Tóm tắt luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam

pdf 28 trang tranphuong11 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nang_cao_hieu_qua_xu_ly_no_xau_cua_cong_ty_q.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN THỊ KIM QUỲNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – NĂM 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: TS. Đoàn Văn Thắng Hƣớng dẫn 2:TS. Phan Hữu Nghị Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở vào 14 giờ ngày 01 tháng 06 năm 2020 tại Học viện Ngân hàng. HÀ NỘI – 2020
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài VAMC ra đời đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của NHNN, của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc như cơ chế, chính sách quy định pháp luật chưa hoàn thiện; nguồn vốn hoạt động còn hạn chế; Việt Nam chưa thực sự hình thành thị trường mua bán nợ; Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các khoản nợ được VAMC thu mua về mặc dù khá lớn nhưng con số xử lý lại còn khá khiêm tốn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đối với các TCTD Việt Nam để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Một là, Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về nợ xấu, xử lý nợ xấu của TCTD và hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Làm rõ nội hàm về việc xử lý nợ xấu; nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu; - Hai là, Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản và rút ra bài học cho Việt Nam; - Ba là, Đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả xử lý nợ xấu của VAMC. - Bốn là, Đề uất giải pháp phù hợp cho VAMC để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Một là: Thế nào là hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Những tiêu chí nào để đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Nhân tố nào tác động đến hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản? Hai là: Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013 – 2019 như thế nào? Sự tác động của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013 – 2019 được đánh giá như thế nào? Ba là: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC? Để thực hiện
  4. 2 những giải pháp đó, VAMC có cần sự hỗ trợ gì từ các cơ quan hữu quan? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án ghiên cứu về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ 2013-2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1 Những đóng góp về mặt lý luận Một là: Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Hai là: Luận án đã nghiên cứu được kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản của một số nước trên Thế giới. Từ đó, rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho VAMC về xử lý nợ xấu. Ba là: Luận án đã ây dựng được mô hình nghiên cứu định lượng gồm 10 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC mà các nghiên cứu trước đây chưa được kiểm chứng. 5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn Một là, luận án đã phân tích chi tiết thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019. Đặc biệt, bằng việc thu thập thông tin qua phiếu khảo sát, luận án đã đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Hai là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Các giải pháp và kiến nghị đã phần nào bám sát theo những phân tích lý luận và thực tế đánh giá về hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ lục, bố cục của
  5. 3 luận án chia thành 5 chương bảng biểu, hình vẽ, đồ thị minh họa như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về Đề tài Chương 2: Lý luận cơ bản về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. Chương 3: Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.
  6. 4 CHƢƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI 1.1.1. Không có một định nghĩa duy nhất hay tối ưu nào về nợ xấu trong các nghiên cứu trước đây. 1.1.2. Các nghiên cứu đều đi đến thống nhất hệ lụy của nợ xấu là rất to lớn. 1.1.3 Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu từ cả vĩ mô và nguyên nhân từ phía ngân hàng. 1.1.4 Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng để xử lý nợ xấu cần áp dụng đa dạng các biện pháp xử lý nợ. 1.1.5 Thành lập Công ty Quản lý tài sản để xử lý nợ là cần thiết, hiệu quả xử lý nợ của Công ty Quản lý tài sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 1.2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC 1.2.1. Nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu đến từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan từ chính Tổ chức tín dụng 1.2.2. Các nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của VAMC và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC 1.3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU  Về nghiên cứu lý luận. Các nghiên cứu trước đây đã đưa ra cơ sở lý luận về hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, tuy nhiên chưa có tính hệ thống và cập nhật trong thời gian gần đây, đặc biệt trong giai đoạn 2013-2019.  Về nghiên cứu thực tiễn Một là, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về hoạt động xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2013-2019. Hai là, dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả trước đó đã phân tích một vài nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của VAMC mà chưa phân tích toàn diện đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC. Tác giả đã đưa ra toàn diện các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC, xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, để từ đó có các giải pháp phù hợp.
  7. 5 Ba là, để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài phải có sự đánh giá toàn diện trong một giai đoạn nhất định. Một vài nghiên cứu về VAMC chỉ nghiên cứu trong một thời gian ngắn như một hoặc hai năm khi VAMC đi vào hoạt động. Do vậy, các nghiên cứu trước chưa có cái nhìn toàn diện và cụ thể, nên các giải pháp đưa ra có thể đã không còn phù hợp với hoạt động hiện tại của VAMC.
  8. 6 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NỢ XẤU 2.1.1. Khái niệm nợ xấu Theo tác giả nợ xấu phải được tiếp cận và đánh giá ở khả năng trả nợ của khách hàng. Điều đó có nghĩa một khoản cho vay có thể trong hạn hoặc quá hạn, nếu bên cho vay (Tổ chức tín dụng) đánh giá khách hàng có những dấu hiệu không trả được nợ hoặc nghi ngờ về khả năng trả nợ thì khoản nợ đó có thể được xếp vào khoản nợ xấu. 2.1.2. Nguyên nhân của nợ xấu a) Nguyên nhân khách quan  Từ khách hàng Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đạo đức khách hàng.  Từ môi trường Môi trường pháp lý. Một số chương trình tín dụng theo chỉ định của Chính phủ chưa hợp lý. Môi trường thiên nhiên như thiên tai, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, dịch bệnh. Môi trường kinh tế b) Nguyên nhân chủ quan Chiến lược và khẩu vị rủi ro. Chính sách và quy trình tín dụng yếu kém, thiếu chặt chẽ và chuyên nghiệp. Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát nội bộ lỏng lẻo. Chất lượng đội ngũ cán bộ thấp. Thiếu giám sát và quản trị rủi ro sau khi cho vay 2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu - Quy mô và cơ cấu nợ xấu. - Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu = tổng nợ xấu/tổng vốn chủ sở hữu. - Tỷ lệ nợ xấu so với quỹ dự phòng tổn thất = tổng nợ xấu/số dư quỹ dự phòng tổn thất. - Tỷ lệ nợ xấu so với tổng giá trị TSBĐ = tổng nợ xấu/tổng giá trị TSBĐ. - Tỷ lệ cấp tín dụng xấu = tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5. + Moodys’: ≤ 2%; + FDIC: đánh giá chất lượng tài sản theo 5 mức với độ rủi ro tăng dần: mức 1 là mức có tài
  9. 7 sản chất lượng tốt nhất, mức độ rủi ro rất thấp, không đáng lo ngại trong khi mức 5 phản ánh mức tài sản kém nhất, có độ rủi ro cao nhất đối với định chế tài chính (FDIC, 1997); + AIA CAMELS: ≤ 1% (AIA, 1996); + Việt Nam: ≤ 3%. 2.2. HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.2.1. Công ty Quản lý tài sản 2.2.1.1. Khái niệm Công ty Quản lý tài sản Công ty Quản lý tài sản viết tắt là AMC, tên tiếng anh là Asset Management Company, là loại hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Tại mỗi quốc gia, tuỳ theo điều kiện kinh tế và chính sách phát triển từng nước mà công ty quản lý nợ và khai thác tài sản lại có những tên gọi, đặc điểm, quyền và nghĩa vụ riêng. Tuy nhiên, có thể coi Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là một định chế có mục tiêu đặc biệt, có trách nhiệm và quyền lực đặc biệt trong việc thực hiện chức năng mua, bán và quản lý các khoản nợ khó đòi từ hệ thống ngân hàng và xử lý các khoản nợ đó một cách tối ưu. 2.2.1.2. Các loại hình Công ty Quản lý tài sản Có hai loại hình Công ty Quản lý tài sản là: Công ty Quản lý tài sản Nhà nước và Công ty Quản lý tài sản tư nhân, cụ thể: 2.2.1.3 Đặc điểm của Công ty Quản lý tài sản Đặc điểm Công ty Quản lý tài sản thể hiện qua tính đại diện, tính độc lập và tính hiệu quả. 2.2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Quản lý tài sản a) Nhiệm vụ mua các khoản nợ xấu: Mua nợ theo giá trị sổ sách của khoản nợ; Mua nợ theo giá trị thị trường b) Nhiệm vụ xử lý các khoản nợ xấu sau khi mua  Về xử lý các khoản nợ: Bán nợ; Quản lý trực tiếp khoản nợ và cơ cấu lại khoản nợ thông qua việc chuyển nợ thành vốn góp; Ủy quyền lại cho chính ngân hàng hoặc tổ chức khác quản lý và xử lý khoản nợ; Chứng khoán hóa nợ xấu  Về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ: Bán tài sản bảo đảm; Đầu tư, sửa chữa nâng cấp và cho thuê tài sản; Các nhiệm vụ khác như: tư vấn, môi giới mua bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Bảo lãnh cho các khách hàng có nợ xấu vay vốn tại các ngân hàng; Liên doanh, liên kết để quản lý và xử lý tài sản; Đấu giá khoản nợ/tài sản của khoản nợ. 2.2.2. Hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản 2.2.2.1. Khái niệm hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản Xét trong hoạt động xử lý nợ lý xấu của AMC thì hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC là
  10. 8 mối quan hệ giữa kết quả xử lý nợ thu được của chính AMC so với chi phí VAMC bỏ ra, đồng thời hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC được xem xét giữa hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC với hiệu quả xử lý nợ xấu của toàn ngành. 2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản a) Hệ thống các tiêu chí định lƣợng Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ nợ xấu AMC (dư nợ gốc nội bảng) đã mua từ các TCTD so với tổng dư nợ xấu của các TCTD. Chỉ tiêu 2:Tỷ trọng nợ xấu được xử lý thông qua bán nợ cho AMC so với tổng nợ xấu được xử lý của các TCTD. Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của AMC so với nợ xấu mua về. Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ dư nợ, khách hàng được cơ cấu nợ/tổng dư nợ xấu nội bảng, khách hàng AMC đã mua của TCTD. Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ dư nợ thu hồi từ xử lý TSBĐ/tổng dư nợ thu hồi. Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng các phương thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã được xử lý. Chỉ tiêu 7: Vòng quay vốn xử lý nợ b) Hệ thống các tiêu chí định tính Sự phù hợp, lan tỏa của kết quả xử lý nợ xấu của AMC Tính đa dạng, phù hợp của phương thức xử lý nợ Mức độ hấp dẫn đối với các bên tham gia xử lý nợ (bên mua, bán, môi giới, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng 2.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản a) Nhóm nhân tố chủ quan  Thứ nhất: Mô hình, cơ cấu tổ chức của AMC.  Thứ hai: Chức năng nhiệm vụ của AMC.  Thứ ba: Năng lực về vốn của AMC.  Thứ năm: Nguồn nhân lực của AMC.  Thứ sáu: Hệ thống công nghệ thông tin. b) Nhóm nhân tố khách quan  Thứ nhất: Sự phát triển của thị trường mua bán nợ xấu.  Thứ hai: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu.  Thứ ba: Quan điểm, sự hợp tác phối hợp của TCTD bán nợ.  Thứ tư: Sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.  Thứ năm: Sự hoạt động của các Công ty mua bán nợ.
  11. 9 2.3 KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU QUA AMC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM 2.3.1 Bối cảnh ra đời các AMC 2.3.1.1 AMC Hàn Quốc (KAMCO) ra đời 1997, do được tổ chức lại từ Công ty Quản lý tài sản thuộc Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB). 2.3.1.2 Bốn AMC Trung Quốc ra đời năm 1999 trong bối cảnh nợ xấu tăng cao do cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. 2.3.1.3 Với sự vào cuộc của Bảo hiểm tiền gửi, Nhật Bản thành lập Cơ quan ử lý và thu hồi nợ - RCC, Cơ quan tái thiết công nghiệp – IRCJ để xử lý nợ xấu. 2.3.1.4 Một trong ba giải pháp xử lý nợ xấu của Malaysia là là thành lập AMC quốc gia - Danaharta 2.3.2 Hình thức sở hữu các AMC 2.3.2.1 AMC Hàn Quốc - KAMCO là một tổ chức tài chính phi ngân hàng với sở hữu của Nhà nước trên 50% 2.3.2.2 Bốn AMC Trung Quốc thuộc sở hữu của 04 Ngân hàng Thương mại Nhà nước Trung Quốc 2.3.2.3 Các AMC Nhật Bản đều thuộc sở hữu của Bảo hiểm tiền gửi 2.3.2.4 Danaharta – AMC Malaysia được sở hữu bởi 100% vốn nhà nước 2.3.1 Hệ thống pháp lý vận hành hoạt động AMC 2.3.3.1 Đạo luật 587 của Malaysia đã trao cho Danaharta rất nhiều quyền năng trong ử lý nợ xấu 2.3.3.2 Nếu như Đạo luật 587 của Malaysia trao cho Danaharta quyền năng trong mua nợ và quản trị các công ty thua lỗ thì đạo luật Kamco của Hàm Quốc trao cho Kamco các quyền năng về mua nợ, xử lý nợ (chứng khoán hóa khoản nợ và thu giữ tài sản để xử lý nợ ) 2.3.3.3 Để tạo hành lang pháp lý cho quá trình xử lý nợ xấu Nhật Bản đã sửa đổi một số các luật có liên quan 2.3.3.4 Trung Quốc thiếu một hệ thống pháp luật thống nhất cho các AMC, có quá nhiều công cụ pháp luật rời rạc điều chỉnh hoạt động của AMC 2.3.4 Hiệu quả xử lý nợ xấu của các AMC 2.3.4.1 Xét về tổng thể thì Kamco hoạt động có hiệu quả, nợ xấu đã giảm mạnh xuống
  12. 10 2,3% vào năm 2002, Sau 5 năm thua lỗ, các ngân hàng bắt đầu có lời từ năm 2001 và tăng trưởng nhanh từ 2002 và phát triển ổn định cho đến nay. 2.3.4.2 Với hệ thống pháp lý rời rạc, các AMC Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu như kỳ vọng, chỉ xử lý với tỷ lệ thu hồi bằng tiền mặt đạt 21%. 2.3.4.3 AMC của Nhật Bản đã thành công trong ử lý nợ xấu, đặc biệt trong hoạt động tái thiết doanh nghiệp 2.3.4.4 Với tỷ lệ thu hồi vốn đạt trên 58%, hiệu quả xử lý nợ xấu của Danaharta - Malaysia đáng để các quốc gia khác học hỏi. 3.2. BÀI HỌC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC AMC VIỆT NAM 3.2.1. Hệ thống pháp lý hoàn chỉnh là cơ sở để đẩy nhanh, hiệu quả xử lý nợ xấu của AMC 3.2.2. Các AMC phải được giao quyền lực đủ mạnh 3.2.3. Muốn xử lý nhanh, hiệu quả phải ưu tiên ử lý bằng tiền thực 3.2.4. Không chỉ xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu mà các AMC cần nâng cao vai trò trong hoạt động tái thiết doanh nghiệp 3.2.5. Chứng khoán hóa khoản nợ cũng là một giải pháp tốt nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho AMC 3.2.6. Bên cạnh hình thức xử lý nợ thông thường, xử lý tài sản/khoản nợ theo lô sẽ giảm chi phí, thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
  13. 11 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC 3.1. THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM 3.1.1. Thực trạng về nợ xấu của các TCTD Bảng 3.1: Nợ xấu của các TCTD giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng, % Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Nợ ấu 116.490 214.920 131.820 150.120 144.590 158.875 157.289 Dư nợ cho 2 3.226.870 6.612.923 5.169.412 6.102.439 7.265.829 8.318.088 9.546.673 vay Tỷ lệ nợ 3 3,61 3,25 2,55 2,46 1,99 1,91 1,65 ấu (%) Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN 3.1.2. Xử lý nợ xấu của các TCTD Bảng 3.2: Nợ xấu và kết quả xử lý nợ xấu của các TCTD (2013-2019) Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Nợ ấu 116.490 214.920 131.820 150.120 144.590 158.875 157.289 Xử lý nợ 2 87.977 143.550 186.894 118.493 115.541 163.141 159.733 ấu Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN 2013-2019 3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA VAMC 3.2.1. Khái quát về VAMC 3.2.1.1 Bối cảnh ra đời của VAMC Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy thoái giai đoạn 2008 - 2012, cùng với những yếu kém nội tại tích tụ qua nhiều năm, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu suy giảm, kinh tế vĩ mô xuất hiện nhiều yếu tố bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp. NHNN đã ây dựng, trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận và được Thủ
  14. 12 tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” tại Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/05/2013. 3.2.1.2 Lịch sử phát triển của VAMC Đến 31/12/2019 VAMC đã hoạt động được hơn 6 năm. 3.2.1.3 Tổ chức bộ máy, nguyên tắc và lĩnh vực hoạt động của VAMC a) Cơ cấu tổ chức VAMC là 174 người, trong đó có 09 viên chức quản lý, 31 cán bộ lãnh đạo cấp ban và Giám đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh và 134 cán bộ, nhân viên. Hiện tại, VAMC có trụ sở chính tại Hà Nội và 01 chi nhánh ở Hồ Chí Minh. b) Nguyên tắc và lĩnh vực hoạt động của VAMC  Nguyên tắc hoạt động Lấy thu bù chi và không vì mục tiêu lợi nhuận; Công khai, minh bạch trong hoạt động mua, ử lý nợ ấu; Hạn chế rủi ro và chi phí trong ử lý nợ ấu.  Lĩnh vực hoạt động Mua nợ ấu của các tổ chức tín dụng; Thu hồi nợ, đòi nợ và ử lý, bán nợ, TSBĐ; Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê TSBĐ đã được VAMC thu nợ; Quản lý khoản nợ ấu đã mua và kiểm tra, giám sát TSBĐ có liên quan đến khoản nợ ấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ ấu và bảo đảm tiền vay; Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản; Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần; Tổ chức bán đấu giá tài sản; Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của TCTD; Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc NHNN cho phép. 3.2.2. Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC 3.2.2.1 .Thực trạng khung pháp lý để vận hành hoạt động VAMC a) Khung pháp lý chung cho hoạt động VAMC b) Khung pháp lý cho hoạt động ử lý nợ ấu của VAMC 3.2.2.2 .Thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC a) Tổng quan các nhiệm vụ của VAMC VAMC mới triển khai được 6/10 nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP.
  15. 13 b) Kết quả mua nợ bằng TPĐB Bảng 3.4: Kết quả mua nợ bằng TPĐB 2013-2019 Lũy kế đến STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 31/12/2019 1 Số khách hàng 933 5.254 8.836 832 414 500 162 16.931 2 Số khoản nợ 1.511 8.597 14.310 1.240 562 761 381 27.363 Dư nợ gốc nội 4 35.563 89.941 107.644 42.183 32.601 30.917 20.544 359.393 bảng (tỷ đồng) Giá mua (tỷ 5 30.926 75.812 99.143 40.035 31.839 29.812 19.846 327.413 đồng) Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019  Phân loại các khoản nợ đã mua bằng TPĐB Bảng 3.5: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo loại hình TCTD Đơn vị: tỷ đồng Ngân hàng Ngân hàng Công ty Stt Năm Chỉ tiêu Tổng cộng TMNN TMCP Tài chính 1 2013 Giá mua 10,.82 20.044 0 30.926 Tỷ trọng 35,19% 64,81% 0% 100.% 2 2014 Giá mua 29,641 46.171 285 75.812 Tỷ trọng 39,10% 60,90% 0,38% 100% 3 2015 Giá mua 44.516 53.965 662 99.143 Tỷ trọng 44,90% 54,43% 0,67% 100% 4 2016 Giá mua 4.804 34.998 233 40.035 Tỷ trọng 12,00% 87,42% 0,58% 100% 5 2017 Giá mua 31.820 0 19 31.839 Tỷ trọng 99,94% 0% 0,06% 100% 6 2018 Giá mua 13.426 16.260 126 29.812 Tỷ trọng 45,04% 54,54% 0,42% 100% 7 2019 Giá mua 0 19,833 13 19.846 Tỷ trọng 0% 99,93% 0,07% 100% Tổng Giá mua 135.089 191.271 1.338 327.413 cộng Tỷ trọng 41,26% 58,42% 0,41% 100% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm VAMC
  16. 14 Bảng 3.6: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo LHKH giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Stt Tổng Loại hình 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 cộng 1 Công ty cổ phần 10.409 34.610 47.009 12.834 18.432 24.941 17.046 165.281 2 Công ty TNHH 13.725 29.084 33.817 14.172 5.669 1.862 841 99.170 Hộ kinh doanh, 3 4.749 9.200 13.098 12.255 7.650 2.507 409 49.868 cá nhân Doanh nghiệp tư 4 1.377 1.898 2.506 761 31 24 1.087 7.684 nhân Công ty nhà 5 99 627 1.831 - - 315 180 3.052 nước Doanh nghiệp 6 có vốn đầu tư 459 102 56 - 6 - - 623 nước ngoài 7 Khác 108 291 825 12 51 162 283 1.732 Tổng cộng 30.926 75.812 99.143 40.035 31.839 29.812 19.846 327.413 8 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm VAMC Bảng 3.7: Phân loại nợ xấu VAMC mua bằng TPĐB theo ngành kinh tế giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Tổng Stt Tên Ngành 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 cộng Hoạt động kinh 1 doanh bất động 8.602 11.878 20.151 9.073 4.857 2.385 974 57.92 sản 2 Xây dựng 4.104 8.945 8.497 5.088 15.631 4.863 2.679 49.807 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô 3 2.924 9.81 10.271 969 1.622 13 244 25.853 tô, xe máy và e có động cơ khác Công nghiệp 4 3.823 7.818 8.136 2.31 357 2.53 244 25.218 chế biến 5 Vận tải kho bãi 956 3.745 6.29 1.699 876 37 365 13.968 Nông nghiệp, 6 lâm nghiệp và 1.067 3.186 3.457 2.83 457 57 1.705 12.759 thủy sản Hoạt động dịch 7 6.73 20.93 33.022 13.774 6.456 88 487 81.487 vụ khác 8 Khác 2.72 9.5 9.318 4.291 1.583 19.839 13.149 60.4 Tổng cộng 30.926 75.812 99.142 40.034 31.839 29.812 19.846 327.411 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm VAMC
  17. 15 b) Kết quả mua nợ theo GTTT Bảng 3.9: Kết quả mua nợ theo GTTT giai đoạn 2013-2019 Tiêu chí 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế Số khoản nợ - - - - 6 40 37 83 Số khách hàng/nhóm - - - - 6 14 16 36 khách hàng Dư nợ gốc (tỷ - - - - 2.939 2.943 2.131 8.013 đồng) Giá mua (tỷ - - - - 3.141 2.819 2.247 8.207 đồng) Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 c) Kết quả xử lý nợ Bảng 3.10: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC giai đoạn 2013-2019 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế Kết quả thu hồi đối với các khoản nợ 146 4.875 17.142 28.853 30.852 33.964 31.372 146.942 mua bằng TPĐB Kết quả thu hồi đối với các khoản nợ 0 0 0 0 0 3.548 1.630 5.178 mua theo GTTT Tổng hợp 146 4.875 17.142 28.853 30.852 37.512 32.740 152.120 Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 Bảng 3.11: Kết quả xử lý thu hồi nợ của VAMC theo từng biện pháp Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Lũy kế 1 Bán khoản nợ 0 1.773 1.183 4.860 6.472 10.925 16.661 41.874 Mua bằng TPĐB 0 1.773 1.183 4.860 6.472 10.234 15.411 39.933 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 691 1.250 1.941 2 Bán TSBĐ 0 490 4.180 6.356 4.865 5.200 6.468 27.559 Mua bằng TPĐB 0 490 4.180 6.356 4.865 2.392 6.284 24.567 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 2.808 184 2.992 3 Biện pháp khác 146 2.612 11.779 17.637 19.515 21.387 9.611 82.687 Mua bằng TPĐB 146 2.612 11.779 17.637 19.515 21.332 9.521 82.442 Mua theo GTTT 0 0 0 0 0 55 90 245 Tổng thu hồi nợ 146 4.875 17.142 28.853 30.852 37.512 32.740 152.120 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của VAMC
  18. 16 3.2.2.3 Đo lường hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC a) Chỉ tiêu 1: Bảng 3.18: Tỷ lệ nợ xấu VAMC mua (theo dư nợ gốc nội bảng) từ các TCTD so với tổng dư nợ xấu của các TCTD Đơn vị: tỷ đồng Stt Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nợ ấu VAMC đã 1 mua theo dư 35.563 89.941 107.644 42.183 35.316 33.860 22.675 nợ gốc nội bảng Tổng dư nợ 2 ấu của các 116.490 214.920 131.820 150.120 144.590 158.875 157.289 TCTD 3 Tỷ lệ 30,53% 41,85% 81,66% 28,1% 22,39% 19,46% 13,06% Nguồn: Báo cáo NHNN, Báo cáo VAMC b) Chỉ tiêu 2: Bảng: 3.19: Tỷ trọng nợ xấu đƣợc xử lý thông qua bán nợ cho VAMC so với tổng nợ xấu đƣợc xử lý của các TCTD Đơn vị: tỷ đồng Stt Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nợ ấu được ử lý thông 1 qua bán nợ 35.563 89.941 107.644 42.183 35.316 33.860 22.675 cho VAMC (tỷ đồng) Tổng nợ xấu được xử lý của 2 87.977 143.550 186.894 118.493 115.541 163.141 159.733 các NHTM (tỷ đồng) 3 Tỷ trọng 40,42% 62,65% 57,60% 35,60% 30,76% 20,76% 14,20% Nguồn: Báo cáo NHNN, Báo cáo VAMC c) Chỉ tiêu 3: Bảng 3.20: Tỷ lệ thu hồi nợ xấu của VAMC so với nợ xấu mua về. Đơn vị: tỷ đồng, % Nợ xấu mua bằng TPĐB Nợ xấu mua theo GTTT Năm Số tiền thu Giá mua Tỷ lệ Số tiền thu Giá mua Tỷ lệ hồi lũy kế lũy kế thu hồi hồi lũy kế lũy kế thu hồi
  19. 17 2013 146 30.826 0,5% 2014 5.021 106.538 4,7% 2015 22.163 205.681 10,8% 2016 51.016 245.716 20,8% 2017 81.868 277.547 29,5% 0 3.141 0% 2018 115.570 307.359 37,6% 3.548 5.960 59,5% 2019 146.680 327.413 44,8% 5.178 8.207 63,1% Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 d) Chỉ tiêu 4: Bảng 3.21: Tỷ lệ dƣ nợ, khách hàng đƣợc cơ cấu nợ/tổng dƣ nợ xấu nội bảng, khách hàng VAMC đã mua của NHTM. Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dư nợ gốc nội bảng 1 được VAMC 0 813 606 1.411 480 6 2.946,6 thực hiện cơ cấu nợ Tổng dư nợ 2 gốc nội bảng 35.563 89.941 107.644 42.183 35.540 33.860 22.675 VAMC mua Tỷ lệ dư nợ 3 0% 0,9% 0,56% 3,34% 1,35% 0,02% 12,99% được cơ cấu Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 e) Chỉ tiêu 5: Bảng 3.22: Tỷ lệ dƣ nợ thu hồi từ xử lý TSBĐ/tổng dƣ nợ thu hồi Đơn vị: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Thu hồi từ xử lý 1 TSBĐ 0 490 4.180 6.356 4.865 5.200 16.661 Tổng dư nợ thu 2 146 4.875 17.142 28.853 30.852 37.512 32.740 hồi 3 Tỷ lệ 0% 36,37% 6,90% 16,84% 20,98% 29,12% 19,76% Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 f) Chỉ tiêu 6:
  20. 18 Bảng 3.23: Tỷ trọng các phƣơng thức xử lý nợ trên tổng nợ xấu đã đƣợc xử lý Đơn vị: tỷ đồng Phƣơng thức Tỷ trọng thu hồi theo từng phƣơng thức STT thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 1 Bán TSBĐ 0% 10,05% 24,38% 22,03% 15,77% 13,86% 19,76% 2 Bán khoản nợ 0% 36,37% 6,90% 16,84% 20,98% 29,12% 50,89% 3 Biện pháp khác 100% 53,58% 68,71% 61,13% 63,25% 57,01% 29,36% Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2019 g) Chỉ tiêu 7: Bảng 3.24: Vòng quay vốn mua nợ thị trƣờng của VAMC Đơn vị: tỷ đồng Vốn VAMC Kết quả mua nợ STT Thời gian Vòng quay vốn (tỷ đồng) (tỷ đồng) 1 2013 500 0 0 2 2014 500 0 0 3 2015 500 0 0 4 2016 500 0 0 5 2017 2.000 3.141 1,57 6 2018 2.000 2.819 1,41 7 2019 5.000 2.247 1,12 Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC 3.2.3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu a) Thang đo chính thức b) Mô hình nghiên cứu c) Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 3.2.3.2 Thiết kế thang đo, bảng khảo sát 3.2.3.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha 3.2.3.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA a) Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập b) Phân tích EFA cho biến phụ thuộc Bảng 3.26: Kiểm định KMO cho biến phụ thuộc KMO and Bartlett’s Test Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,705
  21. 19 Đại lượng thống kê Approx, Chi-Square 5689.626 Bartlett’s (Bartlett’s Df 1035 Test of Sphericity) Sig, .000 (Nguồn: Kết xuất SPSS 20.0) c) Ma trận xoay các nhân tố 4.2.3.5 Phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả chạy mô hình: Hiệu quả hoạt động ử lý nợ ấu của VAMC = 2,981+ 0,139 Chức năng, nhiệm vụ của VAMC + 0,136 Năng lực về vốn của VAMC + 0,156 Nhân sự của VAMC + 0.222 Công nghệ của VAMC + (-0,263 Sự phát triển của thị trường mua bán nợ). 3.2.3.6 Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng 3.2.3. Đánh giá hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019 3.2.3.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, VAMC đã thể hiện được vai trò sứ mệnh của mình trong ử lý nợ ấu, VAMC đã góp phần giúp đưa nợ ấu toàn hệ thống TCTD về dưới 3% Thứ hai, xử lý nợ xấu qua VAMC là công cụ giúp NHNN ác định và minh bạch nợ xấu Thứ ba, xử lý nợ xấu qua VAMC trong giai đoạn 2013-2019 là phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị Việt Nam, đã lan tỏa được kết quả xử lý nợ xấu Thứ tư, TCTD đã giảm được áp lực tài chính, có thêm nguồn vốn tăng trưởng hoạt động tín dụng, thêm quyền năng trong ử lý nợ thông qua bán nợ cho VAMC Thứ năm, Khách hàng có nợ xấu có cơ hội một lần nữa được VAMC đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh, xem xét lại trong việc cơ cấu nợ 3.2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế Thứ nhất, VAMC chưa triển khai đủ 10 nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Thứ hai, Kết quả mua nợ theo GTTT của VAMC thấp, chưa thể hiện vai trò dẫn dắn của thị trường mua bán nợ Thứ ba, VAMC chưa phát huy được vai trò trong huy động các nguồn vốn khác để thực hiện mua nợ thị trường Thứ tư, kết quả xử lý thu hồi nợ bằng TPĐB của VAMC chưa thể hiện đúng hiệu quả
  22. 20 xử lý nợ của VAMC Thứ năm, VAMC chưa thể hiện được hiệu quả trong cơ cấu lại nợ và hỗ trợ khách hàng vay b) Nguyên nhân của hạn chế  Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, Nhân sự VAMC còn mỏng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ử lý nợ ấu, đặc biệt trong việc hỗ trợ tài chính doanh nghiệp Thứ hai, Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của VAMC sẽ không còn phù hợp trong thời gian tới khi VAMC triển khai đủ nhiệm vụ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và triển khai các nghiệp vụ mới Thứ ba, Công tác Quản trị rủi ro mới bước đầu được thực hiện Thứ tư, VAMC chưa có hệ thống thông tin kết nối với các TCTD để cập nhật thông tin về nợ ấu, TSBĐ của nợ ấu phục vụ công tác ử lý nợ Thứ năm, Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của VAMC  Nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ Thứ nhất, Hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu đã hình thành tuy nhiên đang nằm rải rác tại nhiều quy định khác nhau. Chưa có Luật riêng về xử lý nợ xấu, chưa có Luật Chứng khoán hóa khoản nợ Thứ hai, quy định về thu giữ TSBĐ đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động ử lý nợ ấu của VAMC, tuy nhiên vẫn còn vướng mắc khi triển khai Thứ ba, quy định hạn chế đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung TSBĐ là QSDĐ, chưa khuyến khích các nhà đầu tư mua khoản nợ của VAMC Thứ tư, Chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam Thứ năm, Pháp luật hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể về thẩm định giá đối với các khoản nợ xấu dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất và không đảm bảo tính minh bạch, khách quan Thứ sáu, Chưa có quy định pháp luật đối với trường hợp đăng ký QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất áp dụng với cá nhân mua nợ không phải là tổ chức mua bán nợ theo Nghị quyết số 42/2017/QH14. Thứ bẩy, Việc mua bán nợ còn hạn chế ở mô hình, phương thức giao dịch Nguyên nhân khách quan từ phía TCTD, đặc thù của khoản nợ và TSBĐ của
  23. 21 khoản nợ Thứ nhất, Khoản nợ ấu đã phát sinh từ lâu, khó thu hồi Thứ hai, Xung đột lợi ích trong quá trình mua bán và ử lý nợ ấu giữa VAMC và TCTD Thứ ba, Công tác báo cáo, cập nhật thông tin thiếu chính ác, dẫn tới vướng mắc trong ử lý thông tin, đề uất phương án ử lý nợ  Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng Thứ nhất, VAMC rất khó thực hiện hoạt động cơ cấu nợ do ít khách hàng đáp ứng điều kiện cơ cấu nợ theo quy định Thứ hai, Khách hàng không hợp tác, chống đối, trây ỳ kéo dài thời gian ử lý nợ
  24. 22 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO VAMC 4.1. ĐỊNH HƢỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO VAMC 4.1.1. Định hƣớng Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có thể thấy định hướng phát triển VAMC đã được nêu rất rõ cần nâng cao năng lực của VAMC để mua, bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu 4.1.2. Quan điểm Thứ nhất, Cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý trong ử lý nợ ấu để phát huy vai trò của VAMC là công cụ của Chính phủ, NHNN trong quá trình ử lý nợ ấu. Thứ hai, Tăng cường năng lực ử lý nợ ấu của VAMC về: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực. Thứ ba, bên cạnh việc ử lý nhanh nợ ấu, cần phải thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: cơ cấu lại nợ, hỗ trợ tài chính . Thứ tư, ử lý nợ ấu phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn và phát triển về vốn của Nhà nước 4.1.3. Mục tiêu 4.1.3.1 Mục tiêu Giai đoạn 2020 - 2025 Tổng nợ ấu mua nợ lũy kế đến hết năm 2020 tối thiểu 330.000 tỷ đồng; Đến hết năm 2020, hoàn thành về cơ bản ử lý số nợ ấu đã mua bằng TPĐB (không tính các khoản nợ ấu mua bằng TPĐB của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống). Từ năm 2021, VAMC tăng cường ử lý nợ ấu đã mua theo GTTT, đồng thời tiếp tục ử lý số nợ ấu đã mua bằng TPĐB và số nợ ấu của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống; Hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ, trong đó VAMC đóng vai trò là trung tâm của thị trường; Triển khai đầy đủ các nghiệp vụ của VAMC theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP. 4.1.3.2. Mục tiêu giai đoạn 2026 - 2030 Mở rộng lĩnh vực hoạt động như Chứng khoán hóa khoản nợ, Cung cấp dịch vụ thu hồi
  25. 23 nợ; Thi hành án dân sự và lệnh bàn giao tài sản.; Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, hướng tới việc ây dựng VAMC thành một định chế có vai trò trung gian tài chính. 4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU CHO VAMC 4.2.1. Nhóm giải pháp về mô hình, chức năng nhiệm vụ 4.2.1.1. Triển khai đủ nhiệm vụ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và thêm các nhiệm vụ mới 4.2.1.2. Hoàn thiện mô hình, cơ cấu tổ chức 4.2.2. Nhóm giải pháp về vốn 4.2.2.1 Tăng nguồn lực tài chính cho VAMC 4.2.2.2 Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn khác 4.2.2.3 Quản trị hiệu quả các nguồn vốn của VAMC 4.2.3. Nhóm giải pháp về năng lực quản trị rủi ro 4.2.3.1 Hoàn thiện hệ thống quy trình, quy định nội bộ về mua bán và xử lý nợ xấu 4.2.3 2. Thiết lập hệ thống cảnh báo rủi ro sớm 4.2.3 3. Kiểm soát khách hàng sau khi mua nợ 4.2.3. Nhóm giải pháp về nguồn nhân sự 4.2.3.1 Hoàn thiện cơ chế và quy trình tuyển dụng 4.2.3.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ ử lý nợ có chất lượng cao 4.2.3.3 Có chính sách phù hợp với người lao động 4.2.4. Nhóm giải pháp về công nghệ 4.2.5. Nhóm giải pháp bổ trợ khác 4.2.5.1. Thành lập Câu lạc bộ các tổ chức mua bán nợ ấu tiến tới thành lập Hiệp hội Mua bán nợ ấu 4.2.5.2. Nâng cao năng lực, vai trò của các tổ chức trung gian trên thị trường 4.3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 4.3.1. Kiến nghị đối với Quốc hội 4.3.1.1. Xây dựng Luật ử lý nợ ấu 4.3.1.2 Xây dựng Luật Chứng khoán hóa khoản nợ 4.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 4.3.2.1 Đề nghị Quốc hội ban hành Luật xử lý nợ xấu và Luật chứng khoán hóa khoản nợ 4.3.2.2 Sửa đổi chức năng nhiệm vụ của VAMC tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP 4.3.2.3 Phê duyệt tăng vốn điều lệ cho VAMC
  26. 24 4.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Thứ nhất, Kiến nghị ban hành Luật về xử lý nợ xấu Thứ hai, trình tăng vốn điều lệ cho VAMC Thứ ba, trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 53/2013/NĐ-CP Thứ tư, phê duyệt Chiến lược phát triển của VAMC giai đoạn 2019-2025 và định hướng tới năm 2030 Thứ năm, Phê duyệt quy mô hoạt động, nhân sự cho VAMC phù hợp với năng lực hoạt động của VAMC trong từng thời kỳ. Thứ sáu Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Đề án thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ xấu và Câu lạc bộ AMC Thứ bảy, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan chỉ đạo trong công tác xử lý nợ 4.3.4 Kiến nghị đối với các Bộ/Ban ngành 4.3.4.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính 4.3.4.2. Kiến nghị đối với Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân 4.3.4.3. Kiến nghị đối với Bộ Kế hoạch và đầu tư 4.3.4.4. Kiến nghị đối với các Bộ ngành, địa phương
  27. 25 KẾT LUẬN Luận án “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam” đã đạt được những kết quả sau: Một là, Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về nợ xấu, xử lý nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản; Hai là, Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về xử lý nợ xấu qua AMC và rút ra bài học cho Việt Nam; Ba là, Luận án đánh giá thực trạng hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC giai đoạn 2013-2019, xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả xử lý nợ xấu của VAMC; Bốn là, Bằng việc ác định kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của VAMC, đề tài xây dựng các định hướng, quan điểm và mục tiêu xử lý nợ xấu đến năm 2025, định hướng 2030; đề xuất giải pháp đồng bộ, khả thi, có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.
  28. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Kim Quỳnh, Nguyễn Mạnh Thao (2016), Kết quả giảm mặt bằng lãi suất ở Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và những khuyến nghị, Tạp chí khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 171- tháng 8/2016. 2. Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2016), Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC, Tạp chí khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 171- tháng 8/2016. 3. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Kim Quỳnh và cộng sự (2017), Hoàn thiện mô hình và cơ chế xử lý nợ xấu của Công ty VAMC, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, mã số: ĐTNH.025/16. 4. Phan Hữu Nghị, Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2019), Chứng khoán hóa nợ xấu: Kinh nghiệm Quốc tế và Bài học cho Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ IV: Khởi nghiệp và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam.