Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 8271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_ky_nang_phong_ch.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian gần đây, hiện tượng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phổ biến tại các trường phổ thông ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo gần đây, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày), trung bình khoảng 5.200 học sinh (HS) có một vụ đánh nhau; hơn 11.000 HS có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Điều đó cho thấy tình hình bạo lực học đường tại một số cơ sở giáo dục có diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng; có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng như chết người, gây thương tích nặng cho nạn nhân, làm ảnh hưởng xấu đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh tại các cơ sở giáo dục, gây bức xúc và lo lắng trong dư luận [45]. Thực trạng đó đòi hỏi công tác quản lý nhà trường cần tăng cường các biện pháp giáo dục phòng, chống bạo lực học đường. Để định hướng đúng đắn cho hoạt động trên, Đảng và nhà nước, ngành giáo dục đã ban hành văn bản, chỉ thị nhằm tăng cường xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường ở các cơ sở giáo dục. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021đã nêu rõ mục tiêu: “Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng chống, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu bạo lực học đường” đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay [6]. Bên cạnh nhiệm vụ dạy học, trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhà trường cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường nói riêng được coi là hành trang không thể thiếu trong hình thành và phát triển nhân cách học sinh hiện nay. Quận Hoàn Kiếm là một quận ở trung tâm thủ đô Hà Nội, lịch sử quận Hoàn Kiếm gắn liến với lịch sử nghìn năm xây dựng và gìn giữ Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ là quận có Kinh tế - xã hội phát triển, quận còn có bề dày lịch sử, văn hóa, sở hữu và lưu lại nhiều công trình văn hóa có giá trị như Hồ Gươm, Đền Ngọc Sơn, Nhà thờ lớn, Phố cổ, Tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội Điều này đã tạo nên những nét riêng biệt của quận, gắn đổi mới giáo dục với phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
  2. 2 Trường THCS Hoàn Kiếm nằm trên phố Nhà Thờ - Phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành. Với truyền thống hiếu học, nhà trường luôn đạt thành tích cao về chất lượng dạy học và giáo dục HS. Với truyền thống hiếu học của học sinh Hoàn Kiếm, nhiều thế hệ học sinh đã mang về nhà trường các thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia và thành phố về văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao. Nhà trường luôn quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất: với các phòng học đạt chuẩn, các phòng chức năng được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xuất hiện một số vụ việc liên quan đến hành vi bạo lực học đường trong HS như: cãi chửi nhau, trêu trọc, nói xấu nhau thậm chí đánh nhau ở ngoài trường. Với tư cách là CBQL nhà trường, nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh là vấn đề cấp thiết, nhằm định hướng rõ cho CMHS và HS mục tiêu, nội dung và cách thực hiện hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học được trên quan điểm chỉ đạo của ngành, công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động của nhà trường. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ với hy vọng những kiến thức được trang bị cùng kinh nghiệm thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS. 3.2. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS. 4. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay, việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh là một yêu cầu mới đặt ra trong quản lý trường phổ thông nói chung và trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội nói riêng. Từ nghiên cứu cơ
  3. 3 sở lý luận, khảo sát thực trạng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh trường THCS hiện nay đã chỉ ra được những mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường. Việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường trên cơ sở khoa học, sát thực tiễn sẽ góp phần ngăn chặn, giảm thiểu trình trạng bạo lực học đường, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS. - Tổ chức đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Tổ chức khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, tác giả xác định giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 6.2. Phạm vi thời gian: Trong 5 năm học, từ năm 2013 - 2014 đến năm học 2018 - 2019. 6.3. Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận - khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS.
  4. 4 Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu về giáo dục phòng, chống bạo lực được đường 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý nhà trường 1.2.1.1. Quản lý Như vậy, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý), là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành. 1.2.1.2. Quản lý nhà trường Như vậy, có thể hiểu, Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (có thể là chủ thể QL cấp trên; có thể là chủ thể QL trong nhà trường) đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. 1.2.2. Kỹ năng Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được mục đích đề ra. 1.2.3. Bạo lực học đường Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập [41]. 1.2.4. Kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường Từ quan niệm trên, luận văn này sử dụng khái niệm kỹ năng phòng chống bạo lực học đường: là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng thái độ trong hoạt động phòng chống và ứng phó với bạo lực học đường.
  5. 5 1.2.5. Giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường Giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường là quá trình hình thành, rèn luyện hoặc thay đổi các hành vi của học sinh theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học, dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ kỹ năng phù hợp đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống hiện đại. 1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh đạt được kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. 1.3. Hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.3.1. Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.2. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS 1.3.3. Mục đích giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS 1.3.4. Nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS 1) Kỹ năng nhận diện hành vi bạo lực học đường 2) Kỹ năng hiểu về nguyên nhân bạo lực học đường 3) Kỹ năng ứng phó với hành vi bao lực học đường 4) Kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh 1.3.5. Phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS 1.3.6. Điều kiện đảm bảo phục vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS 1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.4.1. Xây dựng kế hoạch và nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở - Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch. - Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ của nhà trường. - Xây dựng mục tiêu của giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. - Xác định các nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. - Xác định địa điểm, thời gian, đối tượng tham gia hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ.
  6. 6 - Xác định rõ phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. - Phân công nhiệm vụ cụ thể. - Dự kiến nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. - Thực hiện điều chỉnh kế hoạch phù hợp với hoạt động giáo dục của nhà trường. 1.4.2. Tổ chức thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở - Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS nhà trường - Tổ chức thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ vào nội dung các môn học. - Tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm. - Tổ chức chuyên đề, hoạt động sinh hoạt tập thể, ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi tìm hiểu các liên quan đến vấn đề BLHĐ. - Phân công đội ngũ GVCN, CB Đoàn và cán bộ phụ trách Phòng Tâm lý học đường thực hiện. - Tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh về BLHĐ - Tổ chức các nguồn lực hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ 1.4.3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở - Hướng dẫn GV, cán bộ nhà trường thực hiện văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. - Chỉ đạo thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. - Động viên, khích lệ đội ngũ tham gia thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. - Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm và các ý kiến đóng góp của đội ngũ giáo viên, CBQL về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS - Theo dõi, giám sát, điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. - Kịp thời xử lý tình huống phát sinh bạo lực học đường trong nhà trường. 1.4.4. Đánh giá thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở + Nắm bắt được thông tin liên hệ một cách đầy đủ, khách quan. + Nhận biết được thực trạng tổ chức kỹ năng phòng, chống bạo lực học
  7. 7 đường cho học sinh. + Đánh giá được kết quả kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. + Động viên, khuyến khích được giáo viên, học sinh tích cực. 1.4.5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho đội ngũ giáo viên - Mời chuyên gia giàu kinh nghiệm về tập huấn, hỗ trợ giáo viên, cán bộ tư vấn trong thiết kế và tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường. - Tổ chức GV theo từng cụm lớp sinh hoạt chuyên môn về thiết kế nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. - Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về thiết kế nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. - Tăng cường vai trò của tổ trưởng, trưởng nhóm các khối lớp trong trường để triển khai chương trình, nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh phù hợp. - Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm theo nội dung chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường của GV. - Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. 1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Thường xuyên rà soát CSVC, thiết bị phục vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. Xây dựng phòng tham vấn học đường có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho quá trình tư vấn, tham vấn cho học sinh nhà trường. Hướng dẫn GV sử dụng khai thác hiệu quả CSVC, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. Chỉ đạo GV xây dựng không gian lớp học thân thiện, gần gũi phù hợp tâm lý của HS. 1.4.7. Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở - Hợp tác và liên lạc với gia đình trong việc giáo dục con cái họ. - Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan (ủy ban nhân dân quận, công an quận, trạm y tế ). - Huy động sự giúp đỡ của các tổ chức giáo dục trên địa bàn thành phố, hội tâm lý giáo dục của thành phố. Thông qua các quan hệ này tạo dựng mạng lưới chuyên gia, các cộng tác viên trong việc xử lý các vấn đề tâm lý của học sinh.
  8. 8 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở 1.5.1. Văn hóa nhà trường 1.5.2. Phẩm chất, năng lực quản lý của người CBQL 1.5.3. Phẩm chất, năng lực của giáo viên, cán bộ tư vấn 1.5.4. Tâm lý học sinh trung học cơ sở 1.5.5. Tác động từ điều kiện CSVC - thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh 1.5.6. Tác động từ điều kiện sống của gia đình, xã hội Kết luận chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀN KIẾM, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Quy mô, chất lượng giáo dục 2.1.3. Đội ngũ CBQL, giáo viên nhà trường 2.1.4. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học 2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Đối tượng khảo sát 2.2.3. Nội dung khảo sát 2.2.4. Phương pháp khảo sát 2.2.5. Cách thức xử lý số liệu 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, LLXH và HS về giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho HS ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, LLXH và HS về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường Nhận xét: - Đánh giá CBQL, GV nhà trường về giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho HS chiếm tỉ lệ cao: 84,1 % đánh giá rất quan trọng; 12,7% đánh giá khá quan trọng; 3,2% đánh giá bình thường và không có đồng chí nào
  9. 9 đánh giá không quan trọng. - Ý kiến của LLXH, trong đó CMHS là chủ yếu cho thấy vẫn còn một bộ phận nhỏ (chiếm tỉ lệ 10,0% đánh giá không quan trọng). - Ý kiến đánh giá của HS cho thấy các em cũng đã nhận thức được phần nào về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ, có 66,7% đánh giá rất quan trọng. 2.3.1.2. Thực trạng hiểu biết về hành vi bạo lực học đường của CBQL, GV, LLXH và HS ở nhà trường hiện nay Nhận xét: - CBQL, GV và LLXH đều có hiểu biết về hành vi BLHĐ, họ đánh giá cao nhất ở nội dung 3: “Bạo lực học đường là hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần, vật chất”, chiếm tỉ lệ 88.6% đồng ý; Nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung 4: “Bạo lực học đường đang xảy ra với diễn biến phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng trong trường học” chiếm tỉ lệ 73.2%. Biểu đồ 2.1 cho thấy, học sinh có hiểu biết về hành vi BLHĐ, các nội dung đưa ra đều nhận được tỉ lệ đánh giá đồng ý từ 63.5% đến 76.7%. 2.3.1.3. Thực trạng đánh giá của CBQL, GV, CMHS và HS về nhu cầu được giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường Nhận xét: - Bảng 2.8 cho thấy, CBQL, GV, LLXH và HS nhà trường đều đánh giá đều mong muốn được nhu cầu được giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho HS. Thực tế, do tình trạng BLHĐ diễn ra khá phức tạp và có chiều hướng gia tăng ở nhà trường hiện nay, vì vậy, công tác giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS được ưu tiên hàng đầu ở nhà trường hiện nay. 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường của học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Nhận xét: CBQL, GV, LLXH đều đánh giá thực hiện mục tiêu giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS ở mức khá, điểm TB đạt 3,21. 2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 2.3.3.1. Thực trạng biểu hiện hành vi bao lực học đường của học sinh nhà trường Nhận xét: Trong 3 nhóm khảo sát về biểu hiện biểu hiện hành vi bao lực học đường của học sinh nhà trường mà tác giả đề xuất ở bảng 2.10 cho thấy đánh giá CBQL, GV, LLXH đánh giá cao ở mức thỉnh thoảng ở cả 3 nội dung đưa ra. Trong đó nội dung Bạo lực về tinh thần (điểm TB chung: 2.05) và Bạo lực về vật chất (2.04). Nội dung bạo lực về thể chất được đánh giá thấp nhất, điểm TB: 1.89.
  10. 10 Cùng nội dung trên, khi tác giả hỏi HS nhà trường, kết quả thu được ở bảng 2.11 sau: Biểu đồ 2.2 cho thấy, HS cho thấy một tỉ lệ không nhỏ học sinh được hỏi đã trải qua ít nhất một trong các hình thức BLHĐ trong đó có đủ các loại như bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực vật chất. 2.3.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống bao lực học đường của học sinh nhà trường Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV, LLXH về thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống bao lực học đường của học sinh nhà trường Mức độ đồng ý Thứ STT Nội dung ĐTB Tốt Khá TB Yếu bậc Kỹ năng nhận diện hành vi bạo lực 1 15 31 40 27 2.30 2 học đường. Kỹ năng hiểu về nguyên nhân bạo 2 21 34 33 25 2.45 1 lực học đường. Kỹ năng ứng phó với hành vi bao 3 15 25 30 43 2.11 4 lực học đường. Kỹ năng phòng, chống bạo lực học 4 13 28 33 39 2.13 3 đường cho học sinh Điểm TB 2.25 Cùng nội dung trên, khi tác giả hỏi HS nhà trường, kết quả thu được ở bảng sau: Nhận xét: HS nhà trường cũng đánh giá nhóm nội dung Kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường hiện nay chưa thực sự tốt (điểm TB: 2,39). Điều đó cho thấy các em còn khá mơ hồ trong việc xác định đâu là hành vi BLHĐ. 2.3.4. Thực trạng thực hiện phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Nhận xét: Qua bảng 2.14 ta thấy, hai phương pháp được đánh giá thực hiện ở mức độ khá cao nhất theo ý kiến đánh giá của CBQL, GV đó là: Phương pháp thảo luận nhóm (điểm TB 3,08); Phương pháp giải quyết vấn đề (điểm TB: 2,92). Đây là hai phương pháp tổ chức có hiệu quả cho học sinh. CBQL cần tiếp tục phát huy nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS.
  11. 11 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Nhận xét: Theo kết quả khảo sát CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện công tác này ở mức khá, điểm TB đạt: 3.07. Trong đó 2 nội dung được thực hiện tốt nhất trong kế hoạch là: Nội dung 1: “Xác định căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn cho việc lập kế hoạch” ( điểm TB: 3.30) và Nội dung 3: “Xây dựng mục tiêu của giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ” (điểm TB đạt 3.34). Nội dung được thực hiện chưa tốt là nội dung 7 và 8 Phân công nhiệm vụ cụ thể; Dự kiến nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ 2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Nhận xét: Qua số liệu khảo sát thống kê tại bảng 2.14 cho thấy đa số nhà trường đã thực hiện các nội dung công việc cơ bản, cần thiết trong hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. Trong đó nội dung được thực hiện khá tốt là nội dung 1: “Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện tổ chức giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS nhà trường”, điểm TB: 3.11; Nội dung chưa được thực hiện tốt là nội dung 7: “Tổ chức hoạt động tư vấn cho học sinh về BLHĐ”, điểm TB 2.62. 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Bảng 2.20. Thực trạng đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS Mức độ đồng ý Thứ STT Nội dung ĐTB Tốt Khá TB Yếu bậc Hướng dẫn GV, cán bộ nhà trường thực hiện văn bản chỉ đạo về công tác giáo dục 1 30 20 9 4 3.21 2 kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. Chỉ đạo thực hiện tổ chức hoạt động giáo 2 dục kỹ năng phòng chống bạo lực học 28 16 11 5 3.12 3 đường cho HS. Động viên, khích lệ đội ngũ tham gia thực 3 hiện hoạt động giáo dục kỹ năng phòng 30 21 8 4 3.22 1 chống bạo lực học đường cho HS.
  12. 12 Mức độ đồng ý Thứ STT Nội dung ĐTB Tốt Khá TB Yếu bậc Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến kinh nghiệm và các ý kiến đóng góp của đội 4 ngũ giáo viên, CBQL về hoạt động giáo dục 27 20 8 8 3.05 4 kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. Theo dõi, giám sát, điều chỉnh sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động giáo 5 26 19 11 7 3.02 5 dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS. Kịp thời xử lý tình huống phát sinh bạo lực 6 25 13 15 10 2.84 6 học đường trong nhà trường. Điểm TB 3.08 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Bảng 2.21. Thực trạng kiểm tra, đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh Mức độ đồng ý Thứ STT Nội dung ĐTB Tốt Khá TB Yếu bậc Nắm bắt được thông tin liên hệ một cách đầy đủ, khách quan giáo dục kỹ năng 1 28 20 9 6 3.11 1 phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh Kiểm tra, đánh giá tổ chức giáo dục kỹ 2 năng phòng, chống bạo lực học đường 27 16 11 9 2.97 3 cho học sinh. Thực hiện thang đo tâm lý để đánh giá 3 mức độ vi phạm hành vi bao lực học 23 19 12 9 2.89 5 đường của HS. Báo cáo kết quả giáo dục giáo dục kỹ 4 năng phòng, chống bạo lực học đường 27 20 10 6 3.08 2 cho học sinh. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để 5 24 19 11 9 2.92 4 điều chỉnh kế hoạch tổ chức sau. Điểm TB 2.99
  13. 13 Nhận xét: Công tác sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, yếu kém, những mặt tồn tại rút kinh nghiệm cho kế hoạch thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung 3: “Thực hiện thang đo tâm lý để đánh giá mức độ vi phạm hành vi bao lực học đường của HS” chưa được đánh giá tốt vì thiếu chuyên gia hỗ trợ. 2.4.5. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho đội ngũ giáo viên nhà trường Nhận xét: Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho đội ngũ giáo viên nhà trường được thực hiện ở mức khá, điểm TB: 2.81. 2.4.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường Nhận xét: Đánh giá CBQL, GV về đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường đạt loại khá, điểm TB: 2.77. 2.4.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Nhận xét: Qua bảng 2.24. ta thấy, đại đa số các ý kiến đều đánh giá các yếu tố trên đều có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường THCS Hoàn Kiếm, điểm TB chung đạt: 3,51. 2.5. Đánh giá chung 2.5.1. Những kết quả đạt được - Phòng GD&DT quận đã triển khai kịp thời các văn bản của Bộ GD&ĐT, có một số văn bản chỉ đạo các trường thực hiện công tác phòng chống BLHĐ, có đưa vào nội dung kiểm tra các nhà trường hằng năm. - CBQL nhận thức khá đầy đủ, xác định đúng tầm quan trọng cũng như các ảnh hưởng, tác động của BLHĐ đối với công tác giáo dục của nhà trường nên nhiều trường đã quan tâm xây dựng, triển khai các biện pháp cụ thể nhằm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. - Phần lớn GV có nhận thức khá tốt về công tác phòng chống BLHĐ nên giáo viên đã quan tâm thực hiện biện pháp giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ, theo sự chỉ đạo chung của nhà trường. 2.5.2. Những hạn chế Một là, Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh, CMHS về BLHĐ còn một số hạn chế.
  14. 14 Hai là, việc xây dựng, triển khai các kế hoạch phòng chống BLHĐ của nhiều nhà trường chưa được quan tâm đúng mức, mang tính hình thức, không thường xuyên, thường chỉ tiến hành vào đầu năm học lồng ghép vào kế hoạch năm học hoặc kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ba là, việc xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định giáo dục phòng chống BLHĐ cho học sinh tiến hành chậm, không rõ ràng và có nhiều bất cập. Bốn là, việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm chưa thường xuyên, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức nên học sinh thiếu kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ. Tình trạng bạo lực vẫn xảy ra ở các trường học, có chiều hướng gia tăng. Năm là, kinh phí còn hạn hẹp nên chưa có mức chi bồi dưỡng hoặc tính giờ tương đương cho giáo viên kiêm nhiệm, CSVC chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục phòng chống bạo lực học đường trong học sinh. Sáu là, sự phối hợp giữa nhà trường với chính quyền địa phương, lực lượng công an, các các tổ chức xã hội trong công tác phòng chống chưa thường xuyên, chủ yếu là giải quyết các vụ việc BLHĐ khi đã xảy ra mà chưa có phương án phòng từ xa. 2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.5.3.1. Những nguyên nhân khách quan Mặt trái của nền kinh tế thị trường. Cha mẹ mải phát triển kinh tế, ít dành thời gian cho con trẻ, cha mẹ ly hôn, sống thiếu quan tâm đến nhau, một số gia đình khoán trắng việc dạy con cho nhà trường do vậy thiếu sự phối hợp trong công tác giáo dục học sinh. Ngành GD&ĐT chưa xây dựng được cơ chế chính sách cụ thể trong công tác phòng chống BLHĐ. 2.5.3.2. Những nguyên nhân chủ quan -Sự lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống về công tác phòng chống BLHĐ còn chưa thường xuyên, còn thiếu thống nhất, đồng bộ - Chương trình phổ thông hiện hành còn nặng về kiến thức, thiếu các hoạt động tập thể, hoạt động cho học sinh. - Đội ngũ giáo viên ở các nhà trường còn thiếu chưa đủ giáo viên chuyên trách, đặc biệt chưa có nhân viên tư vấn học đường, chưa có vị trí việc làm trong trường phổ thông và các cấp học để thực hiện hoạt động này. - Còn tư tưởng ỷ lại coi quản lý giáo dục nói chung, quản lý giáo dục phòng chống BLHĐ trong học sinh là công việc của nhà trường. - Một bộ phận học sinh chưa nêu cao ý thức tự giác trong chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường; chưa xác định được động cơ, thái độ, ý thức tu dưỡng đúng đắn, chưa tích cực trong học tập và rèn luyện. Tiểu kết chương 2
  15. 15 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH HOÀN KIẾM, QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, khả thi 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của CBQL, GV, LLXH học sinh về cách nhận biết và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ 3.2.1.1.Mục đích của biện pháp Làm cho CBGV, nhân viên, CMHS, HS, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường có hiểu biết về pháp luật, nhận thức đúng về tầm quan trọng, nội dung, hình thức tổ chức, biện pháp thực hiện giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ trong nhà trường. 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp Nội dung tập trung tuyên truyền, phổ biến bao gồm: - Các chủ trương, đường lối của Đảng về GD&ĐT bao gồm Các chủ trương, đường lối của Đảng về GD&ĐT như nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. - Chỉ đạo về xây dựng môi trường giáo dục, phòng chống BLHĐ quy định trong các văn bản 3.2.1.3. Cách thức thực hiện của biện pháp - Các nội dung liên quan đến BLHĐ như: các hình thức biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố ảnh hưởng tới BLHĐ, thực trạng BLHĐ hiện nay nói chung và tại nhà trường, tầm quan trọng của việc tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. - Tích hợp, lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ, họp HĐSP, họp đoàn thể hàng tháng, chào cờ, sinh hoạt lớp hàng tuần, họp phụ huynh học sinh đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học, - Đưa vào các hoạt động chuyên môn của nhà trường như xây dựng các chuyên đề về BLHĐ như “ xây dựng tình bạn đẹp, nói không với BLHĐ”, “ Phòng chống BLHĐ không phải trách nhiệm của riêng ai”, - Nâng cao vai trò của bộ môn GDCD, tích hợp vào các môn học thích hợp như Ngữ Văn, Tiếng Anh, Chẳng hạn: môn Ngữ văn có thể đưa vấn đề
  16. 16 làm văn nghị luận về bạo lực học đường, ra đề kiểm tra thường xuyên, định kì về BLHĐ như “Bạo lực học đường đang trở thành một trong những vấn đề gây nhiều nhức nhối trong xã hội ngày nay. Là một học sinh, anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng này?”, - Lồng ghép, tập huấn cho CBQL, giáo viên, nhân viên về các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến BLHĐ và các biện pháp phòng chống BLHĐ. - Tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, thông tin điện tử như chương trình phát thanh của nhà trường, của địa phương, đưa lên website của nhà trường - Tuyên truyền thông qua các hoạt động diễn đàn, ngoại khóa, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên các nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; ý thức kỷ luật tốt, tâm huyết với nghề, uy tín với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân địa phương. - Học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện, tích cực tham gia công tác xã hội. - Phụ huynh học sinh quan tâm, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục. Đảng, chính quyền,nhân dân địa phương quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục địa phương. Các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho học sinh nhà trường 3.2.2.1. Mục đích của biện pháp Xây dựng kế hoạch nhằm giúp nhà trường sẽ có cái nhìn tổng thể công việc triển khai giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho học sinh nhà trường từ đó phân công các bộ phận của nhà trường, các thành viên trong nhà trường, có định hướng cụ thể trong việc phòng, chống bạo lực học đường, nắm bắt cụ thể diễn biến tâm lý của học sinh. 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Kế hoạch cần đảm bảo các phần gồm:mục đích, yêu cầu; chỉ tiêu; nhiệm vụ, giải pháp; các phương án xử lý các tình huống BLHĐ; tổ chức thực hiện. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá tình hình, phân tích thực trạng nhà trường. Bước 2: Viết dự thảo kế hoạch Bước 3: Thảo luận, hoàn chỉnh kế hoạch. Bước 4: Công khai phổ biến, triển khai kế hoạch. - Cần cụ thể hóa quy định về quyền, nghĩa vụ của viên chức, học sinh, cha mẹ học sinh, trách nhiệm của nhà trường và các chế tài đã được quy định
  17. 17 trong các văn bản luật pháp hiện hành. - Xây dựng, bổ sung một số quy định gắn trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho học sinh. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Xây dựng kế hoạch phòng chống BLHĐ riêng biệt; những quy định, chính sách có thể được lồng ghép vào trong quy chế nội bộ của nhà trường. - Nhà trường đưa nội dung hoạt động phòng chống BLHĐ vào kế hoạch kiểm tra nội bộ của đơn vị để thường xuyên kiểm tra và lưu hồ sơ. 3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh 3.2.3.1.Mục đích, ý nghĩa của biện pháp Bồi dưỡng, trang bị cho cán bộ giáo viên những kiến thức về các biện pháp kỉ luật trong giáo dục, trong đó có kỉ luật tích cực làm chuyển biến nhận thức của giáo viên về kỷ luật học sinh, tự giác áp dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong công tác. 3.2.3.2. Nội dung thực hiện biện pháp - Hằng năm, Hiệu trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL, giáo viên tập trung vào các vấn đề trọng tâm - Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn về phòng chống BLHĐ do các cấp tổ chức. - Các tổ chuyên môn nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, ngoài khóa bàn, tọa đàm về các vấn đề liên quan đến phòng chống BLHĐ. Giáo viên có thể tích hợp các nội dung về phòng chống BLHĐ vào các bài giảng các môn GDCD, Ngữ Văn hoặc các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động tập thể khác, - Tổ chức cho CBGV, học sinh diễn tập các tình huống BLHĐ có thể xảy ra để nâng cao kỹ năng xử lý tình huống BLHĐ, phòng chống BLHĐ cho CBGV, học sinh. - GVCN, tổ chuyên môn, các đoàn thể báo cáo kết quả thực hiện phòng chống BLHĐ về BGH hoặc tổ tư vấn hoạc đường để có giải pháp ngăn chặn, xử lí kịp thời, để điều chỉnh kế hoạch, kịp thời bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng còn thiếu về hoạt động phòng chống BLHĐ. - Nhà trường cần loại bỏ các phương pháp kỷ luật trách phạt, áp dụng các phương pháp kỷ luật tích cực trong học sinh thực sự đang là biện pháp giáo dục tiến bộ, đóng vai trò là “chất xúc tác” quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường hiện nay.
  18. 18 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp * Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng * Tổ chức bồi dưỡng * Chỉ đạo bồi dưỡng * Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Nhà trường cần xây dựng đội ngũ cốt cán các bộ môn, phân công giáo viên phụ trách về phòng chống BLHĐ để chủ động nghiên cứu, tham gia tập huấn cho giáo viên. - Tạo chính sách ưu đãi về vật chất khuyến khích CB, GV tham gia bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ cho HS. 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tố chức giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường 3.2.4.1.Mục đích của biện pháp Để triển khai hiệu quả giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường, BGH nhà trường thì đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện phải được đặt lên hàng đầu. 3.2.4.2. Nội dung hiện biện pháp - Giáo dục phổ biến pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS được thực hiện thông qua cách hình thức - Phát huy vai trò của môn GDCD trong công tác giáo dục phổ biến pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS. - Tổ chức các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS. - Tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục trên tiết chào cờ, phát thanh trên chương trình phát thanh của nhà trường do đội thiếu niên triển khai, sinh hoạt lớp hàng tuần do GVCN lớp triển khai - Phổ biến thông qua hoạt động của thư viện, pa nô, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi 3.2.4.3. Nội dung hiện biện pháp Một là, xây dựng, triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh. Thứ hai, CBQL, giáo viên, nhân viên chủ động tham gia giáo dục phổ biến pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ cho HS. Thứ ba, nhà trường cần thành lập, duy trì tổ tư vấn học đường do Hiệu trưởng nhà trường làm tổ trưởng, các thành viên khác gồm giáo viên bộ môn GDCD, bí thư chi đoàn, giáo viên kiêm nhiệm phụ trách Đội thiếu niên, nhân viên văn thư làm thư ký tổng hợp.
  19. 19 Thứ tư, Giáo dục phổ biến pháp luật, kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ không chỉ là học sinh học từ giáo viên mà còn học từ các bạn cùng lớp thông qua các trò chơi, học tập và làm việc theo nhóm. Thứ năm, tích hợp nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành ở các môn học thích hợp như GDCD, Ngữ Văn 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp: -CBQL, giáo viên, nhân viên có hiểu biết sâu sắc và thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kiến thức pháp luật, kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ. -CBQL thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trong công tác giáo dục phổ biến pháp luật, giáo dục kĩ năng sống, kỹ năng phòng chống BLHĐ trong nhà trường. 3.2.5. Biện pháp 5: Thực hiện đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh nhằm đánh giá kết quả hoạt động để làm căn cứ cho việc cải tiến và điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường cho HS nhà trường được hiệu quả. 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp - Việc đánh giá HS qua hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh sẽ góp phần đánh giá chất lượng GD nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. 3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp + Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá: - Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHD gắn với kế hoạch đánh giá hoạt động. + Xác định được các tiêu chí để đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ, trong đó cần quan tâm đến tiêu chí đánh giá nhận thức và hành động của HS đối với BLHĐ. + Lực lượng kiểm tra: Muốn kiểm tra sát, đánh giá đúng cần tổ chức các lực lượng theo dõi thi đua, giám sát các hoạt động trong chương trình học tập, đó là: đội cờ đỏ, giáo viên trực ban, cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm. + Ở mỗi bộ phận đều phải tổ chức chặt chẽ từ khâu phân công trách nhiệm, phương pháp làm việc, sắp xếp thời gian trực, lịch trực, lập bảng và theo dõi thi đua thường kỳ. + Cách kiểm tra: Kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác chuẩn bị, quá trình tổ chức cho hoạt động, kết quả của hoạt động, kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường, kiểm tra từ trên xuống của các tổ chức quản lý giáo dục, kiểm tra định kỳ, hoặc kiểm tra đột xuất
  20. 20 + Tổng kết, đánh giá: Đối với GV kết quả đánh giá việc chuẩn bị, tổ chức và hiệu quả tổ chức hoạt động là một trong những tiêu chí xếp loại danh hiệu thi đua và đánh giá công chức, viên chức hàng năm Đối với học sinh sau mỗi tuần có sơ kết đánh giá chủ yếu là động viên, khuyến khích học sinh và kết quả là đã đạt được năng lực chưa chứ không chấm điểm. * Thi đua, khen thưởng: Những tiến bộ, những việc làm tích cực của tập thể hay cá nhân học sinh cần phải được ghi nhận và đánh giá đúng mức, kịp thời, được phổ biến, nhân rộng điển hình, tuyên truyền sâu rộng trong nhà trường. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường phải phối kết hợp tốt và có tinh thần trách nhiệm cao để tổ chức các hoạt động cho HS đạt kết quả cao. Cán bộ tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh phải công bằng, khách quan. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Các biện pháp được đề xuất trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên sự thống nhất, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Mỗi biện pháp có một vị trí và thế mạnh riêng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý, biện pháp này là tiền đề cho biện pháp kia, song chúng có mối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong khâu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 3.4.1. Mục đích của khảo nghiệm 3.4.2. Đối tượng lựa chọn và phạm vi khảo nghiệm 3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm 3.4.4. Tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất 3.4.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất
  21. 21 Bảng 3.1. Bảng khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lý Mức độ cấp thiết Thứ Rất Cần Không Điểm TT Biện pháp bậc cần thiết thiết cẩn thiết X SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của CBQL, GV, LLXH và học sinh về cách 1 46 79.3 13 22.4 4 6.9 2.90 2 nhận biết và tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ 2 năng phòng, chống BLHĐ cho 50 86.2 10 17.2 3 5.2 2.98 1 học sinh nhà trường. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội 3 ngũ cán bộ, giáo viên về giáo 47 81.0 10 17.2 6 10.3 2.88 3 dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tố 4 chức giáo dục kỹ năng phòng, 46 79.3 11 19.0 6 10.3 2.86 4 chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường. Thực hiện đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục kỹ 5 45 77.6 12 20.7 6 10.3 2.84 5 năng phòng chống BLHĐ cho học sinh. Điểm TB 2,89 Các biện pháp có điểm trung bình > 2,89 được đánh giá mức độ cần thiết cao và được coi là những biện pháp quan trọng để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  22. 22 3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Bảng 3.2. Bảng khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Mức độ khả thi Rất Không khả Điểm Thứ TT Biện pháp Khả thi khả thi thi X bậc SL % SL % SL % Tổ chức tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của CBQL, GV, LLXH và học 1 48 82.8 12 20.7 3 5.2 2.95 1 sinh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng phòng, chống 2 46 79.3 13 22.4 4 6.9 2.90 2 BLHĐ cho học sinh nhà trường. Tăng cường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo 3 43 74.1 16 27.6 4 6.9 2.84 4 viên về giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tố chức giáo dục kỹ năng 4 47 81.0 10 17.2 6 10.3 2.88 3 phòng, chống bạo lực học đường cho học sinh nhà trường. Thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên hoạt động 5 45 77.6 10 17.2 8 13.8 2.81 5 giáo dục kỹ năng phòng chống BLHĐ cho học sinh. 2.86 Bảng 3.2 cho thấy tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm mà đề tài đề xuất được các chuyên gia đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện ở điểm trung bình của 6 biện pháp: > 2,86. Như vậy, Kết quả khảo sát thu được chứng tỏ các quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội mà luận văn đề xuất được đánh giá là có tính cần thiết
  23. 23 và có tính khả thi cao. Nếu các biện pháp được thực hiện đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong việc quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội góp phần quan trọng giảm thiểu các hành vi BLHĐ, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý của mỗi nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS chính là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, từ những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ của mỗi nhà trường làm cho các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện cho học sinh. Hiện nay, tình trạng BLHĐ chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp đã trở thành điểm nóng báo động không chỉ trong ngành Giáo dục mà còn đối với toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề BLHĐ đang là vấn đề toàn xã hội cần đặc biệt quan tâm tìm giải pháp phòng chống trong đó các nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Để phòng chống BLHĐ hiện nay không chỉ bằng khẩu hiệu, kế hoạch mà bằng những việc làm thiết thực phù hợp với tình hình từng địa phương, từng nhà trường. Qua nghiên cứu luận văn tác giả rút ra kết luận sau: - Việc nghiên cứu lý luận là cơ sở khoa học giúp tác giả nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống về lý luận quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS. Làm cơ sở định hướng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Trên cơ sở điều tra thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, tác giả đã thu thập được những ý kiến đánh giá từ các khách thể được chọn khảo sát. Qua khảo sát và phân tích luận văn đã rút ra những nhận định về ưu điểm, những hạn chế làm căn cứ đề xuất các quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  24. 24 - Từ những căn cứ lý luận và những kết quả khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở trường THCS Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Các biện pháp đề xuất được trình bày trong đề tài đã khảo nghiệm và được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường hiện nay. Mỗi biện pháp đã làm rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách tiến hành, điều kiện thực hiện biện pháp. Các biện pháp này nếu được vận dụng linh hoạt, đồng bộ, phù hợp với thực tế của mỗi nhà trường sẽ góp phần phòng chống và giảm thiểu tình trạng BLHĐ hiện nay, góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tác giả thiết nghĩ các biện pháp đề xuất trong đề tài sẽ có hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống BLHĐ ở các trường THCS nói chung. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ GD&ĐT 2.2. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm 2.3. Đối với Trường THCS Hoàn Kiếm 2.4. Đối chính quyền, đoàn thể địa phương 2.5. Đối với phụ huynh học sinh