Tóm tắt luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

pdf 27 trang tranphuong11 27/01/2022 5030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phat_trien_cum_lang_nghe_o_ha_noi.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN HOẢN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI N Kinh tế phát triển 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung Phản biện 1: GS.TS. Trần Thị Vân Hoa Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: TS. Vũ Ngọc Huyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Đào Duy Tâm Chuyên gia độc lập Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 24
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn là rất quan trọng. Những năm gần đây, các làng nghề nông thôn ở Hà Nội đã phục hồi và phát triển với số lượng 1350 làng nghề và làng có nghề, tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tạo ra những hướng phát triển mới, đặc biệt là hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông thôn, hình thành và phát triển các cụm làng nghề (CLN). Hà Nội hiện có 33 CLN với 5 nhóm khác nhau trong đó nhóm nghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, đồ đỗ mỹ nghệ và mây tre giang đan) có nhiều CLN nhất. Các CLN đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội (KTXH) địa phương nhưng do hình thành và phát triển tự phát nên dẫn đến những khó khăn bất cập trong quản lý cơ sở hạ tầng, giao thông, an ninh trật tự, môi trường ở địa phương, Trên thực tế CLN nói chung và CLN trên địa bàn Hà Nội vẫn tồn tại, phát triển hoặc biến mất nhưng không được quan tâm và nghiên cứu. Đó cũng là những thách thức lớn đối với chính quyền và người dân địa phương. Để góp phần giải quyết các vấn đề bất cập trong quản lý, phát triển các CLN cần có các nghiên cứu khoa học đầy đủ về lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm quản lý và đề xuất được giải pháp, chính sách quản lý, cơ chế hỗ trợ phù hợp nhằm khai thác các lợi ích và hạn chế các tồn tại của phát triển CLN ở Hà Nội. Đó là lý do chọn vấn đề "Nghiên cứu phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sỹ Kinh tế phát triển tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Tập hợp, bổ sung, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về CLN từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa, bổ sung và phát triển các cơ sở lý luận và thực tiễn về CLN và phát triển CLN; - Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển các CLN ở Hà Nội; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới. 1
  4. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là lý luận, thực tiễn về CLN và phát triển CLN đặt trọng tâm vào khía cạnh kinh tế quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD) theo không gian địa lý của CLN. - Đối tượng khảo sát là các CLN, các cơ sở SXKD trong các CLN, các mối quan hệ kinh tế giữa các làng nghề và các cơ sở SXKD trong CLN. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung khía cạnh kinh tế trong phát triển CLN có gắn kết một số khía cạnh xã hội trong CLN. - Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu với các CLN thủ công mỹ nghệ là CLN gốm sứ, CLN đồ gỗ và CLN mây tre đan trên địa bàn Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng CLN đến năm 2018 và đưa ra các đề xuất đến năm 2030. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và rõ thêm cơ sở lý luận về CLN và phát triển CLN, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng. Luận án đã định nghĩa CLN dựa trên lý thuyết về làng nghề và CCN đã được triển khai ở nhiều nghiên cứu thực nghiệm, cũng như những nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận, thực tiễn. Luận án đã phân biệt sự khác biệt giữa CLN với CCN, CCNLN. Luận án đã giải thích khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan về làng nghề, CCN, CCNLN và CLN, đặc biệt là tính liên kết ngành theo không gian địa lý của CLN. Những phân tích và kết luận của luận án là những kết quả có ý nghĩa bổ sung thêm lý luận đối với tổ chức sản xuất của các làng nghề theo hướng hình thành và phát triển các CLN, hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm làng nghề. - Về thực tiễn: Luận án đã luận giải cho đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản pháp lý nào thừa nhận hay công nhận CLN nhưng luận án đã minh chứng trên thực tế ở Hà Nội đang tồn tại 33 CLN. Nên luận án nghiên cứu theo hướng này không chỉ mới mà còn cần thiết. Luận án đã cung cấp kinh nghiệm phát triển làng nghề, CCN, CLN ở các nước; cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương tham khảo để hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kế thừa và có các nghiên cứu sâu hơn, Luận án đã đề xuất được các định hướng và 5 giải pháp thúc đẩy phát triển các CLN ở Hà Nội trong thời gian tới như: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất kinh doanh; (3) Nghiên cứu và phát triển thị trường; (4) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và năng lực của cán bộ quản lý, chủ cơ sở SXKD; và (5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển CLN. 2
  5. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài luận án nghiên cứu về CLN là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam nên luận án đã cung cấp các tài liệu mang tính học thuật như tiếp cận “Cụm”, đưa ra khái niệm về CLN và phát triển CLN, tiêu chí xác định CLN; sử dụng mô hình hồi quy Binary Logit để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định về loại hình SXKD của các cơ sở SXKD trong CLN; xác định các mối quan hệ, mạng lưới, liên kết ngành, sự hình thành chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong CLN. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng đã kết hợp các phương pháp phân tích truyền thống và hiện đại, kết hợp phương pháp nghiên cứu kinh tế và nghiên cứu lịch sử, Đây là những kiến thức, kỹ năng và phương pháp có giá trị khoa học trong luận án. Các nghiên cứu lý luận của luận án không chỉ ở mức hệ thống hóa lý luận mà ý nghĩa hơn còn là sự giải thích, bổ sung những lý luận mới mà các tác giả khác chưa đề xuất. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Vận dụng lý luận để phát hiện và phân tích lịch sử hình thành, thực trạng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các CLN trên địa bàn thành phố Hà Nội có ý nghĩa thực tiễn trong việc giúp cho các nhà quản lý nhìn nhận CLN như một thực thể khách quan ra đời và phát triển gắn với làng nghề và hình thức tổ chức sản xuất địa phương từ đó có chính sách, giải pháp quản lý, hỗ trợ phù hợp để phát huy những ưu thế và hạn chế những bất cập của phát triển CLN. Luận án đã rút ra kinh nghiệm phát triển CLN; đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển CLN ở Hà Nội; cung cấp cơ sở dữ liệu cho các cơ quan quản lý ở Hà Nội và các địa phương tham khảo để hoạch định chính sách, Đồng thời, luận án đã đề xuất những định hướng và giải pháp có căn cứ khoa học nhằm phát triển CLN trong thời gian tới trong bối cảnh CNH, HĐH, xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PH ỂN C M L N N HỀ 2.1.1. Các khái niệm - Làng nghề: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn (Chính phủ, 2018). - Làng có nghề: Là làng có sự du nhập của một nghề mới hoặc là sự phát triển lan tỏa từ các nghề truyền thống; có số hộ, số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ít nhất từ 10% trở lên (UBND thành phố Hà Nội, 2013a). 3
  6. - Cụm công nghiệp làng nghề là CCN phục vụ di dời, mở rộng SXKD của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương. CCNLN có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (Chính phủ, 2017). - Cụm làng nghề là một tập hợp gồm một số làng nghề cùng loại ở gần cạnh nhau, tập trung trên một không gian địa lý các cộng đồng người dân, chủ cơ sở SXKD làng nghề và các thể chế địa phương với các mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. - Phát triển cụm làng nghề: Là sự phát triển tổng hòa của cả kinh tế, xã hội và môi trường với sự lồng ghép giữa phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN. 2.1.2. Tiêu chí xác định cụm làng nghề Theo chúng tôi, tiêu chí để xác định CLN phải đạt cả 04 tiêu chí sau: (1) Có sự tập trung tối thiểu 3 làng nghề và làng có nghề gần nhau trong một không gian địa lý tham gia cùng một lĩnh vực hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn, trong đó có ít nhất 1 làng nghề chính đã đạt tiêu chuẩn công nhận làng nghề theo quy định chung của quốc gia. (2) Có sự tập trung số lượng lớn các cơ sở SXKD chuyên môn hóa trong cùng một lĩnh vực hoạt động ngành nghề (ít nhất có 10% cơ sở SXKD trong các làng liền kề nhau), trong đó đã có các DNNVV; đã có sự hiện đại hóa và đổi mới trong cụm. (3) Có sự liên kết giữa các làng nghề chính và làng có nghề gần kề, hình thành các mạng lưới về cung cấp nguyên vật liệu, gia công thầu khoán, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề, chuyển giao KHCN. (4) Đã hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường tại địa phương liên quan đến hoạt động của CLN. 2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển cụm làng nghề - Lịch sử hình thành, phát triển và tổ chức không gian của CLN; - Sự phát triển các yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh trong CLN; - Phát triển về tổ chức sản xuất kinh doanh và liên kết, hợp tác trong CLN; - Kết quả phát triển các CLN về kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; - Ảnh hưởng của phát triển CLN tới phát triển của địa phương. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển cụm làng nghề - Ảnh hưởng từ thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương; - Ảnh hưởng của thị trường; 4
  7. - Ảnh hưởng của vị trí địa lý; - Ảnh hưởng của vốn con người và vốn xã hội; - Ảnh hưởng của nguồn lực của địa phương; - Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế. 2.2. CƠ SỞ HỰC ỄN VỀ PH ỂN C M L N N HỀ Luận án đã tổng kết kinh nghiệm phát triển CLN của các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Italia, Pháp, Braxin, ) và kinh nghiệm của các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam. Qua đó cho thấy các nước trên thế giới đều có các hình thức khác nhau về CCN và trong giai đoạn đầu cũng tương tự như các CLN ở Việt Nam hiện nay tuy tên gọi có thể khác nhau. Tại Việt Nam đã hình thành nhiều CLN nhưng chưa được thống kê, nghiên cứu đầy đủ. Từ các kinh nghiệm trong và ngoài nước có thể rút ra 6 bài học kinh nghiệm cho Hà Nội đối với việc phát triển CLN, bởi nó có những đóng góp tích cực cho phát triển tổng hợp nông thôn theo vùng, giúp khai thác tối ưu nguồn lực tại chỗ góp phần cải thiện và thực thi chính sách địa phương. Để quản lý phát triển các CLN thì trước hết Thành phố cần coi đây là một thực thể khách quan tự hình thành, phát triển và có thể chuyển hóa sang những dạng hiện đại hơn. Đề hạn chế sự hình thành và phát triển tự phát thì cần có quy hoạch phát triển CLN theo vùng và có những chính sách đồng bộ, đa ngành để hỗ trợ các CLN theo đúng tính chất của nó. PHẦN 3. Đ C Đ ỂM Đ A B N V PHƯƠN PH P N H ÊN CỨU 3.1. Đ ỀU K ỆN Ự NH ÊN K NH Ế XÃ HỘ CỦA H NỘI 3.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý: Hà Nội là Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học và giao dịch quốc tế của Việt Nam; có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã (12 quận, 17 huyện và 1 thị xã); 584 phường, xã và thị trấn (trong đó có 382 xã); tiếp giáp với 8 tỉnh đồng bằng Sông Hồng. - Đất đai: Diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố là 3.345,0 km2 trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 56,4%. Trong đó đất trồng lúa chiếm 34,5%; Đất lâm nghiệp chiếm 7,2%; Đất nuôi trồng thủy sản chiếm 3,2%. 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội - Dân số: Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, dân cư phân bố không đều giữa các quận, huyện và thị xã; tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh đã tác động nhiều đến lực lượng lao động làm ngành nghề ở nông thôn ngoại thành và áp lực về vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Thành phố. 5
  8. - Lao động: Hà Nội có lực lượng lao động dồi dào (lao động từ 15 tuổi trở lên) của thành phố Hà Nội năm 2018 là 3,8 triệu người (trong đó, khu vực thành thị là 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực nông thôn là 75,3%; Tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo ước đạt 60,7%. - Phát triển kinh tế: Giai đoạn 2015 - 2018 mức tăng trưởng bình quân là 10,73%/năm (cả nước là 6,2%). Đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người ước đạt 5420 USD và bằng 1,8 lần bình quân cả nước; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, trong đó có sự đóng góp của 1350 làng nghề. - Về phát triển giáo dục, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về giáo dục, đào tạo cả về qui mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục ở các cấp học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 70,2% năm 2019; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. 3.1.3. Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở khu vực nông thôn Ở khu vực nông thôn, cơ sở hạ tầng ở hầu hết các xã, đặc biệt là các xã đã đạt tiêu chí xã NTM đều đã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ. Toàn Thành phố đến nay có 367/382 xã (chiếm 96,1%%) được công nhận đạt chuẩn NTM và đã có 18 xã đạt chuẩn NTM nâng ca và 7 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức, Gia Lâm, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy Thủ đô Hà Nội có các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội rất thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và CLN nói riêng. Tuy nhiên, sự phát triển KTXH nói chung và nông nghiệp, nông thôn ở Hà Nội nói riêng đang đứng trước những thách thức không nhỏ là vấn đề giải quyết việc làm và sinh kế cho người dân khu vực nông thôn. 3.2. PHƯƠN PH P LUẬN TRONG NGH ÊN CỨU 3.2.1. Tiếp cận nghiên cứu Đề tài luận án đã xây dựng khung phân tích sự phát triển CLN, sử dụng 3 tiếp cận nghiên cứu là: Tiếp cận nghiên cứu phát triển theo không gian địa lý, tiếp cận thể chế và tiếp cận hệ thống liên ngành. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu Các làng nghề ở Hà Nội được phân thành 11 nhóm ngành nghề trong đó một số được khuyến khích phát triển, một số nhóm nghề không khuyến khích phát triển. Đề tài luận án chọn 3 CLN nằm trong nhóm được khuyến khích phát triển là CLN (gốm sứ Bát Tràng, đồ gỗ Chàng Sơn và mây tre đan Phũ Vinh) và chọn 300 cơ sở SXKD để điều tra phỏng vấn (Bảng 3.1). 6
  9. Bảng 3.1. Mẫu điều tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công Cụm đồ gỗ Cụm gốm sứ Cụm mây tre TT Chọn mẫu Chàng Sơn Bát Tràng đan Phú Vinh 1 Số lượng đơn vị được điều tra 100 100 100 2 Theo đăng ký kinh doanh: - Không đăng ký 90 31 94 - Có đăng ký 10 69 6 3 Theo lĩnh vực kinh doanh - Sản xuất 94 36 95 - Dịch vụ tổng hợp liên quan 6 64 5 3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin - Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau: Niên giám Thống kê của thành phố Hà Nội; Các báo cáo và văn bản của thành phố Hà Nội; Sách, báo, tạp chí, Internet, báo cáo khoa học, - Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập thập bằng cách: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA và điều tra qua bảng hỏi với phiếu thu thập thông tin CLN và phiếu điều tra các cơ sở SXKD trong CLN. - Phương pháp phân tích đánh giá: Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích kinh tế lượng bằng sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, phương pháp phân tích SWOT. 3.2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu với 3 nhóm chỉ tiêu phù hợp để phản ánh các nội dung phân tích và được chỉ rõ trong từng nội dung phân tích, cụ thể: (1) Nhóm chỉ tiêu về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội liên quan đến phát triển cụm làng nghề; (2) Nhóm chỉ tiêu về các yếu tố sản xuất và tổ chức SXKD trong cụm làng nghề; (3) Nhóm chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả phát triển của cụm làng nghề. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. HỰC ẠN C C C M L N N HỀ Ở H NH PHỐ H NỘ 4.1.1. Sự hình thành và phân bố các cụm làng nghề ở Hà Nội Với các công cụ PRA và những tài liệu của địa phương, qua lược sử làng nghề cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các CLN có sự thăng trầm trong các giai 7
  10. đoạn chuyển đổi kinh tế, xã hội của đất nước (thời kỳ thực dân phong kiến, thời kỳ chiến tranh, thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, thời kỳ đổi mới). Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, các CLN đã phát triển nhanh, tập trung nhiều cơ sở SXKD làng nghề và các hoạt động có liên quan. Theo phát hiện của luận án thì hiện nay trên địa bàn Hà Nội đang tồn tại 33 CLN, các CLN được phân bố ở 13 quận huyện với 5 nhóm ngành nghề, trong đó nhiều nhất là các CLN thủ công mỹ nghệ (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Phân bố các cụm làng nghề theo đơn vị hành chính của Hà Nội STT Quận/Huyện Số CLN (cụm) STT Quận/Huyện Số CLN (cụm) 1 Thường Tín 6 8 Thạch Thất 2 2 Phú Xuyên 5 9 Đan Phượng 1 3 Chương Mỹ 4 10 Đông Anh 1 4 Hoài Đức 4 11 Mỹ Đức 1 5 Thanh Oai 3 12 Phúc Thọ 1 6 Ứng Hòa 2 13 Quốc Oai 1 7 Gia Lâm 2 Tổng số 33 Không gian hoạt động của các CLN bao gồm cả sản xuất, mua bán và giao thương thường khá rộng. Từ thảo luận PRA và điều tra luận án xác định được không gian hoạt động cho 3 CLN nghiên cứu (Bảng 4.2). Bảng 4.2. Không gian hoạt động của các cụm làng nghề được nghiên cứu Số Số Số TT Cụm làng nghề Quan hệ với các tỉnh Ghi chú làng xã huyện 1 CLN gốm sứ 5 4 1 61 tỉnh thành phố Quan hệ trao đổi 2 CLN đồ gỗ 30 8 1 61 tỉnh thành phố nguyên vật liệu, gia công và tiêu 3 CLN mây tre đan 26 6 1 Trên 50 tỉnh thành phố thụ sản phẩm 4.1.2. Sự phát triển các yếu tố sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 4.1.2.1. Mặt bằng sản xuất trong các cụm làng nghề Mặt bằng SXKD trong các CLN nhìn chung còn chật hẹp, chủ yếu nằm trong khu dân cư nên nhà ở cũng chính là xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và sản phẩm. Theo kết quả điều tra, hiện nay diện tích mặt bằng dành cho SXKD của các cơ sở SXKD trong CLN bình quân mới đáp ứng được 30 đến 40%; có trên 70% số nhà xưởng không đáp ứng yêu cầu SXKD, không đảm bảo yêu cầu về an toàn trong sản xuất, phòng chống cháy nổ và gây ô nhiễm môi trường. 8
  11. Bảng 4.3. Diện tích nhà xưởng phục vụ sản xuất trong các cụm làng nghề Cơ sở SXKD Doanh nghiệp Hộ gia đình TT Năm Năm Năm Năm Năm Năm Cụm làng nghề 2016 2017 2018 2016 2017 2018 1 CLN gốm sứ (m2/1cơ sở) 590 600 600 200 200 200 2 CLN đồ gỗ (m2/1cơ sở) 275 280 280 195 196 198 3 CLN mây tre đan (m2/1cơ sở) 380 395 400 190 194 196 Qua bảng 4.3 cho thấy, trong vòng 3 năm (2016 – 2018) mặt bằng SXKD của các cơ sở SXKD trong các CLN có sự tăng lên không đáng kể, thậm chí giữ nguyên. Mặt khác, do ảnh hưởng của đô thị hóa nên đất đai dành cho sản xuất TTCN đang chuyển dịch sang các lĩnh vực khác có hiệu quả hơn và giá đất ở cũng như giá thuê đất trong các CLN tăng nhanh. Cụ thể, trong vòng 10 năm qua giá đất thổ cư và giá thuê mặt bằng SXKD trong CLN mây tre đan Phú Vinh tăng trung bình 70-80%; trong CLN đồ gỗ Chàng Sơn tăng trung bình 90-100%; trong CLN gốm sứ Bát Tràng tăng trung bình từ 100 - 120%. 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng trong các cụm làng nghề Đến nay, trong các CLN có 100% đường liên xã, liên thôn trong các CLN được rải nhựa và bê tông; 100 % số hộ SXKD đã được sử dụng điện lưới trong SXKD, 100% số cơ sở SXKD có điện thoại và 100% làng xã có kết nối internet; nhiều cơ sở SXKD đã sử dụng internet, facebook, website, để giao dịch thương mại và quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng trong CLN hiện nay vẫn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển SXKD như đường giao thông còn nhỏ, hẹp, không còn phù hợp với mật độ xe chở hàng nhiều và tải trọng lớn; hệ thống cung cấp nước sạch và xử lý nước thải còn thiếu, còn chung giữa nước sản xuất với sinh hoạt; thiếu hệ thống điện 3 pha và công suất phục vụ SXKD nên thường xảy ra quá tải, chập điện và cháy nổ; thiếu kho bãi để dự trữ nguyên vật liệu và để sản phẩm chờ xuất kho, 4.1.2.3. Nguồn nhân lực trong cụm làng nghề Phần lớn lao động trong các CLN là nông dân và thợ thủ công tại địa phương. Lực lượng lao động có tay nghề cao trong các CLN như nghệ nhân, thợ giỏi nghề, chuyên gia về NNNT có số lượng hạn chế. Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở SXKD trong CLN có qui mô nhỏ và có sự tăng lên trong những năm gần đây. Các lao động có đào tạo, có tay nghề chủ yếu được truyền nghề hoặc vừa học vừa làm trong các cơ sở SXKD trong CLN. 9
  12. Bảng 4.4. Số lượng và chất lượng lao động trong cụm làng nghề ở Hà Nội CLN gốm sứ CLN đồ gỗ CLN mây tre đan T Tiêu chí Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm T 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Tổng số lao động I 8 9 10 7 7 8 8 8 9 (người/cs) Lao động thường 1 6 6 6 4 4 4 5 5 5 xuyên (ng/cs) Lao động thời vụ 2 2 3 4 3 3 4 3 3 4 (người/cs) Chất lượng lao II 100 100 100 100 100 100 100 100 100 động (%) Có đào tạo, có tay 1 78 80 81 79 80 82 89 90 90 nghề (%) Lao động phổ 2 22 20 19 21 20 18 11 10 10 thông (%) Sự phân công lao động và chuyên môn hóa lao động trong các CLN được tổ chức ở ba cấp độ là: (1) Ở cấp độ trong mỗi làng nghề; (2) Ở cấp độ giữa các làng trong một CLN; và (3) Ở cấp độ trong vùng. Nhìn chung lao động trong các CLN ở Hà Nội chủ yếu là lao động ở địa phương, chiếm khoảng 60-95% (riêng CLN gốm sứ khoảng 40%). Do ảnh hưởng của đô thị hóa nên lao động khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp chuyển dịch sang các lĩnh vực khác có thu nhập và phúc lợi xã hội cao hơn lao động trong các làng nghề; giá thuê lao động cũng tăng nhanh. Trong vòng 10 năm qua, giá thuê lao động làm hàng mây tre đan tăng trung bình 8-10%/năm; lao động làm đồ gỗ tăng 10-12%/năm và lao động làm đồ gốm sứ tăng trung bình 10-15%/năm. Bảng 4.5. Thị trường lao động của các cụm làng nghề ĐVT: % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 T Cụm làng Ngoài Ngoài Ngoài Địa Địa Địa Ghi chú T nghề địa địa địa phương phương phương phương phương phương 1 CLN gốm sứ 42 58 41 59 40 60 Thuê lao động 2 CLN đồ gỗ 62 38 60 40 59 41 ngoài địa phương 3 CLN mây tre 95 5 95 5 94 6 tăng 4.1.2.4. Nguồn vốn trong cụm làng nghề Phần lớn các cơ sở SXKD trong CLN là hộ gia đình, SXKD ngành nghề để kiếm 10
  13. sống nên qui mô vốn còn nhỏ, sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình là chủ yếu (chiếm khoảng 70% tổng số vốn đầu tư cho SXKD); đối với các doanh nhiệp có qui mô vốn lớn hơn và vốn tự có (chiếm khoảng 50-60%); số vốn còn thiếu các cơ sở SXKD vay tín dụng từ 3 nguồn chính: (1) Vốn tín dụng trong dân; (2) Vay vốn từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng; (3) Tạm ứng trước nguyên vật liệu hoặc tiền từ chủ đơn hàng khi nhận gia công hoặc hoàn thiện sản phẩm. Theo kết quả điều tra, hiện nay có đến 90% các cơ sở SXKD trong các CLN có nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng nhà xưởng, trang thiết bị, mua dự trữ nguyên vật liệu và lưu kho sản phẩm để phục vụ SXKD. Tuy nhiên, có tới 70% trong số đó có khó khăn, trở ngại khi vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thống với 2 lý do: (1) Không có đủ tài sản thế chấp khi vay vốn của các tổ chức tín dụng; (2) Có tài sản thế chấp nhưng bị định giá trị thấp hơn giá thực tế nên tỷ lệ cho vay theo tài sản thế chấp thấp, không thể vay đủ vốn theo nhu cầu. 4.1.2.5. Nguồn nguyên vật liệu của các cụm làng nghề Hiện nay, ở các CLN của Hà Nội thường có các khu, chợ để tập kết và mua bán nguyên vật liệu. Kết quả điều tra tại các CLN cho thấy, nguyên vật liệu của các CLN ở Hà Nội hiện nay chủ yếu mua trong nước (chiếm 60-90%), còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài (10-40% nhu cầu) tùy theo ngành nghề. Bảng 4.6. Thị trường cung cấp nguyên liệu cho các cụm làng nghề ĐVT: % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Loại nguyên Cụm làng TT Trong Nhập Trong Nhập Trong Nhập liệu nhập nghề nước khẩu nước khẩu nước khẩu khẩu Đất sét, cao 1 CLN gốm sứ 95 5 90 10 90 10 lanh, hóa chất, Gỗ tự nhiên, 2 CLN đồ gỗ 35 65 30 70 20 80 MDF Song, mây, cỏ 3 CLN mây tre đan 70 30 65 35 60 40 guột, tế, giang, Việc cung ứng nguyên vật liệu cho các CLN chủ yếu do một số công ty, doanh nghiệp và tư thương có vốn lớn, quan hệ rộng bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác, nhập khẩu nguyên vật liệu về bán lại trong CLN. Trước dây, các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các CLN chủ yếu là trong nuớc, hiện nay một số nguyên liệu phải nhập từ 11
  14. nước ngoài, nhất là với đồ gỗ mỹ nghệ, dệt len, khảm trai, sơn mài, song, mây, Những khó khăn mà những cơ sở sản xuất hàng thủ công trong CLN đang gặp phải là nguồn nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt và giá nguyên liệu tăng cao. Qua khảo sát cho thấy, trong vòng 10 năm, giá nguyên vật liệu làm hàng mây tre đan tăng trung bình 20%/năm; nguyên vật liệu làm đồ gỗ tăng 10%/năm và nguyên vật liệu làm đồ gốm sứ tăng trung bình 15%/năm. Nguyên nhân của sự tăng giá nguyên liệu là nguồn cung giảm xuống, chi phí khai thác, vận chuyển và công lao động tăng lên. 4.1.2.6. Về thiết bị và công nghệ Trong thời gian qua, các CLN đang có sự CNH và HĐH trong SXKD; các tiến bộ KHCN và trang thiết bị hiện đại được áp dụng vào SXKD tăng nhanh. Bảng 4.7. Thị trường cung cấp thiết bị của các cụm làng nghề ĐVT: % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TT Cụm làng nghề Trong Nhập Trong Nhập Trong Nhập nước khẩu nước khẩu nước khẩu 1 CLN gốm sứ 78 22 80 20 80 20 2 CLN đồ gỗ 19 81 20 80 22 78 3 CLN mây tre đan 42 48 50 50 51 49 Cụ thể, trong CLN mây tre đan đã tăng nhanh số máy trẻ mây, tre, máy sấy, phun sơn, ; trong CLN làm đồ gỗ tăng nhanh về máy cưa, bào, dọc, đục, thảm, sơn và xử lý bụi, Còn trong CLN gốm sứ tăng nhanh về số lượng lò gaz, lò điện thay thế lò than củi, máy móc chế biến nguyên liệu, máy in hoa, pha chế men gốm, Nhưng mối quan hệ và sự liên kết giữa người sử dụng và đơn vị nghiên cứu, sản xuất trang thiết bị, chuyển giao công nghệ còn yếu hoặc thậm chí không có liên kết. Các cơ sở SXKD thiếu thông tin và niềm tin về công nghệ nội; có xu hướng mua công nghệ từ nước ngoài do tâm lý “sính ngoại” và tin tưởng vào công nghệ nhập khẩu. 4.1.3. Phát triển về tổ chức sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề 4.1.3.1. Về loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các cụm làng nghề Đến nay, hình thức tổ chức SXKD chính trong các CLN vẫn là hộ gia đình và rất ít hộ gia đình phát triển thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bảng 4.8). Bảng 4.8. Các loại hình tổ chức sản xuất trong các cụm làng nghề Loại cơ sở CLN Gốm sứ CLN đồ gỗ CLN mây tre đan TT SXKD 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Tổng số 1124 1185 1255 1410 1463 1518 2462 2537 2617 1 Số hộ (hộ) 1012 1060 1121 1313 1358 1406 2429 2500 2578 2 Số HTX (htx) 4 4 4 2 3 3 2 2 2 3 Số DN (dn) 108 121 130 95 102 109 31 35 37 Tỷ lệ hộ 4 90,04 89,45 89,32 93,12 92,82 92,62 98,66 98,54 98,51 SXKD (%) 12
  15. Mặc dù Nhà nước rất khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng tỷ lệ doanh nghiệp còn ít. Qua bảng trên cũng cho thấy, có sự chuyển đổi từ hộ SXKD sang doanh nghiệp nhưng rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế, chính sách chưa phù hợp, chưa công bằng đối với các thành phần kinh tế (các quy định về hành chính, về tài chính – kế toán, chính sách thuế, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, ). 4.1.3.2. Phát triển các mối quan hệ, mạng lưới trong cụm làng nghề - Các mối quan hệ trong CLN đã tạo ra và phổ biến các sáng kiến, lưu chuyển thông tin, lòng tin và làm giảm rủi ro về kinh tế; là môi trường thuận lợi cho trao đổi, đầu tư và tạo việc làm. Các mối quan hệ trong CLN cụ thể như: các mối quan hệ liên kết về đào tạo, cung ứng lao động; cung ứng vật tư, làm hàng gia công và tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở SXKD, giữa các làng nghề với nhau và có sự phát triển theo thời gian (Hình 4.1). Hình 4.1. Một số quan hệ trong cụm làng nghề đồ gỗ Chàng Sơn - Trong CLN còn duy trì và phát triển mối quan hệ giữa các hoạt động ngành nghề TTCN và các ngành, lĩnh vực khác; Mối quan hệ giữa các xã có nghề với nhau; Mối quan hệ giữa các huyện (hoặc tỉnh) liền kề nhau cùng nằm trong không gian của CLN. 13
  16. 4.1.4. Kết quả phát triển các cụm làng nghề 4.1.4.1. Phát triển về không gian địa lý của các cụm làng nghề Để thấy sự phát triển về không gian địa lý của các CLN luận án xem xét trên một số khía cạnh như: sự gia tăng về số lượng làng nghề và làng có nghề trong cụm và sự mở rộng không gian địa lý có liên quan đến CLN (Bảng 4.9). Bảng 4.9. Một số thông tin thể hiện về phát triển các cụm làng nghề TT Chỉ tiêu CLN gốm sứ CLN đồ gỗ CLN mây tre đan Bát Tràng Chàng Sơn Phú Nghĩa Không gian làng nghề chính Làng Bát Làng Chàng 1 Làng Phú Vinh ban đầu vào năm 1954 (làng) Tràng Sơn 4 xã lân cận 8 xã lân cận Không gian tăng thêm đến 6 xã lân cận thuộc 2 thuộc huyện thuộc Thạch năm 2018 (xã) huyện Chương Mỹ Gia Lâm Thất Số làng nghề trong xã có làng 3 2 6 7 nghề chính năm 2018 (làng) Số làng có nghề trong CLN 4 5 30 26 hiện nay năm 2018 (làng) 4.1.4.2. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Việc tiêu thụ các sản phẩm của các CLN nghề rất phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là trong nước. Một số sản phẩm của CLN được bán ra thị trường nước ngoài, chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre giang đan, đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài, dệt may (Bảng 4.10). Bảng 4.10. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các cụm làng nghề ĐVT: % Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TT Cụm làng nghề Trong Xuất Trong Xuất Trong Xuất khẩu nước khẩu nước khẩu nước 1 CLN gốm sứ 70 30 71 29 72 28 2 CLN đồ gỗ 80 20 78 22 75 25 3 CLN mây tre đan 45 55 42 58 40 60 Trong việc tiêu thụ sản phẩm của các CLN ở Hà Nội thì các doanh nghiệp tư nhân và tư thương đến trực tiếp các cơ sở SXKD trong CLN để đặt hàng, cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở làm gia công và thu mua lại sản phẩm để tiêu thụ. Đồng thời họ cũng tích cực tham gia các Hội chợ trong nước và quốc tế, tìm kiếm đối tác, thị truờng tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, sản phẩm của các CLN này đã đáp ứng được các điều kiện tiêu thụ tại các thị trường khó tính nhất như Nhật, EU và Mỹ. 14
  17. 4.1.4.3. Phát triển về kinh tế Sự hình thành và phát triển của CLN đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH khu vực nông thôn ngoại thành, đặc biệt ở các địa phương có CLN. Bảng 4.11. Cơ cấu kinh tế của các xã có làng nghề chính trong cụm năm 2017 Xã Bát Xã Chàng Xã Phú TT Chỉ tiêu Tràng Sơn Vinh I Tổng Giá trị sản phẩm (Tỷ đồng) 1400 751 470 1 Nông nghiệp (Tỷ đồng) - 27 80 2 CN, TTCN, Xây dựng (Tỷ đồng) 980 452 256 3 Thương mại và dịch vụ (Tỷ đồng) 420 272 134 II Cơ cấu giá trị sản phẩm (%) 100,0 100,0 100,0 1 Nông nghiệp (%) - 4,0 17,0 2 CN, TTCN, Xây dựng (%) 70,0 60,0 54,5 3 Thương mại và dịch vụ (%) 30,0 36,0 28,5 Nguồn: UBND xã Bát Tràng, Chàng Sơn, Phú Nghĩa (2017) Sự phát triển của các CLN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa nông thôn. Đặc biệt, hình thành nên chuỗi giá trị và thị trường hàng hóa và dịch vụ ở địa phương; dần dần hình thành một khu vực có lối sống đô thị rõ rệt, từng bước được đô thị hóa ngay tại các làng xã trong CLN. Bảng 4.12. Một số thay đổi của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề mây tre đan Phú Vinh STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006* Năm 2018 1 Số cơ sở SXKD điều tra Cơ sở 45 45 Số đăng ký kinh doanh % 34,40 66,70 2 Diện tích đất nông nghiệp m2/cơ sở 1116 900 Số hộ có sử dụng đất NN % 70,00 45,00 3 Diện tích đất ngành nghề m2/cơ sở 250 330 (Trong đó đất thuê) % 20,00 35,00 Diện tích nhà xưởng m2/cơ sở 200 250 4 Lao động và thu nhập Lao động thường xuyên ng/cơ sở 7 10 Lao động thời vụ ng/cơ sở 2 3 Thu nhập bình quân/tháng trđ/người 3,5 5,6 5 Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ/cơ sở 402,0 550,0 6 Tài sản cố định bình quân Trđ/cơ sở 200,0 280,0 Nguồn: * Theo Điều tra của tác giả cùng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (năm 2006) ; Điều tra lặp lại của tác giả (năm 2018) 15
  18. Qua bảng 4.12 cho thấy, sau 12 năm đã có sự phát triển và chuyển đổi loại hình tổ chức sản xuất (số cơ sở có đăng ký kinh doanh tăng từ 34% lên 67%); sự phát triển về tính chuyên nghiệp hóa (tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp từ 70% xuống còn 45%); Sự phát triển về cơ sở vật chất (mặt bằng sản xuất, tài sản cố định), lao động, vốn; kết quả và hiệu quả SXKD năm 2018 cũng tăng lên so với 12 năm trước. Bảng 4.13. Thay đổi kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong cụm làng nghề mây tre đan Phú Vinh STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006* Năm 2018 2018/2006 (%) 1 Doanh thu Trđ/cs 850 1083 127,41 2 Chi phí Trđ/cs 651 810 124,42 3 Lợi nhuận trước thuế Trđ/cs 199 273 137,19 4 Lợi nhuận sau thuế Trđ/cs 179,10 245,70 137,19 5 Chi phí/ 1 đồng doanh thu lần 0,77 0,75 97,40 6 Lợi nhuận/ 1 đồng doanh thu lần 0,23 0,25 108,70 7 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA 0,90 0,88 97,78 8 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE 0,45 0,45 100,00 Nguồn: * Theo Điều tra của tác giả cùng nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (năm 2006); Điều tra lặp lại của tác giả (năm 2018) Qua bảng 4.13 cho thấy, doanh thu và chi phí của các cơ sở SXKD trong cụm cũng tăng lên về qui mô và hiệu quả SXKD trong 12 năm, nhưng do doanh thu tăng nhanh hơn nên lãi tăng nhanh hơn. 4.1.4.4. Phát triển về xã hội Sự phát triển của CLN đã tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là lao động nông nhàn, lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi tại địa phương (Bảng 4.14). Bảng 4.14. Số lượng việc làm và thu nhập trong cụm làng nghề ở Hà Nội CLN gốm sứ CLN đồ gỗ CLN mây tre đan TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Tổng số lao I 12150 12500 12900 6800 7000 7250 8700 9000 9250 động (người) Lao động 1 9250 9500 9800 5700 5900 6200 6850 7100 7450 thường xuyên 2 Lao động thời vụ 2900 3000 3100 1100 1100 1050 1850 1900 1800 II Thu nhập (trđ/ng/tháng) LĐ có đào tạo, 1 7.10 8.75 9.10 6.90 8.55 9.00 5.50 6.00 7.00 có tay nghề 2 LĐ phổ thông 4.80 5.25 5.5 4.10 4.55 5.25 3.80 4.05 4.50 16
  19. Việc phát triển CLN cũng góp phần nâng cao thu nhập của người dân và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội như văn hóa, giáo dục, giảm tệ nạn xã hội trong CLN, Phát triển CLN gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc vì nó là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Tóm lại, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và vùng lân cận thì sự phát triển của các CLN cũng đã và đang gây ra một số khó khăn, bất cập cho chính quyền và nhân dân địa phương, cụ thể: Tạo ra sự quá tải và áp lực nên hệ thống cơ sở hạ tầng (đường giao thông, đường điện, hệ thống cung ứng và tiêu thoát nước); Gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí và tiếng ồn); Sử dụng nguyên liệu tự nhiên với số lượng lớn nên đang làm cạn kiệt dần nguồn nguyên liệu và tài nguyên của đất nước; Làm cho giá đất, thuê đất ở địa phương tăng lên; Những vấn đề đó cần được chính quyền các cấp và cộng đồng ở địa phương có giải pháp để xử lý và tháo gỡ trong thời gian tới. 4.1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội a. Ảnh hưởng của thể chế, chính sách của nhà nước và địa phương Ảnh hưởng của chính sách chung của nhà nước và Thành phố về: Cơ chế, chính sách quản lý và vận hành nền KTXH của đất nước và ảnh hưởng của một số chính sách cụ thể như: Chính sách về tín dụng; đất đai; quyền sở hữu về tài sản; nguyên liệu phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; thương mại và hội nhập quốc tế. b. Ảnh hưởng của thị trường - Thị trường đầu vào: bao gồm thị trường cung cấp nguyên liệu; lao động; thị vốn; thiết bị và khoa học công nghệ được hình thành và phát triển mạnh tại các CLN. - Thị trường tiêu thụ: Từ thời kỳ phong kiến, làng nghề ở Hà Nội đã phát triển nhờ kết nối, giao thương giữa 36 phố phường với các làng nghề thủ công. Sau này, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề phát triển đến các địa phương khác trong nước và xuất khẩu. Vì thế SXKD ngành nghề được mở rộng trong từng cơ sở sản xuất, trong từng làng nghề và lan tỏa sang các làng lân cận và hình thành lên các CLN. c. Ảnh hưởng của vị trí địa lý với sự gần kề về địa lý và tổ chức - Sự gần kề về địa lý giúp việc cung cấp nguyên liệu, lao động, chuyển giao KHCN; trao đổi thông tin; cung cấp dịch vụ và tiêu thụ các sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng, giảm chi phí. - Sự gần kề về tổ chức: Sự giống nhau về loại hình tổ chức, cách thức SXKD kết hợp với các các mạng lưới quan hệ gia đình, dòng họ, láng giềng, đã tạo ra hiệu quả cao trong quản lý, sản xuất và giảm chi phí SXKD. 17
  20. d. Ảnh hưởng của vốn con người và vốn xã hội trong cụm làng nghề - Ảnh hưởng của vốn con người: Trong CLN, có một số nghệ nhân và thợ giỏi có tay nghề cao, có đạo đức, yêu nghề, luôn có sự đổi mới và sáng tạo; dạy nghề, truyền nghề; có nguồn lao động lành nghề dồi dào, đồng thời đang xuất hiện một tầng lớp doanh nhân mới; các doanh nhân mới là người có óc kinh doanh, dám đổi mới, dám chịu rủi ro và làm các việc chưa ai làm mà không sợ thất bại. - Ảnh hưởng của vốn xã hội: Vốn xã hội trong CLN cụ thể là các mối quan hệ; các hiểu biết xã hội; các phong tục, tập quán về văn hóa, xã hội; các thể chế pháp lý, thể chế của cộng đồng; danh tiếng của làng nghề; tất cả những khía cạnh trên đã được các chủ cơ sở SXKD và các tác nhân trong CLN khai thác tối đa trong các hoạt động SXKD ngành nghề và giúp cho các hoạt động SXKD trong CLN linh hoạt, mềm dẻo, hiệu quả. đ. Ảnh hưởng của nguồn lực địa phương - Ảnh hưởng từ kỹ thuật và công nghệ truyền thống: Trong CLN các cơ sở SXKD luôn áp dụng và kế thừa kỹ thuật, công nghệ truyền thống, bí quyết và giữ nghề nhưng do nhiều công nghệ còn thủ công, thô sơ nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị đã góp phần năng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SXKD. - Ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử và văn hóa: Tại các làng nghề có rất nhiều các di tích văn hóa, lịch sử và di sản quốc gia; đó là nơi nhiều du khách ở địa phương và thập phương đến tham quan du lịch và thực hiện các hoạt động tâm linh. Từ đó, các thông tin về sản phẩm và các yếu tố đầu vào phục vụ SXKD của làng nghề cũng được thông tin, lan truyền đến nhiều địa phương khác. Bên cạnh đó, nguồn lực của địa phương còn được thể hiện ở điều kiện đất đai, lao động, nguyên nhiên liệu, cơ sở hạ tầng, các chuỗi cung ứng và thị trường địa phương với các dịch vụ cần thiết. e. Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế Việc toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa và cuộc cách mạng KHCN diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức có tác động sâu sắc đến sự phát triển KTXH của các nước trên thế giới. Thông qua việc hội nhập quốc tế, các CLN đã có cơ hội để phát triển SXKD bằng việc mở rộng, phát triển đồng bộ các loại thị trường, trao đổi thương mại, công nghệ và dịch vụ, Tuy nhiên, các cơ sở SXKD trong CLN cũng đứng trước thách thức cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ với các doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thi trường quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. f. Phân tích định lượng ảnh hưởng tới một số chỉ tiêu phát triển cụm làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội Kết quả ước lượng mô hình Binary logit sử dụng phần mềm SPSS 22 thông qua hệ thống kiểm định Wald cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển SXKD của CLN thông qua chỉ số Sig, với sig <10% là có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích cho thấy: 18
  21. Số năm đi học của người điều hành SXKD và tỷ lệ lao động thường xuyên ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng doanh thu của các cơ sở SXKD. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến việc đăng ký kinh doanh của các cơ sở SXKD thì yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đó là: Số năm làm chủ đơn vị; Tổng số vốn kinh doanh của đơn vị và giá trị tài sản cố định. 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI 4.2.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp - Căn cứ vào các Chủ trương, đường lối, chính sách của Trung ương và Hà Nội về phát triển KTXH của Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến 2050, trong đó có Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ (2020-2025). - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; môi trường kinh doanh; hội nhập quốc tế; sự phát triển KHCN, thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành nghề TTCN nông thôn, CLN của thành phố Hà Nội. - Căn cứ vào những nghiên cứu, đánh giá, phát hiện từ thực trạng phát triển CLN; từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển CLN ở Hà Nội. 4.2.2. Một số giải pháp phát triển cụm làng nghề ở Hà Nội 4.2.2.1. Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển cụm làng nghề a. Về tài chính, tín dụng (vốn) - Đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho vay tại các CLN. Nghiên cứu và điều chỉnh định mức, thời gian và lãi suất tiền vay cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình SXKD của các cơ sở SXKD trong các CLN. - Thực hiện ưu đãi thuế, miễn giảm các loại thuế và cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ SXKD; các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng KHCN mới cần nhiều vốn; các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm của CLN với số lượng lớn. b. Về đất đai - Quy hoạch đất đai và sử dụng đất cho CLN gắn với Quy hoạch kiến trúc cảnh quan, nhà ở khu dân cư nông thôn; Quy hoạch phát triển về hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương; Quy hoạch phát triển KTXH của Thành phố và vùng Thủ đô. - Xác định quỹ đất và bảo đảm dành quỹ đất cho phát triển TTCN và CLN theo đúng quy hoạch; tăng diện tích đất để xây dựng hạ tầng, nhà xưởng, logistic, c. Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Quy hoạch, đầu tư phát triển đồng bộ và hợp lý về hệ thống cơ sở hạ tầng trong CLN (hệ thống giao thông, viễn thông, điện, nước sạch, nước thải, logistic, hệ thống dịch vụ đi kèm, các công trình phúc lợi, trường học, trạm y tế, ). Huy động các nguồn lực và thực hiện xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển CLN gắn với xây dựng NTM thành phố Hà Nội. 19
  22. d. Về nguồn nhân lực Kết hợp giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trên địa bàn Thành phố và các nghệ nhân, thợ giỏi trong các CLN để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các CLN. Cụ thể: Cần mở các Trung tâm đào tạo nghề kết hợp với đào tạo về trình độ văn hóa trong các CLN; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp xã, làng, bản và đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn, tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Tổ chức các khoá đào tạo cho các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới. e. Về khoa học, công nghệ và khuyến công Đầu tư nghiên cứu và cung cấp thông tin về thị trường KHCN, thiết bị để các cơ sở SXKD tiếp cận, áp dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới vào sản xuất TTCN trong CLN. Tăng cường cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ; thực hiện ưu đãi tín dụng và hỗ trợ vốn đối với những ngành nghề và cơ sở SXKD áp dụng công nghệ tiên tiến. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Phát triển các hoạt động thông tin tư vấn, chuyển giao công nghệ; Áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong các CLN như: phần mềm quản lý sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng website, thương mại điện tử, 4.2.2.2. Đổi mới tổ chức sản xuất trong cụm làng nghề - Thúc đẩy sự chuyển đổi các hộ SXKD sang loại hình DNNVV để quản lý theo Luật doanh nghiệp; tăng cường liên doanh, liên kết và hình thành các công ty cổ phần hoặc tập đoàn lớn; đồng thời thành lập các Hội, Hiệp hội ngành nghề theo ngành hàng để hỗ trợ các cơ sở SXKD ngành nghề trong SXKD. - Đầu tư phát triển các các CLN trọng tâm thành “Trung tâm đổi mới, sáng tạo ngành nghề nông thôn” để hỗ trợ khởi nghiệp; thiết kế mẫu mã, định hướng về KHCN, sản phẩm, thị trường và kết nối giao thương. - Phát triển mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong việc phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo cụm ngành, chuỗi giá trị; liên kết giữa các cơ sở SXKD, các làng nghề trong CLN với các địa phương trong và ngoài vùng đề phát triển chuỗi cung ứng và vùng nguyên liệu; liên kết 4 nhà (nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà băng); Nhà nước đầu tư phát triển các dịch vụ công mà tư nhân khó hoặc thực hiện không hiệu quả. 4.2.2.3. Nghiên cứu và phát triển thị trường cho các cụm làng nghề + Đối với thị trường trong nước: - Gắn kết các làng nghề trong CLN với hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, khu du lịch, các tập đoàn phân phối và bán lẻ. Xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch quảng bá, tiếp thị, thương mai hóa sản phẩm. - Xây dựng và phát triển một số CLN thành khu vực sản xuất các mặt hàng gia công, các sản phẩm bổ trợ cho chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn trong các Khu, CCN đa ngành; các doanh nghiệp, tập đoàn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. + Thị trường xuất khẩu: 20
  23. - Chú trọng đến việc nghiên cứu thị trường và dịch vụ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương, tham gia hội chợ triển lãm quốc tế, tham quan khảo sát thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong CLN. - Phối hợp với các Trung tâm Xúc tiến thương mại, thương vụ và các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức thương mại của nước ngoài ở Việt Nam để quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm của các CLN Việt Nam tới người tiêu dùng của nước sở tại. Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử. + Thị trường nguyên liệu, thiết bị và khoa học công nghệ: - Tăng cường công tác nghiên cứu và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp trong CLN về thị trường nguyên liệu, thiết bị và công nghệ trong và ngoài nước. - Phát triển thị trường KHCN, thiết bị; phát triển chuỗi cung ứng và vùng nguyên liệu của một số ngành nghề có nhu cầu nguyên liệu lớn như: Mây, tre, giang, guột tế, dệt may, đồ gỗ, nông sản, 4.2.2.4. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và năng lực của cán bộ quản lý, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm làng nghề - Thành phố cho thành lập một Ban quản lý các CLN, thành viên của Ban này bao gồm các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương có liên quan đến CLN do UBND thành phố hoặc do Văn phòng điều phối NTM của Thành phố chỉ đạo. - Tăng cường sự phối hợp giữa Ban quản lý các CLN và các Hội, Hiệp hội ngành nghề có liên quan trong công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ các hoạt động trong việc phát triển các CLN ở Hà Nội; có sự phối hợp liên vùng trong quản lý phát triển CLN. - Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Bố trí cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có chuyên môn, sáng tạo và có tư duy hệ thống làm công tác quy hoạch, kế hoạch và tham mưu xây dựng chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và CLN. - Đào tạo, tập huấn cho các nghệ nhân, thợ giỏi về kỹ năng sư phạm, thẩm mỹ, thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, sử dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Đào tạo các chủ cơ sở sản xuất về văn hóa, kỹ năng quản lý; kiến thức về kinh doanh, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ phụ trợ và bảo vệ môi trường. 4.2.2.5. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cụm làng nghề Thành phố cần rà soát, điều chỉnh các chính sách, Quy hoạch không còn phù hợp và ban hành bổ sung các chính sách mới phù hợp với điều kiện hiện nay để khuyến khích, hỗ trợ phát triển NNNT và CLN. Các cơ chế, chính sách cụ thể về: Quy hoạch và sử dụng đất; cơ sở hạ tầng; tài chính - tín dụng; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao KHCN; đổi mới tổ chức SXKD; Quản lý và bảo vệ môi trường; xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm của các CLN. 21
  24. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Cụm làng nghề là một tiếp cận mới về hệ thống sản xuất địa phương, có sự khác biệt với CCN, CCNLN và cần được quan tâm trong các nghiên cứu phát triển, nhất là phát triển nông thôn theo vùng, theo không gian địa lý. Qua kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, CLN có một số điểm giống và khác với CCN trong các nghiên cứu trên thế giới trước đây và khác với các CCN, CCNLN trong các quy định của Nhà nước ta hiện nay. Đến nay chưa có sự thống nhất về khái niệm và tên gọi về “Cụm làng nghề". Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra khái niệm: (1) Cụm làng nghề là một tập hợp gồm một số làng nghề cùng loại ở gần cạnh nhau, tập trung trên một không gian địa lý các cộng đồng người dân, chủ cơ sở SXKD làng nghề và các thể chế địa phương với mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa tạo nền tảng cho việc cùng tham gia vào các hoạt động của cùng một nghề tiểu thủ công nghiệp tại địa phương; và (2) Phát triển cụm làng nghề là sự phát triển tổng hòa của cả kinh tế, xã hội và môi trường với sự lồng ghép giữa phát triển SXKD với bảo tồn bản sắc văn hóa trong không gian địa lý nhất định của CLN. Luận án cũng đề xuất 4 tiêu chí để xác định CLN là: số lượng các làng nghề trong cụm; số lượng các cơ ở SXKD chuyên môn hóa trong cụm; có các liên kết giữa các làng nghề và hình thành các mạng lưới quan hệ trong cụm; đã hình thành chuỗi giá trị và thị trường trong cụm. 2) Đánh giá thực trạng các CLN trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy: Hà Nội hiện có 33 CLN. Tuy vẫn chưa biết chính xác thời gian hình thành của các làng nghề chính trong CLN nhưng qua nghiên cứu lược sử làng nghề cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các CLN này có sự thăng trầm trong các giai đoạn chuyển đổi kinh tế, xã hội của đất nước (thời kỳ thực dân phong kiến, thời kỳ chiến tranh, thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, thời kỳ đổi mới). Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế, các CLN đã hình thành và phát triển nhanh hơn. + Các CLN ở Hà Nội được phân bố trong một không gian địa lý khá rộng (từ vài làng nghề đến vài xã, huyện liền kề nhau); Thị trường nguyên liệu chủ yếu trong nước; Lao động chủ yếu là người địa phương; Tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thị trường trong nước; Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là hộ SXKD có quy mô nhỏ và phần lớn hộ không đăng ký kinh doanh; Mặt bằng nhà xưởng sản xuất nhỏ hẹp, sử dụng chung cho sinh hoạt và làm nghề của gia đình; Mối quan hệ trong các CLN rất đa dạng, vừa có quan hệ xã hội, gia đình, họ hàng vừa có quan hệ kinh tế, + Phát triển các CLN đã ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể: (i)Tập trung các cơ sở SXKD; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thị trường ở địa phương; (ii) Phát triển cơ sở hạ tầng trên cơ sở vốn của nhà nước, xã hội hóa và hợp tác công tư; (iii) Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động; CNH và HĐH nông thôn, đóng góp tích cực vào chương trình xây dựng NTM; (iv) Thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ các hộ SXKD sang mô hình 22
  25. doanh nghiệp; (v) Phát triển và bảo tồn văn hoá của địa phương và của dân tộc; (vi) Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và hội nhập quốc tế. + Sự phát triển của các CLN ở Hà Nội là kết quả tổng hợp của các yếu tố về địa lý, lịch sử, truyền thống, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Những mô hình CLN thành công đã đóng góp vào tăng trưởng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, lao động, CNH, HĐH và xây dựng NTM; góp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc như: phát triển kinh tế tư nhân, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, giảm bớt được nạn di dân từ nông thôn về các đô thị lớn tìm việc làm, Đây là mô hình tổ chức sản xuất năng động, linh hoạt, có khả năng đổi mới, sáng tạo; thích ứng nhanh với sự biến đổi về KTXH và thị trường; đó là một con đường CNH, HĐH và xây dựng NTM có hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên sự phát triển của CLN cũng có ảnh hưởng tiêu cực như: làm tăng áp lực, quá tải về cơ sở hạ tầng; tăng giá đất, giá thuê đất, nguyên vật liệu, lao động và chi phí sinh hoạt; gây ô nhiễm môi trường và bất cập về an ninh trật tự, Vì vậy, cần phải xây dựng chiến lược, quy hoạch và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển CLN trên địa bàn Thành phố. + Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển CLN được thể hiện như: (1) Thể chế, chính sách của Nhà nước, Thành phố và một số thể chế của cộng đồng dân cư; (2) Thị trường; (3) Vị trí địa lý; (4) Vốn con người; (5) Vốn xã hội; (6) Nguồn lực của địa phương; và (7) Hội nhập quốc tế. Việc phân tích định lượng bằng hàm Binary Logit cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới các quyết định của các cơ sở SXKD nhưng vị trí quan trọng thường khác nhau. Với việc tăng doanh thu của cơ sở SXKD thì yếu tố ảnh hưởng nhất là trình độ chủ cơ sở SXKD và lao động thường xuyên. Với việc chuyển từ hộ SXKD thành doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ảnh hưởng nhất là số năm làm chủ cơ sở SXKD, vốn và tài sản của các cơ sở SXKD. + Dựa trên các quan điểm, định hướng phát triển CLN; căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; vào các Quy hoạch phát triển KTXH của Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các CLN; đề tài luận án đã đề xuất một số giải pháp phát triển CLN ở Hà Nội trong thời gian tới gồm: (1) Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho phát triển CLN; (2) Đổi mới về tổ chức sản xuất; (3) Nghiên cứu và phát triển thị trường; (4) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước và năng lực của cán bộ quản lý, chủ cơ sở SXKD; và (5) Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cụm làng nghề. Mỗi giải pháp đều được nêu lý do đề xuất và các nội dung giải pháp cụ thể cần thực hiện 5.2. KIẾN NGHỊ 5.2.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành ở Trung ương (1)- Chính phủ và các bộ ngành liên quan sớm bổ sung tên gọi, khái niệm về “cụm làng nghề” trong văn bản quy phạm pháp luật liên quan như: Tên gọi, khái niệm về “làng nghề” tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về 23
  26. phát triển ngành nghề nông thôn; Tên gọi, khái niệm về “cụm công nghiệp” và “cụm công nghiệp làng nghề” tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 15/07/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp. (2)- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương sớm xây dựng Quy hoạch phát triển liên vùng về ngành nghề nông thôn (NNNT) và làng nghề; xây dựng và ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển NNNT, làng nghề và CLN, đặc biệt là chính sách về đất đai; tài chính – tín dụng; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng và chuyển giao KHCN; đổi mới tổ chức SXKD; Quản lý và bảo vệ môi trường; thương mại hóa sản phẩm của các CLN. Có cơ chế hỗ trợ phù hợp và đầu tư kinh phí để xây dựng “hệ thống đổi mới, sáng tạo ngành nghề nông thôn theo vùng”; chuyển đổi từ hộ SXKD sang DNNVV ở nông thôn và trong các CLN. (3)- Đổi mới phương pháp xây dựng và thực thi chính sách về phát triển NNNT, làng nghề và CLN; tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương để tránh sự chồng chéo trong công tác quy hoạch, xây dựng chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi chính sách phát triển NNNT và CLN liên vùng và theo chuỗi giá trị. 5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (1) Đầu tư kinh phí để thực hiện điều tra, nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch phát triển NNNT và CLN trên địa bàn Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 để định hướng chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Chú trọng đến Quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng; kiến trúc, cảnh quan và nhà ở khu dân cư nông thôn; Quy hoạch liên vùng về phát triển ngành nghề nông thôn theo chuỗi giá trị sản phẩm gắn với việc phát triển mạng lưới các làng nghề, CLN. (2) Trên cơ sở các Quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề toàn quốc của Bộ Nông nghiệp & PTNT; UBND Thành phố cần chỉ đạo các sở, ban ngành xây dựng các Quy hoạch chi tiết cho từng lĩnh vực cụ thể, trong đó có quy hoạch phát triển từng ngành hàng sản phẩm như: ngành hàng gốm sứ, mây tre đan, đồ gỗ, giầy da, dệt may, Đầu tư phát triển các CLN trọng điểm thành “Trung tâm đổi mới, sáng tạo ngành nghề nông thôn” và “vườn ươm doanh nghiệp” của Thành phố và vùng Thủ đô. (3) Sớm thành lập và Ban hành quy chế hoạt động của Ban quản lý các CLN trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND Thành phố hoặc do Văn phòng điều phối NTM của Thành phố chỉ đạo. Đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và giải pháp phù hợp để phát triển NNNT, làng nghề và CLN, góp phần đẩy nhanh CNH, HĐH và xây dựng NTM nhanh, hiệu quả và bền vững. (4) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách liên quan đến NNNT, làng nghề và CLN; tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong các CLN tiếp cận chính sách và các nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh./ . 24
  27. DANH MỤC CÁC C NG TR NH KHOA HỌC ĐÃ C NG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Xuân Hoản & Phạm Thị Mỹ Dung (2019). Cụm làng nghề: Một số lý luận và minh chứng với Hà Nội. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 17(4): 341-349. 2. Nguyễn Xuân Hoản & Phạm Thị Mỹ Dung (2019). Cụm làng nghề Hà Nội -Một số thực trạng và giải pháp. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. 16: 110 -118. 25