Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang

pdf 150 trang thiennha21 12/04/2022 5450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap_nang_cao.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN TỈNH HẬU GIANG Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Mai Công Tài MSSV: 1151080278 Lớp: 11DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. Khoa: CNSH – TP - MT PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 01): Mai Công Tài MSSV: 1151080278 Lớp: 11DMT03 Ngành : Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường 2. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang. 3. Các dữ liệu ban đầu : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Hậu Giang. Báo cáo hiện trạng môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 4. Các yêu cầu chủ yếu : Tổng quan các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang Hiện trạng môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang. Đánh giá được hệ thống quản lý môi trường Ban quản lý KCN tỉnh Hậu Giang. Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang. 5. Kết quả tối thiểu phải có: Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của các KCN tỉnh Hậu Giang. Đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp Hậu Giang. Ngày giao đề tài: 22/05/2015 Ngày nộp báo cáo: 22/08/2015 TP. HCM, ngày 21 tháng 08 năm 2015. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nội dung, kết quả trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đồ án nào trước đây. TP HCM, tháng 08 năm 2015 Sinh viên Mai Công Tài
  4. LỜI CẢM ƠN Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và để đạt được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn: - Quý Thầy Cô đã dạy em trong suốt quá trình học theo học tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. - Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý KCN tỉnh Hậu Giang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. - Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Vũ Hải Yến đã tận tình hướng dẫn em thực hiện Đồ án tốt nghiệp này. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn ! Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình, người thân, quý Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho em được hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này. TP HCM, tháng 08 năm 2015 Sinh viên Mai Công Tài
  5. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Mục đích của đề tài 3 3.Nội dung của đề tài 3 4.Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu 3 5.Phương pháp nghiên cứu 4 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4 7.Kết cấu của đề tài 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 6 1.1. Những vấn đề cơ bản của môi trường và công tác quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp 6 1.1.1.Quản lý môi trường (QLMT) 6 1.1.1.1. Cơ sở khoa học của công tác QLMT 6 1.1.1.2. Công tác quản lý môi trường tại Việt Nam 7 1.1.1.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường tại Việt Nam 8 1.1.1.4. Quản lý môi trường tại một số nước Đông Nam Á 9 1.1.1.5. Đánh giá chung về những tồn tại và thách thức đối với hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay 14 1.1.1.6. Phân cấp quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại Việt Nam. 15 1.1.1.7. Một số quy định pháp luật hiện hành trong KCN ở Việt Nam 18 1.2.Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 19 1.2.1.Giới thiệu chung về các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung tại tỉnh Hậu Giang 19 1.2.2. Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 19 i
  6. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2.1. Vị trí địa lý 20 1.2.2.2. Ngành nghề đầu tư 20 1.2.2.3. Nguồn lao động 21 1.2.2.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính 22 1.2.3. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 28 1.2.3.1. Vị trí địa lý 28 1.2.3.2. Ngành nghề đầu tư 28 1.2.3.3. Nguồn Lao động 29 1.2.3.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính 30 1.3.Đánh giá chung về các KCN ở Hậu Giang: 38 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40 2.1.Phương tiện nghiên cứu 40 2.1.1.Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN 40 2.1.2.Khảo sát hiên trạng môi trường tại các KCN 40 2.2.Nội dung và phương pháp nghiên cứu 40 2.2.1.Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN 40 2.2.1.1. Đối tượng khảo sát 40 2.2.1.2. Địa điểm khảo sát 41 2.2.2.Phương pháp khảo sát 42 2.2.3.Khảo sát, thu mẫu hiện trạng môi trường tại các KCN 45 2.2.3.1. Địa điểm thu mẫu 45 2.2.3.2. Phương pháp khảo sát 48 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỦA KCN HẬU GIANG 51 3.1.Công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 51 3.1.1.Giới thiệu chung về Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 51 3.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 51 3.1.3.Cơ cấu tổ chức, nhân sự 51 ii
  7. Đồ án tốt nghiệp 3.1.4.Quy trình quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang 56 3.1.4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường tại các KCN 56 3.1.4.2. Quy trình quản lý về môi trường tại KCN, CCNTT 57 3.1.5.Thực trạng quản lý môi trường các KCN tỉnh Hậu Giang 59 3.1.5.1. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại các KCN 59 3.1.5.2. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ban Quản lý các khu công nghiệp 59 3.1.5.3. Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tỉnh Hậu Giang 60 3.1.6.Các điểm hạn chế trong công tác quản lý môi trường của Ban quản lý 63 3.1.7.Công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp trong KCN tỉnh Hậu Giang 65 3.1.7.1. Về nhân lực quản lý môi trường của các doanh nghiệp 65 3.1.7.2. Về chính sách môi trường của doanh nghiệp 66 3.1.7.3. Quản lý các nguồn thải tại doanh nghiệp 67 3.1.7.4. Công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 68 3.2.Hiện trạng môi trường của các KCN tỉnh Hậu Giang 69 3.2.1.Kết quả quan trắc môi trường không khí 69 3.2.1.1. KCN Sông Hậu 69 3.2.1.2. KCN Tân Phú Thạnh 70 3.2.1.3. Diễn biến chất lượng môi trường không khí qua các năm 70 3.2.2.Kết quả quan trắc môi trường nướcmặt 75 3.2.2.1.KCN Sông Hậu 75 3.2.2.2. KCN Tân Phú Thạnh 76 3.2.2.3 Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt qua các năm 78 3.2.3.Chất thải rắn 85 3.2.3.1. Nguồn phát sinh chất thải công nghiệp 85 iii
  8. Đồ án tốt nghiệp 3.2.3.2. Lượng thải và tính chất chất thải rắn công nghiệp 86 3.2.3.3.Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp 88 3.3.Ảnh hưởng của KCN đến hộ dân xung quanh 89 3.3.1.Về kinh tế 89 3.3.2.Về môi trường không khí 90 3.3.3.Về môi trường nước mặt 91 3.3.4.Về xử lý chất thải rắn 93 3.3.5.Nhận thức của người dân trong việc quản lý và bảo vệ môi trường 94 CHƢƠNG 4: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG 95 4.1.Quan điểm xây dựng giải pháp 95 4.2.Các giải pháp chung 95 4.3.Giải pháp cụ thể 96 4.3.1.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu môi trường nước 96 4.3.2.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí 97 4.3.3.Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn 98 4.3.4.Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn độ rung 100 4.3.5.Biện pháp phòng chống, ứng phó sự cố cháy nổ, an toàn lao động 100 4.3.6.Giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 101 4.3.6.1. Lợi ích khi áp dụng ISO 14001 101 4.3.6.2. Nội dung 102 4.3.6.3. Thực hiện 102 4.3.7.Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn. 103 4.3.7.1. Định nghĩa SXSH 103 4.3.7.2. Các lợi ích của sản xuất sạch hơn. 104 4.3.7.3. Các biện pháp SXSH đề xuất áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp trong KCN: 104 4.3.7.4. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với sản xuất sạch hơn. . 106 4.3.8.Xây dựng KCN Sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh thành KCNST: 106 iv
  9. Đồ án tốt nghiệp 4.3.8.1. Đối với KCN Sông Hậu 106 4.3.8.2. Đối với KCN Tân Phú Thạnh 107 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 5.1.Kết luận 109 Công tác quản lý môi trường tại các KCN của tỉnh Hậu Giang 109 5.2.Khó khăn, vướng mắc 110 5.3.Đề xuất 110 5.4.Kiến nghị 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined. v
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường BYT: Bộ y tế BOD5 : Nhu cầu Oxy sinh hóa trong 5 ngày COD : Nhu cầu Oxy hóa học CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn HTXL: Hệ thống xử lý KCN: Khu công nghiệp KPH : Không phát hiện NMXLNT: Nhà máy xử lý nước thải PCCC: Phòng cháy chữa cháy QLMT: Quản lý môi trường QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QĐ: Quyết định Sở TNMT: Sở Tài nguyên môi trường SS : Hàm lượng cặn lơ lửng SXSH: Sản xuất sạch hơn. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn vi
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Xếp hạng EPI các quốc gia Đông Nam Á 9 Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Sông Hậu 26 Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Tân Phú Thạnh – Giai đoạn 1 35 Bảng 2.1. Phương pháp thu mẫu 48 Bảng 2.2. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu không khí 49 Bảng 2.3. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu nước 49 Bảng 3.1. Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Sông Hậu 69 Bảng 3.2. Kết quả thu và phân tích mẫu môi trường không khí tại KCN Tân Phú Thạnh 70 Bảng 3.3. Diễn biến tiếng ồn của các KCN qua các năm 71 Bảng 3.4. Diễn biến hàm lượng bụi của các KCN qua các năm 71 Bảng 3.5. Diễn biến hàm lượng SO2 của các KCN qua các năm 71 Bảng 3.6. Diễn biến hàm lượng NO2 của các KCN qua các năm 71 Bảng 3.7. Diễn biến hàm lượng CO của các KCN qua các năm 71 Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại KCN Sông Hậu 75 Bảng3. 9. Kết quả phân tích mẫu nước tại KCN Phú Thạnh 77 Bảng 3.10. Diễn biến chỉ tiêu TSS tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm 78 Bảng 3.11. Diễn biến chỉ tiêu BOD tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm 79 Bảng 3.12. Diễn biến chỉ tiêu COD tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm 79 Bảng 3.13. Diễn biến chỉ tiêu dầu mỡ khoáng tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm. 79 Bảng 3.14. Diễn biến chỉ tiêu Tổng Coloform tại các sông tiếp giáp các KCN qua các năm 80 Bảng 3.15. Tổng lượng chất thải rắn của các KCN từ năm 2011 đến 2014 (Đơn vị: tấn/năm) 87 vii
  12. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 9 Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 16 Hình 1.3. Vị trí Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 21 Hình 1.4. Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 22 Hình 1.5. Sơ đồ xử lý nước thải Khu công nghiệp Sông Hậu 25 Hình 1.6. Vị trí Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 29 Hình 1.7. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 30 Hình 1.8. Quy trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 34 Hình 2.1. Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh KCN Sông Hậu (được đánh dấu màu đỏ) 41 Hình 2.2. Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (được đánh dấu màu đỏ) 42 Hình 2.3. Vị trí thu mẫu KCN Sông Hậu 46 Hình 2.4. Vị trí thu mẫu KCN Tân Phú Thạnh 47 Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN 52 Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty PTHT KCN 53 Hình 3.3. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn tìm hiểu đầu tư của dự án . 57 Hình 3.4. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn lập thủ tục và đầu tư xây dựng của dự án 57 Hình 3.5. Quy trình thủ tục môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án 59 Hình 3.6. Nhận lực quản lý môi trường của các doanh nghiệp 65 Hình 3.7. Chính sách môi trường của các doanh nghiệp 67 Hình 3.8. Tỷ lệ triển khai lớp học môi trường tại các doanh nghiệp 68 Hình 3.9. Độ ồn trung bình của các KCN qua các năm 72 Hình 3.10. Hàm lượng bụi trung bình của các KCN qua các năm 73 viii
  13. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.11. Hàm lượng SO2 trung bình của các KCN qua các năm 73 Hình 3.12. Hàm lượng NO2 trung bình của các KCN qua các năm 74 Hình 3.13. Hàm lượng CO trung bình của các KCN qua các năm 74 Hình 3.14. Thông số TSS tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm 81 Hình 3.15. Thông số BOD tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm 82 Hình 3.16. Thông số COD tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm 82 Hình 3.17. Thông số dầu mỡ khoáng tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm 83 Hình 3.18. Thông số coliform tại các sông tiếp giáp KCN qua các năm 83 Hình 3.19. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ năm 2011 đến 2014 tại các KCN 87 Hình 3.20. Tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ năm 2011 đến 2014 tại các KCN. 88 Hình 3.21. Ảnh hưởng về mặt kinh tế của hộ dân do hoạt động của các KCN 90 Hình 3.22. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hô dân về môi trường không khí các KCN 91 Hình 3.23. Biểu đồ nguồn nước cung cấp chính cho các hộ dân xung quanh KCN . 92 Hình 3.24. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hộ dân về môi trường nước mặt xung quanh các KCN 92 Hình 3.25. Biểu đồ điều tra thống kê ý kiến hô dân về xử lý chất thải rắn của các KCN 93 Hình 4.1. Sơ đồ quản lý chất thải rắn các KCN 98 Hình 4.2. Mô hình chung đề xuất xây dựng KCN thành KCNST tại tỉnh Hậu Giang 107 ix
  14. Đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các khu công nghiệp Việt Nam đươc ra đời vào những năm đầu thời kỳ đổi mới, đươc đánh dấu bằng sự khởi đầu của khu chế xuất Tân Thuận (Tp Hồ Chí Minh) năm 1991. Đến nay, hệ thống các khu công nghiệp đã bao gồm hơn 288 KCN đã được phê duyệt hoặc chấp thuận về mặt chủ trương, với tổng diện tích đạt trên 80.809 ha và tổng vốn đầu tư đã đăng ký hơn 70,3 tỷ USD. Phát triển các KCN, KCX là chiến lược lâu dài của Việt Nam, và thực tế cho thấy quá trình phát triển các KCN đã góp phần tăng trưởng GDP, thúc đẩy đầu tư sản xuất công nghiệp xuất khẩu, phục vu các ngành kinh tế và tiêu dùng trong cả nước, thu hút trên 2,6 triệu lao động cả trực tiếp và gián tiếp Tuy nhiên bên cạnh những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế là những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái do KCN gây ra. Các loại ô nhiễm nặng nhất mà các KCN gây ra cho môi trường phải kể đến ô nhiễm nước thải, ô nhiễm khí thải và ô nhiễm chất thải rắn. Sự quy hoạch và vận hành các KCN mà không có sự quan tâm hoặc it quan tâm đến môi trường đã và đang phá hủy nghiêm trọng đến môi trường của nhiều khu vực. Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, .đồng thời giảm chi phí xử lý môi trường trên một đơn vị chất thải. Ngoài ra, công tác quản lý môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế trên, KCN khi đươc xây dựng và đi vào hoạt động đã bộc lộ những thách thức không nhỏ đối với môi trường. Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về “chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã chỉ rõ “Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nôi dung cơ bản của phát triển bền vững. tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử 1
  15. Đồ án tốt nghiệp hài hòa với thiên nhiên theo quy luật tự nhiên phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân là mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe công đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững”. Để đạt được những điều đó một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường, phải giáo dục ý thức, trách nhiệm, đạo đức môi trường. Nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường KCN, đồng thời kết hợp khoa học môi trường với nhiều ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học, kinh tế, và xã hội. Hiện nay, tỉnh Hậu Giang đã quy hoạch và đầu tư xây dựng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung (KCN,CCNTT), tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước với quy mô diện tích 1.877,97 ha. Các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được bố trí tại các vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ ( Quốc lộ 1A, Sông Hậu, Cảng ); gần vùng nguyên liệu nông-thủy hải sản tập trung, gần thị trường tiêu thụ, và có nguồn lao động dồi dào của địa phương và khu vực. Hậu Giang hiện có 2 khu công nghiệp (khu công nghiệp Sông Hâu - giai đoạn 1: 290,79 ha, khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1: 201,48 ha) và 5 cụm công nghiệp tập trung (CCNTT Phú Hữu A - giai đoạn 1: 110 ha, CCNTT Phú Hữu A – giai đoạn 2: 136,35 ha, CCNTT Phú Hữu A – giai đoạn 3: 558,41 ha, CCNTT Đông Phú – giai đoạn 1: 229 ha, CCNTT Nhơn Nghĩa A: 351,9 ha). Đến thời điểm 31/12/2014 các KCN, CCNTT của tỉnh thu hút được 40 Nhà đầu tư thực hiện 44 dự án với tổng mức thu hút đầu tư 47.525,42 tỷ đồng và 668,7 triệu USD, với quy mô diện tích đăng ký khoảng 587,6ha. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN, CCNTT chủ yếu là: chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi; chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản, nước giải khát; dược phẩm; may mặc; bao bì; kho chứa; giấy; sản xuất vật liệu xây dựng; cảng tổng hợp 2
  16. Đồ án tốt nghiệp Trước tình hình đó, cần phải đề ra các biện pháp, cơ chế quản lý nhà nước về môi trường: nội dung quản lý, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện cần phải nghiên cứu áp dụng một cách hiệu quả và nghiêm túc. Để đáp ứng việc đánh giá công cụ quản lý môi trường, hiệu quả do các chính sách môi trường đem lại tại các khu công nghiệp (KCN), từ đó tìm ra những điểm ưu, khuyết điểm và hoàn thiện về công tác quản lý môi trường các KCN điển hình trong khu vực tỉnh Hậu Giang, tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trƣờng tại các KCN tỉnh Hậu Giang” để làm đồ án tốt nghiệp. Qua đó vận dụng những nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các tỉnh thành trong cả nước. 2. Mục đích của đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang. 3. Nội dung của đề tài Tổng quan về các KCN tại địa bàn tỉnh Hậu Giang và công tác quản lý môi trường. Phân tích, đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Điều tra, khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường phù hợp với các KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 4. Đối tƣợng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Vấn đề môi trường tại KCN Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang. Vấn đề môi trường tại KCN Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang. Công tác quản lý môi trường tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh, tỉnh Hậu Giang. 3
  17. Đồ án tốt nghiệp - Phạm vi nghiên cứu Thu mẫu hiện trạng môi trường (nước mặt, không khí) tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Khảo sát ý kiến cộng đồng dân cư sống xung quanh KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Khảo sát thực trạng công tác tổ chức và quản lý môi trường tại các doanh nghiệp. - Địa điểm nghiên cứu KCN Sông Hậu thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. KCN Tân Phú Thạnh thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. - Thời gian nghiên cứu Tổng thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/6/2015 đến tháng 10/8/2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu. Phương pháp khảo sát, điều tra và tổng hợp số liệu. Phương pháp đánh giá, so sánh. Phương pháp lấy mẫu và phân tích. Phương pháp chuyên gia. Phần mềm thống kê (Microsoft Office Excel). 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đề tài sẽ có thể khái quát được hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Nêu lên được những ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý môi trường của cán bộ môi trường của công ty trong KCN. Qua đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường. Đề tài cung cấp được các số liệu mới nhất về môi trường (nước mặt, không khí) tại KCN thông qua bảng kết quả quan trắc được đo đạc định kỳ tại các KCN, đảm bảo việc đánh giá chất lượng môi trường một cách khách quan nhất. Là cơ sở cho các nhà quản lý trong việc QLMT trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 4
  18. Đồ án tốt nghiệp 7. Kết cấu của đề tài Chương 1: Tổng quan Chương 2: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp Hậu Giang Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường Chương 5: Đề xuất và kiến nghị. 5
  19. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Những vấn đề cơ bản của môi trƣờng và công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng khu công nghiệp 1.1.1. Quản lý môi trường (QLMT) Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Tuy nhiên, theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường gồm hai nôi dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu dân cư về môi trường. Trong đó, nội dung thứ hai có mục tiêu chủ yếu là tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất (hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000) và bảo vệ sức khỏe người lao động, dân cư sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất. Như vây, “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia”. 1.1.1.1. Cơ sở khoa học của công tác QLMT Cơ sở triết học của quản lý môi trường Nguyên lý về tính thống nhất vật chất gắn với “ Tự nhiên – con người – xã hội “ trong đó yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống trên được thực hiện trong các chu trình sinh – địa – hóa của 5 thành phần cơ bản. Cơ sở pháp luật của quản lý môi trường Bao gồm các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia trong lĩnh vực môi trường. Luật quốc tế về môi trường là tổng hợp các quy tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường 6
  20. Đồ án tốt nghiệp Được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế như thuế, phí môi trường, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp bồi hoàn ( đặt cọc – hoàn trả), nhãn sinh thái, Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ quản lý môi trường Là việc thực hiện tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các công cụ giám sát, quản lý các nguồn thải ( phần mềm EMVIM, CAP, GIS, ) 1.1.1.2. Công tác quản lý môi trường tại Việt Nam Công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được gồm các điểm: - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực quản lý môi trường. Công tác quản lý bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi tổ 7
  21. Đồ án tốt nghiệp chức, cá nhân trên Thế giới vì bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của mỗi người, chính là bảo vệ và xây dựng một môi trường phát triển bền vững. Công tác quản lý bảo vệ môi trường là kiểm soát kiềm chế các tác nhân gây suy thoái môi trường, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và hiêu quả. Để quản lý bảo vệ môi trường phải xây dựng một bộ máy quản lý, hành lang pháp lý quản lý ở mỗi lĩnh vực, thông qua các công cụ quản lý như sau: - Giám sát môi trường và ra quyết định ( đây là công cụ đơn giản nhất ) - Luật pháp và chính sách môi trường - Báo cáo tổng quan môi trường - Công cụ về kinh tế của QLMT - Truyền thông về môi trường 1.1.1.3. Tổ chức công tác quản lý môi trường tại Việt Nam Tổ chức thực hiện công tác QLMT là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành môi trường ở mỗi quốc gia. Các bộ phận chức năng của ngành môi trường bao gồm: bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định pháp luật dùng trong công tác BVMT; bộ phận quan trắc, giám sát, đánh giá thường kỳ chất lượng môi trường; bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ môi trường; bộ phận nghiên cứu, giám sát việc thực hiện công tác môi trường ở các địa phương, các cấp, các ngành. Mỗi một quốc gia có một cách riêng trong việc tổ chức thực hiện công tác BVMT. Ở Việt Nam công tác môi trường hiện nay được thực hiện ở nhiều cấp. Quốc hội có “Ủy ban khoa học, Công nghệ và Môi trường” tư vấn về các vấn đề môi trường. Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và Vụ Khoa học Giáo dục Văn hóa xã hội có một cố vấn cao cấp về các vấn đề môi trường. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở Việt Nam được trình bày như sau: 8
  22. Đồ án tốt nghiệp UBND các Bộ TN&MT Các Bộ khác tỉnh, Thành phố Các S ở Các Sở Cục Các Sở Vụ Các Vụ khác TN&MT BVMT khác KHCNM khác T Chi cục Các phòng Phòng BVMT Chức năng Môi trường (Nguồn: Bài giảng môn quản lý môi trường – Trần Phước Cường) Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở Việt Nam 1.1.1.4. Quản lý môi trường tại một số nước Đông Nam Á Theo báo cáo xếp hạng môi trường mới được Trung tâm nghiên cứu Môi trường của trường Đại học Yale và Columbia của Mỹ công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá, Việt Nam có chỉ số chất lượng môi trường EPI thấp nhất (Bảng 1.1). Điều này cho thấy, chất lượng môi trường của Việt Nam, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trong khu vực này, nước có chỉ số EPI xếp hạng cao nhất là Malaysia, với thứ hạng 25. Trong một năm qua, nước này đã qua mặt quốc đảo Singapore để dẫn đầu khu vực về việc thực hiện các chính sách BVMT. Bảng 1.1. Xếp hạng EPI các quốc gia Đông Nam Á STT Quốcgia EPI 1 Malaysia 25 2 Brunei 26 3 TháiLan 34 4 Philippines 42 9
  23. Đồ án tốt nghiệp 5 Singapore 52 6 Campuchia 59 7 Myanmar 69 8 Indonesia 74 9 ViệtNam 79 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo EPI Đại học Yale và Columbia (2012)) a. Kinh nghiệm của Singapore Điểm đặc biệt của Singapore với cơ quan BVMT được thành lập năm 1972 là một bộ phận độc lập, bình đẳng với các ngành kinh tế-xã hội, vì vậy tổ chức này phản ứng nhanh với các khâu xác định nhiệm vụ ra quyết định thực thi. Đứng đầu cơ quan BVMT là Bộ trưởng và các đơn vị trực thuộc: Vụ chính sách và quản lý môi trường: - Phòng kiểm soát ô nhiễm: Quy hoạch và kiểm soát ô nhiễm nước, không khí và chất thải công nghiệp độc hại. - Phòng nghiên cứu và quy hoạch chiến lược: Xây dựng và giám sát chính sách, cảnh báo các vấn đề môi trường cấp bách. - Phòng chính sách môi trường quốc tế: Xác định các chính sách quốc gia về các vấn đề môi trường. Vụ kỹ thuật môi trường: - Phòng tiêu thoát nước: Bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của hệ thống tiêu thoát nước quốc gia. - Phòng quản lý hệ thống cống rãnh. - Phòng các dịch vụ kỹ thuật. Vụ quản trị các hoạt động chung: - Phòng nhân sự - Trung tâm đào tạo môi trường - Phòng hệ thống thông tin máy tính. - Bộ phận khởi tố và phụ trách hợp đồng. - Phòng các vấn đề quần chúng. 10
  24. Đồ án tốt nghiệp - Bộ phận chính sách và hệ thống. - Bộ phận kiểm toán nội bộ. Vụ sức khỏe môi trường và cộng đồng: - Phòng kiểm soát chất lượng thực phẩm. - Phòng sức khỏe môi trường. - Phòng kiểm dịch, dịch tễ. - Phòng nghiên cứu và kiểm soát môi trường gây bệnh. - Phòng giáo dục cộng đồng. - Phòng quản lý hàng rong. Nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: - Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm, chôn cất, hoả táng cũng như quản lý các bể bơi. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành. - Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên. - Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác. Tóm lại, từ mô hình quản lý môi trường đối với đô thị và khu công nghiệp của Singapore cho thấy một đất nước với diên tích nhỏ việc quản lý môi trường dễ dàng và đồng bộ, dân số có thu nhập cao, nhận thức được vấn đề môi trường tốt nên dễ dàng tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, họ sẵn sàng chi trả để bảo vệ môi 11
  25. Đồ án tốt nghiệp trường. Với cơ quan chuyên trách về môi trường độc lập, cách tổ chức các phòng chức năng khoa học đã đem lại một lợi ích rất lớn cho công tác BVMT. b. Kinh nghiệm của Malaysia Cơ quan BVMT của Malaysia là bộ khoa học, công nghệ và môi trường, trong đó có Cục môi trường và một đơn vị tư vấn hỗ trợ là hội đồng chất lượng môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường do một bộ trưởng đứng đầu, dưới đó là 1 thứ trưởng và 1 tổng thư ký. Bộ gồm 12 đơn vị, trong đó có 4 trung tâm, 6 chức năng và 1 cục môi trường. Cục môi trường do cục trưởng đứng đầu điều hành 5 nhóm công việc và được phân cấp quản lý theo các bộ phận như sau: - Phòng kiểm soát - Phòng phát triển - Phòng ngăn ngừa - Phòng hành chính và tài chính - Các văn phòng địa phương Đảm bảo cho việc tuẩn thủ theo pháp luật, bảo vệ tính duy nhất, đa dạng, chất lượng môi trường theo hướng duy trì sức khỏe, an ninh cho mọi người dân. Hội đồng chất lượng môi trường là cơ quan của chính phủ thành lập ngày 12/4/1977, có trách nhiệm tư vấn cho bộ trưởng khoa hoc, công nghệ và môi trường các vấn đề năm trong pháp luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, hội đồng còn có trách nhiệm hướng dẫn cục môi trường trong công tác hoạch định chiến lược có phương pháp quản lý môi trường tổng thể. Tóm lại, đồi với mô hình quản lý của Malaysia có ưu điểm là có sự liên kết giữa BVMT với KH, CN và môi trường. Do đó dễ áp dụng công nghệ mới vào lĩnh vực quản lý môi trường, có thể tích hợp yếu tố môi trường vào sự phát triển kinh tế- xã hội, cơ quan quản lý môi trường liên quan chặt chẽ với các ban ngành đảm bảo tính thống nhất các chính sách, chiến lược môi trường quốc gia. Các văn bản pháp luật chủ yếu về bảo vệ và quản lý môi trường của Malaysia: - Luật về chất lượng môi trường năm 1986. 12
  26. Đồ án tốt nghiệp - Sắc lệnh chất lượng môi trường. - Các quy định về chất lượng môi trường 1977 - Xử lý các vi phạm môi trường - Nước thải sinh hoạt và công nghiệp - Tiếng ồn - Chất thải Tóm lại, đối với mô hình quản lý của Malaysia có ưu điểm là có sự liên kết giữa BVMT với khoa học, công nghệ và môi trường, do đó dễ dàng áp dụng công nghệ vào lĩnh vực môi trường, có sự tích hợp giữa các yếu tố môi trường vào phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý có sự liên quan chặt chẽ với các ban ngành đảm bảo tính thống nhất các chính sách, chiến lược môi trường quốc gia. c. Kinh nghiệm của Thái Lan Cơ quan bảo vệ môi trường của Thái Lan là Bộ Khoa học, công nghệ và năng lượng tiền thân của Khoa học Công nghệ và Môi trường, được thành lập ngày 24/4/1979 với nhiệm vụ xây dựng chính sách và kế hoạch thực hiện, phát triển công tác khoa học, quản lý môi trường. Hàng năm chính phủ Thái Lan chi khoảng 0,8 % GDP cho các hoạt động môi trường. Cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm 14 đơn vị, trong đó có 5 văn phòng, 1 cục, 3 vụ, 3 cơ quan, 1 trung tâm nghiên cứu Xincrotron, 2 viện. Chức năng bao gồm: - Lập chính sách, kế hoạch chương trình, dự án có liên quan đến KH, CN và MT. - Kiểm soát, chỉ đạo, ra lệnh, thực hiện, theo dõi và đánh giá các hoạt động liên quan đến khoa học, công nghệ và năng lượng môi trường theo kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án cải tiến cho phù hợp. - Các văn bản pháp luật của Thái Lan về bảo vệ môi trường: - Luật tăng cường và bảo vệ môi trường năm 1992. - Thông báo của Bộ công nghiệp về thu gom và xử lý chất độc hại năm 1982. - Thông báo của Bộ công nghiệp về tiêu chuẩn chất thải công nghiệp 1982. 13
  27. Đồ án tốt nghiệp - Thông báo của Bộ công nghiệp về rác thải của các nhà máy 1988. 1.1.1.5. Đánh giá chung về những tồn tại và thách thức đối với hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam hiện nay Hiện nay, số cán bộ làm công tác quản lý môi trường ở cấp tỉnh trên cả nước có 1.448 người, cấp huyện trên 1.300 người và cấp xã trên 11.000 người làm công tác địa chính, xây dựng và môi trường (chưa có công chức chuyên trách về quản lý môi trường). Trên thực tế, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Hiện chỉ có khoảng 29 người làm công tác quản lý nhà nước về môi trường trên một triệu dân; trong khi, con số này ở Thái Lan: 42 người, Cam-pu-chia: 55 người, Ma-lai-xi- a: 100 người, Xin-ga-po: 350 người, Canada: 155 người, Anh: 204 người. Trong năm 2015, là thời điểm chuyển tiếp giữa Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Luật Bảo vệ môi trường 2014. Trong khi Luật bảo vệ môi trường 2014 đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa được ban hành kịp thời, nên việc triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường gặp nhiều khó khăn và lúng túng (nhiều nội dung đã được bổ sung và thay đổi). Ngoài ra, một số văn bản đã được ban hành và tổ chức thực hiện nhưng tính khả thi chưa cao, đôi khi chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải, cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường còn thấp, chủ yếu từ ngân sách địa phương nên chưa đáp ứng được các yêu cầu BVMT, đặc biệt là xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công ích. Hiện tại, địa phương chỉ thực hiện các biện pháp cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường. Do hạn chế về kinh phí nên việc đo đạc, quan trắc môi trường theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường nhằm tạo cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường phục vụ cho dự báo môi trường chưa đầy đủ. Vì vậy, công tác quản lý môi trường còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. 14
  28. Đồ án tốt nghiệp Một số đề tài, nhiệm vụ sau khi nghiệm thu hoàn thành không được áp dụng trong thực tế công tác quản lý và bảo vệ môi trường Như vậy, những yếu kém nêu trên trong cơ chế, chính sách, pháp luật và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở nước ta là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân chính là: hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn nhiều bất hợp lý, khung xử phạt thấp, nên chưa có tác dụng, còn nặng về biện pháp hành chính, chưa coi trọng công cụ kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường; hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường tới nhân dân chưa được làm tốt, người dân còn thiếu kiến thức, hiểu biết về việc bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại. Việc thu thập dữ liệu, chứng cứ xác định thiệt hại cũng còn hạn chế. Đặc biệt, việc xác định cụ thể, rõ ràng và chứng minh thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường không hề dễ. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc hoàn thiện chính sách pháp luật và công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tự nhiên nhằm đưa hoạt động bảo vệ môi trường vào nền nếp, đáp ứng yêu cầu bảo vệ hiệu quả môi trường tự nhiên ở nước ta hiện nay. 1.1.1.6. Phân cấp quản lý môi trường trong khu công nghiệp tại Việt Nam. Khu công nghiệp thuộc địa bàn của một Thành phố, Tỉnh chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành thuộc cấp trên như: 15
  29. Đồ án tốt nghiệp Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh Sở Tài nguyên và môi trường Tỉnh Ban quản lý các KCN tỉnh Khu công nghiệp tại địa phương Công ty phát triển hạ tầng Doanh nghiệp trong KCN Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở Việt Nam Chức năng của một số cơ quan trong mô hình như sau: a. Ủy ban nhân dân Tỉnh Là cơ quan cao nhất tại địa phương. - Ban hành quy chế phối hợp giữa ban quản lý với các cơ quan chuyên môn của UBND cấp Tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và bảo vệ môi trường cho các KCN trên địa bàn. - Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển các KCN trong thẩm quyền. - Chỉ đạo cho các Sở, Ban ngành trong việc ứng cứu và khắc phục các sự cố môi trường. b. Sở Tài nguyên môi trường Sở Tài nguyên môi trường thay mặt Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; phối hợp với các Sở, Ban ngành địa phương hổ trợ khu công nghiệp ứng cứu và khắc phục các sự cố về môi trường KCN; trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý và bảo vệ môi trường KCN. 16
  30. Đồ án tốt nghiệp - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong KCN. - Thẩm định về mặt môi trường đối với các dự án đầu tư vào KCN. - Cấp và thu hồi các văn bản có liên quan đến yêu cầu thẩm định đạt tiêu chuẩn môi trường cho các công trình. - Hướng dẫn, hỗ trợ Ban quản lý các KCN giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về vấn đề môi trường. - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên trách môi trường thuộc Ban quản lý các KCN. - Hướng dẫn Ban quản lý các KCN chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động về bảo vệ môi trường trong KCN. c. Ban quản lý các khu công nghiệp Ban quản lý các KCN chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhan dân về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN, đồng thời chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của Sở Tài nguyên Môi trường về nôi dung công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN. - Kiểm tra thực hiện các quy định về BVMT phù hợp với quy hoạch và luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt cho từng KCN. - Hướng dân, tiếp nhận, cấp giấy đạt tiêu chuẩn môi trường cho các dự án đầu tư phù hợp. - Giám sát môi trường KCN trong giai đoạn xây dựng, hoạt động, nghiệm thu công trình xử lý nước thải của các cơ sở hoạt động trong KCN báo cáo Sở TNMT thẩm định. - Phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm môi trường trường. - Phối hợp với Sở TNMT và các cơ quan thực hiện việc kiểm tra, thanh tra môi trường trong phạm vi quản lý theo yêu cầu. - Tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường do các hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 17
  31. Đồ án tốt nghiệp - Xây dựng quy chế kiểm soát và phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp. - Giám sát việc quản lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp trong KCN. d. Công ty phát triển hạ tầng KCN Là nơi trực tiếp thực hiện các công trình và chương trình bảo vệ môi trường trong KCN. 1.1.1.7. Một số quy định pháp luật hiện hành trong KCN ở Việt Nam hiện nay - Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 32/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy định về BVMT khu kinh tế (KKT), khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp, trong đó quy định cụ thể những nhiệm vụ của công ty phát triển hạ tầng, doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển của KCN. Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác QLMT KCN. - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CPngày 14/3/2008 được sủa đổi, bổ sung bằng Nghị dịnh số 164/2013/NĐ-CP quy định về KCN, KCX, KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ BVMT KCN, KKT. Việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ban quản lý KCN, KKT-cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp các KCN, KKT thực hiện sát sao hơn nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát môi trường KCN, KKT. - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình XLNT tập trung cho KCN. Việc triển khai Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg đã góp phần tích cực trong 18
  32. Đồ án tốt nghiệp việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình XLNT tập trung ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường QLMT KCN, KKT; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các KCN, KCX, KKT, trong đó có tình hình BVMT KCN, KCX, KKT; tổ chức các hội thảo chuyên đề về BVMT KCN, KCX, KKT, qua đó thu thập thông tin, ý kiến của các cơ quan Nhà nước Trung ương, địa phương và doanh nghiệp để nắm bắt tình hình thực tế, nghiên cứu điều chỉnh các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả BVMT KCN, KCX, KKT. - 1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 1.2.1. Giới thiệu chung về các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tập trung tại tỉnh Hậu Giang Hiện nay, tỉnh Hậu Giang có 02 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 492,95 ha và 05 Cụm công nghiệp tập trung (CCNTT) với tổng diện tích 410 ha. Đến thời điểm 31/12/2014 các KCN, CCNTT của tỉnh thu hút được 40 Nhà đầu tư thực hiện 44 dự án với tổng mức thu hút đầu tư 47.525,42 tỷ đồng và 668,7 triệu USD, với quy mô diện tích đăng ký khoảng 587,6 ha. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN, CCNTT chủ yếu là: chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi; chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản, nước giải khát; dược phẩm; may mặc; bao bì; kho chứa; giấy; sản xuất vật liệu xây dựng; cảng tổng hợp 1.2.2. Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 Diện tích KCN Sông Hậu – giai đoạn 1: 290,79 ha. Được thành lập năm 2007 theo quyết định Quyết định số 244/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Hậu Giang. 19
  33. Đồ án tốt nghiệp Diện tích đất đã có chủ trương khoảng 222,8 ha, chiếm 84,45 diện tích đất xây dựng nhà máy (263,8 ha). Diện tích đất đã được các nhà đầu tư triển khai san lấp mặt bằng là 170,8 ha. Đến thời điểm 31/12/2014 đã thu hút được 12 dự án chiếm tổng số vốn đầu tư trong nước khoảng 15.464,34 tỷ đồng. Hiện tại đã có 03 dự án đi vào hoạt động chính thức, 01 dự án đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, các dự án còn lại đang trong giai doạn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng. 1.2.2.1. Vị trí địa lý thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Tứ cận tiếp giáp: - Phía Đông Bắc: giáp Sông Hậu. - Phía Tây Bắc: giáp rạch Cái Cui. - Phí Tây Nam: giáp quốc lộ Nam Sông Hậu. - Phía Đông Nam: giáp rạch Cái Dầu. Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty PTHT KCN Hậu Giang 1.2.2.2. Ngành nghề đầu tư Khu Công nghiệp Sông Hậu – Giai đoạn I là Khu công nghiệp tập trung đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ, sử dụng nhiều lao động địa phương, bao gồm các ngành nghề sau đây: - Công nghiệp chế biến các loại thủy hải sản, súc sản từ nguồn nguyên liệu địa phương và khu vực. - Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, từ nguồn nguyên liệu địa phương và khu vực. - Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thủy hải sản . - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nước giải khát, hàng gia dụng, bao bì. - Công nghiệp sản xuất thép và vật liệu xây dựng . - Công nghiệp sản xuất gỗ gia dụng và TTNT . - Công nghiệp sản xuất thuốc thú y và chế phẩm sinh học - Công nghiệp sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử. - Công nghiệp dệt – may, giày da. 20
  34. Đồ án tốt nghiệp - Công nghiệp dịch vụ phục vụ hàng hải . - Dịch vụ cho thuê kho bãi, cảng, tổng kho. - Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa - KCN Sông Hậu Hình 1.3. Vị trí Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 1.2.2.3. Nguồn lao động Các ngành nghề có đặc tính sử dụng nhiều lao động phổ thông, lao động có tay nghề. Số lượng lao động chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất, các ngành dich vụ chiếm số ít. Nguồn cung cấp lao động chủ yếu là từ khu vực, các tỉnh thành khu vực lân cận. Số lượng lao động trong KCN hiện nay vào khoảng 18.000 người. 21
  35. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.4. Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1 1.2.2.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính a. Hệ thống Thông tin liên lạc: Khu công nghiệp Sông Hậu là khu công nghiệp phục vụ cho sự phát triển của địa phương. Căn cứ vào thống kê chỉ tiêu : 10 thuê bao/ha. Tổng nhu cầu dung lượng thuê bao: - Đất xây dựng nhà máy : 06 thuê bao/ 01 Ha - Đất khu kỹ thuật : 05 thuê bao/ 01 Ha - Đất trung tâm - dịch vụ : 30 thuê bao/ 01 Ha - Đất kho tàng bến bãi : 02 thuê bao/ 01 Ha Tổng cộng: : 1.500 thuê bao Tổng chiều dài đường dây thông tin liên lạc là : 2.900 m . b. Giao thông: Đường thuỷ : Khu đất tiếp giáp sông Hậu, rạch Cái Cui, rạch Cái Dầu, hệ thống sông này tương đối sâu thích hợp cho việc giao thông thuỷ, có thể tiếp nhận 22
  36. Đồ án tốt nghiệp tàu trọng lượng từ 250 tấn – 10.000 tấn lưu thông dễ dàng. Đây cũng là giao thông chính của khu vực mang đặc trưng của sông nước miền Tây. Đường bộ: Khu vực đất quy hoạch Khu công nghiệp được nằm trải dài theo Quốc lộ Nam Sông Hậu, cách đường dẫn vào cầu Cần Thơ khoảng 10km đây là một thuận lợi lớn cho giao thông bộ của Khu công nghiệp Sông Hậu. Xây dựng hoàn chỉnh Đường số 3A là trục chính của KCN với lộ giới 119m, với hạng mục như: giao thông, vỉa hè , thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, cấp nước . o Chiều rộng mặt đường : hai chiều xe lưu thông 2x 8m o Chiều rộng lề đường : 2 x 10m – trong đó bố trí 3m lề người đi bộ, phần còn lại trồng cỏ và cây bụi có chiều cao dưới 8m. o Dãy phân cách giữa : 3m. o Chỉ giới đường đỏ : 39m o Dãy cây xanh cách ly hai bên : 2x20 m. Trồng các loại cây cao, tán rộng . o Chỉ giới xây dựng : 99m Hiện tại đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục đầu tư xây dựng các trục Đường số 4A. o Chiều rộng mặt đường : 12m o Chiều rộng lề đường bên trái : 5m - Trồng cỏ và cây bụi có chiều cao dưới 8m. o Chiều rộng lề đường bên phải : 10m - Trong đó bố trí 3m lề người đi bộ, 7m trồng cỏ và cây bụi có chiều cao dưới 8m. o Chỉ giới đường đỏ : 27m o Dãy cây xanh cách ly bên phải : 1x10 m. Trồng các loại cây cao, tán rộng o Chỉ giới xây dựng : 47m 23
  37. Đồ án tốt nghiệp c. Cấp nước: Tổng nhu cầu cấp nước cho toàn Khu công nghiệp Sông Hậu - Giai đoạn I là: 8.323 m3/ngđ. Nguồn nước sẽ được dẫn từ Nhà máy cấp nước Đông Phú tới khu vực xây dựng Khu công nghiệp Sông Hậu. Lưu lượng nước cấp khoảng 2000 m3/ngđ. Một số doanh nghiệp tự khoang giếng để lấy nước ngầm phục vụ sản xuất. Hệ thống cấp nước được phân phối an toàn và hiệu quả bằng thiết kế mạng vòng. Vật liệu ống cấp nước dùng ống uPVC cho các tuyến có đường kính 250- 200. Chiều sâu chôn ống từ 0.7 – 1.2m. - Trên mạng lưới có bố trí các trụ cứu hỏa có bán kính phục vụ trung bình 150 m. - Trên mạng lưới cấp nước bố trí các van chặn, van xả cặn, van xả khí, các gối đỡ tại các van, tê, cút. - Từng lô đất có bố trí hố van cấp nước. d. Hiện trạng lưới điện: Tổng nhu cầu điện cho Khu công nghiệp Sông Hậu - Giai đoạn I: 74.590 KVA = 75 MW . Mặt trước Khu công nghiệp, dọc theo Quốc lộ Nam Sông Hậu, có đường dây 22KV (574-CT) với 2 tuyến dây đi trên trụ. Một số nhà máy đang hoạt động sử dụng nguồn điện từ đường dây trung thế trên Đường số 3A lấy từ đường dây 22KV (574-CT) chạy dọc theo Quốc lộ Nam Sông Hậu. e. Cây xanh : Cây xanh tạo dựng cảnh quan cho bộ mặt Khu công nghiệp. Cây xanh phân tán được trồng dọc theo toàn bộ đường đi trong Khu công nghiệp và trong khu vực các nhà máy. Khu cây xanh tập trung được bố trí dọc theo tuyến Đường số 3A rộng 2x20m vào Khu công nghiệp, dọc theo Đường số 4A rộng 1x10m. Cây xanh tạo dựng cảnh quan cho bộ mặt Khu công nghiệp, được bố trí chủ yếu là cây xanh dọc đường vừa 24
  38. Đồ án tốt nghiệp có chức năng cách ly, đảm bảo cải thiện tốt nhất điều kiện vi khí hậu cho Khu công nghiệp. Sát vỉa hè là phần cây xanh rộng 3m, phía dưới có các đường ống kỹ thuật, phía trên có các trụ điện, chỉ trồng cỏ thấp và một số cây bụi có chiều cao dưới 8m. Phần cây xanh phía trong có thể trồng các loại cây cao, tán rộng để tăng khả năng hấp thụ nhiệt và bụi, giảm thiểu ô nhiễm không khí trong Khu công nghiệp. Trong khu cây xanh bố trí các công trình làm tăng thẩm mỹ, tạo sự hài hòa không gian và cảnh quan môi trường. Cây xanh phân tán được trồng dọc theo toàn bộ đường đi trong Khu công nghiệp và quanh khu vực các nhà máy. Diện tích cây xanh tập trung là 7,371 ha chiếm 2,53% diện tích đất toàn Khu công nghiệp. f. Hệ thống thoát nước mưa: Địa hình tự nhiên của Khu công nghiệp có độ dốc tương đối bằng phẳng nằm giữa 3 rạch Cái Cui , rạch Cái Dầu và Sông Hậu. Chia hệ thống thoát nước mưa làm 2 lưu vực thoát nước, thu nước mưa từ Khu công nghiệp và xả ra sông, rạch. Nước mưa được thu gom qua các ga thu nước mưa và chảy trong cống BTLT. Khoảng cách trung bình các ga thu nước mưa là 30 m / 1 hố ga. g. Hệ thống thoát nước thải: Sơ đồ xử lý nước thải có thể thực hiện theo sơ đồ sau: Nước thải công nghiệp Xử lý cục bộ Trạm xử lý Nước thải sinh hoạt Bể phốt Nước mưa Sông Hình 1.5. Sơ đồ xử lý nƣớc thải Khu công nghiệp Sông Hậu Lượng nước thải tính bằng 80 lượng nước cấp (xét đến quá trình bay hơi, dùng nước tuần hoàn, ) 25
  39. Đồ án tốt nghiệp Lưu lượng nước thải toàn khu công nghiệp: 7.675 x 0,8 = 6.140 m3/ngđ. (Trừ 648 m3 nước phục vụ chữa cháy). Hệ thống nước thải sản xuất tại các nhà máy phải được xử lý cục bộ rồi chảy về trạm xử lý bằng ống BTCT. Dùng ống BTCT tròn, miệng bát, đặt tại hố ga thu nước bẩn tại các nhà máy xí nghiệp. Hệ thống thoát nước thải là hệ thống tự chảy . Hố ga bằng BTCT, khoảng cách giữa các hố ga là 25 m. Trạm xử lý nước thải: Đang xây dựng 01 nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 6.200 m3/ ngày đêm, công suất giai đoạn đầu là 3.000 m3/ ngđ . Khi có nhu cầu xử lý nước thải tăng sẽ đầu tư thêm một mođun nữa công suất 3.200 m3/ ngđ . Vị trí nhà máy đặt tại khu vực đầu đường số 3A, bên cạnh phần đất giao cho Vinalines . Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào nguồn loại A theo theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ theo ống cống thoát nước mưa ra cửa xả , hoặc sử dụng cho nhu cầu bơm tưới cây trong KCN. h. Lượng nước thải và chất thải rắn của một số doanh nghiệp đang hoạt động: Công ty CP Thủy sản Nam Sông Hậu - Lưu lượng nước thải sản xuất: 600 m3/ngày.đêm. - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 31,2 m3/ngày.đêm. - Chất thải rắn sinh hoạt: 260 kg/ngày. - Chất thải rắn sản xuất: 5 tấn/ngày. Chất thải nguy hại khoảng 225 kg/ngày. Công ty CP Chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 240 m3/ngày.đêm, - Lưu lượng nước thải sản xuất: 3.450 m3/ngày.đêm. Cty TNHH Thuốc thú y và chế phẩm Sinh học Vemedim - Tổng lượng nước thải khoảng 65,8 m3/ngày.đêm - CTR sinh hoạt khoảng 100 kg/ngày. CTR sản xuất khoảng 90 kg/ngày. 26
  40. Đồ án tốt nghiệp Bảng 1.2. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Sông Hậu Diện tích Ngành nghề sản xuất Tỷ lệ STT DOANH NGHIỆP (ha) kinh doanh (%) 1 Công ty TNHH MTV Dịch vụ 87.1 Đóng tàu 33 Hàng hải Hậu Giang 2 Công ty CP Thủy sản Minh 28 Chế biến thủy sản 10,6 Phú - Hậu Giang 3 Công ty CP Cảng Minh Phú - 28 Cảng tổng hợp 10,6 Hậu Giang 4 Công ty CP thủy sản Nam Sông 8.95 Chế biến thủy sản 3,4 Hậu 5 Công ty TNHH MTV Thuốc 2.05 SX thuốc thú y và chế 0,77 thú y và chế phẩm sinh học phẩm sinh học Vemedim 6 Công ty TNHH MTV Bao bì 2 SX bao bì 0,75 Vemedim 7 Công ty TNHH MTV Tập đoàn 2 sản xuất bơ margarine 0,75 quốc tế RunLong - Hậu Giang 8 Công ty TNHH MTV Number 40 Trung tâm sản xuất 15,16 One Hậu Giang nước giải khát, bao bì 9 Công ty PTHT KCN tỉnh Hậu 0.7 Khai thác và kinh 0,27 Giang doanh bến bãi 10 Công ty TNHH MTV Masan 12.5 Trung tâm công nghiệp 4,74 HG thực phẩm 11 Công ty TNHH MTV Masan 10 Nhà máy bia 3,8 Brewery HG 12 Công ty Cổ phần nước Aqua 1.5 Nhà máy nước 0,61 One 27
  41. Đồ án tốt nghiệp Đất xây dựng nhà máy, XNCN 222,8 84,45 Đất Công nghiệp còn lại 41 15,55 Tổng cộng 263,8 100 1.2.3. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 Diện tích KCN Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1: 202,16 ha. Được thành lập năm 2009 theo quyết định Quyết định số 3103/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Hậu Giang. Đến thời điểm 31/12/2014 KCN đã thu hút được 26 dự án đầu tư vào KCN tổng diện tích 96,19 ha, tỷ lệ lắp đầu là 47,76%. Diện tích đã có chủ trương khoảng 90,513 ha, chiếm 60,9% diện tích đất xây dựng nhà máy (148,616 ha).Trong đó: 17 dự án đang hoạt động (08 dự án là các doanh nghiệp hiện hữu đã hoạt động trước khi KCN được thành lập). 1.2.3.1. Vị trí địa lý Thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Tứ cận tiếp giáp: - Phía Đông: giáp quốc lộ 1A. - Phía Nam: giáp rạch Vong - Phía Tây: giáp sông Ba Láng - Phía Bắc: giáp đất dân Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty PTHT KCN Hậu Giang 1.2.3.2. Ngành nghề đầu tư Khu Công nghiệp Tân Phú Thạnh – Giai đoạn I là Khu công nghiệp tập trung đa dạng các ngành công nghiệp và dịch vụ, sử dụng nhiều lao động địa phương, bao gồm các ngành nghề sau đây: - Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ lương thực, trái cây, từ nguồn nguyên liệu địa phương và khu vực. - Công nghiệp sản xuất , lắp ráp các thiết bị điện - điện tử . 28
  42. Đồ án tốt nghiệp - Công nghiệp chế biến các loại súc sản, thủy hải sản,từ nguồn nguyên liệu địa phương và khu vực. - Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thủy hải sản . - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, bao bì. - Công nghiệp sản xuất cấu kiện bê tông và vật liệu xây dựng . - Công nghiệp sản xuất gỗ gia dụng và TTNT . - Dịch vụ cho thuê kho bãi, tổng kho. - Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa KCN Tân Phú Thạnh Hình 1.6. Vị trí Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh – giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang 1.2.3.3. Nguồn Lao động Các ngành nghề có đặc tính sử dụng nhiều lao động phổ thông, lao động có tay nghề. Số lượng lao động chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất, các ngành dich vụ chiếm số ít. Nguồn cung cấp lao động chủ yếu là từ khu vực, các tỉnh thành khu vực lân cận. Số lượng lao động trong KCN hiện nay vào khoảng 20.000 người. 29
  43. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.7. Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 1.2.3.4. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật hạ tầng chính a. Giao thông: Đường thuỷ: Khu đất tiếp giáp sông Ba Láng, hệ thống sông này tương đối sâu thích hợp cho việc giao thông thuỷ, có thể tiếp nhận tàu trọng lượng từ 250 tấn – 300 tấn lưu thông dễ dàng. Đây cũng là giao thông chính của khu vực mang đặc trưng của sông nước miền Tây. Đường bộ: Khu vực đất quy hoạch Khu công nghiệp được nằm trải dài theo Quốc lộ 1A, cách đường dẫn vào cầu Cần Thơ khoảng 2km đây là một thuận lợi lớn cho giao thông bộ của Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh . 30
  44. Đồ án tốt nghiệp Đường nội bộ trong khu quy hoạch chủ yếu là đường đá dăm, về phía sông Ba Láng có đường chạy dọc sông được làm bằng đan bê tông và có 2 đường đá vào kho nhớt và kho xăng. Hệ thống giao thông Khu công nghiệp gồm có 5 loại đường như sau : - Lộ giới 36m ( Đường số 3 đã được xây dựng từ Quy hoạch Cụm CT TT Tân Phú Thạnh trước đây) : là tuyến đường trục chính Khu công nghiệp từ QL1A vào. - Lộ giới 36m ( Đường số 1 - Đường số 2 và Đường số 6) : là tuyến đường trục ngang chính và các đường trục kết nối được thiết kế theo dự kiến phát triển KCN Tân Phú Thạnh – GĐ II - Lộ giới 20m ( Đường số 8A) : là tuyến đường chạy dọc khu C9 và C10. - Lộ giới 24m (đường số 4 và đường số 8): là các tuyến đường nội bộ của Khu công nghiệp. - Lộ giới 15m (đường số 7): là tuyến đường chạy dọc sông Ba Láng để vào các lô C1, C2,C3 và bãi rác. b. Cấp nước : Công ty Cấp thoát nước Hậu Giang hiện đang chuẩn bị triển khai bước dự án xây dựng Nhà máy nước cấp nước Tân Phú Thạnh đặt tại vị trí đối diện KCN trong khu TĐC – dân cư TPT cung cấp nước cho nhu cầu khu vực dự án với nguồn nước có chất lượng bảo đảm, đạt tiêu chuẩn cho phép. Nguồn nước sẽ được dẫn từ Nhà máy cấp nước Tân Phú Thạnh băng qua Quốc Lộ 1A tới khu vực xây dựng Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, dự kiến điểm đấu nối tại hành lang lộ giới QL 1A . Tổng lưu lượng nước cấp là7050 m3/ ngày đêm. c. Hiện trạng lưới điện: Mặt trước Khu công nghiệp, dọc theo Quốc lộ 1A, có đường dây 22KV (574- CT) với 2 tuyến dây đi trên trụ BTLT. Trong Khu công nghiệp chỉ có hệ thống điện phân phối hạ thế cung cấp cho các nhà máy và khu dân cư hiện hữu với công suất nhỏ. d. Mạng lưới thoát nước mưa: 31
  45. Đồ án tốt nghiệp Nước mưa sẽ theo các tuyến cống thoát nước mưa trong các nhà máy, các hố ga thu nước ven đường đổ vào các cống thoát nước mưa đặt dọc theo các tuyến đường, chảy vào hệ thống cống thoát chính và xả vào rạch hiện hữu. Căn cứ vào vị trí thuận lợi (gần sông Ba Láng nhất), chia khu vực dự án thành 2 lưu vực thoát nước ra cửa xả sông Ba Láng. e. Cây xanh : Cây xanh trong Khu công nghiệp chủ yếu là cây xanh dọc đường vừa có chức năng cách ly, đảm bảo cải thiện tốt nhất điều kiện vi khí hậu cho Khu công nghiệp. Đất cây xanh trong KCN là : 18,52 ha chiếm 9,24 % diên tích KCN. f. Xử lý rác thải và vệ sinh môi trường: Rác của Khu công nghiệp được Công ty môi trường đô thị ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở sản xuất. Hàng ngày Công ty có trách nhiệm thu gom rác từ trạm trung chuyển và đem đến trạm xử lý rác chung của khu vực để xử lý. g. Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống riêng trong từng nhà máy: Nước thải được xử lý riêng tại từng nhà máy đảm bảo chất lượng nước xả vào nguồn loại B theo TCVN 5945-1995. Hệ thống đường cống, hố thăm (khép kín) thu gom bên ngoài nhà máy (dẫn nước thải từ các nhà máy trong từng khu ) tới nhà máy xử lý nước thải tập trung. Thiết kế hệ thống cống tự chảy đi qua tất cả các nhà máy trong Khu công nghiệp để thu gom nước bẩn dẫn về nhà máy xử lý nước thải. Lợi dụng độ dốc thiết kế san nền để thiết kế tuyến cống. Độ sâu đặt cống ban đầu là 0,5m tính từ mặt đất hoàn thiện đến đỉnh cống. Lượng nước thải tính bằng 80 lượng nước cấp (xét đến quá trình bay hơi, dùng nước tuần hoàn, ) - Lưu lượng nước thải toàn khu công nghiệp: 6600 x 0,8 = 5280 m3/ngđ. - Hệ thống nước thải sản xuất tại các nhà máy phải được xử lý cục bộ rồi chảy về trạm xử lý bằng ống bê tông cốt thép (BTCT). - Dùng ống BTCT tròn, miệng bát, đặt tại hố ga thu nước bẩn tại các nhà máy xí nghiệp. 32
  46. Đồ án tốt nghiệp - Hệ thống thoát nước thải là hệ thống tự chảy . - Khoảng cách giữa các hố ga là 25 m. h. Trạm xử lý nước thải: Đang xây dựng 01 nhà máy xử lý nước thải tập trung cho cả hai giai đoạn, công suất Đợt 1 là : 2.500 m3/ ngđ, và Đợt 2 tăng thêm công suất là 2.500 m3/ngđ, tổng cộng cả hai đợt là : 5 000 m3/ngđ. - Vị trí nhà máy đặt tại khu vực giáp ranh giữa hai giai đoạn, cuối đường số 3, bên cạnh Kho bãi . - Nước thải sau xử lý sẽ được xả vào sông Ba Láng. - Vị trí chiếm đất của Nhà máy xử lý nước thải khoảng 4,2 ha. Dây chuyền dự kiến xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp 33
  47. Đồ án tốt nghiệp NƢỚC THẢI VÀO TXLNT SONG TÁCH RÁC MTK BỂ AEROTEN BỂ GOM MTK BỂ ĐIỀU HÒA BƠM NƢỚC THẢI BỂ TÁCH MỠ BƠM BỒN KIỀM ĐL BỂ ĐIỀU HÒA BƠM B ỒN ACID ĐL BƠM NƢỚC THẢI BỒN PHÈN BƠM BỂ KTỤ-TẠO BÔNG ĐL BƠM BỂ LẮNG 1 BỒN POLYMER ĐL BƠM ĐL BỒN KIỀM BỂ TRUNG HÒA BƠM BỒN DD ĐL BỂ ANOXIC BỂ AEROTEN BƠM BÙN BỂ LẮNG SINH HỌC BƠM BƠM BÙN BỒN CHLORINE ĐL BỂ KHỬ TRÙNG ĐẠT QCVN 40:2011 (CỘT A) BỂ CHỨA BÙN BƠM BÙN BÙN KHÔ MÁY ÉP BÙN (THU GOM) Hình 1.8. Quy trình xử lý nƣớc thải tập trung của khu công nghiệp Tân Phú Thạnh 34
  48. Đồ án tốt nghiệp i. Lượng nước thải và chất thải rắn của một số doanh nghiệp đang hoạt động: Công ty TNHH Thanh Khôi - Lưu lượng nước thải sản xuất: 71 m3/ngày.đêm. - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 8 m3/ngày.đêm. - Chất thải rắn sinh hoạt: 2,6 kg/ngày. Công ty TNHH Thanh Bình - Lưu lượng nước thải sản xuất: 20 m3/ngày.đêm. - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 3 m3/ngày.đêm. - Chất thải rắn sinh hoạt: 25 kg/ngày. - Chất thải rắn sản xuất: 96 tấn trấu, cám/ngày; 54 kg bao bì hỏng/năm; 4,5 tấn tro/năm; rơm rạ, đất, cát sỏi là 2,4 tấn/ngày. Công ty CP SXXD và TM Tân Thuận Thành. - Lưu lượng nước thải sản xuất: 26 m3/ngày.đêm. - Chất thải rắn sinh hoạt: 55 kg/ngày. Công ty TNHH Lạc Tỷ II - Lưu lượng nước thải sản xuất: 2 m3/ngày.đêm. - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 330 m3/ngày.đêm. Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Kim Thủy - Lưu lượng nước thải sản xuất: 24 m3/ngày.đêm. - Lưu lượng nước thải sinh hoạt: 3 m3/ngày.đêm. - Chất thải rắn sinh hoạt: 20 kg/ngày. - Chất thải rắn sản xuất: 13,33 kg/ngày; 27 tấn phế phẩm/ngày. Công ty TNHH MTV Bê Tông Hamaco Hậu Giang - Tổng lượng nước thải khoảng 7,8 m3/ngày.đêm. - CTR sinh hoạt khoảng 130 kg/ngày. CTR sản xuất khoảng 1760,8 kg/ngày. Công ty Cổ phần Phú Thạnh - Tổng lượng nước thải khoảng 10 m3/ngày.đêm - CTR sinh hoạt khoảng 44,5 kg/ngày. CTR sản xuất khoảng 600 kg/ngày. Công ty Cổ phần Bê tông 620 Hậu Giang 35
  49. Đồ án tốt nghiệp - Tổng lượng nước thải khoảng 14,6 m3/ngày.đêm - CTR sinh hoạt khoảng 60-100 kg/ngày. CTR sản xuất khoảng 82 kg/ngày. Bảng 1.3. Cơ cấu sử dụng đất của các doanh nghiệp trong KCN Tân Phú Thạnh – Giai đoạn 1 Diện Ngành nghề sản xuất Tỷ lệ STT DOANH NGHIỆP tích kinh doanh (%) (ha) Công ty Cổ phần Thủy sản 1 12,1 Chế biến TS 8.14 Cafatex Chế biến thức ăn GS 2 Công ty TNHH Thanh Khôi 5,1 3.43 3 Công ty TNHH Thanh Bình 4,6 Chế biến TS, thức ăn GS 3.1 4 DNTN Vĩnh Phát 0,3 Chế biến thức ăn GS 0.2 5 Hộ SXKD Lương Thị Xại 0,1 CB nước mắm 0.07 6 Công ty TNHH Chính Giang 0,5 Kho xăng dầu 0.34 Chế biến nông sản, thực 7 Công ty THHH Phú Thạnh 2 1.35 phẩm 8 DNTN Đặng Toàn 1,17 Kho xăng dầu 0.79 Công ty Cổ phần đầu tư Thúy 9 3 Gỗ cao cấp 2.02 Sơn Công ty Cổ phần TM-DV VDA 10 10 Tổng kho phân phối 6.73 - Hậu Giang 36
  50. Đồ án tốt nghiệp Chế biến nông sản, thực 11 Cty CP CBTP XK Phú Thịnh 2,85 1.92 phẩm Công ty Cổ phần SX-XD-TM 5 12 SX BT đúc sẵn và cơ khí 3.36 Tân Thuận Thành 13 Công ty TNHH Lạc Tỷ II 3,88 SX giày 2.61 Công ty TNHH MTV dược 14 6.4 Sản xuất dược phẩm 4.31 phẩm DHG 15 DNTN Hồng Ngọc 0,8 Kho xăng dầu 0.54 Cty CP Bê Tông 620 – Hậu 8 16 SX BT đúc sẵn 5.38 Giang Cty CP Thức ăn chăn nuôi Rico 3 Chế biến thức ăn GS 17 2.02 Hậu Giang Công ty TNHH MTV In bao bì 18 1.1 Sản xuất bao bì 0.74 DHG 1 19 Cty TNHH SX - TM Kim Thủy 2,4 CBTA gia súc, gia cầm 1.61 Cty TNHH MTV Bê tông 20 5 SX bê tông 3.36 Hamaco Hậu Giang) Cty TNHH XD-TM-Đại Hoàng NM sx may mặc, bao bì, 21 1,92 1.29 Long lắp ráp xe nông nghiệp Xây dựng nhà xưởng, 22 DNTN Thanh Hương 1.8 1.21 nhà kho cho thuê Chế biến nông sản, thủy 23 Công ty TNHH Hải Thanh 2,5 1.68 sản xuất khẩu 24 DNTN Quốc Đại 0.2 Nhà máy cấp nước 0.13 Công ty TNHH Đầu tư Đan - 25 1.8 Nhà máy gỗ cao cấp 1.21 Việt 37
  51. Đồ án tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Dinh Sản xuất thức ăn chăn 26 dưỡng Nông nghiệp Quốc tế 5 3.36 nuôi Hậu Giang Đất xây dựng nhà máy, XNCN 90,513 60,9 Đất Công nghiệp còn lại 58,103 39,1 Tổng cộng 148,616 100 1.3. Đánh giá chung về các KCN ở Hậu Giang: Nhìn chung các KCN tỉnh Hậu Giang được thành lập muộn hơn so với các KCN ở các tỉnh khác (do tỉnh Hậu Giang được tách ra từ năm 2004). Hiện các KCN, chủ yếu đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng, số lượng dự án đi vào hoạt động chưa nhiều Về cơ sở hạ tầng (trong đó có hạ tầng phục vụ bảo vệ môi trường) chưa hoàn chỉnh do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế (chủ yếu là từ nguồn ngân sách của tỉnh, chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các KCN) nên chỉ có chủ đầu tư hạ tầng cỉa KCN (Công ty PTHT KCN. Đối với các KCN chủ yếu đang trong trong giai đoạn đầu tư các tuyến đường chính (cùng các hạ tầng đi kèm), tiến độ đầu tư hạ tầng KCN cũng phụ thuộc vào tiến độ đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp. Khi so sánh giữa KCN của Hậu Giang và một số KCN khác thì có một số khác biệt như sau: - Vấn đề về giải phóng mặt bằng KCN khác có sẳn mặt bằng thuận lợi cho nhà đầu tư xây dựng và phát triển. KCN Hậu Giang theo tiến độ của nhà đầu tư. Giải phóng mặt bằng cho khu công nghiệp hiện nay được coi là khâu mấu chốt quyết định sự thành công của các KCN và là khâu có nhiều khó khăn nhất được ghi nhận trong thời gian qua. Công tác giải phóng mặt bằng kéo dài sẽ dẫn tới thời gian triển khai dự án đầu tư KCN bị ngưng trệ, phát sinh chi phí, giảm hiệu quả đầu tư, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh KCN. 38
  52. Đồ án tốt nghiệp - Vấn đề cơ sở hạ tầng KCN khác đa số có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh trong đó có hạ tầng về BVMT như các trạm Xử lý nước thải tập trung KCN Hậu Giang cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh, cụ thể là chưa có trạm xử lý nước thải tập trung (KCN Tân Phú Thạnh đang xây dựng trạm xử lý nước thải (giai đoạn 1) công suất 2.500m3/ngày.đêm, có KCN Sông Hậu đang xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 3.000m3/ngày.đêm). Điều này không chỉ gây khó khăn trong công tác thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp cũng như công tác quản lý môi trường khi các dự án đi vào hoạt động. Do doanh nghiệp nếu đi vào hoạt động trước khi trạm xử lý nước thải hoàn thành thì phải tự đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn dẫn đến chi phí đầu tư cao hơn. Và khi các doanh nghiệp này đi vào hoạt động do các doanh nghiệp tự xử lý nước thải và xả ra môi trường, không thu gom vào hệ thống xử lý nước thải tập trung nên khó kiểm soát được chất lượng đầu ra của nước thải. - Vấn đề cây xanh khu công nghiệp Tại KCN Tân Phú Thạnh – Giai đoạn 1 diện tích đất trồng cây xanh trong KCN là: 18,52 ha chiếm 9,24 % diên tích KCN. KCN Sông Hậu – Giai đoạn 1 diện tích cây xanh tập trung là 7,371 ha chiếm 2,53% diện tích đất toàn KCN. Như vậy chưa đảm bảo theo đúng quy định tại bảng 2.3 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008 / BXD : Đất cây xanh 10% diện tích đất toàn KCN. 39
  53. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu 2.1.1. Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN Các phương tiện hỗ trợ cho quá trình khảo sát bao gồm: - Xe máy. - Bảng phỏng vấn, viết. - Máy ảnh kỹ thật số. - Quà tặng cho các hộ trả lời phỏng vấn. 2.1.2. Khảo sát hiên trạng môi trường tại các KCN - Máy thu bụi SIBATA - Máy thu mẫu khí DESAGA; - Máy đo khí độc OLDHAM; - Máy đo ồn RION NL-21 - Chai nhựa, chai thuỷ tinh 2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại các KCN 2.2.1.1. Đối tượng khảo sát Những hộ sinh sống xung quanh khu công nghiệp Sông Hậu và khu công nghiệp Tân Phú Thạnh tỉnh Hậu Giang. Tổng cộng 80 phiếu (danh sách đính kèm phụ lục). Hộ gia định được chọn ngẫu nhiên, đảm bảo một trong những tiêu chí sau: Nằm trong phạm vị chịu ảnh hưởng của KCN. Có người thân hay họ hàng làm việc tại các doanh nghiệp trong KCN. Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất từ sơ cấp nghề trở lên. Thời gian trú ngụ tại đây từ 5 nằm trở lên. Có bị ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng. Những doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp Sông Hậu và khu công nghiệp Tân Phú Thạnh tỉnh Hậu Giang. Tổng cộng 10 phiếu (danh sách đính kèm phụ lục). 40
  54. Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.2. Địa điểm khảo sát Đối với doanh nghiệp đang hoạt động cụ thể 4 doanh nghiệp ở khu công nghiệp Sông Hậu và 6 doanh nghiệp ở khu công nghiệp Tân Phú Thạnh. Đối với hộ dân xung quanh khu công nghiệp Sông Hậu bao gồm: Chợ Đông Phú (đối diện KCN Sông Hậu); Ấp Phú Nhơn; Ấp Phú Hưng; Ấp Phú Lộc; Ấp Phú Bình; Đối với hộ dân xung quanh khu công nghiệp Tân Phú Thạnh bao gồm: Khu chợ Tân Phú Thạnh (cách cổng KCN TPT 200 m ); Ấp Phú Lợi; Khu dân cư Thành Phát (Khu tái định cư khi hình thành khu công nghiệp cách khu công nghiệp); Ấp Đông Thuận; Hình 2.1.Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh KCN Sông Hậu (đƣợc đánh dấu màu đỏ) 41
  55. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2. Vị trí khảo sát hộ dân xung quanh Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh (đƣợc đánh dấu màu đỏ) 2.2.2. Phương pháp khảo sát + Nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu, tập hợp, tham khảo các tài liệu, các bài viết có liên quan từ đó tổng hợp các thông tin cần thiết Thu thập số liệu thứ cấp từ BQL các KCN, Phòng TNMT huyện, Sở TNMTphòng Nông nghiệp và PTNT huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện về số lượng tình hình phát triển KCN, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại KCN 42
  56. Đồ án tốt nghiệp Tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu tại KCN tỉnh Hậu Giang. Số liệu hiện trạng môi trường các KCN qua các năm. Khảo sát thực tế tại KCN Sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh. Tài liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học. Tài liệu về hiện trạng môi trường qua các năm. Tổng hợp tài liệu: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra. + Điều tra, phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp từng hộ dân và doanh nghiệp theo phiếu điều tra soạn sẵn. Gồm 2 loại phiếu điều tra, khảo sát sau: - Phiếu điều tra ý kiến hộ dân sống xung quanh khu công nghiệp. - Phiếu điều tra về công tác quản lý môi trường tại các công ty trong khu công nghiệp. Thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp tại các hộ dân được lựa chọn ngẫu nhiên sinh sống xung quanh KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh: - Trước tiên, công tác chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn những hộ dân sinh sống xung quanh KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Bảng câu hỏi được chuẩn bị là dạng câu hỏi kết hợp vừa dạng câu hỏi lựa chọn, vừa dạng câu hỏi mở. - Sau khi lập bảng phỏng vấn, tiến hành kiểm tra bảng câu hỏi bằng cách đi phỏng vấn thử 5 hộ nhằm sàng lọc các câu hỏi cần thiết và loại bỏ các câu hỏi không phù hợp. Sau đó, điều chỉnh lại bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn chính thức. - Các hộ được lựa chọn phỏng vấn một cách ngẫu nhiên tại các địa điểm khảo sát thông qua sự giới thiệu của chính quyền địa phương (Trưởng ấp). Khảo sát, đánh giá thực trạng cán bộ quản lý môi trường tại các công ty trong KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bằng cách: 43
  57. Đồ án tốt nghiệp soạn phiếu khảo sát và tiến hành phỏng vấn (trực tiếp), câu hỏi được chuẩn bị là dạng câu hỏi kết hợp vừa dạng câu hỏi lựa chọn, vừa dạng câu hỏi mở. Tiếp cận thực tế môi trường nước mặt và không khí, khảo sát các doanh nghiệp đang hoạt động trong cụm công nghiệp, khảo sát các tuyến đường giao thông trong nội bộ cụm công nghiệp, Nội dung dữ liệu cần thu thập được sau khi tiến hành khảo sát thực tế.  Đối với hộ dân xung quanh KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh: - Thời gian hộ dân trú ngụ tại đây trước hay sau khi hình thành khu công nghiệp, qua đó đánh giá được hoạt động của KCN chính xác nhất. - Tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. - Nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính của những hộ dân khảo sát. - Ghi nhận và phân tích những hoạt động của KCN có thể đã và đang tác động đến sức khỏe người dân nơi đây:  Về vấn đề xử lý nước thải.  Về vấn đề xử lý khí thải.  Về vấn đề xử lý chất thải rắn - Những kiến nghị và phản ánh của người dân để tiến hành đề xuất những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm phù hợp. - Sự hợp tác của người dân đối với việc bảo vê môi trường.  Đối với cán bộ quản lý môi trường tại các công ty trong KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh: - Những hiểu biết quy định pháp luật về BVMT. - Tình hình thực hiện công tác BVMT của công ty:  Lập thủ tục môi trường.  Xây dựng các chương trình BVMT.  Xử lý chất thải: rắn, lỏng, khí. - Đánh giá về quá trình xử lý chất thải của công ty, từ đó nêu ra những khó khăn trong việc thực hiện. - Đánh giá công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp. 44
  58. Đồ án tốt nghiệp - Định hướng về quản lý môi trường của công ty trong thời gian tới: áp dụng sản xuất sạch hơn, áp dụng ISO 14001, + Xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng p mềm Excel để phân tích và xử lý số liệu. 2.2.3. Khảo sát, thu mẫu hiện trạng môi trường tại các KCN 2.2.3.1. Địa điểm thu mẫu  Khu công nghiệp Sông Hậu – giai đoạn 1: - Thu mẫu môi trường không khí: 5 điểm. Không khí 1: Khu vực cổng KCN. Không khí 2: Khu vực giữa tuyến đường chính KCN. Không khí 3: Khu vực cuối tuyến đường chính KCN. Không khí 4: Khu vực cuối KCN giáp sông Cái Dầu. Không khí 5: Khu vực đầu KCN giáp sông Cái Cui. - Thu mẫu môi trường nước mặt: 5 điểm. Nước mặt 1: Sông Cái Dầu gần công ty Nam Sông Hậu. Nước mặt 2: Sông Hậu đoạn chảy qua KCN, cách 100m về thượng nguồn. Nước mặt 3: Sông Hậu đoạn chảy qua KCN, cách 100m về phía hạ nguồn. Nước mặt 4: Sông Cái Dầu gần tiếp giáp Sông Hậu. Nước mặt 5: Sông Cái Cui đoạn chảy qua KCN.  Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1 - Thu mẫu môi trường không khí: 5 điểm. Không khí 1: Khu vực bên ngoài công ty Lạc Tỷ 2. Không khí 2: Khu vực bên ngoài công ty Phú Thịnh. Không khí 3: Khu vực đường trục chính gần cổng KCN. Không khí 4: Khu vực trạm xử lý nước thải KCN. Không khí 5: Khu vực cây xăng gần công ty Chính Giang. - Thu mẫu môi trường nước mặt: 2 điểm. Nước mặt 1: Sông Ba Láng cách trạm XLNT 50m về phía thượng lưu. Nước mặt 2: Sông Ba Láng cách trạm XLNT 50m về phía hạ lưu. 45
  59. Đồ án tốt nghiệp ( Vị trí thu mẫu được thể hiện tại hình 2.3, 2.4) Hình 2.3. Vị trí thu mẫu KCN Sông Hậu 46
  60. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.4. Vị trí thu mẫu KCN Tân Phú Thạnh 47
  61. Đồ án tốt nghiệp 2.2.3.2. Phương pháp khảo sát + Nghiên cứu tài liệu Tìm hiểu, tập hợp, tham khảo các tài liệu, các bài viết có liên quan từ đó tổng hợp các thông tin cần thiết - Tài liệu sơ cấp: thu thập số liệu tại KCN tỉnh Hậu Giang. Số liệu hiện trạng môi trường các KCN qua các năm. Khảo sát thực tế tại KCN Sông Hậu, KCN Tân Phú Thạnh. Tài liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu của nhiều tác giả, từ các báo cáo khoa học. Tài liệu về hiện trạng môi trường qua các năm. Tổng hợp tài liệu: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra. + Thu mẫu tại hiện trƣờng Lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí và nước mặt tại KCN Sông Hậu và KCN Tân Phú Thạnh. Vị trí, các chỉ tiêu được thực hiện theo chương trình giams át môi trường định kỳ của các KCN đã được phê duyệt. Phương pháp thu mẫu: được thực hiện theo qui định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về phương pháp thu mẫu. Bảng 2.1.Phương pháp thu mẫu Loại mẫu Phƣơng pháp thu mẫu Theo TCVN 5067-1995; Không khí 5971-1995 và 6137-1996 Theo TCVN 5992-1995; Nước 5993-1995 và 5999-1995 48
  62. Đồ án tốt nghiệp Phương pháp phân tích: Các chỉ tiêu được phân tích tại TT Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP. Cần Thơ. Phương pháp đo và kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn qui định ngành, cụ thể được thể hiện như bảng sau: Bảng 2.2. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu không khí STT Các chỉ tiêu Phƣơng pháp đo đạc/kiểm nghiệm 1 Ồn TCVN 5964:1995 2 Bụi TCVN 5067:1995 3 Tổng CxHy TQKT/BYT/1993 4 SO2 TCVN 5971:1995 5 NO2 TCVN 6137:1996 6 CO 52-TCN 352:89 Bảng 2.3. Phương pháp kiểm nghiệm các chỉ tiêu quan trắc mẫu nước STT Các chỉ tiêu Phƣơng pháp kiểm nghiệm 1 pH SMEWW 1998 4500-H+B 2 SS SMEWW 1998 2540 D Method 8000 DR/2800 3 COD Spectrophometre 4 BOD5 20oC SMEWW 5210 D 5 Tổng Nitơ TCVN 6638-2000 6 Phospho tổng số SMEWW 1998 4500 P E 7 Dầu mỡ khoáng TCVN 5070-95 8 Coliforms TCVN 6187-2:96 + Phương pháp đánh giá, so sánh Kết quả phân tích các chỉ tiêu về chất lượng nước mặt không khí của dự án được tổng hợp để đánh giá về hiện trạng các thành phần môi trường tại khu vực dự 49
  63. Đồ án tốt nghiệp án. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở so sánh giá trị các thông số được phân tích với các tiêu chuẩn môi trường cho phép. - Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNM; - Quy chuẩn về tiếng ồn - QCVN 26: 2010/BTNMT; - Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT So sánh mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của nước mặt, không khí so với những năm trước. + Xử lý số liệu Phân tích và xử lý số liệu: sử dụng phần mềm Excel để phân tích và xử lý số liệu. 50
  64. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỦA KCN HẬU GIANG 3.1. Công tác quản lý môi trƣờng các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang 3.1.1. Giới thiệu chung về Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. Địa chỉ: Km 10 Quốc lộ Nam Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (Đối diện Cổng KCN Sông Hậu, cách TP.Cần Thơ 11km). 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang Ban quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang thực hiện chức năng nhiệm vụ theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ, Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế. Ngoài ra về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang còn được quy định cụ thể bởi các văn bản: - Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban Quản lý các KCN tỉnh Hậu Giang. - Quyết định số 24/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2012 về việc sửa đổi, bổ sung Điểm b Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 39/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý các khu công nghiệp bao gồm: Lãnh đạo Ban, Văn phòng, các phòng chuyên môn nghiệp vụ (04 phòng), đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Công ty PTHT KCN, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng KCN) 51
  65. Đồ án tốt nghiệp Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang có: 01 Trưởng ban và 03 Phó Trưởng ban. Biên chế của Ban Quản lý bao gồm biên chế hành chính, biên chế sự nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp và cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước.Tổng biên chế của Ban Quản lý các khu công nghiệp là 61 người trong đó: - Ban Quản lý các khu công nghiệp: 28 người (công chức) - Công ty PTHT KCN: 31 người (viên chức) Lãnh đạo Ban Quản lý (1 Trƣởng ban và 3 Phó Trƣởng ban) Văn phòng Các phòng chuyên môn Các đơn vị sự nghiệp trực ( 12 nhân nghiệp vụ thuộc sự) ( 12 nhân sự) (30 nhân sự) Phòng Phòng Phòng Phòng Công ty Ban quản Quản lý Quản lý Quản lý Quản lý phát lý dự án Đầu tư và Quy Môi Lao động triển hạ đầu tư hạ Doanh hoạch trường và đại diện tầng tầng nghiệp ban quản KCN KCN (3 nhân (2 nhân lý tại các Hậu tỉnh Hậu (4 nhân sự) sự) KCN, Cụm Giang Giang sự) CNTT (3 nhân sự) Hình 3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN 52
  66. Đồ án tốt nghiệp Công ty Phát triển Hạ tầng KCN (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc) Văn phòng Phòng Giải Phòng Kế Phòng Quản Công ty phóng Mặt hoạch Kỹ lý và Khai bằng thuật thác Hạ tầng (12 nhân sự) (6 nhân sự) (3 nhân sự) (6 nhân sự) Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty PTHT KCN Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận phụ trách công tác quản lý môi trường của Ban Quản lý các khu công nghiệp Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý về môi trường Ban Quản lý các khu công nghiệp bao gồm: - Phòng Quản lý Môi trường: chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường tại các KCN. - Phòng Quản lý và Khai thác hạ tầng trực thuộc công ty phát triển hạ tầng: chịu trách nhiệm quản lý môi trường thuộc trách nhiệm chủ đầu tư các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các KCN. Phòng Quản lý Môi trường: + Cơ cấu nhân sự: Phòng QLMT có 02 nhân sự. +Về chuyên môn: 01 Thạc sĩ Khoa học môi trường, 01 Kỹ sư Kỹ thuật Môi trường + Về chức năng nhiệm vụ: Tham mưu và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Ban Quản lý về công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, cụ thể: a. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Ban cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ môi trường trong các KCN trình UBND tỉnh xem xét ban hành. b. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, đóng góp các văn bản, chương trình, kế hoạch, báo cáo về bảo vệ môi trường theo sự phân công của lãnh đạo Ban Quản lý. c. Tham mưu lãnh đạo Ban Quản lý chỉ đạo, quản lý, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp trong KCN thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo báo cáo 53
  67. Đồ án tốt nghiệp đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt và các quy định có liên quan. d. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN thực hiện các hồ sơ, yêu cầu về bảo vệ môi trường, quan trắc định kỳ hàng năm, công tác khai báo và lập hồ sơ quản lý chất thải nguy hại, theo quy định. e. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xác nhận kết quả chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật trong KCN và các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng KCN theo quy định. f. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc: tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong KCN, CCNTTvà các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN; g. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường - Công an tỉnh và các cơ quan chức năng có liên quan giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường của các KCN, các doanh nghiệp trong KCNtheo quy định. h. Tham mưu cho lãnh đạo Ban Quản lý tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến môi trường giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN; giữa cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN với chủ đầu tư đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng trong KCN và các tổ chức, cá nhân bên ngoài. i. Tham mưu xây dựng chương trình quan trắc môi trường, hướng dẫn Công ty PTHT và các doanh nghiệp trong KCN tổ chức thực hiện giám sát chất lượng môi trường và báo cáo hiện trạng môi trường định kỳ theo qui định; j. Tham gia cùng các phòng nghiệp vụ, chuyên môn thẩm định về môi trường đối với các dự án đầu tư vao KCN. 54
  68. Đồ án tốt nghiệp k. Phối hợp với Văn phòng Ban niêm yết công khai thông tin về môi trường trong các KCN tại trụ sở cơ quan và website của Ban; tham mưu Lãnh đạo Ban tổ chức đối thoại về môi trường theo quy định. l. Dự báo, cảnh báo và đánh giá nguy cơ sự cố môi trường trong KCN,. Báo cáo, đề xuất các biện pháp khăn ngừa, khắc phục ô nhiễm suy thoái và phục hồi môi trường. Phối hợp với Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KCN, , các cơ quan có liên quan ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố môi trường. m. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về lĩnh vực được giao theo quy định. n. Thực hiện một số công tác khác theo sự phân công của Trưởng ban. Phòng Quản lý và Khai thác hạ tầng thuộc công ty phát triển hạ tầng KCN + Cơ cấu nhân sự: Phòng QLKTHT có 06 nhân sự trong đó có 01 nhân sự phụ trách lĩnh vực môi trường +Về chuyên môn: có 01 Kỹ sư Môi trường + Về chức năng nhiệm vụ: chủ yếu thục hiện các nhiệm vụ về quản lý, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng tại các KCN. Về lĩnh lực môi trường thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu: Thực hiện dịch vụ xử lý nước thải và một số dịch vụ khác theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong Khu, Cụm công nghiệp tập trung trên cơ sở phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động của Công ty; Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái; Nhìn chung nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường tại Ban Quản lý các khu công nghiệp có trình độ và chuyên môn cao tuy nhiên số lượng còn ít,biên chế mỏngchưa đáp ứng được mức độ phát triển ngày càng lớn của các KCNvà doanh nghiệp trong KCN. 55
  69. Đồ án tốt nghiệp 3.1.4. Quy trình quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang 3.1.4.1. Cơ sở pháp lý về quản lý môi trường tại các KCN Việc quản lý môi trường tại các KCN tỉnh Hậu Giang tuân thủ theo các quy định sau: Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 5 năm 2012; Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Quyết định số 38/2009/QĐ – UBND ngày 03 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc ban hành Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. 56
  70. Đồ án tốt nghiệp 3.1.4.2. Quy trình quản lý về môi trường tại KCN, CCNTT  Giai đoạn nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư: Nghiên cứu Xác định Xác định các tác Tham mưu Dự án đầu tư ngành nghề, động đến MT có Lãnh đạo Ban của DN. lĩnh vực hoạt thể phát sinh. thu hút (hoặc động. từ chối thu hút) đầu tư. Hình 3.3. Quy trình thủ tục môi trƣờng trong giai đoạn tìm hiểu đầu tƣ của dự án  Giai đoạn lập thủ tục và đầu tư xây dựng dự án (sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư) GIAI ĐOẠN LẬP THỦ TỤC VÀ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG Dự án phải lập ĐTM Dự án phải lập KHBVMT (CKBVMT) Lập ĐTM Lập KHBVMT (CKBVMT) Công khai thông tin Công khai thông tin Giám sát môi trường định Giám sát môi trường định kỳ giai đoạn xây dựng kỳ giai đoạn xây dựng Xác nhận hoàn thành ĐTM Hình 3.4. Quy trình thủ tục môi trƣờng trong giai đoạn lập thủ tục và đầu tƣ xây dựng của dự án 57
  71. Đồ án tốt nghiệp  Giai đoạn hoạt động: GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG Chất thải nguy Giấy phép tài Báo cáo giám Nộp phí hại nguyên nƣớc sát MT định BVMT đối kỳ với nước thải CN Đăng ký Sổ chủ Lập báo cáo nguồn thải CTNH Giấy phép giám sát MT (Đi ều 15 TT khai thác, sử định kỳ trong giai đoạn xây 12/2011/TT- dụng nước Kê khai, nộp dựng và giai BTNMT) ngầm (Điều phí bảo vệ đoạn hoạt động 31 NĐ môi trƣờng (Điều 22 QĐ 201/2013/NĐ (Điều 8 38/2009/QĐ- -CP) NĐ 25/2013/ UBND của Bố trí k/vực giữ NĐ-CP) tạm thời CTNH UBND tỉnh (Điều 15 TT Giấy phép HG) 12/2011/TT- khai thác, sử BTNMT) dụng nước mặt (Điều 32 NĐ Chuyển giao 201/2013/NĐ Thời điểm lập CTNH cho đơn vị -CP) báo cáo: tháng có Giấy phép 6 và tháng 12 hành nghề Quản hằng năm lý CTNH (Điều Giấy phép x ả 25 TT nước thải vào 12/2011/TT- nguồn nước BTNMT) (Điều 33 NĐ Nội dung báo 201/2013/NĐ cáo: theo nội Lập báo cáo tình -CP) dung ĐTM hình phát sinh và được phê duyệt quản lý CTNH hoặc (Phụ lục 4B TT CKBVMT 12/2011/TT- được xác nhận BTNMT) 58
  72. Đồ án tốt nghiệp Hình 3.5. Quy trình thủ tục môi trƣờng trong giai đoạn hoạt động của dự án 3.1.5. Thực trạng quản lý môi trường các KCN tỉnh Hậu Giang 3.1.5.1. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp tại các KCN - Thủ tục môi trường: hiện tại có 02 KCN (KCN Tân Phú Thạnh, KCN Sông Hậu) đã được phê duyệt báo cáo ĐTM. - Đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của các KCN: Hiện tại các KCN đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó: KCN Tân Phú Thạnh đang xây dựng trạm xử lý nước thải (giai đoạn 1) công suất 2.500m3/ngày.đêm, có KCN Sông Hậu đang xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 3.000m3/ngày.đêm) - Thực hiện giám sát môi trường: 02 KCN được phê duyệt báo cáo ĐTM đã thực hiện giám sát môi trường định kỳ từ 12/2011. 3.1.5.2. Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ban Quản lý các khu công nghiệp + Tuyên truyền về bảo vệ môi trường: Việc thực hiện tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại các KCN được Ban quản lý thực hiện thông qua các hình thức - Phối hợp với sở Tài nguyên và môi trường tổ chức các buổi tập huấn về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp trong KCN. - Ban Quản lý thường xuyên rà soát tình hình thực hiện các quy định về quản lý và BVMT của các dự án đầu tư trong KCN từ đó có văn bản hướng dẫn, nhắc nhở doanh nghiệp lập các thủ tục về môi trường theo quy định - Có văn bản thông báo, hướng dẫn gửi đến doanh nghiệp khi có các quy định mới về bảo vệ môi trường +Công tác thẩm định hồ sơ, thủ tục môi trường: Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Điều 11Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ban Quản lý có chức năng tổ chức thẩm định và phê duyệt 59
  73. Đồ án tốt nghiệp báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh (khi được ủy quyền). Tuy nhiên trong thời gian qua việc thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của các doanh nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, thực hiện; Ban Quản lý chỉ là đơn vị phối hợp do chưa được UBND tỉnh ủy quyền tổ chức thẩm định và phê duyệt ĐTM. Đến tháng 6/2011 Nghị định 29/2011/NĐ-CP có hiệu lực thay thế một số điều của Nghị định 21/2008/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định về việc ủy quyền cho Ban Quản lý thẩm định ĐTM. Đến nay Nghị định 18/2015/NĐ-CP có thay thế nghị định 29/2011/NĐ-CP có đề cập đến vấn đề ủy quyền cho Ban Quản lý, văn bản hướng dẫn Thông tư 27/2015/TT-BTNMT nhưng hiện tại Ban Quan lý vẫn chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định này. Vì vậy việc tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến nay vẫn do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện + Thanh tra, kiểm tra: Hàng năm, Ban Quản lý phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các qui định về công tác BVMT ngay từ khi dự án được chấp thuận đầu tư. Trong năm 2014, tổng số lượt thanh tra, kiểm tra là 41 lượt. Trong đó, BQL chủ trì kiểm tra 07 lượt doanh nghiệp trong KCN Tân Phú Thạnh về tình hình thực hiện công tác BVMT, Quy hoạch và xây dựng; Phối hợp Sở TNMT kiểm tra tình hình thực hiện các nội dung còn tồn tại trong kết luận thanh tra 03 DN; Tham gia Đoàn thanh tra Bộ TNMT thanh tra 14 DN; Tham gia Đoàn thanh tra của Sở TNMT thanh tra 16 DN về lĩnh vực đất đai, BVMT, tài nguyên nước; Phối hợp PC49 tỉnh kiểm tra, xử lý 01 DN xả nước thải chưa xử lý ra môi trường. Trong năm đã phối hợp xử lý vi phạm hành chính 07 lượt với số tiền khoảng 1,9 tỷ đồng. 3.1.5.3. Tình hình tuân thủ và thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN tỉnh Hậu Giang Thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 80/2006/NĐ- CP, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, Nghị định 29/2011/NĐ-CP và nay là Nghị định 60
  74. Đồ án tốt nghiệp 18/2015/NĐ-CP trong thời gian qua, các dự án đầu tư trong KCN đều tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường) trước khi tiến hành xây dựng. Đồng thời, trong quá trình triển khai các dự án, Ban Quản lý cũng thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường hiện hành. Đến nay đã có 23 dự án đã có thủ tục về môi trường (trong đó ĐTM là 18 dự án, CKBVMT là 05 dự án). Các dự án còn lại chủ yếu là dự án mới, đang trong quá trình lập thủ tục. Hàng năm, Ban Quản lý phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các qui định về công tác BVMT ngay từ khi dự án được chấp thuận đầu tư. Công tác thanh tra, kiểm tra Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu kém. Hiện nay, tỉnh chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trung; các khu đô thị chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, đặc biệt 02 khu công nghiệp chưa có công trình xử lý nước thải tập trung đưa vào vận hành; trong thời gian qua, các dự án đầu tư trong KCN đều tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường) trước khi tiến hành xây dựng. Đồng thời, trong quá trình triển khai các dự án, Ban Quản lý cũng thường xuyên đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường hiện hành. Về xử lý nước thải: Cơ sở hạ tầng của các KCN (bao gồm cơ sở hạ tầng về xử lý nước thải) đang trong quá trình đầu tư xây dựng. Hiện tại các nhà máy đã đi vào hoạt động tự xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT loại A bằng hệ thống xử lý nước thải riêng của mỗi nhà máy trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp hoàn thành đưa vào hoạt động thì các doanh nghiệp đấu nối hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp vào hệ thống chung và xử lý nước thải đạt loại B theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT. 61
  75. Đồ án tốt nghiệp Hiện tại đã có 20 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, trong đó có 11 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất, các doanh nghiệp này đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất từ 500 - 5.000 m3/ngày tiêu chuẩn nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT loại A. Trong tổng số 20 doanh nghiệp đang hoạt động, có 09 trường hợp phát sinh khí thải đặc trưng, chủ yếu bao gồm các tác nhân chính như: Khí thải lò hơi, mùi hôi của quá trình chế biến mở cá Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đã đầu tư hệ thống xử lý khí thải theo đúng cam kết tại báo cáo ĐTM được duyệt. Về xử lý chất thải rắn: Chất thải sản xuất và sinh hoạt của các nhà máy được các nhà máy tự thu gom, phân loại và lưu trữ đúng nơi quy định. Sau đó hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý. Đến nay có 09 doanh nghiệp đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Hiện tại khu vực có rất ít các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại, vì vậy các doanh nghiệp tại KCN của Hậu Giang nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung đang rất khó khăn trong vấn đề xử lý chất thải nguy hại phát sinh tại các nhà máy. Về xử lý khí thải: Hiện tại KCN Sông Hậu chủ yếu trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình, chỉ có 03 doanh nghiệp đi vào hoạt động (02 nhà máy chế biến thủy sản, 01 nhà máy bao bì) và 01 doanh nghiệp đang trong quá hình vận hành thử nghiệm (nhà máy thuốc thú y), với các loại hình sản xuất này thì tại KCN hầu như chưa phát sinh khí thải. Tuy nhiên để đảm bảo điều kiện không khí xung quanh KCN, Công ty PTHT cũng đã đầu tư hệ thống cây xanh dọc theo tuyến đường chính của KCN (đường 3A), bên cạnh đó cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong KCN tuân thủ tỷ lệ diện tích cây xanh và thực hiện tốt vấn đề thu gom và xử lý chất thải trong các dự án vì vậy vấn đề khí thải phát sinh trong KCN được kiểm soát tốt. KCN Tân Phú Thạnh có 7 doanh nghiệp phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất đều xử lý bằng hệ thống đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài. 62
  76. Đồ án tốt nghiệp Về xử lý chất thải rắn: Chất thải sản xuất và sinh hoạt của các nhà máy được các nhà máy tự thu gom, phân loại và lưu trữ đúng nơi quy định. Sau đó hợp đồng với các đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý. Đến nay có 06 doanh nghiệp đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. Nhìn chung các doanh nghiệp đã có sự quan tâm và đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN đều quan tâm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thể hiện qua việc lập các thủ tục về môi trường theo quy định, đầu tư xây dựng các công trình xử lý môi trường và đưa vào vận hành có hiệu quả, lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo quy định, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo quản lý chất thải định kỳ. Việc xử lý rác thải (sinh hoạt, công nghiệp và CTNH) tại các KCN được thực hiện khá tốt. Mỗi doanh nghiệp đều có nơi tập kết chất thải rắn trong khu vực theo quy định, rác thải được thu gom, lưu trữ đúng nơi quy định. Các hình thức xử lý cụ thể là: Rác công nghiệp còn giá trị sử dụng do các lực lượng dịch vụ tiếp nhận thu gom, vận chuyển, tiêu thụ. Rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt do các doanh nghiệp hợp đồng với Công ty công trình đô thị đến vận chuyển và đổ đúng nơi quy định. Chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp phát sinh với số lượng không nhiều được các doanh nghiệp thu gom, phân loại và lưu trữ tại khu vực riêng biệt, thực hiện đúng Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT. 3.1.6. Các điểm hạn chế trong công tác quản lý môi trường của Ban quản lý Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường tại các KCN chưa đáp ứng được tiến độ thu hút đầu tư Nguồn nhân lực làm công tác quản lý môi trường tại Ban Quản lý các khu công nghiệp có trình độ và chuyên môn cao tuy nhiên số lượng còn ít, biên chế 63