Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

pdf 67 trang thiennha21 18/04/2022 4290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_tri_be.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THANH HÒA Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI SINH THÁI THANH XUÂN, XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ THANH HÒA Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRANG TRẠI SINH THÁI THANH XUÂN, XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. La Văn Công Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. La Văn Công đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện thành công khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, đặc biệt cô giáo TS. Phạm Thị Trang đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, cùng toàn thể anh chị em công nhân trong trại về sự hợp tác, giúp đỡ để tôi theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Thanh Hòa
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại 33 Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái 34 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của Trang trại sinh thái Thanh Xuân qua 3 năm (2016 - 2018) 39 Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập 40 Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại . 42 Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại 44 Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản nuôi tại trại 45 Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ nuôi tại trại 46 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại 47 Bảng 4.8. Bảng kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại 49 Bảng 4.9. Kết quả một số công tác khác 50
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb : Nhà xuất bản LMLM : Lở mồm long móng PED : Dịch tiêu chảy cấp ở lợn PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp STT : Số thứ tự TT : Thể trọng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục đích của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập 4 2.1.3. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 2 năm và 5 tháng) 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 8 2.2.1. Chăn nuôi lợn nái sinh sản 8 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 9 2.2.3. Một số bệnh thường gặp ở lợn con 16 2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 31 3.1. Đối tượng nghiên cứu 31 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 31 3.3. Nội dung tiến hành 31 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 31 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 31
  7. v 3.4.2. Phương pháp thực hiện 32 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 38 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại sinh thái Thanh Xuân trong 3 năm (2016 - 2018) 39 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn 40 4.2.1. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại sau 6 tháng thực tập 40 4.2.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và đàn lợn con trong 6 tháng thực tập 41 4.3. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn tại trại 42 4.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh 42 4.3.2. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vaccine 43 4.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại 45 4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại 50 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, trong đó chăn nuôi là một ngành chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Hiện nay, bên cạnh những phương thức chăn nuôi lợn theo truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình thì mô hình chăn nuôi trên quy mô lớn như trang trại ngày càng được mở rộng theo hướng nuôi gia công cho doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tận dụng nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi, tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn đã trở thành một trong những ngành chính mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho hộ chăn nuôi óin riêng và cho xã hội nói chung. Tuy nhiên, dù chăn nuôi nhỏ lẻ hay chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng có thể gây nên những thiệt hại đáng kể. Trong số đó, các bệnh ở lợn nái và lợn con thường xuyên xảy ra ở các nông hộ cũng như các trang trại làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng đàn lợn. Đặc biệt, hiện nay dịch bệnh PED ở lợn con đang xảy ra ở rất nhiều trang trại với khả năng lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao nhưng chưa có biện pháp phòng chống chủ động và hiệu quả. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có những nghiên cứu áp dụng các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh hiệu quả cho đàn lợn nái, lợn con ở các trang trại để giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhằm nâng cao về số lượng cũng như chất lượng đàn lợn giống. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, được sự đồng ý của khoa Chăn nuôi Thú y, được sự phân công của thầy, cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của trang trại
  9. 2 sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề:“Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng ”.Yên 1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục đích của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con tại trại. - Đánh giá tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. - Đề xuất các biện pháp điều trị hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tiễn chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại. - Học tập và tích lũy những kiến thức mới từ thực tiễn chăn nuôi tại cơ sở. - Từ thực tiễn chăn nuôi, đề xuất các biện pháp phòng và điều trị có hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại các trang trại chăn nuôi.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trang trại sinh thái Thanh Xuân nằm cách bờ sông Đào 500m, chảy qua Văn Giang - Hưng Yên đến sông Bắc Hưng Hải. Vị trí địa lý của huyện được xác định như sau: - Phía Nam giáp huyện Khoái Châu. - Phía Đông Nam giáp huyện Yên Mỹ. - Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì, đều của Hà Nội. - Phía Đông Bắc giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội và huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Huyện có 11 đơn vị hành chính. Dân số huyện Văn Giang hơn 12 vạn người, tổng diện tích tự nhiên là 71,79 km². Trang trại ở gần đường giao thông chạy qua thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển thức ăn và xuất bán lợn ra thị trường dễ dàng. 2.1.1.2. Địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu Về địa hình: huyện Văn Giang nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Về khí hậu: Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là 230C. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng từ 250C - 280C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150C - 210C. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình 1.575 mm, độ bốc hơi bình quân 886 mm. Độ ẩm không khí từ 80 - 90%.
  11. 4 Trên địa bàn huyện có sông Hồng, sông Bắc Hưng Hải và các sông nhỏ như: sông Ngưu Giang, sông Đồng Quê, sông Tam Bá Hiển chảy qua rất thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong toàn huyện. Có thể thấy điều kiện khí hậu thủy văn rất thuận tiện cho Văn Giang phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Hệ thống sông không những là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản. 2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 71,79 km2 trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 50,32 km2 (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên); đất chuyên dùng: 12,31 km2 (chiếm 17,1%); đất ở: 6,12 km2 (chiếm 8,7%), đất chưa sử dụng: 3,04 km2 (chiếm 4,2%). - Tài nguyên nước: Văn Giang có nguồn nước từ sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Nguồn nước mặt đảm bảo cung cấp phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Hiện tại, nước cho sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm do dân và các tổ chức tự khai thác là chủ yếu. Nước cho sản xuất nông nghiệp được lấy từ các trạm bơm dọc theo hệ thống sông Bắc Hưng Hải. - Ngoài ra Văn Giang có tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch: du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập 2.1.2.1. Về cơ sở vật chất: - Hệ thống chuồng nuôi Khu vực chuồng nuôi của trại được xây dựng trên một khu vực cao, dễ thoát nước và bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân, gồm: 4 chuồng đẻ (Đ1; Đ2; Đ3; Đ4), 1 chuồng đực, 2 chuồng bầu (bầu 1, bầu 2), 1
  12. 5 chuồng cách ly, 1 chuồng cai sữa, 6 chuồng thịt. Chuồng được xây theo hướng Nam nên mát vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu 2 mái gồm 15 dãy chuồng nuôi, trong mỗi chuồng lại có 2 dãy chăn nuôi hai bên chuồng. Chuồng được xây dựng bằng gạch và xi măng, mái được lợp bằng tôn. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng. Trong chuồng có lắp đặt quạt thông gió. Mùa Hè có hệ thống làm mát bằng quạt thông gió và dàn mát. Mùa Đông có hệ thống làm ấm bằng đèn hồng ngoại. Đầu mỗi chuồng có một lớp lưới lọc không khí và một lớp bạt che di động, có thể chắn gió, mưa, ruồi muỗi, côn trùng. Khi cần thiết bạt che vừa có thể tạo độ thông thoáng thích hợp và chủ động điều chỉnh được tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Bên trong các ô chuồng được thiết kế bằng khung sắt, nền chuồng nái đẻ được lát bằng tấm nhựa hoặc tấm bê tông có đục lỗ. Nền chuồng lợn thịt được lán bằng xi măng cát chắc chắn. Nước uống qua bể lọc được theo đường ống dẫn tới từng ô chuồng, tại đây có van uống đóng mở tự động khi lợn uống nước. - Khu nhà ở và sinh hoạt của công nhân. + Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: máy giặt, tắm nóng lạnh, tủ lạnh, quạt, , những vật dụng cá nhân cũng được trại chuẩn bị như: kem đánh răng, xà phòng, xà bông tắm, + Khu nhà ăn có nhà ăn chung. + Khu nhà bếp rộng rãi, sạch sẽ và hợp vệ sinh. + Nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vaccin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại. 2.1.2.2. Về nhân sự - Trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2009 trại đi vào sản xuất được 9 năm, xong hàng năm sản xuất của trại đều gia tăng, đời sống của cán bộ công
  13. 6 nhân viên được cải thiện. Trại chăn nuôi có ban lãnh đạo là những người đam mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi. Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Trại có 41 cán bộ nhân viên trong đó: - Lao động gián tiếp có 8 người: + Tổng giám đốc công ty: 1 + Kế toán: 2 + Làm vườn, nấu ăn: 2 + Bảo dưỡng : 2 + Bảo vệ: 1 - Lao động trực tiếp có 33 người: + 5 kỹ sư chăn nuôi + 28 công nhân Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như: tổ chuồng cai sữa và chuồng thịt, tổ chuồng đẻ, tổ chuồng nái chửa, tổ nhà bếp, tổ cơ khí. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại. 2.1.3. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở (trong 2 năm và 5 tháng) 2.1.3.1. Đối tượng sản xuất Trang trại sinh thái Thanh Xuân chuyên nuôi lợn sinh sản, trại có 2 giống lợn chính là Landrace và Yorkshire. Lợn sau khi sinh 21 - 26 ngày thì được chuyển từ chuồng đẻ sang chuồng cai sữa. 2.1.3.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây Trang trại sinh thái Thanh Xuân là một trong những trang trại có quy mô lớn của tỉnh Hưng Yên. Với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao.
  14. 7 Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 11,23 con/đàn, số con cai sữa: 9,86 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá so với mặt bằng chung ngành chăn nuôi lợn của nước ta. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các khu vực chuồng nuôi khác. Trong trại có 21 con lợn đực giống được chuyển về cùng một đợt, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ hai giống lợn Landrace và Yorkshire. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như con đực. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, của công ty De Heus cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật giàu kinh nghiệm. 2.1.3.3. Thuận lợi và khó khăn của trại - Thuận lợi + Trại được xây dựng cách xa khu dân cư, không làm ảnh hưởng đến người dân xung quanh. + Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc. + Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. - Khó khăn + Trại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. + Đội ngũ công nhân trong trại thay đổi liên tục, thiếu kinh nghiệm trong công việc và có lúc thiếu nhân công, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
  15. 8 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Chăn nuôi lợn nái sinh sản a. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái chửa Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu 1, chuồng bầu 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện những lợn phối giống không đạt, lợn bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để lợn nằm đè lên phân, tra cám cho lợn, rửa máng, phun thuốc khử trùng tiêu độc hàng ngày, xịt gầm, chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn thức ăn có số hiệu là 3030 với khẩu phần ăn như sau: - Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 1,8 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. - Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 2,2 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. - Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 2,2 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. b. Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn vệ sinh và cọ rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau: - Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn có số hiệu là 3060 với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày (tùy vào thể trọng lợn nái béo hay gầy mà tăng giảm 10% khối lượng thức ăn). - Đối với nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn số hiệu 3060 với tiêu chuẩn 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. - Đối với nái dạ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn số hiệu 3060 với tiêu chuẩn 5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.
  16. 9 - Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. - Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 6 giờ 30 phút, chiều lúc 15 giờ 30 phút, tối lúc 23 giờ 30 phút, mỗi ngày tăng lên 0,5 kg. Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [22], ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa Đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 4 - 7 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái, cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Kích thước ô úm : 1,2 m x 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh. 2.2.2. Những bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản 2.2.2.1. Hiện tượng đẻ khó Nguyên nhân gây nên đẻ khó do nhiều nguyên nhân khác nhau: + Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như: ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ chúng ta có thể bổ sung chế phẩm sinh học vào trong thức ăn, pha trộn theo tỷ lệ như hướng dẫn, trong chế phẩm chứa đầy đủ và cân bằng các chất khoáng vi lượng, đa lượng, men, vitamin, acid amin sẽ làm cho lợn mẹ tăng sức đề kháng.
  17. 10 + Do xương chậu hẹp bẩm sinh là từ khi lợn con sinh ra đã bị hẹp xương chậu, sau khi nuôi hậu bị đến khi phối giống và đẻ bị hẹp xương chậu. Do thai quá to vì chế độ ăn, uống cho lợn nái khi có chửa không đúng quy trình kỹ thuật. Khi lợn chửa bị sốt cao do mắc các bệnh truyền nhiễm đã điều trị trong thời gian khá dài. + Do lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ hormone kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ. Do lợn nái bị liệt 1/3 thân sau; nơi đẻ, cách đỡ đẻ không đúng kỹ thuật hoặc chưa phù hợp và do đẻ ngược thai Triệu chứng: + Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được. + Cơn co bóp rặn đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu. + Nước ối tiết nhiều và có lẫn máu (màu hồng nhạt). Có trường hợp lợn nái đẻ được một con rồi nhưng vẫn đẻ khó ở con tiếp theo. Khi thò tay vào thấy thai nằm ngay xương chậu nhưng do đẻ ngược thai (quay lưng ra), do xương chậu hẹp hoặc bào thai quá to. Biện pháp can thiệp: Trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần tiêm Oxytocin 30 - 40 UI liều 5 ml/1 con nái, có thể tiêm vào tĩnh mạch là tốt nhất. Trường hợp không có kết quả, cần can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để lấy thai ra. Sau khi can thiệp xong, tiến hành thụt rửa tử cung bằng nước muối pha loãng, dùng các loại kháng sinh sau để tiêm chống viêm cho tử cung, âm đạo như: Ampicillin 10 mg/kg trọng lượng, ngày tiêm 2 lần; Ampi - kana 15 mg/kg trọng lượng/ngày; Genta - tylo 2 ml/10 kg trọng lượng; Gentamycin 4% tiêm 1 ml/6 kg trọng lượng và Lincomycin 10% tiêm 1 ml/10 kg trọng lượng. Dùng các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho lợn như Vitamin C, B - complex,
  18. 11 2.2.2.2. Bệnh viêm tử cung Lợn là loài gia súc đa thai, năng suất sinh sản cao cho nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều dễ bị tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém, sức đề kháng giảm. Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh, Trần Ngọc Bích và cs (2016) [1], đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%. Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sau khi sinh đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp niêm mạc hay các lớp cơ tử cung, gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [9]. a. Nguyên nhân Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [16], Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau: - Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển không bình thường gây khó đẻ hoặc lợn nái đẻ khó do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển không bình thường Phối giống quá sớm lợn nái tơ, nái già đẻ nhiều lứa, mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi dẫn đến sát nhau, nhau thai bị thối rữa tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn (Black W. G., 1983) [32]. - Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh lao thường gây nên bệnh viêm tử cung. - Trong thời gian mang thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột, protein và ít vận động nên cơ thể quá béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do
  19. 12 thiếu dinh dưỡng lợn nái bị ốm yếu, sức đề kháng giảm không thể chống lại vi trùng xâm nhập và gây viêm. - Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng gây xây xát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn. - Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh trực tiếp sang lợn nái. - Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài. Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ 36,57% tới 61,07%. Tỷ lệ mắc tập trung nhiều ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8 (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [26]. Viêm tử cung là một bệnh khá phổ biến ở gia súc cái sinh sản. Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia súc cái. Viêm tử cung là một trong những yếu tố gây vô sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong tử cung cản trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo độc tố có hại cho tinh trùng như: Spermiolisin (độc tố làm tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực bào tích tụ lại gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường bất lợi cũng dễ bị chết non (Lê Văn Năm và cs, 1999) [20]. b. Các thể viêm tử cung Theo Đặng Đình Tín (1986) [29], Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9], triệu chứng viêm tử cung thể hiện qua 3 thể viêm: - Viêm nội mạc: lợn có biểu hiện sốt nhẹ, dịch viêm có mầu trắng hoặc xám và có mùi tanh. Con vật có phản ứng đau nhẹ, phản ứng co bóp tử cung nhẹ.
  20. 13 - Viêm cơ: lợn có biểu hiện sốt cao, dịch viêm có mầu hồng hoặc nâu đỏ và có mùi tanh thối. Con vật có phản ứng đau rõ rệt, phản ứng co bóp tử cung yếu ớt. Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc của tử cung bị hoại tử. - Viêm tương mạc: Lợn có biểu hiện sốt rất cao, dịch viêm có mầu nâu, mầu rỉ sắt và có mùi thối khắm. Con vật rất đau kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc, phản ứng co bóp tử cung mất hẳn. c. Biện pháp điều trị Sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: Streptomycin 0,25 g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 0,1% 40 ml + VTM C (Smith và cs., 1995) [37]. Popkov (1999) [25] đã sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái viêm tử cung đạt kết quả cao. Streptomycin: 0,25 g, Penicillin: 500.000 UI, Dung dịch MgSO4 0,1% 40 ml + VTM C. Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, dùng rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước Etacridin 1/1.000 và 1/5.000, Furazolidon 1/1.000. Đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh Oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm Amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao. Đối với lợn nái sau khi đẻ, sảy thai và viêm nặng: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Iodine 10% pha 10 ml/1 lít nước, thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ. Sau
  21. 14 khi thụt rửa xong từ 4 - 6 giờ bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10% (5 ml thuốc pha 20 ml nước sinh lý) hay 4 g Streptomycin + 40.000 UI Penicillin ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp vào tử cung. Đồng thời tiêm Oxytocin 30 - 40 UI (liều 5 ml/1 lần) 2 lần trong ngày để tử cung co bóp tống dịch sản ra ngoài. Tiêm kháng sinh phổ rộng chống viêm như: Tetramycin LA, Amoxi 15% 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 48 giờ. Ngoài ra, tiêm các loại thuốc bổ trợ như: Urotropin giúp tăng cường bài tiết độc tố, thuốc hạ sốt, vitamin C liều cao và canxi hỗ trợ co bóp tử cung, các thuốc kháng viêm: Ketovet, 2.2.2.3. Bệnh viêm vú a. Nguyên nhân + Khi nghiên cứu về mô học và vi khuẩn học từ mẫu mô vú bị viêm cho thấy, vi khuẩn chính gây viêm vú là: Staphylococcus spp và Arcanobacterium pyogenes (Christensen và cs, 2007) [33]. + Khi lợn nái đẻ nếu chế độ nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật, nuôi không đúng cách, chuồng bẩn thì các vi khuẩn như: Mycoplasma, các cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột xâm nhập gây ra viêm vú. + Thức ăn không phù hợp cho lợn nái, không giảm khẩu phần ăn cho lợn nái trước khi đẻ một tuần sẽ làm cho lượng sữa tiết ra quá nhiều gây tắc sữa. Sau vài ngày đẻ mà lợn con không bú hết, sữa lưu là môi trường tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm như: E.coli, Streptococus, Staphylococus, Klebsiella (Duy Hùng, 2011) [12]. + Lợn con mới đẻ có răng nanh mà không bấm khi bú sẽ làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập tạo ra các ổ viêm nhiễm bầu vú. + Chỉ cho lợn con bú một hàng vú, hàng còn lại căng quá cũng dẫn đến viêm. + Do thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng hay thức ăn khó tiêu cũng ảnh hưởng đến quá trình cảm nhiễm vi trùng.
  22. 15 b. Triệu chứng Biểu hiện tại vú viêm với các đặc điểm: vú căng cứng, nóng, đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không tiết sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Tùy số lượng vú bị viêm mà lợn nái có biểu hiện khác nhau. Nếu do nhiễm trùng trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp chỉ một vài bầu vú bị viêm. Tuy vậy, lợn nái ít cho con bú, lợn con thiếu sữa nên liên tục đòi bú, kêu rít, đồng thời do bú sữa bị viêm, gây nhiễm trùng đường ruột, lợn con bị tiêu chảy. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [11], trước khi đẻ cần lau vú, xoa vú, tắm cho nái. Cho con bú mẹ sau khi đẻ được 1 giờ, cắt răng nanh cho lợn con. Tiêm kháng sinh 1,5 - 2 triệu đơn vị với 100 ml nước cất tiêm quanh vú, tiêm liên tục trong 3 ngày. c. Điều trị Chườm đá lạnh vào bầu vú viêm. Tiêm thuốc chống viêm như Prednizolon, Hydro - Cortizone (Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2004) [19]. Dùng Novocain tiêm tĩnh ạm ch tai, tiêm chỗ giáp nhau giữa phần bầu vú và phần sườn của lợn, tiêm nhắc lại sau một ngày. Dùng kháng sinh: Streptomycin, Penicillin, Ampicillin, Lincomycin liều đạt trên 200.000 - 500.000 UI, mỗi loại trên một lần tiêm cho 1 - 2 lần/ngày trong 3 - 5 ngày. Thực hiện phòng bệnh: Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho từng con trong đàn. Tăng cường ăn, uống, thức ăn phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vú bị viêm. Dùng các phương
  23. 16 pháp nhân tạo như chườm nóng, xoa bóp nhẹ lên vùng vú bị viêm (Duy Hùng, 2011) [12]. 2.2.3. Một số bệnh thường gặp ở lợn con 2.2.3.1. Tiêu chảy Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa loãng, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và bản thân nó không phải là bệnh đặc thù. a. Nguyên nhân - Do thời tiết thay đổi: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con một số cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [7]. - Lợn con bị nhiễm khuẩn: Hội chứng tiêu chảy ở lợn do nhiều loại vi khuẩn khác nhau như: E.coli, Salmonella, trong đó: Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. - Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn con chủ yếu là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt. - Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. - Khẩu phần ăn của lợn mẹ không cân đối, không đảm bảo về dinh dưỡng. - Bệnh tiêu chảy trên lợn con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi. - E.coli gây bệnh cho lợn con theo mẹ ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi.
  24. 17 b. Triệu chứng - Sàn chuồng có phân lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. - Lợn con có hiện tượng nôn ra sữa. - Lông, da lợn con bị bẩn do dính phân. - Vú lợn mẹ dính phân lợn con. c. Điều trị - Với Vimenro: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con 10 ngày tuổi. - Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. 2.2.3.2. Viêm phổi a. Nguyên nhân - Bệnh viêm phổi là bệnh do Mycoplasma hyopneumoniae gây ra, bệnh xảy ra trên lợn con ngay từ khi mới sinh ra, bệnh xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh cũng có thể do điều kiện chăn nuôi vệ sinh chuồng trại kém, thời tiết thay đổi do sức đề kháng của lợn giảm. Bệnh thường lây lan do nhốt chung với con nhiễm bệnh. - Viêm phổi thường xuất hiện ở giai đoạn sau của quá trình chăn nuôi, nhất là khi lợn sắp xuất chuồng dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế cho bà con. b. Triệu chứng Với bệnh viêm phổi ở lợn, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 - 3 ngày nhưng cũng có thể kéo dài lên đến vài tháng và phổ biến ở lợn sau khi cai sữa và trong thời gian vỗ béo chuẩn bị xuất chuồng. Khi mắc bệnh, lợn thường xuất hiện một số biểu hiện như chết đột ngột, có bọt và máu tươi xuất hiện ở mồm. Với những con còn sống sót, chúng thường bỏ ăn, sốt cao, khó thở.
  25. 18 c. Điều trị Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị: Tylogenta: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần. Clamoxon: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần. Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine (HCl): 2 ml/con. Điều trị trong 3 - 6 ngày. 2.2.3.3. Viêm khớp a. Nguyên nhân: Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà xát trên nền chuồng, qua vết thiến. b. Triệu chứng: Lợn con đi khập khiễng từ lúc 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh, nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. c. Điều trị Phác đồ: Tiêm Clamoxon 1 ml/10 kg TT/1 lần/2 ngày. Hoặc tiêm Pendistrep L.A. 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. 2.2.3.4. Dịch tiêu chảy cấp (PED) Đây là dịch bệnh nguy hiểm, sức lây lan nhanh xảy ra đối với các lứa lợn. Qua khảo sát các ổ dịch tiêu chảy cấp, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết xuất hiện trên lợn con theo mẹ là rất cao (tương ứng là 93,94%) và giảm dần theo lứa
  26. 19 tuổi. Các yếu tố liên quan đến việc lan truyền dịch bệnh giữa các trại phụ thuộc vào: khoảng cách giữa các trại lợn (trại càng gần có nguy cơ lây bệnh càng cao), quy mô chăn nuôi (tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở trại có quy mô chăn nuôi nhỏ, dưới 50 lợn nái), vệ sinh chăn nuôi (thực hiện 2 tuần một lần có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với 1 tuần một lần) và nguồn nước sử dụng không qua xử lý (tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở trại có nguồn nước chưa qua xử lý). Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của dịch tiêu chảy cấp trên lợn là tiêu chảy phân lỏng (100%), nôn mửa (90,33%), sau đó suy nhược, mất nước, chết nhanh (Nguyễn Tất Toàn, Đỗ Tiến Duy, 2013) [30]. Theo điều tra bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn tại 6 tỉnh: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy, có tới 83,9% lợn mang virus PED trong 31 trại nghiên cứu (Nguyễn Văn Điệp và cs, 2014) [5]. a. Nguyên nhân - Do 1 loại ARN virus sợi đơn thuộc họ Coronavirus gây ra. Với kích thước thuộc loại khá lớn so với nhiều virus khác từ 27 đến 30kb. Virus có 2 type chính, type 1 thường gây bệnh cho lợn sau cai sữa, type 2 gây bệnh cho lợn con theo mẹ, lợn mẹ và lợn hậu bị. Khi lợn khỏe mạnh tiếp xúc với các nguồn gây bệnh tiêu chảy cấp (PED) như: Lợn mang mầm bệnh, phân, tinh lợn, vật dụng chăn nuôi có mầm bệnh, xe vận chuyển, con người, nguồn nước Virus sẽ từ các nguồn đó xâm nhập vào cơ thể lợn chủ yếu thông qua đường tiêu hóa. b. Triệu chứng Với lợn con: Tiêu chảy quá nhiều kết hợp với nôn làm cho những lợn con này mất nước nặng dẫn đến mất nhiệt độ, nằm chồng lên nhau và nằm lên bụng lợn mẹ. Phân lợn con màu vàng nhạt, chủ yếu là sữa chưa tiêu hóa hết. Chúng sẽ chết trong vòng 3 - 4 ngày do mất nước. Khi chết, xác gầy kèm theo
  27. 20 các triệu chứng như mắt lõm sâu. Đồng thời, nếu mổ khám ta sẽ thấy các bệnh tích rất đặc trưng của bệnh tiêu chảy cấp như: - Thành ruột rất mỏng, trong suốt và có thể nhìn thấy chất chứa bên trong do lớp lông rung trên niêm mạc bị phá hủy và bào mòn. - Dạ dày có chứa nhiều sữa bị đóng vón. - Hạch màng treo ruột sưng to. - Xuất hiện các tia tĩnh ạm ch sữa song song với tĩnh ạm ch màng treo ruột. Với lợn choai hay lợn nái, sức đề kháng cao hơn đồng thời hệ thống lông rung trên niêm mạc ruột cũng khó bị phá hủy hơn nên tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết không cao như lợn con. Những lợn trong hệ tiêu hóa có rất nhiều loại chất chứa (không chỉ có mỗi sữa như lợn con theo mẹ) nên khi hệ thống lông rung ruột bị phá hủy, thức ăn không được tiêu hóa triệt để, các chất chứa trong ống tiêu hóa lên men làm cho phân tiêu chảy có màu xám, hay xám đen giống như xi măng hoặc có màu vàng (chủ yếu lợn choai). Đối với những lợn choai và lợn nái không chết, triệu chứng tiêu chảy sẽ biến mất sau 3 đến 4 tuần và đàn lợn bắt đầu phục hồi. Một thời gian sau, lợn nái hình thành miễn dịch và truyền sang sữa cho lợn con. Tỷ lệ chết của lợn trưởng thành thấp nên không ảnh hưởng lớn đến tổng đàn, nhưng ảnh hưởng lớn đến tình hình dịch bệnh do những lợn này mang mầm bệnh làm lây lan cho lợn con, đặc biệt là lợn nái hậu bị sẽ được nhập đàn để tiếp tục sinh sản. Mặt khác theo ghi nhận các đợt dịch ở Thái Lan của Olanratmanee và cs, (2010) [36], PED ảnh hưởng xấu đến năng suất sinh sản. Một khảo sát ở Trung Quốc cho thấy: trong các ổ dịch tiêu chảy cấp do PED, tỷ lệ nhiễm bệnh trên lợn con theo mẹ trong vòng 7 ngày lên đến 100% và tỷ lệ chết biến động 80 - 100%.
  28. 21 Thông thường: - Khi trại bị nhiễm lần đầu, toàn bộ lợn trong trại sẽ nhiễm bệnh và thường là rất nghiêm trọng. - Sau 3 năm, ở những trại đã từng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết lại cao do những lợn sau 3 năm thường là lợn mới về trại (lợn thay thế đàn) nên chưa có miễn dịch với mầm bệnh PED của trại đó. c. Điều trị Cách khắc phục: 2 biện pháp chính là auto vaccine và quản lý trại tổng thể tốt. + Auto vaccine (gây nhiễm nhân tạo) Với mục đích đẩy nhanh thời gian xuất hiện bệnh và kết thúc bệnh nhằm cắt dịch sớm. Cách làm như sau: - Chọn 1 lợn con còn sống (từ 1 - 3 ngày tuổi) có biểu hiện dấu hiệu bệnh. - Cắt lấy phần ruột non cùng với dịch chứa bên trong. Điều này rất quan trọng vì virus nằm trong tế bào nhung mao và tế bào bong tróc vào lòng ruột. Không sử dụng ruột đã bị mỏng và trong suốt vì không có đủ lượng virus gây dịch tiêu chảy cấp (PED) bên trong. - Nghiền nhỏ đoạn ruột vừa cắt ra, cho thêm vào đó 1 lít nước muối sinh lý và 6 gam kháng sinh bột để giảm tạp nhiễm (thường là Amoxicillin kết hợp với Colistin) trộn đều với nhau. Một bộ huyễn dịch chỉ cho 10 - 12 lợn nái trong các giai đoạn: lợn hậu bị, lợn nái đã cai sữa, lợn nái mang thai 13 tuần tuổi và nái đang nuôi con ăn vaccine vì
  29. 22 miễn dịch không kịp sinh ra để bảo vệ lợn con mà ngược lại còn truyền nhiễm bệnh cho lợn con. Lợn nái mang thai < 2 tháng tuổi có thể bị sẩy thai nếu ăn huyễn dịch này. - Nên cho lợn ăn 1 lần cùng với cám khô và đảm bảo lợn ăn hết. - Những lợn nái nhiễm bệnh tiêu chảy cấp (PED) rồi thì không cho ăn auto vaccine nữa. - Khi cho lợn nái ăn auto vaccine vẫn phải tiêm thêm kháng sinh phòng bội nhiễm. - Một thời gian sau khi bị dịch, trại tiếp tục nhập lợn hậu bị thay thế đàn, trong quá trình nuôi cách ly, ta nên cho những lợn này ngửi phân và nhau thai của những con nái cũ trong trại để hệ thống miễn dịch của lợn làm quen với mầm bệnh và sinh ra miễn dịch thụ động cho chính con nái đó. Sau khi ăn auto vaccine, những con nái đều có hiện tượng tiêu chảy nhẹ. Nếu không tiêu chảy thì cho ăn liều tăng lên đến khi có hiện tượng tiêu chảy thì ngừng. Miễn dịch được sinh ra sau khi ăn auto vaccine 2 - 3 tuần, kháng thể sẽ truyền cho lợn con, giúp lợn con vượt qua 7 ngày đầu. Một số lưu ý: - Ruột lợn ở trại nào chỉ hiệu quả với trại đó và chỉ hiệu quả với tình hình dịch tại thời điểm đó. - Lợn thịt chưa nhiễm bệnh thì không nên cho ăn. - Cần tính toán, lấy ruột bảo quản trong ngăn đá đề phòng trường hợp thiếu ruột để làm auto vaccine. - Loại thải những lợn cai sữa có khối lượng < 4,5 kg. + Quản lý tổng thể để kiểm soát bệnh tiêu chảy cấp (PED): Ngoài các biện pháp tổng thể như thiết lập hệ thống an toàn sinh học, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài, vệ sinh sát trùng ta cần tập
  30. 23 trung chú trọng vào những điểm chính như sau: Ngăn chặn các mầm bệnh dịch tiêu chảy cấp (PED) phát bằng các kháng sinh uống và tiêm kết hợp với bổ sung đường glucose 5%, điện giải, vitamin C Trộn Amoxicillin kết hợp với Dynamutillin theo tỷ lệ 1:1 vào thức ăn với liều 10 mg/kg thể trọng. Tiêm kháng sinh Amoxycillin 2 ml/10 kg thể trọng. Uống thêm đường glucose 5%, điện giải, vitamin tổng hợp 2.2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999) [17], bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc cái sinh sản. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2007) [26], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi sinh. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. Trong đó, biểu hiện chậm động dục khi xảy ra sẽ làm giảm sức sinh sản của lợn nái, giảm số vòng quay lứa đẻ trong năm. Ngoài ra, phải tốn chi phí thuốc điều trị, phải loại thải sớm lợn nái do chậm động dục làm giảm hiệu quả kinh tế của trại chăn nuôi.
  31. 24 Lê Xuân Cương (1986) [4], lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (2002) [3], cho rằng: Khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa. Nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương gây viêm tử cung. Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau. Nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thương đường sinh dục trên lợn nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu hiện của viêm tử cung (Nguyễn Văn Thanh, 2007 [26]). Cũng theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2007) [26], có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung: Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi Nhưng nguyên nhân chính luôn xuất hiện trong tất cả các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng. Đồng thời cũng có nhiều tác giả đã có những tổng kết về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn: Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2007) [26], lợn nái sau khi sinh bị viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm lợn thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lợn lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục của lợn nái chủ yếu là ở nhóm lợn bị viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn nái chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan sinh dục bên ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [16], thì: bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang
  32. 25 lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [2], cho biết, ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Khi gia súc bị viêm tử cung có thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng Oxytoxin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2003) [6], cho biết: Trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Điều trị viêm vú bằng cách: Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10 ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [9], cho biết: viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và cs, 2004) [18].
  33. 26 Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: thiếu dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Theo Đặng Đức Thiệu (1978) [28], cho biết, sát nhau trên lợn nái ít xảy ra, nhưng nếu lợn nái bị sát nhau sẽ đưa đến nhiễm trùng và gây viêm tử cung. Điều kiện môi trường thay đổi đột ngột như: Thời tiết môi trường thay đổi quá nóng hay quá lạnh trong thời gian đẻ cũng dễ đưa đến viêm tử cung. Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh (2016) [27], cho biết tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái là 76,38%, biến động từ 62,10 - 86,96%. Hầu hết lợn nái phải can thiệp bằng tay khi đẻ đều bị viêm tử cung (96,47%). Trong khi đó lợn không cần can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%. Tỷ lệ viêm tử cung ở nái có thai chết lưu và lợn nái không có thai chết lưu lần lượt là 81,63% và 73,91%. Ở lợn nái đẻ lứa đẻ từ 1 - 6, tỷ lệ viêm tử cung biến động từ 70,07% - 93,33%. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2016) [27], đưa ra 3 phương pháp điều trị viêm tử cung ở lợn nái: - Phương pháp 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1% ngày/lần, sau khi thụt rửa đợi hay khích thích cho dung dịch thụt rửa đẩy hết ra ngoài, sau đó thụt kháng sinh ngày/lần, liệu trình từ 3 - 5 ngày. - Phương pháp 2: dùng PGF2α hay các chế phẩm của nó như Etrumat, Oestrophan, Prosalrin, Hanprost, Lutalyse, Tiêm dưới da theo liều chỉ dẫn, tiêm 1 lần, sau đó thụt vào tử cung 200 - 500 dung dịch Lugol ngày/lần. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.
  34. 27 - Phương pháp 3: Oxytocin 6 - 8 ml, tiêm dưới da, Lugol 200 - 500 ml kết hợp với kháng sinh bơm vào tử cung, đồng thời dùng kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh ạm ch tai ngày/lần, liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày. Lý Thị Liên Khai (2001) [14], phân lập E.coli từ lợn tiêu chảy và lợn khỏe cho biết các chủng E.coli mang kháng nguyên K88, K99 và 987P là nguyên nhân chính gây bệnh cho lợn con 1 - 2 tuần tuổi. Nguyễn Thị Oanh (2003) [21], khi nghiên cứu về tình hình nhiễm Salmonella ở vật nuôi tại Đắk Lắk đã chỉ ra lợn 2 - 4 tháng tuổi nhiễm Salmonella cao nhất 24,78%, lợn khỏe tỷ lệ nhiễm Salmonella là 11,20% trong khi đó ở lợn tiêu chảy tỷ lệ này là 23,65%. Hoàng Thị Phi Phượng, Trần Thị Hạnh (2004) [23], cho rằng sau khi lợn ăn thức ăn nhiễm Salmonella và E. coli kéo dài sẽ gây ra tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, nhiều nước; thể trạng gầy gò, mệt mỏi, chậm chạp. Các cơ quan nội tạng biểu hiện bệnh tích không bình thường đặc biệt ở gan và ruột. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [15], cho biết: tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm theo tuổi, cao nhất ở giai đoạn sau cai sữa đến 2 tháng (13,90%), sau đó giảm dần và chỉ còn 5,55% ở lợn trên 6 tháng tuổi. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [7], cũng cho rằng: tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cũng giảm theo tuổi, lợn giai đoạn sau cai sữa đến 2 tháng tuổi mắc nhiều nhất (18,61%), tỷ lệ lợn mắc bệnh giảm chỉ còn 8,04% ở lợn trên 6 tháng tuổi. Cũng theo tác giả, lợn nuôi ở vụ Xuân, Hè mắc tiêu chảy nhiều (14,44 và 17,09%), tỷ lệ lợn mắc thấp hơn ở 2 mùa Đông, Thu (10,72 và 11,84%). Lợn nuôi ở nền xi măng tỷ lệ mắc bệnh là 11,30%; nền gạch là 10,35%; nền đất là 20,34%. Theo Trần Đức Hạnh (2013) [10]: lợn con ở 1 số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.
  35. 28 Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [8], kết luận: Tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao tỷ lệ mắc tiêu chảy cao (26,98 - 38,18%). 2.2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao. Madec F, Neva (1995) [35], khi tiến hành nghiên cứu bệnh lý sinh thái vào năm 1991 trên số đàn lợn xứ Brơ - Ta - Nhơ (Pháp) với chủ đề bệnh lý sinh đẻ cho thấy 15% số lợn nái bị viêm tử cung. Theo Madec F (1995) [35], viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 - 72 giờ. Theo Madec F (1995) [35], kiểm tra y tế xứ Brơ - Ta - Nhơ thấy 26% số lợn nái có bệnh viêm tử cung. Ngoài ra 2% số lợn nái có bệnh tích thoái hóa mô nội mạc tử cung với đặc điểm thành tử cung có cấu tạo sợi fibrine. Theo Xobko và cs (1987) [41], nguyên nhân của bệnh viêm tử cung là do tử cung bị tổn thương, sát nhau. Bệnh phát triển do chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, không đủ chất dinh dưỡng, đưa vào đường sinh dục các chất kích thích đẻ khác nhau, chúng phá hủy hoặc làm kết tủa các chất nhầy ở bộ máy sinh dục. Theo Xobko và cs (1987) [41], khi điều tra 147 con lợn nái 1 - 6 tuổi trong vòng 1 - 2 năm không chửa thấy, 50% trường hợp bị viêm trong tử cung và những biến đổi có u ở ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung. Theo Bilkei (1994) [31], viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do
  36. 29 nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Urban (1983) [39], Bilkei (1994) [31], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Smith (1995) [37], Taylor (1995) [38], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Ở Pháp các tác giả Pierre brouillt và Bernarrd faroult (2003) [24], đã nghiên cứu và kết luận: Điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của 30 phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Các nghiên cứu của A.V.Trekaxova (1983) [40], về chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng Novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch Novocain 0,5% liều từ 30 - 40 ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 8 - 10 cm. Dung dịch Novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị Penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong Novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần. Tiêu chảy ở lợn xuất hiện khắp thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu và công bố kết quả bệnh xuất hiện ở mọi phương thức chăn nuôi truyền thống
  37. 30 hay chăn nuôi công nghiệp, thậm chí cả điều kiện chăn nuôi sạch cũng không loại trừ được bệnh. Glawis Chning E, Bacher. H (1992) [34], lại xác định Clostridium perfringens Typ A và Typ C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Tại Ấn Độ, serotype thường xuyên phân lập được trong lợn mắc bệnh tiêu chảy tại O88. Tại Tiệp Khắc, serotype của vi khuẩn E.coli thường xuyên phân lập được từ lợn mắc bệnh tiêu chảy là: O8; O16; O147; O152.
  38. 31 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lợn nái và lợn con theo mẹ (từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi) nuôi tại trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Các bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm thực hiện: Trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 17/11/2017 đến ngày 18/05/2018. 3.3. Nội dung tiến hành - Đánh giá tình tình sản xuất của trại trong 3 năm qua (2016, 2017 và 5 tháng 2018). - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn. - Thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn của trại. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái, lợn con của trại. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con của trại. - Thực hiện một số công tác khác tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tình hình chăn nuôi của trại trong 3 năm qua (2016, 2017, và 5 tháng 2018). - Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập. - Kết quả vệ sinh phòng bệnh tại trại. - Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn bằng thuốc và vaccine. - Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. - Tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ tại trại.
  39. 32 - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại. - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ tại trại. - Kết quả thực hiện một số công tác khác tại trại. * Công thức tính toán một số chỉ tiêu: - Tỷ lệ mắc bệnh: Σ Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Σ Số con theo dõi (con) - Tỷ lệ khỏi bệnh: Σ Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 Σ Số con điều trị (con) 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin thông qua sổ sách của trại, kết hợp với kết quả theo dõi của bản thân. 3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tại trại Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này, nên trong suốt thời gian thực tập, chúng tôi đã thực hiện tốt các công việc như: + Hàng ngày, trước khi vào chuồng trại để làm việc, tất cả công nhân và sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng. + Việc đầu tiên khi vào chuồng lợn, chúng tôi tiến hành kiểm tra số lượng lợn con để giao ca và cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. + Lau sàn nhựa bằng nước pha loãng với dung dịch sát trùng. + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
  40. 33 Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320 sát trùng/1000 lít nước. Khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên khu vực chuồng bầu, lợn con sang khu chuồng cai sữa, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố, sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng bầu xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại Trong chuồng Ngoài khu Ngoài Thứ Chuồng Chuồng vực chăn Chuồng đẻ Chuồng nái chửa Cai sữa nuôi Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 2 + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và trùng lang cuối chuồng Xả vôi xút Thứ 3 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng gầm Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 4 + rắc vôi hành Xả vôi xút gầm trùng đầu và trùng lang cuối chuồng Phun sát trùng Phun sát Thứ 5 Phun ghẻ + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và lang cuối chuồng Phun sát trùng Phun sát Phun sát Thứ 6 + rắc vôi hành Phun sát trùng trùng đầu và trùng lang cuối chuồng Phun sát Phun sát trùng toàn Thứ 7 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng trùng bộ khu vực chăn nuôi Phun sát trùng Phun sát trùng Chủ Phun sát + rắc vôi hành Xả vôi xút gầm đầu và cuối nhật trùng lang chuồng (Nguồn: Kỹ thuật trại cung cấp)
  41. 34 3.4.2.3. Phương pháp áp dụng quy trình tiêm phòng và điều trị bệnh tại trại * Quy trình tiêm phòng Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn nái của trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Được thực hiện rõ qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái Tên thuốc, Liều Tuổi Phòng bệnh Lần Vị trí vaccine lượng Theo Amoxiylin Trộn thức Sau nhập Hô hấp 1 hướng dẫn Tiamulin ăn về 1 tuần bao bì LMLM LMLM 1 2 ml/con Tiêm bắp Sau nhập JXA1-R Tai xanh 1 2 ml/con Tiêm bắp về 2 tuần Sau nhập Colapest Dịch tả heo 1 2 ml/con Tiêm bắp về 3 tuần Sau nhập Pavo Khô thai 2 2 ml/con Tiêm bắp về 4 tuần Sau nhập Auphylus Giả dại 1 2 ml/con Tiêm bắp Nái về 5tuần hậu bị Sau nhập Cercovac Cerco 1 2 ml/con Tiêm bắp về 6 tuần Sau nhập Pavo Khô thai 2 2 ml/con Tiêm bắp về 7 tuần Sau nhập LMLM LMLM 2 2 ml/con Tiêm bắp về 8 tuần Ký sinh 20 ml/5 lít Tắm Sau nhập Tăctic 2 trùng nước (phun) về 9 tuần Tai xanh 2 2 ml/con Tiêm bắp Sau nhập Giảm stress, Trộn thức 3 về 10 Vitamin chuẩn bị ăn hoặc ngày tuần phối giống tiêm bắp (Nguồn: Kỹ thuật trại cung cấp)
  42. 35 Đối với lợn đực: - Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vaccine dịch tả Colapets, 4 tuần tiêm phòng vaccine lở mồm long móng Aftopor, vaccine giả dại Begonia. - Lợn đực khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vaccin dịch tả Colapets. Tháng 4; 8; 12 tiêm phòng vaccine lở mồm long móng Aftopor, vaccine giả dại Begonia. * Công tác điều trị bệnh. Để điều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồ điều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày tôi và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bị ốm. Trong thời gian thực tập tôi đã được tham gia và điều trị một số bệnh sau:  Bệnh viêm tử cung lợn - Phác đồ điều trị: + Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Han - iodine 0,1% sau đó dùng 2.000.000 UI Penicilin hòa với 50 ml nước cất thụt vào tử cung lợn. Ngày 1 lần, thường làm 1 lần duy nhất, trường hợp nặng từ 2 – 3 lần. + Pendistrep: 1 ml/10 kg TT/ 1 ngày/1 lần. + Clamoxon: 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần. + Oxytocine: 5 ml/con + Vitamin B1: 5 ml/30 kg TT. Tiêm bắp, 2 lần/ngày. Điều trị trong 3 ngày.  Bệnh viêm vú - Phác đồ điều trị: + Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh. + Toàn thân: Tiêm Diclofenac: (1 ml/10 kg TT/lần/ngày).
  43. 36 Tiêm Clamoxon: (1 ml/10 kg TT/lần/2 ngày).  Hội chứng tiêu chảy ở lợn con - Phác đồ điều trị: Hội chứng tiêu chảy ở lợn con có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc. Tại trang trại điều trị bằng thuốc sau: Vimenro: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con 10 ngày tuổi. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.  Bệnh viêm phổi Phác đồ điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị: Tylogenta: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần Clamoxon: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần. Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine (HCl): 2 ml/con. Điều trị trong 3 - 6 ngày.  Bệnh viêm khớp Phác đồ điều trị: Phác đồ: Tiêm Clamoxon 1 ml/10 kg TT/lần/2 ngày. Hoặc tiêm Pendistrep L.A. 1 ml/10 kg TT/ngày/lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. 3.4.2.4. Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con nuôi tại trại Chúng tôi sử dụng quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả. * Quy trình chăm sóc lợn nái - Chăm sóc lợn nái mang thai.
  44. 37 Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu 1, chuồng bầu 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn thức ăn có số hiệu là 3030 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần chửa 11 ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 1,5 - 2 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 12 đến tuần chửa 13 ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 2,2 - 3 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi ăn thức ăn số hiệu 3030 với tiêu chuẩn 3,5 - 4 kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày. - Chăm sóc lợn nái đẻ: Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 4 - 7 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn thức ăn có số hiệu 3060 với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày chia làm ba bữa sáng, chiều, tối, mỗi ngày tăng lên 0,5 kg. * Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. - Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi và tiêm Fe - Dextran - B12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy. Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.
  45. 38 Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực. Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 9271. Lợn con được 10 - 14 ngày tuổi tiêm vaccine Mycoplasma. Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con. Lợn con được 28 ngày tuổi tiêm phòng vaccine dịch tả. 3.4.2.5. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh - Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hàng ngày. - Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại cơ sở được xử lý bằng phần mềm Microsolf Excel trên máy tính.
  46. 39 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại sinh thái Thanh Xuân trong 3 năm (2016 - 2018) Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại thì cơ cấu đàn lợn nái của trại trong 3 năm gần đây được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của Trang trại sinh thái Thanh Xuân qua 3 năm (2016 - 2018) (Đơn vị: con) STT Loại lợn 2016 2017 2018 1 Lợn đực giống 14 17 21 2 Lợn nái hậu bị 50 110 89 3 Lợn nái sinh sản 921 1008 987 4 Lợn con 20031 26625 7564 (*: tính đến tháng 5 năm 2018) Từ bảng 4.1 ta thấy số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn trong năm 2017 cao hơn so với số lợn năm 2016. Số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi của trại có xu hướng phát triển theo hướng ổn định. Số lượng các loại lợn nuôi của trại rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Số lợn con và lợn thịt là cao nhất, số lợn nái có xu hướng tăng lên nhưng không nhiều qua các năm. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: Số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng lên do số nái tăng nên nhu cầu khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng. Bên cạnh đó là việc loại thải những
  47. 40 con đực giống kém chất lượng. Trong quá trình thực tập tại trại, vào 10/2/2018 trại dã nổ ra dịch PED. Vì vậy, số lượng lợn con mắc bệnh và chết số lượng lớn trên 1000 con. 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn 4.2.1. Số lượng lợn nái và lợn con trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại sau 6 tháng thực tập Để thực hiện được biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ, chúng tôi được phân công quản lý đàn lợn nái, lợn con của trại. Kết quả được thực hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Giống lợn F1 Tháng Landrace Yorkshire STT (Yorkshire-Landrace) theo dõi (con) (con) (con) Lợn nái Lợn con Lợn nái Lợn con Lợn nái Lợn con 1 12/2017 16 198 13 173 8 125 2 1/2018 12 169 18 195 8 127 3 2/2018 14 175 19 218 7 121 4 3/2018 15 179 15 181 10 148 5 4/2018 9 136 16 197 17 153 6 5/2018 21 236 19 208 10 172 Tổng 87 1093 100 1172 60 846 Từ bảng 4.2 cho thấy tổng đàn lợn chúng tôi được phân công chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập tại trại là 247 lợn nái và 3111 lợn con. Trong đó giống lợn Landrace, Yorkshire và dòng lợn lai F1 (Yorkshire - Landrace) lần lượt là 87 con, 100 con và 60 con. Số lượng giống lợn
  48. 41 Landrace, Yorkshire và dòng lợn lai F1 (Yorkshire - Landrace) lần lượt là 1093 con, 1172 con và 846 con. 4.2.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và đàn lợn con trong 6 tháng thực tập 4.2.2.1. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái - Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn số hiệu 3060 với tiêu chuẩn 2,0 - 2,2 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày (tùy vào thể trọng lợn nái béo hay gầy mà tăng giảm 10% khối lượng thức ăn). - Lợn nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn số hiệu 3060 với tiêu chuẩn 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. - Lợn nái dạ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn số hiệu 3060 với tiêu chuẩn 5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. - Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. - Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 6 giờ 30 phút, chiều lúc 15 giờ 30 phút, tối lúc 23 giờ 30 phút, mỗi ngày tăng lên 0,5 kg. 4.2.2.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng lợn con Chuồng lợn đẻ phải ấm áp, sạch sẽ, khô ráo, tránh gió lùa. - Sau khi đẻ ra, lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh. - Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, cắt đuôi, thiến lợn đực và tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy. - Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho uống thuốc phòng cầu trùng. - Lợn con từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 9271. - Lợn con từ 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn. Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, đặc biệt ở giai đoạn này lợn con thường hay mắc bệnh phân trắng.
  49. 42 Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mái, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con. 4.3. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn tại trại 4.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại, vệ sinh con người, Trong thời gian thực tâp ̣ chúng tôi đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng và định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệ sinh. Sau đây là kết quả vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại mà tôi đã thực hiện, được trình bày qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Kết quả Số lượng Tỷ lệ STT Công việc thực hiện (lần) (%) (lần) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 164 91,11 Sát trùng định kỳ xung quanh 2 96 90 94,66 chuồng trại Phun thuốc sát trùng trong 3 96 90 94,66 chuồng 4 Quét và rắc vôi đường đi 175 175 100,00 Kết quả bảng 4.3 cho thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên đảm bảo theo đúng quy định. Theo quy
  50. 43 định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày và trong 6 tháng thực tập tại trại tôi đã thực hiện được 164 lần (đạt tỷ lệ 91,11% so với số lần phải vệ sinh trong 6 tháng) vệ sinh chuồng và 175 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 100% so với số lần phải rắc vôi chuồng trong 6 tháng tại trại). Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 3 lần/tuần. Nếu trại có dịch bệnh xảy ra thì sẽ tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày, 3 tháng đầu không xảy ra dịch bệnh nên số lần phun sát trùng xung quanh chuồng và trong chuồng là 90 lần (đạt tỷ lệ 94,66% so với số lần phun trong 6 tháng). Qua thực tập tại trại 6 tháng, tôi đã nắm bắt và vận dụng được các công việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi lợn như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được tối đa dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi tại trại chăn nuôi lợn. 4.3.2. Công tác phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vaccine Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng có sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong 6 tháng thực tập tại trại, tôi đã được cùng tham gia vào quy trình phòng bệnh cho đàn lợn con và lợn nái tại trại và sau đây là kết quả của quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho đàn lợn tại trại được trình bày qua bảng 4.4.
  51. 44 Bảng 4.4. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại An toàn Số lượng Loại lợn Thuốc/vaccine Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) Tiêm chế phẩm Fe - Dextran - 1905 1253 65,77 B12 phòng bệnh thiếu máu Lợn con Cầu trùng (cho uống) 643 643 100,00 Tiêm vaccine dịch tả lợn 425 425 100,00 Tiêm vaccine Mycoplasma 358 358 100,00 Tiêm vaccine khô thai (Parvo) 110 56 50,91 Lợn nái Tiêm vaccine dịch tả (Coglapest) 610 293 48,03 Tiêm vaccine giả dại (Begonia) 610 235 38,52 Tiêm vaccine Parvo lần 1 + giả 234 45 19,23 dại lần 1 (AD1) Tiêm vaccine dịch tả (SFV) + lở 217 101 46,54 mồm long móng (FMD) Lợn hậu bị Tiêm vaccine Mycoplasma 234 48 20,51 Tiêm vaccine PRRS (tai xanh) 245 78 31,83 Tiêm vaccine Parvo lần 2 + giả 234 44 18,80 dại lần 2 Kết quả bảng 4.4 cho thấy tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con, lợn nái và lợn hậu bị bằng thuốc và vaccine của trại. Lợn con từ 2 - 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran - B12 để phòng bệnh thiếu máu ở lợn con kết quả đạt 65,77%; lợn con được cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng, được tiêm vaccine dịch tả lợn, vaccine Mycoplasma đạt 100%.
  52. 45 Đối với lợn nái được tiêm vaccine khô thai (Parvo), vaccine dịch tả (Coglapest) và vaccine giả dại (Begonia), kết quả tiêm lần lượt là 50,91%, 48,03% và 38,52%. Đối với lợn nái hậu bị được tiêm phòng vaccine khô thai (Parvo) và vaccine giả dại (Begonia) 2 lần, lần 1 đạt tỷ lệ là 19,23 % và lần 2 đạt tỷ lệ là 18,80%. Lợn nái hậu bị cũng được tiêm vaccine dịch tả (SFV), lở mồm long móng (FMD), vaccine phòng bệnh suyễn lợn và vaccine tai xanh kết quả tiêm lần lượt là 46,54%; 20,51% và 31,83%. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn của trại mà tôi đã làm được như trình bày ở bảng 4.2 là chưa cao. Lý do là do thời gian đầu chưa có kỹ năng tiêm phòng nên tôi đã quan sát cán bộ kỹ thuật tiêm để học hỏi, sau khi đã có kinh nghiệm và nắm bắt các thao tác kỹ thuật, tôi mới thực hành tiêm. Mặc dù kết quả đạt được chưa cao nhưng đến nay tôi đã nắm vững mỗi thao tác của kỹ thuật tiêm phòng cho đàn lợn và thực hiện tiêm phòng cho đàn lợn một cách thành thạo. 4.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại 4.3.3.1. Công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn nái nuôi tại trại Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái sinh sản, tôi thấy rằng lợn nái hay mắc nhất bệnh viêm tử cung sau khi đẻ và bệnh viêm vú, kết quả theo dõi được trình bảy ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản nuôi tại trại Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh T ỷ lệ mắc Bệnh (con) (con) (%) Viêm tử cung 247 91 36,84 Viêm vú 247 35 14,17
  53. 46 Kết quả bảng 4.5 cho thấy trong tổng số 247 lợn nái được tôi theo dõi trong thời gian 6 tháng, dựa trên triệu chứng lâm sàng của viêm tử cung và bệnh viêm vú chúng tôi thấy có 91 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ, chiếm tỷ lệ 36,84%, trong đó có 30 con có cường độ bệnh nhẹ, ăn uống giảm, lợn có trạng thái đau đớn nhẹ, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài dịch viêm nhưng ít; số lợn còn lại cường độ bệnh nặng, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, lợn có trạng thái đau đớn, có khi cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tĩnh, từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ và những tổ chức chết, có mùi hôi. Trong tổng số 247 lợn nái theo dõi, có 35 lợn nái bị bệnh viêm vú, chiếm tỷ lệ 14,17%, biểu hiện vú căng cứng, nóng, đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có lợn cợn lẫn máu; sau 1 - 2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn, sốt cao 40 - 41,50C. Theo Trần Tiến Dũng và cs, (2002) [9], lợn nái bị viêm tử cung là 30 - 50%, và theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh và cs, (2002) [9], lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Văn Thanh, (2016) [27], tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96%. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì thấy rằng lợn nái trong trại tôi thực tập có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường. 4.3.3.2. Công tác chẩn đoán bệnh trên đàn lợn con nuôi tại trại Để đánh giá tình hình mắc một số bệnh trên đàn lợn con của trại, chúng tôi tiến hành theo dõi 3111 lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh ở lợn con theo mẹ nuôi tại trại Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ mắc Bệnh (con) (con) (%) Tiêu chảy 3111 1953 62,78 Viêm phổi 3111 375 12,05 Viêm khớp 3111 315 10,13
  54. 47 Nhận xét: Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi là đối tượng mắc rất nhiều bệnh. Qua bảng ta thấy, tình hình bệnh phổ biến nhất ở trại là tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao 62,78% trên số lượng lợn con tính đến tháng 5 năm 2018, với hiện tượng lợn con nôn ra sữa, lông, da lợn con bị bẩn do dính phân, vú lợn mẹ dính phân lợn con, sàn chuồng có phân lỏng, màu vàng hoặc màu trắng; tỷ lệ bệnh viêm phổi và viêm khớp tương đối thấp không đáng ngại, nhưng cần phải chú ý không được tăng lên thêm, trong đó bệnh viêm phổi lợn có biểu hiện tiếng ho kéo dài, lợn con thở thể bụng; còn đối với viêm khớp thấy lợn con đi khập khiễng, khớp chân sưng lên thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân, lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau. 4.3.3.3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ kỹ thuật, tôi đã tham gia công tác điều trị một số bệnh cho đàn lợn nái sinh sản. Kết quả được trình bày tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại Kết quả Số con Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình Số con Tỷ lệ khỏi điều trị (%) (con) +Pendistrep: 1 ml/10 kg TT/ 1 - Pendistrep ngày/1lần hoặc tiêm Clamoxon: Viêm tử - Clamoxon 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần 91 82 90,11 cung - Oxytocine + Oxytocine: 5 ml/con - Vitamin B1 +Vitamin B1: 5 ml/30kgTT + Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá - Diclofenac lạnh Viêm vú - Clamoxon + Toàn thân: Tiêm Diclofenac: (1 35 28 80,00 ml/10 kg TT/1 lần/ngày). Tiêm Clamoxon: (1 ml/10 kg TT/1 lần/2 ngày).
  55. 48 Qua bảng 4.7 ta thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất và cao hơn số lợn mắc bệnh viêm vú rất nhiều chiếm tỷ lệ 90,11%, đối với cường độ nhẹ thì ta chỉ cần tiêm kháng sinh và Oxytocine; còn đối với cường độ nặng ngoài tiêm cho lợn kháng sinh và Oxytocine thì ta cần phải tiến hành thụt rửa tử cung bằng dung dịch Han - iodine 0,1 % sau đó dùng 2.000.000 UI Penicilin hòa với 50 ml nước cất thụt vào tử cung lợn, ngày 1 lần, thường làm 1 lần duy nhất, trường hợp nặng từ 2 – 3 lần và tiêm cho lợn thêm thuốc bổ. Theo tôi sở dĩ tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái nuôi tại trại cao là do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi cao độ với điều kiện của nước ta, như nuôi dưỡng, chăm sóc trong khi đẻ chưa được tốt và thời tiết không thuận lợi. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh viêm tử cung của lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo không đúng kỹ thuật đã làm xây xát niêm mạc tử cung, cũng có phần nguyên nhân là do vệ sinh khi phối chưa đảm bảo đúng kỹ thuật nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh. Hay là, do quá trình can thiệp khi lợn đẻ khó và sử dụng dụng cụ khám thai chưa đảm bảo vệ sinh làm cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào gây viêm nhiễm. 4.3.3.4. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ tại trại Trong thời gian thực tập tôi đã tham gia điều trị một số bệnh cho đàn lợn con của trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
  56. 49 Bảng 4.8. Bảng kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại Kết quả Tên Thuốc điều Số con Liệu trình Số con Tỷ lệ bệnh trị khỏi điều trị (%) (con) - Với Vimenro: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con 10 ngày tuổi. - Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. - với Tylogenta: 1,5 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần - với Hitamox LA: 1,5 ml/con. Tiêm - Tylogenta Viêm bắp ngày/lần. - Clamoxon 375 309 82,40 phổi Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine (HCl): 2 ml/con. - Điều trị trong 3 - 6 ngày. Tiêm Clamoxon: 1 ml/10 kg TT/1 lần/2 ngày. - Clamoxon Viêm Hoặc dùng Tiêm: Pendistrep L.A 1 - Pendistrep 315 197 62,54 khớp ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần. L.A Tiêm bắp. Điều trị trong 3 - 5 ngày. Kết quả bảng 4.8 số lượng lợn con mắc hội chứng tiêu chảy cao, chủ yếu mắc khi thời tiết khí hậu thay đổi, mưa nhiều Số con được điều trị khỏi là 1872 con, chiếm 95,85%. Lợn con mắc viêm phổi cũng tương đối, số lợn con mắc viêm phổi tôi theo dõi là 375 con và sau điều trị đã khỏi 309 con chiếm tỷ lệ 82,40%. Số con mắc viêm khớp không cao, số lợn con mắc viêm khớp tôi theo dõi và điều trị khỏi là: 197 con, chiếm tỷ lệ 62,54%.
  57. 50 4.4. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ và tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp, tôi còn tham gia một số công việc như: đỡ đẻ cho lợn nái, thiến lợn đực, mài nanh, bấm tai lợn con, vắt sữa đầu lợn nái sắp đẻ và đang đẻ cho lợn con còi uống. Bảng 4.9. Kết quả một số công tác khác Số lượng Kết quả Tỷ lệ TT Nội dung (con) (con) (%) 1 Mài nanh 67 67 100 2 Bấm số tai 105 105 100 3 Cắt đuôi 105 105 100 4 Đỡ đẻ cho lợn 75 75 100 5 Thiến lợn đực con 60 60 100 6 Thụ tinh nhân tạo cho lợn 17 17 100 Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng, trị bệnh cho lợn và tiến hành nghiên cứu nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn tham gia một số công việc sau: - Trực và đỡ đẻ cho lợn: Trước khi đỡ đẻ chuẩn bị khăn lau, ổ úm lợn con, máy mài nanh, panh kẹp, kéo, bông cồn, xi lanh, thuốc Oxytocine, dây buộc rốn, bột lăn. Tôi đã tham gia đỡ đẻ 75 ca, các ca đều đạt về số lượng lợn con sơ sinh an toàn. Khi lợn con đẻ ra dùng khăn lau sạch nhớt ở mũi, miệng, toàn thân, thắt rốn, sau đó dùng bông cồn sát trùng vị trí cắt rốn và xung quanh gốc rốn, cho lợn lăn qua bột. Rồi để lợn con nằm sưởi dưới bóng điện hồng ngoại 30 phút sau đó cho lợn con bú sớm sữa đầu.
  58. 51 Sau khi lợn nái đẻ xong tiêm Oxytocine: 2 ml/con nhằm co bóp đẩy hết dịch bẩn ra ngoài và tiêm kháng sinh Clamoxon: 1 ml/10 kg TT/con/ngày nhằm mục đích phòng bệnh viêm tử cung. - Chăm sóc lợn con: Lợn con sau khi sinh ra, ngoài các công việc như lau khô, mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai, cho bú sữa đầu, cần luôn luôn giữ nhiệt độ ổn định phù hợp với lợn con. Sau khi đẻ 1 ngày thì tiêm sắt, sau 3 ngày đẻ thì nhỏ thuốc phòng tiêu chảy và hô hấp. 4 - 5 ngày tuổi thì bắt đầu cho lợn tập ăn bằng thức ăn dùng tập ăn cho lợn con. Chúng tôi đổ thức ăn vào máng chuyên dụng cho lợn ăn tự do suốt ngày đêm, mức cho ăn là 10g/con/ngày. - Thụ tinh nhân tạo 17 ca và thiến lợn đực con 60 ca. Kết quả đạt an toàn 100%.
  59. 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp trang trại sinh thái Thanh Xuân, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tôi có một số kết luận về trại như sau: - Tình hình sản xuất của trại trong 2 năm và 5 tháng đầu năm 2018. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn và cho ăn đúng giờ. Đối với riêng lợn con: chuồng phải sạch sẽ, ấm áp, khô ráo, tránh gió lùa. Sau khi lợn được đẻ ra phải được tiến hành những công việc như lau khô, mài nanh, - Công tác phòng bệnh: Phòng bệnh cho lợn bằng thuốc và vaccine. + Về lợn con theo mẹ: Tỷ lệ cho lợn uống cầu trùng, tiêm vaccine dịch tả, vaccine Mycoplasma là 100%. + Về lợn nái sinh sản tỷ lệ tiêm vaccine khô thai, dịch tả, giả dại từ 38,52% đến 50,91%. + Về lợn hậu bị Tỷ lệ tiêm vaccine dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh, từ 18,80% đến 46,54%. - Công tác chẩn đoán bệnh: Phải thường xuyên theo dõi lợn để kịp thời phát hiện và điều trị. - Công tác điều trị bệnh: Đầu tiên phải chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ chuồng nuôi phải ấm áp, ổn định. Trong quá trình thực tập tại trại chúng tôi đã được điều trị khỏi các bệnh với tỷ lệ như sau: Điều trị khỏi viêm tử cung, viêm vú ở lợn mẹ từ 80,00% đến 90,11%. Điều trị khỏi bệnh viêm phổi, viêm khớp và hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ từ 62,54% đến 95,85%. - Thực hiện một số công tác khác: Kết quả đạt tỷ lệ 100%.
  60. 53 5.2. Kiến nghị - Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái và lợn con để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó và lợn con mắc hội chứng tiêu chảy, viêm da, viêm phổi, viêm khớp. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh sinh sản ở lợn. - Điều chỉnh quạt, dàn mát phù hợp theo mùa để điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng thích hợp, tránh để lợn con bị quá lạnh hoặc quá nóng. - Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về các trại thực tập để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
  61. 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr.51 - 56. 2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội, tr.29 - 35. 3. Lê Minh Chí, Nguyễn Như Pho (2002), Hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Nxb Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Lê Xuân Cương (1986), Năng suất sinh sản của lợn nái, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thị Hòa, Yamaguchi (2014), “ Một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của bệnh tiêu chảy thành dịch trên lợn ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XXI (số 2), tr.43 - 55. 6. Phạm Hữu Doanh và cộng sự (2003), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  62. 55 10. Trần Đức Hạnh (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp. 11. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Đỗ DuyHùng (2011), “Bệnh viêm vú ở lợn nái”, Báo nông nghiệp Việt Nam 13. Nguyễn Thị Hương, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Đỗ Ngọc Thúy, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011), 6 bệnh quan trọng do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Lý Thị Liên Khai (2001), “Phân lập xác định độc tố đường ruột của chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy ở lợn”, Tạp chí khoa học (số 2). 15. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên”, Tạp chí KHKT Thú y, tập XIII (4), 92 - 96. 16. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi tập II, tr.44 - 52. 17. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (1999), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Công ty cổ phần dược và vật tư thú y Hanvet. 18. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng (2004), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Lê Văn Năm (1999), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Thị Oanh (2003), “Tình hình nhiễm và một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn salmonella ở vật nuôi tại Đắk Lắk”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
  63. 56 22. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Hoàng Thị Phi Phượng, Trần Thị Hạnh (2004), “Ảnh hưởng của thức ăn gây nhiễm E.coli và Salmonella đến biến đổi bệnh lý và chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu ở lợn cai sữa”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 4, tr.36 - 41. 24. Pierre brouillt và Bernarrd farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Popkov (1999), “Điều trị viêm tử cung”, Tạp chí Khoa học Thú y, tập XII (số5), tr.9 - 15. 26. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIV (số 3), tr.38 - 43. 27. Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Đặng Đức Thiệu (1978), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Đặng Đình Tín (1986), Sản khoa và bệnh sản khoa thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Nguyễn Tất Toàn, Đỗ Tiến Duy (2013), “Một số yếu tố liên quan và đặc điểm bệnh học của dịch tiêu chảy cấp trên lợn con theo mẹ tại một số tỉnh miền nam”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XX (số 2), tr.5 - 11. II. Tài liệu tiếng Anh 31. Bilkei, G., Boleskei, A., Goos, T., Hofmann, C., Szenci, O., (1994), “The prevalence of E.coli in urogenital tract infectionsof sows”, Tieraztliche Umscha, 49, pp.471 - 472. 32. Black W. G. (1983), “Inflammatory response of the bovine endometrium”, Am. Jour. Vet. Res., 14, tr.179.
  64. 57 33. Christensen R. V., Aalbaek B., Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol. Patho.l Clin. Med. 2007 Nov., 54(9), tr.491. 34. Glawiss Chning E., Bacher H. (1992), “The Efficacy of Costat on E.coli infectedweaning pigs”, 12th IPVS congress, August 17 - 22, tr. 182. 35. Madec F, Neva (1995), "Inflammation of the uterus and reproductive function of sows”, Scientific Veterinary Journal, Vol II No. 1 - 1995, pp.129. 36. Olanratmanee, E., Annop Kunavongkrit, Padet Tummaruk (2010), “Impact of epidemic virus infection at different periods of pregnamcy on subsequent reproductive performance in gilts and sows”, Ani Rep Sci, tr.1 - 26. 37. Smith, MartineauB.B., G., Bisaillon, A., (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, tr.40 - 57. 38. Taylor D.J. (1995), “Pig diseases 6th edition”, Glasgow university. 39. UrbanV.P., SchnurV.I., Grechukhin A.N., (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik selskhozyaistvennoinauki, 6, pp.69 - 7. 40. Vtrekaxova A.V. (1985), “Disease boars and reproductive sows”, Publisher of Agriculture. 41. Xobko A.L. Gia Denko I.N., (1987), “ Pig disease Handbook Volume I”, Agriculture Publishing House.
  65. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHUYÊN ĐỀ Hình 1: Thiến lợn đực con Hình 2: Cắt đuôi lợn con Hình 3: Vắt sữa lợn nái Hình 4: Tiêm vaccine cho lợn con
  66. Hình 5: Bệnh viêm tử cung Hình 6: Bệnh tiêu chảy phân trắng Hình 7: Thuốc Oxytocin Hình 8: Thuốc Atropin 0,1%
  67. Hình 9: Thuốc Vimenro Hình 10: Thuốc Clamoxon