Báo cáo Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại công ty cCổ phần hạ tầng viễn thông CMC

pdf 32 trang tranphuong11 27/01/2022 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại công ty cCổ phần hạ tầng viễn thông CMC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_quy_trinh_ra_soat_va_ky_ket_hop_dong_tai_cong_ty_cco.pdf

Nội dung text: Báo cáo Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại công ty cCổ phần hạ tầng viễn thông CMC

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA LUẬT BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA QUY TRÌNH RÀ SOÁT VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG CMC Chuyên ngành: Luật Thƣơng mại quốc tế Họ và tên sinh viên : Hà Thuỳ Linh Mã sinh viên : 1616610067 Lớp : Anh 1 – Luật TMQT Khóa : 55 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Hà Hà Nội, tháng 7 năm 2019
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Phần I. Giới thiệu về công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC 4 1. Lịch sử hình thành và phát triển: 4 2. Đặc điểm ngành nghề công ty: 6 3. Cơ cấu tổ chức và vai trò của bộ phận pháp chế: 8 3.1. Cơ cấu tổ chức: 8 3.2. Vai trò của Bộ phận pháp chế 10 4. Kết quả hoạt động từ năm 2010: 11 Phần II. Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng thương mại của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC: 13 1. Nội dung quy trình: 13 2. Thực tiễn áp dúng quy trình rà soát và ký kết hợp đồng 16 2.1. Thực tiễn 16 2.2. Kết quả 17 3. Đánh giá việc thực hiện quy trình rà soát và ký kết hợp đồng 19 3.1. Thành công 19 3.2. Hạn chế và nguyên nhân: 20 Phần III. Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC Telecom 22 1. Định hướng hoàn thiện quy trình 22 2. Kiến nghị hoàn thiện quy trình: 24 Phần IV. Báo cáo và đánh giá quá trình thực tập tại công ty Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Telecom 25 1. Các công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập 25 2. Nhật ký thực tập 26 3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập 28 4. Kiến nghị với Khoa 29 KẾT LUẬN 31 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
  3. LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc tối ưu hoá quy trình làm việc là vô cũng cấp thiết. Với yêu cầu phong thái làm việc chuyên nghiệp và nhanh chóng tại CMC Telecom, đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện cung cách làm việc từ những yêu cầu nhỏ nhất để đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của đối tác cũng như khách hàng trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Việc hoàn thiện một quy trình giao kết hợp đồng chuẩn xác, khép kín góp phần rút ngắn thời gian đàm phán vàt thực hiện giao dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí giao dịch là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, trong quá trình được thực tập tại Ban Pháp chế Công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC, em đã được tìm hiểu và nghiên cứu về quy trình rà soát và ký kết hợp đồng. Đó chính là lí do vì sao em lựa chọn nghiên cứu đề tài này. Dưới đây là bài báo cáo thực tập của em để tổng hợp lại những hiểu biết, trải nghiệm của bản thân em trong quá trình thực tập. Bài báo cáo gồm 3 phần chính: Phần I: Giới thiệu công ty Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Phần II: Quy trình rà soát và ký kết hợp đồng thương mại của công ty Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện quy trình rà soát và ký kết hợp đồng tại công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC Telecom
  4. Phần I. Giới thiệu về công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Được thành lập hợp pháp vào 05/09/2008 dưới loại hình công ty cổ phần, CMC Telecom hay công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC là công ty thành viên thuộc tập đoàn công nghệ CMC, tập đoàn được tổ chức theo mô hình công ty mẹ con với mười một công ty thành viên cùng hơn hai mươi lăm năm xây dựng và phát triển. Với thế mạnh là công ty viễn thông trẻ, CMC lựa chọn cho mình hướng đi khác biệt, sáng tạo, tập trung vào thị trường và dịch vụ có lợi thế, tận dụng thế mạnh tập đoàn. Năm 2010 và năm 2011 lần lượt đánh dấu sự phát triển vượt trội của CMC Telecom thông qua sự ra đời của chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, từng bước mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ viễn thông tới toàn quốc. Năm 2012, CMC Telecom được vinh dự là doanh nghiệp hạ tầng viễn thông duy nhất của Việt Nam có cổ đông nước ngoài, tập đoàn TIME dotCom, tập đoàn viễn thông đứng thứ 2 tại Malaysia. TIME dotCom nắm giữ 45,27% cổ phần tại CMC. Những năm tiếp theo, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản, CMC Telecom liên tục gặt hái thành công thông qua việc cho ra đời hàng loạt các dịch vụ Công nghệ thông tin với tầm nhìn trở thành công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ tích hợp Viễn thông – Công nghệ thông tin – Nội dung chất lượng cao. Năm 2016, CMC trở thành đối tác Cung cấp giải pháp Điện toán Đám mây cấp 1(CSP- Cloud Service Provider) của Microsoft tại Việt Nam và là đối tác độc quyền dịch vụ Thuê ngoài Bảo mật (MSS – Managed Security Service) của IBM tại Việt Nam. Năm 2018, CMC Telecom hân hạnh được tạp chí CIO Outlook của Mỹ bình chọn trong top 25 đơn vị viễn thông triển vọng nhất châu Á – Thái Bình Dương.
  5. 2. Đặc điểm ngành nghề công ty: Theo định nghĩa tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.” (điểm 1 khoản 4 ) Với thực tiễn xã hội phát triển theo khuynh hướng toàn cầu hoá hiện nay, nhu cầu trao đổi và lưu giữ thông tin là thiếu yếu. Vì vậy việc đáp ứng các nhu cầu này đã đặt ra thách thức phát triển những giải pháp, dịch vụ tích hợp công nghệ cao cho các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Với ưu thế là công ty dịch vụ Viễn thông duy nhất có cổ đông nước ngoài, CMC Telecom sở hữu hạ tầng viễn thông tiêu chuẩn quốc tế, đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System), tuyến cáp Việt Nam đầu tiên kết nối xuyên Đông Nam Á, kết nối trực tiếp với hạ tầng mạng viễn thông A-Grid và đồng thời kết nối trực tiếp với 05 tuyến cáp quang biển quốc tế AAE1, APG, A-Grid, Unity và Faster. Năng lực mạng lưới mạnh mẽ này không chỉ có khả năng cung cấp dịch vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong nước và nước ngoài, mà còn góp phần kết nối hạ tầng viễn thông châu Á tới thế giới nhanh, an toàn và ổn định hơn. Hơn thế nữa, CMC Telecom cung cấp tổng thể dịch vụ tích hợp Công nghệ thông tin vào Viễn thông có giá trị gia tăng cao theo mô hình One-stop-shop bao gồm bốn nhóm dịch vụ chính: (1)Truyền dẫn dữ liệu và kết nối Internet, (2) Trung tâm dữ liệu (Data Center), (3) Dịch vụ Voice, (4) Dịch vụ giá trị gia tăng và công nghệ thông tin. Hai trong số những lĩnh vực nổi bật có thể kể đến là dịch vụ truyền dẫn dữ liệu và kết nối Internet cùng dịch vụ trung tâm dữ liệu (Data Center). Dưới đây là một số phân tích về những lĩnh vực này của CMC Telecom: - Dịch vụ trung tâm dữ liệu (Data Center): Song hành với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin cũng như sự bùng nổ dữ liệu, nhu cầu về việc bảo quản, lưu trữ các số liệu một cách an toàn và hiệu quả cũng ngày một tăng cao. Để phục vụ các nhu cầu đó, cần có những Data Center nhằm cung cấp các thiết bị lưu trữ dung lượng và khả năng quản lí, chia sẻ cũng như sao lưu và phục hồi dữ liệu trong mọi trường hợp. CMC Telecom thuộc top 04 nhà cung cấp dịch vụ Data Center, Viễn thông lớn nhất Việt Nam, cung cấp đầy đủ
  6. các dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế. Tính tới năm 2019, CMC Telecom đã sở hữu 03 Data Center tiêu chuẩn Tier 3 – TIA942 tại Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh. Nhóm khách hàng là đối tượng của dịch vụ này có thể kể đến các tổ chức nhà nước, chính phủ, hành chính công; doanh nghiệp tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán; doanh nghiệp hoạt động trong các ngành như công nghệ thông tin, viễn thông, hàng không và tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí. - Dịch vụ truyền dẫn dữ liệu và kết nối Internet: Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng Internet, đặc biệt là Internet băng thông rộng ngày càng tăng cao. CMC Telecom sở hữu mạng đường trục CVCS (Cross Vietnam Cable System), tuyến cáp Việt Nam đầu tiên kết nối xuyên Đông Nam Á, kết nối trực tiếp với hạ tầng mạng viễn thông A-Grid, kết nối trực tiếp với 05 tuyến cáp quang biển quốc tế AAE1, APG, A-Grid, Unity và Faster. Hơn thế nữa, mạng lưới kết nối vươn dài phạm vi toàn cầu với 20 Pop-up trên toàn thế giới thông qua đối tác cổ đông quốc tế TIME dotCom cùng hạ tầng cáp quang hoá hoàn toàn mang lại khả năng đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng Internet tốc độ cao của mọi đối tượng người sử dụng trên toàn quốc.1 Bản thân mỗi dịch vụ này có những đặc tính khác nhau và hướng tới những đối tượng tiêu dùng khác nhau. Các giao dịch của các loại hình dịch vụ tại CMC Telecom được thực hiện qua hình thức ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng mà nguyên nhân xuất phát từ chính các bên trong hợp đồng hoặc do các yếu tố khách quan bất khả kháng hay hợp đồng có yếu tố không thực hiện được Vì vậy, để hạn chế các nguyên nhân này cũng như đảm bảo việc ký kết cũng như thực hiện hợp đồng thuận lợi, tạo ra sự cân bằng lợi ích giữa các bên thì cần có một quy trình rà soát và ký kết hợp đồng chặt chẽ, thống nhất và tuân thủ pháp luật. 1 “Giới thiệu CMC Telecom”, xem tại: (truy cập 19/07/2019).
  7. 3. Cơ cấu tổ chức và vai trò của bộ phận pháp chế: 3.1. Cơ cấu tổ chức: Trụ sở chính của CMC Telecom tại Hà Nội có mô hình cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ dưới đây: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Kiểm Soát Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Khối Sản xuất - Kinh doanh Khối chức năng Trung tâm Trung tâm Trung tâm Trung tâm Kỹ Dịch vụ- Kinh doanh Kinh doanh thuật Khách hàng Quốc tế Ban Ban Nhân sự Ban Pháp chế Ban Tài chính Ban Thương Ban CNTT Marketing mại - Đầu tư Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty CMC Telecom (Nguồn: Website công ty CMC Telecom2) n nh ạo C ng t - Tổng Giám đốc: là người chịu trách nhiệm cao nhất của công ty, nắm giữ nhiệm vụ điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng. Trong công ty, Tổng Giám đốc sẽ quyết định các vấn đề của khối chức năng và là người tham gia ký kết các hợp đồng quan trọng giữa công ty và các cá nhân, tổ chức khác. 2 “Cơ cấu tổ chức – văn hoá CMC”, xem tại: bid6.html (truy cập 19/07/2019).
  8. - Phó tổng Giám đốc: là “cánh tay phải” đắc lực của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc mà mình đảm nhiệm và trực tiếp chỉ đạo khối sản xuất – kinh doanh của công ty. C c ph ng chức năng củ C ng t Các phòng ban chức năng do Tổng Giám đốc quyết định theo điều lệ của công ty, đảm bảo tinh giảm và hoạt động có hiệu quả nhất. Dựa theo đặc thù ngành nghề và số lượng nhân lực, các phòng ban trong công ty được chia thành hai khối chức năng chính là khối sản xuất – kinh doanh và khối chức năng. Khối chức năng: gồm 06 phòng ban chuyên môn, là bộ phận đảm nhiệm các công việc nhằm đảm bảo việc vận hành cơ quan chức năng trong công ty. - Ban nhân sự có nhiệm vụ lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu nhân lực của các bộ phận, xây dựng và thực hiện quy trình tuyển dụng, hướng dẫn đào tạo cấp dưới về hệ thống nhân sự và đề xuất với cấp trên về các ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc. - Ban pháp chế có chức năng đảm bảo cho việc hoạt động của công ty tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Các công việc chính của ban là tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến công ty và rà soát hoạt động ký kết hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty. - Ban tài chính có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kinh doanh, cụ thể như nắm giữ sổ sách, lưu giữ các nghiệp vụ chi tiêu của công ty và lập bảng tổng kết, nắm giữ và quản lý vốn, có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hoạt động thương mại. Một điều cần lưu ý là phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán đúng giá thành sản phẩm, thực hiện đúng chế độ mở sổ ghi ch p ban đầu. - Ban marketing đảm nhiệm chức năng xây dựng và phát triển hình ảnh công ty, nhằm đưa công ty tiếp cận gần hơn với khách hàng và đối tác thông qua các hoạt động quảng cáo sản phẩm dịch vụ, đồng thời là cầu nối giữa công ty và truyền thông báo chí. - Ban thương mại – đầu tư là phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc điều hành về các lĩnh vực quản lý các hoạt động đấu thầu và
  9. mua sắm trong công ty quản lý các hợp đồng mua bán, hợp đồng bảo hiểm trong công ty cả trong và ngoài nước. - Ban công nghệ thông tin có nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp cho các phòng ban khác về các vấn đề liên quan đến chuyên môn công nghệ thông tin nhằm đảm bảo kiến thức không bị hiểu nhầm hoặc truyền tải sai lệch. Khối sản xuất – kinh doanh bao gồm 04 trung tâm chức năng, chịu trách nhiệm sản xuất và kinh doanh sản phẩm dịch vụ, trực tiếp đem doanh thu về cho công ty. Đây cũng là khối có nguồn lớn với số nhân viên lên tới gần 2000 người. - Trung tâm kinh doanh và trung tâm kinh doanh quốc tế có chức năng xây dựng và thực hiện kế hoạch phương hướng kinh doanh tổng hợp, khai thác các nguồn hàng xây dựng phương án tổ chức điều hành kinh doanh tổng hợp, tổng hợp đánh giá kết quả kinh doanh tổng hợp cụ thể theo thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Trung tâm dịch vụ - khách hàng được thành lập với mục đích hỗ trợ trung tâm kinh doanh chăm sóc khách hàng, đồng thời là cầu nối với trung tâm kỹ thuật nhằm triển khai dịch vụ và khắc phục sự cố nhằm tăng trải nghiệm khách hàng. - Trung tâm kỹ thuật chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động tổ chức, thực hiện và giám sát các sản phẩm và dịch vụ hiện đang cung cấp của công ty. Thêm vào đó bộ phận còn chịu trách nhiệm kiểm tra, theo d i, đôn đốc và tham mưu giúp ban lãnh đạo về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn công ty. 3.2. Vai trò của Bộ phận pháp chế Bộ phận pháp chế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lãnh ban lãnh đạo công ty nắm bắt kịp thời những quy định pháp luật với mục đích phòng ngừa những rủi ro về mặt pháp lý, cũng như để vận dụng linh hoạt những quy định đó vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý, bộ phân pháp chế còn đóng vai trò như “người gác cổng” bảo vệ, tham mưu, tư vấn nhằm giúp lãnh đạo công ty về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận Pháp chế tại CMC Telecom bao gồm 01 Trưởng ban, 01 Luật sư và 04 Pháp chế viên.
  10. Tại CMC Telecom, Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo công ty thực hiện các nhiệm vụ bao gồm: Soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy định, quy chế quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; Tham gia đàm phán các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; Thẩm định các dự thảo thoả thuận, các dự án đầu tư, các hợp đồng thương mại, để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ để việc tránh có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; Cập nhật thông tin mới về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong kinh doanh, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng ; Tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất, ít tốn k m nhất, bảo vệ uy tín doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra. Tham gia tranh tụng, giải quyết các tranh chấp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp khi cần thiết. Như vậy, để tạo ra một hành lang pháp lý an toàn giúp cho việc hoạt động kinh doanh thuận lợi cũng như nội quy công ty được chặt chẽ, vai trò của Bộ phân pháp chế là không thể phủ nhận. Hơn nữa, khi đàm phán với đối tác quan trọng, đặc biệt là đối tác nước ngoài, bộ phận pháp chế chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao sự tin tưởng cũng như vị thế của doanh nghiệp. 4. Kết quả hoạt ộng từ năm 2010: Được thành lập từ năm 2008, trải qua hơn mười năm hoạt động và phát triển không ngừng, CMC Telecom đã vinh dự được chọn là một trong năm doanh nghiệp Viễn thông có ảnh hưởng lớn nhất đến mạng lưới Internet Việt Nam trong một thập kỷ
  11. (2007-2017)3 bởi Hiệp hội Internet Việt Nam và ITCnews. Theo từng năm, công ty đều đạt được thành tựu vượt trội, cụ thể: Năm 2010, CMC chính thức cung cấp dịch vụ Internet cáp quang ra thị trường với thương hiệu GigaNET. Các gói dịch vụ GigaNET tích hợp đa dịch vụ trên một kết nối quang duy nhất với băng thông rộng lên tới 2.5 Gbps bằng công nghệ GPON – công nghệ lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Năm 2011, CMC Telecom khai trương chi nhánh tại Đà Nẵng. Cũng trong năm này, doanh nghiệp vinh dự trở thành thành viên của Liên Minh Dữ liệu Á Châu và đã hợp tác đầu tư vào liên minh cáp biển quốc tế APG (Asia - Pacific Gateway). Năm 2012, Data Center đạt tiêu chuẩn Tier III được khai trương tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu Data Center của công ty trên toàn quốc. Năm 2013, CMC Telecom và VCTV (sau này là VTVcab) kí hợp đồng phát triển Internet trên Truyền hình cáp và ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Viễn Thông quốc tế Telin thuộc tập đoàn Telkom, Indonesia. Năm 2014, dịch vụ Data Center tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được nhận chứng chỉ ISO/IEC 27001 về hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn Quốc Tế. CMC Telecom chính thức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy ph p cung cấp dịch vụ Truyền hình trả tiền (IPTV). Năm 2015 đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty ra thị trường quốc tế khi CMC Telecom là ISP Việt Nam đầu tiên kết nối trực tiếp với Facebook, được Facebook và Akamai lựa chọn đặt máy chủ tại Data Center. Hơn nữa trong cùng năm, CMC Telecom đã ký kết thỏa thuận Đầu tư chiến lược với Tập đoàn TIME dotCom Berhad (TIME). Năm 2016, CMC Telecom trở thành đối tác cũng cấp dịch vụ Thuê ngoài An ninh Bảo mật độc quyền của IBM và trở thành CSP (Cloud Service Provider) Cấp 1 của Microsoft tại Việt Nam. 3 Báo cáo kết quả hoạt động CMC Telecom 2017.
  12. Năm 2017, CMC Telecom ra mắt Tuyến cáp đường trục xuyên Việt (Cross Vietnam Cable System – CVCS) có tổng chiều dài hơn 2,500 km chạy từ Lạng Sơn đến Tây Ninh, với vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Đây là là tuyến cáp Việt Nam duy nhất kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á – A Grid – kết nối qua các quốc gia Malaysia, Singapore, Campuchia và Thái Lan. Liên tiếp năm 2017, 2018, CMC Telecom được Tạp chí APAC CIO Outlook (Mỹ) bình chọn là Top 25 Nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương và Tạp chí International Finance Magazine (Anh) bình chọn là Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cho Doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam. Doanh thu trong 03 năm từ 2016 đến 2018 được đánh gía tăng trưởng mạnh. Cụ thể, năm 2016 đạt 445.4 tỷ VNĐ, năm 2017 đạt 530.8 tỷ VNĐ và 618.1 tỷ VNĐ vào 2018.4 Năm 2019, CMC Telecom là đại diện Việt Nam duy nhất được Tạp chí Telecom Asia (Tạp chí uy tín và lâu đời nhất của ngành Viễn thông Châu Á) vinh danh là top 3 Nhà cung cấp dịch vụ Data Center tốt nhất Châu Á. Chặng đường phát triển hơn 10 năm kể kể từ năm 2008, Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC hay CMC Telecom đã gặt hái được những thành công đáng kể trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin cho các một lượng lớn đối tượng người dùng cả trong và ngoài nước. Phần II. Quy trình rà soát và ký kết hợp ồng thƣơng mại của công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC: 1. Nội dung quy trình: Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 007/QĐ ngày 01/02/2017, Quy định rà soát và ký kết hợp đồng. ƣớ Đơn vị thực Nội dung c ng việc thực hiện Thời gi n Tài iệu c hiện liên quan 4 Báo cáo kinh doanh CMC Telecom năm 2016. Báo cáo kinh doanh CMC Telecom năm 2017. Báo cáo kinh doanh CMC Telecom năm 2018.
  13. 1 Bộ phận yêu Gửi hợp đồng dưới dạng file cầu word cho Ban pháp chế. 2 Ban pháp chế Trao đổi và thống nhất với bộ phận yêu cầu về nội dung hợp đồng. 3 Ban pháp chế Soạn thảo hoặc chỉnh sửa hợp đồng phù hợp với pháp luật và đảm bảo lợi ích của CMC Telecom. 4 Ban pháp chế - Tham gia đàm phán hợp và bộ phận yêu đồng với đối tác trong trường cầu hợp cần thiết. - Trong quá trình đám phán có thể lấy ý kiến các bộ phận liên quan về các điều khoản hợp đồng. 5 Ban pháp chế - Chuyển hợp đồng cho 041-BM bộ phân yêu cầu sau khi kết thúc đàm phán. - Trường hợp không thống nhất được với đối tác về các điều khoản, các bộ phận rà soát hợp đồng có quyền bảo lưu ý kiến theo Mẫu phiếu bảo lưu ý kiến. 6 Bộ phận yêu - Thực hiện ký kết hợp cầu đồng. Các trang hợp đồng phải có chữ ký hoặc dấu của Trưởng ban pháp chế và chữ ký của Trưởng bộ phận yêu
  14. cầu (nếu cần thiết). - Phiếu bảo lưu ý kiến phải đính kèm với Hợp đồng - Gửi bản chính hợp đồng đã ký kết đến các bộ phận khác theo quy định. Với số lượng giao dịch hàng tháng của công ty, để đáp ứng việc thực hiện hợp đồng nhanh chóng, chính xách và đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, đã đặt ra yêu cầu có một quy trình rà soát và ký kết hợp đồng kh p kín và chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Trong đó, ban pháp chế có nhiệm vụ soạn thảo hoặc điều chỉnh nội dung hợp đồng, trong trường hợp cần thiết, ban pháp chế sẽ tham gia cùng đàm phán nội dung hợp đồng và giám sát đến khi hợp đồng được ký kết. Hợp đồng, ban đầu, sẽ được ban pháp chế tiếp nhận dưới dạng file word. Sau đó ban sẽ tiến hành trao đổi về nội dung hợp đồng với bộ phận yêu cầu. Bộ phận yêu cầu thường là các trung tâm kinh doanh hoặc ban thương mại – đầu tư, tuỳ vào tính chất mỗi giao dịch mà hợp đồng có thể là hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng mua hàng hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khi nội dung được thống nhất, ban pháp chế sẽ tiến hành điều chỉnh hoặc soạn thảo lại hợp đồng. Việc này nhằm đảm bảo hợp đồng phù hợp với pháp luật hiện hành và bảo vệ lợi ích của công ty. Tuy nhiên, việc thống nhất về mặt nội dung của hợp đồng giữa ban pháp chế và bộ phận yêu cầu là chưa đủ. Do bản chất hợp đồng là thoả thuận giữa công ty và bên ký kết, có thể là khách hàng hoặc đối tác, nên nội dung này còn phải được sự chấp nhận của bên ký kết còn lại (sau đây gọi là bên còn lại). Vì vậy, trong trường hợp bên còn lại không đồng ý với nội dung nói trên, ban pháp chế sẽ cùng tham gia đàm phán nội dung hợp đồng. Thêm vào đó, để thông tin trong hợp đồng được đầy đủ và khách quan nhất, trong quá trình đàm phán, ban pháp chế có thể lấy ý kiến các bộ phận liên quan để bổ sung vào nội dung hợp đồng. Trường hợp không thoả thuận được với bên còn lại, các bộ phận rà soát, cụ thể là ban pháp chế và bộ phận yêu cầu, sẽ bảo lưu ý
  15. kiến của mình. Tức là không ký hợp đồng và lưu tình trạng bảo lưu hợp đồng. Bước này sẽ đảm bảo lợi ích của công ty không bị xâm phạm và là bài học để các bộ phận chức năng rút kinh nghiệm, giảm triệt để các trường hợp đàm phán không thành công, qua đó nâng cao nghiệp vụ. Cuối cùng, khi hoàn thành việc ký kết hợp đồng, nếu cần thiết các trang hợp đồng sẽ có chữ ký hoặc dấu của Trưởng ban pháp chế và Trưởng bộ phận yêu cầu và được chuyển cho các bộ phận lưu trữ theo quy định. Trường hợp bảo lưu hợp đồng, phải gửi kèm phiếu bảo lưu ý kiến. Như vậy, với bộ máy tổ chức công ty lớn như CMC Telecom, việc các bộ phận chức năng hoạt động nhịp nhàng, tuân thủ theo một quy trình làm việc là rất cần thiết, đặc biệt trong các giao dịch của công ty dưới hình thức xác lập hợp đồng. 2. Thực tiễn áp dúng quy trình rà soát và ký kết hợp ồng 2.1. Thực tiễn áp dụng quy trình Tại CMC Telecom, các hợp đồng được ký kết chủ yếu là hợp đồng bán dịch vụ, hợp đồng mua sắm vật tư, hợp đồng hợp tác, Theo đó, tuỳ vào mỗi giao dịch, bộ phận yêu cầu sẽ là các trung tâm kinh doanh hoặc ban thương mại – đầu tư. Căn cứ nội dung quy trình, đối với những hợp đồng không theo mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được công bố tại cổng thông tin điện tử của Cục Cạnh tranh5, trước khi ký kết, bộ phận trực tiếp tham gia ký kết hợp đồng phải gửi yêu cầu rà soát hợp đồng cho ban pháp chế. Ban pháp chế sẽ tiếp nhận hợp đồng dưới dạng file word và nghiên cứu nội dung cũng như luật điều chỉnh cho nội dung hợp đồng, sau đó tiến hành trao đổi và thống nhất nội dung hợp đồng với bên yêu cầu. Trong trường hợp nội dung hợp đồng một số vấn đề chưa phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công ty, ban pháp chế có trách nhiệm điều chỉnh hoặc soạn thảo lại 5 CMC Telecom, Hợp đồng cung cấp dịch vụ mẫu. Xem tại: b%95%20ph%e1%ba%a7n%20h%e1%ba%a1%20t%e1%ba%a7ng%20vi%e1%bb%85n%20th%c3%b4n g%20CMC. (Truy cập 08/08/2019).
  16. cho phù hợp. Nội dung hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm các bên tham gia, vì vậy việc rà soát nội dung hợp đồng trước khi ký kết đóng là không thể thiếu, theo đó bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trong hoạt động ký kết hợp đồng. Hợp đồng sau khi điều chỉnh hoặc soạn thảo lại sẽ được đàm phán với bên ký kết còn lại, trong trường hợp cần thiết, bộ phận pháp chế sẽ cùng tham gia quá trình đàm phán thoả thuận nội dng hợp đồng nhằm giải thích luật điều chỉnh và tư vấn hướng gỉai quyết cho vấn đề pháp lý tồn tại. Cách làm này bên cạnh việc đảm bảo vấn đề hiệu lực hợp đồng, bảo vệ lợi ích của công còn giúp nâng cao niềm tin của khách hàng, đối tác khi giao dịch. Ban pháp chế có nhiệm vụ giám sát quá trình này từ khâu soạn thảo đến khi hoàn thành ký kết hợp đồng. Trường hợp không thoả thuận được với bên ký kết còn lại, ban pháp chế và bộ phận yêu cầu bảo lưu ý kiến theo mẫu phiếu bảo lưu và chuyển hợp đồng cho bộ phận tiếp nhận theo quy định. Bước này là căn cứ để rút ra bài học kinh nghiệm cho vấn đề giao kết hợp đồng và việc nghiên cứu nguyên nhân không thoả thuận hợp đồng với bên còn lại được về đề ra giải pháp khắc phục sẽ giúp nâng cao nghiệp vụ cũng như chất lượng dịch vụ của công ty. 2.2. Kết quả từ hoạt ộng giao kết hợp ồng áp dụng quy trình Trong hơn mười năm tham gia hoạt động thương mại với nhiều đối tượng khách hàng bao gồm cả các cá nhân và các tổ chức, cũng như các đối tác cả trong và ngoài nước. Điều này đã góp phần vào công cuộc nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, phù hợp mới giá trị bền vững mà công ty hướng tới. Để việc ký kết hợp đồng được diễn ra thuận lợi, cũng như tránh rủi ro không đáng có cho các bên ký kết, công ty đã xây dựng và đưa vào thực hiện quy trình rà soát và ký kết hợp đồng thông qua Quyết định 007/QĐ ngày 01/02/2017. Dưới đây là thống kê số lượng hợp đồng đã ký kết trong ba năm gần đây: Bảng 2.1. Số lượng hợp đồng đã được ký kết trong ba năm gần đây (Đơn vị: Hợp đồng)
  17. Năm Số lượng hợp đồng Mức độ biến động (Năm sau/ Năm trước) thương mại đã ký kết Số hợp đồng Tỉ lệ 2016 2367 - 2017 2976 609 125.7% 2018 3492 516 117.3% Theo bảng trên, nhìn chung tình hình ký kết của công ty tốt và có chiều hướng tích cực theo từng năm. Cụ thể, năm 2017 tăng 609 hợp đồng (chiếm 25.7%) so với năm 2016; năm 2018 tăng 516 hợp đồng (chiếm 11.7%) so với năm 2017. Nhiều hợp đồng thương mại có giá trị lớn Công ty đã thực hiện tốt trong thời gian qua đã nâng cao niềm tin của khách hàng đối với công ty đồng thời nâng cao uy tín của Công ty. Điều này có tác động rất lớn đến mặt tâm lý của đội ngũ nhân viên Công ty, khẳng định niềm tin của họ đối với sự phát triển của Công ty. Trong ba năm trở lại đây, số lượng hợp đồng được ký kết tăng lên một cách nhanh chóng. Để xem x t một cách cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể theo d i bảng sau: Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: Tỷ VNĐ) S Chỉ tiêu chính Kết quả hoạt ộng kinh do nh theo năm TT 2016 2017 2018 1. Doanh thu bán hàng 441.1 520.4 593.6 và cung cấp dịch vụ 2. Doanh thu từ hoạt 4.3 10.4 24.5 động tài chính 3. Tổng doanh thu 445.4 530.8 618.1 4. Tổng lợi nhuận trước 26.1 38.7 45.8 thuế
  18. Có thể thấy từ báo cáo trên kết quả kinh doanh, so với năm 2016, tổng doanh thu năm 2017 tăng 19%; tổng doanh thu năm 2018 tăng 38.7%. Như vậy, năm 2017, việc hoàn thiện xây dựng một quy trình rà soát và ký kết hợp động chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Ban pháp chế và Bộ phận yêu cầu, đã góp phần giúp hoạt động ký kết hợp đồng tại công ty thuận lợi hơn, giảm thiểu những rủi ro không đáng có. 3. Đ nh gi việc thực hiện quy trình rà soát và ký kết hợp ồng 3.1. Thành công Song hành với sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của CMC Telecom là thách thức đặt ra làm sao để không chỉ nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp mà còn mang đến phong thái làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, tận tâm. Nhằm tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng và đối tác, công ty đã xây dựng những quy trình làm việc có hệ thống, trong đó có quy trình rà soát và ký kết hợp động. Qua hơn hai năm áp dụng đã ghi nhận một số thành công nhất định, bao gồm: Đảm bảo hành lang pháp lý an toàn cho các giao dịch được thực hiện. Với mỗi giao dịch không được ký kết theo hợp đồng mẫu của công ty đã được công bố tại website chính thức của của Cục quản lý cạnh tranh, Ban pháp chế đều nghiên cứu nhằm chỉnh sửa và soạn thảo nếu cần thiết để đảm bảo nội dung hợp đồng phù hợp với pháp luật hiện hành và bảo vệ quyền lợi cũng như đảm bảo nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đảm bảo việc ký kết thuận lợi và nhanh chóng Ở CMC Telecom hai yếu tố luôn được đặt lên trước hết là “nhanh và chuyên nghiệp” cho bất kì các yêu cầu dù nhỏ nhất. Hướng đến khách hàng và nắm được xu thế cấp thiết của khách hàng là mục tiêu mà công ty luôn hướng tới, vì vậy, Ban pháp chế đã rà soát trao đổi, đề xuất, hỗ trợ hoạt động đàm phán để rút ngắn thời gian giao dịch nhưng vẫn đảm bảo ý chí hai bên được thống nhất. Phòng tránh những rủi ro không đáng có Với mục đích phòng chống những rủi ro pháp lý và giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật để vận dụng những chính sách đó vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc hỗ trợ, tư vấn pháp lý cho doanh
  19. nghiệp của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần có bộ phận “gác cổng”, bảo vệ tham mưu, tư vấn, giúp lãnh đạo doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, 3.2. Hạn chế và nguyên nhân: Để có được kết quả khả quan như trên, Ban pháp chế cùng các Bộ phận khác đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, luôn trau dồi, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cùng với tinh thần làm việc nhiệt tình, trách nhiệm cao. Mặt khác, bộ phận nghiệp vụ đã biết rút ra những kinh nghiệm quý báu của người đi trước cùng sự giúp đ của Tổng công ty nên hạn chế và giảm thiểu sai sót, rủi ro có thể xảy ra. Tuy vậy, với đặc thù ngành nghề Công nghệ thông tin cần trang bị những trang thiết bị công nghệ cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải mua những vật tư này từ nước ngoài. Việc mua sắm quốc tế lại rất phức tạp và luôn biến động. Rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường xuất phát từ việc thỏa thuận chọn luật, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán và những nguyên nhân khách quan khác. Những vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại quốc tế của công ty trong thời gian qua chủ yếu là vi phạm về việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng, ký kết hợp đồng điện tử, số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán, Đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử Với số lượng đối tác nước ngoài ngày một tăng, phương thức ký kết hợp đồng điện tử được sử dụng nhiều hơn khi giao dịch tiềm ẩn những rủi ro bất lợi cho công ty khi pháp luật quy định về vấn đề giao dịch điện tử chưa quy định rõ ràng khái niệm “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận hợp đồng”. Thực tế, trong nội dung các hợp đồng tại công ty không có điều khoản quy định rõ cả hai vấn đề này, mặc dù chưa ghi nhận trường hợp sai phạm nhưng việc bổ sung điều khoản nói trên để khắc phục thiếu sót của luật là cần thiết. Chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế Trong trường hợp các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, hoặc có chọn nhưng không nắm rõ nội dung các
  20. quy định của luật được chọn, sẽ có dẫn đến hậu quả hiểu sai hoặc viện dẫn sai các điều luật, theo đó không phù hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh, từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của công ty có thể bị xâm phạm. Ví dụ: Hợp đồng số 0327- 2016/PTSCMC-TM/MHH-E ký kết vào ngày 03/05/2016, giá trị 160.146 USD để mua tủ rack với các đặc tính sau: “tủ rack hoàn chỉnh chuẩn Rack 42U-D800 có kích thước W600xH2100xD800” với số lượng 100 cái, do có 2 loại giống hệt nhau về đặc tính và chức năng nhưng một cái có tính chống ăn mòn thấp hơn loại còn lại nhưng giá lại rẻ hơn. Do nhu cầu của dự án quá khẩn và trong quá trình đàm phán không làm r vấn đề này, cũng như hợp đồng được ký kết không chứa điều khoản thoả thuận luật được áp dụng điều chỉnh, nên khi lô hàng nhập về không đáp ứng được yêu cầu công việc. Sau đó hai bên đã thương lượng hoà giải mà không cần thông qua khởi kiện, theo đó công ty được đổi sang lô hàng đúng chất lượng yêu cầu và chịu 20% chi phí phát sinh. Quá trình giải quyết vấn đề đã làm tốn k m tiền bạc, chậm tiến độ thi công dự án, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Phương thức thanh toán trong hợp đồng thương mại quốc tế Các vi phạm đến từ việc thông tin trên chứng từ không chuẩn xác, chậm giao chứng từ cho ngân hàng, nội dung chứng từ không phù hợp với hợp đồng hoặc luật được chọn áp dụng. Điều khoản giao hàng trong hợp đồng thương mại quốc tế Quá trình giao hàng là quá trình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, điều khoản về giao hàng là điều khoản rất quan trọng và cần được soạn thảo, rà soát cẩn thận. Các vấn đề dễ dẫn đến vi phạm bao gồm: thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, giao hàng toàn bộ hay một phần, thông báo về việc giao nhận hàng hoá, Trong trường hợp các vấn đề này không tường minh sẽ dẫn đến quyền lợi của công ty bị ảnh hưởng.
  21. Phần III. Một số kiến nghị hoàn thiện qu trình rà soát và ký kết hợp ồng tại c ng t Cổ phần Hạ tầng viễn th ng CMC Te ecom 1. Định hƣớng hoàn thiện qu trình Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc ổn định phong thái làm việc “nhanh và chuyên nghiệp” đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện cung cách làm việc từ những yêu cầu nhỏ nhất để đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của đối tác cũng như khách hàng trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Việc hoàn thiện một quy trình giao kết hợp đồng chuẩn xác, khép kín góp phần rút ngắn thời gian đàm phán vàt thực hiện giao dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí giao dịch. Tuy nhiên, để dạt được mục tiêu này cần sự nỗ lực trau dồi kiến thức, nghiệp vụ không ngừng của không chỉ riêng Ban Pháp chế mà còn các Bộ Phận tham gia ký kết hợp đồng của công ty. Dưới đây là một vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng: Về đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng điện tử Luật Giao dịnh điện tử năm 2005 không quy định cụ thể về lời mời “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Pháp luật về thương mại điện tử hiện hành không quy định cụ thể về lời mời “đề nghị giao kết hợp đồng”, “chấp nhận giao kết hợp đồng” mà được đề cập thông qua hoạt động gửi nhận thông điệp dữ liệu. Việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như việc giao kết hợp đồng điện tử, về nguyên tắc, cùng bao gồm hai hoạt động nói trên. Tuy nhiên, hai văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh vấn đề này là Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và Nghị đinh 52/2013/NĐ-CP lại không sử dụng thuật ngữ này, nhưng trong giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website (tại mục 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP) lại dùng sử dụng thuật ngữ “đề nghị giao kết”, “chấp nhận giao kết” mà không thông qua thông điệp dữ liệu điện tử. Việc quy định thuật ngữ thiếu đồng nhất giữa văn bản luật và nghị định hướng dẫn hay trong cùng nghị định là thiếu hợp lý.
  22. Hơn nữa, thời điểm hợp đồng điện tử được coi là đã giao kết cũng không được xác định r trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Luật này chỉ quy định về thời điểm, địa chỉ gửi, địa chỉ nhận thông điệp dữ liệu tại Điều 17, 18, 19 mà không có quy định cụ thể nào đề cập việc nhận một thông điệp dữ liệu như thế nào thì được coi là chấp nhận chào hàng và từ đó hình thành hợp đồng điện tử. Thời điểm ký hợp đồng là một trong những điều kiện xác định hiệu lực của hợp đồng, vì vậy việc xác định r thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể thấy, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng không quy định nào về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng điện tử, cũng như không quy định các trường hợp hợp đồng điện tử bị coi là vô hiệu, hậu quả pháp lý của hợp đồng điện tử vô hiệu. Đây là thiếu sót của Luật mà khi tham gia giao kết hợp đồng các bên cần lưu ý. Về vấn đề lựa chọn pháp luật cho hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài: Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 683, các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng trừ những trường hợp quy định theo pháp luật. Đồng thời, khi có nhu cầu thay đổi pháp luật áp dụng, các bên có thể thoả thuận lại sao cho thay đổi đó không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dung, trừ trường hợp người thứ ba đông ý (khoản 6 Điều 683 Luật này). Như vậy, khi giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thoả thuận với bên ký kết để lựa chọn pháp luật áp dụng. Về vấn đề phương thức thanh toán và giao hàng khi giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài: Nhìn chung, từ những phân tích trên có thể thấy nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, hoàn toàn có thể khắc phục được trong quá trình soạn thảo, đàm phán hợp đồng. Nội dung hợp đồng chặt chẽ, phù hợp, tuân thủ theo pháp luật trực tiếp điều chỉnh hợp đồng đó, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền với lợi ích của doanh nghiệp tham gia giao kết.
  23. 2. Kiến nghị hoàn thiện quy trình: Có thể nói, với tốc độ phát triển mạnh mẽ và nhu cầu giao dịch xuyên biên giới của các công ty đang từng bước vươn ra thị trước quốc tế, hình thức giao kết hợp đồng điện tử đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, với tính chất phức tạp của thương mại quốc tế, cần hoàn thiện quy trình rà soát và giao kết hợp đồng để có thể đáp ứng nhu cầu đã đặt ra. Qua những phân tích trên, tác giả trình bày một số kiến nghị để hoàn thiện quy trình này: - Đối với pháp luật được lựa chọn cho hợp đồng thương mại quốc tế, cần nghiêm túc nghiên cứu và đề xuất lựa chọn tối ưu nhất cho hợp đồng được giao kết. Đồng thời kết hợp với việc đàm phán khôn kh o nhằm thoả thuận với đối tác sao cho đảm bảo quyền lợi của công ty khi tham gia giao kết cũng như đảm bảo hiệu lực của hợp đồng. Căn cứ Luật Dân sự 2015: “ háp luật áp ụng đối v i quan hệ n s c y u tố nư c ngoài được xác định th o điều ư c quốc t mà C ng h a x h i ch ngh a Việt Nam là thành vi n ho c luật Việt Nam” (khoản 1 Điều 664). Như vậy, ban pháp chế CMC Telecom cần nghiên cứu các điều ước song phương và đa phương giữa Việt Nam và quốc gia bên ký kết còn lại cụ thể cho từng giao dịch để lựa chọn luật áp dụng hợp đồng phù hợp. Đặc biệt là Công ước Viên 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà Việt Nam chính thức gia nhập từ 01/01/2017. Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán có trụ sở thương mại tại các nước là thành viên của Công ước, song Công ước có sự nhất quán trong việc nhấn mạnh yếu tố tự do của hợp đồng, theo đó các bên có quyền quy định các điều khoản cụ thể theo thỏa thuận.6 - Đối với đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài, trong bối cảnh hai khái niệm này trong Luật Giao dịch điện tử 2005 và văn bản dưới luật (NĐ 52/2013/NĐ_CP) chưa r ràng, vì vậy trong quá 6 TS. Ngô Quốc Chiến & TS. Nguyễn Minh Hằng, “ Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ngày 12/08/2017, xem tại dinh-cua-bo-luat-dn-su-2015-v-khuyen-nghi-cho-cc-doanh-nghiep-viet-nam/ (truy cập 25/07/2019).
  24. trình soạn thảo, thống nhất nội dung hợp đồng cần bổ sung điều khoản làm r vấn đề này và những vấn đề quanh nó như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, chữ ký điện tử và cách thức xác minh - Đối với phương thức thanh toán và giao hàng, cần bổ sung điều khoản minh bạch làm cơ sở cho việc giao kết hợp đồng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ thông tin trong giấy tờ, chứng từ liên quan để phòng tránh rủi ro một cách triệt để nhất. Phần IV. B o c o và nh gi qu trình thực tập tại c ng t Cổ phần hạ tầng viễn th ng CMC Te ecom 1. Các công việc thực hiện trong quá trình thực tập Với đặc thù là công ty cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin nên số lượng hợp đồng được ký kết với khách hàng và đối tác lớn. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại Ban Pháp chế công Cổ phần hạ tầng viễn thông CMC Telecom em đã được giao công việc chính là nghiên cứu pháp luật hợp đồng, từ đó thực thành rà soát một số hợp đồng được các Bộ phận khác gửi yêu cầu dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên pháp chế. Theo đó, em đã được rèn luyện một số kỹ năng bao gồm: Kĩ năng làm việc qua Office 365 for Mail: thay vì sử dụng Google Mail để trao đổi như thông thường, tại N&A, các nhân viên sử dụng Office 365 for Mail để làm việc. Đây là một kênh trao đổi dữ liệu bảo mật hơn rất nhiều so với Google Mail (vì chỉ có thể truy cập tại văn phòng). Kĩ năng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật: thuvienphapluat.vn và vietnamlaws.com là hai website hỗ trợ đắc lực cho những ai hành nghề luật cũng như sinh viên luật trong việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật. Thuvienphapluat.vn sẽ có những cập nhật thường xuyên về việc sửa đổi, bổ sung văn bản luật và cung cấp tính năng lược đồ giúp người học, người làm có cái nhìn tổng quát về hệ thống các văn bản qua các năm. Vietnamlaws.com là một website chuyên cung cấp các văn bản luật Việt Nam được dịch bởi đội ngũ các luật sư của công ty luật Allens, một công ty luật chuyên nghiệp đã có mặt hơn 20
  25. quốc gia trên thế giới và cũng là văn phòng ở Việt Nam cũng là văn phòng luật có giấy ph p đầu tiên của một công ty luật nước ngoài. Chính vì lẽ đó, vietnamlaws.com là một nguồn tham khảo bản dịch các văn bản quy phạm pháp luật có uy tín, độ chính xác cao. Kĩ năng làm việc nhóm: ở CMC, các thực tập sinh cũng được coi như một nhân viên đang hoạt động trong công ty. Vì lẽ đó, nếu như thực tập sinh có thắc mắc trong quá trình học tập, làm việc, thực tập sinh cần liên hệ và trao đổi với các luật sư hướng dẫn để hiểu rõ yêu cầu, tránh trường hợp trong quá trình nghiên cứu không r nhưng lại ngại hỏi, dẫn đến việc hiểu sai yêu cầu của người hướng dẫn. 2. Nhật ký thực tập Thời gian Công việc Thành quả ạt ƣợc Tuần 01 - Giới thiệu làm quen với công - Biết cách sử dụng Office việc 365 for Mail để trao đổi bảo (01/07-05/07) - Nghiên cứu quy trình rà soát và mật hơn và sử dụng tính ký kết hợp đồng năng Calendar (lịch) để lên - Tìm hiểu cơ cấu tổ chức công kế hoạch công việc ty Cổ phần nói chung và CMC - Được hướng dẫn quy trình Telecom nói riêng ký kết và rà soát hợp đồng - Nghiên cứu hợp đồng cung cấp - Tìm hiểu kiến thức về hợp dịch vụ mẫu đồng thương mại điện tử - Nghiên cứu các quy định về - Biết được cơ cấu bộ máy giao kết hợp đồng thương mại công ty điện tử. - Chọn đề tài báo cáo thực tập Tuần 02 - Tìm hiểu lịch sử phát triển và - Biết được lịch sử phát triển (08/07-12/07) các sản phẩm dịch vụ công ty và các tính chất sản phẩm, cung cấp dịch vụ và lợi thế cạnh
  26. - Nghiên cứu Luật Giao dịch tranh của công ty điện - Tìm hiểu về các trường hợp - tử 2005 và NĐ52/2013/NĐ-CP vô hiệu của hợp đồng - Nghiên cứu vấn đề vô hiệu của - Tìm hiểu một số kiến nghị hợp đồng thương mại điện tử để hoàn thiện pháp luật hợp - Nghiên cứu một số kiến nghị đồng hoàn thiện pháp luật hợp đồng - Biết được cách tổ chức - Tìm hiểu các văn bản quy công việc của ban phạm pháp luật liên quan đến luật thương mại điện tử - Tham gia cuộc họp hàng tháng của Ban Pháp chế Tuần 03 - Thực hành nghiên cứu nội - Rèn luyện kỹ năng đọc hợp (15/07-19/07) dung một số hợp đồng cần rà đồng soát - Rèn luyện kĩ năng viết - Đưa ra những điểm chưa hợp email trả lời Bộ phận yêu lý trong các hợp đồng đó và đề cầu xuất giải pháp khắc phục. - Biết được sơ lược về thị - Nghiên cứu sơ lược thị trường trường dịch vụ công ty đang dịch vụ công ty hiện đang cung cung cấp và lợi thế cạnh cấp tranh của công ty. - Thực thành trả lời email đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung hợp đồng với Bộ phận yêu cầu. - Nghiên cứu các rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế. Tuần 04 - Nghiên cứu báo cáo tài chính - Biết được cách đọc một số của công ty các năm 2016, thông tin trong báo cáo tài
  27. (22/07-26/07) 2017, 2018. chính hàng năm. - Liên hệ Bộ phận kinh doanh và - Biết được số lượng hợp Bộ phận Thương mại đầu tư để đồng đã ký kết tổng hợp số lượng hợp đồng đã - Hiểu được vấn đề chọn luật được ký kết trong những năm áp dụng cho hợp đồng 2016, 2017, 2018. thương mại quốc tế và các - Nghiên cứu vấn đề chọn luật hạn chế của luật. áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế. Tuần 05 - Chỉnh sửa lại báo cáo thực tập. - Tích luỹ thêm kinh nghiệp (29/07-02/08) - Thực thành trả lời email đề làm việc trong môi trường xuất hướng sửa đổi, bổ sung công ty lớn. hợp đồng với Bộ phận yêu cầu. - Tìm hiểu được nguyên nhân - Nghiên cứu các trường hợp tranh chấp hợp đồng của tranh chấp hợp đồng của công công ty. ty. - Đề xuất hướng khắc phục - Đưa ra nguyên nhân và đề xuất các hạn chế còn tồn tại. giải pháp khắc phục. 3. Thuận lợi và khó khăn trong qu trình thực tập 3.1. Thuận lợi - Môi trường làm việc chuyên nghiệp, tiếp xúc với tiếng Anh nhiều vì công ty có nhiều đối tác nước ngoài. - Cơ sở vật chất hiện đại, không gian làm việc thoải mái, riêng biệt. - Được tham gia các buổi thảo luận của Bộ phận Pháp chế với các Bộ phận khác - Được Trưởng ban và các Pháp chế viên hỗ trợ tích cực trong việc làm quen môi trường làm việc, tiếp cận cơ sở dữ liệu pháp luật. - Được hướng dẫn cách tra cứu văn bản luật Tiếng Anh và Tiếng Việt hiệu quả. - Được tạo điều kiện nghiên cứu các lĩnh vực trong phạm vi kiến thức đã học.
  28. - Được hướng dẫn viết bảng tóm tắt công việc hàng ngày nên dễ dàng trong việc biết được thời gian làm việc của từng nhiệm vụ, tạo động lực cố gắng mỗi ngày. 3.2. Khó khăn - Công ty không cung cấp nhiều liệu tài nội bộ nên khó khăn cho quá trình tổng hợp báo cáo - Thời gian đầu chưa nhận được nhiều nhận xét từ về kết quả nghiên cứu của bản thân. Sau đó có nhận được các nhận x t nhưng một số còn khó hiểu. - Ban còn làm việc độc lập nên còn gặp khó khăn trong việc trao đổi, bàn bạc. 4. Kiến nghị với Khoa Hoạt động thực tập tại các văn phòng, công ty luật, ban pháp chế doanh nghiệp nói chung và quá trình thực tập tại CMC Telecom đã giúp cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm môi trường làm việc để tạo tiền để cho việc đi làm sau này. Đây cũng là một cách để sinh viên ứng dụng các kiến thức đã học trên trường, lớp vào hoạt động thực tiễn. Trong xã hội hiện nay, việc luôn chủ động trong công việc là điều vô cùng cần thiết với bất kỳ một sinh viên nào mới tốt nghiệp. Có thể thời gian thực tập chưa thực sự đủ lâu để sinh viên quen với tất cả cách vận hành của công ty, nhưng đây lại là khoảng thời gian để sinh viên nhận thức được tình trạng học tập cũng như kĩ năng của mình, để biết được rằng, với những gì mình đã học, mình có thể có khả năng trong những lĩnh vực nào. Bên cạnh đó, hoạt động thực tập cũng đem lại cho sinh viên những kĩ năng cơ bản nhất mà một nhân viên tại các văn phòng luật cần có, ví dụ như kĩ năng tin học văn phòng, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng viết, kĩ năng làm việc nhóm Như vậy, để nâng cao chất lượng của hoạt động này,
  29. KẾT LUẬN Tổng kết lại, trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang phát triển một cách mạnh mẽ, việc ổn định phong thái làm việc “nhanh và chuyên nghiệp” đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện cung cách làm việc từ những yêu cầu nhỏ nhất để đáp ứng những yêu cầu ngày một khắt khe của đối tác cũng như khách hàng trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Việc hoàn thiện một quy trình giao kết hợp đồng chuẩn xác, khép kín góp phần rút ngắn thời gian đàm phán vàt thực hiện giao dịch, đồng thời tiết kiệm chi phí giao dịch là vô cùng cần thiết. Có thể nói, hoạt động thực tập mà em được trải nghiệm trong kỳ hè này thực sự đã đem lại cho em những kinh nghiệm quý giá. Những kiến thức được học trên trường đã được vận dụng vào thực tế, giúp em có cái nhìn khái quát hơn về nghề luật, về những điều mà một luật sư phải làm là gì. Những nội dung học trên trường rất rộng và nhiều, nhưng những gì mà một người hành nghề luật thực sự làm có thể thu hẹp hơn nhưng cần sự chuyên sâu hơn rất nhiều, đây là điều mà chỉ có thể thông qua thực tế trải nghiệm em mới thu nhận được. Em xin chân thành cảm ơn khoa Luật trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Ngọc Hà đã tận tình chỉ dạy chúng em từ trên ghế nhà trường, giúp chúng em có những kiến thức nền tảng nhất định và đã tạo điều kiện để bọn em được tham gia vào kỳ thực tập hữu ích này. Ngoài ra, em xin cảm ơn phía công ty Cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC đã trực tiếp giảng dạy giúp đ chúng em, cảm ơn các anh chị tại Ban Pháp chế đã giúp em hoàn thành tốt hoạt động thực tập của mình.
  30. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính năm 2016 CMC Telecom. 2. Báo cáo tài chính năm 2017 CMC Telecom. 3. Báo cáo tài chính năm 2018 CMC Telecom. 4. Luật Giao dịch điện tử 2005. 5. Luật Dân sự 2015. 6. PGS. TS Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao đồng và Xã hội, tr.216-217. 7. Nguyễn Thành Luân, “Phòng tránh rủi ro trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại điện tử”, ngày 23/07/2017, xem tại: doi/phan-tich-nghien-cuu/phong-tranh-rui-ro-trong-giao-ket-thuc-hien-hop- dong-thuong-mai-dien-tu-23866.html (truy cập 19/07/2018) 8. Phạm Hồng Nhật, “Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam”, xem tại: phap-luat-ve-giao-ket-hop-dong-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-334/ (truy cập 20/07/2019). 9. TS. Ngô Quốc Chiến & TS. Nguyễn Minh Hằng, “ Pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam”, ngày 12/08/2017, xem tại dong-c-yeu-to-nuoc-ngoi-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dn-su-2015-v-khuyen- nghi-cho-cc-doanh-nghiep-viet-nam/ (truy cập 25/07/2019).