Tiểu luận Bệnh carre trên các giống chó

docx 33 trang thiennha21 18/04/2022 6592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Bệnh carre trên các giống chó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_benh_carre_tren_cac_giong_cho.docx

Nội dung text: Tiểu luận Bệnh carre trên các giống chó

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI  TIỂU LUẬN HỌC PHẦN BỆNH CHÓ MÈO Tên đề tài BỆNH CARRE TRÊN CÁC GIỐNG CHÓ Ngành: Thú Y Lớp: K62A – Thú Y Khoa Nông Học
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii PHỤ LỤC HÌNH ẢNH iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 1 Phần 2: BỆNH CARRE TRÊN CÁC GIỐNG CHÓ 2 2.1. Bệnh Carre trên các giống chó 2 2.1.1. Lịch sử căn bệnh và phân bố bệnh 2 2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 3 2.1.2.1.Phân loại 3 2.1.2.2.Hình thái và cấu trúc 4 2.1.2.3.Tính chất nuôi cấy: 5 2.1.2.4.Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch 5 2.1.2.5.Sức đề kháng của virus: 5 2.1.3. Truyền nhiễm học 6 2.1.3.1.Loài mắc bệnh 6 2.1.3.2.Chất chứa căn bệnh 7 2.1.3.3.Đường xâm nhập 7 2.1.3.4.Cơ chế sinh bệnh 7 2.1.3.5.Cách lây lan 8 2.1.4. Triệu chứng 8 2.1.4.1.Đường tiêu hóa 8 2.1.4.2.Đường hô hấp 9 2.1.4.3.Triệu chứng trên da 10 2.1.4.4.Triệu chứng thần kinh 11 2.1.5. Bệnh tích 12 2.1.6. Chẩn đoán 13 2.1.6.1.Chẩn đoán lâm sàng 13 i
  3. 2.1.6.2.Chẩn đoán phòng thí nghiệm 13 2.1.6.3.Chẩn đoán phân biệt bệnh 14 2.1.7. Phòng bệnh 14 2.1.7.1.Vệ sinh phòng bệnh 14 2.1.7.2.Vaccine 15 2.1.8. Trị bệnh 15 2.2. Thực trạng về bệnh Carre 16 2.2.1. Trên thế giới 16 2.2.2. Trong nước 17 2.3. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tại địa phương 19 2.3.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh phòng bệnh 19 2.3.2. Phòng bệnh bằng vaccine 19 2.3.2.1.Vaccine đơn giá 19 2.3.3.2. Vaccine đa giá 20 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25 3.1. Kết luận 25 3.2. Đề nghị 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 ii
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ CD Canine Distemper CDV Canine Distemper Virus Cs Cộng sự NXB Nhà xuất bản PDV Phocine Distemper Virus RT-PCR Reverse Transcription - Polymerase Chain Reation MDCK Madin-Darby canine kidney Vero - DST Vero-DogSLAtag TCID50 50% Tissue Culture Infective Dose iii
  5. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cấu trúc của virus Carre 6 Hình 2.2: Chó bị tiêu chảy 9 Hình 2.3: Dử mũi chảy đặc, xanh 9 Hình 2.4: Chó chảy mủ ở mũi 10 Hình 2.5: Chó có nhiều dử mắt 10 Hình 2.6: Xuất hiện mụn đỏ vùng bụng 11 Hình 2.7: Chó mắc bệnh Carre sừng hóa gan bàn chân 11 Hình 2.8: Chó có triệu chứng thần kinh 11 Hình 2.9: Chó có triệu chứng thần kinh: co giật, bại liệt 12 Hình 2.10: Tích nước xoang ngực 12 Hình 2.11: Phổi xẹp, có nhiều điểm hoại tử 12 Hình 2.12: Gan sưng, túi mật sưng 13 Hình 2.13: Não sung huyết 13 Hình 2.14: Hạch màng treo ruột sưng 13 Hình 2.15: Niêm mạc ruột xuất huyết 13 Hình 2.16: Vaccine Carre Chó 19 Hình 2.17: Vaccine Hanvet Carre 20 Hình 2.18:Vaccine Recombitek C4 21 Hình 2.19: Vaccine Vanguard Plus 5 21 Hình 2.20: Vaccine Biocan DHP 21 Hình 2.21: Vaccine Canigen của Virbac 22 Hình 2.22: Vaccine Duramune của Fort Dodge 23 iv
  6. Phần 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bệnh Carre là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất trên đàn chó nội cũng như chó nhập ngoại. Nghiên cứu về bệnh Carre của chó được các nhà thú y trên thế giới đặc biệt quan tâm. Bệnh Carre xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, không những ở chó nuôi mà còn ở nhiều quần thể động vật hoang dã. Người ta cho rằng những chó mặc bệnh Carre mà không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng là mối đe dọa nghiêm trọng cho việc bảo tốn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Thống kê các nghiên cứu cho thấy, bệnh Carre góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã châu Phi. Năm 1991, bệnh xảy ra trên quần thể từ từ Serengeti ở Tanzania làm giảm 20% số lượng toàn đàn. Đặc biệt virus Carre đã biến đổi và có khả năng gây bệnh cho một số động vật biển. Ở Việt Nam, bệnh Carre được phát hiện từ năm 1920. Đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao. Bệnh do virus Carre (canine dustemper virus) gây ra. Virus tấn công vào cơ thể chó và một số loài động vật mẫn cảm khác gây nên rối loạn ở đường hô hấp; tiêu hóa, hệ thần kinh, chứng sừng hóa ở gan bàn chân và các rối loạn toàn thân khác. Bệnh lây lan mạnh, có triệu chứng lâm sàng dễ lần với các bệnh khác trên chó. Vì vậy vấn đề cấp thiết là phải tìm ra biện pháp chẩn đoán nhanh chính xác, để từ đó có những biện pháp phòng và trị bệnh Carre một cách có hiệu quả. Nhằm phân biệt bệnh Carre với một số bệnh khác đồng thời làm cơ sở đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh hiệu quả, đem lại hiệu quả cao trong công việc nuôi và chăm sóc chó, giúp chúng khoẻ mạnh. Chính vì vậy, em tiến hành làm đề tài: “Nghiên cứu bệnh Carre trên chó và đề các biện pháp phòng bệnh”. 1.2. Mục tiêu Làm rõ đặc điểm bệnh lý chính của chó mắc bệnh Carre. Đưa ra một số giải pháp để phòng bệnh. 1
  7. Phần 2: BỆNH CARRE TRÊN CÁC GIỐNG CHÓ 2.1. Bệnh Carre trên các giống chó Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài ăn thịt, hay gặp nhất là ở chó và đặc biệt là chó non, do một loại virus gây ra. Lây lan mạnh với các biểu hiện: sốt, viêm cata niêm mạc, đặc biệt là niêm mạc đường hô hấp, viêm phổi, nổi mụn ở da và có triệu chứng thần kinh. 2.1.1. Lịch sử căn bệnh và phân bố bệnh Bệnh Carre hay còn gọi là bệnh sài sốt chó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhất trên chó trong nửa đầu thế kỷ XIX. Tỷ lệ mắc bệnh lớn nhất ở chó con 3 - 6 tháng tuổi, khi miễn dịch chủ động từ mẹ truyền sang đã giảm thì tỷ lệ mắc bệnh từ 25% tới trên 30% và tỷ lệ chết ở chó mắc bệnh thường cao từ 50% - 90%. Chó mắc bệnh này thấy tổn thương lớn ở hệ tiêu hóa đặc biệt ở dạ dày và ruột, hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp. Những nghiên cứu về dịch tễ học, huyết thanh học đã chỉ ra nhiều nơi trên thế giới có bệnh Carre lưu hành. Ở Châu Phi, sự lây nhiễm của bệnh được báo cáo giữa chó nuôi ở Nam Châu Phi và Nigeria. Có bằng chứng về sự lây nhiễm bệnh được xuất hiện giữa các loài hoang dã ở Botswana, Zimbabwe, Nam Châu Phi, Tanzania và các phần khác ở Châu Phi. Bệnh Carre xuất hiện trên chó nuôi và chó hoang dã ở Châu Mỹ. Hơn 300 chó đã chết trong một trận dịch bệnh Carre ở Alaska và bệnh Carre cũng được báo cáo ở chó đã tiêm phòng vắc xin tại Mexico. Bệnh Carre cũng được tìm thấy ở Brazil. Bệnh cũng được phát hiện ở chó đã tiêm phòng vắc xin và chưa tiêm phòng vắc xin ở Argentina, trong khi dịch bệnh xảy ra trên gấu trúc ở Chicago vào năm 1998. (Cao Thiên Trang, 2017). Ở Châu Âu, bệnh Carre được phát hiện tại Italy, Đức, Hungary và Bắc Ireland. Ở Phần Lan, đợt dịch bệnh Carre đã xảy ra trên đàn chó đã được tiêm phòng vắc xin. Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn chó nuôi khi 71% chó chưa được tiêm phòng vaccin. Bệnh Carre gần đây xuất hiện tại một số trang trại chăn nuôi tại Australia. 2
  8. Dịch bệnh Carre cũng bùng phát ở Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ và nhiều nơi trên thế giới. Phân tích chủng virus Carre được phát hiện trên toàn cầu ở nhiều vật chủ khác nhau sẽ cung cấp cách nhìn khái quát về sinh thái học của virus Carre và cung cấp nền tảng cho việc nâng cao chất lượng vắc xin hiện nay. Ở Việt Nam bệnh được phát hiện năm 1920 bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và cho tỉ lệ tử vong cao. (Sách khoa học kỹ thuật thú y, 2012) 2.1.2. Nguyên nhân gây bệnh 2.1.2.1. Phân loại Nguyên nhân gây bệnh Carre trên chó là do Canine distemper virut (CDV). CDV là một thành viên của giống Morbillivirut, thuộc họ Paramixoviridae. Các thành viên khác của giống Morbillivirut như virus gây bệnh sởi trên người (MV), virus dịch tả trâu bò (RPV), virus gây bệnh trên động vật nhai lại nhỏ (PPRV), virus gây bệnh trên động vật có vú dưới nước (cá heo, hải cẩu). Morbillivirus là virus tương đối lớn, với cấu trúc xoắn ốc, chúng có lớp vỏ lipoprotein. Mặc dù có sự khác biệt nhỏ về kháng nguyên giữa các chủng CDV nhưng nó được chấp nhận chỉ có 1 serotype. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể về khả năng gây bệnh của các virus được phân lập và các type ở các khu vực địa lý khác nhau đã được nói tới. Các type của CDV bao gồm: Asian 1 có ở Nhật Bản và Trung Quốc, Asian 2 chỉ có ở Nhật Bản, Bắc Cực, động vật hoang dã Châu Âu, USA 1 và 2, CDV cổ điển. Virus Carre chỉ có một serotype duy nhất nhưng có nhiều chủng được phân lập ở nhiều khu vực địa lý khác nhau trên thế giới và có những đặc trưng riêng. Trên thế giới hiện nay có 5 type lớn khác nhau về vùng địa lý phân lập với những đặc tính cơ bản bao gồm: type Châu Âu, type Cổ Điển, type Asia 1, Asia 2, USA. Chủng gây bệnh tiêu chuẩn là chủng Snyderhill thuộc type Cổ Điển. Viện thú y Việt Nam hiện đang sử dụng chủng này để công cường độc, kiểm nghiệm hiệu lực của vắc xin phòng bệnh Carre trên chó. 3
  9. Chủng CDV được sử dụng để sản xuất vắc xin phòng bệnh ở Việt Nam cũng thuộc type Cổ Điển. Chia làm hai nhóm: + Nhóm có độc lực cao tiêu biểu là chủng Rockborn. + Nhóm có độc lực tiêu biểu là chủng Onderstepoort, Lederles. (Nguyễn Minh Phương, 2013) 2.1.2.2. Hình thái và cấu trúc Hình thái: Virus có hình vòng tròn, hình bán nguyệt do các sợi cuộn quanh tròn mà thành. Dạng tròn có đường kính 115 - 230 nm. Màng cuộn kép có độ dày 75 - 85A0 với bề dày mặt phủ các sợi xoắn ốc từ bên trong ra, không gây ngưng kết hồng cầu. Cấu trúc virus: Trong Nuclecapside là ARN sợi đơn không phân đoạn gồm gần 1600 Nucleotit mã hóa thành 6 Protein cấu trúc và 1 Protein không cấu trúc: Các protein cấu trúc bao gồm: - Nucleocapsit (N): Có khối lượng phân tử là 60 - 62Kdal, có vai trò bao quanh và phòng vệ cho gen của virus. Chúng nhạy cảm với các chất phân giải protein - Phosphoprotein (P): Có khối lượng phân tử 73 - 80Kdal. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình sao chép ARN. Nhạy cảm với những yếu tố phân giải protein. - Membrane (M) : hay còn gọi là protein màng có trọng lượng phân tử dao động 34 - 39Kdal. Đóng vai trò quan trọng trong sự trưởng thành của virus và nối Nuclecapsit với protein vỏ bọc. - Fusion (F): Có trọng lượng phân tử 59 - 62Kdal, là protein kết hợp virus với thụ thể màng tế bào cảm nhiễm, làm tan màng dẫn đến sự kết hợp nhiều tế bào cảm nhiễm còn gọi là hiện tượng hợp bào. - Hemagglutinin (H): Là protein ngưng kết hồng cầu hay gọi là yếu tố kết dính, là Glycoprotein thứ hai của vỏ bọc. Trọng lượng phân tử 76 - 80Kdal, chúng thể hiện tính chuyên biệt của mỗi loài virus. Chúng không hấp phụ hồng cầu cũng không gây ngưng kết hồng cầu. 4
  10. - Lage protein (L): Có trọng lượng phân tử > 200Kdal. (Nguyễn Trọng Thanh, 2013). 2.1.2.3. Tính chất nuôi cấy: - Trên chó virus có độc lực được phân lập từ tế bào phổi. - Virus carre có độc lực được giữ nguyên độc lực bằng cách cấy truyền qua chó hoặc chồn mẫn cảm. 2.1.2.4. Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch Các chủng vaccine: - Khi tiến hành nuôi cấy liên tục trên tế bào thận chó sẽ tạo nên chủng chó hóa, tiêu biểu là chủng Rockborn. Những chủng này có thể gây viêm não sau khi tiêm vaccine cho chó non, gây suy giảm miễn dịch. - Chủng gà hóa: Biến đổi bằng cách tiêm nhiều lần qua màng nhung niệu trứng gà có phôi rồi sau đó cấy vào tế bào phôi gà. Tiêu biểu là chủng Onderstepoort và chủng Lederles, những chủng này không gây bệnh trên chồn và ít dẫn đến phản ứng sau khi tiêm so với chủng chó hóa. Độc lực của virus: Độc lực của virus thể hiện khả năng cảm nhiễm của ầm bệnh. Các nhà khoa học đã phân lập được chủng SH (Synder Hill), chủng A75/17 và chủng R252 là chủng có độc lực cao và vừa, đầu tiên chúng gây viêm não tủy rồi sau đó gây hủy hoại myelin, các trường hợp khác có thể gây tổn thương thần kinh trung ương. ( o-cho-tai-phong-kham-thu-y-funpet-ha-noi-va-thu-nghiem-phac-do-dieu-tri.htm) 2.1.2.5. Sức đề kháng của virus: Virus Carre là một virus không ổn định và nhạy cảm với nhiệt độ, tia UV, dung môi hòa tan lipit, chất tẩy rửa và chất oxy hóa mặc dù nó có vỏ bọc protein chống lại sự vô hoạt của các tác nhân bên ngoài. Virus Carre rất dễ bị phá hủy, dễ bị vô hoạt ở môi trường ngoài, vì vậy việc lây gián tiếp là rất hiếm gặp. Virus Carre cực kỳ mẫn cảm với sức nóng. Virus bị phá hủy ở 50 – 600C trong 30 phút nhưng virus có thể tồn tại trong 48 giờ ở 250C và 14 ngày ở 50C. 5
  11. Hình 2.1: Cấu trúc của virus Carre Ở điều kiện (0 – 4 0C), virus có thể tồn tại trong điều kiện môi trường trong vòng một tuần. Trong mô cô lập nó tồn tại được ít nhất một giờ ở 37 0Cvà 3 giờ ở 200C (nhiệt độ phòng). Thời tiết ấm áp virus không thể tồn tại lâu trong chuồng nuôi chó sau khi chó bị bệnh được chuyển đi. Thời gian sống và duy trì độc lực của virus sẽ lớn hơn trong điều kiện nhiệt độ lạnh. Ở nhiệt độ đóng băng (0 0C) nó có thể tồn tại trong môi trường hàng tuần. Dưới nhiệt độ đóng băng virus được ổn định. Virus tồn tại được ở nhiệt độ - 65 0C ít nhất là 7 năm. Việc bảo quản virus ở dạng đông khô có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản giống virus, sản xuất vắc xin và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Độ pH: Virus ổn định ở pH = 4,5 - 9. Virus bị ảnh hưởng với pH trên 10,4 hoặc dưới 4,4. Vỏ bọc của virus rất mẫn cảm với ete, clorofor, fomalin loãng (< 0,5%), phenol (75%), dung dịch amoni. Do vậy, khi dùng những chất này để tiêu độc chuồng và bệnh viện mang lại hiệu quả cao. (Trần Văn Nên, 2017) 2.1.3. Truyền nhiễm học 2.1.3.1. Loài mắc bệnh Trong tự nhiên tất cả các giống chó đều cảm thụ với bệnh, tuy nhiên ở nước ta nặng nhất là giống chó nhập ngoại. Ngoài ra thì ở cáo, cầy và một số động vật ăn thịt khác cũng mắc. Năm 1987 người ta còn tìm thấy virus carre trên hải cẩu bởi các chủng được đặt tên là PDV1 và PDV2. 6
  12. Trong phòng thí nghiệm thường dùng chồn đen để tiến hành gây nhiễm, ngoài ra cũng có thể dùng chuột lang, thỏ. Thường gặp ở chó, nhất là các giống chó nhập ngoại từ 2 – 12 tháng tuổi, đặc biệt là chó non 3 – 4 tháng tuổi (tỷ lệ chết từ 90 – 100%). Ngoài ra, các loài động vật như chó sói, cáo, chồn, rái cá cũng mắc bệnh Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết, đặc biệt ở thời gian mưa nhiều, độ ẩm cao. (Vũ Như Quán, 2008) 2.1.3.2. Chất chứa căn bệnh Trong chó bệnh, virus thường có trong máu, phủ tạng, óc, lách, hạch, tủy xương, đặc biệt trong nước tiểu thường xuyên có virus bài thải ra ngoài môi trường. 2.1.3.3. Đường xâm nhập Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá (qua niêm mạc), sau đó theo hệ thống lympho, từ đó theo dịch lympho vào máu đi khắp cơ thể gây nên hiện tượng: đầu tiên là sốt; viêm niêm mạc đường tiêu hoá, mắt, viêm thoái hoá ở gan, thận, não, tuỷ sống và những phần da không có lông. Cơ thể sinh ra kháng thể tự nhiên chống lại virus sau khi virus xâm nhập; 9 - 12 ngày thì kháng thể đạt cao nhất, kéo dài 60 - 70 ngày. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng, là điều kiện để các vi khuẩn có cơ hội trỗi dậy như: thương hàn, tụ huyết trùng làm cho quá trình bệnh lý nặng nề thêm. Bệnh có thể cùng xảy ra với viêm ruột truyễn nhiễm do parvovirus hay viêm gan truyền nhiễm. (Vương Đức Chất và cs, 2004) 2.1.3.4. Cơ chế sinh bệnh Sau khi xâm nhập qua niêm mạc, virus vào dịch bạch huyết rồi đến hạch lympho phát triển tăng cường về số lượng và độc lực. Sau đó virus vào máu gây bại huyết, gây sốt, cơn sốt kéo dài 1 – 2 ngày. Cơ thể yếu đi, một số vi khuẩn có sẵn trong cơ thể như Staphylococcus, Bacillus bronchisepticus, Pasteurella, Samonella tăng sinh và gây bệnh. Lúc đó 7
  13. cơn sốt thứ 2 xuất hiện nặng hơn, con vật có những biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm ruột thể cata. (Vương Đức Chất và cs, 2004) 2.1.3.5. Cách lây lan Chủ yếu là trực tiếp giữa con khoẻ và con ốm hoặc chó tiếp xúc với các dụng cụ đã chứa mầm bệnh (dụng cụ nuôi dưỡng, quần áo của những người chăm sóc, nuôi dưỡng ). Đường truyền dọc: chó mẹ nhiễm bệnh truyền qua màng nhau cho thai. (Vũ Như Quán, 2008). 2.1.4. Triệu chứng Biểu hiện rất đa dạng phụ thuộc vào tuổi, giống, tình trạng sức khỏe, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như độc lực của mầm bệnh. Đầu tiên chó mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, không thích vận động, chảy nước mắt nước mũi, nôn mửa. Sau đó sốt 40 – 41,50C kéo dài từ 24 – 26h rồi thân nhiệt giảm xuống 38,5 – 39,50C 3 – 4 ngày sau xuất hiện cơn sốt thứ 2 kéo dài 3 – 4 ngày. Lúc này bệnh trầm trọng hơn do vi khuẩn bội nhiễm. Cùng lúc xuất hiện cơn sốt thứ 2, chó bệnh bắt đầu có các triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hóa, da và thần kinh. 2.1.4.1. Đường tiêu hóa Viêm dạ dày và ruột, con vật khát nước, nôn mửa, lúc đầu nôn ra thức ăn sau đó nôn khan hoặc nôn ra bọt có màu vàng. Ỉa chảy, lúc đầu phân loãng, có bọt sau đó lẫn máu, phân có màu cà phê nhạt. Trường hợp nặng có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có mùi tanh khắm rất khó chịu. Viêm niêm mạc miệng và hạch hàm. 8
  14. Hình 2.2: Chó bị tiêu chảy (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.4.2. Đường hô hấp Chó bị viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở, nhịp thở tăng rõ, phổi có tiếng ran ướt. Chảy nhiều nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần, đôi khi lẫn mủ xanh hoặc có máu đen. Chó bị ho, lúc đầu khan, sau đó ướt, chó thở gấp, lè lưỡi ra mà thở. Viêm mắt, chảy nước mắt lúc đầu nước mắt trong, sau đặc dần như mủ, chó bị loét, đục giác mạc có thể bị mủ. Hình 2.3: Dử mũi chảy đặc, xanh (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 9
  15. Hình 2.4: Chó chảy mủ ở mũi(Nguyễn Văn Thanh, 2017) Hình 2.5: Chó có nhiều dử mắt (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.4.3. Triệu chứng trên da Xuất hiện các nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, trong đùi. Đầu tiên trên da nổi những chấm đỏ, sau đó biến thành các nốt sài to bằng hạt đỗ xanh, hạt gạo, lúc đầu đỏ sau đó bội nhiễm vi khuẩn nên mềm ra, có mủ, khi vỡ làm lông bết lại có mùi hôi hám. Các nốt sài có thể vỡ hoặc không vỡ rồi hình thành vảy, bong đi, để lại 1 vết thương chóng lành và không thành sẹo. Da tăng sinh: Sau khi bị bệnh 10 – 15 ngày, 80 – 90% số con bị bệnh, ở gan bàn chân da tăng sinh dày lên, có khi bị nứt ra làm chó đi khập khiễng. 10
  16. Hình 2.6: Xuất hiện mụn đỏ vùng bụng Hình 2.7: Chó mắc bệnh Carre (Nguyễn Văn Thanh, 2017) sừng hóa gan bàn chân 2.1.4.4. Triệu chứng thần kinh (Nguyễn Văn Thanh, 2017) Chó ủ rũ, buồn rầu hoặc hung dữ sau đó xuất hiện các cơn co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. Con vật đi loạng choạng, đứng lên ngã xuống, có khi đâm xầm vào tường, sùi bọt mép. Cuối cùng chó bị liệt, nằm bệt, loạn nhịp tim, thân nhiệt hạ và chết. Những con lành bệnh thường có di chứng: gầy còm, đi siêu vẹo, mù và điếc (Vương Đức Chất và cs, 2004) Hình 2.8: Chó có triệu chứng thần kinh (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 11
  17. Hình 2.9: Chó có triệu chứng thần kinh: co giật, bại liệt (Nguyễn Văn Thanh, 2017) 2.1.5. Bệnh tích Đường tiêu hóa: Viêm cata ruột, loét ruột, hạch ruột sưng, gan thoái hóa mỡ. Đường hô hấp: Viêm mũi, thanh khí quản, phổi, có mụn mủ trong phổi, có khi mụn vỡ ra gây viêm phế mạc, cơ tim có thể bị xuất huyết nặng. Thần kinh: Viêm não, não tụ máu, các tế bào thần kinh bị hoại tử. Ở tế bào thượng bì niêm mạc của đường hô hấp, tiết niệu, lưỡi, mắt, hạch và tuyến nước bọt có thể tìm thấy tiểu thể lents trong nguyên sinh chất. Hình 2.10: Tích nước xoang ngực Hình 2.11: Phổi xẹp, có nhiều điểm (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) hoại tử (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) 12
  18. Hình 2.12: Gan sưng, túi mật sưng Hình 2.13: Não sung huyết (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) Hình 2.14: Hạch màng treo ruột sưng Hình 2.15: Niêm mạc ruột xuất huyết (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) (Nguyễn Trọng Thanh, 2013) 2.1.6. Chẩn đoán 2.1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh: Sốt có quy luật, ỉa chảy phân có màu cà phê, có nốt sài trên da, có biểu hiện thần kinh. 2.1.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm Dùng kit test nhanh. Tìm thể lents: Làm tiêu bản từ bệnh phẩm cạo niêm mạc, nhuộm Hematoxilin Eosin, tìm tiểu thể lents qua kính hiển vi. Phân lập virus: Bệnh phẩm là máu, lách, phổi, nước và chất bài tiết của con vật nghi, chế thành huyễn dịch rồi gây nhiễm cho chồn. 13
  19. Chẩn đoán bằng xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu, cũng có thể tiết lộ số lượng bạch cầu lympho giảm, bạch cầu hoạt động trong hệ thống miễn dịch ở giai đoạn đầu của bệnh (giảm bạch cầu). Một huyết thanh kiểm tra có thể xác định kháng thể dương tính, nhưng thử nghiệm này không thể phân biệt giữa các kháng thể tiêm chủng và tiếp xúc với một độc hại. Các kháng nguyên virus có thể được phát hiện trong bùn đáy hoặc vết dấu âm đạo. Da có lông mống, niêm mạc mũi và mô mỡ chân cũng có thể được kiểm tra kháng thể. Chụp X - quang để xác định xem một con vật bị nhiễm bệnh có mắc bệnh viêm phổi hay không. Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để kiểm tra não đối với bất kỳ tổn thương nào có thể phát triển. 2.1.6.3. Chẩn đoán phân biệt bệnh - Bệnh cảm mạo: ở giai đoạn đầu. - Bệnh viêm phổi: Chó thường mắc khi thời tiết thay đổi, gió mua đông lạnh, mắc ở tất cả các lứa tuổi. Chó sốt cao, khó thở thở khò khè. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu bệnh ở đường hô hấp sau 5 - 7 ngày bệnh giảm và khỏi, chó trở lại bình thường. Bệnh tiêu chảy: Do nhiễm khuẩn hay ăn thức ăn không vệ sinh. Chó có thể sốt (do nhiễm khuẩn) hoặc không sốt. Ỉa chảy không có máu. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu cùng bổ sung nước và càc chất điện giải, sau 7 - 10 ngày bệnh sẽ giảm rồi dần khỏi. (Vũ Như Quán, 2008). 2.1.7. Phòng bệnh 2.1.7.1. Vệ sinh phòng bệnh Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, cho chó ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cách ly chó ốm, cũi, chuồng nuôi chó ốm phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc phun thuốc sát trùng. 14
  20. Chó mới về, cần cách ly theo dõi 2 tuần nếu hoàn toàn khỏe mạnh mới được thả chung đàn chó đang nuôi. Chó nghi ốm bệnh Carre có thể làm kit test để có biện pháp kịp thời. Xác chết chó bệnh Carre cần chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột hoặc thiêu đốt, không thả trôi sông suối, nơi công cộng. 2.1.7.2. Vaccine Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh dễ dàng và có hiệu quả nhất đối với các bệnh do virus gây ra nói chung, trong đó có bệnh Carre. Tiêm phòng vaccine carre hoặc vaccine đa giá (5 bệnh, 7 bệnh) cho chó từ 7 tuần tuổi trở lên, 24 ngày sau tiêm nhắc lại lần hai. Sau đó hàng năm tiêm định kỳ để kéo dài thời gian bảo hộ bệnh. 2.1.8. Trị bệnh Nguyên lý điều trị bệnh này là kịp thời bổ xung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng và đề phòng nhiễm trùng kế phát. Hộ lý: Cách ly con vật ốm, để nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh mọi tác động kích thích từ bên ngoài và tránh cho chó uống phải nước bẩn Dùng kháng huyết thanh: Liều 15 – 30 ml/con, tiêm sớm. Khi con vật có triệu chứng viêm phổi hay triệu chứng thần kinh thì kháng huyết thanh không có hiệu lực. Cầm nôn: Tiêm dưới da atropin hay primeran. Bổ xung nước và chất điện giải: Cho uống ozeron 5%, tiếp nước muối sinh lý 0,9% hay đường gluco 5% vào tĩnh mạch khoeo chó. Cầm ỉa chảy: Cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó (ADP), Imudium hay Bisepton, 1 lần/ngày. Chống bội nhiễm: Tiêm kháng sinh như Gentamycine, Streptomycine + Penicilline, Enrofloxacine An thần: Dùng các loại thuốc có tính chất an thần như Seduxen, Meprobamat, Novocain, Analgin. 15
  21. Tăng cường sức đề kháng, trợ sức, trợ lực và cầm máu: Sử dụng các loại thuốc như Spartein, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B12, Vitamin K (Vũ Như Quán, 2008). 2.2. Thực trạng về bệnh Carre 2.2.1. Trên thế giới Bệnh Carre được báo cáo lần đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1760. Các triệu chứng lâm sàng và tiến triển của bệnh đã được mô tả từ năm 1809 bởi EdwardJenner. Năm 1905, bác sĩ thú y người Pháp Henri Carre đã phân lập được mầm bệnh từ nước mũi của chó bị bệnh. Ông đã đem lọc mẫu bệnh phẩm qua màng lọc vi khuẩn và đem gây bệnh thực nghiệm cho chó khỏe mạnh khác thì thấy vẫn gây được bệnh. Vì thế, ông kết luận nguyên nhân của bệnh là do virus. Sau này, người ta lấy tên ông để đặt tên cho mầm bệnh và tên bệnh. Đến năm 1923, Putoni lần đầu tiên chế vaccine nhược độc, tuy nhiên virus vắc xin này độc lực vẫn còn rất cao. Từ năm 1948 về sau, với sự phát triển mạnh mẽ của virus học nhiều vắc xin phòng bệnh Carre có hiệu quả ra đời. Hiện nay bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, không những xảy ra trên đàn chó nuôi mà còn xuất hiện ở nhiều loài động vật hoang dã. Chó mắc bệnh Carre thể cận lâm sàng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho việc bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt và thú có túi. Qua thống kê các nghiên cứu cho thấy, bệnh Carre góp phần quan trọng vào sự tuyệt chủng của chồn chân đen, hổ Tasmania và là nguyên nhân gây tử vong định kỳ của chó hoang dã Châu Phi. Năm 1991, bệnh Carre gây chết 20% tổng đàn trên đàn sư tử Serengeti ở Tanzania. Đặc biệt virut Carre cũng có khả năng gây bệnh cho một số động vật biển. Ở loài cáo tai to lần đầu tiên được báo cáo mắc bệnh Carre cùng với cầu trùng. Kubo và cs (2007) đã nghiên cứu về sự phân bố của các thể bao hàm trên các cơ quan khác nhau của 100 chó đựợc chẩn đoán dương tính với bệnh Carre. Thể bao hàm được tìm thấy ở các cơ quan như: phổi (70 chó), não (20 chó), bàng quang (73 chó), dạ dày (78 chó), lách (77 chó), và hạch lympho (81 chó). Kết quả nghiên cứu 16
  22. đã chỉ ra hạch amidan là cơ quan phù hợp nhất để phát hiện thể bao hàm ở bệnh Carre. Del Puerto và cs (2010) đã nghiên cứu cơ chế apoptosis của tế bào lympho và não bằng cách đánh giá hàm lượng mRNA trong máu ngoại vi, hạch lympho và não của chó mắc bệnh Carre và chó khỏe mạnh bằng phương pháp rRT - PCR. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cơ chế apoptosis tế bào của virus Carre ở não và hạch lympho của chó mắc bệnh Carre là theo các cách thức khác nhau. Tan và cs (2011) đã phân lập một chủng virus Carre mới (ZJ7) từ mẫu phổi của chó mắc bệnh Carre trên môi trường nuôi cấy tế bào thận chó (Madin - Darby canine kidney - MDCK). Chủng virus ZJ7 có khả năng gây bệnh tích hợp bào trên tế bào MDCK sau 6 lần cấy truyền trên môi trường nuôi cấy. Nhằm đánh giá độc lực của chủng ZJ7, 3 chó có huyết thanh âm tính với Carre được gây nhiễm với chủng virus trên qua nhỏ mũi. Tất cả chó được gây nhiễm đều biểu hiện triệu chứng lâm sàng như tiêu chảy ra máu, viêm kết mạc, tiết nhiều dịch mắt, dịch mũi, ho, sốt và giảm cân tại thời điểm 21 ngày sau khi gây nhiễm; trong khi chó đối chứng khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh chủng virus ZJ7 được phân lập trên tế bào MDCK là có độc lực và không có sự thay đổi về trình tự nucleotide và amino acid sovới chủng virus ban đầu thu được từ mẫu bệnh phẩm. Kết quả phân tích về sinh học phân tử ở đoạn gene nucleocapsid (N), phosphoprotein (P) và heamagglutinin (H) của chủng virus ZJ7 phân lập được thuộc genotpye Asia 1, genotype này hiện đang lưu hành tại Trung Quốc. (Cao Thị Trang, 2017). 2.2.2. Trong nước Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện từ năm 1920. Cho đến nay, bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh và gây thiệt hại lớn do tỷ lệ tử vong của bệnh rất cao. Ở nước ta, bệnh Carre cũng được nhiều nhà thú y quan tâm. Bệnh thường thể hiện ở hai dạng: viêm phổi và viêm ruột. Khi mắc bệnh Carre con vật có biểu hiện sốt rất cao trên 400C. Tất cả các giống và lứa tuổi đều mẫn cảm với bệnh Carre, tuy nhiên giống chó ngoại và chó non thì mẫn cảm hơn 17
  23. Nguyễn Thị Lan và cs (2012) đã nghiên cứu thành công đặc tính sinh trưởng cụ thể của một số chủng CDV trên dòng tế bào Vero có gắn receptor tương ứng với virus Carre (Vero - DogSLAtag hay Vero - DST). Qua đó tác giả cũng chỉ ra tế bào Vero - DST là dòng tế bào thích hợp có thể sử dụng để phân lập và xác định hiệu giá virus. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cs. (2012) hai chủng virus Carre là Vn86 và Vn99 đã được phân lập từ chó 4 tháng tuổi có đặc điểm là viêm màng não không mưng mủ, viêm phổi, suy giảm tế bào lympho và viêm dạ dày ruột. Kết quả phân tích sinh học phân tử đã chỉ ra 2 chủng phân lập được này đều thuộc nhóm cổ điển (Classic type), khác xa với nhóm Asia 1 và Asia 2. Nguyễn Thị Lan và Khao Keoman (2012) đã chỉ ra đặc điểm bệnh lý của chó Phú Quốc mắc bệnh Carre và ứng dụng miễn dịch huỳnh quang để chẩn đoán bệnh. Các dấu hiệu lâm sàng đầu tiên khi mắc bệnh Carre là sốt cao, biếng ăn hoặc không ăn, nôn mửa đối với chó con, ho ở chó trưởng thành, có nốt sài tại vùng da mỏng ở vùng bụng, tiêu chảy và có triệu chứng thần kinh như đi vòng tròn. Bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phổi và ruột. Mặt cắt phổi có nhiều dịch chảy ra; ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết; đại não bị sung huyết. Các dấu hiệu bệnh tích khác là: lách sưng, mặt cắt lồi, hạch lympho sưng, gan thoái hóa, túi mật sưng to. Các bệnh tích vi thể gồm có xuất hiện nhiều hồng cầu trong lòng phế nang, vách phế nang đứt nát, thoái hóa tế bào nhu mô, lông nhung ruột bị đứt nát, thâm nhiễm tế bào viêm ở não. Nguyễn Thị Lan và cs (2015) đã nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó được gây bệnh thực nghiệm bằng chủng virus Carre (CDV - 768). Kết quả gây nhiễm chủng virus Carre (CDV - 768) cho 3 chó lai Becgie 2 tháng tuổi với liều 106 TCID50/25µl qua đường mắt, khí dung và miệng cho thấy chó có triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ỉa ra máu, có nốt sài trên da, sừng hóa gan bàn chân. Các bệnh tích đại thể chủ yếu ở phổi (mặt cắt phổi có dịch, phổi nhục hóa), ruột có hiện tượng sung huyết, xuất huyết, đại não bị sung huyết, hạch lympho sưng, gan thoái hóa, túi mật sưng to. Các bệnh tích vi thể như xuất hiện nhiều hồng 18
  24. cầu trong lòng phế nang, vách phế nang đứt nát, thoái hóa tế bào nhu mô, lông nhung ruột bị đứt nát, thâm nhiễm tế bào viêm ở não. Virus tập trung chủ yếu ở các cơ quan như phổi, hạch lympho, ruột. Các kết quả thí nghiệm cho thấy chủng virus Carre (CDV - 768) có độc lực và có khả năng gây bệnh cho chó. (Cao Thị Trang, 2017). 2.3. Đề xuất biện pháp phòng bệnh tại địa phương 2.3.1. Phòng bệnh bằng vệ sinh phòng bệnh Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y, nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, cho chó ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Cách ly chó ốm, cũi, chuồng nuôi chó ốm phải tiêu độc bằng nước vôi hoặc phun thuốc sát trùng. Chó mới về, cần cách ly theo dõi 2 tuần nếu hoàn toàn khỏe mạnh mới được thả chung đàn chó đang nuôi. Chó nghi ốm bệnh Carre có thể làm kit test để có biện pháp kịp thời. Xác chết chó bệnh Carre cần chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột hoặc thiêu đốt, không thả trôi sông suối, nơi công cộng. 2.3.2. Phòng bệnh bằng vaccine 2.3.2.1. Vaccine đơn giá - Hòa tan vaccine với dung dịch pha vaccine đông khô hoặc nước muối sinh lý, mỗi liều tương ứng với 1ml. - Đường dùng: Tiêm dưới da hoặc bắp thịt. - Liều lượng: Mỗi con 1 ml. - Lịch phòng bệnh: Tiêm vắc-xin cho chó con 3 tháng tuổi. Sau 1 tháng tiêm nhắc lại lần 2. - Trong trường hợp cần thiết có thể tiêm cho chó con 2 tháng tuổi. Hình 2.16: Vaccine Carre Chó 19
  25. - Dùng lọ dung dịch pha vaccine đã được làm mát để pha. - Căn cứ vào số liều ghi trên lọ vaccine để pha sao cho mỗi liều có thể tích 1 ml. Tiêm bắp thịt hoặc dưới da, mỗi con một liều vắc xin. - Tiêm phòng cho chó theo chỉ dẫn sau: + Tiêm phòng cho chó con lúc 2 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sau 3 - 4 tuần. + Với chó trưởng thành tiêm phòng định kỳ 1 năm một lần. Hình 2.17: Vaccine Hanvet Carre 2.3.3.2. Vaccine đa giá a. Vaccine 5 bệnh: - Phòng 5 bệnh trên chó: Bệnh do virus Carre, do Parvovirus, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm. - Đường cấp thuốc: tiêm dưới da hay tiêm bắp - Liều dùng: Liều 1ml/con. Tiêm cho chó khoẻ mạnh từ 6 tuần tuổi trở lên. - Chủng ngừa lần đầu: • Đối với chó trên 12 tuần tuổi: chủng 2 lần, cách nhau 2 - 3 tuần. • Đối với chó dưới 12 tuần tuổi: chủng lần đầu khi chó được 6 tuần tuổi, chủng lặp lại 21 ngày/lần; cho đến khi chó được ít nhất 12 tuần tuổi. - Tái chủng hàng năm: liều 1ml/con/năm 20
  26. Hình 2.18:Vaccine Recombitek C4 Hình 2.19: Vaccine Vanguard Plus 5 Hình 2.20: Vaccine Biocan DHP 21
  27. b. Vaccine 6 bệnh: - Vaccine 6 bệnh Canigen của Virbac phòng các bệnh sau: Bệnh Carre, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh phó cúm, bệnh do Leptospira, bệnh do Coronavirus. - Tiêm mũi 1: Vaccine mũi 1 cho chó con từ 6 - 8 tuần tuổi. - Tiêm mũi 2: Vaccine mũi 2 cho chó sau mũi 1 từ 21 ngày. - Tiêm mũi 3: Vaccine mũi 3 cũng như mũi 2 được tiêm sau đó 21 ngày. - Tiêm nhắc lại: Vaccine nhắc lại là một năm sau sau khi tiêm đủ 3 mũi. Nhắc lại hàng năm để bảo toàn miễn dịch. Hình 2.21: Vaccine Canigen của Virbac - Vaccine 6 bệnh Duramune của Fort Dodge phòng các bệnh sau: Bệnh Carre, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh phó cúm, bệnh do Leptospira, bệnh ho cũi chó. - Tiêm mũi 1: Vaccine mũi 1 cho chó con từ 6 - 8 tuần tuổi. - Tiêm mũi 2: Vaccine mũi 2 cho chó sau mũi 1 từ 21 ngày. - Tiêm mũi 3: Vaccine mũi 3 cũng như mũi 2 được tiêm sau đó 21 ngày. - Tiêm nhắc lại: Vaccine nhắc lại là một năm sau sau khi tiêm đủ 3 mũi. Nhắc lại hàng năm để bảo toàn miễn dịch. 22
  28. Hình 2.22: Vaccine Duramune của Fort Dodge c. Vaccine 7 bệnh: - Vaccine 7 bệnh phòng các bệnh sau: Bệnh Carre, bệnh do Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh ho cũi chó, bệnh phó cúm, bệnh do Leptospira, bệnh do Coronavirus. - Tiêm mũi 1: Vaccine mũi 1 cho chó con từ 6 - 8 tuần tuổi. - Tiêm mũi 2: Vaccine mũi 2 cho chó sau mũi 1 từ 21 ngày. - Tiêm mũi 3: Vaccine mũi 3 cũng như mũi 2 được tiêm sau đó 21 ngày. - Tiêm nhắc lại: Vaccine nhắc lại là một năm sau sau khi tiêm đủ 3 mũi. Nhắc lại hàng năm để bảo toàn miễn dịch. Hình 2.23: Vaccine Hipradog 7 23
  29. Hình 2.24: Vaccine Vanguards Plus 5/CV-L Hình 2.25: Vaccine Recombitek Merial 24
  30. Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Nguyên nhân gây bệnh Carre trên chó là do Canine distemper virut (CDV). CDV là một thành viên của giống Morbillivirut, thuộc họ Paramixoviridae. Bệnh Carre mắc ở trên tất cả các giống chó nội ngoại. Thường gặp ở chó, nhất là các giống chó nhập ngoại từ 2 – 12 tháng tuổi, đặc biệt là chó non 3 – 4 tháng tuổi (tỷ lệ chết từ 90 – 100%). Trong chó bệnh, virus thường có trong máu, phủ tạng, óc, lách, hạch, tủy xương, đặc biệt trong nước tiểu thường xuyên có virus bài thải ra ngoài môi trường. Chó bị bệnh Carre có tỷ lệ nhiễm cao trong khoảng 2 - 12 tháng tuổi, trong đó chó trong khoảng 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn, chó 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc thấp hơn. Bệnh cũng có sự khác biệt theo mùa, bệnh xảy ra nhiều vào mùa đông, mùa xuân khi thời tiết thay đổi. Bệnh có các triệu chứng là sốt, ăn ít hoặc bỏ ăn, rối loạn tiêu hóa, chó có biểu hiện nôn, tiêu chảy phân có lẫn máu màu cà phê. Biểu hiện rối loạn hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh như sừng hóa gan bàn chân hay nổi nốt sài ở vùng da mỏng chiếm tỉ lệ thấp. Bệnh tích đại thể của chó mắc bệnh carre chủ yếu thể hiện ở một số cơ quan như phổi, ruột, não Bệnh tích vi thể: Virus Carre gây hoại tử những mô bạch huyết, có thể thấy thể vùi trong tế bào chất của các tế bào như bàng quang, thận, những tế bào biểu mô đường hô hấp, tiêu hóa và não. Bệnh tích vi thể ở não: Có hiện tượng viêm não tủy không mủ với thoái hóa nơron tăng sinh tế bào thần kinh đệm và thể vùi trong nhân thường gặp ở tế bào thần kinh đệm. 3.2. Đề nghị Nghiên cứu thêm về triệu chứng lâm sàng bệnh, xây dựng những phác đồ điều trị mới hiệu quả. 25
  31. Khuyến cáo tẩy giun sán định kỳ, tiêm phòng vaccine đầy đủ khi nuôi cún, đưa ra lịch tiêm phòng hợp lí, hiệu quả. Vệ sinh và sát trùng thường xuyên xung quanh chỗ nuôi nhốt. Nên nuôi nhốt chó ở những nơi khô ráo. Nên cách ly những chó bệnh và chó khỏe. 26
  32. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Cao Thị Trang (2017), “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh carre ở chó tại thành phố Bắc Giang và biện pháp can thiệp”. sinh viên đại học Nông Lâm Thái Nguyên, luận văn Thạc Sĩ. 2. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006). Giáo trình sinh lý học vật nuôi, NXB nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Huy (2020). Giáo trình Bệnh chó mèo, Phân hiệu đại học Lâm Nghiệp, trang 25 – 27. 4. Nguyễn Minh Phương (2013), sinh viên đại học Nông Nghiệp Hà Nội, luận văn Thạc Sĩ “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và bệnh lý của Chó mắc bệnh Carre tại Hà Nội” 5. Nguyễn Trọng Thanh (2013), sinh viên đại học Nông Nghiệp Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp “Khảo sát tình hình nhiễm carre ở chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của chó mắc bệnh carre”. 6. Nguyễn Văn Thanh (2017). Bài giảng bệnh của chó mèo, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Hà Nội trang 6 – 10. 7. Sách khoa học kỹ thuật thú y – chuyên đề thú y thú nhỏ. Tập XIX. Số 4 – 2012 trang 11 – 12. (thiếu tên tác giả). 8. Trần Văn Nên (2013), sinh viên đại học Nông Nghiệp Hà Nội, luận văn Tiến Sĩ “Nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý của chó mắc bệnh Carre và ứng dụng kĩ thuật RT – PCR để chẩn đoán bệnh”. 9. Trần Văn Nên (2017), sinh viên đại học Nông Nghiệp Hà Nội, luận văn Thạc Sĩ “Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh Carre trên Chó, đặc điểm sinh học phân tử của virus Carre phân lập được tại một số tỉnh phía bắc ở Việt Nam”. 10. Vũ Như Quán (12/2008). Giáo trình bệnh của chó mèo, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội trang 5 – 10. 11. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004). Bệnh ở chó mèo và cách phòng trị, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội trang 13 – 20. 27
  33. 12. Đặc tính kháng nguyên và sinh miễn dịch: phong-kham-thu-y-funpet-ha-noi-va-thu-nghiem-phac-do-dieu-tri.htm 13. Vaccine: vacxin-7-benh-o-cho-bid19.html. Lỗi Phần 3: chưa kết luận phần chẩn đoán, biện pháp phòng điều trị. Tài liệu tham khảo: Chưa trình bày tài liệu của tác giả nước ngoài, nhưng trong bài có nhắc tới. 9đ 28