Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

pdf 25 trang thiennha21 5121
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_ngoai_khoa.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất là một trong những nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục con người toàn diện, đồng thời giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp phát triển thể dục thể thao. Công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cải cách nền giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Cùng với các ngành khoa học khác, giáo dục thể chất và thể thao trường học thực hiện các mục tiêu về giáo dục, nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể lực, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ cho công tác an ninh, quốc phòng. Trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang được thành lập trên cơ sở trường Trung học sư phạm Kiên Giang theo quyết định số 128/1998/QĐ-TTg, ngày 13/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Trường có chức năng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non. Hiện nay nhà trường đã mở thêm một số ngành ngoài sư phạm như: Tin Học Ứng Dụng, Việt Nam Học, Tiếng Anh Thương Mại Du Lịch. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang luôn khẳng định: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế của đất nước; một địa chỉ đáng tin cậy trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội” là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của trường. Trên cơ sở thực tiễn giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy việc tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường CĐSP Kiên
  2. 2 Giang còn nhiều hạn chế. Ngoài giờ học hầu như sinh viên dành thời gian cho các hoạt động khác mà ít dành thời gian cho việc tập luyện nâng cao thể lực hoặc các em tập luyện mang tính chất tự phát, không có người hướng dẫn tập luyện. Nhằm đánh giá một cách tổng quát về công tác giáo dục thể chất cũng như quá trình tập luyện TDTT của sinh viên trường CĐSP Kiên Giang trên cơ sở đó xây dựng chương trình ngoại khóa một cách khoa học và tạo hứng thú cho các em học tập một cách hiệu quả nên Đề tài đã chọn vấn đề nghiên cứu: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NGOẠI KHÓA MÔN CẦU LÔNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNGCAO ĐẲNG SƢ PHẠM KIÊN GIANG” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm xây dựng được chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang, góp phần nâng cao thể lực cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để đạt được mục đích đề ra, đề tài tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang. 2. Xây dựng được chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang. 3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng thực nghiệm chương trình ngoại khóa môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang.
  3. 3 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong trường học. 1.2. Đặc điểm phát triển thể chất của thanh niên lứa tuổi 18–22 1.2.1. Đặc điểm phát triển hình thái 1.2.2. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 18 – 22 1.2.3. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 18 – 22 1.2.4. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực: 1.3. Đặc điểm GDTC trong các trường Đại học – CĐ ở Việt Nam 1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP – ĐỐI TƢỢNG VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 2.1.5. Phương pháp toán thống kê. 2.2. Đối tượng và tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2.2.2. Tổ chức nghiên cứu:
  4. 4 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trƣờng Cao đẳng sƣ phạm Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2012 3.1.1. Vài nét về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của trường Cao đẳng sư phạm Kiên Giang Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang được thành lập trên cơ sở trường Trung học Sư phạm Kiên Giang theo Quyết định số 128/1998/QĐ-TTg, ngày 13/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Trường có chức năng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non.Trường đang trong giai đoạn phát triển. Từ một ít cơ sở vật chất ban đầu, hiện nay, trường đang được đầu tư xây dựng mở rộng trên diện tích 21ha gồm đầy đủ các khu chức năng. Trang thiết bị giảng dạy, nhà thí nghiệm, thư viện cũng đang được trang bị nhằm đáp ứng nhu cầu công tác đào tạo và sinh hoạt của cán bộ, giảng viên và sinh viên. 3.1.2 Thực trạng thực hiện nội dung chương trình, hình thức giảng dạy môn học GDTC. Trong những năm qua Bộ môn GDTC đã thực hiện chương trình gồm 90 tiết với nội dung trình bày cụ thể trong luận văn. 3.1.3. Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn GDTC Trong quá trình xây dựng và phát triển của trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường không ngừng phát triển. Trình độ chuyên môn, trình độ chính trị ngày càng được nâng cao đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và các hoạt động khác, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
  5. 5 3.1.4. Cơ sở vật chất vụ công tác giảng dạy Kết quả quan sát sư phạm, khảo sát, thống kê và tổng hợp về cơ sở vật chất sân bãi, dụng cụ phục vụ giảng dạy môn GDTC và các hoạt động ngoại khóa TDTT cho thấy: Để nhìn nhận thực trạng công tác GDTC, những năm gần đây có thể khái quát được tình hình cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo và kinh phí đầu tư cho hoạt động môn GDTC của trường từ năm 2009- 2012 qua bảng 3.3. Bảng 3.3: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang giai đoạn 2009 - 2012 Đơn Số TT Thực trạng Ghi chú vị lƣợng Nằm trong khuôn 1 Tổng diện tích m2 2.100 viên KTX Sân bóng đá (DT: 60m 2 Sân 1 Sân xi-măng x 30m) 3 Sân bóng chuyền Sân 1 Sân xi-măng 4 Sân cầu lông Sân 3 Nằm trên sân bóng đá 5 Đường chạy m 110 Là lối đi chung KTX 3.1.5. Thực trạng kết quả học tập của sinh viên K33, 34, 35 trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Đề tài đã tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra điểm kết thúc môn học GDTC của sinh viên từ năm 2010 đến năm 2013 để có thể rút ra những nhận xét xác đáng về thực trạng việc giảng dạy môn GDTC tại nhà trường Qua điều tra đề tài đã thu thập được các kết quả học tập môn GDTC của sinh viên K33, 34, 35 trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang năm học 2010 - 2013 và kết quả được trình bày ở bảng 3.4 trong luận văn.
  6. 6 3.1.6. Thực trạng thể lực của SV trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Để đánh giá khách quan thực trạng thể lực của nam sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của BGD&ĐT (ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGD ĐT năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [6], đề tài tiến hành kiểm tra và lấy số liệu một cách ngẫu nhiên trên 600 sinh viên (gồm 100 nam, 100 nữ sinh viên năm nhất chưa học GDTC + 100 nam, 100 nữ sinh viên năm nhất đã học GDTC + 100 nam,100 nữ sinh viên năm hai đã học GDTC), được trình bày tại bảng 3.5.Và 3.6 trong luận văn. 3.1.7. Xác định nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Để xác định nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang, đề tài tiến hành xây dựng phiếu phỏng vấn, để phỏng vấn sinh viên, nhằm tìm hiểu xem các em lựa chọn môn thể thao nào để tập luyện vào giờ ngoại khóa.Mẫu phiếu phỏng vấn được giới thiệu qua phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn được gửi đến 200 sinh viên, thu về 180 phiếu. Qua tính toán, kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7:
  7. Bảng 3.7: Đánh giá nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang. Số phiếu Tỷ lệ Tỷ lệ TT NỘI DUNG Có Không Phát Thu % % Có cần thiết tổ chức cho sinh 1 viên tập luyện 200 180 162 89.99 18 9.99 môn TT ngoại khóa không? Việc tập luyện TDTT ngoại 2 khóa có cần 200 180 155 86.11 45 13.88 người hướng dẫn không? Môn TT ưa thích mà bạn lựa chọn là môn TT ngoại khóa: - Bóng bàn 200 180 96 53.33 84 46.67 - Cầu lông 200 180 127 70.55 53 29.45 3 - Bóng rổ 200 180 75 41.66 105 58.34 - Đá cầu 200 180 100 55.55 80 44.45 - Cờ vua 200 180 70 38.88 110 61.12 - Bơi lội 200 180 95 52.77 85 47.23 - Bóng đá 200 180 120 66.66 60 33.34 - Bóng chuyền 200 180 121 67.22 59 32.78
  8. 7 3.2. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chƣơng trình giảng dạy môn cầu lông giờ ngoại khóa cho sinh viên. 3.2.1. Xây dựng chương trình giảng dạy môn cầu lông Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn, các giáo án, chương trình huấn luyện, giảng dạy môn cầu lông cũng như phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên, những người có kinh nghiệm trong giảng dạy cầu lông để lựa chọn những bài tập có nội dung phù hợp, nhằm phát triển thể chất cho sinh viên, làm cơ sở xác định nội dung giảng dạy môn cầu lông cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang. Mẫu phiếu phỏng vấn được giới thiệu qua phụ lục 2, với số phiếu phát ra là 15, số phiếu thu về là 12. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.8 trong luận văn. 3.2.2. Cấu trúc, cách thức biên soạn bài tập môn Cầu lông và phương pháp giảng dạy Sau khi lựa chọn được nội dung giảng dạy đề tài cũng tiến hành tìm hiểu và rút ra được những yêu cầu vế cấu trúc buổi tập, cách biên soạn và phương pháp giảng dạy môn cầu lông được trình bày cụ thể trong luận văn. 3.2.3. Chương trình giảng dạy môn cầu lông ngoại khóa tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang 3.2.3.1. Đặc điểm đối tượng Là các em nam, nữ sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang có độ tuổi 18 – 20, không có dị tật, bệnh tật bẩm sinh. Các em đều yêu thích và chọn môn cầu lông làm môn thể thao ngoại khóa. 3.2.3.2. Mục đích, nhiệm vụ của chương trình giảng dạy 3.2.3.3. Phân phối chương trình giảng dạy Căn cứ vào quỹ thời gian của toàn bộ chương trình 30 tiết, căn cứ vào đặc điểm tình hình của người học, theo kết quả phỏng vấn về
  9. 8 lựa chọn nội dung giảng dạy của môn học theo chương trình ngoại khóa 60 tiết, đề tài tiến hành phân phối thời gian chung cho toàn bộ chương trình qua bảng 3.9. Bảng 3.9: Bảng phân phối thời gian chung chƣơng trình môn học cầu lông tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang TT NỘI DUNG SỐ TIẾT HỌC 1 Lý thuyết 4 2 Thực hành 26 TỔNG CỘNG: 30 Từ bảng phân phối thời gian chung của chương trình là cơ sở để xây dựng bảng phân phối thời gian cụ thể cho chương trình được trình bày qua bảng 3.10. Bảng 3.10: Bảng phân phối thời gian cụ thể nội dung giảng dạy của chƣơng trình giảng dạy môn cầu lông ngoại khóa. Thời Tổng số TT Nội dung giảng dạy lƣợng (tiết) (tiết) Lý thuyết: Lịch sử phát triển môn cầu lông trên thế giới và trong nước. 1 4 4 Nguyên lý kĩ thuật môn cầu lông. Luật thi đấu môn cầu lông. Phương pháp tổ chức thi đấu và trọng tài. Thực hành: Kĩ thuật cầm vợt. 1 Kĩ thuật di chuyển. 4 Kĩ thuật Phát cầu. 3 2 26 Kĩ thuật đánh cầu thấp tay. 5 Kĩ thuật đánh cầu cao tay. 6 Kĩ thuật móc cầu. 3 Kĩ thuật đập cầu. 4
  10. 9 3.2.3.4. Phương pháp kiểm tra đánh giá. Kiểm tra đánh giá: Cả hai nhóm đều được kiểm tra vào trước và sau thực nghiệm bằng các test kiểm tra theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008 (ban hành kèm theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3.3. Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chƣơng trình giảng dạy môn cầu lông vào giờ ngoại khóa cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang 3.3.1. Cơ sở lựa chọn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chung cho sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang Đề tài ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá thể lực sinh viên theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 do Thứ trưởng Phạm Vũ Luận ban hành về quy định việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên thì đây là văn bản quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên bao gồm: Nội dung, tiêu chuẩn, cách tổ chức đánh giá xếp loại, yêu cầu cụ thể với từng nội dung đánh giá. Nội dung và tiêu chuẩn trên được lấy từ “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi” (Thời điểm năm 2001) của Viện Khoa học Thể dục thể thao. Các chỉ tiêu đánh giá được các nhà khoa học trên toàn quốc góp ý, xác định và được dùng để điều tra thể chất người Việt Nam từ 6 – 60 tuổi. Từ đó cho thấy các chỉ tiêu dùng để đánh giá thể lực cho sinh viên (18 tuổi) trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang mà đề tài ứng dụng đảm bảo đủ độ tin cậy gồm các chỉ tiêu sau: [3]
  11. 10 3.3.1.1 Trước thực nghiệm Bảng 3.12: So sánh các chỉ số thể lực nam của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trƣớc thực nghiệm. NAM TT TEST TN-ĐC t p TN ĐC 1 Lực bóp tay thuận (kg) 42.59 42.12 0.47 0.64 > 0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 19.55 19.33 0.22 0.6 > 0.05 3 Bật xa tại chỗ không đà (cm) 219.23 218.39 0.84 0.22 > 0.05 4 Chạy 30m XPC (giây) 5.05 5.04 0.01 0.3 > 0.05 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.67 10.62 0.05 0.49 > 0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 939.9 936.03 3.87 0.22 > 0.05 Bảng 3.13: So sánh các chỉ số thể lực nữ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trƣớc thực nghiệm. NỮ TT TEST TN-ĐC t p TN ĐC 1 Lực bóp tay thuận(kg) 29.03 28.76 0.27 0.38 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 11.94 11.71 0.23 0.72 >0.05 3 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 158.76 157.16 1.6 0.48 >0.05 4 Chạy 30m XPC(giây) 6.26 6.24 0.02 0.71 >0.05 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.57 12.44 0.13 1.35 >0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 708.2 699.4 8.8 0.65 >0.05 So sánh giá trị trung bình chỉ số thể lực của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cho thấy, gần như toàn bộ sự cao thấp của các chỉ số giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với xác suất p > 0.05, điều đó chứng tỏ thể lực hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm đều tương đương nhau. 3.3.1.2 Sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm Đối với nam: Sự tăng trưởng các chỉ số thể lực Nam SV nhóm TN giai đoạn sau thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.14.
  12. 11 Bảng 3.14: Nhịp tăng trƣởng các chỉ số thể lực của nam nhóm thực nghiệm môn Cầu lông sau thực nghiệm. NAM TT TEST W t p Lần I Lần II 1 Lực bóp tay thuận (kg) 42.59 44.59 4.59 2.73 0.001. Đối với nữ: Bảng 3.15: Nhịp tăng trƣởng các chỉ số thể lực của nữ nhóm thực nghiệm môn Cầu lông sau thực nghiệm NỮ TT TEST W t p Lần I Lần II 1 Lực bóp tay thuận(kg) 29.03 32.22 10.42 4.48 0.001.
  13. 12 Nhóm đối chứng: Đối với nam: Sự tăng trưởng các chỉ số thể lực Nam SV nhóm ĐC giai đoạn sau thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.16. Bảng 3.16: Nhịp tăng trƣởng các chỉ số thể lực của nam nhóm đối chứng môn Cầu lông sau thực nghiệm. NAM TT TEST Lần W t p Lần I II 1 Lực bóp tay thuận(kg) 42.12 43.12 2.35 1.37 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 19.33 19.93 3.06 1.62 >0.05 3 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 218.39 226.39 3.6 2 0.05 Qua bảng 3.16 cho thấy, tất cả giá trị trung bình các test đánh giá thể lực nam sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều tăng nhưng chưa có sự khác biệt đáng kể. Đối với nữ: Bảng 3.17: Nhịp tăng trƣởng các chỉ số thể lực của nữ nhóm đối chứng môn Cầu lông sau thực nghiệm . NAM TT TEST W t p Lần I Lần II 1 Lực bóp tay thuận(kg) 28.76 29.68 3.15 1.3 >0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 11.71 12.31 5 1.9 >0.05 3 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 157.16 162.16 3.13 1.51 >0.05 4 Chạy 30m XPC(giây) 6.24 6.15 -1.45 -2.72 0.05 Qua bảng 3.17 cho thấy, tất cả giá trị trung bình các test đánh
  14. 13 giá thể lực nữ sinh viên(18 tuổi) trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang nhóm đối chứng sau thực nghiệm đều tăng hay nói cách khác tức là thực trạng thể lực nữ sinh viên 18 tuổi trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang cũng có sự cải thiện nhưng không nhiều chưa có sự khác biệt đáng kể. Tóm lại: Sau thời gian thực nghiệm, sau khi áp dụng hệ thống các bài tập được lựa chọn cho thấy các thông số phát triển thể lực của nam, nữ sinh viên nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (ở ngưỡng xác suất p < 0.001 – 0.01). Chứng tỏ rằng thể lực của nam, nữ sinh viên nhóm thực nghiệm tăng lên rất nhiều so với nam, nữ sinh viên nhóm đối chứng sau thực nghiệm. Qua đó cũng cho thấy mối tương quan chặt chẽ của các test khi ứng dụng kiểm tra, đánh giá trình độ phát triển thể lực cho các đối tượng. Nhịp tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ta thấy: Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm lớn hơn nhiều so với nam sinh viên nhóm đối chứng. Qua đó phản ánh rằng tố chất thể lực có thể được cải thiện đáng kể thông qua quá trình tập luyện và chương trình giảng dạy là phù hợp với sự phát triển cho nhóm thực nghiệm. 3.3.2. So sánh sự phát triển thể lực giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng: 3.3.2.1. Thể lực của Nam sinh viên: Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm cho thấy, cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng ở tất cả các chỉ số chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có các chỉ số thể lực đạt mức tốt nhiều hơn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm nam: cả 6 chỉ số thể lực, có W (nhịp tăng trưởng) đều cao hơn nhóm đối chứng (lực bóp tay thuận, nằm ngửa co gối gập thân, bật xa tại chỗ không đà, chạy 30m XPC, chạy con thoi 4 x 10m, chạy tùy sức 5 phút).
  15. 8.72 9 8 7 6.09 6 5.47 4.8 5 4.59 4.04 NHÓM TN 4 3.6 3.06 NHÓM ĐC 3 2.35 2.53 2 2.19 2 1 0 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 3.7: So sánh sự phát triển thể lực của nam SV giữa 2 nhóm TN và ĐC
  16. 14 3.3.2.2. Thể lực của Nữ sinh viên: Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm cho thấy, cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng ở tất cả các chỉ số chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm có các chỉ số thể lực đạt mức tốt nhiều hơn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm nữ: tương tự như nam cả 6 chỉ số thể lực, có W (nhịp tăng trưởng) đều cao hơn nhóm đối chứng (lực bóp tay thuận, nằm ngửa co gối gập thân, bật xa tại chỗ không đà, chạy 30m XPC, chạy con thoi 4 x 10m và chạy tùy sức 5 phút).
  17. 14 12.26 12 10.42 10 8 7.42 6.66 NHÓM TN 6 5 NHÓM ĐC 4.31 4 3.15 3.13 3.25 3.1 1.62 2 1.45 0 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 3.8: So sánh sự phát triển về thể lực của nữ SV giữa 2 nhóm TN và ĐC.
  18. 15 3.3.3. So sánh sự khác biệt nhóm thực nghiệm và đồi chứng sau thực nghiệm: Đối với nam: Các chỉ số thể lực Nam SV nhóm TN và ĐC giai đoạn sau thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.18. Bảng 3.18: So sánh các chỉ số thể lực của nam hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm. NAM TN- TT TEST t p TN ĐC ĐC 1 Lực bóp tay thuận(kg) 44.59 43.12 1.47 2.02 <0.05 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 20.65 19.93 0.72 1.97 <0.05 3 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 239.23 226.39 12.84 3.38 <0.001 4 Chạy 30m XPC(giây) 4.85 4.94 -0.09 -2.73 <0.02 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.17 10.39 -0.22 -2.14 <0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 998.9 960 38.9 2.16 <0.05 Đối với nữ: Các chỉ số thể lực Nữ SV nhóm TN và ĐC giai đoạn sau thực nghiệm được trình bày tại bảng 3.19. Bảng 3.19: So sánh các chỉ số thể lực của nữ hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm. Nữ TN- TT TEST t p TN ĐC ĐC 1 Lực bóp tay thuận(kg) 32.22 29.68 2.54 3.58 <0.001 2 Nằm ngửa gập bụng 30s (lần) 13.5 12.31 1.19 3.72 <0.001 3 Bật xa tại chỗ không đà(cm) 171 162.16 8.84 2.6 <0.01 4 Chạy 30m XPC(giây) 6.06 6.15 -0.09 -2.87 <0.01 5 Chạy con thoi 4x10m (giây) 12.04 12.24 -0.2 -2.02 <0.05 6 Chạy tùy sức 5 phút (m) 757 721.4 35.6 2.62 <0.01
  19. 16 Cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với các giá trị ttính > tbảng đủ độ cho phép với p < 0.05. Qua các số liệu tính toán trên một lần nữa đề tài có thể khẳng định chương trình tập luyện môn Cầu lông vào giờ thể dục ngoại khóa là có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường. 3.3.4. So sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam. So với tiêu chuẩn thể lực, kết quả so sánh tại bảng 3.20 có thể nhận thấy, nhóm thực nghiệm sau thời gian học Cầu lông, thành tích đạt được ở các Test hầu hết đều ở mức Tốt và Đạt. Tuy nhiên, vẫn còn một vài sinh viên chưa đạt nhưng ở tỷ lệ thấp 3%. Với kết quả so sánh trên, đề tài có thể khẳng định chương trình tập luyện môn Cầu lông vào giờ thể dục ngoại khóa là có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường. CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Về thực trạng công tác giảng dạy môn Thể dục tại trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2012 Tiến hành điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể thao tự chọn tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang giai đoạn 2009-2012 đề tài rút ra một số nhận xét sau: Về đội ngũ cán bộ giáo viên Hiện nay, Bộ môn GDTC của trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang có 06 GV, số lượng sinh viên của nhà trường ngày càng tăng, số sinh viên hiện tại là là 1950 em, mà lực lượng giáo viên môn GDTC còn mỏng, tỉ lệ sinh viên/giáo viên là 325 sinh viên/01giáo
  20. 17 viên tỷ lệ này cao hơn so với quy định của Bộ GD và ĐT (150sinh viên/giáo viên). Điều này cho thấy số lượng giáo viên chưa tương xứng với tỉ lệ sinh viên. Do vậy, nhà trường cần phải tăng số lượng giáo viên GDTC cho phù hợp với sự phát triển số lượng sinh viên của trường. Đồng thời cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên vì trong số 06 giáo viên của trường mới có 1 giáo viên có trình độ thạc sỹ, 2 giáo viên đang theo học cao học, 3 giáo viên cử nhân. Nên, nếu lực lượng đội ngũ giáo viên không được đảm bảo về số lượng và chất lượng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn. Về cơ sở vật chất : Cơ sở vật chất dành cho tập luyện TDTT của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang còn quá nghèo nàn, thiếu thốn trầm trọng. Trường chưa có nhà Đa năng, sân tập, đường chạy chủ yếu là sử dụng khuôn viên trường. Điều đó, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDTC và sự phát triển thể chất của sinh viên. Các trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy cũng được nhà trường đầu tư tuy nhiên vẫn chưa đủ để phục vụ cho yêu cầu giảng dạy thể chất nói chung và các hoạt động phong trào TDTT nói riêng trong nhà trường. Về chương trình và nội dung giảng dạy Bộ môn GDTC của nhà trường vẫn sử dụng chương trình giáo dục thể chất theo chương trình khung của Bộ GD và ĐT quy định, chưa có tính nâng cao trong việc mở rộng các nội dung tập luyện, cũng như các môn thể thao cho chương trình tự chọn còn quá ít và chưa được chuẩn hóa. Đã có những nghiên cứu cải tiến chương trình giảng dạy giáo dục thể chất của nhà trường, nhưng các chương trình này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, do các nguyên nhân khách
  21. 18 quan và chủ quan. 4.2. Về nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chƣơng trình hoạt động và ứng dụng thực nghiệm chƣơng trình giảng dạy cơ bản môn Cầu lông vào giờ thể dục ngoại khóa năm học 2013– 2014. 4.2.1. Lựa chọn nội dung và xây dựng chương trình giảng dạy Việc xây dựng chương trình được thực hiện trên cơ sở quy định về thời gian tổ chức học tập môn thể dục nội khóa trong chương trìng GDTC. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, theo chỉ đạo của ban giám hiệu, bộ môn GDTC, nhu cầu thực tế của sinh viên nên quyết định tổ chức cho sinh viên tập luyện ngoại khóa môn Cầu lông nhằm nâng cao sức khỏe và giúp cho sinh viên có điều kiện lựa chọn môn thể thao ưa thích. Sau khi kết thúc chương trình học, những sinh viên nào thực sự yêu thích và có năng khiếu với môn Cầu lông có thể tham gia vào đội tuyển các cấp. Đây chính là một hướng mới tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn thể thao ngoại khóa tại các trường trung học, cao đẳng, đại học và là sự kết hợp hài hòa giữa TDTT trường học, TDTT phong trào và TT thành tích cao. 4.2.2. Ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Cầu lông Việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Cầu lông cho sinh viên nam và nữ của nhóm thực nghiệm đã được tổ chức chặt chẽ, có tính hệ thống về thời gian trong từng buổi, từng tuần, trong các giờ học nội khóa và ngoại khóa là phù hợp với các em sinh viên, đảm bảo cho các em vừa học tập tốt các môn văn hóa, vừa tham gia tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe
  22. 19 4.3. Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chƣơng trình giảng dạy môn Cầu lông với sinh viên trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Kiên Giang Để đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy Cầu lông, đề tài đã tiến hành kiểm tra thể lực cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau thực nghiệm để so sánh ngang từng cặp giá trị tương ứng, từng test giới tính nam, nữ để đi đến kết luận rằng: * Trƣớc thực nghiệm: Cả 6 test thể lực, thành tích kiểm tra của hai nhóm ở cả nam và nữ là tương đương nhau và không có sự khác biệt, không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.5 điều đó chứng tỏ hình thái và thể lực hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm đều tương đương nhau. * Sau thực nghiệm: Trước tiên sử dụng phương pháp đánh giá dọc, thông qua nhịp tăng trưởng của từng test đã cho thấy: * So sánh giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá thể chất ngƣời Việt Nam. - Trước thực nghiệm: Qua kết quả so sánh tại bảng 3.20 ta thấy, trước thực nghiệm, nhóm Nam SV và Nữ SV thực nghiệm của trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang có một số chỉ số nằm trong khoảng trung bình và yếu so với giá trị tiêu chuẩn thể chất của người Việt Nam. Các chỉ số thấp hơn so với tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi: - Sau thực nghiệm: thể lực của các em sinh viên nhóm thực nghiệm trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang đều được cải thiện, Thành tích ở tất cả các test kiểm tra tăng lên mức tốt và khá so với
  23. 20 tiêu chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam lứa tuổi 18 – 20. Sự khác biệt thể hiện rất rõ thông qua giá trị t tính với độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P tbảng = 1.96 → 3.291. Điều đó thể hiện tính chất hợp lý của chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Cầu lông. * Kết quả phân loại sinh viên nhóm thực nghiệm trƣớc và sau thực nghiệm theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: qua bảng 3.21 ta thấy nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm tỉ lệ chưa đạt còn cao, tốt chiếm tỉ lệ 25.8%, đạt tỉ lệ 49.9%, không đạt chiếm tỉ lệ 24.3%. Sau 1 năm học Cầu lông, thành tích đạt được ở các Test hầu hết đều ở mức tốt và đạt, tốt chiếm tỉ lệ 48.9%, đạt tỉ lệ 48.8%, không đạt chiếm tỉ lệ 2.3% Với kết quả so sánh trên, chúng tôi có thể khẳng định chương trình tập luyện môn võ Cầu lông vào giờ thể dục ngoại khóa là có tính hiệu quả cao, có thể ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy GDTC của nhà trường. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể rút ra những kết luận sau: 1. Thực trạng công tác GDTC của Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang giai đoạn 2009- 2012 còn nhiều hạn chế : Hiệu quả chương trình GDTC chưa cao, kết quả học tập kiểm tra kết thúc học phần của sinh viên K33, 34,35 còn thấp, kết quả học tập môn GDTC của 3 khóa cho kết quả: Loại xuất sắc đạt tỷ lệ thấp chiếm 6%, loại khá giỏi, đạt tỷ lệ 22.5%, loại trung bình đạt chiếm tỷ lệ khá cao 55.4%, loại yếu kém tỷ lệ 16.1%.
  24. 21 2. Đề tài đã xây dựng được chương trình môn Cầu lông ngoại khóa có tính khoa học và thực tiễn. Với tổng thời gian học tập của chương trình là 30 tiết cho đối tượng là nam và nữ sinh viên tuổi 18- 20. Đây là môn thể thao được nhiều người ưa thích, dễ tập luyện, điều kiện sân bãi đơn giản, trang thiết bị cũng không quá tầm với của nhiều sinh viên. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy chương trình trên phù hợp với thực tế GDTC tại nhà trường. Việc xác định nội dung giảng dạy môn thể thao ngoại khóa trong chương trình GDTC theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng trường. Đây chính là điều kiện quan trọng để phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe cho sinh viên, nhằm thỏa mãn mục đích của GDTC trong nhà trường. 3. Kết quả ứng dụng chương trình môn Cầu lông học ngoại khóa vào thực tiễn giảng dạy tại trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang cho thấy chương trình môn Cầu lông mới xây dựng của đề tài đã tỏ ra có hiệu quả cao hơn so với chương trình môn thể dục quy định đang giảng dạy tại trường. Kết quả cụ thể nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng về thể lực tốt hơn nhóm đối chứng. Thể hiện qua kết quả của 6 test có sự tăng cao, cao nhất qua bật xa tăng 8.72%, chạy tùy sức tăng 6.09%. nhóm tăng thấp cũng vẫn cho thấy sự tiến bộ rõ nét thể hiện qua lực bóp tay tăng 4.59% và chạy 30m xuất phát cao tăng 4.04%. Từ đó cho thấy có thể đưa môn Cầu lông vào chương trình giảng dạy môn thể thao ngoại khóa để tạo sự đa dạng các môn học trong giờ GDTC, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất của nhà trường.
  25. 22 B/ Kiến nghị Trên cơ sở những kết luận của đề tài, đề tài đưa ra những kiến nghị sau: 1. Chương trình ngoại khóa được xây dựng đã cho hiệu quả học tập, trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang và các đơn vị khác có thể tham khảo và sử dụng chương trình môn học này. Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất của các trường. 2. Để góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình ngoại khóa cầu lông được hoàn thiện hơn, cần có những nghiên cứu giảng dạy cho nhiều khóa khác, trên nhiều đối tượng để kết quả có độ tin cậy cao hơn. 3. Chương trình ngoại khóa môn cầu lông sẽ có hiệu quả cao hơn nếu có sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, cũng như tăng cường thêm các giáo viên có chuyên môn cao. Tổ chức nhiều cuộc thi đấu và có những giải thưởng sẽ góp phần nâng cao phong trào tập luyện cầu lông của sinh viên nhà trường.