Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

pdf 27 trang tranphuong11 27/01/2022 5230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_quan_ly_su_dung_d.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUYÊN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng 2. TS. Đặng Phúc Phản biện 1: PGS.TS. Trần Trọng Phương Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Hải Yến Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Phản biện 3: TS. Phạm Thị Phin Trường Đại học Khoa học tự nhiên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08hngày 28 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay, do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu cầu phát triển, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và sản xuất hàng hoá đã và đang làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiêp. Huyện Nam Sách có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng 9,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 42 triệu đồng/người. Dân số toàn huyện là 117.576 người, trong đó dân số đô thị 11.495 người, dân số nông thôn 106.081 người. Tỷ lệ phát triển dân số là 1,10 %/năm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tốc độ đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới ngày càng tăng nhanh, tác động đến sự chuyển dịch mục đích sử dụng, kéo theo mối quan hệ sử dụng đất và tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý, sử dụng đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng. Rất cần có những nghiên cứu về giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Vì vậy, nghiên cứu đề tài luận án mong muốn góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn cấp huyện. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý đảm bảo hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác, chi tiết đến kiểu sử dụng đất theo từng loại sử dụng đất và những vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Nội dung về quản lý đất đai giới hạn một số vấn đề như công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác chỉnh lý biến động, thống kê, kiểm kê đất đai; tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011- 2015 và năm 2016; công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nội dung về quản lý đất nông nghiệp giới hạn: tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa; tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; vấn đề thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông 1
  4. nghiệp kỳ đầu 2011- 2015, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 và tình hình thực hiện một số dự án quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. Nội dung về sử dụng đất nông nghiệp: xác định mức độ thích hợp đất cho các loại sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đánh giá cho loại/kiểu sử dụng đất. Phạm vi không gian: Nghiên cứu về quản lý đất đai được giới hạn trong phạm vi đơn vị hành chính; nghiên cứu về chất lượng đất trên phạm vi diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Phạm vi thời gian: Số liệu về diện tích được thu thập từ năm 2005 - 2016; số liệu kinh tế, xã hội từ năm 2010 - 2016. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Luận án góp phần bổ sung tư liệu có cơ sở khoa học về tiềm năng đất nông nghiệp, từ đó xác định được cơ cấu diện tích chuyển đổi theo hướng giảm đất chuyên lúa, tăng diện tích trồng rau màu, cây ăn quả và phát triển trang trại nông nghiệp tổng hợp. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp như giải pháp về quy hoạch; giải pháp về tập trung đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu, giải pháp đa dạng hóa cây, con trên đất nông nghiệp. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TİỄN CỦA ĐỀ TÀİ 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để chuyển đổi cơ cấu diện tích sử dụng đất đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và phù hợp với yêu cầu trong lĩnh vực quản lý đất đai của địa bàn cấp huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu đất đai và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, đồng thời có thể áp dụng tại các địa phương với điều kiện tương đồng. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đất đai, đất nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp Khái niệm về đất (Soils): thuật ngữ đất được Đô-cu-trai-ép (1886) đưa ra và được nhiều nhà khoa học chấp nhận là “Đất là một thể tự nhiên” được hình thành do tác động tổng hợp của 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình và tuổi địa phương. Đất đai (Land): Theo Brinkman and Smyth (1973), FAO (1976), đất đai phải được nhìn nhận dưới góc độ là vật mang của các hệ sinh thái (Carrier). Loại sử dụng đất đai chính: Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản cho nhiều phương thức sử dụng (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). Đất nông nghiệp: Theo Luật Đất đai (2013), đất nông nghiệp bao gồm các nhóm sử dụng chính gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Sử dụng đất nông nghiệp đầu tiên phải đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất, sử dụng đất nông nghiệp khác nhau theo vùng nhằm nâng cao hiệu quả kinh 2
  5. tế sử dụng đất nông nghiệp. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động, thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội. 2.1.2. Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp Quản lý đất đai (Land Management) bao gồm các quy trình để sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính phủ cũng có mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Quản lý hành chính về đất đai (Land Administration) liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản. * Quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững JUCN (2003), đã đưa ra định nghĩa về quản lý sử dụng đất bền vững có thể khái quát "Quản lý sử dụng đất bền vững bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và các hoạt động nhằm khái quát hoá những nguyên lý cơ bản về kinh tế - xã hội và môi trường với mục tiêu: duy trì và nâng cao sản xuất và các dịch vụ (sản xuất); giảm thiểu rủi ro cho sản xuất (an toàn); bảo vệ tiềm năng các nguồn lợi tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa chất lượng đất/nước (bảo vệ); có khả năng thực thi được về mặt kinh tế (thực thi); có thể chấp nhận được về mặt xã hội (chấp nhận). * Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý Quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý được hiểu là sự tổ hợp của các vấn đề về quản lý theo pháp luật, các quy định về quản lý đất đai đối với đất nông nghiệp như chính sách dồn điền đổi thửa; tích tụ đất đai; đăng ký đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng; chính sách thu hồi đất; bồi thường đất nông nghiệp; quản lý thực hiện theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo mục tiêu trong quản lý sử dụng đất bền vững và hiệu quả cao. * Tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp hợp lý Trong nghiên cứu đề tài luận án, các tiêu chí dùng để đánh giá sử dụng đất nông nghiệp hợp lý gồm: (1) Đảm báo tính pháp lý khi sử dụng đất nông nghiệp (thực hiện chính sách, pháp luật về đất nông nghiệp, thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, ). (2) Phù hợp các điều kiện sản xuất của người sử dụng đất. Trong đó, đảm bảo phù hợp với điều kiện đất, thích hợp với cây trồng, duy trì, nâng cao sản xuất, dịch vụ và an toàn trong sản xuất; (3) Bền vững về kinh tế; (4) Bền vững về xã hội; (5) Bền vững về môi trường. 2.1.3. Cơ sở lý luận về đánh giá đất đai và ứng dụng bài toán tối ưu đa mục tiêu * Nội dung cơ bản trong quy trình đánh giá đất đai theo FAO gồm: (i) Đánh giá hiện trạng để lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất phù hợp với mục tiêu đặt ra, các điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu. (ii) Xây dựng yêu cầu sử dụng đất cho mỗi loại sử dụng đất đai được lựa chọn dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của chúng. 3
  6. (iii) Xác định các đơn vị đất đai dựa vào điều kiện thổ nhưỡng, nước, khí hậu. (iv) Mô tả đặc điểm của từng đơn vị đất đai, bao gồm cả việc xem xét chất lượng đất của từng đơn vị đất đai. (v) So sánh giữa yêu cầu sử dụng đất của mỗi loại sử dụng đất với chất lượng đất của từng đơn vị đất đai. Phân loại thích hợp đất đai bao gồm: khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai hiện tại và khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo. (vi) Phân tích những vấn đề kinh tế - xã hội và tác động đến môi trường khi thực hiện các loại sử dụng đất được đánh giá để lựa chọn loại sử dụng bền vững phục vụ cho đề xuất phát triển sản xuất (FAO, 1976, 1988). * Khả năng ứng dụng bài toán quy hoạch tuyến tính đa mục tiêu Hiện nay, trong lĩnh vực quy hoạch sử dụng đất, bài toán tối ưu thường được ứng dụng trong 3 lĩnh vực cơ bản, đó là xác định cơ cấu ngành tối ưu, xác định cơ cấu đất hợp lý và bố trí cây trồng/kiểu sử dụng đất (Đoàn Công Quỳ, 2006). Khi ứng dụng mô hình bài toán quy hoạch, chúng ta ứng dụng mô hình toán (toán kinh tế), do vậy có thể khẳng định đây là phương pháp phát huy tốt hiệu quả của tư duy logic, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp phân tích truyền thống và hiện đại, giữa phân tích định tính và định lượng, đủ hiệu lực để giải quyết các vấn đề phức tạp và đa dạng (Nguyễn Quang Dong và cs, 2002). 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Tại Thái Lan, theo Vanichanont (2004), ngay từ giữa thế kỷ 19, với khí hậu phù hợp, nguồn tài nguyên đất phong phú, truyền thống canh tác lúa lâu đời và chính sách lúa gạo hợp lý, Thái Lan đã duy trì được vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới cho tới ngày nay, chiếm gần 30% tổng lượng gạo xuất khẩu thế giới. Theo Peng (2007), Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng lúa gạo sản xuất hàng năm (khoảng 185 triệu tấn) và đứng thứ hai thế giới, sau Ấn Độ về diện tích canh tác lúa (khoảng 29 triệu ha). Diện tích canh tác lúa của Trung Quốc chiếm khoảng 20% tổng diện tích canh tác lúa và khoảng 35% tổng sản lượng lúa gạo thế giới. 2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai ở Việt Nam Luật Đất đai năm 2003 đã kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 1993 với 7 nhiệm vụ và bổ sung 6 nhiệm vụ mới gồm: (1) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (2) Thống kê, kiểm kê đất đai; (3) Quản lý tài chính về đất đai; (4) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; (5) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; (6) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003 cũng bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất. Luật Đất đai năm 2013 kế thừa Luật Đất đai năm 2003, nhiệm vụ quản lý nhà nước được quy định tại Điều 22 với 15 nội dung. 4
  7. 2.2.3. Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Trong những năm qua, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp có xu hướng chuyển dịch hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất và cải thiện hệ môi trường sinh thái. Tỷ trọng đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ/năm) tăng lên đảm bảo yêu cầu sử dụng theo hướng thâm canh, tăng năng suất. Tỷ trọng đất trồng cây hàng hóa như chuyên rau, đậu thực phẩm, hoa - cây cảnh, có xu thế tăng. Hiệu quả sử dụng đất theo hướng thâm canh ngày càng được đẩy mạnh nhằm phát huy cao hơn tiềm năng đất đai và tính hiệu quả trong đầu tư sản xuất, năng suất cây trồng của vùng không ngừng được nâng lên. Tiềm năng đất nông nghiệp đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): về cơ bản tài nguyên đất của vùng khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp vùng ĐBSH đến 2020: Hình thành các vùng tập trung lúa cao sản, lúa chất lượng cao, rau quả an toàn, các khu công nghiệp cao. Thúc đẩy dồn điền, đổi thửa, mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô hình trang trại, đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và quản lý đất nông nghiệp hợp lý vùng ĐBSH gồm giải pháp về quy hoạch; giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. 2.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾ ĐỀ TÀI Ở Liên Xô cũ, đánh giá đất xuất hiện từ trước thế kỷ thứ XIX nhưng đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và đánh giá đất đai mới được quan tâm và tiến hành trên cả nước. Tại Ấn Độ, để đánh giá chất lượng đất đai thường áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ về sức sản xuất của đất với các yếu tố đặc tính đất như độ dày, tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc và các yếu tố khác dưới dạng phương trình toán học. Theo Đề cương đánh giá đất đai của FAO (1976), gợi ý trong đánh giá chất lượng đất đai có thể sử dụng 17 chỉ tiêu. Các kết quả nghiên cứu đã được tổng kết, biên soạn thành “Quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp dưới dạng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 8409:2012). 2.4. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phân tích thực trạng quản lý đất nông nghiệp tập trung vào i) công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ đất nông nghiệp, ii) chuyển đổi mục đích sử dụng và cấp giấy CNQSDĐ, iii) tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp gồm: biến động sử dụng đất nông nghiệp và xác định các loại sử dụng đất nông nghiệp. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai, kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, kết quả theo dõi một số mô hình sản xuất và kết quả đánh giá tính hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp đề xuất giải pháp quản lý đất nông nghiệp hợp lý. Vấn đề định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý được kết hợp 5
  8. trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai, các điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường tiêu thụ với kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu. Đồng thời căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của huyện phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và nguồn vốn của địa phương. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (1) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách. (2) Thực trạng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Nam Sách. (3) Đánh giá phân hạng thích hợp đất đai. (4) Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. (5) Đề xuất định hướng và giải pháp quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Theo sự phân bố sản xuất nông nghiệp của huyện Nam Sách chọn 8 xã đại diện cho các loại sử dụng đất bao gồm: xã Thanh Quang và xã An Lâm đại diện loại sử dụng đất 2 Lúa - màu và Chuyên lúa; xã Thái Tân và xã Cộng Hòa đại diện loại sử dụng đất Cây ăn quả, Chuyên màu trên đất bãi (sông Kinh Thày); xã Nam Hưng và xã An Sơn đại diện loại sử dụng đất Lúa - màu; xã Hồng Phong đại diện loại sử dụng đất Hoa cây cảnh; xã Nam Chính đại diện loại sử dụng đất Nuôi trồng thuỷ sản và Trang trại tổng hợp. Chọn 6 mô hình đại diện cho các loại sử dụng đất nông nghiệp để theo dõi hiệu quả kinh tế. 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có sẵn từ Phòng Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng sử dụng đất đai, trong đó hiện trạng đất nông nghiệp, tình hình đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua 480 phiếu điều tra nông hộ và điều tra 57 cán bộ để tham khảo ý kiến về đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp theo bộ câu hỏi sẵn với các nội dung liên quan đến luận án. 3.2.3. Phương pháp phân tích đất Sử dụng các chỉ tiêu và phương pháp phân tích mẫu đất như sau: Chỉ tiêu pHKCl: xác định bằng pH met điện cực thuỷ tinh trong huyền phù; OC bằng phương pháp Walklay - Black; đạm tổng số (N%) bằng phương pháp Kjcldahl; lân tổng số (P2O5%) bằng phương pháp so màu; kali tổng số (K2O%) và kali dễ tiêu (K2O mg/100g) bằng phương pháp quang kế ngọn lửa; lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g) bằng phương pháp BrayII.; CEC (me/100g) bằng phương pháp Amoni axetat. 6
  9. 3.2.4. Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai Áp dụng TCVN: 8409/2012 và hướng dẫn của FAO. Phân hạng thích hợp đất đai được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng đất đai với yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất được lựa chọn dùng cho đánh giá đất đai. 3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: Giá trị sản xuất (GTSX); Chi phí trung gian (CPTG); Giá trị gia tăng (GTGT); Hiệu quả đồng vốn (HQĐV). Đánh giá hiệu quả xã hội dùng các chỉ tiêu: Công lao động (Lao động); Giá trị ngày công lao động (GTNC). Đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thông qua số liệu khảo sát tại địa bàn huyện Nam Sách. 3.2.6. Phương pháp đánh giá tính hợp lý các loại sử dụng đất Các tiêu chí đánh giá tính hợp lý của các loại sử dụng đất gồm: tính pháp lý (chỉ tiêu mức độ thực hiện đúng theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016); tính phù hợp các điều kiện sản xuất (chỉ tiêu mức độ thích hợp đất đai, khả năng tiêu thụ sản phẩm và mức độ chấp nhận của người sử dụng đất); tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất bền vững; tính hiệu quả xã hội bền vững và tính hiệu quả môi trường bền vững. 3.2.7. Phương pháp bản đồ Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; các bản đồ đơn tính; bản đồ đơn vị đất đai; bản đồ định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên tỷ lệ 1: 25 000 với sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS và Mapinfo. 3.2.8. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, tài liệu Các tài liệu, số liệu thu thập được tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp với phần thuyết minh. Việc thống kê, xử lý, tổng hợp số liệu được thực hiện bằng phần mềm Excel. 3.2.9. Phương pháp mô hình toán tối ưu đa mục tiêu Sử dụng để xác định cơ cấu diện tích đất, phương án sử dụng đất phù hợp và làm căn cứ để đề xuất định hướng cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cho huyện Nam Sách. Để đáp ứng cho việc giải bài toán tối ưu đa mục tiêu phải đảm bảo các điều kiện: xác định hàm 3 mục tiêu (Z) về kinh tế, xã hội và môi trường; xác định các ràng buộc (X) về tài nguyên đất như diện tích thích hợp của các LUT; diện tích để đảm bảo khả năng chuyển đổi của các kiểu sử dụng đất; diện tích để đảm bảo duy trì sản xuất; diện tích để đảm bảo đủ lao động cho hoạt động sản xuất nông nghiệp; diện tích để cho ra sản phẩm có thị trường tiêu thụ và ràng buộc không âm của các biến số. Bài toán tối ưu đa mục tiêu xác định cơ cấu hợp lý của loaị/kiểu sử dụng đất được thực hiện theo quy trình 4 bước. Các biến số chọn cho loại sử dụng đất là Xi_j_k, trong đó: i - Số thứ tự của nhóm đơn vị đất đai (i=1÷13; 13 nhóm đơn vị đất đai). 7
  10. Nhóm đơn vị đất đai là khoanh đất được tổ hợp các đơn vị đất đai có cùng độ thích hợp với loại sử dụng đất; j - Độ thích hợp đất đai (j=1÷3; độ thích hợp S1, S2 và S3); k - Loại sử dụng đất (k = 1÷6; 6 loại sử dụng đất). Chọn biến cho kiểu sử dụng đất X = (x1, x2, , x31) là diện tích đất (ha) ứng với 31 kiểu sử dụng đất. Sử dụng Module Solver trong Microsofl Excel để giải bài toán tối ưu cho các mục tiêu. 3.2.10. Phương pháp phân tích SWOT Phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM SÁCH 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên Nằm trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, một trong 3 vùng năng động của Việt Nam hiện nay, gần Hà Nội và Hải Phòng, Hạ Long nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hoá, công nghệ lao động kỹ thuật. Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước và các loại cây trồng nông nghiệp khác như các loại rau, quả thực phẩm, cây công nghiệp. Khí hậu huyện Nam Sách thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối thuận lợi, tạo kiện nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào một số tháng trong năm, gây ra tình trạng úng lụt. Các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn có thể gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ ngày càng tăng. Tỷ trọng lao động nông nghiệp những năm qua tuy có xu hướng ngày càng giảm nhưng bình quân đất nông nghiệp tính trên 1 lao động thấp (0,276 ha/lao động nông nghiệp) nên lực lượng lao động nông nghiệp vẫn có biểu hiện dư thừa. Trong những năm qua, kinh tế huyện Nam Sách đang hướng tới một cơ cấu phát triển phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để vượt khỏi sự kìm hãm của nền kinh tế thuần nông. Cơ cấu nông nghiệp của huyện Nam Sách đã có sự chuyển đổi khá rõ nét với sự gia tăng tỷ trọng thủy sản cũng như chăn nuôi, bên cạnh đó giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp và đất trồng trọt cũng được nâng lên. 8
  11. Nhìn chung, sản xuất ngành nông nghiệp huyện Nam Sách (bao gồm cả thủy sản) những năm qua thể hiện xu hướng phát triển ổn định, duy trì mức tăng trưởng cao. Cơ cấu sản xuất từng bước chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đất. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện Nam Sách đã không ngừng được đầu tư tăng cường và phát triển mang lại cơ sở tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp - nông thôn nói riêng theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM SÁCH 4.2.1. Tình hình quản lý đất đai và đất nông nghiệp 4.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai Công tác quản lý đất đai của huyện Nam Sách đã đi vào nề nếp và thực hiện tốt hơn những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai hiện hành. Huyện đã tổ chức các lớp quán triệt học tập Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ chủ chốt các xã, các phòng ban thuộc huyện; xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; huyện đã và đang thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020; việc lập kế hoạch sử dụng đất đi vào nề nếp. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai của huyện vẫn còn một số tồn tại, cần khắc phục như tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn còn xảy ra; việc quản lý đất công của một số xã thực hiện chưa chặt chẽ; tiến hành giao ruộng ổn định lâu dài và hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân còn chậm. 4.2.1.2. Tình hình quản lý đất nông nghiệp a. Công tác dồn điền đổi thửa Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng ở mức độ khá, đã khắc phục được tình trạng phân tán và manh mún ruộng đất. Sau dồn điền đổi thửa, bình quân số thửa ruộng còn 1,89 thửa/hộ và diện tích thửa ruộng bình quân đạt trên 400m2/thửa. Bảng 4.1. Tình hình thực hiện công tác dồn điền đổi thửa huyện Nam Sách giai đoạn 2010-2016 Đơn vị Kế hoạch Kết quả Tỷ lệ TT Chỉ tiêu tính thực hiện thực hiện (%) 1 Diện tích đất nông nghiệp Ha 4.925,01 4.507,59 91,52 2 Bình quân số thửa trước dồn điền Thửa/hộ 4,51 3 Bình quân số thửa sau dồn điền Thửa/hộ 1,89 9
  12. Trong huyện có 18/19 đơn vị xã đã hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. Riêng thị trấn có bình quân 1,78 thửa/hộ nên không thực hiện. Sau dồn điền đổi thửa, có 70-80 % số thửa biến động nên cần đo đạc lại. b. Công tác chuyển mục đích sử dụng đất Bảng 4.2. Tình hình thực hiện công tác chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách giai đoạn 2010-2016 Đơn vị Kế hoạch Kết quả Tỷ lệ TT Chỉ tiêu tính thực hiện thực hiện (%) 1 Chuyển đất lúa sang đất ở nông thôn Ha 39,7 18,42 46,40 2 Chuyển đất lúa sang đất ở đô thị Ha 1,72 1,62 94,19 3 Chuyển đất lúa sang đất phi nông nghiệp Ha 210,6 186 88,32 Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông 4 Ha 6,13 6,13 100 thôn 5 Chuyển đất lúa sang đất trồng cây hàng năm Ha 23,68 16,23 68,54 6 Chuyển đất lúa sang đất trồng cây lâu năm Ha 18,76 10,08 53,73 7 Chuyển đất lúa sang đất nuôi trồng thủy sản Ha 41,57 18,95 45,59 c. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hiện nay đã cấp đổi 1.119 giấy so với 10.590 giấy cần cấp đổi đạt 10,5% so với nhu cầu trên các diện tích đã được dồn đổi, nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí để thực hiện. Hiện chỉ có 2 xã/18 xã có nhu cầu cấp đổi (thị trấn không cấp đổi vì bình quân thửa trên hộ đạt 1,8 thửa/hộ) diện tích đã cấp đổi 596,26 ha so với nhu cầu 5.231,85 ha. d. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 Kết quả thực Kế hoạch SDĐ hiện đến năm So sánh Tỷ lệ đến năm 2015 Thứ 2015 tăng (+) thực Chỉ tiêu Mã tự Cơ Cơ giảm (-) hiện Diện tích Diện tích cấu cấu (ha) (%) (ha) (ha) (%) (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 10.907,78 100,011.100,58 100,0 192,8101,77 Đất nông nghiệp NNP 6.546,75 60,02 7.187,23 64,75 640,48109,78 1.1 Đất lúa nước (đất chuyên trồng lúa nước) DLN 4.549,70 41,71 4.585,45 41,31 35,75100,79 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 406,39 3,73 599,30 5,40 192,91147,47 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 691,85 6,34 960,88 8,66 269,03138,89 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 883,12 8,10 958,14 8,63 75,02108,49 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 15,69 0,14 5,71 0,05 -9,98 36,39 10
  13. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015 của huyện Nam Sách cho thấy: có 4 loại đất thực hiện đạt trên 100% chỉ tiêu, có 01 loại đất chưa hoàn thành theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 của huyện Nam Sách cho thấy: có 3 loại đất hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch bao gồm đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm. Các loại đất chưa hoàn thành theo chỉ tiêu bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác. Ý kiến đánh giá của người dân về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch cho rằng đa phần việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới đều đạt từ mức trung bình đến rất tốt, riêng đối với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp đạt mức kém với tỷ lệ 22,81%. * Tồn tại về quản lý đất nông nghiệp Chưa làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng đất trong việc tuân thủ Luật Đất đai; chậm xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện; chất lượng hồ sơ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. * Tồn tại về sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất trồng cây hàng năm có quy mô nhỏ nên hạn chế khả năng cơ giới hoá dẫn đến năng suất lao động trong nông nghiệp thấp; giá trị gia tăng trên một ha đất nông nghiệp thấp; chưa đa dạng hoá cây trồng trên đất nông nghiệp; hệ số sử dụng đất chưa cao. 4.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách *Hiện trạng và biến động sử dụng đất đai giai đoạn 2010-2016 Diện tích tự nhiên của huyện đến ngày 31/12/2016 là 11.100,58 ha; năm 2010 là 10.907,78 ha. Vậy diện tích tự nhiên của huyện năm 2016 tăng thêm 192,60 ha. Cơ cấu sử dụng đất huyện Nam sách giai đoạn 2010 - 2016 ít biến động. Năm 2010 Năm 2016 0.03% 0.00% 35.69% 35.50% 64.28% 64.50% 1 Đất nông nghiệp 2 Đất phi nông nghiệp 3 Đất chưa sử dụng 1 Đất nông nghiệp 2 Đất phi nông nghiệp 3 Đất chưa sử dụng Hình 4.1. Cơ cấu sử dụng đất Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 năm 2016 * Hiện trạng các loại sử dụng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp hiện có 7.158,94 ha (chiếm 64,49% so với tổng diện tích tự nhiên), trong đó chủ yếu là đất trồng trồng lúa 4.622,26 ha. Diện tích các loại/kiểu sử dụng đất nông nghiệp thể hiện ở bảng 4.4. 11
  14. Bảng 4.4. Hiện trạng loại sử dụng đất nông nghiệp năm 2016 Loại sử dụng đất Diện tích hiện trạng Kiểu sử dụng đất (LUT) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 7.158,94 100,00 LUT1: Tổng 2.480,71 34,65 2 lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa 2.480,71 34,65 Tổng 2.063,80 28,83 2. Lúa xuân - lúa màu - ngô 139,90 1,95 3. Lúa xuân - lúa mùa - hành, tỏi 857,90 11,98 4. Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột 75,80 1,06 5. Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh 187,30 2,62 LUT2: 6. Lúa xuân - lúa mùa - dưa hấu 147,10 2,05 2 lúa - màu 7. Lúa xuân - lúa mùa - cà rốt 292,20 4,08 8. Lúa xuân - lúa mùa - rau 165,00 2,30 9. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 45,40 0,63 10. Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây 51,50 0,72 11. Lúa xuân - lúa mùa - cà chua 101,70 1,42 Tổng 77,75 1,07 LUT3: 12. Lúa xuân - ngô - hành 38,40 0,54 1 lúa - màu 13. Lúa xuân - cà chua - hành 39,35 0,55 Tổng 595,59 8,32 14. Cà rốt - rau - cà rốt 136,79 1,91 15. Rau - rau - hành 114,00 1,59 16. Chuyên canh rau 61,00 0,85 LUT4: 17. Ngô - đậu tương - rau - rau 39,80 0,56 Chuyên rau - màu 18. Ngô - dưa hấu - hành - rau 54,20 0,76 19. Dưa hấu - ớt - hành 30,00 0,42 20. Cà chua - rau - hành 55,00 0,77 21. Rau - dưa - đỗ 58,80 0,82 22. Bí - hành - rau 46,00 0,64 LUT5: Tổng 14,00 0,20 Hoa, cây cảnh 23. Chuyên hoa cây cảnh 14,00 0,20 Tổng 960,08 13,42 24. Nhãn 98,00 1,37 25. Vải 106,00 1,48 LUT6: 26. Ổi 198,70 2,78 Cây ăn quả 27. Bưởi 195,20 2,73 28. Táo 75,70 1,06 29. Chuối 286,48 4,00 LUT7: Nuôi trồng Tổng 955,19 13,34 thuỷ sản 30. Chuyên nuôi cá 955,19 13,34 LUT8: Tổng 11,82 0,17 Trang trại 31. Trang trại tổng hợp 11,82 0,17 12
  15. 4.3. ĐÁNH GIÁ PHÂN HẠNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 4.3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai * Lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của huyện, các đặc tính, tính chất đất đai, các yếu tố sinh thái nông nghiệp; Căn cứ vào các kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất của huyện; Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất và căn cứ vào nguồn tài nguyên đất đai hiện có trên địa bàn huyện và dựa vào các yếu tố, chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ trung bình (tỷ lệ 1:25.000) theo quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp TCVN 8409-2012. Bảng 4.5. Các yếu tố dùng để phân cấp bản đồ đơn vị đất đai huyện Nam Sách Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu 1. Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua G1 2. Đất phù sa không được bồi bị glây G2 I. Loại đất (G) 3. Đất phù sa chua G3 4. Đất phù sa không được bồi bị loang lổ đỏ vàng G4 1. Nhẹ C1 II. Thành phần cơ giới (C) 2. Trung bình C2 3. Nặng C3 1. Cao E1 2. Vàn cao E2 III. Địa hình tương đối (E) 3. Vàn E3 4. Vàn thấp E4 5. Trũng E5 1. Cao N1 IV. Độ phì nhiêu (N) 2. Trung bình N2 3. Thấp N3 1. Chủ động I1 V. Chế độ tưới tiêu nước (I) 2. Bán chủ động I2 * Xây dựng các bản đồ chuyên đề a. Bản đồ đất Theo kết quả kiểm tra bản đồ đất huyện Nam Sách tỷ lệ 1/25.000, đất của huyện Nam Sách được chia thành 4 đơn vị đất: Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pe); Đất phù sa không được bồi bị glây (Pg); Đất phù sa chua (Pc); Đất phù sa không được bồi bị loang lổ đỏ vàng (Pf). b. Bản đồ thành phần cơ giới Thành phần cơ giới đất của huyện chủ yếu là mức trung bình thích hợp trồng các cây như lúa, cây ăn qủa. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp trồng các cây vụ đông như hành, tỏi, ngô đông, khoai lang, khoai tây, lạc. Đất có thành phần cơ giới nặng thích hợp với loại sử dụng chuyên trồng lúa nước. 13
  16. c. Bản đồ địa hình tương đối Huyện có địa hình tương đối bằng phẳng, trong đó địa hình trũng là phần lớn, đây là lợi thế lớn của huyện để phát triển nông nghiệp theo hướng nuôi trồng thủy sản. Bảng 4.6. Thống kê đặc điểm các đơn vị bản đồ đất đai huyện Nam Sách Diện tích LMU LMU Số khoanh G C E N I Ha % 1 1 1 1 1 1 1 81,78 1,34 2 26 1 1 1 1 2 305,11 5,00 3 14 1 2 1 1 2 202,52 3,32 4 9 2 1 1 2 2 94,71 1,55 5 3 2 1 2 2 2 12,78 0,21 6 2 2 1 4 2 1 17,88 0,29 7 13 2 1 5 2 1 82,75 1,36 8 19 2 1 5 2 2 172,45 2,83 9 9 2 2 2 2 2 53,56 0,88 10 14 2 2 4 2 1 220,01 3,60 11 28 2 2 4 2 2 442,02 7,24 12 50 2 2 5 2 1 481,39 7,89 13 117 2 2 5 2 2 1.187,44 19,45 14 5 2 3 2 2 2 51,93 0,85 15 7 2 3 4 2 2 56,98 0,93 16 9 2 3 5 2 1 115,93 1,90 17 59 2 3 5 2 2 683,91 11,21 18 3 3 2 3 3 2 18,80 0,31 19 27 4 1 1 2 1 197,67 3,24 20 15 4 1 1 2 2 190,26 3,12 21 3 4 1 2 2 1 27,18 0,45 22 12 4 1 2 2 2 90,07 1,48 23 3 4 1 4 2 1 52,94 0,87 24 6 4 1 5 2 1 62,11 1,02 25 13 4 1 5 2 2 150,07 2,46 26 6 4 2 1 2 2 99,09 1,62 27 15 4 2 3 2 1 239,74 3,93 28 19 4 2 5 2 1 130,67 2,14 29 13 4 2 5 2 2 113,13 1,85 30 3 4 3 1 2 1 65,85 1,08 31 7 4 3 1 2 2 48,25 0,79 32 16 4 3 2 2 2 120,05 1,97 33 9 4 3 3 2 1 111,90 1,83 34 4 4 3 4 2 2 31,85 0,52 35 6 4 3 5 2 2 90,79 1,49 Tổng 6.103,57 100,0 Ghi chú: G loại đất; C thành phần cơ giới; E địa hình tương đối; N độ phì nhiêu; I chế độ tưới tiêu 14
  17. d. Bản đồ độ phì nhiêu Đất của huyện Nam Sách chủ yếu có độ phì nhiêu trung bình (90,03%) và chỉ có 9,66% diện tích đất có độ phì nhiêu cao, đây cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi phải tăng cường biện pháp đầu tư, bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý, kết hợp với các biện pháp sử dụng và bảo vệ đất phù hợp nhằm nâng cao độ phì nhiêu cho đất. e. Bản đồ chế độ tưới tiêu nước Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động chiếm 30,93%, đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển, tuy nhiên vẫn còn 69,07% diện tích đất sản xuất nông nghiệp là tưới tiêu bán chủ động, trong tương lai cần có các giải pháp thủy lợi phù hợp để khắc phục tình trạng này, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các loại hình sử dụng đất được mở rộng phát triển. * Xác định các đơn vị bản đồ đất đai Tổng hợp 5 chỉ tiêu và phân cấp các chỉ tiêu, tiến hành chồng ghép 5 bản đồ đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, theo đó xác định được 35 đơn vị bản đồ đất đai trong toàn bộ diện tích đất điều tra, gồm 559 khoanh đất. Đơn vị đất đai số 13 là lớn nhất với diện tích 1.187,4 ha, đơn vị số 5 là nhỏ nhất với diện tích 12,78 ha. 4.3.2. Phân hạng thích hợp đất đai * Lựa chọn loại sử dụng triển vọng Căn cứ số liệu điều tra đánh giá hiện trạng các loại sử dụng đất và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Các loại sử dụng đất được lựa chọn trên vùng đất huyện Nam Sách gồm 6 loại: (i) LUT 1 (2 Lúa); (ii) LUT2 (2 Lúa - màu); (iii) LUT3 (Lúa - màu); (iv) LUT 4 (Chuyên rau-màu); (v) LUT5 (Hoa, cây cảnh) và (vi) LUT6 (Cây ăn quả). * Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại sử dụng đất lựa chọn Các yêu cầu sử dụng đất được phân cấp theo 4 mức độ: S1: thích hợp cao, đặc tính đất đai không thể hiện những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ rất nhẹ, dễ khắc phục và không ảnh hưởng đến năng suất của các LUT; S2: thích hợp trung bình, có mức hạn chế ở mức trung bình, có thể khắc phục được bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư cho LUT; S3: ít thích hợp, đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục được; N: không thích hợp, có mức hạn chế rất lớn đến mức phải loại bỏ khả năng áp dụng LUT trên thực tế. Căn cứ vào đặc điểm cây trồng trong các loại sử dụng đất, dựa vào đặc điểm đơn vị đất đai và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực thổ nhưỡng và trồng trọt xác định các yêu cầu sử dụng đất của 6 loại sử dụng đất. 15
  18. * Kết quả đánh giá phân hạng thích hợp đất đai hiện tại Bảng 4.7. Tổng hợp mức độ thích hợp hiện tại theo các loại sử dụng đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: ha Mức độ thích hợp LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 S1 571,65 459,75 239,74 546,37 546,37 417,49 S2 976,04 1.087,94 1.771,51 1.464,88 1.464,88 1.593,76 S3 4.555,88 1.285,24 821,68 821,68 821,68 821,68 N 3.270,64 3.270,64 3.270,64 3.270,64 3.270,64 Cộng 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 Tỷ lệ (%) 100.00 90.00 80.00 53.59 53.59 53.59 53.59 53.59 70.00 74.64 60.00 S1 50.00 S2 40.00 13.46 13.46 13.46 13.46 21.06 S3 30.00 N 20.00 24.00 24.00 26.11 15.99 17.82 29.02 10.00 9.37 7.53 8.95 8.95 6.84 0.00 3.93 LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 Các loại sử dụng đất Hình 4.3. Cơ cấu diện tích theo mức độ thích hợp hiện tại của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Kết quả đánh giá thích hợp đất đai hiện tại cho thấy: Loại sử dụng đất 2 Lúa có diện tích thích hợp (S1) lớn nhất là 571,65 ha (chiếm 9,37%). * Kết quả đánh giá thích hợp đất đai tương lai Loại sử dụng đất 2 Lúa có diện tích mức độ thích hợp S1 nhiều nhất là 1.102,50 ha, chiếm 18,06%. 16
  19. Bảng 4.8. Tổng hợp mức độ thích hợp tương lai theo các loại sử dụng đất huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương Đơn vị tính: ha Mức độ thích hợp LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 S1 1.102,5 955,33 293,3 1.594,47 1.594,47 992,89 S2 445,19 592,36 1.717,95 416,78 416,78 1.018,36 S3 4.555,88 1.285,24 821,68 821,68 821,68 821,68 N 3.270,64 3.270,64 3.270,64 3.270,64 3.270,64 Cộng 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 6.103,57 Tỷ lệ (%) 100.00 90.00 80.00 53.59 53.59 53.59 53.59 53.59 70.00 74.65 60.00 S1 50.00 S2 40.00 13.46 13.46 13.46 13.46 21.05 S3 30.00 6.83 6.83 16.68 7.29 N 20.00 9.71 28.15 26.12 26.12 10.00 18.06 15.65 16.27 0.00 4.8 LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 Các loại sử dụng đất Hình 4.4. Cơ cấu diện tích theo mức độ thích hợp tương lai của các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương 4.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Trong số 8 loại sử dụng đất, LUT5 Hoa cây cảnh cho hiệu quả kinh tế đạt mức rất cao với giá trị gia tăng là 664,056 triệu đồng/ha, các LUT4 Chuyên rau - màu, LUT6 Cây ăn quả, LUT7 Nuôi trồng thuỷ sản và LUT8 Trang trại đạt mức cao, LUT2 (2 Lúa - màu) và LUT3 (Lúa - màu) đạt mức trung bình, LUT1 (2 Lúa) đạt mức thấp. LUT6 (Cây ăn quả) có 6 kiểu sử dụng đất. Mặc dù chi phí cao nhưng nhãn, 17
  20. vải, ổi, bưởi, đều cho GTGT cao, thu hút nhiều công lao động, trong đó GTGT trồng ổi đạt cao nhất (194,299 triệu đồng/ha), đạt giá trị thấp là kiểu sử dụng đất trồng chuối. LUT6 Cây ăn quả là một thế mạnh của huyện cần được quan tâm đầu tư chăm sóc để cho năng suất, chất lượng cao hơn, từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới. Trong thực tế sản xuất đã minh chứng khả năng phát triển các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Nam Sách. LUT8 (Trang trại) có 1 kiểu sử dụng đất duy nhất là trang trại tổng hợp GTGT đạt ở mức cao, trong đó HQĐV đạt mức cao nhất (3,14 lần). LUT7 và LUT8 cho sản phẩm về cá, chăn nuôi gia cầm, lợn, là những sản phẩm hàng hóa cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều công sức, mức đầu tư lớn và đòi hỏi người sản xuất có kỹ thuật nuôi cao. 4.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội cho thấy các loại sử dụng đất thu hút nhiều công lao động với GTNC cao như LUT5 (Hoa cây cảnh) đòi hỏi nhu cầu lao động là 1.186 công/ha, LUT này có giá trị kinh tế cao, nhưng đòi hỏi phải ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ rất nghiêm ngặt; LUT3 (Lúa - màu) đạt mức hiệu quả xã hội trung bình; LUT2 (2 Lúa - màu), đạt mức hiệu quả xã hội cao. Các loại sử dụng đất này cần nhiều công lao động, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trong huyện. LUT6 (Cây ăn quả) trong tương lai huyện Nam Sách có định hướng nhân rộng loại sử dụng đất này. Trong các loại cây trồng thì lúa là sản phẩm ổn định về thị trường và có thể dự trữ góp phần đảm bảo an toàn lương thực trong huyện. Như vậy, kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của LUT5 (Hoa cây cảnh) đạt mức rất cao với giá trị ngày công là 420,12 nghìn đồng/công lao động; LUT1 (2 Lúa) có hiệu quả thấp (85,33 nghìn đồng/công lao động); LUT2 (2 Lúa – màu) đạt mức cao; các LUT còn lại đạt ở mức trung bình. 4.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường Trong phạm vi nghiên cứu việc đánh giá ảnh hưởng của kiểu sử dụng đất hiện tại đến môi trường đất, sử dụng chỉ tiêu mức độ sử dụng phân bón và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy các kiểu sử dụng đất Cà chua - rau - hành thuộc LUT4 Chuyên rau-màu, LUT5 Hoa cây cảnh, LUT6 Cây ăn quả và LUT7 Nuôi trồng thủy sản có ảnh hưởng đến môi trường đất. Đây là những cây trồng chủ yếu phát triển hàng hóa nên hạn chế sử dụng thuốc BVTV, tăng cường thuốc sinh học. 4.4.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Kết quả đánh giá tổng hợp trên địa bàn huyện có LUT5 Hoa cây cảnh (kiểu sử dụng đất chuyên Hoa cây cảnh) đạt mức đánh giá tổng hợp rất cao. LUT4 Chuyên rau - màu với 2 kiểu sử dụng đất đạt mức đánh giá tổng hợp cao, gồm Cà rốt - rau - cà rốt và Ngô - dưa hấu - hành - rau. Có 9 kiểu sử dụng đất thuộc các LUT còn lại đạt mức đánh giá tổng hợp thấp gồm: Lúa xuân - lúa mùa, Lúa xuân - lúa màu - ngô, Lúa xuân - lúa mùa - rau, Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang, Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây, Lúa xuân - ngô - hành, Dưa hấu - ớt - hành, Cà chua - rau - hành và Táo. Các kiểu sử dụng đất còn lại đạt ở mức trung bình. 18
  21. 4.4.5. Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp Mô hình 1 (2L) Lúa xuân - lúa mùa: có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ở mức thấp, hiệu quả xã hội đạt mức trung bình và đảm bảo an ninh lương thực, cho tiêu dùng và chế biến, chăn nuôi. Mô hình 2 (2LM) Lúa xuân - lúa mùa - hành (tỏi): có các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt mức trung bình, hiệu quả xã hội đạt mức cao, đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp hành (tỏi), cho tiêu dùng và chế biến. Về hiệu quả môi trường đảm bảo phù hợp. Mô hình 3 (Chuyên màu) Ngô - đậu tương - rau: các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt mức cao, hiệu quả xã hội đạt mức cao, hiệu quả môi trường: đảm bảo bón phân phù hợp, cây đậu tương có tác dụng cải tạo đất. Mô hình 4 (Hoa, cây cảnh): có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đều đạt mức rất cao, hiệu quả môi trường: đảm bảo bón phân phù hợp. Mô hình 5 (Cây ăn quả) trồng cây ăn quả (Bưởi): có hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội đều đạt mức rất cao, đảm bảo độ che phủ tốt và tạo cảnh quan môi trường. Mô hình 6 (Trang trại tổng hợp: cá+lợn+ vịt+ cây ăn quả): các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt mức cao, hiệu quả xã hội đạt mức rất cao. Đây là mô hình đạt cao khai thác tốt vùng đất trũng, mô hình này cung cấp cá, thịt lợn, gia cầm cho thị trường huyện và tỉnh Hải Dương. Về hiệu quả môi trường: đảm bảo bón phân phù hợp. 4.5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM SÁCH 4.5.1. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Nam Sách 4.5.1.1. Căn cứ định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý a. Quan điểm, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp Ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, phát triển đa dạng loại/ kiểu sử dụng đất và quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm bảo đảm có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất; Sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế so sánh, của từng tiểu vùng; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài nguyên đất. b. Căn cứ vào kết quả đánh giá tính hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp Để đánh giá tính hợp lý của các loại sử dụng đất dựa vào kết quả đánh giá hiệu quả của các loại sử dụng đất; kết quả chồng xếp dữ liệu không gian của bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lúa, rau, màu tập trung; kết quả điều tra nông hộ về khả năng tiêu thụ sản phẩm và mức độ chấp nhận của người sử dụng đất đối với loại sử dụng đất, cho thấy trên địa bàn huyện có LUT5 Hoa cây cảnh đạt mức hợp lý rất cao; LUT4 Chuyên rau - màu và LUT8 Trang trại tổng hợp đạt mức hợp lý cao; các LUT còn lại đạt mức trung bình và thấp. 19
  22. c. Căn cứ kết quả giải bài toán tối ưu đa mục tiêu xác định cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả giải hai bài toán về cơ cấu sử dụng đất hợp lý theo loại sử dụng đất và kiểu sử dụng đất thể hiện ở bảng 4.9 và 4.10. Bảng 4.9. Kết quả giải bài toán đa mục tiêu tính cho loại sử dụng đất ĐVT: ha Nhóm ĐVĐĐ Tổng LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 1 239,74 133,61 106,13 2 662,03 133,61 153,96 374,46 3 111,90 111,29 0,61 4 88,83 88,22 0,61 5 53,56 52,95 0,61 6 130,03 129,42 0,61 7 171,98 133,61 38,37 8 18,80 18,19 0,61 9 70,82 70,21 0,61 10 301,61 133,61 168,00 11 869,53 133,61 25,00 222,83 14,00 474,09 12 114,10 113,49 0,61 13 3.270,64 3.270,64 Cộng 6.103,57 3.270,64 1.251,80 25,00 376,79 14,00 1.165,34 Bảng 4.10. Kết quả giải bài toán đa mục tiêu tính cho kiểu sử dụng đất Biến số Diện tích (ha) Biến số Diện tích (ha) Biến số Diện tích (ha) X1 1.300,00 X11 300,00 X21 25,00 X2 30,00 X12 10,00 X22 17,00 X3 857,90 X13 15,00 X23 14,00 X4 929,41 X14 355,59 X24 60,00 X5 120,00 X15 70,00 X25 106,00 X6 500,00 X16 61,00 X26 400,00 X7 292,20 X17 12,00 X27 256,83 X8 165,00 X18 20,00 X28 40,00 X9 20,00 X19 15,00 X29 150,00 X10 30,00 X20 20,00 X30 450,00 Zmax = 807.794,18 (triệu đồng) X31 517,01 4.5.1.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội (UBND huyện Nam Sách, 2016) sẽ chuyển khoảng 300 ha đất trồng lúa sang mục đích xây dựng. Đến năm 2025, diện tích đề xuất thể hiện ở hình 4.5. và sơ đồ 4.6. Như vậy có sự chuyển dịch diện tích từ LUT1 sang LUT2 là 880,71 ha. Trong nội bộ LUT2 có sự chuyển đổi mạnh ở các kiểu Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột (tăng 753,61ha); Lúa xuân - lúa mùa - dưa hấu (tăng 252,9 ha); Lúa xuân - lúa mùa - cà chua (tăng 98,3 ha). Trong LUT4, diện tích Cà rốt - rau - cà rốt tăng 218,8 ha. Diện 20
  23. tích trồng ổi tăng 201,3 ha được chuyển từ LUT3 và nội bộ LUT 6. Chuyển từ LUT7 sang LUT8 là 505,19 ha. Hình 4.5. So sánh diện tích đất nông nghiệp hiện trạng với diện tích đề xuất Đơn vị tính: ha Diện tích hiện trạng Diện tích đề xuất 7.158,94 6.858,94 (Đất nông nghiệp) (Đất nông nghiệp) LUT1: 2 Lúa 1.300,00 LUT1: 2 Lúa 2.480,71 880,71 1.300,00 LUT2: 2 Lúa - màu 2.063,80 LUT2: 2 Lúa - màu 2.063,80 2.944,51 LUT3: 1 Lúa - màu LUT3: 1 Lúa - màu 25,00 77,75 52,75 25,00 LUT4: Chuyên rau - màu 595,59 LUT4: Chuyên rau - màu 595,59 595,59 LUT5: Hoa, cây cảnh LUT5: Hoa, cây cảnh 14,00 14,00 14,00 LUT5: Cây ăn quả 960,08 LUT6: Cây ăn quả 960,08 1.012,83 LUT7: Nuôi trồng 450,00 LUT7: Nuôi trồng thuỷ sản thuỷ sản 505,19 450,00 955,19 LUT8: Trang trại 11,82 LUT8: Trang trại 11,82 517,01 Hình 4.6. Sơ đồ chu chuyển đất nông nghiệp theo loại sử dụng đất 21
  24. 4.5.2. Đề xuất giải pháp về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý 4.5.2.1. Quan điểm chung trong định hướng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Sách Đổi mới quản lý và sử dụng đất lúa theo hướng linh hoạt, vừa đảm bảo an ninh lương thực nhưng vừa đảm bảo ổn định và ngày càng gia tăng thu nhập cho hộ nông dân trên một đơn vị diện tích đất lúa. Căn cứ để phân khu theo cấp độ quản lý dựa trên kết quả phân hạng mức độ thích hợp đất đai và phải được cụ thể hoá bằng các tiêu chí và chỉ tiêu tương ứng phù hợp bố trí sử dụng đất nông nghiệp. Hình thành vùng sản xuất chuyên canh, đổi mới hệ thống cây trồng trên đất sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế nông sản nhập khẩu để gieo trồng trong vụ Đông ở vùng chuyên lúa, phục vụ cho chế biến thức ăn chăn nuôi. 4.5.2.2. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất nông nghiệp huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương a. Nhóm giải pháp về quản lý đất nông nghiệp *Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp (chú trọng đất lúa) không những chỉ là yêu cầu cần thực hiện của Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất lúa là công cụ để quản lý nhà nước về đất lúa. Xây dựng quy hoạch sản xuất nông nghiệp cần chú trọng gắn với quy mô đất (theo quy hoạch sử dụng đất) để bố trí cơ cấu mùa vụ, sản phẩm có sức cạnh tranh, hình thành các vùng nông sản hàng hoá chủ lực, phù hợp với định hướng phát triển thị trường. Khi phân bố sử dụng đất cho ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng dữ liệu bản đồ và kết quả đánh giá phân hạng đất đai nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng đất trong tương lai. * Giải pháp nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ đất nông nghiệp Tuyên truyền đa dạng thông qua đào tạo chuyên đề, lồng ghép với các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, báo chí. * Giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp Hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng phục vụ quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả. b. Nhóm giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ; sử dụng đất tiết kiệm; khắc phục tình trạng manh mún trong sử dụng đất; khai thác đi đôi với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất; hoàn thiện hệ thống tưới và tiêu thoát nước phục vụ canh tác nông nghiệp hiệu quả; áp dụng các mô hình sử dụng đất hiệu quả theo hướng đa dạng hoá cây trồng; tăng cường công tác khuyến nông và có chính sách hỗ trợ đổi mới giống cây, con trong nông nghiệp. 22
  25. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Nam Sách, tỉnh Hải Dương là huyện có diện tích tự nhiên 11.100,58 ha, với dân số toàn huyện 117.576 người, có điều kiện khí hậu, đất đai, thủy văn cũng như cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nền kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện theo hướng tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đang dần dần đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, so với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế chưa cao. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn độc canh cây lúa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và chưa đồng bộ. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao. 2) Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp 7.158,94 ha, chiếm 64,49% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất trồng lúa 4.622,26 ha, chiếm 64,56% so với diện tích đất nông nghiệp. Hiện đất nông nghiệp đang được sử dụng với 8 loại sử dụng đất và 31 kiểu sử dụng đất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn còn manh mún nên hạn chế khả năng cơ giới hoá dẫn đến năng suất lao động trong nghề trồng trọt thấp, giá trị gia tăng trên một ha đất chưa cao, hệ số sử dụng đất lúa thấp. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sử dụng đất chưa tốt nên vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa quá chậm chễ. Chậm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, một bộ phận hộ nông dân chưa được tiếp cận vốn sản xuất, kỹ thuật và giống mới chưa khuyến khích được người dân sản xuất sản phẩm hàng hóa. Việc quản lý đất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai. 3) Trên địa bàn huyện xác định được 35 đơn vị bản đồ đất đai (LMU) với 559 khoanh đất, trong đó đơn vị bản đồ đất đai số 13 có diện tích lớn nhất 1.187,43 ha, chiếm 19,45% diện tích đất nông nghiệp điều tra, đơn vị bản đồ đất đai số 5 có diện tích nhỏ nhất là 12,78 ha, chiếm 0,21% diện tích đất điều tra. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai hiện tại cho thấy: Loại sử dụng đất 2 Lúa có diện tích thích hợp (S1) lớn nhất là 571,65 ha (chiếm 9,37%); LUT Cây ăn quả có diện tích thích hợp (S1) nhỏ nhất là 417,49 ha (chiếm 6,84%). Kết quả đánh giá thích hợp đất đai tương lai cho thấy: LUT Chuyên màu và LUT Hoa cây cảnh có diện tích thích hợp (S1) lớn nhất là 1.594,47 ha (chiếm 26,12%); LUT Lúa - màu có diện tích thích hợp (S1) ít nhất là 293,30 ha (chiếm 4,81%). 4) Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất: LUT5 Hoa cây cảnh đạt mức rất cao (GTGT 498,262 triệu đồng/ha), LUT1 (2 Lúa) đạt mức thấp (GTGT 23
  26. 54,359 triệu đồng/ha). Các LUT cho hiệu quả kinh tế cao thu hút nhiều lao động với giá trị ngày công cao là LUT5 Hoa cây cảnh, LUT6 Cây ăn quả, LUT7 Nuôi trồng thuỷ sản và LUT8 Trang trại tổng hợp. Hiệu quả xã hội của LUT5 (Hoa cây cảnh) đạt mức rất cao với giá trị ngày công là 420,12 nghìn đồng/công lao động; LUT1 (2 Lúa) có hiệu quả thấp (85,33 nghìn đồng/công lao động). Hiệu quả môi trường của kiểu sử dụng đất Cà chua - rau - hành thuộc LUT4 Chuyên rau - màu, LUT5 Hoa cây cảnh, LUT6 Cây ăn quả và LUT7 Nuôi trồng thủy sản có ảnh hưởng đến môi trường đất. Kết quả đánh giá tổng hợp cho thấy LUT5 Hoa cây cảnh đạt mức đánh giá tổng hợp rất cao. LUT1 (2 Lúa) và LUT3 Lúa - màu đạt mức đánh giá tổng hợp thấp. Các LUT còn lại đạt ở mức trung bình. 5) Diện tích đất nông nghiệp đề xuất sử dụng cho LUT 2 Lúa - màu nhiều nhất là 2.944,51 ha, chiếm 44,68% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, được chuyển từ LUT1 (2 Lúa) đến là 880,71 ha; LUT Trang trại tổng hợp được chuyển từ diện tích của LUT Nuôi trồng thủy sản là 505,19 ha, với tổng số 517,01 ha, chiếm 7,54 %; Chuyển 52,75 ha của LUT3 (1 Lúa - màu) sang LUT Cây ăn quả với diện tích là 1012,83 ha, chiếm 14,76 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu đề xuất 2 nhóm giải pháp, đó là: (1) Nhóm giải pháp về quản lý đất nông nghiệp, trong đó giải pháp chính như nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; giải pháp nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ đất nông nghiệp; giải pháp hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất nông nghiệp và (2) Nhóm giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp, theo đó cần thâm canh tăng vụ; tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp; khắc phục tình trạng manh mún; bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo ruộng đất; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu và đa dạng hoá cây, con trên đất nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng thêm thu nhập cho người dân. 5.2. KIẾN NGHỊ 1) UBND huyện có thể sử dụng các giải pháp về quản lý, sử dụng phù hợp để duy trì và phát triển các mô hình có hiệu quả cao như trang trại tổng hợp, chuyên rau - màu và các mặt hàng nông sản hàng hóa có giá trị cao, đồng thời hỗ trợ người sản xuất khả năng tiếp cận vốn vay, kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 2) Trong tình hình đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm do tác động mạnh của quá trình đô thị hóa, cần nghiên cứu đánh giá phân hạng đất đai để lập quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp và thực hiện áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu nông sản chất lượng cao, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định. 24
  27. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Phương Duyên và Nguyễn Thị Vòng (2014). Một số yếu tố tác động đến quản lý, sử dụng đất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học Đất. (43). tr. 125-130. 2. Nguyễn Thị Phương Duyên và Nguyễn Thị Vòng (2015). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 01, tr. 21-27. 3. Nguyễn Thị Phương Duyên, Nguyễn Thị Vòng, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Quang Huy (2018). Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Số 1/2018, tr. 54-63.