Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Thành phố Hà Nội

pdf 16 trang phuongvu95 16073
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_can_thiep_tam_ly_cho_tre_4_5_tuoi_cham_phat.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài V.Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Đề cập đến vai trò của ngôn ngữ, các nhà tâm lý học cũng khẳng định rằng, ngôn ngữ không chỉ là “vỏ bọc của tư duy” mà còn là một thành tố quan trọng trong đời sống tâm lý của mỗi cá nhân. Sự phát triển của ngôn ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các chức năng tâm lý khác. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ trở thành một vấn đề trung tâm trong các nghiên cứu cơ bản của tâm lý học. Đối với trẻ em, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển tâm lý. Những năm đầu đời là quãng thời gian nhịp độ phát triển chung của trẻ diễn ra mạnh mẽ nhất. Giai đoạn từ 3 - 6 tuổi, trẻ có tốc độ phát triển về ngôn ngữ cũng như các chức năng tâm lý cấp cao khác nhanh nhất mà không một giai đoạn nào có thể có được. “Thỏ thẻ như trẻ lên ba” Hay “Trẻ lên ba cả nhà học nói” Là những câu tục ngữ muốn nhấn mạnh đến đặc trưng ngôn ngữ trong thời gian này của trẻ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục luôn quan tâm đến giai đoạn phát triển này, nhất là vấn đề phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải trẻ nào cũng có tiến trình phát triển ngôn ngữ diễn ra một cách trình tự theo quy luật phát triển tâm lý chung. Rất nhiều trường hợp, trẻ gặp những khó khăn, trở ngại trong quá
  2. 2 trình phát triển, gây ra chứng chậm ngôn ngữ. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của ngôn ngữ, năng lực giao tiếp ở trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển các chức năng tâm lý khác nhau. Ở Việt Nam, những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế và quá trình đô thị hóa, số trẻ em được chẩn đoán là chậm nói khá nhiều. Tại các bệnh viện Nhi, số trẻ đến thăm khám và điều trị rối loạn ngôn ngữ ngày càng đông. Điều này cho thấy, chậm nói là một dạng rối loạn phát triển tồn tại ở trẻ em. Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, có rất nhiều trẻ chậm ngôn ngữ đang học ở các trường, lớp mẫu giáo. Những trẻ này có thể có trí tuệ phát triển bình thường nhưng những khó khăn về ngôn ngữ và diễn đạt khiến trẻ không thể biểu hiện hay bộc lộ ra bằng lời nói thông thường nên dễ sinh ra cáu giận, căng thẳng hoặc có những biểu hiện rụt rè, nhút nhát, ít hòa mình với tập thể. Đây là một trạng thái rối nhiễu tâm lý thường để lại hậu quả là khiến trẻ hạn chế khi tham gia các hoạt động trong trường mầm non, cũng như trong quá trình giao lưu, tương tác xã hội với bạn bè, người lớn. Từ thực trạng về chứng chậm nói ở trẻ hiện nay, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ đối với trẻ em, tác giả mong muốn tìm hiểu căn nguyên, bản chất của vấn đề chậm nói và biện pháp trị liệu ngôn ngữ hữu hiệu để can thiệp tâm lý- giáo dục nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, biết sử dụng từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng, bộc lộ cảm xúc, tình cảm của bản
  3. 3 thân, giúp người khác hiểu được mình và giúp trẻ hòa nhập với môi trường trường học. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn “Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đưa ra những biện pháp trị liệu tâm lý và giáo dục về ngôn ngữ, giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp ở trường MNTH Hoa Hồng trong thực tế hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài hướng tới mục tiêu đề xuất các biện pháp can thiệp tâm lý cho trẻ 4 – 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói thông qua chương trình chăm soc và giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ hạn chế những khó khăn gặp phải trong giao tiếp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận: Tổng quan nghiên cứu về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói. - Nghiên cứu thực tiễn: Biện pháp can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói.
  4. 4 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có nhiều loại, trong phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu rối loạn ngôn ngữ nói. - Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu và can thiệp giới hạn tại trường MNTH Hoa Hồng trên 01 trường hợp trong số 03 trường hợp khảo sát từ tháng 12/ 2018 đến tháng 6/ 2019. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Trẻ 4 - 5 tuổi có biểu hiện CPTNN nói thông thường không kèm theo chứng CPTTT, chậm phát triển tâm thần vì CPTTT hay chậm phát triển tâm thần có thể chậm phát triển ngôn ngữ nói. - Nếu sử dụng biện pháp can thiệp tâm lý phù hợp bằng chương trình chăm sóc và giáo dục mầm non phối kết hợp với gia đình thì sẽ giảm thiểu chậm phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp lý luận - Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan về đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi, rối loạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói. - Xây dựng các khái niệm công cụ cốt lõi của đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Quan sát lâm sàng 7.2.2. Phỏng vấn sâu 7.2.3. Chuyên gia 7.2.4. Trắc nghiệm 7.2.5. Nghiên cứu trường hợp
  5. 5 8. Cấu trúc luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận của can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói. Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường MNTH Hoa Hồng.
  6. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.2. Ở Việt Nam 1.2. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài nghiên cứu 1.2.1. Ngôn ngữ và lời nói - Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngôn ngữ để giao tiếp, để truyền đạt, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình. - Lời nói là những biểu hiện ở bên ngoài, nó là sản phẩm của cá nhân có tính vật chất (âm thanh) Lời nói tồn tại trong thực tế được biểu hiện ra bên ngoài có tính cụ thể. 1.2.2. Ngôn ngữ nói và rối loạn ngôn ngữ nói Ngôn ngữ tồn tại dưới ba hình thức là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ bên trong (ngôn ngữ thầm) và ngôn ngữ viết (bao hàm cả khả năng đọc). -Ngôn ngữ nói là hình thức ngôn ngữ được thể hiện bằng âm thanh, từ ngữ thông qua giao tiếp bằng miệng. -Rối loạn ngôn ngữ nói được định nghĩa là sự rối loạn dai dẳng và đáng kể đến cấu trúc ngôn ngữ nói trên trẻ có trí tuệ, khả năng nghe, giao
  7. 7 tiếp bình thường cũng như không có tổn thương về thần kinh gây cản trở việc giao tiếp bằng miệng. 1.2.3. Trẻ chậm ngôn ngữ nói và những khó khăn đi kèm  Khái niệm trẻ chậm ngôn ngữ nói (chậm nói) Chậm phát triển ngôn ngữ hay chậm nói ở trẻ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác. Trẻ bị chậm ngôn ngữ có thể gặp một số vấn đề về xã hội và cảm xúc (ngại giao tiếp, thiếu kỹ năng giao tiếp, tức giận vì không thể hiện được nhu cầu ), và có thể ảnh hưởng đến tâm lý (tự ti, thu mình). 1.2.4. Can thiệp tâm lý cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói 1.2.4.1. Khái niệm can thiệp và can thiệp tâm lý Can thiệp là chỉ sự tác động có ý thức, có tổ chức từ bên ngoài vào một hệ thống nhằm mục đích tạo ra sự thay đổi cấu trúc, chức năng hay một thành tố nhất định trong hệ thống, hướng tới những mục đích nhất định của chủ thể. Can thiệp sớm là một biện pháp giáo dục sớm cho trẻ có khó khăn trong phát triển trước 5 tuổi. Can thiệp tâm lý là những hình thức tác động có chủ định của nhà tâm lý hoặc nhà trị liệu tới cấu trúc, chức năng của các thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân, bằng các liệu pháp tâm lý để hướng tới mục đích thay đổi chức năng, thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân hoặc triển.điều chỉnh lại những rối loạn, lệch lạc trong đời sống tâm lý, trong tiến trình phát
  8. 8 1.2.4.2. Can thiệp tâm lý cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nói Can thiệp tâm lý cho trẻ mắc chứng chậm phát triển ngôn ngữ là hệ thống những tác động, trong đó nhà tâm lý sử dụng các liệu pháp tâm lý, tác động đến các thành tố trong cấu trúc tâm lý - ngôn ngữ của trẻ hoặc các yếu tố tâm lý khác nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, nhằm tạo ra sự phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ khắc phục những khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngôn ngữ, từng bước giúp trẻ bắt kịp tốc độ phát triển và hòa nhập chung với các trẻ cùng tuổi. 1.3. Đặc điểm tâm lý trẻ 4 - 5 tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến chậm phát triển ngôn ngữ nói 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi 1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi 1.3.3. Đặc điểm trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ nói và chậm phát triển ngôn ngữ nói của trẻ Tiểu kết chương 1
  9. 9 CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Khái quát về trường mầm non Thực hành Hoa Hồng 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Phương pháp quan sát 2.2.2.2. Phương pháp trò chuyện 2.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 2.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn 2.2.2.5. Phương pháp chuyên gia 2.2.2.6. Phương pháp trắc nghiệm 2.2.2.7. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Tiểu kết chương 2
  10. 10 CHƯƠNG 3 CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NÓI Ở TRƯỜNG MNTH HOA HỒNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Chân dung trẻ L.S. 3.1.1. Thực trạng gia đình trẻ L.S. 3.1.2. Thực trạng biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ nói của trẻ L. S. 3.1.2.1. Thông tin chung về L.S. 3.1.2.2. Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ nói của L.S. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chậm phát triển ngôn ngữ nói của trẻ L.S. 3.2.1. Yếu tố khách quan 3.2.2. Yếu tố chủ quan 3.3. Kết quả can thiệp chậm ngôn ngữ nói cho trẻ L.S. 3.3.1. Mô tả phương pháp can thiệp 3.3.1.1. Đánh giá mức độ chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ L.S. 3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch can thiệp tâm lý 3.3.1.3. Phối hợp với phụ huynh 3.3.1.4. Hỗ trợ cá nhân 3.3.2. Kết quả can thiệp 3.3.2.1. Đánh giá ban đầu * Đánh giá sàng lọc bằng công cụ ASQ: * Đánh giá hành vi thích nghi bằng thang đo Vineland - II:
  11. 11 Bảng 3. 1: Bảng đánh giá tuổi tương đương và mức độ thích nghi cho từng lĩnh vực của L.S. đầu vào. Tuổi tương Mức độ Lĩnh vực Điểm thô đương thích nghi Tiếp nhận 19 1 tuổi 6 Thấp tháng Biểu đạt 39 2 tuổi 1 Giao tiếp Thấp tháng Văn bản 2 2 tuổi 5 Thấp tháng 3.3.2.2. Kế hoạch can thiệp  Nguyên tắc xây dựng kế hoạch can thiệp.  Dựa vào các nguyên tắc trên, tác giả xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ L.S. trong 4 tháng 3.3.2.3. Kết quả can thiệp Bảng 3. 2: Bảng thống kê kết quả điểm thô sau can thiệp 3 tháng của L.S. Điểm thô Điểm thô Điểm thô Điểm thô Lĩnh vực đầu vào lần 1 lần 2 lần 3 (15/02/2019) (15/3/2019) (12/4/2019) (17/5/2019) GIAO TIẾP Tiếp nhận 19 20 21 23 Diễn đạt 39 40 45 51 Văn bản 2 2 2 3
  12. 12 Bảng 3. 3: Bảng thống kê qui đổi ra tuổi tương đương sau 3 lần đánh giá của L.S. Tuổi tương Tuổi tương Tuổi tương Tuổi tương Lĩnh vực đương đầu vào đương lần 1 đương lần 2 đương lần 3 GIAO TIẾP Tiếp nhận 1 tuổi 6 tháng 1 tuổi 7 tháng 1 tuổi 10 1 tuổi 11 Diễn đạt 2 tuổi 1 tháng 2 tuổi 1 tháng tháng tháng Văn bản 2 tuổi 5 tháng 2 tuổi 5 tháng 2 tuổi 2 tháng 2 tuổi 3 tháng 2 tuổi 5 tháng 2 tuổi 9 tháng Biểu đồ mô tả sự tiến triển của L.S. sau quá trình can thiệp Tuổ 3 2,5 2 1,5 1 0,5 0 T2 T3 T4 T5 T6 Thán Tiếp nhận Biểu đạt Văn bản Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ kết quả đánh giá lĩnh vực giao tiếp của L.S. sau quá trình can thiệp Bảng 3. 4: Bảng điểm thang đo Vineland - II của L.S. sau can thiệp Xếp hạng Lĩnh vực Điểm tiêu chuẩn Mức độ thích nghi phần trăm Giao tiếp 63 1 Thấp 3.3.3. Bài học kinh nghiệm
  13. 13 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về lý luận Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thành và phát triển tâm lý của trẻ em. Giữa sự phát triển của não bộ và hoạt động của cơ quan phát âm có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ. Sự chậm chễ trong việc phát triển ngôn ngữ có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, quá trình phát triển ngôn ngữ không phải lúc nào cũng theo trình tự phát triển ngôn ngữ qua các giai đoạn phát triển của trẻ. Trong nhiều trường hợp, sự phát triển ngôn ngữ gặp những khó khăn nhất định, dẫn đến các chỉ số phát triển ngôn ngữ bị chậm lại so với các mốc phát triển chung, gây ra hiện tượng chậm phát triển ngôn ngữ. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự rối loạn phát triển ngôn ngữ bao gồm: sự thiếu hụt môi trường giao tiếp trong những năm đầu đời, sự hạn chế trong quá trình tương tác hai chiều và các yếu tố thần kinh cũng là những ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp của trẻ. Nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ khá phức tạp, nhưng đối với những trẻ chậm ngôn ngữ nói hay còn gọi là chậm nói thì nguyên nhân xã hội mà đặc biệt là môi trường sống và giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ. Trong thực tế, có thể điều trị cho trẻ chậm nói bằng nhiều biện pháp khác nhau. Can thiệp tâm lý cho trẻ có biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ nói, là cách thức nhà trị liệu tâm lý tác động có ý thức, có hệ thống, nhằm tạo sự thay đổi quá trình phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ khắc phục những hạn chế về ngôn ngữ, giúp trẻ bắt kịp tốc độ phát triển và hòa nhập chung với trẻ cùng lứa tuổi.
  14. 14 1.2. Về thực tiễn Trường hợp trẻ L.S. sinh năm 2014, đang học mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi tại trường MNTH Hoa Hồng, qua đánh giá đầu vào, dựa vào các thông tin chung về quá trình phát triển, tiểu sử gia đình, kết hợp với kết quả chẩn đoán lâm sàng, kết quả chẩn đoán bằng Bảng hỏi đánh giá sàng lọc theo tuổi và giai đoạn phát triển - ASQ, chẩn đoán bằng Thang đo hành vi thích ứng Vineland - II, chuẩn phát triển lĩnh vực ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của Bộ GD&ĐT, thì L.S. được chẩn đoán chậm ngôn ngữ ở lĩnh vực giao tiếp. Các lĩnh vực khác như vận động thô, vận động tinh, giải quyết vấn đề và cá nhân- xã hội đều ở mức thấp. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán trên, nhà trị liệu tiến hành xây dựng kế hoạch can thiệp theo chương trình giáo dục mầm non. Nội dung can thiệp lấy các hoạt động phát triển ngôn ngữ làm gốc, kêt hợp với các biện pháp giáo dục phù hợp và có sự điều chinh mục tiêu, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, giao tiếp tự tin, hòa nhập với môi trường lớp học. Kết quả can thiệp sau 4 tháng cho thấy tất cả các chỉ số ở các lĩnh vực của L.S. đều có sự chuyển biến tích cực, tuổi phát triển đều vượt mốc so với chẩn đoán đánh giá đầu vào. Tuy kết quả này chưa phải là những thay đổi vượt trội, nhưng cũng cho chúng ta thấy, nếu đánh giá chính xác mức phát triển hiện tại của một đứa trẻ bằng những trắc nghiệm phù hợp, can thiệp trị liệu tích cực sẽ làm hạn chế những khó khăn của thân chủ, giúp thân chủ phục hồi chức năng tâm lý của bản thân. 2. Khuyến nghị Hiện nay, do xã hội phát triển, nhu cầu kinh tế tăng cao đồng nghĩa với việc cha mẹ trẻ chạy đua với công việc, không có thời gian dành cho con cái, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến tỉ lệ trẻ chậm nói, rối loạn phát
  15. 15 triển ngôn ngữ khá cao. CPTNN ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất là giao tiếp và quan hệ xã hội. Do vậy, ngành tâm lý - giáo dục cần có những chiến lược hỗ trợ nhằm phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ CPTNN, chậm nói nhằm giúp trẻ sớm hòa nhập cùng các bạn. Với kết quả nghiên cứu trên, tác giả mạnh dạn đề xuất những khuyến nghị sau: * Về phía Nhà trường: Môi trường ngôn ngữ là điều kiện không thể thiếu và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, do vậy trường mầm non cần có nhận thức đúng đắn và tổ chức tốt môi trường ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động học tập và vui chơi. Tích cực tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giảm thiểu các yếu tố hạn chế phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Tăng cường bồi dưỡng tập huấn giúp giáo viên có thêm kiến thức và kỹ năng trong việc dạy trẻ ngôn ngữ trong trường mầm non, cũng như phát hiện các triệu chứng rối nhiễu về ngôn ngữ ở trẻ, hỗ trợ kịp thời cho trẻ có khó khăn về ngôn ngữ. Ban giám hiệu trường mầm non cũng nên đề xuất với cấp trên về việc sử dụng những bộ công cụ sàng lọc sự phát triển cho trẻ nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu nguy cơ của trẻ ở các lĩnh vực . * Về phía giáo viên: Luôn tạo môi trường ngôn ngữ tích cực cho trẻ trong lớp của mình. Hiểu được sự cần thiết trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin. Có kinh nghiệm và kiến thức đối với việc phát hiện các biểu hiện chậm ngôn ngữ ở trẻ nhằm có biện pháp giáo dục kịp thời.
  16. 16 * Về phía phụ huynh Dành sự quan tâm đến sự phát triển chung của trẻ, tích cực trò chuyện tạo tâm lý thoải mái giúp các con phát triển ngôn ngữ. Không coi thường các dấu hiệu chậm ngôn ngữ ở con, nếu có biểu hiện trễ về ngôn ngữ cần đưa đến các chuyên gia thăm khám, tư vấn và can thiệp kịp thời. Tránh để tình trạng lạm dụng vào các thiết bị thông minh, khiến cho trẻ thiếu cơ hội tương tác 2 chiều, giảm giao tiếp của trẻ. * Về phía học sinh: Xây dựng và rèn cho trẻ thói quen thuận lợi cho việc học và tiếp nhận ngôn ngữ: chú ý, quan sát, chờ đợi, lắng nghe, và khởi xướng khi tham gia giao tiếp. Tạo cho trẻ tham gia những sân chơi về ngôn ngữ bổ ích, lý thú. Trên đây là những kết luận và khuyến nghị của tác giả sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Can thiệp tâm lý cho trẻ 4 - 5 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ nói ở trường Mầm non Thực hành Hoa Hồng, Thành phố Hà Nội”. Dù rất nỗ lực cố gắng, tuy nhiên do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tồn tại về lựa chọn phương pháp nghiên cứu cũng như trắc nghiệm đánh giá kỹ về mức độ khó khăn rối nhiễu của thân chủ, nhằm đưa ra các cách thức can thiệp tích cực cho họ. Với tư cách là người đang học hỏi nghiên cứu, bằng tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của hội đồng chấm luận văn thạc sĩ và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng các bạn đọc để tác giả có thể hoàn thiện đề tài này sâu hơn.