khoảng 4 - 5 tháng với khối lượng trung bình từ 90 - 105 kg/con. - Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (2016 - 2018) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1: Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn nái của trại (2016 - 2018) Số lượng lợn qua các năm (con) STT Loại lợn 2016 2017 2018 1 Nái sinh sản 35 46 58 2 Nái hậu bị 3 7 12 3 Đực làm việc 1 1 1 Tổng 39 54 71 Qua 3 năm nhận thấy số lượng lợn tăng dần, số lợn năm 2018 gấp khoảng 1,8 lần năm 2016.
  46. 39 4.1.1.2. Tình hình vệ sinh sát trùng tại trại Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái Trong chuồng Ngoài khu Ngoài Thứ Chuồng nái Chuồng vực chăn Chuồng đẻ Chuồng chửa cách ly nuôi Phun thuốc Phun thuốc Phun thuốc Phun thuốc CN sát trùng sát trùng sát trùng sát trùng Phun thuốc Thứ 2 Xịt gầm Xịt gầm sát trùng Sát trùng Sát trùng Thứ 3 bằng nước Dải vôi bằng nước vôi vôi Phun thuốc Phun thuốc Phun thuốc Phun thuốc Thứ 4 sát trùng sát trùng sát trùng sát trùng Thứ 5 Dải vôi Dải vôi Phun thuốc Thứ 6 Xịt gầm Xịt gầm sát trùng Sát trùng Sát trùng Thứ 7 bằng nước bằng nước Dải vôi vôi vôi Trong thời gian thực tập tại trại em luôn đảm bảo vệ sinh sát trùng chuồng trại theo lịch sát trùng của trại trong bảng 4.2
  47. 40 4.1.2. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và tiêm phòng 4.1.2.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại Để đánh giá quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ trong thời gian 14 tuần em thực tập tại trại lợn nái (từ ngày 8/8/2018 đến ngày 21/11/2018), em tiến hành lập bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái và lợn con theo mẹ trong 14 tuần Kết quả thực hiện Số lượng STT Công việc (14 tuần) công việc Đạt Tỷ lệ (%) 1 Cho lợn nái ăn 8bao/ngày 784 bao 100 2 Tắm lợn nái 3 lần/tuần 42 lần 100 3 Dọn phân 4 lần/ ngày 392 lần 100 4 Vệ sinh máng ăn 2 lần/ngày 196 lần 100 5 Phát hiện lợn bệnh 133 con 133 con 100 2 Mài nanh, bấm đuôi 457 con 457 con 100 3 Tiêm sắt, nhỏ cầu trùng 450 con 450 con 100 4 Thiến lợn con 174 con 174 con 100 Trong quá trình thực tập tại trại em đã hoàn thành 100% công việc trong trại. Luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chuồng trại ấm vào mùa đông thoáng mát vào mùa hè. Kiểm tra nguồn nước, cho lợn ăn, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, đồng thời quan sát hành vi biểu hiện của đàn lợn, kiểm tra đánh giá tình trạng sức khỏe của đàn lợn. Phân biệt lợn khỏe và lợn ốm để kịp thời tách lợn ốm ra một ô riêng để có kế hoạch điều trị và chăm sóc riêng. Sáng sớm em tiến hành kiểm tra lợn, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có. Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng.
  48. 41 4.1.2.2. Kết quả tiêm phòng vacxin tại trại Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả, đặc biệt là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhận biết được tầm quan trọng của việc sử dụng vacxin để phòng bệnh, trại luôn làm đủ và đúng quy trình vacxin cho lợn. Lịch tiêm phòng vacxin được trình bày qua bảng 4.4 Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vacxin tại trại. Loại Thời điểm Bệnh được Liều dùng Đường Số con Tỷ lệ An toàn Loại vacxin lợn phòng bệnh phòng (ml/con) tiêm tiêm (%) (%) Tai xanh + PRRS(1) + 2 27/8 tẩy nội ngoại Tiêm bắp 12 100 100 KST 4 KST 5/9 Khô thai Parvo(1) 2 Tiêm bắp 12 100 100 Lợn 13/9 Dịch tả CSF 2 Tiêm bắp 12 100 100 hậu Giả dại + AD + bị 21/9 2 Tiêm bắp 12 100 100 LMLM FMD(1) 29/9 Tai xanh PRRS(2) 2 Tiêm bắp 12 100 100 Khô thai + Parvo(2) + 7/10 2 Tiêm bắp 12 100 100 LMLM FMD(2) 19/8 Dịch tả + E.coli CSF + E.coli 2 Tiêm bắp 16 100 100 3/9 LMLM FDM 2 Tiêm bắp 16 100 100 10/9 E.coli E.coli 2 Tiêm bắp 16 100 100 Tẩy nội ngoại 24/9 KST 6 Tiêm bắp 16 100 100 KST 15/9 Dịch tả + E.coli CSF + E.coli 2 Tiêm bắp 13 100 100 Lợn 1/10 LMLM FMD 2 Tiêm bắp 13 100 100 nái 8/10 E.coli E.coli 2 Tiêm bắp 13 100 100 Tẩy nội ngoại 22/10 KST 6 Tiêm bắp 13 100 100 KST 13/10 Dịch tả + E.coli CSF + E.coli 2 Tiêm bắp 15 100 100 27/10 LMLM FMD 2 Tiêm bắp 15 100 100 5/11 E.coli E.coli 2 Tiêm bắp 15 100 100 Tẩy nội ngoại 19/11 KST 6 Tiêm bắp 15 100 100 KST 15/8 Chống còi cọc Circo 2 Tiêm bắp 168 100 100 29/8 Xuyễn Myco 2 Tiêm bắp 156 100 100 12/9 Chống còi cọc Circo 2 Tiêm bắp 153 100 100 Lợn 3/10 Xuyễn Myco 2 Tiêm bắp 165 100 100 con 17/10 Chống còi cọc Circo 2 Tiêm bắp 162 100 100 1/11 Xuyễn Myco 2 Tiêm bắp 124 100 100 15/11 Chống còi cọc Circo 2 Tiêm bắp 123 100 100
  49. 42 4.2. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.2.1. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Để đánh giá về tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản tại trại, em tiến hành theo dõi 37 lợn nái đẻ của trại trong 3 tháng (8 - 10), trong đó tháng 8 có 13 con đẻ, tháng 9 có 14 con đẻ, tháng 10 có 10 con đẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản trong 3 tháng Số lợn theo dõi Số lợn mắc Tỷ lệ Tên bệnh (con) bệnh (con) (%) Hiện tượng đẻ khó 37 29 78,38 Bệnh viêm tử cung 37 5 13,51 Bệnh viêm vú 37 12 32,43 Hiện tượng sẩy thai 37 2 5,41 Hiện tượng đẻ khó xảy ra rất nhiều chủ yếu là do lợn nái quá béo, lười vận động nên khớp bán động háng khi đẻ giãn nở kém thai không ra được, thường xuyên phải can thiệp bằng tay. Quá trình can thiệp được thực hiện vệ sinh sát trùng kỹ kèm theo đó là việc điều trị kịp thời nên tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung, kế phát viêm vú thấp. Hiện tượng sẩy thai xảy ra rất ít. 4.2.2. Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi Để đánh giá tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở lợn nái theo tháng, em tiến hành theo dõi 37 lợn nái đẻ trong 3 tháng (8 - 10). Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.
  50. 43 Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi Số Hiện tượng Bệnh viêm Hiện tượng Số Bệnh viêm vú nái Tỷ lệ đẻ khó tử cung sẩy thai Tháng nái theo mắc Số Số Số Số theo mắc dõi bệnh con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ dõi bệnh (con) (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) (con) (con) (con) (con) (con) 8 13 11 84,62 11 100 2 18,18 4 36,36 0 0 9 14 10 71,43 10 100 2 20 5 50 1 10 10 10 8 80 8 100 1 12,5 3 37,5 1 12,5 Tổng 37 29 78,38 29 100 5 17,24 12 41,38 2 6,89 Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh vào tháng 8 cao nhất. Trong tháng 8 có 13 con lợn nái đẻ thì có tới 11 con bị bệnh chiếm tới 84,62%. Trong số 11 con mắc bệnh thì có 100% lợn nái bị đẻ khó từ đó dẫn tới viêm tử cung và viêm vú. Tháng 9 có 14 con lợn nái đẻ thì có 10 con bị bệnh chiếm 71,43% (giảm so với tháng 8). Trong 10 con mắc bệnh thì có 100% lợn nái bị đẻ khó từ đó dẫn tới viêm tử cung và viêm vú. Tháng 10 có 10 con lợn nái đẻ thì có 8 con bị bệnh chiếm 80% (tăng so với tháng 9). Trong 8 con mắc bệnh thì có 100% lợn nái bị đẻ khó từ đó dẫn tới viêm tử cung và viêm vú. 4.2.3. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Để đánh giá tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ tại trại, em tiến hành theo dõi 613 lợn con theo mẹ, trong đó tháng 8 có 159 con, tháng 9 có 169 con, tháng 10 có 129 con và 156 con của tháng 7. Kết quả thu được tại bảng 4.7.
  51. 44 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ Tên bệnh (con) (con) (%) Bệnh lợn con phân trắng 613 74 12,07 Bệnh viêm khớp 613 13 2,12 Bệnh cầu trùng 613 17 2,77 Tỷ lệ bệnh lợn con phân trắng còn khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do lợn mẹ bị viêm vú khá nhiều (17,14%), sữa bị nhiễm trùng nhiễm độc lợn con bú phải gây ra tiêu chảy. Tỷ lệ bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng thấp. 4.2.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi Để đánh giá tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo độ tuổi, em tiến hành theo dõi 613 lợn con theo mẹ từ 1 ngày tuổi tuy nhiên số lượng lợn con từ 8 ngày tuổi trở đi chỉ còn 606 con là vì có 4 con bị lợn mẹ đè chết và 3 con bị bệnh chết. Kết quả thu được tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi Số Số Bệnh lợn con Bệnh viêm Bệnh cầu con con Tỷ lệ phân trắng khớp trùng Lứa theo mắc mắc Số Số Số tuổi dõi bệnh bệnh con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ (ngày) (con) (con) (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) (con) (con) (con) 1-7 613 32 5,22 22 68,75 8 25 2 6,25 8-14 606 28 4,62 19 67,86 3 10,71 6 21,43 15-25 606 44 7,26 33 75 2 4,55 9 20,45
  52. 45 Tỷ lệ bệnh lợn con bị bệnh ở độ tuổi 15 - 25 ngày cao hơn các độ tuổi khác, do ở độ tuổi này lợn con cần rất nhiều dinh dưỡng mà lượng sữa của lợn mẹ lại giảm đáng kể, vì vậy phải cho lợn con tập ăn trong độ tuổi này, những con ăn tốt sẽ bị thừa đạm dẫn đến tiêu chảy. Độ tuổi từ 1 - 7 ngày, tỷ lệ bệnh lợn con phân trắng cao chủ yếu là do lợn mẹ bị viêm vú. Độ tuổi từ 8 - 14 ngày, tỷ lệ bệnh lợn con phân trắng và bệnh cầu trùng cao là do lúc này lợn con mới tiếp xúc với cám, cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện. 4.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ 4.3.1. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản Để đánh giá kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, em tiến hành lập bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái Số lợn Số Thời Tên Thuốc Liều lượng điều lợn Tỷ lệ Cách dùng gian bệnh điều trị trị khỏi (%) điều trị (con) (con) Hiện 15-20ml/con Amoxicillin Tiêm bắp tượng 4ml/con 3-5 ngày 29 29 100 Oxytocin đẻ khó Amoxicillin 15-20ml/con Viêm Oxytocin 4ml/con Tiêm bắp 3-5 ngày 5 5 tử cung Gluco-kc- 15-20ml/con 100 namin Amoxicillin Viêm Tiêm bắp Gluco-kc- 15-20ml/con 5 ngày 12 12 100 vú namin Amoxicillin 15-20ml/con Hiện Han-prost 4ml/con Tiêm bắp tượng Oxytocin 4ml/con 3-5 ngày 2 2 100 sẩy thai Gluco-kc- 15-20ml/con namin
  53. 46 Điều trị kịp thời nên sau 3 - 5 ngày lợn nái đều khỏi bệnh. Ngoài ra sử dụng kèm thêm thuốc điện giải gluco kc trộn vào thức ăn, truyền nước sinh lý mặn ngọt cho lợn nái. Đối với hiện tượng đẻ khó, em tiến hành tiêm 4ml oxytocin để kích thích cổ tử cung co bóp, rửa tay bằng nước sạch và cồn iod sử dung gel bôi trơn để làm trơn tay rồi tiến hành can thiệp. Sau khi lợn đã đẻ xong thì tiêm 15 - 20ml amoxicillin, truyền sinh lý mặn ngọt cho nái. Tiêm oxytocin liên tục trong 3 ngày để tử cung co bóp thải hết dịch sản ra ngoài và cũng là để kích thích tiết sữa. Tiêm 15 - 20ml amoxicillin cách ngày vào ngày 3 và ngày 5 sau khi đẻ. Nếu nái bỏ ăn thì tiêm thêm gluco-kc-namin với liều 15 - 20ml/con. Với trường hợp viêm tử cung, em cũng sử dụng oxytocin và amoxicillin điều trị với phương pháp như trên. Với trường hợp viêm vú, dùng đá chườm vào vú bị viêm, tiêm trực tiếp amoxicillin vào xung quanh vú viêm. Nếu nái bỏ ăn thì tiêm thêm gluco kc namin với liều 15 - 20ml/con. Với trường hợp sẩy thai, tiêm 4ml han-prost để kích thích lợn đẩy hết bào thai ra bên ngoài, nếu thai không ra thì phải dung tay móc hết thai ra. Sử dụng oxytocin và amoxicillin điều trị với phương pháp như trên. Truyền sinh lý mặn ngọt cho nái. 4.3.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Để đánh giá kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ, em tiến hành lập bảng 4.10.
  54. 47 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con Số lợn Số Thời Thuốc điều Liều điều lợn Tỷ lệ Tên bệnh Cách gian trị lượng trị khỏi (%) dùng điều trị (con) (con) Bệnh lợn 1-4 Tiêm con phân Enrofloxacin 1-3 ngày 74 72 97,30 ml/con bắp trắng 1-2 Bệnh viêm Amoxicillin ml/con Tiêm 5 ngày 13 13 100 khớp Gluco-kc- 3-5 bắp namin ml/con Bệnh cầu Nhỏ Toltrazuril 1 giọt/con 1-3 ngày 17 16 94,12 trùng miệng Xử lý căn nguyên của bệnh kèm theo điều trị triệu chứng kịp thời nên tỷ lệ lợn con khỏi bệnh cao. Với bệnh lợn con phân trắng, tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh (chủ yếu là do lợn nái bị viêm vú), xử lý nguyên nhân gây bệnh kèm theo điều trị triệu chứng ở lợn con bằng enrofloxacin. Với bệnh viêm khớp, tiêm trực tiếp 1 - 2ml amoxicillin vào khớp bị viêm, nếu lợn con bỏ bú thì tiêm 3-5ml gluco-kc-namin. Với bệnh cầu trùng, tuy ngày thứ 3 sau khi đẻ đã được nhỏ cầu trùng nhưng cũng có một số con bị lại, có thể là do khi nhỏ lợn con chưa nuốt. Nếu lợn con bị cầu trùng thì sử dụng toltrazuril nhỏ 1 giọt/ con điều trị trong 1-3 ngày.
  55. 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh có liên kết với nhiều trang trại chăn nuôi, tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập tại nhiều trang trại khác nhau, được trải nhiệm và trau dồi thêm kiến thức. Qua các số liệu ta có thể kết luận quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh tại trại như sau: Nái được bảo đảm dinh dưỡng nên tiết sữa tốt, lợn con mau lớn. Tỷ lệ lợn sơ sinh chết do bị lợn mẹ đè thấp. Với các biện pháp phòng và trị bệnh tại trại ta thấy đạt hiệu quả khá tốt, lợn nái và lợn con mau khỏi bệnh. Nái được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, nên cơ thể nái khỏe mạnh, lên giống sớm sau khi sinh. Tuy nhiên trong trại vẫn còn một số khuyết điểm: Cơ sở vật chất còn thấp, chuồng trại có nhiều hỏng hóc. Còn có gia súc, gia cầm khác đi lại xung quanh khu vực ngoài chuồng. Hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn chỉnh vì nếu thải phân trực tiếp xuống ao nuôi cá lâu ngày ao cá sẽ bị ô nhiễm nặng. 5.2. Đề nghị Em xin đề nghị với Công ty cổ phần dinh dưỡng Hải Thịnh có thể tiếp nhận thêm nhiều sinh viên thực tập hơn. Đề nghị với chủ trại nên quản lý chặt chẽ, đảm bảo vệ sinh xung quanh chuồng cũng như bên trong chuồng nái. Sửa chữa lại chuồng trại, hầm biogas để giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Quản lý, đầu tư thuốc điều trị hợp lý hơn để góp phần giảm chi phí chăn nuôi.
  56. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Duy Hoan (1998). Sinh lý sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Bình (2006). Phòng và trị bệnh cho lợn nái, lợn con, lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 9-54. 3. Từ Quang Hiển và Từ Trung Kiên (2013). Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện (2000). Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Phạm Sỹ Lăng. Sổ tay điều trị một số bệnh phổ biến ở vật nuôi, Nxb Lao động xã hội. 6. Phạm Sỹ Lăng và Lê Thị Tài (1997). Thuốc điều trị và vacxin sử dụng trong thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 15-88. 7. Lê Minh (2015). Công nghệ sản xuất và sử dụng vacxin, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, 114-129. 8. Nguyễn Văn Minh. Thú y cơ bản, Học viện nông nghiệp Việt Nam, 44-47. 9. Trần Viết Mỹ (2008). Cẩm nang chăn nuôi heo, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 34-41. 10. Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc và Nguyễn Quang Tính (2016). Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 173-176. 11. Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (2000). Bệnh sinh sản ở gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Tạ Ngọc Sính và Hoàng Hải Hóa. Cẩm nang thú y viên, 183-186. 13. Tô Thất Sơn, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Lệ Hằng (2006). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông ngiệp, Hà Nội.
  57. 50 14. Trần Thị Thuận (2005). Giáo trình chăn nuôi thú y cơ bản, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 64-75. 15. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006). Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 207-215. 16. Đặng Văn Tín (1986). Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Trường đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 17. Trần Thanh Vân (2016). Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 120-184. II. Tài liệu nước ngoài 18. Boulding (1998). Veterinary reproduction, Hamish Hamilton, London. 19. Wh Close and Dja Cole (2000). Nutrition of sows and boars, Nottingham University Press. 20. Mel Dejarnette and Ray Nebel (2014). Reproductive anatomy and physiology of cattle, Select Reproductive Solutions. 21. Ian Gordon (1997). Controlled reproduction in pigs, Volume 3, Cab International. 22. Grace (2002). Veterinary epidemiology, Princeton University Press, Princeton.
  58. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1: Cho lợn mới đẻ bú sữa đầu Ảnh 2: Úm lợn con Ảnh 3: Úm lợn con khi trời rét Ảnh 4: Cho lợn con tập ăn
  59. Ảnh 5: Viêm tử cung Ảnh 6: Hiện tượng sẩy thai Ảnh 7: Truyền dịch cho lợn nái Ảnh 8: Tách lợn con