Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 4110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_bo_sung_che_pham_milk_feed_den_kha_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ DUY CHIẾN Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM MILK FEED ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ DUY CHIẾN Tên đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM MILK FEED ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHUYỂN HÓA THỨC ĂN VÀ KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CỦA LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 TY N01 Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua quãng thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn bộ các thầy cô trong khoa. Nhân dịp này tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến: Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực tập tốt nghiệp đúng thời gian quy định. Tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã đào tạo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến sự quan tâm và hướng dẫn rất tận tình và đầy trách nhiệm của thầy hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng. Nhân dịp này, tôi cũng xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã thường xuyên tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày 2 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Hà Duy Chiến
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 20 Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm 21 Bảng 4.1. Khối lượng của lợn ở các thời điểm thí nghiệm (kg/con) 24 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 27 Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 29 Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 31 Bảng 4.5. Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 32 Bảng 4.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 34 Bảng 4.7. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thí nghiệm 36 Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh của lợn trong thời gian thí nghiệm 38 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn thí nghiệm 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 26 Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 27 Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 29 Hình 4.4. Đồ thị so sánh tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 31 Hình 4.5. Đồ thị so sánh tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 33 Hình 4.6. Đồ thị so sánh tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 34 Hình 4.7. Đồ thị so sánh chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 35
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng TN : Thí nghiệm ĐVT : Đơn vị tính BĐ : Bắt đầu TA : Thức ăn TTTA : Tiêu tốn thức ăn KL : Khối lượng NLTĐ : Năng lượng trao đổi TT : Tiêu tốn Nxb : Nhà xuất bản KHKT : Khoa học kỹ thuật
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đường ruột của lợn 3 2.1.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của lợn 5 2.1.3. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 6 2.1.4. Thành phần chế phẩm sinh học Milk feed 12 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 13 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 16 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 3.4.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn thí nghiệm 20 3.4.3. Các chỉ theo dõi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu 21 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
  8. vi 4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm 24 4.1.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 24 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 26 4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 28 4.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm 30 4.2.1. Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 30 4.2.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 32 4.2.3. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 34 4.2.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thí nghiệm 35 4.3. Khả năng kháng bệnh của lợn thí nghiệm 37 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Đề nghị 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, men vi sinh đã được nhiều hộ chăn nuôi lợn sử dụng để bổ sung vào thức ăn cho hiệu quả rất rõ rệt cả về mặt lợi nhuận cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chế phẩm sinh học Milk feed được sản xuất tại Hàn Quốc. Milk feed là chế phẩm sinh học được dùng làm thức ăn bổ sung bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật lên men hữu hiệu và sản phẩm phụ nông nghiệp như cám gạo và bột ngô. Khi dùng chế phẩm này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng làm tăng năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tăng sức đề kháng của vật nuôi đối với bệnh. Thành phần của Milk feed gồm có: Nhóm vi khuẩn Lactobacillus bao gồm: Pediococcus acidilactici, L. plantarum, L. acidophilus, Bacillus coagulans. Nhóm này có tác dụng cung cấp các men tiêu hóa tinh bột, tiêu hóa protein; sản sinh ra các loại kháng sinh tự nhiên; ngăn chặn quá trình gắn kết của các vi sinh vật có hại vào biểu mô đường tiêu hóa của vật nuôi và sản sinh ra các axit hữu cơ nên có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả. Nhóm nấm men bao gồm: Saccharomyces boulardii và Saccharomyces cerevisiae. Nhóm này có tác dụng là nguồn cung cấp protein mấm men chất lượng cao, cung cấp vitamin nhóm B, tăng tính thèm ăn của vật nuôi và tăng khă năng tiêu hóa thức ăn. Nhóm vi khuẩn Bacillus bao gồm: Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis. Nhóm vi khuẩn này có tác dụng đối kháng với nhóm vi sinh vật có hại trong đường ruột và có khả năng sản sinh ra nhiều loại enzym tiêu hóa. Mặc dù chế phẩm sinh học Milk feed đã được thử nghiệm và dùng đại trà trong chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm tại Hàn Quốc đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi vì làm tăng khối lượng nhanh, giảm tiêu tốn thức
  10. 2 ăn và cảm nhiễm bệnh tật, nhưng sản phẩm này vẫn chưa được thử nghiệm và dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn thịt ở nước ta là một đặt hàng của công ty sản xuất chế phẩm này tại Hàn Quốc nhằm chỉ rõ cơ sở khoa học và khuyến cáo người chăn nuôi lợn thịt ứng dụng sản phẩm này trong thực tiễn chăn nuôi lợn để đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tiễn nếu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” . 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt nuôi tại trại chăn nuôi lợn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học về việc ứng dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi lợn thịt. Đây là tài liệu có ý nghĩa khoa học quan trọng, giúp cho giảng viên, sinh viên và đặc biệt là người chăn nuôi lợn tham khảo, sử dụng chế phẩm này trong thực tiễn chăn nuôi để tăng năng suất vật nuôi. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những bằng chứng khoa học và khuyến cáo thuyết phục cho người chăn nuôi trong việc sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed đối với chăn nuôi lợn thịt.
  11. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn và hệ vi sinh vật đường ruột của lợn 2.1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của lợn Lợn là loài gia súc ăn tạp với dạ dày trung gian giữa dạ dày kép và dạ dày đơn. Bộ máy tiêu hóa lợn bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ở miệng trong nước bọt tiết ra men amilaza để tiêu hóa tinh bột, vì lợn ăn nhanh nuốt liên tục nên tiêu hóa ở miệng là rất ít mà chủ yếu là tẩm ướt thức ăn rồi đẩy xuống dạ dày, ruột để tiêu hóa. Dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa, khi thức ăn xuống dạ dày cơ trơn nhào trộn thức ăn, cùng với đó là các men tiêu hóa ngấm vào thức ăn. Men pepsinogen nhờ tác dụng của HCl trở thành pepsin hoạt động, men này thủy phân protid thành axit amin và pepton để dạ dày và ruột non hấp thu. Ở dạ dày lợn nhu động yếu nên thức ăn có hiện tượng xếp lớp, do vậy những thức ăn bên ngoài được tiêu hóa trước. Hàm lượng HCl trong dịch vị tăng dần lên để dần đạt tới sự ổn định gắn liền với sự hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng của dạ dày lợn. Ở lợn con hàm lượng HCl là 0,005 - 0,15%, lợn 90 ngày tuổi 0,2 - 0,25% còn ở lợn trưởng thành hàm lượng HCl là 0,35 - 0,4% (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [12]. Ruột non của lợn dài 14 - 18 m, tiêu hóa ở ruột non chủ yếu do tác dụng của dịch tiêu hóa như: dịch tụy, dịch ruột, dịch mật và các dịch tiết ra từ cơ quan tiêu hóa đưa xuống. Lợn có khối lượng 100kg tiết 8 lít dịch tụy trong một ngày đêm và sự phân tiết này phụ thuộc vào các loại thức ăn, cách chế biến và cách cho ăn
  12. 4 Các nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm phân tiết các loại dịch tiêu hóa, các nhân tố ảnh hưởng đã được tiến hành bởi các tác giả: Trần Cừ và Cù Xuân Dần (1975) [1] và đi tới các nhận xét có tính ứng dụng đó là: Số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa của lợn thay đổi phụ thuộc vào loại thức ăn, phương pháp cho ăn và nhất là cách chế biến thức ăn. Nếu thức ăn được chế biến tốt sẽ nâng cao được hiệu suất tiêu hóa. Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già, ruột già dài khoảng 4 - 5 m bao gồm manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già chủ yếu xảy ra quá trình tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân giải tạo ra các sản phẩm chính là axit lactic có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối và các sinh vật có hại khác. Ruột già chủ yếu hấp thu khoáng và nước. Với protein còn lại trong thức ăn chưa được tiêu hóa hết, đến ruột già sẽ bị vi khuẩn ở ruột già phân giải thành các chất Crerol, Indol có tính độc, chúng hấp thu vào máu và được giải độc ở gan. Phần cặn bã đi vào kết tràng, trực tràng và tạo thành phân ra ngoài. 2.1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở lợn Hệ vi sinh vật ở trong đường tiêu hóa ở lợn con đóng vai trò nâng cao việc sử dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng ở cơ thể lợn. Sự phát triển của các vi khuẩn sinh axit và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh học, đồng thời ức chế vi khuẩn gây thối là một quá trình có lợi cho cơ thể (Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng,1996) [2]. Ở dạ dày và ruột non của động vật mới sinh chưa có vi khuẩn, sau vài giờ thấy một vài loại vi khuẩn và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày, một số loại vi khuẩn khác theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sôi nảy nở ở đó, chúng có thể biến đổi nhưng cơ bản chúng sống ở đó cho đến khi con vật chết. Thành phần và số lượng vi sinh vật phụ thuộc vào loại thức ăn. Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “vi sinh vật tùy tiện” thay đổi theo tùy loại thức ăn và “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi ngay
  13. 5 được với môi trường đường ruột, dạ dày trở thành loại định cư vĩnh viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc bao gồm: Lactic, lactobacterium, acid ophilum, trực khuẩn lactic, E. coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột. Trong đường ruột và dạ dày là môi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì trong dạ dày và ruột có chất kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như mật, dịch vị và các tác động đối kháng của các vi khuẩn khác. Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1996) [2] trong hệ tiêu hóa của động vật, hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo cân bằng cho hệ tiêu hóa. Khi sự cân bằng bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy (nhất là lợn con theo mẹ). 2.1.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của lợn - Khái niệm về sự sinh trưởng: Sự sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và sự phân chia của các tế bào trong cơ thể (Trần Đình Miên và cs, 1975) [6]. Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng (Đàm Văn Tiệm và Lê Văn Thọ, 1992) [14]. - Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng: Sinh trưởng tích lũy là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm thực hiện phép cân, đo. Sinh trưởng tuyệt đối: là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian (TCVN, 1977) [9]. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng Parabol.
  14. 6 Sinh trưởng tương đối: là phần khối lượng, kích thước, thể tích của toàn bộ cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau tăng lên so với thời điểm sinh trưởng trước (TCVN, 1977) [10]. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng Hyperbol và sinh trưởng tương đối của lợn giảm dần theo tuổi. 2.1.3. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi Thuật ngữ “Probiotics” dịch sang tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu là chế phẩm sinh học. Vậy probiotics là gì và tác dụng của probiotics ra sao khi sử dụng sản phẩm này trong chăn nuôi là câu hỏi cần được làm rõ. Theo Parker (1974) [44] probiotics là những vi sinh vật và là những chất giúp cho việc cân bằng vi khuẩn đường ruột. Theo Fuller (1989) [29] định nghĩa probiotics là một chất chứa những vi khuẩn sống bổ sung vào thức ăn có tác dụng hữu ích cho động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Probiotic là tổ hợp nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men có tác dụng tương hỗ được bổ sung vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của vật chủ và được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay sự mất cân bằng của vi sinh vật đường ruột. Một probiotic tốt cần có những đặc tính cơ bản sau đây: là một chủng vi sinh vật có khả năng gây ra một tác dụng có lợi cho động vật chủ, ví dụ như tăng khả năng sinh trưởng hoặc đề kháng được với bệnh; không có chứa mầm bệnh và độc tố; là những tế bào sống và có một số lượng thích hợp có khả năng sống sót và chuyển hóa được trong môi trường đường ruột, ví dụ như đề kháng được với pH thấp và axít hữu cơ; bền vững và có khả năng duy trì sự sống trong thời gian nhất định ở điều kiện bảo tồn và tự nhiên (Ezema, 2013) [27]. Dưới đây là chức năng, cơ chế tác dụng của probiotics và những ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics trong chăn nuôi lợn:
  15. 7 2.1.3.1. Chức năng và cơ chế tác dụng của probiotics Các nghiên cứu mới nhất cho thấy probiotics có chức năng kháng khuẩn, chức năng hàng rào, chức năng miễn dịch và cũng là những tác nhân có tính chất kháng lại dị ứng. Các chức năng này không chỉ thông qua bản thân vi khuẩn mà còn thông qua ADN, chất tiết và vách tế bào vi khuẩn (Sonia Michail, 2005) [49]. Chức năng hàng rào thể hiện ở chỗ probiotic kích thích sự gắn kết chặt chẽ các tế bào biểu mô ruột, giảm các chất tiết gây viêm của vi khuẩn bệnh, tăng sản sinh các phân tử bảo vệ như mucin và tăng sự sản sinh enzyme của diềm bàn chải của biểu mô ruột. Chức năng miễn dịch thể hiện ở chỗ probiotic làm giảm sản sinh các chất gây viêm, gây đáp ứng sản sinh kháng thể của hệ miễn dịch ruột để ngăn ngừa bệnh cũng như đáp ứng miễn dịch để ngăn ngừa dị ứng. Chức năng kháng khuẩn thực hiện theo các cơ chế sau: Làm biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột, giảm vi khuẩn bệnh, như trong trường hợp bổ sung probiotic thuộc một số loài Lactobacilli và Bifidobacter thì làm giảm số lượng Clostridia, Bacteroides và Escherichia coli (E. coli). Sản sinh các chất kháng khuẩn như axit béo mạch ngắn, axit lactic, hydrogen peroxit, pyroglutamate có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của cả vi khuẩn gram âm và dương. Tranh giành sự bám dính vào niêm ruột với vi khuẩn bệnh hoặc phong toả các thụ quan (receptor) của niêm mạc ruột, nhờ vậy ngăn chặn vi khuẩn bệnh xâm lấn vào bên trong. Tranh giành chất dinh dưỡng với vi khuẩn bệnh. Ví dụ, vi khuẩn probiotic có thể tiêu thụ các đường đơn làm giảm tăng trưởng của Clostridium difficile, một loài vi khuẩn có tăng trưởng phụ thuộc vào loại đường này. Trong ống tiêu hóa có hàng trăm nghìn tỷ vi khuẩn, số lượng vi khuẩn có lợi đường ruột thường được duy trì một tỷ lệ cân bằng so với vi khuẩn có hại, tỷ lệ này vào khoảng 85/15 (85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại). Nếu tỷ lệ cân bằng này nghiêng về phía vi khuẩn có hại thì xuất hiện rối loạn tiêu hóa, suy giảm khả năng miễn dịch niêm mạc ruột, dẫn đến suy giảm
  16. 8 sức kháng bệnh của toàn cơ thể. Sự suy giảm vi khuẩn có ích thường xẩy ra khi sử dụng kháng sinh, tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp hoặc do ô nhiễm. Bổ sung probiotic là gieo lại vi khuẩn có ích bị tổn hại do các yếu tố trên. Theo Fuller (1989) [29], Fuller (1992) [30] và Lã Văn Kính (1998) [4], thì cơ chế tác dụng của probiotic như sau: Duy trì hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột bằng cách loại trừ cạnh tranh và hoạt động đối kháng. Ngăn cản sự sinh trưởng của các vi khuẩn có thể gây bệnh. Cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh về vị trí bám dính trên nhung mao ruột, cạnh tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh về khối lượng các chất sinh ra bởi vi sinh vật. Kích thích sự phát triển của nhóm vi sinh vật có lợi như vi khuẩn nhóm Lactobacillus, giảm các vi khuẩn nhóm Clostridia. Nhiều nghiên cứu chứng minh probiotics ức chế bám dính trên nhung mao của vi khuẩn gây bệnh như E. coli, Salmonella, Typhimurium. Việc ức chế khả năng bám dính của vi sinh vật gây bệnh sẽ ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của chúng, từ đó probiotics được coi là giải pháp phòng ngừ bệnh đường ruột (Barnes và Sorensen, 1997) [28]. Làm giảm hoạt tính ureaza trong chất chứa ruột non, ngăn chặn tổng hợp những amin độc, giảm nồng độ NH3 trong phân gia súc, gia cầm, do đó ảnh hưởng có lợi đối với môi trường. Tăng cường quá trình trao đổi chất: tăng hoạt tính của enzyme tiêu hóa, tăng sản sinh các axit béo bay hơi (axit lactic, axit acetic, axit propionic, axit succinic), tăng tiêu hóa protein và chất bột đường ở lợn con. Tăng tổng hợp vitamin nhóm B như B1, B2, B6, B12. Trung hòa và khử độc tố trong đường ruột. Ảnh hưởng có lợi của probiotics trong thức ăn là sự sản xuất các chất kháng khuẩn có tác dụng trung hòa độc tố tiêu chảy của vi khuẩn E. coli. Tăng khả năng miễn dịch: yếu tố được xác định có vai trò kích thích hệ thống miễn dịch là thành phần của vách tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). Sự
  17. 9 phân hủy peptidoglycan sẽ tạo ra chất muramin peptit có tác dụng kích thích của đại thực bào. Saarela và cs (2000) [48] cho rằng khả năng bám vào niêm mạc ruột của probiotics tạo nên sự tương tác giúp probiotics tiếp xúc với hệ thống lympho đường ruột và hệ thống miễn dịch, nhờ đó thúc đẩy hiệu quả miễn dịch và tạo nên sự ổn định hàng rào bảo vệ của ruột. 2.1.3.2. Ảnh hưởng của probiotics đến khả năng sinh trưởng của lợn Trong chăn nuôi công nghiệp, sử dụng probiotics nhằm mục đích nâng cao khả năng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của đường ruột, từ đó nâng cao được năng suất và sức sản xuất của vật nuôi. Sự bổ sung các chủng của vi khuẩn Bacillus cho kết quả là nâng cao khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở lợn con (Kyriakis và cs, 1999) [37] và lợn sinh trưởng (Succi và cs, 1995) [51]. Davis và cs (2008) [24] báo cáo rằng bổ sung thêm 0,05% DFM (gồm B. lichenformis và B. subtilis; 1,47×108 CFU) đã nâng cao được khả năng tăng khối lượng trung bình trên ngày và giảm tỷ lệ chết ở lợn trong giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn vỗ béo. Probiotic (không có vi khuẩn E. coli; 50 ml của 9×1010 CFU/ml/ngày) được cho ăn với khẩu phần ăn có hàm lượng protein thấp (17%) đã nâng cao được khả năng sinh trưởng của lợn con bú sữa (Bhandari và cs, 2010) [20]. Malloa và cs (2010) [38] đã chứng minh rằng bổ sung Enterococcus faecium (106 CFU/g) đã nâng cao khả năng sinh trưởng (392 so với 443 g/ngày) và hệ số chuyển hóa thức ăn (1,74 so với 1,60 g thức ăn/g tăng khối lượng) của lợn sau cai sữa (28 ngày tuổi). Giang và cs (2010b) [32] cho biết ở lợn con cho ăn khẩu phần ăn có chứa hỗn hợp probiotic (E. faecium, 3×1011 CFU/kg; L. acidophilus, 4×109 CFU/kg và L. plantarum, 2×109 CFU/kg) thì có lượng thức ăn ăn vào, tăng khối lượng/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn trong hai tuần đầu sau khi cai sữa. Giang và cs (2010a) [31] cũng cho biết khi cho lợn ăn hỗn hợp vi khuẩn axít lactic, bao gồm sự kết hợp của Enterococcus faecium 6H2 (3×108 CFU/g), Lactobacillus acidophilus C3 (4×106 CFU/g), Pediococcus pentosaceus D7
  18. 10 (3×106 CFU/g), L. plantarum 1K8 (2×106 CFU/g) và L. plantarum 3K2 (7×106 CFU/g) đã làm tăng khả năng thu nhận thức ăn và tăng khối lượng trên ngày và nâng cao hệ số chuyển hóa thức ăn. Veizaj-Delia và cs (2010) [54] chứng minh rằng bổ sung 0,001% probiotic (L. plantarum, 5×109 CFU/kg; L. fermentum, 5×109 CFU/kg và E. faecium, 5×1010 CFU/kg) tăng khối lượng cơ thể và tăng khối lượng bình quân trên ngày. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng những vi khuẩn axít lactic mà chủ yếu là Lactobacilli có trong thức ăn đã nâng cao khả năng sinh trưởng ở lợn đang sinh trưởng (Baird, 1977) [17] và lợn vỗ béo (Hong và cs, 2002 [34]; Jonsson và Conway, 1992 [35]). Khi bổ sung men sống vào khẩu phần ăn của lợn cho kết quả là đã cải thiện đáng kể tốc độ sinh trưởng (Mathew và cs, 1998) [39] và giảm số lượng vi khuẩn có hại trong đường ruột của lợn (Anderson và cs, 1999) [16]. Ko và Yang (2008) [36] đã điều tra ảnh hưởng của probiotic chè xanh đến khả năng sản xuất của lợn giai đoạn vỗ béo. Họ đã báo cáo rằng khi bổ sung 0,5% probiotic chè xanh đã có một ảnh hưởng tích cực so với bổ sung 0,0036% kháng sinh (chlortetracycline). 2.1.3.3. Ảnh hưởng của probiotics đến tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của lợn Probiotics có hoạt động lên men cao và kích thích sự tiêu hóa (Ouwehand và cs, 2002) [43]. Lactobacilli được biết đến có thể sản sinh ra axít lactic và enzyme phân giải protein, giúp nâng cao sự tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở dạ dày ruột (Yu và cs, 2008) [60]. Lactobacilli có thể định cư và gắn kết với lớp biểu mô của đường ruột và dạ dày hình thành nên màng bảo vệ đối với những vi sinh vật gây bệnh, đồng thời điều khiển hệ thống miễn dịch bằng cách kích thích những tế bào lymphocyte ở lớp biểu mô (Yu và cs, 2008) [60]. Yu và cs (2008) [60] đã chứng minh rằng bổ sung L. fermentum (5,8×107 CFU/g) vào thức ăn đã làm tăng tối đa tỷ lệ tiêu hóa protein thô so với khẩu phần đối chứng. Meng và cs (2010) [56] báo cáo rằng
  19. 11 lợn sinh trưởng cho ăn probiotics (hỗn hợp bào tử Bacillus subtilis và nội bào tử C. butyricum) thì tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và protein thô cao hơn so với lợn không được ăn probiotics ở các lô đối chứng. Giang và cs (2010b) [32] chứng minh rằng bổ sung hỗn hợp vi khuẩn axít lactic (Enterococcus faecium 6H2, 3×108 CFU/g; Lactobacillus acidophilus C3, 4×106 CFU/g; Pediococcus pentosaceus D7, 3×106 CFU/g; L. plantarum 1K8, 2×106 CFU/g; và L. plantarum 3K2, 7×106 CFU/g) vào khẩu phần ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa protein thô, xơ thô, chất hữu cơ ở hồi tràng và tăng tỷ lệ tiêu hóa protein thô và xơ thô ở toàn bộ ống tiêu hóa trong hai tuần đầu tiên sau khi cai sữa. Datt và cs (2011) [25] cho biết bổ sung probiotics đã không ảnh hưởng đến lượng thức ăn ăn vào, nhưng nó giúp nâng cao tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, chất hữu cơ, protein thô, xơ thô và NDF, đồng thời không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa lipid và ADF. Vật nuôi ở nhóm bổ sung probiotic cho thấy tốc độ sinh trưởng cao hơn và hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn cũng như chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng thấp hơn so với nhóm không bổ sung probiotic. 2.1.3.4. Ảnh hưởng của probiotics đến sự miễn dịch của lợn Nhiều tác giả cho biết Probiotics có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch ở lợn (Takahashi và cs, 1998 [50]; Franscico và cs, 1995 [28]). Probiotics có thể kích thích hệ thống miễn dịch ở lợn bằng việc tăng cường sản xuất kháng thể và hoạt hóa lymphocytes (Ng và cs, 2009) [41]. Oelschlaeger (2010) [42] cho biết probiotics có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bởi những sản phẩm như chất chuyển hóa, những thành phần của thành tế bào và ADN. Wang và cs (2009a,b) [57,58] chứng minh rằng khi cho ăn L. fermentum gây ra một sự tăng cytokines trong quá trình viêm và tỷ lệ lymphocyte CD41 trong máu. Tính hiệu quả của probiotics dưới những điều kiện khác nhau có thể là do tự bản thân chế phẩm probiotics hoặc do những nhân tố khác nhau. Những nhân tố này bao gồm tỷ lệ sống sót của các chủng vi khuẩn thấp, tính bền
  20. 12 vững của các chủng vi khuẩn thay đổi, liều lượng chế phẩm thấp, việc cho ăn thường xuyên hay không thường xuyên, sự tác động qua lại với một số thuốc (kháng sinh và chất kháng khuẩn), tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của động vật và ảnh hưởng của tuổi, stress, di truyền và các loại vật nuôi khác nhau (Bomba và cs, 2002) [21]. Một nghiên cứu chỉ ra rằng probiotics ảnh hưởng nhất ở vật nuôi trong quá trình phát triển hệ vi sinh vật đường ruột hoặc khi tính bền vững của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ (Stavric và Kornegay, 1995) [50]. Vì vậy, người ta đề nghị rằng những ảnh hưởng của probiotics xuất hiện ổn định và tích cực hơn ở lợn con so với lợn sinh trưởng và lợn vỗ béo (William, 2000) [59]. B. longum và những vi khuẩn tạo axit lactic khác được phát hiện làm tăng tổng số lượng IgA trong đường ruột (Takahashi và cs, 1998 [50]; Vitini và cs, 2000 [55]). Ngược lại, L. casei được cho là có hoạt động hỗ trợ miễn dịch (Perdigon và cs, 2003) [47] và L. plantarum đã cho thấy làm tăng quá trình sản xuất kháng thể đối với vi khuẩn E. coli (Herias và cs, 1999) [33]. Những bệnh đường ruột được khống chế bằng cho uống probiotic thông qua đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào (Erickson và Hubbard, 2000) [26]. Probiotics có thể dẫn đến sự sản xuất kháng thể IgA tăng lên và kích thích đại thực bào (macrophage) (Perdigon và cs, 1999) [46]. 2.1.4. Thành phần chế phẩm sinh học Milk feed Thành phần của Milk feed gồm có: Nhóm vi khuẩn Lactobacillus bao gồm: Pediococcus acidilactici, L. plantarum, L. acidophilus, Bacillus coagulans. Nhóm này có tác dụng cung cấp các men tiêu hóa tinh bột, tiêu hóa protein; sản sinh ra các loại kháng sinh tự nhiên; ngăn chặn quá trình gắn kết của các vi sinh vật có hại vào biểu mô đường tiêu hóa của vật nuôi và sản sinh ra các axit hữu cơ nên có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả. Nhóm nấm men bao gồm: Saccharomyces boulardii và Saccharomyces cerevisiae. Nhóm này có tác dụng là nguồn cung cấp protein mấm men chất lượng cao, cung
  21. 13 cấp vitamin nhóm B, tăng tính thèm ăn của vật nuôi và tăng khă năng tiêu hóa thức ăn. Nhóm vi khuẩn Bacillus bao gồm: Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis. Nhóm vi khuẩn này có tác dụng đối kháng với nhóm vi sinh vật có hại trong đường ruột và có khả năng sản sinh ra nhiều loại enzym tiêu hóa. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Cho và cs (2011) [22] Probiotics được tạo ra để sử dụng như là một loại thức ăn bổ sung; nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng có lợi của probiotics, một trong những tác dụng có lợi này là cải tiến sự cân bằng vi sinh vật đường ruột cho vật nuôi. Những chức năng của probiotics bên trong đường tiêu hóa dạ dày ruột đó là cạnh tranh với vi khuẩn có hại về dinh dưỡng, cạnh tranh với nhân tố gây bệnh về vị trí bám dính trên lớp biểu mô phủ đường ruột, tạo ra những hợp chất gây độc cho tác nhân gây bệnh và kích thích hệ thống miễn dịch. Do vậy, ứng dụng của probiotics là cung cấp một chiến lược thay thế tiềm năng đối với việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và người ta đề xuất rằng nên sử dụng probiotics như là một loại thức ăn bổ sung trong chăn nuôi (Patil và cs, 2015) [45]. Xuan và cs (2001) [56] đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung một hỗn hợp probiotics (có chứa Saccharomyces cervisea (2×108 CFU) và Bacillus spp. (1×1010 CFU)) đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, và quần thể vi sinh vật ở lợn con cai sữa lúc 21 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khi bổ sung 0,2% hỗn hợp probiotics vào khẩu phần ăn cho lợn thì tăng khối lượng trên ngày và lượng thức ăn ăn vào trung bình trên ngày của lợn cao hơn so với lợn ăn các khẩu phần ăn khác và đối chứng. Tỷ lệ tiêu chảy và tình trạng quần thể vi sinh vật ở trong ruột, kết tràng và phân là không bị tác động bởi các loại khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm. Vì vậy, có
  22. 14 thể kết luận là hỗn hợp probiotics có thể thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn cho lợn sau cai sữa. Chen và cs (2006) [23] đánh giá những ảnh hưởng của việc bổ sung Bacillus-based probiotic (Bacillus subtilis, 1,0×107 CFU/g; Bacillus coagulans, 2,0×106 CFU/g và Lactobacillus acidophilus, 5,0×106 CFU/g) đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, đặc tính các thành phần trong máu và hàm lượng khí độc trong phân ở lợn giai đoạn vỗ béo và xác định mức độ bổ sung tối ưu chế phẩm sinh học này. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn ở lô được ăn khẩu phần ăn bổ sung 0,2% Bacillus- based probiotic cho tăng khối lượng trung bình trên ngày cao hơn 11% so với lợn được cho ăn khẩu phần cơ sở (đối chứng). Việc bổ sung Bacillus-based probiotic đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, nitơ và đặc điểm các thành phần của máu. Nồng độ aminiac-nitơ trong phân đo được ở thời điểm kết thúc thí nghiệm đã giảm khi lợn được ăn khẩu phần ăn bổ sung 0,2% Bacillus-based probiotic. Nồng độ axit butyric trong phân cũng giảm trong khi đó nồng độ axit acetic và propionic không bị ảnh hưởng khi lợn được ăn khẩu phần ăn có bổ sung Bacillus-based probiotic. Như vậy, có thể kết luận việc bổ sung Bacillus-based probiotic vào khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn vỗ béo đã làm tăng khả năng sinh trưởng và giảm hàm lượng khí độc trong phân. Wang và cs (2009b) [58] đã đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm BioPlus 2B (là bào tử của Bacillus subtilis CH201/DSM5749 và Bacillus licheniformis CH200/DSM5749, 3,2×109 bào tử sống/g) đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, nitơ và sự phát thải khí độc trong phân ở lợn giai đoạn sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung BioPlus 2B với mức 0; 0,05; 0,1 và 0,2% vào khẩu phần ăn cơ sở thì tăng khối lượng trung bình trên ngày và lượng thức ăn ăn vào trung bình trên ngày tăng lên theo chiều tăng của mức độ bổ sung BioPlus 2B. Sự phát thải
  23. 15 khí amoniac (NH3) từ những mẫu phân thu được từ những lợn trong nhóm bổ sung chế phẩm BioPlus 2B thấp hơn sự phát thải khí amoniac từ những mẫu phân thu được từ những lợn trong nhóm đối chứng. Giang và cs (2010a) [31] đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học (bao gồm Bacillus subtilis H4, Saccharomyces boulardi Sb, hỗn hợp vi khuẩn axit lactic (LAB): Enterococcus faecium 6H2, Lactobacillus acidophilus C3, Pediococcus pentosaceus D7 và Lactobacillus fermentum NC1) vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và vi sinh vật trong phân ở lợn giai đoạn sinh trưởng - vỗ béo. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn sinh trưởng, lượng thức ăn ăn vào bình quân trên ngày, tăng khối lượng bình quân trên ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn đã không bị tác động khi bổ sung Bacillus subtilis H4 (khẩu phần ăn B) và Bacillus subtilis H4 + Saccharomyces boulardi Sb (khẩu phần ăn BS). Nhưng tăng khối lượng bình quân trên ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn đã tăng lên 5,9% khi bổ sung Bacillus subtilis H4 + Saccharomyces boulardi Sb + hỗn hợp LAB (khẩu phần ăn BSL) so với lô đối chứng. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và protein thô cao hơn ở khẩu phần ăn BSL. Tỷ lệ tiêu hóa xơ thô ở khẩu phần ăn BS và BSL cao hơn so với khẩu phần ăn không bổ sung chế phẩm sinh học. Số lượng vi khuẩn axit lactic đếm được trong phân tăng lên ở lợn sinh trưởng khi ăn khẩu phần ăn BSL và vi khuẩn E.coli đếm được trong phân giảm đi ở lợn ăn khẩu phần ăn BS và BSL. Ở giai đoạn lợn vỗ béo, lượng thức ăn ăn vào trung bình trên ngày, tăng khối lượng trung bình trên ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng và sự tồn lưu nitơ đã không bị ảnh hưởng bởi sự bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn. Vì vậy, có thể kết luận hỗn hợp vi khuẩn và nấm men có tiềm năng sử dụng như là chất bổ sung sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn trong giai đoạn sinh trưởng.
  24. 16 Upadhaya và cs (2015) [53] đã đánh giá ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học (1,47×108 CFU of Bacillus organisms, bao gồm 2 chủng B. licheniformis và 1 chủng B. subtilis trên 1g chất bổ sung) đến khả năng sinh trưởng, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng, sự phát thải khí độc từ phân và đặc tính làm sạch chuồng nuôi ở lợn trong giai đoạn sinh trưởng - vỗ béo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn cho lợn giai đoạn sinh trưởng – vỗ béo đã cải thiện được khả năng sinh trưởng của lợn, tăng tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và nitơ trong thức ăn, giảm phát thải khí NH3 trong phân, đồng thời thời gian và lượng nước tiêu thụ cho rửa chuồng trại giảm xuống. Balasubramanian và cs (2016) [18] đã tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung hỗn hợp Bacillus spp. (bao gồm B. coagulance, 1×109 CFU/g; B. licheniformis, 5×108 CFU/g; và B. subtilis, 1×109 CFU/g) với tỷ lệ 0%; 0,01%; và 0,02% vào khẩu phần ăn cơ sở cho lợn giai đoạn sinh trưởng – vỗ béo đến khả năng sinh trưởng và đặc tính chất lượng thịt lợn. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học có chứa Bacillus spp. vào khẩu ăn đã có tác dụng làm tăng khối lượng trung bình trên ngày và tăng tỷ lệ giữa tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn, nhưng không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận trung bình trên ngày ở lợn giai đoạn sinh trưởng – vỗ béo. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô, nitơ và năng lượng ở nhóm lợn ăn khẩu phần ăn có bổ sung chế phẩm sinh học Bacillus spp. đều cao hơn so với nhóm đối chứng không bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của việc sử dụng probiotic trong chăn nuôi lợn con. Chu Đức Thắng (1997) [11] đã sản xuất thành công chế phẩm Bacillus subtilis bằng cách cấy vi khuẩn Bacillus subtilis vào môi trường đậu tương, nước cám gạo, thậm chí trong cả nước râu ngô. Theo tác giả, lượng B. subtilis có thể hạn chế được vi khuẩn gram âm,
  25. 17 gram dương và có thể dùng chế phẩm để điều trị viêm ruột, tiêu chảy của lợn các lứa tuổi khác nhau. Nguyễn Như Pho và Trần Thu Thủy (2003) [8] cho biết sử dung chế phẩm probiotic (organic green) trong phòng ngừa tiêu chảy trên lợn con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa cho thấy tỷ lệ tiêu chảy giảm 1,5-3% trên lợn con theo mẹ và 1,5-5,7% trên lợn con sau cai sữa, tỷ lệ chết giảm từ 2-6% trên lợn con theo mẹ và trên lợn con cai sữa tỷ lệ chết là 0%. Vũ Duy Giảng (2007) [3], tiến hành thí nghiệm trên lợn con từ sơ sinh đến 81 ngày tuổi với 3 lô, lô 1 là lô đối chứng, lô 2 bổ sung Tylozin, lô 3 bổ sung chế phẩm probiotic có tên thương phẩm là Probios. Kết quả cho thấy, khối lượng lợn 81 ngày của lô bổ sung kháng sinh hay probiotic đều cao hơn lô đối chứng, đặc biệt khối lượng lợn của lô bổ sung probiotic tương đương với khối lượng lợn của lô bổ sung kháng sinh. Thí nghiệm đã cho thấy khả năng thay thế kháng sinh của probiotic trong chăn nuôi lợn. Ngô Thị Hồng Thịnh (2008) [13] sử dụng chế phẩm BIOSAF (probiotic) được sản xuất từ chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae bổ sung vào khẩu phần lợn con giống ngoại từ tập ăn đến cai sữa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với lợn con, ảnh hưởng tích cực đến khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn. Tăng dần từ lô đối chứng (ĐC), lô TN1, TN2 là 10,4 - 10,65 - 10,80 g/con/ngày. Tăng khối lượng lợn con cai sữa/ổ, lô ĐC là 45,23 kg, tăng dần ở lô TN1 là 52,93 kg và TN2 là 61,98 kg. Giảm tỷ lệ tiêu chảy 22% ở TN2 so với ĐC, giảm tỷ lệ chết so với lô ĐC là 9,02 %, ở TN2 so với ĐC là 12,73%. Trần Quốc Việt và cs (2007) [15] khi bổ sung chế phẩm probiotic được sản xuất từ 2 chủng vi khuẩn lactic (Enterococcus faecium - 6H2, Lactobacillus acidophilus - C3) và một chủng Bacillus (Bacillus subtilis - H4) có hiệu quả rõ rệt với lợn con giai đoạn từ sau cai sữa 21 đến 60 ngày tuổi cả về khả năng tiêu hoá thức ăn (tỷ lệ tiêu hoá tăng từ 3,4 - 6%), tốc độ
  26. 18 sinh trưởng tăng (11,9%) và hiệu quả chuyển hoá thức ăn (giảm tiêu tốn thức ăn 5,3%). Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2014) [5] đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh (probiotic có tên gọi là Sotizyme với thành phần trong 1 kg sản phẩm gồm Bacillus subtilis, 108 CFU; Lactobacillus acidophilus, 108 CFU; Amylase, 104 IU; Lipase, 104 IU; Protease, 104 IU; và Phytase, 103 IU) lên năng suất của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng và tăng trọng (kg/con) của heo con nhóm Sotizyme cao hơn so với nhóm đối chứng ở tuần thứ 3 và 4, mức ăn của heo con (kg/ổ) cũng được cải thiện ở tuần thứ 4. Tỷ lệ tiêu chảy của heo con ở nhóm Sotizyme (2,9%) cũng thấp hơn so với đối chứng (5,3%). Cù Thị Thúy Nga và cs (2013) [7] đã nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con sau cai sữa. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung hỗn hợp probiotic vào khẩu phần ăn cho lợn con đã làm tăng khối lượng lúc 56 ngày tuổi của lợn thí nghiệm (Khối lượng các lô ĐC, TN1, TN2, và TN3 đạt được lần lượt là 18,45; 20,02; 19,65; và 19,92 kg/con), làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cả giai đoạn 21-56 ngày tuổi xuống còn 26,67-33,33%, trong khi lô đối chứng là 53,33%. Tiêu tốn và chí phí thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng giảm (tiêu tốn thức ăn của lô ĐC, TN1, TN2 và TN3 đạt tương ứng là 1,38; 1,27; 1,30; và 1,28 kg). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp vi khuẩn probiotic 1 bao gồm Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis Saccharomyces cerevisiae đem lại hiệu quả tốt nhất.
  27. 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lợn lai thương phẩm F1 (bố Duroc x mẹ Landrace) 45 ngày tuổi. Chế phẩm sinh học Milk feed 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian: Từ 18/11/2018 đến 18/05/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng , tiêu tốn thức ăn và khả năng kháng bệnh của lợn thịt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Đây là thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với 3 lô thí nghiệm là: lô đối chứng (không bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed), lô thí nghiệm 1 bổ sung 0,2% và lô thí nghiệm 2 bổ sung 0,4% chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Mỗi lô thí nghiệm có 10 con, nhắc lại 3 lần và có 9 đơn vị thí nghiệm. Lợn thí nghiệm được chọn đồng đều về giống, tính biệt, khối lượng, tuổi, tình trạng sức khỏe. Cách sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed: bổ sung Milk feed vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh với tỷ lệ 0,2 và 0,4% cho lô thí nghiệm 1 và 2 tức là trộn đều 0,2 và 0,4 kg chế phẩm sinh học Milk feed với 100 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lô thí nghiệm 1 và 2 trước khi cho lợn ăn.
  28. 20 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lô Lô Lô Chỉ tiêu thí nghiệm 1 thí nghiệm 2 đối chứng (ĐC) (TN1) (TN2) Động vật thí Lợn nuôi thịt 45 Lợn nuôi thịt 45 Lợn nuôi thịt 45 nghiệm ngày tuổi ngày tuổi ngày tuổi Số lợn thí nghiệm 10 10 10 (con) Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm 13,65 ± 0,13 13,60 ± 0,44 13,55 ± 0,43 (kg) Số lần lặp lại thí 3 3 3 nghiệm Thời gian thí 90 90 90 nghiệm (ngày) Thức ăn thí Hỗn hợp hoàn Hỗn hợp hoàn Hỗn hợp hoàn nghiệm chỉnh chỉnh chỉnh Không bổ sung Bổ sung 0,2 % Bổ sung 0,4 % Nhân tố thí nghiệm Milk feed Milk feed Milk feed 3.4.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng lợn thí nghiệm Lợn thí nghiệm được nuôi trên chuồng nền, được cho ăn ngày 2 lần vào lúc 8h và 16h và uống nước tự do qua hệ thống máng uống tự động. Lợn thí nghiệm được vệ sinh chuồng trại và tắm chải hàng ngày. Thức ăn cho lợn thí nghiệm do Công ty TNHH Minh Hiếu – Hưng Yên cung cấp là loại thức ăn lớn nhanh nhiều nạc. Thời gian bắt đầu thí nghiệm đến khi lợn đạt 30 kg, lợn ăn thức ăn số hiệu JUMBO 113S. Từ 30 kg đến kết thúc thí nghiệm, lợn ăn thức ăn số hiệu JUMBO 114S. Thành phần giá trị dinh dưỡng của 2 loại thức ăn được trình bày ở bảng 3.2.
  29. 21 Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn thí nghiệm Thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Thành phần dinh dưỡng JUMBO 113S JUMBO 114S Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) min 3100 3050 Protein thô (%) min 18 16,5 Xơ thô (%) max 6,0 8,0 Lysine tổng số (%) min 1,15 1,05 Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,68 0,62 P tổng số (%) min-max 0,5 - 1,5 0,5 - 1,5 Ca (%) min-max 0,7 - 1,5 0,7 - 1,5 Độ ẩm (%) max 14 14 3.4.3. Các chỉ theo dõi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu 3.4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá về sinh trưởng của lợn thí nghiệm - Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Cân lợn thí nghiệm vào các giai đoạn: Bắt đầu thí nghiệm, sau 1, 2 và 3 tháng nuôi. Cân vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn, đảm bảo cân cùng 1 chiếc cân và cố định người cân. - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là khối lượng và kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau: W −W A = 2 1 t2−t1 Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1 là khối lượng lợn tại thời điểm t1 W2là khối lượng lợn tại thời điểm t2 t1, t2 là thời điểm cân ban đầu và kết thúc. - Sinh trưởng tương đối (%): Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kì cuối so với thời kì đầu cân đo và được tính theo công thức sau: W − W R (%) = 2 1 × 100 W1 + W2 2
  30. 22 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) W1 là khối lượng lợn tại thời điểm cân đầu kỳ (kg) W2 là khối lượng lợn tại thời điểm cân cuối kỳ (kg) 3.4.3.2. Chỉ tiêu về khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thịt - Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) : Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng lô thí nghiệm và tính trung bình: Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) = Tổng lượng thức ăn của từng lô thí nghiệm (kg) /(Số con x số ngày nuôi). - Tiêu tốn thức ăn (kg) trên kg tăng khối lượng: Hàng ngày theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn dùng cho lợn thí nghiệm, trên cơ sở đó tính tổng lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn BĐ-30, 30-60, 60-90 ngày nuôi thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức sau: Tiêu tốn thức ăn (kg/kg tăng khối lượng) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ thí nghiệm (kg) / Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). - Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME; Kcal/kg tăng khối lượng) = Tổng năng lượng trao đổi tiêu thụ trong kỳ thí nghiệm (kcal) / Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). Trong đó, năng lượng trao đổi tiêu thụ (Kcal) = Tổng thức ăn tiêu thụ (kg) x mức năng lượng trao đổi có trong 1 kg thức ăn (kcal). - Tiêu tốn protein (g/kg tăng khối lượng) = Tổng protein tiêu thụ trong kỳ thí nghiệm (g) / Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). Trong đó, protein tiêu thụ (g) = Tổng thức ăn tiêu thụ (g) x lượng protein có trong 1 kg thức ăn (g). - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ) = Tổng chi phí thức ăn (đ) / Tổng khối lượng lợn tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). Trong đó, Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng tiêu thụ TĂ (kg) x Đơn giá 1 kg TĂ (đ).
  31. 23 3.4.3.3. Phương pháp theo dõi khả năng kháng bệnh của lợn thí nghiệm Theo dõi chặt chẽ lợn thí nghiệm hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều trước khi cho lợn thí nghiệm ăn. Dựa vào biểu hiện triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán lợn mắc bệnh. Khi lợn mắc bệnh thì ghi rõ số tai lợn mắc bệnh, biểu hiện triệu chứng lâm sàng, số ngày điều trị, thời gian điều trị, loại thuốc điều trị, kết quả điều trị vào sổ nhật ký thí nghiệm và nhật ký thực tập. Tỷ lệ lợn mắc bệnh và kết quả điều trị lợn mắc bệnh được thống kê và tổng hợp theo tháng và tính theo số lượt lợn mắc bệnh. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2007 để quản lý và sau đó được xử lý trên phần mềm thống kê Minitab 17. So sánh sự sai khác nhau giữa ba lô trong thí nghiệm bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) với mức độ tinh cậy là 95% (α = 0,05).
  32. 24 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khả năng sinh trưởng của lợn thí nghiệm 4.1.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể là một chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của vật nuôi, đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chăn nuôi quan tâm. Khối lượng cơ thể lợn con qua từng giai đoạn là tiêu chẩn để đánh giá khả năng sinh trưởng của cả đàn lợn. Để biết được tác dụng của chế phẩm sinh học Milk feed có ảnh hưởng tới khả năng sinh trường của lợn, tôi tiến hành cân lợn thí nghiệm ở các lô thí nghiệm và đối chứng vào các thời điểm: BĐ, 30, 60, 90 ngày tuổi. Đảm bảo nguyên tắc một người cân, cùng một loại cân vào các buổi sáng trước khi cho ăn. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Khối lượng của lợn ở các thời điểm thí nghiệm (kg/con) Thời điểm thí Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 nghiệm (ngày) X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ BĐ 13,65a ± 0,13 13,60a ± 0,44 13,55a ± 0,43 30 26,70a ± 0,82 28,00a ± 0,76 29,25a ± 1,36 60 52,00b ± 1,12 54,70ab ± 1,36 57,40a ±1,49 90 73,05b ± 2,23 79,32b ± 2,00 87,47a ± 1,51 So sánh (%) 100 108,58 119,74 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy sinh trưởng tích lũy của lợn ở lô đối chứng và các lô thí nghiệm tăng dần qua các tháng thí nghiệm. Khối lượng của lợn tại thời điểm bắt đầu (BĐ) thí nghiệm ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 13,65; 13,60 và 13,55 kg, không thấy
  33. 25 có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kế (P>0,05). Điều này chứng tỏ khi bố trí thí nghiễm đã đảm bảo yếu tố đồng đều về khối lượng giữa 3 lô thí nghiệm. Khối lượng của lợn thí nghiệm ở thời điểm 30 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 26,70; 28,00 và 29,25 kg. Khối lượng của lợn ở 3 lô chưa thấy có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đến thời điểm 60 ngày kể từ khi bắt đầu thí nghiệm, khối lượng lợn giữa ba lô thí nghiệm đã thấy có sự sai khác. Khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 2 (57,40 kg) đã có sự sai khác rõ rệt so với khối lượng của lợn ở lô đối chứng (52,00 kg) (P 0,05). Thời điểm kết thúc thí nghiệm (90 ngày), khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 2 (87,47 kg) sai khác rõ rệt so với khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 1 (79,32 kg) và lô đối chứng (73,05 kg) (P 0,05). Như vậy, có thể thấy khi bổ sung chế phẩm Milk feed với mức 0,4% vào thức ăn cho lợn ở lô thí nghiệm 2 đã có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của lợn tăng lên 19,74% so với lô đối chứng. Đối với lợn ở thí nghiệm 1 khi bổ sung chế phẩm Milk feed với mức 0,2% vào thức ăn cho lợn đã có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của lợn tăng lên 8,58% so với lợn không bổ sung chế phẩm Milk feed ở lô đối chứng. Qua đây cho thấy khi bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho lợn thí nghiệm đã có tác dụng kính thích khả năng sinh trưởng của lợn ở giai đoạn sinh trưởng đến kết thúc.
  34. 26 Kg 100 Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con) 87,48 90 79,32 80 73,05 70 57,40 54,70 60 Lô ĐC 52,00 50 Lô TN1 40 Lô TN2 28,00 29,25 30 26,70 13,55 20 13,65 13,60 10 0 Ngày BĐ 30 60 90 Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn tương đồng với kết quả nghiên cứu được công bố bởi Chen và cs (2006) [23], Upadhaya và cs (2015) [53] và Balasubramanian và cs (2016) [18]. Các tác giả trên đều kết luận rằng khi bổ sung probiotics vào thức ăn cho lợn giai đoạn sinh trưởng đến giai đoạn kết thúc đã có tác dụng kích thích khả năng sinh trưởng của lợn thịt so với không bổ sung probiotics. 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm Để thấy rõ lợn thí nghiệm có tuân thủ theo quy luật sinh trưởng theo giai đoạn hay không, chúng tôi đã tính toán sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm thông qua số liệu về khối lượng của lợn thí nghiệm tại các thời điểm 30, 60 và 90 ngày thí nghiệm. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được chúng tôi trình bày ở bảng 4.2 và mô tả bằng biểu đồ ở hình 4.2. Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm giai đoạn BĐ-30 ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 435, 480 và 523,33 g/con/ngày. Không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở trong 3 lô thí nghiệm.
  35. 27 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Giai đoạn thí Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 nghiệm (ngày) X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ BĐ-30 435,00a ± 26,25 480,00a ± 26,29 523,33a ± 37,70 30-60 843,33b ± 17,99 890,00ab ± 23,16 938,33a ± 35,43 60-90 701,56c ± 45,69 820,60b ± 37,80 1002,50a ± 10,72 BĐ-90 660,00b ± 25,32 730,20b ± 22,90 812,39a ± 15,14 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) g 1200 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 1002,50 938,33 1000 890,00 843,33 820,60 812,39 800 730,20 701,56 660,00 Lô ĐC 523,33 600 480,00 Lô TN1 435,00 Lô TN2 400 200 0 BĐ-30 30-60 60-90 BĐ-90 Ngày Hình 4.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm Ở giai đoạn 30-60 ngày sinh trưởng tuyết đối của lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 843,33; 890 và 938,33 g/con/ngày. Trong giai đoạn này sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 là cao nhất và sai khác rõ rệt so với lợn ở lô đối chứng (P<0,05), tuy nhiên sự sai khác này chưa rõ rệt so với lợn ở lô thí nghiệm 1. Sự sai khác về sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô thí nghiệm 1 và lô đối chứng cũng không thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê.
  36. 28 Đến giai đoạn 60-90 ngày, sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 là có nhất (1002,5 g/con/ngày), tiếp đến là ở lô thí nghiệm 1 (820,6 g/con/ngày) và thấp nhất là ở lô đối chứng (701,56 g/con/ngày). Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô đối chứng với lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 thì thấy rằng có sự sai khác nhau rõ rệt giữa 3 lô thí nghiệm. Tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (BĐ-90) thì sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 đạt 812,39 g/con/ngày cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với sinh trưởng tuyệt đối của lợn ở lô thí nghiệm 1 (730,2 g/con/ngày) và lô đối chứng (660 g/con/ngày). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của lợn trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc nói chung và của lợn nói riêng. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed với mức 0,4% vào khẩu phần ăn cho lợn ở lô thí nghiệm 2 đã làm tăng sinh trưởng tuyệt đối lên 23,09% so với lô đối chứng. Khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed với mức 0,2% vào khẩu phần ăn cho lợn ở lô thí nghiệm 1 đã làm tăng sinh trưởng tuyệt đối lên 10,64% so với lô đối chứng. Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi về sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm trong nghiên cứu này là cao hơn kết quả nghiêm cứu của Trần Quốc Việt và cs (2007) [15]. Tác giả cho biết sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm khi bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn thịt giai đoạn sinh trưởng - vỗ béo tăng 11,9%. 4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm Sinh trưởng tương đối được tính bằng % chênh lệch giữa thời gian cân khối lượng lợn sau so với thời gian cân khối lượng trước. Nó biểu thị một cách tương đối tốc độ sinh trưởng của đàn lợn sau một thời gian nuôi dưỡng nhất định. Qua đó, người chăn nuôi biết lên tác động như thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có được sự tăng khối lượng cao nhất với lượng
  37. 29 thức ăn ít nhất. Kết quả theo dõi sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.3 và hình 4.3. Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) Giai đoạn thí Lô đối chứng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 nghiệm (ngày) X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ BĐ-30 64,26a ± 2,46 69,19a ± 3,21 72,80a ± 2,76 30-60 64,46a ± 1,42 64,61a ± 0,64 65,41a ± 3,10 60-90 33,45b ± 1,44 36,74b ± 1,26 41,68a ± 1,02 BĐ-90 136,72b ± 1,39 141,35ab ± 1,88 146,40a ± 1,28 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P 0,05) về sinh trưởng tương đối của lợn ở 3 lô thí nghiệm trong giai đoạn này.
  38. 30 Giai đoạn 30-60 ngày thí nghiệm, sinh trưởng tương đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 là 65,41% cao hơn chút ít so với sinh trưởng tương đối của lợn ở lô thí nghiệm 1 (64,61%) và lô đối chứng (64,46%) nhưng sự sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) giữa ba lô thí nghiệm. Đến giai đoạn 60-90 ngày thí nghiệm, sinh trưởng tương đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 vẫn đạt 41,68% cao hơn có ý nghĩa thống kê (P 0,05). Tính chung cho cả giai đoạn thí nghiệm (BĐ-90 ngày thí nghiệm) sinh trưởng tương đối của lợn ở lô thí nghiệm 2 là 146,40% cao hơn (P 0,05) so với lô thí nghiệm 1 (141,35%). So sánh sinh trưởng tương đối của lợn ở lô thí nghiệm 1 và lô đối chứng trong toàn giai đoạn thí nghiệm thì không thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 4.2. Khả năng chuyển hóa thức ăn của lợn thí nghiệm 4.2.1. Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các giai đoạn tuổi phản ánh sự hiệu quả sử dụng thức ăn. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng. Trong chăn nuôi lợn lấy thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế. Kết quả tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.4.
  39. 31 Bảng 4.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Lô đối Lô thí Lô thí Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT chứng nghiệm 1 nghiệm 2 Tổng khối lượng TA tiêu kg 155,60 158,30 170,60 thụ cho một lợn TN Lượng TA tiêu thụ kg 1,73 1,76 1,90 kg/con/ngày Tổng KL tăng trong kỳ TN kg 59,40 65,72 73,93 TTTA/kg tăng KL kg 2,62 2,41 2,31 So sánh TTTA/kg tăng KL % 100 91,98 88,17 % So sánh tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 100 100 95 91,98 90 88,17 85 80 Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Hình 4.4. Đồ thị so sánh tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cho một lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 155,6 kg, 158,3 kg và 170,60 kg. Qua đó cho thấy lượng thức ăn tiêu
  40. 32 thụ/con/ngày của lợn ở lô thí nghiệm 2 là cao nhất(1,9 kg), tiếp đến là lô thí nghiệm 1 (1,76 kg) và thấp nhất là lô đối chứng (1,73 kg). Tổng khối lượng tăng trong thời gian thí nghiệm của lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 59,4 kg, 65,72 kg và 73,93 kg. Như vậy, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô đối chứng là 2,62 kg cao nhất, tiếp đến là lô thí nghiệm 1 là 2,41 kg và thấp nhất là lô thí nghiệm 2 chỉ với 2,31 kg. Điều này cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho lợn đã làm cho lợn tăng tính thèm ăn, khả năng tiêu hóa thức ăn tốt hơn và lợn lớn nhanh hơn nên tiếu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với không bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn. So sánh tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng giữa lô đối chứng với lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 thì thấy rằng tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 1 thấp hơn 8,02% và của lô thí nghiệm 2 thấp hơn 11,83%. Điều này cho thấy khi bổ sung Milk feed vào thức ăn cho lợn đã làm giảm rõ rệt tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng và đây là bằng chứng rất có ý nghĩa trong chăn nuôi lợn thịt vì sẽ đem lại hiệu quả chăn nuôi cao hơn. 4.2.2. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Bảng 4.5. Tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tổng khối lượng TA tiêu kg 155,60 158,30 170,60 thụ cho một lợn TN Tổng NLTĐ tiêu thụ cho kcal 467.045 484.280 521.895 một lợn TN Tổng KL tăng trong kỳ TN kg 59,40 65,72 73,93 Tiêu tốn NLTĐ /kg tăng kcal/kg 8014,64 7369,05 7059,79 KL So sánh tiêu tốn NLTĐ /kg % 100 91,93 88,06 tăng KL
  41. 33 So sánh tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng % của lợn thí nghiệm 100 100 95 91,93 90 88,06 85 80 Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Hình 4.5. Đồ thị so sánh tiêu tốn NLTĐ/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Kết quả bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy tổng năng lượng trao đổi cho một lợn thí nghiệm ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 467.045 kcal, 484.280 kcal và 521.895 kcal. Tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô đối chứng là 8.014,64 kcal, cao hơn 645,59 kcal so với lô thí nghiệm 1 (7369,05 kcal) và cao hơn 954,85 kcal so với lô thí nghiệm 2. So sánh tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 1 ít hơn so với lô đối chứng là 8,07% và ở lô thí nghiệm 2 ít hơn so với lô đối chứng là 11,94%. Vì vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào khẩu phần ăn cho lợn thịt đã làm giảm tiêu tốn năng lượng trao đổi/kg tăng khối lượng. Điều này cho thấy chế phẩm sinh học Milk feed đã có tác dụng làm tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giảm tiêu tốn năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt.
  42. 34 4.2.3. Tiêu tốn protein/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Bảng 4.6. Tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tổng khối lượng TA tiêu kg 155,60 158,30 170,60 thụ cho một lợn TN Tổng lượng protein tiêu g 26.113,50 26.559,00 28.618,50 thụ cho một lợn TN Tổng KL tăng trong kỳ kg 59,40 65,72 73,93 TN TT protein/kg tăng KL g 439,64 404,14 387,13 So sánh TT protein/kg % 100 91,93 88,06 tăng KL So sánh tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng % của lợn thí nghiệm 100 100 95 91,93 90 88,06 85 80 Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Hình 4.6. Đồ thị so sánh tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Kết quả bảng 4.6 và hình 4.6 cho thấy tổng lượng protein tiêu thụ cho một lợn thí nghiệm ở lô đối chứng là thấp nhất (26.113,5 g), tiếp đến là lô thí nghiệm 1 (26.559,0 g) và cao nhất ở lô thí nghiệm 2 (28.618,5 g). Tiêu tốn
  43. 35 protein/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô đối chứng là 439,64 g, cao hơn 35,5 g so với lô thí nghiệm 1 (404,14 g) và cao hơn 52,51 g so với lô thí nghiệm 2 (387,13 g). So sánh tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 1 ít hơn so với lô đối chứng là 8,07% và ở lô thí nghiệm 2 ít hơn so với lô đối chứng là 11,94%. Vì vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào khẩu phần ăn cho lợn thịt đã làm giảm tiêu tốn protein/kg tăng khối lượng. Điều này cho thấy chế phẩm sinh học Milk feed đã có tác dụng làm tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giảm tiêu tốn protein, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. 4.2.4. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thí nghiệm Hiệu quả kinh tế là mục đích chung của người chăn nuôi để đạt được mục đích đó, thì giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Kết quả tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.7. So sánh chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng % của lợn thí nghiệm 100 100 95 93,59 90 88,58 85 80 Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Hình 4.7. Đồ thị so sánh chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm
  44. 36 Bảng 4.7. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn thí nghiệm Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tổng khối lượng TA tiêu thụ kg 29,30 29,30 29,30 từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 30 Đơn giá thức ăn JUMBO 113S đ/kg 11.590 11.590 11.590 Tổng chi phí thức ăn từ ngày đ 339.587 339.587 339.587 thứ 1 đến ngày thứ 30 Tổng khối lượng TA tiêu thụ từ ngày thứ 31 đến ngày thứ kg 126,30 129,00 139,30 90 Đơn giá thức ăn JUMBO 114S đ/kg 11.000 11.000 11.000 Tổng chi phí thức ăn từ ngày đ 1.389.300 1.419.000 1.532.300 thứ 31 đến ngày thứ 90 Tổng chi phí thức ăn trong 90 đ 1.728.887 1.758.587 1.871.887 ngày thí nghiệm Tổng chi phí chế phẩm Milk đ 0 31.660 34.120 feed Tổng KL tăng trong kỳ TN kg 59,40 65,72 73,93 Chi phí thức ăn/kg tăng KL đ/kg 29.107,35 27.241,32 25.782,98 So sánh chi phí thức ăn/kg % 100 93,59 88,58 tăng KL Kết quả bảng 4.7 và hình 4.7 cho thấy tổng chí phí thức ăn từ ngày bắt đầu thí nghiệm đến ngày thứ 30 cho một lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 339.587 đồng, 339.587 và 339.587 đồng. Như vậy, tổng chí phí thức ăn cho lợn của cả ba lô thí nghiệm không có sự sai khác nhau vì lợn của cả ba lô thí nghiệm đều ăn hết khẩu phần ăn hàng ngày, không có thức ăn thừa. Tổng chi phí thức ăn từ ngày thứ 31 đến ngày thức 90 cho một lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 1.389.300 đồng, 1.419.000 đồng và 1.532.300 đồng. Như vậy, tổng chi phí thức ăn trong 90 ngày thí nghiệm cho một lợn ở lô đối chứng, lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 lần lượt là 1.728.887 đồng, 1.758.587 đồng và 1.871.887 đồng. Tổng chi phí chế phẩm Milk feed cho một lợn ở lô thí nghiệm 1 là
  45. 37 31.660 đồng và lô thí nghiệm 2 là 34.120 đồng. Do vậy, chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn ở lô đối chứng là cao nhất (29.107,35 đồng), tiếp đến là lô thí nghiệm 1 (27.241,32 đồng) và thấp nhất là ở lô thí nghiệm 2 (25.782,98 đồng). Qua số liệu trên cho thấy khi bổ sung chế phẩm Milk feed với mức 0,4% cho lợn ở lô thí nghiệm 2 đã làm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn giảm đi 3.324,37 đồng và với mức 0,2% cho lợn ở lô thí nghiệm 1 đã làm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn ít hơn 1.866,03 đồng so với lô đối chứng. So sánh chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho một lợn ở lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2 thấp hơn so với lô đối chứng lần lượt là 6,41% và 11,42%. Điều này rất có ý nghĩa trong chăn nuôi lợn thịt vì khi bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho lợn nuôi thịt đã làm giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt và làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi. 4.3. Khả năng kháng bệnh của lợn thí nghiệm Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) vào thức ăn cho gia súc, gia cầm đã làm cân bằng hệ vị sinh vật có trong đường ruột của vật nuôi, nâng cao khả năng miễn dịch và chống đỡ với các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài cũng như sống cộng sinh trong cơ thể vật nuôi. Từ đó tăng khả năng đề kháng với các bệnh, đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Để thấy rõ khả năng đề kháng của lợn thí nghiệm khi được bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn có khả năng đề kháng được với các mầm bệnh hay không, chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm. Kết quả tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.8.
  46. 38 Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh của lợn trong thời gian thí nghiệm Lô đối chứng (n=10) Lô thí nghiệm 1 (n=10) Lô thí nghiệm 2 (n=10) Bệnh tiêu Bệnh viêm Bệnh tiêu Bệnh viêm Bệnh tiêu Bệnh viêm Tháng chảy phổi chảy phổi chảy phổi nuôi thí nghiệm Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ (tháng) lợn lệ lợn lệ lợn lệ lợn lệ lợn lệ lợn lệ mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) bệnh bệnh bệnh bệnh bệnh bệnh (con) (con) (con) (con) (con) (con) Tháng 1 4 40 0 0 2 20 0 0 1 10 0 0 Tháng 2 1 10 2 20 0 0 1 10 0 0 0 0 Tháng 3 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tính 5 50 2 20 2 20 1 10 1 10 0 0 chung Kết quả bảng 4.8 cho thấy dựa vào triệu chứng lâm sáng để chẩn đoán thì lợn thí nghiệm trong nghiên cứu này chỉ thấy mắc hai bệnh là bệnh tiêu chảy và bệnh viêm phổi trong suốt quá trình thí nghiệm 3 tháng (90 ngày). Tháng thứ nhất (30 ngày đầu tiên thí nghiệm) lợn ở cả ba lô đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đều mắc bệnh tiêu chảy, không thấy lợn có biểu hiện triệu chứng của bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lô đối chứng là cao nhất (40%), tiếp đến là lô thí nghiệm 1 (20%) và thấp nhất là lô thí nghiệm 2 (10%). Tháng thứ 2 từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 60, lợn ở lô đối chứng có 10% mắc bệnh tiêu chảy và 20% mắc bệnh viêm phổi. Lợn ở lô thí nghiệm 1 có 10% lợn mắc bệnh viêm phổi. Lợn ở lô thí nghiệm 2 không mắc bệnh. Tháng thứ 3 từ ngày thứ 61 đến khi kết thúc thí nghiệm (ngày thứ 90), lợn ở cả ba lô đối chứng và thí nghiệm đều khỏe mạnh không mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi cũng như các bệnh khác. Như vậy, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi ở lô đối chứng cao hơn rõ rệt tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi ở lô thí nghiệm 1 và lô thí nghiệm 2. Qua đó cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào
  47. 39 thức ăn cho lợn thí nghiệm đã có tác dụng đề kháng với mầm bệnh một cách rõ rệt thông qua cơ chế cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, ức chế vi sinh vật có hại và nâng cao hệ thống miễn dịch của lợn. Khi lợn bị bệnh chúng tôi đã tiến hành điều trị cho lợn mắc bệnh. Đối với bệnh tiêu chảy, chúng tôi dùng thuốc Sequenro với 1 ml/20 kg thể trọng, kết hợp với Atropin với 1 ml/10 kg thể trọng, điều trị liên tục 3 - 5 ngày. Đối với bệnh viêm phổi, chúng tôi dùng thuốc Martylan với liều 1 ml/10 - 15kg TT, tiêm bắp thịt ngày 1 lần, điều trị liên tục trong 5 ngày. Kết quả điều trị lợn mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn thí nghiệm Số ngày Số lợn điều Số lợn khỏi Tỷ lệ khỏi Tên bệnh điều trị TB trị (con) (ngày) (con) (%) Bệnh tiêu chảy 8 5 8 100 Bệnh viêm phổi 3 5 3 100 Tính chung 11 5 11 100 Kết quả bảng 4.9 cho thấy trong quá trình thí nghiệm 3 tháng, lợn ở cả 3 lô đối chứng, thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 có 8 con lợn mắc bệnh tiêu chảy và đã được điều trị kịp thời và kết quả khỏi bệnh là 100%. Đối với bệnh viêm phổi chỉ thấy có 3 lợn mắc bệnh và cũng được điều trị kịp thời bằng thuốc đặc hiệu, kết quả khỏi bệnh đạt 100%. Như vậy, có thể thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho lợn thịt đã có tác dụng ức chế hay nói cách khác là đề kháng lại vi sinh vật gây bệnh và lợn mắc bệnh với tỷ lệ thấp hơn so với đối chứng, khi điều trị lợn cũng nhanh khỏi hơn với tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.
  48. 40 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận - Khối lượng của lợn khi kết thúc thí nghiệm ở lô thí nghiệm 2 (87,47 kg) cao hơn (P<0,05) so với lô thí nghiệm 1 (79,32 kg) và lô đối chứng (73,05 kg). - Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm giai đoạn bắt đầu đến kết thúc thí nghiệm ở lô thí nghiệm 2 (812,39 g/con/ngày) cao hơn (P<0,05) so với lô thí nghiệm 1 (730,20 g/con/ngày) và lô đối chứng (660 g/con/ngày). - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 2 (2,31 kg) giảm 11,83% và ở lô thí nghiệm 1 (2,41 kg), giảm 8,02% so với lô đối chứng (2,62 kg). - Chí phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn ở lô thí nghiệm 2 (25.782,98 đồng) giảm 11,42% và ở lô thí nghiệm 1 (27.241,32 đồng), giảm 6,41% so với lô đối chứng (29.107,35 đồng). - Lợn thí nghiệm ở lô thí nghiệm 2 và 1 có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và viêm phổi thấp hơn rõ rệt so với lợn ở lô đối chứng. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho lợn thịt đã có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng của lợn thịt, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn trên một kg tăng khối lượng và tăng khả năng kháng bệnh. Điều này đã làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt. Mức bổ sung 0,4% Milk feed vào thức ăn cho lợn nuôi thịt cho kết quả tốt hơn so với mức bổ sung 0,2%. 5.2. Đề nghị Từ kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này có thể khuyến có người chăn nuôi lợn thịt nên bổ sung chế phẩm Milk feed với mức 0,4% vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để nuôi lợn thịt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi.
  49. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Giáo trình Sinh lý gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1996), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25-28. 3. Vũ Duy Giảng (2007), Thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 26 - 30. 4. Lã Văn Kính (1998), Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc và vai trò của probiotic đối với động vật, Báo cáo khoa học, Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ, Sở khoa học công nghệ và môi trường Hồ Chí Minh, tr. 36-42. 5. Lê Thị Mến, Trương Chí Sơn (2014), “Ảnh hưởng của chế phẩm men vi sinh (probiotic) lên năng suất của heo nái nuôi con và heo con theo mẹ ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 30, tr. 1-5. 6. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 48-49 7. Cù Thị Thúy Nga, Trần Văn Phùng, Trần Tố, Nguyễn Thị Minh Thuận (2013), “Ảnh hưởng của probiotic đến sinh trưởng lợn con sau cai sữa”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 171(6), tr. 16-23. 8. Nguyễn Như Pho, Trần Thu Thủy (2003), “Tác dụng của probiotic đến bệnh tiêu chảy trên lợn con”, Hội nghị khoa học chăn nuôi thú y lần thứ IV, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN 2-39-77.
  50. 42 10. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN 2-40-77, 11. Chu Đức Thắng (1997), Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, lâm sàng trong bệnh viêm ruột lợn con sau cai sữa, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 10 - 11. 12. Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), Giáo trình Chăn nuôi lợn (sau đại học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 1-117. 13. Ngô Thị Hồng Thịnh (2008), Sử dụng chế phẩm BIOSAF (Probiotic) trong khẩu phần lợn nái nuôi con và lợn con giống ngoại từ tập ăn đến cai sữa, Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp chăn nuôi thú y, Trường ĐHNN I, Hà Nội, tr. 54 - 59. 14. Đàm Văn Tiệm, Lê Văn Thọ (1992), Giáo trình Sinh lý học gia súc, Nxb 15. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Ninh Thị Len, Nguyễn Thị Nhung, Lê Văn Huyên, Đào Đức Kiên (2007), “Ảnh hưởng của việc bổ sung probiotic vào khẩu phần đến khả năng tiêu hoá thức ăn, tốc độ sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con và lợn thịt”, Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 2 (12), tr. 14 - 20. II. Tiếng Anh 16. Anderson D.B., McCracken V.J., Aminov R.I., Simpson J.M., Mackie R.I., Verstegen M.W.A., Gaskins H.R. (1999), “Gut microbiology and growth-promoting antibiotics in Swine”, Pig News Inform., 20, pp. 115-122. 17. Baird D.M. (1977), “Probiotics help boost feed efficiency”, Feed Stuff, 49, pp. 11-12. 18. Balasubramanian B., Li T., Kim I.H. (2016), “Effects of supplementing growing-finishing pig diets with Bacilluss spp. probiotic on growth
  51. 43 performance and meat-carcass grade quality traits”, R. Bras. Zootec. 45(3), pp. 93-100. 19. Barnes D. M., Sorensen K. D. (1997), Salmonella Diseases of Swine, 4th, Edition Lowastate Unversity press (8), pp. 309 - 317. 20. Bhandari S.K., Opapeju F.O., Krause D.O., Nyachoti C.M. (2010), “Dietary protein level and probiotic supplementation effects on piglet response to Escherichia coli K88 challenge: Performance and gut microbial population”, Livest. Sci., 133, pp.185-188. 21. Bomba A., Nemco R., Ganarcikova S., Eric R., Guba P., Mudronova D. (2002), “Improvement of the probiotic effect of micro-organisms by their combination with maltodextrins, fructo-oligosaccharides and polyunsaturated fatty acids”, Br. J. Nutr., 88, pp. S95-S99. 22. Cho J.H., Zhao P.Y., Kim I.H. (2011), “Probiotics as a dietary additive for pigs: A review”, Journal of Animal and Veterinary Advances, 10(16), pp. 2127-2134. 23. Chen Y.J., Min B.J., Cho J.H., Kwon O.S., Son K.S., Kim H.J., Kim I.H. (2006), “Efects of dietary Bacillus-based probiotic on growth performance, nutrients digestibility, blood characteristics and fecal noxious gas content in finishing pigs”, Asian-Aust. J. Anim. Sci., 19(4), pp. 587-592. 24. Davis M.E., Parrott T., Brown D.C., de Rodas B.Z., Johnson Z.B., Maxwell C.V., Rehberger T. (2008), “Effect of a Bacillus-based direct- fed microbial feed supplement on growth performance and pen cleaning characteristics of growing-finishing pigs”, J. Anim. Sci., 86, pp. 1459-1467. 25. Datt C., Malik S., Datta M. (2011), “Effect of probiotics supplementation on feed consumption, nutrient digestibility and growth
  52. 44 performance in crossbred pigs under Tripura climate”, Indian Journal of Animal Nutrition, 28(3), pp. 331-335. 26. Erickson K.L., Hubbard N.E. (2000), “Probiotic immunomodulation in health and disease”, Journal of Nutrition, 130, pp. 403S-409S. 27. Ezema C. (2013), “Probiotics in animal production: A review”, Journal of Veterinary Medicine and Animal Health, 5(11), pp. 308-316. 28. Franscico T., Juan R., Erenia F., Maria L.R. (1995), “Response of piglets to oral administration of lactic acid bacteria”, J. Food Protect., 58, pp.1369-1974. 29. Fuller R. (1989), “Probiotics in man and animals”, J. Appl. Bacteriol. 66, pp. 365-378. 30. Fuller R. (1992), Probiotic: The Scientific basis, Ed. Fuller R. London, Chapman & Hall. 31. Giang H.H., Viet T.Q., Ogle B., Lindberg J.E. (2010), “Effects of different probiotic complexes of lactic acid bacteria on growth performance and gut environment of weaned piglets”, Livest. Sci., 133, pp. 182-184. 32. Giang H.H., Viet T.Q., Ogle B., Lindberg J.E. (2010), “Growth performance, digestibility, gut environment and health status in weaned piglets fed a diet supplemented with potentially probiotic complexes of lactic acid bacteria”, Livestock Sci., 129, pp. 95-103. 33. Herias M.V., Hessle C., Telemo E., Midtvedt T., Hanson L.A., Wold A.E. (1999), “Immunomodulatory effects of Lactobacillus plantarum colonizing the intestine of gnotobiotic rats”, Clin. Exp. Immunol., 116, pp. 283-290. 34. Hong J.W., Kim I.H., Kwon O.S., Kim J.H., Min B.J., Lee W.B. (2002), “Effects of dietary probiotics supplementation on growth performance
  53. 45 and fecal gas emission in nursing and finishing pigs”, J. Anim. Sci. Technol., 44, pp. 305-314. 35. Jonsson E., Conway P. (1992), Probiotics for Pigs, In: Probiotics: The Scientific Basis, Fuller, R. (Ed.). Chapman and Hall, London, pp: 260. 36. Ko S.Y., Yang C.J. (2008), “Effect of green tea probiotics on the growth performance, meat quality and immune response in finishing pigs”, Asian Aust. J. Anim. Sci., 21, pp. 1339-1347. 37. Kyriakis S.C., Tsiloyiannis V.K., Vlemmas J., Sarris K., Tsinas A.C., Alexopoulos C., Jansegers L. (1999), “The effect of probiotic LSP 122 on the control of post-weaning diarrhoea syndrome of piglets”, Res. Vet. Sci., 67, pp. 223-228. 38. Malloa J.J., Rioperezb J., Honrubiaa P. (2010), “The addition of Enterococcus faecium to diet improves piglet's intestinal microbiota and performance”, Livest. Sci., 133, pp. 176-178. 39. Mathew A.G., Chattin S.E., Robbins C.M., Golden D.A. (1998), “Effects of a direct-fed yeast culture on enteric microbial populations, fermentation acids and performance of weanling pigs”, J. Anim. Sci., 76, pp. 2138-2145. 40. Meng Q.W., Yan L., Ao X., Zhou T.X., Wang J.P., Lee J.H., Kim I.H. 2010), “Influence of probiotics in different energy and nutrient density diets on growth performance, nutrient digestibility, meat quality and blood characteristics in growing-finishing pigs”, J. Anim. Sci., 88, pp. 3320-3326. 41. Ng S.C., Hart A.L., Kamm M.A. (2009), “Mechanisms of action of probiotics: Recent advances”, Inflammatory Bowel Diseases, 15, pp. 300-310. 42. Oelschlaeger, T.A. (2010), “Mechanisms of probiotic actions: A review”. Int. J. Med. Microbiol., 300, pp. 57-62.
  54. 46 43. Ouwehand A.C., Salminen S., Isolauri E. (2002), “Probiotics: An overview of beneficial effects”, Antonie Van Leeuwenhoek, 82, pp. 279-289. 44. Parker R.B. (1974), “Probiotics, the Other Half of the Antibiotic Story”, Animal Nutrition and Health, 29, pp. 4-8. 45. Patil A.K., Sachin Kumar, Verma A.K., Baghel R.P.S. (2015), “Probiotics as feed additives in weaned pigs: A review”, Livestock Research International, 3(2), pp. 31-39. 46. Perdigon G., Alvarze S.E., Vintine M., Medine M., Medici M. (1999), “Study of the possible mechanisms involved in the mucosal immune system activation by lactic acid bacteria”, J. Dairy Sci. 82, pp. 1108-1114 47. Perdigon G., Locascio M., Medici M., Holgado A.P.D.R., Oliver G. (2003), “Interaction of bifidobacteria with the gut and their influence in the immune function”, Biocell, 27, pp. 1-9. 48. Saarela M., Mogensen G., Fonden R., Mattila-Sandholm T. (2000), Probiotic bacteria: safety, functional and technological properties, Review article, Journal of Biotechnology (84), pp. 197 - 215. 49. Sonia Michail (2005), “The mechanism of action of probiotics”, Practical Gastroenterology. 50. Stavric S., Kornegay E.T. (1995), Microbial Probiotic for Pigs and Poultry, In: Biotechnology in Animal Feeds and Animal Feeding, Wallace, R.J. and A. Chesson, (Eds.). Wiley-VCH Publisher, Weinheim, pp: 205. 51. Succi G., Sandrucci A., Tamburini A., Adami A., Cavazzoni V. (1995), “Effects of using a new strain of Bacillus coagulans as a probiotic on the performance of piglets”, Riv. Suinicol., 36, pp. 59-63. 52. Takahashi T., Nakagawa E., Nara T., Yajima T., Kuwata T. (1998), “Effects of orally ingested Bifidobacterium longum on the mucosal IgA
  55. 47 response of mice to dietary antigens”, Biosci. Biotechnol. Biochem., 62, pp. 10-15. 53. Upadhaya S.D., Kim S.C., Valientes R. A., Kim I.H. (2015), “The effect of Bacillus-based feed additive on growth performance, nutrient digestibility, fecal gas emission and pen cleanup characteristics of growing-finishing pigs”, Asian Australas. J. Anim. Sci., 28 (7), pp. 999-1005. 54. Veizaj-Delia E., Piu T., Lekaj P., Tafaj M. “2010), “Using combined probiotic to improve growth performance of weaned piglets on extensive farm conditions”, Livest. Sci., 134, pp. 249-251. 55. Vitini E., Alvarez S., Medina M., Medici M., de Budeguer M.V., Perdigon G. (2000), “Gut mucosal immunostimulation by lactic acid bacteria”, Biocell, 24, pp. 223-232. 56. Xuan Z.N., Kim J.D., Heo K.N., Jung H.J., Lee J.H., Han Y.K., Kim Y.Y., Han In K. (2001), “Study on the development of a probiotics complex for weaned pigs”, Asian-Aust. J. Anim. Sci. 14(10), pp. 1425- 1428. 57. Wang A., Yu H., Gao X., Li X., Qiao S. (2009a), “Influence of Lactobacillus fermentum I5007 on the intestinal and systemic immune responses of healthy and E. coli challenged piglets”, Antonie Van Leeuwenhoek, 96, pp. 89-98. 58. Wang Y., Cho J.H., Chen Y.J., Yoo J.S., Huang Y., Kim H.J., Kim I.H. (2009b), “The effect of probiotic BioPlus 2B® on growth performance, dry matter and nitrogen digestibility and slurry noxious gas emission in growing pigs” , Livest. Sci., 120, pp. 35-42. 59. William, H.C. (2000), “Producing pigs without antibiotic growth promoters”, Adv. Pork. Prod., 11, pp. 47-56.
  56. 48 60. Yu H.F., Wang A.N., Li X.J., Qiao S.Y. (2008), “Effect of viable Lactobacillus fermentum on the growth performance, nutrient digestibility and immunity of weaned pigs”, J. Anim. Feed. Sci., 17, pp.
  57. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Chế phẩm sinh học Milk feed Cân Chế phẩm sinh học Milk feed Trộn thức ăn với Milk feed Dụng cụ cân lợn
  58. Đàn lợn Đối chứng Đàn lợn Thí nghiệm