Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

pdf 27 trang tranphuong11 27/01/2022 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_q.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THẮNG PHƢƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP – 2019
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI 2. TS. VÕ TỬ CAN Phản biện 1: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 2: PGS.TS. Trần Trọng Phƣơng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Nguyễn Đắc Nhẫn Tổng cục Quản lý đất đai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất là nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, bảo vệ và quản lý sử dụng hợp lý quỹ đất trong khai thác khoáng sản là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc phát triển bền vững đất nước. Luật Khoáng sản Việt Nam năm 2010 đã khẳng định: “Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được, là tài sản quan trọng của Quốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng an ninh”. Khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng là một trong những hoạt động phát triển kinh tế gây tác động mạnh nhất đến đất đai, các hệ sinh thái tự nhiên và môi trường sống của con người. Hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ khai thác khoáng sản tới môi trường sinh thái, bảo vệ đất đai luôn là mối quan tâm lớn của các nhà quản lý, các nhà khoa học trong hoạch định chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trước kia và hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Cẩm Phả, Hòn Gai, Uông Bí và Đông Triều. Ngoài ra, trong những năm gần đây còn mở rộng khai thác ở khu vực Hoành Bồ nhưng sản lượng chưa nhiều. Khai thác than lộ thiên làm biến đổi địa hình, biến đổi mạng lưới thủy văn và hệ thống dòng chảy mặt, làm suy thoái và phá hủy thảm thực vật, ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Hoạt động khai thác, vận chuyển và sàng tuyển than tạo ra nhiều bụi, khí thải và tiếng ồn gây ô nhiễm môi trường khí trên một vùng rộng lớn của đô thị Hạ Long, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường của vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới. Thành phố Hạ Long là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Quảng Ninh có bờ biển dài 50 km tiếp giáp vịnh Hạ Long - Di sản thế giới (02 lần được UNESCO công nhận). Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này tại Hạ Long là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hạ Long, 2015). Hiện nay trên địa bàn thành phố Hạ Long đang có 9 mỏ khai thác than thuộc sự quản lý của 6 doanh nghiệp nhà nước, nhiều mỏ than khai thác trái phép, gây mất ổn định xã hội, làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản, ảnh hưởng đến môi trường và sử dụng đất tại địa phương. Để hoạt độngkhai thác than không làm ảnh hưởng đến môi trường vùng di sản, đến phát triển thành phố Hạ Long rất cần có những nghiên cứu sâu về thực trạng để đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. Đây là hướng tiếp cận mang tính cấp thiết về mặt khoa học và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại vùng than và tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định khả năng sử dụng đất sau khai thác than và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Các chính sách quản lý, sử dụng đất đai vùng than, tác động của hoạt động khai 1
  4. thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố du lịch Hạ Long. - Các loại đất thuộc vùng than thành phố Hạ Long và vùng chịu ảnh hưởng lan toả gồm: + Đất khai trường, đất bãi thải đang đổ thải, và đất mặt bằng sân công nghiệp + Đất bãi thải đã kết thúc đổ thải (các khu vực kết thúc đổ thải để chuyển sang giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường (CTPHMT), các moong đã kết thúc khai thác và đất đã hoàn thành việc CTPHMT. + Đất nông nghiệp và phi nông nghiệp còn lại của vùng than (đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất ở đô thị, đất sản xuất kinh doanh, đất quốc phòng, đất nghĩa trang, đất mặt nước). - Một số mô hình cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải bằng các loại cây trồng. 1.3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu chính được giới hạn trong phạm vi vùng than (vùng quy hoạch khai thác than) nằm trong địa giới hành chính của 05 phường gồm: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hà Lầm và Hà Trung có tổng diện tích 3.441,31ha chia ra các khu vực như sau: - Vùng than gồm: + Khu vực đang khai thác than: Khu vực khai trường, khu vực bãi thải đang đổ thải và mặt bằng sân công nghiệp (Chứa than sau khi khai thác), thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc tại thành phố Hạ Long (diện tích là 1.495,83 ha). + Khu vực đã kết thúc khai thác than và kết thúc đổ thải với diện tích là 598,44 ha. + Khu vực chưa khai thác than (nằm trong ranh giới quy hoạch vùng than) thuộc quyền quản lý hành chính của địa phương (diện tích là 1347,04 ha). - Vùng chịu ảnh hưởng của khai thác than: là khu vực ngoài vùng than bị tác động ảnh hưởng lan tỏa của hoạt động khai thác than từ các khai trường. Phạm vi thời gian: Giới hạn trong giai đoạn 2010 - 2017. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định các tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất, môi trường nước, cảnh quan đô thị thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất các mô hình phục hồi đất sau khai thác than và giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái tại những vùng có hoạt động khai thác than theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đặc biệt là đất sau khai thác than, giảm thiểu tối đa tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đánh giá được thực trạng, biến động sử dụng đất và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng đất ở vùng than, những tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất, môi trường nước, cảnh quan thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định một số mô hình thực tế có khả năng cải tạo, phục hồi bãi thải sau khai thác than và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất đất vùng than tại thành phố hạ Long theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái cho thành phố du lịch Hạ Long. 2
  5. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÙNG THAN Đất đai là tài nguyên cơ bản, không thể thiếu trong cuộc sống bền vững trên trái đất, đồng thời đất đai cũng là tài sản quốc gia, là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường. Sử dụng hợp lý đất đai vùng than là việc sử dụng đất theo quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch sau khai thác than với diện tích và loại hình sử dụng phù hợp, đảm bảo chất lượng đất sau khi cải tạo phục hồi, nâng cao độ phì nhiêu của đất, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững, sinh thái, cảnh quan, bảo vệ môi trường hiệu quả. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÙNG THAN Nghiên cứu quản lý, sử dụng đất đai tại một số nước trên thế giới như: Úc, Mỹ, Đức, Trung Quốc để chọn lựa được những vấn đề thực tiễn đã áp dụng có hiệu quả ở các nước có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Qua nghiên cứu các tài liệu nước ngoài cho thấy, công tác quản lý, sử dụng đất và CTPHMT ở các nước nêu trên đều đạt được những kết quả tốt, đưa khu mỏ vào việc tái sử dụng đất một cách hiệu quả, thực sự phục vụ cho cộng đồng dân cư quanh khu mỏ. Thành công này chủ yếu do các bên liên quan có kế hoạch CTPHMT ngay từ khi bắt đầu khai thác than và được thực hiện một cách nghiêm túc đồng thời với quá trình khai thác, nên khi kết thúc khai thác ĐSKT được đưa vào sử dụng ngay với việc cải tạo các khu khai thác than thành các trung tâm du lịch, giải trí, thể thao, trên cơ sở các giải pháp chung. Công tác quản lý đất đai tại các vùng có hoạt động khai thác than ở Việt Nam tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên Việc quản lý sử dụng đất đai vùng than được thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật tuy nhiên việc thực hiện chính sách đất đai của mỗi địa phương cũng khác nhau. Hệ thống chính sách về quản lý, sử dụng đất cho các tổ chức khai thác than, chính sách về cải tạo, phục hồi môi trường chưa phù hợp thực tiễn. Trong các văn bản pháp lý có liên quan đến hoàn thổ phục hồi môi trường, quy hoạch sử dụng đất sau khai thác chỉ đề cập đến trách nhiệm bảo vệ môi trường, hoàn thổ phục hồi môi trường và sử dụng đất sau khai thác của các mỏ đang hoạt động, các mỏ đã ngừng hoạt động mà chưa đề cập đến đối với những trường hợp các chủ thể hoạt động khai thác than bị phá sản, bị thu hồi giấy phép hoạt động, các khu vực khai thác trái phép 2.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÙNG THAN Tập trung tổng quan một số công trình nghiên cứu trên thế giới, trong nước và đặc biệt là một số công trình nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh về cải tạo phục hồi môi trường, trồng cây hoàn thổ bãi thải của Bjugstad (1973), Bjugstad and Whitman (1982), Rathore (1993), Rathore and Wright (1993), Avílio and Sergio (1996), Prakash and Gupta (1998), Limpitlaw et al. (2001), Bella et al. (2005), Sarma and Kushwaha (2005), 3
  6. Jiang and Liu (2009), (Bullock et al., 2011), Charles et al. (2016), Rahul et al. (2017), Trên thế giới, nghiên cứu về tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất được thực hiện lồng ghép với phân tích biến động của hoạt động khai khoáng. Vì vậy, nghiên cứu tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất sẽ được thực hiện dựa trên phân tích các nghiên cứu về sự biến động sử dụng đất do hoạt động khai thác một số khoáng sản (vàng, đồng, thiếc, ). 2.4. NHẬN XÉT CHUNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu - Hoạt động khai thác thác than đã xuất hiện từ khá sớm trên thế giới. Gắn liền với lợi ích kinh tế mà hoạt động này mang lại là những hậu quả về sử dụng đất, môi trường và cảnh quan. - Mục tiêu của quản lý sử dụng đất sau khai thác tại vùng than nhằm mục đích định hướng sử dụng đất hiệu quả, cải tạo và phục hồi môi trường sau khi hoạt động khai thác than kết thúc. - Cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác than là nhu cầu tất yếu khi tác động của hoạt động khai thác than ngày càng phức tạp. 2.4.2. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài - Tình hình quản lý, sử dụng đất đai vùng than với trọng tâm chính là quản lý đất cho hoạt động khai thác than cho doanh nghiệp thuê đã chặt chẽ chưa. - Tác động của các hoạt động khai thác than tới sử dụng đất, môi trường và cảnh quan do đó cần có đánh giá tổng thể về các tác động này trong đó làm rõ yếu tố nào bị tác động nhiều nhất để đưa ra giải pháp khắc phục ưu tiên trong vấn đề phục hồi môi trường đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sử dụng đất vùng khai thác than Hạ Long. - Định hướng sử dụng đất đai vùng than với việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản trong quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long đã thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp chung và các giải pháp cụ thể đối với các khu vực: đang khai thác than; đã kết thúc khai thác; chưa khai than và khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt đồng khai thác than đối với thành phố Hạ Long. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm vùng than tại thành phố Hạ Long - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; - Điều kiện kinh tế - xã hội; - Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ Long. 3.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than - Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai; - Thực trạng sử dụng đất đai vùng than; - Đánh giá những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và nguyên nhân. 3.1.3. Tác động của khai thác than đến sử dụng đất, môi trƣờng và cảnh quan tại thành phố Hạ Long - Tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất; - Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường nước; 4
  7. - Tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan; - Ứng dụng mô hình AHP để đánh giá tác động tổng hợp của khai thác than tới sử dụng đất, môi trường và cảnh quan; - Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân. 3.1.4. Định hƣớng sử dụng đất đai vùng than than - Định hướng sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long; - Phân vùng chức năng sử dụng đất đai vùng than thành phố Hạ Long; - Theo dõi, đánh giá mô hình cải tạo đất, phục hồi bãi thải sau khai thác than; - Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân; - Định hướng không gian sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan sau khai thác. 3.1.5. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than - Căn cứ đề xuất giải pháp; - Nhóm giải pháp chung; - Nhóm giải pháp cụ thể: + Nhóm các giải pháp đối với khu vực kết thúc khai thác than; + Nhóm các giải pháp đối với khu vực đang khai thác than; + Nhóm các giải pháp đối với khu vực chưa khai thác than; + Nhóm giải pháp đối với vùng ảnh hưởng của khai thác than tại thành phố Hạ Long. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Thu thập tài liệu, số liệu đã có và đã được ban hành liên quan tới điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khai thác than, quản lý sử dụng đất, phục hồi môi trường tại vùng than thành phố Hạ Long. 3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu Việc chọn điểm nghiên cứu trong đề tài bao gồm: chọn vùng, chọn hộ và chọn mô hình sản xuất để theo dõi, đánh giá trong 2 năm 2014 - 2015. * Chọn vùng nghiên cứu: Trong luận án, chọn vùng nghiên cứu tại khu vực đang có hoạt động khai thác than diễn ra và những bãi thải của hoạt động khai thác than tại các phường phía Bắc của thành phố Hạ Long (Hà Khánh, Hà Phong, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, trong đó bãi thải Nam Lộ Phong thuộc phường Hà Tu). Trong vùng than chia làm 3 khu vực gồm: + Khu vực đang khai thác than: Khu vực khai trường, khu vực bãi thải đang đổ thải, mặt bằng sân công nghiệp (Chứa than sau khi khai thác), ; + Khu vực đã kết thúc khai thác than và kết thúc đổ thải, ; + Khu vực chưa khai thác than (nằm trong ranh giới quy hoạch vùng than). 3.2.3. Phƣơng pháp điều tra và thu thập số liệu sơ cấp Đã điều tra 100 hộ dân ở vùng khai thác than và vùng lân cận tại các phường Hà Lầm, phường Hà Khánh, phường Hà Phong, Hà Tu và Hà Trung về các nội dung chính: (1) Mức độ tác động từ hoạt động khai thác than (ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất). (2) Mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến các loại hình sử dụng đất (biến động; suy thoái rừng, suy giảm chất lượng đất nông nghiệp; sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất; sự biến đổi nước sinh hoạt, nước biển ven bờ, nước sông suối, nước ngầm, địa hình âm, địa hình dương; sự thay đổi đường bờ. 5
  8. Bảng 3.1. Phân bổ các hộ điều tra ở các khu vực nghiên cứu STT Khu vực điều tra theo mục đích Địa bàn phƣờng Số lƣợng 1 Khu vực sản xuất nông nghiệp Hà Phong 20 2 Khu vực dân cư gần mỏ khai thác hầm lò Hà Lầm 40 3 Khu vực nước thải mỏ chảy ra suối, biển Hà Phong, Hà Tu 20 4 Khu vực có sử dụng nước ngầm Hà Phong, Hà Tu, Hà 20 Lầm, Hà Khanh, Hà Trung Tổng số phiếu 100 Điều tra bằng phiếu 30 cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT, NN&PTNT, Công thương, 30 cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ tại bãi thải Chính Bắc và Lộ Phong. 3.2.4. Phƣơng pháp lấy mẫu, phân tích đất và nƣớc Mẫu nước được lấy tại vùng nghiên cứu vào 2 thời điểm năm 2016 (đặc trưng cho mùa khô và giữa mùa mưa), tại các điểm đặc trưng, tiêu biểu cho từng khu vực chịu tác động ô nhiễm cao do hoạt động khai thác than và khả năng lan truyền, phát tán ô nhiễm: ô nhiễm đất từ các bãi thải đến khu vực sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm nước từ khu vực nguồn thải mỏ đến nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ như tại các điểm tiếp 3.2.5. Phƣơng pháp phân tích thứ bậc (AHP) AHP là một mô hình phân tích đa cấp được đề xuất bởi Saaty (1980). AHP dựa trên việc tổng hợp các cặp và các nguyên tắc chính: Phân tích, so sánh và tổng hợp. AHP phân tích các vấn đề phức tạp theo các cấp thứ bậc. Phương pháp AHP được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, tài nguyên và cảnh quan vùng than Hạ Long. Trong nghiên cứu này chỉ đánh giá tác động tới môi trường đất, môi trường nước và sự biến đổi cảnh quan. 3.2.6. Phƣơng pháp theo dõi mô hình Nghiên cứu mô hình trồng cây cải tạo bãi thải Nam Lộ Phong, bãi thải Chính Bắc. Diện tích theo dõi 500 m2/mô hình. Đánh giá các chỉ tiêu như tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng (thông qua phân tích đường kính, chiều cao của các loài cây trồng. 3.2.7. Phƣơng pháp biên tập bản đồ và thống kê số liệu Sử dụng bộ phần mềm Microstation và Mapping Office chuẩn hóa bản đồ hiện trạng sử dụng đất thành phố Hạ Long các năm 2010, 2015, 2017, biên tập 03 bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng than các năm 2010, 2015, 2017 theo ranh giới quy hoạch vùng khai thác than. Từ đó xác định được biến động đất đai vùng than giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017. 3.2.8. Phƣơng pháp phân tích SWOT Khung phân tích SWOT được sử dụng trong luận án dựa trên quá trình điều tra phiếu phỏng vấn người dân, cán bộ tại các doanh nghiệp khai thác than và tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, cán bộ quản lý nhà nước các cơ quan và chính quyền địa phương được lựa nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sử dụng đất cho các tiểu vùng tại vùng than tại thành phố Hạ Long. 6
  9. 3.2.9. Phƣơng pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải pháp (PSR) Khung PSR sử dụng trong luận án nhằm làm nổi bật sự tương tác giữa con người và đất đai, đồng thời dự báo xu hướng thay đổi của mối liên hệ đó. Mặt khác, mối liên hệ giữa con người và đất đai luôn thay đổi nên sự tác động giữa chỉ thị áp lực và đáp ứng là tương tác hai chiều. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG THAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Vùng than tại thành phố Hạ Long nằm trong bể than Quảng Ninh có diện tích 3.441,3 ha và được gọi là vùng than Hòn Gai (theo quy định của Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam). Trong thành phố Hạ Long, vùng than nằm ở phía Bắc và Đông Bắc thành phố thuộc ranh giới hành chính các phường Hà Lầm, Hà Tu, Hà Trung, Hà Phong, Hà Khánh. Địa hình vùng than đa dạng và phức tạp được chia thành 3 vùng rõ rệt (đồi núi, ven biển và hải đảo). Trên địa bàn vùng than có suối Hà Tu, suối Hà Lầm, suối Lộ Phong, suối Hà Khánh. Hiện tại trên vùng than vẫn còn 6.985,58 ha rừng, độ che phủ rừng đạt 28,8%. 4.1.2. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ Long Vùng than tại thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế chú trọng phát triển công nghiệp khai thác than và du lịch. Sản lượng than năm 2017 đạt 6,625 triệu tấn. Khai thác than và du lịch là hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo của thành phố Hạ Long. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than đã và đang gây nhiều ảnh hưởng tới môi trường từ đó có ảnh hưởng xấu tới hoạt động du lịch. 4.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT VÙNG THAN 4.2.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đất đai Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long luôn phối hợp chặt chẽ để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý việc cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai chung tuy nhiên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi quản lý đất các khu mỏ than được giao quản lý. 4.2.2. Thực trạng sử dụng và biến động đất đai vùng than Vùng than tại thành phố Hạ Long được hình thành sau khi thăm dò khoáng sản dưới lòng đất, theo đó vùng than có diện tích 3.441,31 ha, nằm trên địa bàn quản lý hành chính của 05 phường gồm Hà Lầm, Hà Tu, Hà Trung, Hà Phong và Hà Khánh. Trong quá trình sử dụng đất, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác than tiến hành khai thác theo từng khu vực, tạo thành các khu mỏ tùy thuộc vào trữ lượng than dưới lòng đất. Xét về diện tích bề mặt, vùng than hiện nay gồm 09 loại hình sử dụng đất theo hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hạ Long với chủ yếu là đất cho hoạt động than với diện tích là 2.094,27 ha. 7
  10. Bảng 4.1. Biến động sử dụng đất tại vùng than giai đoạn 2010 - 2017 Biến động Tỷ lệ biến Năm Năm Năm diện tích giai động TT Loại đất 2010 2015 2017 đoạn 2010 - 2017/2010 2017 (ha) (%) 1 Đất khai thác than (SKS) 1354,14 1831,83 2094,27 +740,13 +35,34 2 Đất rừng phòng hộ (RPH) 351,03 303,25 336,12 -14,91 -4,44 3 Đất rừng sản xuất (RSX) 1162,21 939,55 656,71 -505,5 -76,97 - Độ che phủ rừng, % 43,97 36,11 28,85 -15,12 4 Đất ở đô thị (ODT) 161,33 177,59 158,73 -2,6 -1,64 5 Đất sản xuất kinh doanh (SKC) 78,65 85,65 89,92 +11,27 +12,53 6 Đất quốc phòng (QPH) 15,12 25,85 26,94 +11,82 +43,88 7 Đất nghĩa trang (NTD) 21,12 22,17 22,38 +1,26 +5,63 8 Mặt nước (MNC) 38,11 55,42 56,24 +18,13 +32,24 9 Đất chưa sử dụng (CSD) 259,6 0 0 -259,6 -100,00 Tổng số 3441,31 3441,31 3441,31 Hiện nay trong khu vực nghiên cứu có 9 mỏ than do nhà nước quản lý đang hoạt động. Hầu hết các mỏ này tập trung ở Đông Bắc thành phố Hạ Long, là khu vực đầu nguồn của các sông, suối. Một số khu vực khai thác và nhiều công trình phụ trợ như các bãi chứa than, xưởng cơ khí, nhà sàng tuyển, đường vận chuyển than nằm trong khu vực đô thị, xen lẫn với khu dân cư. Do đặc thù của khu vực khai thác than nằm độc lập xa khu dân cư nên việc các doanh nghiệp khai thác làm biến động đất khai thác than đang diễn ra hàng ngày tại các mỏ. Rất nhiều vấn đề khai thác ngoài ranh giới thuê đất đã diễn ra trong thời gian dài nhưng phương pháp quản lý truyền thống chưa đủ công nghệ để có thể giám sát sự biến đổi này, trong tương lai cần có các biện pháp giám sát sử dụng đất như công nghệ viễn thám hoặc thiết bị bay chụp có khả năng giám sát biến động liên tục và tức thì để nâng cao hiệu quả quản lý nước về đất đai. 4.3. TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT, MÔI TRƢỜNG VÀ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG 4.3.1. Tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất Hoạt động khai thác than là nguyên nhân gây biến động sử dụng đất của thành phố Hạ Long nói chung và vùng than nói riêng. Tại vùng than, đất cho khai thác than luôn biến động theo từng giai đoạn. Trong giai đoạn 2010 – 2017 tổng diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha. Việc khai thác than dẫn tới suy thoái rừng, suy giảm chất lượng đất nông nghiệp, sạt lở, xói mòn, rửa trôi đất. 4.3.2. Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trƣờng nƣớc Để xác định ảnh hưởng của khai thác than tới chất lượng đất NCS đã tiến hành lấy mẫu với vùng lõi (vùng khai thác than), vùng đệm (vùng dân cư giáp ranh vùng than) và vùng ngoài (ngoài vùng than nhưng chịu tác động lan tỏa do hoạt động khai thác than) với khu vực trồng cây nông nghiệp khu vực khai thác than để phân tích pH và kim loại nặng (KLN) trong 9 mẫu đất. Số liệu phân tích cho thấy, hàm lượng của các KLN như As, Cd, Pb, Cu, Zn cơ bản đều ở mức cao hơn so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT. 8
  11. Theo kết quả phân tích mẫu cho thấy hàm lượng Pb cao, vượt quá giới hạn cho phép từ 1,67 - 1,80 lần. Hàm lượng As trong đất bãi thải vượt giá trị giới hạn cho phép từ 5,4- 9,45 lần. Đất nông nghiệp của thành phố Hạ Long chủ yếu để trồng hoa và rau màu, tập trung tại khu vực phường Hà Phong (cách chân bãi thải Nam Lộ Phong nơi gần nhất là 712m) nên nguy cơ đất bị ô nhiễm KLN là khá cao, kết quả phân tích cho thấy hàm lượng Cd và Pb đều vượt cao hơn so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT. 4.3.3. Tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan Hoạt động khai thác than dẫn đến sự thay đổi địa hình âm và địa hình dương, đặc biệt có xu hướng tăng cao (địa hình dương) do việc đổ dồn đất đá thải hàng năm của các mỏ đặc biệt là khai thác than lộ thiên. Bảng 4.2. Chênh lệch địa hình và độ dốc một số khu vực trong vùng than STT Mỏ than/ Bãi thải Độ cao trên bề mặt (+) Độ sâu (-) Độ dốc bãi thải 1 Bãi thải Nam Lộ Phong + 180 0 > 30o 2 Bãi thải Chính Bắc + 250 0 >30 o 3 Khu đổ thải mỏ than Núi Béo + 240 -132 > 30 o Hoạt động đổ đất đá thải ra biển và sự lắng đọng bùn đất cùng các chất thải rắn khác từ 2 bãi thải lớn của vùng than và các mỏ theo các sông ngòi, mương thoát nước đã làm thay đổi đới bờ và gây ô nhiễm biển ven bờ vịnh Hạ Long. 4.3.4. Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường và sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long đang ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp xử lý và quản lý hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý đất đai của thành phố Hạ Long nói riêng. 4.3.5. Nghiên cứu ứng dụng mô hình AHP để đánh giá tác động tổng hợp của khai thác than tới môi trƣờng và sử dụng đất vùng than Kết quả đánh giá tác động thành phần cho thấy hoạt động khai thác than tác động mạnh nhất đến sản xuất nông nghiệp và đất ở, tài nguyên nước và biến dạng cảnh quan. Qua kết quả phân tích chỉ số AHP và đánh giá phiếu hỏi của người dân địa phương về sự tác động của hoạt động khai thác than thì đất nông nghiệp và đất ở là nhóm bị tác động mạnh nhất, cụ thể là các yếu tố về sạt lở đất đá, đất đá thải ô nhiễm đất và nước sông suối là các yếu tố chi tiết chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hoạt động khai thác than tại thành phố Hạ Long. Vì vậy, cần nghiên cứ giải pháp có những chính sách và định hướng nhằm giảm thiểu những tác động trên. 4.4. ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÙNG THAN 4.4.1. Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản trong quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long Căn cứ theo Quyết định số 60 QĐ-TTg ngày 09 01 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ sớm kết thúc khai thác các mỏ lộ thiên khu vực Hòn Gai (mỏ Núi Béo năm 2017, mỏ Hà Tu năm 2018, mỏ Suối Lại năm 9
  12. 2015) để tiến hành hoàn nguyên môi trường, trả lại cảnh quan cho phát triển thành phố Hạ Long. 4.4.2. Phân vùng chức năng sử dụng đất phục vụ cải tạo, phục hồi môi trƣờng vùng than Dựa trên nguyên tắc và các tiêu chí đã đề cập ở trên, toàn bộ vùng than thành phố Hạ Long được phân chia thành 15 tiểu vùng chức năng khác nhau với những đặc trưng riêng biệt. 4.4.3. Xác định, đánh giá một số mô hình cải tạo đất đối với khu vực kết thúc khai thác than 4.4.3.1. Hiện trạng các bãi thãi vùng than a. Cấp độ bãi thải Cấp 1: Thời gian kết thúc đổ thải từ 1 - 5 năm, trên bãi thải chưa có sự phục hồi của thực vật. Cấp 2: Thời gian kết thúc đổ thải từ 5 -10 năm, trên bãi thải xuất hiện một số loài thực vật tiên phong như cỏ le, chè vè, lau chít, và 1 số loại cây bụi như đậu 3 lá, dẻ ngọn, thao kén nhưng mọc không đều mà thường tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi hơn, ẩm và gần các dải rừng cũ. Cấp 3: Thời gian kết thúc đổ thải >10 năm, trên bãi thải xuất hiện một số loại cây bụi phát triển thành khóm nhỏ như bù cu vẽ, thẩu tấu, sim, mua sau đó xuất hiện 1 vài loại cây gỗ nhỏ như đuôi lươn tía, cà muối, sơn ta, bông bạc b. Thành phần và đặc điểm bãi thải tại vùng than - Đá thải chiếm tới trên 90% tổng số vật liệu thải (có đường kính > 2mm). - Đất có trong bãi thải chiếm < 10% tổng số vật liệu thải. Có thể phân sườn bãi thải thành các lớp như sau: - Từ mặt bãi thải xuống đến độ sâu khoảng 1,5 m tập trung chủ yếu các loại đá có kích thước nhỏ (bụi lắng, cát, dăm sỏi), tỉ lệ các loại đá đường kính hạt nhỏ hơn 15mm chiếm 40 - 50%. c. Thực trạng cải tạo phục hồi bãi thải sau khai thác than Một số bãi thải trong vùng than của thành phố Hạ Long đã được quy hoạch và sử dụng giải pháp sinh học nhằm cải tạo và phục hồi môi trường. Trong đó, để ổn định sườn bãi thải thì giải pháp trồng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm vào tháng 10 2007 tại sườn phía Tây bãi thải Chính Bắc - Công ty CP than Núi Béo và khu vực sườn của bãi thải Nam Lộ Phong. Sau thời gian trồng, khu vực sườn bãi thải thử nghiệm không có biểu hiện sạt lở. 4.4.3.2. Mô hình xây dựng công trình chống sạt lở bãi thải Công trình đắp đê ngăn đất chân bãi thải Nam Lộ Phong. Công trình Cải tạo xây kè hai bên suối Lộ Phong chiều dài suối 2.500 m, chiều cao kè 2,5m, chiều rộng kè trung bình 1,4m. Công trình đào đập chắn đất chân bãi thải Chính Bắc và vỉa 10 chiều dài đập 75 m, chiều rộng mặt đập 4m, chiều cao đập 12 m. 10
  13. 4.4.3.3. Mô hình trồng cây cải tạo bãi thải a. Mô hình trồng cây lâm nghiệp phủ xanh bãi thải Bảng 4.3. Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây lâm nghiệp Tiểu vùng Loài cây cải Diện tích STT Địa điểm triển khai Thời gian theo dõi chức năng tạo bãi thải (ha) Nam Lộ 1 Vỉa 6 mỏ Núi Béo Keo lai 1,3 6/2013 - 6/2014 Phong (TV5) 2 Chính Bắc Vỉa 3 Mỏ Hà Tu Keo lá tràm 0,9 3/2013 - 3/2014 Sườn cánh tây 3 Chính Bắc Keo tai tượng 2,1 10/2013 - 10/2014 Mỏ Núi Béo Khu 2 4 Tân Lập Thông mã vĩ 2,5 4/2014 - 4/2015 Mỏ Tân Lập Khu 5 5 Tân Lập Phi lao 1,8 6/2014 - 6/2015 Mỏ Tân Lập Bảng 4.4. Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trƣởng của cây lâm nghiệp trên bãi thải Loài cây Keo lai Keo lá Keo tai Thông Phi lao Chỉ tiêu theo dõi tràm tƣợng mã vĩ 3 tháng 93,12 86,10 78,69 89,20 88,30 Tỷ lệ cây sống 6 tháng 90,02 82,33 73,02 85.33 79,14 sau khi trồng 1 9 tháng 86,59 79,63 66,58 82,63 74,85 năm (%) 12 tháng 84,36 66,19 62,29 74,23 70,89 Đường kính gốc Cây giống 0,6 >0,4 > 0,5 0,45 > 0,7 trung bình DTB Sau trồng 12 tháng 1,07 1,22 1,23 0,88 1,32 (cm) Chiều cao ngọn Cây giống 40 - 45 35- 40 35-40 30-35 > 80 trung bình HTB Sau trồng 12 tháng 88 69 72 62 123 (cm) b. Mô hình trồng cây nhiên liệu lấy dầu trên đất bãi thải Bảng 4.5. Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây nhiên liệu lấy dầu STT Tiểu vùng Địa điểm triển khai mô hình Loài cây cải Diện Thời gian chức năng tạo bãi thải tích theo dõi (ha) Mặt bằng điểm +235 6/2013- 1 Chính Bắc Đậu dầu 0,3 Mỏ Núi Béo 5/2016 Mặt bằng điểm +235 6/2013- 2 Chính Bắc Trẩu 0,8 Mỏ Núi Béo 5/2016 Mặt bằng điểm điểm +235 6/2013- 3 Chính Bắc Sở 0,9 Mỏ Núi Béo 5/2016 Mặt bằng điểm điểm +235 6/2013- 4 Chính Bắc Cọc rào 1,0 Mỏ Núi Béo 5/2016 11
  14. Kết quả trên chỉ là bước đầu bởi các loài cây trồng có chu kỳ sinh trưởng dài, chưa tới tuổi ra hoa, kết quả nên chưa đánh giá được khả năng cung cấp dầu, khả năng cải tạo môi trường và hiệu quả kinh tế. Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trƣởng của cây cây nhiên liệu lấy dầu Loài cây Đậu Trẩu Sở Cọc rào dầu Tỷ lệ cây sống sau 12 tháng 98,12 83,67 95,30 72,35 khi trồng 3 năm (%) 24 tháng 97,20 70,35 90,63 52,92 36 tháng 96,7% 66,19 86,22 34,25 Đường kính gốc Cây giống 0,5 0,3 0,3 0,5 trung bình DTB (cm) Sau trồng 12 2 1 1,2 0,8 tháng Chiều cao ngọn Cây giống 40 - 45 35 - 40 35-40 40-45 trung bình HTB (cm) Sau trồng 12 182 137 110 92 tháng c. Mô hình cây phủ xanh, cải tạo chất lượng đất Bảng 4.7. Quy mô sử dụng đất mô hình trồng cây phủ xanh, cải tạo chất lƣợng đất STT Tiểu vùng chức Địa điểm triển Loài cây cải Diện tích Thời gian năng khai mô hình tạo bãi thải (ha) theo dõi Sườn cánh Đông 1/2015 - 1 Chính Bắc Cốt khí 0,3 Mỏ Núi Béo 12/2015 Khu đổ thải K3 1/2015 - 2 Nam Lộ Phong Sắn dây dại 0,5 Mỏ Hà Tu 12/2015 1/2015 - 5 Nam Lộ Phong Khu T2 Mỏ Hà Tu Bìm bìm 0,2 12/2015 So sánh mức độ cải tạo đất của ba loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải thì khả năng cải tạo đất của Cốt khí là tốt nhất, tiếp đến Bìm bìm và cuối cùng là Sắn dây dại. Kết quả này là sự tích hợp của một số cơ sở khoa học tạo nên như khả năng cố định đạm sinh học ở rễ cây của Cốt khí là tốt nhất; khối lượng vật rơi rụng trả lại chất hữu cơ cho đất của Cốt khí là cao nhất và của Sắn dây dại là thấp nhất. Bảng 4.8. Tỷ lệ sống của cây cải tạo đất của cây phủ xanh, cải tạo chất lƣợng đất Loài cây Cốt khí Sắn dây dại Bìm bìm 3 tháng 93,12 86,10 78,69 Tỷ lệ cây sống sau 6 tháng 90,02 82,33 73,02 khi trồng 1 năm (%) 9 tháng 86,59 79,63 66,58 12 tháng 84,36 66,19 62,29 12
  15. d. Mô hình trồng cây chống xói lở bãi thải Bảng 4.9. Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây chống xói lở bãi thải STT Tiểu vùng Địa điểm triển khai mô Loài cây cải Diện Thời gian chức năng hình tạo bãi thải tích (ha) theo dõi 1 Chính Bắc Sườn cánh Tây Cỏ Hương bài 1,2 7/2014- Mỏ Núi Béo (Vetiver) 6/2015 2 Chính Bắc Sườn cánh Đông 0,5 6/2014- Cỏ đót Mỏ Núi Béo 6/2015 3 Chính Bắc Mặt bằng điểm +235 0,6 3/2013- Dương xỉ Mỏ Núi Béo 3/2014 Bảng 4.10. Tỷ lệ sống và khả năng cải tạo đất của cây chống xói lở bãi thải Cỏ Hương bài Loài cây Cỏ đót Dương xỉ (Vetiver) Tỷ lệ cây sống sau khi 3 tháng 81,22 78,24 70,33 trồng 1 năm (%) 6 tháng 75,16 70,01 56,14 9 tháng 70,21 65,28 40,74 12 tháng 68,38 61,43 35,22 4.4.3.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các mô hình So sánh mức độ cải tạo đất của ba loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải Nam Lộ Phong thì khả năng cải tạo đất của Keo là tốt nhất. Kết quả này là sự tích hợp của một số cơ sở khoa học tạo nên như khả năng cố định đạm sinh học ở rễ cây của Keo là tốt nhất; khối lượng vật rơi rụng trả lại chất hữu cơ cho đất của Keo là cao nhất và của Thông nhựa là thấp nhất. 4.4.4. Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân Công tác cải tạo bãi thải và moong khai thác hiện nay mới chỉ được tiến hành với khối lượng nhỏ tại mỏ Núi Béo và Hà Tu. Tuy nhiên, vẫn còn thể hiện ở quy mô nhỏ và cục bộ đồng thời các thông số và giải pháp kỹ thuật cải tạo phục hồi môi trường chưa thống nhất cho các mỏ và chưa thực sự phù hợp với các văn bản pháp luật về lĩnh vực này. 4.4.5. Định hƣớng sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trƣờng và cải tạo cảnh quan sau khai thác Định hướng không gian vùng than được bố trí theo kết quả khung phân tích SWOT với 6 phân khu chức năng bao gồm: Bảo vệ và phát triển rừng (lồng ghép với phát triển hạ tầng du lịch) (K1), Phục hồi rừng tự nhiên (lồng ghép với cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường nước mặt và nước ngầm) (K2), Phát triển khai thác mỏ lộ 13
  16. thiên (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường; bảo vệ chất lượng nước ngầm và mặt; phát triển hạ tầng du lịch) (K3), Phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí (lồng ghép ngăn ngừa sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ phát triển rừng và tôn tạo cảnh quan đô thị) (K4), Phát triển đô thị (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở đất; cải tạo môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm và tôn tạo cảnh quan đô thị) (K5) và Phát triền khu công nghiệp (lồng ghép bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm; phát triển hạ tầng du lịch) (K6). Bảng 4.11. Khung phân tích Áp lực (P) - Hiện trạng (S) - Đáp ứng (R) cho 6 phân khu chức năng của vùng than Hiện Không Thực trạng STT trạng Áp lực (P) Đáp ứng (R) gian (S) khu vực Phát triển Khu vực - Do khai thác - Mất khả - Đề xuất mô hình cây và bảo vệ chưa than dẫn đến năng che phủ che phủ thích hợp rừng tự khai mất rừng bề mặt, nhằm cải tạo chất nhiên thác nhưng vẫn còn - Không có lượng đất và cải thiện than giữ được một tính ổn định ở môi trường; 1 số vùng rừng các khu vực - Tăng cường giải tự nhiên khai thác và pháp công trình ổn bãi thải định bãi thải - Cây trồng kém phát triển Phục hồi Khu vực - Do khai thác - Xói lở, xói - Chú trọng chính sách và phát đã kết mất toàn bộ mòn đất vùng đầu tư phát triển rừng triển rừng thúc diện tích rừng núi đầu nguồn phòng hộ; tự nhiên khai tự nhiên của vùng than; - Xử lý nghiêm những 2 thác - Mất khả đơn vị khai thác than năng che phủ trái phép gây tác động bề mặt; xấu tới khu vực rừng phục hồi; Khai thác Khu vực - Công tác - Hoạt động - Tăng cường quản lý mỏ lộ đang quản lý hoạt đổ thải diễn ra hoạt động khai thác, thiên khai động khai thác ngày càng đánh giá tác động môi thác không chặt chẽ mạnh; trường thường xuyên 3 than sẽ gây ảnh - Khai thác để xác định vị trí và hưởng xấu tới than dưới hình phạm vi tác động; môi trường thức lộ thiên sinh thái toàn vẫn tiếp tục vùng; diễn ra; 14
  17. Hiện Không Thực trạng STT trạng Áp lực (P) Đáp ứng (R) gian (S) khu vực Phát triển Khu vực - Quá trình sụt - Ô nhiễm bụi; Mặt bằng rộng và có du lịch và đã kết lún vẫn đang - Ô nhiễm cửa thể san lấp, nằm ở giải trí thúc diễn ra; sông ven biển trung tâm của vùng 4 khai - Gây tác động than nên có thể phát thác tiêu cực đến triển dịch vụ, vui chơi than lớp phủ thực giải trí vật bề mặt Mục đích Khu vực - Phân bố rải - Sạt lở, sụt - Có thể phát triển các phát triển đang rác trên toàn lún đất đá; hoạt động kinh tế với khu dân cư khai vùng than nên - Ô nhiễm quy mô nhỏ và vừa, thác việc quản lý không khí, - Tăng cường mối liên 5 và kiểm soát khói bụi; kết với các tiểu vùng sự phát triển - Nguồn nước lân cận phân khu này sinh hoạt bị ô là một thách nhiễm thức; Mục đích Khu vực - Tác động - Ô nhiễm - Đánh giá tác động phát triển chưa mạnh đến môi nước, đất, môi trường thường khu công khai trường do chất không khí từ xuyên; nghiệp: thác thải công chất thải công - Xử lý triệt để hoạt 6 chế biến, nghiệp; nghiệp; động xả thải bừa bãi; sàng lọc, - Diện tích hẹp - Mất khả - Có vành đai cây xanh nhiệt điện và không bằng năng che phủ giảm thiểu khói bụi phẳng; tự nhiên; Dựa trên kết quả phân tích PSR, sử dụng phiếu hỏi được thiết kế bằng thang đo Likert nhằm thu thập ý kiến đánh giá của người dân. Trong đó, nội dung gồm 4 mục, được lồng ghép với phần hỏi về tác động của hoạt động khai thác than tới các yếu tố tại khu vực nghiên cứu. Thang đo Likert được thiết kế để đánh giá cho điểm với các câu hỏi đóng. Mỗi đáp án sẽ được người dân cho điểm từ 1 đế 5 với mức độ ưu tiên tăng dần và điểm số sẽ tương ứng với mức độ ưu tiên và lựa chọn giải pháp đó. Qua phân tích có thể thấy mức điểm 5 được lựa chọn nhiều nhất cho định hướng phát triển và phục hồi rừng tự nhiên, sau đó tới phát triển dịch vụ, du lịch và giải trí. Người dân phần lớn không đồng ý với giải pháp khai thác mỏ lộ thiên vì theo ý kiến đánh giá của người dân, mặc dù khai thác than giải quyết được vấn đề kinh tế cho người dân 15
  18. địa phương nơi đây, tuy nhiên môi trường lại bị tác động mạnh mẽ từ hoạt động khai thác. Do đó, không nên phát triển loại hình sử dụng và khai thác này trong khu vực nghiên cứu. Từ kết quả trên, tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ đồng thuận của người dân trên địa bàn và tìm ra được định hướng ưu tiên. Hình 4.1. Điểm mức độ đồng thuận về điểm số của ngƣời dân địa phƣơng với mỗi định hƣớng đƣa ra Như vậy, trong 6 phương án được đưa ra thì định hướng phục hồi rừng tự nhiên nhận được điểm đồng thuận cao nhất (0,894 điểm) từ ý kiến phiếu khảo sát; bảo vệ và phát triển rừng là định hướng được lựa chọn cao thứ 2 (0,842 điểm); phát triển khu công nghiệp là định hướng ít phiếu khảo sát đồng tình (0,5 điểm). Ngoài ra, thang đo Likert cũng được dùng để đánh giá mức độ ưu tiên của các loại hình sử dụng đất, trong khuôn khổ luận án này thì đã có 09 loại hình được lựa chọn để người dân đánh giá và cho điểm. Trong 09 loại hình sử dụng đất được đưa ra cho cộng đồng dân cư đánh giá thì điểm đồng thuận của loại hình sử dụng đất trồng rừng và cải tạo bãi thải được cho điểm cao nhất (0,842 điểm), theo lý giải của người dân địa phương thì môi trường khu vực nghiên cứu khá nghiêm trọng, do đó khu vực bãi thải trong vùng khai thác than cần được cải tạo nhằm phục hồi chuỗi sinh thái và chất lượng môi trường trong khu vực khai thác và vùng lân cận. Loại hình sử dụng đất không được người dân đồng thuận là định hướng khai thác mỏ lộ thiên (0,286 điểm). Hoạt động khai thác trong quá khứ và hiện tại đã để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân khu vực khai thác than. Do đó kiến nghị của người dân là không được khai thác mỏ lộ thiên và cùng với đó là phải trồng rừng cải tạo môi trường, hoặc phát triển thành khu vui chơi giải trí cho cộng đồng cư dân khu vực đó. 16
  19. 0.842 0.9 0.782 0.778 0.724 0.754 0.8 0.67 0.7 0.654 0.6 0.5 0.37 0.4 0.286 0.3 0.2 0.1 0 Khu vui Điểm Thể thao Bảo tàng Tổ hợp Trồng Khai thác Khu dân Khu công chơi giải tham ngoài trời khu vui rừng cải mỏ lộ cư nghiệp trí cục bộ quan chơi giải tạo bãi thiên trí, thể thải thao, trò mạo hiểm và công viên Hình 4.2. Tổng hợp mức độ đồng thuận của cộng đồng cƣ dân đối với một số loại hình sử dụng đất tại vùng than thành phố Hạ Long Với thứ tự xếp hạng điểm đồng thuận các mục đích sử dụng đất chi tiết lần lượt là trồng rừng cải tạo độ phì và ổn định bãi thải (0,782 điểm); trồng rừng xử lý kim loại nặng (0,756 điểm); phát triển mặt bằng để đầu tư vào thể thao mạo hiểm (0,73 điểm); phát triển khu dân cư quy mô nhỏ (0,668 điểm); Khu sửa chữa máy và thiết bị khai thác mỏ (0,628 điểm); phát triển khu dân cư lớn (0,624 điểm); moong khai thác (0,594 điểm), và cuối cùng thấp nhất là phát triển sân gold (0,42 điểm). Như vậy mục đích sử dụng đất chi tiết được người dân đồng thuận phát triển trong tương lai đó là loại hình trồng rừng cải tạo độ phì và ổn định bãi thải. 4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN 4.5.1. Nhóm giải pháp chung 4.5.1.1. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất a. Giải pháp định hướng không gian sử dụng đất sau khai thác lồng ghép bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan vùng than) Trên cơ sở phân tích các vùng chức năng sử dụng đất tại vùng than và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho mỗi không gian thì định hướng sử dụng đất sau khai thác lồng ghép với bảo vệ môi trường tại vùng than được đề xuất theo 6 không gian phát triển riêng biệt: + Không gian I: Phát triển và phục hồi rừng (tập trung tại khu vực Hà Ráng), có kế hoạch cụ thể cho mỗi loại cây trồng và vị trí trồng nhất định, đồng thời tiến hành đánh giá và nhân giống những loài cây bản địa tại khu vực này nhằm bảo tồn nguồn gen và tăng khả năng sinh trưởng vá phát triển khi trồng nhân rộng; + Không gian II: Cải tạo và phục hồi, trồng bổ sung các cây có tầng tán cao để tăng độ che phủ và bảo vệ sự tồn tại của những loài tầng tán thấp đang tồn tại trong khu vực này, đồng thời cần cải tạo chất lượng môi trường đất, bảo vệ phát triển rừng và bảo vệ chất lượng nước sông Diễn Vọng. 17
  20. + Không gian III: Tiếp tục hoạt động khai thác than bền vững nhằm phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên tại vùng than, thường xuyên tiến hành đánh giá tác động môi trường của hoạt động khai thác than và có những hoạt động cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường cũng như lớp phủ mặt đất sau khai thác. + Không gian IV: Phát triển thành khu trung tâm vui chơi giải trí với các trò chơi mạo hiểm, khu vui chơi trẻ em, đồng thời phát triển công viên cây xanh. + Không gian V: Xây dựng hệ thống đô thị thông minh với các tòa nhà cao tầng hướng về phía biển sẽ là một đề xuất mang lại nhiều giá trị kinh tế và phù hợp với điều kiện của khu vực; ngoài ra, các khu nhà sinh thái cũng nên xây dựng tại khu vực Bắc suối Lại và nam suối Lại nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của những người cao tuổi khi về già. + Không gian VI: Phát triển thành khu công nghiệp tập trung, bên cạnh đó cần có giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước sông Diễn Vọng, bảo vệ chất lượng nước ngầm cho dân cư trong phân khu và vùng lân cận. b. Quy hoạch sử dụng đất sau khai thác Các bãi thải vùng than Hạ Long sau khi cải tạo, phục hồi hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong yêu cầu thiết kế cải tạo, phục hồi các bãi thải vùng Hạ Long cần có định hướng mục tiêu phục vụ nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất sử dụng. Việc thực hiện các mục tiêu trước mắt là cải tạo, phục hồi các bãi thải vùng than Hòn Gai đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mục tiêu lâu dài là biến các bãi thải nói trên thành làng sinh thái phục vụ trực tiếp cho cán bộ công nhân viên ngành Than và dân cư, đồng thời góp phần tôn tạo cảnh quan trong vùng. Vì vậy việc cải tạo các bãi thải không những căn cứ theo mục tiêu trước mắt mà phải định hướng cho mục tiêu lâu dài. Trên cơ sở không gian cảnh quan chung toàn vùng, với diện tích tổng thể của bãi thải Chính Bắc vào khoảng 200 ha, bãi thải Nam Lộ Phong khoảng 197,75 ha, việc cải tạo bãi thải có thể lựa chọn, dự kiến phương án định hướng quy hoạch kiến trúc, cảnh quan các bãi thải làng sinh thái theo như đề xuất sau đây: - Có thể xây dựng các khu công trình công cộng như: Nhà văn hoá, khu biệt thự cho thuê: Gồm các biệt thự thấp tầng (tối đa 2 tầng) làm khách sạn, nhà nghỉ cuối tuần, khu dịch vụ tổng hợp: bưu điện, chi nhánh ngân hàng và các cửa hàng dịch vụ khác phục vụ cho dân cư trong khu vực, Câu lạc bộ TDTT: sân cầu lông, bóng chuyền trong nhà, sân tennis và các khu chức năng khác (học võ, thể hình ) khu nhà hàng ăn uống, giải khát nhỏ - Khu xây dựng nhà ở với các lô đất xây biệt thự thấp tầng (tối đa 2 tầng) nên có hướng nhìn ra vịnh Hạ Long có cảnh quan thoáng, đẹp. - Khu công viên - tượng đài: Quy hoạch dành riêng khu cao nhất của bãi thải (mức +250m) để làm công viên - tượng đài và công viên mỏ ngoài trời với những thiết bị khai thác mỏ được giữ nguyên vị trí và hình mẫu khi kết thúc quá trình khai thác, nhằm cho khách du lịch có thể nhìn tổng thể về quá trình khai thác than và những dụng cụ dùng để khai thác than qua nhiều thời kỳ khác nhau, tạo điểm nhấn cho vùng đất mang đậm dấu ấn của “vàng đen”. 18
  21. Đối với các mỏ than chuẩn bị khai thác, cần thiết phải có quy hoạch sử dụng đất sau khai thác. Những khu vực được quy hoạch phát triển rừng cần phải thực hiện theo quy trình đã nói ở trên cho dạng bãi thải chưa ổn định và bãi thải có độ ổn định thấp. 4.5.1.2. Tạo dải phòng hộ bằng các vành đai cây xanh Vấn đề phòng chống ô nhiễm môi trường, chống sạt lở bãi thải Nam Lộ phong và Chính Bắc thì việc tạo các công trình quanh bãi thải các vùng khai trường khác là rất có tính khả thi cao. Việc tạo vành đai cây xanh không chỉ thực hiện ở vùng than thành phố Hạ Long mà cần thực hiện liên tiếp bao quanh vùng than Cẩm Phả. Ngoài để nguồn nước mặt của sông Diễn Vọng giảm ô nhiễm và cạn kiệt cần lập một vành đai bảo vệ bao quanh lưu vực thu nước của sông Diễn Vọng. Để bảo vệ nguồn nước dưới đất, tương tự như những giải pháp đã trình bày ở trên, cần lập một vành đai cây xanh chạy dọc theo miền phân thuỷ và miền cung cấp của đới ven biển. Vành đai này có hai tác dụng, vừa là miền cung cấp bổ sung trữ lượng nước dưới đất, vừa có tác dụng ngăn ngừa, phòng hộ đới chứa nước phía ngoài vành đai khỏi tác động của khai thác than và các hoạt động sản xuất khác. Vành đai này dự kiến chạy dọc theo đỉnh phân thuỷ địa phương từ phía Nam Loong Toòng chạy song song với quốc lộ 18 đến Khu 2, Khu 5, đến các đỉnh núi 117,8; 142; 150; lên phía Bắc đỉnh 183,7 và bao toàn bộ thung lũng Tân Lập bao cả hổ nước moong Hà Tu. 4.5.2. Nhóm các giải pháp cụ thể 4.5.2.1. Nhóm các giải pháp đối với khu vực kết thúc khai thác than a. Giải pháp quy hoạch bãi thải Việc quy hoạch bãi thải than có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảm bồi lắng trong vịnh Hạ Long. Các giải pháp quy hoạch bãi thải cụ thể được đề xuất như sau: - Sử dụng thung lũng tự nhiên có địa hình âm làm bãi đổ thải (bãi thải ngoài). - Sử dụng moong đã khai thác hết khả năng theo điều kiện kỹ thuật - kinh tế hiện nay làm bãi thải trong. Ưu thế: khả năng bảo vệ môi trường tốt, tiết kiệm chi phí vận chuyển đất đá thải; Khó khăn: điều kiện địa chất khu vực phức tạp. Quy hoạch sử dụng hợp lý cảnh quan: Kết quả phân tích và so sánh xói mòn tiềm năng và xói mòn thực tế trên các địa tổng thể lưu vực vịnh Cửa Lục là cơ sở khoa học cho việc định hướng khai thác cảnh quan hợp lý nhằm giảm thiểu xói mòn. Kết quả đánh giá đã khẳng định vai trò của lớp phủ thực vật đối với việc bảo vệ tính bền vững đối với xói mòn trên các cảnh quan. b. Giải pháp bố trí cây trồng thích hợp cải tạo đất bãi thải Từ việc theo dõi mô hình đã chọn được 6 cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt trên đất bãi thải, nhanh chóng phủ xanh bãi thải cấp 1 hạn chế sự xói mòn, rửa trôi và còn có tác dụng cải tạo đất: Cây Keo; Cỏ Vetiver; Cây Cọc; Cây Sở; Cây Đậu; Cây Cốt khí. Cần nhanh chóng bố trí trồng các loại cây trên tại các bãi thải nhằm phủ xanh, cải tạo đất góp phần ổn định bãi thải, nâng cao hiệu quả phục hồi môi trường vùng than. c. Giải pháp công trình chống sạt lở bãi thải Kết hợp với giải pháp trồng cây trên bề mặt thì việc xây dựng các ô vuông bằng chất liệu xi măng ven sườn các moong khai thác cần được tiến hành nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động chảy tràn trên bề mặt dẫn đến di chuyển các vật liệu đất đá ven sườn 19
  22. của moong khiến sạt lở xuống vùng đáy moong, đặc biệt là khu vực sườn của mỏ than Hà Tu, Đông Bắc và tại hai bãi thải Chính Bắc và Nam Lộ Phong. Sử dụng bãi thải trong là giải pháp kỹ thuật có hiệu quả lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt bảo vệ môi trường. Bởi lẽ, nếu bãi thải nằm trong vùng moong khai thác thì việc vận chuyển chất thải sẽ không diễn ra và không gây áp lực lên bề mặt, do đó trong lực của các lớp vật chất được phân bổ đều nên sẽ không xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá. d. Giải pháp tái sử dụng đất bãi thải sau cải tạo, phục hồi môi trường Với diện tích tổng thể của bãi thải Chính Bắc vào khoảng 200 ha, bãi thải Nam Lộ Phong khoảng 197,75 ha, việc cải tạo bãi thải có thể lựa chọn, dự kiến phương án định hướng quy hoạch kiến trúc, cảnh quan các bãi thải làng sinh thái theo như đề xuất sau đây: - Có thể xây dựng các khu công trình công cộng như: Nhà văn hoá, khu biệt thự cho thuê: Gồm các biệt thự thấp tầng (tối đa 2 tầng) làm khách sạn, nhà nghỉ cuối tuần, khu dịch vụ tổng hợp: bưu điện, chi nhánh ngân hàng và các cửa hàng dịch vụ khác phục vụ cho dân cư trong khu vực, Câu lạc bộ TDTT: sân cầu lông, bóng chuyền trong nhà, sân tennis và các khu chức năng khác (học võ, thể hình ) khu nhà hàng ăn uống, giải khát nhỏ - Khu xây dựng nhà ở với các lô đất xây biệt thự thấp tầng (tối đa 2 tầng) nên có hướng nhìn ra vịnh Hạ Long có cảnh quan thoáng, đẹp. - Khu công viên - tượng đài: Quy hoạch dành riêng khu cao nhất của bãi thải (mức +250m) để làm công viên - tượng đài và công viên mỏ ngoài trời với những thiết bị khai thác mỏ được giữ nguyên vị trí và hình mẫu khi kết thúc quá trình khai thác, nhằm cho khách du lịch có thể nhìn tổng thể về quá trình khai thác than và những dụng cụ dùng để khai thác than qua nhiều thời kỳ khác nhau, tạo điểm nhấn cho vùng đất mang đậm dấu ấn của “vàng đen”. 4.5.2.2. Nhóm các giải pháp đối với khu vực đang khai thác than a. Giải pháp quản lý việc cho thuê đất đối với các doanh nghiệp khai thác than Tổ chức giải phóng mặt bằng, cho thuê đất và phân chia trách nhiệm quản lý đất đai đối với các doanh nghiệp khai thác mỏ tại Hạ Long, chính quyền thành phố Hạ Long. Sở TN&MT giám sát chặt chẽ quy trình quy trình khai thác than, sử dụng đất đúng mục đích, khuyến khích các phương án CTPHMT đa mục tiêu, có định hướng sử dụng đất sau khai thác để có thể đạt hiệu quả cao và giảm thiểu chi phí quản lý và phục hồi sau khi đóng cửa mỏ. Đối với một số khu vực có yêu cầu cao về bảo tồn thiên nhiên và môi trường (di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, các khu vực đông dân cư v.v): có quy định riêng ràng buộc và cơ chế chính sách cụ thể, đảm bảo hạn chế tối đa việc xâm hại hoặc làm ô nhiễm, suy thoái môi trường, hạn chế tối đa việc đổ thải xuống vùng ven bờ vịnh Hạ Long. b. Giải pháp hạn chế tác động ô nhiễm môi trường của khu vực khai thác than đối với thành phố Hạ Long Hạn chế sự chiếm dụng đất đai trong khai thác than. 20
  23. Nhằm hạn chế sự chiếm dụng đất đai của khai thác lộ thiên có thể tiến hành những giải pháp sau: - Bố trí hợp lý tổng mặt bằng khu mỏ, tiết kiệm diện tích đất đai sử dụng, đặc biệt cần bảo vệ nghiêm ngặt vùng rừng tại mỏ Hà Giang; - Sử dụng bãi thải cao (tận dụng không gian thẳng đứng của bãi thải tới mức có thể) để giảm diện tích chiếm dụng, đồng thời đổ thải phân tầng, tránh tình trạng đổ thải xong mới đi cắt tầng, chống sạt nở như đã làm ở bãi thải Nam Lộ Phong và Chính Bắc; - Tận dụng tối đa chiều sâu khai thác lộ thiên nhằm thu hồi nhiều nhất tài nguyên lòng đất làm tăng hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng có sẵn trong khu mỏ, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư; - Sử dụng các khoảng trống đã khai thác làm bãi thải (bãi thải trong). Việc sử dụng bãi thải trong không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ môi trường mà còn mang lại hiệu quả đáng kể do rút ngắn cung độ vận tải đất đá. Hạn chế sự suy giảm môi trường đất trong khai thác than * Chống trôi lấp, sa mạc hoá đất canh tác do đất đá thải Trôi lấp cây cối ở vùng hạ lưu, sa mạc hoá đất canh tác ở những vùng nước thải từ mỏ chảy qua, bồi cạn lòng sông suối hạ nguồn, làm thay đổi và thu hẹp bồn thu nước đầu nguồn là những tác hại nghiêm trọng trong quá trình đổ thải trong khai thác than lộ thiên gây ra. Những biện pháp chủ yếu để hạn chế các tác hại này là: 1. Kết hợp đồng bộ quy hoạch đổ thải và quy hoạch thoát nước không chỉ trong phạm vi một khai trường, một mỏ mà trong phạm vi toàn vùng than Hạ Long; 2. Không đổ đất đá thải xuống sông Diễn Vọng, suối, các dòng chảy và đầu nguồn của chúng hoặc lấn biển vùng Vịnh Hạ Long; 3. Không để nước mưa tràn qua mặt bãi thải và sườn dốc bãi thải. Muốn vậy, mặt bãi thải phải có độ dốc 2 - 3 % hướng vào phía trong, nơi có hệ thống rãnh thoát nước (sát sườn núi), phía ngoài mép bãi thải phải có đê chắn cao 0,8 - 1,2 m, nhằm đảm bảo an toàn cho ôtô khi dỡ tải, đồng thời không cho nước mưa từ mặt bãi thải tràn xuống sườn bãi thải; 4. Không xả nước từ hệ thống mương rãnh thoát nước của mỏ vào bãi thải hoặc chân bãi thải; 5. Phía dưới chân bãi thải phải xây đê ngăn đất đá thải trôi xuống dưới hạ lưu. Cần tiến hành thường xuyên việc thu dọn đất đá trôi lấp phía thượng lưu đê chắn, nhất nhất là sau những đợt mưa lũ lớn; 6. Đối với bãi thải đã kết thúc, cần tiến hành kè chắn chân bãi thải bằng đá hôc, phủ kín cây xanh hoặc thảm cỏ trên bề mặt và sườn dốc bãi thải; 7. Đối với bãi thải cao, cần tiến hành thải theo phân tầng 30 - 50 m, nhằm tăng cường hệ số ổn định và giảm nguy cơ lún sụt hay sạt lở bãi thải; 8. Tận dụng tối đa khoảng trống khai thác để làm bãi thải trong khi có điều kiện: vỉa nằm ngang hay dốc thoải, vỉa kéo dài theo đường phương (phân khu vực khai thác theo phương thức cuốn chiếu), mỏ bao gồm nhiều khai trường phân tán nằm gần nhau, vỉa có dạng lòng chảo nông và kích thước mặt bằng lớn ; 21
  24. 9. Thường xuyên nạo vét lòng sông suối hạ nguồn, làm thông thoáng các dòng chảy và bồn thu nước đầu nguồn. * Chống xói lở và làm biến dạng bề mặt: Hiện tượng xói lở bề mặt đất thường gây ra bởi các dòng chảy tập trung của nước mưa và nước thải thoát từ mỏ ra. Ngoài hiện tượng xói lở, các hoạt động của khai thác lộ thiên còn gây ra biến dạng về mặt khác như đào đắp làm biến đổi bề mặt nguyên thuỷ, sạt lở các sườn dốc và bờ mỏ Những biện pháp chủ yếu để hạn chế các tác hại trên là: 1. Hệ thống thoát nước các mỏ cần được quy hoạch chung cho toàn vùng than, được xây dựng kiên cố và đảm bảo thoát nước kịp thời cho trận mưa lớn nhất, nước thoát ra từ mỏ phải được hoà mạng với hệ thống thuỷ văn tự nhiên của Hạ Long; 2. Sử dụng bãi thải trong (theo những điều kiện đã nói trên) là giải pháp kỹ thuật có hiệu quả lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt bảo vệ môi trường; 3. Quy hoạch đổ thải hợp lý. Dùng đất đá bãi thải vào thung lũng hoặc vào vị trí không gây ảnh hưởng đối với mạng thuỷ văn khu vực, đổ bãi thải cao để tiết kiệm diện tích, nếu mỏ gần bờ biển thì có thể dùng đất đá thải để lấn biển ; 4. Áp dụng các giải pháp nhằm ổn định các bờ dốc như chọn góc nghiêng và kết cấu bờ hợp lý, gia cố bờ (bằng vì neo, cọc nhồi, phun vữa bê tông, phủ xanh bề mặt ) khi bờ có điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn phức tạp, áp dụng nổ vi sai, nổ mìn tạo biên để không gây chấn động và giữ ổn định cho bờ mỏ; bố trí các đai bảo vệ và đai vận tải trên bờ hợp lý; 5. Tiến hành lấp mỏ sau khi kết thúc khai thác. Tuỳ theo vị trí địa hình cụ thể của khu mỏ mà quyết định phương án lấp mỏ. Có thể lấp toàn phần hoặc một phần (theo diện tích hoặc theo chiều sâu) tuỳ theo mục đích sử dụng. Có thể lấp mỏ bằng đất đất thải cũ hoặc đất đá khác, tuỳ theo điều kiện thực tế về địa hình bãi thải và khu mỏ, về kinh tế, kỹ thuật của mỏ; 6. Phủ xanh bãi thải và bờ mỏ bằng cây xanh hoặc thảm cỏ. 4.5.2.3. Nhóm các giải pháp đối với khu vực chưa khai thác than Lồng ghép quy trình CTPHMT và sử dụng đất sau khai thác vào hồ sơ mở cửa mỏ của doanh nghiệp: cần lồng ghép một số hoạt động CTPHMT ngay từ khi thiết kế cải tạo, mở rộng hay nâng công suất theo biện pháp quản lý kỹ thuật đề tài đề xuất trong 5 giai đoạn chủ yếu của công tác CTPHMT (bắt đầu ngay từ khâu lập dự án đầu tư và thiết kế cơ sở của mỏ than KTLT) như sau: - Giai đoạn 1: Xác định phương thức sử dụng đất sau khai thác than; - Giai đoạn 2: Trong quá trình thiết kế khai thác, phải thiết kế lồng ghép CTPHMT vào quá trình hoạt động khai thác theo mục tiêu sử dụng đất đã xác định; - Giai đoạn 3: Thực hiện các giải pháp kỹ thuật trong giai đoạn kết thúc khai thác để đảm bảo ổn định các bờ tầng và bãi thải; - Giai đoạn 4: Thực hiện và hoàn thiện việc CTPHMT theo mục tiêu sử dụng đất sau khai thác đã hoạch định; - Giai đoạn 5: Quan trắc và nghiên cứu quá trình phục hồi để có những điều chỉnh hợp lý nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa của hệ sinh thái. 22
  25. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong đó công nghiệp khai thác than và du lịch là hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo của thành phố Hạ Long. Thành phố có trữ lượng than đá lớn, sản lượng khai thác than có nhiều biến động và xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2017. Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đồng thời bảo vệ môi trường của di sản thế giới vịnh Hạ Long, công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường cần chặt chẽ hơn. (2) Vùng than tại thành phố Hạ Long gồm 9 mỏ, thuộc quản lý của 6 công ty khai thác. Tổng diện tích vùng than là 3.441,31 ha, trong đó khu vực đang khai thác than chiếm 43,47%, khu vực đã kết thúc khai thác than chiếm 17,39%, khu vực chưa khai thác chiếm 39,14% tổng diện tích vùng than. Diện tích đất khai trường sau khai thác và đất bãi thải cần CTPHMT là 368,05ha và 436,02 ha. Trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa có quy hoạch sử dụng đất sau khai thác than cho toàn vùng than tại thành phố nên cần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. (3) Các tác động khai thác than có ảnh hưởng đến tài nguyên đất, môi trường nước, cảnh quan thành phố Hạ Long. Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 ha và độ che phủ rừng trong vùng than giảm 15,12%. Chất lượng đất cũng chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm lượng các kim loại nặng trong đất như: As, Pb Cu, Zn và Cd tại khu vực bãi thải đã phục hồi và bãi thải đang đổ thải cao hơn nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe và Mn, chất rắn lơ lửng, COD trong nước tăng; pH nước mặt và nước ngầm giảm. Ngoài ra, hoạt động khai thác than cũng làm tăng nguy cơ sạt lở đất, bồi lấp sông, suối; biến đổi mạnh địa hình và ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố du lịch với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Kết quả phân tích chỉ số AHP và đánh giá qua phiếu điều tra của người dân và cán bộ địa phương về sự tác động của hoạt động khai thác than thì tài nguyên đất và sử dụng đất ở là nhóm bị tác động mạnh nhất, cụ thể là các yếu tố về sạt lở đất đá, đất đá thải ô nhiễm đất và nước sông suối là các yếu tố chi tiết chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hoạt động khai thác than tại thành phố Hạ Long, tiếp đó là nhóm yếu tố môi trường nước và cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. (4) Theo khả năng sử dụng đất, phục hồi đất sau khai thác than, theo định hướng, chức năng sử dụng đất có thể chia toàn vùng than thành phố Hạ Long thành 06 không gian phát triển (với 15 tiểu vùng chức năng): 1. Bảo vệ và phát triển rừng (lồng ghép với phát triển hạ tầng du lịch); 2. Phục hồi rừng tự nhiên (lồng ghép với cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường nước mặt và nước ngầm); 3. Phát triển khai thác mỏ lộ thiên (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường; bảo vệ chất lượng nước ngầm và mặt; phát triển hạ tầng du lịch); 4. Phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí (lồng ghép ngăn ngừa sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ phát triển rừng và tôn tạo cảnh quan đô thị); 5. Phát triển đô thị (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở đất; cải tạo môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm và tôn tạo cảnh quan đô thị); 6. Phát triển khu công nghiệp (lồng ghép bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm, phát triển hạ tầng du lịch). Đã xác định được 06 loại cây có khả năng phục hồi các khu 23
  26. vực kết thúc khai thác than (khu bãi thải dừng đổ thải) là: Cây Keo, cỏ Vetiver, cây Cốt khí, cây Cọc Rào, cây Sở, cây Đậu Dầu. 5) Các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than được đề xuất trên cơ sở định hướng không gian sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan trong đó sử dụng kỹ thuật PSR phân tích cho mỗi khu chức năng. Các nhóm giải pháp được đề xuất gồm: Nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp cụ thể đối với khu vực đang khai thác than, khu vực kết thúc khai thác than, khu vực chưa khai thác than và khu vực chịu ảnh hưởng của khai thác than tại thành phố Hạ Long. 5.2. KIẾN NGHỊ 1) UBND tỉnh Quảng Ninh cần sớm ban hành quy hoạch sử dụng đất sau khai thác cho toàn vùng than tại thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh. Sở TNMT Quảng Ninh và các cấp có thẩm quyền tại thành phố Hạ Long giám sát thực hiện chặt chẽ đối với công tác quản lý đất đai, CTPHMT và việc lập quy hoạch sử dụng ĐSKT than của các mỏ trên địa bàn khi ngừng hoạt động. Xây dựng chế tài xử phạt cho những hoạt động khai thác than trái phép hoặc khai thác xong không tiến hành CTPHMT trước khi trả lại đất cho địa phương quản lý. 2) Cần đầu tư cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng quản lý đất đai và môi trường tại thành phố Hạ Long nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất cho hoạt động khai thác khoáng sản than, cụ thể tại các khu vực như sau: + Đối với các khu vực đang khai thác than cần sử dụng đất và khai thác theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt và nghiêm túc thực hiện việc CTPHMT đồng thời trong quá trình khai thác; + Đối với khu vực đã kết thúc khai thác than (Bãi thải): cần tập trung thực hiện theo đúng quy hoạch bãi đổ thải, trồng cây thích hợp để phủ xanh, cải tạo đất, phục hồi môi trường, tái sử dụng đất sau khi đóng cửa mỏ; + Đối với khu vực chưa khai thác than: Cần phải thực hiện theo đúng định hướng sử dụng đất của quy hoạch mở mỏ đã đề ra và có kế hoạch và giải pháp sử dụng đất sau khi kết thúc khai thác từ khi mở cửa mỏ để có định hướng CTPHMT đồng thời khi thực hiện khai thác than; + Đối với khu vực chịu ảnh hưởng khai thác than tại thành phố Hạ Long: Cần thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường, xây kè, xây hồ lắng, hệ thống mương, rảnh, hồ chứa nước, trồng cây xanh cải tạo bảo vệ môi trường, nhằm hạn chế ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và cảnh quan vịnh Hạ Long cũng như khu vực dân cư tại địa phương. Hướng nghiên cứu của đề tài cần được mở rộng hơn nữa đặc biệt là nên áp dụng nhiều hơn nữa những công nghệ thông tin, các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để có kết quả ngày càng chính xác hơn nữa nhằm góp phần đánh giá kết quả tốt hơn những ảnh hưởng của việc khai thác than đến môi trường và cảnh quan của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, những kết quả của đề tài và các hướng mở rộng của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, phát triển thành phố Hạ Long nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng. 24
  27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vu. T.P, Do. N.H. and Vo. T.C. (2017). Application of Analytical Hierarchy Process (AHP) Technique to Evaluate the Combined Impact of Coal Mining on Land Use and Environment. A Case Study in the Ha Long City, Quang Ninh province, Vietnam. International Journal of Environmental Problems no 2017, 3(1): 54-58. 2. Vũ Thắng Phương, Đỗ Nguyên Hải và Võ Tử Can (2018). Tác động của khai thác than đến cảnh quan, môi trường và sử dụng đất. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 16(4). tr. 351-363. 25