Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo

docx 37 trang thiennha21 15/04/2022 29552
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_tu_duy_phan_bien_va_tu_duy_sang_tao.docx

Nội dung text: Tiểu luận Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo

  1. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN: SƯ PHẠM LỊCH SỬ  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO GVHD: Lê Trương Ánh Ngọc SV: Phan Lê Kim Minh Lớp: DH19SU MSSV: DSU180344 An Giang, ngày 02 tháng 10 năm 2021 0
  2. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1
  3. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 MỤC LỤC: PHẦN 1: SỰ HIỂU BIẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO CHƯƠNG 1: TƯ DUY PHẢN BIỆN 1.1 Định nghĩa 5 1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện 7 1.3 Người có tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy 9 1.4 Sự khác nhau giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán, giữa sự thật và ý kiến và vấn đề 11 1.4.1 Tư duy phê phán và tư duy phản biện 11 1.4.2 Sự thật (Facts), ý kiến (Opinions) và vấn đề (Problems) 11 1.5 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 12 1.5.1 Sơ đồ tư duy phản biện 12 1.5.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa 13 1.5.3 6 chiếc mũ tư duy 14 1.6 Tranh luận bằng tư duy phản biện 15 1.6.1 Quy tắc vàng của tranh luận 15 1.6.2 Tăng tính thuyết phục khi lập luận 16 1.6.3 Phân tích số liệu 17 1.6.4 Kiểm soát cảm xúc khi tranh luận 17 CHƯƠNG 2: TƯ DUY SÁNG TẠO 2.1 Định nghĩa 18 2.1.1 Các yếu tố của tư duy sáng tạo 19 2.1.2 Các quá trình tư duy sáng tạo 20 2.1.3 Vai trò của tư duy sáng tạo 20 2.1.4 Các phương pháp làm tăng tư duy sáng tạo 21 2.1.5 Những ý tưởng từ sáng tạo 22 2.2 Tính ì tâm lý 23 2.2.1 Tính ì tâm lý do ức chế ( tính ì tâm lý “thiếu”) 23 2.2.2 Tính ì tâm lý do liên tưởng ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng ( tính ì tâm lý “thừa”) 23 2.2.3 Tính thiếu tự tin, rụt rè, tư ti đối với sáng tạo 24 2.2.4 Phương pháp khắc phục tính ì tâm lý 24 2.3 Các nguyên tắc của tư duy sáng tạo 25 PHẦN 2: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN THÂN VỚI 2 KHÍA CẠNH PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO (SAU 6 BUỔI HỌC) 1. Bảng tự đánh giá 30 PHẦN 3: KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY 1. Bảng kế hoạch định hướng 31 KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 2
  4. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những kĩ năng được đánh giá cao trong giới hàn lâm tri thức là tư duy phản biện, hay còn được gọi là “critical thinking”, và điều này không chỉ giới hạn lại ở phạm vi học thuật; ngay cả chính phủ, các công ty, tập đoàn kinh doanh toàn cầu đều săn tìm những người sở hữu khả năng này. Đặc biệt hơn nữa là trong ngữ cảnh thời đại thông tin hiện nay, tầm quan trọng của tư duy phản biện được đề cao hơn bao giờ hết tại một thời điểm mà con người dường như đang chìm ngập trong biển kiến thức nhưng lại khô khan một lối suy nghĩ đúng đắn. Chính vì vậy, cũng không lấy làm lạ khi một loạt các quyển sách tự lực xoay quanh vấn đề này được viết ra và xuất bản hàng năm – quyển nào dường như cũng đều đính kèm một hứa hẹn rằng sẽ giúp người đọc thu được kĩ năng “critical thinking” – như là một phần thưởng cuối được tiết lộ sau quá trình đọc. Hệ thống các trường đại học cũng không là ngoại lệ trong việc cố gắng đáp ứng nhu cầu này, với những khoá học được thiết kế dành riêng cho việc hình thành và cải thiện khả năng suy nghĩ của học sinh. Ken Robinson đã từng nhận định trong phần trình bày TED Talk tuyệt vời của ông và đã gây chấn động hệ thống giáo dục toàn cầu đó là "Trường học đã giết chết sự sáng tạo". Cả bộ máy giáo dục to lớn toàn cầu đã vận hành theo kiểu như thế và đã ăn sâu vào gốc rễ đến mức rất khó thay đổi. Phần Lan là một quốc gia đã cởi trói cho giáo dục để phát triển việc học tập được diễn ra một cách chủ động và tự nhiên nhất. Tuy nhiên cũng có nhiều nhận định rằng, cách họ khai thác não bộ trẻ em vừa có lợi vừa bất lợi: sẽ khó có những đỉnh cao về kiến thức hàn lâm được hình thành, tính chuyên nghiệp giảm đi và vì thế những doanh nghiệp dẫn đầu thế giới sẽ sụt giảm. Bất cứ ai có tư duy phản biện tốt thì đều có khả năng sáng tạo tốt và ngược lại. Chính tư duy phản biện đã cho phép chúng ta phân tích và nhìn vấn đề ở nhiều góc khác nhau từ đó đưa ra nhiều giải pháp cho một vấn đề và phát sinh sự sáng tạo. Hai lĩnh vực này dường như luôn phải song hành, là hệ quả tất yếu của nhau và cần có nhau. Cũng như không ai trả lời được con gà hay quả trứng có trước thì tư duy phản biện và tư duy sáng tạo liên tục được sinh ra trong não chúng ta khi tư duy. Ví dụ, bạn cầm lên một chiếc ly uống nước và hỏi: Làm thế nào tạo ra một chiếc ly với nhiều đặc điểm ưu việt. Não của bạn sẽ bắt đầu phải xuất hiện nhiều câu hỏi kiểu như, chiếc ly này dùng để làm gì? (không chỉ là uống nước đâu, người ta đựng súp nóng trong lý để bán cho học sinh dễ cầm hơn cái chén nhiều). Vì sao nó có hình dạng như thế? Nếu không có đáy tròn miệng tròn thì có thể có những hình dáng thế nào? Tạo sao không làm cạnh ly và lòng ly hình vuông hay chữ nhật? Còn hàng trăm câu hỏi xuất hiện. Đó là lúc não bạn đang tư duy phản biện. Câu trả lời sẽ là sáng tạo và não bạn nghĩ ra nhiều câu hỏi cũng là sự sáng tạo. Vậy thì không thể tách rời hai quá trình sáng tạo và phản biện như cách mà mọi người vẫn quan niệm. 3
  5. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến các vấn đề kĩ năng tư duy phản biện (Critical Thinking), cũng như là kĩ năng tư suy sáng tạo (Creativity), kĩ năng giao tiếp (Communication) , Kĩ năng hợp tác (Collaboration). Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu, mỗi tác phẩm lại hướng tới những nội dung khía cạnh khác nhau. Chính vì thế, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chi tiết về cả hai kĩ năng về tư duy sáng tạo và tư duy phản biện + “Phương pháp luận tư duy sáng tạo” (Phan Dũng, Nxb TP HCM, 1998) + “ Bí quyết sáng tạo” (Jack Foster do Nguyễn Minh Hoàng biên dịch, Nxb Trẻ, 2005) + “Đột phá sức sáng tạo-Bí mật của những thiên tài sáng tạo” (Michael Michalko, Nxb Tri Thức, 2006) + “Bốn mươi thủ thuật sáng tạo” ( Nhóm Eureka, Nxb Trẻ, 2007) + “Phương pháp tổ chức giáo dục- Tư duy sáng tạo trường Đoàn Lý Tự Trọng” (Huỳnh Văn Sơn và nhiều tác giả, 2004) + “Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo” (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Nxb Đại học Sư phạm TP HCM, 2010) + Tài liệu môn học kĩ năng mềm “Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện” ( Trường Đại học Văn Hiến) Vì thế, tôi lựa chọn đề tài: “ Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo” nhằm tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, tầm quan trọng, các phương pháp để rèn luyện kĩ năng, sơ đồ tư duy, phân tích số liệu của tư duy phản biện và tư duy sáng tạo. 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Như tên gọi của đề tài, tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, nghiên cứu những nét cơ bản nhất về cả 2 kĩ năng tư duy sáng tạo và kĩ năng tư duy phản biện. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu chính của đề tài là thế kỉ 21 + Đề tài nghiên cứu Tư duy phản biện và Tư duy sáng tạo 3.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích của bài viết tiểu luận này nhằm giải thích khái niệm tư duy phản biện là gì, và so sánh nó với những loại hình tư duy, lập luận khác mà tư duy phản biện thường bị đánh đồng hoặc bị nhầm lẫn 4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở tư liệu Để hoàn thành bài tiểu luận này tôi sử dụng nguồn tài liệu chính là các công trình nghiên cứu đã được công bố và nguồn tài liệu khác 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp logic và phương pháp so sánh để trình bày, các vấn đề theo mối quan hệ có tính chất biện chứng với nhau. 4
  6. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 Để hoàn thành tiểuluận này tôi đã có quá trình sưu tầm, tổng hợp và hệ thống các tài liệu, đánh giá của bản thân dựa trên quan điểm Macxit. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm: PHẦN 1: SỰ HIỂU BIẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO CHƯƠNG 1: TƯ DUY PHẢN BIỆN 1.1 Định nghĩa 1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện 1.3 Người có tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy 1.4 Sự khác nhau giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán, giữa sự thật và ý kiến và vấn đề 1.4.1 Tư duy phê phán và tư duy phản biện 1.4.2 Sự thật (Facts), ý kiến (Opinions) và vấn đề (Problems): 1.5 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện 1.5.1 Sơ đồ tư duy phản biện 1.5.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa 1.5.3 6 chiếc mũ tư duy 1.6 Tranh luận bằng tư duy phản biện 1.6.1 Quy tắc vàng của tranh luận 1.6.2 Tăng tính thuyết phục khi lập luận 1.6.3 Phân tích số liệu 1.6.4 Kiểm soát cảm xúc khi tranh luận CHƯƠNG 2: TƯ DUY SÁNG TẠO 2.1 Định nghĩa 2.1.1 Các yếu tố của tư duy sáng tạo 2.1.2 Các quá trình tư duy sáng tạo 2.1.3 Vai trò của tư duy sáng tạo 2.1.4 Các phương pháp làm tăng tư duy sáng tạo 2.1.5 Những ý tưởng từ sáng tạo 2.2 Tính ì tâm lý 2.2.1 Tính ì tâm lý do ức chế ( tính ì tâm lý “thiếu”). 2.2.2 Tính ì tâm lý do liên tưởng ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng ( tính ì tâm lý “thừa”). 2.2.3 Tính thiếu tự tin, rụt rè, tư ti đối với sáng tạo. 2.2.4 Phương pháp khắc phục tính ì tâm lý. 2.3 Các nguyên tắc của tư duy sáng tạo PHẦN 2: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN THÂN VỚI 2 KHÍA CẠNH PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO (SAU 6 BUỔI HỌC) 2. Bảng tự đánh giá PHẦN 3: KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY 2. Bảng kế hoạch định hướng KẾT LUẬN 5
  7. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 PHẦN 1: SỰ HIỂU BIẾT VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO CHƯƠNG 1: TƯ DUY PHẢN BIỆN (CRITICAL THINKING) 1. Định nghĩa: -“Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và tranh luận”. (Michael Scriven). -“Tư duy phản biện là loại tư duy nỗ lực để đưa ra một phán đoán sau khi đã tìm cách thức đáng tin cậy để đánh giá thực chất về mọi phương diện 6
  8. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 của các bằng chứng và các luận cứ” (Hatcher). -Báo cáo Tương lai của các nghề nghiệp năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới lại định nghĩa tư duy phản biện như sau: Sử dụng logic và lập luận để nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp, kết luận và cách tiếp cận khác nhau đối với các vấn đề. -Tư duy phản biện không phải chỉ là tích lũy thông tin. Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư duy phản biện tốt. Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề, đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. 11 Nguyên tắc của Tư duy phản biện: (Nguồn bài viết: FGATE) 1. Tất cả niềm tin vào bất kỳ một điều gì đều là lý thuyết ở một mức độ nào đó. (Stephen Schneider) 2. Đừng chỉ trích ý kiến của ai chỉ vì nó khác với quan điểm của bạn. Có thể cả hai đều sai. (Dandemis) 3. Đọc không phải để phủ nhận, bác bỏ; không phải để tin và thừa nhận; không phải để đàm luận, trò chuyện; mà là để cân nhắc, xem xét tầm ảnh hưởng. (Francis Bacon) 4. Không bao giờ chìm đắm trong giả thiết của bạn. (Peter Medawar) 7
  9. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 5. Lỗi của con người là lý thuyết hóa trước khi có dữ liệu. Một người thờ ơ bắt đầu với việc bóp méo sự thật để tương thích với những lý thuyết, thay vì các lý thuyết tạo ra để phản ánh các sự thật. (Authur Conan Doyle) 6. Một lý thuyết không nên cố giải thích tất cả sự thật, vì một vài sự thật là sai. (Francis Crick) 7. Điều gì không thuận là điều thú vị nhất. (Richard Feynman) 8. Sửa một lỗi sai có ích, thậm chí lại tốt hơn tạo ra một sự thật hoặc một thực tế mới. (Charles Darwin) 9. Vì bạn không biết gì không có nghĩa bạn gặp rắc rối. Rắc rối là ở chỗ bạn khẳng định một điều gì đó nhưng nó lại không đúng. (Mark Twain) 10. Thà ngu dốt còn hơn là mù quáng. Ngu dốt cũng giống như một người không tin lấy điều gì, thay vì anh ta đi tin vào một điều gì đó sai lầm. (Thomas Jefferson) 11. Tất cả mọi sự thật đều trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên, chúng bị giễu cợt, thứ hai, chúng bị chống đối kịch liệt, và cuối cùng, chúng được thừa nhận hiển nhiên. (Aurthur Schopenhauer) 1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện: 8
  10. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 -Tư duy phản biện rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức -Tư duy phản biện là kỹ năng tư duy cần thiết cho mọi lĩnh vực 9
  11. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 -Tư duy phản-Tư duy biện phản cải thiện biện cácthúc kỹ đẩy sáng năng thuyếttạo. trình và ngôn ngữ -Tư duy phản biện tốt là nền tảng -Tư duy phản biện rất quan trọng của khoa học và dân chủ đối với quá trình phản chiếu bản thân (self-reflection) -Vào tháng 1 năm 2016, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã công bố một bản báo cáo “Tương lai của các nghề nghiệp”. -Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tiếp tục công bố bản báo cáo “Tương lai nghề nghiệp”. Đối với kỹ năng tư duy phản biện, báo cáo nhấn mạnh tới nhu cầu về kỹ năng này sẽ tăng lên trong năm 2022. 10
  12. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 - Và ở Việt Nam, tư duy phản biện là kỹ năng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách các kỹ năng mới nổi. 1.3 Người có tư duy phản biện và cách rèn luyện tư duy: 1. Người có tư duy phản biện: +Khả năng quan sát. +Luôn luôn tò mò và đi tìm kiếm câu trả lời. +Luôn nghi ngờ. +Có tư duy logic. 11
  13. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 +Khả năng tự loại “cái tôi” ra khỏi khung cảnh. +Kỹ năng ra quyết định. 2. Để luyện tập Tư duy phản biện bạn phải hội đủ những điều kiện ở trên: +Luyện khả năng quan sát. +Luôn tò mò và tìm kiếm câu trả lời. +Luôn nghi ngờ. +Luyện Tư duy logic. +Khả năng tự loại cái tôi. +Kỹ năng ra quyết định. +Đánh giá mọi việc khách quan. +Kết luận vấn đề qua các bằng chứng thực tế. +Không chấp nhận kết quả của người khác trước khi tự kiểm tra. 1.4 Sự khác nhau giữa tư duy phản biện và tư duy phê phán, giữa sự thật và ý kiến và vấn đề: 1.4.1 Tư duy phản biện và tư duy phê phán: 12
  14. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 Tư duy phản biện Tư duy phê phán (Critical Thinking) (Criticizing) -Tư duy phản biện là một quá -Tư duy phê phán là một quá trình trình tích cực chủ động mà thụ động mà trong đó người suy người suy nghĩ hiệu quả về suy nghĩ hành động theo mong muốn, nghĩ của chính mình, liên tục suy nghĩ định kiến hoặc cảm xúc đánh giá suy nghĩ và tự sửa mà không có bất kỳ tiêu chí đánh chữa. giá nào. 1.4.2 Sự thật (Facts), ý kiến (Opinions) và vấn đề (Problems): FACTS -Là khái niệm về OPINIONS một sự thật, một # -Là những ý kiến, điều hiển nhiên có quan điểm vè sự thể chứng minh vật, con người. được. PROBLEMS -Vấn đề là những tình huống khó khăn, rắc rối, trở ngại và cần có giải pháp. 1.5 Các phương pháp rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện: 13
  15. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1.5.1 Sơ đồ tư duy phản biện: 1. Đặt câu hỏi. 1. Tìm kiếm thông tin. 2. Khách quan phân tích sự việc. 3. Trao đổi đưa ra giải pháp. Mô hình sơ đồ tư duy của đại học Plymouth. -Ví dụ trong áp việc áp dụng học tập:  Khi đọc những chương dài của tài liệu, sách giáo khoa, bạn nên lấy giấy bút ghi lại những ý chính để tiện theo dõi. Hãy chọn và ghi các ý theo một phương pháp khoa học ví dụ như viết các quan điểm và kết luận ở cột bên trái và các bằng chứng, giải thích và những ý hỗ trợ ở cột bên phải tương ứng. Sau đó nhìn vào bảng tổng kết để ghi bổ sung thêm những ý kiến của mình bằng một màu mực khác. Bên cạnh đó để có được cái nhìn khách quan hơn bạn có thể thảo luận với bạn bè hay những người cùng hứng thú, am hiểu về lĩnh vực đó để có được những cách nhìn khác nhau.  Một kỹ năng quan trọng không kém là liên hệ với những tài liệu khác trong cùng lĩnh vực, những nghiên cứu về cùng một vấn đề của các tác giả khác để có được những cái nhìn đa chiều và sau đó so sánh các quan điểm với nhau. Sau đó bạn có thể nghĩ đến những ý kiến đối lập trái chiều, đặt ra câu hỏi liệu có thể đưa ra những lý do thuyết phục để phản bác quan điểm đó không. Quan trọng nhất là kỹ năng đặt ra các câu hỏi sâu và rộng quanh chủ đề của bài đọc, những câu hỏi phức tạp đòi hỏi thời gian và quá trình suy nghĩ nhất định để tìm câu trả lời như: Bài đọc được viết nhằm đến đối tượng độc giả nào, những điểm yếu mạnh, logic suy luận của bài đọc, mối quan hệ giữa các ý, những điều thừa nhận và ý nghĩa giá trị của bài đọc. 14
  16. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1.5.2 Biểu đồ xương cá Ishikawa: Con người Nhóm này liên quan đến tất cả các nguyên nhân gây ra bởi hành động của con người: việc giao tiếp đã tốt chưa, mọi người có hiểu được nhiệm vụ của họ không, nhân viên có được tham gia, trải nghiệm và đào tạo đầy đủ không? v.v. Máy móc thiết bị Nhóm này bao gồm các nguyên nhân liên quan đến hoạt động của máy móc, công cụ, các thiết bị lắp đặt và máy tính; các máy móc đã được sử dụng đúng chưa, chúng có đủ an toàn không, có đáp ứng được các yêu cầu không, chúng đáng tin cậy không, v.v.? Nguyên vật liệu Có thể có các vấn đề nảy sinh với vật tư, nguyên liệu, các mặt hàng tiêu dùng và các sản phẩm bán thành phẩm: chất lượng của chúng ra sao, doanh nghiệp cần bao nhiêu, những vật liệu có sức chống đỡ với tác động từ bên ngoài hay không, độ bền của chúng thế nào, v.v.? Phương pháp Nhóm này điều tra xem liệu rằng các nguyên nhân có thể xuất phát từ phương pháp làm việc hay không: quy trình công việc có hợp lý không; các quy trình phối hợp được tổ chức như thế nào, nhân viên và các phòng ban giao tiếp với nhau như thế nào, v.v? 15
  17. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1.5.3 6 chiếc mũ tư duy: 1. Mũ trắng (Objective): Trung lập, khách quan. Xác định thông tin thiếu. 2. Mũ đỏ (Intuitive): Hợp thức hóa cảm xúc, trực giác, linh cảm, không cần lý do cơ sở. 3. Mũ đen (Negative): Phân tích khó khăn, sai lầm. Phân tích mạo hiểm-lý do logic. 4. Mũ vàng (Positive): Tích cực, lạc quan - Giá trị lợi ích. Khuyến khích đề xuất cụ thể 5. Mũ xanh lá cây (Creative): Tư duy sáng tạo - Tìm kiếm nhiều lựa chọn. Hành động thay vì phê phán. Tư tưởng và nhận thức mới. 6. Mũ xanh dương (Process): Điều khiển tổ chức. Định hướng vấn đề. Tóm tắt, khái quát, kết luận vấn đề. Đảm bảo luật được tôn trọng. 16
  18. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1.6 Tranh luận bằng tư duy phản biện: 1.6.1 Quy tắc vàng của tranh luận: -Việc đầu tiên, nếu bạn muốn thay đổi cách tranh luận của mình sang hướng tích cực hơn, bạn phải KHẮC CỐT GHI TÂM điều sau đây: “Tranh luận không nhằm mục tiêu chiến thắng, tranh luận là để tìm ra bản chất vấn đề“ -Đừng cố cãi cho thắng, hãy cãi cho đúng. Cái ham muốn chiến thắng trong một cuộc tranh luận sẽ làm giảm thị lực của bạn. Bạn sẽ không thấy thứ bạn phải thấy, bạn sẽ chỉ thấy cái bạn muốn thấy, bạn sẽ chỉ chăm chăm tìm ra lỗi sai của người khác. Có khi người ta nói 10 ý sai 1 ý, bạn lại vin vào 1 ý sai để phủ nhận toàn bộ ý tưởng và quan điểm của người ta. Tôi đã tham gia quá nhiều cuộc tranh luận như vậy rồi. Đừng ngụy biện, hãy biết nhận sai và tiếp thu, điều đó không làm bạn trông yếu đuối hay kém cỏi, ngược lại nó sẽ làm bạn vô cùng TỰ TRỌNG trong mắt người khác. -“Cái kết của một cuộc tranh luận, thường không phải là TRẮNG hoặc ĐEN rõ ràng. Cái kết của cuộc tranh luận là một bức tranh đầy đủ về các mặt của một vấn đề” -Giống như khi ta bàn câu chuyện nên đi học đại học hay đi làm sớm. Sẽ không có một kết quả nào hoàn toàn vượt trội. Kết quả của một cuộc tranh luận về chủ đề này sẽ là một bản phân tích mổ xẻ tất cả các khía cạnh, bao gồm: Cơ hội và Rủi ro, Được và Mất. Khi đã có đầy đủ góc nhìn như vậy, sự lựa chọn là thuộc về cá nhân từng người. Cho nên, khi tham gia các cuộc tranh luận như vậy, mục tiêu là mổ xẻ vấn đề càng sâu càng tốt, càng có nhiều dữ kiện, càng dễ dàng cho sự lựa chọn. -Riêng việc bạn hiểu được điều này, bạn đã hạnh phúc hơn nhiều rồi đó. -Còn tất nhiên, với việc am hiểu các quy tắc tranh luận, một người thông minh có thể dùng nó để trao đổi cho đúng, hoặc cũng có thể dùng nó để trên 17
  19. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 cơ những người không giỏi ăn nói. Cùng là con dao, dùng để nấu ăn hay giết người là lựa chọn của mỗi người mà. 1.6.2 Tăng tính thuyết phục khi lập luận: -Nguyên tắc khi tranh luận: Tôn trọng ý kiến Đặt mình vào hoàn Tranh luận tích cự người khác cảnh người khác Sử dụng số liệu, dẫn Kiểm soát cảm xúc Thẳng thắng chứng thực tế để minh họa -Phương pháp: + Diễn dịch: Đưa ra lập luận, giải thích nguyên nhân tại sao + Quy nạp: Giải thích nguyên nhân lý lẽ, đưa ra lập luận, kết luận. Chiều rộng Tính logic -Những tiêu chí đánh giá tính thuyết phục Công bằng Sự rõ ràng Chiều sâu Sự đúng đắn 18
  20. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1.6.3. Phân tích số liệu: -Theo LeCompte và Schensul, phân tích dữ liệu nghiên cứu là một quá trình được các nhà nghiên cứu sử dụng để gia giảm dữ liệu thành một câu chuyện và diễn giải nó để rút ra những hiểu biết. Quá trình phân tích dữ liệu giúp giảm một lượng lớn dữ liệu thành các mảnh nhỏ hơn, điều này làm nó có ý nghĩa hơn. -Vai trò: +Tăng tính thực tế. +Khơi dậy cảm xúc người nghe. +Tăng độ tin cậy. +Giúp người nghe nắm bắt thông tin. -Dẫn chứng số liệu: +Gợi ý trước cho người nghe về tầm quan trọng của số liệu. +Kết hợp bảng biểu, đồ thị minh họa. Thiết kế đơn giản nhưng phải có điểm nhấn nhằm nổi bật số liệu. +Mỗi con số đều phải gắn liền với một ý nghĩa, một sự kiện nào đó. +Không lạm dụng số liệu, chỉ sử dụng khi cần thiết. 1.6.4. Kiểm soát cảm xúc khi tranh luận: - Giữ bình tĩnh: Tạm dừng và hít thở sâu, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có trong đầu - Hãy mỉm cười: Cân bằng lại cảm xúc. - Suy nghĩ kĩ trước khi nói: Suy nghĩ kĩ trước khi nói. 19
  21. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 CHƯƠNG 2: TƯ DUY SÁNG TẠO 20
  22. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2.1. Định nghĩa: Tư duy sáng tạo là khả năng tư duy, sáng tạo, tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều người về một lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Và trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào như chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, kỹ thuật đều cần đến tư duy Tư duy sáng tạo là sáng tạo. quá trình hoạt động của con người nhằm tạo ra sản phẩm có tính mới, có giá trị hơn so với sản phẩm trước đó. 2.1.1 Các yếu tố của tư duy sáng tạo: Tính đổi mới Là những điều mới mẻ, khác thường so với cái cũ. Khả năng ảnh hưởng và Tính khuếch tán lan rộng của ý tưởng. Từ đó có thể đánh giá trình độ tư duy sáng tạo cao hay thấp. Cách suy nghĩ không rập Tính độc đáo khuôn theo những quy tắc hoặc tri thức thông thường. 21
  23. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2.1.2 Các quá trình tư duy sáng tạo: - Vào năm 1940, James Webb Young, giám đốc xuất bản của một tờ báo có tiếng thời bấy giờ, đã xuất bản một bài báo ngắn có tiêu đề: “A Technique for Producing Idea” (Kỹ thuật sản xuất ý tưởng). Trong bài báo này, ông đã đề ra một tuyên bố đơn giản nhưng vô cùng sâu sắc về khái niệm sáng tạo. Hoạt động sáng tạo thực tế không phải là việc đưa ra một thứ gì đó mới mẻ hoàn toàn, chúng chỉ là hình thức kết hợp các thứ đã có sẵn theo cách mà chưa ai từng thực hiện trước đó. Sáng tạo không phải là chuyện ngày một ngày hai, là yếu tố thiên bẩm như nhiều người đang lầm tưởng. Minh họa cho quy trình xây dựng ý tưởng sáng tạo của Young. 2.1.3 Vai trò của tư duy sáng tạo: -Sau khi tìm hiểu định nghĩa về tư duy sáng tạo, chúng ta sẽ cùng đánh giá vai trò của tư duy sáng tạo trong cuộc sống hiện nay. Vai trò của tư duy sáng tạo là vô cùng lớn, nếu như không nói là quyết định đối với quá trình tiến hóa và phát triển của xã hội loài người, đặc biệt là trong thế kỷ 21 này khi mà nền kinh tế tri thức (với hàm lượng sáng tạo chiếm ưu thế tuyệt đối) lên ngôi. Nhờ có sáng tạo, qua từng thời đại, con người chế tạo ra vô số thiết bị để “tăng tiến” khả năng của con người. Như máy bay là sự tăng tiến khả năng tiếp cận không trung, điện thoại là sự tăng tiến cho khả năng nói và nghe, internet là sự tăng tiến cho giao tiếp toàn cầu, 22
  24. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 “Sáng tạo là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Những thay đổi nhanh chóng của thời đại ngày nay đặt chúng ta trước yêu cầu rằng các vấn đề phải được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả. Và sáng tạo chính là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công. Những kiến thức chúng ta thu nhận được không đảm bảo rằng ta sẽ giải quyết tốt những vấn đề gặp trong tương lai. Có khả năng tư duy sáng tạo, chúng ta sẽ vận dụng tổng hợp những kiến thức đó thành những gì mới mẻ hơn, hiệu quả hơn nhằm giải quyết vấn đề. Tư duy sáng tạo không chỉ chỉ cần thiết với những người đang làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, marketing hay nghệ thuật, mà khả năng tư duy sáng tạo còn cần thiết cho việc phát triển công việc và thành công dù bạn làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào. “ Không một công ty nào có thể tồn tại và tiến bộ nếu không được liên tục cung cấp những suy nghĩ và những ý tưởng mới mẻ”. ( Steve Jobs) 2.1.4 Các phương pháp làm tăng tư duy sáng tạo. • Hãy hành động. • Cân bằng giữa thực tế và lý tưởng. • Thoải mái và cởi mở. • Phá vỡ những nguyên tắc. • Không quá lo lắng về những khó khăn. • Dám dấn thân va không sợ rủi ro. • Không ỷ lại 23
  25. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2.1.5 Những ý tưởng từ sáng tạo: Xe điện xếp gọn. Mô hình kinh doanh xe tải bán hàng lưu động. Máy cắt cỏ tự động. Ống hút làm bằng cỏ. Máy cắt rau củ. 24
  26. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2.2 Tính ì tâm lý (Psychological inertia): - Tính ì tâm lý hay tâm lý quán tính chỉ hoạt động tâm lý của con người, cố gắng giữ lại những hiện tượng tâm lý cụ thể đã, đang trải qua, chống lại việc chuyển sang các hiện tượng tâm lý mới. -Tâm lý quán tính là hữu ích và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Nó giúp người ta không phải suy nghĩ về những gì đã ra quyết định. Tuy nhiên, nó cũng là trở ngại cho việc khám phá những điều mới. 2.2.1 Tính ì tâm lý do ức chế ( tính ì tâm lý “thiếu”) -Vd1: Ở Nhật Bản, người ta có đặt ra câu hỏi sau với 200 sinh viên đại học: “Trong tiết mục dạy nấu ăn hôm nay, xin giới thiệu cách làm bánh mì Sandwish Jambon. Dùng 10 miếng bánh mì để kẹp các miếng jambon. Nếu giữa hai miếng bánh mì chỉ kẹp được 1 miếng Jabon thì có thể kẹp được nhiều nhất là bao nhiêu miếng jambon?” Điều bất ngờ là hầu hết sinh viên trả lời rằng kẹp được nhiều nhất 9 miếng jambon. Câu trả lời đúng là 10 miếng jambon khi ta xếp các miếng bánh mì thành hình tròn như một bánh xe lớn. Chỉ 12% số sinh viên trên trả lờiđúng câu hỏi trên. 2.2.2 Tính ì tâm lý do liên tưởng ngoại suy ra ngoài phạm vi áp dụng ( tính ì tâm lý “thừa”) Để thử tính ì thừa của mình, mời các bạn trả lời câu hỏi sau: 3 con mèo ăn hết 3 con chuột trong 3 giây. Hỏi 30 con mèo ăn 30 con chuột trong bao lâu? Câu trả lời của bạn là Hơn 50% những người được hỏi câu hỏi trên đề nhanh nhảu trả lời 30 giây. Rất đơn giả vì chỉ cần áp dụng một phép tính nhẩm đơn giản (quy tắc tam suất) để có được kết quả. Nhưng Câu trả lời đúng là 3 giây. Ở đây quy tắc tam suất đã được áp dụng chính xác trừ một điều là trong điều kiện của bài toán này, không thể áp dụng quy tắc tam suất vì các con meo ăn các con chuột đồng thời. Như vậy , “thủ phạm” lại chính là tính ì thừa. 25
  27. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 2.2.3 Tính thiếu tự tin, rụt rè, tư ti đối với sáng tạo: -Có nhiều nguyên nhân dễn đến loại tính ì này. -Số phép thử-sai trong quá khứ nhiều hơn phép thử đúng (thất bại nhiều hơn thành công). -Đa số các môi trường thiên về phía phê phán, chỉ trích, thậm chí vùi dập những gì mới mẻ. -Do thái độ cầu toàn của cá nhân với sáng tạo. -Do sự giáo dục không khuyến khích sáng tạo ra ngoài khuôn mẫu. 2.2.4 Phương pháp khắc phục tính ì tâm lý: -Brainstorming “là quá trình sáng tạo nhằm tìm ra giải pháp hoặc ý tưởng mới thông qua hoạt động trao đổi của nhóm một cách “kịch liệt” và “tự do”. Mỗi thành viên đều được khuyến khích nghĩ đến đâu, nó đến đó và tìm ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, cho dù ý nghĩ đó điên rồ hay kém khả thi thế nào đi chăng nữa. Việc phân tích, bàn luận hoặc chỉ trích/bình luận chỉ được phép thực hiện khi buổi họp này kết thúc và chuyển sang giai đoạn đánh giá kết quả” (Nikki Nguyễn). -Các bước tiến hành Brainstorming: 1. Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký để ghi lại tất cả ý kiến vào sổ tay (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện). 2. Xác định vấn đề hay ý kiến chính của buổi brainstorm . Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu. 3. Thiết lập các “luật” cho buổi brainstorm. Chúng nên bao gồm – Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc. – Tất cả mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ đóng góp ý tưởng. – Những ý tưởng có phần phá cách, mới lạ được khuyến khích. – Việc phát triển ý tưởng của mình dựa trên ý tưởng của người khác cũng được khuyến khích. – Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, ý kiến nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác. – Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai! – Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ 26
  28. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ). – Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ. 4. Bắt đầu brainstorm: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi brainstorm. 5. Sau khi kết thúc brainstorm, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm: – Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại. – Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay nguyên lí. – Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp. – Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung. 2.3 Các Nguyên tắc của tư duy sáng tạo: 1. Nguyên tắc phân nhỏ: (Segmentation) Vd: - Chia đối tượng thành các phần độc lập. - Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. - Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng. Khay nước đá Lẩu 2 ngăn 2.Nguyên tắc “tách khỏi” (Taking out) -Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng. 27
  29. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1. Nguyên tắc không đồng nhất (Heterogeneity) - Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. - Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. - Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. +Vd: - Các tờ lịch dùng để chỉ ngày, thứ trong tuần, nhưng các ngày không giống nhau: có ngày làm việc, chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Để phân biệt điều ấy , các ngày nghỉ được in mực đỏ. 2. Nguyên tắc đa năng (Multipurpose) -Đối tượng thực hiện nhiều chức năng khác nhau -Cải tiến thêm để đối tượng có nhiều chức năng. +Vd: . Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước. 5. Nguyên tắc kết hợp (Associate) - Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. +Vd: Máy may nhiều kim. 28
  30. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 6. Nguyên tắc chứa trong (Contained in): - Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba - Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. +Vd: - Loại cửa đóng , mở chạy từ trong tường ra 7. Gây ứng suất sơ bộ (Preliminary stress) -Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ). +Vd: Loại đồ chơi phải lên dây cót trước. 8. Nguyên tắc đảo ngược (Reserve) - Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng) - Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động. +Vd: Chữa cơm sống bằng cách lật ngược nồi trên bếp lửa hoặc gắp than đổ để trên nắp vung nồi. 29
  31. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 9. Nguyên tắc linh động (Vivacious): -Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. -Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. +Vd: - Các lại bià kẹp, cho phép lấy bớt hoặc thêm các tờ giấy rời. 30
  32. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 PHẦN 2: TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ BẢN THÂN VỚI 2 KHÍA CẠNH PHẢN BIỆN VÀ SÁNG TẠO (SAU 6 BUỔI HỌC) 31
  33. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 1. Bảng tự đánh giá TƯ DUY PHẢN BIỆN -TÍNH THUẦN THỤC -Khả năng xem xét các đối tượng ở nhiều khía cạnh khác nhau, cái nhìn đa chiều về vấn đề tương đối ổn nhưng vẫn cần mở rộng góc nhìn hơn nữa. -Khả năng sàn lọc và lựa chọn giải pháp tối ưu: có sự chọn lựa hợp lý tùy với mỗi trường hợp, hoàn cảnh và đối tượng khác nhau. -Khả năng tim tòi chưa tốt, còn hơi lười trong việc đặt ra các câu hỏi, tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề được đặt ra. -Kỹ năng ra quyết định, suy luận tốt nhưng còn hơi chậm và hay sợ sai. -Sự tự tin vẫn còn thấp vì chưa chắc chắn những gì mình nói và dễ bị đối phương lấn áp, cần phải cải thiện nhiều ở điểm này. -Kỹ năng nói thì tốt nhưng để phản biện thì chưa được. TƯ DUY SÁNG TẠO TÍNH ĐỘC ĐÁO -Khả năng tìm giải pháp từ nhiều góc độ và trong các tình huống khác nhau tốt, có thể ứng xử được nhiều tình huống một cách ổn thỏa -Khả năng phát triển ý tưởng ở mức tương đối nhưng chưa có sự bức phá, sáng tạo -Khả năng tìm kiếm các điều mới lạ: rất hay tò mò về những thứ mới lạ và thắc mắc cách để tạo ra chúng. TÍNH NHẠY CẢM -Khả năng phát hiện nhanh các cái sai sót, chưa hợp lý cùng với sự tinh tế chưa tốt, còn chần chừ và chưa đưa ra được đáp án. -Sự tập trung để suy nghĩ giải pháp mới có sự tiến bộ nhưng vẫn còn mất khá nhiều thời gian -Luôn thoải mái và cởi mở trong khi trình bày và tiếp nhận vấn đề khi làm việc nhóm -Còn sợ khó khăn và chưa dám thử thách với cái mới. 32
  34. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 PHẦN 3: KẾ HOẠCH ĐỊNH HƯỚNG RÈN LUYỆN VÀ PHÁT HUY 1. Bảng kế hoạch định hướng BẢNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRONG MỘT NĂM TỚI (T6-T5/2022) Kỹ năng Thời gian Hành Với những Trong việc gì hay? động cụ ai? Trong hoàn cảnh thể nào? TƯ DUY Từ (1/6/2021-1/7/2021) -Tư duy Với chính Trong mọi hoàn PHẢN trong mọi bản thân cảnh, với tất cả các BIỆN lĩnh vực mình vấn đề. Từ (2/7/2021-3/8/2021) -Kỹ năng Tự luyện Khi bàn luận về thuyết tập, với một vấn đề, trong trình bạn bè, khi làm việc nhóm, thây cô, hay trò chuyện về vấn đề đó. Từ (4/8/2020-4/9/2021) -Nhìn Với chính Khi mất phương nhận bản bản thân hướng, khi gặp khó thân khăn, khi cần thay đổi bản thân. 33
  35. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 Từ (5/9/2021-5/10/2021) -Luyện Với bạn Khi cần đưa ra tập phân bè, nhóm quyết định đúng tích dữ học tập đắn cho một vấn đề liệu, đưa để tránh sai sót. ra kết quả Từ (6/10/2021-6/11/2021) -Luyện Với bất kì Trong khi nghi ngờ, tập đặt ra ai khi chưa tìm được những câu trả lời, luôn hỏi câu hỏi trong mọi vấn đề giả định mình thắc mắc. Từ (7/11/2021-7/12/2021) -Kiểm Với mọi Khi cảm thấy tức soát cảm người giận, không đồng xúc tình với người khác, hay thiếu lập luận trong khi tranh luận Từ (8/12/2021-8/1/2022) -Luyện Với bản Trong khi đang xuy tập đảo thân và với xét vấn đề, cần suy ngược người khác xét cả hai mặt, lúc vấn đề trò chuyện hay làm bài luận, phải đưa ra được 2 mặt. TƯ DUY Từ (9/1/2022-9/2/2022) -Cố gắng Với chính Trong mọi lĩnh vực, PHẢN phá vỡ bản thân trong những lúc BIỆN nguyên muốn tạo ra những tắc thứ mới mẻ, khi muốn thay đổi bản thân. Từ (10/2/2022-10/3/2022 -Dám nói Với mọi Bất cứ lúc nào có ra ý ngời những ý tưởng mới, tưởng của táo bạo, khi muốn mình mọi người biết đến năng lực của mình. Từ (11/3/2022-11/4/2022) -Không Với mọi Khi tạo ra sản ngại về người phẩm, giải quyết khó khăn vấn đề. Từ (12/4-2022-12/5/2022) -Không Với bạn Khi làm việc nhóm, được ỷ lại bè, nhóm không được đùn người trưởng, đẩy công việc khác thầy cô 34
  36. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 KẾT LUẬN Việc đưa ra một định nghĩa cho một tư duy phản biện không khó, nhưng việc hiểu rõ bản chất của tư duy phản biện thì lại là một vấn đề khác, và việc có thể vận dụng và rèn giũa kĩ năng này là một bước đi xa hơn nữa. Ngoài cách hiển nhiên nhất là suy nghĩ, thì liêu còn có một phương thức nào khác mà sẽ giúp mọi người suy nghĩ luyện tập được lối tư duy phản biện? Nhưng khi chúng ta nói “học cách tư duy” ở đây, thực chất nó là gì? Nó chính là một phần của sự sáng tạo. Nhưng sáng tạo không phải là sự tự do trong tư duy. Sáng tạo là cách mà bạn tư duy khác biệt, tối ưu hóa hoạt động hoặc ý tưởng dồi dào. Hầu hết mọi sự đổi mới, lý luận chính trị hoặc đột phá khoa học, đã nảy sinh từ tư duy sáng tạo? Từ Plato đến Albert Einstein, từ nông nghiệp đến iPad, suy nghĩ sáng tạo, về bản chất, không có gì khác hơn là tạo ra các kết nối mới. Đừng bao giờ tin vào một bộ não, đặc biệt là của riêng bạn, bởi vì mỗi một người trong chúng ta dễ bị thiên kiến nhận thức, định kiến và ảnh hưởng mù quáng của đặc quyền và tâm lý. Chúng ta thích nghĩ về bản thân mình thực sự khá khách quan và thông minh. Nhưng sự thật không may là tất cả chúng ta, ở một mức độ nào đó, đều thiếu sót, thiếu hiểu biết và cuồng tín vào những ý tưởng của mình. Vì thế mới có những người luôn bám chấp lấy ý tưởng của mình mà không lắng nghe bất cứ sự phản biện nào. Thậm chí cũng chưa từng tự mình phản biện. Vì thế ta cần học cách tư duy phản biện để tự phản biện, biết lắng nghe và nhìn nhận phản biện. Những suy nghĩ phản biện dạy chúng ta là làm thế nào để đặt câu hỏi nghiêm túc và sâu sắc, làm thế nào để hình thành suy nghĩ hợp lý, suy nghĩ mạch lạc và lập luận có cơ sở và làm thế nào để xác định những điều nhảm nhí? Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất tư duy phản biện dạy chúng ta chính là hãy cứ sai đi vì cuộc đời cho phép. Những ý tưởng của chúng ta không phải thời điểm nào cũng là vĩ đại và bất biến. Hiểu và làm được điều đó sẽ giúp bạn không phải tổn thương và tổn thất khi ý tưởng bị đánh đập dã man và bị khai tử. Và khi chúng ta được đào tạo thành những người có tư duy phản biện, điều đó thay đổi sâu sắc bởi vì chúng ta trở nên biết cách nhận thức về suy nghĩ của chính mình. Bộ não của chúng ta sẽ gia tăng tốc độ tư duy, chiều sâu tư duy và khối lượng tư duy. Khi cả hai khía cạnh trong khả năng tư duy của chúng ta làm việc cùng nhau, những điều tuyệt vời nhất sẽ xảy ra! Một trong những điều tuyệt vời nho nhỏ mà tư duy phản biện dành cho bạn đó là bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những điều dối trá và những hành động xuất phát từ mục đích xấu xa. Có những người che đậy rất giỏi nhưng những người có tư duy phản biện sẽ nhìn ra. Vì vậy bạn cũng sẽ bớt mua sắm những thứ mà thực ra bạn không cần. Xin mở ngoặc, về lý thuyết là như thế tuy nhiên cũng có ngoại lệ và đó là chính tôi. Đã tìm hiểu và thực hành về tư duy phản biện khá nhiều nhưng tôi vẫn bị cái bệnh mua sắm vô tội vạ và quên mất thực hành phản biện khi đi shopping. 35
  37. PHAN LÊ KIM MINH -DSU180344 HẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp luận tư duy sáng tạo (Phan Dũng, Nxb TP HCM, 1998) 2. Bí quyết sáng tạo (Jack Foster do Nguyễn Minh Hoàng biên dịch, Nxb Trẻ, 2005) 3. Đột phá sức sáng tạo-Bí mật của những thiên tài sáng tạo (Michael Michalko, Nxb Tri Thức, 2006) 4. Bốn mươi thủ thuật sáng tạo ( Nhóm Eureka, Nxb Trẻ, 2007) 5. Phương pháp tổ chức giáo dục- Tư duy sáng tạo trường Đoàn Lý Tự Trọng (Huỳnh Văn Sơn và nhiều tác giả, 2004) 6. Hành trình đi tìm ý tưởng sáng tạo (Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Nxb Đại học Sư phạm TP HCM, 2010) 7. Tài liệu môn học kĩ năng mềm Kỹ năng tư duy sáng tạo và phản biện (Trường Đại học Văn Hiến) 8. phan-bien-599318.html 9. %C6%AF%20DUY%20S%C3%81NG%20T%E1%BA%A0O%20V%C3 %80%20PH%E1%BA%A2N%20BI%E1%BB%86N.pdf 10. 11. 36