Đồ án Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau

pdf 129 trang thiennha21 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_hien_trang_su_dung_va_de_xuat_giai_phap_giam.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Vũ Hải Yến Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hiền MSSV: 1151080084 Lớp: 11DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm: 01): Trần Thị Thu Hiền MSSV: 1151080084 Lớp: 11DMT03 Ngành : Môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trường 2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau. 3. Các dữ liệu ban đầu : - Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Cà Mau - Tổng quan về túi nylon và các ứng dụng của túi nylon 4. Các yêu cầu chủ yếu : - Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của thành phố Cà Mau - Tổng quan về túi nylon và các tác hại của túi nylon - Hiện trạng sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau - Đề xuất các giải pháp hạn chế sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) Báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất biện pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau Ngày giao đề tài: 25 / 05 / 2015 Ngày nộp báo cáo: 22 / 08 / 2015 TP. HCM, ngày tháng năm . Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nội dung, kết quả trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đồ án nào trước đây. TP HCM, tháng 08 năm 2015 Sinh viên Trần Thị Thu Hiền
  4. LỜI CẢM ƠN Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và để đạt được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn: - Quý Thầy Cô đã dạy em trong suốt quá trình học theo học tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. - Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý chợ các phường thuộc thành phố Cà Mau đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. - Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Vũ Hải Yến đã tận tình hướng dẫn em thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn!. Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình, người thân, quý Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho em được hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hiền
  5. LỜI CẢM ƠN Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và để đạt được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn: - Quý Thầy Cô đã dạy em trong suốt quá trình học theo học tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. - Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý chợ các phường thuộc thành phố Cà Mau đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. - Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Vũ Hải Yến đã tận tình hướng dẫn em thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn!. Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình, người thân, quý Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho em được hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thu Hiền
  6. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH ẢNH vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích của đề tài 2 3. Phạm vi thực hiện 2 4. Phương pháp thực hiện 3 5. Ý nghĩa của đề tài 3 5.1. Khoa học 3 5.2. Kinh tế 3 5.3. Xã hội 4 6. Kết cấu đồ án tốt nghiệp 4 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CÀ MAU 5 1.1. Điều kiện tự nhiên 5 1.1.1. Vị trí địa lý 5 1.1.2. Khí hậu 8 1.1.3. Địa hình 10 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 11 1.2.1. Điều kiện kinh tế 11 1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội 17 CHƢƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON 21 2.1. Khái niệm về chất thải nhựa nylon 21 2.1.1. Khái niệm 21 2.1.2. Phân loại 22 2.1.3. Quy trình sản xuất túi nylon 28 2.1.4. Các phương pháp xử lý chất thải nhựa 30 i
  7. Đồ án tốt nghiệp 2.2. Vai trò, tác hại của túi nylon 32 2.2.1. Đối với môi trường không khí 33 2.2.2. Đối với môi trường đất 35 2.2.3. Đối với sức khỏe con người 36 2.2.4. Đối với cảnh quan và hệ sinh thái 37 2.2.5. Tác động đến kinh tế-xã hội 40 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THU GOM VÀ QUẢN LÝ TÚI NYLON TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU 43 3.1. Hiện trạng sử dụng 43 3.1.1. Sơ lược tình hình quản lý chất thải nhựa và túi nylon 43 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu 46 3.1.3. Thống kê lượng sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau 48 3.2. Đánh giá ý thức của người dân khi sử dụng túi nylon 63 3.3. Hệ thống thu gom và quản lý túi nylon 72 CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VIỆC SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU 75 4.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm sử dụng túi nylon 75 4.1.1. Xây dựng cẩm nang tuyên truyền 75 4.1.2. Tuyên truyền trên các kênh thông tin 75 4.1.3. Tuyên truyền qua hệ thống giáo dục 77 4.1.4. Áp dụng thí điểm tại một chợ, một địa điểm cụ thể 77 4.2. Sử dụng các túi đựng hàng thay thế 79 4.3. Hỗ trợ phát triển túi đựng hàng thân thiện môi trường 86 4.4. Sử dụng mô hình 3R (Reuse, Reduce, Recycle) 88 4.5. Khuyến khích các nhà phân phối , nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phát túi nylon 93 4.6. Xây dựng một hệ thống thu gom, tái sử dụng túi nylon 94 4.7. Đánh thuế BVMT đối với túi nylon 95 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 97 1. Kết luận 97 ii
  8. Đồ án tốt nghiệp 2. Kiến nghị 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 101 iii
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trường DV – CI: Dịch vụ - Công ích KT – XH: Kinh tế - Xã hội LCA (Life Cycle Analysis): Phân tích dòng đời sản phẩm MTV: Một thành viên NĐ – CP: Nghị định – Chính phủ TCMT: Tổng cục môi trường TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân iv
  10. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (2010 - 2014) 17 Bảng 3.1: Các địa điểm khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau 46 Bảng 3.2: Tổng hợp lượng phiếu điều tra người dân 47 Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tại chợ Trạm Bơm 48 Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tại chợ Nông sản thực phẩm Cà Mau 50 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tại chợ xã Lý Văn Lâm 52 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ phường 4 53 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ phường 2 54 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ Cầu Nhum 56 Bảng 3.9:Kết quả khảo sát thực tế tại chợ Tắc Vân 57 Bảng 3.10: Bảng thành phần các loại hình ngành hàng tham gia khảo sát 59 Bảng 3.11: Định mức sử dụng túi nylon tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau 60 Bảng 3.12: Mức độ hiểu biết của tiểu thương về tác hại của túi nylon 61 Bảng 3.13: Mức độ hưởng ứng sử dụng túi thay thế túi nylon 62 Bảng 3.14: Lượng rác phát sinh ở các đô thị và tỷ lệ thu gom tương ứng 73 Bảng 4.1: Lộ trình áp dụng chương trình giảm sử dụng túi nylon tại chợ Nông sản thực phẩm và chợ Tắc Vân 78 Bảng 4.2: So sánh ưu nhược điểm các loại túi 84 v
  11. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau 6 Hình 1.2: Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau 7 Hình 1.3: Cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau. Ảnh: Tấn Điệp 14 Hình 2.1: Mô hình cấu trúc 3D của phân tử PE 21 Hình 2.2: Túi die - cut 22 Hình 2.3: Túi nylon T-shirt 23 Hình 2.4: Túi roll 2 quai 24 Hình 2.5: Túi roll cuộn 24 Hình 2.6: Túi Zipper 25 Hình 2.7: Túi HD in thương hiệu 26 Hình 2.8: Túi nhựa làm từ LDPE 27 Hình 2.9: Túi làm từ nhựa PP 28 Hình 2.10: Túi nylon vứt bừa bãi ở ven sông 35 Hình 2.11: Túi nylon vứt bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị 38 Hình 2.12: Những chú rùa biển bị túi nylon mắc kẹt trên người 38 Hình 2.13: Rùa ăn phải túi nylon 39 Hình 2.14: Túi nylon khắp nơi gây cái nhìn thiếu thiện cảm về địa điểm du lịch 41 Hình 3.1: Lượng túi nylon sử dụng theo ngành của 7 chợ 60 Hình 3.2: Mức độ hiểu biết của tiểu thương về tác hại của túi nylon 61 Hình 3.3: Mức độ hưởng ứng sử dụng túi thay thế túi nylon 62 Hình 3.4: Thống kê số lượng túi nylon sử dụng một ngày của các hộ dân 66 Hình 3.5: Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại của túi nylon 67 Hình 3.6: Cách thức xử lý của người tiêu dùng sau khi sử dụng bao bì nylon 68 Hình 3.7: Đề xuất hạn chế sử dụng túi nylon 69 Hình 3.8: Tỷ lệ đồng ý sử dụng các sản phẩm túi thân thiện với MT 70 Hình 3.9: Tỷ lệ người dân biết về thuế môi trường 71 Hình 3.10: Các biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon sẽ được hoan nghênh 71 Hình 4.1: Hình ảnh tuyên truyền không thả túi nylon trong ngày Lễ Táo quân 77 vi
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 4.2: Mô hình 3R 88 Hình 4.3: Thùng rác phân loại rác tại nguồn 89 Hình 4.4: Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn 90 Hình 4.5: Sản phẩm gia dụng được tái chế từ túi nylon 92 vii
  13. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc sử dụng bao nylon ở Việt Nam còn rất phổ biến, mỗi ngày có tới hàng triệu bao nylon được tiêu thụ mỗi ngày. Đấy dường như là một thói quen khó bỏ được của người tiêu dùng bởi ai cũng cảm thấy nó gọn gàng, tiện lợi. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu việc sử dụng bao nylon thì người dân ta lại xài một cách vô tư. Bao nylon được sử dụng khắp mọi nơi từ chợ, siêu thị, các shop cho tới các trung tâm thương mại bởi vì tính tiện dụng của chúng. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiện dụng ấy thì mấy ai biết đến tác hại vô cùng to lớn của nó. Đằng sau cái lợi trước mắt đó là những hiểm họa cho môi trường khi loại túi này đang bị lạm dụng và tiêu dùng quá mức hiệu quả. Đi cùng với những bao bì sản phẩm ngày càng đẹp hơn, tiện dụng hơn là lượng rác thải do bao nylon, chai nhựa, vỏ hộp bọc nhựa cũng gia tăng. Với việc tiêu dùng bao nylon vượt quá mức hiệu quả như hiện nay ngoài những thiệt hại về kinh tế còn có những thiệt hại khác về môi trường, và gây ra nhiều tác hại trước mắt và trực tiếp vào người sử dụng, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Với ưu điểm của tính tiện dụng , bền, giá cả thấp , túi nylon hiện nay đang được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đều cho thấy túi nylon khó phân hủy, tồn tại lâu trong môi trường và do đó gây ra nhiều tác động tiêu cực như làm xấu cảnh quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, tốn diện tích bãi chôn lấp Đến nay, vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam. Ô nhiễm chất thải nhựa, nhất là túi nylon ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang trong tình trạng báo động. Ước tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng và thải ra ít nhất một túi nylon, trong khi đó, mỗi hộ ở thành thị có thể sử dụng từ 3 đến 6 túi nylon/ngày, đây là một con số rất lớn. Nếu tình trạng “xả” túi nylon bừa bãi vẫn cứ diễn ra hàng ngày mà không có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý, thì trong thời gian không xa, môi trường nước ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề. 1
  14. Đồ án tốt nghiệp Trên địa bàn thành phố Cà Mau hiện nay túi nylon được sử dụng rất phổ biến và cần thiết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại . Lượng túi nylon này không được thu gom triệt để, phát tán trong môi trường xung quanh và gây ra nhiều vấn đề môi trường. Nguyên nhân quan trọng của việc sử dụng quá mức túi nylon là do thói quen và nhận thức của người dân về việc sử dụng lãng phí túi nylon còn thấp, do tính tiện lợi không thể thay thế được của túi nylon và do túi nylon được phát miễn phí cho người sử dụng khi mua hàng. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, việc cấm sử dụng túi nylon là không khả thi và sẽ gặp phải những phản đối của cộng đồng. Do đó, bước đầu quan trọng để giảm sử dụng túi nylon là có biện pháp tác động đến nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân cũng như vận động các nhà bán lẻ có kế hoạch cụ thể giảm lượng túi nylon sử dụng tại đơn vị. Đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp giảm thiểu túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau” nhằm thống kê lượng túi nylon sử dụng trên địa bàn các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cà Mau đẻ có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm giảm lượng túi nylon sử dụng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. 2. Mục đích của đề tài Trên cơ sở điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau và tác hại gây ô nhiễm môi trường của túi nylon, đề tài hướng vào mục đích: - Đánh giá hiện trạng sử dụng túi nylon của người dân tại các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Cà Mau. - Đề xuất biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau. 3. Phạm vi thực hiện Đối tượng: Túi nylon – đối tượng của đề tài được xác định là các loại túi nhựa có quai mỏng ( độ dày không quá 30 m) dùng để đựng hàng hóa hiện được phát miễn phí cho người sử dụng khi mua hàng Địa điểm: Thành phố Cà Mau 2
  15. Đồ án tốt nghiệp 4. Phƣơng pháp thực hiện Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Thông qua số liệu, tài liệu thu thập tại : Sở tài nguyên môi trường tỉnh Cà Mau Cục thống kê tỉnh Cà Mau Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau Các chợ trên địa bàn thành phố Các hộ dân Phương pháp phỏng vấn, khảo sát số liệu Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và phân tích, tổng hợp dữ liệu Sau khi thu thập thông tin về lượng túi nylon sử dụng hàng ngày tại các chợ , trung tâm thương mại Tiến hành thống kê các số liệu, và vẽ đồ thị cần thiết Phương pháp đánh giá nhanh. 5. Ý nghĩa của đề tài Trên cơ sở đánh giá hiện trạng lượng túi nylon được sử dụng trên địa bàn thành phố Cà Mau , đề xuất các biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon. Đề tài mang ý nghĩa đối với xã hội nhằm góp phần giảm lượng rác thải từ túi nylon- một loại rác khó phân hủy hiện nay và là vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý môi trường. 5.1. Khoa học - Xây dựng được cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý chất thải rắn có nguồn gốc nylon từ việc sản xuất, sử dụng, thải bỏ, tái chế và xử lý. Đề xuất các phương án thay thế túi nylon truyền thống. - Giúp nhà nước quản lý trong việc hoạch định chính sách. 5.2. Kinh tế Nhằm cung cấp những biện pháp khả thi để giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường thành phố. Góp phần cải thiện chất lượng môi trường, kinh tế cũng như chính sách quản lý chất thải tại thành phố. 3
  16. Đồ án tốt nghiệp 5.3. Xã hội Nâng cao nhận thức người dân đồng thời cung cấp những sản phẩm túi thân thiện với môi trường, an toàn , không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 6. Kết cấu đồ án tốt nghiệp Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội thành phố Cà Mau. Chương 2: Khái niệm về chất thải nhựa nylon Chương 3: Hiện trạng sử dụng, thu gom và quản lý túi nylon tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau Chương 4: Các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau 4
  17. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CÀ MAU 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền. Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha. Nằm ở 8O34’ đến 9O33’ vĩ độ Bắc và 104O43’ đến 105O25’ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía Nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang Phía Đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. 5
  18. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.1: Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. 6
  19. Đồ án tốt nghiệp Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc. Thành phố Cà Mau nằm phía đông bắc tỉnh Cà Mau. Phía Đông giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Thới Bình, Phía Tây giáp huyện Trần Văn Thời, Phía Tây Nam giáp huyện Cái Nước, Phía Nam giáp huyện Đầm Dơi. Hình 1.2: Bản đồ hành chính thành phố Cà Mau 7
  20. Đồ án tốt nghiệp Diện tích tự nhiên 249,29 km2 , bằng 4,71% diện tích toàn tỉnh. Địa giới hành chính của thành phố Cà Mau được thành 10 phường và 7 xã. Bao gồm : Phƣờng Xã Phường 1 xã An Xuyên Phường 2 Tân Thành Phường 4 Tắc Vân Phường 5 Định Bình Phường 6 Hòa Thành Phường 7 Hòa Tân Phường 8 Lý Văn Lâm Phường 9 Phường Tân Xuyên Phường Tân Thành Đến 31/12/2013, dân số thành phố Cà Mau 273.297 người, chiếm 18,03% dân số của tỉnh. Mật độ dân số 882 người/km2 Cà Mau là thành phố tỉnh lỵ, được công nhận đô thị loại 2 vào ngày 02/9/2010. Thành phố Cà Mau nằm trên trục quốc lộ 1 đi từ Cần Thơ đến Năm Căn, có quốc lộ 63 đi Kiên Giang và nhiều tuyến sông lớn như Gành Hào, Quản Lộ - Phụng Hiệp, kinh xáng Bạc Liêu chảy ngang, thuận tiện để giao thông, phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Khí hậu Cà Mau là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu, cận xích đạo, đồng thời nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu Cà Mau ôn hoà thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. 8
  21. Đồ án tốt nghiệp Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình từ 170 đến 200 ngày/ năm. Vùng biển phía tây và khu vực Tây Nam của tỉnh, mùa mưa mưa thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn các khu vực khác. Lượng mưa trung bình giữa các tháng vào mùa mưa chênh lệch nhau không nhiều và nằm trong khoảng từ 200mm đến 400mm/ tháng. So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỉnh Cà Mau có lượng mưa cao hơn hẳn. Bình quân hàng năm có trên 165 ngày có mưa với lượng mưa trung bình năm 2009 là 2.360 mm (so với ở Gò Công tỉnh Tiền Giang chỉ có 74 ngày mưa với 1.209,8 mm; ở Bạc Liêu có 114 ngày mưa với 1.663 mm; ở Vĩnh Long có 120 ngày mưa với 1.414 mm; ở Rạch Giá có 132 ngày mưa với 1.050 mm). Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; các tháng có lượng mưa cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau, 2014). Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình cả năm dao động từ 26,6 oC đến 27,7 oC; nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4 và tháng 5, khoảng 28,6 oC. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 25,6 oC. Như vậy, chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3 oC Giờ nắng trung bình cả năm 2.269 giờ. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.000 mm; mùa khô (tháng 3 – tháng 4) có lượng bốc hơi gần 130 mm/tháng. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, đặc biệt vào tháng 3, độ ẩm thường đạt khoảng 50% Chế độ gió vừa chịu ảnh hưởng của đặc trưng cho vùng nhiệt đới lại vừa chịu ảnh hưởng của các cơ chế gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hàng năm, có 2 mùa gió chủ yếu: gió mùa đông (gió mùa Đông Bắc) từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau và gió mùa hạ (gió mùa Tây Nam), bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây Nam hoặc Tây. Tốc độ gió trung bình hàng năm ở Cà Mau nhỏ, trong 9
  22. Đồ án tốt nghiệp đất liền chỉ từ 1,0 đến 2,0 m/giây, ngoài khơi gió mạnh hơn cũng chỉ đạt 2,5 đến 3,5 m/giây. Vào mùa mưa, thỉnh thoảng có dông hay lốc xoáy tới cấp 7, cấp 8. Bão tuy có nhưng không nhiều và không lớn. Thời tiết, khí hậu ở Cà Mau thuận lợi cho phát triển ngư - nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Năm 2014,nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 oC (tháng 1)(trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 oC).Nhiệt độ cao nhất là 33 oC khi đang trong mùa khô vào tháng 1 năm 2013. 1.1.3. Địa hình Cà Mau là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, có địa hình thấp, bằng phẳng và thường xuyên bị ngập nước. Nhìn chung địa hình thành phố Cà Mau thuộc địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, trong đất liền không có núi đá, cao trình phổ biến từ 0,5 – 1,0 m so với mực nước biển. Nếu giữ nguyên độ cao tự nhiên chỉ phù hợp cho các loại cây chịu ngập nước như: rừng ngập mặn, rừng tràm, lúa nước, nuôi thủy sản. Việc trồng cây ăn trái, xây dựng kết cấu hạ tầng và các công trình dân dụng, khu dân cư đòi hỏi chi phí tôn cao mặt bằng rất lớn. Phía Bắc có địa hình thấp (trung bình từ 0,2 – 0,5 m) thuận lợi cho việc tận dụng trữ lượng nước mưa để sản xuất nông nghiệp nhưng cũng tạo thành những vùng trũng đọng nước chua phèn gây khó khăn cho canh tác nông nghiệp. Phía Nam có địa hình cao hơn (trung bình từ 0,2 – 0,8 m), do có những giồng cát biển không liên tục, tạo nên khu vực có địa hình cao ven biển, hướng nghiêng thấp dần từ biển vào nội địa. Độ cao bình quân 0,5m đến 1,5m so với mặt nước biển. Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Vùng trũng treo này quanh năm đọng nước và trở thành đầm lầy. Phần lớn đất đai ở Cà Mau là vùng đất trẻ do phù sa bồi lắng, tích tụ qua nhiều năm tạo thành, rất màu mỡ và thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng rừng ngập mặn, ngập lợ 10
  23. Đồ án tốt nghiệp 1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.2.1. Điều kiện kinh tế 1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 12.840,39 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.026,50 tỷ đồng, tăng 4,7% so cùng kỳ; khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 4.819,29 tỷ đồng, tăng 3,5% so cùng kỳ; khu vực dịch vụ đạt 3.994,61 tỷ đồng, tăng 11,34% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm 35,49%; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 32,34%;tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 32,17%. 1.2.1.2. Nông, lâm, ngư nghiệp Thủy sản: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau và trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nhiều năm. Sản xuất thủy sản đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân ở các vùng ven biển và nông thôn, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, góp phần đem lại cho tỉnh mỗi năm hàng trăm triệu đô la, đưa Cà Mau trở thành tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất nước, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 1997 đạt 8,2 triệu đồng/ha, năm 2000 đạt 15 triệu đồng/ha, năm 2005 đạt 26,4 triệu đồng/ha và năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. 11
  24. Đồ án tốt nghiệp Cà Mau có 3 mặt giáp biển, với 254 km bờ biển, có ngư trường rộng trên 100.000 km2, có nhiều nguồn lợi thủy sản nên nghề khai thác thủy sản trên biển rất phát triển. Để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhiều tàu thuyền và được trang bị các thiết bị hiện đại như máy định vị, tầm ngư Cơ sở hạ tầng cho nghề khai thác biển được tỉnh tập trung đầu tư xây dựng như Cảng cá Cà Mau, Cảng cá sông Ông Đốc, Cảng cá Hòn Khoai và nhiều khu neo đậu đậu, trú bão cho các tàu thuyền. Để phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và nâng cấp nhà xưởng. Tổng công suất thiết kế đạt trên 150.000 tấn thành phẩm/năm. Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc và EU Năm 2014, sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu đạt 97.500 tấn, trong đó, chế biến tôm đạt 88.000 tấn. Hiện nay, Cà Mau đang thực hiện nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tư thực hiện các dự án chế biến thủy sản, thu mua nguyên liệu, sản xuất chả cá, cá khô, nước mắm, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền và cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá. Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau chuyển dịch theo hướng vừa khai thác thế mạnh về lúa ở vùng trọng điểm lúa để đảm bảo an ninh lương thực vừa chuyển đổi một phần đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hơn. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất những năm qua, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu lương thực và một phần nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong tỉnh, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân, bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường. 12
  25. Đồ án tốt nghiệp Do chuyển đổi một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản nên những năm qua diện tích các loại cây trồng của tỉnh Cà Mau giảm mạnh. Năm 2012 đạt khoảng 124.866 ha. Trong đó, diện tích lúa – tôm kết hợp khoảng 39.000 ha. Năng suất bình quân đạt 4,2 tấn/ha. Tổng sản lượng lúa năm 2012 đạt 555.000 tấn. Với sản lượng này đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực trong tỉnh, góp phần quan trọng vào bảo đảm an ninh lương thực, ổn định thị trường để phát triển kinh tế. Những năm gần đây Cà Mau đã triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất tôm - lúa Cà Mau năm 2009 - 2012 và định hướng đến 2015”, góp phần nâng cao sản lượng lúa và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản. Giá trị sản xuất tạo ra trên 1 ha đất trồng trọt tăng khá, năm 2011 ước đạt 20,2 triệu đồng/ha, tăng 3,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 11,2%/năm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: tính bền vững trong sản xuất chưa cao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất chưa nhiều, hoạt động chăn nuôi còn mang tính chất nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, mô hình nuôi trang trại quy mô lớn còn ít, từ đó làm cho kết quả sản xuất của ngành còn thấp so với tiềm năng, thị trường tiêu thụ của tỉnh 1.2.1.3. Sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tốc độ khá cao, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Công nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 17.390 tỉ đồng, tăng 11,4% so với năm 2013 Công nghiệp chế biến của tỉnh chủ yếu là chế biến thủy hải sản trong những năm gần đây đã được đầu tư đổi mới công nghệ, tăng công suất chế biến, nâng cao chất lượng. Sản phẩm ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy hải sản đã tiếp cận được những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc, EU 13
  26. Đồ án tốt nghiệp Thành phố Cà Mau có 03 cụm công nghiệp gồm phường 8, Tân Xuyên và Cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau do Tập đoàn dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, với vốn đầu tư trên 2 tỉ USD. Trong đó, gồm công trình ống dẫn khí PM3 – Cà Mau, công suất 2 tỉ mét khối/năm; 02 Nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2, với tổng công suất 1.500MW và Nhà máy đạm công suất 800.000 tấn/năm. Hình 1.3: Cụm công nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau. Ảnh: Tấn Điệp Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn 6 tháng năm 2015 tăng 0,99% so cùng kỳ. Cụ thể từng ngành như sau: Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo: chỉ số sản xuất ước tính tháng 6/2015 tăng 7,36% so tháng trước, giảm 7,09% so cùng kỳ. Chỉ số cộng dồn 6 tháng năm 2015 tăng 0,99% so cùng kỳ. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, : ước tính chỉ số sản xuất tháng 6/2015 tăng 1,27% so tháng trước, giảm 2,54% so cùng kỳ. Chỉ số cộng dồn 6 tháng năm 2015 tăng 0,93% so cùng kỳ. 14
  27. Đồ án tốt nghiệp Ngành công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải: ước tính tháng 6/2015 chỉ số tăng 1,68% so tháng trước, tăng 8,93% so cùng kỳ. Chỉ số cộng dồn 6 tháng tăng 3,30% so cùng kỳ. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Tôm đông: tháng 6/2015 ước đạt 10,30 nghìn tấn, tăng 12,62% so tháng trước, giảm 9,72% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng năm 2015 ước đạt 56,54 nghìn tấn, giảm 0,72% so cùng kỳ. Điện sản xuất: tháng 6/2015 ước đạt 706 triệu kwh, tăng 1,31% so tháng trước, giảm 3,63% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng năm 2015 ước đạt 4.269 triệu kwh, giảm 0,22% so cùng kỳ. Khí khô thương phẩm PM3CAA: tháng 6/2015 ước đạt 168,97 triệu m3, giảm 1,09% so tháng trước, giảm 3,53% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng năm 2015 ước đạt 1.022,89 triệu m3, tăng 0,02% so cùng kỳ. Sản lượng phân đạm tháng 6/2015 ước đạt 72,51 nghìn tấn, giảm 4,65% so tháng trước, tăng 1,90% so cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng năm 2015 ước đạt 417,43 nghìn tấn, tăng 3,79% so cùng kỳ. 1.2.1.4. Hoạt động các ngành dịch vụ Lũy kế 6 tháng năm 2015 tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ ước đạt 24.753,05 tỷ đồng, tăng 16,34% so cùng kỳ; trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 23.358,74 tỷ đồng, tăng 16,06% so cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 14,58%. Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm nhẹ so với tháng trước do tháng 6 đã qua các ngày nghỉ lễ nên nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân trên địa bàn tỉnh giảm tác động đến sức mua giảm. Tuy nhiên, lượng giảm không nhiều do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá xăng dầu tăng làm cho chi phí sản xuất, vận chuyển hàng hóa tăng, kéo theo giá hàng hóa tăng tác động đến doanh thu tăng. So với cùng kỳ năm 2014 doanh thu tăng, nguyên nhân là do mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, chất lượng dịch vụ ngày một cao, 15
  28. Đồ án tốt nghiệp hàng hóa trên thị trường đa dạng phong phú đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân; các doanh nghiệp tăng cường sản xuất, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu trong dân đã tác động đến doanh thu tăng. 1.2.1.5. Xuất, nhập khẩu Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 431,93 triệu USD, đạt 30,85% kế hoạch, giảm 29,61% so cùng kỳ (trong đó: xuất khẩu hàng thủy sản ước đạt 426,93 triệu USD; xuất khẩu gạo ước đạt 0,84 triệu USD; xuất khẩu phân đạm ước đạt 4,16 triệu USD). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là: Mỹ, Nhật, Thị trường chung Châu Âu, Úc, Canada, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. 6 tháng đầu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ nguyên nhân chủ yếu do giá cả các mặt hàng thủy sản giảm mạnh vào các tháng đầu năm 2015; bên cạnh đó, do nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường thế giới giảm, một số nước lân cận đã phục hồi sản xuất sau thời gian dài tôm bị dịch bệnh như Ấn Độ, Thái Lan, Trong khi đó các nước này có sản lượng tôm lớn nhưng không dự trữ tôm lại mà bán thẳng tôm đi; đây là nguyên nhân dẫn đến giá tôm giảm, xuất khẩu giảm trong thời gian qua. Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu năm 2014 ước đạt 146,63 triệu USD, ước đạt tăng 19,17% so cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc và thiết bị linh kiện máy móc dùng trong sản xuất, hỗn hợp gia vị, bột tẩm và nguyên liệu tôm chế biến (chủ yếu tôm sú và tôm thẻ chân trắng). 16
  29. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2. Lĩnh vực văn hóa – xã hội Bảng 1.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (2010 - 2014) Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn Người 2010 1.208.468 607.482 600.986 268.511 939.957 2011 1.210.046 608.058 601.988 269.856 940.190 2012 1.212.081 608.343 603.738 271.075 941.006 2013 1.214.221 608.689 605.532 273.297 940.924 Sơ bộ 1.216.388 610.262 606.126 274.427 941.961 2014 Tốc độ tăng (%) 2010 100,11 100,13 100,09 104,32 98,97 2011 100,13 100,09 100,17 100,50 100,02 2012 100,17 100,05 100,29 100,45 100,09 2013 100,18 100,06 100,30 100,82 99,99 Sơ 100,18 100,26 100,10 100,41 100,11 bộ 17
  30. Đồ án tốt nghiệp 2014 Cơ cấu (%) 2010 100,00 50,27 49,73 22,22 77,78 2011 100,00 50,25 49,75 22,30 77,70 2012 100,00 50,19 49,81 22,36 77,64 2013 100,00 50,13 49,87 22,51 77,49 Sơ bộ 100,00 50,17 49,83 22,56 77,44 2014 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau năm 2014) Đến 31/12/2013, dân số thành phố Cà Mau 273.297 người, chiếm 18,03% dân số của tỉnh. Mật độ dân số 882 người/km2 Dân số thành phố Cà Mau đang trên đà tăng nhanh trong những năm qua cụ thể từ năm 2010-2014. Việc gia tăng dân số trên địa bàn thành phố chủ yếu là gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên . Nguyên nhân của việc gia tăng cơ học là do sức hút từ các khu công nghiệp, các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và sự di chuyển dân số từ các huyện nông thôn ra thành thị kiếm sống những năm gần đây. 1.2.2.1. Giáo dục và đào tạo Năm học 2013 – 2014 thành phố Cà Mau có 31 trường học và học sinh các cấp, trong đó có 45.015 học sinh phổ thông, tăng 0,64% so với năm học 2012 – 2013 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau, 2014). Ngành giáo dục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 18
  31. Đồ án tốt nghiệp Theo định hướng sắp tới là tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, phát triển giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề dự báo lượng chất thải phát sinh từ ngành giáo dục sẽ tăng lên nên cần có hướng xử lý kịp thời nhằm góp phần BVMT trong khu vực được tốt hơn. 1.2.2.2. Y tế Công tác truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được thực hiện khá tốt. Đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh, đang tập trung triển khai đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đồng thời xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các bệnh viện, nâng tổng số giường bệnh của tỉnh lên 2.795 giường, tăng 27,6% so cùng kỳ (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau, 2014). Hệ thống khám chữa bệnh trong tỉnh cơ bản đã đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị, chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện cũng được nâng lên. Toàn tỉnh đã có 88% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Nguồn: Báo cáo năm của UBND tỉnh Cà Mau, 2014). Tình hình bệnh dịch diễn biến phức tạp, không theo mùa và chu kỳ như hàng năm, ngành Y tế tích cực chỉ đạo, giám sát và triển khai các biện pháp đồng bộ trong công tác phòng chống dịch bệnh; xử lý tốt các ổ dịch, theo dõi chặt chẽ và dự báo kịp thời diễn biến tình hình dịch có thể xảy ra. Với dân số ngày càng tăng thì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân được nâng lên. Do đó, lượng chất thải phát sinh từ ngành y tế trong tỉnh thời gian tới sẽ càng tăng lên nên cần có biện pháp quản lý thích hợp. 1.2.2.3. Văn hoá, thể thao, thông tin và truyền thông Hoạt động văn hoá thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình đã tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của địa phương. 19
  32. Đồ án tốt nghiệp Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được quan tâm củng cố chất lượng, được lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Đến năm 2014 toàn thành phố có 87% hộ gia đình; 84% khóm, ấp; 42% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn văn hoá. Phong trào thể dục thể thao (TDTT) được duy trì và phát triển. Tỷ lệ dân số tập luyện TDTT thường xuyên đạt 24,5%, có 20% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. (Nguồn: Báo cáo năm của UBND tỉnh Cà Mau, 2014). 20
  33. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ CHẤT THẢI NHỰA NYLON 2.1. Khái niệm về chất thải nhựa nylon 2.1.1. Khái niệm Túi nylon là một loại bao bì dẻo dùng chứa đựng, vận chuyển thức ăn, hoá chất, nước Trong bài đồ án này túi nylon được đề cập đến là túi nylon mua sắm hàng hoá với những thành phần chính là nhựa PE (còn gọi là túi xốp). PE là chất dẻo thông dụng thường thấy trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. PE là một loại nhựa dẻo thường dùng trong nghành công nghiệp hoá chất và sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng. PE có cấu trúc đơn giản chỉ là một mạch Cacbon dài, với hai nguyên tử Hidro và một nguyên tử Cacbon. Hình 2.1: Mô hình cấu trúc 3D của phân tử PE Công thức cấu tạo của PE: Sản xuất: PE được tạo ra từ phản ứng trùng hợp C2H2, một loại khí nhẹ có nguồn gốc từ dầu hoả, không tái tạo được. Nó còn được tạo ra từ phản ứng trùng 21
  34. Đồ án tốt nghiệp hợp gốc, trùng hợp cộng anion, phản ứng trùng hợp phối trí ion hay phản ứng trùng hợp cộng anion. 2.1.2. Phân loại Túi nylon rất đa dạng, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm lớn: Theo đặc điểm nhận dạng có các loại : túi t-shirt ( túi 2 quai ), túi Die-cut ( túi dập quai ), túi zipper , túi roll ( dạng cuộn ), túi Die-cut gắn quai Theo vật liệu cấu tạo có các loại : Túi HDPE ( túi xốp ), túi LDPE/LLDPE, túi PP/OPP. 2.1.2.1. Phân biệt các loại túi nylon theo đặc điểm nhận dạng Có 4 loại thường gặp : túi trơn, túi Die-cut, túi T-shirt (hay còn gọi là túi shopping - túi siêu thị), túi Roll cuộn, và túi zipper Túi nylon Die-cut: Túi trơn (túi phẳng) Loại túi quai lỗ dập quả trám (die-cut bag) hay gặp trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị Hình 2.2: Túi die - cut Ngoài ra có loại túi trơn phẳng, không quai, miệng bằng, mỏng. Thường gặp là các loại túi hàng chợ (đựng chè, đựng ô mai), túi đựng đá viên, túi PE trong 22
  35. Đồ án tốt nghiệp Túi nylon T-shirt: Túi T-shirt (hay túi siêu thị) có 2 quai, giống như áo may ô vậy, nên còn được gọi là túi may ô hai quai. Hình 2.3: Túi nylon T-shirt Loại túi này thường được làm từ chất liệu HDPE, túi nhiều màu để đựng hàng chợ; túi trong suốt thường đựng hàng đại lý và tạp hoá; túi xốp đen dùng để đựng rác (lót trong thùng đựng rác) in túi nylon 1 hoặc 2 mặt dùng đựng hàng trong các siêu thị và trung tâm mua sắm. Túi nylon dạng Roll cuộn: Túi roll cuộn in thương hiệu Các túi nylon được cuộn lại thành từng cuộn, cuộn lõi to hay nhỏ tuỳ từng loại và giá cả . Loại túi này hay gặp nhất là đựng hàng hoá tại các quầy thực phẩm trong siêu thị, trung tâm thương mại. Túi roll cũng có 2 loại : túi t-shirt 2 quai và túi miệng phẳng, cuộn lại 23
  36. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.4: Túi roll 2 quai Hình 2.5: Túi roll cuộn 24
  37. Đồ án tốt nghiệp Túi Zipper: Là loại túi có 1 miệng có khoá bấm - vuốt mép. Túi zipper có ưu điểm : kín khí, an toàn, đóng gói tiện lợi với khoá bấm vuốt mép. Loại túi này thường được làm bằng chất liệu PE với độ bền cơ lý tốt nên dùng để đựng háng hoá bán lẻ linh kiện điện tử - vật liệu xây dựng - vật tư y tế, hay làm bao bì đóng gói một vài mặt hàng gia dụng. Hình 2.6: Túi Zipper 2.1.2.2. Phân biệt các loại túi nylon theo đặc điểm cấu tạo Theo vật liệu cấu tạo mà có thể chia làm nhiều loại túi, nhưng thường gặp các loại sau: Túi nylon HDPE và LDPE; Túi PP ( Polypropylen) Túi nylon HDPE và LDPE :Túi nylon làm từ 2 vật liệu này đều có đặc điểm chung như: có độ trong suốt, dộ bóng mịn bề mặt, chống thấm nước, nhưng chống thẩm thấu khí kém. Ngoài ra chúng cũng có những đặc tính khác nhau: Túi HDPE ( High Density Polyethylene) hay túi xốp: Túi HDPE hay túi HD có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình. Độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, dễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt 25
  38. Đồ án tốt nghiệp rõ ràng khi cọ xát ( nên thường gọi là túi xốp ). Túi xốp HDPE thường gặp là túi đựng rác, túi nylon đựng hàng chợ, túi siêu thị và cửa hàng nhỏ. Hình 2.7: Túi HD in thương hiệu Túi LDPE (Low Density Polyethylene): Túi nhựa làm từ LDPE hay túi PE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi HD. Nhờ độ dẻo dai, mịn màng hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HD, nhưng chất lượng túi nylon sẽ cao cấp hơn. Túi PE thường gặp là các túi in quảng cáo sản phẩm, túi in logo, thương thiệu cho các doanh nghiệp. 26
  39. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.8: Túi nhựa làm từ LDPE Túi làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HD hay PE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn. Ngoài ra, vật liệu PP có khả năng chống thấm khí, thấm nước, nên thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá - thực phẩm 27
  40. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.9: Túi làm từ nhựa PP 2.1.3. Quy trình sản xuất túi nylon  Sản xuất HDPE Sản xuất HDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác ocid kim loại đòi hỏi: Nhiệt độ: ≈ 300oC Áp suất: 1at (101,3 kpa). Xúc tác ocid kim loại nhôm (xúc tác metan ocene) Sau khi trùng hợp, polymer (polythene) được thu lại qua sự làm lạnh hay sự bay hơi dung môi. Sản xuất HDPE bằng sự trùng hợp phối trí đòi hỏi: Nhiệt độ: 50-70oC Áp suất thấp Xúc tác phối trí ở dạng keo huyền phù bằng phản ứng giữa ankyl nhôm và titan chloride (TiCl4) trong dung môi heptan (C7H16). 28
  41. Đồ án tốt nghiệp Polymer (polythene) được hình thành ở dạng bột hay dạng hạt không tan trong dung dịch phản ứng. Khi phản ứng trùng hợp kết thúc thêm nước hay acid để đốt cháy xúc tác, cuối cùng là lọc, rửa và sấy khô polymer.  Sản xuất LDPE Sản xuất LDPE bằng phản ứng trùng hợp cộng với xúc tác ocid kim loại đòi hỏi: Nhiệt độ: 100- 300oC Áp suất cao : 1500- 3000 at Oxy hay peroxide hữu cơ (dibuty) peroxide, benzoyl peroxide hay diethyl peroxide đóng vai trò khơi mào. Chất khơi mào là chất được thêm vào một khối lượng nhỏ và phân huỷ dưới ánh sáng hay nhiệt độ để sản sinh ra gốc tự do (R) gốc tự do được tạo thành khi liên kết cộng hoá trị bị phá vỡ và electron liên kết rời khỏi các nguyên tử bị phá vỡ. Bởi vì liên kết O-O rất yếu của gốc tự do dễ dàng được sinh ra từ oxy hay peroxide. Benzene hoặc chloro benzene dùng như những dung môi vì cả polymer (polythene) và monomer (othene) hoà tan trong những chất này ở nhiệt độ và áp suất sử dụng, nước và những dung dịch khác có thể thêm vào để giảm nhiệt của phản ứng trùng hợp toả nhiệt nhiều. Qúa trình sẽ tiếp tục cho đến khi tạo thành polythene. Polymer là những phần tử có liên kết chặt chẽ nên những vi khuẩn hay vi sinh vật khác khó có thể phân huỷ. Túi nylon lại có nguồn gốc từ polymer nên rất bền, cần hàng năm mới phân huỷ vào môi trường. 29
  42. Đồ án tốt nghiệp “Chúng hầu như không phân huỷ khi chôn dưới đất trừ phi bị đốt hay có những phản ứng hoá học nào đó”. Theo ông Norihisa Hirata chuyên gia về mảng phân loại rác tại nguồn của dự án 3R-HN. 2.1.4. Các phƣơng pháp xử lý chất thải nhựa  Trong xử lý chất thải nhựa co thể chia làm nhiều công đoạn như sau: Thu gom Nhận dạng Kiểm tra dòng chất thải độc hại Phân loại Rửa sạch Áp dụng công nghệ xử lý đặc biệt Khái quát các đặc tính sản phẩm Hoàn thiện kế hoạch tái chế Quản lý chất lượng Tiếp thị  Các phương pháp tái chế và công nghệ Theo nguyên tắc có 3 phương pháp khác nhau để tái chế nhựa đó là: Tái chế bằng phương pháp vật lý Tái hế bằng phương pháp hóa học Tái chế bằng nhiệt Tái chế bằng phương pháp vật lý: Tiến hành phân loại kỹ và chuẩn bị các bước xử lý cần thiết để loại bỏ các thành phần kim loại, cắt nhỏ, rửa sạch, sấy khô, nghiền, đóng kiện, thiêu kết. Vì tái chế nhựa có thể gây ra các rủi ro về sức khỏe, vì vậy khi bổ sung các chất phụ gia cần phải được kiểm soát cẩn thận. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng có liên quan đến việc xuất khẩu nhựa từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Việc phân tích các thông tin hiện tại về các tác động bất lợi đối với sức khỏe nghề nghiệp 30
  43. Đồ án tốt nghiệp của con người tiếp xúc trong môi trường tái chế nhựa còn chưa đầy đủ, dữ liệu về tác động của các chất phụ gia trong nhựa đối với môi trường còn hạn chế. Tái chế bằng phương pháp hóa học : Các chất polymer không ổn định trong môi trường nhiệt động học khi nhiệt độ gia tăng sẽ bị biến chất, vì vậy có thể sử dụng các quy tình ép nhựa làm giảm trọng lượng phân tử. Phương pháp này sẽ là bước xử lý trước khi tiến hành xử lý hóa học. Xử lý hóa học chỉ có ý nghĩa khi các sản phẩm thu được không chỉ sử dụng làm nhiên liệu mà còn làm vật liệu thô để sản xuất nhựa tổng hợp mới. Tái chế bằng phương pháp nhiệt: Chất thải nhựa là các polymer liên kết ngang có thể sư dụng làm phin lọc hoặc để chuyển đổi thành các sản phẩm có trọng lượng phân tử thấp. Có thể tái chế polyurethane (nhựa tổng hợp dùng chế tạo sơn), mặc dù có những hạn chế nhất định. Tạo polymer sinh học và nhựa phân hủy sinh học : Polymer phân hủy sinh học là những polymer có khả năng phân hủy thành những phân tử đơn giản CO2, nước, CH4, các hợp chất vô cơ hoặc sinh khối, dưới tác động của một số yếu tố trong đó chủ yếu bới vi sinh vật khi chôn, ủ trong môi trường tự nhiên Polymer phân hủy sinh học Polymer không phân hủy sinh học - Phân hủy được - Không phân hủy được - Sản xuất từ nguyên liệu thân thiện - Chủ yếu từ các nguồn tài nguyên môi trường : tinh bột, xenlulozo không tái tạo được - Cơ tính không cao, chịu nhiệt, hóa - Cơ tính tốt, chịu nhiệt, hóa chất, chất, môi trường kém. môi trường tốt - Không tái chế được - Có thể tái chế được 31
  44. Đồ án tốt nghiệp Việc tạo ra khả năng phân hủy sinh học của polymer tổng hợp nghĩa là triệt tiêu độ bền của vật liệu này. Tuy nhiên, việc làm giảm chất lượng sản phẩm polymer có thể gây ra nhiều vấn đề tiếp sau đó. Phân hủy bề mặt vật liệu là phương pháp tái chế vật liệu Sử dụng nhựa thải làm chất hoàn nguyên: Chất thải nhựa sau một số công đoạn phục hồi có thể sử dụng làm chất hoàn nguyên trong các lò cao thay cho sử dụng dầu nặng. Để sử dụng vào mục đích này, chất thải nhựa phải được xử lý và nghiền nhỏ. Quy trình xử lý này sẽ là một phương pháp hiệu quả khi chất thải nhựa hỗn hợp không thể sử dụng phương pháp tái chế bằng cơ khí hay hóa học và trong trường hợp có nguồn nhựa phong phú 2.2. Vai trò, tác hại của túi nylon Với ứng dụng phổ biến trong cuộc sống cho thấy túi nylon có nhiều ưu điểm đối với chúng ta, cụ thể như: Túi nylon nhẹ, giá rẻ lại chắc chắn. Chính vì giá thành quá rẻ, túi nylon được phát một cách miễn phí và khách hàng muốn lấy bao nhiêu tuỳ thích. Túi nylon có thể đựng thực phẩm ẩm ướt như thịt, cá hay nước, mà túi giấy hay túi vải không đựng được Túi nylon bọc bên ngoài bảo quản an toàn thực phẩm. Túi nylon bọc bên ngoài hàng hoá chống bụi, gỉ, ướt và dễ dàng vận chuyển hàng hoá. Túi nylon có thể tái sử dụng đựng các vật phẩm khác hay làm túi đựng rác. Túi polyetylen (PE) hay còn gọi là túi nylon được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 50 của Thế kỷ trước do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. và đến nay chưa xác định chính xác được thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia đều cho rằng quá trình túi nylon phân hủy có thể mất từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời. Dù đã phân huỷ và 32
  45. Đồ án tốt nghiệp lẫn vào đất thì chất nhựa PE sẽ làm đất bị trơ, không giữ được nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng . Không kể những tác hại môi trường mà các thế hệ sau phải gánh chịu, túi nylon còn gây ra nhiều tác hại trước mắt, trực tiếp vào người sử dụng. Làm tắc các đường dẫn nước thải gây ngập lụt cho đô thị, dẫn đến ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh Bao bì nylon cũng đe doạ trực tiếp tới sức khoẻ con người vì nó chứa chì, cadimi (có trong mực in tạo mầu trên các bao bì) có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Vấn đề đối với túi nylon là chúng không phân huỷ thành các chất vô hại, phân huỷ rất chậm trong môi trường tự nhiên và là chất thải tồn tại lâu dài. Bởi thuộc tính không thấm nước và bền vững trong tự nhiên, giá thành rẻ cũng như khả năng ứng dụng phong phú và đa dạng trong sản xuất và đời sống. Song, từ những năm cuối thế kỷ 20 cho đến nay, sự lạm dụng nylon trong đời sống và sinh hoạt đã tạo nên một thảm họa mới cho con người, bởi chính những thuộc tính của nylon, giá thành rẻ, không thấm nước và bền vững. Nylon đã trở thành con dao hai lưỡi, sự lạm dụng nylon đã gây ra một thảm họa môi trường trong đời sống hiện nay và trong tương lai lâu dài . "Ô nhiễm trắng" - đó là cái tên mà nhân loại đã đặt cho thảm họa nylon trong sự phát triển hiện đại ngày nay, một thảm họa chính con người đang tự gây nên cho chính bản thân mình và đồng loại từng ngày, từng giờ. Chiếc túi nylon tuy nhỏ bé nhưng lại có tác hại khôn lường. 2.2.1. Đối với môi trƣờng không khí Trong suốt quá trình sản xuất túi nylon sẽ phát thải các hoá chất độc và nhiều khí CO2, gây ô nhiễm môi trường không khí. Ở Ai-len, với xấp xỉ 1,23 triệu người đi mua sắm, nếu chuyển 50% túi nylon sang túi vải thì lượng CO2 thải hàng năm sẽ giảm 15100 tấn. Theo Viện đánh giá môi trường vòng đời sản phẩm (1990), việc sản xuất ra 2 túi nylon sẽ tạo ra 1,1g chất làm ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa acid và sương khói. 33
  46. Đồ án tốt nghiệp Mƣa acid Túi nylon có nguồn gốc từ dầu mỏ. trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có một khối lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí thì chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các chất độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với nước trong không khí tạo thành acid sunfurique (H2SO4), và acid nitric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt acid này tan lẫn vào nước mưa, làm độ PH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ PH dưới 5,6 được gọi là mưa acid. Do có độ chua khá lớn, nên mưa có khả năng hoà tan một số bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì , làm cho nước mưa trở nên độc hơn với cây cối, vật nuôi và con người. Mưa acid được nhận định như mối đe doạ nguy hiểm với môi trường tự nhiên và nhân tạo, cụ thể trong những khu vực mà phương diện lịch sử dựa vào than dá, như Tây Âu. Hiện tƣợng sƣơng khói Sương khói là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khoẻ con người. Sau khi sản xuất túi nylon được chuyển đến khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn như nước Úc xuất khẩu 4 tỷ túi hàng năm (số liệu của cục thông kê Úc, 2004). Các con tàu chuyên chở để chuyển các túi này đến mỗi quốc gia tiêu thụ thường phải sử dụng nhiều nhiên liệu và các nhiên liệu này sinh ra các chất gây ô nhiễm môi trường như lưu huỳnh (Long and Wagner, 2000). Các chuyến tàu hàng năm làm tăng tác hại môi trường lên nhiều lần khi các nhà sản xuất cố gắng cung cấp nhu cầu ngày càng tăng ở những quốc gia lớn. Người ta thừa nhận rằng loại túi làm bằng loại nhựa PE khi đốt cháy không tạo ra chất độc vì thành phần của nó chỉ có Hydro và Cacbon. Nhưng phải hàng trăm năm mới thiêu huỷ được. Hơn nữa, khi đốt các túi nhựa PE với số lượng lớn thì sự toả nhiệt sẽ làm cho không khí nóng lên có thể làm thay đổi khí hậu của một vùng. 3.1.4. Đối với môi trƣờng nƣớc Trong quá trình sản xuất túi nylon tạo ra chất thải lây lan vào môi trường nước, gây ô nhiễm. Điển hình sản xuất ra 2 túi nylon tạo ra 0,1g chất thải lây lan 34
  47. Đồ án tốt nghiệp theo môi trường nước, có khả năng phá vỡ hệ sinh thái ở môi trường đó (Phan Thị Anh Thư, 2009). Sau khi sử dụng, một phần túi nylon bị con người xả bừa bãi trên đường phố và xuống các con kênh, rạch. Rác nylon dơ, khó phân huỷ sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, vừa mất cảnh quan vừa gây ô nhiễm nước. Túi nylon gây nghẹt cống rãnh, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm, vừa gây ngập lụt vừa gây các tù đọng, là nơi phát sinh ruồi muỗi phát sinh mầm bệnh cho con người. Trong môi trường biển, túi nylon phủ đáy biển như những màn ngăn, đồng thời với đặc tính khó phân huỷ nhiều vùng biển trở thành vùng đất chết, phải mất thời gian rất lâu mới khôi phục được. Trong thập kỷ này, ước lượng khoảng 46.000 mảnh nhựa nổi trên 1km2 đại dương trên thế giới (Baker, 2002). Ngoài ra, túi nylon nhẹ, nổi lềnh bềnh trên mặt nên có thể di chuyển những khoảng cách đáng kể trong khu vực và có khi là toàn cầu. Hình 2.10: Túi nylon vứt bừa bãi ở ven sông 2.2.2. Đối với môi trƣờng đất Vì túi nylon tồn tại trong môi trường với thời gian rất dài, đến 1000 năm, vì vậy ngăn cản sự phân huỷ các khu vực có sự hiện diện của chúng ( nguồn stevens, 35
  48. Đồ án tốt nghiệp 2001). Túi nylon rơi vào những vùng đất nông nghiệp làm chậm sự sinh trưởng của cây trồng bằng cách bao quanh thực vật. Khi lẫn vào đất, túi nylon ngăn cản oxy đi qua, dẫn đến xói mòn đất. Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm túi nylon trên mặt đất là nơi cư ngụ lý tưởng cho các sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái. Ở những vùng đồi núi, túi nylon làm giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên kết đất, có thể gây trượt đất. 2.2.3. Đối với sức khỏe con ngƣời Những tác động lên sức khoẻ của con người là những tác động nghiêm trọng nhất của túi nylon. Chính sự ô nhiễm môi trường đe doạ sức khoẻ con người. Quá trình sản xuất túi nylon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc, gây ảnh hưởng không tốt cho những công nhân dầu mỏ. Những kim loại như chì, cadimi có ở trong mực in trên các bao bì có thể gây tác hại cho não có thể gây ra bệnh ung thư phổi. Túi nylon có khả năng đưa các thành phần hoá chất và chất độc vào đất và nguồn nước, đến con người, gây nhiều nguy hiểm đến sức khoẻ như các vấn đề thần kinh , các bệnh ung thư (Butte Environmental counsil, 2001; Lane, 2003; The Asian News, 2005; Irin, 2005a). Khi cống rãnh nghẹt, túi nylon cũng gây tù đọng nước, sinh ra nhiều muỗi và ký sinh trùng có khả năng lan truyền nhiều loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, đáng lưu ý nhất là bệnh sốt rét (Edu Green, 2005; Environmental Literacy Counsil, 2005; Irin, 2005a; Irin, 2005b; U.S; Environmental Protection Agency, 2005). Vùng biển phía Đông Nam nước ta, nơi giao lưu giữa nhiều dòng hải lưu, lượng túi nylon thải ra nhiều đến mức gây tai nạn nguy hiểm cho nhiều tàu thuyền đánh cá, như gây nghẹt chân vịt hoặc kẹt máy bơm nước Những túi nylon nhuộm màu xanh, đỏ, vàng ngoài đang dùng đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc hại cho thực phẩm do chứa kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư). Nếu xử lý túi nylon bằng phương pháp đốt thì cũng không ổn vì túi nylon chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonic, mê tan và khí dioxin cực độc. 36
  49. Đồ án tốt nghiệp Theo phân tích của các chuyên gia Viện Công nghệ hóa học, thì túi nylon được làm từ nhựa PTE không độc hại nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi nylon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng ở nhiệt độ từ 70-80 độ C thì những chất phụ gia sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại tới đâu. Những loại túi nylon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: theo quy định các loại giấy, túi, bao bì dùng để đựng, gói thực phẩm phải đạt chuẩn vệ sinh không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không gây độc cho con người. Một số túi nylon làm từ chất dẻo không độc hại nhưng phân tử đơn lẻ của chất này lại có khả năng gây ung thư. Đấy là chưa kể đến khả năng các loại túi này bị nhiễm vi sinh vật do không qua quá trình khử trùng và bảo quản khoa học. 2.2.4. Đối với cảnh quan và hệ sinh thái Túi nylon là sản phẩm thứ cấp của ngành công nghiệp dầu, không phải là tài nguyên có thể hồi phục được. Theo đánh giá, dầu thô làm ra 1 túi nylon bằng lái một chiếc xe trên đoạn đường dài 115m. Vì vậy, 6.4 tỷ túi nylon dùng trong một năm đủ lái trên một đoạn đường dài 80 triệu km2 hay khoảng 20.000 lần vòng quanh thế giới. 2.2.4.1. Về cảnh quan Những túi nylon nhẹ có thể bị gió cuốn bay nơi khác, dính trên những cành cây, rơi xuống các kênh rạch, biển hay khắp nơi trên đường phố gây mất cảnh quan. Hầu như không có con đường, ngõ phố hay lối xóm nào không có bao nylon bay phất phơ, vương vãi. Cảnh tượng các sông hồ bao nylon nổi lềnh bềnh đã quá quen thuộc. 37
  50. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.11: Túi nylon vứt bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị 2.2.4.2. Tác hại của túi nylon đối với động vật Túi nylon có ảnh hưởng đối với động vật trên cạn lẫn ở biển, chúng gây tác hại theo 2 con đường sau: Sự mắc bẫy (hay vướng víu): làm động vật di chuyển khó khăn, gây nhiễm trùng vết thương hay khiến loài bị ngạt thở. Tác hại này thường gặp ở động vật biển. Hình 2.12: Những chú rùa biển bị túi nylon mắc kẹt trên người Sự ăn vào bụng: ngăn cản sự tiêu hoá thức ăn hay gây tắc ruột. Chính sự tắc ruột này có thể gây những tổn thương nghiêm trọng và khiến loài bị chết. 38
  51. Đồ án tốt nghiệp Hình 2.13: Rùa ăn phải túi nylon Đối với động vật trên cạn Trên đất liền túi nylon không là vấn đề nghiêm trọng đối với động vật, vì chỉ liên quan đến cái chết của một số loài gia súc, chủ yếu là chúng nhầm lẫn túi nylon là thức ăn, nên khi ăn vào dẫn đến chúng bị ngẹt thở hay bị tắc đường tiêu hoá (Edwards, 2000; Irin,2005a; Irin,2005b; Planet ark,2005; Ryan and rice,1996). Theo tờ báo Ấn Độ-Mumbai central, người ta nuôi bò thả rông trên các đường phố, chúng ăn các thứ rác xả ngoài đường, ăn cả túi nylon và bị đầy bụng phải đưa đến viện thú y,(Edwards, 2000; world watch, 2004). Nhiều vườn thú ở Châu Âu, người ta còn cấm người đi xem không được vứt thức ăn đựng trong các túi nylon cho các thú vật ăn. Vì có nhiều trường hợp thú vật ăn cả túi nylon, không tiêu, phải đưa đi khám thú y. Vào năm 1998, con bồ nông tìm thấy bị chết ở Kiama sau khi ăn xong 17 túi nylon. Con bồ nông tưởng nhầm túi nylon là thức ăn, xác nó được bảo tồn và đặt tên là Pete. Kể từ đó, nó đứng trước điểm Fitrzoy Falls để cảnh báo cho khách tham quan nó chết như thế nào và các vấn đề do túi nylon gây ra, ô nhiễm biển. Đối với động vật biển Nhiều loài động vật có vú ở biển (cá voi, chim, hải cẩu, rùa) bị giết mỗi năm do nhầm lẫn túi nylon là thức ăn hay loài sứa biển. Khi ăn phải vào bụng túi nylon 39
  52. Đồ án tốt nghiệp không tiêu và nằm lại trong bụng. Khi đó, cản trở sự tiêu hoá của thức ăn khác, gây ra cái chết đau đớn. Đặc biệt, túi nylon ảnh hưởng rất lớn đến loài rùa biển, vì chúng nhầm túi nylon như những con sứa, thức ăn chính của chúng. Hàng năm, hơn một tỷ các loài chim biển và một số loài động vật có vú bị chết vì bị ăn phải bao nylon (Baker, 2002). Trong môi trường biển, Planet Ark đánh giá túi nylon giết chết ít nhất 100.000 con chim, cá voi, hải cẩu và rùa biển. Hội đồng khoa học của chính phủ liên bang về các loài bị đe doạ cũng nhận thấy túi nylon đe doạ trực tiếp đến 20 loài sinh vật biển, bao gồm rùa biển Loggerhead, cá voi Southern Right, cá voi xanh và chim hải âu Tristan (Department of Environment and heritage). Động vật có vú và nhiều loài khác cũng bị mắc bệnh trong những túi nylon, bị thương, tổn hại đến chi, nhiễm trùng và có thể chết. Tuy nhiên, tác động của túi nylon không dừng lại khi động vật đã chết, bởi vì sau khi xác chúng phân huỷ, túi nylon giải phóng vào môi trường và tiếp tục gây hại cho những loài khác. 2.2.5. Tác động đến kinh tế-xã hội Sự mất mát phương tiện cũng là một dạng tác động xã hội chính có liên quan đến việc sử dụng túi nylon, hai ví dụ điển hình là gây thiệt hại về vật nuôi và đến khách du lịch. 2.2.5.1. Gây thiệt hại về vật nuôi Khi gia súc ăn phải túi nylon, chúng bị chết, gây thiệt hại cho người nông dân. Một người nông dân ở gần Mudgee NSW đã làm khám nghiệm xác một con bê và cái chết của con bê này do chính túi nylon gây ra. Người dân đã ước tính cái chết của con bê này gây thiệt hại cho người nông dân 500$. Đầu năm 2005, thành phố Mumbai, Ấn Độ từng gặp một trận lũ lụt nặng nề, làm 1000 người thương vong, gây tổn thất nhiều người (the Asian new, 2005). Các nhà chức trách thành phố đỗ lỗi do túi nylon gây ra. Chúng làm nghẹt ống đẫn và rãnh nước, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm. 40
  53. Đồ án tốt nghiệp 2.2.5.2. Tác động đến du lịch Ở nhiều quốc gia, du lịch là nguồn sống của nhiều người và là nghành trọng điểm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề túi nylon cũng gây kìm hãm nghành công nghiệp này, kể cả du lịch biển hay du lịch trên cạn. Con người muốn đến những nơi công cộng như công viên, bãi biển hay khu vực giải trí không có túi nylon xả một cách bừa bãi. Tuy nhiên, mọi người lại có xu hướng xả rác bừa bãi ở những nơi giải trí như bãi biển, công viên, điểm du lịch, khu thể thao Gây cái nhìn không tốt cho người du lịch. Ở Việt Nam nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng, túi nylon là vấn đề rắc rối vì chúng làm mất cảnh quan đẹp ở những điểm du lịch, nhất là những điểm du lịch biển hiện nay rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hình 2.14: Túi nylon khắp nơi gây cái nhìn thiếu thiện cảm về địa điểm du lịch 2.2.5.3. Tác động của hoạt động tái chế túi nylon Lượng rác thải túi nylon quá lớn thì đáng lẽ ra việc thu gom tái chế túi nylon sẽ khả thi. Nhưng ở các cơ sở tái chế, công nghệ tái chế lạc hậu, việc xử lý túi nylon 41
  54. Đồ án tốt nghiệp lại không tốt nên sản phẩm tạo ra chất lương không tốt mà còn gây ô nhiễm môi trường. nhiều túi nylon sau khi tái chế lại có mùi rất khó chịu, màu sắc mẫu mã lại rất tệ, nếu dùng để đựng thực phẩm thì rất gây hại. Tại phường 9, phường 1 là nơi người dân sống bằng nghề phơi và tái chế túi nylon. Hoạt động này diễn ra cả ngày lẫn đêm, bốc mùi hôi thối, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng người dân xung quanh. 2.2.5.4. Tác động đến chính sách nhà nước Việc sản xuất và sử dụng túi nylon có nhiều tác động quan trọng lên chính sách. Do các nước phương tây có cơ sở hạ tầng rất tốt cho chất thải và tái chế nên các nước này không thấy được các tác động của nó đến môi trường (Spivay, 2003). Tuy nhiên, điều này khác biệt với các nước đang phát triển, nơi quản lý chất thải chưa được thực hiện tốt hay không tồn tại (Environmental Literacy Counsil, 2005). Các ảnh hưởng gay gắt thường thấy ở các vùng nông thôn hay khu dân cư nghèo, nơi túi nylon phân tán và sử dụng rộng rãi nhưng không thu gom một cách đúng đắn (Irin, 2005a; Reynolds, 2002). Do đó, tốn nhiều chi phí thu gom, xử lý. Chính phủ nhà nước và địa phương Úc phải tốn hơn 20 triệu USD để xử lý 80 triệu túi nylon xả bừa bãi trên các bãi biển, đường phố hay công viên. 42
  55. Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, THU GOM VÀ QUẢN LÝ TÚI NYLON TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU 3.1. Hiện trạng sử dụng 3.1.1. Sơ lƣợc tình hình quản lý chất thải nhựa và túi nylon Vật liệu nhựa đã được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20, được ứng dụng nhiều trong đời sống sản xuất và quốc phòng. Nhiều loại đã thay thế các vật liệu truyền thống như gỗ, thủy tinh, giấy, sắt thép làm bao bì, các chi tiết máy móc trong các ngành xây dựng, điện, điện tử và ô tô Sản lượng nhựa trên thế giới tăng bình quân hàng năm khoảng 3,5%. Năm 1997, tổng sản lượng nhựa trên thế giới nói chung là 127 triệu tấn, riêng Tây Âu là 27,978 triệu tấn, trong đó LDPE chiếm 20,5%, HDPE 14%. Chỉ tính riêng LDPE năm 1999 thế giới đã đã sản xuất 27,4 triệu tấn; năm 2000: 33,8 triệu tấn, HDPE năm 1999 là 16,3 triệu tấn, năm 2000: 20,6 triệu tấn. Sản lượng LDPE của Châu Á năm 1999: 5,5 triệu tấn; năm 2000: 7,8 triệu tấn; HDPE năm 1999 là 4,3 triệu tấn, năm 2000: 6,5 triệu tấn. Mức tiêu thụ nhựa bình quân đầu người năm 1994 của một số nước và lãnh thổ trên thế giới: Đài Loan (Trung Quốc) 144 kg/người/năm; Hoa Kỳ: 108 kg/người/năm; Singapor: 105,5 kg/người/năm; Nhật Bản: 85 kg/người/năm; Hàn Quốc: 79,4kg/người/năm; Việt Nam năm 1994: 3,4 kg/người/năm; 1998:5,3 kg/người/năm; năm 2003: 15 kg/người/năm. Từ năm 2005 đến nay, con số lên tới 35 kg/người/năm. Túi nylon được sản xuất từ nhựa polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra rất chậm. Thực tế, dưới tác động của ánh sáng, túi nylon vỡ ra thành nhiều phân tử nhựa nhỏ hơn, độc hại hơn và cuối cùng gây ô nhiễm cho đất và nguồn nước. Chúng có thể len lỏi vào thức ăn của động vật và con người. Khi không được vứt ra bãi rác hoặc đốt bỏ, túi nhựa thường được nước đưa biển thông qua đường cống thải, sông rạch. Theo Cơ quan Khảo sát Nam cực của 43
  56. Đồ án tốt nghiệp Vương quốc Anh, túi nhựa được thấy trôi nổi ở vùng biển phía Bắc Bắc Cực trong khi Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Hoa Kỳ gần đây cho biết túi nhựa chiếm hơn 10% số rác trôi dạt vào bờ biển nước này. Túi nylon có thể trở thành thảm họa cho đời sống của nhiều sinh vật. Theo Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã thế giới, nhiều cá thể thuộc khoảng 200 loài sinh vật biển (như cá voi, cá heo, hải cẩu, rùa ) đã chết sau khi nuốt phải túi nylon do nhầm là thức ăn; nhiều loài thủy sinh cũng bị chết ngạt khi chui vào túi nylon. Để giảm thiểu lượng nhựa thải, túi nylon hiện nay thế giới đang áp dụng các phương pháp tái chế, tái sử dụng  Tái chế: hiện nay trên thế giới đang áp dụng quy trình chế biến các thành phần có thể tạo ra các sản phẩm mới sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất.  Tái sử dụng: sau khi sử dụng sản phẩm vẫn giữ nguyên được hình dáng, chức năng ban đầu vẫn có thể sử dụng được, có thể đưa vào chu trình sản xuất- lưu thông- tiêu dùng- phế thải. Một số loại hình tái chế như: Tái tạo giá trị: Đây là quá trình mà trong đó chất liệu và kết cấu ban đầu được tái tạo lại thông qua quá trình xử lý. Hình thức và mục đích ban đầu có thể được tái tạo. Tái chế vật lý: Đây là hình thức tái tạo giá trị, nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học của vật liệu. Tái chế hóa học: Là hình thức tái tạo, trong đó vật liệu được tái chế bị các quá trình hóa học làm thay đổi cấu trúc hóa học khác hẳn so với trạng thái ban đầu. Ví dụ như chuyển hóa nhựa phế thải thành nhiên liệu lỏng để đốt hoặc chuyển hóa nhựa PET phế thải thành nhựa Polyester không no làm vật liệu kết dính dùng cho vật liệu composite. Bằng các công cụ pháp luật và chính sách vĩ mô, nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc tăng cường thu gom, xử lý, tái chế chất thải nylon để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Ở các nước Châu Âu, năm 1992 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì; kết quả là năm 1995 lượng phế thải bao 44
  57. Đồ án tốt nghiệp bì thu gom là 80%, ở Nhật Bản, năm 1995 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và năm 1996 đã thu gom, tái chế được 10,03 tấn nhựa phế thải, bằng 11,3% lượng nhựa phế thải. Ở Hàn Quốc tỷ lệ trong xử lý rác thải năm 1994 là 15,4%; đến năm 2000 con số này đã tăng 47%, ngược lại tỷ lệ chôn lấp đã giảm từ 81,1% năm 1994 xuống còn 47% năm 2000. Năm 2004, các siêu thị ở Pháp tiêu thụ 12 tỷ túi nylon nhẹ (giảm đi so với 15 tỷ túi nhựa của năm 2003); mức tiêu thụ trung bình năm trên đầu người là 2kg. Ở Hy Lạp, 10 tỷ túi nylon được phân phát mỗi năm. Ở Anh con số này khoảng 8 tỷ túi/năm. Ở Ôxtrâylia nơi chú ý nhiều đến các công cụ chính sách giảm thiểu túi nylon, khoảng 6,9 triệu túi được sử dụng mỗi năm trong khi người Nhật tiêu thụ 30 tỷ túi/năm. Rõ ràng nhiều loại túi nylon nhẹ đã thỏa mãn được một số nhu cầu sử dụng thứ yếu, thường là túi nhựa phát miễn phí được sử dụng tại nhà cho đến các thùng rác trên đường phố. Các kế hoạch thu gom và tái chế những loại túi này là đáng chú ý, mặc dù ở Đức (nơi túi hiếm khi được phát miễn phí) tỷ lệ tái chế đạt tới 60%. Các số liệu thống kê ở Ôxtrâylia cho thấy, dưới 3% túi nylon từ các hộ gia đình được tái chế trong khi đó 37% vứt bỏ và 60% được tái sử dụng (ưu tiên cho xử lý). Người Việt Nam đang tiêu dùng khoảng 25 – 35 kg nhựa/người/năm và dự báo trong hai năm nữa, khi đời sống kinh tế ngày càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm, đồng thời sản lượng ngành bao bì nhựa lúc đó cũng đạt khoảng 1,4 triệu tấn. Các túi nylon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Theo ước tính số nylon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nylon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con số ước lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 2500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường cho con người và môi trường. 45
  58. Đồ án tốt nghiệp 3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra nghiên cứu trên 2 đối tượng: người dân và các tiểu thương tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau.  Tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau: Nội dung khảo sát bao gồm: Loại hình kinh doanh của tiểu thương. Lượng túi nylon mà các tiểu thương sử dụng trung bình một ngày. Mức độ hiểu biết của tiểu thương về tác hại của túi nylon. Biện pháp xử lý sau khi sử dụng túi nylon. Mức độ hiểu biết của tiểu thương về các sản phẩm thay thế túi nylon. Mức độ hưởng ứng của tiểu thương về việc sử dụng các sản phẩm túi thay thế túi nylon khó phân hủy. Bảng 3.1: Các địa điểm khảo sát thực tế tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau STT Tên chợ Vị trí Số phiếu 1 Trạm Bơm Khóm 8 - phường 8 - TP. Cà Mau 30 Nguyễn Hữu Lễ - phường 2 - TP. Cà 2 Chợ phường 2 30 Mau. 3 Chợ phường 4 Khóm 3 - phường 4 - TP. Cà Mau 30 Lý Thường Kiệt - Khóm 7 - P6 - TP. 4 Chợ Cầu Nhum 30 Cà Mau Chợ Nông sản thực Phan Bội Châu - Khóm 2 - P.7 - TP. 5 30 phẩm Cà Mau 6 Chợ Tắc Vân Ấp 2 - xã Tắc Vân - TP. Cà Mau. 30 Chợ xã Lý Văn Ấp Thạnh Điền - xã Lý Văn Lâm - 7 30 Lâm TP. Cà Mau 46
  59. Đồ án tốt nghiệp  Người dân: Nội dung khảo sát: Nghề nghiệp Lượng túi nylon sử dụng trung bình một ngày Biện pháp xử lý sau khi sử dụng túi nylon. Mức độ hiểu biết về các sản phẩm thay thế túi nylon. Các đề xuất hạn chế sử dụng túi nylon Mức độ hưởng ứng về việc sử dụng các sản phẩm túi thay thế túi nylon khó phân hủy. Bảng 3.2: Tổng hợp lượng phiếu điều tra người dân STT Địa bàn Số phiếu Phường 1 1 5 2 Phường 2 6 3 Phường 4 6 4 Phường 5 6 5 Phường 6 6 6 Phường 7 6 7 Phường 8 6 8 Phường 9 6 9 Phường Tân Xuyên 6 10 Phường Tân Thành 6 47
  60. Đồ án tốt nghiệp 11 Xã An Xuyên 6 12 Xã Tân Thành 6 13 Xã Tắc Vân 5 14 Xã Định Bình 6 15 Xã Hòa Thành 6 16 Xã Hòa Tân 6 17 Xã Lý Văn Lâm 6 3.1.3. Thống kê lƣợng sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Cà Mau 3.1.3.1. Chợ Trạm Bơm Chợ Trạm Bơm được thành lập và đi vào hoạt động năm 1996, tổng diện tích 2025 m2. Tổng số sạp là 150 sạp, tổng số tiểu thương kinh doanh là 120-130 hộ. Do vị trí gần với bến tàu, công ty thủy sản và khu dân cư nên hoạt động mua bán các sản phẩm, hàng hóa khác nhau rất đa dạng từ những loại sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người đến các chủng loại sản phẩm khác. Kết quả khảo sát tại chợ Trạm Bơm Bảng 3.3: Kết quả khảo sát tại chợ Trạm Bơm Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm hóa – Hải sản Thịt – giày túi nylon - quả chín – đồ gia (g/ngày) (g/ngày) dép (g/ngày) ăn uống dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) < 0,5 kg - - - - - 20 48
  61. Đồ án tốt nghiệp 0,5 kg - 30 200 100 - 90 1 kg 1740 100 830 1100 105 450 2 kg 1020 20 640 750 100 500 3 kg 250 - - 200 - 200 5 kg 200 - 200 300 - 180 10 kg 220 - - 220 - 400 15 kg 50 - - 20 - 200 >15 kg - - - 10 - - Tổng lượng nylon theo 2730 150 1870 2800 205 2140 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 47580 dụng hàng ngày của chợ 3.1.3.2. Chợ Nông sản thực phẩm Cà Mau có đặc trưng là vùng sông nước, với vùng địa lý đặc biệt này đã phát triển thêm nhiều hình thức buôn bán đặc biệt nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà ngày một đi lên. Chợ Nông sản thực phẩm nằm trên dòng sông gành Hào thuộc địa bàn thành phố Cà Mau điều đặc biệt là chợ này hầu như tập trung ghe thuyền 49
  62. Đồ án tốt nghiệp đến từ các huyện trong tỉnh như: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước và nằm ngay giao thoa của ba con sông. Thời gian hoạt động mạnh mẽ nhất là vào lúc 2 - 3 giờ gần sáng, hình thức kinh doanh nơi đây có đến hàng trăm chiếc xuồng, ghe to nhỏ chở đầy hàng hóa đến trao đổi và mua bán ở chợ Nông sản thực phẩm. Cách thức mua bán trên sông là hình thức rất đặc trưng văn hóa vùng sông nước Nam Bộ. Các mặt hàng trái cây nông sản nơi đây rất là đa dạng nhưng đặc biệt các loại trái cây: xoài, chôm chôm được vận chuyển từ nông thôn ra chợ. Vì thế chợ Nông sản thực phẩm cũng góp phần tạo điều kiện cho cuộc sống ở nông thôn và thành thị ngày một xích lại gần nhau hơn. Chợ Nông sản thực phẩm Cà Mau gồm 3 khu: khu trung tâm buôn bán các mặt hàng như: quần áo, gia vị, đồ gia dụng, mỹ phẩm khu A1 buôn bán hải sản, thịt và khu A2 chuyên các mặt hàng rau củ, trái cây. Kết quả khảo sát tại chợ : Bảng 3.4: Kết quả khảo sát tại chợ Nông sản thực phẩm Cà Mau Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm Thịt - hóa – Hải sản – giày túi nylon - quả chín – trứng đồ gia (g/ngày) dép (g/ngày) ăn uống (g/ngày) dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) < 0,5 kg - - - - - 50 0,5 kg 10 80 - 80 - 150 1 kg 1450 470 650 1200 270 900 2 kg 1005 340 500 650 240 700 3 kg 450 - 300 50 - 100 5 kg 230 20 200 200 - 150 50
  63. Đồ án tốt nghiệp 10 kg 180 10 - 80 - 280 15 kg 70 10 - - - 50 >15 kg - - - - - - Tổng lượng nylon theo 3395 930 1650 2300 510 2380 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 96570 dụng hàng ngày của chợ 3.1.3.3. Chợ xã Lý Văn Lâm Chợ xã Lý Văn Lâm được phát triển từ chợ tự phát phục vụ nhu cầu mua bán của hầu hết công nhân tại nhà máy chế biến thủy sản . Quy mô chợ tương đối nhỏ với tổng số sạp hàng khoảng 70 sạp (do số tiểu thương đến bán hàng không cố định). Với vị trí chợ gần công ty chế biến thủy sản nên lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm khá đa dạng Kết quả khảo sát thực tế: 51
  64. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.5: Kết quả khảo sát tại chợ xã Lý Văn Lâm Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm Thịt - hóa – Hải sản – giày túi nylon - quả chín – ăn trứng đồ gia (g/ngày) dép (g/ngày) uống (g/ngày) dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) 15 kg - - - - - - Tổng lượng nylon theo 2670 850 1650 3848 450 2330 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 23919 dụng hàng ngày của chợ 52
  65. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3.4. Chợ phường 4 Chợ phường 4 có tổng diện tích 1054 m2 với khoảng 90 sạp hàng và 84 tiểu thương buôn bán các mặt hàng nông sản, hải sản Trước đây UBND thành phố cho phép UBND phường 4 tổ chức điểm phường 4, nhằm tạo điều kiện để nông dân các xã vùng ven TP Cà Mau tiêu thụ nông sản. Vị trí chợ này nằm sâu bên trong, không thuận lợi cho khách hàng có thói quen mua hàng hoá ven đường nên không ít tiểu thương tổ chức bán buôn không đúng nơi quy định. Kết quả khảo sát thực tế: Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ phường 4 Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm Thịt - hóa – Hải sản – giày túi nylon - quả chín – ăn trứng đồ gia (g/ngày) dép (g/ngày) uống (g/ngày) dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) 15 kg - - - 10 - - Tổng lượng 2620 1490 1650 1830 510 2500 53
  66. Đồ án tốt nghiệp nylon theo từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 29568 dụng hàng ngày của chợ 3.1.3.5. Chợ phường 2 Là chợ lâu đời nhất TP Cà Mau,thế mạnh của chợ là các mặt hàng khô, cá đồng, hải sản, thịt cá, rau củ quả thu hút nhiều tiểu thương đến buôn bán. Với tổng số sạp hàng là 168 sạp hàng buôn bán các loại, hoạt động buôn bán diễn ra tấp nập góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tỉnh nhà. Kết quả khảo sát thực tế: Bảng 3.7: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ phường 2 Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm Thịt - hóa – Hải sản – giày túi nylon - quả chín – ăn trứng đồ gia (g/ngày) dép (g/ngày) uống (g/ngày) dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) < 0,5 kg - - - - - 50 0,5 kg - 410 - 100 - 120 1 kg 1050 610 900 1100 640 570 2 kg 700 340 500 720 310 415 54
  67. Đồ án tốt nghiệp 3 kg 100 140 - 240 - 100 5 kg 130 10 80 200 60 140 10 kg 230 - 20 40 31 50 15 kg - - - 20 21 - >15 kg - - - 10 - - Tổng lượng nylon theo 2210 1510 1500 2250 1062 1445 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 54827 dụng hàng ngày của chợ 3.1.3.6. Chợ Cầu Nhum Được hình thành từ nhu cầu giao thương buôn bán từ những năm 1998, chợ Cầu Nhum cũng hình thành và phát triển từ chợ tự phát. Là chợ tự phát nên diện tích và qui mô chợ nhỏ với tổng số sạp hàng buôn bán các loại hàng hóa là 98 sạp. Tuy vơi qui mô nhỏ nhưng tình trạng lấn chiếm lòng lề đường buôn bán thường gây mất trật tự an toàn giao thông. Kết quả khảo sát thực tế : 55
  68. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.8: Kết quả khảo sát thực tế tại chợ Cầu Nhum Ngành hàng Thực Tạp Quần áo Phân loại Rau – củ phẩm Thịt - hóa – Hải sản – giày túi nylon - quả chín – ăn trứng đồ gia (g/ngày) dép (g/ngày) uống (g/ngày) dụng (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) 15 kg - - - - - - Tổng lượng nylon theo 2370 1380 2080 2575 470 2390 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 37622 dụng hàng ngày của chợ 56
  69. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3.7. Chợ Tắc Vân Chợ Tắc Vân không chỉ là điểm chợ tập trung phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân địa phương còn là đầu mối cung cấp hàng hoá, thực phẩm cho người dân ở các xã lân cận như: Định Bình, Tân Thành (TP Cà Mau), Định Thành (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu), Tạ An Khương (huyện Đầm Dơi) Chợ có qui mô 3000 m2 với 106 tiểu thương buôn bán các mặt hàng nông sản, thực phẩm chợ Tắc Vân phát triển mua bán rất sung túc. Việc đầu tư xây dựng các chợ khang trang, tăng mỹ quan đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh doanh. Kết quả khảo sát thực tế: Bảng 3.9:Kết quả khảo sát thực tế tại chợ Tắc Vân Ngành hàng Thực Quần áo Tạp hóa – Phân loại Rau – phẩm Thịt - Hải sản – giày đồ gia túi nylon củ - quả chín – ăn trứng (g/ngày) dép dụng (g/ngày) uống (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) 15 kg - - - 20 - - 57
  70. Đồ án tốt nghiệp Tổng lượng nylon theo 1770 1045 2050 2454 690 2460 từng ngành hàng Tổng lượng túi nylon ước tính sử 38127 dụng hàng ngày của chợ 3.1.3.8. Kết quả điều tra Bằng phương pháp điều tra xã hội học tại 7 chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau cho thấy số lượng túi nylon được sử dụng trong một ngày. Kết quả nghiên cứu: 58
  71. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.10: Bảng thành phần các loại hình ngành hàng tham gia khảo sát Ngành Thực phẩm Quần áo – Tạp hóa – Rau – củ - Hải Thịt - chín – ăn giày đồ gia dụng quả (%) sản(%) trứng (%) Chợ uống (%) dép(%) (%) Trạm Bơm 33% 7 % 17 % 17 % 10 % 16 % Chợ phường 2 20 % 17 % 10 % 17 % 27 % 10 % Chợ phường 4 20% 17 % 13 % 20 % 10 % 20 % Chợ Cầu Nhum 24 % 13 % 17 % 20 % 13 % 13 % Chợ Nông sản thực phẩm 24 % 17 % 13 % 20 % 13 % 13 % Chợ Tắc Vân 17 % 14 % 17 % 17 % 13 % 24 % Chợ xã Lý Văn Lâm 24 % 20 % 10 % 20 % 13 % 13 % 59
  72. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.11: Định mức sử dụng túi nylon tại các chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau Rau – củ - Thực phẩm Thịt - Quần áo – Tạp hóa – Ngành Hải sản quả chín – ăn uống trứng giày dép đồ gia dụng Chợ (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) (g/ngày) Trạm Bơm 2730 150 1870 2800 205 2140 Chợ phường 2 2210 1510 1500 2250 1062 1445 Chợ phường 4 2620 1490 1650 1830 510 2500 Chợ Cầu Nhum 2370 1380 2080 2575 470 2390 Chợ Nông sản thực phẩm 3395 930 1650 2300 510 2380 Chợ Tắc Vân 1770 1045 2050 2454 690 2460 Chợ xã Lý Văn Lâm 2670 850 1650 3848 450 2330 17765 7355 12450 18057 3897 15645 Tổng 60
  73. Đồ án tốt nghiệp Đơn vị (g) 17765 18057 15645 12450 7355 3897 Rau - củ - Thực phẩm Hải sản Thịt - Quần áo - Tạp hóa-đồ quả chín - ăn trứng giày dép gia dụng uống Hình 3.1: Lượng túi nylon sử dụng theo ngành của 7 chợ  Nhận xét: Qua số liệu khảo sát 7 chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau cho thấy lượng túi nyln khó phân hủy được tiêu thụ mạnh ở các ngành hàng rau – củ - quả, thịt, hải sản so với các ngành hàng còn lại. Hàng ngày mỗi chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau sử dụng khoảng 46,9 kg túi nylon các loại. Ước tính số túi nylon sử dụng hàng ngày tại 14 chợ trên địa bàn thành phố Cà Mau lên đến 656 kg túi một ngày. Toàn bộ số lượng túi nylon nói trên được các tiểu thương phát hoàn toàn miễn phí cho người mua hàng. Đây là một con số khá đáng kể nếu sau khi sử dụng túi nylon không được thải bỏ đúng cách và không cso biện pháp giảm thiểu thì thời gian tới thành phố Cà Mau sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Mức độ hiểu biết về tác hại của túi nylon của các tiêu thương được thể hiện dưới bảng: 60
  74. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3.12: Mức độ hiểu biết của tiểu thương về tác hại của túi nylon Mức độ Biết Không biết Tổng cộng Chợ Trạm Bơm 83 % 17 % 100 % Chợ xã Lý Văn Lâm 67% 33% 100 % Chợ phường 4 73% 27 100 % Chợ Cầu Nhum 83% 17% 100 % Chợ Nông sản thực 77% 23% 100 % phẩm Chợ Tắc Vân 67% 33% 100 % Chợ phường 2 80% 20% 100 % Tổng cộng 7 chợ 67% 33% 100 % Không biết 33% Biết 67% Hình 3.2: Mức độ hiểu biết của tiểu thương về tác hại của túi nylon  Nhận xét: Qua số liệu thống kê cho thấy 67% số tiểu thương đã biết được tác hại của túi nylon khó phân hủy sinh học đối với môi trường và sức khỏe con người, số còn lại 61
  75. Đồ án tốt nghiệp hầu hết là các tiểu thương lớn tuổi, không tìm hiểu về tác hại của túi nylon. Điều này cho thấy một tín hiệu tốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân và các tiểu thương hạn chế sử dụng túi nylon. Mức độ hưởng ứng sử dụng các sản phẩm túi thân thiện với môi trường thay thế cho túi nylon khó phân hủy Bảng 3.13: Mức độ hưởng ứng sử dụng túi thay thế túi nylon Mức độ Đồng ý Không đồng ý Chợ Trạm Bơm 13 % 87 % Chợ xã Lý Văn Lâm 13% 87% Chợ phường 4 10% 90% Chợ Cầu Nhum 7% 93% Chợ Nông sản thực 20% 80% phẩm Chợ Tắc Vân 20% 80% Chợ phường 2 7% 93% 13% 87% Tổng cộng 7 chợ Đồng ý 13% Không đồng ý 87% Hình 3.3: Mức độ hưởng ứng sử dụng túi thay thế túi nylon 62
  76. Đồ án tốt nghiệp  Nhận xét: Mặc dù hiểu biết về tác hại của túi nylon song 87% số tiểu thương không đồng ý sử dụng các loại túi thay thế túi nylon khó phân hủy sinh học . Phần lớn các tiểu thương đều có ý thức muốn thay đổi túi nyon khó phân hủy thành các loại túi tự phân hủy hoặc sử dụng túi dùng nhiều lần, nhưng do một vài rào cản mà việc thay đổi gặp nhiều khó khăn như: Về mặt kinh tế: các loại túi kể trên có giá thành cao hơn túi nylon. Nếu khi áp dụng vào thị trường thì buộc tiểu thương phải tăng giá thành sản phẩm của mình. Nhu cầu của người tiêu dùng: người tiêu dùng khi mua hàng không đem theo túi, nhưng luôn muốn để các loại hàng hóa ở các túi nylon riêng biệt, xin thêm túi nylon để có thể sử dụng ở các mục đích khác tại gia đình. Chưa có sự đồng bộ hóa trên toàn thể các tiểu thương trong chợ. Thói quen thiêu dùng của cả tiểu thương và người mua hàng 3.2. Đánh giá ý thức của ngƣời dân khi sử dụng túi nylon Do tính tiện lợi, túi nylon đã trở thành một loại bao bì được ưa chuộng ở nhiều nước và cả ở Việt Nam. Giờ đây, khi mua bất kỳ đồ vật gì, người mua luôn được phục vụ túi nylon để bọc, gói, đựng, lót. Mua cá mua rau - túi nylon; mua sách, vở - túi nylon; mua bánh trái, quà cáp, thuốc men - túi nylon Túi nylon còn được dùng đựng canh, đựng nước mía, đựng dưa muối, cà muối, đựng các loại thực phẩm dạng lỏng để mang đi xa. Cuộc sống có vẻ sẽ khó khăn nếu như một ngày nào đó không còn túi nylon. Ở nước ta, việc sử dụng tràn lan các loại túi nylon trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu và đặc biệt là loại túi siêu mỏng, thể hiện sự dễ dãi của cả người cung cấp cũng như người sử dụng; người bán sẵn sàng đưa thêm một hoặc vài chiếc túi nylon cho người mua khi được yêu cầu; người mua ít khi mang theo vật đựng (túi xách, làn ) vì biết chắc chắn rằng khi mua hàng hóa sẽ có túi nylon kèm theo để xách về. 63
  77. Đồ án tốt nghiệp Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số lượng túi nylon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng đây là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nylon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý. Theo một khảo sát của cơ quan môi trường, trung bình một người Việt Nam trong 1 năm sử dụng ít nhất 30 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa. Từ 2005 đến nay, con số này là 35 kg/người/năm. Năm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn /ngày và có thể còn hơn. Ở Ireland là 328 túi/người/năm, Australia 250 túi/người/năm, Scotland 153 túi/người/năm,v.v nghĩa là họ sử dụng chưa tới 1 túi nylon/ngày, (Theo Quỹ Tái chế thuộc Sở TN&MT TP HCM) Bộ TN&MT cũng cho biết, trung bình mỗi ngày mỗi gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra môi trường ít nhất 1 túi nylon. Với số lượng và khối lượng túi nylon được sử dụng và thải bỏ hàng ngày lớn như vậy nhưng việc quản lý chúng trong nhiều năm qua và cho đến nay ở nước ta vẫn đang là vấn đề còn chưa tìm được lời giải hợp lý. Đã có những đề xuất: cấm sử dụng; áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí ); công cụ giáo dục, nâng cao nhận thức nhưng cũng từ bài học kinh nghiệm sử dụng các biện pháp đó ở các nước cho thấy, hiệu quả của các biện pháp này không cao mà nguyên nhân chính yếu là sự tiện dụng cao và giá cả thấp của túi nylon. Chính điều này đã làm cho sản phẩm túi nylon hiện diện ở khắp nơi trong đời sống xã hội. Sự tiện dụng cao làm cho túi nylon trở thành vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân. Giá thành, giá cả thấp không chỉ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng mà còn làm cho việc hạn chế, giảm thiểu, thu gom, sử dụng lại và tái chế túi nylon ít mang ý nghĩa về kinh tế, không có động cơ thúc đẩy. Các giải pháp công nghệ được đề xuất, kể cả các sản phẩm thay thế sử dụng túi nylon khó phân hủy bằng loại túi thân thiện với môi trường cùng các cuộc vận động “nói không với túi nylon” do các cơ quan quản lý môi trường, các tổ chức xã hội, thậm chí cả các doanh nghiệp nhưng vẫn không làm cho sản xuất và tiêu dùng túi nylon 64
  78. Đồ án tốt nghiệp giảm đi mà trái lại, túi nylon vẫn gia tăng, môi trường hàng ngày vẫn phải nhận thêm chất thải túi nylon. Một thực trạng rất đáng lưu ý là phần lớn người dân, kể cả nhiều nhà sản xuất và phân phối đều đồng tình, ủng hộ việc hạn chế sử dụng túi nylon khó phân hủy trong đời sống xã hội. Xin dẫn ra 2 kết quả điều tra xã hội gần đây về thái độ ứng xử với túi nylon khó phân hủy. Giữa năm 2008, VnExpress thực hiện một điều tra xã hội học “điện tử” với kết quả là “Trong số hơn 25.000 bạn đọc được hỏi, có đến 92% muốn Chính phủ cấm dùng túi nylon hoặc giảm dần vì tác hại của nó”. Còn cuộc điều tra quy mô nhỏ do các phóng viên một tờ báo thực hiện vào đầu năm 2009 cũng cho kết quả gần như tương tự là có tới 98% người được hỏi đồng tình “Nên sử dụng các loại túi thân thiện môi trường thay cho túi nylon”. Khảo sát ý thức của người tiêu dùng khi sử dụng túi nylon: Cuộc khảo sát được thực hiện tại 100 hộ dân trong địa bàn thành phố Cà Mau Chi tiết phiếu khảo sát được cung cấp tại Phụ lục TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT  Đối tượng tham gia khảo sát tương đối da dạng từ nông dân, nội trợ đến giáo viên, bác sĩ, công nhân, viên chức Số lượng túi nylon trung bình một ngày một gia đình sử dụng được trình bày dưới bảng sau: Số lượng túi nylon sử dụng 1 3 4 5 6 7 8 9 >9 ngày % 5 21 33 22 12 5 1 1 65
  79. Đồ án tốt nghiệp 2% Từ 3- 5 39% Từ 6-8 59% Trên 8 cái Hình 3.4: Thống kê số lượng túi nylon sử dụng một ngày của các hộ dân  Nhận xét: Qua khảo sát người dân tại thành phố Cà Mau cho thấy 59% người được khảo sát sử dụng từ 3-5 túi nylon một ngày. Tiếp đó là 39% người tiêu dùng sử dụng từ 6-8 cái. Ít nhất là 2% sử dụng trên 8 cái. Số liệu này cho thấy trung bình một gia đình sử dụng từ 4 đến 5 túi nylon một ngày. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi nylon. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi nylon. Những số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi nylon ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau, đến những vật dụng quần áo, giày dép, đều được bọc gói bằng túi nylon. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố.  Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại của túi nylon : 66
  80. Đồ án tốt nghiệp 14% 18% Hiểu Biết 68% Không biết Hình 3.5: Mức độ hiểu biết của người dân về tác hại của túi nylon Trong 100 phiếu khảo sát có 14% số người được khảo sát hiểu rõ về tác hại của túi nylon khó phân hủy sinh học như hiểu rõ con đường thâm nhập các chất độc hại vào cơ thể từ các chất phụ gia có trong túi nylon, quá trình sản cuất túi nylon gây ô nhiễm môi trường hay hiểu rõ bản chất khó phân hủy cua túi nylon sẽ làm đất bị trơ dẫn đến xói mòn đất; 18% không biết về tác hại của túi nylon số còn lại 68% các hộ dân đều biết đến tác hại của túi nylon nhưng chỉ dừng ở mức độ biết về sự ảnh hưởng trực tiếp của túi nylon có thể gây mất mỹ quan đô thị, ngập úng lụt lội, bao bì nylonbị vứt xuống cống, hồ, đập thoát nước làm tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị vào mùa mưa Đối tượng hiểu rõ về tác hại của túi nylon đa số thuộc tầng lớp tri thức như: bác sĩ, điều dưỡng, giáo viên, kỹ sư. Đối tượng không biết tác hại của túi nylon ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường chủ yếu là nông dân và công nhân lao động chân tay ít có cơ hội tìm hiểu kỹ về túi nylon cũng như tác hại của nó đối với môi trường và sức khỏe con người. 67
  81. Đồ án tốt nghiệp  Các biện pháp xử lý của người dân khi sử dụng túi nylon: 120 100% 100 80 60 40 32% 20 8% 7% 2% 0 Chôn lấp Đốt Tái sử dụng Tái chế Bỏ thùng rác Hình 3.6: Cách thức xử lý của người tiêu dùng sau khi sử dụng bao bì nylon  Nhận xét: Hầu như tất cả người tiêu dùng vứt ra sọt rác sau khi sử dụng bao bì nylon (100%). Túi nylon phổ biến trên thị trường hiện nay chủ yếu là dạng túi xốp, mỏng, dễ rách và giá rẻ nên chỉ được sử dụng một lần rồi vứt. Chẳng có mấy người giặt, phơi khô để dùng lại chúng lần thứ hai. Chúng ta chỉ sử dụng túi nylon trong thời gian rất ngắn có thể chỉ là vài phút có thể chủ yếu chỉ dùng đựng hàng hóa từ chợ, siêu thị về tới nhà là được ném luôn vào sọt rác dù có thể chưa vấy một vết bẩn hay một lỗ thủng. Hiện tại những người đi thu lượm ve chai cũng không thu gom túi nylon để bán vì nó không được giá và rất mất công thu lượm. Nguyên nhân chủ yếu là thói quen của người tiêu dùng giữ lại tốn thời gian và nhiều khi cất bao bì không gọn lại làm rơi rớt trong nhà. Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng nhất là bao bì được phát miễn phí sau mỗi lần mua hàng, bản thân không phải bỏ tiền mua nên không phải tiết kiệm. Còn lại con số rất ít người tiêu dùng (32%) là tái sử dụng. Bao bì sạch như bao bì đựng hoa quả, rau được người tiêu dùng giữ lại để đựng rác, thay vì mua túi đựng rác. Hay dùng đựng những vật dụng trong sinh hoạt. Còn 68
  82. Đồ án tốt nghiệp những bao bì bẩn hơn như đựng cá, thịt, đồ tươi sống thì họ vứt đi.Bên cạnh đó, người dân cũng còn các biện pháp xử lý khác như chôn lấp(2%) hay thu gom thành đống nhỏ đốt chung với rác hữu cơ như lá cây (8%).  Các đề xuất hạn chế sử dụng túi nylon : Ý kiến 70 64 60 52 50 36 40 31 30 20 10 0 Tái chế Tái sử dụng Sử dụng các Đánh thuế túi sp thân thiện nylon Hình 3.7: Đề xuất hạn chế sử dụng túi nylon Nhận xét: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng việc tái sử dụng túi nylon là hành động hạn chế sử dụng túi nylon hiệu quả nhất (64 ý kiến) và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nylon như túi vải, túi giấy, túi phân hủy sinh học (52 ý kiến) cũng được hưởng ứng. Việc đánh thuế túi nylon được đồng tình thấp bởi việc đánh thuế túi nylon tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân cũng như tiểu thương; thêm vào đó, có một thực tế nữa đang chứng minh rằng chi phí sản xuất ra bao bì tự hủy cao hơn giá thành chi phí sản xuất bao bì bình thường từ 20% - 40%. Trong khi đó, thói quen tiêu dùng của người dân vẫn luôn ưu tiên cho những sản phẩm có mức giá rẻ. 69
  83. Đồ án tốt nghiệp  Tỷ lệ đồng ý sử dụng các sản phẩm thay thế túi nylon 17% Đồng ý Không đồng ý 83% Hình 3.8: Tỷ lệ đồng ý sử dụng các sản phẩm túi thân thiện với MT Nhận xét: Thông qua khảo sát cho thấy trong 100 người dân được khảo sát chỉ có 17% người dân đồng ý chi trả cho việc sử dụng túi thân thiện với môi trường thay cho túi nylon trong khi 83% ( 83/100 người) không đồng ý sử dụng cũng như chi trả thêm chi phí để sử dụng các mặt hàng trên. Điều này cho thấy, người dân vẫn còn những vướng mắc về tác động của chương trình này (cụ thể là sử dụng túi thay thế túi nylon) đối với lợi ích (kinh tế) và cuộc sống của họ. Sự hiểu biết về tác hại của bao nylon nói riêng và kiến thức về môi trường nói chung của người dân còn kém. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường và thuyết phục mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ môi trường cũng chưa cao. Phần lớn mọi người từ lâu đã có thói quen sử dụng bao nylon vì nó rất nhỏ gọn, tiện dụng và đặc biệt là rất rẻ tiền. Tuy rằng đã biết được tác hại nghiêm trọng của bao nylon đến môi trường nhưng nhiều người vẫn có thái độ lưỡng lự, không dứt khoát về việc sẽ hạn chế rồi từ đó tiến tới không sử dụng bao nylon nữa. Từ đó cho thấy việc vận động mọi người hạn chế sử dụng và không sử dụng bao nylon là việc rất khó khăn. 70
  84. Đồ án tốt nghiệp  Hiểu biết của người dân về thuế môi trường Biết Không biết 23% 77% Hình 3.9: Tỷ lệ người dân biết về thuế môi trường  Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, ta có thể thấy rằng Luật thuế bảo vệ môi trường mà nói cụ thể hơn là thuế túi nylon còn quá xa lạ với người dân, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc đánh thuế túi nylon. Trong 100 phiếu khảo sát chỉ có 23% người được khảo sát biết về thuế môi trường. 70 63% 60 49% 50 40 31% 30% 30 20 10 0 Sử dụng túi Sử dụng túi sử Áp dụng ngày Sử dụng các sản nylon PHSH dụng nhiều lần hội tuyên truyền phẩm tái chế Hình 3.10: Các biện pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon sẽ được hoan nghênh 71
  85. Đồ án tốt nghiệp  Nhận xét: Do đặc tính rẻ tiền, nhẹ, dẻo, bền chắc nên túi nylon được sử dụng phổ biến trên cả thế giới và Việt Nam. Theo như số liệu khảo sát đa số người dân cho rằng nên sử dụng túi đi siêu thị để sử dụng nhiều lần( 63%), tiếp đến là sử dụng túi nylon phân hủy sinh học (49%). Tại hệ thống siêu thị Co.op Mart với hình thức sử dụng túi nylon thân thiện môi trường thay cho túi nylon thông thường, đồng thời khuyến khích khách hàng đem theo túi sử dụng nhiều lần khi đi mua hàng đã được thực hiện với sự hưởng ứng cao từ người mua hàng tại hệ thống siêu thị.Việc áp dụng ngày hội tuyên truyên nên được thực hiện lồng ghép với các hoạt động hỗ trợ sử dụng các sản phẩm tái chế.  Mức giá cả có thể chấp nhận được qua khảo sát thấy hầu hết người dân đã quen với việc tiêu dùng, mua sắm được phát túi nylon miễn phí nên khi tính phí người dân chỉ muốn chi trả một khoản rất thấp từ 500 đồng trở xuống đối với những túi nylon sử dụng một lần, và sẵn sàng chi khoảng từ 3000 – 5000 để mua túi sử dụng nhiều lần trong khi mức giá của loại túi nhựa dùng nhiều lần tại hệ thống siêu thị Metro đã từ 6000 – 7000 đồng/túi; túi thân thiện với môi trường mà các siêu thị bán để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng cũng từ 5000 – 10000 đồng/túi. Điều này cho thấy để khuyến khích người dân sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường cần có chính sách hỗ trợ để các loại túi này vừa với khả năng tiêu dùng của người dân. 3.3. Hệ thống thu gom và quản lý túi nylon Ở nước ta, các loại túi nylon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động sinh hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom toàn bộ. Chất thải là túi nylon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần nhựa thải. Các túi nylon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom, tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân hủy. Các túi nylon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan, Nếu tính trung bình, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng từ 3 ÷ 10 túi nylon các loại/ngày (ước trung bình mỗi người thải ra 0,2 ÷ 1 túi 72
  86. Đồ án tốt nghiệp nylon/người/ ngày, với dân số đô thị năm 2010 là 26,2 triệu người) thì lượng nhựa là túi nylon thải ra mỗi ngày ở các đô thị là vào khoảng 10,48 ÷ 52,4 tấn nhựa/ngày (ước tính 500 túi/kg). Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về lượng túi nylon được sử dụng ở Việt Nam nhưng đã có một số khảo sát, ước tính về số lượng này. Tuy có sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nylon: từ sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý. Theo số liệu thống kê của TCMT (BTNMT, 2012) cho thấy lượng rác phát sinh ở các đô thị và tỷ lệ thu gom tương ứng khá cao. Ở thành phố Cà Mau, lượng rác phát sinh hàng ngày lên đến 180 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom tương ứng là 80%. Bảng 3.14: Lượng rác phát sinh ở các đô thị và tỷ lệ thu gom tương ứng Lƣợng rác Tên tỉnh/ Lƣợng rác đô Tỷ lệ phát sinh Tỷ lệ thu phát sinh thành phố thị (tấn/ngày) (kg/ngƣời/ngày) gom (%) (tấn/ngày) Long An 897 455 0,53 70,8 Tiền Giang 180 0,61 95 Bến Tre 193 76 – 82 Trà Vinh 65 0,63 73 Vĩnh Long 137 0,9 79,5 Đồng Tháp 942 176 37 – 45 An Giang 956 562 34 – 74 Kiên Giang 364 0,7 70 – 85 Cần Thơ 876 876 0,9 90 Hậu Giang 105 0,6 70 Sóc Trăng 252 0,9 80 Bạc Liêu 399,8 126 0,58 72,5 Cà Mau 180 0,66 80 (Nguồn: số liệu tổng hợp từ báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố năm 2012) 73
  87. Đồ án tốt nghiệp Hiện nay, các hoạt động thu gom, vận chuyển túi nylon được thực hiện cùng với các loại rác thải sinh hoạt khác do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Cà Mau đảm nhận, nhưng công việc tái chế phế thải nhựa hiện chưa được chú ý. Các hoạt động thu gom, mua bán các thành phần có thể tái chế được những người nhặt rác và thu gom phế liệu tư nhân tiến hành. Việc thu gom phế liệu nhựa, hầu hết diễn ra theo hình thức thủ công với các phương tiện và công cụ lao động thô sơ, không cónhững phương tiện đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Các loại phế liệu nhựa được thu gom theo các hình thức sau: Những người nhặt rác và thu mua phế liệu từ các hộ gia đình và nơi đổ rác công cộng, sau đó nhựa phế liệu được các đại lý phế liệu thu mua. Những người nhặt rác thu nhựa thải ở các bãi rác, sau đó nhựa phế thải được các đại lý thu mua. Nhân viên thu gom rác của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Cà Mau thu gom nhựa thải bán cho các đại lý thu mua phế liệu. Nhìn chung, túi nylon hầu như có mặt khắp nơi: hộ gia đình, chợ, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí sau đó túi nylon cùng rác thải sẽ được tập trung tại một điểm thu gom của khu phố, chợ và được vận chuyển đến bãi rác tập kết rác thải. Phương tiện của những đội thu gom này thường là các loại xe đẩy tay chuyên dụng đến các địa điểm thu gom nhỏ lẻ ví dụ như: từ các hẻm nhỏ, các con phố Từ đó tất cả các loại rác thải sẽ được vận chuyển bởi những chiếc xe tải nhỏ đến bãi tập kết rác. Từ bãi tập kết rác một phần rác sẽ được vận chuyển đến bãi chôn lấp, kết thúc chu trình. Một lượng rác sẽ được đem đi tái chế và tái sử dụng bởi những người nhặt rác, từ đây họ sẽ bán lại cho các điểm thu mua phế liệu, quá trình tái chế, tái sử dụng diễn ra tại đây và tạo thành sản phẩm. Những sản phẩm tái chế này lại tiếp tục bán cho những nhà phân phối sỉ lẻ. Cuối cùng những sản phẩm tái chế xuất hiện trên thị trường và lại phát sinh ra các loại rác thải. 74