Báo cáo Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (Cáp quang tự treo ADSS)

pdf 50 trang phuongvu95 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (Cáp quang tự treo ADSS)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_xay_dung_tieu_chuan_cho_cap_quang_treo_do.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cho cáp quang treo dọc đường dây điện lực (Cáp quang tự treo ADSS)

  1. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO CÁP QUANG TREO DỌC ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC (CÁP QUANG TỰ TREO ADSS) Mã số: 15-15-KHKT-TC (Tài liệu sau Nghiệm thu cấp Bộ) Chủ trì đề tài : ThS. Vũ Hồng Sơn Cộng tác viên: Ks. Nguyễn Thị Phương Nam ThS. Trần Tố Nga Ks. Hoàng Minh Ánh ThS. Đặng Quang Dũng Ks. Đào Đức Dương 1
  2. BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHO CÁP QUANG TREO DỌC Đ ƯỜNG DÂY ĐIỆN LỰC (CÁP QUANG TỰ TREO ADSS) Mã số: 15-15- KHKT-TC Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ trì đề tài VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHKT BƯU ĐIỆN ThS. Vũ Hồng Sơn 2
  3. MỤC LỤC I. Nghiên cứu chung 6 1. Tên gọi, mã số đề tài 6 2. Phân tích tình hình sử dụng cáp quang, cáp quang tự treo ADSS hiện nay 7 3. Nghiên cứu các Tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến cáp quang tự treo ADSS 10 3.1 Tiêu chuẩn Việt nam 10 3.2 Tiêu chuẩn Quốc tế 12 3.2.1 ITU-T 12 3.2.2 IEC 13 3.2.3 IEEE 1222 “IEEE standard for All-Dielectric Self-Supporting Fible Optic Cable„ 15 3.2.4 Các tiêu chuẩn quốc gia trên thế giới 16 4. Nghiên cứu nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn và lựa chọn tài liệu phục vụ xây dựng tiêu chuẩn về cáp quang treo dọc đường dây điện lực – Các đặc điểm cho cáp quang treo ADSS. 20 4.1 Nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn 20 4.2 Nghiên cứu lựa chọn tài liệu phục vụ xây dựng tiêu chuẩn 21 5. Phương pháp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn 22 6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn 22 6.1. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn 22 6.2. Cấu trúc dự thảo tiêu chuẩn 22 6.3. Đối chiếu dự thảo tiêu chuẩn với tiêu chuẩn tham khảo 23 7. Kết luận 24 7.1. Kết quả đạt được 24 7.2. Kiến nghị 25 3
  4. II Nội dung cụ thể của dự thảo tiêu chuẩn 25 1. Phạm vi áp dụng 25 2. Tài liệu viện dẫn 26 3. Thuật ngữ và Định nghĩa 27 4 Sợi quang 29 4.1 Khái quát 29 4.2 Yêu cầu về suy hao 29 4.2.1 Hệ số suy hao 29 4.2.2 Gián đoạn suy hao 30 4.3 Yêu cầu về bước sóng cắt của cáp sợi quang 30 4.4 Yêu cầu về nhuộm màu sợi quang 30 4.4 Tán sắc phân cực mode (PMD) 30 5 Yêu cầu về thành phần cáp 30 6 Cấu trúc cáp sợi quang 31 6.1 Khái quát 31 6.2 Khối quang 31 6.3 Thành phần bảo vệ cáp 31 7. Các yêu cầu chính đối với điều kiện lắp đặt và vận hành 32 8. Vấn đề cần quan tâm thiết kế cáp 33 9. Đo cáp 34 9.1 Khái quát 34 9.2 Phân loại đo thử 34 9.2.1 Loại đo thử 34 9.2.2 Phép đo thử chấp nhận của nhà sản xuất 35 9.2.3 Phép thử thông thường 35 9.3 Tính năng căng 35 4
  5. 9.3.1 Khái quát 35 9.3.2 Lực căng tối đa cho phép (MAT) 36 9.4 Khả năng lắp đặt 36 9.4.1 Khái quát 36 9.4.2 Phép thử ròng rọc 36 9.4.3 Uốn lặp lại 37 9.4.4 Va đập 38 9.4.5 Nén 38 9.4.6 Thắt nút 39 9.4.7 Xoắn 39 9.5 Đo kiểm rung 40 9.5.1 Đo kiểm rung Aeolian 40 9.5.2 Đo kiểm rung tần số thấp (Đo thử nhanh) 40 9.6 Chu kỳ nhiệt độ 41 9.7 Thâm nhập nước 42 9.8 Chống chịu thời tiết 42 9.9 Đo thử chống ăn mòn và phóng điện. 43 9.10 Độ dão 44 9.11 Tương thích phụ kiện 44 10 Đo thử tại nhà máy 45 11 Đo kiểm thông thường 45 12 Đảm bảo chất lượng. 46 Phụ lục A (Tham khảo) Đóng gói và đánh dầu 47 Phụ lục B (Tham khảo) Các vấn đề quan tâm khi lắp đặt ADSS 48 Thư mục tài liệu tham khảo 50 5
  6. I. Nghiên cứu chung 1. Tên gọi, mã số đề tài 1.1 Tên gọi: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực (ADSS) 1.2 Mã số: 15-15-KHKT-TC 1.3 Mục tiêu, nội dung, kết quả đề tài a. Mục tiêu: - Xây dựng tiêu chuẩn cáp quang treo dọc đường dây điện lực sử dụng trên mạng Viễn thông Việt Nam. - Nâng cao chất lượng mạng cáp quang, đảm bảo an toàn cho cáp khi treo dọc đường dây điện lực. - Phục vụ công tác chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. b. Nội dung: - Nghiên cứu, phân tích tình hình sử dụng cáp quang, cáp quang tự treo ADSS hiện nay. - Nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến cáp quang tự treo ADSS. - Nghiên cứu về nhu cầu tiêu chuẩn và lựa chọn tài liệu phục vụ xây dựng tiêu chuẩn về cáp quang treo dọc đường dây điện lực – các đặc điểm cho cáp quang tự treo ADSS. - Biên soạn tiêu chuẩn về cáp quang tự treo ADSS. c. Kết quả: - Thuyết minh dự thảo tiêu chuẩn - Dự thảo tiêu chuẩn về Cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS). - Báo cáo kết quả đề tài 6
  7. 2. Phân tích tình hình sử dụng cáp quang, cáp quang tự treo ADSS hiện nay Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của mạng thông tin viễn thông, mạng thông tin sử dụng cáp quang cũng đang được đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng. Hệ thống thông tin sử dụng cáp quang cho phép cung cấp các dịch vụ băng rộng tới các thuê bao, trong đó một trong các thành phần quan trọng là hệ thống cáp quang treo dọc theo đường dây điện lực hay gọi là cáp quang treo phi kim loại ADSS. Cáp quang treo phi kim loại là cáp quang tự treo (có thành phần gia cường bên trong cáp) và không có thành phần kim loại. Cấu trúc điển hình của cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực như trình bày trong hình 1. Hình 1: Cấu trúc cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực Cáp quang treo phi kim loại được sử dụng chủ yếu khi lắp đặt cùng với tuyến cột điện lực, Hình 2 mô tả đường dây điện lực và cáp quang tự treo phi kim loại được lắp đặt bên dưới. 7
  8. Hình 2: Mô hình lắp đặt cáp ADSS và các thiết bị phụ trợ trên đường dây điện lực Do cần đảm bảo mỹ quan nên hiện nay các địa phương hạn chế không cấp phép xây dựng tuyến cột treo cáp thông tin nên các tuyến cáp treo thường sử dụng chung cột với đường dây điện lực. Đối với các tuyến cáp quang thường có chiều dài lớn nếu đi dọc theo đường dây điện lực sẽ bị ảnh hưởng nhiễu từ đường dây điện lực và sức động điện cảm ứng trên thành phần kim loại của cáp gây ra điện áp nguy hiểm cho thiết bị truyền dẫn và con người. Chính vì vậy cáp quang treo trên các tuyến cáp dùng chung với cột điện lực thường sử dụng cáp quang hoàn toàn điện môi treo dọc đường dây điện lực (cáp ADSS) do cáp không có thành phần dẫn điện. Hiện nay các nhà mạng cung cấp dịch vụ Viễn thông đang triển khi mạnh xây dựng hạ tầng cáp quang bao gồm hệ thống truyền dẫn mạng lõi và mạng truy nhập tại các địa phương trong đó sử dụng trung bình khoảng 30% cáp ADSS. 8
  9. - Trong nước: Hiện nay trong nước có nhiều nhà máy sản xuất cáp quang treo dọc đường dây điện lực (Cáp quang ADSS) như Công ty cổ phần dây và cáp Sacom, Công ty cổ phần cáp quang Việt Nam VINA-OFC, Nhà máy thiết bị Bưu điện POSTEF, Công ty cổ phần Viễn thông Điện tử VINACAP Các nhà máy sản xuất cáp quang có dung lượng từ 2 đến 288 sợi quang. Các đặc điểm chung của cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực có các đặc tính kỹ thuật chủ yếu như sau: - Từ 2 – 288 sợi quang SMF - Ngăn nước và hơi ẩm xâm nhập tốt nhất. - Cáp có đường kính nhỏ, gọn và nhẹ, dễ dàng khi lắp đặt, xử lý và vận chuyển. Giảm thiểu tải trên cột vì đường kính nhỏ và nhẹ với cường độ chịu lực cao dựa vào các sợi tổng hợp chịu lực aramid. - Chịu lực căng tối đa lên đến 46 kN. - Khoảng vượt từ 50 đến 500m. - Cáp được thiết kế không kim loại với vật liệu cách nhiệt tốt, chống sét tốt, không bị ảnh hưởng bởi dòng điện cao thế. - Cáp được thiết kế treo trên cột, lắp đặt trong nhà, bên ngoài: - Cáp được thiết kế phù hợp cho sử dụng: + Hệ thống mạng cục bộ + Hệ thống mạng thuê bao + Hệ thống thông tin nội bộ + Hệ thống thông tin liên lạc đường dài. - Cáp phù hợp để lắp đặt trên đường dây điện và song song với đường dây điện trên cùng một tháp truyền tải điện, đặc biệt có thể sử dụng cho các khoảng vượt lớn và các ứng dụng khác. 9
  10. Tính đến 2014, hệ thống cáp quang do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư là khoảng 15.200 km, trong đó khoảng 6.760 km cáp quang nội hạt và 8.540 km cáp quang liên tỉnh và đã kết nối đến tất cả các tỉnh, thành phố.Trong số cáp quang này chủ yếu là cáp quang ADSS và cáp quang OPGW. Hệ thống cáp quang điện lực đã tới 469/629 quận/huyện, tương đương 75% các quận/huyện trên phạm vi toàn quốc. Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là có mạng cáp quang rộng khắc với số số lượng ước tính khoảng 195.000 km cáp quang trong đó cáp liên tỉnh, đường dài khoảng 50.000 và cáp nội hạt khoảng 145.000 km. Số lượng cáp ADSS khoảng 34.000 km. Tập đoàn Viễn thông Quân đội có mạng cáp quang 156.000 km cáp quang trong đó cáp liên tỉnh khoảng 41.500 km, cáp nội hạt khoảng 114.500 km cáp nội hạt vơi khoảng 29.000 km cáp ADSS. - Ngoài nước: Công ty Truyền tải điện Ấn Độ có hạ tầng 19.000 km cáp quang trải dài trên khắp mọi miền đất nước Ấn Độ, có giấy phép kinh doanh dịch vụ đường dài nội địa và có giấy phép công nhận là một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider). Tập đoàn Điện lực KEPCO (Hàn Quốc) đã triển khai mạng cáp ADSS với chiều dài hơn 13.000 km vào cuối năm 2006, trên cơ sở đó hình thành một mạng lõi cáp quang rộng khắp cả nước phục vụ sản xuất kinh doanh điện năng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cáp quang rộng lớn cũng đóng vai trò làm bàn đạp chiến lược giúp KEPCO phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông như Truyền hình cáp (CATV) và Leased line. 3. Nghiên cứu các Tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến cáp quang tự treo ADSS 3.1 Tiêu chuẩn Việt nam Việt Nam đã xây dựng và ban hành mội số tiêu chuẩn liên quan đến cáp như sau: 10
  11. + Tiêu chuẩn Việt Nam 6745-1:2000 “Cáp sợi quang – Phần 1: Quy định chung”. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tài liệu tham chiếu IEC 794-1: 1994. Tiêu chuẩn TCVN 6745-1:2000 Quy định kỹ thuật về sợi quang. + Tiêu chuẩn Việt Nam 6745-2: 2000 “Cáp sợi quang – Phần 2: Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm”. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tài liệu tham chiếu IEC 794-2: 1994. Tiêu chuẩn này Quy định kỹ thuật về cáp quang một sợi và 2 sợi sử dụng trong nhà cùng với thiết bị truyền dẫn, thiết bị điện thoại, thiết bị xử lý dữ liệu và mạng thông tin và truyền dẫn. + Tiêu chuẩn Việt Nam 6745-3: 2000 “Cáp sợi quang – Phần 3: Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm”. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tài liệu tham chiếu IEC 794-3: 1994. Tiêu chuẩn 6745-3: 2000 quy định các yêu cầu đối với cáp sợi quang đơn mode được dùng cho mạng viễn thông công cộng. Tiêu chuẩn 6745-3: 2000 không đề cập đến cáp đi qua hồ, sông, cáp sử dụng trong nhà và cáp treo gần đường dây tải điện trên không. + TCVN 8665: 2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật chung” Tiêu chuẩn 8665: 2011 được xây dựng dựa trên các khuyến nghị G.651.1, G.652, G.653, G.655 của ITU-T. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật của sơi quang dùng trong mạng Viễn thông. + TCVN 8696: 2011 “Mạng viễn thông – Cáp sợi quang vào nhà thuê bao –Yêu cầu kỹ thuật”. TCVN 8696: 2011 được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế ITU –T G.657 : 2009, IEC 60794-2 và ITU-T L.59: 2008. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho cáp quang vào nhà thuê bao (dây thuê bao). + TCVN 10250: 2013 Cáp sợi quang – Cáp quang treo kết hợp dây chống sét (OPGW) dọc theo đường dây điện lực – Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 10250: 2013 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IEC 60794-4: 2003. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về cáp quang bên trong dây chống sét của đường dây điện lực. 11
  12. *) Kết luận: Trong số các tiêu chuẩn phân tích ở trên chỉ mới có tiêu chuẩn của sợi quang, tiêu chuẩn cáp quang chung và tiêu chuẩn cáp quang kèm dây chống sét OPGW, chưa có tiêu chuẩn cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS). 3.2 Tiêu chuẩn Quốc tế 3.2.1 ITU-T - Khuyến nghị ITU-T L.26 mô tả đặc tính, cấu trúc và phương pháp đo thử cáp sợi quang dùng để treo nhưng không áp dụng cho cáp OPGW hoặc cáp tự treo có giáp bằng kim loại. - Khuyến nghị ITU-T G 651.1 Characteristics of a 50/125 µm multimode graded index optical fibre cable for the optical access network Khuyến nghị này quy định các đặc tính truyền dẫn, cấu trúc, cơ lý của cáp và sợi quang đa mode chỉ số theo cấp 50/125 m dùng cho mạng truy nhập - Khuyến nghị ITU-T G652: Characteristics of a single-mode optical fibre and cable Khuyến nghị này quy định các đặc tính truyền dẫn, cấu trúc, cơ lý của cáp và sợi quang đơn mode. - Khuyến nghị ITU-T G653: Characteristics of a dispersion-shifted, single-mode optical fibre and cable Khuyến nghị này quy định các đặc tính truyền dẫn, cấu trúc, cơ lý của cáp và sợi quang đơn mode tán sắc đã dịch chuyển. - Khuyến nghị ITU-T G655: Characteristics of a non-zero dispersion-shifted single- mode optical fibre and cable Khuyến nghị này quy định các đặc tính truyền dẫn, cấu trúc, cơ lý của cáp và sợi quang đơn mode tán sắc dịch chuyển không về không. 12
  13. *) Kết luận: Trong số các khuyến nghị của ITU chỉ có các yêu cầu về sợi quang, cáp quang và cáp quang treo thông thường, không có khuyến nghị về cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực (cáp quang hoàn toàn điện môi ADSS). 3.2.2 IEC - Bộ tiêu chuẩn IEC 60793-1-x “ Optical fibres – Part 1-x: Measurement methods and test procedures - Y” quy định các bài đo thử cáp quang - Bộ tiêu chuẩn IEC 60793-2-x „Optical fibres - Part 2-x: Product specifications - Sectional specification for ” Quy định chỉ tiêu kỹ thuật thành phần của các loại cáp quang - Bộ tiêu chuẩn IEC 60794-1-x “Optical fibre cables - Part 1-x: Generic specification - ” Quy định các chỉ tiêu kỹ thuật chung của cáp sợi quang. - IEC60794-2-x “Optical fibre cables - Part 2-x: Indoor optical fibre cables - .” Quy định chỉ tiêu kỹ thuật của của cáp trong nhà. - IEC 60794-3-x “Optical fibre cables - Part 3-x: Outdoor cables .” Quy định chỉ tiêu kỹ thuật cáp quang ngoài trời. - IEC 60794-4-x Optical fibre cables - Part x: ” Quy định yêu cầu kỹ thuật của cáp quang treo dọc đường dây điện lực. Bộ tiêu chuẩn IEC 60794-4 có các tiêu chuẩn sau: *) Tiêu chuẩn IEC 60794-4, Optical fibre cables – Part 4: Sectional Specification – Aerial optical cables along electrical power lines Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung của các loại cáp treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm cáp quang kèm dây chống sét, cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực (cáp quang hoàn toàn điện môi ADSS), cáp quang treo dọc theo đường dây điện lực được quấn, buộc vào dây treo OPAC (cáp quang không tự treo). Đây là tiêu chuẩn chung nhất của các loại cáp quang treo dọc đường dây điện lực. *) Tiêu chuẩn IEC 60794-4-10 Optical fibre cables - Part 4-10: Family specification - Optical ground wires (OPGW) along electrical power lines 13
  14. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang kèm dây chống sét của đường dây điện lực. *) Tiêu chuẩn IEC 60794-4-20 “Optical fibre cables – Part 4-20: Aerial optical cables along electrical power lines – Family specification for ADSS (All Dielectric Self Supported) optical cables” IEC 60794-4-20 bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật cáp thông tin sợi quang thường là sợi đơn mode được dùng treo dọc theo đường dây điện lực. Cáp cũng có thể được được sử dụng ở hạ tầng mạng như mạng điện thoại, dịch vụ truyền hình. Các yêu cầu kỹ thuật thành phần trong IEC 60794-4 đối với cáp quang treo dọc đường dây điện lực được áp dụng với cáp trong tiêu chuẩn này. Cáp ADSS bao gồm sợi cáp quang đơn mode một hoặc một số sợi quang bảo vệ điện môi bao quanh bởi hoặc hoặc gắn lên thành phần gia cường điện môi và vỏ bọc. Cáp không có thành phần kim loại. Cáp ADSS được thiết kế phù hợp với các yêu cầu về cơ khí và quang học đối với phương thức lắp đặt, điều kiện môi trường và vận hành khác nhau và tải trọng như mô tả trong phụ lục B. Tiêu chuẩn này bao gồm cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn quy định cả cầu trúc và yêu cầu vận hành để đảm bảo trong điều kiện như hướng dẫn của tiêu chuẩn, duy trì đúng các tính năng cơ học của cáp, tính toàn vẹn của sợi quang và đặc tính truyền dẫn quang. Tiêu chuẩn này không bao gồm cáp OPAC “được buộc” hoặc “được treo”. Nội dung tiêu chuẩn bao gồm các phần sau: 1. Phạm vi áp dụng 2. Tài liệu viện dẫn 3. Thuật ngữ và định nghĩa 4. Sợi quang 14
  15. 5. Yêu cầu về thành phần cáp 6. Cấu trúc cáp 7. Các yêu cầu chính đối với điều kiện lắp đặt và vận hành 8. Vấn đề cần quan tâm thiết kế cáp 9. Đo cáp 10. Đo thử nhà máy 11. Đo kiểm thông thường 12. Đảm bảo chất lượng 13. Phụ lục A: Đóng gói và đánh dấu 14. Phụ lục B: Các vấn đề quan tâm khi lắp đặt ADSS *) Kết luận: IEC xây dựng và ban hành hầu hết các tiêu chuẩn về cáp quang như cáp quang nói chung, cáp quang trong nhà, cáp quang ngoài trời và cáp quang trep dọc đường dây điện lực bao gồm cáp quang kèm dây chống sét và cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang hoàn toàn điện môi ADSS). Trong số các tiêu chuẩn trên của IEC có tiêu chuẩn IEC 60794-4-20 là tiêu chuẩn phù hợp với nội dung tiêu chuẩn cần xây dựng của đề tài. 3.2.3 IEEE 1222 “IEEE standard for All-Dielectric Self-Supporting Fible Optic Cable„ Tiêu chuẩn IEEE được xây dựng và ban hành năm 2003, đây là tiêu chuẩn đầu tiên về cáp quang hoàn toàn điện môi tự treo ADSS. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về cấu trúc, cơ khí, điện, tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, các vấn đề về môi trường, phụ kiện lắp đặt, kỹ thuật của cáp quang tự treo hoàn toàn điện môi. Tiêu chuẩn này bao gồm các nội dung sau: 1. Khái quát 2. Thành phần cáp ADSS 15
  16. 3. Các yêu cầu thử nghiệm 4. Phương pháp thử 5. Danh mục độ căng và độ võng 6. Thử nghiệm chấp nhận 7. Khuyến nghị lắp đặt 8. Các yêu cầu về đóng gói và đánh dấu *) Kết luận Tiêu chuẩn IEEE 1222 là tiêu chuẩn về cáp quang tự treo hoàn toàn điện môi ADSS, phạm vi của tiêu chuẩn này cũng giống với phạm vi của tiêu chuẩn cần xây dựng của đề tài. 3.2.4 Các tiêu chuẩn quốc gia trên thế giới - Tiêu chuẩn quốc gia Anh: BS EN 60794-4-20: 2012 Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn BS EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Pháp: PR NF EN 60794-4-20: 2012 Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn 16
  17. đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn PR NF EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Đức: DIN EN 60794-4-20 VDE 0888-111-5:2013-07 Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn DIN EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Singapore: SS IEC 60794-4-20 Ed. 1 Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn SS EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Ba Lan: PN-EN 60794-4-20:2013-07 - wersja angielska “Kable światłowodowe Część 4-20: Napowietrzne kable światłowodowe 17
  18. układane wzdłuż linii energetycznych Wymagania grupowe dotyczące samonośnych kabli światłowodowych ADSS” Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn PN EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Thụy Điển: SS EN 60794-4-20: Optokablar – Del 4-20: Kablar för förläggning på kraftledning – Familjespecifikation för dielektriska självbärande kablar (ADSS) Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn SS EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Tiệp khắc: ČSN EN 60794-4-20 (359223) Optické vláknové kabely - Část 4-20: Nadzemní optické kabely podél elektrických silových vedení - Rodová specifikace pro optické kabely ADSS (plně dielektrický, samonosný) Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). 18
  19. Tiêu chuẩn ČSN EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Đan Mạch: DS EN 60794-4-20 - Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn DS EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Hà Lan: NEN-EN-IEC 60794-4-20:2012- Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn NEN-EN-IEC 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. - Tiêu chuẩn quốc gia Thụy Sỹ: SN IEC 60794-4-20: 2012- Optical Fibre Cables - Part 4-20: Aerial Optical Cables Along Electrical Power Lines - Family Specification For Adss (All Dielectric Self Supported) Optical Cables Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật của cáp quang tự treo dọc theo đường dây điện lực bao gồm các yêu cầu về cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn 19
  20. đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn SN EN 60794-4-20: 2012 được xây dựng dựa trên chấp thuận nguyên vẹn tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. 4. Nghiên cứu nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn và lựa chọn tài liệu phục vụ xây dựng tiêu chuẩn về cáp quang treo dọc đường dây điện lực – Các đặc điểm cho cáp quang treo ADSS. 4.1 Nhu cầu xây dựng tiêu chuẩn + Cáp quang phi kim loại được sử dụng khi xây dựng tuyến cáp quang đi cùng với đường dây truyền dẫn và phân phối điện để tránh ảnh hưởng ghép điện từ đường dây điện lực vào cáp. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng tiêu chuẩn Cáp quang treo phi kim loai ADSS sử dụng trên mạng viễn thông Việt Nam. + Các đề tài đã nghiên cứu trước đây chưa đề cập đầy đủ tiêu chuẩn của cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực. + Do chưa xây dựng tiêu chuẩn Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực nên hiện nay các đơn vị không có sở cứ để lựa chọn cáp quang ADSS đảm bảo chất lượng dẫn đến sử dụng cáp không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng truyền dẫn và đặc biệt tuổi thọ của cáp quang. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho giai đoạn sắp tới cần phải xây dựng một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho cáp quang kết hợp dây chống sét, nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình lựa chọn triển khai cáp treo. Việc nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn cáp quang kết hợp dây chống sét dựa trên việc rà soát các tiêu chuẩn Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực (ADSS) của các tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn cáp treo trong nước, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam. 20
  21. b. Mục đích Xây dựng được bản dự thảo tiêu chuẩn Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực và các bài đo kiểm tra, đánh giá các loại cáp treo này để phục vụ cho việc đánh giá chất lượng, quản lý và lựa chọn Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực phù hợp cho các nhà khai thác dịch vụ viễn thông. Tiêu chuẩn Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực được ban hành sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp sản xuất và sản xuất làm cơ sở để đánh giá chất lượng cáp phục vụ cho công tác sản xuất, mua sắm cáp quang sử dụng trên mạng Viễn thông Việt Nam đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ Viễn thông. 4.2 Nghiên cứu lựa chọn tài liệu phục vụ xây dựng tiêu chuẩn Trong số các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đã trình bày ở trên có 2 tiêu chuẩn liên quan đến cáp quang treo dọc đường dây điện lực ADSS. - Tiêu chuẩn IEC 60794-4-20 “Optical fibre cables – Part 4-20: Aerial optical cables along electrical power lines – Family specification for ADSS (All Dielectric Self Supported) optical cables” - Tiêu chuẩn IEEE 1222 “IEEE standard for All-Dielectric Self-Supporting Fible Optic Cable“ Tiêu chuẩn IEEE 122 được ban hành năm 2003 và được các nhà sản xuất cáp chấp thuận áp dụng từ ngày ban hành. Tiêu chuẩn IEC 60794-4-20 được xây dựng và ban hành năm 2012 bao trùm toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn IEEE 1222, tiêu chuẩn trình bày về cấu trúc, các chỉ tiêu cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn IEEE 1222 đồng thời được ANSI chấp nhận làm tiêu chuẩn quốc gia Mỹ năm 2003. 21
  22. Tiêu chuẩn IEC 60794-4-20 được hầu hết các quốc gia châu Âu và nhiều nước châu Á chấp thuận làm tiêu chuẩn quốc gia như Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Singapore, Qua phân tich các tiêu chuẩn có liên quan ở trên có thể thấy tiêu chuẩn IEC 60794- 4-20 “Optical fibre cables – Part 4-20: Aerial optical cables along electrical power lines – Family specification for ADSS (All Dielectric Self Supported) optical cables” phù hợp nhất để làm tài liệu tham khảo xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về Cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS) và đây cũng là tiêu chuẩn được nhiều nước trên thế giới lựa chọn làm tiêu chuẩn quốc gia. 5. Phương pháp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn - Tiêu chuẩn được biên soạn dựa theo phương pháp chấp thuận áp dụng tiêu chuẩn quốc tế và trong nước chuyển thành nội dung của tiêu chuẩn ngành phù hợp với mạng viễn thông Việt Nam, trong đó sở cứ quan trọng nhất được chấp nhận gần như nguyên vẹn là IEC 60794-4-20. - Tên tiêu chuẩn đề xuất là: Cáp quang tự treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS) 6. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn 6.1. Nội dung dự thảo tiêu chuẩn Nội dung dự thảo TCVN xxxx:201x “Cáp quang treo dọc đường dây điện lực (cáp quang tự treo ADSS“ hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn gốc IEC 60794-4-20: 2012. 6.2. Cấu trúc dự thảo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn này gồm 12 điều và 2 phụ lục sau: 1. Phạm vi áp dụng 2. Tài liệu viện dẫn 3. Thuật ngữ và định nghĩa 22
  23. 4. Sợi quang 5. Yêu cầu về thành phần cáp 6. Cấu trúc cáp 7. Các yêu cầu chính đối với điều kiện lắp đặt và vận hành 8. Vấn đề cần quan tâm thiết kế cáp 9. Đo cáp 10. Đo thử nhà máy 11. Đo kiểm thông thường 12. Đảm bảo chất lượng Phụ lục A: Đóng gói và đánh dầu Phụ lục B: Các vấn đề quan tâm khi lắp đặt ADSS 6.3. Đối chiếu dự thảo tiêu chuẩn với tiêu chuẩn tham khảo Bảng 2 - Bảng đối chiếu dự thảo TCVN với tài liệu gốc Bản dự thảo TCVN xxxx : Tài liệu gốc IEC 60794-4-20 Phương pháp xây dựng 201X Lời nói đầu - Tự xây dựng 1. Phạm vi áp dụng 1. Scope Chấp thuận nguyên vẹn 2. Tài liệu viện dẫn 2. Normative references Chấp thuận nguyên vẹn 3. Thuật ngữ và định nghĩa 3. Terms, definitions and Chấp thuận nguyên vẹn abbreviations 4. Sợi quang 4. Optical fibres Chấp thuận nguyên vẹn 5. Yêu cầu kỹ thuật về 5. Cable elements Chấp thuận nguyên vẹn thành phần cáp 6. Cấu trúc cáp sợi quang 6 Optical fibre cable Chấp thuận nguyên vẹn 23
  24. Bản dự thảo TCVN xxxx : Tài liệu gốc IEC 60794-4-20 Phương pháp xây dựng 201X constructions 7. Các yêu cầu chính đối 7. Main requirements for Chấp thuận nguyên vẹn với điều kiện lắp đặt và vận installation and operating hành conditions 8. Vấn đề quan tâm thiết kế 8. Cable design Chấp thuận nguyên vẹn cáp considerations 9. Đo cáp 9. Cable tests Chấp thuận nguyên vẹn 10. Đo thử nhà máy 10. Factory acceptance tests Chấp thuận nguyên vẹn 11. Đo kiểm thông thường 11. Routine tests Chấp thuận nguyên vẹn 12. Đảm bảo chất lượng 12. Quality assurance Chấp thuận nguyên vẹn Phụ lục A (tham khảo) Annex A (informative) Chấp thuận nguyên vẹn Đóng gói và đánh dấu Packaging and marking Phụ luc B (tham khảo) Annex B (informative) Chấp thuận nguyên vẹn Các vấn đề quan tâm khi Installation considerations lắp đặt ADSS for ADSS cables 7. Kết luận 7.1. Kết quả đạt được Đề tài đã đạt được một số kết quả sau: Căn cứ theo nội dung đăng ký đã được duyệt đề tài hoàn hiện toàn bộ các mục nêu trong đề cương khoa học công nghệ, bao gồm: - Bản thuyết minh Quy chuẩn kỹ thuật với đầy đủ nội dung đã đăng ký - Bản dự thảo QCVN về quy trình kiểm thử. 24
  25. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn IEC 60794-4-20. Tiêu chuẩn này được áp dụng rộng rãi trên thế giới và được rất nhiều nước biên dịch và có tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với các phiên bản của IEC 60794-4-20 như: Anh, Pháp Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Na-uy, Singapore 7.2. Kiến nghị Đề Nghị Bộ TTTT sớm ban hành tiêu chuẩn để áp dụng tại Việt Nam. II Nội dung cụ thể của dự thảo tiêu chuẩn 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quy định các chỉ tiêu kỹ thuật TCVN xxxx: 201x quy định các chỉ tiêu kỹ thuật cáp thông tin sợi quang thường là sợi đơn mode được dùng trong ứng dụng treo trên đường dây điện lực. Cáp cũng có thể được được sử dụng ở hạ tầng mạng như mạng điện thoại, dịch vụ truyền hình. Các yêu cầu kỹ thuật thành phần trong IEC 60794-4 đối với cáp quang treo dọc đường dây điện lực được áp dụng với cáp trong tiêu chuẩn này. CHÚ THÍCH: Trong một số trường hợp cụ thể trong mạng điện, đường dây chống sét ngắn có thể dùng với sợi đa mode. Cáp ADSS bao gồm sợi cáp quang đơn mode một hoặc một số sợi quang bảo vệ điện môi bao quanh bởi hoặc gắn lên thành phần gia cường điện môi và vỏ bọc. Cáp không có thành phần kim loại. Cáp ADSS được thiết kế phù hợp với các yêu cầu về cơ khí và quang học đối với phương thức lắp đặt, điều kiện môi trường và vận hành khác nhau và tải trọng như mô tả trong phụ lục B. Tiêu chuẩn này bao gồm cấu trúc, cơ lý, điện và tính năng quang học, hướng dẫn lắp đặt, tiêu chuẩn đánh giá, các yêu cầu về đo thử, các vấn đề về môi trường, và độ tương thích với phụ kiện cho cáp quang tự treo toàn điện môi (ADSS). Tiêu chuẩn quy định cả cầu trúc và yêu cầu vận hành để đảm bảo trong điều kiện như hướng dẫn của tiêu chuẩn, duy trì đúng các tính năng cơ học của cáp, tính toàn vẹn của sợi quang và đặc tính truyền dẫn quang. 25
  26. Tiêu chuẩn này không bao gồm cáp OPAC “được buộc” hoặc “được treo”. Cáp dùng để lắp đặt phù hợp với ISO/IEC 24702 và các tiêu chuẩn có liên quan có thể yêu cầu chỉ tiêu thử bổ sung để đảm bảo cùng phù hợp với môi trường lắp đặt xác định bởi cơ khí, đầu vào, khí hậu và hóa chất, phân loại trường điện từ. Các phép thử này bên ngoài phạm vi của đặc tính cáp trong IEC 60794 và tiêu chuẩn phân loại trường điện từ không yêu cầu trong chỉ tiêu chuẩn IEC 60794. Phép thử phân loại môi trường điện từ có thể tương tự, giống, hoặc khác căn bản các phép thử yêu cầu trong IEC 60794. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). IEC 60304, Standard colours for insulation for low-frequency cables and wires IEC 60793-1-40, Optical fibres – Part 1-40: Measurement methods and test procedures – Attenuation IEC 60793-1-44, Optical fibres – Part 1-44: Measurement methods and test procedures – Cutoff wavelength IEC 60793-1-48, Optical fibres – Part 1-48: Measurement methods and test procedures – Polarization mode dispersion IEC 60793-2-50, Optical fibres – Part 2-50: Product specifications – Sectional specification for class B single-mode fibres IEC 60794-1-1, Optical fibre cables – Part 1: Generic specification – General IEC 60794-1-2, Optical fibre cables – Part 1-2: Generic specification – Basic optical cable test procedures 1, 2 IEC 60794-1-22, Optical fibre cables – Part 1-22: Generic specification – Basic optical cable test procedures – Environmental test methods 26
  27. IEC 60794-1-23, Optical fibre cables – Part 1-23: Generic specification – Basic optical cable test procedures – Cable element test methods IEC 60794-4, Optical fibre cables – Part 4: Sectional Specification – Aerial optical cables along electrical power lines IEC 61395, Overhead electrical conductors – Creep test procedures for stranded conductors 3. Thuật ngữ và Định nghĩa Để áp dụng tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong tiêu chuẩn IEC 60794-1-1 và IEC 60794-4 và các thuật ngữ sau: 3.1 Lực căng cho phép tối đa (maximum allowable tension) MAT Tải lực căng lớn nhất mà cáp có thể chịu đựng được mà không gây hư hại đến các tính năng quy định (tính năng quang, độ bền sợi) do căng sợi quang CHÚ THÍCH 1: Do quy định lắp đặt, giá trị MAT đôi khi bị giới hạn nhỏ hơn 60% lực kéo đứt của cáp. 3.2 Lực căng vận hành tối đa (maximum operation tension) MOT Tải lực căng lớn nhất mà cáp có thể chịu được lâu dài mà không gây ra bất kỳ lực căng nào tác động lên sợi quang. CHÚ THÍCH 1: Điều kiện này phải tương đương với lực căng không có tuyết và gió bão ở nhiệt độ trung bình trong năm giữa 160C và 200C. 3.3 Lề căng (zero strain margin) Tải lực căng cáp có thể chịu được mà không làm căng các sợi quang do kéo cáp. 3.4 Lực căng đứt gẫy (breaking tension) 27
  28. Tải lực căng gây ra đứt gẫy vật lý cáp CHÚ THÍCH 1: Thông số này không qua tâm đến sợi quang CHÚ THÍCH 2: Lực đứt gẫy cần phải được tính toán. Người thiết kế phải định lượng giá trị; Cáp không cần phải thử thông số này. 3.5 Lực căng lắp đặt lớn nhất (maximum installation tension) MIT Tải lớn nhất có thể đặt lên cáp trong suốt quá trình lắp đặt CHÚ THÍCH 1: Lực căng lắp đặt lớn nhất là tham chiếu chính đến độ võng cuối cùng (thường được gọi là tải võng), và tương tự như vậy giới hạn độ căng có thể được sử dụng để lắp đặt cáp (thường gọi là tải buộc) CHÚ THÍCH 2: Đây là giá trị khuyến nghị nhằm tránh lực căng cao hơn MAT trong suốt quá trình vận hành do gió, tuyết hoặc thay đổi nhiệt độ 3.6 ADSS Cáp tự treo hoàn toàn điện môi Cáp điên môi có khả năng lắp đặt treo lâu dài và cung cấp dịch vụ lâu dài mà không có hỗ trợ kéo căng bên ngoài. 3.7 OPAC Cáp quang buộc Điện môi, không tự treo, cáp quang buộc CHÚ THÍCH 1: Các OPAC có thể được sử dụng với một trong các phương thức lắp đặt sau: Quấn, được hiểu là hoàn toàn điện môi: dùng máy đặc biệt, nột cáp phi kim loại nhẹ linh hoạt được quấn xắn ốc quanh dây đất hoặc dây pha. Buộc: Cáp phi kim loại được lắp đặt dọc theo chiều dài của dây đất, dây pha hoặc trên cáp treo riêng (trên tuyến cột) và được giữ cố định bằng dây buộc hoặc bằng băng dính 28
  29. 3.8 Lắp đặt cáp và chống rung (cable fittings and dampers) 3.8.1 Lắp đặt treo cáp (suspension cable fitting) Thiết bị giữ cáp giữa các điểm hỗ trợ dọc theo đường dây treo, nơi cáp kéo căng ở cả 2 đầu lắp đặt. 3.8.2 Lắp đặt cáp cố định điểm đầu (dead end cable fitting) Thiết bị thiết kế để kết cuối một đoạn lắp đặt, cách ly vị trí chốt hoặc cuộn bảo dưỡng, tạo ra các vị trí khoảng chùng, hoặc tạo ra góc lệc hướng lớn, ở những nơi cáp chịu tải căng lớn ở 1 đầu và không kéo căng đầu còn lại. 3.8.2 Bộ chống rung (damper) Thiết bị gắn vào cáp để triệt hoặc giảm nhỏ dao động do gió gây ra 4 Sợi quang 4.1 Khái quát Sợi quang đơn mode được sử dụng phải phù hợp với IEC 60793-2-50. Mục này chỉ đề cập đến các đặc tính chính. Sợi quang khác với yêu cầu ở trên có thể được sử dụng nếu có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Trong trường hợp này đặc tính sợi quang và tiêu chuẩn suy hao phép thử cơ khí phải được chỉ ra trong bảng chỉ tiêu kỹ thuật chi tiết. 4.2 Yêu cầu về suy hao 4.2.1 Hệ số suy hao Các yêu cầu đối với sợi quang phải phù hợp với IEC 60793-2-50 29
  30. Ngoại trừ giá trị đã được thống nhất giữa nhà cung cấp và khách hàng, hệ số suy hao cực đại của cáp quang tại bước sóng 1 310 nm là 0,35 dB/km và tại bước sóng 1 550 nm là 0,25 dB/km. Hệ số suy hao phải được đo theo IEC 60793-1-40. 4.2.2 Gián đoạn suy hao Giá trị suy hao tại các điểm gián đoạn không vượt quá 0,10 dB. Phương pháp đo phải theo IEC 60793-1-40. 4.3 Yêu cầu về bước sóng cắt của cáp sợi quang Bước sóng cắt của cáp sợi quang CC phải nhỏ hơn bước sóng ánh sáng tín hiệu và được đo theo IEC 60793-1-44 4.4 Yêu cầu về nhuộm màu sợi quang Nếu các sợi quang bọc sơ cấp đã được nhuộm màu để phân biệt thì lớp vỏ màu đã sẵn có cho sợi quang trong cáp và phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60304. Nếu cần thiết, lớp vỏ màu phải cho phép ánh sáng truyền qua lớp vỏ sơ cấp để có thể bơm và trích tín hiệu cục bộ. 4.4 Tán sắc phân cực mode (PMD) Tán sắc phân cực mode phải thỏa mãn giá trị chỉ ra trong IEC 60793-2-50. Thủ tục đo phải phù hợp với IEC 60793-1-48. 5 Yêu cầu về thành phần cáp Tham chiếu đến các phần của IEC 60794-4, Các yêu cầu sau đây áp dụng cho cáp ADSS Vật liệu sử dụng cho thành phần cáp phải được lựa chọn để phù hợp với thành phần khác mà nó tiếp xúc. Các thành phần quang học (thành phần cáp có chứa sợi quang) và mỗi sợi quang trong mỗi cáp phải giống nhau, chẳng hạn, về màu sắc, về sơ đồ bố trí, về ký hiệu hay thỏa thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng. 30
  31. Đối với cấu trúc ống đệm lỏng, một hoặc một số sợi bọc sơ cấp hoặc thành phần quang được đóng gói lỏng trong cấu trúc ống cùng với hệ thống ngăn nước phù hợp. Ống nhựa có thể được gia cố bằng thành composit. Khi sử dụng sợi cáp quang kiểu ruy băng phải tuân thủ yêu cầu trong IEC 60794-3. 6 Cấu trúc cáp sợi quang 6.1 Khái quát Cáp phải không được có bất kỳ vật liệu kim loại nào. 6.2 Khối quang Thành phần khối quang được mô tả trong mục 5 được trình bày như sau : Khối quang đơn trong lõi cáp có thể bao gồm một hoặc một số thành phần quang : a) Số ống đệm lỏng sử dụng cấu trúc xoắn ốc hoặc bện SZ quanh thành phần trung tâm của nhựa gia cường, thủy tinh epoxy hoặc thành phần điện môi khác. Thành phần ruy băng có thể bố trí bằng cách chồng 2 hoặc nhiều hơn các thành phần bên trong ống đệm lỏng. b) Cấu trúc dựa vào cọc điện môi, bao gồm khối chẳng hạn như ruy băng hoặc ống nhựa bao gồm một hoặc một số thành phần quang. 6.3 Thành phần bảo vệ cáp Ngoài khối quang, cấu trúc cáp có thể bao gồm các thành phần sau đây: a) Vỏ bọc ngoài phải là vật liệu chịu được ảnh hưởng của thời tiết. Trong một số trường hợp cần thiết vật liệu vỏ bọc sử dụng loại giám sát trở kháng (chống phóng điện) b) Cáp ADSS phải có hệ thống tự treo bên trong cáp. Mục đích của hệ thống treo để bảo đảm cáp thỏa mãn các chỉ tiêu quang trong điều kiện lắp đặt, nhiệt độ, tải trọng môi trường xác định trong suốt thời gian sử dụng. Tiêu chuẩn này không đề cập đến cáp OPAC quấn hoặc buộc. 31
  32. c) Cấu trúc vòng khuyên cơ bản có thể có sợi gia cường (ví dụ sợi aramid) hoặc dây điên môi hoặc cọc điện môi như là cấu trúc hỗ trợ. Thêm vào đó các thành phần cáp khác như bộ phận trung tâm, có thể mang tải trọng. d) Giới hạn căng của sợi e) Cáp phải được được thiết kế để độ căng của sợi không vượt quá giới hạn cho phép của nhà sản xuất trong điều kiện giới hạn độ căng lớn nhất của cáp (MAT). Độ căng cho phép lớn nhất của sợi trong điều kiện MAT thường là tính năng của mức đo thử kiểm chứng thông số độ bền và độ dão của cáp quang, 0,33 % xác định cho thử tính năng sợi đến 1%. f) Vật liệu ngăn nước phải được sử dụng để ngăn nước xâm nhập vào khối quang và lõi cáp. Vật liệu ngăn nước này phải loại bỏ được dễ dàng không cần dùng vật liệu nguy hiểm. Giãn nở nước là vật liệu ngăn nước có thể luôn được sử dụng. Khi sử dụng trong cấu trúc cáp, chất điền đầy không được chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ vận hành lớn nhất của cáp. Cáp được bảo vệ bằng sợi dệt gia cường, vẫn phải hỏa mãn điều kiện điện môi nhưng tăng đường kính và trọng lượng có thể yêu cầu làm tăng đáng kể khả năng kéo căng của cáp. 7. Các yêu cầu chính đối với điều kiện lắp đặt và vận hành Điều kiện lắp đặt là rất quan trọng đối với cáp ADSS. Điều kiện lắp đặt và vận hành phải có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Đối với cáp ADSS việc nghiên cứu chi tiết điều kiện trường điện từ và hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp hoặc bên thứ ba cần phải được thỏa thuận trước. Kiểu lắp đặt và phụ kiện để lắp đặt ADSS vào cấu trúc cần phải được chấp thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Việc tương thích giữa của chúng phải được kiểm tra phù hợp với 9.11 và đặc điểm kỹ thuật kiểu lắp đặt của nhà cung cấp hoặc khách hàng. 32
  33. 8. Vấn đề cần quan tâm thiết kế cáp Bảng 1 tóm tắt đặc tính kỹ thuật của cáp là thông số quan trọng đối với cả khác hàng và nhà cung cấp. Bảng 2 bao gồm các thông số kỹ thuật tùy chọn liên quan đến thiết kế và lắp đặt dây trên không với cáp ADSS. Các thông số khác có thể được khách hàng và nhà cung cấp đồng ý. Bảng 1 - Các đặc tính kỹ thuật thiết kế cáp Mục Đặc tính Đơn vị 4 Số lượng và loại sợi NA - Tính phù hợp với lõi cáp (số sợi trong ống) NA 6 Mô tả chi tiết thiết kế cáp NA Đường kính ngoài của cáp mm Trọng lượng cáp Kg/km 3.1 MAT lớn nhất cho phép căng kN 9.6 Nhiệt độ bảo quản, lắp đặt và vận hành cho 0C phép 9.4.2 Đường kính uốn cong nhỏ nhất trong quá Mm trình lắp đặt 9.4.3 Bán kính uốn cong nhỏ nhất lắp đặt mm Bảng 2 - Các thông số tùy chọn (nếu khách hàng yêu cầu) Mục Đặc tính Đơn vị 3.5 Tải trọng MIT lớn nhất lắp đặt (hoặc độ kN võng) - Suất đàn hồi MPa - Hệ số giãn nở nhiệt 10-6/0C 3.1 Sức căng sợi quang ở tải trọng MAT % 3.2 Lề căng kN 3.3 Độ dão mm Độ võng lớn nhất ở MOT và MAT m Điều kiện tải trọng môi trường – tham khảo NA mã địa phương/vùng lắp đặt 33
  34. 9. Đo cáp 9.1 Khái quát Các tham số nêu ra trong phần này có thể bị ảnh hưởng do độ không ổn định của phép đo; do sai số đo hoặc sai số căn chỉnh vì thiếu các tiêu chuẩn phù hợp. Có thể đưa ra tiêu chí chấp nhận vấn đề này. Tiêu chí chấp nhận này phải được hiểu ở khía cạnh đang xem xét. Đối với một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn, mục đích là không làm thay đổi suy hao. Các tham số này có thể bị ảnh hưởng do độ không ổn định của phép đo; do sai số đo hoặc sai số căn chỉnh vì thiếu các tiêu chuẩn phù hợp. Có thể đưa ra tiêu chí chấp nhận vấn đề này. Độ không ổn định toàn phần của phép đo phải nhỏ hơn, hoặc bằng 0,05 dB đối với suy hao hoặc 0,05dB đối với hệ số suy hao. Giá trị không đổi về suy hao có nghĩa là không có sự thay đổi giá trị phép đo, nghĩa là bỏ qua bất ổn định của phép đo. Số lượng sợi đo thử phải tiêu biểu cho cấu trúc cáp và được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Các phép đo thử phù hợp với cáp quang treo được liệt kê sau đây. Chấp nhận một số loại cáp khác nhau có các thông số kỹ thuật tương đương. 9.2 Phân loại đo thử 9.2.1 Loại đo thử Phép đo thử phải được thực hiện trước khi cung cấp cáp được đảm bảo theo tiêu chuẩn này trên thị trường để chứng minh chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng mục đích sử dụng. Những phép đo thử này được thực hiện trên toàn bộ chiều dài cáp thỏa mãn yêu cầu của phép thử thông thường có liên quan. Các phép đo thử này sau khi thực hiện không cần phải lặp lại trừ khi có sự thay đổi đáng kể trong vật liệu cáp, thiết kế hoặc phương thức sản xuất có thể làm thay đổi chỉ tiêu kỹ thuât của cáp 34
  35. Việc kiểm tra đầy đủ thiết kế cáp bao gồm tất cả phép thử và chỉ tiêu kỹ thuật chỉ ra trong tiêu chuẩn này. Đo thử được thực hiệp lặp lại phải được sự đồng ý của nhà cung cấp và khách hàng. 9.2.2 Phép đo thử chấp nhận của nhà sản xuất Các phép đo thử được thực hiện trên các mẫu cáp thành phẩm, hoặc các thành phần lấy từ một cáp thành phẩm để xác định rằng các sản phẩm thành phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật thiết kế. Phạm vi và tỷ lệ lấy mẫu, nếu có yêu cầu, sẽ được thống nhất giữa khách hàng và nhà cung cấp. Mẫu thử bị lỗi với bất kỳ yêu cầu nào trong tiêu chuẩn này sẽ được coi là lý do để từ chối lô sản phẩm mà mẫu thử là đại diện. Nếu bất kỳ lô nào bị từ chối như vậy, nhà cung cấp phải đo thử một lần tất cả các trống cáp riêng rẽ trong lô và đệ trình kết quả phù hợp với yêu cầu để được chấp nhận. 9.2.3 Phép thử thông thường Các phép thử được thực hiện trên tất cả các độ dài cáp sản xuất để chứng minh tính toàn vẹn cáp. Mẫu thử bị lỗi với bất kỳ yêu cầu nào trong tiêu chuẩn này sẽ được coi là lý do để từ chối lô sản phẩm mà mẫu thử là đại diện. Nếu bất kỳ lô nào bị từ chối như vậy, nhà cung cấp phải đo thử một lần tất cả các trống cáp riêng rẽ trong lô và đệ trình kết quả phù hợp với yêu cầu để được chấp nhận. 9.3 Tính năng căng 9.3.1 Khái quát Tính năng căng của cáp được xác định bằng phương pháp đo thử trong mục 9.2.1 và 9.2.2. Các nhà sản xuất cáp phải quy định cụ thể MOT và MAT để thiết kế ADSS. Cả hai bài đo thử phải được đánh giá trên cùng một mẫu cáp, ở bước đầu tiên, mẫu thử được thử MOT, giải phóng lực kéo căng về 0 sau đó thử MAT. 35
  36. 9.3.2 Lực căng tối đa cho phép (MAT) Các cáp phải được kết cuối với phụ kiện kết cuối phù hợp với loại cáp đo thử và phương pháp đo E1A và E1B quy định trong IEC 60794-1-2. Một đoạn cáp dài tối thiểu 50 m của cáp phải được kéo căng đến giá trị MAT xác định và duy trì mức tải này trong 1 giờ. Dưới tải này, độ căng của sợi không được vượt quá 0,33% đối với sợi đo thử ở 1% độ căng. Suy hao tăng không quá 0,15 dB tại bước sóng 1 550 nm. 9.4 Khả năng lắp đặt 9.4.1 Khái quát Khả năng tương thích của thiết kế ADSS và phần cứng với các điều kiện và thực hành lắp đặt thường được thể hiện bằng cách đánh giá của các phép thử sau đây. 9.4.2 Phép thử ròng rọc Việc đo kiểm phải được thực hiện để xác minh rằng các lắp đặt của cáp sẽ không gây thiệt hại hoặc làm giảm hiệu suất của nó. Các cáp phải được kiểm tra theo phương pháp E18, thủ tục 3 hoặc 4 của IEC 60794-1-2. Các đo thử ròng rọc được thực hiện trên một cáp mẫu có chiều dài tối thiểu là 9 m. Phụ kiện kết cuối phải được kẹp tối thiểu một khoảng là 3 m. Các sợi quang được kết nối với ACH khác bằng việc hợp nhất hoặc ổ nối đáng tin cậy như nhau. Chiều dài đo thử của sợi quang chính dài tối thiểu là 100 m. Các cáp được kéo một đầu bằng lực kéo căng tối đa (MIT) được quy định bởi nhà sản xuất cáp quang ADSS. Các phương pháp lắp đặt, mặc dù linh động, sẽ giới hạn số lượng xoắn có thể xảy ra ở điểm cuối. Một lực kế và xoay được cài đặt giữa vấu kẹp và điều kết cuối khác. Một chiều dài tối thiểu 2 m của mẫu thử ADSS được kéo 40 lần về phía trước và ngược lại thông qua các ròng rọc (20 lần mỗi hướng). 36
  37. Đường kính của ròng rọc cho góc kéo phải không nhỏ hơn đường kính uốn cong tối thiểu của nhà sản xuất cho cáp ADSS theo đo thử. Một đường kính tối thiểu là 40 × đường kính ngoài của cáp được khuyến khích. Trước khi kéo đầu tiên, khởi đầu, điểm giữa, và kết thúc của thời gian sẽ được đánh dấu. Sau khi kiểm tra xong, các suy hao phải được đo và cáp ADSS sẽ được loại bỏ trong phần đo thử, và các cáp phải được kiểm tra bằng mắt xem có thiệt hại. Cáp quang ADSS có thể được mổ xẻ để quan sát bất kỳ dấu hiệu của tổn thương đến cấu trúc bên trong. • Yêu cầu chung Suy hao tối đa cho phép: 0,1 dB tại 1 550 nm. • Điều kiện kiểm tra - Thủ tục 3 hoặc 4 của E18 của IEC 60794-1-2 - Độ căng đưa vào trong quá trình thử: tải buộc lớn nhất (hay MIT) - Chiều dài cáp: tối thiểu 9 m. Chiều dài uốn trong điều kiện kéo căng: 2 m - Đường kính (D) của con lăn / trục; Đường kính uốn cong tối thiểu của nhà sản xuất (xấp xỉ ≤ 40 lần đường kính ngoài cáp được khuyến nghị) - Uốn góc; 45 ° ± 15 ° - Tốc độ di chuyển 1 m/s ≤ tốc độ ≤ 10 m/s - Số chu kỳ di chuyển hoàn chỉnh: 20 - Cáp phải được kết cuối với các phụ kiện kết cuối được khuyến nghị. 9.4.3 Uốn lặp lại Các cáp phải được kiểm tra theo phương pháp quy định trong IEC 60794-1-2, Phương pháp E6. • Các yêu cầu chung: 37
  38. Theo kiểm tra trực quan không phóng đại, phải không có thiệt hại đến vỏ bọc hoặc thành phần cáp. Không tăng suy hao lớn hơn cho 0,05 dB tại 1 550 nm sau khi hoàn thành các bài đo. • Điều kiện đo thử - Bán kính uốn cong: 20 d - Tải: phù hợp để đảm bảo liên lạc thống nhất với các trục gá - Số chu kỳ: 25 - Thời gian chu kỳ: xấp xỉ 2 s Điều kiện cụ thể có thể được thoả thuận giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp. 9.4.4 Va đập Cấu trúc cáp phải được đo kiểm theo phương pháp được quy định trong IEC 60794-1-2, Phương pháp E4, không có thiệt hại vật chất trên các yếu tố hình cáp hoặc suy hao tăng hơn cho 0,05 dB sau khi hoàn thành các bài kiểm tra. • Các yêu cầu chung: Theo kiểm tra trực quan mà không phóng đại, sẽ không có thiệt hại đến vỏ bọc hoặc các yếu tố hình cáp. Dấu ấn của bề mặt nổi bật trên vỏ không được xem là tổn thương cơ học. Sự gia tăng suy hao phải được ≤0,05 dB tại 1 550 nm. • Điều kiện đo kiểm - Bán kính bề mặt: 10 mm hoặc 300 mm - Năng lượng tác động: 10 J với bán kính bề mặt 300 mm hoặc 3J với bán kính 10 mm - Số tác động: Ba, mỗi lần một vị trí cách nhau không nhỏ hơn 500 mm. 9.4.5 Nén Các cáp phải được kiểm tra theo phương pháp quy định trong IEC 60794-1-2, Phương pháp E3, không có thiệt hại vật lý hoặc tăng suy hao hơn 0,05 dB. 38
  39. Theo kiểm tra trực quan, sẽ không có thiệt hại đến vỏ bọc hoặc các thành phần cáp. Dấu ấn của đĩa hoặc trục quay trên vỏ cáp không được xem là tổn thương cơ học. • Các yêu cầu chung - Dài hạn ≥10 min. Tăng suy hao ≤0,05 dB; (trước khi bỏ tải) - Ngắn hạn ≥1 min. Tăng suy hao ≤0,05 dB; (sau khi đo thử) • Điều kiện đo kiểm - Tải (đĩa/đĩa): 2,2 kN cho tải ngắn hạn, 1,1 kN cho tải trọng dài hạn - Thời gian tải: 1 phút tải ngắn hạn, tiếp theo là 10 phút của tải trọng dài hạn - Số lượng bài kiểm tra: 3 - Khoảng cách giữa các địa điểm kiểm tra: 500 mm 9.4.6 Thắt nút Các cáp phải được kiểm tra theo phương pháp quy định trong IEC 60794-1-2, Phương pháp E10, không có hư hỏng vật lý trên các thành phần cáp. Đường kính tối thiểu phải được thống nhất giữa khách hàng và nhà cung cấp. 9.4.7 Xoắn Cáp phải được kiểm tra theo phương pháp quy định trong IEC 60794-1-2, Phương pháp E7. • Các yêu cầu chung Kiểm tra trực quan không phóng đại, phải không có hư hỏng vỏ bọc hoặc các thành phần cáp. Thay đổi suy hao sau đo thử phải nhỏ hơn 0,05 dB tại bước sóng 1 550 nm. • Điều kiện đo kiểm - Chiều dài đo thử: 2 m - Số lượt: Một nửa vòng (180°) trên chiều dài 2 m trong mỗi hướng 39
  40. - Số chu kỳ: 10 9.5 Đo kiểm rung 9.5.1 Đo kiểm rung Aeolian Khả năng chịu đựng của cáp đôi với rung Aeolian được kiểm tra theo phương pháp E19 của IEC 60794-1-2. • Yêu cầu chung Kiểm tra trực quan không phóng đại, phải không có hư hỏng vỏ bọc hoặc các thành phần cáp. Thay đổi suy hao sau đo thử phải nhỏ hơn 0,05 dB tại 1 550 nm. • Điều kiện đo kiểm - Số chu kỳ; 100 000 000 - Tần số của dao động; 60 Hz ± 10 Hz, hoặc các giá trị tính toán cho điều kiện làm việc cụ thể theo yêu cầu của khách hàng - Lực căng tác động: 40% của MAT - Cáp phải được cố định với dụng cụ kết cuối và treo được khuyến nghị 9.5.2 Đo kiểm rung tần số thấp (Đo thử nhanh) Khả năng chịu đựng của cáp với dao động tần số thấp phải được kiểm tra theo phương pháp E26 ngay sau khi phương pháp đo thử này có thể làm được. • Yêu cầu chung - Suy hao ở 1 550 nm phải nhỏ hơn hoặc bằng 1,0 dB /km. - Vỏ phải không có vết nứt hoặc tách rời. • Điều kiện đo kiểm - Số chu kỳ: 100 000 - Tỷ lệ đỉnh đỉnh biên độ rung lớn nhất/chiều dài lặp: 1/25 - Độ căng: cáp phải được kéo căng đến mức cho phép gây ra galloping trong biên độ quy định; 5% đến 10% tương ứng với lực căng của MAT. 40
  41. Chiều dài tổng thể giữa đầu kết cuối nhỏ nhất là 35 m. Trụ chống ở sử dụng chịu tải và duy trì lực căng đối với cáp quang. Phần đo thử được duy trì giữa 2 trụ trung gian. Cáp quang đo thử phải có đủ độ dài để phía ngoài trụ trung gian có thể bóc vỏ cáp và cho phép thâm nhập được sợi quang bên trong. Mẫu thử cần phải cố định hai đầu trước khi kéo căng để đảm bảo sợi quang không dịch chuyển tương ứng với cáp. - Một dụng cụ treo thích hợp được bố trí gần điểm giữa hai đầu phụ kiện kết cuối. Nó phải có khả năng hỗ trợ ở độ cao mà góc võng tĩnh của cáp với chiều ngang không vượt quá 1 độ. - Phải có phương tiện để đo và giám sát điểm giữa (vùng có độ rung lớn nhất), biên độ dao động đơn. Phải sử dụng bộ tạo rung phù hợp để kích thích cáp theo mặt phẳng đứng. Lõi của bộ tạo rung được gắn chắc chắn vào cáp theo mặt phẳng đứng. - Chiều dài mẫu thử cáp sợi quang nhỏ nhất là 100 m. - Số liệu cơ khí và quang học phải được đọc và ghi lại khoảng mỗi 2 000 chu kỳ. - Đồng hồ điện quang phải được quan sát liên tục bắt đầu ít nhất 1 giờ trước khi đo thử và kết thúc ít nhất 2 giờ sau khi đo thử. - Các phép đo quang học cuối cùng phải được thực hiện ít nhất 2 giờ sau khi hoàn thành các đo thử rung động. Phần của cáp từ vị trí phụ kiện treo phải được nạp vào MOT, và suy hao phải tuân thủ theo 4.2.1. 9.6 Chu kỳ nhiệt độ Cáp phải được đo thử theo phương pháp quy định trong IEC 60794-1-22, Phương F1, thủ tục một chu kỳ với giới hạn về nhiệt độ, theo giới hạn hoạt động trong chỉ tiêu kỹ thuật sản phẩm, hoặc kết hợp quy trình đo thử có nếu giới hạn lưu trữ khác. • Các yêu cầu chung Đối với TA và TB (TA1 và TB1 trong đo thử kết hợp) thì phải không làm thay đổi suy hao (≤0,05 dB / km) từ các phép đo nhiệt độ phòng tham khảo khi đo ở vùng 1550 41
  42. nm hoặc ở bước sóng hoạt động khi được chỉ định bởi các người sử dụng. Mức nhiệt TA1 và TB1 chỉ yêu cầu trong suốt chu kỳ cuối cùng. Đối với TA2 và TB2, sự thay đổi trong hệ số suy hao phải ≤0,15 dB / km trong chu kỳ cuối cùng từ các phép đo nhiệt độ phòng tham khảo. Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra sẽ không có sự thay đổi trong suy hao (≤0,05 dB / km). Các phép đo phải được thực hiện trong 1 550 nm. • Điều kiện đo kiểm - Chiều dài mẫu: chiều dài cáp thành phẩm ít nhất 500 m - Nhiệt độ cao, TB cho một quy trình chu kỳ (TB1 cho đo thử kết hợp): + 60 ° C - Nhiệt độ cao, TB2: 70 ° C (chỉ dành cho đo thử kết hợp) - Nhiệt độ thấp, hỗ trợ kỹ thuật cho một thủ tục chu kỳ (TA1 cho đo thử kết hợp): - 20 ° C - Nhiệt độ thấp, TA2: -40 ° C, (chỉ cho đo thử kết hợp) - Tỷ lệ làm nóng: Thay đổi nhiệt độ chậm vừa phải không gây ra sốc nhiệt độ hoặc 40°/h, nếu không quy định • t1: Thời gian đủ để có được sự ổn định nhiệt độ trong mẫu, • Số chu kỳ: 2, chu kỳ bổ sung có thể được yêu cầu tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng - Nhiệt độ có thể thay đổi các giá trị tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng. 9.7 Thâm nhập nước Cáp phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn IEC 60794-1-22, Phương pháp F5B. Không phát hiện có nước ở đầu không bọc kín của mẫu thử ở cuối phép thử. 9.8 Chống chịu thời tiết Vỏ ngoài được làm bằng vật liệu chịu được thời tiết ổn định tia UV phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60794-1-22. Trong điều kiện nhất định cần thiết phải xem xét việc sử dụng một vỏ bọc chống phóng điện. 42
  43. 9.9 Đo thử chống ăn mòn và phóng điện. Cáp điện môi lắp đặt trên đường dây điện lực bị phơi nhiễm với trường điện từ. Độ lớn của trường điện điện từ này phụ thuộc vào điện áp đường dây, cấu trúc cột, cấu hình của dây dẫn và vị trí lắp đặt cáp ADSS. Cùng với điều kiện môi trường cụ thể, đặc biệt là khu vực trống trải hoặc các khu vực bị ô nhiễm nặng gần biển, điều này có thể dẫn tới sự suy giảm điện (ví dụ như phóng điện hồ quang), có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các vỏ cáp ngoài và cuối cùng có thể gây ra hư hỏng cáp. Độ nhạy suy giảm về điện phụ thuộc vào kết hợp các yếu tố điện thế không gian, cáp, môi trường, và vật liệu vỏ được sử dụng. Trong khu vực có điện thế không gian cao hơn hoặc điều kiện môi trường không tốt, vật liệu vỏ bọc chống phóng điện là cần thiết để giảm bớt rủi ro cho tuổi thọ sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy rằng sử dụng điểm chuyển tiếp điện thế không gian >12 kV để dùng cho vật liệu vỏ bọc chống phóng điện có thể quá cao phụ thuộc vào vào các điều kiện môi trường. Trong điều kiện môi trường nhất định, như đã đề cập ở trên, cần thiết sử dụng vỏ bọc chống phóng điện với điện thế không gian giảm xuống 4 kV. Ngay cả với vật liệu vỏ bọc chống phòng điện cần xem xét tính khả thi khi áp dụng ADSS mức cao hơn 20 kV. Vật liệu vỏ bọc chống phóng điện được sử dụng trong các điều kiện sau đây: a) Đường dây điện với điện áp hoạt động 150 kV trở lên; b) Đường dây gây ra điện thế không gian 4 kV trở lên trong khu vực mặn hoặc ô nhiễm. Nếu cáp ADSS được sử dụng trong cột viễn thông hoặc đường dây phân phối điện áp thấp, không cần xem xét vật liệu vỏ bọc chống phóng điện. Ba lựa chọn hiện nay để đánh giá chất lượng của vật liệu vỏ bọc chống phóng điện như sau. 43
  44. 1) Phương pháp sương mù muối: đánh giá cáp trong điều kiện ẩm ướt (liên tục phun nước muối). 2) Sự luân phiên chu kỳ khô ướt ở một trong hai điều kiện bình thường hoặc sa mạc. 3) Sự luân phiên chu kỳ khô ướt với mức hiện nay khác nhau để phản ánh mức độ khác nhau của điện trở suất do mức độ khác nhau của điều kiện môi trường khu vực. Điều kiện đo thử khác có thể cần thiết để đánh chống phóng điện cáp ADSS cho các môi trường cụ thể. 9.10 Độ dão Độ dão là thông tin kỹ thuật, không phải là một đặc điểm kỹ thuật. Cáp được đo thử phù hợp với tiêu chuẩn IEC 61.395, và tải áp dụng nên là MOT, Lực căng làm việc lớn nhất. 9.11 Tương thích phụ kiện Các loại phụ kiện được chấp thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp và khả năng tương thích của họ phải được xác nhận như sau. • phụ kiện kết cuối phải được sử dụng trong quá trình thử MAT (9.3.2), với tối đa là 3 mm của chuyển giữa lắp và cáp trong và sau khi đo thử. (Đang được xem xét.) • Một mẫu cáp với các phụ kiện kết cuối sẽ đứng 24 giờ ở nhiệt độ 60° C ± 2° C và kiểm soát 85% HR, dưới tải MAT, với một dịch chuyển tối đa là 3 mm giữa mỗi phụ kiện và cáp. (Được xem xét.) • Phụ kiện treo phải được sử dụng trong các đo thử rung động (9.5) không có dây cáp bị hỏng trong khi đo thử. Giảm chấn rung cũng có thể có đủ điều kiện trong quá trình đo thử này. • Sau khi đo kiểm hoàn tất, các phụ kiện phải được gỡ bỏ và lớp vỏ ngoài của cấp được kiểm tra. Vỏ bọc phải không bị rách hoặc trượt. 44
  45. CHÚ THÍCH: sử dụng bộ giảm chấn là không bắt buộc nhưng là một tùy chọn khi lắp đặt. 10 Đo thử tại nhà máy Đo thử mẫu và đo thử tại nhà máy phải được thực hiện theo kế hoạch chất lượng của nhà cung cấp và, nếu cần thiết, có mặt của khách hàng hoặc đại diện của khách hàng. Đo thử bổ sung có thể được thoả thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Các phương pháp kiểm tra và yêu cầu được đưa ra trong tiêu chuẩn này. Đo kiểm điển hình: - Kiểm tra bằng mắt thành phần cáp - Đường kính của cáp - Trọng lượng của cáp - Hệ số suy hao sợi quang tại 1 550 nm hoặc bước sóng hoạt động khác - Lực căng tối đa cho phép MAT - Lực căng hoạt động lớn nhất. 11 Đo kiểm thông thường Đo kiểm thông thường phải được thực hiện trên tất cả các loại cáp được sản xuất và phù hợp với các kế hoạch chất lượng của các nhà cung cấp. Đo kiểm bổ sung có thể được thoả thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Các phương pháp thử và được đưa ra bởi tiêu chuẩn này. Kiểm tra điển hình như sau: - Kiểm tra nguyên liệu đến theo kế hoạch chất lượng của nhà sản xuất; - Hệ số suy hao sợi quang tại bước sóng hoạt động; - Chất lượng của bề mặt cáp; - Đường kính của cáp. 45
  46. 12 Đảm bảo chất lượng. Các nhà cung cấp phải thiết lập, giới thiệu và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. 46
  47. Phụ lục A (Tham khảo) Đóng gói và đánh dầu Cáp phải được cuộn chặt và gọn gàng theo lớp trên trống. Độ dài cuộn có thể là độ dài tiêu chuẩn hay chiều dài quy định. Độ dài tiêu chuẩn là độ dài cuộn thường được cung cấp bởi một nhà cung cấp. Độ dài này sẽ được xác định bởi các nhà cung cấp. Độ dài quy định có độ dài cuộn mà được quy định bởi các khách hàng. Một dung sai là ± 2,0% nên được duy trì cho độ dài nhất định và độ dài tiêu chuẩn. Trống cáp được làm bằng gỗ hoặc thép. Trừ khi có quy định khác của khách hàng, nhà cung cấp sẽ xác định kích thước và kiểu cuộn mà sẽ chịu được bình thường vận chuyển, xử lý, lưu trữ và hoạt động xâu chuỗi mà không cần dây cáp bị hỏng. Các trống và mặt bích bên trong phải được chế tạo để không gây thiệt hại cho cáp trong khi vận chuyển, xử lý, lưu trữ và buộc. Cáp phải được bảo vệ đầy đủ chống lại thiệt hại cơ khí và tia tử ngoại. Số trống phải được xác định một cách rõ ràng và dễ đọc trên bên ngoài của mỗi mặt bích trên hai vị trí đối diện. Mỗi cuộn phải được gắn với một thẻ vận chuyển. Thẻ nên có khả năng chịu thời tiết. Tất cả các thông tin cần thiết như tên, kích thước của nhà cung cấp cáp và số lượng sợi, số thứ tự, số reel, số lượng cáp và chiều dài cáp và tổng, bao bì, và trọng lượng tịnh, nên xuất hiện rõ ràng trên các thẻ. Các thẻ phải ghi rõ loại của cáp trong mô tả. Các đầu cáp phải được buộc chặt để ngăn chặn cáp tuột lỏng trong khi vận chuyển. Đầu cáp bên trong của cáp phải thể truy cập được để kết nối với thiết bị đo quang học. Độ dài này của cáp phải được gắn chặt một cách an toàn và được bảo vệ trong quá trình vận chuyển. Mỗi cuộn nên được đánh dấu trên mặt bích bên ngoài để xác định hướng các cuộn nên được cuộn trong khi vận chuyển để ngăn chặn sự nới lỏng của cáp trên các 47
  48. Phụ lục B (Tham khảo) Các vấn đề quan tâm khi lắp đặt ADSS Trong hầu hết các trường hợp, ứng dụng cho các loại cáp ngầm, các ứng suất cơ học tối đa (do căng thẳng, xoắn, nén, vv) xảy ra trong quá trình lắp đặt. Trong suốt phần còn lại của tuổi thọ của nó, cáp, nếu được lắp đặt đúng cách, sẽ bị căng thẳng trở lại, hoặc chỉ là một giá trị cố định còn lại. Ngược lại, cáp treo sẽ được trong suốt tuổi thọ làm việc thường xuyên dưới sự căng thẳng cài đặt và có thể được định kỳ phải chịu sự căng thẳng cao hơn do điều kiện môi trường biến. Trong các ứng dụng trên không, để đảm bảo một cuộc sống làm việc lâu dài cho cáp, nó không chỉ là đủ để thực hiện một thủ tục cài đặt cẩn thận và kiểm tra các sợi ở phần cuối của công việc. Nó là cần thiết để biết các điều kiện môi trường và chu kỳ thời tiết tại địa điểm và từ thông tin đó chọn hoặc thiết kế cáp. Sự kết hợp của tất cả các thông số trong một điều kiện lĩnh vực xác định độ bền kéo yêu cầu trong cáp và nghiên cứu kỹ thuật chi tiết xem xét một vài thông số ảnh hưởng đến sức mạnh cần thiết của cáp, span, sag, nhiệt độ, tốc độ gió, và hình thành băng; tất cả chúng được xem xét cho việc thiết kế một đường dây điện trên không. Số vấn đề khác phải được thực hiện để đảm bảo cáp được lựa chọn là đủ. a) Trong dây cáp dẫn điện, độ bền cơ học là tỷ lệ thuận với kích thước cáp, mà là một phần của thiết kế điện của đường dây. Vì vậy, việc thiết kế vật lý của liên kết cần thiết sẽ đưa vào tài khoản của sức bền cơ học của dây cáp. Khi ADSS không có chức năng điện và thường được cài đặt trong đường dây điện hiện có, phân tích cơ học của nó là độc lập và thiếu thông tin có thể dẫn đến việc quá thiết kế hoặc theo thiết kế của cáp. b) Các tham số tham chiếu trong các loại cáp kim loại là tải trọng phá vỡ. Trong điều kiện quan trọng của cáp có thể bị căng thẳng ngắn hạn gần với giới hạn mà 48
  49. không có thiệt hại thực chất. Trong một tình huống tương tự cho một ADSS, các sợi có thể bị phá vỡ. Vì không phải sự toàn vẹn của dây cáp, nhưng các sợi chính họ là mối quan tâm đầu tiên trong một liên kết viễn thông, phá vỡ sức mạnh không phải là thông số được lựa chọn để xác định một cáp ADSS. Để bảo vệ tính toàn vẹn chất xơ, các tài liệu tham khảo nên là tối đa tải trọng cho phép (MAT). c) tải Breaking không phải là một tham số trong / hiệu suất cơ khí quang học của một cáp ADSS. Ở một số nước, sức bền kéo đứt của cáp trên không là một quy định là một yêu cầu cài đặt. d) Các MAT mang lại những giá trị đặc điểm kỹ thuật quan trọng cho hiệu suất cáp. Nó được kết hợp với các tình huống căng thẳng quan trọng (gió, nước đá nặng, nhiệt độ) rằng, mặc dù không thường xuyên, dự kiến sẽ có mặt trong khu vực. e) mô-đun đàn hồi, hệ số giãn nở tuyến tính và hành vi leo được kỹ thuật dữ liệu. Những giá trị này nên được cung cấp bởi nhà sản xuất để được sử dụng cho sự lực căng/độ võng tính toán, nếu khách hàng yêu cầu hoặc bảng độ căng/ độ võng cần được cung cấp. f) khoảng cách tuổi tối đa, sag tối thiểu hoặc tối đa được khuyến cáo đối với trường hợp cụ thể chỉ sau khi nghiên cứu kỹ thuật chi tiết. g) Các vị trí của các cáp ADSS vì nó liên quan đến dây dẫn điện và điện áp liên quan ảnh hưởng đến tiềm năng không gian cáp ADSS được tiếp xúc. Khả năng tương thích với tiềm năng không gian này sẽ được xem xét. Để biết thông tin về thủ tục cài đặt cần thiết và các vấn đề an toàn cho người và thiết bị khi lắp đặt hoặc bảo trì cáp ADSS trên đường dây điện trên không, xem IEC / TR 62.263. 49
  50. Thư mục tài liệu tham khảo 1. IEC 60794-4-20 Optical fibre cables –Part 4-20: Aerial optical cables along electrical power lines – Familyspecification for ADSS (All Dielectric Self Supported) optical cables 50