Tiểu luận Tìm hiểu một vấn đề quản lý tài chính trường học và lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này

docx 16 trang thiennha21 16/04/2022 3941
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tìm hiểu một vấn đề quản lý tài chính trường học và lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_tim_hieu_mot_van_de_quan_ly_tai_chinh_truong_hoc_v.docx

Nội dung text: Tiểu luận Tìm hiểu một vấn đề quản lý tài chính trường học và lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này

  1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HỌC PHẦN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC Chủ đề: Tìm hiểu một vấn đề quản lý tài chính trường học và lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này.
  2. 2 A. Các khái niệm liên quan 1. Dự toán là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới, cần đưa ra các con số dự báo trước để có kế hoạch chuẩn bị thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục. 2. Dự toán ngân sách nhà nước là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. 3. Đơn vị dự toán ngân sách là cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. 4. Đơn vị sử dụng ngân sách là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách. 5. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. B. Câu hỏi Câu 1: Để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo theo dự toán, Nhà trường cần làm gì ở khâu xây dựng dự toán và khâu thực hiện dự toán? * Xây dựng dự toán: Ở khâu xây dựng dự toán, Nhà trường cần đảm bảo các quy định của pháp luật và Nhà nước về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo theo dự toán. - Điều 41. Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (Luật ngân sách nhà nước Số: 83/2015/QH13) 1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới. 2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương. 3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
  3. 3 4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. 5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau. 6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước. 7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước. 8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. - Điều 42. Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm (Luật ngân sách nhà nước Số: 83/2015/QH13 1. Dự toán ngân sách nhà nước phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. 2. Dự toán ngân sách của đơn vị dự toán ngân sách các cấp được lập phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng biểu mẫu, thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trong đó: a) Dự toán thu ngân sách được lập trên cơ sở dự báo các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và các chỉ tiêu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách; b) Dự toán chi đầu tư phát triển được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  4. 4 c) Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Việc lập dự toán ngân sách của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính thực hiện theo quy định của Chính phủ; d) Dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, khoa học và công nghệ bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật có liên quan; e) Dự toán chi trả nợ được lập trên cơ sở bảo đảm trả các khoản nợ đến hạn của năm dự toán ngân sách; g) Dự toán vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải căn cứ vào cân đối ngân sách nhà nước, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và trong giới hạn an toàn về nợ theo nghị quyết của Quốc hội. - Trách nhiệm của Nhà trường trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm 1. Nhà trường xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên. 2. Nhà trường lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp - Điều 47. Các tài liệu trình dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách (các tài liệu liên quan đến lập dự toán Trường học, căn cứ Luật ngân sách nhà nước Số: 83/2015/QH13) 1. Tài liệu Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương gồm: a) Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm hiện hành; các căn cứ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; những nội dung cơ bản và giải pháp nhằm thực hiện dự toán ngân sách nhà nước;
  5. 5 b) Dự toán thu ngân sách nhà nước, kèm theo các giải pháp nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước; c) Dự toán chi ngân sách nhà nước, trong đó nêu rõ các mục tiêu, chương trình quan trọng của nền kinh tế quốc dân và các chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngân sách nhà nước; đ) Kế hoạch tài chính 05 năm đối với năm đầu kỳ kế hoạch; e) Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; h) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, dự kiến kế hoạch tài chính năm sau của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý; i) Các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm ổn định tài chính và ngân sách nhà nước; m) Các tài liệu khác nhằm thuyết minh rõ dự toán thu, chi ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; tình hình miễn, giảm thuế trong báo cáo dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội. Ngoài ra, để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo theo dư toán, Nhà trường cần xây dựng tốt dư toán thu và chi ngân sách nhà nước: - Xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước (Căn cứ thông tư Số: 71/2020/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023) 1. Nguyên tắc chung a) Dự toán thu NSNN phải được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí. b) Việc xây dựng dự toán thu năm 2021 phải bám sát dự báo khả năng phục hồi kinh tế và đón các dòng đầu tư mới (trong và ngoài nước); tính toán kỹ các yếu tố tăng, giảm và dịch chuyển nguồn thu do thay đổi Cơ chế, chính sách và thay đổi bất thường do tác động của đại dịch Covid-19; thực hiện lộ trình cắt giảm thuế để thực hiện các cam kết
  6. 6 hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các Hiệp định thương mại EVFTA; thực hiện các biện pháp cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thu; tăng cường công tác quản lý, chống thất thu, chống chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, quản lý chặt chẽ giá tính thuế; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quyết liệt xử lý nợ đọng thuế và kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế. 2. Xây dựng dự toán thu Dự toán thu NSNN năm 2021 phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống dữ liệu đối tượng nộp thuế; đảm bảo tính đúng, đủ từng khoản thu, sắc thuế, lĩnh vực thu đối với từng địa bàn, chi tiết số thu từ các nhà máy mới đi vào hoạt động có số thu lớn theo các quy định hiện hành về thuế, phí, lệ phí và thu khác NSNN; các quy định điều chỉnh chính sách theo lộ trình tiếp tục ảnh hưởng tới số thu NSNN năm 2021 và các quy định dự kiến sẽ được sửa đổi, bổ sung, áp dụng trong năm 2021. - Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước (Căn cứ thông tư Số: 71/2020/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023) 1. Nguyên tắc chung Dự toán chi NSNN được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, bám sát các chủ trương, định hướng, mục tiêu của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công, các Nghị quyết Hội nghị trung ương 6, 7 Khóa XII về sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và các văn bản tổ chức triển khai, thực hiện. 2. Xây dựng dự toán chi a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Lập dự toán các nhiệm vụ chi thường xuyên (bao gồm các nhiệm vụ chuyển tiếp - nếu có) theo quy định hiện hành (chi tiết nguồn NSNN, nguồn thu sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vay và nguồn hợp pháp khác của đơn vị) theo từng lĩnh vực sự nghiệp; gửi cơ quan quản lý cấp trên, tổng hợp báo cáo cơ quan Tài chính cùng cấp.
  7. 7 b) Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán chi thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; kinh phí thực hiện học bổng chính sách học sinh dân tộc hệ dự bị đại học, phổ thông dân tộc nội trú, trợ cấp xã hội, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; kinh phí để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo lộ trình tại Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội; *Thực hiện dự toán: Nhà trường cần đảm bảo các quy định của pháp luật và Nhà nước về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước đảm bảo theo dự toán - Điều 34. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước (Luật ngân sách nhà nước) 1. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 2. Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính. 3. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách. 4. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật. - Điều 12. Điều kiện thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước (Luật ngân sách nhà nước) 1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này, các luật về thuế và các quy định khác của pháp luật về thu ngân sách nhà nước. 2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 51 của Luật này; đã được thủ trưởng đơn vị sử
  8. 8 dụng ngân sách, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định chi và đáp ứng các điều kiện trong từng trường hợp sau đây: a) Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng; b) Đối với chi thường xuyên phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí thì thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ và phù hợp với dự toán được giao tự chủ; c) Đối với chi dự trữ quốc gia phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; d) Đối với những gói thầu thuộc các nhiệm vụ, chương trình, dự án cần phải đấu thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đ) Đối với những khoản chi cho công việc thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch phải theo quy định về giá hoặc phí và lệ phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Điều 54. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước (Luật ngân sách nhà nước) 1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính. 2. Mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. 3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán.
  9. 9 - Điều 61. Quản lý, sử dụng ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách (Luật ngân sách nhà nước) 1. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách. 2. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm. - Ngoài ra, Nhà trường cần tổ chức quản lý, điều hành ngân sách tại cơ sở: (Căn cứ Thông tư Số: 88/2019/TT-BTC Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020) 1. Tổ chức quản lý thu ngân sách nhà nước (thực hiện theo Điều 55, Luật ngân sách nhà nước) và lưu ý những nội dung: + Quy định pháp luật vể thuế + Quy định về giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước + Triển khai các văn bản quy định về Luật ngân sách nhà nước, Luật tài chính, Luật quản lý tài sản công, các văn bản thi hành luật ngân sách nhà nước, + 2. Tổ chức quản lý chi ngân sách nhà nước (thực hiện theo Điều 56, Luật ngân sách nhà nước) và lưu ý những nội dung: + Quy định về nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi + Quy định nguồn vốn viện trợ không hoàn lại + Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình, hoạt động của cơ sở để có hướng điều chỉnh hiệu quả
  10. 10 + Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng + Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước theo quy định + 3. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí 4. Thực hiện điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách 5. Thực hiện chuyển nguồn sang năm sau 6. Thực hiện công khai ngân sách nhà nước Câu 2: Lựa chọn 1 hoạt động ở trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí đối với hoạt động này. *Cấp học: Đại học *Hoạt động: Tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) với Chủ đề “Tri ân người khai sáng” *Kế hoạch: ĐOÀN TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BCH ĐOÀN KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC Số: -KH/ĐTN-KHGD Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2020 KẾ HOẠCH
  11. 11 Tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) với Chủ đề “Tri ân người khai sáng” 1. Mục đích, yêu cầu 1.1 Mục đích - Chào mừng thành công Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đẩy mạnh giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong đoàn viên, thanh niên Trường nhân dịp kỷ niệm 38 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020). - Tạo không khí giao lưu, sôi nổi trong giảng viên, thanh niên, đề cao lòng kính trọng và biết ơn đối với thầy cô giáo, lòng tự hào của sinh viên khoa Khoa học Giáo dục. - Tổ chức các hoạt động chào mừng, tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên trong đơn vị thể hiện sự tri ân đối với cán bộ, giảng viên của Khoa. 1.2 Yêu cầu - Các hoạt động có sự sáng tạo, thiết thực, hiệu quả và thu hút được đoàn viên, thanh niên trong Khoa tham gia. - Các Chi đoàn cơ sở thông tin rộng rãi các nội dung trong kế hoạch đến đoàn viên, thanh niên trong Trường. 2. Nội dung thực hiện 2.1 Diễn đàn “Nghe sinh viên nói – Nói sinh viên nghe” - Thời gian: ngày 17/11/2020. - Nội dung: BCN Khoa, giảng viên, BCH Đoàn – Hội Khoa gặp gỡ các bạn sinh viên các khóa 43, 44, 45 và 46. Lắng nghe và phản hồi các thắc mắc liên quan đến các vấn đề học tập, cơ sở vật chất, công tác Đoàn – Hội Khoa, cho các bạn sinh viên trong Khoa. - Link đặt câu hỏi:
  12. 12 XnE5b4dlNy_dqtHUcnjs71nC8hU88g/viewform - Phân công thực hiện: Ban Chấp hành Đoàn khoa phân công đồng chí đồng chí Lê Nhật Hiển - BTĐK, Trưởng Ban tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động này. 2.2 Chương trình “Giao lưu tiếng hát hai thế hệ” - Thời gian: Ngày 17/11/2020. - Nội dung: Đoàn viên, thanh niên các Chi đoàn liên hệ với một giảng viên trong Khoa để trình diễn 1 tiết mục ca hát ở buổi tri ân. Yêu cầu mỗi Chi đoàn ít nhất 1 tiết mục. - Phân công lực lượng: Mỗi Chi đoàn tối thiểu 1 tiết mục văn nghệ (K46 khuyến khích tham gia) - Phân công thực hiện: Ban Chấp hành Đoàn Khoa phân công đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Hảo – Phó Ban tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động này. 2.3 Chương trình tri ân với chủ đề “Tri ân người khai sáng” - Thời gian: ngày 17/11/2020. - Nội dung: Đại diện BCH Đoàn – Hội các Chi đoàn, Chi hội tặng các phần quà lưu niệm đến quý Thầy/Cô giảng viên, nhân viên trong Khoa Khoa học Giáo dục. - Phân công thực hiện: Ban Chấp hành Đoàn khoa phân công đồng chí đồng chí Lê Nhật HIển - BTĐK, Trưởng Ban tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động này. 3. Thành lập Ban tổ chức - Trưởng ban: Đồng chí Lê Nhật Hiển - Bí thư Đoàn khoa. - Phó ban TT: Đồng chí Nguyễn Thị Mỹ Hảo - Phó Bí thư Đoàn khoa. - Thành viên: + Đồng chí Lê Thị Quỳnh Mơ – UV BCH Đoàn khoa. + Đồng chí Đặng Thị Hồng Nhung - UV BCH Đoàn khoa. + Đồng chí Trần Thanh Sang - UV BCH Đoàn khoa.
  13. 13 + Đồng chí Trần Thị Thu Hằng - UV BCH Đoàn khoa. 4. Tiến độ thực hiện - 01/11 - 05/11/2020: Xây dựng dự thảo kế hoạch chung và xin ý kiến Chi ủy – BCN Khoa, gửi BCH Đoàn trường. - 06/11/2020 - 16/11/2020: Ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch đến các Chi đoàn. - 17/11/2020: Tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch. - 18/11/2020: Họp BTC rút kinh nghiệm. TM. BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN KHOA
  14. 14 - Dự trù kinh phí: ĐOÀN TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH BCH ĐOÀN KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC ĐƠN VỊ: KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 11 năm 2020 BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ Hoạt động: Tổ chức chuỗi hoạt động chào mừng 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2020) với Chủ đề “Tri ân người khai sáng” 1. Quỹ Đoàn – Hội chi cho hoạt động: 200.000đ 2. Các nội dung dự kiến thu: Không có 3. Các nội dung dự kiến chi STT NỘI DUNG SỐ ĐƠN THÀNH DIỄN GIẢI LƯỢNG GIÁ TIỀN 1 Công tác tổ chức - Background 01 320.000 320.000 BRG chương trình kích thước 2mx6m - Standee 01 80.000 80.000 Standee truyền thông kích thước 0.8mx1.8m
  15. 15 - In ấn 01 50.000 50.000 Bảng điểm danh, bộ câu hỏi giải đáp, thư mời. 2 Bồi dưỡng BTC - Trưởng ban 01 100.000 100.000 - Phó ban 01 80.000 80.000 - Thành viên 04 50.000 200.000 3 Hỗ trợ Chi đoàn làm thiệp 3D - Thiệp 3D 20 20.000 400.000 Qùa tặng thầy, cô bằng giấy và trang trí bằng ảnh 3D. Tổng: 1.230.000 Số tiền bằng chữ: Một triệu không trăm ba mươi nghìn chẳn. 4. Dự kiến xin kinh phí: 1.030.000đ TM. BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN KHOA BÍ THƯ Lê Nhật Hiển
  16. 16 C. Tài liệu tham khảo 1. Luật ngân sách nhà nước (Luật số: 83/2015/QH13). 2. Thông tư Số: 71/2020/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023. 3. Nghị định Số: 163/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước. 4. Thông tư Số: 342/2016/TT-BTC Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước. 5. Thông tư Số: 88/2019/TT-BTC Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 6. Một số văn bản dự toán ngân sách nhà nước tại trường phổ thông.