Đồ án Đánh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa

pdf 65 trang thiennha21 13/04/2022 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_chat_luong_nuoc_ven_bien_do_hoat_dong_nuoi_tr.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa

  1. ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VEN BIỂN DO HOẠT ĐỘNGNUÔI TRỒNG HẢI SẢN TẠI THỊ XÃ VẠN GIÃ, TỈNH KHÁNH HÒA NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG GVHD: TS. Bùi VIệt Hưng SVTH: Lê Phạm Hữu Vinh MSSV : 1311090741 Tp HCM, Tháng 8/2017
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Công nghệ TP.HCM đã tạo điều kiện cho em được làm đồ án, cảm ơn các thầy cô trong khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trường đã dạy em nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình học tập. Em xin gửi đến thầy TS. Bùi Việt Hưng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm, thu thập tài liệu trong suốt quá trình làm đồ án. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Th.S Lê Viêt Quang đã giúp em tận tình, giải thích thêm các kiến thức về nông – lâm – thủy sản, hướng dẫn và cho phép sử dụng phòng thí nghiệm của thầy. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong suốt quá trình làm và hoàn thiện đồ án không tránh khỏi sai sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô.
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: đồ án tốt nghiệp “ Đánh giá tác động môi trường và ứng dụng WQI đánh giá chất lượng nước bieern ven bờ tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và không sao chpes bất cứ ai. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày Lê Phạm Hữu Vinh 3
  4. TÓM TẮT Sự phát triển kinh tế xã hội làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường tại thị xã Vạn Giã. Đồ án “Đánh giá tác động môi trường và ứng dụng WQI đánh giá chất lượng nước biển ven bờ thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa” thực hiện với mục đích đánh giá môi trường nước biển ven bờ, đồng thơi đưa ra các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm theo dõi diễn biến và cảnh báo, phòng chống ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường. Phương pháp thực hiện gồm 3 phương pháp: Phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp thực địa lấy mẫu phân tích, phương pháp phân tích bằng công cụ WQI. Phân tích mẫu tại 3 vị trí khác nhau, có 2 vị trí xác định bị ô nhiễm trong đó có 1 vị trí ô nhiễm nghiêm trọng. Từ những phương pháp trên, xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại thị xã Vạn Giã: do hoạt động sinh hoạt của dân, do nuôi trồng thủy sản, tàu bè đề xuất các giải pháp kỹ thuật, quản lý để cải thiện môi trường nước ven bờ.
  5. ABSTRACT Socio-economic development increases the risk of environmental pollution in Van Gia Town. The project "Environmental Impact Assessment and WQI application for assessing coastal water quality in Van Gia town, Khanh Hoa province" is carried out for the purpose of evaluating coastal water environment, finding suitable solution in technical, management to follow the level of pollution and warning, preventing environmental pollution, raising awareness of people in environmental protection. The process consists of three methods: data collection, sampling analysis, analysis with WQI tool. The samples are from three different places, two of them have been identified to be contaminated, the other one is seriously contaminated. From the above methods, the causes of water pollution in Van Gia town can be identified: people’s activities, aquaculture, sea transportations propose technical solutions, management to improve coastal water environment. 5
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 2 LỜI CAM ĐOAN 3 TÓM TẮT 4 ABSTRACT 5 MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 3 DANH MỤC HÌNH 4 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Mục đích nghiên cứu 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 8 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1.1.1 Khái niệm 8 1.1.2 Các thành phần của nước 8 1.1.3 Chức năng của tài nguyên nước 10 1.1.4 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người 11 1.1.6 Các cách thức đánh giá chất lượng nước 17 1.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 18 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 18 1.2.2 Đặc điểm địa lý 18 1.2.3 Khí hậu 19 1.2.4 Giao thông 20 1.2.5 Dân cư 20 1.2.6 Hành chính 20 1.2.7 Du lịch 20 1.2.8 Tình hình kinh tế và văn hóa, xã hội 21 1
  7. 1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 24 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Nội dung nghiên cứu 27 2.2 Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 27 2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế 27 2.2.2.1 Thực địa 27 2.2.2.2 Lấy mẫu nước 28 2.2.3 Phân tích WQI 29 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33 3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại Vạn Giã 33 3.2 Đề xuát giả pháp. 52 [12] Luật số 17/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Thủy sản 57 2
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Hàm lượng DO bão hòa theo nhiệt độ 15 Bảng 2. danh sách các điểm lấy mẫu tại thị xã Vạn Giã. 28 Bảng 3 quy định các giá trị qi, BPi 30 Bảng 4 quy định các BPi và qi đối với DO% bão hòa 31 Bảng 5 quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH 31 Bảng 6 Thang điểm của chỉ số WQI 32 Bảng 7Thống kê các tác động chính lên chất lượng nước 37 Bảng 8 Dự kiến những tổn hại đến môi trường khi nuôi trồng thủy sản 37 Bảng 9 Chất lượng nước mặt được đo đạc tại các trạm Đợt 1 (26/4/2017) 42 Bảng 10 Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 2 (29/5/2017) 43 Bảng 11 Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 3 (28/6/2017) 44 Bảng 12 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 1 48 Bảng 13 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 2 48 Bảng 14 Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 3 49 3
  9. DANH MỤC HÌNH - 2- Hình 1-1. Ảnh hưởng của pH đến dạng tồn tại của HCO3 , CO3 và CO2 13 Hình 1-2: Độ tan của oxy trong nước giảm theo nhiệt độ. 15 Hình 1-3 :Bản đồ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa 18 Hình 1-4. Bờ biển Vịnh Vân Phong. 19 Hình 1-5 Thủy triều đỏ được cho là nguyên nhân gây ra vụ cá chết hàng loạt. 26 Hình 3-1 ảnh tại biển Vạn Giã được chụp bằng vệ tinh. 34 Hình 3-2 Các bè cá nối lại với nhau thành mảng 34 Hình 3-3 Rất nhiều bè cá nằm gần bờ biển 35 Hình 3-4 Rác thải sinh hoạt, khúc gỗ, phế liệu đều đc đổ ra biển tại Vạn Giã 35 Hình 3-5 Người dân đang bảo dưỡng con tàu 36 Hình 3-6 Ngư dân chở cá từ các ngư trường ngoài biển vào đất liền 36 Hình 3-7 Người dân kiểm tra lưới cá 37 Hình 3-8 Hình ảnh ven bờ biển Vạn Giã 40 Hình 3-9 Rất nhiều bè cá trên biển 40 Hình 3-10 Rác thải được đổ ven biển 41 Hình 3-11 Hiện trạng thực tế ven biển 41 Hình 3-12 Rác thỉa sinh hoạt vướng trên rừng ngập mặn 42 Hình 3-13 Người dân thu hoạch, chất hàng để vận chuyển vào bờ 42 Hình 3-14 So sánh chỉ tiêu pH giữa các vị trí qua các đợt lấy 45 Hình 3-15 So sánh chỉ tiêu SS giữa các vị trí qua các đợt lấy 45 Hình 3-16 So sánh chỉ tiêu DO giữa các vị trí qua các đợt lấy 46 Hình 3-17 So sánh chỉ tiêu BOD giữa các vị trí qua các đợt lấy 47 Hình 3-18 So sánh chỉ tiêu COD giữa các vị trí qua các đợt lấy 47 4
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UN/ECE Ủy ban Kinh tế Châu Âu FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc QCVN Quy chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ Tài Nguyên và Môi Trường WQI Chỉ số chất lượng nước - Water Quality Index-WQI GIS Hệ thống thông tin địa lý - Geographic Information System CN – TTCN Công nghiệp – Trung tâm công nghiệp NN – PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn QĐ Quyết định TCMT Tiêu chuẩn môi trường DO Hàm lượng oxy hòa tan trong nước BOD Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học SS Tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước 5
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nuôi các loài động vật giáp xác (như tôm, cua, tôm hùm), cá, nhuyễn thể và trồng rong biển ở các vùng nước ven bờ và các bãi triều đang được phát triển nhanh chóng ở nhiều tỉnh ven biển nước ta. Các tỉnh ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển, chính phủ đang dành ưu tiên cao cho phát triển ngành sản xuất này trong tương lai. Do môi trường ven biển có hệ sinh thái đa dạng gồm nhiều các loài động, thực vật và phù du phù hợp cho việc phát triển kinh tế. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển đã mang lại một nguồn thu nhập quan trọng và góp phần xoá đói giảm nghèo ở các cộng đồng cư dân ven biển. Nuôi trồng thuỷ sản cũng mang lại một nguồn thu ngoại tệ lớn cho nước nhà. Tuy nhiên, do công tác quản lý môi trường còn yếu hoặc thiếu nhân lực chuyên môn nên có nhiều vấn đề chưa xử lý trong vấn đề môi trường ven biển. Ở nước ta, hiện nay, nhiều nơi tổn thất rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, bùng nổ bệnh tôm, ô nhiễm nước cục bộ đã từng phát sinh và ảnh hưởng đến tính bền vững của nuôi trồng thuỷ sản và cuộc sống của nhân dân vùng ven biển. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản ven biển trên toàn quốc. Khu vực ven biển thị xã Vạn Giã là một điển hình cho việc phát triển kinh tế nhưng môi trường ven biển vẫn chưa được chú trọng, công tác quản lý môi trường đã có nhiều chính sách giải quyết và từng bước thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một công cụ được sử dụng nhằm cải thiện công tác quản lý môi trường đối với các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển. Sử dụng đánh giá tác động môi trường sẽ giúp các ngành và chính phủ đánh giá được những tác động môi trường tiềm ẩn, nhằm xác định các hành động quản lý giảm thiểu các vấn đề môi trường. Trên cơ sở đó, đè tài: đánh giá tác động môi trường và chất lượng nước biển ven bờ tại Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa sẽ cung cấp cơ sở đánh giá và xác định chất lượng môi trường nước biển ven bờ, phục vụ cho việc nghiên cứu, quản lý môi trường, đánh giá chất lượng nước. 6
  12. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước biển ven bờ thị xã Vạn Giã, qua đó đề xuất giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước biển tại thị trấn Vạn Giã, Vạn Ninh – Khánh Hòa. Các hoạt động nuôi trồng thủy sản tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2017. Khu vực: vùng nước ven bờ biển thị xã Vạn Giã. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Đánh giá chất lượng nước là một công việc quan trọng có ý nghĩa trong thời đại phát triển kinh tế xã hội Việc đánh giá chất lượng nước theo dõi diễn biến và cảnh báo, phòng chống ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững. Là nguồn dữ liệu để phân vùng chất lượng nước, cung cấp thông tin môi trường một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan. Nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý môi trường, 7
  13. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Khái niệm Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt. Nước bao phủ 71% diện tích quả đất trong đó có 97% là nước mặn, còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu trong cở thể sinh vật, chiến từ 50-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở sứa nước chiếm tới 97%. Trong 3% lượng nước ngọt có trên trái đất có khoảng 2/3 lượng nước mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục địa chỉ có 0.5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao hồ mà con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng 0.003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được vi nếu tính ra trung bình mỗi người được cung cấp 879000 lit nước ngọt để sử dụng (Miller, 1988) 1.1.2 Các thành phần của nước Căn cứ vào thành phần hóa học, vật lý, chia thành các dạng sau: Nước ngọt Nước ngọt hay nước nhạt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt là natri clorua (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01 - 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay các loại nước mặn và nước muối. Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay tuyết. 8
  14. Sự cung cấp đủ lượng nước ngọt cần thiết để duy trì sự sống là một vấn đề đáng báo động đối với nhiều loài sinh vật, trong đó có con người, đặc biệt là ở các khu vực sa mạc hay các khu vực khô cằn khác, Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nước trên thế giới trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Đầu thế kỉ 21, rất nhiều vùng đất ngập nước trên thế giới bị biến mất cùng với môi trường hỗ trợ giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mạng đập tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh chóng. Nước mặn Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l. Các mức hàm lượng muối được USGS Hoa Kỳ sử dụng để phân loại nước mặn thành ba thể loại. Nước hơi mặn chứa muối trong phạm vi 1.000 tới 3.000 ppm (1 tới 3 ppt). Nước mặn vừa phải chứa khoảng 3.000 tới 10.000 ppm (3 tới 10 ppt). Nước mặn nhiều chứa khoảng 10.000 tới 35.000 ppm (10 tới 35 ppt) muối. Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng 35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%. Nước mặt Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa 9
  15. nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước. Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và động vật, hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất. Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ nước mặn trên các lục địa. 1.1.3 Chức năng của tài nguyên nước Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất, thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng hà ở Trung Quốc; nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam Tóm lại: Tài nghuyên nước có 3 chức năng chính là: Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào: trong các quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước là nguồn nguyên liệu đầu vào cần thiết nhất. 10
  16. Là nơi lưu giữ chất thải: Nước có độ ổn định cao, dễ di chuyển, kiểm soát và xử lý được chất thải. Khả năng tự làm sạch: nước tự làm sạch bằng quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ và vô cơ nhờ các thủy sinh vật, động vật. 1.1.4 Vai trò của nước đối với sản xuất phục vụ cho đời sống con người Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước đề phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần 25 lít nước; lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với VIệt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên các hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O (Trương Quang Học, Biên soạn, 2003. Ban KGTW, ĐHQGHN. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.) Trong Công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Để sản xuất 1 tấn gang cần 300 tấn nước, một tấn xút cần 800 tấn nước. Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như: các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng, quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất 11
  17. công nghiệp, nông nghiệp trên hành tinh này đều ngừng hoạt động và không tồn tại. Từ 3.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết dùng hệ thống tưới nước để trồng trọt và ngày nay con người đã khám phá thêm nhiều khả năng của nước đảm bảo cho sự phát triển của xã hội trong tương lai: nước là nguồn cung cấp thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp dồi dào, nước rất quan trọng trong nông nghiệp, công nghiệp, trong sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người. Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và lại hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người, (Trương Quang Học, Biên soạn, 2003. Ban KGTW, ĐHQGHN. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.) 1.1.5 Đánh giá chất lượng nước 1.1.5.1 Chất lượng nước Là các đặc tính hóa học , vật lý, sinh học, và phóng xạ của nước. Nó là thước đo tình trạng của nước liên quan đến các yêu cầu của một hoặc nhiều loài sinh vật và hoặc cho bất kỳ nhu cầu hoặc mục đích của con người. Nó được sử dụng thường xuyên nhất bằng cách tham khảo một bộ các tiêu chuẩn mà theo đó sự tuân thủ có thể được đánh giá. Các tiêu chuẩn phổ biến nhất dùng để đánh giá chất lượng nước liên quan đến sức khoẻ của hệ sinh thái, sự an toàn của tiếp xúc của con người, và nước uống (UN/ECE 1995). 1.1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước a. Độ pH pH chỉ có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat ), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. 12
  18. - 2- Hình 1-1. Ảnh hưởng của pH đến dạng tồn tại của HCO3 , CO3 và CO2 (nguồn: diendanmoitruong.vn) b. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh hóa xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu) c. Màu sắc Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số ion vô cơ (sắt ), một số loài thủy sinh vật Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng. Độ màu thường được so sánh với dung dịch chuẩn trong ống Nessler, thường dùng là dung dịch K2PtCl6 + CaCl2 (1 mg K2PtCl6 tương đương với 1 đơn vị chuẩn màu). Độ màu của mẫu nước nghiên cứu được so sánh với dãy dung dịch chuẩn bằng phương pháp trắc quang. d. Độ đục Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thước thông thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp.1 đơn vị độ đục là sự cản quang gây ra bởi 1 mg SiO2 hòa trong 1 lít nước cất. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit). 13
  19. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng chữ tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng lớn. Nước được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1 m (hay độ đục nhỏ hơn 10 NTU). Theo qui định của TCVN, độ đục của nước sinh hoạt phải lớn hơn 30cm. e. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan. Các chất này bao gồm cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS: Total Solids) là lượng khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/L). f. Tổng hàm lượng các chất lơ lửng (SS) Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS: Suspended Solids) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L. g. Tổng hàm lượng các chất hòa tan (DS) Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan DS (Dissolved Solids) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/L. DS = TS – SS. h. Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi Để đánh giá hàm lượng các chất hữu cơ có trong mẫu nước, người ta còn sử dụng các khái niệm tổng hàm lượng các chất không tan dễ bay hơi (VSS : Volatile Suspended Solids), tổng hàm lượng các chất hòa tan dễ bay hơi (VDS : Volatile Dissolved Solids). Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi VSS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). 14
  20. Hàm lượng các chất rắn hòa tan dễ bay hơi VDS là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). i. Hàm lượng oxigen hòa tan Oxigen hòa tan trong nước (DO: Dissolved Oxygen) không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá “tình trạng sức khỏe” của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/L, số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Hình 1-2: Độ tan của oxy trong nước giảm theo nhiệt độ. (nguồn: diendanmoitruong.vn) Hàm lượng DO trong nước tuân theo định luật Henry, có nghĩa là nói chung độ tan giảm theo nhiệt độ. Ở nhiệt độ bình thường, độ hòa tan tới hạn của oxigen trong nước vào khoảng 8 mg O2/L. Bảng 1. Hàm lượng DO bão hòa theo nhiệt độ Hàm lượng DO bão hòa 15
  21. DO bão hòa (mg/l) Nhiệt độ Nước ngọt Nước biển 10 10.9 9.0 20 8.8 7.4 30 7.5 6.1 40 6.6 5.0 (Nguồn: Dissolved Oxygen concentration in water - Temperature, Salinity, Atmosphere) j. Nhu cầu oxigen hóa học Nhu cầu oxigen hóa học (COD : Chemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Chất oxid hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được qui đổi về lượng oxigen tương ứng ( 1 mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2). Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. Khi bị oxid hóa không phải tất cả các chất hữu cơ đều chuyển hóa thành nước và CO2 nên giá trị COD thu được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thường nhỏ hơn giá trị COD lý thuyết nếu tính toán từ các phản ứng hóa học đầy đủ. Mặt khác, trong nước cũng có thể tồn tại một số chất vô cơ có tính khử (như S2-, NO2-, Fe2+ ) cũng có thể phản ứng được với KMnO4 hoặc K2Cr2O7 làm sai lạc kết quả xác định COD. Như vậy, COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước). Việc xác định COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (chỉ sau khoảng 2 giờ nếu dùng phương pháp bicromat hoặc 10 phút nếu dùng phương pháp permanganat). k. Nhu cầu oxigen sinh hóa Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD : Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản 2- 2- 3- - phẩm vô cơ bền như CO2, CO3 , SO4 , PO4 và cả NO3 . 16
  22. 1.1.6 Các cách thức đánh giá chất lượng nước Sử dụng Quy chuẩn quốc gia QCVN 10-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước biển Sử dụng chỉ số đánh giá chất lượng nước WQI đánh giá mức độ ô nhiễm. Công cụ đánh giá chất lượng nước WQI. Mục đích của việc sử dụng WQI: Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát. Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan. Góp phần ngâng cao nhận thức về môi trường. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như ngày nay sẽ giúp đẩy mạnh các ứng dụng trong việc sử dụng chỉ số WQI. Từ kkhi máy tính ra đời cho đến nay, nền khoa học công nghệ của thế giới ngày càng phát triển vượt bậc. Những phát triển công nghệ gần đây, bao gồm công nghệ in ấn, máy điện thoại và Internet đã làm giảm những trở ngại về mặt vật lý trong truyền thông, cho phép con người tương tác với nhau tự do ở cấp độ toàn cầu. Internet đã làm thay đổi tất cả mọi thứ và GIS cũng không là ngoại lệ. WebGIS, là sự kết hợp của Web và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã phát triển thành một ngành phát triển nhanh chóng kể từ khi thành lập vào năm 1993. WebGIS không còn trở nên xa lạ bởi các ứng dụng của nó có thể trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất, sinh hoạt đến dịch vụ. Trong lĩnh vực môi trường, WebGIS đã có nhiều ứng dụng và đề tài nghiên cứu, đóng góp không nhỏ vào vấn đề quản lý môi trường. Việc tích hợp các mô hình tính toán đang ngày càng phát triển rộng rãi và mở đường cho hướng đi mới của các ứng dụng WEBGIS cho lĩnh lực này. 17
  23. 1.2 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 1.2.1 Điều kiện tự nhiên Hình 1-3 :Bản đồ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Huyện Vạn Ninh là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, trên tọa độ từ 12o45’-12o52’15” độ vĩ Bắc và 108o52’- 109o27’55” độ kinh đông, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 550 km2, với trên ¾ là đất rừng núi, đất nông nghiệp khoảng 9.000 hecta. Phía Bắc và Tây Bắc của huyện tiếp giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam và Tây Nam tiếp giáp Thị xã Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Đông. 1.2.2 Đặc điểm địa lý Huyện Vạn Ninh có hình dạng thon, cao ở phía Bắc, rộng thấp dần ở phía Nam. Địa hình có ba vùng rõ rệt: Vùng rừng đồi, núi; vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Đặc điểm mỗi vùng có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và các hoạt động khác của huyện. 18
  24. Hình 1-4. Bờ biển Vịnh Vân Phong. (Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Bờ biển Vạn Ninh dài khoảng 60km, có nơi núi lan ra sát biển; nhiều hồ, đập nước như Hoa Sơn, Suối Sung, Đồng Điền, Hải Triều và 2 con sông chính là sông Đồng Điền và sông Hiền Lương. 1.2.3 Khí hậu Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. 19
  25. Từ tháng 1 đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời mát, nhiệt độ từ 17-25 °C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 34 °C (ở Nha Trang) và 37-38 °C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27 °C (ở Nha Trang) và 20-26 °C (ở Cam Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt. 1.2.4 Giao thông Hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua các ga Đãi Lãnh, Tu Bông, Vạn Giã; có các tuyến đường liên thôn, liên xã và tuyến đường chạy dọc bán đảo Hòn Gốm tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn nối các vùng trong huyện Về giao thông thủy, có tuyến đường biển ra đảo Hòn Lớn và các cảng biển có vị trí hết sức thuận lợi, rất gần với đường hàng hải quốc tế. 1.2.5 Dân cư Lịch sử hình thành và phát triển dân cư từ rất sớm. Tổng dân số là 128.290 người (tính đến năm 2011), mật độ dân số 229 người/ km2. Có thể nói, sự phát triển dân số ở đây chủ yếu là người Kinh di dân từ các địa phương phía Bắc vào. Địa bàn cư trú của họ phần lớn là ở vùng đồng bằng, ven biển và sống thành cộng đồng làng xã ổn định. 1.2.6 Hành chính Huyện có 12 xã và 1 thị trấn gồm: xã Đại Lãnh, Vạn Thọ, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Khánh, Vạn Thắng, Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, Xuân Sơn, Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã. Vùng đất thị trấn Vạn Giã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Vạn Ninh. 1.2.7 Du lịch Bãi biển Đại Lãnh nằm dưới chân đèo Cả, có một bờ biển thoải dài, cát trắng mịn, nước trong xanh, đã là điểm du lịch từ nhiều năm. Bãi biển này vào năm 1836 đã được 20
  26. vua Minh Mạng chọn làm biểu tượng khắc trên 1 trong 9 đỉnh đồng đặt trước Thế Miếu ở Huế. Mũi Hòn Đôn trên bán đảo Hòn Gốm là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam. Vịnh Vân Phong chỉ mới vừa được phát hiện tiềm năng. Vịnh có phần đất vươn ra biển Đông xa nhất Việt Nam. Với độ sâu trung bình 20-27 mét và ưu thế kín gió, gần đường hàng hải quốc tế, vịnh được qui hoạch thành cảng nước sâu để giao thương quốc tế, đặc biệt như trung chuyển dầu khí của Việt Nam. Đồng thời với ưu điểm về sự trong sạch, yên tĩnh và nét sơ khai, hoang dã, vịnh cũng được phát triển thành một điểm du lịch nghỉ dưỡng cho các du khách nước ngoài. Vịnh được Hiệp hội Du lịch thế giới (WTO) và Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp. Phía Nam Đại Lãnh có một vùng non nước kỳ thú, được Hiệp hội du lịch thế giới (WTO) và chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá là khu du lịch nhiệt đới phức hợp với bãi tắm đẹp nhất, một trong những thắng cảnh quyến rũ nhất trong khu vực Châu Á và Viễn Đông, gần đường hàng hải quốc tế đã tạo ra khả năng lớn để khai thác kinh tế cảng biển, cảng chuyển tải quốc tế, dịch vụ thương mại và trong tương lai sẽ hình thành Đặc khu kinh tế. 1.2.8 Tình hình kinh tế và văn hóa, xã hội Huyện Vạn Ninh có 13 xã, thị trấn, trong đó có 01 xã đảo, 01 xã miền núi, 01 đô thị loại V và 01 đô thị loại IV. Dân số toàn huyện năm 2012 là 128.290 người, mật độ bình quân 240 người/km2, có hệ thống đường bộ và đường sắt tương đối hoàn chỉnh. Quốc lộ IA nối liền Nam - Bắc có chiều dài 60 km trên địa bàn huyện. Diện tích tự nhiên 50.050 ha, chia làm 03 vùng rõ rệt: Ven biển hải đảo, đô thị đồng bằng và miền núi. Vùng ven biển và hải đảo có trên 20 đảo lớn, nhỏ cùng với vùng nội thủy rộng lớn (Vịnh Vân Phong ) đang có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế công nghiệp đa ngành và du lịch sinh thái, là một trong những vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh và cả nước. (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Trong năm 2012, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh cùng với sự phối hợp đồng bộ giữa Uỷ ban Mặt trận TQVN huyện và các ban ngành, 21
  27. đoàn thể; huyện Vạn Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên tất cả các lĩnh vực, đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đạt 468 tỷ đồng trong đó: Nông nghiệp 130 tỷ, Lâm nghiệp 03 tỷ, Thủy sản 335 tỷ. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển chương trình giống lúa mới đáp ứng nhu cầu sản xuất diện tích từ 1.800 - 2.000 ha vùng lúa tập trung. Trong 10 năm qua huyện đã đầu tư gần 36,3 tỷ đồng để kiên cố thêm 79,49 km kênh mương, nâng tổng chiều dài 149,4 km ( đạt 85% số kênh mương hiện có) phục vụ tưới trên 3.790 ha và 02 hồ đập nhỏ tưới hỗ trợ cho 60 ha lúa vụ mùa. Toàn huyện có trên 80 trang trại sản xuất với số vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng, chủ yếu theo mô hình kinh tế nông nghiệp - vườn rừng, chăn nuôi gia súc, nuôi trông thủy sản trong đó có 12 trang trại đạt tiêu chuẩn theo quy định của tỉnh. Số lượng tuy chưa lớn nhưng thể hiện sự đổi mới từ sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ lên sản xuất theo hướng hàng hóa. (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Giá trị sản xuất Công nghiệp - Xây dựng đạt 224 tỷ trong đó: Giá trị ngành CN-TTCN 123.817 triệu đồng, tăng bình quân 14% năm, đã thu hút 14 doanh nghiệp đến đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác, chế biến khoán sản; hiện có 875 cơ sở sản xuất tư nhân đang hoạt động có hiệu quả góp phần tạo việc làm cho trên 3.100 lao động tại địa phương. (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Tổng vốn đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện 10 năm qua đạt trên 1960 tỷ đồng, bình quân 190 tỷ đồng/năm, tăng bình quân gấp 3 lần so với năm 2003; trong đó, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm 70% tổng số vốn. Giao thông làm mới 35,6 km đường, sữa chữa 193 km với tổng kinh phí 334.052 triệu đồng trong đó: vốn nhà nước 302.492 triệu, vốn nhân dân 33.558 triệu. Nhiều công trình đã được đầu tư xây dựng hoàn thành như hồ chứa nước Hoa Sơn, cầu Trần Hưng Đạo, Cảng cá Đại Lãnh, nâng cấp hồ Đá Đen (Xuân Sơn), Trung tâm hành chính huyện và các công trình an sinh xã hội như Bệnh viện Vạn Ninh, trường THPT, trường Trung cấp nghề, Trạm Y tế xây dựng 41 điểm dân cư ven trục giao thông liên xã, liên thôn hầu hết đã được bê tông hóa và một số công trình tập trung tiến độ nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội huyện phát triển. (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) 22
  28. Ngành Bưu chính - Viễn thông phát triển cả về số lượng và chất lượng, số người sử dụng Internet ngày càng tăng với tổng số trên 3.600 thuê bao, tỷ lệ lắp đặt máy cố định 8,25 máy/100 dân, điện thoại di động 18.010 chiếc, mật độ 13,97 máy/100 dân, kết nối Internet 2.960 thiết bị, tỷ lệ người dân sử dụng 2,3%. Ngành dịch vụ - du lịch bước đầu phát triển, hàng năm có trên có khoảng 8.000 lượt khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng tại du lịch Hòn Ông, Sơn Đừng (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh và được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tích cực, trong năm 2012 huyện Vạn Ninh có 67 thôn, tổ dân phố văn hóa. Ngành giáo dục có bước phát triển toàn diện cả về quy mô trường lớp và chất lượng dạy và học, số học sinh được vào trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng, kết thúc năm học 2011-2012, toàn huyện đã xét công nhận hoàn thành chương trình cấp tiểu học cho 2.454/2.454 học sinh, đạt 100%; công nhận tốt nghiệp THCS cho 1.864/1.869 học sinh, đạt 99,7 %; kỳ thi tốt nghiệp THPT có 1404/1409 học sinh tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,6 %. Huyện Vạn Ninh tiếp tục giữ vững chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Hoàn thành và đưa vào sử dụng 70 phòng học và 06 công trình ngành giáo dục với tổng kinh phí 18,8 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi có hiệu quả. Toàn huyện có 10 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 01 trường so với năm học trước. (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Các chương trình Y tế Quốc gia được thực hiện có hiệu quả, trong năm 2012 đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho 387.000 lượt người, công suất giường bệnh thực hiện 167 giường, đạt 111% kế hoạch; kiểm tra sức khỏe cho 990/1.417 nam thanh niên tuổi 17 đạt 70% kế hoạch và khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho 738/883 thanh niên đạt 84% kế hoạch. Các hoạt động văn hóa thể thao, phát thanh tiếp hình đã đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ của nhân dân; các chương trình xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã đem lại 23
  29. hiệu quả thiết thực, Quốc phòng - An ninh được giữ vững, quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy; hệ thống chính trị được củng cố, lòng tin của nhân dân được nâng cao. Về kinh tế: Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 9.338 ha. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 54.487 tấn. Ngư nghiệp: Sản lượng đánh bắt hàng năm từ 7000 - 7.500 tấn thủy hải sản các loại. Nuôi trồng thủy sản khá phát triển với các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá bóp, cá mú, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương Lâm nghiệp: Rừng có nhiều gỗ quý cùng các lâm sản khác như gỗ hương, chò, gõ, huỳnh đàn đặc biệt là Kỳ Nam. Vạn Ninh còn là nơi có nghề truyền thống khai thác trầm kỳ mà dân gian gọi là “đi điệu” Công nghiệp - TTCN: Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN 123,8 tỷ đồng, trong đó sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 112,3 tỷ đồng. Tài chính ngân sách: Tổng thu ngân sách năm 2012 là 55.731 triệu đồng (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Về văn hóa, xã hội: Vạn Ninh có 99 di tích văn hóa, lịch sử gồm đình làng, chùa, lăng, miếu Trong đó, có di tích quốc gia như Đình Phú Cang (Vạn Phú), Mũi Đôi - Hòn Đầu (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). 1.3 NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG Kết quả phân tích mẫu môi trường nước thu được tại vùng biển thôn Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh) ngày 24-11 của trung tâm có kết quả như sau: các chỉ số môi trường như: pH, NH3, H2S, NO2-N, COD đều đạt so với quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước biển (đối với vùng nước nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh); chỉ số môi trường PO4 (nước mặt là 0,392mg/l) vượt so với quy chuẩn (0.2mg/l), đồng thời hàm lượng ô xy hòa tan (DO) ở tầng mặt thấp hơn quy chuẩn. Đáng chú ý, có sự xuất hiện tảo gây hại với mật độ cao ở tầng mặt là: tảo Ceratium SP. (mật độ 375.000 tế bào/ml) và tảo Peridinium SP. (mật độ 1.500 tế bào/ml), ở tầng đáy tảo Ceratium SP. có mật độ 262.000 tế bào/ml. Các loại tảo này khi phát triển mạnh sẽ gây mất ôxy cục bộ, gây biến động các chỉ tiêu môi 24
  30. trường, ảnh hưởng đến sinh vật biển. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết ở Vạn Ninh thời gian qua. Còn theo ông Nguyễn Hữu Huân – đại diện Viện Hải dương học (Nha Trang), rất có thể trong điều kiện xuất hiện các loại tảo Ceratium SP, Peridinium SP. Với mật độ dày, các loại tảo này sẽ bám vào mang cá, gây hiện tượng nghẽn mang, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của cá khiến cá chết do ngợp thở. Sự xuất hiện dày của các loại tảo này cũng phù hợp với ảnh vệ tinh quan sát được của Viện Hải dương học trong thời gian cá chết ở Vạn Ninh. Chung quan điểm, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài Nguyên và Môi Trường) cho rằng, kết quả phân tích sơ bộ 4 mẫu nước lấy ở tầng nước mặt, tầng đáy tại Vạn Ninh đều có tảo Ceratium SP với mật độ 514500 tế bào/ml, phù hợp với kết quả phân tích sơ bộ mẫu cá chết có hiện tượng tắt nghẽn cơ quan hô hấp, làm cá không trao đổi được oxy, gây hiện tượng cá chết. Ông Lê Tấn Bản chỉ đạo, các đơn vị quản lý chuyên ngành trực thuộc sở tiếp tục cử cán bộ tăng cường giám sát vùng nuôi, nắm chắc diễn biến tình hình tại vùng biển Vạn Ninh những ngày tới. Đồng thời, đề nghị Sở Tài Nguyên - Môi trường phối hợp với Sở NN-PTNT thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp, nếu có diễn biến phức tạp thì tiếp tục lấy mẫu để phân tích sâu hơn. Ngoài ra, hiện nay, dòng nước đỏ vẫn tiếp tục luẩn quẩn trong vịnh Vân Phong, vì thế, đề nghị UBND huyện Vạn Ninh phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thông báo, khuyến cáo kịp thời nguyên nhân cho người dân biết và có sự phản hồi để cơ quan chức năng theo dõi, xử lý, hướng dẫn, tránh hoang mang cho người dân (Nguồn: Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) 25
  31. Hình 1-5Thủy triều đỏ được cho là nguyên nhân gây ra vụ cá chết hàng loạt. (Nguồn: Báo Khánh Hòa) 26
  32. CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Tập hợp các số liệu về hiện trạng môi trường, về điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại Vạn Giã. Khảo sát hiện trạng môi trường tại địa bàn. Thu thập các số liệu quan trắc, tổng quan về hiện trạng chất lượng nước của khu vực trong những năm qua. Lấy mẫu, phân tích và đánh giá một số chỉ tiêu qua các lần quan trắc để nhận xét sự biến đổi chất lượng nước. Tìm hiểu lý giải nguyên nhân gây ra sự biến đổi môi trường tại đây. Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp này thu thập và tập hợp các tài liệu cần thiết có liên quan đến hiện trạng ô nhiễm môi trường. Do đó cần thu thập các tài liệu: Tài liệu về điều kiện tự nhiên (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Tài liệu về kinh tế - xã hội (Cổng thông tin điện tử huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) Tài liệu liên quan đến môi trường tại địa điểm (Bản tin điện tử Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa) Tài liệu: Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản) 2.2.2 Phương pháp khảo sát thực tế 2.2.2.1 Thực địa 27
  33. Thu thập thông tin bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dữ liệu quan trắc nước mặt qua các năm đưa ra nhận định chung về tình hình phát triển khu vực, hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực và dữ liệu cần thiết trong việc tính toán chỉ số WQI. 2.2.2.2 Lấy mẫu nước Vị trí Theo không gian: lấy mẫu nước biển ven bờ, mỗi mẫu cách nhau 0.5km tại trung tâm cảng Vạn Giã Tần suất lấy mẫu: 3 lần vào tháng 4, tháng 5, và tháng 6 Bảng 2. danh sách các điểm lấy mẫu tại thị xã Vạn Giã. STT Mã trạm Địa chỉ/ghi chú Đặc điểm 1 VanGia_1 Vạn Giã, Khánh Hòa Là khu dân cư sinh hoạt bao gồm chợ, nơi sản xuất, 2 VanGia_2 Vạn Giã, Khánh Hòa Khu vực cầu cảng vận chuyển hàng hóa ra các đảo 3 VanGia_3 Vạn Giã, Khánh Hòa Khu vực neo đậu tàu bẻ để bảo dưỡng Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu ven bờ biển thị xã Vạn Giã 28
  34. (Nguồn: maps.google) Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn lấy mẫu nước biển ven bờ: TCVN 5998 – 1995 – Chất lượng nước – lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước biển. Tránh các mẫu chất rắn như lá cây, rác vào trong bình. 2.2.3 Phân tích WQI Đầu tiên tính giá trị trung gian là WQI trung bình 24 giờ của từng thông số theo công thức sau đây ( theo QĐ 879/QĐ – TCMT): Tính WQISI cho các thông số BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform: Công thức (1) 푞𝑖−푞𝑖+1 푊푄 푆 = ( 푃𝑖+1 − ) + 푞𝑖+1 (1) 푃− 푃𝑖 Trong đó: . BPi : Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Error! Reference source not found. tương ứng với mức i . . BPi+1 : Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong Error! Reference source not found. tương ứng với mức i +1. . qi : Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BP. . q i+1 : Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BP i+1. . Cp : Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán. 29
  35. Bảng 3. quy định các giá trị qi, BPi Giá trị BPi quy định đối với từng thông số Độ i qi BOD5 COD N-NH4 P-PO4 TSS Coliform đục (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/100ml) (NTU) 1 100 ≤4 ≤10 ≤0.1 ≤0.1 ≤5 ≤20 ≤2500 2 75 6 15 0.2 0.2 20 30 5000 3 50 15 30 0.5 0.3 30 50 7500 4 25 25 50 1 0.5 70 100 10000 5 1 ≥50 ≥80 ≥5 ≥6 ≥100 >100 >10000 Tính toán WQIDO cho thông số DO: được tính toán thông qua giá trị DO phần trăm bão hòa.  Tính giá trị DO bão hòa: 2 3 표ℎ표 = 14.652 − 0.41022 + 0.0079910 − 0.000077774 (2) Trong đó, T là nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan trắc.  Tính giá trị DO phần trăm bão hòa: ℎ표 푡 푛 % 표ℎ표 = ∗ 100 (3) 표ℎ표 Trong đó DOhòa tan : Giá trị DO quan trắc được (đơn vị là mg/l) Tính toán giá trị WQIDO : Việc tính toán giá trị WQIDO có đôi chút phức tạp hơn so với các chỉ tiêu khác vì có thể sử dụng nhiều công thức. Và trước tiên, ta cần phải so sánh giá trị DO% bão hòa :  Nếu DO% bão hòa trong khoảnggiá trị từ 112-200 thì WQIDO được tính theo Công thức (1) và sử dụng Bảng 4. quy định các BPi và qi đối với DO% bão hòa . 30
  36.  Nếu DO% bão hòa trong khoảnggiá trị từ 20-88 thì WQIDO được tính theo Công thức (2) và sử dụng Bảng 4. quy định các BPi và qi đối với DO% bão hòa . Công thức (2) 푞𝑖+1−푞𝑖 푊푄 푆 = ( − 푃 ) + 푞𝑖 (4) 푃𝑖+1− 푃𝑖 Bảng 4. quy định các BPi và qi đối với DO% bão hòa i 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 BPi 20 20 50 75 88 112 125 150 200 ≥ 200 qi 1 25 50 75 100 100 75 50 25 1 Tính toán WQIpH cho thông số pH: Việc tính toán giá trị WQIpH có đôi chút phức tạp hơn so với các chỉ tiêu khác vì có thể sử dụng nhiều công thức. Trước tiên, cần phải so sánh giá trị pH quan trắc:  Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 8.5-9 thì WQIpH được tính theo Công thức (1) và sử dụng Bảng 5. quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH.  Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 5.5-6 thì WQIpH được tính theo Công thức (2) và sử dụng Bảng 5. quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH. Bảng 5. quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH i 1 2 3 4 5 6 BPi 5.5 5.5 6 8.5 9 ≥ 9 qi 1 50 100 100 50 1  Tìm ra giá trị WQI theo ngày của trạm đo: Sau khi đã có các giá trị WQI theo ngày của mỗi thông số, giá trị WQI lớn nhất của các thông số đó được lấy làm giá WQI theo ngày của trạm quan trắc đó. 31
  37. Công thức (3) 푊푄 1 1 푊푄 = [ ∑5 푊푄 × ∑2 푊푄 × 푊푄 ] (5) 100 5 =1 2 =1 Trong đó: . WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N- NH4, P-PO4. . WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục. . WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Tổng Coliform. . WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH.  So sánh chỉ số chất lượng không khí đã được tính toán với bảng: Sau khi tính toán được chỉ số chất lượng nước, sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với mức cảnh báo chất lượng nước và khả năng sử dụng nguồn nước đó cho mục đích gì, cụ thể như sau: Bảng 6. Thang điểm của chỉ số WQI Màu Mức WQI Ý nghĩa 91 ─ 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp 76 ─ 90 xử lý phù hợp. 51 ─ 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác. 26 ─ 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác. 0 ─ 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai. (Nguồn: Quyết Định 879/QĐ – TCMT,2011) Chỉ số chất lượng nước hiện nay đang được áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Tuy nhiên, ứng với mỗi một quốc gia sẽ có cách tính và thông số riêng, đặc trưng cho từng khu vực. Nhưng có thể nói, chỉ số WQI đã dần trở nên khá quen thuộc và có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực môi trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng. 32
  38. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước tại Vạn Giã Chất lượng môi trường nước hiện nay tại Vạn Giã đang bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng do rác thải sinh hoạt, chất thải từ các khu sản xuất, khu nuôi trồng thủy sản. Những năm qua, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến cho rác thải sinh hoạt là vấn đề đáng quan tâm ở thị trấn Vạn Giã. Trong đó, khu vực bờ biển chạy dọc thị trấn là những điểm nóng về rác thải. Mặc dù việc mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng làm cho cảnh quan bờ biển của thị trấn có nhiều thay đổi, song tình trạng người dân đem rác ra vứt bừa bãi dọc 2 bên đường và xuống biển đã làm cho các triền cát ven biển luôn đầy rác, làm xấu đi hình ảnh của thị trấn. Thậm chí, cây cối, vật liệu xây dựng phế thải cũng bị các hộ gia đình đổ ra biển. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm xuất phát trực tiếp từ những khu chợ cá ở đường Trần Hưng Đạo, do được coi là chợ đầu mối nên tập trung nhiều thương lái đến từ các địa phương khác: Vũng Tàu, Ninh Thuận, Nha Trang, Quãng Ngãi tập trung, chế biến và xả nước thải tại chỗ, là nguyên nhân chính dẫn đến mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. Tại đây tập trung nhiều tàu bè đánh cá, tàu vận tải, cano đưa đón khách ra khu du lịch Điệp Sơn, Bãi Tranh và các đảo khác . Ảnh hưởng đến vùng nước ở gần bờ dễ bi ảnh hưởng nhiễm dầu do các tàu bè hoạt động, do bảo trì sửa chữa máy. Ngoài ra còn có sơn và mủ đốt do việc bảo trì tàu. Cách 100m ngoài biển, các bè cá thành từng mảng rải rác dọc theo đường bờ biển. Việc nuôi thủy sản không kiểm soát được gây ô nhiễm do các chất hữu cơ,thức ăn thừa của cá, do cá thải ra, cá chết, do sinh hoạt của dân cư . Hàm lượng BOD và COD luôn ở ngưỡng cao ngoài ra có thể gây mất cân bằng tỉ lệ N:P:O gây tình trạng phú dưỡng hóa. Khả năng xây dựng: Vẫn chưa có dự án đầu tư tại đây, việc mở rộng các bè cá luôn theo kiểu phát sinh Việc nuôi trồng thủy sản được đánh giá cao góp phần phát triển kinh tế. Nhưng để phát triển một cách bề vững yêu cầu việc kiểm soát môi trường, kiểm soát hoạt động của các bè cá, tàu cá tránh tình trạng rải rác nuôi đại trà Việc hướng dẫn tuyên truyền người dân nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý và phù hợp với môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu thường xuyên. 33
  39. Hình 3-1 ảnh tại biển Vạn Giã được chụp bằng vệ tinh. Hình 3-2 Các bè cá nối lại với nhau thành mảng 34
  40. Hình 3-3 Rất nhiều bè cá nằm gần bờ biển Hình 3-4 Rác thải sinh hoạt, khúc gỗ, phế liệu đều đc đổ ra biển tại Vạn Giã 35
  41. Hình 3-5 Người dân đang bảo dưỡng con tàu Hình 3-6 Ngư dân chở cá từ các ngư trường ngoài biển vào đất liền 36
  42. Hình 3-7 Người dân kiểm tra lưới cá Bảng 7. Thống kê các tác động chính lên chất lượng nước STT Nguồn ô nhiễm Tác động 1 Chất thải sinh hoạt: bao Ô nhiễm chất hữu cơ gồm chất thải rắn và nước Phú dưỡng hóa thải sinh hoạt Độ đục Ô nhiễm do vi khuẩn 2 Chất thải do nuôi trồng thủy Ô nhiễm chất hữu cơ sản: nuôi cá bè, tôm hùm, Phú dưỡng hóa ngọc trai, hàu Độ đục + Từ thức ăn của sinh vật Ô nhiễm do vi khuẩn + Từ chất thải của sinh vật + Từ xác của sinh vật chết 3 Giao thông vận tải: nơi cầu Ô nhiễm dầu và các chất cảng nơi đi các đảo thải nguy hại Bảo trì máy móc, đóng tàu Rủi ro tiềm ẩn đối với chất lượng nước 37
  43. Nuôi thâm canh, đặc biệt do sử dụng thức ăn tăng trưởng và mật độ nuôi cao. V ị trí trại nuôi đặt ở chỗ nước trao đổi kém, hoặc ở chỗ có nhiều đầm nước mặn trên vùng đất nông nghiệp. Chất thải từ các trại nuôi thâm canh trên biển khó có thể được xử lý. Tập trung nhiều trại nuôi trên biển hoặc trên các vùng đầm phá, kênh rạch ven bờ, cùng chia sẻ nguồn cấp nước chung. Thải chất thải từ nuôi trồng thuỷ sản vào vùng môi trường nhạy cảm về sinh thái Tác động của chất thải rắn Trong nuôi trồng thuỷ sản trên biển, các tác động của các trại nuôi chủ yếu đến môi trường trầm tích đáy. Nuôi thâm canh sẽ phát sinh một khối lượng đáng kể các chất thải rắn, các chất này cần nhiều oxy hoà tan để phân huỷ. Ở những địa điểm có dòng chảy mạnh và trao đổi nước tốt sẽ ít gặp rủi ro. Ngược lại, ở những vùng nước nông, dòng chảy yếu sẽ có rủi ro ô nhiễm môi trường cao. Các vùng nhạy cảm nhất là các vùng có các thảm cỏ biển và rạn san hô. Trong việc nuôi trồng thủy sản ở các bè cá gần biển làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường , những bè cá tự phát nổi lên hàng loạt theo nhu cầu của người dân làm ảnh hưởng đến việc giao thông đường thủy và nhiều hệ lụy đằng sau. Việc sử dụng các thức ăn kém hiệu quả, thức ăn ướt cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này, dịch bệnh còn là nguy cơ tiềm tàng khi bùng phát sẽ gây ra nhiều nguy hiểm hơn cho môi trường biển và người dân. Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải dương học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo còn do các địa phương khai thác sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác hải sản, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự nhiên của biển. Do tác động tiêu cực đến môi trường đặc biệt là chất lượng nước. Dưới đây trình bày một số chỉ tiêu cần có và dự kiến những tổn hại đến môi trường. 38
  44. Bảng 8. Dự kiến những tỏn hại đến môi trường khi nuôi trồng thủy sản Các chỉ số Đơn vị Tôm Cá biển Nhuyễn thể Số lượng dự tính Tấn 400000 200000 380000 Nhu cầu giống Triệu giống/năm 62265 400 11000 FCR (Hệ số thức 1.5 13.6 ăn) Thức ăn (cá tạp Tấn/năm 600000 2720000 cho nuôi biển) Chất thải Ô nhiễm nước Nito Tấn/năm 15960 Photpho Tấn/năm 1120 Ô nhiễm rắn Nito Tấn/năm 14160 Photpho Tấn/năm 9100 (Nguồn Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam) (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản) Hình ảnh thực tiễn 39
  45. Hình 3-8 Hình ảnh ven bờ biển Vạn Giã Hình 3-9 Rất nhiều bè cá trên biển 40
  46. Hình 3-10 Rác thải được đổ ven biển Hình 3-11 Hiện trạng thực tế ven biển 41
  47. Hình 3-12 Rác thỉa sinh hoạt vướng trên rừng ngập mặn Hình 3-13 Người dân thu hoạch, chất hàng để vận chuyển vào bờ 42
  48. Bảng 9. Chất lượng nước mặt được đo đạc tại các trạm Đợt 1 (26/4/2017) QCVN Chỉ tiêu Đơn vị VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 10/2015 TSS Mg/l 39.8 51.5 27.2 50 NH4 Mg/l 0.213 0.071 0.064 0.1 PO4 Mg/l 0.152 0.046 0.035 0.2 BOD5 Mg/l 27.34 12.89 3.15 4 COD Mg/l 43.7 20.3 5 10 Tổng Coliforms MPN/100ml 8000 500 500 1000 pH - 8.1 7.9 8.2 6.5 – 8.5 DO Mg/l 3.87 5.9 5.8 ≥5 Độ đục NTU 3.2 3.8 1.9 - Bảng 10. Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 2 (29/5/2017) QCVN Chỉ tiêu Đơn vị VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 10/2015 TSS Mg/l 43.1 48.8 23.9 50 NH4 Mg/l 0.194 0.057 0.041 0.1 PO4 Mg/l 0.162 0.031 0.026 0.2 BOD5 Mg/l 26.19 14.02 4.10 4 COD Mg/l 42 21.42 4.8 10 Tổng Coliforms MPN/100ml 8000 500 500 1000 pH - 8 7.9 7.9 6.5 – 8.5 DO Mg/l 4.28 5.8 6.1 ≥5 Độ đục NTU 3.7 2.9 1.5 - 43
  49. Bảng 11. Chất lượng nước mặt được đo tại các trạm Đợt 3 (28/6/2017) QCVN Chỉ tiêu Đơn vị VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 10/2015 TSS Mg/l 47.5 45.2 34.1 50 NH4 Mg/l 0.174 0.068 0.057 0.1 PO4 Mg/l 0.171 0.131 0.039 0.2 BOD5 Mg/l 24.67 11.06 3.7 4 COD Mg/l 42.64 22.73 5.19 10 Tổng Coliforms MPN/100ml 7000 500 500 1000 pH - 7.8 7.9 7.9 6.5 – 8.5 DO Mg/l 4.33 5.9 6.1 ≥5 Độ đục NTU 3.7 2.7 2.1 - Theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của vùng nước biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác. Nhận xét: - Qua quá trình phân tích mẫu nước tại ven biển Vạn Giã, có một số nhận xét sau đây: - Chỉ tiêu pH: Tất cả các điểm lấy mẫu và phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép. - Chỉ tiêu TSS: Hàm lượng chất rắn trong nước tại các điểm lấy mẫu và phân tích chỉ có VanGia_2 đợt 1 vượt giới hạn cho phép. - Chỉ tiêu BOD: Đa số các mẫu đều vượt qua giới hạn cho phép. Trong đó cao nhất ở tại điểm lấy mẫu VanGia_1 vượt qua giới hạn cho phép 6 - 7 lần. - Chỉ tiêu COD: Đa số các mẫu đều vượt quá giới hạn cho phép. Trong đó cao nhất tại điểm lay mẫu VanGia_1 vượt qua giới hnaj cho phép 2 - 4 lần. - Chỉ tiêu DO: Đa số đều vượt qua giới hạn cho phép trừ tại điểm lấy mẫu VanGia_1 dưới giới hạn cho phép. - Chỉ tiêu NH4+ : Đa số đều nằm trong qua giới hạn cho phép trừ tại điểm lấy mẫu VanGia_1 vượt qua giới hạn cho phép. 44
  50. -Chỉ tiêu PO4-: Tất cả đều năm trong giới hạn cho phép. Chỉ tiêu pH Các điểm lấy mẫu có chỉ số pH nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 10- MT:2015/BTNMT, tương đối đồng đều, nhưng các chỉ số nằm ở mức cao. 9 8 7 Đợt 1 6 5 Đợt 2 4 Đợt 3 3 Chuẩn 2 Chuẩn 1 0 VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Hình 3-14 So sánh chỉ tiêu pH giữa các vị trí qua các đợt lấy Chỉ tiêu SS 60 50 40 Đợt 1 30 Đợt 2 Đợt 3 20 Chuẩn 10 0 VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Hình 3-15 So sánh chỉ tiêu SS giữa các vị trí qua các đợt lấy Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các điểm lấy mẫu dao động tương đối lớn. Địa điểm lấy mẫu có hàm lượng thấp nhất ở VanGia_3 và cao nhất ở VanGia_2 là 51.5 mg/l vượt qua giới hạn. 45
  51. Chính sự không đồng đều cũng ảnh hưởng đến 1 phần ở ven biển Vạn Giã. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng như: người dân, khu dân cư, tàu bè, triều cường, cầu cảng, Chỉ tiêu DO Hàm lượng DO trong môi trường nước biểu hiện cho quá trình hòa tan trong môi trường nước. Hầu hết các điểm lấy mẫu có nồng độ DO trong nước cao ngoại trừ tại địa điểm VanGia_1 có nồng độ DO thấp nhất là 4 mg/l ( Đợt 1) chứng tỏ quá trình tự làm sạch thấp do ô nhiễm cục bộ. Cho thấy mức độ ô nhiễm ở VanGia_1 nơi hoạt động sinh hoạt khu dân cư diễn ra nhiều nhất có khả năng ô nhiễm chất hữu cơ cao nhất. 7 6 5 Đợt 1 4 Đợt 2 3 Đợt 3 Chuẩn 2 1 0 VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Hình 3-16 So sánh chỉ tiêu DO giữa các vị trí qua các đợt lấy Chỉ tiêu BOD Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) cao nhất tại điểm lấy lẫu là VanGia_1 và thấp nhật tại VanGia_3, sự chênh lệch tương đối cao. Hàm lượng BOD cao là do quá trình tự làm sạch của nước thấp, mặt khác do nhu cầu sinh hoạt của người dân, quá trình sản xuất, cũng trực tiếp thải ra nên hàm lượng BOD tại đây có sự chên h lệch với các điểm còn lại một phần tùy thuộc vào nhu cầu sống của người dân. 46
  52. 30 25 20 Đợt 1 Đợt 2 15 Đợt 3 Chuẩn 10 Chuẩn 5 0 VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Hình 3-17 So sánh chỉ tiêu BOD giữa các vị trí qua các đợt lấy Chỉ tiêu COD Nhu cầu oxy hóa học (COD) tại các điểm lấy mẫu đa số đều vượt qua giới hạn cho phép. Điều này cho thấy việc xả thải sinh hoạt, sản xuất tập trung tại điểm lấy mẫu VanGia_1 vượt gấp 4 lần giới hạn cho phép. 50 45 40 35 Đợt 1 30 Đợt 2 25 Đợt 3 20 Chuẩn 15 Chuẩn 10 5 0 VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Hình 3-18 So sánh chỉ tiêu COD giữa các vị trí qua các đợt lấy Căn cứ vào kết quả WQI 47
  53. Bảng 12. Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 1 TRẠM WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform DO VanGia_1 100.00 22.75 32.87 71.75 100.00 100.00 62.75 45 52.8 280.17 162.75 58.98 VanGia_2 100.00 55.86 66.17 100.00 100.00 100.00 49.25 100.00 80.49 402.53 149.25 84.38 VanGia_3 100.00 100 100.00 100.00 100.00 100.00 82 100.00 79.12 479.12 182 95.53 Bảng 13. Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 2 TRẠM WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform DO VanGia_1 100.00 23.57 35 76.5 100.00 100.00 58.63 45 58.3 293.37 158.63 59.38 VanGia_2 100.00 52.72 64.3 100.00 100.00 100.00 51.5 100.00 79.12 396.14 151.5 84.35 VanGia_3 100.00 98.75 100.00 100.00 100.00 100.00 90.25 100.00 83.22 481.97 190.25 97.15 48
  54. Bảng 14. Kết quả tính toán chỉ sô nước mặt WQI Vạn Giã đợt 3 TRẠM WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQI WQIa WQIb WQI pH BOD5 COD NH4+ PO4 3- Độ đục TSS Coliform DO VanGia_1 100.00 25.83 34.2 81.5 100.00 100.00 53.5 55 59.08 300.61 153.5 63.31 VanGia_2 100.00 60.94 62.12 100.00 100.00 100.00 56 100.00 80.5 403.56 156 85.7 VanGia_3 100.00 100 100.00 100.00 100.00 100.00 69.87 100.00 83.22 483.22 169.87 93.63 49
  55. Đợt 1 Vị trí WQI vị trí Mức WQI Màu thể hiện VanGia_1 58.98 51 ─ 75 VanGia_2 84.38 76 ─ 90 VanGia_3 96.53 91 ─ 100 Đợt 2 Vị trí WQI vị trí Mức WQI Màu thể hiện VanGia_1 59.38 51 ─ 75 VanGia_2 84.35 76 ─ 90 VanGia_3 97.15 91 ─ 100 Đợt 3 Vị trí WQI vị trí Mức WQI Màu thể hiện VanGia_1 63.31 51 ─ 75 VanGia_2 84.38 76 ─ 90 VanGia_3 96.53 91 ─ 100 Qua bảng so sánh giữa các vị trí lấy mẫu, VanGia_1 bị ô nhiễm nặng nhất thể hiện màu vàng. Nguyên nhân là do ô nhiễm chất hữu cơ nặng, vì đây là được xem là nguồn xả của khu chợ, khu sinh hoạt của dân cư. Việc xử lý ô nhiễm này nếu không được quản lý cụ thể sẽ gây nên tình trạng phú dưỡng hóa, thiếu hụt oxy làm cho nhiều thủy sinh không hể tồn tại ảnh hưởng rất lớn đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại địa phương Sở tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về Tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; 50
  56. đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có chức năng điều tra, quan trắc, phân tích tài nguyên và môi trường. Nhiệm vụ của trung tâm là: Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án điều tra, quan trắc, phân tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện. Tổ chức điều tra, đo đạc và lấy mẫu, nghiên cứu, tập hợp, tổng hợp, phân tích các dữ liệu về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường của tỉnh và cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường theo quy định. Thực hiện việc báo cáo thông tin môi trường hàng năm và báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh theo quy định. Tổ chức lấy mẫu, phân tích các thông số, chỉ tiêu chất lượng nước thải, khí thải và các chất thải khác của tổ chức, cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học, công nghệ môi trường, sản xuất sạch hơn, ISO 14000, truyền thông môi trường nâng cao nhận thức; xây dựng các tài liệu, phương tiện truyền thông, chương trình thông tin về tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; hướng dẫn nghiệp vụ quan trắc tài nguyên và môi trường cho các tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao. Năm qua, sự phối hợp của Ban quản lý Dự Án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) cùng với trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa đã triển khai quan trắc từ tháng 7/2015 đến tháng 9/2016 tại 7 vùng nuôi theo hướng VietGAP, gồm: Vạn Thắng – Vạn Hưng (huyện Van Ninh), Ninh Giang – Ninh Phú – Ninh Lộc – Ninh Ích (Thị xã Ninh Hòa) và Cam Hòa (huyện Cam Lâm). 51
  57. Về phía Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Khánh Hòa tập trung nhiều vào chính sách đất đai, khoáng sản, hỗ trợ, tuy đã có những quyết định nhằm giải quyết những vùng tập trung ô nhiễm trọng điểm tiêu biểu như chợ cá trên đường Trần Hưng Đạo, Thị xã Vạn Giã, nhưng vẫn chưa có chính sách tổ chức các cuộc quan trắc môi trường tại các khu vực trọng điểm và tuyên truyền thông tin cho người dân để cùng bảo vệ môi trường. Điều này cho thấy việc quản lý môi trường và chất lượng nước biển ven bờ vẫn chưa đc chú trọng, có thể do sở, địa phương công tác thiếu nhân lực, kiến thức chuyên môn hoặc kinh phí để thực hiện các quyết định, chính sách. 3.2 Đề xuát giả pháp. Chất lượng nước biển ven bờ tại thị xã Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các nguyên nhân sau: Do tốc độ đô thị hóa, tập trung phát triển kinh tế làm cho lượng rác thải sinh hoạt tăng theo nhu cầu phát triển kinh tế, lượng rác sinh hoạt lớn được thải dọc đường, dọc bờ biển, và xa bờ biển làm mất mĩ quan đô thị và gây ra ô nhiễm rác thải, ảnh hưởng đến chất lượng nước ngọt và nước biển. Do khu sản xuất tập trung, các khu chợ đàu mối là nguồn thải trực tiếp vào nước biển. Nguồn nước thải thủy sản trong các khu chế xuất không được thu gom xử lý, thải trực tiếp trên đường, ven bờ và đổ ra biển, bốc mùi tanh nồng nặc. Là nguyên nhân chính làm mất an ninh trật tự, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: ô nhiễm không khí, tiếng ồn và môi trường nước. Do hoạt động của tàu bè tại cảng. Các tàu bè chuyên chở hàng hóa, khách du lịch ra các đảo thường xuyên, do sử dụng máy móc cũ động cơ diesel nên việc rò rỉ dầu là điều có thể xảy ra. Do việc nuôi trồng thủy sản ở các ngư trường biển, các bè cá gần bờ biển là tác nhân gây ra ô nhiễm môi trường. Xây dựng trái phép, một cách tự phát theo nhu cầu của người dân làm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và chất lượng nước biển. Do người dân không thực hiện đúng theo các qui định nuôi trồng thủy sản, sử dụng các loại thức ăn ướt, thức ăn kém hiệu quả gây ra nhiều nguyên nhân ô nhiễm. 52
  58. Do người dân bảo trì các tàu thuyền, máy móc trực tiếp ở các bờ biển cũng làm ô nhiễm đến chất lượng nước. Các vấn đề chính tác động Vấn đề Tác động môi trường nước và mức độ quan trọng tiềm ẩn Sử dụng nước và chất lượng nước Thải nước từ các trại nuôi thâm canh có thể dẫn đến thay đổi chất lượng nước. Nếu nước thải có chất lượng kém được thải ra từ nhiều trại nuôi sẽ dẫn đến rủi ro môi trường cao và chất lượng nước ngày càng kém do tích luỹ các chất dinh dưỡng và hữu cơ. Hoá chất, thuốc và chất ô nhiễm Việc sử dụng các sản phẩm bị cấm hoặc sử dụng không có trách nhiệm các thuốc và hoá chất thuỷ sản sẽ dẫn đến các tác động môi trường cũng như tác động đến sức khoẻ công nhân và người tiêu dùng. Đặt các trại nuôi gần nơi thải của các ngành công nghiệp, các trung tâm đô thị có thể gặp rủi ro cao về ô nhiễm và sức khoẻ. Rủi ro do việc đưa các dịch bệnh động vật Sự bùng nổ dịch bệnh động vật thuỷ sinh là thuỷ sinh và các vấn đề về sức khoẻ động nguyên nhân phổ biển gây thất bại cho các vật thuỷ sinh. trại nuôi và cần phải chú ý đặc biệt đến rủi ro và thực hành quản lý của người nuôi, nhất là việc nhập khẩu vật nuôi từ các vùng khác hoặc nước khác. Du nhập các loài ngoại lai có thể tác động Việc du nhập các loài ngoại lai có thể dẫn đến các loài bản địa. đến hàng loạt các rủi ro cho trại nuôi và quần xã sinh vật hoang dã. 53
  59. Các loài nuôi trồng Nuôi các loài đã có ở địa phương ít gặp rủi ro hơn các loài được du nhập hay các loài ngoại lai. Loài nhuyễn thể ăn lọc ít ảnh hưởng tới chất lượng nước hơn các loài cá ăn thịt. Cường độ sản xuất Nuôi thâm canh làm tăng rủi ro cho các vấn đề chất lượng nước của các vực nước do tình trạng thải vào đó các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ. Một số giải pháp Qua quá trình nghiên cứu và phân tích, có một số giải pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm: Quản lý vùng nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng đến chất lượng nước: hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản tốt và hợp lý, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường biển, tránh lượng thức ăn thừa hay xay tạp Tập trung bè cá tại các vùng biển tránh khu dân cư . Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho cộng đồng về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường Kết hợp hài hòa giữa sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường nước thoe hướng phát triển bền vững. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ cho việc quản lý nguồn thải làm ảnh hưởng và gây ô nhiễm đến môi trường và sức khỏe của người dân, dự báo con đường lan truyền tải lượng ô nhiễm, từ đó có các biện pháp để ngăn chặn và giảm thiểu mức ô nhiễm. Đối với các trại nuôi trồng thủy sản Địa điểm của các trại nuôi tôm nên nằm trong vùng được quy hoạch để giúp giảm nhiều tác động môi trường đối với nuôi trồng thủy sản và từ nuôi trồng thủy sản. Các thực hành quản lý Tiêu chí Xây dựng trại nuôi mới ở phía trên vùng Không xâm phạm vùng ven biển và hệ sinh triều thái ven biển 54
  60. Tránh hủy rừng ngập mặn hoặc các nơi cư Không đặt trong khu vực bảo tồn trú ở vùng đất ngập nước nhạy cảm Tránh vùng đất phèn Không có FeS2 trong lớp đất Không đặt trại trên vùng đất cát hoặc khu Không phát triển nuôi trên cát vực khác nơi nước mặn rò rỉ hoặc xả ra có thể ảnh hưởng đến đất nông nghiệp hoặc các nguồn cung cấp nước ngọt Tất cả các hệ thống bán thâm canh và nuôi Tránh các tác động môi trường bất lơi bằng thâm canh phải tuân thủ nhưng đánh giá tác cách sử dụng sức tải của môi trường làm động đến môi trường và là 1 phần của quy mốc để hạn chế việc phát triển hoạch rộng hơn về phát triển ngành 55
  61. CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, đưa ra các kết luận: - Phát triển kinh tế - xã hội tại Vạn Giã làm thúc đẩy các ngành nông nghiệp thủy sản, công nghiệp tăng cao đồng thời cũng làm cho môi trường càng ngày suy thoái. Do ý thức người dân vẫn còn thấp, làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. - Chất lượng nước biển tại các vị trí lấy mẫucho thấy mức độ ô nhiễm tập trung vào khu vực 1 và khu vực 2, các chỉ tiêu phân tích đều vượt qua giới hạn cho phép trong đó cao nhất là VanGia_1. Chứng tỏ tại VanGia_1 chất lượng nước bị ảnh hưởng: chất thải thủy sản, chấ t thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt, do hoạt động nuôi trồng thủy sản Chỉ số BOD và COD cao gấp 3 – 4 lần cho nên xác định tại đây bị ô nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng. - Các công tác quản lý môi trường tại đia phương vẫn chưa hoạt động hiệu quả, vùng nước biển ven bờ vẫn chưa được chú trọng. Việc quan trắc môi trường không diễn ra thường xuyên, do thiếu nhân lực, không đủ kỹ năng chuyên môn hoặc không có kinh phí để thực hiện. 4.2 Kiến nghị Để phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại thị xã Vạn Giã, cần có các hoạt động sau: Phải thường xuyên thực hiện công tác quan trắc môi trường. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền kêu gọi người dân hưởng ứng bảo vệ môi trường. Có biện pháp quản lý các bè cá nuôi thủy sản, di chuyển các bè cá tránh xa khu dân cư, tập trung lại để dễ dàng kiểm soát. Tăng cường đầu tư công tác bảo vệ môi trường. Hướng dẫn người dân nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát, và xử phạt đối với tổ chức nào vi phạm 56
  62. TÀI LIÊU THAM KHẢO [1] Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, (2006). Hướng dẫn quản lý môi trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản VIệt Nam. [2] QCVN 10:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ. [3] Simeonov, V., Satratis J. A. và cộng sự, (2003). Water Reach, 4119 – 4124 [4] Pete Falloon, Richard Betts (2010), Science of total enviroment, 5667 – 5687 [5] Robert M., Ariel D., (2003). Land Economics, Vol 79, No. 3, pp.328-341 [6] Trương Quang Học, Biên soạn, 2003. Ban KGTW, ĐHQGHN. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia [7] UNECE ,1995,Protection and Sustainable Use of Water Resources and Aquatic Ecosystems [8] Petet H. Gleick. (1998), Water in crisis: paths to sustainable water use, Ecological Applications. 8(3). Pp. 571 - 579. [9] Snellen, W.B.; Schrevel, A.(2005) IWRM: for sustainable use of water 50 years of international experience with the concept of integrated water resources management [10] TS. Lê Xuân Định (Trưởng ban), 2015, Quản lý tổng hợp tài nguyên nước – tình hình quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam. [11] R. Warren Flint, 2004, The Sustainable Development of Water Resources. [12] Luật số 17/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Thủy sản [13] ThS. Võ Hồng Thi,Thực hành hóa kỹ thuật môi trường. Các trang website tham khảo: [1] vanninh.khanhoa.gov.vn : Cổng Thông Tin Điện Tử huyện Vạn Ninh. [2] : Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Khánh Hòa. [3] chinhphu.vn : Hệ thống văn bản pháp quy Chính phủ 57
  63. PHỤ LỤC Thí nghiệm phân tích mẫu đợt 1 ngày 27/4/2017 Chỉ Đơn VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 tiêu vị TSS Mg/l 39.8 51.5 27.2 NH4 Mg/l 0.213 0.071 0.064 BOD5 Mg/l 27.34 12.89 3.15 COD Mg/l 43.7 20.3 5 pH - 8.1 7.9 8.2 DO Mg/l 3.87 5.9 5.8 Xác định đường chuẩn PO4 0 0.04 0.08 0.12 0.16 0.2 0 0.025 0.077 0.116 0.148 0.187 0,2 0,15 y = 0,9593x - 0,0038 0,1 R² = 0,9943 0,05 0 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 -0,05 3- Đường chuẩn xác định PO4 Vị trí VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Am 0.142 0.04 0.029 Nồng độ 0.152 0.046 0.035 58
  64. Thí nghiệm phân tích mẫu Đợt 2 (30/5/2017) Chỉ Đơn VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 tiêu vị TSS Mg/l 43.1 48.8 23.9 NH4 Mg/l 0.194 0.057 0.041 BOD5 Mg/l 26.19 14.02 4.1 COD Mg/l 42 21.42 4.8 pH - 8 7.9 7.9 DO Mg/l 4.28 5.8 6.1 3- Xác định đường chuẩn PO4 0 0.04 0.08 0.12 0.16 0.2 0 0.03 0.08 0.106 0.148 0.177 0,2 0,18 0,16 0,14 y = 0,9036x - 0,0002 0,12 R² = 0,9944 0,1 0,08 0,06 0,04 0,02 0 -0,02 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 3- Đường chuẩn xác định nồng độ PO4 Vị trí VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Am 0.162 0.031 0.026 Nồng độ 0.146 0.028 0.023 59
  65. Thí nghiệm phân tích mẫu Đợt 3 (29/6/2017) Chỉ Đơn VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 tiêu vị TSS Mg/l 47.5 45.2 34.1 NH4 Mg/l 0.174 0.068 0.057 BOD5 Mg/l 24.67 11.06 3.7 COD Mg/l 42.64 22.73 5.19 pH - 7.8 7.9 7.9 DO Mg/l 4.33 5.9 6.1 3- Xác định đường chuẩn PO4 0,2 0,15 y = 0,9479x - 0,0036 R² = 0,9962 0,1 0,05 0 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 -0,05 3- Đường chuẩn xác định nồng độ PO4 Vị trí VanGia_1 VanGia_2 VanGia_3 Am 0.171 0.131 0.039 Nồng độ 0.158 0.12 0.03 60