Đề tài Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG

docx 73 trang thiennha21 15/04/2022 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_viec_to_chuc_tu_hoc_trong_chuong_trinh_dao_tao_theo_t.docx

Nội dung text: Đề tài Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế, đất nước ta đã tiến hành đổi mới về mọi mặt theo hướng CNH – HĐH, việc phát triển nguồn nhân lực đã trở thành một yêu cầu bức thiết hàng đầu trong giai đoạn hiện nay.Chính vì vậy, yêu cầu ngành giáo dục đại học, cao đẳng hiện nay phải chuyển đổi chương trình đào tạo nhằm phát huy tinh thần tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, ngày 15 tháng 4 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo ban hành Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT (hợp nhất quy chế 43 và thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Trong Văn bản hợp nhất quy định: “Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. ” [1]. Chính vì vậy, mỗi khi nói đến đào tạo theo theo hệ thống tín chỉ là phải nói đến quá trình tự học, tự nghiên cứu của SV. Hiện nay, nếu người học chỉ lên lớp trông chờ vào sự truyền đạt từ kiến thức của giảng viên mà không có ý thức tự học, tự nghiên cứu thì chưa đáp ứng được yêu cầu chương trình. Chính vì thế, việc chuyển đổi từ chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tín chỉ là hướng đi tích cực phù hợp xu thế của nhân loại. Với chương trình đào tạo này, sinh viên giữ vai trò trung tâm, là chủ thể của quá trình học tập, sinh viên phải tự mình nghiên cứu, tìm tòi bằng nhiều con đường, bằng nhiều cách thức khác nhau để làm giàu vốn hiểu biết của bản thân, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Từ năm học 2008 - 2009, cùng với các trường ĐH - CĐ trên cả nước, trường ĐHSG đã chính thức triển khai chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các hệ đào tạo đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn
  2. 2 tại một số hạn chế nhất định như nhà trường chưa quan tâm đến việc tổ chức tự học ở các khoa, các lớp; đầu sách thư viện chưa phong phú, khu tự học thiếu chỗ ngồi, wifi không hoạt động, cơ sở vật chất trong phòng học còn kém Về phía sinh viên, chưa thực sự tự giác nghiên cứu, việc tự học ở nhà của sinh viên trường ĐHSG hầu như không kiểm soát được. Sinh viên vốn đã quen với phương pháp học “bao cấp” ở bậc phổ thông, chịu sự giám sát chặt chẽ của thầy cô nên khi bước sang môi trường đại học, tiếp xúc với chương trình học theo tín chỉ thường trở nên bị động, chưa tự giác với việc nghiên cứu trước ở nhà và chỉ làm khi giảng viên giao việc. Ngoài ra, sinh viên chưa biết cách tự xây dựng kế hoạch học tập cũng như phương pháp tự học hiệu quả nên phần lớn thời gian tự nghiên cứu ở nhà của sinh viên vô hình trở thành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, làm thêm mặc dù khối lượng kiến thức cần phải tự nghiên cứu, cần phải quyết trước khi lên lớp khá nhiều. Bên cạnh đó, khi đến lớp sinh viên ít đặt câu hỏi cho giảng viên, giảng viên hỏi gì thì ngại phát biểu ý kiến vì sợ sai, thắc mắc không giám hỏi, giảng viên nói gì, viết gì trên bảng thì sinh viên trường ĐHSG cố gắng chép hết vào vở để có tài liệu học đối phó với thi cử. Còn phải kể đến, một bộ phận giảng viên vẫn quen với cách dạy truyền thống theo lối “thầy đọc trò chép” thay vì có sự tương tác với sinh viên, đưa ra được những tình huống cũng như những vấn đề mang tính chất gợi mở nhằm tạo sự hứng thú, tò mò để sinh viên tham gia thảo luận và tự giác nghiên cứu, tự học trước ở nhà. Chính điều ấy, đã vô tình tạo cho sinh viên thói quen thụ động và rất sợ phát biểu ý kiến. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giảng viên chưa xem trọng việc tự học của sinh viên, vì thiếu thời gian nên chưa tổ chức các hình thức tự học thường xuyên cũng như trên lớp cố gắng giảng giải chi tiết, cụ thể cho hết tất cả nội dung bài học trong thời gian ngắn ngủi, nội dung giảng giải không kịp thì giao cho sinh viên tự nghiên cứu mà giảng viên không kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của các sinh viên nên việc tự học, tự nghiên cứu là việc tùy thuộc vào ý thức tự giác của từng sinh viên. Vì vậy, khả năng tự học của sinh viên trường ĐHSG chưa đáp ứng được những yêu cầu của phương pháp giảng dạy trong chương trình đào tạo theo tín chỉ. Khả năng tự học của sinh viên sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả giáo dục bởi
  3. 3 vì chỉ có tự học sinh viên mới làm chủ được tri thức nhân loại, sẽ không bao giờ đạt yêu cầu nếu chỉ biết trông chờ vào bài giảng trên lớp của giảng viên. Nếu những thực trạng nêu trên không được khắc phục, chắc chắn rằng sản phẩm của ngành giáo dục đại học, cao đẳng sẽ là những con người thụ động, không có khả năng sáng tạo, kiến thức chuyên môn của một bộ phận sinh viên trường ĐHSG còn thiếu, sẽ bộc lộ nhiều chỗ hỏng nên khi ra trường chất lượng một bộ phận sinh viên trường ĐHSG sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Trước tình hình ấy, việc tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học cho sinh viên ở trường ĐHSG nói riêng và trường CĐ, ĐH trên cả nước nói chung là việc làm cấp thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG” để viết khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tự học của sinh viên trong chương trình đào tạo theo tín chỉ là một trong những đề tài được nhiều tác giả đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, đã có rất nhiều công trình, bài viết cũng như đề tài nghiên cứu khoa học có đề cập đến vấn đề này như : “Một số vấn đề cần quan tâm khi đào tạo theo tín chỉ” của Phan Văn Tấn và Nguyễn Phước Tài trong đó tác giả đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến tín chỉ, nỗi bật là tác giả đã làm rõ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tự học của SV trong chương trình cũng như các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất trong phòng học để phục vụ tốt cho việc giảng – dạy của giảng viên trong chương trình đào tạo theo tín chỉ có thể làm cơ sở lí luận phục vụ cho nghiên cứu. Hay trong bài viết “Bản chất của phương thức đào tạo theo tín chỉ” của Mỵ Giang Sơn trong đó nỗi bật là tác giả đã khái niệm tín chỉ cũng như những quy định về tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, những khác biệt của chương trình đào tạo theo niên chế và chương trình đào tạo theo tín chỉ có thể là cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu về đề tài tự sau này. Trong bài viết “Mấy suy nghĩ về hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ” của Hồ Hoàng Hải trình bày những yếu tố cấu thành nên hệ thống tín chỉ trong đó nỗi bật là tác giả trình bày về những yếu tố cơ bản của hệ thống tín chỉ gồm người quản lí – điều hành, người dạy, phương tiện dạy học,
  4. 4 người học, phương pháp dạy và phương pháp học. Bài viết: “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - được và chưa được” của tác già Dương Hoàng Anh đã trình bày những mặt tích cực cũng như hạn chế của chương trình đào tạo theo tín chỉ của trường ĐHSG và nỗi bật tác giả đã nêu những ưu điểm và hạn chế việc tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở khoa giáo dục chính trị trường ĐHSG làm cơ sở lí luận phục vụ cho nghiên cứu về vấn đề tự học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trong bài viết: “Đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay” của Vũ Đình Bảy, nổi bật là tác giả đã trình bày những khó khăn phương pháp giảng dạy của giảng viên và đề xuất giải pháp là cơ sở lí luận phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học sau này.Trong bài viết của Nguyễn Thanh Bình với nhan đề “Dạy sinh viên phương pháp học theo hệ thống tín chỉ” nỗi bật nhất là tác giả đã trình bày về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hệ thống tín chỉ. Nguyễn Thị Thùy Dung có tác phẩm “ Đổi mới phương pháp giảng dạy học phần tâm lí học quản lí” theo hệ thống tín chỉ tại trường ĐHSG” trong đó tác giả đã trình bày về phương pháp thẻo luận nhóm làm cơ sở lí luận cho bài khóa luận. Và không thể không nhắc đến đề tài khóa luận mang tên “Vấn đề tự học” của nhóm sinh viên trường Đại học Thái Nguyên nỗi bật là tác giả đã làm rõ thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Thái Nguyên đồng thời đã phân tích những nguyên nhân cũng như những hạn chế còn tồn tại, đề xuất ra những giải pháp khắc phục tuy nhiên đề tài chỉ nghiên về tự học của SV nhưng chưa đề cập đến việc tổ chức tự học của nhà trường, giảng viên cho SV. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong đào tạo theo tín chỉ: thực trạng và giải pháp” của nhóm tác giả nghiên cứu do Tô Minh Thanh (chủ biên), trong đề tài đó tác đã đã làm nỗi bật thực trạng tự học của sinh viên đồng thời phân tích những nguyên nhân và giải pháp khắc phục có thề làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu tự học nhưng tác giả chỉ nghiên cứu về tự học của SV. Những đề tài nêu trên đề cập đến chương trình đào tạo theo tín chỉ cũng như về việc tự học của sinh viên. Hiện nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu
  5. 5 chuyên sâu về việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở làm rõ thực trạng tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG nói riêng cũng như SV các trường ĐH – CĐ trên cả nước nói chung 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được những mục tiêu trên, khóa luận đi sâu vào giải quyết các vấn đề cơ bản như sau: - Làm rõ những vấn đề mang tính lí luận về việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. - Khảo sát, đánh giá tình hình việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình tổ chức tự học của sinh viên trường ĐHSG hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Trường đại học Sài Gòn - Thời gian: 3/2017 – 5/2017 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Để đạt được những mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ nêu trên, khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác –
  6. 6 Lênin, quan điểm của Đảng, Luật giáo dục về việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin từ các tài liệu như sách, tạp chí và những bài luận văn, khóa luận liên quan đến tự học sau đó tổng hợp và phân tích một cách hợp lí. - Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát trực tiếp cơ sở vật chất trưởng ĐHSG như thư viện, giảng đường, khu tự học để biết được thực trạng cơ sở vật chất nhà trường và tiến hành quan sát tình hình sinh viên đến thư viện tự học nhằm có cách đánh giá khách quan, toàn diện về ý thức tự học của SV cũng như việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của SV đại học Sài Gòn. - Phương pháp điều tra: + Điều tra bằng phỏng vấn: Phỏng vấn với Mỵ Giang Sơn – Trưởng phòng Đào tạo trường ĐHSG để biết được sự quan tâm của nhà trường đối với việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của SV trường ĐHSG. Phỏng vấn cùng với giảng viên nhà trường nhằm biết được thực trạng việc giảng viên tổ chức các hình thức tự học cho SV trường ĐHSG cũng như những khó khăn của giảng viên gặp phải trong việc tổ chức tự học cho SV hiện nay để tìm ra những giải pháp khắc phục hạn chế. Phỏng vấn 10 – 20 SV để biết được ý thức tự học của SV thể hiện qua thời gian tự học, mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức tự học cũng như đánh giá về phía nhà trường, giảng viên tổ chức tự học cho SV trường ĐHSG. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đưa ra giả thuyết và các vấn đề cần được giải quyết trong từng phần của đề tài. Từ đó xác định các câu cần hỏi và thiết kế ra bảng hỏi. + Phương pháp chọn cỡ mẫu: Chọn cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu đơn giản của Taro Yamane (2012) 푛 = 1 + (푒2)
  7. 7 Trong đó: n: Số lượng quan sát mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra. N: số lượng tổng thể e: sai số cho phép Trong nghiên cứu này, ta cho phép độ tin cậy là 95%, sai số cho phép là ±5%, ta có được số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra là: 15500 푛 = = 390 1 + 15500(0.52) Vậy số lượng mẫu cần xác định cho nghiên cứu này là 390 mẫu. + Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ở đề tài này, tác giả sẽ phân chia theo khóa học của sinh viên để làm rõ hơn mục đích nghiên cứu vì tính chất sinh viên ở mỗi khóa có sự khác nhau. Với số mẫu 390 thì sẽ chia đều cho 4 khóa. Vậy mỗi khóa khoảng 100 mẫu. + Quá trình khảo sát: Sau khi thiết kế bảng hỏi, tiến hành khảo sát thử 4 – 5 mẫu để xác định bảng hỏi có phù hợp với sinh viên hay không. Sau đó chỉnh sửa lại những câu hỏi chưa phù hợp và đưa ra bảng hỏi chính thức. + Phương pháp xử lí kết quả và phân tích kết quả: Xử lí kết quả bằng phần mềm SPSS 20 sau đó phân tích, bình luận và rút ra những kết luận. 6. Đóng góp của khóa luận Kết quả nghiên cứu khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên ĐHSG nói riêng và sinh viên các trường ĐH trên cả nước nói chung. 7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các bảng – biểu đồ, phụ lục, khóa luận được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về việc tổ chức tự học theo học chế tín chỉ Chương 2: Thực trạng việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG
  8. 8 Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả việc tổ chức tự học trong chương trình đào tạo theo tín chỉ của sinh viên trường ĐHSG
  9. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Tín chỉ Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo mới lấy người học làm trung tâm được nước ta và hầu hết các nước trên thế giới rất chú trọng. Đã có rất nhiều định nghĩa các nhà nghiên cứu khác nhau về tín chỉ mà xin được nêu ra một số định nghĩa như sau: Trong bài viết của Nguyễn Thị Thanh Minh có nêu lên định nghĩa của James Quann (ĐH Quốc gia Washington) về tín chỉ: “Tín chỉ học tập là một đại lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn cụ thể, bao gồm: - Thời gian lên lớp - Thời gian học trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác để được quy định thời khóa biểu - Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vần đề, viết hoặc chuẩn bị bài ; đối với các môn học lí thuyết một tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong một tuần và kéo dài trong một học kì 15 tuần; đối với môn học ở studio hay phòng thí nghiệm - ít nhất là 2 giờ trong một tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà ); đối với việc tự nghiên cứu – ít nhất là 3 giờ làm việc trong 1 tuần” [3,tr.247]. Hay trong bài viết của Nguyễn Thị Thúy Dung có nhắc đến định nghĩa của Phó GS. TS Hoàng Văn Vân như sau: “Tín chỉ là đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kĩ năng của một môn học mà người học cần phải tích lũy trong một khoảng thời gian nhất định thông qua các hình thức: (1) Học tập trên lớp; ( 2) Học tập trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc làm các phần việc khác (có sự hướng
  10. 10 dẫn của giảng viên); (3) Tự học ngoài lớp như đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị bài ” [4,tr.112] Ngoài ra theo Thạc sĩ Mỵ Giang Sơn cho rằng: “Tín chỉ là một đơn vị đo khối lượng lao động học tập của người học”.Tín chỉ là “đơn vị đo” chứ không phải là một “đại lượng”, đại lượng cần đo là “khối lượng lao động học tập của người học” đo bởi đơn vị là tín chỉ”. [7,tr.23] Tóm lại , tín chỉ là một đơn vị đo toàn bộ khối lượng học tập của một người bình thường bao gồm : thời gian lên lớp, thời gian làm thí nghiệm, thực tập, tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp và thời gian tự học ở nhà (đọc sách, nghiên cứu, giải bài tập, học nhóm hoặc chuẩn bị bài ).Nếu sinh viên thiếu một trong ba hoạt động này thì SV chưa đạt yêu cầu mà chương trình đào tạo theo tín chỉ đề ra. 1.1.2. Tự học Tự học là một hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên tại các trường ĐH. Sinh viên biết tự học sẽ không bao giờ hài lòng với những gì đã học được, luôn trao dồi tri thức, chủ động, sáng tạo trong bất kỳ môi trường làm việc nào, sẽ hình thành thói quen học tập tích cực, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra. Từ lâu, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục đề cập đến vần đề tự học. Xin liệt kê một số định nghĩa như sau: Trong tác phẩm “Học và dạy các học” của Nguyễn Cảnh Toàn:“Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”[5,tr 8-9]. Bên cạnh đó, trong cuốn “Tự học: nhu cầu thời đại” tác giả Nguyễn Hiển Lê đã viết:“Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm. Có thầy hay không ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được:đó mới là điều kiện quan trọng.”[6, tr.14] Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra khái niệm về tự học như sau: Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng khả năng
  11. 11 trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,đánh giá ) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (kiên trì, nhẫn nại, không ngại khó, say mê nghiên cứu khoa học, ) để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại và biến tri thức đó thành sở hữu của riêng mình. 1.2. Các hình thức tự học Tự học là hoạt động rất đa dạng, phong phú bao gồm rất nhiều biểu hiện khác nhau mà sau đây xin được kể ra những biểu hiện cụ thể của tự học như sau: 1.2.1.Tự học trên lớp học Nếu chúng ta quan niệm rằng tự học là học ở ngoài tiết dạy của giảng viên thì hơi hẹp. Tự học trên lớp có thể là hình thức tự học được tổ chức tại lớp học như làm bài tập, thảo luận nhóm mà SV phải tự làm, tự nghiên cứu, thầy cô chỉ là người đứng ở bên ngoài để quan sát trực tiếp và đánh giá quá trình thực hiện của sinh viên. Bên cạnh đó, kết hợp lắng nghe và ghi chép bài thuyết giảng của giảng viên cũng là hình thức tự học trên lớp bởi sinh viên phải tự làm chứ giảng viên không làm thay. Vậy làm sao để đạt hiệu quả tốt nhất? Có nên vừa nghe giảng vừa ghi chép bài giảng hay không? Theo Nguyễn Cảnh Toàn [5, tr.136]: “Chúng ta có thể cùng một lúc nhận rất nhiều tín hiệu âm thanh khác nhau. Chính vì vậy chúng ta phải tập trung cao độ và có sự lựa chọn tín hiệu. Đặc biệt, khi nghe giảng phải nhanh chóng nắm bắt được tính logic của bài và phải so sánh, đối chiếu với những tư duy, suy nghĩ của mình xem có đúng với lời thầy cô giảng bài hay không, nếu trùng khớp thì người học sẽ cảm thấy hứng thú, nếu suy nghĩ không khớp với bài giảng của thầy cô thì lúc ấy sinh viên nên mạnh dạng phát biểu ý kiến của mình với thầy cô bởi biết đâu cùng một nội dung sẽ có nhiều cách diễn đạt khác nhau, ý kiến mới ấy sẽ làm bài học phong phú hơn, nhưng nếu ý kiến ấy sai thì chúng ta sẽ sửa lại và ghi nhớ lâu hơn”. Chính vì vậy cho thấy rằng, không chỉ tự học ngoài giờ lên lớp quan trọng mà việc tự học trên lớp cũng góp phần rất lớn quyết định kết quả học tập của SV. Trong giờ học trên lớp, ngoài việc tích cực phát biểu xây dựng bài thì SV phải tập
  12. 12 trung cao độ, tránh tư tưởng phân tâm, lơ đãng, suy nghĩ viễn vong đến việc khác, phải biết kết hợp giữa lắng nghe và ghi chép bài giảng. Nếu trong quá trình học, SV cố gắng chép hết bài giảng mà không chú ý lắng nghe, phân tích thì kết quả mang lại sẽ thật thậm tệ. Những điều chép được sẽ như “cái xác không hồn”, về nhà đọc lại SV sẽ không hiểu ý thầy cô muốn nói gì và những điều chép lại không giúp ích gì cho việc tự học. Hay nếu quá tập trung vào nghe giảng mà không ghi chép thì những lời giảng SV sẽ như “gió thoảng mây bay” chẳng đọng lại được gì trong trí nhớ. Bởi vậy, việc kết hợp giữa lắng nghe và ghi chép nhanh (trong quá trình chép sẽ có sự phân tích của trí óc) là phương pháp học tập đem lại kết quả cao. SV cần phải có những ký hiệu hay những từ viết tắt để ghi chép nhanh thông tin thầy cô cung cấp và những kiến thức mới biết, những kiến thức chưa hiểu có thể gạch chân để tự tìm hiểu hay hỏi giảng viên tại lớp. 1.2.2. Tự học ngoài lớp học Là các hình thức tự học ở ngoài lớp, ngoài trường mà SV chỉ đóng vai trò là tư vấn, hướng dẫn và trong một thời gian nhất định SV phải phải cho ra sản phẩm cụ thể. 1.2.2.1. Học nhóm Học nhóm là hình thức tự học tích cực trong chương trình đào tạo theo tín chỉ, ngày càng được chú trọng tổ chức. Với cách học này, người học được làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi một thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia vào công việc chung của nhóm và được phân công một cách rõ ràng. Số lượng người học trong một nhóm thường không xác định tùy thuộc vào nhiệm vụ khó hay dễ, lớp học đông hay ít. Một nhóm học đem lại hiệu quả làm việc cao khi mọi thành viên trong nhóm đều tham gia đòng góp ý kiến của mình, các ý kiến đưa ra đều được các bạn trong nhóm lắng nghe và được ghi nhận. Các ý kiến của các thành viên đồng nhất đôi khi cũng không tốt mà cần đến sự không đồng nhất giữa các thành viên trong nhóm cũng tạo nên chất xúc tác làm quá trình học nhóm đạt hiểu quả hơn. Sự không đồng nhất ấy sẽ sản sinh ra những ý kiến, phát hiện mới có ích cho bài tập chung của nhóm. Từ những ý kiến không đồng nhất ấy người học sẽ giải quyết mâu thuẫn và thuyết phục người khác ủng hộ ý kiến của
  13. 13 mình, mà điều đó sẽ rất tốt cho tương lai của các bạn cho công việc sau này nhưng cho dù như thế nào thì rằng tất cả ý kiến thảo luận của nhóm là vì lợi ích chung của nhóm tránh để cái tôi lên cao, cự cãi, khó chịu vì ý kiến bị bát bỏ Tác giả Trần Mai Ước cho rằng: Trong học tập theo nhóm “Nhiệm vụ cả nhóm mang tính cộng tác vì người học không thể giải quyết một mình mà phải cần đến sự cộng tác thực sự giữa các thành viên trong nhóm, tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo tính độc lập giữa các thành viên. Hơn nữa, người dạy phải có yêu cầu rõ ràng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa người học có hiệu quả tốt nhất. Người dạy không nên can thiệp quá sâu vào nội dung mà chỉ giữ vai trò chỉ dẫn thực sự trong các nhóm về các vấn đề sau: Tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn thảo luận; cung cấp những thông tin cần thiết; theo dõi ý kiến; quan điểm của mỗi một thành viên; duy trì hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao, tránh trường hợp một thành viên làm cả nhóm hưởng thành quả”.[8,tr.392]1.2.2.2. Đọc sáchSách là một kho tàng tri thức của nhân loại, là cánh cửa để con người bước ra thế giới, nếu SV thường xuyên đọc sách sẽ rèn luyện được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, tư duy cũng như nâng cao hiểu biết của bản thân. Chính vì vậy, đọc sách là một điều cần phải được thực hiện hằng ngày để làm phong phú tri thức bản thân. Như Nguyễn Cảnh Toàn đã viết trong tác phẩm Học và dạy cách học đã nêu: “Sách là phương tiện học tập thuận lợi nhất và rẻ tiền nhất. Sách là kho tàng tri thức mà nhân loại lưu lại cho các thế hệ sau” [5,tr.101]. Chính vì vậy, muốn tự học tốt SV cần phải có thói quen đọc sách. Tự học với sách chính là đang học với tác giả của quyển sách và việc đọc sách phải có một phương pháp đúng đắn mới đem lại kết quả cao. Đọc sách ở đây không có nghĩa là vào thư viện đọc sách từ sáng đến chiều, đọc hết quyển sách này đến quyển sách khác nhưng cuối cùng vẫn không biết tác giả muốn nói điều gì mà muốn đọc sách có hiệu quả thì trong quá trình đọc cần phải có sự nghiền ngẫm, phân tích của trí óc và bên cạnh đó người học nên gạch chân những nội dung mình tâm đắc hay không hiểu để hỏi người khác hay tìm kiếm sách khác mà đọc, bởi có thể cùng một nội dung nhưng mỗi tác giả sẽ có cách diễn đạt khác nhau. Chính vì vậy, muốn đạt được kết quả cao trong học tập thì ngoài thời gian lên lớp SV dành nhiều thời gian cho đọc sách.
  14. 14 1.2.2.3. Làm bài tập Giải bài tập cũng là hình thức tự học qua đó sinh viên phải có sự kết hợp giữa bài giảng thầy cô trên lớp, sách giáo khoa, khả năng tư duy và sự nỗ lực, cố gắng của bản thân người học mới làm tốt được. SV thường xuyên làm bài tập sẽ hiểu bài hơn, có thêm nền tảng kiến thức để tiếp thu bài mới nhanh hơn và bên cạnh đó rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, áp dụng những kiến thức đã học vào các trường hợp cao hơn. Có thể cùng một bài toán có người giải được, có người không giải được vì điều đó tùy thuộc vào tư duy, ý chí và phương pháp tự học của mỗi sinh viên. 1.2.2.4. Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn là quá trình tái hiện tri thức đã được học ở trên lớp. Ôn lại bài cũ là hình thức giúp người học củng cố lại kiến thức đã học trên lớp và giúp người học có thể vận dụng kiến thức mới và ghi nhớ kiến thức lâu hơn qua việc liên hệ thực tiễn, tạo nền tảng để tiếp thu kiến thức mới. 1.2.2.5. Xem bài trước khi đến lớp Thường xuyên xem bài trước khi đến lớp là hình thức tự học cần được thực hiện thường xuyên để phục vụ cho việc tiếp thu bài giảng trên lớp. Xem bài trước khi đến lớp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như là người học sẽ tiết kiệm thời gian hơn vì khi đọc bài trước ở nhà người học sẽ nắm bắt được cấu trúc của bài sắp được học trên lớp gồm có mấy nội dung, nội dung nào là quan trọng nhất và có những vấn đề nào chưa rõ để hỏi giảng viên. Thay vì lên lớp đợi giáo viên phân tích rồi mới tìm ra chỗ không hiểu để hỏi giảng viên thì khi xem bài trước ở nhà SV sẽ biết được những điều mình băng khoăn và hỏi ngay giảng viên lúc đó, những thắc mắc sẽ được giải đáp kịp thời. Bên cạnh đó, khi nghe thầy cô giảng trên lớp là lúc người học có cơ hội để lắng nghe thêm một lần nữa và kiểm tra lại kiến thức đã tìm hiểu trước ở nhà. Ngoài ra, SV sẽ mạnh dạng tham gia xây dựng bài hơn, làm cho tiêt dạy thêm sinh động, tạo được ấn tượng trong mắt thầy cô cũng như có thể tham gia thảo luận nhóm ở bất kỳ nhóm nào mà không phải rụt rè, e sợ và chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong học tập.
  15. 15 1.2.2.6. Tự học bằng tài liệu hướng dẫn Tự học bằng tài liệu hướng dẫn là hình thức tự học trong đó không chỉ hướng dẫn người học về nội dung kiến thức mà bên cạnh đó còn hướng dẫn người học phát triển vấn đề, để sau khi thực hiện các thao tác người học có thể biết được mình làm đúng hay sai. Tự học bằng tài liệu có hướng dẫn gồm có 2 hình thức cơ bản là: tự học bằng sách hướng dẫn và tự học bằng phần mềm máy tính. - Tự học với sách hướng dẫn là khi tự học với sách hướng dẫn thông thường ở nội dung trước sẽ là những câu hỏi bài tập và phía sau sẽ có gợi ý và đáp án. Nhiệm vụ của người học phải mài mò tìm ra cách giải để cho ra đáp án đúng. Nếu người học cho ra kết quả không phù hợp, thì với gợi ý đã có người học sẽ làm lại cho đến khi áp án trùng khớp. - Tự học với phần mềm máy tính cũng vậy, phần mềm ấy sẽ bao gồm nội dung kiến thức thể hiện dưới dạng bài tập tự luận hay thể hiện dưới dạng những câu hỏi trắc nghiệm với nhiều đáp án khác nhau để người học lựa chọn. Sau khi người học cho ra đáp số hệ thống sẽ báo đúng hay sai, nếu chưa đúng thì sẽ làm lại đến khi trùng khớp với đáp án. 1.2.2.7. Tự học bằng phương tiện thông tin Hình thức tự học này hiện nay đang được nhiều người học trẻ tuổi lựa chọn bởi nhanh chóng và tiện lợi của hình thức này. Tuy nhiên, người học phải lựa chọn kỹ càng để tránh tiếp thu những nguồn thông tin không chính thống bởi những nguồn thông tin không được kiểm định. Với hình thức tự học này, sinh viên có thể học từ các tài liệu điện tử trên mạng, xem video hay nghe giảng qua các thông tin như internet, radio, tivi và tiếp nhận thông tin từ một phía. Với cách tự học này, sinh viên sẽ có thêm một số kiến thức bổ ích phục vụ cho việc học, rèn luyện khả năng tư duy độc lập của bản thân nhưng khi có những thắc mắc sẽ tự mình cố gắng giải quyết vấn đề mà không có sự trợ giúp trực tiếp của giảng viên. 1.3. Những nhân tố tác động đến hiệu quả của quá trình tự học 1.3.1. Nhân tố khách quan 1.3.1.1. Tác động nhà trường
  16. 16 - Quy chế đào tạo. Quy chế đào tạo quy định về việc tổ chức tự học của SV trong chương trình đào tạo theo tín chỉ ở trường ĐH, CĐ nói chung cũng như ĐHSG nói riêng có vai trò rất quan trọng. Bởi đây là cơ sở để nhà trường triển khai quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức tự học cho SV xuống từng khoa cũng như lập kế hoạch quy định số tiết lên lớp, số tín chỉ đạt được, số giờ tự học, cách thức đánh giá kiểm tra rồi từ đó khoa triển khai cho giảng viên và yêu cầu mỗi giảng viên phải điều chỉnh phương pháp giảng dạy tích cực để đáp ứng được yêu cầu của chương trình đề ra, mỗi SV phải điều chỉnh phương pháp học tập của bản thân dành thời gian tự học hợp lí để đạt được hiệu quả cao trong học tập. - Điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, thông tin từ bên ngoài. + Thư viện: Là nơi cung cấp nguồn tài liệu giúp ích rất nhiều cho quá trình tự học của sinh viên. Tài liệu tham khảo trong thư viện: Tài liệu tham khảo trong thư viện rất cần thiết cho quá trình tự học của SV bởi khi không có thầy bên cạnh, có những vấn đề thắc mắc sinh viên sẽ phải hỏi tài liệu tham khảo như sách, tạp chí Mua tài liệu thì không có khả năng nên đến thư viện tham khảo tài liệu là sự lựa chọn rất nhiều bạn sinh viên. Nguồn tài liệu trong thư viện phải phong phú về nội dung, số lượng sẽ tạo thuận lợi cho giảng viên trong việc đổi mới phương pháp dạy tích cực và đáp ứng yêu cầu tự học ngày càng cao của sinh viên. Tài liệu tham khảo gồm tài liệu như sách, báo, khóa luận tốt nghiệp, luận văn có trong thư viện và có cả những tài liệu điện tử trên thư viện trực tuyến. Số lượng máy tính trong thư viện: Máy tính trong thư viện phục vụ cho nhu cầu tìm tài liệu trong thư viện cũng như trong tài liệu điện tử ở thư viện. Để việc tìm kiếm tài liệu được dễ dàng hơn yêu cầu máy tính trong thư viện phải đủ sử dụng và phải trong tình trạng hoạt động tốt. Chính vì vậy, số lượng máy trong thư viện có vai trò quan trọng hỗ trợ giúp SV tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong việc tự học. + Khu tự học: Khu tự học phải là không gian lí tưởng để phục vụ cho việc tự học của SV. Khu tự học yêu cầu phải được che chắn thoáng mát, sạch sẽ, có đủ
  17. 17 bàn ghế, có ổ cắm, wifi để phục vụ cho nhu cầu tự học của SV và đặc biệt không gian phải yên tĩnh, tránh âm thanh ồn ào làm người học phân tâm khiến quá trình tự học không đạt hiệu quả. + Phương tiện thông tin: Lắp đặt nhiều hệ thống wifi hoạt động mạnh để thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin hỗ trợ cho quá trình tự học của sinh viên. + Phương tiện dạy học: Phòng học cần trang bị máy chiếu, âm thanh để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học làm tiết dạy sinh động hơn, sinh viên sẽ dễ hiểu bài hơn. + Giảng đường: Đủ chỗ ngồi cho SV, phòng học thoáng mát, yên tĩnh, bàn ghế ở giảng đường phải mới, có quạt, đèn, máy chiếu, âm thanh hoạt động tốt để phục vụ tốt cho việc học tập của SV. Theo bài viết của Phan Văn Tấn và Nguyễn Phước Tài có nêu “Bàn ghế có thể di chuyển theo các hướng khác nhau, để tạo sự tương tác giữa người học với nhau” [9, tr.317] nhằm phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm giữa các thành viên thuận lợi hơn, lớp học lí tưởng nhất có tối đa 50 SV. 1.3.1.2. Tác động của giảng viên - Phương pháp dạy. Khi bước sang chương trình đào tạo theo tín chỉ, vai trò của sinh viên là trung tâm nhưng không có nghĩa là phủ nhận vai trò của giảng viên mà vai trò của giảng viên sẽ tăng thêm rất nhiều. Trong bài viết của Đậu Trọng Chương đã nêu ý kiến của PGS.TS Phạm Viết Vượng về tổ chức dạy học theo phương pháp mới là: “Chuyển từ cách dạy theo kiểu giải thích, minh họa để học sinh hiểu và nhớ sang lối dạy: học sinh hoạt động, tự tìm phương pháp nhận thức, tự hình thành khái niệm khó học” [2,tr.13]. Yêu cầu mỗi SV phải thay đổi phương pháp dạy để tạo hứng thú để SV tự học. Thay đổi phương pháp dạy ở đây là giảng viên không còn phải làm thay mọi việc cho SV hay giảng giải tất cả nội dung bài học như trước kia mà chuyển sang phương pháp dạy theo lối hướng dẫn, dạy SV biết cách học. Chính vì vậy, phương pháp giảng dạy tích cực là phương pháp gợi cho sinh viên nhìn thấy những vấn đề “ ẩn” bên trong và hướng dẫn sinh viên đường đi, cách đi để làm sáng tỏ vần đề
  18. 18 đó, điều đó lí giải tại sao cùng một nội dung giảng dạy nhưng sinh viên lại thích giảng viên này dạy hơn giảng viên khác là do phương pháp dạy. Theo Nguyễn Cảnh Toàn trong “ Học và dạy cách học” cho rằng: “Người dạy giỏi là người biết làm cho những gì ẩn phải “hiện ra” một cách phù hợp với tâm – sinh lý của người học để người học biết cách tập làm các thao tác tư duy để rèn luyện tư duy, biết tự phê bình và sửa chữa để phấn đấu nâng cao phẩm chất, nhân cách” [5, tr.20] . Muốn phương pháp dạy thành công, trước tiên giảng viên phải là tấm gương sáng để sinh viên nôi theo. Giảng viên có tự học thì mới có thể chỉ dạy, huống dẫn sinh viên cách tự học từ đó sẽ có phương pháp tích cực cuốn hút người học và Nguyễn Cảnh Toàn còn cho rằng: “ .giảng viên cần phải thể hiện mình là người khoan dung, độ lượng và luôn tôn trọng người học, tránh làm cho người học tự ti vì sự non nớt của họ ví dụ như hỏi sợ thầy cô chê, hay sợ bị la nên không dám hỏi dần dần kiến thức không hiểu ngày càng nhiều dẫn thế tâm lí chán học. Chính vì vậy, giảng viên cần phải có sự yêu nghề, sẵn sàng phục vụ người học, sẵn sàng lắng nghe sẽ tạo nên một sự hòa hợp” [5,tr.225]. Chính điều ấy giảng viên có một sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự của sinh viên, là người truyền cảm hứng tự học cho sinh viên. - Tư vấn cho sinh viên cách tìm kiếm tài liệu liên quan môn học. Xã hội ngày càng phát triển, những tri thức nhân loại ngày càng vô cùng đa dạng, phong phú, giảng viên phải hướng dẫn cho SV cách tìm kiếm tài liệu cũng như thu thập thông tin từ những tài liệu ấy để tiết kiệm thời gian và chọn những nguồn thông tin chính thống để tìm hiểu. Chính vì vậy, vai trò tư vấn của giảng viên rất quan trọng sẽ giảm bớt đi những khó khăn khi người học phải tự mài mò một mình. - Giảng viên là người định hướng và giúp sinh viên xác định nhiệm vụ học tập thể hiện qua đề cương môn học. Trong bài viết của Phan Văn Tấn và Nguyễn Phước Tài cho rằng: “Trong chương trình đào tạo theo tín chỉ thời gian lên lớp giảng viên giảm đi 1/3 thời gian đứng lớp. Ngoài ra, giảng viên chỉ được phép thuyết giảng không quá 50% lượng thời gian, 50% thời gian còn lại cho các hoạt động có thể là : hướng dẫn tự học;
  19. 19 tương tác; kiểm chứng SV. Trong thời gian này , giảng viên chỉ là người tư vấn, hướng dẫn , sinh viên phải làm việc tích cực, trên cơ sở đã có quá trình tự nghiên cứu, tự học[9, tr.315]. Chính vì vậy viêc định hướng và giúp SV xác định mục tiêu học tập là điều rất cần thiết mà người dạy phải cụ thể hóa trở thành những nhiệm vụ, mục tiêu mà sinh viên phải đạt được, được xác định trong đề cương môn học. Mục tiêu và nhiệm vụ phải đạt được gồm mục tiêu học tập trên lớp (giờ học lí thuyết; thảo luận, bài tập tại lớp) hay những mục tiêu và nhiệm vụ về nhà làm (bài tập, bài thảo luận nhóm ). Việc xác định nhiệm vụ cho sinh viên là việc làm rất quan trọng, bởi biết được nhiệm vụ của mình sinh viên sẽ sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý hơn, tránh hiểu sai về tự học rồi dành thời gian tự học để hưởng thụ, làm thêm để kiếm thêm thu nhập thì kết quả chương trình đào tạo theo tín chỉ mang lại sẽ kém so với chương trình đào tạo theo niên chế trước kia. - Giảng viên là người tổ chức các hình thức tự học cho SV ở lớp học và ngoài lớp học. Giờ lên lớp của giảng viên không chỉ là giờ thuyết giảng mà đó là thời gian để giảng viên tổ chức các hình thức tự học trên lớp hay giao việc về nhà mà buộc SV phải thực hiện và phải tạo sản phẩm nhất định - Giảng viên là người đánh giá kết quả tự học của sinh viên. Việc tự học của sinh viên sẽ không hiệu quả khi không có sự kiểm tra, đánh giá của giảng viên. Chính sự kiểm tra, đánh giá ấy sẽ kích thích sự tìm tòi, chủ động sáng tạo của sinh viên trong việc tìm ra câu trả lời hay một cách giải mới sáng tạo hơn và giảng viên nên kiểm tra thật gắt gao, thường xuyên quá trình tự học của SV. Bên cạnh đó, giảng viên phải tạo điều kiện để sinh viên trình bày ý kiến, những điều tìm thấy trong quá trình tự học nhằm phát huy tính tích cực của bản thân người học. Theo Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng :“Giảng viên cần cho sinh viên biết sự đánh giá của giảng viên về việc học của họ cùng với những lời nhận xét, lời khuyên góp phần làm cho việc tự học của họ tốt hơn. Nó đòi hỏi giảng viên phải có một cách hỏi thế nào để biết được sinh viên tự học như thế nào, đồng thời tránh một số cách kiểm tra vẫn học theo lối cũ như học thuộc lòng rồi chép ra cho giảng viên xem”. [8,tr.225].
  20. 20 1.3.2. Nhân tố chủ quan 1.3.2.1. Ý thức tự học của SV Ý thức tự học của SV là nhận tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả tự học của SV. SV có ý thức tự học sẽ bỏ qua mọi sự cám dỗ dành thời nhiều gian cho việc tự học và học thật nghiêm túc. 1.3.2.1.2. Thời gian tự học của SV Theo văn bản hợp nhất quy định: để tiếp thu 1 tín chỉ của một học phần lí thuyết hoặc thực hành thì người học phải dành ra ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Trong quy định để hoàn thành chương trình đào tạo đại học 4 năm SV phải hoàn thành 120 tín chỉ (chưa kể thể dục, giáo dục quốc phòng ). SV hoàn thành trung bình 30 tín chỉ/năm, 1 học kỳ sinh viên phải hoàn thành 15 tín chỉ/năm, tối đa sẽ hoàn thành 23 tín chỉ/học kỳ. Vì vậy, nếu học 15 tín chỉ/học kỳ ( tuần học 5 ngày) thì SV phải hoàn thành 6 tiếng /ngày, học 23 tín chỉ Sv sẽ phải hoàn thành 9,2 tiếng/ngày. 1.3.2.1.3. Động cơ học tập Động cơ học tập là tất cả các yếu tố thúc đẩy người học hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng trong học tập. Động cơ học tập có quyết định rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên. Động cơ học tập vốn không hình thành từ trước mà phải trải qua một quá trình rèn luyện, học tập. Trong quá trình đó, sinh viên phải tự hình thành động cơ học tập tích cực cho mình thông qua sự hướng dẫn, dẫn dắt của thầy cô. Động cơ gồm có động cơ bên trong (muốn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, muốn tự khẳng định mình ) và động cơ bên ngoài ( muốn được khen thưởng, ý thức do nhu cầu xã hội ). Thầy cô có thể sẽ áp dụng hình thức khen thưởng để tạo động lực cho sinh viên nhưng hình thức ấy không nên lạm dụng vì sẽ dẫn đến động cơ vụ lợi (có lợi ích mới học). Chính vì vậy, động cơ học tập để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của bản thân là động cơ tích cực nhất. Chỉ có động cơ thỏa mãn nhu cầu nhận thức (nội lực bên trong) thì động cơ ấy sẽ luôn thúc đẩy người học học tập suốt đời. Muốn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, muốn tìm ra cái mới mà người học sẽ luôn chủ động tự học, chủ động tìm sách đọc mà không cần sự nhắc nhở của thầy cô. Động cơ bên trong sẽ tồn tại lâu bền nhất, vì họ sẽ học
  21. 21 tập với niềm say mê, húng thú thật sự, có đủ động lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách chạm đến thành công. 1.3.2.2. Phương pháp tự học Phương pháp tự học là yếu tố quan trọng quyết định kết quả học tập của SV. Sinh viên biết phương pháp tự học sẽ tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao trong học tập, sẽ là chìa khoá để người học mở cánh cửa tri thức nhìn ra thế giới và đuổi kịp sự phát triển không ngừng của xã hội. Mỗi người sẽ có phương pháp tự học khác nhau tùy thuộc vào năng lực của bản thân. Chính vì vậy, mỗi SV phải lập cho mình một kế hoạch tự học, áp dụng phương pháp tự học hiệu quả nhất và quyết tâm thực hiện đúng theo kế hoạch đó. 1.4. Vai trò của tự học đối với đào tạo tín chỉ - Nhờ có tự học mà sinh viên phát triển năng lực bản thân, hình thành khả năng tư duy độc lập, chủ động, sáng tạo bằng việc tìm ra những điều mới lạ mà không gò ép theo một khuôn khổ, chịu sự sự giám sát của thầy cô. Nhờ có tự học sẽ không còn tình trạng thầy nói gì cũng ghi chép và học thuộc không đắn đo cũng như sẽ tránh tình trạng ỷ lại vào thầy cô như gặp vấn đề khó không động não suy nghĩ mà nhờ thầy cô giải đáp. - Nhờ có tự học sẽ hình thành phẩm chất tích cực cho sinh viên như sự kiên trì nhẫn nại, ý chí, nghị lực để tự mình vượt qua những thử thách, tự mình giải quyết những vấn đề khó khăn mà không cần đến sự giúp đỡ thầy cô. Chính phẩm chất tính cực này sẽ giúp sinh viên dễ dàng thích nghi với mọi sự biến đổi môi trường làm việc trong tương lai sau này. - Sinh viên sẽ ghi nhớ kiến thức một cách vững chắc, sâu hơn nhờ vào khả năng phân tích, đánh giá, tư duy tùy thuộc vào năng lực của chính bản thân sinh viên, được tự do tìm hiểu theo sở thích, tự lập kế hoạch học tập cho riêng mình. - Nhờ có tự học sinh viên mà sinh viên sẽ phát hiện ra những năng lực tìm ẩn của bản thân, phát hiện ra nhiều điều mới lạ mà cứ ỷ lại vào thầy cô không bao giờ sinh viên có được.
  22. 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
  23. 23 2.1. Thực trạng nhà trường tổ chức tự học cho sinh viên trong chương trình đào tạo theo tín chỉ 2.1.1. Quy chế của nhà trường về việc tổ chức tự học cho sinh viên ĐHSG - Ngày 15/8/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT( gọi tắt quy chế 43), của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo ĐH, CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. - Ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2013). - Thực hiện theo văn bản hợp nhất (hợp nhất quy chế 43 và thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 17/VBHN-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: “ Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ra ít nhất 30 gờ chuẩn bị cá nhân. Hiệu trưởng quy định việc tính số giờ giảng dạy của giảng viên cho các học phần trên cơ sở số giờ giảng dạy trên lớp, số giờ thực hành, thực tập, số giờ chuẩn bị khối lượng tự học cho sinh viên, đánh giá kết quả tự học của sinh viên và số giờ tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp”[1]. - Chính điều ấy đã cho thấy ở chương trình đào tạo theo tín chỉ gồm 3 phần: + Thứ nhất, thời gian học lý thuyết ở lớp. + Thứ 2, thực hành thí nghiệm + Thứ 3, tự học ở nhà. Và nhà trường có trách nhiệm phân bổ thời gian tự học cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả tự học cho sinh viên, quy định số giờ giảng viên tiếp xúc sinh viên ngoài giờ lên lớp để giải đáp những vướn mắt của SV. Tuy nhiên, khi phỏng vấn M.G.S - trưởng phòng Đào Tạo thì thầy cho rằng: “ Nhà trường không có trách nhiệm tổ chức tự học cho SV cũng như không đánh giá việc tổ chức tự học
  24. 24 của giảng viên đối với sinh viên mà giao về cho khoa. Chúng tôi chỉ đưa ra đề cương cho các học phần, phương pháp đánh giá, dạy học rồi khoa tự sắp xếp, phân bổ. Nhưng khi hỏi thầy “ N.M.H” làm việc ở 1 khoa ĐHSG thì thầy cho rằng: “ Việc tổ chức tự học do giảng viên và sinh viên sắp xếp ”. Nhưng về phía giảng viên theo giảng viên P.M.P cho rằng: “ Cái đó tùy thuộc vào bản thân SV, tự học bao nhiêu có hiệu quả là tùy các em, không thể nào quy định được”. Chính vòng tròn luẩn quẩn ấy đã khiến việc tự học của sinh viên tùy thuộc vào ý thức của SV chứ chưa có một quy định cụ thể nào. 2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc tự học của sinh viên ĐHSG 2.1.2.1. Thư viện trường ĐHSG Thư viện là nơi lưu trữ những tài liệu cần thiết rất bổ ích để sinh viên tự trao dồi tri thức bản thân. Chính vì vậy, thư viện chiếm một vai trò quan trọng trong hoạt động tự học của sinh viên. - Tài liệu tham khảo trong thư viện. Tính đến 30/5/2017 tổng số bản ấn phẩm trong thư viện ĐHSG là 100.080 ấn phẩm trong đó gồm sách, luận văn, khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học, CD – Cassets, báo – tạp chí, báo cáo, luận án Ngoài ra, thư viện còn có tài liệu điện tử 1079 bản, bộ sưu tập số gồm 1856 bản trong đó gồm bài trích báo - tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp, giáo trình tài liệu tham khảo. Chính điều đó đã cho thấy nhà trường đã không ngừng bổ sung tài liệu trong thư viện ngày mộtt hêm phong phú đáp ứng nhu cầu của SV và Giảng viên, nhưng nhận thấy vẫn còn hạn chế khi số lượng ấy chỉ bằng ½ so với tổng số lượng ấn phẩm trong thư viện của trường ĐHKHXH&NV khi trường có tổng số bản ấn phẩm là 206.448 bản (ĐHSG: 100080 bản) và tài liệu điện tử là 3.981 bản (ĐHSG: 1079 bản). Chính so sánh ấy đã cho thấy tài liệu trong thư viện trường ĐHSG vẫn chưa thật phong phú. Bên cạnh đó, qua quá trình khảo sát nhận thấy sinh viên trường ĐHSG vẫn chưa hài lòng với tài liệu tham khảo trong thư viện trường ĐHSG khi mức độ “Rất hài lòng” còn thấp có 3 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 0,8%). SV “Hài lòng” với tài liệu trong thư viện chỉ có 18 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 4,5%). Được nhiều SV lựa chọn nhất là mức độ “Bình
  25. 25 Thường” có 257 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 66%). Mức độ“ Không hài lòng” có 44 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 11,3%) và “Rất không hài lòng” có 68 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 17,4%). Nếu tổng tỉ lệ phần trăm mức độ “Rất hài lòng” và “Hài lòng” (5,3%) thấp hơn tổng tỉ lệ phần trăm “Không hài lòng” và “Rất không hài lòng” (28,7%). Quan sát biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng với tài liệu tham khảo trong thư viện 0,8% 4.5% Rất hài lòng Hài lòng Bình Thường 17,4% Không hài lòng 11,3% 60% Để có cách nhận định khách quan về thực trạng tài liệu tham khảo trong thư viện trường ĐHSG theo giảng viên P.V.P cho rằng: “Số lượng sách trong thư viên trường ĐHSG cũng được nhưng chưa phong phú lắm vẫn còn thiếu nhiều” hay theo giảng viên P.X.Y cho rằng: “Năm nào cũng kiến nghị với nhà trường tăng thêm đầu sách thư viện vì quá ít nhưng vẫn không có cải thiện gì”. Từ góc độ đánh giá của giảng viên, sinh viên và quan sát trực tiếp tại thư viện trường đại học Sài Gòn nhận thấy tài liệu trong thư viện trường ĐHSG chưa được trang bị tốt, sách vẫn chưa phong phú. Chính vì vậy, cho thấy rằng việc mặc dù nhà trường đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng thư viện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đọc sách của giảng viên và SV, việc tìm ra giải pháp khắc phục là một điều cần thiết nhằm giúp quá trình tự học của SV có hiệu quả hơn. - Số lượng máy tính trong thư viện trường đại học Sài Gòn. Có khoảng hơn 30 máy tính trong thư viện trường đại học Sài Gòn phục vụ cho nhu cầu tra cứu tài liệu trực tuyến của SV nhưng hầu hết máy tính đã cũ và có một số máy trong tình trạng không hoạt động nên đã chưa phục vụ tốt nhu cầu của SV. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy SV vẫn chưa hài lòng với số lượng máy
  26. 26 tính trong thư viện trường ĐHSG khi mức độ “Không hài lòng” có 98 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 25,1%), có 14 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát cho rằng “Rất không hài lòng” (chiếm tỉ lệ 3,6%), mức độ được SV lựa chọn nhiều nhất là “Bình thường” có 218 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 56%), mức độ SV “Hài lòng” với số lượng máy tính trong thư viện có 53 SV lựa chọn (chiếm tỉ lệ 13,6% tổng số SV được khảo sát), được ít SV lựa chọn nhất là mức độ “Rất hài lòng” có 6 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 1,7%). Nếu tổng tỉ lệ của mức độ “Hài lòng” và “Rất hài lòng” (chiếm tỉ lệ 15,2%) sẽ thấp hơn tổng tỉ lệ của 2 mức độ “Không hài lòng” và “Rất không hài lòng” (chiếm tỉ lệ 28,7%). Quan sát biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.2: Mức độ hài lòng số lượng máy tính trong thư viện. 3,6 % 1,6% Rất hài lòng Hài lòng 13,6% 25,1% Bình thường Không hài lòng 56% Rất không hài lòng 2.1.2.2. Khu tự học trường ĐHSG. Ngoài thư viện, khu tự học cũng là yếu tố vật chất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tự học cho sinh viên. Từ năm 2017 được sự tài trợ của công ty Vĩnh Kiến Thịnh mà khu tự học ở trường ĐHSG ngày càng khang trang hơn, mát mẻ hơn khi được che mát và có quạt, đèn để phục vụ cho nhu cầu không gian tự học của SV. Tuy nhiên, nhận thấy khu tự học hiện tại vẫn còn hẹp khi tổng cộng 2 khu tự học khoảng 30 bàn ghế với sức chứa khoảng 60 SV, rất ít so với tổng số SV trường ĐHSG hiện nay khoảng 15.500 SV. Khu tự học chưa thoáng khi xung quanh là những bức tường, không gian chưa được thoáng, vẫn còn nhiều ghế đá tự học ngoài trời và không có ổ cắm sạc laptop. Những hạn chế ấy thể hiện rõ hơn
  27. 27 khi có cơ hội quan sát khu tự học trường ĐHSP TPHCM, nhận thấy khu tự học trường ĐHSP TPHCM có diện tích rộng gấp nhiều lần, bàn ghế mới được thiết kế theo kiểu học nhóm rất mới, không gian thoáng mát, có quạt, đèn và ổ cắm sạc laptop ở các cột, có wifi trong khu tự học, cơ sở vật chất ỡ khu tự học phục vụ tốt cho nhu cầu tự học cho SV. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là nhà trường ĐHSG phải cố gắng thật nhiều trong việc xây dựng khu tự học lí tưởng phục vụ tốt cho SV trường ĐHSG. Điều đó được thể hiện một lần nữa qua kết quả khảo sát và nhận thấy SV vẫn chưa hài lòng với khu tự học trường ĐHSG bởi có 27 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát đã “Rất hài lòng” với khu tự học trường ĐHSG (chiếm tỉ lệ 6,9%), 56 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát đã “Hài lòng” với khu tự học (chiếm tỉ lệ 14,4%), cao nhất là mức độ “Bình thường” có 173 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 44,4%), 129 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát đã “Không hài lòng” với khu tự học trường ĐHSG (chiếm tỉ lệ 33,1%) và chỉ có 5 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát “Rất không hài lòng” với khu tự học trường ĐHSG (chiếm tỉ lệ 1,2%). Nếu tổng tỉ lệ “Rất hài lòng” và “Hài lòng” (21,3%) thấp hơn tổng “Rất không hài lòng” và “Không hài lòng” (34,3%). Kết quả thể hiện biểu đồ 2.3. Biểu đồ 2.3: Mức độ hài lòng với khu tự học trường ĐHSG
  28. 1.6% 28 44,4% 33,1% 14,4% 6,9% 1,2% 2.1.2.3. Mạng wifi Ngoài những yếu tố nêu trên, mạng wifi cũng chiếm vai trò quan trọng không kém trong việc tra cứu, tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên, mạng wifi nhà trường vẫn bảo mật và nếu không bảo mật thì trong tình trạng không truy cập được đã khiến cho SV không thể tra cứu thông tin tự học. Điều đó thể hiện một lần nữa khi sinh viên vẫn chưa hài lòng với chất lượng wifi trường ĐHSG và cho rằng chất lượng mạng wifi không tốt đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tìm kiếm tài liệu tự học của SV. Qua khảo sát cho thấy rằng chiếm số lượng rất ít SV “Rất hài lòng” với chất lượng wifi trường ĐHSG khi chỉ có 14 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát lực chọn (chiếm tỉ lệ 3,6%), có 58 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát đã “Hài lòng” với chất lượng wifi trường ĐHSG (chiếm tỉ lệ 14,8%), mức độ “Bình 44,4% thường” có 84 SV (chiếm 21,6% tổng số SV được khảo sát), được nhiều SV lựa chọn nhất là mực độ “Không hài lòng” có 133 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát (chiếm tỉ lệ 34%) và còn khá nhiều SV “Rất không hài lòng” với khu tự học trường ĐHSG khi có 101 SV trên tổng số 390 SV được khảo sát lực chọn (chiếm tỉ lệ 26%). Nếu tổng tỉ lệ “Không hài lòng” và “Rất không hài lòng” là 60% là rất cao. Chính vì vậy, cho thấy chất lượng wifi chưa đáp ứng nhu cầu của SV, việc tìm biện pháp khắc phục hạn chế này là điều rất cần thiết. Kết quả được thể thể hiện qua biểu đồ 2.4. Biểu đồ 2.4: Mức độ hài lòng với chất lượng wifi
  29. 29 34% 26% 21,6% 14,8% 3,6% 2.1.2.4. Giảng đường trường ĐHSG Giảng đường là nơi gặp mặt giữa giảng viên và SV trong giờ học lí thuyết, chính vì vậy, cơ sở vật chất trong phòng học cũng chiếm một vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng học tập của SV. Tuy nhiên, theo quan sát nhận thấy cơ sở vật chất trong phòng học chỉ có ở cơ sở chính là tương đối còn các cơ sở khác thì phòng học đã cũ, máy móc đã lỗi thời và cần được thay đổi. Bên cạnh đó, việc nhà trường đào tạo theo tín chỉ yêu cầu bàn ghế của SV phải lả bàn ghế di chuyển được để thuận tiện cho hoạt động học tập của SV, trong khi bàn ghế hiện nay trong phòng học là bàn ghế cố định theo truyền thống “giảng viên là trung tâm”. Điều đó được thể hiện một lần nữa khi qua quá trình khảo sát SV, nhận thấy sinh viên vẫn chưa hài lòng với cơ sở vật chất trong phòng học khi mức độ “Rất hài lòng” rất thấp chỉ có 14 SV lựa chọn (chiếm 3,6% tổng số SV được khảo sát), “Hài lòng” với cơ sở vật chất trên giảng đường ĐHSG có 78 SV (chiếm 20% tổng số SV được khảo sát), cao nhất là mức độ “Bình thường” có 175 SV (chiếm tỉ lệ 44,8% tổng số SV được khảo sát), “Không hài lòng” với cơ sở vật chất trên giảng đường có 97 SV (chiếm 24,8% tổng số SV được khảo sát) và“Rất không hài lòng” có 26 SV lực chọn (chiếm 6,8% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng mức độ “Không hài lòng” và “Rất không hài lòng” (chiếm 31.6% tổng số SV được khảo sát) cao hơn tổng mức độ “Rất hài lòng” và “Hài lòng” (chiếm 23,6% tổng số SV được khảo sát). Quan sát biểu đồ 2.5.
  30. 30 Biểu đồ 2.5. Mức độ hài lòng với giảng đường trường ĐHSG. 44,8% 24,8% 20% 6,8% 3,6% Qua những điều đã phân tích về cơ sở vật chất trường ĐHSG nhận thấy sinh viên vẫn chưa hài lòng với cơ sở vật chất nhà trường (xem biểu đồ 2.6) Biểu đồ 2.6. Mức độ hài lòng của SV đối với cơ sở vật chất trưởng ĐHSG (quy ước 1 là rất hài lòng, 2 là hài lòng, 3 là bình thường, 4 là không hài lòng, 5 là rất không hài lòng) 2.2. Thực trạng hoạt động của giảng viên tổ chức cho sinh viên tự học 2.2.1. Thực trạng phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường ĐHSG là 1 trong những trường có đội ngũ giảng viên có trình độ học vị đạt chuẩn và trên chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định tuy nhiên điều đó không thể khẳng định rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên hiện nay thật sự có hiệu quả. Phương pháp giảng dạy của giảng viên chiếm vai trò rất quan trọng
  31. 31 trong việc góp phần không nhỏ tạo nên hứng thú kích thích sinh viên chủ động, tích cực tự học. Nhưng khi bước sang chương trình đào tạo theo tín chỉ, giảng viên gặp không ít khó khăn khi trong thời gian lên lớp ngắn ngủi SV phải vừa hướng dẫn SV tự học, vừa giảng bài, tương tác với SV và kiểm tra, đánh giá quá trình tự học Chính những khó khăn ấy nên vẫn còn không nhỏ bộ phận giảng viên không đổi mới phương pháp mà vẫn áp dụng phương pháp cũ “thầy đọc, trò chép” khiến chương trình đào tạo theo tín chỉ không phát huy được ưu điểm vốn có. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy hầu hết sinh viên trường ĐHSG không hài lòng với phương pháp giảng dạy của giảng viên khi tổng mức độ “Rất không hài lòng” và “Không hài lòng” (chiếm 42% tổng số SV được khảo sát) cao hơn tổng mức độ “ Rất hài lòng” và “Hài lòng” (chiếm 10,8% tổngsố SV được khảo sát). Quan sát bảng 2.7 Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của sinh viên với phương pháp giảng dạy của giảng viên: Đánh giá của Sv đối với phương Số lượng ( SV ) Phần trăm (%) pháp giảng dạy của SV Rất hài lòng 17 4,4% Hài lòng 25 6,4% Bình thường 185 47,4% Không hài lòng 160 41,1% Rất không hài lòng 3 0,8% 2.2.2. Hoạt động của giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên trường ĐHSG tìm kiếm tài liệu tự học Việc hướng dẫn SV tìm kiếm tài liệu tham khảo là hoạt động góp phần định hướng cho sinh viên tự học. Nhờ có sự hướng dẫn của giảng viên mà SV đỡ phải vất vả hơn trong việc tìm kiếm tài liệu, sẽ tránh việc chọn những thông tin không chính thống để tìm hiểu. Tuy nhiên việc giới thiệu tài liệu tham khảo tùy thuộc vào 2 yếu tố là sự nhiệt tình của giảng viên và sinh viên phải kiên trì tìm kiếm tài liệu. Qua quá trình khảo sát, có 37,6% trên tổng số SV được khảo sát cho rằng giảng viên không hướng dẫn cách tìm tài liệu tham khảo cho SV. Một điều đáng mừng
  32. 32 khi SV có ý thức tự học cao bởi có 42,2% tổng số SV được khảo sát cho rằng sẽ tự tìm kiếm tài liệu nếu giảng viên không hướng dẫn cách tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại khi chiếm 40,1% trên tổng số SV được khảo sát cho rằng “Học tài liệu chính là đủ” và không có ý thức tự học khi cho rằng “Không cần tìm nữa, chỉ cần ghi chép đầy đủ bài giảng của thầy cô” chiếm 17,7% tổng số SV được khảo sát. Để có cách đánh giá khách quan về vấn đề này, ngoài ý kiến SV tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu giảng viên. Theo cô P.X.Y cho rằng: “Cô có giới thiệu nhiều tài liệu lắm chứ, cô chỉ cho SV nơi tìm, trang wed chính thống mà có chịu tìm đâu, các em bảo lên mạng thiếu gì, nhưng lên mạng không tìm kiếm tài liệu mà toàn lướt wed không à ” hay theo giảng viên N.T.N cho rằng: “Sinh viên lười lắm, hướng dẫn tìm kiếm tài liệu thì không chịu tìm, đưa tài liệu photo thì không học, không tìm ra giảng viên đưa cho photo thì không chịu photo vì sợ tốn tiền. Tới lúc thi thì photo ra học, trong thời gian ngắn làm sao học hết một cuốn mấy trăm trang .” Mặc dù ý kiến của giảng viên có phần khác nhau nhưng tôi đều cảm nhận được sự tâm huyết của giảng viên đã rất tận tình trong việc hướng dẫn cho sinh viên tìm kiếm tài liệu nhưng vì SV đã quen với cách học phổ thông nên ngoài những SV có ý thức tự học cao thì vẫn còn khá đông SV còn thói quen học một cuốn giáo trình duy nhất, chịu sự điều khiển của thầy cô như cấp học THPT, chưa chủ động, tích cực trong việc tự học. 2.2.3. Hoạt động của giảng viên trong việc tổ chức các hình thức tự học cho sinh viên ĐHSG 2.2.3.1. Những quy định của giảng viên trong đề cương môn học Qua quá trình quan sát đề cương một số môn học ở trường ĐHSG, nhận thấy phần lớn trong đề cương của giảng viên đã có nêu rõ mục tiêu môn học, phương pháp lên lớp của giảng viên với các hình thức như thuyết giảng, xem phim tư liệu và việc tổ chức các hình thức tự học như bài tập, thảo luận nhóm ở trên lớp được thực hiện một cách thường xuyên nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của SV đáp ứng yêu cầu của chương trình đề ra, nhưng nhận thấy trên đề cương không đề
  33. 33 cập đến việc tổ chức cho SV tự học ở nhà trong khi việc tự học ở nhà có trong chương trình và trong văn bản hợp nhất có quy định về việc tổ chức các hình thức tự học cho SV. 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện - Tổ chức tự học trên lớp. Đề biết được mức độ thường xuyên giảng viên trong việc tổ chức cho SV các hình thức tự học trên lớp, tôi đã tiến hành khảo sát SV với câu hỏi “Giảng viên có thường xuyên tổ chức cho Anh/Chị tự học trên lớp không? Qua kết quả nhận thấy theo ý kiến SV thì giảng viên không thường xuyên tổ chức cho SV tự học trên lớp khi có 39 SV cho rằng “Rất thường xuyên” chiếm 10% tổng số SV khảo sát, 150 SV cho rằng “Thường xuyên” ( chiếm 38,5% tổng số SV khảo sát) , “Thỉnh thoảng” có 100 SV lựa chọn (25,6% tổng số SV khảo sát), “ Ít khi” có 90 SV (chiếm 23,1% tổng số SV khảo sát) ,“Rất ít khi” có 11 SV (chiếm 2,8% tổng số SV được khảo sát). Quan sát Biểu đồ 2.8a Biểu đồ 2.8a. Mức độ thường xuyên tổ chức các hình thức tự học trên lớp. Rất ít khi 2,8% Rất thường xuyên Ít khi 10% 23,1% Thường xuyên Thỉnh thoảng 38,5% 25,6% - Tổ chức các hình thức tự học ngoài giờ lên lớp. + Thảo luận nhóm : Là một hình thức tự học rất được xem trọng trong giáo dục hiện nay. Giảng viên thường xuyên tổ chức cho SV thảo luận nhóm sẽ góp phần tạo nên tính “chủ động” trong việc chiếm lĩnh tri thức cũng như học hỏi giữa các thành viên rất tốt cho công việc trong tương lai. Tuy nhiên, việc tổ chức thảo luận nhóm hiện nay không được thực hiện thường xuyên do những yếu tố khách
  34. 34 quan như thời gian, lớp quá đông Trong quá trình khảo sát, nhận thầy hầu hết SV cho rằng giảng viên chưa tổ chức thường xuyên cho SV thảo luận nhóm khi chỉ có 42 SV cho rằng “Rất thường xuyên” (chiếm 10,8% tổng số SV được khảo sát) và 25 SV cho rằng giảng viên tổ chức thảo luận nhóm “Thường xuyên” (chiếm 6,4% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” chỉ chiếm 17,2% tổng số SV được khảo sát. Trong khi đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là “Thỉnh thoảng” có 126 SV (chiếm 32.3% tổng số SV được khảo sát) và cũng khá cao SV cho rằng chỉ “Ít khi” giảng viên tổ chức cho SV thảo luận nhóm khi có 186 SV (chiếm 47,7% tổng số SV được khảo sát) và “Rất ít khi” có 11 SV (chiếm 2,8% tổng số SV được khảo sát). Tổng tỉ lệ “Thỉnh thoảng”, “Ít khi”, “Rất ít khi” chiếm tỉ lệ khá cao là 82,8% tổng số SV được khảo sát. Chính vì vậy, cho thấy rằng giảng viên chưa tổ chức thường xuyên cho SV thảo luận nhóm. Quan sát bảng 2.8 Bảng 2.8: Mức độ thường xuyên của thảo luận nhóm: Mức độ thường xuyên Số lượng ( SV ) Phần trăm (%) của thảo luận nhóm Rất thường xuyên 42 10,8% Thường xuyên 25 6,4% Thỉnh thoảng 126 32,3% Ít khi 186 47,7% Rất ít khi 11 2,8% + Đọc sách: Là một hình thức tự học tích cực trong đó SV phải tự nghiên cứu, mài mò để chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên cũng giống như các hình thức GV ít khi yêu cầu SV đọc sách. Qua quá trình khảo sát nhận thấy việc đọc sách không được giảng viên không yêu cầu thường xuyên khi tổng tỉ lệ của “Thỉnh thoảng”, “Ít khi” và “Rất ít khi” chiếm 62% tổng số SV được khảo sát trong khi tổng mức độ “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” chiếm 38% tổng số SV được khảo sát. Quan sát biểu đồ 2.9. Biểu đồ 2.9: Đánh giá mức độ thường xuyên yêu cầu SV đọc sách
  35. 35 41,6% 34% 13,6% 4% 6,8% 6,8% Chính vì vậy, theo phản ánh SV thì giảng viên không thường xuyên yêu cầu SV đọc sách. + Bài tập về nhà: Là hình thức tổ chức tự học tích cực góp phần củng cố và rèn luyện tư duy bản thân. Cũng giống như các hình thức tổ chức tự học khác, bài tập về nhà theo ý kiến SV được giảng viên tổ chức không thường xuyên được qua quá trình khảo sát SV, nhận thấy mức độ “Rất thường xuyên” chỉ có 36 SV lựa chọn (chiếm 9,2% tổng số SV được khảo sát). “Thường xuyên” có đến 135 SV (chiếm 34,6% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” đạt 148/390 SV (chiếm 38% tổng số SV được khảo sát) trong khi tổng 3 mức độ “Thỉnh thoảng”, “Ít khi”, “Rất ít khi” có 219/390 SV đạt 56,2% tổng số SV được khảo sát. Kết quả thể hiện qua biểu đồ 2.10 Biểu đồ 2.10: Đánh giá mức độ thường xuyên tổ chức bài tập về nhà
  36. 36 44,9% % 34,6% 9,2% 8,5% 2,8% - Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tế: Là hình thức tự học góp phần củng cố tri thức và ghi nhớ lâu hơn. Tuy nhiên, hiện nay GV vẫn không thường xuyên yêu cầu SV thực hiện hình thức này. Qua quá trình khảo sát nhận thấy có 45 SV cho rằng giảng viên “Rất thường xuyên” yêu cầu SV “Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tế” (chiếm 11,5% tổng số SV được khảo sát). Có 116 SV cho rằng giảng viên “Thường xuyên” yêu cầu SV ôn lại bài cũ và liên hệ thực tế (chiếm 29,7% tổng số SV được khảo sát). Cao nhất mức độ “Ít khi” có 186 SV (chiếm 47,7% tổng số SV được khảo sát). “Thỉnh thoảng” có 33 SV (chiếm 8,5% tổng số SV được khảo sát). “Rất ít khi” có 10 SV (chiếm 2,6% tổng số SV được khảo sát). Quan sát 2.10a Biểu đồ 2.10a: Mức độ thường xuyên của giảng viên ôn lại bài cũ và liên hệ thực tế 2,6% Rất thường xuyên 4,5% 11,5% Thường xuyên Thỉnh thoảng 29,7% Ít khi 47,7% Rất ít khi - Xem bài trước khi đến lớp: Là hình thức tổ chức tự học góp phần tiếp thu bài mới nhanh hơn và tham gia xây dựng bài tích cực hơn. Tuy nhiên giảng viên thường bỏ qua phần này và nếu có thực hiện thì không thường xuyên. Qua quá trình khảo sát SV, nhận thấy rằng giảng viên không thường xuyên tổ chức cho SV
  37. 37 xem bài trước khi đến lớp khi cao nhất là “Thỉnh thoảng” với 147 SV (chiếm 37,6% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 66 SV (chiếm 16,9% tổng số SV được khảo sát) và “Rất ít khi” có 30 SV (chiếm 7,6% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng 3 mức độ sẽ đạt 243/390 SV chiếm 62,1% tổng số SV được khảo sát cao hơn tổng mức độ “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” (147 SV, chiếm 37,9% tổng số SV được khảo sát). Kết quả thể hiện qua biểu đồ 2.10b Biểu đồ 2.10b: Mức độ thường xuyên của giảng viên xem bài trước khi đến lớp của sinh viên: 4,4% 7,6% Rất hường xuyên 16,9% Thường xuyên 33,5% Thỉnh thoảng Ít khi Rất ít khi 37,6% - Tự học bằng tài liệu có hướng dẫn: Là hình thức tự học tích cực đem lại hiệu quả cao mà không cần phải có thầy cô bên cạnh. Tuy nhiên hình thức này rất ít khi được không được giảng viên yêu cầu. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy việc đọc sách không được giảng viên không yêu cầu thường xuyên khi tổng tỉ lệ của “Thỉnh thoảng”, “Ít khi” và “Rất ít khi” chiếm 72,2 % tổng số SV được khảo sát. Chính vì vậy, giảng viên không thường xuyên tổ chức cho SV tự học bằng hình thức này.Quan sát biểu đồ 2.11 Biểu đồ 2.11: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên giảng viên tổ chứccho SV tự học bằng tài liệu có hướng dẫn.
  38. 38 3,6% 1% Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng 21,8 % Ít khi Rất ít khi 47,4% 26,2% - Tự học bằng tài liệu thông tin: Là hình thức tự học mang lại nhiều hứng thú cho người học bởi tính sinh động của hình thức này. Tuy nhiên, hiện nay nhận thấy giảng viên vẫn không thường xuyên yêu cầu SV tự học bằng hình thức này khi chiếm tỉ lệ cao nhất là “Thỉnh thoảng” có 120 SV (chiếm 30,8% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 50 SV (chiếm 12,8% tổng số SV được khảo sát). “Rất ít khi” có 40 SV (chiếm 10,3% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng 3 mức độ “Rất thường xuyên”, “Ít khi”, “Thỉnh thoảng” là 53,9% tổng số khảo sát. Trong khi “Rất thường xuyên” có 80 SV chiếm 20,5% tổng số SV khảo sát. 100 SV cho rằng “Thường xuyên” chiếm 25,6% tổng số SV khảo sát. Chính vì vậy cho thấy rằng mặc dù tổng 2 mức độ “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” chiếm tỉ lệ khá cao là 46,1% nhưng vẫn thấp hơn tổng 3 mức độ là “Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên”. Cho thấy giảng viên tổ chức hình thức này không thường xuyên lắm. Quan sát bảng 2.11b. Bảng 2.11b: Mức độ thường xuyên tổ chức cho SV tự học với phương tiện thông tin.
  39. 39 Số lượng Phần trăm Rất thường xuyên 80 20,5% Thường xuyên 100 25,6% Thỉnh thoảng 120 30,8% Ít khi 50 12,8% Rất ít khi 40 10,3% Qua việc phân tích các hình thức tự học trên, nhận thầy rằng việc tổ chức cho SV tự học bằng các hình thức chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Theo bạn N.T.T.T – khoa Giáo dục mầm non nói rằng: “Thầy cô nên cho SV thật nhiều đề tài tiểu luận, bài tập về nhà, chủ đề thảo luận nhóm và buộc sinh viên về làm để tạo cho SV thói quen tự học”. Hay theo bạn P.T.T khoa Sư phạm XH cho rằng: “Thầy cô ít khi giao việc về nhà làm lắm nếu thầy cô không giao việc thì SV sẽ không học đâu”. Để có nhận định khách quan về vấn đề này, tôi đã phỏng vấn về phía giảng viên thì giảng viên cho rằng việc tổ chức cho SV tự học bằng các hình thức thảo luận nhóm, tiểu luận, xem bài trước khi đến lớp không thường xuyên là có thật. Theo giảng viên P.N.N cho rằng: “Việc tổ chức các hình thức tự học nêu trên không thường xuyên là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là thời gian không đủ và lớp quá đông. Cùng quan điểm nêu trên giảng viên P.N.T cho rằng: “Chương trình đào tạo theo tín chỉ giảm đi nhiều thời gian đứng lớp của thầy cô lắm, lớp đông có khi đến mấy trăm sinh viên làm sao mà tổ chức thường xuyên được, chỉ lâu lâu một lần thôi”. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng giảng viên đang gặp khó khăn về vấn đề thời gian và lớp quá đông nên việc tổ chức các hình thức tự học cho SV chưa được thường xuyên. 2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá của giảng viên đối với việc tự học của sinh viên trường ĐHSG Song song với việc tổ chức cho SV tự học với các hình thức là giảng viên phải kiểm tra, đánh giá. Nhận thấy SV rất đề cao vai trò của kiểm tra, đánh giá của giảng viên đối với quá trình tự học của SV khi “Đồng ý” chiếm tỉ lệ cao nhất với 179 SV, chiếm 45,9% tổng khảo sát, “Hoàn toàn đồng ý” có 43 SV chiếm 11%
  40. 40 tổng khảo sát. Nếu tổng 2 mức độ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” chiếm tỉ lệ khá cao là 47% tổng số SV được khảo sát. Trong khi đó, nếu tổng 2 mức độ “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” chỉ chiếm 10% tổng số SV được khảo sát là rất thấp. Chính vì vậy, hầu hết SV cho rằng việc kiểm tra đánh giá của giảng viên đối với quá trình tự học của SV có sự ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình tự học của SV (Xem bảng 2.12) Bảng 2.12: Mức độ đồng ý sự ảnh hưởng của việc kiểm tra, đánh giá của giảng viên đối với việc tự học của sinh viên. Mức độ đồng ý Số lượng (SV) Phần trăm(%) Hoàn toàn đồng ý 43 11 % Đồng ý 179 45,9% Bình Thường 129 33% Không Đồng ý 28 7,2% Hoàn toàn không đồng ý 11 2,8% Nhưng khi tham khảo một số kế hoạch tổ chức môn học thì việc tồ chức các hình thức tự học rất ít, thường sẽ có một bài thảo luận nhóm, tiểu luận hay bài tập để lấy đủ cột điềm theo quy định của chương trình còn khi đã đủ điểm thì giao bài làm cho SV nhưng không kiểm tra, đánh giá. Qua quá trình khảo sát SV thì phần lớn SV cho rằng giảng viên không thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình tự học của SV bởi chiếm tỉ lệ cao nhất là mức độ “Thỉnh thoảng” có 164 SV (chiếm 42% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 41 SV (chiếm 10,5% tổng số SV được khảo sát) và “Rất ít khi” có 27 SV (chiếm 6,9 % tổng số được khảo sát). Nếu tổng 3 mức độ “Thỉnh thoảng”, “Ít khi” và “Rất ít khi” khá cao là 59,4% trong khi tổng 2 mức độ “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” (chiếm 40,6% tổng số SV được khảo sát). Quan sát biểu đồ 2.13 Biểu đồ 2.13: Mức độ thường xuyên của việc kiểm tra, đánhg giá kết quả tự học của sinh viên 6,8%7,2%
  41. 41 Rất Thường xuyên 10,5% Thường xuyên Thỉnh thoảng 33,4% Ít khi Rất ít khi 42% Về phía giảng viên, theo giảng viên B.V.Q cho rằng: “Việc kiểm tra, đánh giá tự học thầy không thực hiện thường xuyên. Bởi nhiều lí do nhưng chủ yếu do lớp quá đông, thời gian không cho phép nếu có chỉ kiểm tra chỉ một vài bạn hay nộp bài viết nhưng sẽ không tránh được trường hợp coppy bài nhau để đối phó”. Hay theo giảng viên N.N.M cho rằng: “Cô không thể kiểm tra, đánh giá thường xuyên khi lớp quá đông SV trong khi thời gian lên lớp rút ngắn lại và giảng viên bị áp lực nặng nề”. Cách trả lời của thầy cô khác nhau nhưng đều có chung trăn trở là thời gian và lớp quá đông. Chính những hạn chế ấy đã khiến cho việc tự học tùy thuộc vào ý thức tự học của SV nhưng vì thầy cô không kiểm tra nên sinh ra tâm lí chủ quan, ỷ lại và dần dần đã hình thành ở SV thói quen lười tự học. 2.3. Thực trạng tự học của sinh viên trường ĐHSG trong chương trình đào tạo theo tín chỉ Ngoài yếu tố nhà trường, giảng viên thì sinh viên là chủ thể quyết định quá trình tự học, chính vì vậy, ý thức của SV sẽ quyết định đến quá trình tự học thành công hay thất bại. Tuy nhiên,bên cạnh những SV có ý thức cao trong học tập, chủ động tìm tòi, nghiên cứu thì vẫn còn không ít SV không có ý thức tự học. 2.3.1. Ý thức tự học của sinh viên 2.3.1.1. Thời gian tự học của sinh viên Thời gian tự học của sinh viên chính là thời gian sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu và đã được quy định rất rõ trong văn bản hợp nhất. Thay vì thời gian học trước kia được sắp xếp cụ thể trên thời khóa biểu nhưng hiện nay thời gian lên lớp rút ngắn và SV phải có kế hoạch tự học cho riêng mình mới đáp ứng yêu cầu chương trình đề ra. Nhưng qua quá trình khảo sát, nhận thấy sinh viên dành quá ít thời gian cho tự học khi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm sinh viên cho rằng một ngày
  42. 42 dành “từ 1 đến dưới 2 tiếng” có 225 SV chiếm 57,6% tổng số SV được khảo sát. Đứng thứ 2 là nhóm SV có thời gian tự học “từ 2 đến dưới 4 tiếng/ngày” có 140 SV chiếm 36% tổng số SV được khảo sát. “Từ 3 đến dưới 7 tiếng/ngày” có 25 SV chiếm 6,4% tổng số SV được khảo sát và không có SV nào tự học trên 7 tiếng. Theo văn bản hợp nhất quy định là: thời gian thời gian chuẩn bị cá nhân phải gấp đôi thời gian học trên lớp nên với thời lượng tự học từ 1 – 2 giờ/ ngày quá ít thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Biểu đồ 2.13a như sau: Biểu đổ 2.13 a: Thời gian tự học của sinh viên. 1- dưới 2 tiếng 6,4% 2 - dưới 4 tiếng 4 - dưới 7 tiếng 36% 57,6% Trên 7 tiếng Kết quả thật mâu thuẫn khi chiếm tỉ lệ khá cao là 204 SV (chiếm 52,3% tổng số SV được khảo sát) đã “Đồng ý” với quy định thời gian tự học bằng 2/3 thời gian lên lớp và “Hoàn toàn đồng ý” có 47 SV, chiếm 12% tổng số SV được khảo sát. Tổng mức độ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” là 64,3% tổng số SV được khảo sát. Cao nhất là “Bình thường” có 112 SV, chiếm 28,8% tổng số SV được khảo sát, “Không đồng ý” có 23 SV chiếm 5,9% tổng số SV được khảo sát và “Hoàn toàn không đồng ý” có 4 SV, chiếm 1% tổng số SV được khảo sát. Từ những điều phân tích ở trên cho thấy hầu hết sinh viên chưa hiểu về quy định tự học trong văn bản hợp nhất của Bộ Giáo dục và Đào Tạo. Quan sát biểu đồ 2.14. Biểu đồ 2.14: Mức độ đồng ý với thời gian tự học 1% 5,9%
  43. 43 12% Hoàn toàn đồng ý 28,8% Đồng ý 52.3% Bình thường Không đồng ý 2.3.1.2. Lên thư viện tìm kiếm tài liệu Dường như SV trường ĐHSG vẫn không có thói quen lên thư viện đọc sách bởi khi tiến hành khảo sát 390 SV trường ĐHSG nhận thấy có 9 SV “Hằng ngày” lên thư viện tìm tài liệu (chiếm 2,3 % tổng số SV được khảo sát). Được nhiều SV lựa chọn nhất là mức độ “Thỉnh thoảng” có 125 SV, chiếm 32% tổng số SV được khảo sát, “Ít khi” lên thư viện đọc sách có 115 SV, chiếm 29,5% tổng số SV được khảo sát. Thật đau lòng khi có 141 SV cho rằng “Chưa bao giờ” lên thư viện tìm tài liệu chiếm 36,2%. Quan sát 2.15. Bảng đồ 2.15. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên lên thư viện tìm tài liệu. 36,2% 32% 29,5% 2,3% Nếu so sánh giữa thái độ học tập của SV trường ĐHKHXH& NV thì nhận thấy có sự khác biệt, tuy ở phòng đọc thư viện trường ĐHKHXH& NV không rộng như ĐHSG nhưng sinh viên đến đọc rất đông, không khí rất yên tĩnh, SV rất chăm chú cũng như nghiêm túc đọc sách, trong khi SV trường ĐHSG may mắn hơn khi được bố trí phòng đọc rộng rãi, thoáng mát nhưng rất ít SV đến, nếu có đến phần
  44. 44 lớn ngồi vào khu máy tính. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp thu hút sinh viên đến thư viện tự học cũng như nâng cao ý thức tự học của SV là một điều cần thiết. 2.3.1.3. Mục đích tự học của SV Mục đích tự có có vai trò rất quan trọng bởi nếu sinh viên có mục đích tự học đúng đắn, tích cực sẽ tự học tốt mà không cần đến sự nhắc nhỡ của bất kỳ ai. Tuy nhiên, nhận thấy hiện nay SV tự học vì điểm số hơn để hiểu bài khi qua quá trình khảo sát nhận thấy phần lớn SV tự học “Để đạt kết quả cao” khi có 228 SV (chiếm 58,5% tổng số SV được khảo sát) trong khi “Tự học để hiểu bài hơn” có 123 SV (chiếm 31,6% tổng số SV được khảo sát). Tự học “Để hài lòng bố mẹ” có 34 SV lựa chọn (chiếm 8,7% tổng số SV được khảo sát) và ít được SV lựa chọn nhất là “Học theo trào lưu” có 5 SV lựa chọn (chiếm 1,2% tổng số SV được khảo sát). Xem biểu đồ 2.15a Biểu đồ 2.15a: Mục đích tự học của sinh viên. Để hài lòng bố mẹ 1,2% Để đạt kết quả tốt hơn 8.7% Để hiểu bài hơn 31,6% Học theo trào lưu 58,5% Mục đích tự học có tác động rất lớn đến thời gian tự học của SV. Qua quá trình khảo sát 390 SV trường ĐHSG nhận thấy mục đích “Tự học để hài lòng bố mẹ” có 34 SV với thời gian tự học ít chỉ từ 1 – dưới 2 tiếng/ngày (chiếm 8,7% tổng số SV được khảo sát). “Tự học để đạt kết quả tốt” có 228 SV trong đó: 190 SV có thời gian tự học từ 1 dưới 2 tiếng/ngày (chiếm 48,7% tổng số SV được khảo sát) và 38 SV có thời gian 2 - dưới 4 tiếng/ngày (chiếm 9,7% tổng số SV được khảo sát) không có SV nào tự học 4 -7 tiếng/ngày. Trong khi đó, “Tự học để hiểu bài hơn” có 123 SV trong đó: có 89 SV có thời gian từ 2- dưới 4 tiếng/ngày (chiếm 22,8 % tổng số SV được khảo sát) và có 34 SV có thời gian tự học từ 4 – dưới 7
  45. 45 tiếng/ngày (chiếm 8,8 % tổng số SV được khảo sát). “Học theo trào lưu” có 5 SV và dành ra thời gian tự học ít chỉ từ 1 – dưới 2 tiếng/ngày (chiếm 1,2% tổng số SV được khảo sát). Qua đó cho thấy rằng, SV tự học để hài lòng bố mẹ thì thời gian tự học cao nhất chỉ từ 1 – dưới 2 tiếng/ngày, SV tự học để đạt kết quả cao phần lớn thời gian tự học cao nhất là từ 2 – dưới 4 tiếng/ngày trong khi tự học vì muốn hiểu bài hơn thời gian tự học cao nhất từ 4 – dưới 7 tiếng/ngày, học theo trào lưu thời gian tự học là từ 1 – dưới 2 tiếng/ngà. Qua đó cho thấy SV có mục đích học tích cực thì sẽ dành ra nhiều thời gian tự học hơn. Quan sát bảng 2.16. Bảng 2.16 : Mối quan hệ giữa mụcc đích và thời gian tự học Thời gian tự học Mục đích tự học 1- dưới 2 tiếng 2 - dưới 4 tiếng 4 - dưới 7 tiếng Số lượng 34 0 0 Hài lòng bố mẹ TL phần trăm 8,8% 0 0 Số lượng 190 38 0 Để đạt kết quả tốt TL phần trăm 48,7% 9,7% 0 Số lượng 0 89 34 Để hiểu bài hơn TL phần trăm 0 22,8% 8,8% Số lượng 5 0 0 Học theo trào lưu TL phần trăm 1,2% 0 0 Qua quá trình khảo sát 390 SV trường ĐHSG, nhận thấy kết quả học tập của sinh viên không cao trong đó: Có 6 SV đạt loại giỏi; 120 SV đạt loại khá; 262 SV đạt loại trung bình; loại yếu là 2 SV. Thời gian tự học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên thể hiện: 6 SV đạt loại giỏi hầu hết có thời gian tự học từ 4 - dưới 7 tiếng/ngày; phần lớn sinh viên đạt loại khá có thời gian tự học là từ 2 – dưới 4 tiếng/ngày có 84 SV. SV đạt kết quả học tập trung bình chủ yếu có thời gian tự học từ 1 – 2 tiếng/ngày là 215 SV. Đối với sinh viên loại yếu 2 SV với thời gian tự học từ 1- dưới 2 tiếng/ngày. Quan sát 2.16a
  46. 46 Bảng 2.16a: Mối quan hệ giữa xếp loại và thời gian tự học Thời gian tự học Thời gian tự học Tồng 1- dưới 2 2 - dưới 4 4 - dưới 7 số Xếp loại tiếng tiếng tiếng Giỏi 0 0 6 6 Khá 8 84 28 120 Xếp loại TB 215 41 6 262 Yếu 2 0 0 2 Tổng số 225 125 40 390 Chính vì vậy sinh viên muốn có kết quả học tập tốt thì phải cố gắng giành nhiều thời gian tự học. 2.3.2. Các hình thức tự học của sinh viên trường ĐHSG 2.3.2.1. Tự học trên lớp Phương pháp tự học không chỉ là phương pháp sinh viên học sau giờ học tập ở lớp mà còn có cả phương pháp nghe, ghi chép bài giảng của giảng viên. Để tự học tốt trong quá trình học tập trên lớp yêu cầu SV phải có một phương pháp tự học đúng đắn, phải biết kết hợp lắng nghe và ghi chép mới đạt được hiệu quả cao trong việc tiếp thu tri thức. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy sinh viên đã có sự kết hợp giữa lắng nghe và ghi chép những kiến thức mới trong đó có 145 SV lựa chọn (chiếm tỉ lệ 37,2% tổng số SV được khảo sát). Tuy nhiên, số sinh viên lựa chọn phương pháp chỉ chú trọng lắng nghe hoặc phương pháp chỉ chú trọng ghi chép vẫn khá cao trong đó: 106 SV cho rằng lắng nghe thật chăm chú để tiếp thu bài giảng, hỏi giảng viên những điều không hiểu chiếm 27,2% tổng số SV được khảo sát; ghi chép thật đầy đủ bài giảng của giảng viên về nhà đọc lại chiếm 24,3% tổng số SV được khảo sát. Phương pháp lên bàn đầu nghe để không bị phân tâm khi chỉ có 44 SV (chiếm 11,3% tổng số SV được khảo sát). Kết quả thể hiện qua bảng 2.17 Bảng 2.17: Phương pháp tự học trên lớp Phương pháp tự học trên lớp Số lượng Phần trăm
  47. 47 Lắng nghe thật chăm chú để tiếp thu bài 106 27,2 % giảng, hỏi giảng viên những điều k hiểu Lên bàn đầu nghe để không bị phân tâm 44 11,2 % Ghi chép thật đầy đủ bài giảng của giảng 95 24,4% viên về nhà đọc lại Kết hợp lắng nghe và ghi chép những kiến thức mới, những kiến thức không hiểu về 145 37,2% nhà tìm kiếm 2.3.2.2. Tự học ngoài lớp - Tự học với nhóm bạn: Là một hình thức tự học qua đó các thành viên học hỏi lẫn nhau cùng nhau tiến bộ nhưng hình thức tự học này hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn khiến cho hình thức này không phát huy được ưu điểm. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy SV vẫn chưa thường xuyên tự học với nhóm bạn khi chỉ chiếm 2,1 % trên tổng số SV được khảo sát cho rằng “Hằng ngày” tự học với nhóm bạn. chiếm tỉ lệ khá thấp là 5,9 % tổng số SV được khảo sát cho rằng tự học với nhóm bạn “Hầu hết các ngày”, “Thỉnh thoảng” chiếm 44,6% tổng số SV được khảo sát, “Ít khi” chiếm 43,6% tổng số SV được khảo sát và “Rất ít khi” chiếm 3,8 % tổng số SV được khảo sát. Nếu tổng tỉ lệ của “Thỉnh thoảng”, “Ít khi”, “Rất ít khi” là 92% tổng số SV được khảo sát là rất cao. Chính vì vậy cho thấy sinh viên không thường xuyên tự học với nhóm bạn. Quan sát biểu đồ 2.18 Biểu đồ 2.18: Đánh giá mức độ thường xuyên của học nhóm.
  48. 48 44,6% 43,6% 5,9% 3,8% 2,1% Trong quá trình thảo luận nhóm sẽ không tránh được sự bất đồng ý kiến giữa các thành viên. Qua quá trình khảo sát, nhận thấy có 229 / 390 SV (chiếm 91,6% tổng số SV được khảo sát) cho rằng có sự bất đồng ý kiến trong quá trình thảo luận nhóm và khi đó các bạn vẫn có tinh thần giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm cao khi có 101 SV cho rằng “Cùng nhau bàn bạc, thuyết phục các bạn nghe theo ý kiến mình” (44% tổng số SV được khảo sát) nhưng một điều đáng buồn khi nhiệm vụ chung của nhóm mà các bạn vẫn còn đặt cái tôi của mình quá cao như 14 SV cho rằng “ Quyết tâm bảo vệ ý kiến của mình dù đúng hay sai” (chiếm 6% tổng số SV được khảo sát) hay vô trách nhiệm như “Giao cho bạn nhóm trưởng quyết định” có 92 SV (chiếm 40% tổng số SV được khảo sát) hay có 22 SV cho rằng “Không thảo luận nữa” (chiếm 9% tổng số SV được khảo sát). Phần lớn SV đều đồng ý về sự cần thiết của việc bầu ra nhóm trưởng khi có 17,2% “Hoàn toàn đồng ý” và 34,6% “Đồng ý” nhưng người nhóm trưởng có vai trò phân chia nhiệm vụ cho các thành viên, chủ trì buổi học nhóm ấy chứ không phải là người làm thay mọi việc dẫn đến một người làm các thành viên khác hưởng theo đó là một điều hết sức vô lí. Điều đó thể hiện một lần nữa khi hầu hết các bạn đều đồng ý với việc thảo luận nhóm có giảng viên sẽ hiệu quả hơn khi không có giảng viên giám sát khi có 12,8% “Hoàn toàn đồng ý” và 42,8% “Đồng ý” đã cho thấy SV vẫn chưa thật sự nghiêm túc trong thảo luận. Một lần nữa phản ánh việc thảo luận nhóm hiện nay chưa đạt
  49. 49 hiệu quả bời khi qua quá trình khảo sát chỉ có 6% SV trên tổng số SV được khảo sát lựa chọn “Học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên”. Quan sát bảng 2.19. Bảng 2.19: Cách giải quyết khi thảo luận nhóm bất đồng ý kiến Cách giải quyết Giao cho bạn Cùng nhau bàn Quyết tâm bảo Không nhóm trưởng bạc, thuyết vệ ý kiến dù thảo luận Tổng quyết định phục các bạn đúng hay sai nữa số nghe theo ý kiến Bất đồng Có 92 101 14 22 229 ý kiến Tổng số 92 101 14 22 229 Theo bạn N.V.A cho rằng “ Thảo luận nhóm hiện nay chưa đạt hiệu quả bởi chỉ có nhóm thuyết trình quan tâm đến chủ đề mình thôi. Còn nhóm khác không quan tâm nên tạo nên lỗ hỏng kiến thức khá lớn”. Hay bạn M.N.N cho rằng: “ Mỗi lần thảo luận nhóm là các bạn cãi nhau, ai cũng đặt cái tôi của mình lên cao nên cuối cùng không đi đến đâu, bạn nhóm trưởng đành phải làm hết.” Hay bạn B.H.T cho rằng:“ Em thường làm nhóm trưởng lắm, kêu các bạn gửi bài qua em làm powerpoint thì coppy trên mạng về gửi qua cho em chứ không chọn lọc. Em làm powerpoint xong các bạn lại bảo người làm powerpoint mới hiểu nên thuyết trình luôn, cuối cùng em làm tất cả mà giảng viên không hề hay biết. Đồng thời bạn cũng kiến nghị rằng giảng viên nên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 – 5 người để phân công nhiệm vụ tốt hơn”. Theo bạn N.T.A cho rằng: “ Vì học theo tín chỉ nên rất khó để tập hợp thảo luận nhóm vì mỗi bạn có lịch học khác nhau ” Khi được hỏi giảng viên về vấn đề này, theo giảng viên T.T.N.T đã cho rằng: “ Thảo luận nhóm hiện nay tại các lớp rất khó quản lí bởi một lớp có đến vài trăm SV chia nhóm ít người thì không đủ thời gian thuyết trình, nếu chia nhóm nhiều người quá thì không kiểm soát được. Nếu cho về nhà thảo luận thì xuất hiện tình
  50. 50 trạng một SV làm nhiều SV hưởng, nên tôi ít cho SV thảo luận nhóm là vậy”. Hay theo cô N.X.Y cho rằng: “ Bạn nhóm trưởng cho cả nhóm hưởng thành quả của mình là không đúng, có thể báo với thầy cô và loại bạn ấy ra khỏi nhóm”. Chính vì vậy, tổ chức thường xuyên là một chuyện nhưng để có thể kiểm tra, giám sát được quá trình thực hiện của SV là một điều không dễ dàng. - Đọc sách: Là một hình thức tự học tích cực bởi sách chứa đựng một nguồn tri thức dồi dào, là cánh cửa để chúng ta nhìn ra thế giới. Tuy nhiên hiện nay, việc đọc sách vẫn chưa thực hiện thường xuyên. Khi tiến hành khảo sát, nhận thấy sinh viên đọc sách “Hằng ngày” khá thấp khi chỉ có 41 SV (chiếm 10,5% tổng số SV được khảo sát), “Hầu hết các ngày” có 87 SV (chiếm 22,3 % tổng số SV được khảo sát), Cao nhất là “Thỉnh thoảng” có 180 SV (chiếm 46,2% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 56 SV (chiếm 14,4 % tổng số SV được khảo sát) và “Rất ít khi” có 26 SV, chiếm 6,8% tổng số SV được khảo sát. Nếu tồng 3 mức độ “Thỉnh thoảng”, “ Ít khi”, “Rất ít khi” là 67,4% tổng số SV được khảo sát là khá lớn. Chính vì vậy cho thấy rằng sinh viên không thường xuyên đọc sách trong khi việc đọc sách là hình thức học rất cần thiết trong quá trình tự học.Quan sát biểu đồ 2.20. Biểu đồ 2.20: Đánh giá mức độ thường xuyên của đọc sách 46,2% 22,3% 14,4% 10,5% 6,7% Bên cạnh đó, một thực trạng hiện nay là sinh viên chưa biết phương pháp đọc sách chưa có sự phân tích, nghiền ngẫm trong quá trình đọc. Qua quá trình khảo sát
  51. 51 nhận thấy SV trường ĐHSG chưa biết phương pháp đọc sách khi phương pháp được nhiều SV chọn nhất là “Đọc chỗ nào cần tìm” có 167 SV (chiếm 42,8% tổng số SV được khảo sát), đứng thứ 2 là “Ghi chép lại những kiến thức hay một cách ngắn gọn” có 140 SV (chiếm 36% tổng số SV được khảo sát), “Đọc từ đầu sách đến cuối sách” có 47 SV (chiếm 12% tổng số SV được khảo sát) và phương pháp ít được SV lựa chọn nhất là “Vừa đọc vừa phân tích, nghiền ngẫm” có 36 SV, chiếm 9,2 % tổng số SV được khảo sát. Qua đó cho thấy sinh viên chỉ đọc sách khi cần tìm ra một kiến thức nào đó để giải quyết một vấn đề nào đó chứ không đọc sách vì ham học hỏi, ham hiểu biết để làm giảu vốn tri thức của mình bời khi đọc sách phải “vừa đọc vừa nghiền ngẫm” và phải “ghi chép lại kiến thức hay một cách ngắn gọn” nhưng số SV chọn 2 phương án này chiếm tỉ lệ không cao mà chỉ “ đọc chỗ nào cần tìm”.Quan sát biểu đồ 2.21 Biểu đồ 2.21: Phương pháp đọc sách của sinh viên. Đọc sách từ đầu đến 9,2% cuối 36% Đọc chỗ nào cần tìm Vừa đọc vừa phân tích, 42,8% nghiền ngẫm 12% - Làm bài tập: Là hình thức tự học giúp cho người học củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện tư duy cá nhân. Tuy nhiên cũng giống như những hình thức khác, hiện nay hình thức tự học này không được thực hiện thường xuyên khi qua khảo sát SV chiếm tỉ lệ cao nhất là “Thỉnh thoảng” có 180 SV (chiếm 44,9% tổng số SV được khảo sát). Có 93 SV cho rằng “Ít khi” làm bài tập (chiếm 23,1 % tổng số SV được khảo sát). “Rất it khi” có 23 SV lựa chọn (chiếm 6 % tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng “Thỉnh thoảng”,“ Ít khi” và “Rất ít khi” chiếm 74% là rất cao, trong khi đó, “Hằng ngày” có 22 SV, (chiếm 5,6 % tổng số SV được khảo sát), “Hầu hết các ngày” có 72 SV (chiếm 18,4 % tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng
  52. 52 “Hầu hết các ngày” và “Hằng ngày” chỉ chiếm 26% tổng số SV được khảo sát. Từ những phân tích trên cho thấy SV chưa thường xuyên làm bài tập về nhà. Quan sát biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.22: Mức độ thường xuyên của làm bài tập ở nhà. 4,49% 23,1% 18,4% 5,6% 6% - Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn: Là hình thức tự học góp phần cũng cố kiến thức và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Hiện nay, SV đã ý thức được lợi ích của hình thức tự học này bởi qua quá trình khảo sát có 126 SV cho rằng ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn để “Hiểu bài hơn” (chiếm 32,3% tổng số SV được khảo sát), vị trí thứ 2 với 125 SV cho rằng để “Ghi nhớ lâu hơn” (chiếm 32,3% tổng số SV được khảo sát), SV cho rằng ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn để “Tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn” có 95 SV (chiếm 24,5 % tổng số SV được khảo sát) và thấp nhất là “Làm bài tập tốt hơn” có 44 SV (chiếm 11,2% tổng số SV được khảo sát). Quan sát bảng 2.23a Bảng 2.23a: Lợi ích của ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn Lợi ích Số lượng Phần trăm Ghi nhớ lâu hơn 125 32 % Hiểu bài hơn 126 32,3% Làm bài tập tốt hơn 44 11,2% Tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn 95 24,5% Nhưng hầu hết sinh viên lại không thường xuyên “Ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn” bởi qua quá trình khảo sát có 175 SV cho rằng chỉ “Thỉnh thoảng” ôn
  53. 53 lại bài cũ và liên hệ thực tiễn (chiếm 44,8% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 94 SV (chiếm 24% tổng số SV được khảo sát), “Rất ít khi” có 33 SV (chiếm 8,8% tổng số SV được khảo sát) và 72 SV cho rằng “Hầu hết các ngày” đều ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn” (chiếm 18,4% tổng số SV được khảo sát) và “Hằng ngày” có 16 SV (chiếm 4% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng “Hằng ngày”, “Hầu hết các ngày” có 88 SV chiếm 22,4% (¼ tổng số SV được khảo sát) là rất thấp. Chính vì vậy, SV không thường xuyên ôn lại bài cũ và liên hệ thực tiễn. Thể hiện qua biểu đồ 2.23 Biểu đồ 2.23: Mức độ thường xuyên ôn lại bài cũ và liên hệ thực tế. 44,8% 24% 18,4% 8,8 % 4% - Xem bài trước khi đến lớp: Là hình thức tự học góp phần giúp SV hiểu bài mới nhanh hơn và hiện nay SV đã nhận thấy được sự quan trọng của hình thức này bởi qua quá trình khảo sát nhận thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là “Tiếp thu bài mới nhanh hơn” có 321 SV (chiếm 71,7% tổng số SV được khảo sát), “Tham gia thảo luận nhóm tốt hơn” có 72 SV (chiếm 16 % tổng số SV được khảo sát), thấp nhất là “ Tham gia xây dựng bài nhiều hơn” có 55 SV (chiếm 12,3% tổng số SV được khảo sát). Nhưng hầu hết các bạn lại không thường xuyên xem bài trước ở nhà khi mức độ “Hằng ngày” có 19 SV (chiếm 4,8% tổng số lượt khảo sát). Trong khi đó, “Hầu hết các ngày” chỉ có 50 SV (chiếm 12,8% tổng số lượt khảo sát). Tổng mức độ “Hằng ngày”, và “Hầu hết các ngày” là rất thấp chỉ có 69/390 SV (chiếm 17,6% tổng số SV được khảo sát) là thấp. Trong khi đó “Thỉnh thoảng” cao nhất khi có
  54. 54 162 SV (chiếm 41,5% tổng số SV được khảo sát) ,“Ít khi” có 98 SV (chiếm 25,2% tổng số SV được khảo sát) và “Rất ít khi” có 61 SV (chiếm 15,7% tổng số SV được khảo sát). Chính vì vậy, cho thấy phần lớn sinh viên không xem bài trước khi đến lớp ( Quan sát biểu đồ 2.24) Biểu đổ 2.24: Mức độ thường xuyên của SV trong việc xem bài trước khi đến lớp. 41,5% 25,2% 12,8% 15,7 % 4,8% `- Tự học bằng tài liệu có hướng dẫn: Hầu hết SV hiện nay chưa thường xuyên tự học bằng tài liệu hướng dẫn. Điều đó được thể hiện qua quá trình khảo sát nhận thấy SV chưa thường xuyên tự học với tài liệu hướng dẫn khi “Hằng ngày” có 34 SV (chiếm 8,7% tổng số lượt khảo sát), “Hầu hết các ngày” có 64 SV lựa chọn (chiếm 16,4% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng “Hằng ngày” và “Hầu hết các ngày” có 98/390 SV chiếm 25,1% tổng số SV được khảo sát tỉ lệ này là khá thấp. Trong khi “Thỉnh thoảng” tự học bằng tài liệu có hướng dẫn có 184 SV (chiếm tỉ lệ cao nhất 47,2% tổng số SV được khảo sát), “Ít khi” có 83 SV (chiếm 21,2% tổng số SV được khảo sát) và có 25 SV cho rằng “ Rất ít khi” tự học bằng tài liệu có hướng dẫn (chiếm 6,5% tổng số SV được khảo sát). Từ những số liệu trên cho thấy rằng hầu hết sinh viên chưa thường xuyên học với tài liệu có hướng dẫn ( Xem bảng 2.25)
  55. 55 Bảng 2.25: Đánh giá mức độ thường xuyên tự học bằng tài liệu có hướng dẫn Mức độ hài lòng Số lượng Phần trăm Hằng ngày 34 8,7% Hầu hết các ngày 64 16,4% Thỉnh thoảng 184 47,2% Ít khi 83 21,2% Rất ít khi 25 6,5% - Tự học bằng các phương tiện thông tin: Là cách tự học được đánh giá rất cao vì tính sinh động của hình thức này. Nhưng thực trạng hiện nay SV trường ĐHSG vẫn chưa thường xuyên tự học bằng hình thức này khi qua quá trình khảo sát nhận thầy chiếm tỉ lệ cao nhất khi có 155 SV cho rằng chỉ “Thỉnh thoảng” tự học bằng các phương tiện thông tin (chiếm 39,7% tổng số SV được khảo sát), “ Ít khi” có 33 SV, (chiếm 8,5% tổng số SV được khảo sát) và có 17 SV trên tổng số SV khảo sát cho rằng “Rất ít khi” tự học bằng các phương tiện thông tin (c hiếm 4,3% tổng lượt khảo sát). SV tự học với phương tiện thông tin vẫn chưa thường xuyên khi tổng 3 mức độ “Thỉnh thoảng”, “Ít khi” và “Rất ít khi” rất cao 205/390 SV (chiếm tỉ lệ 52,5% so với tổng số) cao hơn tổng tỉ lệ của “Hằng ngày” và “Hầu hết các ngày” ( chiếm 47,5% tổng số SV được khảo sát). Xem hình 2.26 Bảng 2.26: Mức độ thường xuyên của việc tự học bằng các phương tiện thông tin Mức độ thường xuyên Số lượng (SV) Phần trăm( %) Hằng ngày 62 16,0% Hầu hết các ngày 123 31,5% Thỉnh thoảng 155 39,7% Ít khi 33 8,5% Rất ít khi 17 4,3%
  56. 56 Từ những phân tích mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức tự học đã phân tích ở trên, nhận thấy SV vẫn chưa thực hiện thường xuyên tự học các hình thức này. Thể hiện qua biểu đồ 2.27 Biểu đồ 2.27. Đánh giá mức độ thường xuyên các hình thức tự học của sinh viên. Nếu “1= Rất thường xuyên”, “2 = Thường xuyên”, “3= Thỉnh thoảng”, “ 4= Ít khi”, “5= Rất ít khi”. Quan sát biểu đồ, nhận thấy mức độ “3= Thỉnh thoảng” cao nhất và chiều cao phần biểu đồ nghiêng về “Ít khi” và “Rất it khi”. Chính vì vậy có thể kết luận rằng, sinh viên trường ĐHSG chưa thực hiện thường xuyên các hình thức tự học. Bên cạnh đó, Sinh viên năm 4 có ý thức tự học cao hơn SV năm nhất bởi qua quá trình khảo sát nhận thấy SV năm 4 có mức độ thực hiện các hình thức tự học nhiều hơn SV năm 4. Xem biểu đồ 2.28.
  57. 57 Biểu đồ 2.28: Mức độ thường xuyên của sinh viên các năm đối với hình thức tự học Quy ước “1=Rất thường xuyên”; “2 = Thường xuyên”; “ 3= Thỉnh thoảng”; “ 4= Ít khi”, “ 5= Rất ít khi”. Quan sát biểu đồ, ta nhận thấy rằng sinh viên năm 4 có mức độ tự học các hình thức thường xuyên hơn so với sinh viên năm nhất. Bởi khi bước lên ĐH nhưng các bạn vẫn còn thói quen học tập ở THPT quá phụ thuộc vào thầy cô mà mãi đến năm 4 ý thức tự học ấy mới được hình thành 2.4. Nguyên nhân tác động đến tình hình tự học của SV 2.4.1. Nguyên nhân hạn chế Từ những thực trạng nêu trên, việc tìm ra nguyên nhân đề từ đó tìm ra giải pháp khắc phục là một điều rất cần thiết 2.4.1.1. Nguyên nhân khách quan 2.4.1.1.2. Nhà trường không quan tâm Từ những thực trạng đã phân tích, qua quá trình khảo sát ý kiến SV kết quả nhận được có 6 SV “Hoàn toàn đồng ý” với nguyên nhân tự học không hiệu quả do nhà trường không quan tâm (chiếm 1,5% tổng số SV được khảo sát) là rất thấp, có 136 SV “Đồng ý” (chiếm 34,9% tổng số SV được khảo sát), cao nhất khi có 179 SV chọn “Bình Thường” (chiếm 45,9% tổng số SV được khảo sát), có 55 SV “Không đồng ý” với nguyên nhân do nhà trường (chiếm 14,1% tổng số SV được khảo sát) và “Hoàn toàn không đồng ý” có 14 SV (chiếm 3,6% lượt khảo sát). Nếu tổng tỉ lệ “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” chiếm tỉ lệ khá cao (36,4%) lớn hơn tổng tỉ lệ “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” (17,7%). Xem bảng 2.30.
  58. 58 Bảng 2.30. Mức độ đồng ý với nguyên nhân tự học không hiệu quả do nhà trường. Mức độ đồng ý Số lượng ( SV ) Phần trăm ( %) Hoàn toàn đồng ý 6 1,5% Đồng ý 136 34,9% Bình thường 179 45,9% Không đồng ý 55 14,1% Hoàn toàn không đồng ý 14 3,6% Chính vì vậy việc tìm ra giải pháp khắc phục từ nhà trường là một điều rất cần thiết. 2.4.1.1.3. Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu nhiều. Cơ sở vật chất thiếu thốn là một nguyên nhân cần được nhắc đến. Khi quan quan sát 4 cơ sở trường ĐHSG gồm cơ sở chính, cơ sở 1,2,3 nhận thấy cơ sở chính có cơ sở vật chất tốt nhất bởi thiết bị hiện đại nhất, có thư viện, có khu tự học nhưng nếu đem so sánh với trường ĐHSP và ĐH KHXH và NV thì trường ĐHSG cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa (như đã phân tích 2.1.2). Qua quá trình khảo sát, nhận thấy hầu hết SV đồng ý với nguyên nhân tự học không đạt hiệu quả do cơ sở vật chất nhà trường khi chiếm tỉ lệ cao nhất “ Bình Thường” với 168 SV (chiếm 43% tổng số SV được khảo sát), “Hoàn toàn đồng ý” có 50 SV (chiếm 12,8% tổng khảo sát), “Đồng ý” với nguyên nhân tự học không đạt hiệu quả do cơ sở vật chất nhà trường có 115 SV chiếm 29,5% tổng khảo sát, có 64 SV “Không Đồng ý” (với chiếm 16,4% tổng số SV được khảo sát và thấp nhất là “Hoàn toàn không đồng ý” với 13 SV (chiếm tỉ lệ 3,33% tổng số SV được khảo sát). Nếu tổng 2 mức độ “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý” chiếm 19,73 % tổng số SV được khảo sát chỉ chiếm 1/5 tổng số SV được khảo sát là rất thấp. Xem biểu đồ 2.31.
  59. 59 Biểu đồ: 2.31: Biểu đồ thể hiện mức độ đổng ý với nguyên nhân do sơ sở vật chất. 3,3 % 16,4% 12,8% 29,5% 38% Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý - Cơ sở vật chất trong phòng học kém: Đã ảnh hưởng đến việc tự học của SV cũng như quá trình tiếp nhận tri thức của SV. Theo sinh viên N.V.A cho rằng: “Có nhiều khi giảng viên đang giảng bài máy chiếu hư phải sửa 3 – 4 lần mới được, mất hết thời gian lên lớp làm cho quá trình tự học bị gián đoạn”. Hay theo sinh viên P.H.T cho rằng : “Máy chiếu ở cơ sở 3 đã quá cũ, có nhiều khi bên cơ sở chính cắm laptop trình chiếu được nhưng qua cơ sở 3 lại không được khiến cho việc thuyết trình nhóm bị gián đoạn ” Hay theo giảng viên N.T.K.T cho rằng: “Lớp học của trường ta chưa thoáng lắm, trưa năng nêu mở cửa gió vào thì nắng chói, nếu đóng lại thì rất ngột ngạc ” Chính vì vậy, cho thấy rằng cơ sở vật chất ở trường ĐHSG chưa được tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy của giảng viên và tiếp thu tri thức của SV. - Tài liệu trong thư viện chưa phong phú, máy tính hư nhiều: Như những điều đã phân tích ở chương 2 (phần.2 1.2) cho thấy thư viện trường ĐHSG nhiều sách nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của SV trường. Theo giảng viên N.V.A cho rằng: “Trường mình còn thiếu nhiều tài liệu lắm, có những tài liệu hướng dẫn SV tìm trong thư viện không có nên SV phải qua nhà sách trường ĐHKHXH và NV nhưng vì không phải học sinh trường người ta nên họ không cho mượn mang về. Rất vất vả”. Hay theo bạn N.N.P.A cho rằng :“Máy tính
  60. 60 chậm,nhiều máy không hoạt đông chưa được sửa ”Chính vì vậy cho thấy điều kiện cơ sỡ vật chất trong thư viện còn hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến việc tự học không hiệu quả. - Mạng wifi: Như đã phân tích ở chương 2 (mục 2.1.2.3) tình trạng mạng wifi kém là một thực trạng ở trường ĐHSG .Mạng wifi kém đã ảnh hưởng đến quá trình lên lớp của giảng viên và SV trong việc giảng dạy cũng như tìm kiếm thông tin trên internet. Theo sinh viên P.Đ.L cho rằng: “ Nhiều khi thấy cô hướng dẫn trang wed để chúng tôi tự học nhưng vì không có wifi, 3G cũng không thể tìm kiếm được,, ghi lại về nhà tìm lại không thấy ” Tuy nhiên theo giảng viên T.T.B cho rằng: “Trường chúng ta hạn chế truy cập wifi cho SV chắc có lẽ vì tránh trường hợp lên mạng không vì mục đích hoc tập bởi các em lên mạng cũng không tra cứu tài liệu tự học đâu mà toàn lướt wed, chơi game không lo học. Các em muốn tra cứu thông tin thì có thể về nhà cũng có wifi hay 3G của mình chứ đâu nhất thiết ở trường.” Qua 2 ý kiến trên, nhận thấy nhà trường cũng có sự quan tâm đến SV sợ SV không tập trung học nhưng tin chắc sẽ có một bộ phận không nhỏ SV cần wifi để tự học vì không phải SV nào cũng có thể lên 3G, hay wifo ở nhà. Chính vì vậy, mạng wifi yếu cũng là một nguyên nhân khiến việc tự học của SV bị gián đoạn. - Khu tự học: Trong thời gian qua, một điều đáng tích cực là khu tự học ngày càng trở nên khang trang hơn khi đã xây dựng mái che, quạt là không gian lí tưởng để sinh viên tự học, điều ấy đã cho thấy được sự quan tâm của nhà trường, tạo mọi điều kiện cho việc tự học của sinh viên tốt nhất. Nhưng từ những điều phân tích chương 2 (mục 2.1.2.2) cho thấy rằng khu tự học của trường ĐHSG vẫn còn nhiều hạn chế và ảnh hưởng đến nhu cầu tự học của SV. Theo bạn N.P.P.A khoa Môi trường cho rằng: “Khu tự học trường mình không đủ chỗ ngồi cho SV trưa nắng mà phải chen chút, nóng nực, em ước gì khu tự học trường ĐHSG được như ở ĐHSP”. Cùng quan điểm, ngoài ra bạn N.T.H.N - khoa Tài chính - kế toán cho rằng: “Nhà trường nên mở thêm nhiều khu tự học ở các cơ sở khác vì hiện tại chỉ có cơ sở chính có
  61. 61 thôi”. Nhưng khi được hỏi thầy N.M.H thầy cho rằng: “Nhà trường đã tận dựng hết không gian trống xây dựng khu tự học cho SV và còn phải phụ thuộc vào kinh phí nhà trường nữa”. Chính vì vậy, hạn chế về diện tích mở khu tự học là nguyên nhân khiến nhiều SV thiếu chỗ học nhóm nên rất nhiều SV ngồi hành lang khoa nghệ thuật hay hội trường để làm bài, thảo luận nhóm rất nhiều. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp khắc phục là một điều cần thiết. 2.4.1.1.4. Phương pháp dạy của giảng viên chưa tạo hứng thú cho sinh viên Như những điều đã phân tích chương 2 (phần 2.2.1) nhận thấy phương pháp dạy của giảng viên chưa tạo hứng thú cho sinh viên tự học. Giảng viên phải giảng dạy quá nhiều còn SV cảm thấy nhàm chán khi phải ngồi nghe quá nhiều. Qua quá trình khảo sát SV thì hầu hết SV đều đồng ý với nguyên nhân này khi “Hoàn toàn đồng ý” có 20 SV (chiếm 5,2% tổng số SV được khảo sát), “Đồng ý” 165 lượt SV (chiếm 42,3% trên trên tổng số SV được khảo sát). Tổng tỉ lệ “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” là 47,5% tổng số SV được khảo sát. Trong khi đó “Bình thường” có 153 SV, chiếm 39,2% tổng số SV được khảo sát, “Không đồng ý” có 38 SV, chiếm 9,7% tổng số SV được khảo sát và “Hoàn toàn không đồng ý” có 14 SV, (chiếm 3,6% tổng số SV được khảo sát).Xem bảng 2.32 Bảng 2.32: Mức độ đồng ý của sinh viên với nguyên nhân phương pháp giảng dạy của giảng viên. Mức độ Đồng ý Số lượng Phần trăm Hoàn toàn đồng ý 20 5,2 % Đồng ý 165 42,3% Bình Thường 153 39,2% Không Đồng ý 38 9,7% Hoàn toàn không đồng ý 14 3,6% Theo bạn N. N.A cho rằng: “Giảng viên nên hướng dẫn cho SV cách tự học cũng như hỏi SV thật nhiều để có sự tương tác giữa giảng viên và SV khiến bài học sinh động, SV cũng hứng thú về nhà tự học”. Hay theo sinh viên V.V.A cho rằng: