Đồ án Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương

pdf 80 trang thiennha21 13/04/2022 5390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hieu_qua_thiet_bi_ngan_mui_tai_hop_dau_noi_nu.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ NGĂN MÙI TẠI HỘP ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI SINH HOẠT THUỘC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG BÌNH DƯƠNG Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480 Lớp: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI CAM ĐOAN Tôi: Lê Thị Huyền Ân xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế dựa trên cơ sở các số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. - Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tham khảo. - Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  3. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp với sự cố gắng, nổ lực của bản thân và nhận được sự được sự giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên, xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy/Cô trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM, quý Thầy/Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech đã truyền dạy những kiến thức quý báu về ngành môi trường và những kinh nghiệm thực tiễn đời sống quý báu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Thái Văn Nam, Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, đã tận tâm, tận lực giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn anh Võ Huỳnh Đăng Khoa và quý Anh/Chị tại phòng thiết kế của tại xí nghiệp nước thải Thuận An, Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện đề tài. Với thời gian làm đề tài ngắn nên việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để trình bày báo cáo đồ án này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, hy vọng quý Thầy/Cô góp ý thêm để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và các bạn bè, đã quan tâm sâu sắc, chia sẻ khó khăn và động viên để em hoàn thành đồ án này. Sinh viên Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  4. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương MỤC LỤC PHIẾU GIA ĐỀ TÀI LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ,SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH viii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 8.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN 6 1.1 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG Ở BÌNH DƯƠNG 6 1.2 HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG 9 1.2.1 Sử dụng loại hầm tự hoại 3 ngăn 9 1.2.2 Sử dụng loại hầm tự hoại 1 ngăn, cống bi 10 1.2.3 Hiện trạng của hệ thống thoát nước thải ở từng hộ dân 11 1.3 TỐNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI XNNT THUẬN AN 12 1.3.1 Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An 12 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam i SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  5. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 1.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 12 1.4 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI – DÂN CƯ TAỊ PHƯỜNG BÌNH HÒA, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 18 1.5 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY KỊ KHÍ CỦA VI SINH VẬT [1] 20 1.5.1 Các loại nước đã qua sử dụng khi thải vào hệ thống thoát nước 20 1.5.2 Quá trình phân hủy kị khí của vi sinh vật 20 Hình 1.6: Quá trình phân hủy kỵ khí vi sinh vật 21 1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN MÙI 21 1.6.1 Các biện pháp ngăn mùi đang được sử dụng hiện nay 21 1.6.2 Xác định các vị trí phát tán mùi hôi sau khi đấu nối nước thải 22 1.7 PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ĐẤU NỐI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI HỘ DÂN RA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI CHUNG 22 1.7.1 Quy trình thủ tục đấu nối 22 1.7.2 Các định luật liên quan đến việc lắp đặt hệ thống nước thải 23 1.7.3 Các phương pháp thi công đấu nối nước thải 25 1.8 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 28 1.8.1 Dự án cải thiện môi trường Tuy Hòa, Phú Yên [7] 28 1.8.2 Dự án cải thiện môi trường Khánh Hòa, Nha Trang [2] 29 1.8.3 Hệ thống ngăn mùi hôi tại Bà rịa – Vũng Tàu 30 1.9 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN 31 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN 33 2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 33 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam ii SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  6. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 2.2.1 Xi phông PVC D114 33 2.2.2 Xi Phông S1 34 2.2.3 Hộp ngăn mùi đa năng 35 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 37 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.4.1 Sơ đồ nghiên cứu 38 2.4.2 Các phương pháp thực hiện 39 Bảng 2.1: Các phương pháp thống kê tài liệu 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46 3.1 HIỆN TRẠNG ĐẤU NỐI VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGĂN MÙI 46 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH MÙI HÔI 47 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THIẾT BỊ NGĂN MÙI 50 3.4 KHAI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ 53 3.4.1 Khảo sát thiết kế hệ thống 53 3.4.2 Khai toán chi phí đầu tư 55 3.5 VẬN HÀNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG 59 3.5.1 Sơ đồ vận hành bảo trì hệ thống 59 3.5.2 Vận hành hệ thống 59 3.5.3 Bảo trì hệ thống 60 3.6 SO SÁNH CÁC THIẾT BỊ NGĂN MÙI 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A (Phiếu đăng ký đấu nối) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam iii SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  7. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương PHỤ LỤC B (Bản Vẽ A3) PHỤ LỤC C (QCVN) PHỤ LỤC D (Phiếu Khảo Sát) PHỤ LỤC E (Bảng kết quả thử nghiệm) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam iv SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  8. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt 1 ASBR Advanced Sequencing Batch Bể phản ứng theo mẻ cải tiến Reactor 2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CP 3 Cổ phần 4 CT Chỉ Thị 5 CH3SH Methyl Mercaptan 6 DV-TM Dịch vụ - Thương mại H S Hidro Sunfua Hidro Sunfua 7 2 8 HDPE High – Density Polyethylene Vật liệu nhựa dẻo mật độ cao 9 KPH Không phát hiện MT 10 Môi Trường NH Amoniac 11 3 ppm Parts Per Million 12 Một phần triệu PGS 13 Phó Giáo Sư QCVN 14 Quy chuẩn Việt Nam QĐ 15 Quyết định SBR Sequencing Batch Reactor 16 Bể phản ứng theo mẻ TS 17 Tiến Sĩ TCVN 18 Tiêu chuẩn Việt Nam GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam v SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  9. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương TBNM 19 Thiết bị ngăn mùi TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn 20 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 UBND 22 Ủy Ban Nhân Dân uPVC Polyvinyl Clorua 23 XNNT 24 Xí Nghiệp Nước Thải GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam vi SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  10. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chu kì bể ASBR 4,8h ( 288 phút) 15 Bảng 2.1: Các phương pháp thống kê tài liệu 39 Bảng 3.1: Kết quả đo các khí gây mùi trước khi lắp thiết bị ngăn mùi 49 Bảng 3.2: Kết quả đo các khí gây mùi sau khi lắp thiết bị ngăn mùi 52 Bảng 3.3: Loại hình của khách hàng đâu nối nước thải 54 Bảng 3.4: Đơn giá cho từng TBNM 55 Bảng 3.5: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông PVC D114 56 Bảng 3.6: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông S1 57 Bảng 3.7: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Hộp ngăn mùi đa năng 58 Bảng 3.8: So sánh các TBNM 61 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam vii SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  11. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ,SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Hình thức xử lý thải bỏ tại gia đình 46 Biểu đồ 3.2: Các vị trí phát sinh mùi hôi 47 Biểu đồ 3.3: Nồng độ khí gây mùi trước khi lắp TBNM 48 Biểu đồ 3.4: Tình trạng lắp các TBNM 48 Biểu đồ 3.5: Mức độ khí gây mùi tại hộ gia đình sau khi lắp TBNM 51 Biểu đồ 3.6: Hiệu quả ngăn mùi của Xi phông PVC D114 54 Biểu đồ 3.7: Hiệu quả ngăn mùi của Xi phông S1 54 Biểu đồ 3.8: Hiệu quả ngăn mùi của Hộp ngăn mùi đa năng 54 HÌNH ẢNH Hình 1.1: Thành phố Thủ Dầu Một trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) 6 Hình 1.2: Thị xã Thuận An tên bản đồ 8 Hình 1.3 : Mô hình đấu nối nước thải sinh hoạt (Nguồn: XNNT Thuận An) 9 Hình 1.4: Cấu tạo hầm 3 ngăn (Nguồn: sưu tầm Internet) 10 Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An 12 Hình 1.6: Quá trình phân hủy kỵ khí VSV 21 Hình 1.7: Hộp đấu nối và thi công lắp đặt (Nguồn: tác giả chụp) 27 Hình 1.8: Thi công lắp đặt TBNM tại Vũng Tàu 31 Hình 2.1: Xi phông PVC D114 (Nguồn: sưu tầm Internet) 33 Hình 2.2: Xi phông S1 (Nguồn: tác giả chụp) 35 Hình 2.3: Hộp ngăn mùi đa năng (Nguồn: tác giả chụp) 36 Hình 2.4: Khảo sát tại các hộ gia đình tại phường Bình Hòa (Nguồn: tác giả chụp) 40 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam viii SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  12. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 2.5: Quá trình lấy mẫu tại khu vực khảo sát (Nguồn: tác giả chụp) 44 Hình 3.1: Sơ đồ vận hành và bảo trì hệ thống 59 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam ix SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  13. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp với Bình Phước, phía Tây giáp với Tây Ninh và một phần khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Với diện tích tự nhiên là 2694.43 km2 chiếm khoảng 0.83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ; 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chánh cấp xã (48 xã, 41 phường và 2 thị trấn). Bình Dương với vị trí địa lý rộng lớn, dân cư đông đúc thêm việc là một trong các tỉnh có nền công nghiệp lớn nhất nước thì Bình Dương phải tiếp nhận một lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh sinh sống và làm việc thải ra một lượng lớn nước thải do nhu cầu sinh hoạt hằng ngày vì thế vấn đề về ô nhiễm nguồn nước là vấn đề lớn cần được quan tâm, giải quyết và được tỉnh ưu tiên hàng đầu [9]. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước, UBND Bình Dương phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường khu vực Nam Bình Dương theo quyết định số 4058/QĐ-UBND ngày 20/10/2013. Dự án được đầu tư theo văn bản số 1518/TTg-CN ngày 27/09/2006 gồm 2 tiểu dự án (2 giai đoạn) của Thủ tướng chính phủ. Dự án được phê duyệt theo quyết định số 610/QĐ- UBND ngày 09/03/2012 (UBND Tỉnh chỉ đạo công ty CP Nước môi trường Bình Dương lập quy hoạch tổng thể). Thực hiện theo Hiệp định vay vốn số VN11-P10 kí ngày 30/03/2012 giữa Việt Nam với chính Phủ Nhật Bản [3]. Đây là hệ thống xử lý nước thải riêng biệt (tách riêng với nước mưa), thu gom trực tiếp (không cần hầm tự hoại), phía trước mỗi nhà dân sẽ được lắp một hố ga để đấu nối với nước thải sinh hoạt (nước tắm, nước rửa thực phẩm, nước và phân từ nhà cầu) của nhà dân vào hố ga này và nước thải sẽ theo hệ thống thu gom về nhà máy xử lý nước thải sinh GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 1 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  14. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương hoạt tập trung để xử lý. Điểm đặc biệt của hệ thống này nằm ở chổ không lẫn nước mưa, dễ dàng thu gom, kiểm soát được mùi hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý theo dõi, kiểm tra, bảo trì hệ thống. Dự án đã được triển khai thí điểm ở giai đoạn 1 tại thành phố Thủ Dầu Một và giai đoạn 2 đang được vận hành tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, dự án sẽ được mở rộng thêm ở hai xã Dĩ An và Tân Uyên. Dự án được triển khai và đưa vào hoạt động đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công tác bảo vệ môi trường và đặc biệt là cho hộ gia đình khi không cần lắp đặt hầm tự hoại hạn chế được những vấn đề hút hầm do bị nghẹt thường xuyên như ở hệ thống cũ. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành nước thải được chuyển từ hộ dân về nhà máy xử lý nước thải theo hệ thống ống tự chảy, quãng đường dài nên quá trình phân hủy kị khí chất hữu cơ (chủ yếu là phân) tạo ra khí H2S, NH3, CH3SH. Phát sinh vấn đề mùi hôi từ hệ thống đấu nối vào nhà dân gây cảm giác khó chịu khi sử dụng. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để giải quyết vấn đề phát sinh mùi hôi từ khí H2S, NH3, CH3SH gây ra sự khó chịu cho các hộ dân khi sử dụng thì biện pháp xử lý mùi hôi từ hệ thống và ngăn mùi từ hệ thống vào nhà bằng các thiết bị ngăn mùi được tiến hành thử nghiệm và lắp đặt. Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương” là rất cần thiết. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng phát sinh mùi hôi và nồng độ khí gây mùi tại nhà dân tại khu vực nghiên cứu. Phân tích lựa chọn thiết bị ngăn mùi và đánh giá hiệu quả từng thiết bị ngăn mùi. Khai toán kinh phí đầu tư lắp đặt cho các đối tượng khác nhau. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 2 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  15. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát tình hình hệ thống nước thải từ hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng Bình Dương. Đánh giá hiện trạng phát sinh mùi hôi khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương. Xác định vị trí phát sinh mùi hôi cho từng trường hợp đấu nối khác nhau. Đánh giá hiệu quả ngăn mùi sau khi lắp đặt thiết bị ngăn mùi. Khai toán chi phí đầu tư, lắp đặt tại khu vực khảo sát. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi và các hộ gia đình chưa tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi tại phường Bình Hòa, Thị xã Thuận an, tỉnh Bình Dương. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện đề tài dùng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê tài liệu liên quan Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Phương pháp so sánh Khai toán kinh phí lắp đặt Phương pháp đánh giá Các phương pháp thực hiện cụ thể sẽ được trình bày rõ ở Chương 2. 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho việc cải thiện môi trường Nam Bình Dương nói chung và cho công việc thi công lắp đặt hệ thống thoát nước thải sinh hoạt từ hộ dân ra hệ thống xử lý nước thải riêng Bình Dương. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 3 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  16. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Đánh giá được hiệu quả của các thiết bị ngăn mùi trong từng trường hợp tại hộ dân để giải quyết các vấn đề phát sinh mùi hôi nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân tốt hơn. 8.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề án Tốt nghiệp được cấu trúc thành 3 phần với 3 Chương nội dung chính. Phần mở đầu: Đề cập đến đặt vấn đề cho đề tài và các mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn khi thực hiện đề tài Tốt nghiệp. Chương 1: Tổng quan các lĩnh vực liên quan Giới thiệu về hệ thống thoát nước thải riêng ở Bình Dương, hệ thống thu gom nước thải tập trung, sơ lược về hệ thống xử lý nước thải ở XNNT Thuận An, tình hình khu vực khảo sát, các phương pháp đấu nối hệ thống nước thải từ hộ dận ra hệ thống thoát nước chung, các phương pháp ngăn mùi và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực của đề tài đồ án. Chương 2: Phương pháp và Vật liệu nghiên cứu Trình bày các phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài, vật liệu dùng cho nghiên cứu và địa điểm tiến hành thực hiện Đồ án Tốt nghiệp. Chương 3: Kết quả và Thảo luận Trình bày các kết quả thu được, kết quả về tình trạng phát sinh mùi và đo đạc nồng độ khí gây mùi trước và sau khi lắp các thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình thông qua khảo sát thực địa lấy ý kiến từng hộ dân và tiến hành lấy mẫu khí, thử nghiệm nồng độ gây mùi. Đánh giá hiệu quả của các thiết bị ngăn mùi cho từng trường hợp đấu nối và khai toán kinh phí lắp đặt, đầu tư. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 4 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  17. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Kết luận và Kiến nghị Tổng kết các kết quả thu được từ đề tài, các vấn đề làm được và chưa được. Đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm phát triển đề tài nghiên cứu có thể áp dụng cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn và chất lượng hơn. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 5 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  18. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN 1.1 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG Ở BÌNH DƯƠNG Đây hệ thống xử lý nước thải riêng biệt (tách riêng với nước mưa), thu gom trực tiếp không cần hầm tự hoại, phía trước mỗi nhà dân sẽ được lắp một hố ga để đấu nối với nước thải sinh hoạt (nước tắm, nước rửa thực phẩm, nước và phân từ nhà cầu) của nhà dân vào hố ga này và nước thải sẽ theo hệ thống thu gom về nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để xử lý. Điểm đặc biệt của hệ thống này nằm ở chổ không lẫn nước mưa, dễ dàng thu gom, kiểm soát được mùi hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý theo dõi, kiểm tra, bảo trì hệ thống. Vật liệu chính của hệ thống ống làm từ nhựa uPVC, HDPE với khả năng chống ăn mòn cao [3]. Hình 1.1: Thành phố Thủ Dầu Một trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) Song hành với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ việc ô nhiễm nước càng trở nên rõ ràng hơn ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, việc phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hộ gia đình và nhà máy hằng ngày đòi hỏi các cấp chính quyền, quản lý phải có động thái nhanh chóng, kịp thời để ứng phó với tình hình trên. Thiếu hụt nguồn kỹ sư giàu kinh nghiệm là những vấn đề nan giải hiện thời. Vì vậy, dự án cải thiện môi trường Nam Bình Dương đã được triển khai thực hiện nhanh GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 6 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  19. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương chóng, dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một giai đoạn I sẽ hoạt động với công suất 17650m3/ngày đêm, với kết quả xử lý nước thải đạt loại A theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Mạng lưới thu gom nước thải có tổng chiều dài đường ống 175 km trên diện tích 752ha ở nội ô Thành phố Thủ Dầu Một. Hệ thống thoát nước bao gồm tuyến ống thu gom (tuyến ống cấp 3) thu nhận trực tiếp nước thải từ các công trình, hộ dân có đường kính D100 – D150, tổng chiều dài 104 km và nước thải được thu gom sẽ dẫn vào ống nhánh hoặc cống chính (tuyến ống cấp 2). Tuyến ống cấp 2 có đường kính D200 – D300 với tổng chiều dài 55 km, sau khi thu gom nước thải sẽ được dẫn vào tuyến cống chính (tuyến cống cấp 1) dẫn về nhà máy xử lý, tuyến này có đường kính D500 – D1350, tổng chiều dài 16km. Một số trường hợp nguồn thải gần nơi tiếp nhận thì nước thải được thu gom từ tuyến ống cấp 3 sẽ dẫn thẳng lên tuyến ống cấp 1 và về nhà máy xử lý. Hệ thống có 12 trạm bơm nâng và trạm bơm chuyển tiếp để phục vụ công tác chuyển nước thải từ mạng lưới thu gom về nhà máy xử lý nước thải.Hiện tại, công tác đấu nối hệ thống nước thải từ doanh nghiệp, hộ gia đình vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đã có chuyển biến tốt. Hàng tuần, kết quả đấu nối từ nhà dân vào hệ thống vượt kế hoạch từ 30% đến 50%. Hai phường có tỷ lệ đấu nối cao nhất là Phú Hòa và Phú Lợi. Để đạt được kết quả trên là nhờ vào chủ trương miễn giảm thu phí xử lý nước thải trong 2 năm đầu của UBND tỉnh. Giai đoạn 2: Tại thị xã Thuận An đến nay đã cơ bản hoàn thành nhà máy xử lý nước thải công suất 17000m3/ ngày đêm, đang tập trung thi công lắp đặt hệ thống thu gom, có tổng chiều dài 290 km đi qua các phường Lái Thiêu, Bình Hòa, Thuận Giao, An Phú, Bình Nhâm của Thị xã Thuận An và một phần phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 7 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  20. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 1.2: Thị xã Thuận An trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) Đây là phần việc quan trọng vì phải thi công ngoài đường, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người, nhiều gia đình và người tham gia giao thông và cũng là công đoạn không thể thiếu trong quá trình thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, chung cư, cơ quan, doanh nghiệp để đưa về nhà máy xử lý tập trung. Hệ thống gồm tuyến ống cấp 3 đường kính ống D160 mm làm vật liệu nhựa uPVC, tổng chiều dài 79.964 m được lắp đặt tại vỉa hè và lòng đường các hẻm để thu gom và vận chuyển nước thải từ các hộ dân đến tuyến ống cấp 2. Tuyến ống cấp 2 có đường kính D200 – D400 mm, tổng chiều dài 42.49 m, được lắp đặt dưới lòng đường chính để tiếp nhận nước thải từ tuyến ống cấp 3 và vận chuyển đến tuyến ống cấp 1. Tuyến ống cấp 1 có đường kính D500 – D1200, tổng chiều dài 9956m được lắp đặt dưới lòng đường chính để tiếp nhận nước thải từ tuyến ống cấp 2 và vận chuyển về nhà máy xử lý. Do hệ thống dùng nguyên lý nước tự chảy nên cần có trạm bơm nâng và trạm bơm chuyển tiếp được đặt tại những vị trí tuyến cống thu gom nằm quá sâu, ở những khu vực thấp nước không thể tự chảy vào tuyến cống và về nhà máy xử lý. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 8 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  21. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 1.3: Mô hình đấu nối nước thải sinh hoạt (Nguồn: XNNT Thuận An) 1.2 HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG Tổng quan về hệ thống thoát nước đang được sử dụng tại hộ gia đình: 1.2.1 Sử dụng loại hầm tự hoại 3 ngăn Cấu tạo, chức năng loại hầm tự hoại 3 ngăn Bể tự hoại 3 ngăn gồm có: - 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng - Hoặc 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc Bể tự hoại 3 ngăn cũng tương tự như bể tự hoại 2 ngăn đượng xây dựng dưới móng nhà. Công dụng từng ngăn như sau: - Ngăn chứa: là nơi mà chất thải (phân, nước tiểu, giấy vệ sinh, ) sau khi xả thải xuống sẽ trôi trực tiếp xuống và các chất thải này sẽ ở đây một thời gian để chờ các vi khuẩn phân hủy thành bùn bể phốt. Đây là ngăn chiếm diện tích lớn nhất, ½ diện tích bể - Ngăn lọc: là nơi có chức năng là lọc các chất thải lơ lửng sau khi đã xử lý ở ngăn chứa, ngăn này thường chiếm ¼ diện tích bể. - Ngăn lắng: là nơi chứa chất thải không thể xử lý được như: tóc, nhựa, kim loại, tầng trên của ngăn lắng là nước trong sẽ được thải ra ngoài, ngăn này cũng chiếm ¼ diện tích GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 9 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  22. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương bể. Một số trường hợp phổ biến dẫn ống về hầm tự hoại: Trường hợp 1: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt riêng biệt. Phân và nước thải sinh hoạt sẽ dẫn về ngăn chứa của hầm 3 ngăn. Sau khi qua lắng, nước thải tiếp tục qua ngăn lọc Hình 1.4: Cấu tạo hầm 3 ngăn (Nguồn: sưu tầm Internet) Trường hợp 2: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt chung một đường ống. Phân và nước thải sinh hoạt sẽ dẫn về ngăn chứa của hầm 3 ngăn. Sau khi qua lắng, nước thải tiếp tục qua ngăn lọc và chảy tràn qua cửa cống nước đô thị. Trường hợp 3: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt riêng biệt. Phân và nước thải sinh hoạt sẽ dẫn về ngăn chứa của hầm 3 ngăn. Nước thải sinh hoạt không đi vào hầm mà dẫn trực tiếp vào cống đô thị. 1.2.2 Sử dụng loại hầm tự hoại 1 ngăn, cống bi Cấu tạo: hầm tự hoại 1 ngăn, 1 cống bi Một số trường hợp phổ biến dẫn ống về hầm tự hoại: Trường hợp 1: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 10 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  23. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương riêng biệt. Phân và nước thải sinh hoạt được dẫn về hầm 1 ngăn. Sau khi được dẫn về hầm, phân và chất thải sẽ đọng lại và lắng xuống dưới đáy, nước thải chảy qua cống tràn vào cống nước đô thị. Trường hợp 2: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt chung một đường ống. Phân và nước thải sinh hoạt được dẫn về hầm 1 ngăn hay cống bi. Sau khi được dẫn về hầm, phân và chất thải sẽ đọng lại và lắng xuống dưới đáy, nước thải chảy qua cống tràn vào cống nước đô thị. Trường hợp 3: Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải sinh hoạt được lắp đặt riêng biệt. Phân sẽ được dẫn về ngăn chứa của hầm 1 ngăn. Nước thải sinh hoạt không vào hầm mà sẽ được dẫn trực tiếp vào cống nước đô thị. 1.2.3 Hiện trạng của hệ thống thoát nước thải ở từng hộ dân Hệ thống thường bị nghẹt do rác sinh hoạt lẫn vào, đường ống không đủ điều kiện và độ dốc. Do phân được ủ dưới hầm kết hợp với rác, nước thải gây ra vấn đề phát sinh mùi hôi do quá trình phân hủy kị khí vi sinh vật diễn ra tạo cảm giác khó chịu khi sử dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của hộ dân. Hệ thống đã cũ, thời gian quá lâu nên dần mất đi khả năng thấm (no nước) dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường. Quá trình bão trì, bão dưỡng và sữa chữa khó khăn. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 11 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  24. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 1.3 TỐNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI XNNT THUẬN AN 1.3.1 Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An 1.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 1.3.2.1 Trạm bơm Trạm bơm bao gồm các thành phần thiết bị sau: Song chắn rác thô tự động Nước thải từ hệ thống thoát nước riêng được dẫn về trạm bơm thông qua song chắn rác thô tự động 20 mm trước khi đổ vào hố bơm. Song chắn rác thô tự động được lắp đặt trong kênh nhằm loại bỏ những vật thể có kích thước lớn hơn 20 mm như rác hay chất rắn lơ lửng, có khả năng phá hủy hệ thống bơm phía sau. Rác được giữ lại trên song chắn rác sẽ được thu gom tự động và thải bỏ định kì một cách hợp vệ sinh. Hệ thống bơm nâng GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 12 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  25. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Nước thải được dẫn về hố bơm. Ba (03) bơm, bao gồm 2 bơm hoạt động và 1 bơm dự phòng được thiết kế với công suất 9 m3/phút. Nước thải sau đó được bơm lên nhà đầu vào. 1.3.2.2 Nhà đầu vào Nhà đầu vào bao gồm các thành phần sau: Lưới lọc rác trống quay Nước thải từ trạm bơm được bơm lên lưới lọc rác trống quay 3 mm nhằm loại bỏ các vật thể có kích thước lớn hơn 3 mm. Rác thải được thu gom tự động vào thùng chứa và được thải bỏ định kì. Bể lắng cát xoáy và Máy tách cát (sỏi) Cát được loại bỏ tại giai đoạn này rất quan trọng nhằm giảm thiểu những sự cố do hoạt động và bảo trì hệ thống, đặc biệt cho hệ thống ASBR phía sau không bao gồm bể lắng. Nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ được đưa tới bể lắng cát xoáy. Với sự quay tròn liên tục của máy trộn, cát (sỏi) nhanh chống được thu gom tại trung tâm của bể lắng cát và sau đó được lắng xuống phễu thu gom cát. Hệ thống bơm khí nâng sẽ thu gom cát (sỏi) đến thiết bị tách cát (sỏi) để loại bỏ nước. Cát (sỏi) sẽ được thu gom và thải bỏ định kì. Bể tách dầu mỡ Bể tách dầu/mỡ luôn được xem xét trong các hệ thống xử lý nước thải đô thị. Dầu/mỡ được thu gom nhờ bơm vàng nổi và thải bỏ định kì. Bể phân phối nước đầu ra Bể phân phối nước đầu ra chia đều nước cho ba (03) giai đoạn của dưa án (gồm 3 cụm bể ASBR) bằng cửa tràn. Thêm vào đó, cửa by – pass được lắp đặt nhằm ngăn chặn chất độc đi vào hệ thống ASBR khi chất lượng nước thải đầu vào thay đổi. Trong trường hợp chất GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 13 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  26. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương lượng nước thải đầu vào thay đổi, cửa by – pass sẽ được mở và thải nước trực tiếp ra hồ ổn định. 1.3.2.3 Bể ASBR Tại khu xử lý ASBR, nước thải được xử lý đạt yêu cầu xả thải đối với nước thải đô thị. Công nghệ xử lý được sử dụng là công nghệ bùn hoạt tính theo mẻ ASBR được cải tiến từ hệ thống SBR, nước thải được cấp liên tục vào ngăn tiếp nhận sao cho dòng nước không làm ảnh hưởng đến các hoạt động phản ứng dưới đáy bể. Bể ASBR được chia thành 2 ngăn bằng vách. Ngăn tiền xử lý và ngăn xử lý chính: - Gia tăng sự phát triển sinh khối và nâng cao khả năng lắng của bể bùn hoạt tính - Tăng cường khả năng denitrat hóa (điều kiện thiếu khí, loại bỏ N - NO3) và loại bỏ photpho (điều kiện kỵ khí). - Có thể thay thế chức năng bể điều hòa. Nước thải đầu vào sẽ được xử lý trong ngăn xử lý chính bao gồm 3 giai đoạn: pha phản ứng, pha lắng, pha gạng nước. Chi tiết như sau: Pha phản ứng: Trong suốt quá trình của pha phản ứng, nước thải sẽ được cấp liên tục với sự khuấy trộn bùn trong bể. Tùy thuộc vào cách điều khiển, bể sẽ được sục khí, khuấy trộn để tạo điều kiện kị khí, hiếm khí, hiếu khí hoặc kết hợp. Do quá trình được cấp nước liên tục nên oxy sẽ được cấp liên tục để xử lý nước thải Pha lắng: Trong suốt quá trình này bùn hoạt tính được lắng dưới điều kiện tĩnh – máy sục khi và máy khuấy trộn đều tắt. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy thành những bông bùn. Pha này rất cần thiết trong chu kì mới nếu bùn không được lắng, bùn sẽ bị trôi ra ngoài trong quá trình gạn nước và ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 14 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  27. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Pha gạn nước Thiết bị gạn nước được sử dụng suốt trong pha này nhằm gạn nước sau lắng. Thiết bị gạn nước sử dụng là dạng phao nổi, cánh tay đòn cố định. Thiết bị gạn nước dạng phao phù hợp giảm thiểu lượng bùn trôi theo dòng nước đến đáy bể nên được tối đa nhằm tránh làm ảnh hưởng đến bùn lắng. Quá trình xử lý này yêu cầu các thiết bị sau: Máy thổi khí/khuấy trộn bề mặt Máy thổi khí/khuấy trộn bề mặt được lắp đặt nổi trên mặt mặt bể nhằm khuấy trộn và cung cấp đủ lượng oxygen hòa tan cho quá trình. Một (01) máy sẽ được lắp trong ngăn tiền phản ứng và bốn (04) máy sẽ được lắp trong ngăn phản ứng Thiết bị gạn nước Nước thải sau xử lý sẽ được đưa ra ngoài thông qua thiết bị gạn nước. Thiết bị này sẽ ở trên mực nước trong pha phản ứng, pha lắng và sau đó thiết bị sẽ đi xuống để gạn nước. Để đảm bảo lưu lượng nước đầu ra ổn định, tốc độ gạn nước sẽ được điều khiển bằng biến tần. Nước đầu ra sẽ được chảy qua hệ thống UV Bơm bùn dư Bùn dư sẽ được loại bỏ trong pha gạn nước bằng bơm bùn. Thời gian xả bùn được điều khiển bằng cách cài đặt với mục đích giữ được lưu lượng bùn cần thiết trong bể ASBR GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 15 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  28. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Bảng 1.1: Chu kì bể ASBR 4,8h ( 288 phút) Giai đoạn phản ứng Gia Gia đoạn đoạn gạn nước lắng AIR AIR AIR AIR AIR AIR AIR SETTLE DECANTER ON OFF ON OFF ON OFF ON (24 (Mix) (24 (Mix) (24 (Mix) (24 (60 min) (60 min) min) min) min) min) (24 (24 (24 min) min) min) 1.3.2.4 Hệ thống khử trùng UV Tại nhà khử trùng UV, nước thải được khử trùng bằng tia UV nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường (QCVN 14:2008/BTNMT, Cột A) và được xả vào nguồn tiếp nhận gần nhất – Hồ hoàn thiện và cuối cùng là rạch Ông Bố cạnh nhà máy. 1.3.2.5 Bề nén bùn Quy trình nén bùn bao gồm các thiết bị: - Thiết bị gạt bùn - Bơm bùn Định kì, bùn hoạt tính từ pha lắng trong bể ASBR sẽ được bơm về bể nén bùn. Bể nén bùn là cần thiết để làm tăng hàm lượng chất rắn trong bùn lên 2% và giảm khối lượng nước. Quá trình này giúp giảm thiểu tải cho quá trình khử nước của bùn trong máy tách nước. 1.3.2.6 Khu vực tác nước bùn Hệ thống tách nước bùn bao gồm: - Thiết bị khuấy trộn bùn GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 16 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  29. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương - Bơm bùn cho máy vắt bùn - Máy vắt bùn - Hệ pha và cấp polymer - Thiết bị chuyển bùn sau tách nước Vì máy tách nước bùn hoạt động gián đoạn, nên cần thiết phải xây dựng bể chứa bùn để hiệu chỉnh thể tích bùn giữa quy trình tách nước và quy trình nén bùn. Thiết bị khuấy trộn bùn được lắp trong bể nhằm tránh tình trạng bùn lắng động xuống đáy bể. Bùn từ bể chứa được bom vào máy tách nước bùn. Polymer sẽ được châm vào như chất phụ trợ nhằm liên kết các hạt bùn lại với nhau để quá trình tách nước dễ dàng hơn và hiệu quả hơn với các hạt bùn nhỏ. Bánh bùn sau khi ép có thể dễ dàng đóng bao và vận chuyển đến bãi chôn lắp để xử lý. Nước từ quá trình ép bùn sẽ chảy ra hố ga thoát nước thải. 1.3.2.7 Hệ thống khử mùi Nhằm giảm thiểu sự phát tán mùi từ Nhà máy xử lý nước thải Thuận An có thể ảnh hưởng đến dân cư xung quanh, các khí gây mùi (H2S, NH3, CH3SH) sẽ được thu gom theo các đường ống dẫn mùi từ các công trình đơn vị về trạm xử lý mùi trung tâm. Công nghệ sử dụng tháp khử mùi 2 giai đoạn được lựa chọn để xử lý các loại khí trên: - Giai đoạn 1: Sử dụng hóa chất axit sulfuric (H2SO4) nhằm loại bỏ NH3 và các chất vô cơ cơ bản khác - Giai đoạn 2: Sử dụng hóa chất NaOH và NaOCl nhằm loại bỏ H2S và CH3SH cùng các chất vô cơ cơ bản khác Nguyên lý của việc xử lý mùi bằng tháp hóa chất là việc tách các chất ô nhiễm từ pha khí vào pha lỏng. Bên trong tháp hóa chất, dòng khí ô nhiễm chứa các chất NH3, H2S, CH3SH đi từ dưới lên qua lớp vật liệu hấp phụ và tiếp xúc với tia nước từ trên xuống. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 17 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  30. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Thông qua sự tiếp xúc mãnh liệt giữa dòng khí thải và hóa chất các khí NH3, H2S, CH3SH được tách ra. Những chất cặn bã tồn đọng trong pha lắng sẽ được loại bỏ. Hệ thống có thể được hoạt động liên tục và luân phiên với 1 line hoạt động, 1 line off hoặc hoạt động song song Ống xả với chiều cao 20m và có dạng hình tháp dể tăng tốc độ thải khí và để giảm thiểu các tác động (nếu có) lên khu dân cư xung quanh. 1.4 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI – DÂN CƯ TAỊ PHƯỜNG BÌNH HÒA, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG Phường Bình Hòa,Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương quan trọng về phát triển kinh tế của thị xã Thuận An. Phường cũng là nơi tập trung nhiều doanh trại quân đội trực thuộc Quân đoàn 4 như: Trung đoàn Công binh 550, Trung đoàn phòng không 71, Bên cạnh đó là các nhà máy, xí nghiệp của một số khu công nghiệp như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2. Phường Bình Hòa là phường có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển thương mại - dịch vụ. Trong thời gian qua nhịp độ tăng trưởng kinh tế của phường Bình Hòa đã đạt được kết quả cao. Trên địa bàn phường Bình Hòa có Khu công nghiệp Đồng An và một phần khu công nghiệp Việt Nam – Singapore. Thời gian qua, 2 khu công nghiệp này đã thu hút một lượng lớn lao động từ nơi khác đến làm việc, sinh sống. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân trong phường phát triển dịch vụ cho thuê nhà trọ, dịch vụ vui chơi, giải trí, mua bán Đến nay, toàn phường có 2890 cơ sở kinh doanh nhà trọ với 33959 phòng, thu hút trên 51300 người ở trọ; cùng với đó là 213 cơ sở kinh doanh, 7 chợ, trung tâm thương mại, 37 khách sạn, nhà nghỉ, 10 nhà hàng. Phường Bình Hòa luôn mở rộng cửa thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về địa bàn phường sản xuất, kinh doanh. Cho đến nay kết quả rất phấn khởi, các ngành nghề đã không ngừng lớn mạnh, lượng hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú, hình thành nên khu phố mới chuyên kinh doanh dịch vụ, trở thành một ngành mũi nhọn trong GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 18 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  31. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương cơ cấu kinh tế của phường. Lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông nông thôn cũng được phường Bình Hòa quan tâm đúng mức. Hàng năm phường đều xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều tuyến đường đã được nâng cấp bê tông nhựa, 19 tuyến đường giao thông nông thôn đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng, lắp đặt bảng tên trên 24 tuyến đường giao thông nông thôn. Công trình Trung tâm văn hóa phường đã được đưa vào sử dụng. Kinh tế phát triển tạo tiền đề vững chắc cho xã hội ổn định, các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phát triển cả bề sâu lẫn chiều rộng. Các hoạt động về văn hóa, thể dục thể thao tại địa phương cũng diễn ra thường xuyên, sôi nổi, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do thị xã tổ chức đạt được một số thành tích đáng tự hào. Phối hợp đội thông tin lưu động thị xã và đoàn ca múa nhạc dân tộc, trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh tổ chức nhiều đêm văn nghệ phục vụ công nhân, tổ chức tuần lễ thanh niên công nhân và tuyên truyền phòng chống ma túy cho hơn 8000 người xem. Tổ chức Đại hội thể dục thể thao lần IV và tham gia Đại hội thể dục thể thao do thị xã tổ chức. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường ổn định. Phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, phường Bình Hòa quyết tâm khai thác tốt hơn nữa những tiềm năng lợi thế, tập trung một số giải pháp để tiếp tục đưa kinh tế đi lên. Trong đó quan tâm nhất vẫn là khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tập trung đầu tư vào địa bàn phường để sản xuất, kinh doanh Song song với phát triển kinh tế, phường cũng sẽ giành sự quan tâm đầu tư đặc biệt đến các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế. Với những gì đã làm được, Bình Hòa sẽ có những bước đi vững chắc trong thời gian tới, đó cũng là thế mạnh để phường trở thành một điểm sáng về kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An. Do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mật độ dân cư đông đúc, nhiều khu nhà trọ, khu dân cư trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt đã phát sinh ô nhiễm môi trường, lầy lội. Trong khi đó, các con rạch thoát nước lớn chính trên địa bàn GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 19 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  32. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương thị xã Thuận An đã có dấu hiệu ô nhiễm. Vì vậy, dự án cải thiện môi trường lúc này là rất cần thiết. Trước khi dự án khởi công, phường Bình Hòa đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt chủ trương từ trong cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, nhân dân và nhận được sự đồng tình hưởng ứng rất cao, nên khi công trình đi vào thực hiện đã nhận được sự hợp tác, ủng hộ rất nhiệt tình từ cộng đồng. Tại các điểm thi công trong khu dân cư, nơi tập trung đông người, mật độ giao thông cao, địa phương đã cử lực lượng quân sự, công an đến hỗ trợ bảo đảm an ninh trật tự, điều tiết giao thông giúp đơn vị thi công hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. 1.5 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY KỊ KHÍ CỦA VI SINH VẬT [1] 1.5.1 Các loại nước đã qua sử dụng khi thải vào hệ thống thoát nước Quá trình sinh hoạt của gia đình: - Nước dùng trong các hoạt động rửa thực phẩm, rửa chén, bát, nấu ăn, - Nước dùng tắm, giặt, - Nước trong nhà vệ sinh 1.5.2 Quá trình phân hủy kị khí của vi sinh vật Kỵ khí là một phản ứng sinh hóa phức tạp được thực hiện ở một số bước của một số loại vi sinh vật đòi hỏi ít hoặc không có oxy để sống. Trong quá trình này, một loại khí chủ yếu gồm khí methane và carbon dioxide, cũng được gọi là khí sinh học, được sản xuất. Lượng khí sản sinh ra khác nhau tùy vào số lượng chất thải hữu cơ làm thức ăn và nhiệt độ ảnh hưởng tỷ lệ phân hủy và sản sinh khí đốt (gas). Khi nước qua sử dụng thải bỏ ra hệ thống thoát nước thì hệ thống dùng nguyên lý tự chảy qua các tuyến ống về nhà máy xử lý. Vì vậy, quãng đường quá dài nên quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ (chủ yếu là phân) diễn ra tạo thành các khí H2S, NH3, CH3SH. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 20 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  33. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Các hơi khí này là nguyên nhân gây ra mùi hôi, sẽ xông thẳng từ hệ thống thoát nước vào nhà dân gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đời sống sinh hoạt gia đình. Phản ứng phân hữu cơ xảy ra như sau: Vi sinh vật CHC + H2O CHC đã bị PHSH + CH4 + CO2 + Các khí khác Quá trình hình thành mùi có thể xảy ra các phản ứng sau: 2- 2- 2CH3CHOHCOOH + SO4 2CH3COOH + S + H2O + CO2 2- 2- 4H2 + SO4 S + 4H2O 2- + S + 2H H2S Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử cũng sẽ tạo thành những hợp chất có mùi hôi như methyl và aminobutyric acid + 2H CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH Hình 1.6: Quá trình phân hủy kỵ khí vi sinh vật 1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN MÙI 1.6.1 Các biện pháp ngăn mùi đang được sử dụng hiện nay Sử dụng phễu ngăn mùi Lắp ống thông hơi tại hầm Dẫn phân xuống hầm, nước thải ra cống đô thị Sử dụng hầm chứa phân và chứa nước thải riêng Xây dựng hố ga ngăn mùi trên đường nước thải GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 21 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  34. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Sử dụng xí (bồn cầu) có xi phông (con thỏ) để ngăn mùi từ hầm phân Sử dụng hóa chất ngăn mùi: bột thông cống và một số men vi sinh, 1.6.2 Xác định các vị trí phát tán mùi hôi sau khi đấu nối nước thải Các vị trí phát sinh mùi hôi: Chậu rửa chén/bát Phễu sàn thu nước Phễu sàn thu nước trên lầu thông qua hộp Gen Từ hộp đấu nối đặt trước nhà dân 1.7 PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ĐẤU NỐI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI HỘ DÂN RA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI CHUNG 1.7.1 Quy trình thủ tục đấu nối Điều kiện đấu nối Theo quy chế, đơn vị thoát nước sẽ đầu tư đến chân công trình hoặc hàng rào của hộ thoát nước; các hộ thoát nước có trách nhiệm đầu tư tuyến thu gom và các phụ kiện để dẫn nước thải đến điểm đấu nối. Nước thải sinh hoạt sẽ được phép xả trực tiếp vào điểm đấu nối, đối với các loại nước thải khác chỉ được đấu nối khi chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn quy định của đơn vị thoát nước. Đăng ký đấu nối [8] − Bước 1: Đơn vị thoát nước thông báo kế hoạch đấu nối nước thải đến hộ thoát nước theo từng khu vực, cụm dân cư hoặc hộ dân có nhu cầu đấu nối đăng ký tại đơn vị thoát nước GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 22 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  35. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương − Bước 2: Đơn vị thoát nước khảo sát, thiết kế hệ thống đấu nối nước thải; trường hợp hộ thoát nước tự thiết kế hệ thống đấu nối thì thiết kế phải đúng quy định, yêu cầu và được đơn vị thoát nước chấp nhận (thời gian khảo sát, thiết kế hoặc chấp thuận thiết kế của đơn vị thoát nước không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ của hộ thoát nước). − Bước 3: Hộ thoát nước ký hợp đồng dịch vụ thoát nước với đơn vị thoát nước (thời gian kí hợp đồng đấu nối tối đa là 30 ngày). − Bước 4: Hộ thoát nước có thể thuê đơn vị thoát nước hoặc tự tổ chức thi công đường ống thoát nước đến điểm đấu nối theo đúng với các quy trình. Phiếu đăng ký đấu nối hệ thống nước thải (Phụ lục A) 1.7.2 Các định luật liên quan đến việc lắp đặt hệ thống nước thải 1.7.2.1 Định luật bình thông nhau [4] Nếu hai bình thông nhau chứa đựng chất lỏng khác nhau và có áp suất trên mặt thoáng bằng nhau, độ cao của chất lỏng ỡ mỗi bình tính từ mặt phân chia hai chất lỏng đến mặt thoáng sẽ tỉ lệ nghịch với trọng lượng đơn vị của chất lỏng, tức là: 풉 휸 = 풉 휸 Trong đó: h1, h2 là những độ cao nói trên ứng với những chất lỏng có trọng lượng đơn vị là 1, 2 Thực vậy, áp suất p1, p2 trên cùng mặt phân chia 0 – 0 ở bình 1 và 2, theo tính chất mặt đẳng áp, ta có: 1 = 2 1 = 0 + 훾1ℎ1 2 = 0 + 훾2ℎ2 Vậy ta được: GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 23 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  36. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 휸 풉 = 휸 풉 Do đó: 풉 휸 = 풉 휸 1.7.2.2 Yêu cầu kĩ thuật khi thiết kế [5] Không tắc và không lắng cặn trong quá trình sử dụng Sử dụng máy thủy bình, ống cân nước để xác định cao độ công trình Lên phương án phải đảm bảo chiều dài đường ống là ngắn nhất và hiệu quả nhất Đường kính ống phù hợp Căn cứ vào lưu lượng tiêu thụ nước cấp ở hộ thoát nước Theo quy chế đầu nối D >= 90 mm 1.7.2.3 Độ dốc i (%) Xác định: 1 𝑖 > 𝑖 = 푖푛 Trong đó: − i: độ dốc yêu cầu − imin: độ dốc tối thiểu − D: đường kính tính toán − Theo quy chế đấu nối: i >= 2 % GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 24 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  37. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Công thức tính: 풉 풊 = 풍 Trong đó: − i: độ dốc ( %) − h: độ chênh cao độ điểm đầu và điểm cuối ( m) − l: chiều dài ( m) 1.7.2.4 Chọn vật tư và phụ kiện phù hợp Vật liệu: Ống: PVC, HDPE, gang, thép, sành, bê tông ➔ chọn chất liệu PVC Phụ kiện: chất liệu PVC, lắp đặt theo hướng dòng chảy Lắp đặt thông tắc: - Tại đầu tuyến ống - Theo khoảng cách: từ 10m đến 15m (tùy theo đường kính ống) - Vị trí tuyến ống chuyển hướng hoặc vị trí bất lợi của dòng chảy - Có thể sử dụng vị trí lắp đặt phễu làm thông tắc 1.7.3 Các phương pháp thi công đấu nối nước thải 1.7.3.1 Làm mới lại toàn bộ hệ thống thoát nước thải không qua hầm tự hoại [7] Tiến hành dự án bằng việc làm mới lại hoàn toàn hệ thống nước thải tại hộ gia đình, thay mới tất cả các đường ống và kiểu hệ thống cũ. Sau đó, đấu nối với hộp đấu nối nước thải đặt trước mỗi hộ gia đình. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm sau: GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 25 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  38. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Ưu điểm: Hệ thống được làm mới hoàn toàn nên tuổi thọ công trình cao Hạn chế tình trạng nghẹt đường ống như hệ thống cũ đã xảy ra Nắm rõ được hệ thống nước thải trong gia đình, dễ dàng kiểm soát, xử lý khi có sự cố xảy ra Thoát nước thải sinh hoạt tốt, hạn chế tối thiểu việc gây ô nhiễm môi trường Nhược điểm: Chi phí đầu tư cao do phải làm mới lại toàn bộ hệ thống: - Chi phí vật liệu - Chi phí nhân công đào mương và lắp đặt ống - Diện tích nhà phải đào lớn, ảnh hưởng kết cấu nhà và cuộc sống của người dân 1.7.3.2 Sử dụng ống hiện hữu của hộ dân Phương pháp tái sử dụng lại đường ống cũ của hộ dân bao gồm 2 phương án nhỏ: - Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải được tách biệt - Đường ống dẫn phân và đường ống dẫn nước thải được đi chung một ống Khi sử dụng phương pháp này phải xem xét đường ống hiện hữu có đáp ứng được các tiêu chí về: độ dốc, đường kính ống và chất lượng ống. Và phương pháp có ưu và nhược điểm sau: Ưu điểm: Tiết kiệm được phần chi phí đầu tự làm lại hệ thống mới Diện tích nhà đào xới ít, ít ảnh hưởng kết cấu nhà ở và cuộc sống hằng ngày GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 26 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  39. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Nhược điểm: Ống hiện hữu không đáp ứng được yêu cầu đấu nối Không nắm rõ và kiểm soát được tình trạng ống Nếu đường ống chất lượng kém dễ dẫn đến việc nghẹt cống Tuổi thọ công trình thấp hơn so với làm mới lại hoàn toàn hệ thống 1.7.4 Hộp đấu nối nước thải sinh hoạt Hộp đấu nối nước thải gồm 1 đầu chờ để nối vào hệ thống nước vào nhà dân, 1 đầu để nối vào hệ thống dẫn về nhà máy. Tùy theo cao độ mỗi hộ gia đình mà hộp đấu nối sẽ cao thấp khác nhau. Hình 1.7: Hộp đấu nối và thi công lắp đặt (Nguồn: tác giả chụp) Trước mỗi gia đình hộ dân tại khu vực Bình Dương nói chung và khu vực khảo sát nói riêng đều đã được lắp hộp đấu nối sẵn để khi người dân có nhu cầu đấu nối nước thải sinh hoạt ra hệ thống thoát nước chung thì chỉ cần làm thủ tục đăng ký và bên xí nghiệp sẽ GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 27 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  40. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương tiến hành khảo sát, thiết kế và đấu đường ống của gia đình nguời dân vào hộp đấu nối. 1.8 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.8.1 Dự án cải thiện môi trường Tuy Hòa, Phú Yên [7] Tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện dự án VIE0402401 về cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường Thành phố Tuy Hòa với tổng số vốn dự toán đầu tư là 3.320.000 euro. Theo đó, một khu xử lý rác thải sẽ được xây dựng tại thôn Thọ Vức, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa trên diện tích 20 ha, đồng thời đầu tư trang bị hoàn thiện các phương tiện thu gom rác hiện đại, tập huấn nâng cao năng lực xử lý rác thải. Trong dự án này, phía Vương quốc Bỉ đầu tư 2 triệu euro, phần còn lại của Chính phủ và tỉnh Phú Yên đầu tư. Lượng nước thải sinh hoạt tại thành phố Tuy Hòa ngày càng nhiều nhưng nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nguồn nước ngầm. Hiện nay, tuy hệ thống xử lý nước thải đã được vận hành nhưng nhiều người dân vẫn chưa tham gia đấu nối. Liên quan đến chi phí đấu nối thì trước đây, đơn vị thi công đã giảm 25% chi phí đấu nối và hỗ trợ 100% chi phí lắp đặt cho các đối tượng chính sách 1 như: gia đình mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến. Riêng các đối tượng chính sách khác được hỗ trợ 30% chi phí. Lâu nay, các gia đình đã đấu nối vào hệ thống chỉ tốn phí đấu nối ban đầu chứ chưa đóng phí dịch vụ hàng tháng. Thực hiện theo chủ trương của UBND tỉnh, sắp tới đơn vị thi công phối hợp với UBND thành phố Tuy Hòa lập đơn giá phù hợp, sẽ thêm một số chỉ tiêu nữa để tiếp tục ưu đãi, hỗ trợ người dân. Theo đó, đến năm 2020 mức giá dịch vụ thoát nước UBND tỉnh vừa phê duyệt phương án giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải áp dụng cho hệ thống thoát nước thải thành phố Tuy Hòa theo lộ trình tăng công suất giai đoạn 2017- 2020. Nước thải là hơn 5000 đồng/m3 áp dụng đối với công suất xử lý nước thải thực tế từ 2200 - 2500m3/ngày đêm. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 28 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  41. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Đối tượng thu là tất cả các đối tượng xả nước thải trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, không phân biệt có đấu nối hay không đấu nối. Riêng những khu vực không có hệ thống xử lý nước thải tập trung thì không thu theo giá dịch vụ thoát nước nhưng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 1.8.2 Dự án cải thiện môi trường Khánh Hòa, Nha Trang [2] UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2014 thay thế Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 về việc triển khai thực hiện đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Nha Trang. Theo đó, để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguy cơ phát tán mầm bệnh từ nước thải và đảm bảo khi nhà máy xử lý nước thải hoàn thành có đủ lượng nước thải để chạy thử nghiệm thu bàn giao và hoạt động ổn định, đạt mục tiêu đã đề ra của dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - tiểu dự án thành phố Nha Trang do ngân hàng thế giới tài trợ. UBND tỉnh chỉ thị các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong phạm vi phục vụ nhà máy xử lý nước thải phía Nam (thuộc Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang) tiến hành đấu nối nước thải sinh hoạt (nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân) sau khi xử lý qua hầm tự hoại đúng quy cách vào hệ thống thoát nước công cộng của thành phố và cho phép thực hiện đấu nối ngay trong quá trình ban quản lý dự án cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang thi công hệ thống cống cấp 3 thu gom nước thải. Các trường hợp còn lại Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Khánh Hòa thực hiện đấu nối. Tuy nhiên, việc đấu nối chỉ được thực hiện sau khi có thỏa thuận của Ban Quản lý dự án Cải thiện vệ sinh môi trường thành phố Nha Trang hoặc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Khánh Hòa, nghiêm cấm việc tự thực hiện đấu nối khi chưa có thỏa thuận đấu nối. Để công tác đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng trên địa bàn thành phố đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2014, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị thuộc lực lượng công an, GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 29 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  42. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương quân đội, các công trình công cộng hoạt động từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước (bao gồm cả các cơ quan trực thuộc Trung ương) ưu tiên bố trí kinh phí thường xuyên của đơn vị để cải tạo, lắp đặt hệ thống thoát nước thải đấu nối vào hệ thống thoát nước công cộng của thành phố Nha Trang. 1.8.3 Hệ thống ngăn mùi hôi tại Bà rịa – Vũng Tàu Vũng Tàu là thành phố đầu tiên trong cả nước khắc phục được tình trạng mùi hôi từ các hố ga thoát nước tỏa ra bằng hệ thống ngăn mùi kiểu mới bằng rô bốt nạo vét cống rãnh ngầm. Công nghệ ngăn mùi này là 1 trong 12 sáng tạo khoa học – công nghệ Việt Nam được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen 7/2016 [6]. Một trong những nguyên nhân chính gây ra bốc mùi hôi là do hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng lưu thông trong một hệ thống cống nên rất khó khăn trong việc xử lý chất thải và các loại khí độc hại. Để giải quyết bài toán môi trường này thì tập thể Busadco đứng đầu là kỹ sư Hoàng Dức Thảo đã thiết kế chế tạo hệ thống ngăn mùi và hố thu nước mưa kiểu mới tại các đô thị trên thành phố Bà rịa - Vũng Tàu [6]. Sau một thời gian lắp đặt thử nghiệm trên các tuyến đường thìhệ thống ngăn mùi mới đã triệt được mùi hôi từ hố ga. Ngoài ra, giá thành hệ thống ngăn mùi kiểu mới thấp hơn so với hệ thống hố ga hiện hữu khoảng 1.2 triệu đồng, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng khi đưa vào ứng dụng. Trong dịp Festival biển thì Thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa đã cho lắp đặt đồng lọat 5000 hệ thống ngăn mùi kiểu mới trên các đường phố chính khiến nhân dân và du khách hài lòng về thành phố biển. Công trình nghiên cứu khoa học công nghệ của nhóm kỹ sư tập thể Busadco đã mang lại hiệu quả thiết thực nhằm cải thiện môi trường và kinh phí đầu tư cho nhà nước. Và công trình nghiên cứu này đã đạt giải nhì hội thi sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 30 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  43. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 1.8: Thi công lắp đặt TBNM tại Vũng Tàu (Nguồn: Internet) Nhận xét chung: Hệ thống đấu nối nước thải ở 1 số khu vực khác đã triển khai và đi vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, xử lý và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, sau khi đấu nối nước thải nhà dân vào hệ thống chung thì gặp vấn đề mùi phát sinh nên tiến hành ngăn mùi bằng việc lắp TBNM. TBNM ở Vũng Tàu sử dụng cho hệ thống cống hộp ngăn mùi từ cống ra xung quanh thông qua miệng thoát nước do đó dễ dàng hư hỏng do rác, cát, sỏi và các nguyên nhân cơ học như hoạt động san lắp, Hệ thống đấu nối ở Bình Dương là hệ thống thoát nước thải riêng biệt, không qua hầm tự hoại, hệ thống kín được đầu tư mới nên dễ dàng bảo trì và sửa chữa khi có sự cố xảy ra. 1.9 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN Quyết định 1540/QĐ – UBND: quyết định về việc ban hành quy chế đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước thuộc dự án cải thiện môi trường Nam Bình Dương Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 31 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  44. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Luật xây dựng số 50/2014/QH13 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 32 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  45. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN Thời gian: 07/05/2018 – 29/07/2018 Địa điểm thực hiện đề tài: các hộ gia đình đã tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi và các hộ gia đình chưa tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi tại phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. 2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1 Xi phông PVC D114 Nguyên lý hoạt động: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay, được sử dụng cho các loại phễu. Với hình dạng như một cái cổ ngỗng, Xi phông được thiết kế một phần lõm phía dưới để chứa một lớp nước. Hình 2.1: Xi phông PVC D114 (Nguồn: sưu tầm Internet) Áp dụng nguyên lý bình thông nhau và định luật bảo toàn thì nước ở vị trí cao hơn sẽ chảy về nơi có cao độ thấp hơn, với áp lực lớn vị trí đặt phễu có cao độ cao hơn hộp đấu nối nên nước vẫn chảy qua xi phông dù bị lõm phía dưới đáy, mục đích là nhờ lớp nước đọng lại tại phần lõm ngăn mùi bay vào nhà dân. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 33 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  46. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Ưu điểm của thiết bị: Ngăn mùi tốt Là sản phẩm được chế tạo nguyên cái, với nhiều kích thước khác nhau Khách hàng có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng Dễ dàng tháo và lắp Giá cả hợp lý cho người tiêu dùng Bản vẽ A3 (Phụ lục B) 2.2.2 Xi Phông S1 Nguyên lý hoạt động: Đây là phương pháp đang được sử dụng cho trường hợp khách hàng thi công đường ống dẫn nước và phân riêng biệt Với hình dạng như một cái cổ ngỗng, Xi Phông S1 được thiết kế một phần lõm phía dưới nhờ bốn co PVC 450 D114 và một Tê PVC D114/114 ở giữa để xử lý thông nghẹt Áp dụng nguyên lý bình thông nhau và định luật bảo toàn thì nước ở vị trí cao hơn sẽ chảy về nơi có cao độ thấp hơn, với áp lực lớn vị trí đặt phễu có cao độ cao hơn hộp đấu nối nên nước vẫn chảy qua xi phông dù bị lõm phía dưới đáy, mục đích là nhờ lớp nước đọng lại tại phần lõm ngăn mùi bay vào nhà dân. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 34 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  47. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 2.2: Xi phông S1 (Nguồn: tác giả chụp) Ưu điểm của thiết bị: Ngăn mùi tốt Là sản phẩm được lắp đặt dễ dàng từ các vật tư có sẵn tại xí nghiệp Dễ dàng tháo và lắp Giá cả hợp lý với người tiêu dùng Bản vẽ A3 (Phụ lục B) 2.2.3 Hộp ngăn mùi đa năng Cấu tạo: Hộp ngăn mùi được cấu tạo từ 2 bộ phận chính: Do nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước thải là phải có độ dốc i (%) nên Van một chiều lá lật PVC phải thiết kế riêng biệt là vát gốc 450 để cửa van không bị hở khi có độ dốc GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 35 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  48. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Van một chiều lá lật PVC được cấu tạo gồm phần chuyển động là cửa van được gắn liền với thân bởi trục bản lề Hộp nhựa PVC kín với hai đầu âm (đầu cái) để nước vào và một đầu dương (đầu đực) để nước ra và phần nắp đậy phía trên. Chức năng: Hộp ngăn mùi đa năng có 2 bộ phận chính là Van một chiều lá lật PVC và hộp kín được kết hợp với nhau thành một. Chức năng của Van một chiều lá lật PVC là ngăn mùi và nước trào ngược vào nhà dân nhờ vào phần lá lật được đậy sát vào miệng ống. Chức năng chính của hộp nhựa là kết nối hai đầu ống khi gắn thêm Van một chiều lá lật PVC Thay vì sử dụng phương pháp xây hố ga để kết nối hai đầu ống và để thông nghẹt như các biện pháp người dân thường sử dụng thì hộp nhựa kín mang chức năng tương tự như một hố ga, với phần nắp phía trên để dễ dàng xử lý nghẹt và phần diện tích hộp nhựa nhỏ gọn, không thấm nước nên dễ dàng sử dụng. Hình 2.3: Hộp ngăn mùi đa năng (Nguồn: tác giả chụp) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 36 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  49. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Nguyên lý hoạt động: Hộp ngăn mùi đa năng chỉ có phần chuyển động là cửa van được gắn liền với thân van bởi một trục bản lề. Cửa van tự do di chuyển. Khi không có nước thải đi qua van, thì cửa van ở vị trí đóng do khối lượng của nó. Khi ở vị trí đóng, cửa van có chức năng ngăn mùi từ hệ thống vào nhà dân. Và trường hợp trời mưa to, người dân tự ý mở hố ga cho nước mưa chảy vào thì cửa van có tác dụng ngăn không cho nước trào ngược vào nhà dân. Khi nước thải chảy từ nhà dân ra hệ thống thì do cửa van có thể tự do di chuyển nên lực của dòng chảy sẽ nâng van lên vị trí mở. Khi ngưng dòng chảy thì cửa van ngay lập tức trở về trạng thái đóng tiếp tục ngăn mùi và ngăn nước thải chảy ngược vào nhà dân. Khi xảy ra tình trạng nghẹt tại vị trí Van thì việc xử lý sẽ dễ dàng hơn nhờ có hộp nhựa phía trên. Hộp nhựa kín sẽ đảm bảo nước kết nối giữa hai đầu ống sau khi lắp đặt Van một chiều lá lật PVC, để dòng chảy được liên tục và xử lý nghẹt rác tại vị trí cửa Van. Bản vẽ A3 (Phụ lục B) 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá tình trạng phát sinh mùi hôi trước khi lắp các thiết bị ngăn mùi tại vị trí hộp đấu nối nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình ở từng trường hợp đấu nối khác nhau và tiến hành đo dạc nồng độ các loại khí gây mùi. Sau khi lắp thiết bị ngăn mùi, và tiến hành đo đạc nồng độ các loại khí gây mùi và đánh giá tình trạng phát sinh mùi hôi trước khi lắp các thiết bị ngăn mùi tại vị trí hộp đấu nối nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình ở từng trường hợp đấu nối khác nhau Đánh giá khả năng ngăn mùi của từng thiết bị ngăn mùi ở từng trường hợp đấu nối nước thải sinh hoạt: Làm mới lại toàn bộ hệ thống Sử dụng ống hiện hữu của hộ dân, đường ống dẫn phân và ống dẫn nước thải tách riêng biệt GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 37 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  50. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Sử dụng ống hiện hữu của hộ dân, đường ống dẫn phân và ống dẫn nước thải chung một đường ống Khai toán kinh phí đầu tư 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Sơ đồ nghiên cứu Hiện trạng phát sinh mùi hôi khi đấu nối nước thải ở Bình Dương Khảo sát thực tế xác định vị trí phát sinh Phiếu khảo sát Lấy mẫu khí, đo đạc Đánh giá hiện trạng phát sinh mùi nồng độ Phân tích lựa chọn TBNM cho từng trường hợp đấu nối Phiếu khảo sát Lấy mẫu khí, đo đạc Đánh giá hiệu quả TBNM nồng độ Khai toán kinh phí đầu tư lắp đặt cho khu vực nghiên cứu GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 38 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  51. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 2.4.2 Các phương pháp thực hiện 2.4.2.1 Phương pháp thống kê tài liệu liên quan Đầu tiên, nghiên cứu tìm tài liệu về các nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước, tham khảo các bài báo về vấn đề đấu nối nước thải ở các khu vực khác tại Việt Nam đã tiến hành. Nguồn tài liệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận, đồ án rất đa dạng bao gồm: giáo trình, báo cáo khoa học, số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ tất cả các tài liệu đó góp phần làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này sẽ giúp xác định và tránh những vấn đề mà người khác đã làm rồi. Bảng 2.1: Các phương pháp thống kê tài liệu Stt Tên tài liệu Nguồn 1 Tài liệu về dự án cải thiện môi trường nước Nam Biwase Bình Dương 2 Xử lý nước thải công nghiệp bằng công nghệ XNNT Thuận An ASBR 3 Kỹ thuật thiết kế hệ thống thoát nước thải Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4474:1987 4 Quy trình thủ tục đấu nối nước thải Quyết định số 1540/QĐ – UBND 5 Giá vật tư, nhân công lắp đặt thiết bị XNNT Thuận An 6 Quá trình phân hủy kỵ khí và phát sinh mùi Phạm Thị Anh, sự phát sinh và phát thải khí bãi chôn lấp, các phương án giảm thiểu 2.4.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Điều tra, khảo sát thực tế hiện trạng phát sinh mùi tại hộ dân tại phường Bình Hòa, Thuận GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 39 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  52. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương An, Bình Dương. Khi xây dựng phiếu khảo sát, em đã tiến hành xây dựng phiếu khảo sát dựa trên cơ sở là nền tảng đã được học từ môn “ Phương pháp nghiên cứu khoa học môi trường”, dựa vào các phiếu khảo sát về nước thải, tình trạng sử dụng nước tham khảo trên các website và đưa ra các giả thuyết có ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả của thiết bị ngăn mùi đang được tiến hành thi công đấu nối và đang đi vào hoạt động tại các hộ gia đình tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương. Hình 2.4: Khảo sát tại các hộ gia đình tại phường Bình Hòa (Nguồn: tác giả chụp) Mục tiêu là muốn thu thập được từ các hộ dân như sau: − Phương án đấu nối nước thải hiện đang tồn tại? − Vị trí phát sinh mùi hôi? − Nồng độ mùi trước khi lắp TBNM? − Lựa chọn TBNM? − Nồng độ mùi sau khi lắp TBNM? − Nồng độ mùi sau khi lắp TBNM? GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 40 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  53. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Bố cục gồm: − Lời ngõ − Phần thông tin cá nhân người đánh giá − Phần thông tin đánh giá − Lời cảm ơn Phiếu câu hỏi được thực hiện dưới đạng các câu hỏi đóng và bảng hỏi mong muốn sẽ mang lại những kết quả thiết thực nhất nhằm hổ trợ tối đa cho quá trình đánh giá tính hiệu quả của các TBNM tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt và có thể so sánh tính hiệu quả này trước và sau khi thi công lắp đặt. Tiến hành thực hiện phát 60 phiếu khảo sát tại các hộ gia đình phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương. Phương pháp này giúp thu thập được những số liệu sơ cấp thuận lợi cho quá trình phân tích. Tuy nhiên, mất nhiều thời gian, công sức và khó khăn khi đi khảo sát từng hộ gia đình. PHIẾU KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ TRÌNH TRẠNG PHÁT SINH MÙI VÀ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ NGĂN MÙI TRƯỚC - SAU KHI LẮP ĐẶT Kính chào quý Anh/Chị! Em tên Lê Thị Huyền Ân, sinh viên Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Nhằm cải thiện hệ thống thoát nước và nâng cao chất lượng cuộc sống nên đề tài đánh giá hiệu quả thiết bị khử mùi tại hội đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước riêng Bình Dương được triển khai. Kính mong quý Anh/Chị đánh giá về tình hình hệ thống xã thải và tình trạng phát sinh mùi của hệ thống tại gia đình. Mọi thông tin của quý Anh/Chị quý anh chị cung cấp rất có giá trị và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kính mong quý Anh/Chị hỗ trợ. A. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN: Họ & Tên Anh/Chị: GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 41 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  54. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Giới tính: Nam / Nữ Nghề nghiệp Địa chỉ: Xin đánh dấu tích (✓) vào mục chọn trả lời cho mỗi câu hỏi. Nếu câu trả lời Khác thì hãy ghi ra ý kiến của bản thân) B. PHẦN THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ B1: SAU KHI LẮP THIẾT BỊ NGĂN MÙI 1. Gia đình Anh/Chị hiện đang dùng hình thức xử lý thải bỏ như thế nào? Đường nước + phân chung ra hộp đấu nối Đường nước + phân riêng ra hộp đấu nối Làm mới lại toàn bộ hệ thống 2. Các vấn đề gì thường xảy ra với hệ thống thoát nước của gia đình Anh/Chị? Tắc nghẽn đường ống Nước trào ngược lên Sinh mùi hôi, thối khó chịu Khác: 3. Địa điểm nào tại gia đình Anh/Chị phát sinh mùi hôi? Chậu rửa chén/bát Phễu sàn thu nước Phễu sàn thu nước thông qua hộp Gen Khác: 4. Tình trạng mùi ở mức độ như thế nào? Nồng nặc Thoang thoảng Phát hiện mùi Không mùi B2: SAU KHI LẮP THIẾT BỊ NGĂN MÙI 5. Hiện nay, nhà nước đang tiến hành cải thiện hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng việc lắp các thiết bị ngăn mùi. Anh/Chị chọn phương án ngăn mùi nào? GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 42 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  55. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Xi phông S1 Hộp ngăn mùi đa năng Xi phông PVC D114 Khác: 6. Tình trạng mùi ở mức độ như thế nào? Nồng nặc Thoang thoảng Phát hiện mùi Không mùi Xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã hoàn thành phiếu khảo sát này Ngày . . . . .tháng . . . . .năm 2018 (Ký và ghi rõ họ tên) Phiếu khảo sát ý kiến người dân (Phụ lục D) 2.4.2.3 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Thiết bị lấy mẫu: tuân thủ theo TCVN 5969: 1995 ISO 4220: 1983 (Phụ lụcC). Tiến hành lấy mẫu và phân tích khí H2S, NH3, CH3SH. Quy trình lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu phối hợp thực hiện cùng Công ty TNHH TM-DV Công Nghệ Môi Trường Khải Thịnh. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 43 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  56. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 2.5: Quá trình lấy mẫu tại khu vực khảo sát (Nguồn: tác giả chụp) 2.4.2.4 Phương pháp so sánh Sau khi lấy mẫu khí, phân tích sẽ tiến hành so sánh nồng độ khí với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm không khí: QCVN: 06/2009/BTNMT (Phụ lục C). 2.4.2.5 Khai toán kinh phí lắp đặt Tính toán chi phí lắp đặt từng thiết bị ngăn mùi cho từng trường hợp đấu nối: - Làm mới lại toàn bộ hệ thống nước thải - Sử dụng ống hiện hữu của hộ dân, đường ống dẫn phân và ống dẫn nước thải tách riêng biệt - Sử dụng ống hiện hữu của hộ dân, đường ống dẫn phân và ống dẫn nước thải chung một GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 44 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  57. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương đường ống 2.4.2.6 Phương pháp đánh giá Đánh giá hiện trạnh phát sinh mùi hôi và nồng độ khí gây mùi (H2S, NH3, CH3SH) trước khi lắp đặt thiết bị ngăn mùi Đánh giá hiện trạnh phát sinh mùi hôi và nồng độ khí gây mùi (H2S, NH3, CH3SH ) sau khi lắp đặt thiết bị ngăn mùi Đánh giá hiệu quả của từng thiết bị ngăn mùi cho từng trường hợp đấu nối GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 45 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  58. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 HIỆN TRẠNG ĐẤU NỐI VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGĂN MÙI Hệ thống thoát nước tại khu vực nghiên cứu được thu gom nước thải trực tiếp bằng đường ống tự chảy (ống nhựa uPVC) với chiều dài tùy theo khoảng cách từ thiết bị nhà vệ sinh tại hộ dân tới hộp đấu nối nước thải sau đó qua tuyến ống cấp 3. Bản vẽ khu vực khảo sát hiện trạng phát sinh mùi hôi (Phụ lục B) Nhằm đánh giá hiện trạng đấu nối và lắp các TBNM tại khu vực nghiên cứu tiến hành khảo sát các hộ gia đình tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương thu được kết quả sau: - Về hình thức xả thải hiện tại các hộ gia đình đang sử dụng thì tỷ lệ làm mới lại toàn bộ hệ thống chiếm 28.3%, tỷ lệ hộ sử dụng hình thức đường ống dẫn nước và đường ống dẫn phân tách riêng biệt đường ống chiếm 31.7% và tỷ lệ hộ sử dụng hình thức đường ống dẫn nước và đường ống dẫn phân chung một đường ống chiếm cao nhất 40%. Hình thức xả thải hiện dùng Làm mới lại toàn bộ hệ thống 28.3% 40% Đường nước + phân riêng ra hộp đấu nối 31.7% Đường nước + phân chung ra hộp đấu nối Biểu đồ 3.1: Hình thức xử lý thải bỏ tại gia đình Qua khảo sát, nhận thấy rằng tỷ lệ sử dụng đường phân và đường nước chung chiếm tỷ lệ cao nhất là do có thể tiết kiệm được chi phí vật liệu ống và công đào, xây dựng còn tỷ lệ GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 46 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  59. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương làm mới toàn bộ hệ thống theo kiểu điển hình thì chiếm tỷ lệ khá thấp là do chi phí cao, tốn thời gian lâu và đặc biệt diện tích đào xới nhiều làm mất mặt bằng hiện hữu gia đình. Tuy nhiên, nếu nhìn lâu dài thì hình thức làm mới toàn bộ hệ thống thoát nước điển hình có nhiều lợi thế hơn vì chất lượng đường ống được kiểm soát tốt, tránh những trục trặc khi vận hành do đường ống cũ kĩ. Lắp đặt các TBNM Xi phông S1 25% 41.7% Xi phông PVC D114 33.3% Hộp ngăn mùi đa năng Biểu đồ 3.2: Tình trạng lắp các TBNM Tỷ lệ các hộ lắp TBNM là Xi phông S1 chiếm tỷ lệ cao nhất 41.7% do đa số các hộ chọn phương pháp sử dụng lại ống hiện hữu, các TBNM còn lại chiếm tỷ lệ lần lượt là Xi phông PVC D114 chiếm 33.3% và 25% là sử dụng hộp ngăn mùi đa năng. 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH MÙI HÔI - Qua khảo sát ý kiến người dân về các vấn đề gia đình thường gặp phải khi sinh hoạt, xả thải thì phần lớn người dân cho rằng vấn đề thường xảy ra và đáng quan tâm nhất là mùi hôi khó chịu bốc ra từ hệ thống thoát nước chiếm 71.7%, các vấn đề khác như tắc nghẽn đường ống chiếm 15.5%, chiếm tỷ lệ 10% là sinh mùi hôi và tắc nghẽn đường ống nước, nước trào ngược lên 3.3% tỷ lệ khá thấp và ít xảy ra. - Vấn đề phát sinh mùi hôi chủ yếu được phản ánh là phễu sàn thu nước chiếm 46.7%, phễu sàn thu nước thông qua hộp Gen 41.7% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là tại chậu rửa chén/bát do vị trí này thường chứa cặn bã thức ăn sinh hoạt. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 47 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  60. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Vị trí phát sinh mùi hôi 11.6% Chậu rửa chén/bát 41.7% Phễu sàn thu nước 46.7% Phễu sàn thu nước thông qua hộp Gen Biểu đồ 3.3: Các vị trí phát sinh mùi hôi - Kết quả khảo sát được tiến hành ở 60 hộ gia đình tại phường Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương thì hầu hết thì các hộ dân đều nhận thấy rằng vấn đề có mùi là chủ yếu và nồng độ thì chỉ ở mức thoang thoảng (chiếm tỷ lệ 70.0%) hoặc họ cảm giác là có mùi hôi (chiếm tỷ lệ 30.0%). Nồng độ khí gây mùi trước khi lắp TBNM nồng nặc 30% thoang thoảng phát hiện mùi 70% không mùi Biểu đồ 3.4: Nồng độ khí gây mùi trước khi lắp TBNM - Kết hợp với việc khảo sát ý kiến các hộ dân để đánh giá tình trạng phát sinh mùi hôi và nồng độ mùi hôi là lấy mẫu khí để xác định nồng độ các khí gây mùi cụ thể để đối chiếu với tiêu chuẩn so sánh QCVN: 06/2009/BTNMT cột B. Bảng kết quả thử nghiệm chi tiết (Phụ lục E) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 48 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  61. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Bảng 3.1: Kết quả đo các khí gây mùi trước khi lắp đặt TBNM cho từng trường hợp ngăn mùi dự kiến Đơn vị đo: 흁품/m3 Thông Phương Kết quả thử nghiệm số pháp thử Xi phông PVC D114 Xi Phông S1 Hộp ngăn mùi đa năng TCVN so sánh 06:2009/BTNM T NH3 TQKT – 183 178 191 189 193 191 189 192 185 200 YHLĐ&VS * MT 2002 (0.92) (0.89) (0.96) (0.95) (0.97) (0.96) (0.95) (0.96) (0.93) H2S TQKT – 35 32 35 36 37 36 35 32 36 42 YHLĐ&VS MT 2002 (0.83) (0.76) (0.83) (0.86) (0.88) (0.86) (0.83) (0.76) (0.86) CH3SH Sắc ký – 53 48 52 54 56 49 48 52 47 20 GC/FID (2.65) (2.4) (2.6) (2.7) (2.8) (2.45) (2.4) (2.6) (2.35) (Nguồn: Công Ty TNHH TM-DV-Công Nghệ Môi Trường Khải Thịnh) Ghi chú: *: Số lần vượt tiêu chuẩn cho phép. : giới hạn tính trong 24h 1: vượt giới hạn QCVN GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 49 SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
  62. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Kết quả đo các khí gây mùi NH3, H2S, CH3SH đối chiếu với tiêu chuẩn so sánh QCVN 06/2009/BTNMT cột B cho thấy ở ba thiết bị ngăn mùi dự kiến lắp đặt cho thấy các mẫu khí đều vượt 1/3 lần. 3 Khí CH3SH có nồng độ rất cao, nồng độ từ 47 – 53 휇𝑔/m vượt giới hạn quy chuẩn cho phép là 20휇𝑔/m3 ở tất cả các trường hợp ngăn mùi dự kiến triển khai. Các khí còn lại NH3, H2S đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép nhưng nồng độ cao, gần với quy chuẩn. Cụ thể ở tất cả các trường hợp ngăn mùi dự kiến triển khai nồng độ khí NH3 chiếm tỷ lệ trên 90% trong đó nồng độ cao nhất tại vị trí dự kiến lắp TBNM xi phông S1 lên tới 97% của QCVN, khí H2S có hai vị trí chiếm tỷ lệ trên 75% còn lại chiếm tỷ lệ trên 80% của QCVN. 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THIẾT BỊ NGĂN MÙI Qua khảo sát ý kiến phản ánh của người dân và tiến hành đo đạc xác định nồng độ các khí gây mùi (NH3, H2S, CH3SH) nhận thấy có phát hiện mùi hôi ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người dân. Tiến hành lắp đặt TBNM ứng với từng trường hợp đấu nối. Sau đó, đo đạc nồng độ khí gây mùi tại hộ gia đình cho từng trường hợp đấu nối khác nhau, thì vấn đề mùi hôi phát sinh được giảm thiểu rất nhiều qua so với ban đầu về mặt cảm quan lẫn kết quả thử nghiệm đo nồng độ khí. Về kết quả khảo sát ý kiến 90% không còn mùi hôi khó chịu, 10% thoang thoảng nhưng chấp nhận được. SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 50 MSSV: 1411090480
  63. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Nồng độ khí gây mùi sau khi lắp TBNM 10% nồng nặc thoang thoảng phát hiện mùi không mùi 90% Biểu đồ 3.5: Mức độ khí gây mùi tại hộ gia đình sau khi lắp TBNM Kết quả đo các khí gây mùi NH3, H2S, CH3SH sau khi lắp thiết bị ngăn mùi đối chiếu với Tiêu chuẩn so sánh QCVN 06/2009/BTNMT cột B cho thấy ở ba thiết bị ngăn mùi cho thấy nồng độ các khí gây mùi giảm so với ban đầu chưa lắp thiết bị. Nồng độ khí CH3SH được ngăn mùi hiệu quả đạt 100% so với QCVN. So với lúc chưa lắp TBNM thì ở tất cả các vị trí nồng độ vượt 2 lần QCVN nhưng sau khi lắp TBNM thì nồng độ khí CH3SH không còn phát hiện. Bảng kết quả thử nghiệm (Phụ lục E). SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 51 MSSV: 1411090480
  64. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Bảng 3.2: Kết quả đo các khí gây mùi sau khi lắp lắp đặt TBNM cho từng trường hợp ngăn mùi Đơn vị đo: 흁품/m3 Thông Phương pháp thử Kết quả thử nghiệm số Xi phông PVC D114 Xi Phông S1 Hộp ngăn mùi đa năng TCVN so sánh 06:2009/BTNM T NH3 TQKT – YHLĐ&VSMT 21 20 21 22 19 21 20 21 19 200 2002 (8.3) (8.9) (9.1) (8.6) (10.2) (9.1) (9.5) (9.1) (9.8) H2S TQKT – YHLĐ&VSMT 5 4 5 3 4 5 4 4 5 42 2002 (6.9) (7.6) (6.9) (12.3) (8.8) (7.2) (8.3) (7.6) (7.2) CH3SH Sắc ký – GC/FID KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 20 (Nguồn: Công Ty TNHH TM-DV-Công Nghệ Môi Trường Khải Thịnh) Ghi chú: : số lần giảm so với nồng độ ban đầu; KPH: không phát hiện SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 52 MSSV: 1411090480
  65. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Các khí còn lại là NH3, H2S nồng độ giảm mạnh so với ban đầu. Cụ thể nồng độ khí NH3 giảm từ 8 – 10 lần, giảm cao nhất ở vị trí dự kiến lắp TBNM xi phông S1 là 10.2 lần và thấp nhất ở vị trí dự kiến lắp TBNM xi phông PVC D114 là 8.3 lần. Khí H2S giảm từ 7 – 12 lần so với nồng độ đo đạc ban đầu khi chưa lắp các TBNM, giảm cao nhất là 12.3 lần tại vị trí dự kiến lắp TBNM xi phông S1 và thấp nhất vị trí dự kiến lắp TBNM xi phông PVC là 6.9 lần. 3.4 KHAI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ 3.4.1 Khảo sát thiết kế hệ thống Để khai toán kinh phí đầu tư thì cần tiến hành khảo sát việc đấu nối hệ thống nước thải sinh hoạt vào hệ thống thoát nước chung và thống kê vật tư thiết bị cho thi công lắp đặt các tiết bị ngăn mùi đã tiến hành khảo sát các hộ gia đình tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương. Việc khảo sát tiến hành gồm các bước sau: Bước 1: Lấy thông tin khách hàng: địa chỉ, số điện thoại, xác định loại hình của khách hàng, Bước 2: Khảo sát - Mặt bằng tổng thể của khách hàng: vị trí đặt toilet, vị trí thoát nước, vị trí hầm tự hoại, - Xác định hiện trạng thoát nước mà khách hàng đang sử dụng: nước thoát đi đâu, phân thoát đi đâu - Đo đạc, vạch tuyến và lên phương án thiết kế thu gom nước thải từ thiết bị nhà vệ sinh ra hộp đấu nối - Đo đạc xác định độ đốc, vật tư xây dựng Bản vẽ khu vực khảo sát khu vực khai toán (Phụ lục B) SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 53 MSSV: 1411090480
  66. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Qua khảo sát, phân tích về khoảng cách từ nhà vệ sinh đến hộp đấu nối (D) của từng hộ gia đình thì dao động từ 5 – 40m nên chia thành các trường hợp như Bảng 3.3 Bảng 3.3: Loại hình của khách hàng đâu nối nước thải Loại hình D Hộ gia đình 5m 10m 15m 20m 25m Hộ dịch vụ, nhà trọ 15m 20m 25m 30m 40m − Trường hợp 1: làm mới toàn bộ hệ thống, thiết bị ngăn mùi được gắn tại phễu sàn (sử dụng thiết bị ngăn mùi là Xi phông PVC D114) và khách hàng tự thi công đường ống nước và đường dẫn phân đi chung (sử dụng Hộp ngăn mùi đa năng) thì khoảng cách như sau: − Trường hợp 2: khách hàng tự thi công đường ống dẫn phân và đường ống nước đi riêng biệt dẫn tới gần hộp đấu nối cách 5m và lắp thiết bị ngăn mùi cho đường nước (sử dụng thiết bị ngăn mùi là Xi phông S1). Việc tiến hành khảo sát khách hàng thuộc loại hình nào là cần thiết vì đối với từng loại SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 54 MSSV: 1411090480
  67. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương hình thì xí nghiệp có sự hỗ trợ nhằm giảm một phần chi phí cho khách hàng trong khoảng thời gian đang thực hiện chính sách khuyến khích các hộ tham gia đấu nối như sau: − Đối với loại hình hộ gia đình thì xí nghiệp miễn phí nhân công − Đối với loại hình hộ dịch vụ, nhà trọ thì xí nghiệp tặng 12m ống nhựa uPVC Nội dung chi phí khai toán gồm chi phí vật tư và chi phí nhân công lắp đặt và bao gồm cả thuế giá trị gia tăng - Công thức tính chi phí: 퐂퐡퐢 퐩퐡í = {∑(퐜퐡퐢 퐩퐡í퐯ậ퐭 퐭ư) + ∑(퐜퐡퐢 퐩퐡í퐧퐡â퐧 퐜ô퐧퐠)} + 퐭퐡퐮ế퐆퐓퐆퐓 - Thuế giá trị gia tăng là 10% của tổng chi phí vật tư và nhân công Khách hàng ở từng trường hợp đấu nối khách nhau sẽ sử dụng các loại thiết bị ngăn mùi khác nhau, giá các loại thiết bị ngăn mùi như sau: Bảng 3.4: Đơn giá cho từng TBNM Tên TBNM Giá Xi phông PVC D114 100000 đồng Xi phông S1 200000 đồng Hộp ngăn mùi đa năng 500000 đồng Chi phí vận chuyển vật tư, xà bần (VC) được tính 60000 đồng/chuyến Vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, gạch, thì khách hàng tự cung cấp 3.4.2 Khai toán chi phí đầu tư Qua khảo sát các hộ gia đình tại phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương thì tiến hành khai toán chi phí cụ thể cho từng trường hợp sử dụng TBNM SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 55 MSSV: 1411090480
  68. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Trường hợp 1: trường hợp làm mới toàn bộ hệ thống, thiết bị ngăn mùi được gắn tại phễu sàn, khách hàng sử dụng TBNM là xi phông PVC D114 Nếu khách hàng thuộc hộ gia đình khoảng cách từ thiết bị nhà vệ sinh đến hộp đấu nối 5 – 25 m sẽ được miễn phí nhân công và chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM dao động trong khoảng 550 000 – 2 310 000 nghìn đồng. Nếu khách hàng thuộc loại hình nhà trọ dịch vụ khoảng cách từ thiết bị nhà vệ sinh đến hộp đấu nối 15 – 40 m sẽ được miễn phí nhân công và chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM dao động trong khoảng 8 360 000 – 22 110 000 nghìn đồng. Ghi chú: − D: khoảng cách từ nhà vệ sinh đến hộp đấu nối − - : miễn phí nhân công − Vật tư: co, tê, ống, vật tư đấu nối − TBNM: thiết bị ngăn mùi Bảng 3.5: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông PVC D114 Loại D Nhân công Vật tư TBNM Thuế Thành tiền hình GTGT Hộ gia 5m - 40 0000 100 000 50 000 550 000 đình 10m - 800 000 100 000 90000 990000 15m - 1 200 000 100 000 130000 1430000 20m - 1 600 000 100 000 170000 1870000 25m - 2000000 100 000 210000 2310000 Hộ 15m 4500000 3000000 100 000 760000 8360000 dịch vụ, 20m 6000000 4000000 100 000 1010000 11110000 nhà trọ 25m 7500000 5000000 100 000 1260000 13860000 SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 56 MSSV: 1411090480
  69. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 30m 9000000 6000000 100 000 1510000 16610000 40m 12000000 8000000 100 000 2010000 22110000 Trường hợp 2: trường hợp khách hàng tự thi công đường ống dẫn phân và đường ống nước đi riêng biệt dẫn tới gần hộp đấu nối cách 5m và lắp thiết bị ngăn mùi cho đường nước, khách hàng sử dụng TBNM là xi phông S1. Nếu khách hàng thuộc loại hình họ gia đình thì sẽ được miễn phí nhân công và chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM khoảng 660 000 nghìn đồng. Nếu khách hàng thuộc hộ nhà trọ, dịch vụ thì khách hàng trả khoảng 1 320 000 nghìn đồng chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM. Bảng 3.6: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông S1 Loại D Nhân Vật tư TBNM Thuế Thành tiền hình công GTGT Hộ gia 5m - 400000 200.000 60000 660000 đình Hộ 5m 600000 400000 200000 120000 1320000 dịch vụ, nhà trọ SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 57 MSSV: 1411090480
  70. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Trường hợp 3: Trường hợp khách hàng tự thi công đường ống nước và đường dẫn phân đi chung, khách hàng sử dụng TBNM là hộp ngăn mùi đa năng Bảng 3.7: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Hộp ngăn mùi đa năng Loại D Nhân công Vật tư TBNM Thuế Thành hình GTGT tiền Hộ gia 5m - 400000 500 000 90000 990000 đình 10m - 800000 500 000 130 000 1330000 15m - 1200000 500 000 170000 1870000 20m - 1600000 500 000 210000 2 310 000 25m - 2000000 500 000 250000 2750000 Hộ 15m 4500000 3000000 500 000 800000 8800000 dịch vụ, nhà 20m 6000000 4000000 500 000 1050000 11 550000 trọ 25m 7500000 5000000 500 000 1 300000 13300000 30m 9000000 6000000 500 000 1550000 17050000 40m 12000000 8000000 500 000 2 050 000 22550000 Nếu khách hàng thuộc hộ gia đình khoảng cách từ thiết bị nhà vệ sinh đến hộp đấu nối 5 – 25 m sẽ được miễn phí nhân công và chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM dao động trong khoảng 990 000 – 2 750 000 nghìn đồng. Nếu khách hàng thuộc loại hình nhà trọ dịch vụ khoảng cách từ thiết bị nhà vệ sinh đến hộp đấu nối 15 – 40 m sẽ được miễn phí nhân công và chi phí đấu nối, lắp đặt TBNM dao động trong khoảng 8 800 000 – 22 550 000 nghìn đồng. SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 58 MSSV: 1411090480
  71. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 3.5 VẬN HÀNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG 3.5.1 Sơ đồ vận hành bảo trì hệ thống Vận hành và Bảo trì hệ thống Vận Hành Bảo trì Xí nghiệp bảo trì định Xí nghiệp quản Khách hàng bảo trì Khách hàng tự kì vận hành hệ lý hệ thống thường thống xuyên Chi phí xí Sự cố nghiệp hỗ trợ Do Xí nghiệp Do Khách hàng Khách hàng chi trả toàn bộ Chi phí xí nghiệp hổ trợ chi phí khắc phục Hình 3.1: Sơ đồ vận hành và bảo trì hệ thống 3.5.2 Vận hành hệ thống Phía Khách hàng: − Sau khi đã thi công và tiến hành nghiệm thu thì khách hàng tự bảo quản hệ thống thoát nước và thực hiện theo đúng những những điều có trong bản cam kết đã kí với xí nghiệp, điển hình như sau: + Không bỏ vật cứng, rác, túi dầu gội, vào hệ thống + Thường xuyên vớt rác tại vị trí thu nước thường xuyên + Hạn chế đổ đầu mỡ vào hệ thống Phía Xí nghiệp: SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 59 MSSV: 1411090480
  72. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương − Công ty Môi trường Đô Thị sẽ chịu trách nhiệm tiến hành lấy mẫu khí, đo đạc để xác định nồng độ khí tại vị trí hộp đấu nối theo hàng quý so sánh với QCVN 06/2009/BTNMT để có biện pháp khắc phục kịp thời khi sự cố xảy ra. 3.5.3 Bảo trì hệ thống Phía xí nghiệp: − Sau khi thi công hoàn tất thì xí nghiệp sẽ bảo hành thoát nước cho khách hàng trong vòng 1 năm, định kì là 6 tháng/1 lần. − Xí nghiệp sẽ tiến hành thông nghẹt miễn phí cho khách hàng khi các sự cố xảy ra thuộc các trường hợp sau: + Lỗi kỹ thuật + Lỗi lắp đặt không đúng với thiết kế + Vật tư bị lỗi Phía khách hàng thì nếu các sự cố xảy ra là do lỗi thuộc về khách hàng thì khách hàng tự chi trả toàn bộ chi phí khi xí nghiệp tiến hành xử lý khắc phục, các lỗi điển hình như sau: − Thả vật cứng vào hệ thống (bàn chải, rác, ) − Tự ý cải tạo hệ thống − Mức phí xử lý là 200.000/m đào 3.6 SO SÁNH CÁC THIẾT BỊ NGĂN MÙI Sau khi tiến hành lắp các TBNM cho từng trường hợp đấu nối và đưa vào sử dụng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân. Thông qua việc khảo sát ý kiến người dân, lấy mẫu đo đạc nồng độ khí gây mùi và khai toán kinh phí nhằm đánh giá hiệu quả ngăn mùi và cho người dân dễ dàng lựa chọn TBNM phù hợp tiến hành so sánh các TBNM theo các tiêu chí sau, Bảng 3.8: SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 60 MSSV: 1411090480
  73. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Bảng 3.8: So sánh các TBNM Loại thiết bị Xi phông Xi phông S1 Hộp ngăn mùi đa PVC D114 năng Tiêu chí 1. Thi công lắp đặt Dễ dàng, Khó khăn, tốn Dễ dàng, tốn ít thời nhanh chóng nhiều thời gian gian 2. Hiệu quả Cao Cao Cao 3. Chi phí Cao Cao Thấp 4. Vận hành, bảo trì Dễ dàng Dễ dàng Dễ dàng 5. Tuổi thọ công Cao Trung bình Trung bình trình Để so sánh các TBNM dựa trên các tiêu chí: Thi công lắp đặt: việc thi công lắp TBNM xi phông PVC D114 cho trường hợp đấu nối tương ứng sẽ tiến hành dễ dàng hơn do làm mới toàn bộhệ thống thoát nước điển hình, là làm lại hệ thống từ đầu nên sẽ không tốn thời gian thăm dò đường ống, xem xét đường ống dẫn phân và đường ống nước như trường hợp sử dụng xi phông S1 nên thời gian sẽ nhanh hơn. Còn khi người dân sử dụng TBNM hộp ngăn mùi đa năng thì thi công lắp đặt dễ dàng và ít tốn thời gian do khách hàng tự đi đường ống dẫn đến hộp đấu nối trước. Hiệu quả: cả 3 trường hợp ngăn mùi đều mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, qua thử nghiệm nồng độ khí gây mùi sau khi lắp TBNM thì trường hợp lắp xi phông S1 mang lại hiệu quả cao nhất, sau đó là hộp ngăn mùi và xi phông PVC D114. Chi phí: về chi phí cho trường hợp ngăn mùi bằng hộp ngăn mùi là tiết kiệm nhất do sử dụng lại đường ống hiện hữu và người dân tự thi công đường ống dẫn ra hộp đấu nối nên tốn ít chi phí hơn 2 trường hợp còn lại. Vận hành, bảo trì: công tác vận hành và bảo trì bảo dưỡng hệ thống của cả 3 trường hợp ngăn mùi đều tiến hành dễ dàng. Khi có sự cố xảy ra chỉ cần kiểm tra ngay vị trí TBNM được lắp đặt. SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 61 MSSV: 1411090480
  74. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Tuổi thọ công trình: do sử dụng lại đường ống hiện hữu để tiết kiệm chi phí ban đầu nên trường hợp sử dụng xi phông S1 và PVC D114 sẽ rất thấp do đường ống đã dùng lâu dễ rò rỉ, nứt nẻ ống, so với trường hợp sử dụng xi phông PVC D114 thì tuối thọ cao hơn do làm mới lại từ đầu nên chất lượng ống được kiểm soát dễ dàng. Vì vậy, người dân nên cân nhắc lựa chọn trượng hợp ngăn mùi bằng xi phông PVC D114, tuy kinh phí ban đầu khi xây dựng hệ thống xả thải cao, diện tích đào xới quanh nhà tăng nhưngvề mặt thời gian sử dụng lâu dài về sau, tăng tuổi thọ công trình, hạn chế hư hỏng (rò rỉ do chất lượng đường ống) thì đây là trường hợp hiệu quả, thiết thực và tối ưu nhất so với việc sử dụng lại hệ thống cũ là dùng xi phông S1 và hộp ngăn mùi đa năng. SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 62 MSSV: 1411090480
  75. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Sau khoảng thời gian 3 – 4 tháng thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp thu được kết quả sau: - Tại khu vực nghiên cứu, đánh giá được tình trạng phát sinh mùi hôi thông qua ý kiến thu nhận được từ người dân là khoảng 70% ý kiến cho rằng mùi ở mức độ thoang thoảng và khoảng 30% ý kiến còn lại cho rằng là có phát hiện mùi hôi khi sử dụng hệ thống đấu nối nước thải nhưng sau khi lắp TBNM thì vấn đề mùi được cải thiện, 90% ý kiến cho rằng không còn mùi, 10% ý kiến cho rằng mùi vẫn còn ở mức thoang thoảng chấp nhận được. Tiến hành lấy mẫu và đo đạc nhằm xác định nồng độ các khí gây ra mùi hôi NH3, H2S, CH3SH khó chịu cho người dân so sánh với QCVN: 06/2009/BTNMT, cột B thu được kết quả: Trước khi lắp TBNM nồng độ khí CH3SH vượt ngưỡng cho phép QCVN 06:2009/BTNMT lên đến gần 3 lần nhưng sau khi lắp TBNM thì nồng độ không còn phát hiện. Các khí H2S, NH3 nằm ở ngưỡng nồng độ cao chiếm 75 - 90% QCVN và sau khi lắp TBNM giảm từ 7 – 12 lần so với nồng độ ban đầu, cao nhất là trường hợp sử dụng Xi phông S1. Thông qua khảo sát, tiến hành khai toán cho từng trường hợp ngăn mùi để người dân có thể tự ước lượng được chi phí thông qua công thức: Chi phí = (Vật tư + Nhân công) x 10% thuế giá trị gia tăng Tùy theo từng loại hình mà xí nghiệp có những chính sách hỗ trợ nhằm giảmm một phần chi phí cho người dân - Qua khảo sát và phân tích mặt bằng tổng thể đã tiến hành khai toán kinh phí đầu tư cho khu vực nghiên cứu theo từng loại hình, khoảng cách và từng trường hợp sử dụng TBNM, riêng trường hợp sử dụng hộp ngăn mùi thì ở loại hình nào thì khoảng cách SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 63 MSSV: 1411090480
  76. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương cũng là 5m. Khai toán kinh phí theo Bảng sau: Bảng: Khai toán kinh phí theo loại hình và khoảng cách cho từng trường hợp Loại hình Trường hợp ngăn mùi Xi phông PVC D114 Xi phông S1 Hộp ngăn mùi D: 5m Gia đình 550 000 – 2 310 000 990 000 – 2 750 000 660 000 D: 5 – 25m Nhà trọ, dịch vụ 8 360 000 - 22 110 000 8 800 000 – 22 500 000 1 320 000 D: 15 – 40m So sánh các TBNM: thông qua việc khảo sát ý kiến người dân, lấy mẫu đo đạc nồng độ khí gây mùi và khai toán kinh phí nhằm đánh giá hiệu quả ngăn mùi và cho người dân dễ dàng lựa chọn TBNM phù hợp tiến hành so sánh các TBNM theo các tiêu chí thi công lắp đặt, hiệu quả, chi phí, vận hành, bảo trì, tuổi thọ công trình người dân nên cân nhắc lựa chọn trượng hợp ngăn mùi bằng xi phông PVC D114, tuy kinh phí ban đầu khi xây dựng hệ thống xả thải cao, diện tích đào xới quanh nhà tăng nhưng về mặt thời gian sử dụng lâu dài về sau, tăng tuổi thọ công trình, hạn chế hư hỏng (rò rỉ do chất lượng đường ống) thì đây là trường hợp hiệu quả, thiết thực và tối ưu nhất so với việc sử dụng lại hệ thống cũ là dùng xi phông S1 và hộp ngăn mùi đa năng. KIẾN NGHỊ Dự án cải thiện môi trường trường Nam Bình Dương đã được triển khai thực hiện và đưa vào sử dụng tại thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và sắp tới là hai xã Dĩ An, Tân Uyên. Dự án nhằm một mục đích là cải thiện hệ thống thoát nước để ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước và dễ dàng thu gom, xử lý, quản lý. Tuy nhiên, tỷ lệ SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 64 MSSV: 1411090480
  77. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương đăng ký đấu nối nước thải còn rất thấp bởi các hộ dân vẫn còn nhiều quang ngại về mặt chi phí đấu nối, hiệu quả của hệ thống đấu nối và việc phải tiến hành đào xới trong khu vực nhà ở gây cản trở sinh hoạt, thay đổi kết cấu nhà ở, Các ban quản lý xí nghiệp cần đưa ra chính sách khuyến khích người dân tiến hành đấu nối, chính sách hỗ trợ về mặt chi phí để giảm thiểu bớt phần chi phí cho người dân, nâng caocông tác quản lý – bảo trì hệ thống và quan trọng nhất là phải truyên truyền cho người dân thấy được sự cần thiết và những hiệu quả mà dự án mang lại về mặt kinh tế, xã hội, con người và môi trường chính vì vậy mà người dân nên tích cực tham gia. SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 65 MSSV: 1411090480
  78. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: [6] Phạm Thị Anh. Sự phát sinh và phát thải khí bãi chôn lấp, các phương án giảm thiểu [8] Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa. Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – Tiểu dự án Nha Trang, 21/03/2018. ( duyen-hai-tieu-du-an-nha-trang_224_139_2_a.html) [2] Công ty CP Nước – Môi trường Bình Dương ( [4] Đại học Cần Thơ, Định luật bình thông nhau ( [5] Hệ thống pháp luật Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4474:1987 Thoát nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế ( nam-tcvn-4474-1987-ve-thoat-nuoc-ben-trong-tieu-chuan-thiet-ke.html) [9] Phạm Hùng. Bà rịa – Vũng Tàu: Chống ngập úng bằng công nghệ mới, 06/08/2006. ( bang-cong-nghe-moi-55981.tpo) [7] Sổ tay hướng dẫn vận hành XNNT Thuận An công suất 17 000 m3/ngày.đêm. [3] Sở tài nguyên và môi trưởng tỉnh Bình Dương, Quyết định số 1540/ QĐ-UBND tỉnh Bình Dương [1] Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương ( TÀI LIỆU TỪ CÁC WEBSITE: - Phương An. Phường Bình Hòa (TX.Thuận An): Phát huy lợi thế, phát triển toàn diện, 15/10/2013. ( toan-dien-a63678.html) SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 66 MSSV: 1411090480
  79. Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương - Cổng thông tin điện tử bộ giao thông vận tải, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí xung quanh QCVN 06/2009/BTNMT ( quy- chuan-ky-thuat-quoc-gia-ve-mot-so-chat-doc-hai-trong-khong-khi-xung-quanh.aspx) - Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương. BIWASE – Ứng dụng công nghệ ASBR trong xử lý nước thải sinh hoạt, 13/12/2013. ( - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. ( - Thu Hương. Chuẩn bị động thổ Nhà máy Xử lý nước thải thị xã Thuận An, 25/08/2014. ( - Phương Lê. Phường Bình Hòa – thị xã Thuận An: Định hình đo thị hiện đại, 07/04/2017. ( cf095453071c) - Tiên Minh. Khó khăn trong đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý chung ở Nha Trang, 04/07/2014. ( sinh-hoat-vao-he-thong-xu-ly-chung-o-nha-trang_7_34581_1.html) SVTH: Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam 67 MSSV: 1411090480