Giáo án Mầm non Lớp Lá - Bài: Làm quen chữ cái e, ê

docx 5 trang thiennha21 26/04/2022 31702
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non Lớp Lá - Bài: Làm quen chữ cái e, ê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_bai_lam_quen_chu_cai_e_e.docx

Nội dung text: Giáo án Mầm non Lớp Lá - Bài: Làm quen chữ cái e, ê

  1. GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC: 2020 – 2021. CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH THÂN YÊU CỦA BÉ. HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Đề tài: Làm quen chữ cái e, ê. Độ tuổi: MGL ( 5 -6 tuổi) Lớp: A3 Số trẻ: 35 trẻ. Thời gian: 30 – 35 phút. Người dạy: Lê Thị Loan Ngày dạy: 04.11. 2020. 1. Mục tiêu cần đạt. * Kiến thức: - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê. - Trẻ biết được đặc điểm cấu tạo của các chữ cái e, ê. - Hình thành cho trẻ biểu tượng nhóm chữ e, ê qua kiểu chữ in thường. * Kĩ năng: - Biết so sánh sự khác nhau giữa các chữ cái với nhau. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh suy đoán, đối chiếu từ qua trò chơi. Chọn đúng chữ cái trong từ. * Thái độ: - Trẻ hững thú và tích cực tham gia hoạt động. 2. Chuẩn bị * Đồ dùng của cô. - Giáo án điện tử. Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”; “ Chỉ có một trên đời” - Thẻ chữ e, ê in thường, viết thường, in hoa. Nét chữ e, ê rời. Rổ; Thẻ chữ cái e, ê, o, ô, ơ, a, ă, â. - Vòng quay trí tuệ. - Bức tranh có chữ cái e, ê. Bảng cài, que chỉ. * Đồ dùng của trẻ. Thẻ chữ cái e, ê, o, ô, ơ, a, ă, â. 3. Tiến hành Hoạt động của cô. Hoạt động của trẻ. * HĐ1: Ổn định –gây hứng thú: - Nhiệt liệt chào đón các quí vị đại biểu, ban giám khảo - Trẻ hưởng ứng. cùng toàn thể các bé đến với “ Gia đình thân yêu” chủ đề số 03 năm 2020. Tham gia với chủ đề “Gia đình thân yêu” ngày hôm nay là các bé thật đáng yêu và ngộ nghĩnh đến từ lớp A3 trường mầm non Quảng Trung. - Đến với chủ đề “Gia đình thân yêu” còn có sự góp - Trẻ vỗ tay. mặt của một vị khách rất đặc biệt, xin mời vị khách đặc biết của chúng ta. - Xin chào tất cả các bạn, đố các bạn biết tớ là ai? ( bạn - Bạn Thỏ trắng.
  2. Thỏ trắng) - Đến với các bạn hôm nay tớ muốn cùng các bạn thể - Trẻ thể hiện tài năng. hiện tài năng của mình với bài hát “ Cả nhà thương nhau” xin mời các bạn thể hiện tài năng của mình nào. - Xin chúc mừng tiết mục giao lưu của các bé thật tuyệt - Trẻ hưởng ứng. vời và đáng yêu. Bây giờ cô mời Thỏ trắng ở lại với các bạn để cùng nhau tham gia trò chơi “Bé yêu chữ cái” ngày hôm nay nhé. * HĐ2: Làm quen chữ các e, ê 1. Làm quen chữ e: - Các con vừa thể hiện tài năng của mình với bạn Thỏ - Bài hát: Cả nhà thương nhau trắng qua bài hát gì? - Các con hãy nhìn xem cô có tranh gì đây? ( Gia đình - Tranh gia đình. bé An) - Dưới tranh có từ “ Gia đình bé An ” – Cô đọc từ. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Cả lớp đọc lại từ “ Gia đình bé An” ( 2 -3 lần) - Trẻ đọc cùng cô. - Trong từ: “ Gia đình bé An” có những chữ cái nào các - Trẻ trả lời. con đã được học? ( a) - Cô mời một trẻ lên tìm những chữ cái đã được học và - Trẻ lên tìm chữ cái. hãy đọc to cho cả lớp đọc theo nào? - Còn lại chữ cái gì đây? - Trẻ trả lời. - Cô sẽ phóng to chữ e cho cả lớp xem nhé - Đây là chữ e đọc là chữ e mà hôm nay cô sẽ dạy cho - Trẻ chú ý lắng nghe. các con làm quen đấy. Chữ e khi phát âm các con nhớ: Môi trên và môi dưới mở rộng, lưỡi nằm thấp, đầu lưỡi chạm răng dưới. - Cả lớp lắng nghe cô phát âm “e” 3lần - Cả lớp phát âm - Trẻ phát âm. - Chữ e khi phát âm phải như thế nào? Cô mời một trẻ - Trẻ trả lời. nhắc lại. => À! Chữ e khi phát âm phải môi trên và môi dưới mở - Trẻ lắng nghe. rộng, lưỡi nằm thấp, đầu lưỡi chạm răng dưới. Cả lớp phát âm lại nào + Cô mời các bạn phía tay phải của cô phát âm nào - Trẻ đọc theo hiệu lệnh của + Cô mời các bạn phía tay trái của cô phát âm nào cô. + Cô mời các bạn phía trước mặt cô phát âm nào - Hôm nay cô cũng có thẻ chữ e các con xem có giống - Có ạ. chữ e trên màn hình của cô không + Cô mời nhóm bạn trai phát âm - Trẻ phát âm. + Cô mời nhóm bạn gái phát âm + Cá nhân trẻ phát âm(3-4 Cá nhân trẻ phát âm) - Bạn nào cho cô biết chữ “e” được cấu tạo như thế - Trẻ trả lời. nào?
  3. - Chữ “e” được cấu tạo gồm một nét cong tròn hở về - Trẻ chú ý. bên phải và 1 nét ngang. + Cô mời một bạn nhắc lại cấu tạo chữ “e” - Trẻ nhắc lại. + Cô cho cả lớp phát âm chữ “e” - Trẻ phát âm. - Cho trẻ tìm chữ e giơ lên và đọc. - Trẻ trả lời. - Ngoài chữ “e” in thường mà các con vừa được làm quen các con còn thấy chữ “e” có ở đâu? ( trên tường xung quanh lớp học.) - Trẻ chú ý. - Hôm nay, ngoài chữ e in thường cô vừa giới thiệu đến các con thì cô cũng có rất nhiều chữ “e” như: chữ “e” in hoa, chữ “e” viết hoa, chữ “e” viết thường, các chữ cái này tuy khác nhau về cách viết nhưng giống nhau về cách đọc đấy. 2. Làm quen chữ ê ( tương tự e ) - Trẻ vận động cùng cô. - Đến với lớp học hôm nay, cô còn có rất nhiều điều kỳ diệu dành cho tất cả các con đấy, bây giờ xin mời các con hãy đứng dạy khởi động nhẹ nhàng cùng cô để chúng ta bước vào điều kỳ diệu tiếp theo nhé. Cô và cả lớp cùng nhau vận động theo nhạc bài hát “ Chỉ có một trên đời”. - Cô và các con vừa vận động theo nhạc bài hát gì? - Bài hát: Chỉ có một trên đời. - Ai là người sinh ra các con? - Mẹ. - Vậy các con có yêu thương mẹ không? - Có. - Bây giờ cô có một bức tranh nữa cho các con xem đây - Trẻ thực hiện. là bức tranh gì nhé. Trước khi xem tranh thì cô mời các con ngồi xuống nào. - Cô có bức tranh gì đây các con? ( Mẹ bế bé) - Mẹ bế bé. - Dưới bức tranh có từ: “ Mẹ bế bé” – Cô đọc cho trẻ - Trẻ lắng nghe. nghe ( 2 lần) - Cả lớp đọc lại từ “Mẹ bế bé” ( 2 -3 lần) - Trẻ đọc. - Trong từ: “Mẹ bế bé” có những chữ cái nào các con - Trẻ trả lời. đã được học? ( e ) - Cô mời một trẻ lên tìm những chữ cái đã được học và - Trẻ thực hiện. hãy đọc to cho cả lớp đọc theo nào? - Còn lại chữ cái gì đây? - Chữ ê. - Đây là chữ ê đọc là chữ ê, và bây giờ chúng ta cùng - Trẻ chú ý. làm quen với chữ ê nhé. Chữ ê khi phát âm các con nhớ: Môi trên và môi dưới mở rộng, lưỡi nằm ngang, đầu lưỡi nằm giữa hàm trên và hàm dưới. - Cả lớp lắng nghe cô phát âm “ê” 3lần - Cả lớp phát âm - Trẻ phát âm. - Chữ ê khi phát âm phải như thế nào? Cô mời một trẻ - Trẻ trả lời. nhắc lại.
  4. => À! Chữ ê khi phát âm phải môi trên và môi dưới mở - Trẻ lắng nghe. rộng, lưỡi nằm ngang, đầu lưỡi nằm giữa hàm trên và hàm dưới. Cả lớp phát âm lại nào. + Cô mời các bạn phía tay phải của cô phát âm nào - Trẻ thực hiện. + Cô mời các bạn phía tay trái của cô phát âm nào + Cô mời các bạn phía trước mặt cô phát âm nào - Cô cũng có thẻ chữ ê các con xem có giống chữ ê trên - Có. màn hình của cô không? + Cô mời nhóm bạn trai phát âm - Trẻ phát âm. + Cô mời nhóm bạn gái phát âm + Cá nhân trẻ phát âm(3 - 4 cá nhân trẻ phát âm) - Bạn nào cho cô biết chữ “ê” được cấu tạo như thế - Trẻ trả lời. nào? - Chữ “ê” được cấu tạo gồm một nét cong tròn hở về - Trẻ lắng nghe. bên phải, 1 nét ngang và một dấu mũ xuôi ở phía trên. + Cô mời một bạn nhắc lại cấu tạo chữ “ê” - Trẻ nhắc lại. + Cô cho cả lớp phát âm chữ “ê” - Trẻ phát âm. - Cho trẻ tìm chữ ê giơ lên và cùng đọc. - Trẻ trả lời. - Ngoài chữ “ê” in thường mà các con vừa được làm quen các con còn thấy chữ “ê” có ở đâu? ( trên tường xung quanh lớp học.) - Trẻ chú ý. - Hôm nay, ngoài chứ ê in thường cô vừa giới thiệu cho các con thì, cô cũng có rất nhiều chữ “ê” như: chữ “ê” in hoa, chữ “ê” viết hoa, chữ “ê” viết thường, các chữ cái này tuy khác nhau về cách viết nhưng giống nhau về cách đọc đấy. - Trẻ so sánh. + So sánh chữ e, ê: - Hai chữ này giống nhau như thế nào?( Giống nhau đều gồm 1 nét ngang và 1 nét cong tròn hở về bên phải) - Hai chữ này khác nhau như thế nào? + Khác nhau cách phát âm: âm “e” phát âm “ e”, âm “ê” phát âm “ ê” + Khác nhau về cấu tạo: Chữ “ê” có dấu mũ xuôi ở - Trẻ phát âm lại. trên, chữ “e” không có. - Cô cho cả lớp phát âm lại 2 chữ cái vừa học e, ê * HĐ3: Trò chơi - Trẻ lấy rỗ đồ chơi. + Trò chơi 1: Ghép nét thành chữ - Để tham gia trò chơi này thì các con hãy lắng nghe cô nêu cách chơi, luật chơi nhé. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Cách chơi: Từ những nét chữ rời và thẻ chữ cái vừa nhận được, các con hãy ghép thành những chữ cái theo yêu cầu của cô - Luật chơi: Khi có hiệu lệch của cô mới được thực
  5. hiện + Lần một: Các con hãy ghép cho cô chữ “e” - Trẻ chơi trò chơi. + Lần 2: Các con hãy ghép cho cô chữ có 1 nét cong tròn hở bên phải, 1 nét ngang và 1 dấu mũ xuôi nằm trên. + Lần 3: Cả lớp hãy giơ cho cô chữ e + Lần 4: Cả lớp hãy giơ cho cô chữ ê. - Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ. + Trò chơi thứ 2: Vòng quay kì diệu. - Đến với trò chơi “Bé yêu chữ cái hôm nay”còn có - Trẻ thực hiện. một vị khách thứ 2 rất đặc biệt, xin mời vị khách của chúng ta ( 1 cô đóng) - Xin chào tất cả các con, hôm nay đến đây cô mang rất - Trẻ vỗ tay. nhiều quà đến cho các con đấy và món quà là những chữ cái với những chữ cái cô mang đến các bé hãy vui chơi cùng cô nhé. - Cách chơi: Khi cô quay một vòng chữ cái nào xuất - Trẻ chú ý. hiện trên màn hình thì các con hãy chọn và giơ chữ cái đó và đọc to chữ cái đó lên. - Luật chơi: Khi nào vòng quay dừng ở chữ cái nào thì mới được chọn nhanh và giơ. - Trẻ chơi trò chơi, cô chú ý bao quát trẻ. - Trẻ chơi trò chơi. - Cảm ơn cô đã mang đến trò chơi đầy bổ ích cho các - Trẻ vỗ tay. bé + Trò chơi thứ 3: Về đúng chữ cái trong tranh - Mỗi trẻ hãy chọn cho mình một thẻ chữ cầm trên tay - Cách chơi: Cô có các bức tranh ở các góc, dưới từ các bức tranh đếu có chứa chữ cái giống chữ cái các con cầm trên tay. Khi nào nghe hiêu lệnh của cô tìm chữ thì các con hãy về bức tranh có chữ cái giống trên tay các con cầm nhé. - Luật chơi: Nếu bạn nào chọn sai thì phải lặc lò cò đấy - Trẻ chơi lần 2 thì đổi thẻ chữ cho nhau - Trẻ chơi trò chơi. * Kết thúc: - Với trò chơi “Về đúng chữ cái trong tranh” đã kết - Trẻ chú ý lắng nghe. thúc buổi giao lưu ngày hôm nay, một lần nữa xin kính chúc ban giám khảo mạnh khỏe, chúc các con chăm ngoan học giỏi. - Trẻ thu dọn đồ dùng. - Trẻ thực hiện.