Tiểu luận Nghiên cứu gặp kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

docx 29 trang thiennha21 15/04/2022 10820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu gặp kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_nghien_cuu_gap_ket_xe_khi_di_hoc_cua_sinh_vien_tru.docx

Nội dung text: Tiểu luận Nghiên cứu gặp kẹt xe khi đi học của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GẶP KẸT XE KHI ĐI HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp – Khóa: KT7 – K15 Mã lớp: 20202BM6021007 Nhóm thực hiện: Nhóm 11 HÀ NỘI – 2021
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU GẶP KẸT XE KHI ĐI HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp – Khóa: KT7 – K15 Nhóm thực hiện: Nhóm 11 Thành viên nhóm: 1. Đặng Thị Ngọc Trâm 2020603609 2. Tạ Thị Thùy 2018603864 3. Lê Thị Phương Thùy 2018603452 4. Nguyễn Thị Thanh Thúy 2018603521 5. Nguyễn Thị Thúy 2018603762 HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hải Yến, người trực tiếp giảng dạy tại lớp của bộ môn Phương pháp nguyên cứu khoa học. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, nhóm đã nhận được sự dạy dỗ, hướng dẫn nhiệt tình, tâm huyết của cô. Cô đã giúp chúng em tích lũy them nhiều kiến thức để có cái nhìn khái quát, khoa học hơn về các vấn đề xung quanh trong cuộc sống. cùng tất cả các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn cảm ơn giảng viên và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã dành thời gian quý báu của mình để trả lời các phiếu trắc nghiệm, tìm kiếm và cung cấp tư liệu, tư vấn, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tiểu luận này. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng tôi còn có rất nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý cô giáo và các bạn sinh viên. Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy. Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2021. 1
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU 4 I. Lý do chọn đề tài 4 II. Tổng quan nghiên cứu 4 III. Mục tiêu nghiên cứu 5 IV. Phương pháp nghiên cứu 6 V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6 VI. Nội dung nghiên cứu 7 PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 8 I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KẸT XE TẠI HÀ NỘI 8 1. Một số khái niệm, định nghĩa 8 2. Hiện trạng kẹt xe tại Hà Nội 9 3. Hậu quả của vấn nạn kẹt xe 10 a) Hậu quả về kinh tế 10 b) Gây ô nhiễm môi trường 10 c) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội 11 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12 I. Tình trạng gặp vấn đề kẹt xe của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội 12 II. TÁC ĐỘNG CỦA KẸT XE ĐẾN SINH VIÊN 14 III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN 15 1. Các giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề_điểm mạnh và điểm yếu của từng giải pháp: 15 2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe 20 3. Kết luận: 22 PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 23 Danh mục tài liệu tham khảo 29 2
  5. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Phát triển xã hội luôn đi kèm với nhu cầu làm việc ngày càng gia tng, kéo theo đó là sự tập trung và gia tăng dân số một cách chóng mặt tại các Thành phố lớn. Từ đó, nhu cầu sinh hoạt, đi lại của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Cùng với sự phát triển đó, các phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con người cũng phát triển. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, dân số nhập cư tăng cao, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, định hướng quy hoạch đô thị chưa thật sự đúng đắn, sự quản lý yếu của cơ quan quản lí, ý thức kém của người tham gia giao thông Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu của việc tập trung quá đông dân và phương tiện giao thong tại một khu vực và gây kẹt xe. “Kẹt xe” không biết từ bao giờ đã trở thành một “thực tế hiển nhiên”, tình trạng kẹt xe, tiếng ồn, ô nhiễm bụi do khí thải của các phương tiện tham gia giao thông đã trở thành nỗi khiếp đảm đối với mỗi người dân khi tham gia giao thông, trong đó phần lớn là các bạn học sinh sinh viên. Tình trạng kẹt xe gây cho sinh viên nhiều khó khăn như tốn kém thời gian và công sức, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần học tập khiến học tập không đạt hiệu quả cao như mong muốn. Vấn đề này đã trở thành một trong những nỗi trăn trở lo lắng đối với sinh viên. Thực tế, vấn đề kẹt xe không mới, tuy đã có nhiều biện pháp được đề xuất nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe cũng như hậu quả do nó đem lại nhưng cho đến nay tình trạng kẹt xe vẫn tiếp tục và trở nên nghiệm trọng, khó giải quyết hơn. Đây chính là một lo ngại đối với tất cả mọi người không chỉ riêng là sinh viên. Mong muốn khắc phục những tác động xấu của đề tài cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý cho vấn đề, đó là những lý do chính mà nhóm quyết định chọn đề tài này. II. Tổng quan nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về tình trạng kẹt xe do các giảng viên, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu xã hội, nhà tâm lí, bác sĩ thực hiện cũng khá nhiều nhưng chủ yếu xoay quay các tác hại của vấn nạn kẹt xe, hay chỉ đề cập những yếu tố chủ quan và khách quan 3
  6. tác động đến tình trạng kẹt xe. Phân tích dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh, những người chịu tác động của ùn tắc giao thông có mức độ hài lòng cuộc sống thấp hơn và mức độ lo lắng cao hơn mức trung bình so với người không lái xe, gây hại nhiều cho sức khỏe con người như: gây tăng nguy cơ đau tim, suy giảm hệ hô hấp, các chất gây ô nhiễm trên hệ thần kinh trung ương của chúng ta có thể kể đến như tổn thương não, chỉ số IQ thấp, thiếu lưu giữ và tập trung, động kinh, chứng đau nửa đầu, thị lực mờ Ông Lê Việt Thanh, nguyên Giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ùn tắc, đó là cơ sở hạ tầng lạc hậu; hệ thống điều hành giao thông không hợp lý; ý thức người tham gia giao thông còn kém. Một trong những ý tưởng giảm nạn kẹt xe mà ông Thanh đề xuất đó là tổ chức lại hệ thống điều hành giao thông sao cho triệt tiêu sự giao cắt của các luồng xe (theo đó dành 1 làn đường sát bên phải riêng cho luồng xe rẽ phải mà không cần phân biệt xe máy hay ô tô). Tuy vậy khả năng thông xe của các ngã tư sẽ không mang lại tác dụng đột phá nếu thiếu đi sự phối hợp đồng bộ của đèn giao thông thông minh. “Do đó chúng ta cần phải đồng bộ hóa hệ thống đèn tín hiệu giao thông”, ông Thanh cho biết. Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, ngoài 3 nguyên nhân khiến giao thông bị ùn tắc còn có nguyên nhân đó là tính giao thông công cộng chưa hiệu quả. “Hiện giao thông công cộng mới đáp ứng được trên 10% nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên giao thông công cộng hiện đại đòi hỏi phải chiếm đến 20-30% nhu cầu đi lại. Như vậy, trước mắt chúng ta cũng cần phải nâng cao và phát triển được giao thông công cộng”, ông Viện nói. Ngoài những tài liệu tìm được trên internet, nhóm em đã tìm hiểu các nghiên cứu về vấn đề kẹt xe của các anh chị sinh viên trước đó. Tuy nhiên các vấn đề chưa thật sự rõ rang và cụ thể, nhóm em muốn làm rõ vấn đề hơn giúp các bạn sinh viên hiểu biết rõ hơn về nguyên nhân, tác hại và các giải pháp giúp khắc phục tình trạng kẹt xe. 4
  7. III. Mục tiêu nghiên cứu ➢ Mục tiêu chung - Mô tả thực trạng kẹt xe khi đi học của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà nội, làm rõ nguyên nhân gây tình trạng kẹt xe, phân tích và đề xuất các giải pháp khắc phục. ➢ Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và nhận thức của sinh viên về tình trạng kẹt xe. - Xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe - Phân tích những giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề. Nêu rõ điểm mạnh và điểm yếu từng giải pháp - Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề kẹt xe đối với sinh viên - Đánh giá và chọn ra giải pháp tối ưu nhằm góp phần giải quyết vấn đề gặp kẹt xe khi đi học của sinh viên IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Nguyên cứu định lượng - Xác định các yếu tố ảnh hưởng vấn nạn kẹt xe, thực trạng kẹt xe tại Hà Nội - Nghiên cứu sâu về nguyên nhân, các biện pháp đã và đang được thực hiện ( ưu – nhược điểm của từng biện pháp). 2. Nguyên cứu định tính - Tìm hiểu trên các website, những bài báo nhứng thông tin liên quan đến tình trạng kẹt xe - Thảo luận nhóm tập trung. - Khảo sát ý kiến sinh viên bằng các hình thức: phỏng vấn trực tiếp, sử dụng google form gồm những câu hỏi như: - Bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì? 5
  8. - Bạn có từng bị kẹt xe bao giờ chưa? - Tần suất kẹt xe của bạn trong 1 tuần? - Nêu nguyên nhân gây nên kẹt xe - Đề xuất một số giải pháp V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng chính mà vấn đề nhắm đến là sinh viên Đại học Công nghiệp Hà nội. - Bên cạnh đó còn hướng đếnc các đối tượng khác giảng viên, trợ giảng của Đại học công nghiệp. 2. Phạm vi nghiên cứu - Khảo sát sinh viên Đại học Công nghiệp tại 2 cơ sở ở Hà Nội - Thời gian: 5/2021. VI. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Đánh giá thực trạng của vấn nạn kẹt xe và tác động của vấn nạn kẹt xe đối với sinh viên Đại học công nghiệp Hà Nội. Nội dung 2: Tìm hiểu và phân tích các biện pháp đã và đang được thực hiện để giảm thiểu tình trạng kẹt xe hiện nay, bao gồm: nội dung, những thuận lợi, khó khăn của từng giải pháp Nội dung 3: Xác định các nguyên nhân gây nên tình trạng “Sinh viên gặp kẹt xe khi đi học” từ đó rút ra nguyên nhân chính dễ đến tình trạng này Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề “Sinh viên gặp kẹt xe khi đi học” 6
  9. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ KẸT XE TẠI HÀ NỘI 1. Một số khái niệm, định nghĩa a) Tắc nghẽn giao thông (Kẹt xe) Tắc nghẽn giao thông (kẹt xe) là một tình trạng xảy ra trong mạng lưới giao thông khi lưu lượng phương tiện gia tăng, thường được đặc trưng bởi các yếu tố như tốc độ tham gia giao thông chậm hơn, thời gian thực hiện chuyến đi dài hơn và xe cộ nối đuôi nhau ngày một đông. Khi nhu cầu tham gia giao thông đủ lớn, sự tương tác giữa các phương tiện sẽ làm chậm tốc độ của dòng lưu thông, gây ra tắc nghẽn. Tương tự, khi nhu cầu tiếp cận một nút giao thông nào đó gia tăng, tắc nghẽn cực đoan bắt đầu xảy ra, khiến cho các phương tiện dừng hẳn, không thể di chuyển. Kẹt xe làm cho người tham gia giao thông cảm thấy bức bối khó chịu, từ đó đưa đến những quyết định mang tính “bạo lực” trong cách điều khiển phương tiện. Về mặt toán học, tắc đường được đánh giá bằng cách theo dõi số lượng phương tiện đi qua một điểm trong một khoảng thời gian, còn được gọi là lưu lượng. Đây là một khái niệm vốn có liên quan đến nguyên tắc của ngành thủy động lực học b) Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ: • Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ mooc hoặc somi rơ mooc được kéo bởi xe ô tô, xe kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự, kể cả xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy dành cho người tàn tật. • Phương tiện thô sơ đường bộ (xe thô sơ) gồm: các loại xe không di chuyển bằng sức động cơ, gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích- lô, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự; xe lăn có động cơ dùng cho người tàn tật c) Văn hóa giao thông: là tinh thần, ý chí tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên nhiều khía cạnh, là cách ứng sử văn minh, lịch sự, tôn trọng người khác khi tham gia giao thông, là những thái độ, hành động, cách ứng xử 7
  10. trong khi lưu thông trên đường sao cho mọi chuyện suôn sẻ, không chen lấn, phạm luật, chạy lên vỉa hè, mà mỗi chúng ta nên nhường nhịn nhau để mọi người cùng tham gia giao thông vui vẻ, an toàn d) Người tham gia giao thông đường bộ gồm: người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật và người đi bộ trên đường bộ e) Cơ sở hạ tầng giao thông: bao gồm các công trình như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mai, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, và một số công trình khác. f) Tai nạn giao thông: là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường giao thông, do các hành vi vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. g) Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian sống cho các đô thị và khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra dự báo, tính toán phát triển, đặc điểm vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững h) Mật độ dân cư: là số người sống trong một vùng đô thị theo diện tích đất ở. 2. Hiện trạng kẹt xe tại Hà Nội Hà Nội đang phải đang phải đối mặt với cuộc “chiến tranh giao thông”, đó là nhận định của các chuyên gia giao thông Nhật Bản đang làm việc tại dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội (TRAHUD). Hạ tầng giao thông hầu như không phát triển, phương tiện giao thông lại tăng theo cấp số nhân, ý thức chấp hàng luật giao thông tự phát, tùy tiện, kéo theo đó là ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. 8
  11. Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, hiện các tuyến đường trong nội thành chỉ đáp ứng được 30% lượng phương tiện hiện có. Trên toàn thành phố có 76 điểm có nguy cơ cao thường xuyên xảy ra kẹt xe. Tình trạng kẹt xe thường xảy ra ở các giao lộ (ngã 3, ngã 4, ), trên đường hai chiều và thường xảy ra vào các khung giờ cao điểm như 7h – 8h30 sáng và 17h – 19h. Ước tính hiện nay thành phố có 207.090 xe ô tô các loại, 1.921.822 xe máy, 1.000.000 xe đạp chưa kể các phương tiên đăng kí ngoại tỉnh lưu hành trong thành phố. Trong khí đó, cơ cấu luồng phương tiện xe đạp là 25,3%, cho xe máy là 63,2%, xe con 3,6%, xe tải 1,1% và xe bus 6,7%. Những con số thống kê phần nào thể hiện dòng giao thông hỗn hợp, điều này gây không ít khó khăn cho công tác tổ chức, điều hành giao thông. Với thực trạng hiện nay, 1km đường Hà Nội phải chịu tải trên 500 ô tô và 6.000 xe máy. Với tốc độ phát triển là 12-15% như hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng ngày nghiệm trọng hơn. 3. Hậu quả của vấn nạn kẹt xe a) Hậu quả về kinh tế - Tốn nhiên vật liệu xăng trong thời gian chờ tắc đường - Mỗi khi kẹt đường với thời giant rung bình là 45 phút, mức thiệt hại là 0,54 USD/ người - Kẹt xe gây kéo dài thời gian di chuyển trên đường, gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động gây thiệt hại lớn cho kinh tế. Bình thường với mỗi người, thời gian di chuyển (từ nhà đến nơi làm việc, đến trường học ) kéo dài đến 20 – 30 phút là mức có thể chấp nhận được. Thực tế nếu thời gian chậm trễ (chậm quá 10 phút) thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu như một mỏi, giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả làm việc, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, thiệt hại cho nền kinh tế. Theo tính toán của Trường Đại học Đường sắt Bêlarutxia, nếu mỗi chuyến đi xe kéo dài thêm 10 phút thì năng suất lao động giảm 2,5 - 4%. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỗi năm Hà Nội sẽ thiệt hại hơn chục nghìn tỉ. 9
  12. b) Gây ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường ngày càng cao (ô nhiễm không khí do bụi và khí thải và ô nhiễm tiếng ồn) Khi xã hội phát triển, phương tiện giao thông vận tải một mặt góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đô thị, nhưng mặt khác nó lại gây ra những tác động xấu đến môi trường (ô nhiễm không khí do bụi, khí thải và ô nhiễm tiếng ồn) - Khí thải: CO, CO2, HC, NOx, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. - CO: Sản phẩm cháy không hoàn toàn của nhiên liệu - CO2 Khí nhà kính quan trọng nhất, 15% CO2 trong không khí là do các phương tiện giao thông thải ra - HC: Là những chất độc gây rối loạn hô hấp, nồng độ thấp chúng cũng có thể làm sưng tấy màng phổi, làm thu hẹp cuống phổi, làm viêm mắt, viêm mũi. - NOx: Phương tiện giao thông thải ra khoảng 50% lượng Nox. - Tiếng ồn: vượt quá chuẩn cho phép 2 – 3 lần, các nút giao thông vượt 2 - 5 lần - Nồng độ bụi: Nhiều nơi cường độ tiếng ồn vượt quá ngưỡng cho phép (khoảng từ 70 – 100 Hecz) có thể gây nên sự căng thẳng thần kinh (stress), mệt mỏi liên tục của con người. c) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội Không chỉ gây thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, với tác động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như trên, vấn nạn kẹt xe đã gây hậu quả xấu đến đời sống xã hội (ảnh hưởng xấu đến việc làm và làm giảm chất lượng sống của người dân đô thị). Ô nhiễm môi trường do tình trạng kẹt xe đã và đang gây nguy hại cho sức khỏe của con người và làm suy giảm chất lượng cuộc sống đô thị. Vào những lúc ùn tắc giao thông, hàng trăm, hàng ngàn chiếc xe đồng loạt thải khí thải độc hại, bụi và các khí thải độc dễ dàng thâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, qua da và niêm mạc mắt, miệng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ liên kết với hemoglobin trong máu, cản trở việc tiếp nhận oxy, gây nghẹt thở. Theo các nhà khoa học thì có rất có hại đối với phụ nữ mang thai và người mắc bệnh tim mạch. Trong nhiễm độc co cấp tính nhẹ, có thể gặp các triệu chứng: nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn thị giác. Nếu nhiễm độc co cấp tính năng sẽ gây thiếu oxy trong máu và mô, hệ thần kinh hệ tim mạch sẽ bị tổn thương, rối loạn hô hấp, liệt hô hấp dẫn tới tử vong. 10
  13. Không chỉ vậy ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sau này. Mỗi khi kẹt xe, đặc biệt là xảy ra trước các cổng trường hay vào giờ tan trường, lúc này tập trung một lượng lớn các em học sinh, điều này dẫn đến tình trạng các em phải hít một lượng lớn khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát triển trí não. PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I. Tình trạng gặp vấn đề kẹt xe của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội Theo số liệu thống kê cũng như biểu đồ cho thấy thực trạng “gặp kẹt xe khi đi học” của sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Khảo sát chung với số lượng 124 người (bao gồm 119 sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội (chiếm 96,7%) và 5 trường hợp khác như: giảng viên, học sinh gần trường ) Qua khảo sát cho thấy, có tới 87% cho rằng đã từng gặp kẹt xe khi tham gia giao thông, 13% trong tổng số 124 người khảo sát cho rằng họ chưa từng gặp vấn đề kẹt xe. Với những số liệu trên là chưa tính đến vô số những vụ kẹt xe dưới 30 phút xảy ra mỗi ngày trên các thành phố lớn đặc biệt là quanh các trường đại học. Thật vậy, đối với những ai đã từng sống hoặc đang sinh sống làm việc và học tập tại những thành phố lớn thì không ai còn quá xa lạ với cảnh kẹt xe, ùn tắc giao thông tại các thành phố đông dân . Kẹt xe liên tục xảy ra ngay trên những tuyến đường vốn vẫn lưu thông và hoạt động dễ dàng, và cả vào ngay cả những giờ không phải cao điểm. Hầu như các tuyến đường trong thành phố đều đông nghẹt ôtô, xe máy, không chỉ thế mà còn do những công trường 11
  14. xây dựng các tòa nhà cao ốc văn phòng, các công trình đào đường lắp cống làm “lô cốt” mọc lên liên tục với tần suất ngày càng tăng, từ đó càng làm cho việc kẹt xe ùn tắc giao thông càng xảy ra dễ dàng hơn. Tình trạng này cứ kéo dài với mức độ ngày càng dày đặc trầm trọng và khó giải quyết. Đặc biệt khi được hỏi về tần suất gặp kẹt xe khi đi học, sau khi tổng hợp nhóm em nhận được kết quả như sau: có tới 8,1% sinh viên luôn luôn gặp tình trạng kẹt xe khi đi học; 22,8% thường xuyên gặp phải; 36,6% thi thoảng gặp; 22% ít gặp và 10,6% cho rằng chưa bao giờ gặp tình trạng kẹt xe. Như vậy cho thấy rằng tình trạng kẹt xe đã trở nên rất phổ biến và đang báo động, ảnh hưởng không chỉ với sinh viên trường ĐHCNHN mà còn đến sinh viên và người dân cả nước. Bên cạnh đó, hiện nay do nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng cao, để đáp ứng được điều đó sự ra đời của các loại phương tiện giao thông ngày càng được phát triển và nâng cao đa dạng cả về loại xe, mẫu mã cũng như là giá tiền. Cho nên việc tiếp cận cũng như là mua các phương tiện cá nhân đã không là việc quá xa vời đối với sinh viên hiện nay. Thông qua bảng biểu thống kê đã được khảo sát, hiện nay sinh viên sử dụng rất nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau : Xe máy, xe moto, xe đạp, xe đạp điện, xe bus, Trong đó số sinh viên sử dụng xe moto, xe gắn máy chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm đến 44,7%). Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, có cả nguyên nhân khách quan lẫn cả chủ quan gây ra các vấn nạn kẹt xe và ách tắc giao thông của các thành phố lớn lâu nay. Không những thế việc nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông tăng nhưng các phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng. Vì vậy việc người dân chọn xe giao thông cá nhân là việc không có gì bất ngờ, từ đó gây ra ùn tắc giao thông thường xuyên. 12
  15. Kết quả dẫn đến là gây trì trệ sự phát triển kinh tế, du lịch mà còn làm giảm chất lượng môi trường sống, an ninh cũng như là an toàn xã hội của người dân sống trong thành phố. Việc số lượng các phương tiện giao thông cá nhân gia tăng một cách nhanh chóng cũng trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông. Qua phiếu khảo sát đã làm khi được hỏi về những ảnh hưởng của kẹt xe đến cuộc sống cá nhân có đến 99% các bạn sinh viên đều trả lời rằng vấn nạn kẹt xe đem đến rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hàng ngày như là: gây trễ học, trễ giờ làm, tốn thời gian vô ích, gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng vô cùng xấu đến sức khỏe của những người khi thanh gia giao thông Tuy nhiên khi được hỏi ở phiếu khảo sát “ bạn có biện pháp gì để cải thiện việc ùn tắc giao thông hiện nay ” thì điều đáng ngạc nhiên là 18% các bạn sinh viên trả lời rằng “không có ý kiến để cải thiện biện pháp kẹt xe” và 6% ý kiến khác. Từ đó ta thấy kẹt xe ùn tắc giao thông dường như đã trở thành một loại “bệnh” tuy đã phát hiện ra nhưng lại không thể chữa trở thành nỗi ám ảnh bám riết đến đời sống của sinh viên cũng như là người dân đang học tập và sinh sống ở nơi có hệ thống giao thông ùn tắc. Như vậy, rõ ràng đa số các bạn đều nêu ra những tác hại của kẹt xe đến với cuộc sống. Tuy nhiên, rất nhiều bạn còn khá mơ hồ về nguyên nhân dẫn đến kẹt xe và cách giải quyết vấn đề này. II. TÁC ĐỘNG CỦA KẸT XE ĐẾN SINH VIÊN Xét về khía cạnh nào đó “kẹt xe” vẫn có những mặt tích cực nhưng chiếm phần lớn lại là mặt tiêu cực của nó 1. Tác động tích cực Kẹt xe khuyến khích sinh viên điều chỉnh thời gian ra đường của họ, từ đó gia tăng thời gian làm việc mỗi ngày. Phản ứng cơ bản trước việc tắc đường thường là mở rộng đường xá, có thể bằng cách gia tăng diện tích của những con đường hiện có hoặc xây dựng đường mới, cầu vượt hoặc hầm. Bên cạnh đó, có lập luận cho rằng tình trạng tắc nghẽn giao thông có thể làm giảm tốc độ di chuyển trong thành phố, từ đó giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn giao thông. 2. Tác động tiêu cực 13
  16. Những tác động tiêu cực của kẹt xe được các bạn sinh viên kể đến như: •Lãng phí thời gian của sinh viên (chi phí cơ hội). Kẹt xe được xem như một hoạt động phi sản xuất đối với hầu hết mọi người, làm giảm "sức khỏe” của nền kinh tế khu vực. •Sự trì hoãn, từ đó dẫn đến việc trễ nải các giờ học, trễ giờ làm, thiệt hại cho hiệu quả học tập, bị kỷ luật hoặc các thiệt hại khác. •Thời gian đi lại không được dự báo một cách chính xác, khiến cho sinh viên tốn nhiều thời gian vào việc đi lại, giảm thời gian làm việc. •Lãng phí nhiên liệu, tăng ô nhiễm không khí, carbon dioxide thải ra môi trường gia tăng do tăng tốc đột ngột và phanh gấp. •Việc tăng tốc đột ngột và phanh gấp thường xuyên làm tăng tốc quá trình hao mòn đối với các bộ phận của xe, khiến cho sửa chữa và thay thế phải được thực hiện nhiều hơn gây tốn kém một khoản lớn đến chi phí của sinh viên. •Sự căng thẳng, khó chịu, nóng bức khi bị kẹt xe khiến cho sinh viên dễ “mất kiên nhẫn”, ”bốc đồng”, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sinh viên •Hiệu ứng lan tỏa xảy ra khi những con đường phụ được tận dụng như một biện pháp thay thế, xuất hiện các hành vi chen lấn, đi lên vỉa hè gây mất an ninh giao thông. III. PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THỰC HIỆN 1. Các giải pháp đã và đang được áp dụng để giải quyết vấn đề_điểm mạnh và điểm yếu của từng giải pháp: a) Tăng thuế nhập xe để cải thiện cơ sở hạ tầng và phí gửi xe ( đặc biệt là xe máy). + Ngoài việc đánh các loại thuế nhập xe ( đặc biệt là xe máy là phương tiện chủ yếu của sinh viên hiện nay) cũng như các loại thuế đánh trên người sở hữu xe, thuế lưu thông để xây thêm đường sá; cần thu thêm thuế kiến thiết hệ thống giao thông trước mắt là chủ các loại ôtô rồi tiếp đến xe máy (trừ xe đạp). + Như tên ở trên thì loại thuế này được sử dụng vào mục đích kiến thiết, nâng cấp, xây dựng hệ thống hạ tầng mạng lưới giao thông trên cả nước. Thuế này cũng như các loại thuế khác, sẽ được thu một lần ngay từ khi mua xe, có thể bằng 30 - 40% giá trị xe. 14
  17. ➢ Ưu điểm: - Hạn chế được việc học sinh, sinh viên cũng như mọi người sử dụng các loại xe đi riêng lẻ thay vào đó là sử dụng các loại xe công cộng như xe bus. - Làm cho tình trạng kẹt xe giảm đi. - Ít khói bụi gây ô nhiễm hơn. - Đỡ tốn thời gian để di chuyển hơn. ➢ Nhược điểm: - Nhưng như thế sẽ gặp tình trạng chen lấn, xô đẩy trong quá trinh di chuyển (đặc biệt là những giờ cao điểm khi sinh viên đến giờ đi học). - Bất tiện cho việc đi lại hơn vì việc tham gia phương tiện công cộng chưa được áp dụng triệt để. b) Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông và vỉa hè (hạn chế tối đa nhất có đèn xanh đèn đỏ, xây cầu vượt, ): Giúp hạn chế việc kẹt xe do chờ đèn xanh đèn đỏ, đồng thời có thêm làn đường để di chuyển giúp giao thông thông thoáng hơn. Các tuyến đường đông và hẹp thường xuyên bị kẹt xe, cần giải phóng đường thông thoáng để hạn chế kẹt xe. ➢ Ưu điểm: - Giảm thiểu thực trạng lấn chiếm vỉa hè, ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm. - Đi lại thuận tiện và dễ dàng hơn. - Giảm thiểu tối đa chạy sai làn đường. ➢ Nhược điểm: - Chỉ là giải pháp tạm thời về sau thì vẫn xảy ra tình trạng kẹt xe. - Người dân vẫn chưa có ý thức trong việc chấp hành đúng luật giao thông. - Tốn nhiều tiền của nhà nước để giải phóng mặt bằng thi công. - Tốn nhiều thời gian để thi công c) Cấm và phạt nặng các trường hợp lấn chiếm vỉa hè với mục đích buôn bán, kinh doanh: Dọn dẹp người bán hàng rong lấn chiếm lề đường để giảm tình trạng kẹt xe một phần cũng vì do những hàng hóa bày ra ngoài đường nên diện tích mặt đường bị thu hẹp lại, cũng do những người dừng lại mua hàng gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông. 15
  18. Tiến hành ngay việc dẹp "loạn" lòng đường, vỉa hè. Xử lý thật nghiêm các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cố tình lấn chiếm, biến vỉa hè, lòng đường thành nơi kinh doạn buôn bán. Ngoài tịch thu phương tiện, các đồ dùng phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán thì cần có mức xử phạt thật nghiêm minh. VD: Với những người bán rong: phạt 5 triệu đồng/ trường hợp. Với các gia đình ngay trên tuyến phố đó, nếu kinh doanh, lấn chiếm vỉa hè phạt từ 10 - 20 triệu đồng/ trường hợp. ➢ Ưu điểm: - Với mức phạt nặng sẽ hạn chế đc tối đa việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. - Giải quyết nhanh chóng và lập tức các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường - Đường được mở rộng thông tháng hơn. - Giảm được tình trạng kẹt xe khi những người đi đường dừng lại mua hàng. - Giúp cho đường phố sạch đẹp hơn. ➢ Nhược điểm: - Biện pháp xử lí chưa triệt để nên những người bán hàng vẫn tiếp tục quay lại buôn bán. - Những người bán hàng gặp khó khăn về kinh tế khi không còn được buôn bán. - Người bán hàng rong không chịu dọn đi. - Không có tác dụng lâu dài do ý thức của người dân chưa cao, chưa chấp hành quy định của pháp luật về vấn đề lấn chiếm làn đường với mục đích cá nhân d) Phân làn đường ưu tiên cho cho xe bus trong lưu thông: Đảm bảo an toàn cho việc đợi và đón xe. ➢ Ưu điểm - Tiện lợi hơn cho việc đón xe. - Giảm kẹt xe. 16
  19. - Rút ngắn thời gian thời gian đi lại. - Đảm bảo giờ giấc tốt hơn, ➢ Nhược điểm: Nếu cơ sở hạ tầng không đáp ứng được phân tách làm đường dành cho xe bus thì có thể sẽ gây cản trở đến việc lưu thông của cấc phương tiện khác. e) Xử phạt nghiêm những người vi phạm luật giao thông: Xử phạt khiến người dân có ý thức hơn trong tham gia giao thông, không vi phạm luật dẫn đến ùn tắc giao thông và những tai nạn khác. Đối với những vi phạm nhẹ, mức xử phạt thấp nhất với xe máy cũng phải từ 1 triệu đồng/ trường hợp vi phạm, còn với ôtô là từ 10 triệu đồng trở lên. Thêm vào đó, sẽ giữ xe 30 ngày và nặng hơn là tịch thu xe nếu cố tình gây ra tình trạng tắc đường hoặc vi phạm nhiều lần. ➢ Ưu điểm: - Khi sự nghiêm minh của pháp luật được thực thi và hơn nữa, khi đánh thẳng vào túi tiền của người dân thì chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi dần trong ý thức của người tham gia giao thông. - Làm cho người tham gia giao thông tuân thủ luật giao thông hơn để tránh tình trạng đáng tiếc khi tham gia giao thông. ➢ Nhược điểm: Một số hành vi hối lộ xảy ra, năn nỉ để không bị phạt. f) Lắp đặt nhiều hơn các camera theo dõi ở những nơi thường xuyên gây ùn tắc giao thông. Sử dụng chính sách phạt nguội. Lắp đặt nhiều hơn nữa các camera theo dõi không chỉ ở các ngã ba, ngã tư mà tất cả những nơi thường xuyên, có khả năng xảy ra ùn tắc, cộng thêm đó là tăng cường cảnh sát giao thông để có thể phản ứng nhanh, khắc phục nhanh chóng khi có ùn tắc do tại nạn giao thông hay các băng nhóm đua xe phá rối trật tự giao thông Phạt nguội là cách gọi thông dụng để chỉ hình thức xử phạt giao thông qua hình ảnh. ➢ Ưu điểm: 17
  20. - Theo dõi sát sao được các tuyến đường cũng như là người vi phạm giao thông hay bị ùn tắc từ đó có những biện pháp để giải quyết. - Đỡ tốn kém chi phí, lực lượng giám sát 24/24. - Tiện lợi cho việc quản lý những trường hợp vi phạm. - Nâng cao được tinh thần tự giác của người tham gia giao thông. g) Tăng cường tuần tra, điều tiết giao thông để các phương tiện đi đúng làn đường theo quy định của pháp luật: Cảnh sát giao thông sẽ điều phối giao thông để học sinh, sinh viên cũng như mọi người biết và đi đúng làn đường được quy định. ➢ Ưu điểm : - Nhanh chóng giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. - Nâng cao được tinh thần tự giác của người dân khi tham gia giao thông. ➢ Nhược điểm: - Không giải quyết vấn đề về lâu dài - Không phải lúc nào, chỗ nào cũng có đội tuần tra giao thông để đảm bảo an ninh h) Mở cuộc vận động rộng rãi và kiên trì đến người dân, khuyến khích đi bộ hay đi xe đạp đến nơi làm việc: Nâng cao ý thức người dân về việc hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân gây ùn tắc. ➢ Ưu điểm: - Có dải phân cách ở các đường rộng và dải phân cách linh động ở các điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng. - Đường nội thành nên là đường một chiều, cùng với việc cấm dừng đỗ sẽ hạn chế dần tình trạng kinh doanh đường phố. - Đèn tín hiệu giao thông tại các ngã tư chỉ cho lưu thông một chiều như nhiều nước đang thực hiện. ➢ Nhược điểm: - Quá bất tiện cho việc đi lại. - Chưa có nhiều phương tiện công cộng để thuận tiện cho việc tham gia giao thông. ➢ Kết luận: 18
  21. Sau khi tìm ra các giải pháp đã và đang được thực hiện thì càng làm thấy rõ được vấn đề về việc “Sinh viên gặp kẹt xe khi tham gia giao thông”. Phải tìm ra hướng giải quyết để khắc phục vấn đề khó khăn này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi sinh viên. Các giải pháp tuy rất nhiều nhưng chưa được áp dụng một cách hiệu quả. Khi đi sâu vào từng giải pháp để nêu ra điểm mạnh_điểm yếu của các giải pháp, nhóm đã tìm ra nguyên nhân vì sao có rất nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng kẹt xe nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết và còn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn vấn đề và nguyên nhân cốt lõi. Sau đó, đưa ra biện pháp tốt hơn, cải thiện được những điểm còn tồn tại và nâng cao tính hiệu quả của vấn đề. 2. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng kẹt xe Đối với nguyên nhân dẫn đến tình hình kẹt xe ngày càng gia tăng hiện nay, hầu như các bạn sinh viên đều cho rằng do các nguyên nhân về giờ giấc, ý thức người tham giao thông, quản lý giao thông chưa nghiêm ngặt, Sinh viên có những nhận định khác nhau được nhóm tổng hợp theo 5 nhóm nguyên nhân chính sau đây: • Do các nguyên nhân về giờ giấc chiếm 73,8% • Lấn chiếm lòng, lề đường, làn đường chiếm 37,7% • Quản lý giao thông chưa chặt chẽ chiếm 27,9 % • Ý thức người tham gia giao thông còn kém chiếm 55,7% • Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập chiếm 33,6 % 19
  22. Có 5 nhóm nguyên nhân cụ thể như sau: ❖ Giờ giấc - Học sinh, sinh viên tan trường. - Công nhân tan làm. ❖ Lấn chiếm lòng, lề đường - Việc lấn chiếm vỉa hè của những người bán hành hoặc trông xe tự phát - Lấn làn đường khi tham gia giao thông. - Dừng , đỗ xe không đúng nơi quy định ❖ Ý thức khi tham gia giao thông : - Vượt đèn đỏ. - Đi ngược chiều. - Đi dàn hàng ngang (hàng 3, hàng 4) - Chen lấn đi lên vỉa hè. - Chạy xe luồng lách. - Ý thức khi tham gia giao thông của sinh viên còn kém ❖ Quản lý giao thông chưa chặt chẽ, hiệu quả : - Việc phân luồng, phân làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau chưa tốt - Lực lượng cảnh sát giao thông còn mỏng không thể bố trí quản lý giám sát hết - Mức tiền phạt vi phạm còn thấp chưa đủ sức răn đe - Xử lí chưa triệt để những hành vi vi phạm giao thông. ❖ Cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập : - Công trình, đường sá xuống cấp. - Một số đường chật hẹp. - Phương tiện giao thông đông. - Một số công trình, đường xá chưa được đầu tư, hoàn chỉnh - Nhiều biển báo còn bị khuất tầm nhìn. - Chưa lắp đặt đèn chiếu sáng, gương chiếu hậu. - Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thong quá tải , không cân xứng, không đáp ứng so với lưu lượng phương tiện giao thông 20
  23. Bên cạnh đó kẹt xe cũng có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân như: tai nạn giao thông, công trình đường bộ đang thi công, điều kiện thời tiết, Các nghiên cứu về giao thông không thể đưa ra một dự đoán chính xác rằng khi nào tắc nghẽn giao thông xảy ra. Chỉ cần một cá nhân tạo ra khác biệt (chẳng hạn như tai nạn hoặc thậm chí là phanh gấp) đều có thể gây ra cái gọi là hiệu ứng gợn sóng, sau đó lan rộng ra và tạo thành kẹt xe. Với 5 nhóm nguyên nhân chính đã được đề ra, cả nhóm cùng thảo luận tìm hiểu sâu xa hơn vào từng nguyên nhân và tìm hiểu đâu là nguyên nhân tại sao vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để, tìm và xác định nguyên nhân cụ thể để tìm ra những giải pháp phù hợp. 3. Kết luận: Tóm lại, ùn tắc giao thông là một hệ quả tất yếu của giao thông và đặc biệt là trong thời kì tốc độ kinh tế phát triển. vì vậy mà chúng ta phải thường xuyên bám sát thực tế trong từng thời kì, điều kiện mỗi nơi mà có cái nhìn tổng thể để tìm ra nguyên nhân và tìm ra các giải pháp hữu hiệu đỡ tốn kém và tránh những tổn thất phải khác phục từ những biện pháp k hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông hiện nay. Hơn nữa, đây là vấn đề chung của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước, cụ thể các cơ quan chính quyền chức năng cùng với nhân dân nỗ lực và đồng lòng giải quyết vấn nạn này. Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng “Sinh viên gặp kẹt xe khi đi học” nhóm em đã tìm ra những nguyên nhân chính khiến những vấn đề chưa được giải quyết triệt để thuộc vào nhóm ý thức đó là “Ý thức tham gia giao thông của sinh viên còn kém”. Cụ thể như sau: -Ý thức chấp hành luật giao thông của sinh viên còn kém: Sinh viên còn mang nhiều tư tưởng về luật lệ giao thông một cách sai lệch dẫn đến việc chấp hành giao thông không đúng luật. Ví dụ: Chạy lạng lách đánh võng, chạy ngược chiều, sử dụng chất cấm - Văn hoá tham gia giao thông của sinh viên còn hạn hẹp: Chưa nghiêm túc chấp hành luật, tiếp tay cho người vi phạm luật giao thông. -Sự tự giác của sinh viên khi tham gia giao thông: Còn vài trường hợp chưa có thái độ hợp tác với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự cố. 21
  24. - Tuyên truyền về vấn đề an toàn giao thông của báo đài: Chưa tạo được những nội dung gây thu hút được sự quan tâm đến sinh viên để chấp hành đúng luật. - Nhà trường hay địa phương tổ chức hoạt động ngoại khoá chưa hiệu quả: Chưa tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như: Ngày hội an toàn giao thông, trao những buổi trao đổi về vấn đề tham gia giao thông đúng luật để giảm thiểu tình trạng kẹt xe, Nhóm quyết định chọn nguyên nhân này vì đây là nguyên nhân chủ chốt bao gồm nhiều nguyên nhân khác như: ý thức ăn sâu vào tư tưởng khó thay đổi, chen lấn luồng lách không chấp hành đúng luật, v v Từ đó, gây ra những khó khăn khiến cho vấn đề không thể giải quyết cụ thể vấn đề “Sinh viên gặp vấn đề kẹt xe khi tham gia giao thông”. Giải quyết được vấn đề này giúp sinh viên giảm bớt lo lắng về việc tham giao gia thông gặp kẹt xe. Vậy nên, nhóm em đã quyết định chọn nguyên nhân này để sinh viên có thể định hướng rõ ràng được những việc cần làm để giảm thiểu tình trạng kẹt xe tránh tốn thời gian và trễ công việc. PHẦN III: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Các thành viên trong nhóm đã đưa ra ý tưởng giải pháp khác nhau cho đề tài nhóm. Tiếp theo, từng thành viên đã tiến hành diễn giải cụ thể giải pháp bằng hình ảnh, đặc điểm, cũng như chỉ rõ điểm mạnh - điểm yếu của từng giải pháp. 1. Khuyến khích sinh viên đi xe bus: Việc sử dụng xe bus để di chuyển đi lại sẽ giúp hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường. Cũng như giảm thiểu phương tiện tham gia giao thông trên đường hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, ➢ Điểm mạnh: - Chở được nhiều người - Giảm diện tích chiếm mặt đường - Tiết kiệm chi phí đi lại ➢ Điểm yếu: - Chen lấn, xô đẩy trên xe buýt - Số lượng người trên xe quá đông-> gây mất trật tự 22
  25. - Xảy ra các hiện tượng móc túi - Tốn thời gian khi chờ bus 2. Xử lí nghiêm trường hợp vi phạm hoặc cố tình vi phạm : phạt nặng ➢ Điểm mạnh: - Răn đe cho các trường hợp khác làm gương - Quản lí chặt chẽ và giảm bớt các trường hợp cố tình vi phạm - Giảm thiểu được vấn đề kẹt xe cũng như tai nạn giao thông ➢ Điểm yếu: - Còn chưa xử lí được hết các trường hợp vi phạm - Quản lí còn lỏng lẻo và nhiều bất cập - Mất nhiều thời gian làm thủ tục. - Tổn thất nhiều chi phí xử phạt của người dân. - Bị lạm dụng vấn đề xử phạt để thêm nguồn thu nhập riêng. 3. Phân làn chia khung giờ lưu thông xe ➢ Điểm mạnh: - Giảm ách tắc giao thông, kẹt xe tại các giờ cao điểm - Giúp người tham gia có nhiều lựa chọn để dễ dàng di chuyển hơn - Phân loại rạch ròi, dễ quản lí và xử lí vi phạm ➢ Điểm yếu: - Sẽ dễ xảy ra sự thiên về một làn do ý thức của mỗi người - Cơ sở hạ tầng còn sơ sài - Cần đầu tư và thời gian thi công lớn 4. Cần phải dẹp chợ tự phát, quán hàng rong, tụ tập buôn bán ➢ Điểm mạnh: - Giải tỏa được hành lang an toàn giao thông - Khai mở diện tích lòng lề đường bị chiếm - Nâng cao và răn đe người dân buôn bán đúng nơi quy định và có giải pháp xử lí nghiêm minh 23
  26. ➢ Điểm yếu: - Còn nhiều bất cập và chưa giải quyết ngay trước vì ý thức người dân chưa cao - Chỉ hạn chế được một phần của vấn đề chưa giải quyết dứt điểm 5. Bố trí lại giờ học và giờ ra về cho học sinh, sinh viên: Học sinh cấp II hoặc cấp III phần lớn đã tự chủ được trong việc đi học mà không cần tới sự đưa đón của cha mẹ, vì vậy các trường nên chủ động phân chia giờ học của các lớp học cho hợp lý. Không để tất cả học sinh cùng tới lớp và ra về cùng một giờ trong ngày gây ách tắt khi đến trường cũng như là khi tan trường. Đề án lệch ca, lệch giờ trong ngành giáo dục được áp dụng cho bậc học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Theo đó việc vào học và tan học của các bậc học này sẽ lệch nhau 15 phút nhằm giảm bớt tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm. Việc giảm ùn tắc giao thông cần phối hợp nhiều giải pháp, trong đó áp dụng lệch ca, lệch giờ là phương án tương đối hiệu quả nhưng cần nghiên cứu, khảo sát kỹ trước khi áp dụng phổ biến. ➢ Điểm mạnh: - Thuận tiện trong việc di chuyển. - Dễ tiếp cận với học sinh, sinh viên. - Giúp học sinh, sinh viên có thời gian nghỉ ngơi. - Giúp giảm tốc độ tối thiểu thời gian lưu lượng xe lưu thông trên đường phố vào các giờ cao điểm. ➢ Điểm yếu - Không được lâu dài. - Cần phải khảo sát kĩ càng vì có rất nhiều trường học trong thành phố. - Quản lí còn lỏng lẻo, khó bắt chặt 6. Hạn chế số lượng phương tiện cá nhân trong nội thành ➢ Điểm mạnh: - Giải quyết được vấn đề tắc nghẽn giao thông , nhất là vào giờ cao điểm - Giảm tối đa lượng xe lưu thông, giảm bớt tình trạng ách tắc và kẹt xe xảy ra - Giảm chi phí bảo trì đường, chi phí bảo hiểm xe 24
  27. ➢ Điểm yếu: - Chưa có nhiều trạm để tiện cho việc đi lại của sinh viên. - Không thực hiện được ở một số địa phương. - Mất thời gian chờ đợi xe, tàu, 7. Xây thêm chỗ ở của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, đảm bảo sinh viên, học viên có đủ chỗ nội trú, giảm tải cho giao thông. Xây các khu kí túc xá, cũng như là các khu công cộng như căn tin, thư viện, . là rất tiện lợi sinh viên bởi sẽ hạn chế việc đi lại, cũng như mức giá rẻ đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. ➢ Điểm mạnh: - Hạn chế việc đi lại của sinh viên từ đó giảm thiểu phần nào được việc ách tắc giao thông. - Sinh viên có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. - Thân thiện với sinh viên 8. Áp dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến vào giáo dục, quản lí kinh doanh giúp người dùng có thể học tập và làm việc tại nhà. Áp dụng chính sách học kết hợp cho sinh viên, sử dụng điện toán đám mây trong việc quản lý và xử lý công việc tại các công ty, doanh nghiệp. ➢ Điểm mạnh - Hạn chế việc đi lại của sinh viên từ đó giảm thiểu phần nào được việc ùn tắc giao thông - Thuận tiện cho việc học tập và làm việc của sinh viên - Khả năng lưu trữ dữ liệu cao - Tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc những công việc tại nhà. ➢ Điểm yếu: - Chưa được áp dụng tại một số trường đại học, cao đẳng . - Tính bảo mật chưa cao. - Gây khó khăn với một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Nhiều sinh viên, học sinh có ý thức học tập chưa cao, dễ chểnh mảng học tập . 25
  28. 9. Cho thuê và trả lại xe tiện lợi. Một việc cũng rất cần làm ngay để giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu lưu hành phương tiện cá nhân đó là: thành phố cần đứng ra tổ chức việc cho thuê xe đạp đi trong nội thành. Lập nhiều địa điểm cho thuê và trả lại xe tiện lợi, địa điểm thuê và trả lại có thể khác nhau với giá thật khuyến khích. ➢ Điểm mạnh: -Ở đây, với giải pháp này không chỉ lợi cho vấn đề giảm thiểu phương tiện cá nhân, ùn tắc giao thông thì còn giúp tăng giá trị, thu hút khách du lịch tới các thành phố lớn. - Đây là một cách rất hay để tăng thu cho các thành phố đó là làm các biển quảng cáo nhỏ đặt phía sau xe hoặc dán trên xe. ➢ Điểm yếu: - Không đủ số lượng xe để đáp ứng nhu cầu của người dân - Gây bất tiện trong nhu cầu đi lại của sinh viên hơn 10. Cấm đậu xe dưới lòng đường, kể cả xe hai bánh: Xe hơi, xe hai bánh đậu ngang dọc ở phía lòng đường gây lấn chiếm, ùn tắc giao thông, cần quy định thời gian đậu xe, cấm đậu xe tránh lấn chiếm lòng đường. ➢ Điểm mạnh: - Giải quyết được các vấn đề kẹt xe nhanh chóng. - Nâng cao ý thức về chấp hành an toàn giao thông của người dân khi tham gia giao thông. ➢ Điểm yếu: - Tuy nhiên, đó cũng không phải là giải pháp lâu dài . - Ý thức người dân còn kém, chưa chấp hành quy định của pháp luật 11. Mở các buổi tuyên truyền, tìm hiểu về luật an toàn giao thông: Giúp sinh viên có những hiểu biết sâu rộng về tầm quan trọng của an toàn giao thông, tác hại của các vụ tai nạn giao thông, từ đó thay đổi suy nghĩ, lối sống của sinh viên. ➢ Điểm mạnh: - Giải quyết được các vấn đề kẹt xe nhanh chóng. - Dễ tiếp cận với sinh viên 26
  29. - Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. ➢ Điểm yếu: - Chưa thật sự hiệu quả do nghĩ suy nghĩ sai lệch đã in sâu trong lối sống, suy nghĩ của sinh viên nên khó thay đổi Danh mục tài liệu tham khảo 1. biet-po11671/ 2. 3. %8B 4. thong-post56301.gd 5. tphcm-van-giai-quyet-kieu-giat-gau-va-vai-855527.ldo 6. thong-2210680.html Phiếu khảo sát: q6fevqA/edit?usp=sharing 27