Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

pdf 154 trang thiennha21 13/04/2022 6220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_nghien_cuu_de_xuat_cac_giai_phap_giam_thieu_nguy_co_va.pdf

Nội dung text: Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM TẠ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM TẠ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường Mã số ngành: 60520320 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH PHÚ TP.HCM, tháng 08 năm 2017
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Phú Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 10 năm 2017 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ) TT Họ và tên Chức danh Hội đồng 1 GS.TS. Hoàng Hưng Chủ tịch 2 TS. Nguyễn Quốc Bìn Phản biện 1 3 PGS.TS. Trịnh Xuân Ngọ Phản biện 2 4 PGS.TS. Tôn Thất Lãng Ủy viên 5 TS. Nguyễn Thị Phương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
  4. TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP.HCM, ngày tháng 10 năm 2017 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Tạ Thị Thủy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 27/02/1990 Nơi sinh: Hà Nội Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường MSHV: 1641810009 I- Tên đề tài: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). II- Nhiệm vụ và nội dung: 1. Tìm hiểu các khái niệm về hóa chất, DNVVN, quy định pháp luật về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và Thế giới và các nghiên cứu có liên quan. 2. Đánh giá tình hình kinh doanh, đảm bảo an toàn hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 3. Xác định các nguy cơ và những vấn đề sức khỏe thường gặp do hóa chất đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 4. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. 5. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 15 tháng 02 năm 2017 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 15 tháng 08 năm 2017 V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Phú CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) PGS. TS. Huỳnh Phú PGS. TS. Thái Văn Nam
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy
  6. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực luận văn này. Cảm ơn PGS.TS. Huỳnh Phú đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn đến anh Nguyễn Văn Hải (Chuyên viên an toàn Hóa chất và Môi trường, Sở Công thương TP.HCM đã hỗ trợ cho tôi nghiên cứu thực tế về hiện trạng hóa chất trên địa bàn TP.HCM). Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Gia đình, anh chị em, bạn bè và người thân đã giúp đỡ và động viên tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và những hạn chế về kinh nghiệm, các kết quả thực hiện luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các quý thầy, cô để giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Tạ Thị Thủy
  7. iii TÓM TẮT Việc đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động lâu nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các mối nguy, ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể nghiên cứu trên các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. Thông qua các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước và đặc biệt là thực hiện điều tra khảo sát thực tế tình hình đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả đáng lưu ý. (1)-Nghiên cứu đã thống kê được số lượng doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận; (2)-Đánh giá tình hình đảm bảo an toàn hóa chất trên địa bàn Quận; (3)-Xác định các mối nguy đến sức khỏe của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp đồng thời đề xuất những giải pháp thực tế nhằm giảm thiểu nguy cơ, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc tại những doanh nghiệp này. Việc thực hiện nghiên cứu này sẽ cung cấp các số liệu về hiện trạng kinh doanh hóa chất công nghiệp tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 cho các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn cụ thể về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động tại khu vực này từ đó có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động.
  8. iv ABSTRACT Ensure chemical safety for workers hasn't been properly interested in almost businesses, especially small and medium businesses. The objective of the study was to identify the hazards and effects of chemicals on workers, thereby proposing solutions to reduce risks and ensure health and safety for workers working in the chemical environment in small and medium businesses. Specific, research in the business of industrial chemicals in District 5, Ho Chi Minh City. Through methods such as data collection, analysis and synthesis of research in Vietnam and the world, and especially investigate the situation of ensure health safety for employees working in chemical environments in small and medium businesses in District 5, the study has achieved some remarkable results. (1)-The Study has been statistics the number of businesses dealing in industrial chemicals in the District 5. (2)-Assessing the situation of chemical safety in District 5. (3)-Identify hazards to the health of employees working in industrial chemical trading businesses and propose practical solutions aimed at minimize the risk, ensure health safety of employees working in these businesses. The implementation of this study will provide data on the current status of industrial chemical business in SMEs in District 5 for next studies. In addition, this study will give managers a specific view on the situation of chemical safety for workers in this area, so that there are specific solutions to reduce the risk and ensure health and safety for workers.
  9. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii ABSTRACT iv MỤC LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x DANH MỤC HÌNH xi DANH MỤC BẢNG xii MỞ ĐẦU 1 I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU 3 V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu 3 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát 4 V.3. Phương pháp thống kê 4 V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp 4 V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước 4 V.6. Phương pháp chuyên gia 5 VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 5 VI.1. Ý nghĩa khoa học 5
  10. vi VI.2. Ý nghĩa thực tiễn 5 VII. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 6 1.2. Tổng quan về hóa chất 9 1.2.1. Khái niệm hóa chất 9 1.2.2. Phân loại hóa chất 9 1.2.3. Khái niệm hóa chất công nghiệp 10 1.3. Tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam 11 1.3.1. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Hà Nội 11 1.3.2. Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn TP.HCM 13 1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên Thế giới và Việt Nam . 20 1.4.1. Trên thế giới 20 1.4.2. Tại Việt Nam 26 1.5. Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người 31 1.5.1. Các yếu tố quyết định độc tính của hóa chất 31 1.5.2. Ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể con người 37 1.5.3. Nguy cơ cháy nổ 37 1.6. Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến đảm bảo an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp 44 1.6.1. Các nghiên cứu, hướng dẫn trên thế giới 44
  11. vii 1.6.2. Các nghiên cứu hướng dẫn tại Việt Nam 45 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 47 2.1. Tình hình hoạt động, kinh doanh hóa chất công nghiệp 47 2.1.1. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất 47 2.1.2. Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu 58 2.1.3. Tình hình tuân thủ quy định hóa chất 60 2.1.4. Những hạn chế trong quản lý hóa chất công nghiệp 65 2.2. Hiện trạng các sự cố liên quan đến hóa chất 65 2.2.1. Các sự cố hóa chất lớn 65 2.2.2. Đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố hóa chất 67 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ, NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO TÌNH HUỐNG SỰ CỐ HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐÊN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG 69 3.1. Xác định những nguy cơ hóa chất đối với người lao động 69 3.1.1. Sang chiết hóa chất trái phép và không đảm bảo an toàn 69 3.1.2. Nguy cơ từ sự cố rò rỉ hóa chất 70 3.1.3. Nguy cơ từ vật liệu chứa hóa chất không an toàn 71 3.1.4. Nguy cơ từ quá trình vận chuyển hóa chất không an toàn 72 3.1.5. Nguy cơ cháy, nổ hóa chất 74 3.2. Các vấn đề sức khoẻ thường gặp của người lao động 75 3.2.1. Các vấn đề sức khỏe thường gặp 75 3.2.2. Các vấn đề sức khỏe qua khảo sát 79 3.3. Nhận định và dự báo các tình huống sự cố hoá chất có thể xảy ra 80
  12. viii 3.3.1. Nhận định về sự cố hóa chất 80 3.3.2. Dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra 81 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢM THIỂU NGUY CƠ VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN SỨC KHỎE CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 83 4.1. Giải pháp quy hoạch quản lý 83 4.1.1. Kiểm soát hoạt động mua bán hóa chất ngành công nghiệp 83 4.1.2. Quy hoạch khu tập trung chuyên kinh doanh hóa chất công nghiệp 84 4.1.3. Tăng cường kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh hóa chất công nghiệp 85 4.2. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức về an toàn hóa chất 85 4.3. Giải pháp nâng cao năng lực phòng ngừa sự cố hóa chất từ phía các doanh nghiệp 86 4.3.1. Giải pháp chung 86 4.3.2. Giải pháp huấn luyện đào tạo theo thông tư 36/2014/TT-BCT 87 4.4. Giải pháp xây dựng biện pháp ứng phó sự cố hóa chất tại các doanh nghiệp 89 4.4.1. Các bước thực hiện ứng phó sự cố hóa chất 89 4.4.2. Quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất 89 4.5. Giải pháp kỹ thuật khắc phục sự cố hóa chất 90 4.6. Giải pháp phòng chống hóa chất độc hại trong quá trình làm việc 91 4.7. Giải pháp trang bị bảo hộ lao động môi trường hóa chất cho người lao động 92 4.7.1. Trang bị mặt nạ phòng độc 92 4.7.2. Trang bị phương tiện bảo vệ da 93
  13. ix 4.7.3. Trang bị bảo vệ mắt 93 4.7.4. Vệ sinh thân thể 94 4.8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất 94 4.8.1. Trong phòng ngừa sự cố hóa chất 94 4.8.2. Trong ứng phó sự cố hóa chất 94 4.8.3. Trong khắc phục sự cố hóa chất 95 4.8.4. Trong quá trình kinh doanh, sản xuất 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Kiến nghị 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 1. TIẾNG VIỆT 98 2. TIẾNG ANH 98 3. WEBSITE 99
  14. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 BCT Bộ Công Thương Bộ Nông nghiệp Phát triển 2 BNNPTNT Nông thôn 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 CP Chính Phủ 5 DN Doanh nghiệp 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ European Economic 7 EEA Khu vực kinh tế châu Âu Area 8 EU European Union Liên minh châu Âu 9 HC Hóa chất 10 NĐ Nghị định 11 QH Quốc Hội 12 SCT Sở Công thương 13 Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 14 TT Thông tư 15 PCCC Phòng cháy chữa cháy
  15. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các quy ước quốc tế và chính sách của Châu Âu. 21 Hình 1.2: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2). 32 Hình 1.3: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện. 41 Hình 1.4: Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt. 41 Hình 2.1: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo loại hóa chất kinh doanh. 47 Hình 2.2: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo khu vực. 48 Hình 2.3: Số DNVVN kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp tại Quận 5. 59 Hình 2.4: Phần trăm số doanh nghiệp kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp.60 Hình 2.5: Số lỗi vi phạm về kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5. 64 Hình 2.6: Nam công nhân làm việc trong công trình gần chợ Kim Biên bị axit văng trúng. 67 Hình 3.1: Kho chứa hóa chất ngổn ngang sau sự cố rò rỉ hóa chất gây cháy nổ. 70 Hình 3.2: Vật liệu chứa acid không đảm bảo dẫn đến phát nổ khi va chạm mạng. 71 Hình 3.3: Người lao động vận chuyển hóa chất cồng kềnh bằng xe máy. 73 Hình 3.4: Kết quả khảo sát những bệnh thường của người lao động tiếp xúc với hóa chất công nghiệp. 80 Hình 4.1: Quy trình xử lí rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất tại nơi làm việc. 89
  16. xii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực 6 Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 8 Bảng 1.3: Phân loại hóa chất theo luật hóa chất 06/2007/QH12 9 Bảng 1.4: Loại hình hoạt động trong lĩnh vực hóa chất tại TP.HCM 14 Bảng 1.5: Các nhóm cơ sở kinh doanh hóa chất 15 Bảng 1.6: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp 26 Bảng 1.7: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường 38 Bảng 1.8: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng 43 Bảng 1.9: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm 43 Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5 50 Bảng 2.2: Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 58 Bảng 2.3: Danh sách các cở sở kinh doanh hóa chất vi phạm trên địa bàn Quận 5 . 62
  17. 1 MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI An toàn trong việc sử dụng hóa chất đã trở thành chủ đề được cộng đồng quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây bởi hầu hết tất cả mọi người đều làm việc với hóa chất hoặc tiếp xúc với môi trường xung quanh hay các sản phẩm chứa hóa chất mỗi ngày. Nhiều hóa chất có tính độc hại sẽ gây ra các mối nguy về cháy, nổ hoặc các mối nguy về sức khỏe con người (ngộ độc, bỏng hóa chất và hơi nguy hiểm), đặc biệt là người lao động [13]. Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và ung thư. Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Ngoài ra, hóa chất còn có thể hấp thụ qua da và qua đường tiêu hóa của người lao động [14]. Theo khảo sát và kiểm tra gần đây ở tất cả các nước EU/EEA cho thấy gần 70% các doanh nghiệp (DN) nhỏ ngoài ngành hóa học không nắm được các quy định của EU về đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (Authorization and Restriction of Chemicals - REACH) và việc phân loại, ghi nhãn và đóng gói của các chất và hỗn hợp (Classification, Labelling and Packaging of substances and mixtures - CLP). Nguyên nhân là do các công ty nhỏ thường có doanh thu thấp do đó việc phải tuân thủ REACH thường rất hạn chế, điều này dẫn đến nguy cơ của việc sử dụng hóa chất không an toàn và có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp của họ [10]. Nhận thức được vấn đề trên nhiều tổ chức thế giới đã ban hành nhiều hướng dẫn về an toàn hóa chất trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Cụ thể là năm 2006, Hiệp hội hóa chất của Mỹ (American Chemical Society - ACS) [15], Ủy ban
  18. 2 về an toàn hóa chất (Committee on Chemical Safety - CCS) đã ban hành những hướng dẫn cho việc sử dụng an toàn hóa chất trong các DN nhỏ, nhằm giúp các doanh nghiệp ý thức hơn trong việc đảm bảo an toàn hóa chất cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong DNVVN. Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng, tình hình về an toàn hóa chất cũng chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là ở các DNVVN. Theo Bộ Công Thương, TP.HCM là địa phương có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn hóa chất cao nhất. Thống kê từ năm 2010 đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người. Quận 5 là một trong những khu vực có nhiều cửa hàng kinh doanh hóa chất nhiều nhất trên địa bàn Thành phố, trong đó trọng tâm là chợ Kim Biên. Nhiều hoạt động lưu trữ, vận chuyển và sang chiết hóa chất được diễn ra hằng ngày mà người lao động là tác nhân trực tiếp thực hiện việc này. Do đó, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động nếu như không có những nghiên cứu đánh giá và những giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy việc Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề cần thiết hiện nay, bởi yếu tố con người là trên hết. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định được các nguy cơ về hóa chất đối với người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Tổng quan các tài liệu có liên quan đến nghiên cứu, bao gồm: + Khái niệm và cách phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ;
  19. 3 + Các khái niệm, phân loại về hóa chất và hóa chất công nghiệp; + Tìm hiểu tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam, cụ thể là tại 02 trung tâm sản xuất và sử dụng hóa chất lớn là Hà Nội và TP. HCM; + Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên thế giới và Việt Nam; + Những ảnh hưởng của hóa chất sức khỏe con người; + Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp. Nội dung 2: Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh hóa chất và các sự cố liên quan đến hóa chất tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5. Nội dung 3: Xác định các nguy cơ hóa chất và các vấn đề sức khỏe thường gặp đối với người lao động tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 từ đó nhận định và dự báo các tình huống sự cố hóa chất có thể xảy ra. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các DNVVN trên địa bàn Quận 5. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung tại những doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU V.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu Thu thập hoặc kế thừa những thông tin có sẵn về tình hình sản xuất, sử dụng hóa chất, các thông tin sẵn có về tình hình xảy ra sự cố hoá chất, mức độ thiệt hại và tác động xấu của hóa chất đến người lao động tại DNVVN trên địa bàn Quận 5, TP.HCM. Thu thập các thông tin quy định về sản xuất và sử dụng hóa chất tại Việt Nam và trên Thế giới. Thu thập các thông tin về phân loại DNVVN có liên quan đến kinh doanh hóa chất công nghiệp.
  20. 4 V.2. Phương pháp điều tra, khảo sát Sử dụng để điều tra các thông tin về nguy cơ ảnh hưởng của hóa chất đến người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các phiếu khảo sát. Bảng hỏi khảo sát sẽ bao gồm các thông tin liên quan: Thông tin doanh nghiệp; Các thông tin về tên, số lượng và đặc tính lý hóa của hóa chất sử dụng tại doanh nghiệp; Thông tin về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất tại doanh nghiệp và những ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quá trình khảo sát được thực hiện bằng cách ghi nhận và phỏng trực tiếp. Các doanh nghiệp được lựa chọn để khảo sát ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe của người lao động dựa trên những thông tin về quy mô về số lượng hóa chất công nghiệp nguy hại được kinh doanh tại doanh nghiệp. Do những giới hạn về thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tiến hành khảo sát 20/70 doanh nghiệp có quy mô kinh doanh hóa chất công nghiệp nguy hiểm đến con người nhiều nhất, trong đó tập trung chủ yếu vào khu vực phường 13 do là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp, các khu vực còn lại được khảo sát từ 1-2 doanh nghiệp. V.3. Phương pháp thống kê Sử dụng để xử lý các nguồn số liệu thống kê thu thập được từ việc khảo sát; triết xuất các thông tin cần biết phục vụ cho các nội dung thực hiện của nghiên cứu. V.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phân tích tổng hợp, gắn kết nguồn thông tin cần thiết với nhau một cách có hệ thống, để đưa ra các đánh giá tổng hợp, các đánh giá và biên soạn các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng hợp và tóm tắt. V.5. Phương pháp tham khảo kết quả nghiên cứu của trong và ngoài nước Sử dụng để so sánh, đánh giá và cân nhắc kết quả đạt được, đồng thời để tìm ra hướng mới tương thích với các đề án đã triển khai tương tự, sao cho phù hợp nhất với các điều kiện thực tế được triển khai ở trong nước.
  21. 5 V.6. Phương pháp chuyên gia Các ý kiến chuyên sâu từ các chuyên gia công nghệ và chuyên gia quản lý trong lĩnh vực hóa chất là phương pháp tốt để rút ngắn thời gian nghiên cứu. VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI VI.1. Ý nghĩa khoa học Việc thực hiện đề tài Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các DNVVN sẽ cung cấp những số liệu về tình hình kinh doanh, sự cố và đảm bảo an toàn hóa chất tại các DN trên địa bàn Quận 5 cho các nghiên cứu tiếp theo. VI.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý có những cái nhìn cụ thể về tình hình đảm bảo an toàn hóa chất tại các DN kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5 hiện nay. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cung cấp cho các DN kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận có những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất đối sức khỏe người lao động tại các DN hiện nay. Ngoài ra, Quận 5 là khu vực đang diễn ra hoạt động kinh doanh hóa chất phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trên địa bàn TP.HCM do tồn tại khu Chợ Kim Biên nên việc thực hiện đề tài sẽ đánh giá được trạng hóa chất tại khu vực này trong giai đoạn Thành phố đang quy hoạch di dời khu chợ này. VII. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI Các nghiên cứu về ảnh hưởng của hóa chất đến người sử dụng hóa chất, các hướng dẫn an toàn sử dụng hóa chất được thực hiện rất nhiều, tuy nhiên việc xem xét những nguy cơ ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe người lao động làm việc trong môi trường hóa chất tại các DNVVN thì chưa được tiến hành, đặc biệt là sự ảnh hưởng của các loại hóa chất công nghiệp đến người lao động làm việc trong các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn TP.HCM, nơi hoạt động kinh hóa chất diễn ra nhộn nhịp và tập trung nhiều DN kinh doanh hóa chất của TP.
  22. 6 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ [4] 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) thì DNVVN được định nghĩa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). 1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.2.1. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số quốc gia trên thế giới Việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát triển của doanh nghiệp, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó Tuy nhiên, các tiêu chí phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn đầu tư của doanh nghiệp, tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia và khu vực Quốc gia/ Phân loại DN Số lao động Vốn đầu tư Doanh thu Khu vực vừa và nhỏ bình quân A. NHÓM CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN Không quy 1. Hoa kỳ Nhỏ và vừa 0-500 Không quy định định Ngành sản xuất 1-300 ¥ 0-300 triệu 2. Nhật Ngành thương Không quy định 1-100 ¥ 0-100 triệu mại
  23. 7 Ngành dịch vụ 1-100 ¥ 0-50 triệu Siêu nhỏ < 10 Không quy định Không quy 3. EU Nhỏ < 50 định < €7 triệu Vừa < 250 < €27 triệu Không quy 4. Australia Nhỏ và vừa < 200 Không quy định định Nhỏ < 100 < CDN$ 5 triệu Không quy 5. Canada CDN$ 5 -20 Vừa < 500 định triệu 6. New Không quy Nhỏ và vừa < 50 Không quy định Zealand định Không quy 7. Korea Nhỏ và vừa < 300 Không quy định định < NT$ 80 8. Taiwan Nhỏ và vừa < 200 < NT$ 100 triệu triệu B. NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Không quy < Baht 200 1. Thailand Nhỏ và vừa Không quy định định triệu Không quy 2. Malaysia Ngành sản xuất 0-150 RM 0-25 triệu định Peso 1,5-60 3. Philippine Nhỏ và vừa < 200 Không quy định triệu Không quy 4. Indonesia Nhỏ và vừa < US$ 1 triệu < US$ 5 triệu định Không quy 5.Brunei Nhỏ và vừa 1-100 Không quy định định C. NHÓM CÁC NƯỚC KINH TẾ ĐANG CHUYỂN ĐỔI Nhỏ 1-249 Không quy 1. Russia Không quy định Vừa 250-999 định Nhỏ 50-100 Không quy 2. China Không quy định Vừa 101-500 định Nhỏ < 50 Không quy 3. Poland Không quy định Vừa 51-200 định Siêu nhỏ 1-10 Không quy 4. Hungary Không quy định Nhỏ 11-50 định
  24. 8 Vừa 51-250 Nguồn: 1) Doanh nghiệp vừa và nhỏ, APEC, 1998; 2) Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ, UN/ECE, 1999; 3) Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ, OECD, 2000. 1.1.2.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Dựa trên số lượng lao động và tổng nguồn vốn thì DNVVN được phân chia thành những loại như sau: Bảng 1.2: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ DN siêu DN nhỏ DN vừa Quy mô nhỏ Tổng Tổng Số lao Số lao Số lao nguồn nguồn động động động vốn vốn Khu vực (người) (người) (người) (tỷ đồng) (tỷ đồng) Từ trên Từ trên I. Nông, lâm Từ trên 20 <10 <20 10 đến 200 đến nghiệp và thủy sản đến 100 200 300 Từ trên Từ trên II. Công nghiệp và Từ trên 20 <10 <20 10 đến 200 đến xây dựng đến 100 200 300 Từ trên III. Thương mại và Từ trên 10 Từ trên 50 <10 <10 10 đến dịch vụ đến 50 đến 100 50 (Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) Theo thống kê của Sở Công thương TP.HCM năm 2016 và dựa trên nghị định 56/2009/NĐ-CP thì tất cả các DN kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5 thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  25. 9 1.2. Tổng quan về hóa chất 1.2.1. Khái niệm hóa chất Theo luật hóa chất 06/2007/QH12 thì “Hóa chất” là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo. 1.2.2. Phân loại hóa chất Theo luật hóa chất 06/2007/QH12 thì Hóa chất được phân loại thành những loại như sau: Bảng 1.3: Phân loại hóa chất theo luật hóa chất 06/2007/QH12 Phân loại Loại hóa chất Chất nổ Khí dễ cháy Sol khí dễ cháy Khí oxy hoá Khí chịu nén Chất lỏng dễ cháy Chất rắn dễ cháy Hợp chất tự phản ứng Phân loại hoá chất theo nguy hại vật Chất lỏng dẫn lửa chất Chất rắn dẫn lửa Chất rắn tự phát nhiệt Hợp chất tự phát nhiệt; Hợp chất sinh ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước Chất lỏng oxi hoá Chất rắn oxi hoá Peroxit hữu cơ; Ăn mòn kim loại
  26. 10 Độc cấp tính Ăn mòn da Các nguy hại Tổn thương mắt Phân loại hoá chất ảnh hưởng đến Tác nhân nhạy hô hấp hoặc da theo mức độ nguy sức khoẻ con hại ảnh hưởng đến người Khả năng gây đột biến tế bào mầm sức khoẻ con người Khả năng gây ung thư; và môi trường Độc tính sinh sản. Nguy hại ảnh Môi trường nước; hưởng đến môi trường Ảnh hưởng đến tầng Ozôn. (Nguồn: Luật hóa chất 06/2007/QH12) 1.2.3. Khái niệm hóa chất công nghiệp “Hóa chất công nghiệp” được định nghĩa đơn giản nhất là tất cả những sản phẩm ra đời từ ngành công nghiệp hóa chất. Ngành công nghiệp hóa chất sản xuất ra 3 loại hóa chất : 1.2.3.1. Hoá chất cơ bản Hóa chất cơ bản là các loại hóa chất được sản xuất với số lượng lớn, chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác trước khi trở thành sản phẩm cho người tiêu dùng nói chung. Hóa chất cơ bản được chia thành 3 loại: Hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ: là các loại hóa chất được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Polyme: Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polime, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất vô cơ cơ bản: những hóa chất chi phí tương đối thấp sử dụng trong suốt sản xuất và nông nghiệp. Chúng được sản xuất với số lượng rất lớn, một số
  27. 11 trong hàng triệu tấn một năm, bao gồm clo, natri hydroxit, sulfuric và axit nitric, hoá chất, phân bón. 1.2.3.2. Hóa chất đặc dụng Hóa chất đặc dụng bao gồm các loại hóa chất để bảo vệ cây trồng, các loại sơn và mực in, màu (thuốc nhuộm và bột màu) và các loại hóa chất được sử dụng bởi các ngành công nghiệp khác nhau như dệt may, giấy và kỹ thuật. 1.2.3.3. Hóa chất tiêu dùng Hóa chất tiêu dùng là những thành phẩm được sản xuất từ hóa chất cơ bản, được bán trực tiếp cho công chúng phục vụ mục đích tiêu dùng, ví dụ chất tẩy rửa, xà phòng, các hóa chất tổng hợp cho vệ sinh, mỹ phẩm và nước hoa. 1.3. Tình hình quản lý an toàn hóa chất tại Việt Nam Nhiều năm qua, các chất thải hoá chất bi ̣thải bỏ bừ a baĩ trên măṭ đất, ra khi ́ quyển và vào nguồn nước. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc hại cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi, 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý. Các địa phương có tình hình hoạt động hóa chất đáng lưu ý nhất là Hà Nội và TP.HCM. 1.3.1. Tình hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất trên địa bàn Hà Nội [3] Tình trạng kinh doanh, vận chuyển trái phép, bày bán hóa chất ngoài danh mục, kinh doanh mất an toàn về cháy nổ vẫn liên tục xảy ra. Để hoạt động quản lý hóa chất trên địa bàn thành phố Hà Nội vào khuôn khổ, đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ, hạn chế những tác động xấu tới môi trường, đặc biệt là sức khỏe con người và hệ sinh thái.
  28. 12 Theo số liệu thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng thành phố, từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn thành phố có khoảng 300 đơn vị đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, đa số là các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, còn có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp công nghiệp thuộc các ngành sản xuất cơ khí, mạ, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm, sơn, mực in, hóa mỹ phẩm, chất tẩy rửa có sử dụng hóa chất nguy hiểm trong quá trình sản xuất các sản phẩm, hàng hóa khác hoặc sử dụng để vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, xử lý nước thải. Tuy vậy, đến nay, mới có 86 đơn vị thực hiện đầy đủ quy định và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất, 52 đơn vị đã tiến hành xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và 15 đơn vị xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất. Kết quả điều tra, khảo sát năm 2015 tại 30 đơn vị hoạt động hóa chất cơ quan chức năng phát hiện, kho chứa hóa chất của đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu được thuê lại của các tổ chức cho thuê kho chứa hoặc tận dụng lại các kho chứa có sẵn phục vụ hoạt động khác. Việc đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất theo đúng quy định pháp luật gặp nhiều bất cập, hạn chế như: Điều kiện lưu giữ tránh tràn đổ, rò rỉ không được đảm bảo, điều kiện an ninh, an toàn chưa đáp ứng yêu cầu đặc thù hàng hóa nguy hiểm Ngoài ra, công tác kiểm tra thường xuyên kho chứa và ghi chép hiện trạng thay đổi của kho chứa hóa chất của các tổ chức kinh doanh không thể hiện được yêu cầu an toàn khi lưu giữ hóa chất. Công tác ghi chép sổ sách, nhật ký quá trình kiểm tra an toàn khu vực lưu giữ hóa chất, trang thiết bị an toàn trong quá trình vận hành hóa chất của các tổ chức hoạt động hóa chất còn sơ sài, mang tính tự phát, chiếu lệ, không thể hiện bằng việc lưu nhật ký kiểm tra. Nội dung yêu cầu kiểm tra đảm bảo an toàn kho chứa và trang thiết bị an toàn vận hành hệ thống hóa chất của các đơn vị đa số mang tính hình thức, chưa đúng quy định pháp luật. Các đơn vị kinh doanh, sang chiết hóa chất chưa nhận thức được công tác đảm bảo an toàn trước khi thực hiện vận chuyển hóa chất. Đáng ngại, việc vận chuyển hóa chất trong kho chứa của các tổ chức chủ yếu thực hiện bằng tay, một số kho hóa chất vận chuyển với khối lượng lớn và diện tích kho chứa lớn sử dụng xe nâng hoặc xe chuyên dùng nhưng còn
  29. 13 hạn chế, chưa đảm bảo an toàn trong vận chuyển hóa chất. Còn cán bộ quản lý kho chứa hóa chất kiêm nhiệm, không đảm bảo an toàn ứng phó nếu sự cố xảy ra 1.3.2. Thực trạng hoạt động hóa chất trên địa bàn TP.HCM [8] [18] 1.2.2.1. Lĩnh vực hoạt động hóa chất TP.HCM chủ yếu diễn ra hoạt động hóa chất ở 03 nhóm lĩnh vực chính: hóa chất ngành công nghiệp; hóa chất ngành y tế, thực phẩm và hóa chất ngành thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật. Theo phân công của Chính phủ, các Bộ, ngành tham gia quản lý hoạt động hóa chất thuộc các lĩnh vực trên gồm: Bộ Công Thương: Quản lý hoạt động hóa chất ngành công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng, gồm các danh mục cụ thể: + Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (1076 chất) (Xem chi tiết tại phu lục 1); + Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh (212 chất); + Danh mục hóa chất phải khai báo (93 loại); + Danh mục hóa chất nguy hiểm phải đăng ký sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp (117 chất); + Danh mục tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp (32 chất). Bộ Y tế: Quản lý hoạt động hóa chất bào chế dược, hóa chất sử dụng trong chất diệt khuẩn, diệt côn trùng trong gia dụng và y tế, dược phẩm và phụ gia thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quản lý hoạt động hóa chất sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm. Mỗi lĩnh vực hóa chất đều đa dạng với nhiều loại hình hoạt động, bao gồm: nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển, bảo quản và tồn trữ.
  30. 14 Theo kết quả khảo sát, loại hình nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất chiếm đa số, rất ít cơ sở sản xuất hóa chất hoạt động trên địa bàn thành phố, được thể hiện theo số liệu thống kê dưới đây: Bảng 1.4: Loại hình hoạt động trong lĩnh vực hóa chất tại TP.HCM Loại hình hoạt động Số lượng cơ sở Tỷ lệ (%) 1. Kinh doanh hóa chất 606 48,5 2. Sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất 32 2,56 (Nguồn: Sở Công Thương TP.HCM, 2014) Hiện tại, các hóa chất lưu thông trên thị trường phần lớn phát sinh từ 02 (hai) nguồn: nhập khẩu hoặc mua trong nước. So sánh số liệu thu thập được của 02 nguồn trên thì nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao hơn và có quy mô tương đối lớn. Trong tổng số 638 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất thì khoảng 248 doanh nghiệp có nhập khẩu hóa chất; riêng hóa chất công nghiệp có 70 doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu (là những doanh nghiệp đầu mối). Hóa chất công nghiệp được nhập khẩu ngoài mục đích kinh doanh (phân phối cho các cơ sở trong nước), còn được sử dụng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa, phổ biến trong các ngành: sơn, mực in, dệt nhuộm, hóa mỹ phẩm, Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất hoạt động không chỉ riêng một lĩnh vực: công nghiệp, y tế - thực phẩm, thủy sản - thú y - bảo vệ thực vật (BVTV) mà tổng hợp nhiều lĩnh vực, có thể phân loại như sau:
  31. 15 Bảng 1.5: Các nhóm cơ sở kinh doanh hóa chất Số cơ sở Tỷ lệ Lĩnh vực hóa chất kinh doanh (%) 1. Chuyên HC công nghiệp 352 55,2 2. HC công nghiệp và HC ngành y tế, thực phẩm 34 5,3 3. HC công nghiệp và HC ngành thủy sản, thú y, 9 1,4 BVTV 4. Tổng hợp 03 lĩnh vực 6 0,9 5. Chuyên hóa chất ngành y tế, thực phẩm 81 12,7 6. Chuyên hóa chất ngành thủy sản, thú y, BVTV 55 8,6 7. HC y tế, thực phẩm và HC ngành thủy sản, thú y, 4 0,6 BVTV 8. Khác 97 15,3 (Nguồn: Sở Công Thương TP.HCM, 2014) Theo đó, có thể thống kê số lượng cơ sở theo 03 nhóm đối tượng, lĩnh vực hóa chất cần quản lý như sau: Cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp (do Sở Công Thương quản lý): 401 cơ sở. Cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành y tế, thực phẩm (do Sở Y tế quản lý): 125 cơ sở. Cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành thủy sản, thú y, BVTV (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý): 74 cơ sở. 1.2.2.2. Thực trạng sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp a) Về số lượng và vị trí cơ sở sản xuất, kinh doanh Căn cứ số liệu thống kê trong bảng trên, số lượng cơ sở có sản xuất, kinh doanh hóa chất ngành công nghiệp chiếm gần như đa số, với tổng cộng 401 cơ sở, chiếm tỷ lệ 62,9% so với tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất đang hoạt động; tập trung
  32. 16 chủ yếu tại các quận 5, 10, 11, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Tân. Riêng đối với địa bàn quận 5, đặc biệt tại khu vực các tuyến đường xung quanh chợ Kim Biên (Gò Công, Vạn Tượng, Kim Biên, Phan Văn Khỏe, ) đã có trên 70 cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp, được xem là nơi phân phối hóa chất lớn nhất của khu vực phía Nam. Nguồn hàng cung ứng cho các cơ sở này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, do các doanh nghiệp đầu mối trong nước nhập khẩu và phân phối lại. Tại đây, các cửa hàng (địa điểm kinh doanh) đồng thời là nơi tồn chứa hóa chất; diện tích mặt bằng cơ sở nhỏ nhưng tồn chứa nhiều loại hóa chất với khối lượng lớn; mùi hóa chất hỗn tạp, khó chịu và cảnh mua bán chật chội, bát nháo, lấn chiếm lòng lề đường là điểm đặc trưng của khu vực này. Tương tự như quận 5, các cơ sở kinh doanh hóa chất ở các quận 10, 11, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, đều tồn tại trong khu dân cư tập trung, đa số hoạt động dưới hình thức cửa hàng kết hợp với kho chứa hóa chất. Do vậy, nguy cơ về cháy, nổ và rò rỉ hóa chất tại các cơ sở là vấn đề đáng quan tâm, lo ngại. Ngược lại, tại các quận trung tâm như quận 1, 3, các cơ sở kinh doanh hóa chất thường là văn phòng giao dịch, không có tồn chứa hóa chất tại trụ sở nên mức độ an toàn được đảm bảo. Bên cạnh đó, nhiều kho chứa hóa chất có quy mô lớn được bố trí ở khu vực ngoại thành (Bình Tân, Hóc Môn, ) và trong các KCX-KCN (KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, ). Tuy nhiên trong tương lai, để đảm bảo an toàn cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thành phố cần quy hoạch các kho chứa hóa chất nguy hiểm, đặc biệt di dời các kho chứa còn xen lẫn trong khu dân cư và đầu tư, xây dựng các kho chứa hóa chất đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và khoảng cách an toàn theo quy định. b) Về điều kiện sản xuất, kinh doanh Hóa chất nguy hiểm là loại hàng hóa sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hạn chế hoặc cấm sản xuất, kinh doanh. Căn cứ Luật Hóa chất năm 2007; Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và
  33. 17 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc các danh mục quy định (gồm Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp và Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh) phải đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật (nhà xưởng, kho tàng, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, ); điều kiện đối với người sản xuất, kinh doanh. Căn cứ kết quả khảo sát, không ít cơ sở đã có ý thức về chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất như chủ động liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và thực hiện các thủ tục quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc Giấy phép sản xuất, kinh doanh. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hóa chất công nghiệp, Sở Công Thương đã triển khai hướng dẫn và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động hóa chất. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, Sở Công Thương đã tiếp nhận, giải quyết trên 300 lượt hồ sơ và đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp cho 101 cơ sở kinh doanh hóa chất, phân bố đều ở 24 quận - huyện. Như vậy, khoảng 300 cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp còn lại hoạt động nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định (danh sách chi tiết theo các Phụ lục đính kèm). Ngoài ra, để có cơ sở đánh giá thực trạng và tình hình thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn, cuộc khảo sát cũng thu thập thông tin chi tiết về quá trình và tiến độ thực hiện các thủ tục và điều kiện liên quan, bao gồm: phòng cháy chữa cháy (PCCC); bảo vệ môi trường; giấy phép vận chuyển của các phương tiện; kiến thức của người tham gia sản xuất, kinh doanh và việc xây dựng cũng như thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở. Kết quả khảo sát đã chỉ ra được còn rất nhiều cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ
  34. 18 các điều kiện trên, đó chính là lý do mà 74,8% cơ sở hóa chất còn lại chưa được cấp Giấy đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh. 1.2.2.3. Nhu cầu phát triển của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Phần lớn cơ sở hóa chất (nhất là các cơ sở ở địa bàn quận 5, 10 và 11) khi được khảo sát đều có ý kiến chọn hình thức “Cửa hàng (địa điểm kinh doanh) kết hợp với kho chứa” theo định hướng “sản xuất, kinh doanh tập trung” cho thuận tiện, đồng thời để giảm bớt chi phí; chỉ một số cơ sở vẫn muốn giữ nguyên hình thức và quy mô sản xuất, kinh doanh hiện tại là những cơ sở đang hoạt động dưới hình thức thương mại (trung gian mua bán, không đầu tư xây dựng kho chứa và không trang bị phương tiện để vận chuyển hóa chất). Trong 03 lĩnh vực hóa chất được đề nghị khảo sát (công nghiệp, y tế - thực phẩm, thủy sản - thú y - bảo vệ thực vật), hầu hết cơ sở đều dự kiến mở rộng kinh doanh đối với lĩnh vực hóa chất công nghiệp. Kết quả này cũng phù hợp so với thực tế, do hóa chất công nghiệp được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. 1.2.2.4. Tình hình chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất Chi Cục Quản lý thi ̣trường TP đã thực hiện đợt kiểm tra chuyên đề sản xuất, kinh doanh hóa chất tại 473 cơ sở từ ngày 20/02/2014 đến ngày 10/4/2014. Kết quả kiểm tra phát hiện 215 cơ sở vi phạm, trong đó: 51 cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp không có giấy chứng nhận đủ điều kiện; 02 cơ sở có tồn chứa hóa chất nguy hiểm nhưng không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, 01 cơ sở kinh doanh hóa chất độc nhưng không lập Phiếu kiểm soát mua bán hóa chất độc; các trường hợp còn lại vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa, an toàn trong kinh doanh và các hành vi liên quan đến chứng từ, hóa đơn mua bán. 1.2.2.5. Tình hình vi phạm hóa chất Năm 2015, CST đã chỉ đạo Thanh tra Sở và Chi cục Quản lý thị trường tập trung tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề về hóa chất. Kết quả đã thực hiện kiểm tra 70 vụ
  35. 19 gồm 59 công ty, doanh nghiệp tư nhân và 11 hộ kinh doanh hóa chất, với tổng số lượng hóa chất được kiểm tra trên 2.500 tấn các loại, đã xử phạt tiền 875 triệu đồng; tịch thu 27.807 kg hóa chất nhập lậu, buộc tiêu hủy 14.079 kg hóa chất quá hạn sử dụng. Trong quý 1 năm 2016, SCT (Chi cục Quản lý thị trường Thành phố) đã thực hiện kiểm tra 19 vụ, có 15 vụ vi phạm. Trong đó, 07 vụ kinh doanh 5.370 kg hóa chất nhập lậu, phần lớn xuất xứ Trung Quốc; 01 vụ buôn bán 200 kg hóa chất quá hạn sử dụng (tất cả đều là hóa chất công nghiệp); 05 vụ vi phạm quy định về nhãn không đủ nội dung bắt buộc hoặc hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt với 126.972 kg hóa chất. Số vụ còn lại vi phạm về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá. Đã xử phạt tiền 187 triệu đồng. 1.2.2.6. Tình hình các sự cố hóa chất Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, địa phương có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn hóa chất cao nhất là TP. Hồ Chí Minh. Thống kê từ năm 2010 đến hết năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 7 vụ nổ liên quan đến hóa chất, làm chết 8 người, bị thương 7 người. Riêng trong năm 2014 xảy ra 4 vụ, làm chết 7 người, bị thương 6 người, thiệt hại trên 30 tỷ đồng. Một ví dụ điển hình của việc vi phạm các quy định quản lý hóa chất là Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đặng Huỳnh tại TP.HCM đã sử dụng tiền chất thuốc nổ để sản xuất phân bón, gây ra sự cố nổ nhà máy vào tháng 10/2014 dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 4 người và 3 người bị thương. Gần đây nhất vào ngày 07/8/2016, xảy ra sự cố tại cửa hàng hóa chất - Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Minh Trường, 30 Vạn Tượng, phường 13, quận 5, TP.HCM. Sự cố do nhân viên bất cẩn đã làm ngã và rơi can axid xuống đất, làm can vỡ đồng thời axid văng bắn lên người nhân viên và 04 công nhân đang thi công trình thoát nước kế bên gây bỏng (Báo cáo SCT TP.HCM, 2014).
  36. 20 Việc quản lý hóa chất hiện nay vẫn chưa được thắt chặt nên các hoạt động kinh doanh trái phép cũng diễn ra mạnh mẽ. Điển hình, qua kiểm tra ngay tại chợ Kiêm Biên, hóa chất dùng trong công nghiệp và hóa chất được sử dụng trong thực phẩm được bày bán lẫn lộn. Mẫu xét nghiệm của Sở Y tế TP.HCM đã cho thấy trong số hơn 5.000 mẫu thực phẩm được đưa đi kiểm nghiệm có tới 20% mẫu thực phẩm có chứa hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, có rất nhiều hoạt động sản xuất đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước. Qua công tác kiểm tra thực tế tại các doanh nghiệp đang hoạt động có liên quan đến hóa chất hiện nay cho thấy vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp, cơ sở chưa quan tâm công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động hóa chất. Nhiều doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin, về phiếu an toàn hoá chất chưa đầy đủ, không có nhãn mác, không sử dụng bảo hộ lao động trong sản xuất, bố trí kho chưa ngăn nắp Đặc biệt, hiện tượng hóa chất rơi vãi tại khu sản xuất, đây là hành vi gây nguy hiểm đến sức khỏe con người dễ xảy ra các sự cố phát sinh từ hóa chất. Vẫn còn một số cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh hóa chất độc hại nằm xen lẫn trong khu dân cư, một số doanh nghiệp không xây dựng phương án ứng cứu sự cố rò rỉ hay tràn đổ hóa chất theo đúng quy định. 1.4. Các văn bản quy phạm pháp luật về hóa chất trên Thế giới và Việt Nam [15] 1.4.1. Trên thế giới Giảm thiểu rủi ro hóa chất là vấn đề được đề cập đến nhiều trong nhiều văn bản pháp luật, cũng như trong nhiều chính sách của các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Điều này thể hiện nhiều ở các tổ chức siêu quốc gia như Liên Hiệp Quốc, OECD và Liên minh Châu Âu (EU).
  37. 21 Hình 1.1: Các quy ước quốc tế và chính sách của Châu Âu.
  38. 22 1.3.1.1. Liên Hiệp Quốc (UN – United Nations) Liên Hiệp Quốc (LHQ) là được coi là tổ chức đi đầu trong việc đảm bảo an toàn hóa chất, và đây cũng là tổ chức chính trong việc thúc đẩy an toàn hóa chất. Tổ chức này có ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất liên quan đến vấn đề vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm, bởi lĩnh vực giao thông vận tải hàng hóa nguy hiểm cần thiết phải được quy định chi tiết về an toàn. Để đảm bảo tính thống nhất giữa giao thông các quốc gia và hệ thống quản lý hóa chất khác nhau, LHQ đã phát triển các cơ chế cho sự hài hoà các tiêu chí phân loại các mối nguy và các công cụ truyền thông nguy hiểm cũng như việc sắp xếp nhiều điều kiện yêu cầu vận chuyển giữa các quốc gia khác nhau. 1.3.1.2. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD - Organization for Economic Cooperation and Development) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng một chương trình hóa chất vững mạnh. Các mục tiêu chính của chương trình hóa chất OEDC nhằm mục đích cải thiện vấn đề an toàn hóa chất, thực hiện minh bạch các chính sách và ngăn ngừa những lỗ hỏng trong hoạt động thương mại hóa chất. Với mục tiêu là cải thiện quản lý rủi ro hóa chất và được xem như một phần của tổng thể các hoạt động về hóa chất, tuy nhiên OEDC không xuất bản hướng dẫn cụ thể về thay thế hóa chất mà thay vào đó là cung cấp một số cơ sở dữ liệu hữu ích về hóa chất bao gồm: các dữ liệu độc hại; dữ liệu theo các yêu cầu dành cho ngành công nghiệp; thu thập dữ liệu, thử nghiệm và đánh giá rủi ro ban đầu; theo dõi tất cả các hóa chất có lượng sản xuất cao thông qua quá trình đánh giá. 1.3.1.3. Liên minh Châu Âu (EU - European Union) Các quy định chung về kinh doanh hóa chất ở EU được quy định trong REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals - Đăng ký, Thẩm định, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất) và CLP (Classification,
  39. 23 Labelling and Packaging of substances and mixtures - Phân loại, Ghi nhãn và Đóng gói các chất và hợp chất). CLP và REACH là hai Quy định độc lập tạo thành trọng tâm trong chính sách của EU đối với ngành hóa chất và được bổ sung bởi các luật cụ thể của từng ngành, chẳng hạn như BPR (Biocidal Products Regulation - Quy định về sản phẩm bảo vệ thực vật). REACH, CLP và BPR có mục tiêu chung là đảm bảo tối đa sức khỏe con người và môi trường bằng cách yêu cầu các ngành công nghiệp chịu trách nhiệm về an toàn của các hóa chất khi được đưa vào thị trường Châu Âu. a) REACH (Registration, Evaluation, Authorisation and Restriction of Chemicals) [17] REACH là quy định của EU điều chỉnh việc đưa các chất hóa học vào thị trường. REACH là viết tắt của "đăng ký, thẩm định và cấp phép hóa chất” có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên EU kể từ ngày 01/06/2007. Quy định này còn được áp dụng ở Iceland, Lichtenstein và Na Uy. Quy định số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 18 tháng 12 năm 2006 về Đăng ký, Thẩm định, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất (REACH), thành lập Cơ quan hóa chất châu Âu, sửa đổi Chỉ thị 1999/45/EC đồng thời bãi bỏ Quy định của Hội đồng (EEC) số 793/93 và Quy định của Ủy ban (EC) số 1488-1494 cũng như Chỉ thị của Hội đồng số 76/769 / EEC và các Chỉ thị của Ủy ban số 91/155/ EEC, 93/67/EEC, 93/105/EC và 2000/21/EC (Văn bản liên quan đến EEA). Mục tiêu chính của REACH là cải thiện việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường khỏi các nguy cơ có thể gây ra bởi hóa chất, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp hoá chất của EU. REACH áp dụng cho tất cả các hóa chất không chỉ cho những sản phẩm sử dụng trong quy trình công nghiệp mà còn trong cuộc sống hằng ngày của con người, ví dụ như trong các sản phẩm làm sạch, sơn, cũng như trong các sản phẩm như quần áo, đồ nội thất và thiết bị điện.
  40. 24 Quy định REACH thay thế một số luật của EU liên quan đến hóa chất và bổ sung pháp luật về môi trường và an toàn khác, nhưng nó không thay thế cho các quy định chuyên ngành (ví dụ, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, chất bi-ô-xít ) Theo REACH, nghĩa vụ chứng minh việc sử dụng an toàn hóa chất được chuyển giao từ các nước thành viên EU cho ngành công nghiệp để đảm bảo tránh hoặc kiểm soát đầy đủ các rủi ro đối với sức khỏe con người và môi trường. Cơ quan hóa chất châu Âu (ECHA) là đầu mối trung tâm trong hệ thống REACH. Cơ quan này quản lý và điều phối các quy trình đăng ký, thẩm định, cấp phép và hạn chế đối với các chất hóa học để đảm bảo nhất quán trong quản lý hóa chất trên toàn Liên minh châu Âu. b) CLP (Classification, Labelling and Packaging of substances and mixtures) CLP là một quy định của EU về Phân loại, Ghi nhãn và Đóng gói các chất và hợp chất. Quy định số 1272/2008 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu ngày 16 tháng 12 năm 2008 về phân loại, ghi nhãn và đóng gói (CLP) các chất và hợp chất, sửa đổi và thay thế Chỉ thị 67/548/EEC và 1999/45/EC, và sửa đổi Quy định (EC) số 1907/2006. CLP được quy định nhằm đảm bảo những nguy cơ hóa chất được thông báo rõ ràng cho người lao động và người tiêu dùng trong Liên minh châu Âu thông qua việc phân loại và dán nhãn hóa chất. Phạm vi của CLP bao gồm các chất và hợp chất hóa học có cấu tạo từ hai chất hóa học trở lên, nhưng không áp dụng đối với các sản phẩm thuốc, mỹ phẩm, thiết bị y tế, chất thải, thực phẩm, các chất phóng xạ
  41. 25 Quy định CLP đưa vào toàn bộ EU một hệ thống mới dựa trên Hệ thống Hài hòa hóa toàn cầu của Liên Hợp Quốc (GHS) trong đó quy định việc phân loại hóa chất theo đặc tính nguy hiểm của chúng và xác định các chữ tượng hình và các thông báo khác phải xuất hiện trên nhãn.
  42. 26 1.4.2. Tại Việt Nam [8] Bảng 1.6: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hóa chất công nghiệp Cơ quan Hiệu lực STT Số hiệu Ngày ban hành Trích yếu ban hành thi hành I QUY ĐỊNH CHUNG 1 06/2007/QH12 21/11/2007 Quốc hội Luật Hóa chất 01/7/2008 108/2008/NĐ- Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều 2 07/10/2008 Chính phủ 05/11/2008 CP của Luật Hóa chất Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của 3 26/2011/NĐ-CP 08/4/2011 Chính phủ 01/06/2011 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất 163/2013/NĐ- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh 4 12/11/2013 Chính phủ 31/12/2013 CP vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp II LĨNH VỰC HÓA CHẤT NGÀNH CÔNG NGHIỆP II.1 Quản lý vật liệu nổ Ủy ban 16/2011/UBTV Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công 1 30/6/2011 Thường vụ 01/01/2012 QH12 nghiệp hỗ trợ Quốc hội
  43. 27 Ủy ban 07/2013/UBTV Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh 2 12/7/2013 Thường vụ 01/3/2014 QH13 quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Quốc hội Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, 3 76/2014/NĐ-CP 29/7/2014 Chính phủ bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng 15/9/2014 vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 4 39/2009/NĐ-CP 23/4/2009 Chính phủ Về vật liệu nổ công nghiệp 22/6/2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 5 54/2012/NĐ-CP 22/6/2012 Chính phủ 10/8/2012 39/2009/NĐ-CP 23/2009/TT- Bộ Công Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 6 11/8/2009 30/9/2009 BCT Thương 39/2009/NĐ-CP 26/2012/TT- Bộ Công Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 7 21/9/2012 05/11/2012 BCT Thương 23/2009/TT-BCT II.2 Quản lý tiền chất công nghiệp 1 82/2013/NĐ-CP 19/7/2013 Chính phủ Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất 15/9/2013 42/2013/TT- Bộ Công Quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực 2 31/12/2013 10/3/2014 BCT Thương công nghiệp
  44. 28 II.3 Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tồn trữ hóa chất nguy hiểm 28/2010/TT- Bộ Công Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và 1 28/6/2010 16/08/2010 BCT Thương Nghị định số 108/2008/NĐ-CP 18/2011/TT- Bộ Công Bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại Thông tư số 2 21/4/2011 06/6/2011 BCT Thương 28/2010/TT-BCT 40/2011/TT- Bộ Công 3 14/11/2011 Quy định về khai báo hóa chất 31/12/2011 BCT Thương 04/2012/TT- Bộ Công 4 13/02/2012 Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất 30/3/2012 BCT Thương Quy định việc đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm để 07/2013/TT- Bộ Công 5 22/4/2013 sản xuất sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực công 01/01/2014 BCT Thương nghiệp 20/2013/TT- Bộ Công Quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng 6 05/8/2013 15/10/2013 BCT Thương phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp II.4 Về vận chuyển hàng nguy hiểm Quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển 104/2009/NĐ- 1 09/11/2009 Chính phủ hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới 31/12/2009 CP đường bộ Quy định Danh mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải 44/2012/TT- Bộ Công 2 28/12/2012 đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển 20/02/2013 BCT Thương hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao
  45. 29 thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa III LĨNH VỰC HÓA CHẤT NGÀNH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT III.1 Quản lý thuốc bảo vệ thực vật Ủy ban 36/2001/PL- 1 25/7/2001 Thường vụ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 05/11/2008 UBTVQH10 Quốc hội 2 02/2007/NĐ-CP 05/01/2007 Chính phủ Về kiểm dịch thực vật 22/02/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 quy Bộ Nông định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử nghiệp và Phát trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Quyết 85/2011/TT- 3 14/12/2011 triển nông định số 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 quy định 28/01/2012 BNNPTNT thôn (Bộ về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, NN&PTNT) sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 03/2013/TT- Bộ 4 11/01/2013 Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật 25/02/2013 BNNPTNT NN&PTNT 14/2013/TT- Bộ Quy định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, sản xuất, 5 25/02/2013 11/4/2013 BNNPTNT NN&PTNT kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
  46. 30 Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật 21/2013/TT- Bộ được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng và 6 17/4/2013 01/6/2013 BNNPTNT NN&PTNT Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam 37/2013/TT- Bộ Về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 7 02/8/2013 15/9/2013 BNNPTNT NN&PTNT 21/2013/TT-BNNPTNT Ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề 97/2008/QĐ- Bộ 8 06/10/2008 sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán 05/11/2008 BNN NN&PTNT thuốc bảo vệ thực vật III.2 Quản lý phân bón 202/2013/NĐ- 1 27/11/2013 Chính phủ Về quản lý phân bón 01/02/2014 CP 85/2009/TT- Bộ Về việc bàn hành “Danh mục bổ sung phân bón được 2 30/12/2009 13/02/2010 BNNPTNT NN&PTNT phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam 36/2010/TT- Bộ Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử 3 24/6/2010 09/8/2010 BNNPTNT NN&PTNT dụng phân bón 55/2012/TT- Bộ Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp 4 31/10/2012 15/12/2012 BNNPTNT NN&PTNT quy và công bố hợp quy. (Nguồn: Sở Công thương TP.HCM, 2016)
  47. 31 1.5. Ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người 1.5.1. Các yếu tố quyết định độc tính của hóa chất [5] Các yếu tố quyết định mức độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này. 1.4.1.1. Các con đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể Hóa chất có thể đi vào cơ thể con người, đặc biệt là người lao động theo 03 con đường sau: + Đường hô hấp: khi hít thở các hóa chất dưới dạng khí, hơi hay bụi. + Hấp thụ qua da: khi hóa chất dây dính vào da. + Đường tiêu hóa: do ăn, uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất. a) Qua đường hô hấp Hệ thống hô hấp bao gồm đường hô hấp trên (mũi, mồm, họng); đường thở (khí quản, phế quản, cuống phổi) và vùng trao đổi khí (phế nang), nơi ô xy từ không khí vào máu và đioxit cacbon từ máu khuyếch tán vào không khí, (hình 1.2).
  48. 32 Hình 1.2: Không khí vào phổi tới tận phế nang, nơi đó xảy ra sự trao đổi giữa oxy (O2) và cacbonic (CO2). Đối với người lao động trong công nghiệp, hít thở là đường vào thông thường và nguy hiểm nhất nhất. Với diện tích bề mặt phổi 90 m2 ở một người lớn khỏe mạnh; trong đó có 70 m2 là diện tích tiếp xúc của phế nang. Trong khi thở, không khí có lẫn hóa chất vào mũi hoặc mồm, qua họng, khí quản và cuối cùng tới vùng trao đổi khí, tại đó hóa chất lắng đọng lại hoặc khuếch tán qua thành mạch vào máu. Một hóa chất khi lọt vào đường hô hấp sẽ kích thích màng nhầy của đường hô hấp trên và phế quản - đây là dấu hiệu cho biết sự hiện diện của hóa chất. Sau đó, chúng sẽ xâm nhập sâu vào phổi gây tổn thương phổi hoặc lưu hành trong máu. b) Hấp thụ hóa chất qua da Một trong những đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể là qua da. Độ dày của da cùng với sự đổ mổ hôi và tổ chức mỡ ở lớp dưới da có tác dụng như một hàng rào bảo vệ chống lại việc hóa chất xâm nhập vào cơ thể và gây các tổn thương cho da. Hóa chất dây dính trên da có thể có các phản ứng sau: Phản ứng với bề mặt của da gây viêm da xơ phát; Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.
  49. 33 Xâm nhập qua da vào máu. Những hóa chất có dung môi thấm qua da hoặc chất dễ tan trong mỡ (như các dung môi hữu cơ và phenol) dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua da. Những hóa chất này có thể thấm vào quần áo làm việc mà người lao động không biết. Điều kiện làm việc nóng làm các lỗ chân lông ở da mở rộng hơn cũng tạo điều kiện cho các hóa chất thâm nhập qua da nhanh hơn. Khi da bị tổn thương do các vết xước hoặc các bệnh về da thì nguy cơ bị hóa chất thâm nhập vào cơ thể qua da sẽ tăng lên. c) Qua đường tiêu hóa Do bất cẩn để chất độc dính trên môi, mồm rồi vô tình nuốt phải hoặc ăn, uống, hút thuốc trong khi bàn tay dính hóa chất hoặc dùng thức ăn và đồ uống bị nhiễm hóa chất là những nguyên nhân chủ yếu để hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Các chất càng dễ tan trong mỡ thì độc tính cho hệ thần kinh càng cao. Độ hòa tan trong mỡ được biểu thị bằng hệ số Owerton Mayer là tỷ số giữa độ hòa tan của một chất trong mỡ so với nước. Ví dụ benzen có hệ số 300 độc hơn rượu etylic có hệ số là 2,5. Ngoài ra, có một số hạt bụi từ đường thở lọt vào họng và sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Sự hấp thụ thức ăn và các chất khác (gồm cả hóa chất nguy hiểm) ban đầu xẩy ra ở ruột non. Thông thường hóa chất hấp thụ qua đường tiêu hóa ít hơn so với 2 đường trên, hơn nữa tính độc sẽ giảm khi qua đường tiêu hóa do tác động của dịch dạ dày và dịch tụy.
  50. 34 1.4.1.2. Loại hóa chất tiếp xúc Đặc tính lý, hóa của hóa chất quyết định khả năng xâm nhập của nó vào cơ thểcon người, chẳng hạn: các hóa chất dễ bay hơi sẽ có khả năng tạo ra trong không khí tại nơi làm việc một nồng độ cao; các chất càng dễ hòa tan trong dịch thể, mỡ và nước thì càng độc Do các phản ứng lý hóa của chất độc với các hệ thống cơ quan tưng ứng mà có sự phân bố đặc biệt cho từng chất: Hóa chất có tính điện ly như chì, bary, tập trung trong xương; bạc, vàng tập trung ở da hoặc lắng đọng trong gan, thận dưới dạng phức chất. Các chất không điện ly loại dung môi hữu cơ tan trong mỡ tập trung trong các tổ chức giầu mỡ như hệ thần kinh. Các chất không điện ly và không hòa tan trong các chất béo khả năng thấm vào các tổ chức của cơ thể kém hơn và phụ thuộc vào kích thước phân tử và nồng độ chất độc. Thông thường khi hóa chất vào cơ thể tham gia các phản ứng sinh hóa hay là quá trình biến đổi sinh học: oxy hóa, khử oxy, thủy phân, liên hợp. Quá trình này có thể xảy ra ở nhiều bộ phận và mô, trong đó gan có vai trò đặc biệt quan trọng. Quá trình này thường được hiểu là quá trình phá vỡ cấu trúc hóa học và giải độc, song có thể sẽ tạo ra sản phẩm phụ hay các chất mới có hại hơn các chất ban đầu. Tùy thuộc vào tính chất lý, hóa, sinh mà một số hóa chất nguy hiểm sẽ được đào thải ra ngoài: Qua ruột : chủ yếu là các kim loại nặng. Qua mật: Một số chất độc được chuyển hóa rồi liên hợp sunfo hoặc glucuronic rồi đào thải qua mật. Qua hơi thở có thể đào thải một số lớn chất độc dưới dạng khí hơi. Chất độc có thể còn được đào thải qua da, sữa mẹ.
  51. 35 Đường đào thải chất độc rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị nhiễm độc nghề nghiệp. Một số hơi, khí độc có mùi làm cho ta phát hiện thấy có chúng ngay cả khi nồng độ nằm dưới mức cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh. Nhưng sau một thời gian ngắn, một số sẽ mất mùi khiến ta không cảm nhận được nữa và dễ dàng bị nhiễm độc (ví dụ H2S). Một số hơi, khí độc không có mùi và lại không gây tác động kích thích với đường hô hấp. Đây là loại rất nguy hiểm, bởi lẽ ta không thể phát hiện được bằng trực giác ngay cả khi chúng vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 1.4.1.3. Nồng độ và thời gian tiếp xúc Về nguyên tắc, tác hại của hóa chất đối với cơ thể phụ thuộc vào lượng hóa chất đã hấp thu. Trong trường hợp hấp thu qua đường hô hấp, lượng hấp thu phụ thuộc chính vào nồng độ của hóa chất trong không khí và thời gian tiếp xúc. Thông thường, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn nhưng với nồng độ hóa chất cao có thể gây ra những ảnh hưởng cấp tính (nhiễm độc cấp), trong khi đó tiếp xúc trong thời gian dài nhưng với nồng độ thấp sẽ xảy ra hai xu hướng: hoặc là cơ thể chịu đựng được, hoặc là hóa chất được tích lũy với khối lượng lớn hơn, để lại ảnh hưởng mãn tính. 1.4.1.4. Ảnh hưởng kết hợp của các hóa chất Hoạt động nghề nghiệp thường không chỉ tiếp xúc với một loại hóa chất. Hầu như cùng một lúc, người lao động phải tiếp xúc với hai hoặc nhiều hóa chất khác nhau. Ảnh hưởng kết hợp khi tiếp xúc với nhiều hóa chất thường thiếu thông tin. Mặt khác, khi xâm nhập vào cơ thể giữa hai hay nhiều hóa chất có thể kết hợp với nhau tạo ra một chất mới với những đặc tính khác hẳn và sẽ có hại tới sức khỏe hơn tác hại của từng hóa chất thành phần (cũng có thể là tác hại sẽ giảm).
  52. 36 Chẳng hạn như khi hít phải Tetraclorua cacbon (CCl4) trong một thời gian ngắn sẽ không bị nhiễm độc nhưng khi đã uống dù chỉ một lượng nhỏ rượu etylic (C2H5OH) thì sẽ bị ngộ độc mạnh có thể sẽ dẫn tới tử vong. Dù thế nào đi nữa cũng nên tránh hoặc giảm tới mức thấp nhất việc tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tại nơi làm việc. 1.4.1.5. Tính mẫn cảm của người tiếp xúc Có sự khác nhau lớn trong phản ứng của mỗi người khi tiếp xúc với hóa chất. Tiếp xúc với cùng một lượng trong cùng một thời gian một vài người bị ảnh hưởng trầm trọng, một vài người bị ảnh hưởng nhẹ, có thể có một số người nhìn bên ngoài không thấy có biểu hiện gì. Phản ứng của từng cá thể phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe Ví dụ như trẻ em nhạy cảm hơn người lớn; bào thai thường rất nhạy cảm với hóa chất Do đó với mỗi nguy cơ tiềm ẩn, cần xác định các biện pháp cẩn trọng khác nhau với các đối tượng cụ thể. 1.4.1.6. Các yếu tố làm tăng nguy cơ người lao động bị nhiễm độc Vi khí hậu: Nhiệt độ cao: làm tăng khả năng bay hơi của chất độc, tăng tuần hoàn, hô hấp do đó làm tăng khả năng hấp thu chất độc. Độ ẩm không khí tăng: làm tăng sự phân giải của một số hóa chất với nước, tăng khả năng tích khí lại ở niêm mạc, làm giảm hơi độc bằng mồ hôi, do đó cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc. Lao động thể lực quá sức làm tăng tuần hoàn, hô hấp và tăng mức độ nhiễm độc. Chế độ dinh dưỡng không đủ hoặc không cân đối làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
  53. 37 1.5.2. Ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể con người [11] Tác động lên não và hệ thần kinh. Ví dụ, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thủy ngân, chì, dung môi, khí carbon monoxide. Mắt, mũi và họng (khô, sưng hoặc đau). Ví dụ, tiếp xúc với sương và hơi acid, khí hàn hoặc khí thải động cơ diesel. Ảnh hưởng đến phổi: (1) – Tổn thương phổi (Ví dụ amiăng - Ung thư phổi, tắc nghẽn mãn tính và bệnh phổi; (2) – Ho kéo dài; (3) – Hen suyễn dị ứng. Tổn thương gan. Ví dụ, tiếp xúc với vinyl chloride. Tổn thương bàng quang. Ví dụ, tiếp xúc với một số thuốc nhuộm azo (ung thư bàng quang). Tổn hại đến máu và tủy xương. Ví dụ, tiếp xúc với benzen trong khói xăng (thiếu máu và bệnh bạch cầu). Ảnh hưởng đến da: (1) – Viêm da tiếp xúc di ứng (Ví dụ niken, cao su, cromat (tìm thấy trong một số loại xi măng); (2) – Viêm da tiếp xúc kích ứng (Ví dụ các dung môi, chất tẩy rửa, dầu, chất bôi trơn). 1.5.3. Nguy cơ cháy nổ Đa số hóa chất đều tiềm ẩn các nguy cơ gây cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản, vận chuyển, sử dụng hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới thảm họa thiệt hại lớn về người và tài sản. 1.4.3.1. Nguy cơ cháy Cháy cần 3 yếu tố: Nhiên liệu (chất cháy), oxy và một nguồn nhiệt. Những yếu tố này phải ở trong một tỷ lệ, hoàn cảnh thích hợp trước khi bắt lửa và gây cháy. Nhiên liệu bắt đầu cháy ở một nhiệt độ xác định là điểm chớp cháy. Phải đủ nhiệt để
  54. 38 đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy song cũng cần phải có đủ oxy để sự cháy xảy ra và duy trì nó. Bình thường để bắt lửa và bốc cháy môi trường không khí cần có nồng độ oxy từ 15 - 21%. a) Nhiên liệu Để kiểm soát các nguy cơ cháy nổ do hóa chất, việc đầu tiên là xác định rõ hóa chất đang sử dụng và những đặc tính riêng của nó. Hầu hết hóa chất đều là nguồn nhiên liệu - một trong 3 yếu tố gây cháy nổ. Nhiên liệu lỏng + Điểm chớp cháy của chất lỏng: Điểm chớp cháy (nhiệt độ bùng cháy) của chất lỏng là nhiệt độ thấp nhất mà tại nhiệt độ đó chất lỏng hóa hơi tạo thành hỗn hợp cháy với không khí và bốc cháy khi có nguồn lửa. Bảng 1.7: Nhiệt độ bùng cháy của một số chất lỏng thông thường Hóa chất Nhiệt độ bùng cháy (oC) Xăng A72 -36 Axeton -18 Xy len 24 Dầu hỏa KO-20 40 Heptan -4 Toluen 6 (Ghi nhớ: Hóa chất có điểm chớp cháy thấp hơn thì nguy hiểm hơn) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt tới điểm chớp cháy của chất lỏng, chẳng hạn như dầu lửa khi được phun nó sẽ bùng cháy ngay cả khi nhiệt độ xung quanh thấp hơn điểm chớp cháy của nó; một chất lỏng có thể bị nóng lên tới điểm chớp cháy của nó do một chất khác (có điểm chớp cháy thấp
  55. 39 hơn) đang cháy ở gần nó. Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi tiến hành các công việc có liên quan tới các chất dễ cháy nổ. Nếu nhiệt độ chất lỏng đạt tới nhiệt độ bốc lửa (bình thường chỉ một vài độ trên điểm chớp cháy) hơi cháy sẽ tiếp tục được sinh ra và tiếp tục cháy mặc dù đã tách bỏ nguồn lửa. nhiệt độ bùng cháy thường có trong các tài liệu an toàn hóa chất. + Khối lượng riêng: Một yếu tố nữa cần xem xét là khối lượng riêng của hơi nhiên liệu. Các hơi, khí có khối lượng riêng lớn hơn không khí như: xăng, dầu hỏa, cacbon đisunfua, axetylen và cacbon monoxit có thể phát tán đi xa và tập trung ở nơi có vị trí thấp chẳng hạn như hầm chứa. Ghi nhớ: Hơi nhiên liệu có khối lượng riêng lớn hơn không khí có thể phát tán xa và tích tụ trong hầm chứa. Nhiên liệu rắn Một vài hóa chất ở trạng thái rắn (thí dụ: Mg) sẽ cháy một cách nhanh chóng khi bắt lửa và sẽ rất khó dập tắt. Một số loại bụi, bột cũng có khả năng bốc cháy và gây nổ khi đạt một tỷ lệ nhất định trong không khí. Khi trộn và nguồn lửa xuất hiện, nhiên liệu dạng bột sẽ cháy tạo tiếng nổ liên tục bởi lượng nhiên liệu bị kích thích cháy nổ thêm vào. Nhiên liệu khí Phần lớn các khí như C2H2, C2H6, CH4 được dùng trong công nghiệp đều dễ cháy nổ khi có nồng độ oxy thích hợp và khi nguồn lửa xuất hiện. Phải đặc biệt thận trọng đối với các khí nén lưu giữ trong các bình chịu áp lực, cháy nổ có thể xảy ra khi bình chứa có các khuyết tật và thường dẫn đến các tai nạn nghiêm trọng. b) Nhiệt: Nhiệt - yếu tố thứ 2 của bộ ba gây cháy nổ (hình 10). nhiệt là yếu tố để đưa nhiên liệu tới điểm chớp cháy (nếu điểm chớp cháy ở trên nhiệt độ xung quanh) và kích thích hỗn hợp cháy bùng cháy. Nguồn nhiệt có thể là các dòng điện, tĩnh điện,
  56. 40 phản ứng hóa học, quy trình nhiệt, sự ma sát, ngọn lửa trần, nhiệt bức xạ và tia lửa điện Vấn đề then chốt để phòng cháy nổ các hóa chất nguy hiểm là kiểm tra các nguồn nhiệt. Dòng điện Nhiệt sinh từ dòng điện theo 3 cách: + Khi dòng điện đi qua một sợi dây có tiết diện không đủ lớn để tải điện hoặc các mối nối, các điểm tiếp xúc không chặt,kết quả hoặc là tóe lửa, đoản mạch hoặc dây điện nóng lên. Nhiệt độ của dây điện có thể đạt tới điểm đủ để kích thích hơi cháy có trong không khí hoặc gây cháy các vật liệu dễ bắt lửa hay nâng nhiệt độ của các hóa chất ở gần đó tới điểm chớp cháy và cháy. + Hồ quang điện thường được tạo ra khi chập trong công tắc hoặc trong hộp nối do dây điện bị đứt hoặc mất vỏ bọc giữa dây dương và dây âm. Hậu quả là phát sinh nhiệt, kích thích hơi dễ cháy gây cháy. Thép nóng chảy bởi hồ quang điện có thể cũng kích thích các vật liệu dễ cháy, và làm nóng các hóa chất dễ cháy. + Tia lửa điện là một trong các nguồn nhiệt thường gặp nhất trong công nghiệp, nhiệt độ của tia lửa thường cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ bùng cháy của nhiên liệu. Tĩnh điện Điện tích của tĩnh điện có thế hiệu cao và có thể phát ra tia lửa rất nguy hiểm. Tĩnh điện có thể tập trung trên bề mặt các vật rắn, trên mặt các chất lỏng, ở các mặt trong của các máy chế biến nhào trộn, thùng chứa Tĩnh điện có thể tạo ra khi 2 bề mặt khác nhau đến gần nhau, sau đó tách ra. Thí dụ: trong các máy sản xuất phim và sản xuất tấm vật liệu, vật liệu cách điện trở thành vật được nạp điện sau khi qua máy. Nếu những vật liệu như vậy liên tục được sản xuất ra trong môi trường có khí dễ cháy thì cần có biện pháp trung hòa điện tích, tránh để phát tia lửa điện. Sự tích điện cũng có thể xẩy ra khi các chất lỏng dễ cháy chuyển từ thùng chứa này tới thùng chứa khác mà không có dây nối đất.
  57. 41 Hình 1.3: Khi hai bề mặt khác nhau đến gần nhau và bị tách ra, dẫn đến sự tích điện. Nhiệt sinh khi pha trộn 2 hóa chất Khi hai hay nhiều hóa chất pha trộn, ảnh hưởng kết hợp có thể nguy hiểm hơn tổng những ảnh hưởng riêng rẽ, tức là cũng có thể dẫn tới một nguy cơ cháy nổ cao hơn. Chẳng hạn: + Việc pha trộn tạo ra hợp chất có điểm cháy và điểm sôi thấp hơn, khi đó sẽ dễ dàng kích thích hơi hợp chất đó cháy. + Khi hai hóa chất phản ứng có thể sinh nhiệt, làm cho các hóa chất bị nóng đến nhiệt độ nguy hiểm và phản ứng cháy dây chuyền xảy ra có thể để lại những hậu quả thảm khốc. Hình 1.4: Pha trộn hai hoặc nhiều hóa chất với nhau có thể sinh ra nhiệt.
  58. 42 Nhiệt sinh do ma sát Khi hai bề mặt cọ sát vào nhau có thể sinh ra nhiệt. Đó là nhiệt sinh do sự ma sát. Sự cọ sát của dây cua roa với vật che đỡ hoặc giữa hai mặt kim loại có thể phát sinh một lượng nhiệt đủ để kích thích hơi cháy bùng cháy. Nguyên nhân sự cọ sát thường là do thiếu sự bảo dưỡng cần thiết dẫn đến mất vật che chắn hoặc không đủ dầu mỡ bôi trơn bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau. Tia lửa cũng có thể xuất hiện khi một hòn đá găm vào đế giầy cọ sát với bề mặt bê tông. Bức xạ nhiệt Nhiệt từ lò nung, bếp lò và các bề mặt nóng khác có thể đốt cháy hơi cháy. Quá trình sản xuất bình thường của nhà máy cũng có thể tạo ra lượng nhiệt đưa các hóa chất cất giữ ở gần đó tới điểm cháy và đốt cháy hơi cháy. Những tia nắng trực tiếp hoặc tự nó hoặc được phóng đại bởi nhựa hoặc thủy tinh có thể cũng có ảnh hưởng này. Ngọn lửa trần Ngọn lửa không được che chắn, bảo vệ sinh ra bởi thuốc lá, diêm, lửa hàn và động cơ đốt trong là nguồn nhiệt rất quan trọng. Khi kết hợp đủ nhiên liệu và oxy, chúng có thể gây ra cháy nổ. + Oxy Oxy là yếu tố thứ 3 của bộ ba gây cháy nổ. Hầu hết nhiên liệu cần ít nhất 15% oxy để cháy, vượt quá 21% oxy có thể tự cháy và dẫn tới nổ. Nguồn oxy, ngoài lượng có trong môi trường không khí còn gồm cả bình chứa oxy dùng trong các hoạt động cắt hàn, oxy được cung cấp bởi một ống dẫn dùng cho quá trình hoạt động và oxy tạo ra trong các phản ứng hóa học. Oxy có thể thoát ra khi một hóa chất (thường là chất oxy hóa) bị đốt nóng.
  59. 43 Bảng 1.8: Một vài hóa chất có thể thoát ra oxy khi bị đốt nóng Hợp chất chứa gốc Ví dụ - (NO3) - NaNO3, NH4NO3 - (NO2) - NH4NO2 - (-O-O-) với các chất vô cơ H2O2 - (MnO4) - KMnO4 1.4.3.2. Nguy cơ nổ Hỗn hợp nhiên liệu với ôxy chỉ nổ khi ở trong giới hạn nhất định về nồng độ. Lượng nhiên liệu quá mức với một lượng ôxy không đủ (có nghĩa là hóa chất đó quá nhiều), hay ngược lại nồng độ ôxy cao và một lượng nhiên liệu không đủ (có nghĩa là chất đó quá ít) đều không thể nổ được. Bảng 1.9: Chỉ số cháy nổ của một số chất khí nguy hiểm Loại nguyên Tính chất nổ Nhiệt độ bùng Giới hạn nổ (% thể tích) liệu (ký hiệu) cháy Dưới Trên Axetylen CNN 2,5 11 Etylen CNN 24 3,11 28,5 Isobutan CCK 1,81 77 Một vài loại khí được đánh giá là nguy hiểm nổ (viết tắt CNN) tức là có khả năng nổ hay kích thích nổ mà không cần có sự tham gia của oxy. Giới hạn nổ sẽ thay đổi tùy theo: nhiệt độ của hỗn hợp, tỷ lệ các chất không cháy, áp lực và nhiều yếu tố khác.
  60. 44 1.6. Các nghiên cứu, hướng dẫn liên quan đến đảm bảo an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp 1.6.1. Các nghiên cứu, hướng dẫn trên thế giới Hiện nay có rất ít các nghiên cứu về vấn đề đưa ra các giải pháp giảm thiểu nguy cơ và đảm bảo an toàn hóa chất cho người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vấn đề này chỉ được quan tâm bởi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm có liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn hóa chất. Cụ thể, Cơ quan ECHA (European Chemical Agency) ban hành "Hướng dẫn an toàn hóa chất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ" (2015) với nội dung trình bày các quy định về sản xuất, tiếp thị và sử dụng hóa chất ở Châu Âu và cách thức để tìm ra hướng quản lý của mỗi công ty thông qua những quy định về luật hóa chất ở Châu Âu (bao gồm các yêu cầu, cách để giảm chi phí và biến những nghĩa vụ pháp lý thành cơ hội cho công ty [10]. Năm 2007, Ủy ban hóa chất Mỹ ban hành hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất cho các doanh nghiệp nhỏ [12] với mực tiêu hướng dẫn các vấn đề về an toàn hóa chất cho các nhà quản lý bao gồm: Các thông tin về trách nhiệm an toàn, các quy tắc an toàn hóa chất tại nơi làm việc, các thiết bị an toàn và các chuẩn bị cho trường hợp y tế khẩn cấp. Mục tiêu thứ hai là các hướng dẫn dành cho nhân viên bao gồm: các vấn đề về thực hành nơi làm việc, đào tạo an toàn, hành động khẩn cấp, các loại hóa chất độc hại và một số hành động ứng phó khi xảy ra sự cố tràn đổ các loại hóa chất, dung môi tại nơi làm việc. Ngoài ra, Cơ quan Y tế và An toàn (HSA – Health and Safety Authority) còn đưa ra hướng dẫn về các bước để đảm bảo an toàn hóa chất dành cho các doanh nghiệp nhỏ. Theo đó, hướng dẫn đưa ra 03 bước để một doanh nghiệp nhỏ có thể quản lý an toàn hóa chất một cách hiệu quả: (1) – Thực hiện đánh giá rủi ro hóa chất để đảm bảo các yêu cầu của luật pháp; (2) – Bảo vệ an toàn và sức khỏe của nhận viên; (3) – Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp [11].
  61. 45 1.6.2. Các nghiên cứu hướng dẫn tại Việt Nam Các nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam, bao gồm: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng giáo trình đào tạo và tổ chức đào tạo về an toàn hóa chất cho một số doanh nghiệp hóa chất của Đỗ Thanh Bái và cộng sự (2007). Mục tiêu của đề tài là xây dựng một giáo trình đào tạo cho ngành hoá chất phù hợp với thực tế trong bối cảnh Luật Hoá chất ra đời và sẽ có hiệu lực vào năm 2008, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp hoá chất nói riêng sẽ phải có những thay đổi để thích ứng. Nội dung của nghiên cứu là trình bày các kết quả của chương trình điều tra khảo sát về thực trạng sản xuất và sử dụng hoá chất của các doanh nghiệp hoá chất, đồng thời cũng đưa ra những nguy cơ tiềm ẩn của từng ngành sản xuất trong công nghiệp hoá chất. Bên cạnh đó, đề tài còn xây dựng giáo trình đào tạo về an toàn hoá chất phù hợp với điều kiện Việt Nam [1]. Nghiên cứu đánh giá tác động của Thông tư số 28/2010/TT-BCT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hoá chất tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hoá chất của Nguyễn Thị Hồng Hà và cộng sự (2012). Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá tác động của việc thực hiện các quy định quản lý an toàn hóa chất tại các doanh nghiệp theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT và xây dựng các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý an toàn hóa chất tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất. Nội dung của nghiên cứu bao gồm: (1) điều tra trực trạng, đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện Thông tư 28/2010/TT-BCT của các doanh nghiệp và các Sở Công Thương tại một số tỉnh, thành ba miền Bắc, Trung, Nam; (2) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện Thông tư 28/2010/TTBCT của các doanh nghiệp và các Sở Công Thương tại một số tỉnh, thành ba miền Bắc, Trung, Nam; (3) đề xuất giải pháp đồng bộ để triển khai các vấn đề về quản lý và kỹ thuật nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện Thông tư 28/2010/TT-BCT. Bên cạnh đó, đề tài còn (4) đề xuất các nội dung cụ thể cần chỉnh sửa, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2010/TT-BCT [2]
  62. 46 Nghiên cứu một số giải pháp ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh Bình Dương của Nguyễn Xuân Trường (2016) [9]. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra những nguyên nhân, ảnh hưởng của sự cố hóa chất đến môi trường từ đó đề xuất giải pháp ứng phó phù hợp cho tỉnh Bình Dương. Thông quan các phương pháp thu thập kế thừa số liệu; điều tra khảo sát; phương pháp thống kê; phân tích tổng hợp; xây dựng kịch bản; mô hình hóa và bản đồ GIS, nghiên cứu đã đạt được những kết quả về (1) - Điều tra các cơ sở có sử dụng, sản xuất, kinh doanh và tồn chứa hóa chất có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (2) - Xác định các doanh nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra sự cố hóa chất tại các địa bàn trọng điểm; (3) - Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và (4) - Đề xuất giải pháp ứng phó sự cố môi trường ở tỉnh Bình Dương.
  63. 47 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ SỰ CỐ HÓA CHẤT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÓA CHẤT CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 5 2.1. Tình hình hoạt động, kinh doanh hóa chất công nghiệp 2.1.1. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất Theo số liệu báo cáo của Sở Công thương (SCT) TP.HCM 2016, trên địa bàn Quận 5 có 123 cơ sở kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm đang hoạt động: 2.1.1.1. Phân theo mặt hàng kinh doanh + Kinh doanh hóa chất công nghiệp: 70 cơ sở. + Kinh doanh phụ gia thực phẩm: 34 cơ sở. + Kinh doanh vừa hóa chất công nghiệp vừa phụ gia thực phẩm: 17 cơ sở. + Kinh doanh hóa chất nông nghiệp: 02 đơn vị (là Văn phòng Công ty, không trữ hóa chất). 80 70 60 40 34 20 17 2 Số lượng lượng Số sở cơ 0 Hóa chất công Phụ gia thực Hóa chất công Hóa chất nông nghiệp phẩm nghiệp vừa phụ nghiệp gia thực phẩm Loại hóa chất kinh doanh Hình 2.1: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo loại hóa chất kinh doanh.
  64. 48 2.1.1.2. Phân theo khu vực kinh doanh + Kinh doanh trên đường phố: 104 cơ sở. + Kinh doanh trong chợ Kim Biên: 16 cơ sở. + Kinh doanh tại Trung tâm hóa chất 40 Kim Biên: 03 cơ sở. 120 104 100 80 60 40 Số lượng lượng Số sở cơ 20 16 3 0 Kinh doanh trên đường Kinh doanh trong chợ Kinh doanh tại Trung phố Kim Biên tâm hóa chất 40 Kim Biên Khu vực kinh doanh Hình 2.2: Phân loại doanh nghiệp hóa chất theo khu vực. Hiện nay, trong 87 (bao gồm cơ sở chỉ kinh doanh hóa chất công nghiệp và cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp lẫn phụ gia thực phẩm) cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp, có: 73 cơ sở (điểm kinh doanh) đã được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp. 05 cơ sở chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện (đang thực hiện thủ tục) và cam kết không kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất kinh doanh có điều kiện đến khi được cấp Giấy chứng nhận.
  65. 49 09 cơ sở kinh doanh hương liệu công nghiệp không thuộc Danh mục hóa chất kinh doanh có điều kiện nên không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện. Các cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp ngoài chợ Kim Biên chủ yếu tập trung tại các con đường xung quanh chợ, thuộc địa bàn phường 13 và phường 14 (quận 5) gồm: đường Vạn Tượng, Phan Văn Khỏe, Hải Thượng Lãn Ông, Phùng Hưng, Gò Công, Kim Biên Riêng Chợ Kim Biên, có tổng diện tích 1.470 m2, gồm 534 quầy sạp kinh doanh sỉ lẻ các mặt hàng điện, điện tử, gia dụng, quần áo, bách hóa Trong đó, có 17 quầy sạp (hộ cá thể) kinh doanh hương liệu, bột màu, bơ sữa, phụ gia thực phẩm; diện tích khoảng 2,3m2/sạp, đều tập trung ngoài mặt tiền cuối chợ. Hiện nay còn 16 hộ kinh doanh tại chợ Kim Biên (01 hộ đã chuyển kinh doanh ngành nghề khác) sử dụng 19 sạp, chiếm tỉ lệ 3,5% trên tổng số 534 sạp tại chợ.
  66. 50 Bảng 2.1: Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất công nghiệp trên địa bàn Quận 5 Giấy chứng nhận đủ điều kiện (hoặc Giấy phép) sản STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ trụ sở chính Hóa chất kinh doanh xuất, kinh doanh Hóa chất Cơ quan cấp Thời hạn Công ty TNHH TM Hóa Số 03 Trang Tử, Phường 14, SCT 1 Hóa chất vô cơ cơ bản 20/02/2018 Chất Đăng Hưng Quận 5 TP.HCM DNTN Hóa Chất Quốc 121 Gò Công, Phường 13, SCT 2 Sơn nước 29/01/2019 Dũng Quận 5 TP.HCM Hộ Kinh doanh Thuận 40 Kim Biên, Phường 13, SCT 3 Hóa chất phân bón 28/10/2018 Trí Quận 5 TP.HCM CN Công ty CP Hóa 11-12 Hải Thượng Lãn Ông, SCT 4 Chất Vật Tư Khoa học Hóa chất vô cơ cơ bản 30/01/2018 Phường 13, Quận 5 TP.HCM Kỹ thuật Công ty TNHH TM Trúc 5 Trang Tử, Phường 14, Hóa chất vô cơ cơ bản, nhựa- SCT 5 06/03/2019 Giang Quận 5 cao su, phân bón TP.HCM Công ty TNHH Phú 475 An Dương Vương, SCT 6 Hóa chất vô cơ cơ bản 10/12/2018 Phong Phường 14, Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH Toàn 451 Hồng Bàng, Phường 14, SCT 7 Hóa chất tẩy rửa gia dụng 14/01/2019 Hưng Long Quận 5 TP.HCM 131 Gò Công, Phường 13, SCT 8 Cửa hàng Vạn Hưng Hóa chất vô cơ cơ bản 01/11/2018 Quận 5 TP.HCM
  67. 51 Công ty TNHH SXTM 30 Vạn Tượng, Phường 13, SCT 9 Mực in 23/04/2019 Minh Trường Quận 5 TP.HCM Chi nhánh DNTN Hóa 33b Phan Văn Khỏe, Phường SCT 10 Hóa chất vô cơ cơ bản 11/12/2018 chất Lê Nguyên 13, Quận 5 TP.HCM 87 Phùng Hưng, Phường 13, SCT 11 Cửa hàng Hữu Vinh Hóa chất vô cơ cơ bản 27/03/2019 Quận 5 TP.HCM Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa Công ty TNHH TMDV 389 Hồng Bàng, Phường 14, SCT 12 chất tẩy rửa công nghiệp, nhựa- 10/12/2018 Hóa Chất Phú Hà Quận 5 TP.HCM cao su Công ty TNHH TM Hóa 448/19 Trần Hưng Đạo, SCT 13 Hóa chất vô cơ cơ bản 25/02/2018 Chất Uy Long Phường 2, Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH TM 14/5B An Bình, Phường 5, SCT 14 Nhựa-cao su 06/11/2018 Ngân Long Quận 5 TP.HCM DNTN TM Nguyễn 100 Phùng Hưng, Phường SCT 15 Sơn nước 14/01/2019 Minh Trí 13, Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH TM Phú 26 Tạ Uyên, Phường 15, SCT 16 Hóa chất vô cơ cơ bản 22/10/2018 Vinh Quận 5 TP.HCM 40 Kim Biên, Phường 13, SCT 17 DNTN Hạnh Xuân Sơn nước 30/01/2019 Quận 5 TP.HCM 93 Gò Công, Phường 13, SCT 18 Cửa hàng Ngọc Sơn Hóa chất tẩy rửa 04/12/2018 Quận 5 TP.HCM 102 Nguyễn Thị Nhỏ, SCT 19 DNTN TM Duy Phát Hóa chất tẩy rửa 04/11/2018 Phường 15, Quận 5 TP.HCM
  68. 52 CN Công ty TNHH Lan 34 Kim Biên, Phường 13, SCT 20 Hóa chất tẩy rửa 25/01/2018 Giám Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH MTV 39 Vạn Tượng, Phường 13, SCT 21 Hóa chất tẩy rửa 29/10/2018 SX-TM Yến Bích Quận 5 TP.HCM 299, Hải Thượng Lãn Ông, SCT 22 DNTN TM Tân Tiến Lợi Hóa chất vô cơ cơ bản 06/11/2018 Phường 13, Quận 5. TP.HCM 40 Kim Biên, Phường 13, SCT 23 Cửa hàng Tân Kim Long Hóa chất tẩy rửa 10/04/2019 Quận 5 TP.HCM Công Ty TNHH TM DV Hóa chất vô cơ cơ bản (dung 24C, Phan Văn Khỏe, SCT 24 XNK Hóa Chất Hoàng môi), hóa chất tẩy rửa, phân 18/12/2018 Phường 13, Quận 5 TP.HCM Minh Nguyên bón Công ty TNHH MTV 31 Vạn Tượng, Phường 13, SCT 25 Khí công nghiệp 30/01/2019 Trần Phương Mai Quận 5 TP.HCM 485 Hồng Bàng, Phường 14, SCT 26 DNTN Vạn Vạn Lợi Sơn nước, điện hóa học 23/01/2019 Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH MTV 40 Kim Biên, phường 13, SCT 27 Hóa chất vô cơ cơ bản 30/01/2019 TM DV Ngọc Diễm Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH MTV 40 Kim Biên, Phường 13, SCT 28 TM DV XNK Hóa chất Sơn nước 30/01/2019 Quận 5 TP.HCM Lợi Tín
  69. 53 Công ty TNHH Cao 137 Gò Công, Phường 13, SCT 29 Hóa chất vô cơ cơ bản 23/04/2019 Minh Trường Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH MTV 101 Phùng Hưng, Phường SCT 30 Keo, chất kết dính 14/03/2019 Chí Hùng 13, Quận 5 TP.HCM Hộ Kinh doanh Minh 4D Phan Văn Khỏe, Phường SCT 31 Hóa chất vô cơ cơ bản 24/02/2019 Long 13, Quận 5 TP.HCM Hộ Kinh doanh Kim 145 Gò Công, Phường 13, SCT 32 Hóa chất vô cơ cơ bản 10/06/2019 Tiền Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH MTV 128 Phùng Hưng, Phường SCT 33 Hóa chất vô cơ cơ bản 11/07/2019 TM Lý Phát 13, Quận 5 TP.HCM Công ty TNHH TM Việt 91/3 Trần Bình Trọng, Hóa chất vô cơ cơ bản (dung SCT 34 11/07/2019 Bình Phát Phường 2, Quận 5 môi) TP.HCM CN Công ty TNHH Hóa 28B Phan Văn Khoẻ, Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa SCT 35 chất Lê Đương - Cửa 05/03/2019 Phường 13, Quận 5 chất tẩy rửa TP.HCM hàng Minh Hoài CN Công ty TNHH 31B Phan Văn Khỏe, SCT 36 MTV Hóa Chất Quốc Hóa chất tẩy rửa 05/03/2019 Phường 13, Quận 5 TP.HCM Huy Chi nhánh Công ty 103 Phùng Hưng, Phường SCT 37 TNHH Tỷ Phước Hùng Sơn và mực in 18/06/2019 13, Quận 5 TP.HCM Nam Công ty TNHH Càn Phát 34 Kim Biên , Phường 13, 38 Hóa chất vô cơ cơ bản Triển Quận 5
  70. 54 Công ty TNHH SX TM 11/10 Tân Hàng, Phường 10, 39 Sơn nước và mực in Hóa Chất Thiên Tân Quận 5 Công ty CP SX & TM 40 Kim Biên, Phường 13, 40 Hóa chất tẩy rửa Phương Đông Quận 5 Công ty TNHH Hóa 57 Phù Đổng Thiên Vương, Hóa chất tẩy rửa công nghiệp, 41 Chất Ôxy Phường 11, Quận 5 nhựa composite, phân bón Công ty TNHH MTV 285/8 Trần Bình Trọng, 42 Hóa chất vô cơ cơ bản Hóa Chất Lê Quang Phường 4, Quận 5 Công ty TNHH TM Hóa 22 Phùng Hưng, Phường 13, 43 Mực in Chất In Nhuộm Kim Vũ Quận 5 Công ty TNHH MTV 24 Phan Văn Khỏe, Phường Khí công nghiệp 44 SX TMDV Hóa Chất 13, Quận 5 Đại Minh Quang Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa Công ty TNHH SXTM 1A Phan Văn Khỏe, Phường 45 chất tẩy rửa gia dụng, hóa chất XNK Thư Trần Hớn 13, Quận 5 silicones – hồ CN Công ty TNHH TM 31 Vạn Tượng, Phường 13, 46 Hóa chất vô cơ cơ bản Nguyễn Phương Vi Quận 5
  71. 55 Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa Công ty TNHH Hóa 255 Hải Thượng Lãn Ông, chất tẩy rửa công nghiệp, hóa 47 Chất Song Toàn Phường 13, Quận 5 chất ngành nhựa – cao su, sơn mức, phân bón Công ty TNHH 33 An Dương Vương, 48 SXTMDV Hóa Chất Sơn nước và mực in Phường 8, Quận 5 Thái Lai Công ty TNHH TMDV 35 Phan Văn Khỏe, Phường 49 Hóa chất vô cơ cơ bản Hóa Chất Phương Yến 13, Quận 5 Công ty TNHH Thành 313 Hải Thượng Lãn Ông, Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa 50 Nguyên Phường 13, Quận 5 chất tẩy rửa công nghiệp Công ty TNHH TMDV 31 Kim Biên, Phường 13, 51 Hóa chất vô cơ cơ bản Hóa Chất Ngọc Hương Quận 5 Công ty TNHH DV Hóa 646T Nguyễn Trãi, Phường 52 Hóa chất tẩy rửa gia dụng Chất Kim Giang 11, Quận 5 DNTN Hóa Chất Việt 297 Trần Bình Trọng, 53 Hóa chất tẩy rửa Đức Phường 4, Quận 5 Công ty TNHH Hóa 562 Nguyễn Trãi, Phường 8, 54 Mực in Chất Việt Mã Quận 5
  72. 56 Hóa chất tẩy rửa công nghiệp, Công ty TNHH MTV 109 Phùng Hưng, Phường 55 hóa chất vô cơ cơ bản, mực in, Thái Ngọc Phát 13, Quận 5 cao su Công ty TNHH TM Đạt 52 Phùng Hưng, Phường 13, 56 Sơn nước, nhựa cao su Huê Quận 5 Công ty TNHH TM Sơn 191-193 Nguyễn Văn Cừ, 57 Sơn dầu Dầu Mô Tô Kiều P4, Quận 5 Hộ Kinh Doanh Tường 568 Nguyễn Trãi, Phường 8, Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa 58 Hưng Quận 5 chất tẩy rửa gia dụng Hộ Kinh doanh Mai Văn 38A Vạn Tượng, Phường 13, 59 Hóa chất vô cơ cơ bản Khánh Quận 5 DNTN TM Kim Vinh 35 Trịnh Hoài Đức, Phường 60 Hóa chất vô cơ cơ bản Long 13, Quận 5 145 Gò Công, Phường 13, Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa 61 Hộ Kinh Doanh Lê Lợi Quận 5 chất tẩy rửa công nghiệp 94 Gò Công, Phường 13, Hóa chất vô cơ cơ bản, hóa 62 Công ty XNK Trần Tiến Quận 5 chất tẩy rửa công nghiệp DNTN TM và SX Hóa 29 Gò Công, Phường 13, 63 Thuốc bảo vệ thực vật Việt Quận 5 35 Trịnh Hoài Đức, Phường 64 DNTN Kim Vĩnh Long Hóa chất vô cơ cơ bản 13, Quận 5 Công ty TNHH Hoá chất 126 Phùng Hưng, Phường 65 Sơn nước Thuận Đạt 13, Quận 5
  73. 57 Chi nhánh DNTN Bảo 99 Phùng Hưng, Phường 13, 66 Mực in Kim Quận 5 Chi nhánh Công ty 23 Phùng Hưng, Phường 13, 67 TNHH - DV Tân Hồng Sơn nước xây dựng Quận 5 Lễ Chi nhánh Công ty 405 Hồng Bàng, Phường 14, 68 Hóa chất tẩy rửa gia dụng TNHH Vĩnh Giai Quận 5 Công ty TNHH SX TM 35 Xóm Chỉ, Phường 10, 69 Sản phẩm nhựa, hạt nhựa Phước Lân Quận 5 Cửa hàng hoá chất Yến 19 Phan Văn Khoẻ, Phường 70 Hóa chất vô cơ cơ bản Loan 13, Quận 5 (Nguồn: Sở Công Thương TP.HCM, 2016)
  74. 58 2.1.2. Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu Bảng 2.2: Các nhóm hóa chất công nghiệp kinh doanh chủ yếu tại các DNVVN trên địa bàn Quận 5 Nhóm hóa chất STT Nhóm chất điển hình công nghiệp Xút, xút-clo 1 Hóa chất vô cơ cơ bản Acid, Sô đa, Phospho vàng, các muối vô cơ, Oxit vô cơ Phân đạm Urea, phân lân 2 Phân bón hóa học Các loại phân NPK DAP Thuốc trừ sâu Thuốc trừ cỏ 3 Thuốc bảo vệ thực vật Thuốc diệt chuột Chất kích thích sinh trưởng cây trồng Sơn nước, sơn dầu 4 Sơn và mực in Mực in, hồ silicone 5 Điện hóa học Pin, acquy Săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô 6 Cao su Chi tiết cao su kỹ thuật, găng tay cao su Chất tẩy rửa công nghiệp 7 Hóa chất tẩy rửa Các sản phẩm tẩy rửa gia dụng: bột giặt, nước rửa chén, xà phòng thơm, sữa tắm, dầu gội đầu Oxy, nitơ, Ar 8 Khí công nghiệp CO2 Acetylen (Nguồn: Sở Công Thương, 2016)
  75. 59 80 70 70 60 50 40 35 30 22 20 13 8 8 10 5 Số doanh doanh Số nghiệp kinh doanh 1 2 1 2 0 Hóa Phân Thuốc Keo Sơn Mực Điện Cao Hóa Khí Tổng chất bón bảo vệ in hóa su chất công số vô cơ hóa thực học tẩy nghiệp doanh cơ bản học vật rửa nghiệp Nhóm hóa chất công nghiệp Hình 2.3: Số DNVVN kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp tại Quận 5. Dựa vào bảng 2.2 và hình 2.3 ta thấy các nhóm hóa chất công nghiệp được kinh doanh chủ yếu trên địa bàn Quận 5 là: nhóm hóa chất vô cơ cơ bản, nhóm hóa chất tẩy rửa, nhóm hóa chất công nghiệp ngành sơn. Trong tổng số 70 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận thì có đến 50% số doanh nghiệp kinh doanh nhóm hóa chất công nghiệp vô cơ cơ bản, tiếp đến là nhóm hóa chất công nghiệp tẩy rửa và ngành sơn chiếm lần lượt 31,43% và 18,57%.
  76. 60 60 50,00 50 40 31,43 30 18,57 20 11,43 11,43 7,14 Phần trăm Phần trăm (%) 10 1,43 2,86 1,43 2,86 0 Hóa Phân Thuốc Keo Sơn Mực in Điện Cao su Hóa Khí chất vô bón bảo vệ hóa chất công cơ cơ hóa thực học tẩy rửa nghiệp bản học vật Nhóm hóa chất công nghiệp Hình 2.4: Phần trăm số doanh nghiệp kinh doanh các nhóm hóa chất công nghiệp. Ngoài ra, một số nhóm hóa chất công nghiệp thuộc nhóm mực in và cao su cũng được kinh doanh phổ biến, chiếm 11,43% . Các nhóm hóa chất công nghiệp như keo, điện hóa học và thuốc bảo vệ thực vật ít các doanh nghiệp quan tâm trên địa bàn Quận. Việc xác định được các nhóm hóa chất công nghiệp được kinh doanh phổ biến trên địa bàn Quận sẽ giúp nhận diện được những rủi ro, ảnh hưởng của các nhóm ngành hóa chất này đến sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn Quận. Từ đó sẽ có những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của các nhóm hóa chất công nghiệp đến sức khỏe người lao động. 2.1.3. Tình hình tuân thủ quy định hóa chất 2.1.3.1. Tình hình tuân thủ quy định hóa chất Theo kết quả điều tra khảo sát của SCT TP.HCM, cuối năm 2014, trên địa bàn Quận 5 có 37/70 cơ sở kinh doanh hóa chất công nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, chiếm 52,86%.
  77. 61 Các cơ sở còn lại chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất, SCT và UBND Quận 5 đang tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định (trên cơ sở áp dụng hình thức xử phạt buộc ngưng kinh doanh đối với các cơ sở này). 2.1.3.2. Tình hình vi phạm trong lĩnh vực hóa chất Trong năm 2015, Đội Quản lý thị trường 5B đã thực hiện kiểm tra chuyên ngành và phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành hóa chất của Uỷ ban nhân dân Quận 5 thực hiện kiểm tra, xử lý 09 vụ; xử phạt số tiền là 64.400.000 đồng; tịch thu, tiêu hủy: 6.139 kg và 120 lít hoá chất công nghiệp nhập lậu, không ngày sản xuất – hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng trị giá theo giá thị trường là 71.842.500 đồng. Trong Quý 1/2016, Đội Quản lý thị trường 5B đã phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an Quận 5 kiểm tra 08 vụ; xử phạt 83.300.000 đồng; tịch thu, tiêu hủy: 4.540 kg và 90 lít hoá chất công nghiệp; 265 kg phụ gia thực phẩm và 13,9 lít hương liệu thực phẩm nhập lậu, không ngày sản xuất – hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trị giá hàng hóa vi phạm là 58.439.000 đồng. Tính đến 6/2016, các ngành chức năng Quận 5 đã tiến hành kiểm tra 10 cơ sở kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5. Qua đó, phát hiện 10 cơ sở này đều có vi phạm về hoạt động kinh doanh hóa chất. Cụ thể:
  78. 62 Bảng 2.3: Danh sách các cở sở kinh doanh hóa chất vi phạm trên địa bàn Quận 5 STT Cở sở Địa chỉ Lỗi vi phạm Xử lý 255 Hải Thượng Lãn Chi nhánh công ty TNHH hóa - Kinh doanh hóa chất không rõ 1 Ông, phường 13, Quận Tạm giữ 79 kg bột màu. chất Song Toàn nguồn gốc xuất xứ 5. Không niêm yết giá. Tạm - Kinh doanh hàng hóa không rõ Công ty TNHH Thương Mại Số 5 Trang Tử, phường giữ 425kg hóa chất công 2 nguồn gốc, xuất xứ. Trúc Giang 14, Quận 5 nghiệp không rõ nguồn gốc - Không niêm yết giá xuất xứ Cá nhân ông Nguyễn Quang Số 45 Hùng Vương, - Kinh doanh hàng hóa không rõ 3 Phương phường 4, Quận 5 nguồn gốc, xuất xứ Tạm giữ 197 kg (dạng bột - Kinh doanh hàng hóa không rõ Chi nhánh Công ty TNHH Số 40 Kim Biên, 495 lít (dạng dung dịch) hóa 4 nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn MTV TM – DV Ngọc Diễm phường 13, Quận 5 chất công nghiệp dùng chứng từ trong tẩy rửa - Kinh doanh hàng hóa không rõ Tạm giữ 122 kg (dạng bột) nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn Công ty TNHH TM – DV Số 40 Kim Biên, và 300 lít (dạng dung dịch) 5 chứng từ, không ghi ngày sản XNK hóa chất Lưu Tín phường 13, Quận 5 hóa chất công nghiệp dùng xuất và hạn sử dụng, không có trong tẩy rửa nhãn hàng hóa - Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn Tạm giữ 60 kg (dạng bột) và Công ty TNHH TM – DV hóa 31 Kim Biên, phường 6 chứng từ, không ghi ngày sản 120 lít (dạng dung dịch) hóa chất Ngọc Hương 13, Quận 5 xuất và hạn sử dụng, không có chất công nghiệp nhãn hàng hóa
  79. 63 - Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hóa đơn Tạm giữ 188 lít (dạng dung số 40 Kim Biên, phường 7 Cửa hàng Tân Kim Long chứng từ, không ghi ngày sản dịch) hóa chất công nghiệp 13, Quận 5 xuất và hạn sử dụng, không có dùng trong tẩy rửa nhãn hàng hóa - Kinh doanh hàng hóa không rõ Chi nhánh Công ty TNHH SX số 30 Vạn Tượng, nguồn gốc, xuất xứ. 8 Minh Trường phường 13, Quận 5. - Có dấu hiệu sang chiết sản phẩm không ghi nhãn hàng hóa. Sạp 21, tổ 19, Chợ Kim - Chưa đảm bảo điều kiện cơ sở 9 Hộ kinh doanh Lan Trung Biên, phường 13, Quận vật chất và điều kiện bảo quản 5 hàng hóa Sạp 25, tổ 19, Chợ Kim - Không ghi nhãn hàng hóa. Chưa 10 Hộ kinh doanh Tuyết Hồng Biên, phường 13, Quận đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất 5 và điều kiện bảo quản hàng hóa (Nguồn: Ủy ban Nhân dân Quận 5, 2016)
  80. 64 10 8 8 6 4 3 2 Số trường Số hợp phạm vi 2 1 1 0 Không rõ Không niêm Có dấu hiệu Chưa đảm Không có nguồn gốc, yết giá sang chiết sản bảo điều kiện thông tin hóa đơn phẩm cơ sở vật chất NSX và HSD chứng từ Lỗi vi phạm Hình 2.5: Số lỗi vi phạm về kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận 5. Theo số liệu thống kê cho thấy, các lỗi vi phạm về kinh doanh hóa chất trên địa bàn Quận chủ yếu là việc kinh doanh các loại hóa chất công nghiệp không rõ nguồn gốc, không rõ hóa đơn chứng từ (chiếm 80% số cơ sở kinh doanh hóa chất vi phạm). Việc các cơ sở kinh doanh các loại hóa chất không rõ nguồn gốc này không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà chính những người lao động tại các cơ sở này hằng ngày tiếp xúc với những loại hóa chất không rõ nguồn gốc cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các cơ sở còn có các lỗi về không có thông tin về hạn sử dụng của hóa chất và cơ sở vật chất không đảm bảo. Việc cơ sở kinh doanh có cơ sở vật chất không đảm bảo là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.