Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Đồng Nai

pdf 32 trang thiennha21 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_mon_bong_da.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình môn bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Đồng Nai

  1. 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ lâu, Đảng và Chính phủ luôn coi trọng vị trí và tác dụng của thể thao học đường như một mặt trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Nhà trường xã hội chủ nghĩa nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng. Nhận thức được tư tưởng phát triển con người toàn diện của Đảng và nhà nước ta, Bộ giáo dục và Đào tạo đã thực hiện biện pháp đổi mới nội dung chương trình giảng dạy ngoại khóa cũng như cải tiến các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể phù hợp sự phát triển xã hội. Tuy nhiên trong thực tế công tác giáo dục thể chất ở trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai nói riêng và các trường THPT trên cả nước nói chung vẫn còn hạn chế. Công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường và hoạt động Câu Lạc Bộ thể thao ngoại khóa của nhà trường còn nhiều bất cập, chưa đi vào quy củ, một số trường chưa có các CLB sinh hoạt thể thao vào các buổi chiều cũng như ngoại khóa. Bản thân là giáo viên phụ trách môn GDTC của trường, xuất phát từ thực tiễn của công tác giảng dạy tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, được Ban Giám Hiệu, tổ chuyên môn giao trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy về môn thể dục ngoại khóa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Qua những việc đã nêu trên, thì đó chính là lý do mà chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN BÓNG ĐÁ NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUỲNH VĂN NGHỆ TỈNH ĐỒNG NAI”
  2. 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xây dựng chương trình tập luyện bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai đáp ứng nhu cầu tập luyện, góp phần nâng cao thể chất và làm phong phú thêm hoạt động ngoại khóa của nhà trường. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ từ 2010 - 2013. Nhiệm vụ 2: Xây dựng chương trình tập luyện Bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai. Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả tác động của chương trình tập luyện Bóng đá ngoại khóa đến sự phát triển thể chất của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các quan điểm của Đảng và nhà nước về công tác GDTC trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam. Có thể nói rằng, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng sức khỏe nhân dân, nhất là thanh thiếu niên. Chăm lo cho mọi người về sức khỏe là chiến lược ổn định và phát triển nguồn nhân lực, tại cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung GDTC trong trường học. Đổi mới nội dung, giáo trình, chương trình giáo dục thể chất phù hợp với thể chất học sinh Việt Nam và tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khoá, linh hoạt; kết hợp đồng bộ y tế học đường với dinh dưỡng học đường; 1.3. Cơ sở khoa học của giáo dục thể chất. GDTC và thể thao trường học duy trì và cũng cố sức khỏe, nâng cao trình độ thể lực cho học sinh, rèn luyện thân thể để đạt tiêu
  3. 3 chuẩn thể lực theo quy định. 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể chất của lứa tuổi 15-17. 1.4.1. Đặc điểm giải phẫu và cấu trúc cơ thể lứa tuổi 15 – 17. 1.4.2. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 15 – 17. 1.4.3. Đặc điểm tâm lý VĐV lửa tuổi 15 -17 1.5. Đặc điểm môn Bóng đá: Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá. 1.5.1 Lịch sử Bóng đá. 1.5.2 Luật thi đấu bóng đá. 1.5.3 Cầu thủ, trang phục và trọng tài. 1.5.4 Sân thi đấu. 1.5.5 Thời gian thi đấu. 1.5.7 Phạm lỗi. 1.6 Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai. Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai hiện nay là trường được tách ra từ trường phổ thông trung học Phú Lý. Năm 2007 nhà trường được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, trường Huỳnh Văn Nghệ được đầu tư xây dựng cơ sở mới gồm 3.020 m2 gồm 20 phòng học. Có phòng thực hành dành cho học sinh: phòng thực hành lý, hóa , sinh. 1.7 Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 1.8 Sự hài lòng và mối quan hệ giữa hài lòng với chất lượng dịch vụ. CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu: 2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:
  4. 4 2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm: 2.1.4 Phương pháp nhân trắc: 2.1.5. Phương pháp kiểm tra chức năng: 2.1.6 Phương pháp kiểm tra sư phạm: 2.1.7 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 2.1.8. Phương pháp toán thống kê: 2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng chương trình tập luyện bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai đáp ứng nhu cầu tập luyện, góp phần nâng cao thể chất và làm phong phú thêm hoạt động ngoại khóa của nhà trường. - Khách thể nghiên cứu: + Đối tượng khảo sát: 100 học sinh nam gồm 50 học sinh khối 10 và 50 học sinh khối 11 của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ tỉnh Đồng Nai. + Đối tượng phỏng vấn: là 16 chuyên gia là giảng viên, cán bộ, giáo viên của trường Đại học TDTT TP.HCM, Sở Giáo dục đào tạo Đồng Nai, Ban giám hiệu và giáo viên Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - 20 HLV, giáo viên, trọng tài Bóng đá thuộc một số đơn vị ở Đồng Nai và Trường Nghiệp vụ TDTT Đồng Nai. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng 09/2014 được và chia làm 5 giai đoạn. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: - Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu - Tỉnh Đồng Nai. - Trường ĐH TDTT. TPHCM.
  5. 5 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Để đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu theo các bước sau: Bước 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác GDTC từ các công trình nghiên cứu đã công bố để sơ bộ hình thành phiếu phỏng vấn. Bước 2: Phỏng vấn chuyên gia, Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên GDTC về các tiêu chí đã lựa chọn ở bước 1. Bước 3: Phỏng vấn chuyên gia về các test đánh giá thể chất của học sinh của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai bên cạnh 6 test của Bộ GDĐT – QĐ 53/2008. Bước 4: Đánh giá thực trạng công tác GDTC trường THPT Huỳnh Văn Nghệ Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai. 3.1.1. Bước 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất từ các công trình nghiên cứu đã công bố để sơ bộ hình thành phiếu phỏng vấn. Qua phân tích một số công trình đã thực hiện cho thấy để đánh giá thực trạng công tác GDTC trường THPT cần đề cập 5 vấn đề sau đây: - Đội ngũ giáo viên: - Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo: - Chương trình và nội dung giảng dạy TDTT của nhà trường: (Nội và ngoại khóa) - Kết quả học tập môn thể dục và thực trạng thể chất của học sinh: - Nhu cầu của học sinh trong việc lựa chọn môn thể thao tự chọn:
  6. 6 3.1.2. Bước 2: Phỏng vấn chuyên gia, Ban Giám hiệu và đội ngũ giáo viên GDTC về các tiêu chí đã lựa chọn. Sau khi tiến hành sơ bộ xây dựng phiếu phỏng vấn đánh giá thực trạng công tác GDTC tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia về sử dụng các tiêu chí dự kiến để đánh giá công tác GDTC trong các trường THPT, Ban Giám Hiệu của nhà trường và các giáo viên GDTC. Kết quả thu được thông qua bảng 3.1. (Luận văn trang 50) Với kết quả thu được từ phiếu phỏng vấn cho thấy, các chuyên gia, Ban Giám Hiệu và các giáo viên GDTC của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đều đồng ý về các tiêu chí đã được chọn lựa 3.1.3. Bước 3: Phỏng vấn về các tiêu chí đánh giá thể chất của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai bên cạnh 6 test của Bộ GDĐT (QĐ số 53/2008/QĐ- BGDĐT)
  7. Bảng 3.2 Kết quả phỏng vấn các yếu tố đánh giá thể chất của học sinhtrường THPT Huỳnh Văn Nghệ Kết quả STT TEST Số phiếu Tỉ lệ % 1 Chiều cao (cm) 20 100 2 Hình thái Cân nặng (kg) 20 100 3 BMI Index (kg/m2) 20 100 4 Công năng tim (HW) 18 90 5 Chức năng Dung tích sống (L) 19 95 6 VO2max (ml/kg/min) 18 90 7 Dẻo gập thân (cm) 20 100 8 Bật xa tại chỗ (cm) 20 100 9 Chạy 30m XPC (s) 20 100 10 Lực bóp tay (kg) 20 100 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 20 100 Thể lực 12 Gập bụng 30s (lần) 20 100 13 Chạy con thoi 4x10m (s) 15 75 14 Nằm sấp ưỡn lưng (lần) 14 70 15 Nằm sấp chống đẩy (lần) 12 60 16 Nhảy dây 2 phút (lần) 11 55 17 Phát bóng 30m 10 quả (lần) 18 90 18 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 17 85 Kỹ thuật 19 Tâng bóng tối đa (lần) 14 70 20 Sút bóng vào khung thành 10 quả (lần) 18 90
  8. 7 Đề tài đã lựa chọn được các tiêu chí đánh giá thể chất của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai (là những chỉ tiêu có mức độ tán thành từ 80% số phiếu trở lên): bao gồm những tiêu chí sau: Hình thái 1 Chiều cao (cm) 2 Cân nặng (kg) 3 BMI Index (kg/m2) Chức năng 4 Công năng tim (HW) 5 Dung tích sống (L) 6 VO2max (ml/kg/min) Thể lực 7 Dẻo gập thân (cm) 8 Bật xa tại chỗ (cm) 9 Chạy 30m XPC (s) 10 Lực bóp tay (kg) 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 12 Gập bụng 30s (lần) Kỹ thuật 13 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 14 Phát bóng 30m 10 quả (lần) 15 Sút bóng vào khung thành 10 quả (lần) 3.1.4. Bước 4: Đánh giá thực trạng công tác GDTC trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai. 3.1.4.1. Về đội ngũ giáo viên: Hiện nay, tổng số CBGV – CNV là 108 người. Hiện tại, đội ngũ cán bộ môn GDTC của nhà trường là 5 người đều có trình độ Đại học.Việc chuẩn hóa giáo viên thể dục luôn được nhà trường quan tâm và chú trọng, nhà trường ký quyết định hỗ trợ kinh phí cho các
  9. 8 giáo viên đi học chương trình Thạc sĩ Giáo dục học tại Trường Đại học TDTT TP.HCM. Bảng 3.3 Bảng phân loại trình độ giáo viên GDTC trường THPT Huỳnh Văn Nghệ Số lượng Trình độ chuyên môn Tỉ lệ Stt Năm học Học sinh Giáo viên Cử nhân Cao học học sinh 1 2010-2011 2392 5 5 478HS/GV 2 2011-2012 2468 5 5 493HS/GV 3 2012-2013 2617 5 4 1 523HS/GV 3.1.4.2. Về cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và các điều kiện đảm bảo: Từ năm học 2007 – 2010, nhà trường đã hoàn thiện một số các hạng mục công trình chính. Do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác gảng dạy GDTC đã có nhiều cải thiện. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và nhu cầu thiết yếu của học sinh, nhà trường luôn quan trâm và trang bị cơ sở vật chất và các trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT cho học sinh sử dụng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đòi hỏi. Với điều kiện sân bãi hiện có, nhà trường đã tạo điều kiện cho các em học sinh có nguyện vọng và sở thích tham gia các môn thể thao ngoại khóa nhằm phát huy tính tích cực và chủ động. 3.1.4.3 Về chương trình và nội dung giảng dạy và TDTT của nhà trường: Ban giám hiệu trường có sự quan tâm rất nhiều đến giờ GDTC và đã có ý kiến chỉ đạo cho bộ môn thể dục, nghiên cứu xây dựng chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng nội dung và áp dụng
  10. 9 giảng dạy chúng tôi cần phải căn cứ vào những đặc điểm và nguyên nhân trên để xác định, lựa chọn môn thể thao ngoại khóa cho phù hợp với điều kiện giảng dạy của nhà trường và điều kiện tập luyện của học sinh. 3.1.4.4. Về kết quả học tập môn thể dục và thực trạng thể chất của học sinh: Đề tài cũng đồng thời tiến hành tổng hợp kết quả kiểm tra điểm kết thúc môn học GDTC tại trường trong những năm qua để có thể rút ra những nhận xét xác đáng về thực trạng môn GDTC tại trường. Kết quả cụ thể từng năm học được trình bày trên bảng 3.5. Bảng 3.5. Phân loại kết quả học tập môn thể dục của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai từ năm 2010 -2013 Phân loại kết quả học tập của học sinh Giỏi Khá Trung bình Kém Năm học Tổng số Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ SL SL SL SL % % % % 2010-2011 2392 393 16.43 565 23.62 1121 46.86 313 13.09 2011-2012 2468 464 18.80 611 24.76 952 38.57 441 17.87 2012-2013 2617 557 21.28 639 24.42 1132 43.26 289 11.04 Tổng 3 năm 7477 1414 18.91 1815 24.27 3205 42.86 1043 13.95 Thực trạng thể chất của học sinh trước khi tham gia tập luyện được đánh giá thông qua so sánh với một số tiêu chuẩn đánh giá thể chất HS-SV theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT, kết quả được trình bày ở bảng 3.6
  11. 10 Bảng 3.6. Thực trạng thể chất của học sinh nam Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ trước khi tham gia tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá THPT Huỳnh Văn Nghệ QĐ 53/2008/QĐ-BGDĐT Lớp 10 Lớp 11 Test thể lực 15 tuổi 16 tuổi X1 S1 X1 S2 Tốt Đạt Tốt Đạt Bật xa tại chỗ (cm) 220.84 13.92 225.74 16.14 > 210 ≥ 191 > 215 ≥ 195 Chạy 30m XPC (s) 4.78 0.29 4.74 0.21 40,9 ≥ 34,0 > 43,2 ≥ 36,9 Chạy 5 phút tùy sức (m) 934.04 51.75 937.16 40.27 > 1020 ≥ 910 > 1030 ≥ 920 Gập bụng 30s (lần) 17.76 2.77 18.66 2.50 > 18 ≥ 13 > 19 ≥ 14 Từ bảng 3.6 có thể rút ra một số nhận xét sau: Với kết quả thu được cho thấy thể lực của các học sinh ở cả hai khối trước khi tham gia chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá có 3/5 chỉ số phát triển tốt hơn, 2/5 chỉ số phát triển ở mức đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với học sinh nam cùng lứa tuổi. Điều này chứng tỏ mặt bằng thể lực chung của học sinh nam trường THPT Huỳnh Văn Nghệ ở mức khá và khá đồng đều so với tiêu chuẩn chung của nam học sinh cùng độ tuổi. 3.1.4.5 Nhu cầu học sinh trong việc lựa chọn môn thể thao ngoại khóa: Thông qua khảo sát trên, đề tài ưu tiên chọn những môn thể thao được nhiều học sinh lựa chọn để kiến nghị nhà trường đưa vào xây dựng chương trình giảng dạy trong giờ học ngoại khóa. Trong đó, có 2 môn được đa số học sinh lựa chọn sẽ được ưu tiên mở lớp
  12. 11 trước là môn Bóng rổ đạt 70.8% và Bóng đá đạt 77.8%, còn các môn khác dưới 70% sẽ được ghi nhận tiếp tục mở lớp ngoại khóa vào thời điểm thích hợp sau khi tổng kết hiệu quả của các môn bóng đá, bóng rổ. 3.2. Xây dựng và ứng dụng chương trình giảng dạy môn Bóng đá ngoại khóa. 3.2.1. Những căn cứ để xây dựng chương trình giảng dạy môn Bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Khi tiến hành xây dựng chương trình giảng dạy môn bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ chúng tôi dựa vào 3 căn cứ sau: - Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp. - Nhu cầu về tập luyện môn thể thao ưa thích của học sinh đã được khảo sát và công bố. - Căn cứ vào những kết quả khảo sát và đánh giá, cơ sở vật chất thực tế của nhà trường, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên sở tại, và đặc biệt là được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường cho phép triển khai CLB Bóng đá ngoại khóa. 3.2.2. Các nguyên tắc xây dựng chương trình ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Huyện Vĩnh Cửu – Tỉnh Đồng Nai: Để xây dựng chương trình tập luyện môn học ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đề tài tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc tăng dần lượng vận động: - Nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa:
  13. 12 - Nguyên tắc kế hoạch và hệ thống - Nguyên tắc trực quan: 3.2.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung chương trình. 3.2.3.1. Lựa chọn nội dung giảng dạy. Trước khi lựa chọn nội dung giảng dạy, chúng tôi tham khảo các tài liệu chuyên môn, từ đó làm cơ sở xác định các nội dung đưa vào chương trình giảng dạy ngoại khóa môn Bóng đá cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Các nội dung giảng dạy bao gồm: - Lý thuyết của môn Bóng đá. - Hệ thống các kỹ thuật cơ bản: + Hoạt động không bóng: chạy, nhảy, đi bộ + Hoạt động có bóng: tâng bóng, đá bóng và đánh đầu, nhận bóng, dẫn bóng, ném biên. - Kỹ - chiến thuật thi đấu Bóng đá. - Các bài tập phát triển thể lực chung và chuyên môn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 20 người là giáo viên Bộ môn Bóng đá, một số HLV ở đội tuyển thuộc đơn vị Đồng Nai, trường nghiệp vụ TDTT, HLV – huấn luyện trọng tài một số câu lạc bộ Bóng đá. Biểu đồ 3.1 Thành phần đối tượng phỏng vấn
  14. 13 Đề tài đã lựa chọn đầy đủ hệ thống nội dung giảng dạy môn Bóng đá (là những nội dung có mức độ tán thành từ 80% số phiếu trở lên): bao gồm những nội dung sau: * Lý thuyết Nguồn gốc, lịch sử phát triển môn Bóng đá Thế giới và Việt Nam Vị trí, vai trò của môn Bóng đá Ý nghĩa, tác dụng của quá trình tập luyện và thi đấu Bóng đá Luật thi đấu Bóng đá * Hoạt động không bóng: Kỹ thuật chạy. Kỹ thuật nhảy. Kỹ thuật đi bộ. * Hoạt động có bóng: Kỹ thuật tâng bóng - cảm giác bóng Tâng bóng bằng mu bàn chân Tâng bóng bằng lòng bàn chân Tâng bóng bằng đùi Tâng bóng bằng vai Tâng bóng bằng đầu a) Đá bóng và đánh đầu: Kỹ thuật đá bóng: Đá bóng bằng mu giữa bàn chân. Đá bóng bằng mu trong bàn chân. Đá bóng bằng lòng bàn chân. Kỹ thuật đánh đầu: Đứng tại chỗ dùng trán giữa đánh bóng về phía trước. Đứng tại chỗ, chuyển thân đánh đầu bằng trán giữa. Chạy đà, đánh đầu bằng trán giữa. Bật nhảy, đánh đầu bằng trán giữa. Bật nhảy tại chỗ, đánh đầu bằng trán giữa.
  15. 14 Bật một chân đánh đầu trán giữa có chạy đà. Chạy đà dậm nhảy một chân, chuyển thân dùng trán giữa đánh đầu. b) Kỹ thuật nhận bóng: Kỹ thuật nhận bóng bằng lòng bàn chân Kỹ thuật nhận bóng bằng gan bàn chân Kỹ thuật nhận bóng nửa nảy. d) Kỹ thuật dẫn bóng: Dẫn bóng bằng mu ngoài. Dẫn bóng bằng lòng bàn chân. Dẫn bóng bằng mu giữa. g) Kỹ thuật ném biên: Đứng tại chỗ ném biên. Chạy đà ném biên. * Thực hành tổ chức thi đấu và trọng tài * Thể lực chung, chuyên môn Các bài tập phát triển sức nhanh, mạnh, bền Các bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động, mềm dẻo 3.2.4. Cách thức biên soạn bài tập, nội dung và phương pháp giảng dạy môn Bóng đá: 3.2.4.1. Cách thức biên soạn bài tập môn Bóng đá. Với đối tượng là học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Nên khi biên soạn giáo viên cần phải lựa chọn các động tác mang tính toàn diện. Tăng cường sức khỏe 3.2.4.2. Nội dung một buổi tập môn Bóng đá Như một số môn thể thao khác, buổi tập môn Bóng đá bao gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần cơ bản, phần kết thúc  Phần mở đầu: chiếm từ 20-25% tổng thời gian buổi học  Phần cơ bản: chiếm từ 65-70% tổng thời gian buổi học  Phần kết thúc: chiếm từ 5-10% tổng thời gian buổi học
  16. 15 3.2.4.3. Phương pháp giảng dạy Các phương pháp giảng dạy thường được sử dụng trong giảng dạy kỹ thuật là: phương pháp thị phạm, lặp lại, tăng dần, liên tục, có hệ thống Khi giảng dạy, giáo viên phải tuân theo các nguyên tắc sư phạm là: sắp xếp bài tập theo thứ thự từ dễ đến khó, có logic, dễ hiểu, có độ khó kỹ thuật phù hợp với đối tượng học sinh 3.2.5. Chương trình giảng dạy môn Bóng đá của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. 3.2.5.1. Mục đích và nhiệm vụ của chương trình giảng dạy. Mục đích: thực hiện thí điểm nhằm làm cơ sở để lựa chọn môn Bóng đá vào giờ ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Nhiệm vụ: việc đưa môn Bóng đá vào giờ Thể thao ngoại khóa cho học sinh sẽ giúp cho học sinh nắm bắt được thêm những kiến thức cơ bản của môn thể thao này 3.2.5.2. Đặc điểm đối tượng: Các học sinh nam khối 10 và 11, tất cả các độ tuổi từ 15-17 tuổi, quan sát biểu hiện bên ngoài cho thấy cơ thể phát triển bình thường, không có dị tật bẩm sinh. 3.2.5.3. Phân phối chương trình giảng dạy: Chúng tôi tiến hành phân phối thời gian giảng dạy thực nghiệm môn Bóng đá cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
  17. Bảng 3.10. Bảng phân phối thời gian giảng dạy ngoại khóa môn Bóng đácho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ
  18. 16 Bảng phân phối chương trình học được bố trí theo kế hoạch sau Thời gian (Số tiết) TT Tổng số Lý thuyết Thực hành Phương pháp Kiểm tra Thi đấu 1 30 4 25 2 30 4 22 1 2 3 30 25 1 2 2 90 8 72 2 4 4 Tổng Tỉ lệ % 8,9 80 2,2 4,4 4,4 3.2.5.4 Phương pháp kiểm tra đánh giá: Thi kết thúc chương trình môn học ngoại khóa nhà trường tổ chức kiểm tra cho các em học sinh theo chương trình kiểm tra thể chất của nhà trường. Yêu cầu:  Thực hiện các kỹ thuật tâng bóng.  Thực hiện các kỹ thuật đá bóng và đánh đầu.  Thực hiện các kỹ thuật nhận bóng và dẫn bóng.  Thực hiện kỹ thuật ném biên.  Thể lực của môn Bóng đá. 3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng chương trình giảng dạy môn Bóng đá ngoại khóa tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. 3.3.1 Đánh giá hiệu quả tác động về mặt thể chất của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Tổng hợp số liệu 2 lần kiểm tra và tiến hành so sánh các kết quả thu được rồi đi đến kết luận. 3.3.1.1 Đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh nam sau khi tham gia chương trình Bóng đá ngoại khóa trường THPT Huỳnh Văn Nghệ.
  19. Bảng 3.13 Kết quả tổng hợp các test về thể chất trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh nam khối 10 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (n=50) KHỐI 10 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Stt Test W t P X1 S1 Cv% X2 S2 Cv% 1 Chiều cao (cm) 1.63 0.04 2.60 1.64 0.04 2.54 0.22 3.84 0.05 4 Công năng tim (HW) 12.91 0.95 7.37 11.53 0.96 7.70 -11.33 6.33 <0.05 5 Chức năng Dung tích sống (L) 3.20 0.30 9.26 3.55 0.25 6.93 10.63 8.88 <0.05 6 VO2max (ml/kg/min) 38.23 0.71 1.86 39.78 0.75 1.89 3.98 18.36 <0.05 7 Dẻo gập thân (cm) 9.62 3.20 33.26 9.96 2.98 29.88 3.47 3.65 <0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 220.84 13.92 6.30 227.76 13.27 5.83 3.09 13.42 <0.05 9 Chạy 30m XPC (s) 4.78 0.29 6.05 4.66 0.29 6.19 -2.64 14.39 <0.05 Thể lực 10 Lực bóp tay (kg) 37.25 5.98 19.78 38.67 5.80 18.31 3.75 16.99 <0.05 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 934.04 51.75 5.54 943.02 48.83 5.18 0.96 5.74 <0.05 12 Gập bụng 30s (lần) 17.76 2.77 15.62 18.80 2.96 15.72 5.69 6.25 <0.05 13 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 5.13 0.22 4.30 4.85 0.10 2.09 -5.57 9.19 <0.05 14 Kỹ thuật Phát bóng 30m 10quả (lần) 5.10 1.33 26.05 7.08 1.45 20.55 32.51 20.44 <0.05 15 Sút bóng vào khung thành 10quả (lần) 5.30 1.13 21.31 7.12 1.35 18.96 29.31 15.59 <0.05 n = 50 t = 2.009
  20. Bảng 3.14. Kết quả tổng hợp các test về thể chất trước và sau thực nghiệm của nhóm học sinh nam khối 11 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (n=50) KHỐI 11 Chỉ tiêu Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm W t P Stt X1 S1 Cv% X2 S2 Cv% 1 Chiều cao (cm) 1.64 0.05 2.82 1.65 0.05 2.77 0.21 2.17 0.05 4 Công năng tim (HW) 12.96 1.03 7.37 11.53 1.03 8.26 -11.66 5.72 <0.05 5 Chức năng Dung tích sống (L) 3.20 0.30 9.23 3.56 0.25 7.16 10.47 8.57 <0.05 6 VO2max (ml/kg/min) 38.27 0.72 1.88 39.87 0.77 1.94 4.11 17.83 <0.05 7 Dẻo gập thân (cm) 9.72 2.74 28.20 9.98 2.82 28.23 2.64 3.49 <0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 225.74 16.14 7.15 227.98 18.64 8.18 0.99 3.93 <0.05 9 Chạy 30m XPC (s) 4.74 0.21 4.42 4.64 0.18 3.97 -2.00 4.27 <0.05 Thể lực 10 Lực bóp tay (kg) 38.52 4.28 13.57 39.07 4.81 14.98 1.41 2.78 <0.05 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 937.16 40.27 4.30 944.36 38.76 4.10 0.77 3.37 <0.05 12 Gập bụng 30s (lần) 18.66 2.50 13.42 19.02 2.59 13.62 1.91 2.77 <0.05 13 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 5.13 0.22 4.23 4.83 0.08 1.62 -5.93 9.37 <0.05 14 Kỹ thuật Phát bóng 30m 10quả (lần) 5.12 1.21 23.56 7.12 1.27 17.87 32.68 13.00 <0.05 15 Sút bóng vào khung thành 10 quả (lần) 5.32 1.15 21.63 7.16 1.18 16.54 29.49 16.99 <0.05 n = 50 t = 2.009
  21. Biểu đồ 3.2: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu hình thái, chức năng và thể lực của học sinh nam khối 10 sau thời gian thực nghiệm. Biểu đồ 3.3: Nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu hình thái, chức năng và thể lực của học sinh nam khối 11 sau thời gian thực nghiệm
  22. 17 3.3.1.2 So sánh sự phát triển thể chất của học sinh nam khối 10 và khối 11 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ trước và sau thực nghiệm. Các kết quả thu thập được tiến hành xử lý và trình bày trong bảng 3.15, 3.16. Kết quả so sánh trước thực nghiêm của hai nhóm học sinh nam khối 10 và 11 của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ cho ta thấy ở tất cả các chỉ số kiểm tra đều có ttính < tbảng = 1.984. Vì vậy sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa với P <0.05 hay có thể khảng định giữa hai nhóm học sinh nam của khối 10 và khối 11 trước thực nghiệm các chỉ số về hình thái , chức năng và các tố chất thể lực của hai nhóm là như nhau, không có sự khác biệt rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, vì có t = 0.10 – 1.70 < tbảng, (Thể hiện qua biểu đồ 3.4) So sánh kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm của học sinh nam khối 10 và 11 của trường THPT Huỳnh Văn Nghệ cho thấy cả hai nhóm học sinh nam của khối 10 và khối 11 đều có sự tăng trưởng ở tất cả các chỉ số hình thái,chức năng và các tố chất thể lực. Tuy nhiên, không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm và không có ý nghĩa thống kê với p < 0.05, vì có t tính = 0.02 – 1.76 < tbảng. (Thể hiện qua biểu đồ 3.5)
  23. Bảng 3.15 So sánh kết quả tổng hợp các chỉ tiêu về hình thái, chức năng và thể lực trước thực nghiệm của nhóm học sinh nam khối 10 và khối 11 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (n=50) Trước thực nghiệm Khối 10 Khối 11 Stt Chỉ tiêu t P X1 S1 Cv% X2 S2 Cv% 1 Chiều cao (cm) 1.63 0.04 2.60 1.64 0.05 2.82 1.15 >0.05 2 Hình thái Cân nặng (kg) 54.42 7.87 14.46 54.38 9.60 17.66 0.97 >0.05 3 BMI Index (kg/m2) 20.34 2.63 12.94 20.09 3.40 16.93 1.63 >0.05 4 Công năng tim (HW) 12.91 0.95 6.84 12.96 1.03 7.37 0.27 >0.05 Chức 5 Dung tích sống (L) 3.20 0.30 9.26 3.20 0.30 9.23 0.10 >0.05 năng 6 VO2max (ml/kg/min) 38.23 0.71 1.86 38.27 0.72 1.88 0.25 >0.05 7 Dẻo gập thân (cm) 9.62 3.20 33.26 9.72 2.74 28.20 0.17 >0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 220.84 13.92 6.30 225.74 16.14 7.15 1.63 >0.05 9 Chạy 30m XPC (s) 4.78 0.29 6.05 4.74 0.21 4.42 0.96 >0.05 Thể lực 10 Lực bóp tay (kg) 36.25 5.98 19.78 37.52 4.28 13.57 1.22 >0.05 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 934.04 51.75 5.54 937.16 40.27 4.30 0.34 >0.05 12 Gập bụng 30s (lần) 17.76 2.77 15.62 18.66 2.50 13.42 1.70 >0.05 13 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 5.13 0.22 4.30 5.13 0.22 4.23 0.01 >0.05 14 Kỹ thuật Phát bóng 30m 10 lần (lần) 5.10 1.33 26.05 5.12 1.21 23.56 0.08 >0.05 15 Sút bóng vào khung thành 10 lần (lần) 5.30 1.13 21.31 5.32 1.15 21.63 0.09 >0.05 n = 50 t = 1.984
  24. Bảng 3.16 So sánh kết quả tổng hợp các chỉ tiêu về hình thái, chức năng và thể lực sau thực nghiệm của nhóm học sinh nam khối 10 và khối 11 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ (n=50) Sau thực nghiệm Khối 10 Khối 11 Stt Chỉ tiêu t P X1 S1 Cv% X2 S2 Cv% 1 Chiều cao (cm) 1.64 0.04 2.54 1.65 0.05 2.77 1.25 >0.05 2 Hình thái Cân nặng (kg) 54.64 7.53 13.79 54.40 9.62 17.67 1.03 >0.05 3 BMI Index (kg/m2) 20.33 2.46 12.10 20.02 3.42 17.06 1.76 >0.05 4 Công năng tim (HW) 11.53 0.96 7.70 11.53 1.03 8.26 0.04 >0.05 5 Chức năng Dung tích sống (L) 3.55 0.25 6.93 3.56 0.25 7.16 0.02 >0.05 6 VO2max (ml/kg/min) 39.78 0.75 1.89 39.87 0.77 1.94 0.59 >0.05 7 Dẻo gập thân (cm) 9.96 2.98 29.88 9.98 2.82 28.23 0.03 >0.05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 227.76 13.27 5.83 227.98 18.64 8.18 0.07 >0.05 9 Chạy 30m XPC (s) 4.66 0.29 6.19 4.64 0.18 3.97 0.37 >0.05 Thể lực 10 Lực bóp tay (kg) 37.67 5.80 18.31 38.07 4.81 14.98 0.37 >0.05 11 Chạy 5 phút tùy sức (m) 943.02 48.83 5.18 944.36 38.76 4.10 0.15 >0.05 12 Gập bụng 30s (lần) 18.80 2.96 15.72 19.02 2.59 13.62 0.40 >0.05 13 Dẫn bóng luồn cọc 10m (s) 4.85 0.10 2.09 4.83 0.08 1.62 0.93 >0.05 14 Kỹ thuật Phát bóng 30m 10 lần (lần) 7.08 1.45 20.55 7.12 1.27 17.87 0.15 >0.05 15 Sút bóng vào khung thành 10 lần (lần) 7.12 1.35 18.96 7.16 1.18 16.54 0.16 >0.05 n = 50 t = 1.984
  25. Biểu đồ 3.4: So sánh các chỉ tiêu hình thái, chức năng và thể lực của học sinh nam khối 10 và khối 11 trước thực nghiệm. Biểu đồ 3.5: So sánh các chỉ tiêu hình thái, chức năng và thể lực của học sinh nam khối 10 và khối 11 sau thực nghiệm
  26. 18 3.3.2 Khảo sát mức độ hài lòng của học sinh sau khi học môn Bóng đá trong giờ ngoại khóa. Bảng 3.17: Kết quả tự nhận xét-đánh giá của các học sinh tham gia thực nghiệm Kết quả Nội dung phỏng vấn Số phiếu Tỉ lệ % 1. Bạn tự đánh giá về sức khỏe, sự phát triển chung về thể chất của mình sau thời gian tập luyện Bóng đá? - Thể chất phát triển tốt, sức khỏe tiến bộ rõ rệt 95 95 - Thể chất bình thường, sức khỏe không thể hiện khác biệt 4 4 - Thể chất phát triển kém, sức khỏe bị ảnh hưởng 1 1 2. Bạn có yêu thích chương trình tập luyện Bóng đá mà mình tham gia trong thời gian qua hay không? - Rất thích, chương trình tập luyện rất hay và lôi cuốn 91 91 - Bình thường, chương trình luyện tập chưa thật sự hay và lôi cuốn 7 7 - Không thích, chương trình quá khó tập và nhàm chán 2 2 3. Bạn tự nhận xét về sự hình thành kỉ luật, ý chí và đạo đức của mình sau thời gian tập luyện Bóng đá? - Có kỷ luật, ý chí và đạo đức tốt 98 98 - Bình thường 1 1 - thiếu ý thức đạo đức và tính kỷ luật kém 1 1 4. Khi tham gia tập luyện Bóng đá bạn cảm thấy có ảnh hưởng đến các môn học khác không? - Không ảnh hưởng 82 82 - Có nhưng rất ít 14 14 - Ảnh hưởng nhiều 4 4 5. Ý kiến khác: mong muốn nhà trường tổ chức lớp phong trào 78 78 để tiếp tục được tập luyện.
  27. 19 Qua kết quả tính toán ở bảng 3.17 cho thấy, việc đưa chương trình môn Bóng đá làm môn thể thao ngoại khóa là phù hợp đối với học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. 3.3.3 Khảo sát mức độ hài lòng của các bên liên quan sau khi học môn Bóng đá trong giờ ngoại khóa. Sau khi kết thúc chương trình tập luyện môn thể thao ngoại khóa, chúng tôi tiến hành phát phiếu phỏng vấn cho phụ huynh học sinh có con em tham gia vào chương trình tập luyện môn Bóng đá gồm 100 phụ huynh và toàn thể Ban Giám hiệu, các giáo viên và cán bộ viên chức (108 người) trong trường THPT Huỳnh Văn Nghệ để xem xét sự hài lòng của các bên có liên quan cũng như đánh giá được các mặt còn hạn chế của chương trình môn thể thao ngoại khóa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18 Qua kết quả tính toán ở bảng 3.18 cho thấy, việc đưa chương trình môn Bóng đá làm môn thể thao ngoại khóa là phù hợp đối với học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Về thưc trạng giảng dạy môn thể dục tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ trước khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Tiến hành điều tra thực trạng học tập và giảng dạy môn thể thao ngoại khóa tại trường THPT Huỳnh Văn Nghệ chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Về đội ngũ cán bộ giáo viên: Qua phân tích thực trạng chương 3, có thể nhận thấy: trong từng năm học, nhà trường luôn tạo điều kiện nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn cho giáo viên. Song số lượng học sinh của tường ngày càng tăng, mà lực lượng giáo viên môn GDTC còn mỏng, do vậy nhà trường cần tăng giáo viên thể dục cho phù hợp với
  28. 20 sự phát triển số lượng học sinh của trường. Về cơ sở vật chất: Từ năm 2005 – 2007, tổ GDTC tuy được sự quan tâm của ban lãnh đạo nhà trường nhưng điều kiện giảng dạy và tập luyện vẫn còn chưa được đảm bảo. Từ năm 2007 nhà trường thường xuyên củng cố và bổ sung để ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, phục vụ cho công tác giảng dạy GDTC nên đã có nhiều bước cải thiện. Về chương trình và nội dung giảng dạy: Do nhu cầu của các em học sinh là được chọn môn thể thao ngoại khóa mà mình yêu thích, Nhà trường luôn quan tâm và ủng hộ cho tổ GDTC nghiên cứu đưa ra nội dung giảng dạy môn thể thao ngoại khóa theo nhu cầu của các em và phải phù hợp với quy định của bộ GD và ĐT. Do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên các em không thể học được nhiều môn thể thao ngoại khóa do đó nhà trường chọn môn Bóng đá là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của các em học sinh. Về nhu cầu học sinh trong việc lựa chọn môn thể thao ngoại khóa: Thông qua phỏng vấn các em học sinh để lựa chọn ra môn ngoại khóa mà các em ưa thích, sau khi phỏng vấn chúng tôi chọn môn Bóng đá vì các em học sinh chọn môn Bóng đá là môn thể thao ngoại khóa chiếm 77.8% chiếm trên 70% tổng số phiếu và môn Bóng đá được các em học sinh lựa chọn cao nhất trong 10 môn thể thao mà chúng tôi cho các em học sinh lựa chọn. Đồng thời sau khi được sự cho phép thông qua của Ban Giám Hiệu trường THPT Huỳnh Văn Nghệ chúng tôi tiến hành xây dựng chương trình môn thể thao ngoại khóa là môn Bóng đá cho các em học sinh nam khối 10 và khối 11 của nhà trường
  29. 21 4.2. Về nghiên cứu lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Bóng đá vào giờ học ngoại khóa năm học 2013 -2014. 4.2.1 Lựa chọn nội dung và chương trình giảng dạy Sau thời gian nghiên cứu đã chọn được một số nội dung giảng dạy trong giờ học tự chọn và ngoại khóa môn Bóng đá, thông qua phiếu phỏng vấn . 4.2.2. Ứng dụng thực nghiệm chương trình. Việc ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn Bóng đá cho học sinh nam đã được tổ chức chặt chẽ, có tính hệ thống về thời gian trong từng buổi, từng tuần trong năm học 2013 – 2014 trong các giờ học ngoại khóa là phù hợp với các em học sinh, đảm bảo cho các em vừa học tập tốt các môn văn hóa và vừa thâm gia tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe. 4.3. Về đánh giá hiêu quả của việc thực nghiệm chương trình giảng dạy của môn Bóng đá của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ. Thông qua kết quả kiểm tra chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng về các chỉ số hình thái, chức năng và thể lực của các em học sinh nam trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đều được cải thiện. Kết quả kiểm tra của các em học sinh nam khối 10 và khối 11 trường THPT Huỳnh Văn Nghệ đều có sự phát triển – tăng trưởng về các chỉ số về chức năng và thể lực đạt kết quả tốt ở tất cả các test đánh giá, sự tăng trưởng này đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05. Chúng tôi tiến hành so sánh một số nội dung về thể lực của học sinh nam khối 10 và khối 11 đạt được sau thực nghiệm với các chỉ số thể lực chuẩn dành cho Học sinh, Sinh viên (HS - SV) cùng độ tuổi theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm
  30. 22 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 4.1 và 4.2 Bảng 4.1 Kết quả so sánh một số giá trị trung bình về thể lực của nhóm thực nghiệm lớp 10 với tiêu chuẩn đánh giá thể chất HS-SV lứa tuổi 15 (nam) theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT: Khối 10 (15 tuổi) THPT Huỳnh Văn Nghệ QĐ 53/2008/ Chỉ tiêu hình thái, chức Trước TN Sau TN QĐ-BGDĐT năng, thể lực X1 S2 X2 S2 Tốt Đạt Bật xa tại chỗ (cm) 220.84 13.92 227.76 13.27 > 210 ≥ 191 Chạy 30m XPC (s) 4.78 0.29 4.66 0.29 40,9 ≥ 34,0 Chạy 5 phút tùy sức (m) 934.04 51.75 943.02 48.83 > 1020 ≥ 910 Gập bụng 30s (lần) 17.76 2.77 18.80 2.96 > 18 ≥ 13 Với kết quả thu được cho thấy thể lực của các em học sinh khối 10 sau khi tham gia chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá đã có 3/5 chỉ số phát triển tốt hơn và 2/3 chỉ số phát triển ở mức đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với học sinh nam cùng lứa tuổi. Bảng 4.2. Kết quả so sánh một số giá trị trung bình về thể lực của nhóm thực nghiệm lớp 11 với tiêu chuẩn đánh giá thể chất HS-SV lứa tuổi 16 (nam) theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT: Khối 11 (16 tuổi) THPT Huỳnh Văn Nghệ QĐ 53/2008/ Chỉ tiêu hình thái, chức Trước TN Sau TN QĐ-BGDĐT năng, thể lực X1 S2 X2 S2 Tốt Đạt Bật xa tại chỗ (cm) 225.74 16.14 227.98 18.64 > 215 ≥ 195 Chạy 30m XPC (s) 4.74 0.21 4.64 0.18 43,2 ≥ 36,9 Chạy 5 phút tùy sức (m) 937.16 40.27 944.36 38.76 > 1030 ≥ 920 Gập bụng 30s (lần) 18.66 2.50 19.02 2.59 > 19 ≥ 14
  31. 23 Với kết quả thu được cho thấy thể lực của các em học sinh khối 11 sau khi tham gia chương trình tập luyện ngoại khóa môn Bóng đá đã có 3/5 chỉ số phát triển tốt hơn và 2/3 chỉ số phát triển ở mức đạt theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ giáo dục và Đào tạo đối với học sinh nam cùng lứa tuổi. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Đề tài đã xác định được 16 tiêu chí cấu trúc trong 5 mặt để đánh giá công tác GDTC của trường Huỳnh Văn Nghệ: - Đội ngũ giáo viên - Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư và điều kiện đảm bảo - Chương trình,nội dung giảng dạy TDTT của nhà Trường: - Kết quả học tập môn thể dục và thực trạng thể chất của học sinh - Nhu cầu của học sinh trong việc lựa chọn môn thể thao ngoại khóa Đề tài đồng thời xác định được 15 test đánh giá về thể chất của học sinh trường Huỳnh Văn Nghệ: - Hình thái : 3 test; - Thể lực : 6 test; - Kỹ thuật : 3 test. - Chức năng : 3 test; 2. Đề tài đã xây dựng được chương trình tập Bóng đá ngoại khóa cho học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ bao gồm các nội dung lý thuyết (4 nội dung), thực hành (13 nội dung) với cấu trúc chặt chẽ, được sắp xếp theo đề cương chi tiết, tiến trình biểu rõ ràng, có tính hệ thống. 3. Bằng thực nghiệm, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh hiệu quả và tính phù hợp của chương trình đối với sự phát triển
  32. 24 thể chất của học sinh trường THPT Huỳnh Văn Nghệ: các chỉ số hình thái và chức năng được cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước khi tập luyện, thể lực và kỹ thuật có sự tăng trưởng tốt và có ý nghĩa thống kê với P< 0.05. Đồng thời còn đáp ứng được nhu cầu và sự hài lòng của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh. Kiến nghị Từ các kết luận trên đề tài đề xuất một số kiến nghị sau: 1. Đề nghị Ban Giám Hiệu trường THPT Huỳnh Văn Nghệ xem xét và cho phép sử dụng chương trình giảng dạy môn thể thao ngoại khóa Bóng đá được xây dựng trong đề tài làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập môn thể thao ngoại khóa trong chương trình GDTC ngoại khóa của nhà trường. 2. Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài sang hướng nghiên cứu khác để từ đó xây dựng một hệ thống chương trình GDTC toàn diện cho học sinh. 3. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập của học sinh, kính đề nghị nhà trường cần có sự đầu tư thêm cơ sở vật chất, dụng cụ luyện tập, sân bãi tập luyện để có thể phát triển thêm một số môn thể thao mà học sinh yêu thích. Có sự quan tâm và đầu tư đến việc cải tiến toàn diện để chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng cao. 4. Cần tổ chức phong phú các môn thể thao ngoại khóa, các giải thi đấu cho học sinh hàng năm nhằm khuyến khích cho học sinh tham gia để nâng cao sức khỏe, giải trí lành mạnh và giảm bớt những tiêu cực trong xã hội.