Đề tài nghiên cứu khoa học Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến

pdf 60 trang thiennha21 12/04/2022 14892
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài nghiên cứu khoa học Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_ung_dung_phan_mem_ma_nguon_mo_cho.pdf

Nội dung text: Đề tài nghiên cứu khoa học Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ CHO HỌC VÀ THI TRỰC TUYẾN Chủ nhiệm đề tài: KS. NGUYỄN THÀNH TUẤN ANH Thành viên tham gia: T.S. NGUYỄN HỮU TUÂN Hải Phòng, tháng 5/2016
  2. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI 6 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT CẤU CỦA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 6 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8 1.1 TỔNG QUAN VỀ ELEARNING 8 1.1.1. Lịch sử 8 1.1.2. Elearning là gì? 9 1.1.3. Tình hình phát triển Elearning trên thế giới 9 1.1.4. Hiện trạng phát triên Elearning tại việt Nam 10 1.2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ELEARNING 11 1.2.1. Ưu điểm 11 1.2.2. Nhược điểm 12 1.3. CÁC DẠNG VÀ HÌNH THỨC CỦA E-LEARNING TRONG VIỆC ĐÀO TẠO 13 1.3.1. Các dạng E-learning 13 1.3.2. Một số hình thức đào tạo E-learning 14 1.4. KIẾN TRÚC HỆ THỐNG E-LEARNING 15 1.5. TÌM HIỂU VỀ CÁC GIẢI PHÁP ELEARNING PHỔ BIẾN HIỆN NAY 16 1.5.1. Moodle 16 1.5.2. Edmodo 18 1.5.3. CourseSites 19 1.5.4. Sakai 20 1.6. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP. 21 CHƯƠNG II. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 23 2.1. MOODLE LÀ GÌ? 23 2.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA MOODLE 23 2.3. CÁC TÍNH NĂNG CHÍNH CỦA MOODLE 25 2.4. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ CHO MOODLE KHI SỬ DỤNG ĐỂ GIẢNG DẠY 26 2.4.1. Reload 26 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh ii
  3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến 2.4.2. Hot Patatoes 26 2.4.3. LAMS 27 2.4.4. eXe 27 2.4.5. Một số công cụ khác 28 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG 29 3.1. CÀI ĐẶT MOODLE 29 3.1.1. Cài đặt hệ điều hành Ubuntu Server 29 3.1.2. Cài đặt Apache/MySQL/PHP 38 3.1.3. Cài đặt một số phần mềm hỗ trợ 38 3.1.4. Tải Moodle 39 3.1.5. Cấu hình MySQL Server 39 3.1.6. Hoàn thiện việc cài đặt 40 3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC VÀ THI TRẮC NGHIỆM TRỰC TUYẾN 41 3.2.1. Giới thiệu 41 3.2.2. Chức năng quản lý hệ thống 42 3.2.3. Chức năng giảng dạy 43 3.2.3. Chức năng học tập 43 3.2.4. Chức năng khách 43 3.3 XÂY DỰNG KHÓA HỌC "TIN HỌC VĂN PHÒNG" - ỨNG VỚI HỌC PHẦN TIN HỌC VĂN PHÒNG (17102) CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM. 43 3.3.1. Xây dựng khóa học 43 3.3.2. Xây dựng các bài kiểm tra (trắc nghiệm) để đánh giá sinh viên 47 CHƯƠNG 4: KIỂM THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 52 4.1. KIỂM THỬ HỆ THỐNG 52 4.1.1. Kiểm thử hệ thống với một nhóm ít học sinh 52 4.1.2. Kiểm thử hệ thống với một lớp học phần 54 4.1.3. Kiểm thử hệ thống với nhiều lớp học phần cùng một thời điểm 55 4.2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 56 4.3. KỸ THUẬT PHÂN TRANG BÀI KIỂM TRA. 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh iii
  4. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1. Kiến trúc hệ thống E-learning 15 Hình 2. Hệ thống Moodle 17 Hình 3. Mạng xã hội học tập Edmodo 18 Hình 4. CourseSites 19 Hình 5. Phần mềm mã nguồn mở Sakai 20 Hình 6. So sánh 4 phần mềm Elearning theo hệ thống website g2crowd.com 21 Hình 7. Biểu tượng đại diện cho moodle 23 Hình 8. Các tính năng chính của Moodle 25 Hình 9. Phần mềm Reload 26 Hình 10. Phần mềm Hot Potatoes 27 Hình 11. Cấu hình máy ảo lựa chọn 29 Hình 12. Cài đặt phần mềm Vmware Workstation 10 30 Hình 13. Giao diện phần mềm Vmware Workstation 10 30 Hình 14. Tạo máy chủ ảo mới 31 Hình 15. Chọn loại máy chủ ảo 31 Hình 16. Chọn chức năng sẽ cài hệ điều hành sau 32 Hình 17. Chọn hệ điều hành Linux 32 Hình 18. Đặt tên và chọn vị trí lưu máy ảo 33 Hình 19. Tùy biến phần cứng của máy chủ 33 Hình 20. Thay đổi thông số máy ảo cho phù hợp với mục đích 34 Hình 21. Máy ảo đã sẵn sàng 34 Hình 22. Kích đúp vào ở CD/DVD 35 Hình 23. Chọn file ISO hệ điều hành 35 Hình 24. Khởi động máy chủ 36 Hình 25. Máy chủ bắt đầu chạy 36 Hình 26. Chọn ngôn ngữ 37 Hình 27. Bắt đầu cài đặt 37 Hình 28. Màn hình đăng nhập Ubuntu Server 12.04 38 Hình 29. Giao diện của hệ thống Moodle sau khi được cài đặt xong 41 Hình 30. Hoạt động của hệ thống 42 Hình 31. Tạo mới khóa học 43 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh iv
  5. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 32. Tạo nội dung cho khóa học 44 Hình 33. Thêm tài nguyên vào khóa học 44 Hình 34. Lựa chọn loại tài nguyên cần đưa vào khóa học 45 Hình 35. Sửa nội dung khóa học 47 Hình 36. Thêm hoạt động hoặc tài nguyên vào khóa học 47 Hình 37. Lựa chọn hoạt động "Quiz" (kiểm tra trắc nghiệm) 48 Hình 38. Thêm nội dung cho Quiz 48 Hình 39. Bài trắc nghiệm đã được tạo, chưa có câu hỏi nào 49 Hình 40. Thêm câu hỏi trắc nghiệm vào bài kiểm tra 49 Hình 41. Lựa chọn loại câu hỏi trắc nghiệm 50 Hình 42. Nhập nội dung câu hỏi và các đáp án lựa chọn 50 Hình 43. Bài trắc nghiệm được hiển thị trong nội dung bài học 51 Hình 44. Trạng thái %CPU và RAM của hệ thống 52 Hình 45. Nhóm học tập 5 sinh viên 53 Hình 46. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh 53 Hình 47. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh54 Hình 48. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần 54 Hình 49. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần 55 Hình 50. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần 55 Hình 51. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần 56 Hình 52. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 1 57 Hình 53. Hình: Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 2 57 Hình 54. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 3 58 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh v
  6. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu “E-learning – Học trực tuyến” đang là một chủ đề rất được quan tâm trên khắp thế giới. Giáo dục ngày càng phát triển, và việc học trực tuyến là một nhu cầu tất yếu giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dạy và người học. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam cũng đang hướng tới xây dựng “Trường điện tử” nhằm số hóa tối đa các quy trình đào tạo và quản lý. Và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, ứng học công nghệ E-learning trong việc dạy và học sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống “Trường điện tử” của nhà trường. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Hiện nay xu hướng áp dụng hình thức thi và học trực tuyến đang ngày càng phát triển và là một hình thức giáo dục được các trường đại học, các trung tâm giáo dục sử dụng rộng rãi. Việc thi và học trực tuyến mang lại nhiều lợi ích thiết thực và tiết kiệm chi phí, thời gian cho người học và người dạy. Người học có thể chủ động trong việc bố trí thời gian học, lựa chọn người học và khóa học phù hợp theo năng lực và sở thích của mình. Trong khi người dạy và cơ sở đào tạo tiết kiệm được chi phí phòng học, chi phí nhân lực, quản lý, chấm bài 3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu một số hệ thống phần mềm mã nguồn mở E-learning và đưa ra một giải pháp hỗ trợ cho việc học và thi trực tuyến. Mục tiêu của đề tài là xây dựng một hệ thống thi và học trực tuyến với các chức năng quản lý kỳ thi, lớp thi, điểm thi, câu hỏi thi một cách hiệu quả, linh hoạt. Bước đầu áp dụng với học phần Tin học Đại cương và có thể mở rộng cho các học phần của khoa Công nghệ Thông tin 4. Phương pháp nghiên cứu, kết cấu của công trình nghiên cứu Nghiên cứu một số hệ thống phần mềm mã nguồn mở E-learning Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 6
  7. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Lựa chọn giải pháp Cài đặt, triển khai thử nghiệm giải pháp cụ thể Đánh giá giải pháp và định hướng phát triển 5. Kết quả đạt được của đề tài Triển khai thử nghiệm thành công một hệ thống hỗ trợ việc học và thi trực tuyến sử dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle (phiên bản 3.0). Đã bước đầu ứng dụng được trong việc dạy và học môn Tin học văn phòng ở Học kỳ 2 năm học 2015-2016 cho một số nhóm tín chỉ trong học phần. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 7
  8. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Tổng quan về Elearning. 1.1.1. Lịch sử Thuật ngữ e-learning chính thức mới chỉ xuất hiện từ năm 1999, khi lần đầu tiêu được sử dụng tại một cuộc hội thảo về hệ thống. Tuy nhiên, những ý tưởng ban đầu của e-learning thì đã xuất hiện từ trước đó rất lâu. Trước khi Internet xuất hiện một thời gian dài, các khóa học từ xa đã được cung cấp cho sinh viên. Trong thập niên 1840, Isaac Pitman đã dạy sinh viên của mình viết tắt sử dụng các biểu tượng để cải thiện tốc độ viết và đã được phổ biến rộng rãi tới những người thường xuyên phải ghi chép. Pitman đã thường xuyên liên lạc với sinh viên của mình thông qua thư viết tay, ông gửi nhiệm vụ qua thư, và sinh viên sau khi hoàn thành bài tập cũng gửi thư cho thầy. Năm 1924, các máy kiểm tra trắc nghiệm đã được phát minh. Thiết bị này cho phép sinh viên tự kiểm tra. Sau đó, năm 1954, B.F. Skinner, một giao sư Đại học Harvard đã phát minh ra “máy dạy học” (teaching machine), cho phép máy hướng dẫn và quản lý sinh viên. Tới tận năm 1960 thì chương trình đào tạo sử dụng hệ thống máy tính đầu tiên mới được giới thiệu ra thế giới. Chương trình đào tạo dựa trên máy tính (Computer Based Training program – CBT) đã được thiết kế để áp dụng cho sinh viên trường đại học Illinois đầu tiên, và sau đó đã được sử dụng bởi nhiều trường khác trong khu vực Với sự ra đời của máy tinh và internet vào những năm cuối của thế kỷ 20, các công cụ E-learning và các phương pháp trao đổi được mở rộng. Trong những năm 1980, nhiều người đã có thể sử dụng máy tính cá nhân để tìm hiểu các vấn đề cụ thể và phát triển một số kỹ năng nhất định. Sau đó, trong thập niên tiếp theo, môi trường ảo vắt đầu phát triển mạnh, giúp nhiều người tiếp cận với cơ hội tìm hiểu thông tin và học trực tuyến. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 8
  9. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Trong những năm 2000, các doanh nghiệp đã bắt đầu sử dụng E-learning để đào tạo nhân viên của họ. Nhân viên mới có cơ hội học tập trực tuyến từ xa thông qua hệ thống riêng. Tại nhà, họ được cung cấp tài khoản để truy cập vào các chương trình trực tuyến để học tập và nâng cao kiến thức. Ngày này, E-learning đã thực sự phổ biến và hầu hết người dùng internet đều nhận ra được những lợi ích mà việc học tập trực tuyến có thể mang lại. 1.1.2. Elearning là gì? E-learning (electronic learning) có thể hiểu là học qua mạng (học điện tử), thường được hiểu là sử dụng máy tính và mạng internet để học tập (một phần hoặc cả khóa học), có thể áp dụng trong một phần của một khóa học ở một đơn vị, hoặc một khóa học đào tạo từ xa đầy đủ Trong những ngày đầu, E-learning không nhận được những phản hồi tích cực. Nhiều người nghĩ rằng việc đưa máy tính vào việc đào tạo sẽ loại bỏ đi yếu tố con người mà người học cần. Nhưng theo thời gian, khi công nghệ đã phát triển, tới nay, chúng ta luôn sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng trong cả lớp học và văn phòng như một thiết bị hỗ trợ cho học tập và công việc. Các thiết bị có thể sử dụng rất nhiều chương trình để tương tác với nhau và có thể dùng để phục vụ cho việc trao đổi, chia sẻ và truyền đạt bài học. Với mối quan hệ giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo uy tín và đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm, đã có nhiều Trường điện tử (E-school) phát triển và cung cấp cho xã hội một môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ và chuyên nghiệp, cũng như tạo cơ hội cho tất cả mọi người được tham gia học tập và nâng cao trình độ mà không phải quá lo lắng tới các vấn đề địa điểm, thời gian và chi phí. 1.1.3. Tình hình phát triển Elearning trên thế giới Nhiều nước phát triển đã triển E-learning trong hệ thống giáo dục quốc gia. Những năm gần đây, E-learning đã và đang được triển khai trong giáo dục phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 9
  10. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Ở Mỹ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Đối với Hàn Quốc, Chính phủ xem đây như một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Ở nhiều nước phát triển, E-learning được triển khai với quy mô sâu rộng với rất nhiều tính năng đi kèm với khóa học. Đầu tiên phải nói đến tính linh hoạt trong việc học và thanh toán chi phí học tập bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt. Với sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông, mạng internet với tốc độ cao được phổ cập về các vùng quê, vùng xa nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. E-learning trở thành một phương thức đóng vai trò giải quyết vấn đề thiếu hụt giảng viên cho các vùng sâu, vùng xa. Thay vì cần đến giáo viên giảng dạy trực tiếp, chỉ học sinh đã có thể cập nhật được nguồn kiến thức vô cùng phong phú và đầy đủ. Mô hình này rất có ích cho những nước đang phát triển khi mà trẻ em vùng núi phải vượt hàng chục cho tới hàng trăm km để tới trường. Tuy nhiên đi kèm với nó phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,truyền thông và đó đang là khó khăn của hầu hết những nước đang phát triển. 1.1.4. Hiện trạng phát triên Elearning tại việt Nam Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Sự hữu ích, tiện lợi của E-learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý. Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ) đều có cơ hội được học tập, Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 10
  11. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-learning nên có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, E-learning ở ViệtNam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiến kịp các nước. 1.2. Ưu, nhược điểm của Elearning 1.2.1. Ưu điểm Tinh linh hoạt (Flexible): Elearning có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp với lịch trình của người học. không nhất thiết phải đúng giờ như việc đi học ở trên lớp. Chương trình đào tạo được chia thành nhiều phần nhỏ (gọi là module), bạn có thể sắp xếp để hoàn thành từng module cho tới khi hoàn thành chương trình. Tính di động (Mobile): Việc học trực tuyến có thể được thực hiện trên máy tính, máy tính bảng hay thậm chí là điện thoại di động. Bạn có thể học ở trên tàu, trên xe bus hay học ở bất cứ nơi nao bạn muốn, dường như giờ đây, bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể là lớp học của bạn. Không cần di chuyển (No travel): Như vừa đề cập, e-learning có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào chỉ cần bạn có thiết bị hỗ trợ phù hợp. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể không cần đi đâu cả, bạn có thể học ở nhà. Chi phí (lower cost): Chi phí để học một chương trình qua mạng thì thường rẻ hơn nhiều so với việc các bạn phải tới trường học, vì ngoài học phí, ta còn tiết kiệm được chi phí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí về thời gian Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 11
  12. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Khả năng tự điều chỉnh (Tailor it to you): Các khóa học elearning không phải được cố định, mà bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp với mình. Ví dụ, một số phần bạn đã nắm chắc rồi muốn đẩy nhanh tốc độ lên, một số phần bạn muốn học kỹ hơn Điều này chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của e-learning. Tính toàn cầu (Global): dường như có rất ít giới hạn cho việc học trực tuyến. Hiện tại, chúng ta có thể tham gia vào rất nhiều các khóa học trên toàn thế giới một cách dễ dàng. 1.2.2. Nhược điểm Sự quản lý lỏng lẻo (Lack of control): Người học không bị quản lý, và không ai biết được người học đã học như thế nào. Người học cũng có thể thiếu đi động lực để học và đôi khi sẽ dành quá nhiều thời gian cho việc khác mà quên mất việc học. Vậy, đây là một vấn đề khá phức tạp với thời hạn khác nhau của những người học khác nhau ở các giai đoạn khác nhau Cách tiếp cận (Learning Approach): Nó không hấp dẫn với nhiều người học, đặc biệt những người thích được giao tiếp. Nhìn chung, vấn đề này thì tùy theo người học, mỗi người có một sở thích về cách học khác nhau. Bị cô lập (Isolated): đây là câu trả lời thường xuyên được đưa ra khi được hỏi về elearning. Việc học mà không được gặp gỡ người dạy và bạn học đôi khi khiến con người ta có cảm giác thực sự bị cô lập. Vấn đề về công nghệ (Technology issues): elearning phụ thuộc vào thiết bị hỗ trợ (máy tính, điện thoại) và mạng internet. Các thiết bị hỗ trợ cũng phải đảm bảo các chương trình chạy phù hợp. Nếu kết nối Internet kém hoặc phát sinh những vấn đề đột ngột sẽ làm gián đoạn việc học của chúng ta. Khả năng sử dụng máy tính (Computer Competency): Nhiều người không thực sự thành thạo trong việc sử dụng máy tính vì công việc của họ thường không cần dùng tới. Cho nên đối với những trường hợp như thế này, thì Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 12
  13. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến có thể việc học qua mạng sẽ không mang lại hiệu quả như một khóa học trên lớp bình thường. 1.3. Các dạng và hình thức của E-learning trong việc đào tạo 1.3.1. Các dạng E-learning a, Dạng tự học (Standalone courses) Khóa học được thực hiện bởi chính người học mà không cần người hướng dẫn hoặc người học cùng. Người học có thể vào website của môn cần học, xem tài liệu và làm bài tập có sẵn. b, Dạng lớp học ảo (Virtual classroom courses) Là một lớp học trực tuyến có cấu trúc như một lớp học bình thường. Có thể có hoặc không các cuộc họp hoặc trao đổi trực tuyến. c, Dạng trò chơi và mô phỏng (Learning games and simulations) Học bằng các thực hiện các hoạt động trò chơi hay mô phỏng mà yêu cầu người học phải thăm dò và từ đó sẽ có được các kiến thức mới. d, Dạng nhúng (Embedded e-learning) e-learning được bao gồm trong một hệ thống hác, chẳng hạn như một chương trình máy tính, quy trình chẩn đoán hoặc chức năng trợ giúp trực tuyến. e, Dạng kết hợp (Blended learning) Sử dụng các hình thức học tập để hoàn thành một mục tiêu duy nhất. Có thể trộn lớp học và các hình thức e-leaning với nhau. f, Dạng di động (Mobile learning) Mục đích phục vụ cho người học khi đang di chuyển (như trên tàu, xe bus). Được trợ giúp bởi thiết bị di động như PDA, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. g, Dạng tri thức trực tuyến (Knowledge management) Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 13
  14. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Thông qua e-learning ta có thể sử dụng các tài liệu trực tuyến và các phương tiện truyền thông để cung cấp kiến thức cho tất cả mọi người hoặc cho cả một tổ chức chứ không riêng cho một cá nhân nào. 1.3.2. Một số hình thức đào tạo E-learning a, Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology Based Training) Là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin. Bao gồm dữa trên Web, mạng nội bộ, DVD và CD để đào tạo về bất kỳ một chủ đề nào. b, Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer Based Training) Là hình thức sử dụng máy tính và phần mềm chạy trên máy tính, thường là không nối mạng, không có giao tiếp với bên ngoài để phục vụ cho quá trình đào tạo. c, Đào tạo dựa trên Web (WBT – Web Based Training) Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người học có thể dễ dàng truy cập thông qua trình duyệt web. d, Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) Là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học. Các mộ hình đào tạo trực tuyến E-learning: - Mô hình LMS (Learning Management System) - Mô hình LCMS (Learning Content Managerment System) e, Đào tạo từ xa (Distance Learning) Là hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Có 2 loại hình cung cấp đào tạo từ xa: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 14
  15. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến - Hướng dẫn đồng bộ: Đòi hỏi phải có sự tham gia đồng thời của tất cả học sinh và giáo viên hướng dẫn. - Hướng dẫn không đồng bộ: Không đòi hỏi sự tham gia đồng thời của tất cả học sinh và giáo viên hướng dẫn. Học sinh không cần phải được tập hợp lại với nhau trong cùng một vị trí cùng một lúc. Thay vào đó, sinh viên có thể chọn khung thời gian học và tương tác với tài liệu học tập theo lịch trình của họ. 1.4. Kiến trúc hệ thống E-learning Hình 1. Kiến trúc hệ thống E-learning Kiến trúc hệ thống E-learning được chia thành 3 thành phần chính. - Hạ tầng thiết bị truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên), thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông - Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS, các công cụ hỗ trợ bảo mật, xác thực Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 15
  16. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến - Hạ tầng thông tin (nội dung đào tạo): Phần quan trọng của e-learning là nội dung các khóa học và các chương trình đào tạo. Theo kiến trúc bên trên, thì ta có thể thấy được rằng các thiết bị truyền thông và mạng, chính là các thiết bị phần cứng hỗ trợ cho việc học, tùy thuộc vào ta muốn áp dụng giải pháp Elearning cho việc đào tạo trong mạng LAN hay trong mạng Internet ta sẽ có các phương án khác nhau. Hạ tầng thông tin: sau khi có hạ tầng phần mềm, ta có thể tiến hành xây dựng nội dung các khóa học dựa trên nội dung khóa học đang được dạy và học theo cách truyền thống. Hạ tầng phần mềm, ta sẽ cần tìm một giải pháp nào đó hỗ trợ, và phần tiếp theo sẽ tìm hiểu về một số giải pháp phần mềm elearning hiện đang phổ biến trên thế giới. 1.5. Tìm hiểu về các giải pháp Elearning phổ biến hiện nay 1.5.1. Moodle Đây là một phần mềm LMS mã nguồn mở nổi tiếng. Moodle là phần mềm hướng vào thị trường giáo dục, được nhiều công ty sử dụng cho mục đích đào tạo ví dù như Cisco và Subaru. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 16
  17. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 2. Hệ thống Moodle Các tính năng đặc biệt: Moodle có hầu hết các tính năng cần thiết của một LMS, như là trang học tập của từng sinh viên, các tính năng theo dõi tiến độ và hỗ trợ các lớp học đa phương tiện, và cũng có giao diện thân thiện với các thiết bị di động, hỗ trợ các module viết thêm của bên thứ 3, và khả năng thu học phí thông qua PayPal. Ưu/Nhược điểm: Moodle là một phần mềm lớn nên khá tốn dung lượng lưu trữ. Moodle cũng bị đánh giá là quá phức tạp và hơi khó sử dụng cho người quán lý, kèm theo là một số nhược điểm trong việc xuất báo cáo cũng như quản lý học viên. Tuy nhiên, Moodle là một phần mềm mã nguồn mở đã được sử dụng và nhận được sự hỗ trợ của một công đồng rất lớn mạnh. Moodle cho phép bạn sử dụng để xây dựng vô số các khóa học và cung cấp cho rất nhiều người dùng. Ngoài ra, khi sử dụng Moodle, việc sao lưu và phục hồi khá dễ dàng, nên việc Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 17
  18. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến sao chép và di chuyển các khóa học sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. 1.5.2. Edmodo Edmodo có thể được gọi là mạng xã hội học tập, được thiết kế dành cho học sinh, giáo viên, chú trọng vào sự liên lạc nhanh chóng, khảo sát ý kiến, chia sẻ bài giảng và hơn thế nữa, Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội, khá là gần gũi với người sử dụng vì có giao diện khác tương đồng với Facebook. Hình 3. Mạng xã hội học tập Edmodo Các tính năng đặc biệt Edmodo mang tính chất của một mạng xã hội thực thụ, cho phép học sinh và giáo viên liên lạc với nhau nhanh chóng, hỗ trợ không giới hạn số lượng học sinh và số lượng nhóm học tập (lớp học). Edmodo còn hỗ trợ truy cập trên điện thoại di động qua trình duyệt web, hoặc thậm chí còn hỗ trợ phần mềm trên điện thoại, máy tính bảng, giúp việc dạy và học dễ dàng, có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 18
  19. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Ưu/nhược điểm Edmodo gần gũi với người sử dụng và hỗ trợ trên nhiều thiết bị có kết nối internet Edmodo là một hệ thống đơn giản, dễ sử dụng Tuy nhiên, Edmodo không phải là một hệ thống mã nguồn mở, nên người dùng không thể cài đặt và tùy biến theo ý mình. Và đây không phải là một giải pháp có thể đáp ứng cho một hệ thống nhiều học sinh và lâu dài. 1.5.3. CourseSites Blackboard là một cái tên nổi tiếng trong cộng đồng Elearning, và họ đã phát hành phiên bản miễn phí mang tên CourseSites. CourseSites hướng tới mục đích phục vụ việc học tập cá nhân chứ không phải là thị trường doanh nghiệp. Phần mềm này dựa trên web và miễn phí, cho phép tạo nhiều trang học trực tuyến cho các lớp học rời rạc. Hình 4. CourseSites Các tính năng đặc biệt Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 19
  20. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CourseSites có cho phép đăng nhập bằng Facebook và Gmail và hỗ trợ không giới hạn số lượng học sinh, CourseSites dễ dàng được tích hợp với các dịch vụ khác của Blackboard. Ưu/Nhược điểm CourseSites không phải là phần mềm mã nguồn mở, nên việc sử dụng có vẻ dễ dàng hơn một chút. Tuy nhiên một số chức năng người dùng phải trả phí mới có thể sử dụng. 1.5.4. Sakai Sakai là một giải pháp mã nguồn mở. Sakai khác với Moodle ở một vài yếu tố: Nó được xây dựng trên nền Java trái ngược với LAMP (Linux, Apache, MySQL và PHP). Sakai hướng vào các tổ chức học thuật chứ không hướng vào mục đích đào tạo của các công ty. Hình 5. Phần mềm mã nguồn mở Sakai Các tính năng đặc biệt Sakai có thể tích hợp với Google Docs, bao gồm các công cụ hỗ trợ giống như Wiki, kiểm tra trực tuyến, slide thuyết trình và có khả năng kết nối với Dropbox. Ưu/nhược điểm Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 20
  21. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Sakai nhận được sự hỗ trợ rất lớn tới từ các tổ chức liên quan tới giáo dục (thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ về tài chính hơn gấp nhiều lần so mới Moodle). Tuy nhiên Sakai được xây dựng dựa trên nền tảng Java, khiến cho tổng chi phí để triển khai một hệ thống sử dụng máy chủ Java sẽ đắt hơn nhiều so mới những hệ thống sử dụng nền tảng PHP Ngoài ra, đối tượng phục vụ Sakai hướng tới hẹp hơn nhiều lần so với các giải pháp khác cũng khiến cho cộng đồng người sử dụng và hỗ trợ ít hơn. 1.6. Lựa chọn giải pháp. Hình 6. So sánh 4 phần mềm Elearning theo hệ thống website g2crowd.com Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 21
  22. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Theo trang web g2crowd.com (trang web nổi tiếng hỗ trợ so sánh các phần mềm theo nhiều tiêu chí), thì khi đem so sánh 4 phần mềm Blackboard, Edmodo, Moodle và Sakai, phần mềm Edmodo đã chiếm ưu thế về mọi mặt và có vẻ là phần mềm được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, Edmodo lại không phải là một chương trình mã nguồn mở, không cho phép download và cài đặt trên hệ thống riêng. Đây thực sự là một giải pháp tốt, nhưng không phải là một giải pháp lâu dài cho một hệ thống. Cũng tương tự cho Blackboard. Moodle và Sakai thì đều có những ưu thế riêng và các tính năng cũng có một số phần tương đồng. Trong đề tài sẽ lựa chọn giải pháp Moodle vì hiện nay Moodle đang là một giải pháp nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng và trong thực tế cũng đã có nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng thành công cho hệ thống đào tạo của mình hoặc có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Phần tiếp theo sẽ tìm hiểu về hệ thống mã nguồn mở Moodle. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 22
  23. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CHƯƠNG II. TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE 2.1. Moodle là gì? Moodle (Modular Object-. Oriented Dynamic Learning. Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas với mục đích tạo ra những khóa học trực tuyến có sự tương tác cao. Moodle là một nền tảng hỗ trợ việc học tập, được thiết kế để cung cấp cho những nhà giáo dục, người quản lý giáo dục và người học một hệ thống mạnh mẽ, an toàn để tạo ra một môi trường học tập cá nhân. Người dùng có thể tải phẩn mềm và cài đặt trên máy chủ riêng để sử dụng. Moodle được xây dựng và điều phối bởi Moodle HQ – một công ty của Úc với sự hỗ trợ của một mạng lưới nhiều công ty dịch vụ trên toàn thế giới. Hình 7. Biểu tượng đại diện cho moodle 2.2. Các đặc điểm của Moodle Được xây dựng cho việc học tập với quy mô toàn cầu Là một phần mềm đã được kiểm chứng và đáng tin cậy trên thế giới: Moodle đã được nhiều tổ chức lớn và nhỏ trên thế giới đã sử dụng, bao gồm trường Kinh tế London, Đại học New York, tổ chức Microsoft và một số trường Đại học mở. Moodle được phục vụ cho cả 2 mục đích hỗ trợ việc học tập cũng như hỗ trợ cho doanh nghiệp với số người sử dụng hiện nay khoảng 80 triệu người, giúp cho Moodle trở thành một nền tảng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Được thiết kế để hỗ trợ cả việc giảng dạy lẫn việc học tập: Moodle cung cấp một bộ công cụ mạnh mẽ dựa trên phương pháp Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 23
  24. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến “lấy người học làm trung tâm”, và đã tạo ra được một môi trường học tập với sự tương tác của 2 đối tượng chính là “người dạy” và “người học”. Dễ dàng sử dụng: Giao diện Moodle dễ sử dụng khiến cho người dùng không mấy khó khăn để tiếp xúc với nó. Miễn phí sử dụng: Moolde được cung cấp miễn phí dưới dạng một phần mềm mãi nguồn mở, theo giấy phép GNU. Bất cứ ai cũng được phép sử dụng, mở rộng, sửa đổi mã nguồn vì mục đích thương mại hoặc phi thương mại mà không cần xin phép hay chia sẻ lợi nhuận cho việc sử dụng Moodle. Luôn cập nhật và được hỗ trợ: dự án Moodle luôn được xem xét và cập nhật để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tính linh hoạt và tùy biến cao Vì là phần mềm mã nguồn mở nên Moodle có thể được tùy biến theo bất cứ cách nào phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Thiết kế dạng mô-đun cho phép các nhà phát triển tạo ra các mô-đun (plug-in) để tích hợp vào chương trình để phục vụ cho một số chức năng cụ thể. Khả năng mở rộng của hệ thống Hệ thống có thể đáp ứng cho một nhóm nhỏ sinh viên tới việc đáp ứng cho hàng triệu người. Moodle có thể hỗ trợ từ các lớp học nhỏ tới các tổ chức lớn. Moodle có thể được sử dụng để phục vụ giáo dục, các dự án phi lợi nhuận, hoặc kinh doanh, thậm chí một số dự án chính phủ Sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, trên bất cứ thiết bị nào. Moodle dựa trên nền tàng Web, nên có thể được truy cập từ bất cứ đâu chỉ cần một thiết bị có hỗ trợ vào mạng và có hỗ trợ trình duyệt Web. Và hiện nay Moodle dần dần được nâng cấp để có thể phục vụ tốt hơn ở trên các thiết bị di động. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 24
  25. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Được hỗ trợ bởi một cộng đồng mạnh mẽ. Dự án Moodle nhận được sự hỗ trợ của một cộng đồng lớn người sử dụng, trong đó có sự hỗ trợ từ một mạng lưới các công ty cộng tác viên của Moodle (Moodle Partner). Hiện nay hệ thống Moodle liên tục được kiểm tra, nâng cấp và cải tiển để hệ thống ngày một hoàn thiện hơn để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 2.3. Các tính năng chính của Moodle Hình 8. Các tính năng chính của Moodle Hệ thống Moodle có các tính năng quản lý học tập: Quản lý thành viên: Cho phép người quản trị tạo người dùng mới, chứng thực và phân quyền sử dụng cho họ Quản lý khỏa học: Cho phép thêm các khóa học mới cũng như cập nhật nội dung cho khóa học đó, các khóa học có thể sao lưu để sử dụng lại Quản lý điểm số: Kết quả của học viên được quản lý và có thể xuất báo cáo chi tiết, tiện cho việc quản lý của giáo viên Quản lý mô-đun (module): Quản lý các hoạt động, bộ lọc và các khối. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 25
  26. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến 2.4. Một số công cụ hỗ trợ cho Moodle khi sử dụng để giảng dạy 2.4.1. Reload Reload là một chương trình hỗ trợ tạo ra các bài giảng trực tuyến được đóng gói, sử dụng trong môi người đào tạo phân tán, dự trên hệ quản lý đào tạo. Các công cụ của Reload là IMS Content Package, SCORM 1.2, SCORM 2004 Hình 9. Phần mềm Reload 2.4.2. Hot Patatoes Đây là một bộ ứng dụng cho phép giáo viên dễ dàng tạo ta các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, các câu trả lời ngắn, ô chữ Hot Patatoes không phải phần mềm mã nguồn mở, nhưng là phần mềm miễn phí, người dùng được phép sử dụng cho bất cứ mục đích gì. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 26
  27. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 10. Phần mềm Hot Potatoes Chương trình này có một số tính năng cơ bản hỗ trợ cho việc tạo ra các đề thi trắc nghiệm: Đảo ngẫu nhiên ngân hàng câu hỏi Cho phép chèn hình ảnh vào Có thể in ra giấy kèm đáp án Soạn thảo được nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm Có thể gửi bài trắc nghiệm lên trang Hot Patatoes để sinh viên có thể làm bài trực tuyến 2.4.3. LAMS Đây là công cụ cung cấp cho giáo viên môi trường làm việc trực quan, cho phép tạo các chuỗi hoạt động. Các hoạt động này có thể là chuỗi nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm hoặc hoạt động của cả lớp học. 2.4.4. eXe Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 27
  28. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Đây là chương trình hỗ trợ giáo viên thiết kế và xuất bản tài liệu học tập lên web một cách dễ dàng. Giáo viên có thể soạn bài trên máy tính cá nhân (không cần mạng) sau đó upload lên hệ thống Moodle. 2.4.5. Một số công cụ khác Math type: Hỗ trợ gõ các công thức toán học một cách thuận tiện và nhanh chóng Course Genie: Hỗ trợ chuyển đổi tài liệu Microsoft Word vào khóa học trực tuyến nhanh chóng SimpleRecorder: Hỗ trợ thu giọng nói hoặc video tải liên Moodle giúp cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 28
  29. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG 3.1. Cài đặt moodle Hệ thống moodle có thể được cài đặt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Mac OS, Windows hay Linux Trong đề tài này sẽ lựa chọn hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu Server (một phiên bản phát triển từ nhân Linux). Máy chủ được lựa chọn để cài đặt hệ thống là một máy chủ ảo chạy trên VMware Workstation với cấu hình như sau: Bộ xử lý Core i3 2.40 GHz x 2 nhân Ổ cứng 17GB RAM 2GB Hình 11. Cấu hình máy ảo lựa chọn 3.1.1. Cài đặt hệ điều hành Ubuntu Server 3.1.1.1. Cài đặt phần mềm Vmware Workstation Phần mềm Vmware Workstation là phần mềm cho phép thiết lập máy chủ ảo trên máy tính thật. File cài đặt phần mềm có thể tải về ở địa chỉ: Sau khi tải được phần mềm, tiến hành cài đặt phần mềm trên máy tính tương tự như các phần mềm máy tính thông thường: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 29
  30. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 12. Cài đặt phần mềm Vmware Workstation 10 Qua các bước cài đặt, ta được kết quả: Hình 13. Giao diện phần mềm Vmware Workstation 10 3.1.1.2. Tạo máy chủ ảo trên Vmware Workstation. Bước 1: Tạo một máy chủ ảo mới bằng cách lựa chọn “Create a New Virtual Machine” Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 30
  31. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 14. Tạo máy chủ ảo mới Bước 2: Chọn loại máy chủ Hình 15. Chọn loại máy chủ ảo Bước 3: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 31
  32. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 16. Chọn chức năng sẽ cài hệ điều hành sau Bước 4: Hình 17. Chọn hệ điều hành Linux Bước 5 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 32
  33. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 18. Đặt tên và chọn vị trí lưu máy ảo Bước 6 Hình 19. Tùy biến phần cứng của máy chủ Bước 7 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 33
  34. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 20. Thay đổi thông số máy ảo cho phù hợp với mục đích Bước 8. Sau khi thiết lập xong cấu hình, ta có một máy chủ ảo sẵn sàng để sử dụng: Hình 21. Máy ảo đã sẵn sàng Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 34
  35. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến 3.1.1.3. Cài đặt hệ điều hành Ubuntu Server 12.04 trên máy chủ ảo Hệ điều hành Ubuntu Server 12.04 có thể được tải về từ địa chỉ Đầu tiên kích đúp vào CD/DVD (SATA) để tạo đường dẫn cho ổ đĩa CD/DVD của máy chủ ảo. Hình 22. Kích đúp vào ở CD/DVD Hình 23. Chọn file ISO hệ điều hành Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 35
  36. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Tiếp theo, Hình 24. Khởi động máy chủ Hình 25. Máy chủ bắt đầu chạy Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 36
  37. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 26. Chọn ngôn ngữ Hình 27. Bắt đầu cài đặt Trong quá trình cài đặt, sẽ còn có nhiều bước nữa nhằm thiết lập thông số ban đầu cho máy chủ, làm theo từng bước theo đĩa cài đặt là sẽ hoàn thành, và cuối cùng máy sẽ khởi động lại, hiện ra màn hình đang nhập của Ubuntu: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 37
  38. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 28. Màn hình đăng nhập Ubuntu Server 12.04 3.1.2. Cài đặt Apache/MySQL/PHP Trước khi cài đặt thêm phần mềm cần cập nhật lại Ubuntu Server bằng lệnh: sudo apt-get update Tải các phần mềm Apache/MySQL/PHP: sudo apt-get install apache2 sudo apt-get install mysql-client sudo apt-get install mysql-server sudo apt-get install php5 sudo apt-get install libapache2-mod-php5 Trong quá trính cài đặt, sẽ có thông báo hiện ra yêu cầu thiết lập mật khẩu cho MySQL, nhập mật khẩu và ghi nhớ mật khẩu để sau này sẽ cần dùng. 3.1.3. Cài đặt một số phần mềm hỗ trợ Cài đặt thêm một số chương trình hỗ trợ sudo apt-get install graphviz sudo apt-get install aspell sudo apt-get install php5-pspell sudo apt-get install php5-curl sudo apt-get install php5-gd sudo apt-get install php5-intl sudo apt-get install php5-mysql sudo apt-get install php5-xmlrpc Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 38
  39. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến sudo apt-get install php5-ldap sudo apt-get install clamav 3.1.4. Tải Moodle Cài đặt thư mục lưu trữ và lưu trữ moodle. Đề tài sẽ sử dụng thư mục /opt cho việc vài đặt. Sử dụng “git” để tải và cập nhật moodle một các dễ dàng. Đầu tiên chuyển vị trí làm việc về thư mục /opt cd /opt Tải Moodle từ git sudo git clone git://git.moodle.org/moodle.git Thay đổi vị trí làm việc tới thư mục Moodle đã tải về cd moodle Khai báo và kiểm tra phiên bản sudo git branch -a sudo git branch track MOODLE_30_STABLE origin/MOODLE_30_STABLE sudo git checkout MOODLE_30_STABLE 3.1.5. Cấu hình MySQL Server Cần phải thay đổi công cụ lưu trữ mặc định (default storage engine) thành innodb và thay đổi định dạng file mặc định thành Barracuda, đây là thiết lập mới so với những phiên bản trước. Việc cấu hình có thể thực hiện như sau: sudo vi /etc/mysql/my.cnf Kéo xuống tìm phần [mysqld] và sau đó thêm một số nội dung sau: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 39
  40. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến default_storage_engine = innodb innodb_file_per_table = 1 innodb_file_format = Barracuda Sau đó khởi động lại MySQL Server để việc cài đặt có hiệu lực: sudo service mysql restart Tiếp theo ta cần tạo một cơ sở dữ liệu cho Moodle, thực hiện: mysql -u root -p mysql> CREATE DATABASE moodle DEFAULT CHARACTER SET utf8 COLLATE utf8_unicode_ci; mysql> create user 'username'@'localhost' IDENTIFIED BY 'passwordmoodledude'; mysql> GRANT SELECT,INSERT,UPDATE,DELETE,CREATE,CREATE TEMPORARY TABLES,DROP,INDEX,ALTER ON moodle.* TO 'username'@localhost IDENTIFIED BY 'passwordmoodledude'; mysql> quit; 3.1.6. Hoàn thiện việc cài đặt Tạm thời ta sẽ thiết lập quyền truy cập vào các file của thư mục moodle là cao nhất để dễ làm việc: sudo chmod -R 777 /var/www/html/moodle Sau khi cài đặt xong Moodle ta sẽ hạn chế quyền ghi file bằng lệnh Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 40
  41. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến sudo chmod -R 0755 /var/www/html/moodle Sau khi việc cài đặt hoàn thành, ta có thể truy cập vào máy chủ thông qua địa chỉ IP hoặc tên miền được cài đặt (Trong hệ thống đang cài đặt là Hình 29. Giao diện của hệ thống Moodle sau khi được cài đặt xong 3.2. Xây dựng hệ thống học và thi trắc nghiệm trực tuyến 3.2.1. Giới thiệu Sau khi đã có hệ thống phần mềm được cài đặt, chúng ta cần xây dựng một hệ thống học tập phục vụ cho việc học của sinh viên theo sự quản lý và hướng dẫn của giảng viên. Hoạt động của hệ thống có thể được mô tả bằng biểu đồ dưới đây: Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 41
  42. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 30. Hoạt động của hệ thống Các danh mục khóa học có thể được tạo theo từng lớp học phần cụ thể để việc sử dụng được thuận lợi và việc quản lý cũng dễ dàng theo từng môn của từng giảng viên. Để sử dụng hệ thống, người dùng đăng nhập vào hệ thống (hoặc đăng ký thành viên mới). Thành viên của hệ thống được phân các vai trò chính như: Người quản lý, Giáo viên, Sinh viên, Khách. Việc phân quyền này sẽ do người quản trị hệ thống thực hiện và nếu là giáo viên thì có thể thêm thành viên (sinh viên) vào khóa học của mình. 3.2.2. Chức năng quản lý hệ thống Nhóm chức năng này bao gồm: đăng nhập hệ thống, điều hành hệ thống, quản lý khóa học, quản lý giáo viên, quản lý sinh viên, quản lý các diễn đàn, quản lý các tài nguyên và quản lý tài liệu của hệ thống. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 42
  43. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến 3.2.3. Chức năng giảng dạy Nhóm chức năng này có vai trò là giáo viên, bao gồm: đăng nhập hệ thống, quản lý bài giảng, quản lý bài tập và thông tin học tập của sinh viên, upload dữ liệu và quản lý thông tin cá nhân. 3.2.3. Chức năng học tập Nhóm chức năng này có vai trò là sinh viên, bao gồm: đăng nhập hệ thống, xem bài giảng, tải tài liệu, kiểm tra, thi trực tuyến, diễn đàn trực tuyễn với các thành viên khác và giáo viên, quản lý thông tin cá nhân. 3.2.4. Chức năng khách Chức năng này dành cho khách khi truy cập vào hệ thống, có thể xem tin tức và một số tài nguyên công khai. 3.3 Xây dựng khóa học "Tin học văn phòng" - ứng với học phần Tin học văn phòng (17102) của trường Đại học Hàng hải Việt Nam. 3.3.1. Xây dựng khóa học 3.3.1.1. Tạo mới khóa học Hình 31. Tạo mới khóa học 3.3.1.2. Tạo nội dung cho khóa học Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 43
  44. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 32. Tạo nội dung cho khóa học 3.3.1.3. Thêm các tài nguyên cần thiết vào khóa học Hình 33. Thêm tài nguyên vào khóa học Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 44
  45. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 34. Lựa chọn loại tài nguyên cần đưa vào khóa học Các loại tài nguyên có thể đưa vào khóa học: - Bài tập (Assignment): Loại bài tập cho phép sinh viên gửi bài bằng cách đính kèm file (upload) lên hệ thống, giáo viên có thể chấm bài và gửi lời nhận xét tới từng sinh viên (không công khai) - Trao đổi trực tiếp (Chat): Hoạt động này cho phép thảo luận trực tiếp giữa giáo viên và học sinh. Trong quá trình học tập, học sinh có thể đưa ra các thắc mắc để trao đổi với giáo viên và các học sinh khác (Hình thức này cũng tương tự như phòng chat Yahoo) - Câu hỏi trắc nghiệm (Choice): Giáo viên có thể thêm vào bài giảng một câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh trả lời với mục đích là khảo sát ý kiến hoặc chỉ đơn giản là muốn kiểm tra nhanh những kiến thức sinh viên vừa học được. - Cơ sở dữ liệu (Database): Hoạt động này giúp sinh viên tương tác với nhau và chia sẻ dữ liệu vào hệ thống như các đường dẫn, tài liệu, bài báo hay hình ảnh sau đó các thành viên khác có thể bình luận trực tiếp vào các nguồn dữ liệu đó. - Diễn đàn (Forum): Hình thức trao đổi diễn đàn phổ biến, thường dành cho một vấn đề nào đó chưa thể giải quyết ngay trong bài học Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 45
  46. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến trong thời gian ngắn, những bài viết trong diễn đàn thường được lưu trữ lâu hơn, dễ tra cứu và dễ dàng đưa ra các bình luận để thảo luận về một vấn đề - Bài học (Lesson): Chức năng nay giúp tạo ra một bài giảng khá hoàn chỉnh và hỗ trợ nhiều tính năng hấp dẫn và chạy theo một kịch bản nào đấy được lập trình trước. Học sinh có thể tự học một chủ đề nào đó dựa theo bài học mà giáo viên đã tạo và sau đó làm bài tập theo “kịch bản” mà giáo viên đã xây dựng trước. - Kiểm tra trắc nghiệm (Quiz): Chức năng này có lẽ quan trọng nhất trong Moodle, cho phép tạo ra các bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn, và tự động chấm sau khi học sinh hoàn thành bài làm của mình. - SCORM package: Chức năng tạo bài giảng chuẩn SCORM cho phép tạo các nội dung bài giảng đa phương tiện, có thể sử dụng phần mềm RELOAD để làm việc với chức năng này - Khảo sát (Survey): Khảo sát sinh viên theo một số câu hỏi nhất định nào đó. Ví dụ như kết thúc khóa học có thể tạo một khảo sát để tham khảo ý kiến của học sinh sau khóa học. - Một số tài nguyên và hoạt động khác trong khi tạo nội dung cho khóa học: Sách (book), Wiki, Workshop, File, Folder, Page, URL 3.3.1.4. Sửa nội dung trong khóa học Để sửa một nội dung trong một bài học của khóa học, giáo viên hoặc người quản lý khóa học có thể chọn chức năng “Edit” và sau đó điều chỉnh nội dung cho phù hợp. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 46
  47. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 35. Sửa nội dung khóa học 3.3.2. Xây dựng các bài kiểm tra (trắc nghiệm) để đánh giá sinh viên Tạo bài kiểm tra trắc nghiệm cho một bài học bằng cách ấn trực tiếp vào “Add and activity or resource” (hoặc có thể tạo một bài kiểm tra độc lập để trong thư viện và đưa vào bài học sau) Hình 36. Thêm hoạt động hoặc tài nguyên vào khóa học Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 47
  48. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 37. Lựa chọn hoạt động "Quiz" (kiểm tra trắc nghiệm) Hình 38. Thêm nội dung cho Quiz Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 48
  49. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 39. Bài trắc nghiệm đã được tạo, chưa có câu hỏi nào Hình 40. Thêm câu hỏi trắc nghiệm vào bài kiểm tra Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 49
  50. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 41. Lựa chọn loại câu hỏi trắc nghiệm Hình 42. Nhập nội dung câu hỏi và các đáp án lựa chọn Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 50
  51. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 43. Bài trắc nghiệm được hiển thị trong nội dung bài học Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 51
  52. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến CHƯƠNG 4: KIỂM THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG 4.1. Kiểm thử hệ thống Hệ thống được kiểm thử bằng cách để cùng một thời điểm cho sinh viên truy cập vào máy chủ để theo dõi bài học, và đặc biệt là trong việc làm bài kiểm tra trắc nghiệm có sự tương tác thường xuyên giữa các sinh viên và hệ thống. Ta sẽ theo dõi và đánh giá hiệu suất của hệ thống thông qua việc sử dụng tài nguyên (CPU, RAM ) của máy chủ. Hình 44. Trạng thái %CPU và RAM của hệ thống Phần tiếp theo sẽ tiến hành theo dõi hiệu suất của máy chủ bằng cách chia thành 3 nhóm học khác nhau, một nhóm ít học sinh, một nhóm khoảng 50 và một nhóm khoảng 100 học sinh. Ta sẽ theo dõi thông số CPU và RAM trong 30 phút, và với mỗi nhóm, ta sẽ đo 3 lần. Và nội dung hoạt động của sinh viên dùng để theo dõi là một bài kiểm tra trắc nghiệm 50 câu trong 40 phút. 4.1.1. Kiểm thử hệ thống với một nhóm ít học sinh Đây là một lớp học nhỏ, hoạt động theo hình thức Câu lạc bộ tin học trong 8 tuần học, và chỉ có 5 thành viên. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 52
  53. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 45. Nhóm học tập 5 sinh viên Hình 46. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 53
  54. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 47. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở nhóm ít học sinh Ở nhóm 5 học sinh, thông số RAM biến động liên tục trong khoảng 1070 – 1180 MB (trong đó hệ thống mặc định đã sử dụng khoảng hơn 1000MB RAM), vậy trên thực tế, nhóm ít học sinh này chỉ sử dụng khoảng 100MB RAM của hệ thống. Thông số CPU cũng biến động, nhưng chỉ dao động chưa vượt quá 10% CPU. 4.1.2. Kiểm thử hệ thống với một lớp học phần Một lớp học phần với danh sách lớp 45 người. Hình 48. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 54
  55. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 49. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở một lớp học phần Ở nhóm thứ 2, là một lớp học phần có 45 sinh viên, dung lượng RAM sử dụng của hệ thống có những thời điểm lên tới ~1400MB, CPU có thời điểm được sử dụng tới ~45%. 4.1.3. Kiểm thử hệ thống với nhiều lớp học phần cùng một thời điểm 2 lớp học phần (90 người) cùng được sử dụng hệ thống cùng một lúc. Hình 50. Sự thay đổi RAM (MB) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 55
  56. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 51. Sự thay đổi CPU (%) của hệ thống theo thời gian (phút) ở 2 lớp học phần Ở nhóm thứ 3, là cùng một thời điểm có 90 sinh viên sử dụng hệ thống, dung lượng RAM có thể vượt qua 1600MB, CPU thi thoảng vượt 60%. 4.2. Đánh giá hệ thống Nhìn chung, có thể đánh giá là việc sử dụng tài nguyên của máy chủ có sự biến thiên liên tục, lúc cao, lúc thấp, điều này cũng một phần là do cơ chế hoạt động theo nguyên tắc “Client-Server”, tại máy trạm của sinh viên khi bắt đầu bài kiểm tra, sẽ gửi một yêu cầu tới máy chủ, và sau đó máy chủ sẽ cấp phát cho một đề nằm trong thư viện đề thi. Tài nguyên của máy chủ được sử dụng ở cường độ cao vào thời gian đầu (khoảng 5 phút đầu) của quá trình kiểm tra, vì đây là quá trình máy của sinh viên tải đề từ máy chủ về. Còn giai đoạn sau (từ sau 5 phút tới khoảng phút 40) thì sử dụng khá ít tài nguyên của máy chủ, máy chủ khá nhàn rỗi. Và giai đoạn 10 phút cuối là giai đoạn nộp bài, các thông số của máy chủ cũng có sự tăng vọt Phần dưới đây là một phương pháp phân trang có sẵn trong moodle giúp chia nhỏ dữ liệu tải về từ máy chủ, sẽ hạn chế được việc quá tải trong trường hợp số lượng sinh viên lớn, đặc biệt trong thời điểm cấp phát đề thi. 4.3. Kỹ thuật phân trang bài kiểm tra. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 56
  57. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hệ thống lúc đầu đang sử dụng phương pháp tải cả bộ 50 câu hỏi trên cùng một trang, việc này có vẻ sẽ tiện cho sinh viên hơn vì tải cả 50 câu hỏi về cùng một lần. Tuy nhiên việc này cũng khiến cho hệ thống cần phải dành một lượng tài nguyên rất lớn để xử lý, có thể khiến cho số lượng sinh viên tham gia vào hệ thống trong một thời điểm không thể đạt được một con số lớn. Bên cạnh đó, máy chủ trong đa số thời gian của bài kiểm tra thì lại khá nhàn rỗi. Vậy, ta có thể đáp ứng được số lượng sinh viên cùng tham gia vào hệ thống trong một thời điểm nhiều hơn bằng cách phân trang các câu hỏi trắc nghiệm. Thay vì một lần tải về cả bộ câu hỏi, ta sẽ chia nhỏ bộ câu hỏi ra, tức là có thể chia thành 5 trang, mỗi trang 10 câu, hoặc thậm chí chia mỗi trang thành 1 câu. Như vậy, tại một thời điểm lấy câu hỏi, máy chủ không phải chịu quá nhiều sức ép để có thể cấp phát được đề thi một cách nhanh hơn. Và tùy vào số lượng sinh viên và thời gian chờ chuyển trang cho phép, ta sẽ có các phương án phân trang phù hợp. Sau đây là kết quả của việc phân trang (mỗi trang là một câu hỏi), được áp dụng thử trên 3 nhóm giống như ở phần trước. Hình 52. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 1 Hình 53. Hình: Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 2 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 57
  58. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến Hình 54. Việc sử dụng tài nguyên RAM (MB) và CPU(%) ở nhóm sinh viên 3 Như vậy, ta có thể thấy, việc phân trang giúp chia nhỏ việc phân phối tài nguyên của máy chủ cho các máy trạm, khiến cho tài nguyên máy chủ được sử dụng một cách đều hơn theo thời gian, và sẽ hạn chế được việc quá tải máy chủ ở một thời điểm nhất định. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 58
  59. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến KẾT LUẬN Sau thời gian tìm hiểu và trực tiếp được trải nghiệm một số hệ thống Elearning (cả mã nguồn đóng và mã nguồn mở), tôi và T.S. Nguyễn Hữu Tuân đã đạt được những thành công nhất định trong việc ứng dụng phần mềm Elearning trong việc học và thi trực tuyến. Đề tài đã nghiên cứu và cài đặt thành công Moodle phiên bản 3.0 (hiện đang là mới nhất, có nhiều tính năng và tối ưu hơn các phiên bản trước đó), và đã bước đầu áp dụng giải pháp này hỗ trợ cho việc dạy và học trong môn Tin học văn phòng của nhà trường. Hệ thống đã có những thành công bước đầu, và có thể sẵn sàng triển khai ở trong thực tế với các máy chủ trực tuyến, tuy nhiên vẫn còn có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu sâu hơn và tìm những phương pháp để có thể giúp hệ thống chạy nhanh hơn, tối ưu hơn để đáp ứng được cho một lượng lớn người sử dụng trong cùng một thời điểm. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 59
  60. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở cho học và thi trực tuyến TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [2] [3] [4] [5] Luận văn “Tìm hiểu về Moodle và thiết lập website thi trắc nghiệm trực tuyến” – Nguyễn Thị Bích Ngọc, 2010. [6] Bài báo “Giáo dục Việt Nam và xu hướng E-learning” – Nguyễn Hoàng, Báo Dân Trí, 2014. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thành Tuấn Anh Trang 60