Tiểu luận Tổng quan về hệ thống HS CODE và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu

pdf 10 trang tranphuong11 14080
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tổng quan về hệ thống HS CODE và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_tong_quan_ve_he_thong_hs_code_va_ung_dung_vao_bieu.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Tổng quan về hệ thống HS CODE và ứng dụng vào biểu thuế xuất nhập khẩu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN Môn học: Nghiệp vụ Hải quan Đề tài: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HS CODE VÀ ỨNG DỤNG VÀO BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Nhóm 9 Mã lớp: 157 Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại Giảng viên: ThS. Huỳnh Đăng Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2020 1
  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9 STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Nguyễn Bảo Châu 1801015156 2 Trần Thị Kim Chi 1801015164 3 Phạm Văn Lực 1801015471 4 Lê Đức Mạnh 1801015491 5 Trịnh Hồng Nhung 1801015658 6 Đào Thị Thanh Tâm 1801015765 7 Phan Thị Thanh Tâm 1801015771 8 Đỗ Hồ Phương Thảo 1801015806 9 Chu Thị Phương Thảo 1801015804 10 Lê Hồng Thúy 1801015886 11 Hoàng Thúy Vy 1801016046 2
  3. MỤC LỤC PHẦN 1: CÔNG ƯỚC HS - HỆ THỐNG HS CODE - PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 4 1. CÔNG ƯỚC HS 4 2. HỆ THỐNG HS CODE 4 3. PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 7 PHẦN 2. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH MÃ HS CỦA CHI CỤC GIÁM ĐỊNH HẢI QUAN 14 1. CƠ SỞ PHÁP LÝ: 14 2. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH MÃ HS: 14 PHẦN 3: ỨNG DỤNG CỦA HS CODE VÀO XÂY DỰNG BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. CÁCH TRA BIỂU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU. 36 1. ỨNG DỤNG CỦA HS CODE VÀO XÂY DỰNG BIỂU THUẾ 36 2. GIỚI THIỆU FILE BIỂU THUẾ 37 3. TỔNG HỢP CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 44 4. CÁCH TRA BIỂU THUẾ 47 3
  4. PHẦN 1: CÔNG ƯỚC HS - HỆ THỐNG HS CODE - PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 1. Công ước HS 1.1. Khái niệm Công ước HS trong tiếng Anh là Harmonized system; viết tắt là HS. Công ước HS (Harmonized Commodity description and coding system) gọi đầy đủ là "Công ước Quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa" được tổ chức hải quan thế giới thông qua tại Brussel (Bỉ) năm 1983, có hiệu lực ngày 01/01/1988. Tính đến năm 2012 đã có 148 quốc gia tham gia Công ước HS. 1.2. Ý nghĩa và mục tiêu của Công ước HS Ý nghĩa: Công ước HS ra đời là công cụ pháp lí hữu hiệu nhất đảm bảo cho hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa nhờ đó trở thành một hệ thống phân loại hàng hóa toàn cầu. Mục tiêu: Mục tiêu của Công ước HS là làm cơ sở xây dựng hệ thống phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và thuế quan; thống kê thương mại quốc tế; xác định xuất xứ hàng hóa; và đàm phán thương mại giữa các quốc gia. 1.3. Nhiệm vụ của các nước thành viên - Xây dựng danh mục thuế, danh mục thống kê phù hợp với danh mục HS - Cung cấp các số liệu thống kê hàng hóa xuất, nhập khẩu đến cấp 4 số hoặc 6 số, chi tiết hoặc chi tiết hơn - Chi tiết hóa dòng thuế trên cấp độ 6 số theo mục đích quốc gia Trong quá trình phân loại hàng hóa theo HS, có thể phát sinh những trường hợp tranh chấp, bất đồng về kết quả phân loại giữa các nước thành viên theo qui định tại Điều 10, các nước thành viên có liên quan trước hết phải thực hiện các việc sau: Đàm phán giữa các bên tranh chấp, tham khảo ý nghĩa của Ủy ban HS, tham khảo ý nghĩa của Hội đồng. (Tài liệu tham khảo: Tài liệu Hải quan cơ bản, Học viện Tài chính) 2. Hệ thống HS Code 2.1. Mã HS là gì? Mã HS (HS Code) là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành. Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu. 4
  5. Hiện tại hệ thống này đang phân loại trên 98% hàng hóa trong thương mại quốc tế và phiên bản mới nhất có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017. Trước đó, hệ thống này đã trải qua 6 lần sửa đổi vào các năm: 1992, 1996, 2002, 2006, 2012, 2017. Hiện tại có hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như các tổ chức quốc tế như Phòng Thống kê Liên hợp quốc và Tổ chức thương mại thế giới sử dụng Danh mục HS. Mã HS Code giúp các quốc gia thống nhất mô tả hàng hóa * Mục đích của Mã HS: Đối với Chính phủ, Mã HS là công cụ xác định các loại hàng hóa xuất, nhập khẩu để thực hiện thu thuế và các nghĩa vụ khác; thực thi luật pháp trong nước và các hiệp ước quốc tế; hỗ trợ cho việc phân tích các chiến lược vi mô và vĩ mô, đàm phán thương mại quốc tế. Đối với Doanh nghiệp, Mã HS đảm bảo việc tuân thủ luật pháp trong nước và quốc tế của doanh nghiệp. Nếu phân loại sai, doanh nghiệp không tránh khỏi việc trì trệ trong khâu giao hàng, công tác giám định gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ bị xử phạt gây tốn kém chi phí. Ngược lại, nếu hàng hóa được phân loại một cách chính xác, doanh nghiệp được hưởng nhiều lợi ích từ các FTA. 2.2. Cấu trúc mã HS Mã HS code cấu trúc gồm có: – Phần: Trong bộ mã HS có tổng cộng 21 phần, mỗi phần đều có chú giải phần. – – Chương: Gồm có 97 chương, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả tổng quát về hàng hóa. 5
  6. – – – Nhóm: Bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung. – – – – Phân nhóm: được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm, gồm có 2 ký tự. – – – – – Phân nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định. *Lưu ý: Trong đó, Phần, Chương, Nhóm, Phân nhóm gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, riêng Phân nhóm phụ là tùy thuộc vào mỗi quốc gia. Mã HS Code giúp cho phân loại tên gọi, tính chất, tác dụng và vật liệu làm ra sản phẩm khác nhau, công dụng của chúng cũng khác nhau. Ví dụ mũ bảo hiểm cho người đi xe máy có mã HS code 65061010 và mũ bảo hộ có mã HS code 65061020. Hai mã này cùng chương 65 và nhóm 06, phân nhóm 10. Cấu trúc mã HS Code 6
  7. 3. Phân loại hàng hóa Xuất nhập khẩu Việt Nam 3.1. Việt Nam gia nhập công ước HS Việt Nam phê chuẩn Công ước ngày 6/3/1998 và Công Ước có hiệu lực từ ngày 1/1/2000. Quyền và nghĩa vụ - Xây dựng Danh mục biểu thuế quan và Danh mục thống kê phù hợp với HS; - Sử dụng toàn bộ các nhóm hàng và phân nhóm hàng và không được thay đổi bất cứ điều gì trong các văn bản hoặc các mã số. - Được quyền tạo ra trong Danh mục của mình các phân nhóm phụ nhằm xác định cụ thể hơn các mặt hàng không thể phân loại trong HS. - Công bố các số liệu thống kê về nhập khẩu, xuất khẩu theo mã số 6 số của HS nhưng cũng có thể cung cấp ở mức chi tiết hơn so với HS. 3.2. Các danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu của Việt Nam 3.2.1. Danh mục biểu thuế quan hài hòa Asean (AHTN) a. Khái niệm: Danh mục biểu thuế quan hài hòa Asean (Asean Harmonised Tariff Nomenclature - AHTN) là danh mục hàng hóa được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (Danh mục HS) và gồm các dòng thuế từ Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu từ 10 nước thành viên Asean. b. Hệ thống AHTN gồm: - Danh mục AHTN: cơ sở cho việc hình thành nên Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu của Việt Nam và các Biểu thuế tối huệ quốc (MFN) và các Biểu thuế FTA của Việt Nam với các nước đối tác. - Chú giải bổ sung của AHTN ( SEN) SEN 2017 không phải là một phần của AHTN, nhưng nó có thể được sử dụng là tài liệu tham chiếu kỹ thuật trong việc phân loại hàng hóa. SEN được xây dựng như một công cụ hỗ trợ để phân loại hàng hóa, các phân nhóm của ASEAN đã được chi tiết trong Nghị định thư AHTN, một số mặt hàng cụ thể được chi tiết ở cấp độ 8 số trong Danh mục AHTN. Vì AHTN được xây dựng và mở rộng dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS), nên việc phân loại hàng hóa trong AHTN phải tuân theo các quy tắc giải thích tổng quát và chú giải pháp lý của HS cũng như những quy định của các văn bản pháp lý về HS và Nghị định thư quy định việc thực hiện AHTN. SEN phải được sử dụng 7
  8. kết hợp với chú giải HS để đảm bảo cách hiểu thống nhất và cách giải thích các quy định của AHTN. SEN 2017 gồm các thông tin đặc thù về sản phẩm thương mại quốc tế quan trọng đối với khu vực ASEAN do các quốc gia thành viên đưa ra. SEN được xây dựng để giúp người sử dụng hiểu và giải thích phạm vi của các phân nhóm hàng hóa trong khu vực ASEAN nhằm mục tiêu tăng cường chuẩn hóa công tác phân loại. Các hình ảnh, sơ đồ và đồ thị được đưa ra trong chú giải bổ sung SEN chỉ mang tính chất minh họa. SEN phải được sử dụng kết hợp với HS và chú giải chi tiết - EN. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa cách giải thích giữa HS, EN và SEN, thì phải tuân thủ theo HS và EN. VÍ DỤ: - 0704.90.11 BẮP CẢI CUỘN Bắp cải tròn hay bắp cải cuộn là một loại bắp cải có đầu cây quấn tròn chặt và gân lá trắng. Nó có thể có 2 màu: xanh sáng và tím/đỏ. - 2206.00.91 RƯỢU GẠO KHÁC (BAO GỒM CẢ RƯỢU THUỐC) Rượu gạo, không phải là sake, là sản phẩm của rượu cất từ gạo hoặc gạo trộn lẫn với các loại hạt khác. Nó có thể chứa thảo mộc và các chất bảo quản. c. Cấu trúc + 21 phần + 97 chương như bản gốc Danh mục HS. + Chi tiết đến cấp độ 8 chữ số. - 6 mã số đầu là mã số theo Công ước HS - Mã số thứ 7, 8 là của AHTN, tạo thành các phân nhóm Asean (với những điều ước Asean) . + Gồm 9.558 dòng thuế thỏa mãn các yêu cầu của các nước Asean. 3.2.2. Danh mục hàng hóa Xuất nhập khẩu của Việt Nam. - Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đòi hỏi áp dụng những chuẩn mực quốc tế. Việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là rất cần thiết. - Sau khi Việt Nam tham gia Công ước HS, trên cơ sở các thỏa thuận Quốc tế và khu vực, các văn bản pháp lý, ngày 13/06/2003, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu khẩu, nhập khẩu Việt Nam. 8
  9. - Do khoa học kỹ thuật có nhiều thay đổi, nội dung Công ước HS cũng sửa đổi, Biểu thuế quan hài hòa ASEAN có thay đổi nên Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. - Hiện tại (năm 2018), Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam mới nhất là theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc Ban hành danh mục Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng hoàn toàn danh mục HS và chi tiết ở cấp độ 8 chữ số hoàn toàn theo danh mục AHTN của ASEAN, và bao gồm hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Việt. Vai trò của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam: - Xây dựng biểu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hàng hóa khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu - Thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Phục vụ công tác quản lý nhà nước Cấu trúc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam bao gồm: - Các quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại gồm 6 quy tắc. - Các chú giải pháp lý của Phần, Chương và Phân nhóm. - Danh mục chi tiết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm 21 phần, 97 chương ( trong đó chương 77 là chương dự phòng) .97 chương của Danh mục liệt kê các mặt hàng xuất nhập khẩu tương tự với biểu thuế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, biểu thuế có thêm chương thứ 98 Quy định mã hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với một số nhóm mặt hàng, mặt hàng. Điều này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong mục 3 - 1.039 nhóm ở cấp độ 4 số, 1.859 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 10.813 mã hàng ở cấp độ 8 số, tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục HS 2017 của Tổ chức Hải quan thế giới và Danh mục Hài hòa thuế quan của ASEAN phiên bản 2017. - Mỗi Chương của Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được chia thành 6 cột: Cột 1: Mã hàng; Cột 2: Mô tả hàng hoá bằng tiếng Việt; Cột 3: Đơn vị tính; 9
  10. Cột 4: Code (Mã hàng); Cột 5: Description (Mô tả hàng hoá bằng tiếng Anh); Cột 6: Unit of quantity (Đơn vị tính); VÍ DỤ: Mô tả hàng Đơn vị Unit of Mã hàng Code Description hóa tính quantify live horses, Ngựa,lừa,la 01.01 01.01 asses, mules sống. and hinnies. loại thuần pure-bred 0101.21.00 chủng để nhân kg/con 0101.21.00 breeding kg/unit giống animals Phân nhóm 6 chữ số: Mã cho phân nhóm 6 số như sau: Phân nhóm cấp 1 và Phân nhóm cấp 2. - Phân nhóm 6 số cấp 1: Chữ số thứ 6 là số 0 và được ký hiệu bởi 1 vạch ở cột mô tả Phân nhóm (cột thứ 2 trong Danh mục). - Phân nhóm 6 số cấp 2: Chữ số thứ 6 là số 1,2, và được ký hiệu bởi 2 vạch ở cột mô tả Phân nhóm ( cột thứ 2 trong Danh mục). 10