Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- do_an_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khu_cong_nghiep_nhon_tr.pdf
Nội dung text: Đồ án Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 (D2D) TỈNH ĐỒNG NAI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Võ Hồng Thi Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dung MSSV: 1151080257 Lớp: 11DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
- BM05/QT04/ĐT Khoa: CNSH – TP - MT PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 01): Nguyễn Thị Thùy Dung MSSV: 1151080257 Lớp: 11DMT03 Ngành : Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường 2. Tên đề tài : Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý. 3. Các dữ liệu ban đầu : Tổng quan về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng của khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Báo cáo hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Tổng quan về các biện pháp quản lý mà khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đang áp dụng 4. Các yêu cầu chủ yếu : Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. 5. Kết quả tối thiểu phải có: Nêu được hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Đề xuất được các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Ngày giao đề tài: 22/05/2015 Ngày nộp báo cáo: 22/08/2015 TP. HCM, ngày 21 tháng 08 năm 2015. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn chính (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên hướng dẫn phụ (Ký và ghi rõ họ tên)
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Đồ án “Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (D2D) tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn. Nội dung, kết quả trình bày trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ đồ án nào trước đây. TP HCM, tháng 08 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung
- LỜI CẢM ƠN Qua những năm học tập nhằm thực hiện ước mơ trở thành Kỹ sư Môi trường và để đạt được ước mơ cũng như kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn: Quý Thầy Cô đã dạy em trong suốt quá trình học theo học tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Công Nghệ Sinh Học-Thực Phẩm-Môi Trường, các Anh Chị, Cô Chú trong Ban quản lý Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn GVHD Th.S Võ Hồng Thi đã tận tình hướng dẫn em thực hiện Luận văn tốt nghiệp này. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các anh chị cùng những ai quan tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn!. Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến bậc sinh thành, gia đình, người thân, quý Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho em được hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Dung
- Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Nội dung của đề tài 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 2 5. Ý nghĩa của đề tài 3 6. Kết cấu của đề tài 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 4 1.1. Giới thiệu về KCN Nhơn Trạch 2 4 1.2. Vị trí của KCN 5 1.3. Điều kiện tự nhiên 6 1.3.1. Địa hình 6 1.3.2. Khí hậu 7 1.3.3. Thủy văn 8 1.3.3.1. Nước mặt 8 1.3.3.2. Nước ngầm 9 1.4. Cơ sở hạ tầng 10 1.4.1. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng 10 1.4.2. Thông tin liên lạc 11 1.4.3. Hệ thống giao thông 11 1.4.4. Cây xanh 12 1.4.4.1. Cây xanh cách ly giữa KCN và khu dân dụng 12 1.4.4.2. Cây xanh của KCN. 12 1.4.4.3. Cây xanh nội bộ nhà máy 12 i
- Đồ án tốt nghiệp 1.4.5. Hệ thống cấp nước 12 1.4.6. Hệ thống thoát nước mưa 13 1.4.7. Hệ thống thoát nước thải 13 1.4.8. Hệ thống cấp điện 14 1.4.8.1. Nguồn và lưới điện 14 1.4.8.2. Hệ thống chiếu sáng 14 1.4.9. Tình hình sử dụng đất 14 1.5. Các doanh nghiệp trong KCN 15 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 19 2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng 19 2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 19 2.1.1.1. Nước thải sinh hoạt 19 2.1.1.2. Nước thải công nghiệp 19 2.1.1.3. Các tác động của nước thải đến môi trường 20 2.1.2. Nguồn phát sinh khí thải và bụi 20 2.1.2.1. Nguồn phát sinh 20 2.1.2.2. Các tác động của khí thải 21 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 22 2.1.3.1. Chất thải rắn thông thường 22 2.1.3.2. Chất thải rắn nguy hại 22 2.1.3.1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường 23 2.1.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 23 2.1.4.1. Nguồn phát sinh 23 2.1.4.2. Các tác động của tiếng ồn, độ rung 24 2.2. Hiện trạng môi trƣờng tại KCN Nhơn Trạch 2 24 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước 24 2.2.1.1. Nhu cầu sử dụng nước tại KCN 24 2.2.1.2. Hiện trạng phát thải của các doanh nghiệp 25 ii
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.3. Giới hạn tiếp nhận nước thải vào NMXLNT tập trung 28 2.2.1.4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch 2 29 2.2.1.5. Giấy phép xả thải 33 2.2.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý 34 2.2.1.7. Hiện trạng nước thải sau xử lý cục bộ của một số ngành nghề 34 2.2.1.8. Hiện trạng nước thải sau xử lý của NMXLNT tập trung của KCN 39 2.2.1.9. Hiện trạng nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý riêng biệt 42 2.2.1.10. Chất lượng nước mặt 46 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí 49 2.2.2.1. Chất lượng môi trường không khí tại một số doanh nghiệp có phát sinh khí thải 50 2.2.2.2. Chất lượng môi trường không khí tại KCN 62 2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn nguy hại và bùn thải 64 2.2.3.1. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 64 2.2.3.2. Chất thải rắn nguy hại 66 2.2.3.3. Bùn thải NMXLNT tập trung 70 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 72 3.1. Biện pháp kỹ thuật 72 3.1.1. Nước thải 72 3.1.2. Khí thải 72 3.1.3. Chất thải rắn 73 3.1.4. Tiếng ồn và độ rung 74 3.1.5. Biện pháp phòng chống và ứng phó sự cố cháy nổ 74 3.1.6. Áp dụng sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 75 3.2. Biện pháp quản lý 76 iii
- Đồ án tốt nghiệp 3.2.1. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý môi trường 76 3.2.2. Công cụ kinh tế 77 3.2.3. Công cụ luật pháp- chính sách 78 3.2.4. Công tác truyền thông, tuyên truyền 78 3.2.5. Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 79 3.2.5.1. Nội dung 79 3.2.5.2. Thực hiện 80 3.3. Đánh giá khả năng chuyển đổi KCN Nhơn Trạch 2 thành KCNsinh thái thân thiện môi trƣờng 81 3.3.1. Khái niệm về khu công nghiệp sinh thái (KCNST) 81 3.3.2. Áp dụng mô hình KCN sinh thái vào KCN Nhơn Trạch 2 82 3.3.2.1. Các tiêu chí để xây dựng và chuyển đổi KCN Nhơn Trạch 2 thành KCNST 83 3.3.2.2. Lợi ích của áp dụng mô hình KCNST 83 3.3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn của KCN Nhơn Trạch 2 khi áp dụng mô hình KCNST 85 3.3.2.4. Đề xuất mô hình KCN sinh thái cho KCN Nhơn Trạch 2 86 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 93 1. Kết luận 93 2. Kiến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 99 iv
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT: Bảo vệ môi trƣờng BYT: Bộ y tế BOD5 : Nhu cầu Oxy sinh hóa trong 5 ngày COD : Nhu cầu Oxy hóa học CTNH: Chất thải nguy hại CTR: Chất thải rắn HTXL: Hệ thống xử lý KCN: Khu công nghiệp KPH : Không phát hiện NMXLNT: Nhà máy xử lý nƣớc thải PCCC: Phòng cháy chữa cháy QLMT: Quản lý môi trƣờng QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QĐ: Quyết định Sở TNMT: Sở Tài nguyên môi trƣờng SS : Hàm lƣợng cặn lơ lửng SXSH: Sản xuất sạch hơn. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn v
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê tuyến thu gom nƣớc mƣa tại KCN Nhơn Trạch 2 13 Bảng 1.2. Thống kê hệ thống thu gom nƣớc thải tại KCN Nhơn Trạch 2 14 Bảng 1.3. Các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch 2 15 Bảng 2.1. Thống kê lƣợng nƣớc sử dụng toàn KCN Nhơn Trạch 2 24 Bảng 2.2. Thống kê lƣợng nƣớc thải tiếp nhận về NMXLNT KCN Nhơn Trạch 2 trong 5 tháng (tháng 01 – tháng 05/2015) 25 Bảng 2.3. Lƣợng nƣớc thải phát sinh của toàn KCN Nhơn Trạch 2 26 Bảng 2.4. Giá trị giới hạn tiếp nhận nồng độ nƣớc thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 trƣớc khi vào NMXLNT tập trung 28 Bảng 2.5. Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm đƣợc phép xả thải của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 33 Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê thời gian gần đây 35 Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech trong thời gian gần đây 37 Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn trong thời gian gần đây 38 Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý của NMXLNT tập trung bổ sung 40 Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý riêng (tháng 06/2015) 42 Bảng 2.11. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Công ty TNHH Hualon Việt Nam thời gian gần đây 43 Bảng 2.12. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Công ty Cổ phần SY Vina thời gian gần đây 44 Bảng 2.13. Kết quả phân tích nƣớc thải sau xử lý của Công ty TNHH Dệt Nhuộm Nam Phƣơng thời gian gần đây 45 Bảng 2.14. Số lƣợng và vị trí lấy mẫu nƣớc mặt 46 vi
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc mặt 47 Bảng 2.16. Thống kê số lƣợng mẫu và vị trí lấy mẫu tại Công ty TNHH sản xuất và Thƣơng mại Miền Quê 51 Bảng 2.17. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh tại Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê (KK01) 52 Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu không khí trong xƣởng sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê 53 Bảng 2.19. Kết quả phân tích khí thải của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê (KT01) 54 Bảng 2.20. Số lƣợng mẫu không khí và vị trí thu mẫu tại Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 56 Bảng 2.21. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu không khí xung quanh tại Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 58 Bảng 2.22. Kết quả phân tích mẫu không khí trong xƣởng sản xuất của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 59 Bảng 2.23. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại các ống khói của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 60 Bảng 2.24. Số lƣợng và vị trí lấy mẫu không khí 62 Bảng 2.25. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí tại KCN Nhơn Trạch 2 63 Bảng 2.26. Rác thải công nghiệp không nguy hại phát sinh tại các công ty 64 Bảng 2.27. Rác thải nguy hại phát sinh tại các công ty 67 Bảng 2.28. Kết quả phân tích mẫu bùn thải sau máy ép của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 70 Bảng 2.29. Kết quả phân tích mẫu bùn thải tại bể sục khí của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 71 vii
- Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch cảnh quan KCN Nhơn Trạch 2 5 Hình 1.2. Sơ đồ vị trí KCN Nhơn Trạch 2 6 Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 30 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT của công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê 34 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 36 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xử lý bụi Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê 50 Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải phun sơn Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê 50 Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi của Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê 51 Hình 2.7. Nguyên lý xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 55 Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý của quy trình xử lý hơi axit Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 55 Hình 2.9. Sơ đồ quy trình xử lý bụi chỉ, chì và các hợp chất Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 56 Hình 3.1. Một số lọai thùng rác có thể đặt trên các tuyến đƣờng nội bộ của KCN 73 Hình 3.2. Sơ đồ phòng quản lý môi trƣờng tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 76 Hình 3.3. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp 82 Hình 3.4. Mô hình kỹ thuật tổng quát cho KCN Nhơn Trạch 2 87 Hình 3.4. Mô hình trao đổi chất thải của KCN Nhơn Trạch 2 91 Hình 3.5. Mô hình trao đổi chất thải giữa một số công ty trong KCN Nhơn Trạch 2 92 viii
- Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, tốc độ Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đang diễn ra mạnh mẽ, hàng loạt các khu công nghiệp (KCN) quy mô và hiện đại mọc lên nhanh chóng. Tính đến năm 2015 toàn Việt Nam đã có 301 KCN trong đó tỉnh Đồng Nai có 31 KCN. Các KCN đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, song song với phát triển công nghiệp, tỉnh Đồng Nai cũng gặp phải nhiều vấn đề đặc biệt là các vấn đề về môi trƣờng. Các KCN đã thải vào môi trƣờng một lƣợng lớn chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí từ bụi, khí thải, hơi xăng, dầu, tiếng ồn, độ rung, gây ô nhiễm nguồn nƣớc do nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng đất do chất thải nguy hại và rác thải sinh hoạt. Vì vậy, câu hỏi đặt ra cho các KCN tại tỉnh Đồng Nai là làm sao khắc phục đƣợc các vấn đề đang tồn tại, nâng cao công tác quản lý môi trƣờng, khắc phục và hạn chế ô nhiễm nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, duy trì sự hài hòa trong mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng. Trong số các KCN của tỉnh Đồng Nai, KCN Nhơn Trạch 2 đƣợc hình thành từ khá sớm (năm 1996) với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, sau gần hai mƣơi năm các doanh nghiệp đi vào hoạt động và sản xuất, môi trƣờng tại khu công nghiệp cũng ít nhiều bị tác động. Các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất đã làm phát sinh các vấn đề ô nhiễm về nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn. Mặt khác, KCN Nhơn Trạch 2 nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: gần sân bay Long Thành, thành phố mới Nhơn Trạch, các tuyến đƣờng giao thông quan trọng (đƣờng cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, quốc lộ 51 ) Vì vậy, công tác kiểm soát, giám sát, đánh giá chất lƣợng môi trƣờng trong khu công nghiệp là một vấn đề cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên, nhằm xác định kịp thời các yếu tố môi trƣờng thay đổi để từ đó áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế các tác động tiêu 1
- Đồ án tốt nghiệp cực đến môi trƣờng. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 tỉnh Đồng Nai và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý” nhƣ là một nghiên cứu điển hình cho các vấn đề nêu trên đồng thời đảm bảo đƣợc sự phát triển bền vững cho KCN Nhơn Trạch 2 trong tƣơng lai. 2. Mục tiêu của đề tài Đề tài tập trung vào giải quyết các mục tiêu: Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trƣờng và hiện trạng quản lý môi trƣờng trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trƣờng trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. 3. Nội dung của đề tài Tổng quan về khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai. Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trƣờng trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trƣờng trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp thu thập tài liệu liên quan Thu thập thông tin, số liệu về khu công nghiệp, về hiện trạng và các nguồn chính gây ô nhiễm tại KCN Nhơn Trạch 2, tỉnh Đồng Nai. Tham khảo tài liệu đã nghiên cứu, thông tin về các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Phƣơng pháp khảo sát thực tế. Khảo sát thực tế tại KCN Nhơn Trạch 2 để nắm rõ tình hình phát thải tại các nhà máy, xí nghiệp trong KCN. Liên hệ với cán bộ môi trƣờng trong KCN Nhơn Trạch 2 để lấy thông tin về các cơ sở sản xuất trong địa bàn nghiên cứu. 2
- Đồ án tốt nghiệp Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở các thông tin cần thiết thu thập, quan sát, điều tra tiến hành phân tích, chọn lọc rồi tổng hợp một cách logic, có hệ thống phù hợp với mục tiêu và nội dung đề ra. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu. Phƣơng pháp so sánh: So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng nhƣ tác động đến môi trƣờng của nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn dựa trên các quy chuẩn cho phép. Phƣơng pháp đánh giá. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài đƣợc tổng hợp từ những kiến thức đã học, dựa trên số liệu thực nghiệm và ý kiến đóng góp của cán bộ ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2. Chính vì vậy, đề tài mang tính chất thực tế cao. Nâng cao đƣợc chất lƣợng môi trƣờng, phát triển KCN Nhơn Trạch 2 theo hƣớng phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trƣờng tại KCN Nhơn Trạch 2. 6. Kết cấu của đề tài Chƣơng 1: Tổng quan về KCN Nhơn Trạch 2 Chƣơng 2: Hiện trạng môi trƣờng KCN Nhơn Trạch 2 Chƣơng 3: Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trƣờng KCN Nhơn Trạch 2 3
- Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 1.1. Giới thiệu về KCN Nhơn Trạch 2 Tên tiếng Việt: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2. Tên tiếng Anh: Nhon Trach Industrial Zone 2. Địa chỉ: Đƣờng 25B, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đƣợc thành lập theo Quyết định số 462/TTg ngày 02/07/1997 của Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 2917/QĐ-MTg ngày 21/12/1996 của Bộ trƣởng bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng với tổng diện tích là 331,41 ha. Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đƣờng bộ, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không để thu hút đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bƣớc xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và của khu vực. 4
- Đồ án tốt nghiệp Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch cảnh quan KCN Nhơn Trạch 2 1.2. Vị trí của KCN KCN Nhơn Trạch 2 (D2D) thuộc hai xã Hiệp Phƣớc và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 5
- Đồ án tốt nghiệp - Phía Đông : giáp đƣờng 319, tiếp giáp với KCN Nhơn Trạch 3. - Phía Tây : là ranh giới thuộc phần đất xã Phú Hội - Phía Nam : là ranh giới thuộc phần đất của 2 xã Hiệp Phƣớc và Phú Hội - Phía Bắc : giáp đƣờng 25B, tiếp giáp KCN Nhơn Trạch 1 KCN cách thành phố Biên Hòa khoảng 40 km theo đƣờng quốc lộ 51, cách Vũng Tàu khoảng 60 km theo đƣờng quốc lộ 51. Vị trí KCN rất thuận lợi về mọi mặt: Địa hình, địa mạo, điện tích và vị trí tƣơng đối so với các khu vực kinh tế quan trọng của tam giác kinh tế trọng điểm. Hình 1.2. Sơ đồ vị trí KCN Nhơn Trạch 2 1.3. Điều kiện tự nhiên 1.3.1. Địa hình Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ dốc phổ biến từ 3-50. Điều kiện địa chất khu vực Nhơn Trạch cấu tạo từ trên xuống nhƣ sau: Tầng trầm tích có thành phần gồm sét, sét pha dày 2-4 m. Tầng trầm tích có thành phầ sét lẫn hạt sỏi Laterit màu nâu đỏ, dẻo cứng trung bình từ 4-8 m. 6
- Đồ án tốt nghiệp Tầng trầm tích hỗn hợp, thành phần sét, sét pha, bùn sét chứa nhiều tàn tích thực vật ở độ sâu 8-26 m. Tầng trầm tích có thành phần gồm cát, sỏi sạn có màu nâu nhạt, chặt vừa ở độ sâu 28-42 m. 1.3.2. Khí hậu Khí hậu của KCN cũng nhƣ khí hậu của huyện Nhơn Trạch nói riêng và cả tỉnh Đồng Nai nói chung mang đặc điểm khí hậu của vùng Đông Nam Bộ: khí hậu khá điều hòa và đồng nhất, mỗi năm chỉ có hai mùa phân biệt rõ rệt là mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau). Thời tiết có nắng quanh năm, ít hoặc hầu nhƣ không có ảnh hƣởng của gió bão lớn Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm từ 25,7 – 26,7 Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2 . Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 – 26,7 , chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8 . Nhiệt độ trung bình mùa mƣa từ 26 – 26,8 . So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8 . Lƣợng mƣa: Lƣợng mƣa tƣơng đối lớn và phân bố theo mùa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng IV đến tháng X, mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng III năm sau. Trong mùa khô, hƣớng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc - Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hƣớng Đông - Đông Nam. Trong mùa mƣa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng V đến đầu tháng VIII. Mùa khô tổng lƣợng mƣa chỉ từ 210-370 mm chiếm 12-14% lƣợng mƣa của năm. Mùa mƣa, lƣợng mƣa từ 1.500- 2.400 mm, chiếm 86-88% lƣợng mƣa của năm. Gió: KCN chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa cận xích đạo với 2 hƣớng gió chính trong năm là: Gió Đông Nam và gió Tây Nam. 7
- Đồ án tốt nghiệp Độ ẩm: độ ẩm trung bình 80 – 82%. Mùa mƣa có độ ẩm (80-91%) cao hơn nhiều so với các tháng mùa khô (69-76%). Hạn chế lớn nhất là về mùa khô lƣợng mƣa ít, thƣờng gây hạn và thiếu nƣớc cho sản xuất. Số giờ nắng trong năm: 2.500 – 2.700 giờ. Số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm xuống trong mùa mƣa. Số giờ nắng xuất hiện nhiều vào từ tháng I đến tháng V, đạt từ 109 giờ/tháng trở lên, sang tháng VI số giờ nắng đã bắt đầu giảm vì xuất hiện các trận mƣa trong thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và mùa mƣa. Tháng có số giờ nắng ít nhất thƣờng rơi vào tháng VI và tháng VII. 1.3.3. Thủy văn 1.3.3.1. Nước mặt KCN Nhơn Trạch 2 thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch có sông Thị Vải chảy qua. Sông Thị Vải có chiều dài khoảng 90 km, xuất phát từ huyện Long Thành chảy theo hƣớng Đông-Nam qua huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), đến huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu) đổi hƣớng theo hƣớng Nam đổ ra biển Đông qua vịnh Gành Rái. Ở phía hạ lƣu sông có các nhánh nối liền với hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai. Tuy lƣu vực sông nhỏ (khoảng 77km2), sông có dạng cụt ngắn nhƣng gần biển có biên độ thủy triều lớn, có vịnh sâu nên động lực thủy triều đã tạo nên dòng sông sâu, rộng. Chiều rộng trung bình của sông là 400 - 650m, có nơi đạt tới 700 - 800m từ cửa sông tới Bàu Cát. Thƣợng nguồn sông Thị Vải có tọa độ là 10028’ vĩ độ Bắc và 107014’ kinh độ Đông và cửa sông có tọa độ là 10028’ vĩ độ Bắc và 107000’ kinh độ Đông. Địa hình lòng sông trên suốt chiều dài rất phức tạp, độ rộng và độ sâu không đều. Sự biến hình lòng sông theo hƣớng dọc bị xói mòn và bồi đắp bù trừ lẫn nhau và dao động trong khoảng 1m, đặc biệt là khu vực cảng Thị Vải. Đƣờng bờ trong đoạn này hầu nhƣ không thay đổi, chiều sâu luồng ở đây lớn hơn 30m. Ở phía hạ lƣu sông Thị Vải có các nhánh nối liền với hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai, qua sông Gò Gia tại cửa Cái Mép. Trong lƣu vực sông Thị Vải còn có hệ thống kênh rạch: Rạch Lớn, suối Sao, suối Thị Vải, sông Nha Phƣơng, đồng thời còn vô số các cù lao, bãi cạn, 8
- Đồ án tốt nghiệp Cả lƣu vực sông với địa hình trũng thấp tạo thành khu chứa nƣớc mặn rộng lớn khi triều cƣờng. Vì thế, sông Thị Vải mang tính của một vũng biển hay một phần vịnh Gành Rái ăn sâu vào nội địa. Sông Thị Vải chịu tác động lớn của thủy triều từ biển nên rất thuận lợi xây dựng các cảng nƣớc sâu so với tất cả các sông khác ở phía Nam. Chế độ vận chuyển của nƣớc và vật chất trong sông chủ yếu chịu sự chi phối của thủy triều biển Đông thông qua vịnh Gành Rái. Triều trong sông Thị Vải có cƣờng suất lớn nhƣng lại là bán nhật triều không đều nên dòng chảy có đến bốn lần đổi chiều trong một ngày. Chất lƣợng nƣớc phía sâu trong vùng thƣợng nguồn sông Thị Vải rất khó đƣợc lƣu thoát. Tại khu vực cảng Thị Vải, vận tốc triều rút cực đại là 133cm/s và triều cƣờng là 98cm/s. Dòng chảy trên sông Thị Vải gây ra chủ yếu do hiện tƣợng thủy triều. Tuy nhiên, vào lúc nƣớc đứng và đổi chiều thì lƣu lƣợng xấp xỉ bằng không. Chế độ dòng chảy này ảnh hƣởng đến sự pha loãng và sự tự làm sạch chất ô nhiễm. Khi triều lên chất bẩn bị đẩy ngƣợc dòng và khi triều xuống chất bẩn bị kéo xuôi dòng trên một vùng xa dƣới điểm bị xả bẩn. Còn khi gần thời điểm nƣớc ròng, dòng chảy gần nhƣ bằng không nên tại thời điểm này ô nhiễm đạt giá trị cực đại. Ảnh hƣởng của thủy triều tới sông Thị Vải thể hiện ở hai cơ chế chính: Cơ chế ngập nƣớc và cơ chế vận chuyển của nƣớc, vật chất theo chu kỳ triều. 1.3.3.2. Nước ngầm Theo kết quả khảo sát nƣớc ngầm của Liên đoàn Địa chất Thủy văn 8 Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tại khu vực Nhơn Trạch có nhiều mạch nƣớc lộ xuất hiện do mƣa sói lở lớp đất cùng với tác động của con ngƣời tạo ra, lƣu lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của các mạch lộ này thay đổi theo không gian và thời gian (giữa các mùa trong năm). Mặt khác, kết quả thăm dò này cho thấy tại khu vực này bao gồm các tầng chứa nƣớc sau: Tầng chứa nƣớc Holocen (QIV) Chiều dày từ 2-5m, độ sâu thƣờng gặp từ 3-8m, phân bố hầu hết khu vực. 9
- Đồ án tốt nghiệp Thành phần cát hạt mịn lẫn sét màu xám nâu, xám trắng, gắn kết trung bình. Mức độ chứa nƣớc yếu. Tầng chứa nƣớc Pleitocen (QII-III) Chiều dày từ 2-4m, độ sâu thƣờng gặp 8-13m. thành phần cát hạt mịn lẫn sét màu xám nâu, xám trắng, gắn kết trung bình. Tầng chứa nƣớc Pleitocen (QI) Chiều dày từ 10-26m, độ sâu thƣờng gặp 15-37m, phân bố khắp trong vùng. Thành phần thƣờng là các lớp sệt bột màu xám nâu loang lổ, xám sáng xen các lớp hạt trung đến thô màu xám trắng. Đây là tầng chứa nƣớc có chất lƣợng ổn định và đạt tiêu chuẩn làm nguồn cung cấp, có lƣu lƣợng khá lớn cho phép khai thác tập trung công nghiệp. Tầng chứa nƣớc Pliocen (N2) Chiều dày 20-34m, độ sâu thƣờng gặp từ 32-37 m, phân bố rộng khắp trong khu vực. Có 8 lớp cát hạt trung đến thô xem kẽ các lớp bột sét. Tầng này có khả năng khai thác lớn cho mục đích công nghiệp. Ngoài ra còn có đá khe nứt lục nguyên Mezozoi nằm dƣới Tóm lại nƣớc có khả năng khai thác tập trung là tầng QI và N2. 1.4. Cơ sở hạ tầng 1.4.1. Chủ đầu tư cơ sở hạ tầng Chủ đầu tƣ: Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (D2D). Địa chỉ trụ sở chính: H22, đƣờng Võ Thị Sáu, phƣờng Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.3817768 Fax: 061.3817768 Các ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp giao thông (cầu đƣờng ), thuỷ lợi, công trình kỹ thuật khác (xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cƣ). Xây dựng nhà ở, công trình công cộng. 10
- Đồ án tốt nghiệp Đầu tƣ kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cƣ, khu đô thị, khu du lịch, trung tâm thƣơng mại, cao ốc văn phòng cho thuê. Kinh doanh bất động sản. Kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn nhà hàng; (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3600259560 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp đăng ký lần đầu ngày 03 tháng 01 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 14/5/2012). 1.4.2. Thông tin liên lạc Nguồn thông tin liên lạc đƣợc ghép nối vào mạng viễn thông của Bƣu điện tỉnh Đồng Nai thông qua trạm viễn thông khu công nghiệp Nhơn Trạch. Tổng số thuê bao: khoảng 250 số. Các tuyến cống bể và cáp đồng sẽ đƣợc đi ngầm đến chân các công trình. 1.4.3. Hệ thống giao thông Giao thông đối ngoại: Đƣờng 25B có lộ giới 80 m (Mặt đƣờng 12x2 = 24 m; mặt đƣờng song hành hai bên rộng 10x2 = 20 m; Vỉa hè 02 bên 7,5x2 = 15 m; dải phân cách 7 m; dải phân cách biên hai bên rộng 7x2 = 14 m). Đƣờng 25C, Đƣờng 319 có lộ giới hoàn chỉnh 99 m; Mặt đƣờng 15x2 = 30 m; dải phân cách giữa rộng 3 m; vỉa hè 02 bên 14 m x 2=28 m; mặt đƣờng song hành hai bên rộng 8x2= 16 m; Vỉa hè của đƣờng song hành 01 bên rộng 3m x 2=6 m, một bên rộng 8 m x 2= 16 m (phía tƣờng rào nhà máy). Đƣờng số 9: có lộ giới 53 m (Mặt đƣờng 15x2 = 30 m; Vỉa hè 02 bên 10x2 = 20 m; dải phân cách 3 m). Giao thông đối nội: Đƣờng 4C có lộ giới 30 m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 5 m; vỉa hè một bên 10 m). Đƣờng 5A có lộ giới 47m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 10 mx2= 20 m; dải phân cách 12m). 11
- Đồ án tốt nghiệp Đƣờng 5C có lộ giới 47 m (mặt đƣờng 7,5x2 = 15 m; vỉa hè một bên 10m x 2= 20 m; dải phân cách 12 m). Đƣờng 6A có lộ giới 20,5m (mặt đƣờng 10,5m; vỉa hè một bên 5m x2= 10 m). Đƣờng 6B có lộ giới 14 m [(mặt đƣờng 8 m; vỉa hè một bên 5 m; vỉa hè một bên 1 m (phần vỉa hè còn lại 4m thuộc dự án KCN Nhơn Phú)]. Đƣờng 7A, 7B, 7C có lộ giới 31m (mặt đƣờng 15m; vỉa hè mỗi bên 8mx2= 16m). 1.4.4. Cây xanh Tỷ lệ đất dành cho cây xanh chiếm 5,2% đƣợc chia thành các loại nhƣ sau: 1.4.4.1. Cây xanh cách ly giữa KCN và khu dân dụng Loại này chiếm 57% đất dành cho cây xanh tập trung của KCN. Mảng cây xanh này đƣợc bố trí ở phái tây để cách ly KCN với khu dân dụng. Cây xanh cách ly chủ yếu là các loại cây keo lá tràm và bạch đàn chanh thích hợp với thổ nhƣỡng của đất. 1.4.4.2. Cây xanh của KCN. Cây xanh trong các đƣờng KCN đƣợc trồng nhằm làm đẹp, cách ly các Khu công nghiệp với nhau đồng thời bảo vệ hành lang kỹ thuật. Các dãy cây xanh có chiều rộng từ 10-20 m chạy sát vỉa hè hoặc nằm giữa phần đất dự trữ của dãi phân cách đƣờng. 1.4.4.3. Cây xanh nội bộ nhà máy Chủ yếu là cây bóng mát, thảm cỏ và hoa trang trí, chiếm ít nhất 20% diện tích khuôn viên. 1.4.5. Hệ thống cấp nước Tổng nhu cầu dùng nƣớc khoảng 15.000 m3/ngày. Nguồn nƣớc cấp cho khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 từ Công ty cổ phần cấp nƣớc Nhơn Trạch dẫn về theo quy hoạch chung đô thị Nhơn Trạch. Mạng lƣới đƣờng ống: xây dựng mạng vòng khép kín, hệ thống trụ cứu hoả đặt dọc các tuyến ống chính với cự ly 150 m/trụ. 12
- Đồ án tốt nghiệp 1.4.6. Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nƣớc mƣa chung của KCN Nhơn Trạch 2 là hệ thống cống hộp bê tông cốt thép có kích thƣớc 2,0 x 2,0 m; đƣờng kính từ 400 ÷ 1.200 mm, tổng chiều dài đƣờng ống trong KCN là 24.285 m, nƣớc mƣa thoát ra sông rạch theo chế độ tự chảy. Bảng 1.1. Thống kê tuyến thu gom nước mưa tại KCN Nhơn Trạch 2 Hạng mục Chiều dài (m) Ghi chú Tuyến cống Φ400 354 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ600 1.372 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ800 6.302 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ1.000 1.050 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ1.200 4.638 BTCT ly tâm Mƣơng hở 569 BTCT Cống hộp 2.000x2.000 10.000 BTCT Cộng 24.285 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) 1.4.7. Hệ thống thoát nước thải Hệ thống xử lý nƣớc thải của KCN Nhơn Trạch 2 là một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm các tuyến ống thu gom nƣớc thải và trạm xử lý nƣớc thải tập trung (trong đồ án này gọi là NMXLNT KCN Nhơn Trạch 2). Mạng lƣới thu gom nƣớc thải của KCN Nhơn Trạch 2 đƣợc thiết kế riêng biệt hoàn toàn, đảm bảo về mặt kỹ thuật và vệ sinh môi trƣờng. Cống thoát nƣớc thải của KCN Nhơn Trạch 2 là cống bê tông cốt thép kín. Các tuyến ống từ các nhà máy ra nối vào tuyến cống thu gom nƣớc thải của KCN rồi chảy về nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung của KCN. Tuyến cống thoát nƣớc thải dọc theo các tuyến đƣờng nhƣ: 5A, 5C, 6A, 7A, 7B, 7C, 319, 25B. 13
- Đồ án tốt nghiệp Tuyến cống thu gom nƣớc thải công nghiệp trong phạm vi KCN Nhơn Trạch 2 bao gồm các tuyến ống D400 ÷ D1.200, có tổng chiều dài toàn KCN là 17.133 m. NMXLNT Nhơn Trạch 2 với công suất 5.000 m3/ngày.đêm có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý nƣớc thải của các doanh nghiệp đã đấu nối nƣớc thải vào tuyến ống thu gom nƣớc thải của KCN. Bảng 1.2. Thống kê hệ thống thu gom nước thải tại KCN Nhơn Trạch 2 Hạng mục Chiều dài (m) Ghi chú Tuyến cống Φ400 13.189 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ600 1.759 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ800 1.201 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ1.000 654 BTCT ly tâm Tuyến cống Φ1.200 330 BTCT ly tâm Cộng 17.133 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) 1.4.8. Hệ thống cấp điện 1.4.8.1. Nguồn và lưới điện Nguồn cung cấp điện chính là điện lƣới quốc gia qua trạm biến thế đƣợc xây dựng mới 2 x 40 MVA. Ngoài ra, hầu hết các nhà máy trong khu công nghiệp đều có máy phát điện dự phòng, sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel. Lƣợng dầu Diesel sử dụng tùy thuộc vào tình hình cung cấp điện. 1.4.8.2. Hệ thống chiếu sáng Dọc theo các đƣờng giao thông là hệ thống chiếu sáng sử dụng đèn cao áp Sodium 22V-250W, đặt trên trụ thép ống 100, cao 10,5m. Đối với đƣờng rộng trên 10m trụ đèn đƣợc đặt hai bên, còn đƣờng dƣới 10m trụ đèn đƣợc đặt 1 bên. Các trạm hạ thế cấp trụ điện cho chiếu sáng có công suất 300KVA. Chiều dài tuyến đèn đƣờng khoảng 30 km. 1.4.9. Tình hình sử dụng đất Diện tích đất sử dụng của KCN: 331,41 ha. Trong đó: 14
- Đồ án tốt nghiệp Diện tích có thể cho thuê: 283,07 ha chiếm tỷ lệ 85,41 % tổng diện tích: + Diện tích đã cho thuê: 275,371 ha chiếm tỷ lệ 97,76% diện tích có thể cho thuê. + Diện tích chƣa cho thuê: 6,342 ha chiếm tỷ lệ 2,24% diện tích có thể cho thuê. + Diện tích đất dịch vụ: 1,357 ha chiếm tỷ lệ 0,479% diện tích có thể cho thuê. Diện tích đất trồng cây xanh tập trung 17,295 ha chiếm 5,22 % tổng diện tích đất của toàn KCN. Diện tích làm đƣờng giao thông nội bộ trong KCN 27,5281 ha chiếm 8,31% tổng diện tích đất của toàn KCN 1.5. Các doanh nghiệp trong KCN Đến nay, KCN Nhơn Trạch 2 đã thu hút đƣợc 55 doanh nghiệp đầu tƣ với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú: Các ngành công nghiệp cơ khí – chế tạo Ngành dệt may Các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Các ngành công nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm gỗ Các ngành công nghiệp hóa chất mỹ phẩm Các ngành công nghiệp điện, điện tử Bảng 1.3. Các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch 2 Ngành nghề hoạt STT Tên doanh nghiệp Quốc gia động Công ty TNHH Hualon Malaysia-Đài Loan- 1 Dệt Corporation British Virgin Island Công ty TNHH sản xuất Ngƣ cụ 2 Dệt Đài Loan Ching Fa Công ty TNHH Dệt Choong 3 Dệt Hàn Quốc Nam 4 Công ty cổ phẩn SY.Vina Dệt Hàn Quốc 5 Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn Dệt Đài Loan 15
- Đồ án tốt nghiệp Công ty cổ phần Dệt nhuộm 6 Dệt Đài Loan Nam Phƣơng 7 Công ty TNHH LG Vina Mỹ phẩm Việt Nam-Hàn Quốc 8 Công ty TNHH HC Hsin Sou Hóa chất Đài Loan 9 Công ty TNHH Hemmay Dệt Đài Loan 10 Công ty TNHH Cơ khí Nhật An Sản xuất thép Việt Nam 11 Công ty TNHH CN King Tai Xây dựng Đài Loan 12 Công ty TNHH Daluen Dệt Brunei 13 Công ty TNHH AJU vina Xây dựng Hàn Quốc 14 Công ty TNHH Noroo Nan Pao Hóa chất Hàn Quốc-Đài Loan Công ty TNHH Mỹ thuật Chin Mỹ thuật và thiết 15 Đài Loan Kong kế công nghiệp Công ty TNHH Kimansonts INS Chế tạo hệ thống 16 Hàn Quốc Việt Nam thiết bị âm thanh 17 Công ty TNHH Sợi Tai Nan Dệt Đài loan 18 Công ty TNHH Gi Tai Dệt Đài Loan Sản xuất tấm cách 19 Công ty TNHH Foan Hwa Ching nhiệt, nhựa cách Đài Loan nhiệt 20 Công ty TNHH Gold Long Jonh Dệt Đài Loan Công ty TNHH May Eclat Việt 21 May mặc Đài Loan Nam Công ty TNHH Sản xuất- Sản xuất giƣờng, 22 Việt Nam Thƣơng mại Miền Quê tủ, bàn ghế 23 Công ty TNHH Halla Vina Sản xuất thép Hàn quốc 24 Công ty TNHH Thép Bình Tây Sản xuất thép Việt Nam 25 Công ty TNHH Cẩm thạch Sài Nội thất Việt Nam 16
- Đồ án tốt nghiệp Gòn 26 Công ty TNHH Vĩ Lợi Điện Đài Loan Công ty TNHH Center Power Sản xuất pin, ắc 27 Trung quốc Tech quy 28 Công ty TNHH Whail Vina Dệt Hàn Quốc Sản xuất xe tải và 29 Công ty TNHH Ô tô San Yang Đài Loan xe hơi 30 Công ty TNHH YGS Thép Hàn Quốc 31 Công ty TNHH Chig Feng Dệt Đài Loan Linh kiện điện, 32 Công ty TNHH Ever Metro Hàn Quốc điện tử 33 Công ty TNHH CN Tùng Hòa Sản xuất thép Đài Loan Sản xuất đinh 34 Công ty TNHH Koosteel công nghiệp và Hàn Quốc vật liệu xây dựng 35 Công ty TNHH Con cord Textit Dệt Đài Loan Sản xuất dầu nhớt 36 Công ty TNHH Buhm Woo Hàn Quốc công nghiệp 37 Công ty TNHH Wei Chien Cơ khí Đài Loan 38 Công ty TNHH Chang Fu Cơ khí Đài Loan Sản xuất và cung 39 Công ty TNHH Trƣờng Thạch Việt Nam cấp đá tự nhiên Cung cấp Pa lăng, 40 Công ty TNHH Hankook Hàn Quốc sản xuất xe cẩu Sản xuất thép 41 Công ty TNHH King’sgating British Virgin Island công nghiệp 42 Công ty TNHH DIC Đồng Tiến Xây dựng Việt Nam 43 Công ty TNHH Bê tông Lafarge Sản xuất bê tông Việt Nam 17
- Đồ án tốt nghiệp Công ty TNHH vật liệu xây 44 Xây dựng Việt Nam dựng FICO Sản xuất thiết bị 45 Công ty TNHH JSP Hàn Quốc điện Sản xuất sơn, 46 Công ty TNHH Hồng Xƣơng Đài Loan mực in Công ty TNHH Viet Win (tạm 47 ngƣng hoạt động) Công ty Cổ phần Vật liệu Thế 48 Xây dựng Việt Nam Giới Nhà Hợp tác xã đóng tàu xà lan Nhơn 49 Đóng tàu Việt Nam Trạch Dụng cụ, thiết bị, 50 Công ty TNHH Quốc tế Grande trang phục thể Đài Loan dục thể thao 51 Công ty TNHH WKK Xây dựng Nhật Bản Sản xuất máy 52 Công ty TNHH Boo Sung Hàn Quốc móc Công ty TNHH sợi Long Thái 53 Dệt Đài Loan Tử 54 Công ty TNHH ST Pharma Dƣợc phẩm Việt Nam-Hàn Quốc Chế tạo máy và 55 Công ty TNHH Kuk Il Việt Nam phụ tùng máy cơ Hàn Quốc khí (Nguồn: KCN Nhơn Trạch 2) 18
- Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng Dựa trên quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN có thể xác định các nguồn ô nhiễm phát sinh bao gồm: ô nhiễm do nƣớc thải công nghiệp, ô nhiễm dco khí thải, chất thải rắn, và một số tác động khác phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp. Nguồn gốc và thành phần các chất ô nhiễm chính phát sinh cụ thể nhƣ sau: 2.1.1. Nguồn phát sinh nước thải 2.1.1.1. Nước thải sinh hoạt Nƣớc thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên các doanh nghiệp với các thông số ô nhiễm chính là ô nhiễm chất hữu cơ biểu thị qua nồng độ các chất ô nhiễm nhƣ: COD, BOD5, cặn lơ lửng, nitơ tổng, phospho tổng và dầu mỡ, Coliform. 2.1.1.2. Nước thải công nghiệp Nƣớc thải phát sinh từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, theo đặc thù của từng doanh nghiệp cụ thể, đƣợc chia thành các cụm với các thông số ô nhiễm chính nhƣ sau: Cụm công nghiệp dệt nhuộm: đây là loại hình sản xuất có lƣợng nƣớc thải lớn và mức độ ô nhiễm cao. Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này rất phức tạp, chứa nhiều chất gây ô nhiễm đặc biệt là độ màu, COD cao. Cụm công nghiệp cơ khí điện tử: các doanh nghiệp này có lƣợng nƣớc thải nhỏ và mức độ ô nhiễm không cao, ngoại trừ doanh nghiệp gây ô nhiễm cao nhƣ công ty TNHH King’s Grating. Đặc điểm và tính chất của nguồn thải này là chứa các kim loại nặng, dầu mỡ, acid, Cụm sản xuất hóa chất cơ bản: các doanh nghiệp này có lƣợng nƣớc thải nhỏ nhƣng mức độ ô nhiễm rất cao. Đặc trƣng của nƣớc thải này là tính acid, nhiễm kim loại nặng và các hóa chất đặc trƣng 19
- Đồ án tốt nghiệp Cụm sản xuất vật liệu xây dựng (bê tông tƣơi, bê tông đúc sẵn, gia công đá, ): đây là loại hình sản xuất có lƣu lƣợng nƣớc thải thấp và mức độ ô nhiễm thấp, các thông số ô nhiễm đặc trƣng là chất rắn lơ lửng (TSS) và nƣớc thải có tính kiềm (pH cao). Cụm công nghiệp hóa mỹ phẩm: đặc điểm của nguồn thải này là có lƣu lƣợng nƣớc thải nhỏ và mức độ ô nhiễm khá cao. Các thông số ô nhiễm đặc trƣng gồm BOD, COD, chất hoạt động bề mặt, 2.1.1.3. Các tác động của nước thải đến môi trường Trong trƣờng hợp nƣớc thải không đƣợc xử lý tốt thì các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải sẽ tác động xấu đến môi trƣờng nƣớc, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt của các sông suối chảy qua khu vực và từ đó gây ra ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc mặt trên hệ thống sông Thị Vải. Với hàm lƣợng chất hữu cơ quá cao, hàm lƣợng cặn tồn đọng lớn, nƣớc thải sau một thời gian tích lũy sẽ lên men và phân hủy, tạo ra mùi và khí đặc trƣng ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờng. Hàm lƣợng oxy hòa tan gần nhƣ bằng không trong các kênh rạch làm cho các thủy sinh vật nhƣ tôm, cá không thể sinh sản đƣợc. Nguy hại hơn nữa là nƣớc thải của các ngành hóa chất, thủy tinh, xi mạ, dệt nhuộm chứa hàm lƣợng kim loại nặng cao và khi thải vào nguồn nƣớc sẽ tích tụ độc hại cho cá, tôm và con ngƣời, nƣớc bị ô nhiễm kéo theo nó là vùng không khí kể cả những vùng đất nơi đi qua cũng bị ô nhiễm theo. Chi phí cải tạo môi trƣờng lớn gấp nhiều lần so với chi phí xử lý các chất có hại ngay tại nguồn phát sinh và khó có khả năng phục hồi đƣợc môi trƣờng đã bị hủy hoại. 2.1.2. Nguồn phát sinh khí thải và bụi 2.1.2.1. Nguồn phát sinh Theo thống kê, hiện nay toàn KCN Nhơn Trạch 2 có 22 doanh nghiệp phát sinh khí thải vào môi trƣờng. Căn cứ vào loại hình sản xuất công nghiệp tại Nhơn Trạch 2 có thể phân ra các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí và thành phần ô nhiễm không khí chính nhƣ sau: 20
- Đồ án tốt nghiệp Khí thải đốt nhiên liệu sử dụng cho lò hơi, máy phát điện và lò gia nhiệt: bụi, CO2, CO, SO2, NO2, THC, Khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất (hoặc là do quy trình công nghệ): hơi dung môi, hơi hóa chất, bụi vải sợi, bụi kim loại, Ngoài ra, khí thải còn phát sinh từ các phƣơng tiện giao thông vận chuyển trong khu công nghiệp, thành phần khí thải này gồm có CO, SO2, NO2, bụi, 2.1.2.2. Các tác động của khí thải Các chất ô nhiễm không khí thải ra trong quá trình sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế và giảm thiểu thì sẽ có tác động xấu đến môi trƣờng không khí bên trong và môi trƣờng không khí bên ngoài của từng nhà máy trong KCN. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng, các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên một số tác hại đối với sức khỏe con ngƣời, đặc biệt là cho ngƣời công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, dân cƣ trong khu vực. Các khí thải và bụi sẽ phát tán trong không khí, hấp thụ hơi nƣớc và sẽ trở nên nặng hơn không khí, rơi trở lại mặt đất phủ lên bề mặt cây cỏ, ao hồ, sông ngòi gây tác hại và có thể gây mƣa axit. Tác động đến sức khỏe con ngƣời: - Các khí SOx là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong các chất ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO3 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Tác hại của SO3 còn ở mức độ cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 thì mức độ tác hại càng lớn. Dân cƣ xung quanh các nhà máy có thải khí SOx thƣờng có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao. - Oxit Cacbon CO: Là một chất gây ngạt, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó có thể chiếm chỗ oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể giảm, ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt, với nồng độ 10 ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Công nhân, kỹ sƣ trong nhà máy tại những khu vực nhiều khí CO thƣờng xanh xao, gầy yếu. 21
- Đồ án tốt nghiệp - Khí NO2: Là khí kích thích mạnh đƣờng hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản. Ở nồng độ cao 10 ppm có thể gây tử vong. - Bụi: Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất khác nhau sẽ có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân. 2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh từ các nhà máy trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 đƣợc chia làm hai loại chính: chất thải rắn thông thƣờng và chất thải nguy hại với thành phần và tính chất phân loại nhƣ sau: 2.1.3.1. Chất thải rắn thông thường Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của ngƣời lao động trong khu công nghiệp bao gồm các loại chất thải nhƣ: thực phẩm và thức uống dƣ thừa, rác vệ sinh, giấy, nylon, lon nhựa, vỏ kim loại đồ hộp, lá cây, cỏ trong khuôn viên khu công nghiệp, Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại: phát sinh từ quá trình sản xuất nhƣ phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất, các sản phẩm hƣ hỏng, kim loại, pallet, bao bì đã qua sử dụng nhƣng không nhiễm các thành phần nguy hại 2.1.3.2. Chất thải rắn nguy hại Ngành công nghiệp hóa chất và liên quan đến hóa chất, sản xuất mỹ phẩm: thƣờng phát sinh bùn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải cục bộ, giẻ lau nhiễm các thành phần nguy hại, dầu nhớt thải, ắc quy thải, bao bì và thùng chứa nhiễm hóa chất, dung môi thải Ngành công nghiệp dệt nhuộm: các chất thải nguy hại đặc trƣng của ngành này bao gồm bao bì, thùng chứa hóa chất đã qua sử dụng, bùn thải chứa thành phần nguy hại từ trạm xử lý nƣớc thải cục bộ, dầu nhớt thải, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính hóa chất, dầu Doanh nghiệp sản xuất điện - điện tử: các chất thải nguy hại đặc trƣng nhƣ: các sản phẩm hƣ hỏng thải có chứa thành phần nguy hại, dầu nhớt thải, bao bì, giẻ lau dính dầu mỡ, bóng đèn huỳnh quang thải 22
- Đồ án tốt nghiệp Doanh nghiệp sản xuất cơ khí và gia công các vật liệu kim loại: các chất thải nguy hại đặc trƣng nhƣ dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, bóng đèn huỳnh quang thải, ắc quy thải Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh, kho chứa, : hầu nhƣ phát sinh rất ít hoặc không phát sinh chất thải nguy hại do đặc thù của ngành sản xuất. 2.1.3.1. Tác động của chất thải rắn tới môi trường Chất thải rắn có tác động rất lớn đối với các môi trƣờng đất, nƣớc, không khí. Khi vận chuyển và lƣu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất. CTR gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, làm tắc nghẽn đƣờng nƣớc lƣu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nƣớc với không khí dẫn tới giảm DO trong nƣớc. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nƣớc gây mùi hôi thối, gây phú dƣỡng nguồn nƣớc làm cho thủy sinh vật trong nguồn nƣớc mặt bị suy thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nƣớc thành màu đen, có mùi khó chịu. CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố nhƣ hóa chất, kim loại nặng, phóng xạ nếu không đƣợc xử lý đúng cách thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đất rất cao. 2.1.4. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 2.1.4.1. Nguồn phát sinh Tiếng ồn tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 chủ yếu phát sinh từ: Việc vận hành các máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp, Các phƣơng tiện giao thông vận chuyển, phƣơng tiện đi lại trong khu công nghiệp, Máy phát điện dự phòng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (dự phòng khi điện lƣới cúp). Nguồn phát sinh rung động: rung động phát sinh trong khu công nghiệp chủ yếu từ các phƣơng tiện vận chuyển trong khu công nghiệp. Tuy nhiên, đây là hoạt động bình thƣờng không gây ra rung động mạnh. 23
- Đồ án tốt nghiệp 2.1.4.2. Các tác động của tiếng ồn, độ rung Do các nhà máy nằm trong KCN cách ly với môi trƣờng xung quanh nên ồn và rung chỉ có thể ảnh hƣởng đối với công nhân trực tiếp sản xuất mà không ảnh hƣởng đối với khu dân cƣ xung quanh hoặc chỉ ảnh hƣởng ở mức độ nhẹ. Tiếng ồn trƣớc hết sẽ có ảnh hƣởng đối với thính giác của công nhân. Tiếp xúc với tiếng ồn cƣờng độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hƣởng đến các cơ quan khác của cơ thể nhƣ làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây nên các thƣơng tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đƣờng tiêu hóa. 2.2. Hiện trạng môi trƣờng tại KCN Nhơn Trạch 2 2.2.1. Hiện trạng môi trường nước 2.2.1.1. Nhu cầu sử dụng nước tại KCN Căn cứ vào thống kê lƣợng nƣớc cấp từ tháng 01, tháng 02, tháng 03, tháng 04 của Công ty cổ phần Cấp nƣớc Nhơn Trạch, ta có lƣợng nƣớc tiêu thụ của toàn KCN Nhơn Trạch 2 theo bảng sau: Bảng 2.1. Thống kê lượng nước sử dụng toàn KCN Nhơn Trạch 2 STT Thời gian Lƣu lƣợng nƣớc tiêu thụ (m3/tháng) Ghi chú 1 Tháng 01/2015 432.212 2 Tháng 02/2015 414.61 3 Tháng 03/2015 432.081 4 Tháng 04/2015 424.733 Tổng 1.703.644 Trung bình tháng 425.911 4 tháng Trung bình ngày 14.197 30 ngày (Nguồn: Công ty cổ phần Cấp nước Nhơn Trạch) Nguồn nƣớc sử dụng: Hiện tại các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch 2 sử dụng nguồn nƣớc cấp từ Công ty Cổ phần cấp nƣớc Nhơn Trạch. Tổng lƣợng nƣớc sử dụng của toàn KCN: 425.911 m3/tháng, trong đó: 24
- Đồ án tốt nghiệp Nƣớc cấp: 14.197 m3/ngày. Nƣớc dƣới đất: không khai thác. Nƣớc mặt: không khai thác. 2.2.1.2. Hiện trạng phát thải của các doanh nghiệp Tất cả các doanh nghiệp trong KCN thực hiện tách riêng hệ thống thoát nƣớc mƣa và nƣớc thải. Đối với 04 doanh nghiệp đƣợc UBND tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép xả thải (công ty TNHH SY Vina, công ty cổ phần dệt nhuộm Nam Phƣơng, công ty TNHH Hualon Việt Nam, công ty TNHH dệt Choong Nam) thì phải tự kê khai và nộp phí bảo vệ môi trƣờng nƣớc thải theo quy định. 50 doanh nghiệp đấu nối vào hệ thống XLNT tập trung của KCN: việc kê khai, nộp phí bảo vệ môi trƣờng đƣợc kê khai chung với phí bảo vệ môi trƣờng tại nhà máy XLNT tập trung của KCN Tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh của toàn KCN: 13.125,9 m3/ngày đêm (chiếm 92,4 % lƣợng nƣớc cấp của toàn KCN), trong đó: Lƣợng nƣớc thải phát sinh từ các doanh nghiệp tại KCN Nhơn Trạch 2 đƣợc thu gom về xử lý tại NMXLNT Nhơn Trạch 2 khoảng 4.191,8 m3/ngày đêm, chiếm 48,3% tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh hiện tại của khu công nghiệp. Bảng 2.2. Thống kê lượng nước thải tiếp nhận về NMXLNT KCN Nhơn Trạch 2 trong 5 tháng (tháng 01 – tháng 05/2015) Lƣu lƣợng nƣớc thải Lƣu lƣợng nƣớc thải Thời STT tiếp nhận trung bình tiếp nhận trung bình Ghi chú gian (m3/tháng) (m3/ngày) 1 Tháng 01 127.060 4.099 31 ngày 2 Tháng 02 79.511 2.840 28 ngày 3 Tháng 03 147.707 4.765 31 ngày 4 Tháng 04 139.387 4.646 30 ngày 5 Tháng 05 142.888 4.609 31 ngày 25
- Đồ án tốt nghiệp Tổng 636.553 20.959 Bình quân 127.310 4.191,8 (Nguồn: Số liệu vận hành NMXLNT Nhơn Trạch 2, tổng hợp vào tháng 06/2015) Lƣợng nƣớc thải đƣợc các doanh nghiệp tự xử lý và thải trực tiếp ra môi trƣờng (đã có giấy phép xả thải): 8.934,1 m3/ngày.đêm (chiếm khoảng 51,7% tổng lƣợng nƣớc thải phát sinh hiện tại của khu công nghiệp). Bảng 2.3. Lượng nước thải phát sinh của toàn KCN Nhơn Trạch 2 Lƣu lƣợng STT Tên công ty (m3/ngày.đêm) Các công ty đã đấu nối nƣớc thải vào nhà máy xử lý nƣớc thải tập trung 1 Công ty TNHH sợi chỉ Việt Côn 2 Công ty TNHH LG Vina 3 Công ty TNHH SX Ngƣ Cụ Ching Fa 4 Công ty TNHH HC Hsin Sou 5 Công ty TNHH Hemmay 6 Công ty TNHH Cơ khí Nhật An. 7 Công ty TNHH CN King Tai 8 Công ty TNHH Daluen 9 Công ty TNHH AJU Vina 4.191,8 10 Công ty TNHH Noroo Nan Pao. 11 Công ty TNHH Mỹ thuật Chin Kong 12 Công ty TNHH Kimansonts 13 Công ty TNHH sợi Tai Nan 14 Công ty TNHH Dệt Gi Tai 15 Công ty TNHH Foam Hwa Ching 16 Công ty TNHH Gold Long John 17 Công ty TNHH May Eclat VN 26
- Đồ án tốt nghiệp 18 Công ty TNHH SX – TM Miền Quê 19 Công ty TNHH Halla Vina 20 Công ty TNHH Thép Bình Tây 21 Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 22 Công ty TNHH Cẩm thạch Sài Gòn 23 Công ty TNHH Vĩnh Lợi 24 Công ty TNHH Whail Vina 25 Công ty TNHH Ô tô San Yang 26 Công ty TNHH YGS 27 Công ty TNHH Chig Feng 28 Công ty TNHH Ever Metro 29 Công ty TNHH CN Tùng Hòa 30 Công ty TNHH Koosteel 31 Công ty TNHH Con cord textit 32 Công ty TNHH Buhm Woo 33 Công ty TNHH Wei Chien 34 Công ty TNHH Chang Fu 35 Công ty TNHH Trƣờng Thạch 36 Công ty TNHH Hankook 37 Công ty TNHH King’sgating 38 Công ty TNHH DIC Đồng Tiến 39 Công ty TNHH Bê tông Lafarge 40 Công ty CP VLXD FICO 41 Công ty TNHH JSP 42 Công ty TNHH Hồng Xƣơng 43 Công ty TNHH Viet Win ( tạm ngƣng hoạt động) 44 Công ty CP Vật Liệu Thế Giới Nhà 45 Công ty TNHH Quốc tế Grande 27
- Đồ án tốt nghiệp 46 Công ty TNHH WKK 47 Công ty TNHH Boo Sung 48 Công ty TNHH Sợi Long Thái Tử 49 Công ty TNHH ST Pharma ( đang xây dựng) 50 Công ty TNHH Kuk II Việt Nam ( đang xây dựng) Tổng 4.191,8 Các công ty đã đƣợc UBND Đồng Nai cấp giấy phép xả nƣớc thải (tính 80% lƣợng nƣớc sử dụng) 1 Công ty TNHH S.Y. Vina 5.333,8 2 Công ty CP dệt nhuộm Nam Phƣơng 1.914,2 3 Công ty TNHH Hualon Việt Nam 1.078,5 4 Công ty TNHH dệt Choong Nam (tái sử dụng nƣớc) 607,6 Tổng 8.934,1 TỔNG LƢU LƢỢNG THẢI TOÀN KCN 13.125,9 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) 2.2.1.3. Giới hạn tiếp nhận nước thải vào NMXLNT tập trung Bảng 2.4. Giá trị giới hạn tiếp nhận nồng độ nước thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 trước khi vào NMXLNT tập trung Giới hạn quy định STT Thông số Đơn vị của KCN 1. pH - 5,5 – 10 2. Màu sắc (ở pH=7) - 350 3. COD mg/l 400 o 4. BOD5 (20 C) mg/l 200 5. Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 200 6. Dầu mỡ khoáng mg/l 10 7. Dầu mỡ động thực vật mg/l 30 8. Tổng Photpho mg/l 40 9. Tổng Nitơ mg/l 40 10. Tổng Coliform MNP/100ml 10.000 11. Ammoniac (tính theo N) mg/l 20 12. Sulfua mg/l 1 13. Nhiệt độ 0C 32 14. Mùi - 28
- Đồ án tốt nghiệp 15. Asenic mg/l 0,11 16. Thủy ngân mg/l 0,011 17. Chì mg/l 0,55 18. Cadimi mg/l 0,011 19. Crom VI mg/l 0,11 20. Crom III mg/l 1,1 21. Đồng mg/l 2,2 22. Kẽm mg/l 3,3 23. Niken mg/l 0,55 24. Mangan mg/l 1,1 25. Sắt mg/l 5,5 26. Thiếc mg/l 1,1 27. Xianua mg/l 0,11 28. Phenol mg/l 0,55 29. Clo dƣ mg/l 2,2 30. PCBs mg/l 0,011 31. Hóa chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ mg/l 1,1 32. Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,11 33. Florua (F) mg/l 11 34. Clorua (Cl-) mg/l 660 35. Xét nghiệp sinh học (Bioassay) - - 36. Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1 37. Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) Ghi chú: Đây là giới hạn tiếp nhận nồng độ có trong nƣớc thải chung cho toàn bộ các công ty trong KCN, tuy nhiên tùy theo thực tế đặc trƣng nƣớc thải của từng công ty mà ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2 sẽ điều chỉnh giới hạn tiếp nhận cho phù hợp. 2.2.1.4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nhơn Trạch 2 Quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải của KCN 29
- Đồ án tốt nghiệp NƢỚC THẢI SAU XỬ LÝ SƠ BỘ (TỪ CÁC NHÀ MÁY CỦA KCN) Bơm điện BỂ THU GOM BỂ ĐIỀU HÒA Bơm điện BỒN DD BỒN NGĂN KHUẤY Bơm ĐL AXIT TRỘN 1,2 Bơm điện Bơm ĐL BỒN BỂ LẮNG SƠ B Ộ KIỀM Bơm ĐL BỒN BỂ Bơm điện PHÈN AEROTANK 1.2 Bơm ĐL BỒN POLYME BỂ LẮNG THỨ CẤP BỒN Bơm ĐL JAVEN Bơm khí nâng BỂ PHÂN THIẾT BỂ KHỬ TRÙNG HỦY BÙN BỊ QUAN HỒ HOÀN THIỆN TRẮC TỰ Bơm khí nâng MT TIẾP NHẬN ĐỘNG BỂ CHỨA BÙN KHU XỬ LÝ BỂ ĐIỀU HÒA BÙN BỂ PHÂN HỦY BÙN BỂ CHỨA BÙN BỂ AEROTANK Bơm khí Máy thổi khí Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 30
- Đồ án tốt nghiệp Thuyết minh quy trình công nghệ Nƣớc thải KCN Nhơn Trạch 2 tự chảy về bể thu gom. Bể thu gom lắp đặt 03 3 bơm nƣớc thải, công suất mỗi bơm là 150 m /h, cột áp H=150mH2O hoạt động luân phiên bơm nƣớc lên bể điều hòa. Bể có lắp đặt thiết bị đo mực nƣớc chênh lệch áp suất khi mức nƣớc trong bể thay đổi, tín hiệu từ thiết bị đo mực nƣớc sẽ đƣợc truyền tải về bộ điều khiển trung tâm và điều khiển hoạt động của bơm nƣớc thải. Nƣớc thải từ bể thu gom đƣợc bơm lên máy tách rác tự động lọai thùng quay có kích thƣớc song 2,5 mm máy có tác dụng tách các loại rác, sơ sợi có kích thƣớc lớn hơn 2,5 mm ra khỏi nƣớc thải trƣớc khi vào bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng thu gom, điều hòa lƣu lƣợng và nồng độ của nƣớc thải. 3 Bể đƣợc lắp đặt 04 bơm nƣớc thải công suất 70 m /h, cột áp H=10mH2O. Mỗi bơm nƣớc thải đƣợc lắp đặt biến tần điều khiển do đó có thể điều chỉnh chính xác lƣu lƣợng nƣớc thải của từng hệ thống Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống phân phối khí ở đáy bể. Hệ thống này có tác dụng đảo trộn nƣớc thải, đồng nhất nồng độ nƣớc thải ở mọi thời điểm và cung cấp một lƣợng oxy vừa đủ đề tại bể này không xảy ra phân hủy yếm khí gây mùi khó chịu. Nƣớc thải sau đó đƣợc bơm lên bộ phận trung hòa/keo tụ gồm 02 ngăn. Tại ngăn thứ nhất nƣớc thải đƣợc bổ sung axit hoặc kiềm để điều chỉnh pH và phèn nhôm/sắt đề keo tụ. Hóa chất đƣợc bơm từ các thùng chứa hóa chất bằng bơm định lƣợng. Ngăn này có lắp thiết bị khuấy trộn, tốc độ khuấy 100 vòng/phút nhằm trộn đều hóa chất và nƣớc thải. Sau đó nƣớc thải chảy sang ngăn thứ 2, tại ngăn này nƣớc thải đƣợc bổ sung chất trợ keo tụ Polymer. Ngăn này lắp thiết bị khuấy trộn tốc độ 50 vòng/ phút. Tại đây các bông keo nhỏ kết hợp lại tạo thành bông keo lớn, dễ lắng mà không phá vỡ liên kết của các bông keo. Nƣớc thải tiếp tục chảy sang ngăn lắng, với hệ thống tấm nghiêng trong ngăn lắng và đáy bể có độ dốc cao giúp bùn trƣợt về đáy bể và đƣợc bơm bùn bơm về bể làm đặc hóa lý theo định kỳ. Nƣớc thải sau đƣợc thu theo phƣơng pháp chảy 31
- Đồ án tốt nghiệp tràn đi về bể Aerotank. Trƣớc khi vào bể Aerotank nƣớc thải đƣợc bổ sung chất dinh dƣỡng nhằm tạo môi trƣờng tốt cho quá trình xử lý vi sinh tiếp theo. Bể Aerotank gồm 02 bể, có thể chạy song song hoặc nối tiếp. Tại mỗi bể đƣợc lắp đặt hệ thống phân phối khí cố định dƣới đáy bể cung cấp oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra tại mỗi bể còn lắp thiết bị đo DO để kiểm soát hoạt động của vi sinh vật. Sau đó nƣớc thải có lẫn bùn sinh học đƣợc dẫn tự chảy qua bể lắng thứ cấp. Bể lắng thứ cấp đƣợc thiết kế đặc biệt, phía đáy tạo mái dốc 60 để hƣớng trƣợt bùn về rãnh, tại đây bùn đƣợc phân ly. Nƣớc phía trên sẽ tràn theo máng tràn chảy về bể tiếp xúc khử trùng. Bể khử trùng đƣợc bổ sung chất khử trùng dung dịch Javen có tác dung loại bỏ các vi sinh vật trong nƣớc thải và khử một phần độ màu. Tại bể có lắp đặt thiết bị đo Clo điều khiển hoạt động của bơm hóa chất đảm bảo lƣợng Clo dƣ cho phép trong nƣớc thải trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận. Nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B và đƣợc chuyển tới hồ hoàn thiện (tại đây có lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và truyền nhận dữ liệu về sở Tài nguyên Môi trƣờng Đồng Nai) trƣớc khi thải ra rạch Miễu và nguồn tiếp nhận cuối cùng là sông Thị Vải. Giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc đƣợc cấp ngày 03/04/2009 và cấp gia hạn vào ngày 31/03/2014. Thông số và giá trị nồng độ chất cô nhiễm trong nƣớc thải đƣợc phép xả vào nguồn nƣớc tại vị trí cửa xả không vƣợt qua giới hạn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với hệ số Kq = 1,1; Kf = 1,0. 32
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.5. Giấy phép xả thải Bảng 2.5. Giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm được phép xả thải của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 Giá trị giới hạn (QCVN 40:2011/ BTNMT cột STT Thông số Đơn vị B, hệ số Kq= 1,1; Kf= 1,0) 1. Nhiệt độ ºC 40 2. Độ màu Pt/Co 150 3. pH - 5,5 đến 9 4. BOD5 (20 ) mg/l 55 5. COD mg/l 165 6. Chất rắn lơ lửng mg/l 110 7. Asen mg/l 0,11 8. Thủy ngân mg/l 0,011 9. Chì mg/l 0,55 10. Cadimi mg/l 0,110 11. Crom (VI) mg/l 0,110 12. Crom (III) mg/l 1,1 13. Đồng mg/l 2,2 14. Kẽm mg/l 3,3 15. Niken mg/l 0,55 16. Mangan mg/l 1,1 17. Sắt mg/l 5,5 18. Tổng Xianua mg/l 0,11 19. Tổng Phenol mg/l 0,55 20. Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 11 21. Sunfua mg/l 0,55 22. Florua mg/l 11 23. Amoni (tính theo N) mg/l 11 24. Tổng Nitơ mg/l 44 25. Tổng Photpho (tính theo P) mg/l 6,6 26. Clo dƣ mg/l 2,2 Tổng hóa chất bảo vệ 27. mg/l 0,11 thực vật Clo hữu cơ Tổng hóa chất bảo vệ 28. mg/l 1,1 thực vật Photpho hữu cơ 29. Tổng Coliforms MPN/100ml 5000 (Nguồn: Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của KCN Nhơn Trạch 2) 33
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý Nguồn tiếp nhận nƣớc thải là sông Thị Vải, vị trí nơi xả thải là rạch Miễu, xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. 2.2.1.7. Hiện trạng nước thải sau xử lý cục bộ của một số ngành nghề a. Ngành chế biến gỗ ( Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê) Lƣợng nƣớc thải phát sinh khoảng 53,04 m3/ngày Quy trình xử lý nƣớc thải cục bộ: Nƣớc thải Sinh hoạt sau bể Nƣớc thải sản xuất tự hoại 3 ngăn Bể điều hòa Nƣớc Phèn 3 % Bể phản ứng kế t hợp lắng Bùn Xút 1 % Bể oxy hóa Bể chứa Bể trung gian bùn Bùn đƣợc hợp Bể lọc áp lực đồng xử lý Đấu nối về hệ thống XLNT của KCN Nhơn Trạch 2 Hình 2.2. Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT của công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê Vị trí lấy mẫu: nƣớc thải sau HTXL cục bộ của công ty 34
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.6. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê thời gian gần đây Kết quả Giới hạn tiếp nhận STT Thông số Đơn vị nƣớc thải của KCN 06/2014 12/2014 06/2015 Nhơn Trạch 2 1 pH - 7,0 7,09 7,2 5 – 10 2 TSS mg/L 17 15 27 200 3 COD mg/L 82 94 118 400 4 BOD5 mg/L 63 50 70 200 Amoni (tính 5 mg/L 11,6 9,21 16,32 20 theo Nitơ) 6 Tổng Nitơ mg/L 27,4 12,4 36,1 40 Tổng 7 mg/L 1,97 2,84 6,08 8 phospho Dầu mỡ 8 mg/L KPH KPH 0,52 10 khoáng Tổng MPN/ 9 2,6 ×102 3,6 ×103 24×102 10.000 Coliform 100mL (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 06/2014;12/2014;06/2015 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê) Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Kết quả phân tích nƣớc thải sau HTXLNT của công ty cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm đƣợc phân tích đều nhỏ hơn so với giới hạn tiếp nhận nƣớc thải của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2. Điều này chứng tỏ nƣớc thải của công ty đang đƣợc theo dõi và kiểm tra thƣờng xuyên b. Ngành sản xuất pin, ắc quy ( Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech) Lƣợng nƣớc thải phát sinh khoảng 600 m3/ngày Quy trình xử lý nƣớc thải cục bộ 35
- Đồ án tốt nghiệp Nƣớc thải Nước rửa lọc Hố thu gom Bể tách dầu Nư ớ Bể điều tiết pH 1 t c ừ ép máy NaOH Bể điều tiết pH 2 Bể điều tiết pH 3 PAC Bể keo tụ, tạo bông PAM Bùn Bể lắng Máy ép bùn NaOH Bể chỉnh pH Xử lý Bể lọc cát Bể chứa Thiết bị lọc Mangan Thiết bị lọc than hoạt tính Thiết bị tinh lọc Bể chứa nƣớc sau xử lý Hình 2.3. Sơ đồ quy trình công nghệ XLNT của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech Vị trí lấy mẫu: Nƣớc thải sản xuất sau HTXLNT cục bộ của công ty TNHH VN Center Power Tech - KCN Nhơn Trạch 2. Kết quả phân tích mẫu: 36
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.7. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech trong thời gian gần đây Kết quả Giới hạn tiếp nhận nƣớc thải STT Thông số Đơn vị 12/2013 09/2014 04/2015 của KCN Nhơn Trạch 2 1 pH - 6,8 6,88 7,12 5,5-10 2 TSS mg/L 26 22 59 200 3 COD mg/L 56 78 95 400 4 BOD5 mg/L 20 32 36 200 Amoni (tính 5 mg/L 12,3 1,23 2,9 20 theo Nitơ) 6 Tổng Nitơ mg/L 5,04 11,4 3,6 40 Tổng 7 mg/L 1,436 1,62 0,52 8 phospho 8 Sắt (Fe) mg/L 1,03 0,018 2,13 5,5 9 Kẽm (Zn) mg/L KPH 0,12 0,084 3,3 10 Asen (As) mg/L KPH KPH 0,021 0,11 Thủy ngân 11 mg/L KPH KPH KPH 0,011 (Hg) 12 Chì (Pb) mg/L 0,017 0,10 0,0042 0,55 13 Cadimi (Cd) mg/L KPH KPH KPH 0,011 Dầu mỡ 14 mg/L KPH 2,12 KPH 10 khoáng Tổng MPN/ 15 4,0 x 103 3,6x103 KPH 10.000 Coliform 100mL (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 04/2015;09/2014;12/2013 Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech) 37
- Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất của công ty đều đạt quy định về chất lƣợng nƣớc thải đấu nối vào Nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2. c. Ngành dệt (Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn). Lƣợng nƣớc thải phát sinh khoảng 70 m3/ngày Vị trí lấy mẫu: Nƣớc thải sản xuất sau HTXLNT cục bộ của công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn - KCN Nhơn Trạch 2. Kết quả phân tích mẫu: Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý cục bộ của Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn trong thời gian gần đây Kết quả Giới hạn tiếp nhận nƣớc thải STT Thông số Đơn vị 06/2014 12/2014 06/2015 của KCN Nhơn Trạch 2 1 pH - 7,18 7,6 7,4 5,5-10 2 Độ màu Pt-Co 181 173 176 350 3 TSS mg/L 31 26 28 200 4 COD mg/L 88 76 55 400 5 BOD5 mg/L 12 16 11 200 Amoni (tính 6 mg/L 1,7 1,84 1,42 20 theo Nitơ) 7 Tổng Nitơ mg/L 2,92 4,3 3,1 40 8 Tổng phospho mg/L 2,81 2,97 1,86 8 9 Sắt (Fe) mg/L 1,03 0,018 2,13 5,5 10 Chì (Pb) mg/L 0,017 0,10 0,0042 0,55 38
- Đồ án tốt nghiệp 11 Cadimi (Cd) mg/L KPH KPH KPH 0,011 12 Crom VI (Cr6+) mg/L KPH KPH KPH 0,11 MPN/ 13 Tổng Coliform 2 x 103 1,1x103 9,8x 104 10.000 100mL (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 06/2014;12/2014;06/2015 Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn) Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất của công ty đều đạt quy định về chất lƣợng nƣớc thải đấu nối vào Nhà máy XLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2. 2.2.1.8. Hiện trạng nước thải sau xử lý của NMXLNT tập trung của KCN Vị trí lấy mẫu: hồ hoàn thiện (NT01) 39
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.9. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của NMXLNT tập trung bổ sung Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT STT Thông số Đơn vị 01/2015 02/2015 03/2015 04/2015 06/2015 cột B, kq=1,1; kf=1,0 1 Nhiệt độ 28 2,4 29 29 30,1 40 2 pH - 7,2 7,0 7,1 6,6 6,9 5,5 – 9 3 Độ màu 87 73 15 60 83 150 4 COD mg/L 48 34 26 46 118 165 5 BOD5 mg/L 10 10 6 11 51 55 6 TSS mg/L 17 16 14 31 31 110 7 Pb mg/L KPH KPH KPH KPH 0,010 0,55 8 Cd mg/L KPH KPH KPH KPH 0,016 0,11 9 Cr6+ mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 0,11 10 Cr3+ mg/L KPH KPH KPH KPH 0,011 1,1 11 Cu mg/L KPH KPH KPH KPH 0,031 2,2 12 Zn mg/L KPH KPH KPH KPH 0,405 3,3 13 Ni mg/L KPH KPH 0,06 KPH 0,120 0,55 14 Mn mg/L 0,07 0,06 KPH KPH 0,206 1,1 15 Fe mg/L 0,28 0,25 0,42 0,11 0,11 5,5 16 Tổng CN- mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 0,11 40
- Đồ án tốt nghiệp 17 Tổng Phenol mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 0,55 18 Cl2 mg/L KPH 0,1 KPH KPH KPH 2,2 19 S2- mg/L KPH KPH 0,83 KPH KPH 0,55 20 F- mg/L 0,86 KPH 60s 0,34 KPH 11 21 Cl- mg/L 85 92 6,3 110 34 1.100 22 N-NH3 mg/L 0,42 0,28 19,9 0,42 3,24 11 23 N tổng mg/L 12,3 12,0 6 16,2 13,8 44 24 P tổng mg/L 0,22 0,18 KPH 0,12 0,51 6,6 25 Tổng DMK mg/L KPH KPH KPH KPH 0,38 11 26 As mg/L KPH KPH 0,008 KPH 0,003 0,11 27 Hg mg/L KPH KPH KPH KPH KPH 0,011 MPN/ 28 Coliform 940 2.400 180 KPH 43.102 5.000 100ml (Nguồn: Công ty Cp Đầu Tư và Phát triển Môi trường Đại Việt -Viện Môi trường và Tài nguyên) Ghi chú:KPH: Không phát hiện Nhận xét: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau HTXLNT KCN Nhơn Trạch 2 cho thấy: 28/28 chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (kq = 1,1; kf = 1,0). 41
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.1.9. Hiện trạng nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý riêng biệt Bảng 2.10. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý của các doanh nghiệp có hệ thống xử lý riêng (tháng 06/2015) QCVN Công ty Công ty 40:2011/ Công ty STT Thông số Đơn vị SY Nam BTNMT cột HuaLon Vina Phƣơng B, kq=1,1; kf=1,0 1 Độ màu Pt-Co 146 106 141 150 2 pH - 7,16 6,99 7,34 5,5 – 9 3 TSS mg/l 18 37 13 110 4 COD mg/l 160 58 77 165 Amoni (tính 5 mg/l KPH 3,21 4,35 11 theo Nitơ) 6 Tổng Nitơ mg/l KPH 9,5 12,9 44 7 Tổng phospho mg/l 0,80 1,20 1,82 6,6 8 Sắt (Fe) mg/l 0,31 0,34 0,28 5,5 9 Đồng (Cu) mg/l 0,162 0,029 0,046 2,2 10 Chì (Pb) mg/l 0,002 0,027 0,013 0,55 11 Cadimi (Cd) mg/l KPH KPH KPH 0,11 12 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,006 0,005 0,008 0,11 13 Niken (Ni) mg/l 0,019 0,018 0,024 0,55 MPN/ 14 Tổng Coliform 930 430 640 5.000 100ml (Nguồn: Công ty Cp Đầu Tư và Phát triển Môi trường Đại Việt – phiếu kết quả phân tích đính kèm phần Phụ lục) Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Nhận xét: 42
- Đồ án tốt nghiệp Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đo đạc, phân tích chất lƣợng nƣớc thải tại các doanh nghiệp tự xử lý đều thấp hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột B (kq = 1,1; kf = 1,0). Nhƣ vậy hệ thống xử lý nƣớc thải riêng của các công ty hoạt động tƣơng đối hiệu quả nên nƣớc thải đầu ra đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Kết quả phân tích bổ sung Bảng 2.11. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Công ty TNHH Hualon Việt Nam thời gian gần đây NT02 QCVN40:2011/BTNM STT Thông số Đơn vị 3/2015 4/2015 5/2015 T cột B, kq=1,1; kf=1,0 1 Độ màu Pt-Co 11 26 51 150 2 pH - 6,55 6,73 6,65 5,5 – 9 3 TSS mg/l 6 40 58 110 4 COD mg/l 31 97 88 165 mgO / 5 BOD 2 18 14 45 50 5 l Amoni (tính 6 mg/l 0,65 KPH 0,55 11 theo Nitơ) 7 Asen mg/l 0,003 KPH KPH 0,1 8 Thủy ngân mg/l KPH KPH KPH 0,01 9 Sắt (Fe) mg/l 0,95 4,65 12,2 5,5 10 Chì (Pb) mg/l 0,018 0,012 0,013 0,55 11 Cadimi (Cd) mg/l 0,004 0,004 KPH 0,11 Crom III 12 3+ mg/l KPH KPH KPH 0,11 (Cr ) Tổng MPN/ 13 9.400 2.400 2.300 5.000 Coliform 100ml (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – phiếu kết quả phân tích được đính kèm phần Phụ lục) Ghi chú: KPH: Không phát hiện Nhận xét: 43
- Đồ án tốt nghiệp Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tự xử lý của công ty cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (kq = 1,1; kf = 1,0). Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu vƣợt Quy chuẩn nhƣ sau: Kết quả phân tích nƣớc thải tháng 03/2015: có chỉ tiêu Tổng Coliform vƣợt 1,88 lần. Kết quả phân tích nƣớc thải tháng 05/2015: Có chỉ tiêu Sắt vƣợt 2,22 lần. Công ty TNHH HuaLon Việt Nam là công ty dệt nên trong nƣớc thải không có sắt tuy nhiên trong quy trình sản xuất của công ty có sử dụng lò hơi lớn nên có thể thời điểm lấy mẫu trùng với lúc xả đáy lò hơi vì vậy hàm lƣợng Sắt sẽ sao. Bảng 2.12. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Công ty Cổ phần SY Vina thời gian gần đây NT03 QCVN 40:2011/BTNMT STT Thông số Đơn vị 3/2015 4/2015 5/2015 cột B, kq=1,1; kf=1,0 1 Độ màu Pt-Co 189 162 88 150 2 pH - 6,98 7,15 6,95 5,5 – 9 3 TSS mg/l 40 18 21 110 4 COD mg/l 90 100 43 165 5 BOD5 mgO2/l 13 18 11 50 Amoni (tính 6 mg/l 3,28 3,26 1,66 11 theo Nitơ) 7 Asen mg/l 0,004 KPH KPH 0,1 8 Thủy ngân mg/l KPH KPH KPH 0,01 9 Sắt (Fe) mg/l 2,83 2,15 1,05 5,5 10 Chì (Pb) mg/l 0,018 0,015 0,014 0,55 11 Cadimi (Cd) mg/l 0,004 0,004 0,004 0,11 Crom III 12 mg/l KPH KPH KPH 0,11 (Cr3+) Tổng MPN/ 13 9.200 KPH KPH 5.000 Coliform 100ml (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – phiếu kết quả phân tích được đính kèm phần Phụ lục) 44
- Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: KPH: Không phát hiện Nhận xét: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tự xử lý của công ty cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (kq = 1,1; kf = 1,0). Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu vƣợt Quy chuẩn nhƣ sau: Kết quả phân tích nƣớc thải tháng 03/2015: có chỉ tiêu Tổng Coliform vƣợt 1,84 lần. Bảng 2.13. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Công ty TNHH Dệt Nhuộm Nam Phương thời gian gần đây NT04 QCVN STT Thông số Đơn vị 40:2011/BTNMT cột 3/2015 4/2015 5/2015 B, kq=1,1; kf=1,0 1 Độ màu Pt-Co 84 62 38 150 2 pH - 7,91 8,03 7,65 5,5 – 9 3 TSS mg/l 40 20 13 110 4 COD mg/l 71 83 75 165 mgO / 5 BOD 2 40 32 21 50 5 l Amoni 6 (tính theo mg/l 5,95 3,35 2,14 11 Nitơ) 7 Asen mg/l KPH KPH KPH 0,1 8 Thủy ngân mg/l KPH KPH KPH 0,01 9 Sắt (Fe) mg/l 0,16 0,4 0,18 5,5 10 Chì (Pb) mg/l 0,026 0,019 0,016 0,55 Cadimi 11 mg/l 0,004 0,004 0,004 0,11 (Cd) Crom III 12 mg/l KPH KPH KPH 0,11 (Cr3+) Tổng MPN/ 13 KPH KPH KPH 5.000 Coliform 100ml (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên – phiếu kết quả phân tích được đính kèm phần Phụ lục) 45
- Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: KPH: Không phát hiện Nhận xét: Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải tự xử lý của công ty cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phân tích đều đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào nguồn tiếp nhận theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B (kq = 1,1; kf = 1,0). 2.2.1.10. Chất lượng nước mặt Vị trí lấy mẫu Bảng 2.14. Số lượng và vị trí lấy mẫu nước mặt Số lƣợng mẫu Vị trí lấy mẫu 01 Nƣớc mặt tại điểm xả thải ra rạch Miễu – NM01 01 Nƣớc mặt điểm giao giữa rạch Miễu và sông Cây Kho – NM02 Nƣớc mặt điểm giao giữa sông Cây Kho và sông Thị Vải – 01 NM03 Thời gian lấy mẫu: 10/06/2015 Kết quả phân tích mẫu 46
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.15. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Vị trí QCVN 08:2008/BTNMT STT Thông số Đơn vị 03/2015 06/2015 cột B1 NM01 NM02 NM03 NM01 NM02 NM03 1 pH - 7,00 7,37 7,64 7,08 7,25 - 5,5 – 9 2 TSS mg/l 18 23 36 11 27 39 50 3 DO mg/l 5,17 5,54 6,33 4,71 4,17 3,68 ≥4 4 COD mg/l 12 9 6 57 74 74 30 5 BOD5 mg/l 3 3 3 22 28 27 15 6 Amoni (NH4+) mg/l 0,68 0,46 KPH 0,01 0,02 0,02 0,5 7 Clorua (Cl-) mg/l - 8.447 12.952 1.985 319 390 600 8 Florua (F-) mg/l 1,14 1,31 1,43 KPH KPH KPH 1,5 - 9 Nitrit (NO2 ) mg/l 0,14 0,11 0,11 KPH KPH 0,01 0,04 - 10 Nitrat (NO3 ) mg/l 0,12 0,13 0,05 0,24 0,20 0,34 10 3- 11 Phosphat (PO4 ) mg/l KPH KPH KPH 0,16 0,06 0,15 0,3 12 Xianua (CN-) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,02 13 Asen (As) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,05 14 Cadimi (Cd) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,01 15 Chì (Pb) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,5 17 Crom VI (Cr6+) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,04 18 Đồng (Cu) mg/l 0,018 0,019 0,019 KPH KPH KPH 0,5 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,021 0,015 0,015 KPH KPH 0,21 1,5 20 Niken (Ni) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,36 0,35 0,12 1,09 0,13 0,17 1,5 22 Thủy ngân (Hg) mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,001 47
- Đồ án tốt nghiệp 23 Tổng dầu, mỡ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,1 24 Coliform MPN/100ml 24.000 4.600 2.300 440 360 350 7.500 25 E.coli MPN/100ml 8.000 1.200 9.000 3 KPH 9 100 (Nguồn: Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường Đại Việt – phiếu kết quả phân tích đính kèm phần Phụ lục) Ghi chú: KPH : Không phát hiện Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc mặt QCVN 08:2008/BTNMT cột B1, tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu vƣợt so với Quy chuẩn, cụ thể : Tại vị trí rạch Miễu (NM01) Kết quả phân tích nƣớc mặt tại điểm xả nƣớc thải ra rạch Miễu tháng 03/2015: có chỉ tiêu Coliform vƣợt 3,2 lần, E.coli vƣợt 3,31 lần. Kết quả phân tích nƣớc mặt tại điểm xả nƣớc thải ra rạch Miễu tháng 06/2015: có chỉ tiêu COD vƣợt 1,9 lần, Clorua vƣợt 3,31 lần Tại điểm giao giữa rạch Miễu và sông Cây Kho (NM02) Kết quả phân tích nƣớc mặt (NM02) tháng 03/2015: có chỉ tiêu E.coli vƣợt 12 lần, Clorua vƣợt 14,08 lần. Kết quả phân tích nƣớc mặt (NM02) tháng 06/2015: có chỉ tiêu COD vƣợt 2,47 lần, BOD5 vƣợt 1,87 lần. Tại điểm giao giữa sông Cây Kho và sông Thị Vải (NM03: Kết quả phân tích nƣớc mặt (NM03) tháng 03/2015: có chỉ số E.coli vƣợt 90 lần, Clorua vƣợt 21,59 lần. Kết quả phân tích nƣớc mặt (NM03) tháng 06/2015: Có chỉ tiêu DO nhỏ hơn 0,92 lần, COD vƣợt 2,46 lần, BOD5 vƣợt 1,8 lần. 48
- Đồ án tốt nghiệp Nguyên nhân dẫn đến các chỉ tiêu trong nƣớc mặt vƣợt quy chuẩn cho phép là do rạch Miễu là rạch tiêu nƣớc chung của khu vực, có lẫn nƣớc thải sinh hoạt chƣa xử lý thải ra từ các hộ dân cƣ ven rạch; còn sông Thị Vải cũng đồng thời là nơi tiếp nhận nƣớc thải từ nhiều nguồn khác đổ về nên chất lƣợng nƣớc mặt ở sông, rạch bị ảnh hƣởng dẫn đến vƣợt quy chuẩn cho phép. Điều này cho thấy để chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc đảm bảo, cần có biện pháp quản lý đồng bộ và chặt chẽ tất cả các nguồn thải đƣa nƣớc ra sông, rạch.Ngoài ra có thể thấy hàm lƣợng Clorua tại các vị trí khá caao là do sông Thị Vải là sông nƣớc mặn nên tại vị trí lấy mẫu cũng bị ảnh hƣởng. 2.2.2. Hiện trạng môi trường không khí Số doanh nghiệp trong KCN phát sinh khí thải trong quá trình sản xuất là 22 doanh nghiệp trong đó 06 doanh nghiệp đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc về BVMT kiểm tra hiệu quả xử lý, 16 doanh nghiệp có hệ thống xử lý khí nhƣng chƣa đƣợc đƣợc cơ quan nhà nƣớc về BVMT kiểm tra hiệu quả xử lý; 33 doanh nghiệp còn lại không phát sinh khí thải. Công ty đã dùng khoảng 17,295 ha trong khu công nghiệp để trồng cây xanh nhằm tạo bóng mát và cảnh quan trong khu công nghiệp. Hệ thống đƣờng giao thông nội bộ khu công nghiệp đã đƣợc nhựa hóa hoàn toàn, thuận tiện cho việc vận chuyển và giảm thiểu ô nhiễm về bụi. Ngoài ra vào mùa khô các tuyến đƣờng trong KCN thƣờng xuyên đƣợc tƣới nƣớc tạo ẩm nhằm giảm thiểu bụi phát sinh. Tạo ẩm vào mùa nắng đối với đƣờng vận chuyển trong khu công nghiệp; Các phƣơng tiện chuyên chở vật liệu đất cát khi đi vào khu công nghiệp phải đƣợc che chắn kỹ lƣỡng, không để rơi vãi ra mặt đƣờng, 49
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.2.1. Chất lượng môi trường không khí tại một số doanh nghiệp có phát sinh khí thải a. Ngành chế biến gỗ ( Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Miền Quê) Quy trình xử lý bụi Bụi phát sinh Hệ thống ống hút + quạt Bụi thu hồi Hệ thống lọc (cyclon + túi vải lọc) Khí sạch ra ngoài Hình 2.4. Sơ đồ quy trình xử lý bụi Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê Quy trình xử lý hơi dung môi và bụi sơn: Bụi sơn, hơi dung môi Thiết bị lọc xơ dừa Lớp than hoạt tính Hệ thống quạt hút Khí sạch ra ngoài Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải phun sơn Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê Quy trình xử lý khí thải lò hơi 50
- Đồ án tốt nghiệp Khí thải Quạt hút Nƣớc thải Dàn phun Bồn chứa nƣớc Đệm ceramic Bơm nƣớc Than hoạt tính Tháp xử lý Ống khói Hình 2.6. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê Vị trí lấy mẫu khí tại công ty Bảng 2.16. Thống kê số lượng mẫu và vị trí lấy mẫu tại Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Miền Quê Số lƣợng Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu mẫu 01 Không khí xung quanh – Khu vực cổng bảo vệ Vị trí 1- KK01 01 Không khí khu vực xƣởng phun sơn Vị trí 2- KK02 01 Không khí khu vực xƣởng chế xuất Vị trí 3- KK03 01 Không khí khu vực xƣởng chà nhám Vị trí 4- KK04 01 Khí thải của công ty (tại ống khói lò hơi) Vị trí 5-KT01 51
- Đồ án tốt nghiệp Kết quả phân tích chất lƣợng không khí xung quanh Bảng 2.17. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê (KK01) Kết quả QCVN 26 QCVN 05: STT Thông số Đơn vị : 2010/ 2013/BTN 06/2014 12/2014 06/2015 BTNMT MT 1 Nhiệt độ 0C 29,8 34,6 33,5 - - 2 Độ ẩm % 67,9 56,4 70,2 - - 3 Tiếng ồn dBA 60,7 58,8 45,3 70 - Tổng bụi 4 µg/m3 152,4 190 180 - 300 lơ lửng 3 5 NO2 µg/m 23,8 61 89 - 200 3 6 SO2 µg/m 56,7 74 75 - 350 7 CO µg/m3 3.420 2.100 5.190 - 30.000 (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 06/2014;12/2014;06/2015 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê) Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trƣờng không khí xung quanh tại nhà máy đều thấp hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT. Điều này chứng tỏ, chất lƣợng không khí xung quanh tại công ty đang đƣợc kiểm soát tốt. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí trong xƣởng sản xuất 52
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu không khí trong xưởng sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê Kết quả QĐ STT Thông số Đơn vị 06/2014 12/2014 06/2015 3733:2002/B KK02 KK03 KK04 KK02 KK03 KK04 KK02 KK03 KK04 YT 1 Nhiệt độ 0C 30,1 29,6 29,3 32,0 31,9 31,1 30,2 31,8 31,5 ≤ 32 1 2 Độ ẩm % 62,6 58,3 60,1 61, 64,2 64,6 71,5 68,5 73,0 ≤ 80 2 3 Tiếng ồn dBA 73,2 80,3 81,4 78,6 76,1 80,1 74,4 74,4 79,0 ≤ 85 3 4 Bụi mg/m3 0,18 0,19 0,2 0,20 0,22 0,23 0,56 1,86 1,30 8 4 5 NO mg/m3 0,027 0,023 0,027 0,089 0,110 0,108 0,192 0,216 2,364 10 5 2 3 6 SO2 mg/m 0,059 0,051 0,06 0,126 0,130 0,134 0,107 0,141 0,180 10 7 CO mg/m3 3,908 3,094 4,397 2,15 2,41 2,30 5,65 5,49 5,62 40 8 THC mg/m3 2,2 - - 2,66 - - 1,81 - - 300 (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 06/2014;12/2014;06/2015 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê) 53
- Đồ án tốt nghiệp Kết quả phân tích khí thải của công ty Bảng 2.19. Kết quả phân tích khí thải của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê (KT01) Kết quả QCVN STT Thông số Đơn vị 19:2009/BTNMT 12/2014 06/2015 cột B, kp=1,0; kv=0,8 1 Nhiệt độ oC 157 183 - 2 Bụi mg/Nm3 134 164 160 3 3 NOx mg/Nm 237 287 680 3 4 SO2 mg/Nm 112 136 400 5 CO mg/Nm3 932 732 800 6 O2 % 14,65 12,03 - Lƣu 7 m3/h 9.886 10.276 - lƣợng (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 12/2014;06/2015 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Miền Quê) Nhận xét: Từ các kết quả phân tích ở trên, so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT, cho thấy các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trƣờng khí thải tại công ty đều nằm trong giới hạn cho phép. b. Ngành sản xuất pin, ắc quy ( Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech) Quy trình xử lý hơi chì: 54
- Đồ án tốt nghiệp Hình 2.7. Nguyên lý xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech Quy trình xử lý hơi axit Khí ra Than hoạt tính Dàn phun Khí vào Ống dẫn NaOH Cửa thải dung dịch Hình 2.8. Sơ đồ nguyên lý của quy trình xử lý hơi axit Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 55
- Đồ án tốt nghiệp Quy trình xử lý bụi chì và các hợp chất khác - - Khí Khí bẩn- Sạch - Hình 2.9. Sơ đồ quy trình xử lý bụi chỉ, chì và các hợp chất Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech Vị trí lấy mẫu khí tại công ty Bảng 2.20. Số lượng mẫu không khí và vị trí thu mẫu tại Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech STT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu 1 Trong khuôn viên công ty (đầu hƣớng gió) Vị trí 1- KK01 2 Trong khuôn viên công ty (cuối hƣớng gió) Vị trí 2- KK02 3 Không khí khu vực bao bản 3 Vị trí 3 – KK3 4 Không khí khu vực vô hộp 3 Vị trí 4 – KK4 5 Không khí khu vực bao bản 5 Vị trí 5 –K K5 6 Không khí khu vực vô hộp 5 Vị trí 6 – KK6 7 Không khí khu vực bao bản 7 Vị trí 7 – KK7 8 Không khí khu vực phân bản Vị trí 8 – KK8 9 Không khí khu vực phòng chì 1 Vị trí 9 – KK9 10 Không khí khu vực đúc bản 1 Vị trí 10 – KK10 11 Không khí khu vực đúc bản 2 Vị trí 11 – KK11 12 Không khí khu vực quét bản 1 Vị trí 12 – KK12 13 Không khí khu vực hợp kim 1 Vị trí 13 – KK13 14 Không khí khu vực hợp kim 2 Vị trí 14 – KK14 15 Không khí khu vực hóa thanh Vị trí 15 – KK15 16 Không khí khu vực SDBL Vị trí 16 – KK16 17 Không khí khu vực SDBN Vị trí 17 – KK17 18 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 1 Vị trí 18 – KT01 56
- Đồ án tốt nghiệp 19 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 2 Vị trí 19 – KT02 20 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 3 Vị trí 20 – KT03 21 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 4 Vị trí 21 – KT04 22 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 5 Vị trí 22 – KT05 23 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 6 Vị trí 23 – KT06 24 Không khí tại ống khói thoát khí thải số 7 Vị trí 24 – KT07 25 Không khí tại ống khói khí thải phòng chì Vị trí 25 – KT08 26 Không khí tại ống khói khí thải khu vực phân bản 1 Vị trí 26 – KT09 (xƣởng mới) 27 Không khí tại ống khói khí thải khu vực phân bản 2 Vị trí 27 – KT10 (xƣởng mới) 28 Không khí tại ống khói khí thải khu vực phân bản 3 Vị trí 28 – KT11 (xƣởng mới) 29 Không khí tại ống khói khí thải khu vực hóa thành 1 Vị trí 29 – KT12 (xƣởng mới) 30 Không khí tại ống khói khí thải khu vực hóa thành 2 Vị trí 30 – KT13 (xƣởng mới) 31 Không khí tại ống khói khí thải khu vực hóa thành 3 Vị trí 31 – KT14 (xƣởng mới) 32 Không khí tại ống khói khí thải khu vực đúc bản Vị trí 32 – KT15 (xƣởng mới) 33 Không khí tại ống khói khí thải khu vực quét bản Vị trí 33 – KT16 (xƣởng mới) 34 Không khí tại ống khói khí thải khu vực hợp kim Vị trí 34 – KT17 (xƣởng mới) Kết quả phân tích chất lƣợng không khí xung quanh 57
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.21. Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu không khí xung quanh tại Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech Kết quả 12/2013 Kết quả 09/2014 Kết quả T4/2015 QCVN 05 : 2013/BTNMT – STT Thông số Đơn vị KK01 KK02 KK01 KK02 KK01 KK02 trung bình 1h 1 Nhiệt độ 0C 30,1 30,6 33,6 32,0 32,7 33,5 - 2 Độ ẩm % 54,7 51,7 57,1 65,5 45,7 61,2 - 70 (QCVN 26:2010/ 3 Tiếng ồn dBA 62,1 64,1 64,5 63,5 61,9 67,9 BTNMT) Tổng bụi lơ 4 mg/m3 0,15 0,14 0,1 0,11 0,10 0,13 0,3 lửng 3 5 NO2 mg/m 0,028 0,033 0,053 0,055 0,093 0,110 0,2 3 6 SO2 mg/m 0,077 0,087 0,061 0,059 0,074 0,080 0,35 7 CO mg/m3 3,74 3,09 2,23 2,63 5,18 5,34 30 0,06 (QCVN 06:2009/ 8 Hơi HCl mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH BTNM – trung bình 24 giờ) 0,3 (QCVN 06:2009/ 9 Hơi H SO mg/m3 KPH KPH KPH KPH KPH KPH 2 4 BTNMT – trung bình 1 giờ) (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 12/2013;09/2014;04/2015 Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech)” 58
- Đồ án tốt nghiệp Nhận xét: Các kết quả phân tích ở trên cho thấy các chỉ tiêu đo đạc và phân tích môi trƣờng không khí xung quanh tại công ty đều thấp hơn tiêu chuẩn về môi trƣờng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh và QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Kết quả phân tích chất lƣợng không khí trong xƣởng sản xuất Bảng 2.22. Kết quả phân tích mẫu không khí trong xưởng sản xuất của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 3 3 3 Bụi chì (mg/Nm ) Hơi chì (mg/Nm ) Hơi H2SO4 (mg/Nm ) Khu QĐ3733 QĐ3733 QĐ3733: STT vực 12/2013 9/2014 04/2015 :2002 12/2013 9/2014 04/2015 :2002 12/2013 9/2014 04/2015 2002 /BYT /BYT /BYT 1 KK03 KPH KPH KPH - - 0,002 0,02 0.1 - - - - 2 KK04 KPH KPH KPH - - 0,008 0,06 0.1 - - - - 3 KK05 KPH KPH KPH - - 0,003 0,03 0.1 - - - - 4 KK06 KPH KPH KPH - - 0,006 0,07 0.1 - - - - 5 KK07 KPH KPH KPH - - 0,002 0,02 0.1 - - - - 6 KK08 KPH KPH KPH - - 0,003 0,07 0.1 - - - - 7 KK09 0,01 0,03 0,02 - - 0,005 0,04 0.1 - - - - 8 KK10 0,012 0,008 0,03 - - 0,004 0,06 0.1 - - - - 9 KK11 0,016 0,012 0,02 - - 0,006 0,04 0.1 - - - - 10 KK12 0,004 0,035 0,05 - - 0,008 0,03 0.1 - - - - 11 KK13 0,02 0,019 0,01 - - 0,025 0,09 0.1 - - - - 12 KK14 0,025 0,017 0,02 - - 0,021 0,07 0.1 - - - - 13 KK15 - - - - - - - - 1,23 1,5 1,35 2 59
- Đồ án tốt nghiệp 14 KK16 - - - - - - - - 1,73 1,63 1,27 2 15 KK17 - - - - - - - - 1,68 1,48 1,46 2 (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 12/2013;09/2014; 04/2015 Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech) Nhận xét: Qua kết quả mẫu không khí trong xƣởng sản xuất của nhà máy, ta thấy hầu hết các chỉ tiêu của các xƣởng đều nằm trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích chất lƣợng khí thải Bảng 2.23. Kết quả phân tích mẫu khí thải tại các ống khói của Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech 3 3 3 Bụi chì (mg/Nm ) Hơi chì (mg/Nm ) Hơi H2SO4 (mg/Nm ) QCVN QCVN QCVN 19:2009/ 19:2009 19:2009/ Khu STT BTNM, /BTNM, BTNM, vực 12/2013 9/2014 4/2015 12/2013 9/2014 4/2015 12/2013 9/2014 4/2015 cột B, cột B, cột B, Kp=1,0 Kp=1,0 Kp=1,0 Kv=0,8 Kv=0,8 Kv=0,8 1 KT01 0,19 0,24 0,13 - 0,29 0,18 0,32 4 - - - - 2 KT02 0,26 0,37 0,15 - 0,31 0,12 0,41 4 - - - - 3 KT03 0,21 0,29 0,12 - 0,26 0,11 0,36 4 - - - - 4 KT04 0,34 0,41 0,16 - 0,41 0,29 0,30 4 - - - - 5 KT05 0,63 0,54 0,10 - 0,33 0,46 0,36 4 - - - - 6 KT06 0,27 0,23 0,13 - 0,47 0,21 0,31 4 - - - - 7 KT07 0,19 0,10 0,17 - 0,24 0,13 0,35 4 - - - - 8 KT08 0,2 0,14 0,14 - 0,35 0,27 0,39 4 - - - - 9 KT09 0,08 0,19 0,06 - - - - - - - - - 60
- Đồ án tốt nghiệp 10 KT10 0,09 0,13 0,04 - - - - - - - - - 11 KT11 0,15 0,12 0,07 - - - - - - - - - 12 KT12 - - - - - - - - 2,1 2,25 1,3 40 13 KT13 - - - - - - - - 1,97 1,84 1,2 40 14 KT14 - - - - - - - - 1,84 1,62 1,4 40 15 KT15 0,11 0,86 0,96 - 1,55 1,25 1,72 4 - - - - 16 KT16 0,69 0,52 0,55 - 1,42 1,36 1,12 4 - - - - 17 KT17 0,54 0,49 0,41 - 1,61 1,33 1,13 4 - - - - (Nguồn: Báo cáo giám sát môi trường 04/2015 Công ty TNHH Việt Nam Center Power Tech) Nhận xét: Qua kết quả mẫu khí thải tại các ống khói của nhà máy, ta thấy tất cả các chỉ tiêu của các xƣởng đều nằm trong giới hạn cho phép. 61
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.2.2. Chất lượng môi trường không khí tại KCN Vị trí lấy mẫu Bảng 2.24. Số lượng và vị trí lấy mẫu không khí Số lƣợng Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu mẫu 01 Không khí xung quanh giao lộ 25B - 319 Vị trí 1 – KK01 01 Không khí xung quanh giao lộ 25C - 319 Vị trí 2 – KK02 01 Không khí xung quanh giao lộ 5A – 7B Vị trí 3 – KK03 01 Không khí xung quanh giao lộ 25B – 4C Vị trí 4 – KK04 Ngày lấy mẫu: 10/06/2015 Kết quả phân tích mẫu 62
- Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.25. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại KCN Nhơn Trạch 2 Kết quả QCVN 05:2013/BTNMT STT Thông số Đơn vị 03/2015 06/2015 26:2010/BTNMT KK01 KK02 KK03 KK04 KK01 KK02 KK03 KK04 (trung bình 1 giờ) 1 Nhiệt độ oC 36,6 31,3 33,2 34,2 34,2 34,4 33,2 32,9 - 2 Độ ẩm % 40,3 51,7 46,2 44,6 58,7 56,2 60,8 63,6 - 3 Tốc độ gió m/s - - - - 0,8 1,0 0,9 0,9 0,2 – 1,5 4 Tiếng ồn dBA 66,5 62,3 64,9 65,6 61,6 60,4 56,0 61,3 70* Tổng bụi 6 µg/m3 180 100 230 110 130 190 160 120 300 lơ lửng 3 7 NO2 µg/m 36 28 37 25 86 93 85 87 200 3 8 SO2 µg/m 18 11 12 16 72 81 76 71 350 9 CO µg/m3 4.400 8.800 3.600 5.200 5.240 5.210 5.250 5.190 30.000 10 Pb µg/m3 KPH KPH KPH KPH 0,10 0,16 0,12 0,10 - 11 HF µg/m3 11 KPH 13 15 - - - - 20 (Nguồn: Công ty CP Đầu tư Phát triển Môi trường Đại Việt – phiếu kết quả phân tích đính kèm phần Phụ lục và Viện Môi trường và Tài nguyên). Ghi chú: - : Tiêu chuẩn không quy định. KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu đo đạc, phân tích môi trƣờng không khí xung quanh tại KCN Nhơn Trạch 2 đều thấp hơn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh QCVN 05:2013/BTNMT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT. 63
- Đồ án tốt nghiệp 2.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn nguy hại và bùn thải 2.2.3.1. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại bao gồm chất thải phải tiêu hủy, chôn lấp và chất thải có thể tái chế, tái sử dụng đƣợc các doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị có chức năng nhƣ HTX Hiệp Hòa, doanh nghiệp tƣ nhân Đỉnh Hiền, Công ty Môi trƣờng đô thị Biên Hòa, HTX Hồng Hà, Công ty TNHH Kbec thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. Bảng 2.26. Rác thải công nghiệp không nguy hại phát sinh tại các công ty Khối lƣợng Đơn vị thu gom xử STT Tên công ty rác phát sinh lý (kg/ tháng) Công ty TNHH Hualon 1 525.416 Công ty Mê Kông Corporation Công ty TNHH sản xuất Ngƣ cụ 2 10.000 Đô thị Biên Hòa Ching Fa 3 Công ty TNHH Dệt Choong Nam 600 Hợp tác xã Hồng Hà 4 Công ty cổ phẩn SY.Vina 149.500 Hợp tác xã Hồng Hà 5 Công ty TNHH Sợi chỉ Việt Côn 4.000 Hợp tác xã Hồng Hà Công ty cổ phần Dệt nhuộm Nam Công ty Kbec, Hiệp 6 345.300 Phƣơng Hòa 7 Công ty TNHH LG Vina 3.400 Đô thị Biên Hòa 8 Công ty TNHH HC Hsin Sou 780 Hợp tác xã Hiệp Hòa 9 Công ty TNHH Hemmay 460 Hợp tác xã Hồng Hà 10 Công ty TNHH Cơ khí Nhật An 1.000 Công ty Bảy Hạ Long 11 Công ty TNHH CN King Tai 300 Hợp tác xã Hiệp Hòa Công ty Bảy Hạ 12 Công ty TNHH Daluen 2.001 Long, Nhƣ Ngọc 64
- Đồ án tốt nghiệp 13 Công ty TNHH AJU vina 600 Công ty Bảy Hạ Long 14 Công ty TNHH Noroo Nan Pao 1000 Hợp tác xã Hiệp Hòa Công ty TNHH Mỹ thuật Chin 15 168 Công ty Bảy Hạ Long Kong Công ty TNHH Kimansonts INS Doanh nghiệp tƣ nhân 16 1450 Việt Nam Đỉnh Hiền 17 Công ty TNHH Sợi Tai Nan 700 Hợp tác xã Hiệp Hòa Công ty Hồng Ngọc 18 Công ty TNHH Gi Tai 650 Tân 19 Công ty TNHH Foan Hwa Ching 1000 Công ty Bảy Hạ Long 20 Công ty TNHH Gold Long Jonh 11,5 Công ty dịch vụ SDV Công ty TNHH May Eclat Việt 21 35 Hợp tác xã Hiệp Hòa Nam Công ty TNHH Sản xuất-Thƣơng Công ty Bảy Hạ 22 1.650 mại Miền Quê Long, Trần Phong 23 Công ty TNHH Halla Vina 2.000 Hợp tác xã Hiệp Hòa 24 Công ty TNHH Thép Bình Tây 2.500 Công ty Bảy Hạ Long Công ty TNHH Cẩm thạch Sài 25 330 Công ty Bảy Hạ Long Gòn 26 Công ty TNHH Vĩ Lợi 709 Công ty Cù Lao Xanh Công ty TNHH Center Power 27 6.800 Công ty Bảy Hạ Long Tech 28 Công ty TNHH Whail Vina 1.211 Đô thị Long Thành 29 Công ty TNHH Ô tô San Yang 2.000 Công ty Bảy Hạ Long 30 Công ty TNHH YGS 588 Hợp tác xã Hiệp Hòa 31 Công ty TNHH Chig Feng 2.000 Công ty Bảy Hạ Long 32 Công ty TNHH Ever Metro 1.000 Công ty Bảo Ngọc 65
- Đồ án tốt nghiệp 33 Công ty TNHH CN Tùng Hòa 17.000 Công ty Bảy Hạ Long Công ty Bảy Hạ Long, công ty môi 34 Công ty TNHH Koosteel 13.000 trƣờng Bình Phƣớc Xanh 35 Công ty TNHH Con cord Textit 0 36 Công ty TNHH Buhm Woo 677 Công ty Bảy Hạ Long 37 Công ty TNHH Wei Chien 300 Công ty Bảy Hạ Long 38 Công ty TNHH Chang Fu 1.200 Công ty Bảy Hạ Long 39 Công ty TNHH Trƣờng Thạch 400 Chƣa ký hợp đồng 40 Công ty TNHH Hankook 3.350 Công ty Văn Hải 41 Công ty TNHH King’sgating 2.000 Công ty Bảy Hạ Long 42 Công ty TNHH DIC Đồng Tiến 900 Hợp tác xã Hiệp Hòa 43 Công ty TNHH Bê tông Lafarge 2.000 Công ty Bảy Hạ Long Công ty TNHH vật liệu xây dựng 44 100 Chƣa ký hợp đồng FICO 45 Công ty TNHH JSP 600 Công ty Bảy Hạ Long Doanh nghiệp tƣ nhân 46 Công ty TNHH Hồng Xƣơng 1.098 Linh Long Tổng 1.111.785 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) 2.2.3.2. Chất thải rắn nguy hại Doanh nghiệp tự thu gom, phân loại và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý. Một số đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển rác thải nhƣ Công ty Holcim Việt Nam, Công ty TNHH Môi Trƣờng Xanh, Công ty Môi trƣờng Thành Lập, Công ty Sao Mai Xanh, Công ty TNHH Tài Tiến, Công ty 66
- Đồ án tốt nghiệp TNHH Bình Phƣớc Xanh, Công ty CP Môi trƣờng Việt c, Công ty CP dịch vụ Sonadezi Tình hình thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp trong KCN: Trong 55 doanh nghiệp đang hoạt động thì có 48 doanh nghiệp đã đƣợc cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải theo thông tƣ số 12/2011/TT- BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Thực hiện theo Chỉ thị số 18/CT-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tiếp tục tăng cƣờng quản lý chất thải rắn và CTNH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, hiện tại Công ty D2D đã xây dựng xong trạm trung chuyển chất thải nguy hại cho KCN Nhơn Trạch 2 và đã đƣa vào hoạt động; công trình đã đƣợc nghiệm thu theo biên bản nghiệm thu ngày 26/08/2011. Bảng 2.27. Rác thải nguy hại phát sinh tại các công ty Khối lƣợng phát Đơn vị thu gom xử STT Tên công ty sinh (kg/ tháng) lý Công ty TNHH Hualon Công ty Bình Phƣớc 1 7.200 Corporation Xanh Công ty TNHH sản xuất Ngƣ 2 2.000 Công ty Tài Tiến cụ Ching Fa Công ty TNHH Dệt Choong Công ty Môi Trƣờng 3 300 Nam Xanh Công ty Thanh Tùng 4 Công ty cổ phẩn SY.Vina 525 2 Công ty TNHH Sợi chỉ Việt 5 900 Công ty Việt Úc Côn Công ty cổ phần Dệt nhuộm Công ty Môi Trƣờng 6 868 Nam Phƣơng Xanh 7 Công ty TNHH LG Vina 500 sonadezi 8 Công ty TNHH HC Hsin Sou 560 Công ty Sao Việt 9 Công ty TNHH Hemmay 7 Công ty Đại Lam 67
- Đồ án tốt nghiệp Sơn Công ty TNHH Cơ khí Nhật 10 80 Chƣa ký hợp đồng An 11 Công ty TNHH CN King Tai 12 Chƣa ký hợp đồng 12 Công ty TNHH Daluen 155 Công ty Sao Vệt 13 Công ty TNHH AJU vina 6 Holcim Việt Nam Công ty TNHH Noroo Nan 14 300 Tân Thiên Nhiên Pao Công ty TNHH Mỹ thuật Chin 15 77 Tín Nghĩa Kong Công ty TNHH Kimansonts 16 1,75 Công ty Thành Lập INS Việt Nam 17 Công ty TNHH Sợi Tai Nan 10 Công ty môi trƣờng 18 Công ty TNHH Gi Tai 1.315 Việt Úc Công ty TNHH Foan Hwa 19 30 Chƣa kí hợp đồng Ching Công ty TNHH Gold Long Công ty Ngọc Tân 20 4.480 Jonh Kiên Công ty TNHH May Eclat 21 12 Công ty Thành Lập Việt Nam Công ty TNHH Sản xuất- Công ty Bình Phƣớc 22 70,5 Thƣơng mại Miền Quê Xanh 23 Công ty TNHH Halla Vina 45 Công ty Sao Việt Công ty TNHH Thép Bình 24 70 XLCT Hà Lan Tây Công ty TNHH Cẩm thạch Sài 25 1.298 Công ty Tài Tiến Gòn 26 Công ty TNHH Vĩ Lợi 602 Công ty Cù Lao 68
- Đồ án tốt nghiệp Xanh, Bình Phƣớc Xanh Công ty TNHH Center Power 27 970 Công ty Việt Úc Tech Công ty Sao Mai 28 Công ty TNHH Whail Vina 202 Xanh 29 Công ty TNHH Ô tô San Yang 500 Công ty Tài Tiến 30 Công ty TNHH YGS 12 Chƣa ký hợp đồng 31 Công ty TNHH Chig Feng 15 Chƣa ký hợp đồng Công ty Môi Trƣờng 32 Công ty TNHH Ever Metro 3 Xanh 33 Công ty TNHH CN Tùng Hòa 1.084 Công ty Việt Xanh Công ty môi trƣờng 34 Công ty TNHH Koosteel 3.100 Bình Phƣớc Xanh Công ty TNHH Con cord 35 0 Textit 36 Công ty TNHH Buhm Woo 28 Công ty Tài Tiến 37 Công ty TNHH Wei Chien 6 Công ty Việt Úc Công ty dịch vụ 38 Công ty TNHH Chang Fu 40 SDV 39 Công ty TNHH Trƣờng Thạch 3 Chƣa ký hợp đồng 40 Công ty TNHH Hankook 55,2 Công ty Hà Lộc Công ty Vũ Hoàng, 41 Công ty TNHH King’sgating 27.153 công ty dịch vụ SDV Công ty TNHH DIC Đồng Công ty dịch vụ 42 100 Tiến SDV Công ty TNHH Bê tông Công ty dịch vụ 43 12 Lafarge SDV 69
- Đồ án tốt nghiệp Công ty TNHH vật liệu xây 44 240 Chƣa ký hợp đồng dựng FICO 45 Công ty TNHH JSP 3 Sonadezi Công ty Môi Trƣờng 46 Công ty TNHH Hồng Xƣơng 35 Xanh Tổng 54.985 (Nguồn: Ban quản lý KCN Nhơn Trạch 2) 2.2.3.3. Bùn thải NMXLNT tập trung Bảng 2.28. Kết quả phân tích mẫu bùn thải sau máy ép của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 QCVN Đơn Phƣơng pháp phân STT Chỉ tiêu Giá trị 50:2013/ vị tích BTNMT 2 hoặc 1 pH - 5,21 ASTM 4980-2003 12,5 2 As mg/l KPH (<0,001) 2 EPA 1311 3 Ag mg/l KPH (<0,01) 5 EPA 1311 4 Ba mg/l 0,127 100 EPA 1311 5 Cd mg/l KPH (<0,001) 0,5 EPA 1311 6 Pb mg/l 0,06 15 EPA 1311 7 Hg mg/l KPH (<0,01) 0,2 EPA 1311 SMEWW 3500-Cr 8 Cr6+ mg/l KPH (<0,01) 5 B 9 Ni mg/l 0,17 70 EPA 1311 10 Co mg/l KPH (<0,01) 80 EPA 1311 11 Se mg/l KPH (<0,01) 1 EPA 1311 12 Zn mg/l 9,8 250 EPA 1311 EPA SW-846 13 Tổng CN- ppm KPH (<0,5) 590 Method 9010 14 Tổng dầu ppm KPH (<0,5) 1000 EPA 1664 A 15 Phenol ppm KPH (<0,02) 20000 ASTM D5233-2003 16 Benzen ppm KPH (<0,004) 10 ASTM D5233-2003 17 Clobenzen ppm KPH (<0,2) 1400 ASTM D5233-2003 18 Toluen ppm KPH (<0,01) 20000 ASTM D5233-2003 19 Naphtalen ppm KPH (<0,1) 1000 ASTM D5233-2003 (Nguồn: Đại học Quốc Gia TP.HCM-Viện Môi Trường và Tài Nguyên tháng 09/2014) 70
- Đồ án tốt nghiệp Ghi chú: KPH: Không phát hiện. Nhận xét: Kết quả phân tích chất lƣợng bùn thải phát sinh từ HTXLNT tập trung cho thấy 19/19 thông số nguy hại của các mẫu bùn thải đƣợc kiểm tra chƣa vƣợt ngƣỡng chất thải nguy hại theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngƣỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nƣớc QCVN 50:2013/BTNMT. Bảng 2.29. Kết quả phân tích mẫu bùn thải tại bể sục khí của NMXLNT tập trung KCN Nhơn Trạch 2 Đơn QCVN 50:2013 Phƣơng pháp phân STT Chỉ tiêu Giá trị vị / BTNMT tích 2 hoặc 1 pH - 5,48 ASTM 4980-2003 12,5 2 As mg/l KPH (<0,001) 2 EPA 1311 3 Ag mg/l KPH (<0,01) 5 EPA 1311 4 Ba mg/l 0,123 100 EPA 1311 5 Cd mg/l KPH (<0,001) 0,5 EPA 1311 6 Pb mg/l 0,053 15 EPA 1311 7 Hg mg/l KPH (<0,01) 0,2 EPA 1311 8 Cr6+ mg/l KPH (<0,01) 5 SMEWW 3500-Cr B 9 Ni mg/l 0,067 70 EPA 1311 10 Co mg/l 0,03 80 EPA 1311 11 Se mg/l KPH (<0,01) 1 EPA 1311 12 Zn mg/l 7,76 250 EPA 1311 EPA SW-846 13 Tổng CN- ppm KPH (<0,5) 590 Method 9010 14 Tổng dầu ppm KPH (<0,5) 1000 EPA 1664 A 15 Phenol ppm KPH (<0,02) 20000 ASTM D5233-2003 16 Benzen ppm KPH (<0,004) 10 ASTM D5233-2003 17 Clobenzen ppm KPH (<0,2) 1400 ASTM D5233-2003 18 Toluen ppm KPH (<0,01) 20000 ASTM D5233-2003 19 Naphtalen ppm KPH (<0,1) 1000 ASTM D5233-2003 (Nguồn: Đại học Quốc Gia TP.HCM-Viện Môi Trường và Tài Nguyên tháng 08/2014) Ghi chú: KPH: Không phát hiện. 71
- Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH 2 3.1. Biện pháp kỹ thuật 3.1.1. Nước thải Xác định và kiểm soát định kỳ hàng tháng hiệu quả các trạm xử lý nƣớc thải cục bộ của từng nhà máy phải đạt tiêu chuẩn đăng ký trƣớc khi về trạm xử lý nƣớc thải tập trung. Đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu xả nƣớc thải vƣợt giới hạn tiếp nhận của NMXLNT tập trung của KCN thì phải giám sát thật chặt, xây hố kiểm soát lƣu lƣợng có lắp đồng hồ đo lƣu lƣợng nƣớc thải và van ngƣng tiếp nhận nƣớc thải tại đoạn ống đấu nối nƣớc thải của doanh nghiệp vào đƣờng thu gom nƣớc thải của KCN. Mục đích là để cƣỡng chế ngƣng tiếp nhận nƣớc thải từ doanh nghiệp thoát vào đƣờng thu gom nƣớc thải của KCN nếu doanh nghiệp vẫn cố tình xả thải vƣợt giới hạn trong thời gian dài không có biện pháp khắc phục, đồng thời có văn bản báo cáo lên cơ quan chức năng xử lý việc vi phạm của doanh nghiệp. Đo đạc lƣu lƣợng thực tế của các nhà máy định kỳ hàng tháng để làm cơ sở tính toán cho việc thu phí vận hành hệ thống XLNT. Kiểm soát và khống chế chặt chẽ các chất độc hại có trong môi trƣờng nƣớc thải để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho nhà máy XLNT tập trung. Nƣớc sau xử lý của NMXLNT tập trung có thể dùng để tƣới cây, tƣới đƣờng làm giảm bụi trên các tuyến đƣờng giao thông trong KCN. Định kỳ tiến hành nạo vét bùn trong đƣờng ống thu gom nƣớc thải, mƣơng thoát nƣớc mƣa giúp cho việc tiêu thoát nƣớc dễ dàng. 3.1.2. Khí thải Bố trí nguồn phát thải ở cuối hƣớng gió. Tăng cƣờng mảng cây xanh trong KCN ở các tuyến đƣờng và trong doanh nghiệp vừa tạo mỹ quan, hạn chế tiếng ồn góp phần làm không khí trong lành. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ trong KCN thay thế các nhiên liệu có nhiều chất độc hại bằng nhiên liệu không độc hoặc ít độc hơn (nhƣ sử dụng nhiên 72
- Đồ án tốt nghiệp liệu có hàm lƣợng lƣu huỳnh cao thay thế bằng dầu có hàm lƣợng lƣu huỳnh thấp, hoặc từ dùng dầu chuyển sang dùng khí đốt nhƣ khí LPG, khí hóa than, khí gas ). Sử dụng các phƣơng pháp sản xuất không sinh bụi hoặc thay thế phƣơng pháp gia công nhiều bụi bằng phƣơng pháp gia công ƣớt ít phát sinh bụi. 3.1.3. Chất thải rắn Trên các tuyến đƣờng nội bộ trong KCN, trƣớc cổng doanh nghiệp hiện nay chƣa có các thùng rác vì vậy cần bố trí các thùng rác nhằm mục đích nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng, hạn chế việc vứt rác bừa bãi hay gió thổi rác xuống cống thoát nƣớc gây tắc cống. Hình 3.1 Một số lọai thùng rác có thể đặt trên các tuyến đường nội bộ của KCN KCN Nhơn Trạch 2 cần nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn. Mục tiêu là tiếp cận mô hình tái chế - tái sử dụng chất thải, tận dụng những phế phẩm còn sử dụng đƣợc, hạn chế thải bỏ ra môi trƣờng, giảm chi phí xử lý nếu tận dụng đƣợc phế phẩm có thể tái chế. Bùn thải từ NMXLNT tập trung cần có phƣơng án quy hoạch nghiên cứu sản xuất phân, gạch từ bùn thải. Giảm thiểu phát thải 73