Báo cáo bài tập lớn Xây dựng mô hình kinh doanh café take away

docx 17 trang thiennha21 20/04/2022 25150
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo bài tập lớn Xây dựng mô hình kinh doanh café take away", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bai_tap_lon_xay_dung_mo_hinh_kinh_doanh_cafe_take_aw.docx

Nội dung text: Báo cáo bài tập lớn Xây dựng mô hình kinh doanh café take away

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC VĂN HÓA KINH DOANH & TINH THẦN KHỞI NGHIỆP Đề tài: Xây dựng mô hình kinh doanh café take away GV hướng dẫn: ThS. Nguyễn Quang Chương Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bá Hải MSSV: 20196573 Hà Nội, 5-2021
  2. LỜI NÓI ĐẦU Khởi nghiệp (hay còn được gọi với cái tên start-up) ngày nay đã là một trào lưu của toàn xã hội. Ai cũng có thể khởi nghiệp, miễn là họ có đủ vốn và kiến thức. Tuy nhiên, phần lớn các start-up hiện nay đều được thực hiện bởi những người trẻ tuổi. Trước kia, người trẻ ra trường chỉ tập trung mong muốn thi vào những công ty lớn, công ty nhà nước để có sự ổn định lâu dài. Còn bây giờ, họ thường muốn thử sức mình với những công ty nhỏ, công ty khởi nghiệp. Đó là nơi mà theo họ sẽ đem đến nhiều sự trải nghiệm công việc và dễ dàng lên cấp quản lý, đồng thời đây là môi trường được biết tới với sự thoải mái trong công việc và giờ giấc. Là những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết, và cùng hòa chung với xu hướng hiện tại, em quyết định thực hiện một start-up với nội dung “Kinh doanh café – take away”. Đây là một đề tài đã được em nghiên cứu kĩ, và cũng nhận thấy nó phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong phần phía dưới, em xin được trình bày chi tiết về mô hình kinh doanh của mình, với những phân tích và con số cụ thể. Lời cuối cùng, em xin được cảm ơn Th.S. Nguyễn Quang Chương đã hết long hướng dẫn em để xây dựng được mô hình kinh doanh này! Hà Nội, 5.2021
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 1. Ý tưởng kinh doanh 4 1.1. Giới thiệu về ý tưởng 4 1.2. Một số chú ý khi thực hiện ý tưởng 4 2. Kế hoạch Marketing 5 2.1. Sản phẩm 5 2.2. Giá cả 6 2.3. Địa điểm 6 3. Nhân sự 7 3.1. Phân tích số lượng nhân sự cần có 7 3.2. Kỹ năng cần có của nhân sự 8 4. Trách nhiệm pháp lý và bảo hiểm 9 4.1. Các giấy tờ pháp lý 9 4.2. Bảo hiểm 10 5. Chi phí 10 6. Kế hoạch doanh thu và chi phí 12 7. Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt 12 8. Ước tính vốn khởi sự 13 9. Nguồn vốn khởi sự 15 KẾT LUẬN 17
  4. 1. Ý tưởng kinh doanh • Ý tưởng kinh doanh: Café Take away 1.1. Giới thiệu về ý tưởng • Cà phê là thức uống có từ lâu đời và đã gắn liền với nhịp sống hiện đại của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khi đời sống ngày càng hiện đại và ngày càng phát triển thì thói quen thưởng thức cà phê của con người cũng dần thay đổi. Và dẫn đến sự ra đời của nhiều hình thức kinh doanh mới trong đó có cà phê mang đi hay còn gọi là take-away cafe. Đặc biệt mô hình này liên tục mở ra và thu hút số lượng đông đảo khách hàng ở các thành phố lớn. • Kinh doanh cà phê mang đi không phải đầu tư chi phí tốn kém, chỉ cần 1 quầy cà phê nho nhỏ trên chiếc xe đẩy là đã có thể bắt tay ngay vào kinh doanh. 1.2. Một số chú ý khi thự hiện ý tưởng • Một số điều cần lưu ý trước khi kinh doanh: - Hiểu rõ về cà phê - Khảo sát thị trường, xác định khách hàng tiềm năng - Nguồn nguyên liệu ngon, chất lượng, đảm bảo và ổn định - Thiết kế menu, xác định sản phẩm xây dựng thương hiệu cho quán - Lên kế hoạch doanh thu và chi phí • Một số yếu tố quan trọng trong kinh doanh cafe take-away: - Tốc độ: Khách hàng thường rất vội hoặc chỉ tiện đường mua nên tốc độ là yếu tố quyết định sự thành công của ý tưởng kinh doanh, làm thế nào để giao ly cà phê đến tay khách hàng trong thời gian nhanh nhất có thể.
  5. - Chất lượng: Luôn đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu cà phê rang xay có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng để giữ chân khách hàng. - Upsell: Có thể kết hợp bán thêm một số đồ ăn nhẹ có thể mang đi như bánh sandwich, cupcake, - Khuyến mãi: Thỉnh thoảng sáng tạo các đồ uống mới, ví dụ ngoài cà phê truyền thống như cà phê đen, nâu, có thể thêm cà phê sữa tươi, cà phê vị bạc hà, Mỗi đồ ăn, thức uống mới có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi để kích thích khách hàng dùng thử. 2. Kế hoạch Marketing 2.1. Sản phẩm • Đặc tính sản phẩm: - Cafe take-away nghĩa là “cafe mang đi”. Đặc trưng của mô hình cafe take-away là diện tích nhỏ, thường có một menu là một tấm bảng lớn treo ngay trước quầy pha chế, khách hàng sẽ chọn, đặt, thanh toán tiền và nhận đồ uống ngay tại quầy một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Vì vậy, chi phí đầu tư cho mô hình này không lớn như các quán cafe truyền thống, mà vẫn đảm bảo hoạt động linh hoạt, lượng khách hàng đông đảo - Sự gọn nhẹ, tiện lợi của cafe take-away đặc biệt thích hợp với nhịp sống trong thời hiện đại, khi chúng ta ngày càng bận rộn hơn với công việc và không có quá nhiều thời gian để chậm rãi nhâm nhi cafe vào mỗi sáng. Cafe take-away hướng đến sự nhanh gọn, do đó, người mua chỉ mất vài phút là đã có được ly cafe thơm ngon để mang đi. - Ngoài ra, menu của cafe take-away còn đa dạng nhiều loại đồ uống mang phong cách Tây như Latte, Espresso, Mocha, Matcha Greentea, Smoothie, Ice Blended, vô cùng hấp dẫn mà giá cả lại “mềm” hơn nhiều so với khi bạn uống tại các thương hiệu lớn như Starbucks, The Highland Coffee, Cùng với cách bài trí độc đáo, mô hình này tạo ra một sự thu hút lớn đối với khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.
  6. • Tệp khách hàng: - Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ khách hàng là những người trẻ, thích sự độc đáo, hiện đại (như các bạn học sinh, sinh viên), hoặc những người không có nhiều thời gian và mong muốn sự nhanh chóng khi thưởng thức (như người làm công việc văn phòng). 2.2. Giá cả • Để có thể định giá được cho một cốc café, cần xét đến các yếu tố sau: - Địa điểm đặt quán - Trang thiết bị và nhân sự - Nguồn nguyên liệu • Qua nghiên cứu thị trường, một cốc café take-away có thể được bán với giá như sau: - Size S: 15.000 – 20.000 VND - Size M: 25.000 – 30.000 VND - Size L: 30.000 – 40.000 VND • Mức giá nói trên là một mức giá hoàn toàn hợp lý với tệp khách hàng và có sức cạnh tranh tốt đối với các đối thủ. Để chọn ra được mức giá này, người kinh doanh đã phải cân đối giữa các loại chi phí như: lương nhân viên, trang thiết bị, nguồn nguyên liệu, chi phí mặt bằng, 2.3. Địa điểm • Địa điểm là một yếu tố quan trọng đối với mô hình kinh doanh này. Nơi đặt quán nằm ở vị trí phù hợp đối với các nhóm đối tượng khách hàng, địa chỉ dễ dàng tìm kiếm với đường đi thuận lợi, từ đó thuận lợi cho việc mua bán diễn ra, và nên là nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, công ty, công viên, khu vui chơi giải trí,
  7. • Đối với mô hình "Xe cà phê take away": Người bán chỉ cần đầu tư cho mình một chiếc xe bán hàng nhỏ gọn với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Mô hình kinh doanh này khá mới lạ, địa điểm kinh doanh không cố định, có thể di động tùy vào thời gian trong ngày. Ví dụ như buổi sáng và trưa sẽ tập trung bán ở gần các công ty, trường học, (tập trung nhóm khách hàng làm việc vào ban ngày là chủ yếu), còn buổi chiều sẽ bán ở gần các bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, công viên, (tập trung vào nhóm khách hàng có hoạt động thường xuyên vào chiều và tối) • Tính phù hợp của địa điểm: Để đánh giá việc lựa chọn địa điểm kinh doanh cà phê take away ở trường học, bệnh viện, công ty, công viên, khu vui chơi giải trí, đã phù hợp hay chưa, chúng ta cần dựa vào một số tiêu chí sau: - Thứ nhất, về số lượng khách hàng, khách hàng ở những nơi này đông, tập trung thành từng nhóm, lưu động, từ đó dễ dàng tạo ra hiệu ứng đám đông khi ta bán sản phẩm cà phê cho một nhóm đối tượng. - Thứ hai, về tính chất công việc, khách hàng tại những địa điểm này thường xuyên phải chịu áp lực từ công việc, học tập, nên cần sự tỉnh táo, tập trung bằng việc mua nhanh một ly cà phê. - Thứ ba, về khả năng thành công của chiến lược chọn địa điểm: Mục đích chính của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên đi đôi là chất lượng sản phẩm là lòng tin của khách hàng. Và để khách hàng có lòng tin và sản phẩm, gây dựng thương hiệu luôn là quá trình tiên phong. Lựa chọn địa điểm ở nơi đông người, vô hình chung qua sự quan sát và lắng nghe, mọi người sẽ có ấn tượng nhất định về nhãn hàng, thương hiệu cà phê take away đang được bày bán, tạo ra tâm lí muốn dùng thử. Từ đó có thể giúp tạo nên thương hiệu cà phê take away của riêng mình. - Tuy nhiên, trong quá trình chọn địa điểm, cần cân nhắc kĩ bởi nếu địa điểm “đẹp” thường sẽ có chi phí mặt bằng cao, địa điểm có chi phí mặt bằng thấp thường sẽ không đạt được kỳ vọng về việc thu hút khách hàng. 3. Nhân sự 3.1. Phân tích số lượng nhân sự cần có
  8. • Để thực hiện mô hình kinh doanh này trước hết cần đề ra một chiến lược hợp lý nên người đầu tiên cần thiết là 1 quản lý. Nhiệm vụ của quản lý sẽ là nghiên cứu tiềm năng phát triển cũng như địa điểm, đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới đồng thời lên kế hoạch, tìm ra các nguồn sản phẩm đầu vào chất lượng (cụ thể ở đây là các nguyên liệu pha chế café), tìm ra nguồn phân phối ổn định để thực hiện kinh doanh. • Để việc kinh doanh của quán được mọi người biết đến nhiều hơn, 1 người chuyên phụ trách truyền thông, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng sẽ là điều không thể thiếu. Nhiệm vụ của bộ phận này là tổ chức các chiến lược quảng cáo lan tỏa, tạo sức ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng tiềm năng là các nhân viên văn phòng, công sở hay học sinh, sinh viên. • Để tạo ra sản phẩm đồ uống có chất lượng tốt và có thể “lôi kéo” được cả tệp khách hàng cũ và mới, đồng thời tạo nên dấu ấn cho quán, cần 1 nhân viên pha chế đồ uống có kinh nghiệm. • Cần thiết phải 1 nhân viên thu ngân (có thể kèm thêm làm kế toán) để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi và nhanh nhất bởi khách hàng thường là những người có ít thời gian. • Kết luận: Chưa tính đến việc mở rộng quy mô, để mô hình kinh doanh “Café Takeway” hoạt động hiệu quả, cần ít nhất 4 người cho các đầu mục công việc kể trên. 3.2. Kỹ năng cần có của nhân sự • Người quản lý: Có tầm nhìn xa, chăm chỉ, ham tìm hiểu học hỏi, giao tiếp tốt, chịu khó đi khảo sát trực tiếp từng đối tượng khách hàng. • Phụ trách truyền thông: Có các kỹ năng viết content, kinh nghiệm chạy quảng cáo hoặc tổ chức các hoạt động quảng cáo, có kỹ năng giao tiếp tốt, hoạt ngôn. • Thu ngân & Kế toán: Nhanh nhẹn, hoạt bát, tỉ mỉ, cẩn thận, có kỹ năng sử dụng tốt Excel với các thuật toán thống kê, rõ ràng chi tiết trong thu chi.
  9. • Nhân viên pha chế: Có kinh nghiệm trong pha chế và luôn sáng tạo tìm ra các hương vị mới. • Với mô hình ban đầu là khởi nghiệp với quy mô nhỏ, các nhân sự đều có thể làm các công việc của lẫn nhau nếu có khả năng. 4. Trách nhiệm pháp lý và bảo hiểm 4.1. Các giấy tờ pháp lý • Hồ sơ giấy phép đăng ký kinh doanh, bao gồm: - Đơn đăng ký theo mẫu của Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND quận, huyện, thành phố nơi đặt địa chỉ quán. - CMND công chứng của chủ hộ và các thành viên (nếu có). - Hợp đồng thuê nhà (nếu có). • Hồ sơ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm: - Giấy khám sức khỏe và CMND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng. - Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu. - Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê. - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở. - Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh. - Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể). - Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  10. - Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý. - Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở. - Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng • Các giấy tờ chứng nhận đóng thuế kinh doanh. • Hóa đơn mua hàng. 4.2. Bảo hiểm • Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. - Đơn vị bảo hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất hoặc thiệt hại do cháy, sét đánh, nổ gây ra cho tài sản được bảo hiểm. • Bảo hiểm rủi ro tài sản. - Bồi thường cho những thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra đối với các tài sản được bảo hiểm. • Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. - Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm liên quan đến những khiếu nại của bất kỳ bên thứ 3 nào chống lại người được bảo hiểm trong suất thời hạn bảo hiểm trong giới hạn. • Bảo hiểm trộm cắp tài sản - Bảo hiểm này sẽ bồi thường cho mất mát hoặc thiệt hại đối với tài sản hoặc bất kỳ bộ phận nào của tài sản gây ra bởi hành vi trộm cắp trong phạm vi được bảo hiểm. 5. Chi phí • Tính toán chi phí thực tế thì mô hình kinh doanh trên có những khoản chi như sau:
  11. 1) Xe đẩy bán hang - Chọn xe bằng Inox vì tuy giá thành cao hơn xe bằng gỗ khoảng 500.000 đ nhưng sạch sẽ, dễ vệ sinh và độ bền vượt trội. 2) Dụng cụ pha chế - Máy pha cà phê - Máy xay cà phê - Bình pha chế - Thìa, bình siêu tốc. 3) Dụng cụ phục vụ - Cốc giấy: Dùng cốc giấy để góp phần bảo vệ môi trường. 4) Nguyên liệu - Hạt cà phê: Sử dụng hạt cà phê Eak 70% Robusta và 30% Arabica Cầu Đất có hương vị dễ uống, phù hợp với khẩu vị của số đông khách hang - Đồ ăn nhẹ bán kèm: Sandwich, cupcake - Sữa, đá 5) Chi phí nhân công - Cần tối thiểu 2 người: 1 người pha chế và 1 thu ngân. BẢNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ BAN ĐẦU Tên Đơn giá (đ) Số lượng (chiếc) Thành tiền (VNĐ) Xe đẩy bán hàng 3.000.000 1 3.000.000 Máy pha cà phê 2.000.000 1 2.000.000 Máy xay cà phê 1.500.000 1 1.500.000 Bình pha chế 50.000 2 100.000
  12. Thìa 10.000 5 50.000 Bình siêu tốc 300.000 1 300.000 Acquy 1.650.000 1 1.650.000 Tổng 8.600.000 BẢNG CHI PHÍ HÀNG THÁNG (DỰ KIẾN) Thành tiền Tên Đơn giá (đ) Số lượng (chiếc) (VNĐ) Cốc giấy nhỏ 850 400c 340.000 Cốc giấy to 1000 200c 200.000 Quai xách 350 600c 210.000 Hạt cà phê 150.000 15kg 2.250.000 Đồ ăn nhẹ 10.000 200c 2.000.000 Sữa, đá, nước 500.000 500.000 Lương pha chế 15k/h 240h 3.600.000 Lương thu ngân 13k/h 240h 3.120.000 Tổng 12.220.000 6. Kế hoạch doanh thu và chi phí • Đối với mô hình "xe cà phê take away": Mô hình kinh doanh này đơn giản khi ta không cần quan tâm đến chi phí mặt bằng, set up, quản lí và thuê nhân viên, chỉ cần đầu tư một chiếc xe đẩy bán hàng, một vài trang thiết bị phục vụ bán hàng loại nhỏ. Thông thường chi phí cho loại hình này chỉ gói gọn trong 25 triệu. 7. Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt • Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt thông thường có 2 phần: Dòng tiền vào và Dòng tiền ra. 1) Dòng tiền vào: - Doanh thu có được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ. - Tiền lãi ngân hang
  13. - Lãi tiết kiệm và lợi tức đầu từ. - Đầu tư của những người góp vốn cùng kinh doanh 2) Dòng tiền ra: - Chi phí mua nguyên vật liệu,máy móc,công cụ,thiết bị để tạo ra sản phẩm. - Trả lương cho nhân viên và các chi phí hoạt động hằng ngày. - Trả tiền cho các khoản vay • Kế hoạch lưu chuyển tiền mặt là 1 kế hoạch vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh giúp cho quản lý có thể nắm bắt được nguồn tiền giúp cho việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, kiểm soát được nguồn vốn doanh thu tránh thua lỗ . 8. Ước tính vốn khởi sự • Ước tính vốn khởi sự: Đánh giá các khoản đầu tư và các hoạt động của doanh nghiệp. • Các khoản cần đầu tư: - Chi phí thuê địa điểm và tu sửa định kỳ - Chi phí thuê nhân viên - Chi phí cho đụng cụ, máy móc - Các chi phí phát sinh như dụng cụ hỏng, tăng lương thưởng, thuế nhà đất tăng, • Các hoạt động của doanh nghiệp:
  14. - Kinh doanh buôn bán với khách hàng - Nâng cao hiểu biết về thị trường và tổ chức nghiên cứu về thị trường để tìm ra các nhu cầu tiềm năng trong tương lai - Nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm như đồ uống hay snack đi kèm. Hỗ trợ đặt hàng trên các nền tảng ship hàng online như Now, Grab, Gojek, • Đánh giá: - Các khoản đầu tư sẽ được xem xét và quyết định giải ngân cho hợp lí với tài chính của doanh nghiệp. - Các khoản đầu tư sẽ được đánh giá theo mức tổng thu chi trong khoảng thơi gian dự tính. Nếu sau 1 khoảng thời gian dự tính, thu lớn hơn chi tức là đầu tư thành công có lãi. Ngược lại là đầu tư thua lỗ. Khi đó các người điều hành nên ngồi lại để xác định lại kế hoạch kinh doanh và điều chỉnh cho hợp lí. - Hoạt động doanh nghiệp được đánh giá dựa trên thống kê của kế toán viên. • Các chi phí khác: - Về trang thiết bị: Vì mới bắt đầu kinh doanh nên chúng ta chỉ đầu tư trang thiết bị ở mức cơ bản, đủ để phục vụ công việc. Sau một thời gian kinh doanh, thu hồi được lại vốn sẽ căn cứ vào nhu cầu cũng như tiến độ kinh doanh để mà lựa chọn có nâng cấp máy móc hay không. - Về nguyên liệu: Tuy cà phê Takeaway chú trọng nhất vào sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng để tạo được sự khác biệt chúng ta dùng loại hạt cà phê chất lượng tốt. Tuy giá thành nguyên liệu cao làm giảm lợi nhuận nhưng sẽ nhận lại được sự yêu thích của khách hàng. Sau khi có được lượng khách hàng ổn định, có thể đầu tư thêm thiết bị để pha chế các loại cà phê kết hợp với hoa quả để đa dạng hoá menu giúp cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn.
  15. - Về nhân sự: Ban đầu khi chưa xác định được lượng khách hàng nên trước mắt sẽ thuê 1 nhân viên pha chế và 1 nhân viên bán hàng. Sau đó căn cứ vào khả năng tài chính cũng như lượng khách hàng có thể thuê thêm nhân viên pha chế và nhân viên bán hàng để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng. 9. Nguồn vốn khởi sự • Nguồn vốn để mở quán cà phê sẽ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, làm thủ tục pháp lý, mua sắm nguyên vật liệu và dụng cụ pha chế thức uống, trang trí quán cafe và thiết kế không gian quán, thuê nhân viên, chi phí marketing quán cà phê và một phần nguồn vốn lưu động. • Vốn có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: - Vốn tích lũy tự có. - Vốn vay (ngân hàng, bạn bè, người thân, ) - Cộng tác cùng bạn bè, doanh nghiệp. - Kêu gọi nhà đầu tư. - Mượn vốn của đối tác và bán hàng cho họ. • Ước tính tham khảo khi mở quán café take away: - Chi phí mặt bằng: Giá thuê mặt bằng thường nằm trong mức 10-30 triệu tùy địa điểm, tuy nhiên khi chọn kinh doanh theo xe đẩy thì chi phí này ta không tính đến. - Chi phí nguyên liệu: khoảng 7 – 10 triệu đồng. - Chi phí setup xe đẩy café: Mức tiền setup rơi vào khoảng 20 – 25 triệu đồng.
  16. - Phí thuê đào tạo nhân viên: Bạn có thể thuê 1-2 nhân viên nhân viên pha chế, phục vụ, chi phí mỗi tháng từ 4 – 8 triệu đồng. - Chi phí marketing: Theo giới chuyên gia, bạn chỉ nên bỏ ra 5-10% cho marketing trong tổng chi phí đầu tư. Con số chính xác còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của chủ quán, ít nhất cũng phải từ 1 – 3 triệu đồng. - Phí duy trì và phí phát sinh: Trung bình, nó nằm trong khoảng 3 – 5 triệu đồng. Cộng với phí đăng ký hồ sơ kinh doanh mất khoảng 1 triệu đồng.
  17. KẾT LUẬN Khởi nghiệp không phải lúc nào cũng màu hồng. Để khởi nghiệp thành công, ngoài vốn, kiến thức, kĩ năng, sự rõ ràng và minh bạch về đường lối thực hiện cũng là một yếu tố cực kì quan trọng. Không ít những start- up đã không thể đi đến đích cuối cùng vì yếu tố đó. Trong bài tập lớn này, em đã trình bày tất cả những hiểu biết của mình về việc xây dựng một mô hình kinh doanh nói chung và cách để mô hình “Kinh doanh café-takeaway” nói riêng. Do kiến thức có thể còn hạn chế, dẫn đến một số điểm trong mô hình vẫn chưa được trình bày khúc chiết, rõ ràng, em mong thầy lượng thứ. Kết thúc việc thực hiện đề tài này,em hi vọng rằng sẽ nhận được những lời phê bình và góp ý của thầy để em rút ra những kinh nghiệm quý báu và hoàn thiện hơn trong những dự án kinh doanh tiếp theo. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy! Hà Nội, 5.2021