Tóm tắt Luận văn Hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần - Nghiên cứu trên địa bàn Quận Hà Đông - Hà Nội

docx 26 trang phuongvu95 7011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần - Nghiên cứu trên địa bàn Quận Hà Đông - Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_hanh_vi_su_dung_internet_cua_hoc_sinh_nhin.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần - Nghiên cứu trên địa bàn Quận Hà Đông - Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC  VÕ THỊ THÚY HÀ HÀNH VI SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ SỨC KHỎE TÂM THẦN – NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: 60.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Đức Phản biện 1: TS. Cao Xuân Liễu Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Bình Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi 13 giờ 00 ngày 10 tháng 01 năm 2019 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo một báo cáo của eMarketer năm 2009, lượng người dùng các trang mạng xã hội ở Mỹ tăng mạnh trong năm, chiếm hơn 50% tổng lượng người dùng internet ở Mỹ. Họ ước tính rằng 57.5% người sẽ dùng mạng xã hội ít nhất là 1 lần 1 tháng (2010). Greenfield (1999) cho rằng có nhiều dịch vụ trên internet tạo ra sự chia ly, sự sai lệch về thời gian, ảnh hưởng đến cuộc sống. Griffiths (2008) cho thấy, tại Hoa Kỳ có khoảng 5 –19,8% người nghiện internet. Tại Việt Nam, điều tra quốc gia về thanh thiếu niên mới đây (Bộ y tế, 2005) cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% ở nông thôn đã sử dụng internet. Học sinh THCS là nhóm học sinh đang trong giai đoạn phát triển. Nhân cách của các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhưng chưa ổn định. Vì vậy, các em rất dễ bị cuốn hút vào các hoạt động mới lạ và hấp dẫn trên internet. Điều này có thể ảnh hưởng đến các chức năng cuộc sống và học tập của các em. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần – Nghiên cứu trên địa bàn Quận Hà Đông – Hà Nội” nhằm khảo sát thực trạng mức độ sử dụng internet của học sinh, ảnh hưởng của mức độ sử dụng internet đó đến các vấn đề sức khỏe tâm thần, đề xuất biện pháp nhằm giảm mức độ sử dụng internetnet, từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng mức độ sử dụng internet nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội. Qua đó đề xuất biện pháp nhằm giảm mức độ sử dụng internet, từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài. + Khảo sát thực trạng mức độ sử dụng internet và thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Hà Nội.
  4. 2 + Đề xuất biện pháp nhằm giảm mức độ sử dụng internet, từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THCS. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sử dụng internet nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần. Khách thể nghiên cứu: Học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Hà Nội. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng: Hành vi sử dụng internet nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần. Về khách thể: Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 200 học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Hà Nội. 6. Giả thuyết khoa học Học sinh Trung học cơ sở sử dụng internet ở các mức độ khác nhau. Có sự tương quan giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp trắc nghiệm Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần. Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu về hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần. Chương 3: Kết quả nghiên cứu về hành vi sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần.
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH TỪ GÓC ĐỘ SỨC KHỎE TÂM THẦN 1.1. Tổng quan nghiên cứu hành vi sử dụng internet của học sinh từ góc độ sức khỏe tâm thần 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về hành vi sử dụng internet của học sinh 1.1.1.1. Hành vi nghiện internet Các thành phần chính của nghiện bao gồm mối bận tâm với một chất hoặc hành vi nào đó. Nghiện internet được xác định bởi các tiêu chí: Việc lặp đi lặp lại những nỗ lực nào đó nhưng không thành công để giảm mức độ sử dụng internet; Rối loạn tâm trạng liên quan đến nỗ lực giảm mức độ sử dụng internet; Việc sử dụng internet nhiều hơn dự kiến, nhiều hơn mong muốn; Việc sử dụng internet gây nguy hiểm cho việc làm, các mối quan hệ hoặc hoạt động giáo dục; Hoặc nói dối về cách sử dụng internet của bản thân. Một tài sản đa dạng trên internet như kho tài khoản email, face, chat là yếu tố dự báo cho nghiện internet [10]. Nguyên nhân dẫn đến nghiện internet được cho là: + Mức hấp dẫn chính của trò chơi tương tác là người chơi có thể mở rộng tâm trí và kiểm soát thế giới nhân tạo bên trong máy tính [10]. + Sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng Internet trong những năm gần đây đã dẫn đến việc sử dụng internet theo cách bệnh lý (nghiện Internet). Người sử dụng internet đã được tìm thấy là trì hoãn công việc khác để dành thời gian trực tuyến, mất ngủ do đăng nhập vào ban đêm, và cảm thấy cuộc sống sẽ nhàm chán mà không có internet. Những người này cho rằng cuộc sống sẽ thật buồn chán khi không có internet [9]. + Sử dụng máy tính là một công cụ để tránh né, trì hoãn và trốn thoát cũng dẫn đến nghiện internet. Người nghiện internet thường xuất thân từ các gia đình mà thường không có ai ở nhà sau giờ học, do đó họ không có ai giao tiếp. Một nguyên nhân khác được các tác giả đưa ra để lý giải cho việc nghiện internet là cá nhân có quan điểm tiêu cực về bản thân và sử dụng Internet để đạt được nhiều phản hồi tích cực hơn từ người khác theo cách không đe dọa [14].
  6. 4 + Khi họ bị căng thẳng bởi công việc hoặc bị trầm cảm, người ta có khuynh hướng truy cập internet cao hơn. Do đó, việc bị căng thẳng thường xuyên sẽ khiến mức độ sử dụng internet tăng lên, có xu hướng trở thành nghiện internet [13]. + Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng vấn đề tuổi tác có ảnh hưởng đến hành vi “nghiện internet”, nhưng giới tính thì không có nhiều tác động đến hành vi “nghiện internet”. Lứa tuổi được cho là có mức độ sử dụng internet cao nhất được cho là tuổi học sinh và thanh niên [8]. + Những người có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải sử dụng máy tính có khả năng dành quá nhiều thời gian sử dụng internet.Ngược lại, những người có đặc thù nghề nghiệp không thường xuyên tiếp xúc với máy tính ít có khả năng nghiện internet hơn [11]. 1.1.1.2. Nội dung sử dụng internet Thanh thiếu niên phần lớn đều biết Internet là một nguồn thông tin và giải trí. Họ sử dụng Internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn để tìm kiếm thông tin. Phần đông (68,7%) có sử dụng Internet để tán gẫu và 61,4% sử dụng máy tính/ Internet để chơi trò chơi điện tử trực tuyến và 100% người đang sử dụng internet được hỏi đều sử dụng internet để liên lạc với người khác (chat và email). Giới sinh viên quan tâm nhiều hơn tới các tin tức online và khai thác tài nguyên internet nhiều hơn giới học sinh, bởi họ có trình độ hay sự hiểu biết nhiều hơn. 35% người tham gia vào các forum, viết blog và các mạng xã hội lớn tại Việt Nam [29]. Nội dung thông tin được học sinh ưu tiên tìm kiếm nhiều nhất khi sử dụng internet là: Thông tin về bạn bè, người thân trên mạng xã hội như facabook, zalo; Thông tin liên quan đến học tập; Nghe nhạc; Chơi game online. Các nội dung như xem phim, thời trang, điện ảnh được ưu tiên ít hơn [24]. 1.1.1.3. Mục đích sử dụng internet của học sinh Học sinh sử dụng internet chủ yếu là để giải trí. Mục đích sử dụng internet để học tập chỉ là thứ yếu. Phần trăm khách thể sử dụng internet để giao lưu kết bạn là nhỏ nhất. Có sự khác biệt giữa khách thể nam với khách thể nữ về các mục tiêu sử dụng internet. Khách thể nam sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin học tập có tỉ lệ lớn hơn khách thể nữ.
  7. 5 Ngược lại, khách thể nữ sử dụng internet với mục tiêu giao lưu, kết bạn có tỉ lệ lớn hơn nam [24]. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đối với sức khỏe tâm thần của học sinh 1.1.2.1. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến vấn đề trầm cảm ở học sinh Sử dụng internet có vấn đề với mức độ sử dụng cao có thể khiến người sử dụng gặp vấn đề với trầm cảm. Mối quan hệ đó giống như vòng xoáy ốc, tức là mối quan hệ giữa mức độ sử dụng internet với vấn đề trầm cảm là quan hệ hai chiều và liên tục đi lên [12]. Những người nghiện internet khi giao tiếp truyền thông thường không sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ. Giao tiếp qua internet cũng giúp người trầm cảm có thời gian suy nghĩ ý tưởng, lập kế hoạch, chỉnh sửa bình luận trước khi gửi email đi. Sự vắng mặt của các biểu hiện phi ngôn ngữ khi giao tiếp và việc có thời gian chuẩn bị cho cuộc nói chuyện qua internet khiến người trầm cảm được củng cố để duy trì hành vi giao tiếp qua internet [11]. Mặt khác, những người trầm cảm là những người không muốn giao tiếp [9]. Khi không muốn giao tiếp, họ tìm đến internet. Quá trình sử dụng internet càng khiến họ không muốn tham gia vào tương tác thật. Đây là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh [13]. Nếu người sử dụng internet dành thời gian vào các nội dung giải trí như chat, email, nhắn tin nhanh thì sẽ có khả năng giảm các triệu chứng của trầm cảm. Nếu người sử dụng internet dành thời gian vào các nội dung khác như chơi trò chơi, truy cập mạng xã hội có liên quan đến việc tăng triệu chứng của trầm cảm [3]. Người tự tin, có khả năng kiểm soát tốt thì ít có khả năng nghiện internet [10]. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến nhận thức của học sinh Việc sử dụng internet ở mức độ cao có liên quan đến tình trạng hôn mê tâm thần. 2,4% thanh thiếu niên sử dụng Internet quá mức. Nhóm thanh thiếu niên sử dụng internet quá mức này có dấu hiệu cao của rối loạn thần kinh chức năng [4].
  8. 6 1.1.2.3. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến các hành vi chức năng khác của học sinh Những người nghiện interetn cần phải sử dụng internet ngày càng nhiều thì mới có thể đạt đến độ phấn khích, và có nỗ lực kiểm soát thời gian đó. Tuy nhiên nỗ lực đó gần như không thực hiện được [8]. Điều này còn có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa nhận thức với hành vi. Học sinh sử dụng internet vào rất nhiều mục đích, một trong những mục đích đó là chơi game. Có mối tương quan thuận giữa thời gian chơi game và số lượng các biểu hiện hành vi có vấn đề: Tăng động giảm chú ý; Khó khăn trong các hoạt động học tập; Xuất hiện các hành vi hung tính, gây hấn; “Nghiện game” [23]. Có mối tương quan nghịch giữa độ tuổi bắt đầu chơi game và số lượng các hành vi có vấn đề. Nghĩa là học sinh bắt đầu chơi game ở độ tuổi càng nhỏ thì càng có nhiều vấn đề hành vi hơn. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra thể loại game mà học sinh chơi được xếp loại “bạo lực” hoặc “không phù hợp với lứa tuổi” có tương quan thuận với các vấn đề hành vi và cảm xúc [23]. Internet đã thực sự trở thành yếu tố tác động đến nhân cách và hành vi tình dục ở thanh thiếu niên Việt Nam. Thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng internet để sưu tầm những ảnh hưởng và những ý nghĩa tình dục mới, sau đó tổng hợp thành thực hành và nhân dạng tình dục của chính họ [19]. Sử dụng internet ở mức độ nghiện và hành vi xâm khích của thanh thiếu niên có một mối tương quan chặt chẽ. Nghiên cứu về mức độ sử dụng internet cho thấy rằng, người sử dụng Internet ở mức độ nghiện thường có trạng thái căng thẳng, gây hấn với những người xung quanh [4]. Sử dụng Internet ở mức độ cao có mối quan hệ cao với triệu chứng ADHD và trầm cảm, lo âu, hành vi xâm khích [7]. 1.1.2.4. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến tính cách của học sinh Mức độ sử dụng internet có liên quan đến tính cách nhút nhát của người sử dụng. Người càng nghiện internet càng nhút nhát và ngược lại [10].
  9. 7 Những người nghiện internet có khuynh hướng tham gia vào các dịch vụ tương tác, để bù đắp cho sự thiếu tương tác giữa các cá nhân trong thực tế [13]. Do đó, mức độ sử dụng internet càng cao, khuynh hướng duy trì mức độ này càng lớn. 1.1.2.5. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến vấn đề lo lắng xã hội của học sinh Những cá nhân cô đơn hoặc không có kỹ năng xã hội tốt có thể phát triển hành vi sử dụng Internet mạnh mẽ dẫn đến kết quả cuộc sống tiêu cực [6]. Những người có mức độ sử dụng internet cao có mức độ cô đơn cao hơn những người có mức độ sử dụng internet thấp [9],[13]. 1.1.2.6. Ảnh hưởng của hành vi sử dụng internet đến các vấn đề sức khỏe tâm thần khác của học sinh Cô đơn được xem như một yếu tố dự báo cho việc ưu tiên sử dụng internet để giao tiếp trực tiếp. Việc sử dụng Internet theo nội dung cụ thể được xem như là các yếu tố dự báo cho vấn đề sức khỏe tâm thần như lo lắng xã hội [15]. Sử dụng quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ có thể dẫn đến các vấn đề như: Sự say mê , lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và có những cách cư xử kỳ lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện internet” [22]. Nghiện internet ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình, dẫn đến thất bại trong cuộc sống gia đình như ly hôn; Hoặc thất bại trong học tập, nợ nần tài chính, mất việc [9]. Nhóm nghiện internet cũng nảy sinh vấn đề với rối loạn tâm lý và nói dối, việc sử dụng chất kích thích, mất kiểm soát thời gian và sử dụng hiệu quả thời gian, triệu chứng rối loạn cảm xúc, vấn đề đạo đức, tính hiếu động [4]. Quy mô nghiện internet cho thấy một mối quan hệ mạnh mẽ với rối loạn hành vi xã hội, cô đơn, tâm trạng chán nản, và sự cưỡng chế so với các nhóm khác. Những người nghiện internet dường như dễ bị tổn thương hơn so với những người khác [13]. Hành vi sử dụng internet không có liên quan đến vấn đề rối loạn lo âu [12].Tuy nhiên, mức độ sử dụng internet của học sinh càng caosẽ ảnh
  10. 8 hưởng đến sức khỏe tâm thần của phụ huynh. Cụ thể, phụ huynh trở nên lo lắng hơn [22].Việc lo lắng của phụ huynh có thể khiến mối quan hệ với trẻ xấu đi, là nguồn gốc cho những vấn đề sức khỏe tâm thần khác ở học sinh. 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về các biện pháp can thiệp tâm lý đối với những học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần từ việc sử dụng internet quá mức Sử dụng trị liệu tâm lý có hiệu quả hơn dùng thuốc chống trầm cảm, và các thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Phát hiện người có nguy cơ có vấn đề sứ khỏe tâm thần sớm, phòng ngừa chọn lọc và phổ quát, và khuyến khích sức khỏe cho thanh thiếu niên và thanh niênđược khuyến khích [1]. Giới hạn về thời gian sử dụng internet là quan trọng đối với tất cả trẻ em, nhưng trong xu thể phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các ứng dụng trên internet, những điều này có vẻ ngày càng khó thực thi [5]. Số giờ sử dụng e-mail và phòng trò chuyện / nhắn tin mỗi tuần có liên quan đáng kể với biện pháp trầm cảm. Tăng 10 giờ mỗi tuần sử dụng e-mail được dự đoán sẽ làm giảm 11% tỷ lệ trầm cảm CES-D, điểm trầm cảm giảm 0,5% cho mỗi giờ sử dụng phòng chat / nhắn tin tức thời mỗi [3]. Việc quản lý hiệu quả các triệu chứng tâm thần có thể gián tiếp điều chỉnh việc sử dụng Internet không hiệu quả [11]. R.A. Davis, chỉ ra quan điểm về sử dụng internet lành mạnh: Mục đích sử dụng internet trong một khoảng thời gian hợp lý mà không có sự khó chịu về nhận thức hoặc hành vi. Người sử dụng internet khỏe mạnh có thể tách giao tiếp internet ra với giao tiếp thực tế. Nên sử dụng internet như một công cụ hữu ích hơn là sử dụng internet như một nguồn lực. Young cho rằng những hình thức ngưng sử dụng internet theo cách thông thường không phải là những can thiệp có hiệu quả. Việc tập trung điều trị nên cần có sự điều độ và có kiểm soát. Bà đã đưa ra một vài kỹ thuật để điều trị nghiện Internet như sau: Thực hiện thời gian trái ngược lại; Ngăn chặn sử dụng bên ngoài; Thiết lập mục tiêu; Ngưng sử dụng internet từ một sự chuyên tâm cụ thể; Sử dụng thẻ ghi nhớ, phát triển kiểm tra cá nhân. Bên cạnh đó, bà đề nghị cần nghiên cứu ứng dụng liệu pháp
  11. 9 tâm lý nhóm và liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị nghiện internet [17]. Theo tác giả Lê Minh Công, việc hạn chế mức độ sử dụng internet rồi tiến ngừng hẳn thời gian sử dụng internet là cần thiết, nhưng ngoài ra, cần tính đến các phương án hỗ trợ người nghiện internet đương đầu với các khó khăn có thể nảy sinh bất kì lúc nào trong thực tế. Việc xây dựng những nhóm hỗ trợ và áp dụng liệu pháp gia đình là những việc làm cần thiết để hỗ trợ người nghiện internet phục hồi, tái hòa nhập với cuộc sống, bởi chỉ cách ly đơn thuần người nghiện internet khỏi máy tính và mạng internet không đủ hiệu quả để ngăn ngừa tái nghiện. Mặt khác, tiên lượng cho khả năng phục hồi còn phụ thuộc nhiều vào mức độ sẵn lòng muốn thay đổi của người nghiện internet, phụ thuộc vào bản chất mối quan hệ trong gia đình, những vấn đề khó khăn vốn có trong đời sống [18]. 1.2. Cơ sở lý luận về hành vi sử dụng internet của học sinh từ góc độ sức khỏe tâm thần 1.2.1. Khái niệm internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu [33]. 1.2.2. Hành vi sử dụng internet 1.2.2.1. Hành vi Là sự tương tác với môi trường, có ở động vật trên cơ sở tính tích cực bên ngoài (vận động) và bên trong (tâm lý) của chung. Tính tích cực có định hướng của cơ thể sống đảm bảo thực hiện các tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ hành vi được ứng dụng đối với các con vật, các cá thể nhất định [19]. 1.2.2.2. Hành vi sử dụng internet Là phản ứng của con người trước hệ thống mạng thông tin toàn cầu, là tác động của con người đối với hệ thống thông tin đó nhằm lấy đó làm công cụ phục vụ cho việc thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân.
  12. 10 Nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu khía cạnh mức độ của hành vi sử dụng internet. Mức độ sử dụng internet Là khái niệm chỉ về thời lượng sử dụng internet của mỗi cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Sử dụng internet quá nhiều trong một khoảng thời gian được coi là “nghiện internet”. Tiêu chí đánh giá mức độ sử dụng internet Năm 1998, Young đưa ra bộ test gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm đánh giá mức độ sử dụng internet. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ trắc nghiệm của Young (1998) là thước đo mức độ sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở [28]. 1.2.3. Sức khỏe tâm thần 1.2.3.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi đồng tình với cách gọi “sức khỏe tâm thần” để chỉ khái niệm về trạng thái thoải mái, dễ chịu của tinh thần đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp. Do đó, sức khỏe tâm thần được coi là một khía cạnh trong đời sống con người, một mặt của đời sống xã hội. Đánh giá hành vi dưới góc độ sức khỏe tâm thần là nhìn hành vi như một hiện tượng tâm lý và đánh giá mối quan hệ của hành vi đó với trạng thái tinh thần của con người. Đánh giá sẽ giúp nhà nghiên cứu tìm ra được ảnh hưởng của hành vi đối với tinh thần con người là tiêu cực hay tích cực. 1.2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá sức khỏe tâm thần Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định một cá nhân có sức khỏe tâm thần bình thường cần đảm bảo các điều kiện sau: (1) Về nhận thức: Có các biểu tượng, hình ảnh phản ánh chân thực, phù hợp về thế giới khách quan và phù hợp với lứa tuổi phát triển. (2) Về thái độ: Có thái độ sẵn sàng, cởi mở với tương tác xã hội và các hoạt động trải nghiệm và có sự bộc lộ cảm xúc phù hợp lứa tuổi phát triển. (3) Về hành vi: Có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh hành vi để thích nghi và đạt được mục đích. Các hành vi cũng cần phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. 1.2.3.3. Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần
  13. 11 Các rối loạn tâm thần thường gặp với các triệu chứng được tổng hợp trong cuốn “Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần V” (DSM V): (1) Trầm cảm; (2) Lo âu; (3) Rối loạn hành vi; (4) Rối loạn loạn thần; (5) Rối loạn phát triển; (6) Thiếu kỹ năng xã hội. 1.2.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần Theo Tâm lý học, mô hình nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe tâm thần thường xoay quanh các vấn đề sau: (1) Yếu tố sinh lý; (2) Yếu tố nhận thức; (3) Yếu tố hành vi. 1.2.4. Học sinh trung học cơ sở Học sinh trung học cơ sở được xác định là những học sinh trong độ tuổi từ khoảng 11 đến 15 tuổi. Giai đoạn này được cho là giai đoạn đặc biệt bởi có sự chuyển hóa từ trẻ con sang người lớn, do vậy có một số đặc điểm cần quan tâm như sau: 1.2.4.1. Đặc điểm sinh lý 1.2.4.2. Đặc điểm tự nhận thức 1.2.4.3. Đặc điểm mối quan hệ 1.2.4.4. Đặc điểm tình cảm – ý chí
  14. 12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Những lợi ích của internet là không thể bàn cãi, tuy nhiên, nếu sử dụng internet quá mức sẽ dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần. Do đó, khi nghiên cứu về hành vi sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở khu vực Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu mức độ sử dụng internet của học sinh nhìn từ góc độ sức khỏe tâm thần, khai thác các nhóm yếu tố tâm lý khiến học sinh sử dụng internet ở mức độ cao, và đánh giá hệ quả về vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh có mức độ sử dụng internet cao để tìm mối tương quan giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần.
  15. 13 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Xác định mục đích nghiên cứu 2.1.2. Xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát trên 200 học sinh thuộc thuộc các khối: 6,7,8,9 trên địa bàn Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Mỗi khối chúng tôi lựa chọn khảo sát 50 học sinh. Kết quả thu được 180 phiếu hợp lệ. Đối tượng nghiên cứu: Hành vi sử dụng internet, trong đó chủ yếu xoay quanh hành vi sử dụng internet có vấn đề, tập trung ở mức độ sử dụng internet. 2.1.3. Tổ chức khảo sát Khảo sát lần 1: Khảo sát thực trạng mức độ sử dụng internet và thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hà Đông – TP Hà Nội. Khảo sát lần 2: Khảo sát các vấn đề sức khỏe tâm thần của 1 học sinh có mức độ sử dụng internet cao đã được can thiệp tâm lý. 2.1.4. Tiến trình nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tính từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Phương pháp trắc nghiệm 2.2.2.1. Trắc nghiệm mức độ sử dụng internet (IAT) 2.2.2.2. Trắc nghiệm các vấn đề hành vi và sức khỏe tâm thần (CBCL) 2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm 2.2.5. Phương pháp thống kê
  16. 14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Như vậy, để thực hiện nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu mức độ sử dụng internet của học sinh, và thiết kế nghiên cứu của mình như sau: - Khảo sát thực trạng mức độ sử dụng internet, thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. - Tính tương quan giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. - Nghiên cứu 1 học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần tương quan với mức độ sử dụng internet cao để lập kế hoạch trị liệu. - Tiến hành can thiệp trị liệu nhằm giảm mức độ sử dụng internet cho học sinh này, từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần. - Tiến hành đo lại các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh này sau khi đã được can thiệp trị liệu. Để thực hiện nghiên cứu theo thiết kế như trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp trắc nghiệm (IAT và CBCL); Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê toán học. Trong đó, phương pháp trắc nghiệm và phương pháp thực nghiệm là hai phương pháp cơ bản của đề tài này.
  17. 15 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG INTERNET CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỪ GÓC ĐỘ SỨC KHỎE TÂM THẦN 3.1. Thực trạng hành vi sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội 3.1.1. Thực trạng mức độ sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội Kết quả thu được của thang đo mức độ sử dụng internet: Điểm trung bình trên 180 khách thể là 40.39 điểm. Mức điểm này nằm trong khoảng: Thường xuyên, nhưng ở đoạn đầu khoảng. Như vậy, nhìn chung, qua kết quả đo bằng trắc nghiệm IAT, học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội sử dụng internet ở mức độ thường xuyên. Điểm trung bình nhỏ nhất theo khảo sát là 3, điểm trung bình cao nhất là 95, độ lệch chuẩn S = 17.72, điều đó nói lên rằng kết quả về mức độ sử dung internet của học sinh không tập trung vào khu vực thường xuyên, mà phân tán rải rác từ mức “không bao giờ” đến mức “luôn luôn”. Như vậy có thể thấy là mặc dù học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội có mức độ sử dụng internet thường xuyên, nhưng mức độ này không tập trung chủ yếu vào nhóm thường xuyên, mà phân tán trong khoảng rộng (từ 3 đến 95 điểm). Bảng 1: Mức độ sử dụng internet của học sinh THCS Quận Hà Đông – Hà Nội Số khách Giá trị nhỏ Giá trị lớn Điểm trung Độ lệch thể nhất nhất bình chuẩn 180 3 95 40.39 17.72 3.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội Các yếu tố ảnh hưởng cao nhất đến mức độ sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội là mức thường xuyên, bao gồm: Dùng internet để khai thác thông tin (ĐTB = 3.48), dùng internet để giải trí (ĐTB = 3.18), dùng internet để liên kết với
  18. 16 mọi người (ĐTB = 3.12), dùng internet để thực hiện các nhiệm vụ học tập (ĐTB = 3.01). Các yếu tố thỉnh thoảng ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet của học sinh bao gồm: Sự hấp dẫn của internet (2.99); Có thể kiểm soát (2.77); Thể hiện bản thân (2.5); Nhận được phản hồi tích cực (2.13); Không tìm được sự trợ giúp (2.03). Các yếu tố hiếm khi ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet của học sinh bao gồm: Trốn khỏi thế giới thực (1.97); Che giấu cảm xúc (1.69); Được là chính mình (1.65); Không có ai chia sẻ (1.62); Bị lôi kéo (1.32). Với kết quả như trên, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh lựa chọn và sử dụng internet ban đầu là để thực hiện các nhiệm vụ trong cuộc sống và học tập, nhưng những lợi ích mà internet mang lại khiến các em bị thu hút, lôi kéo dẫn đến thời lượng sử dụng ngày càng tăng lên. Do đó, vấn đề nằm ở mặt hành vi chứ không nằm ở mặt nhận thức. Điều này giúp chúng tôi định hướng cho quá trình can thiệp trị liệu cho những học sinh có mức độ sử dụng internet cao là ưu tiên tác động đến hành vi chưa phù hợp của các em hơn là ưu tiên tác động đến nhận thức của các em. Biểu đồ 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet của học sinh 4 Khai thác thông tin Giải trí 3 Liên kết Thực hiện nhiệm vụ 2 Sự hấp dẫn của internet Có thể kiểm soát Thể hiện bản thân 1 Nhận phản hồi tích cực Không tìm được trợ giúp 0 Trốn khỏi thế giới thực Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 3.2. Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội 3.2.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội Kết quả sau tính toán thang đo CBCL thu được như sau: Điểm T trung bình của 180 khách thể là 49.31 điểm. Mức điểm này nằm trong khoảng an toàn, tức là nhìn chung 180 học sinh sử dụng internet ở mức thường xuyên có sức khỏe tâm thần khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong 180 học sinh đó, chúng tôi thống kê được các con số cụ thể như sau:
  19. 17 Có 10 học sinh có điểm trung bình T > 63, chiếm 5.56 %. Tức là có 5.56 % số học sinh được điều tra gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần. Điểm trung bình T của 10 học sinh này lần lượt có các giá trị như sau: Trong 5.56 % học sinh gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần thì mức điểm để đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của các em giao động từ 66 đến 70. Vấn đề mà những học sinh trong nhóm này thường gặp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Thực trạng 8 nhóm vấn đề của những học sinh có khó khăn Mã Điểm trung bình T hóa Lo âu/ Thu Phàn Vấn đề Vấn đề Vấn đề Hành vi Hành vi học trầm mình/ nàn cơ xã hội nhận chú ý vi phạm gây hấn sin cảm trầm thể thức quy tắc h cảm B RG- B RG B RG B RG- B RG B RG B RG B RG T CV T - T - T CV T - T - T - T – Đ CV CV Đ CV CV CV CV Đ Đ Đ Đ Đ Đ 29 12 8 4 12 5 8 8 6 63 10 6 6 9 8 11 10 1 0 64 8 9 8 7 9 9 12 1 3 69 15 7 10 15 15 12 14 24 71 16 8 6 8 8 10 8 1 2 94 8 5 5 10 9 11 10 15 11 7 6 6 9 8 12 13 17 6 11 14 8 8 8 8 8 7 1 8 0 12 4 5 3 10 8 11 12 15 2 14 1 5 5 8 9 10 9 14 6 0 Những nhóm vấn đề có nhiều học sinh mắc hoặc có nguy cơ hơn cả là: Vấn đề lo âu/ trầm cảm; Vấn đề xã hội; Vấn đề chú ý; Vấn đề vi phạm
  20. 18 quy tắc; Hành vi gây hấn. Nhóm vấn đề phàn nàn cơ thể và nhóm vấn đề thu mình/ trầm cảm ít có học sinh mắc hơn. Có 11 học sinh có điểm trung bình T nằm trong khoảng từ 60 đến 63 điểm (60-63), chiếm 6.11 %. Tức là có 6.11 % học sinh được điều tra có các vấn đề sức khỏe tâm thần nằm trong ngưỡng ranh giới. 3.2.2. Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội theo các nhóm vấn đề của thang đo CBCL Bảng 5: Thực trạng 8 nhóm vấn đề của học sinh THCS khu vực Hà Đông – Hà Nội STT Nhóm Điểm TB Kết quả 1 Lo âu/ trầm cảm 9.4 Ranh giới 2 Thu mình/ trầm cảm 6.7 Không có khó khăn 3 Phàn nàn về cơ thể 6.1 Không có khó khăn 4 Vấn đề xã hội 9.6 Ranh giới 5 Vấn đề nhận thức 8.7 Không có khó khăn 6 Vấn đề tập trung chú ý 10.2 Ranh giới 7 Vấn đề vi phạm quy tắc 10.3 Ranh giới 8 Hành vi gây hấn 13.6 Ranh giới Như vậy có thể thấy rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội thường tập trung vào các nhóm vấn đề: Lo âu/ trầm cảm; Vấn đề xã hội; Vấn đề tập trung chú ý; Vấn đề vi phạm quy tắc; Trong đó, nhóm vấn đề xã hội là nhóm có điểm trung bình gần với mức khó khăn nhất. Tuy nhiên, với kết quả đo được thì các vấn đề của học sinh đang nằm trong mức ranh giới, chưa thuộc mức khó khăn. 3.3. Tương quan giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội Căn cứ vào kết quả thống kê, chúng tôi thu được kết quả như sau: r = 88%. Điều này nói lên rằng tương quan giữa mức độ sử dụng internet với
  21. 19 các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội là tương quan thuận và khá chặt chẽ. Có nghĩa là mức độ sử dụng internet có ảnh hưởng thuận tới các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. Mức độ sử dụng internet càng cao thì khả năng gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần càng lớn. Nếu mức độ sử dụng internet càng thấp thì khả năng gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần càng nhỏ. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu đi trước về mối tương quan giữa hai biến: Mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Kết quả được biểu diễn ở biểu đồ dưới đây: Biểu đồ 3: Tương quan giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần 80 70 60 50 40 30 vấn đề sktt 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Kết quả này gợi ý cho chúng tôi về giả thuyết: Nếu can thiệp làm giảm mức độ sử dụng internet thì có thể làm giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh.
  22. 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về thực trạng mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy rằng: Học sinh Trung học cơ sở khu vực Hà Đông – Thành phố Hà Nội sử dụng interent ở mức thường xuyên. Tuy nhiên, mức độ này không phân tán tập trung trong khoảng điểm thường xuyên mà phân tán rải rác trong nhóm khách thể được khảo sát. Mức độ sử dụng internet này tương quan thuận với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Có 5.56 % học sinh được khảo sát có các vấn đề sức khỏe tâm thần và 6.11 % học sinh được khảo sát thuộc khoảng ranh giới giữa mức bình thường với có khó khăn. Nhóm vấn đề mà học sinh có mức độ sử dụng internet cao có nguy cơ gặp nhiều nhất là: Lo âu/ trầm cảm; Vấn đề xã hội; Vấn đề tập trung chú ý; Vấn đề vi phạm quy tắc. Kết quả này gợi ý việc xác định nội dung để hướng dẫn cho học sinh trong quá trình can thiệp tâm lý nên tập trung vào giáo dục kỹ năng xã hội cho học sinh. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng lớn và thường xuyên nhất đến mức độ sử dụng internet ở học sinh là: Dùng internet để khai thác thông tin; Dùng internet để giải trí; Dùng internet để liên kết với mọi người; Dùng internet để thực hiện nhiệm vụ học tập. Như vậy, học sinh không sử dụng internet với mục đích thể hiện cảm xúc cá nhân ngay từ đầu. Nhưng từ việc lựa chọn internet như một công cụ đến việc bị internet biến mình thành một công cụ khiến mức độ sử dụng của các em ngày càng tăng. Do đó chúng tôi định hướng quá trình can thiệp cho những học sinh này là tác động đến hành vi chứ không phải nhận thức. Trên cơ sở các kết luận trên, chúng tôi đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm mức độ sử dụng internet của học sinh từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở các em có khó khăn. Biện pháp 1: Giáo dục kỹ năng sống Biện pháp 2: Đối mặt Biện pháp 3: Tăng cường giao tiếp xã hội (Gia đình và nhóm bạn)
  23. 21 CAN THIỆP TÂM LÝ Trên cơ sở ba biện pháp tác động tâm lý đã đề xuất ở trên, chúng tôi tiến hành sàng lọc học sinh để thực hiện áp dụng các biện pháp trên vào can thiệp cho các em có vấn đề sức khỏe tâm thần xuất phát từ nguyên nhân sử dụng internet thường xuyên. Chúng tôi dựa vào kết quả của thang đo CBCL và quan sát để chọn học sinh có mã số 29 để thực hiện can thiệp. Học sinh này có điểm mức độ sử dụng internet bằng 80 (rất thường xuyên), điểm trung bình sức khỏe tâm thần bằng 67 (có rối loạn). KẾT QUẢ SAU CAN THIỆP Sau thời gian thực hiện giáo dục kỹ năng xã hội và trị liệu đối mặt cho học sinh có mức độ sử dụng internet cao (mã số 29), chúng tôi tiến hành đo lại mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh này, kết quả như sau: Điểm thang đo mức độ sử dụng internet bằng 39 điểm, thuộc mức trung bình. Mức điểm này đã giảm đáng kể so với trước khi can thiệp. Như vậy có thể nhận thấy rằng các biện pháp can thiệp đối với học sinh này trong việc giảm mức độ sử dụng internet là có hiệu quả.
  24. 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở hệ thống hóa hệ thống lý luận cơ bản về internet và sức khỏe tâm thần, nghiên cứu của chúng tôi xây dựng khung lý thuyết, khảo sát thực trạng mức độ sử dụng internet internet và đo tương quan giữa mức độ sử dụng internet với 8 nhóm sức khỏe tâm tâm thần. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng internet của học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn Quận Hà Đông – Hà Nội ở mức thường xuyên. Bên cạnh mục tiêu sử dụng internet để tìm kiếm thông tin (ĐTB = 3.48, mức thường xuyên) và hầu như không có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng nào cần can thiệp. Trong trường hợp này có thể xem việc sử dụng internet của học sinh là tốt. Bên cạnh đó có 1 tỷ lệ học sinh được điều tra (6.11%) có biểu hiện nguy cơ sức khỏe tâm thần nằm ở ngưỡng giáp ranh với 8 nhóm sức khỏe tâm thần theo thang đo CBCL (bảng 4). Đặc biệt, có 5.56 % học sinh được điều tra có sức khỏe tâm thần nằm trong ngưỡng rối loạn của thang đo CBCL (bảng 4). Kết quả khảo sát cho thấy có một số nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mức độ sử dụng internet thường xuyên của học sinh là: Nhằm đáp ứng yêu cầu học tập; Không kiểm soát được hành vi sử dụng internet do sự hấp dẫn của các nội dung trên interent. Có mối tương quan thuận và chặt chẽ giữa mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Từ đó luận văn đã xây dựng biện pháp tác động can thiệp để giảm mức độ sử dụng internet, từ đó giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Các biện pháp được đề xuất là: Giáo dục kỹ năng xã hội; Đối mặt với việc giảm thời gian sử dụng interent; Tăng cường giao tiếp xã hội. Trên cơ sở các đề xuất biện pháp đó, chúng tôi đã tiến hành can thiệp trường hợp cho một học sinh có mức độ sử dụng internet rất thường xuyên, và gặp vấn
  25. 23 đề sức khỏe tâm thần. Kết quả sau can thiệp cho thấy cả mức độ sử dụng internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh này đều giảm so với trước khi can thiệp. Điều này minh chứng cho mối tương quan thuận giữa mức độ sử dụng internet với các vấn đề sức khỏe tâm thần và minh chứng hiệu quả của việc can thiệp mức độ sử dụng bằng các biện pháp nêu trên. 2. Khuyến nghị Trên cơ sở các kết quả thu được sau nghiên cứu như đã trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: 2.1. Về phía các Bộ và cơ quan ngang Bộ Cần có sự phối hợp liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Bộ y tế về việc đánh giá, chẩn đoán, giáo dục và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh. Bộ Giáo dục và đào tạo cần có các chính sách hỗ trợ việc can thiệp tâm lý trong các trường học, đặc biệt là chính sách hỗ trợ can thiệp 1-1. Bộ Giáo dục và đào tạo cần triển khai đẩy mạnh hơn nữa công tác tham vấn tâm lý tại các trường học. 2.2. Về phía nhà trường Cần duy trì và thực hiện tốt hơn với các hoạt động trải nghiệm của học sinh. Cần khuyến khích học sinh quan tâm đến đời sống tâm lý, hình thành các nhóm học sinh tương hỗ nhau, thay vì chỉ có các áp lực học tập. Các trường học cũng cần đẩy mạnh hoạt động chính thống của các Trung tâm tham vấn học đường nhằm giảm thiểu các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh. Cần tạo điều kiện cho các hình thức can thiệp tâm lý tại trường học. Đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt chú ý đến việc giúp học sinh có các kỹ năng xã hội, kỹ năng khai thác thông tin trên internet.
  26. 24 2.3. Đối với gia đình học sinh Cần quan tâm đến các hoạt động của con mình tại trường học, tại nhà, hoặc ngoài xã hội để kịp thời phối hợp với các bên liên quan trong việc hỗ trợ cho con. Gia đình cũng là một trường học, do đó bố mẹ cần xác định rõ vai trò giáo dục của mình đối với con để luôn luôn thực hiện tốt vai trò đó. 2.4. Đối với các cán bộ can thiệp tâm lý Đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần có nguyên nhân từ hành vi sử dụng internet quá mức, việc can thiệp có thể bắt đầu với mục tiêu giảm mức độ sử dụng internet. Giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần sẽ là hệ quả của việc giảm mức độ sử dụng internet. Để can thiệp cho những vấn đề sử dụng internet quá thường xuyên có thể kết hợp các biện pháp, trong đó các biện pháp được chứng minh có hiệu quả là: Giáo dục kỹ năng, đối mặt và tăng cường tương tác xã hội.