Sản phẩm dệt may xét từ góc độ marketing và các giải pháp về sản phẩm trong hoạt động marketing của công ty may chiến thắng

pdf 28 trang yendo 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sản phẩm dệt may xét từ góc độ marketing và các giải pháp về sản phẩm trong hoạt động marketing của công ty may chiến thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsan_pham_det_may_xet_tu_goc_do_marketing_va_cac_giai_phap_ve.pdf

Nội dung text: Sản phẩm dệt may xét từ góc độ marketing và các giải pháp về sản phẩm trong hoạt động marketing của công ty may chiến thắng

  1. Luận văn Đề tài " Sản phẩm dệt may xét từ góc độ marketing và các giải pháp về sản phẩm trong hoạt động marketing của công ty may chiến thắng "
  2. LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trên tất cả các mặt như kinh tế chính trị, ngoại giao vv Đặc biệt về mặt hợp tác kinh tế, nhờ vào quá trình hội nhập kinh tế đã tạo ra những cơ hội hợp tác kinh tế, liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong quá trình hội nhập kinh tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư phổ biến và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định cũng như của các doanh nghiệp. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) ngày càng trở nên quan trọng với chúng ta bởi FDI không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng mà còn là con đường cung cấp công nghệ hiện đại, những bí quyết kĩ thuật đặc biệt là những kinh nghiệm trong quản lý và là cơ hội tốt cho Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Vì thế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay đồng thời chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp liên doanh hoạt động mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. Sau thời gian học môn Luật Kinh tế, tôi xin chọn đề tài: "Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp liên doanh" để viết bài tiểu luận môn học. 1
  3. PHẦN I NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 1.1. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Vậy bản chất của doanh nghiệp liên doanh là một tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở góp vốn của các tổ chức kinh tế thuộc các quốc gia khác nhau hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Trên thực tế thường có các quan niệm doanh nghiệp liên doanh là một công ty được hình thành do sự cùng tham gia của hai hoặc nhiêu công ty khác nhau. Theo quan niệm này, một xí nghiệp liên doanh phải được hình thành ít nhất từ hai công ty khác nhau. Các công ty có thể cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch. Trong quan niệm này khía cạnh pháp lý hầu như chưa được đề cập đến. Một quan niệm khác coi “ Liên doanh là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Liên doanh làm cho tổng số vốn được sử dụng lớn hơn trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ, và có thể có hiệu quả đặc biệt trong việc khai thác nguồn, bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp tri thức về quá trình sản xuất và đóng góp kiến thức về thị trường. Quan niệm này chỉ ra liên doanh là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và chính phủ đối với việc sản xuất – kinh doanh. Điều này nhấn mạnh đến khía cạnh sở hữu của liên doanh và số lượng các bên tham gia vào liên doanh. Liên doanh thuộc quyền sở hữu của cả hai bên tham gia liên doanh. Hai bên có thể là 2 hãng, hoặc một bên là một doanh nghiệp và một bên là chính phủ nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, quan niệm này mới chỉ dừng lại ở liên doanh với sự tham gia của 2 bên. Trên thực tế, số lượng các bên tham gia vào liên doanh còn có thể lớn hơn. Ngoài ra, trong quan niệm, khía cạnh pháp lý chưa được đề cấp xác đáng. Hơn nữa, liên doanh không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mà còn cả trogn hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Theo Luật đầu tư nước ngoài 2000 thì “doanh nghiệp liên doanh” là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ 2
  4. nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặclà doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Như vậy các đối tác trong liên doanh doanh với nước ngoài bao gồm: Một bên Việt Nam và một bên nước ngoài Một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài Nhiều bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài Theo Luật đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển hoá thành công ty cổ phần. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt không quá 70 năm. Những đặc trưng của doanh nghiệp liên doanh có thể mô tả bằng mô hình sau: DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH Đặc trưng về Đặc trưng về kinh doanh pháp lý Cùng Cùng Cùng Cùng DNLD DNLD sở tham phân chia hoạt có hữ u gia chia sẻ rủi động tư cách theo pháp vốn quản lợi ro lý nhuậ hợp nhân n đồng liên 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch FDI trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3
  5. Sau khi có chủ trương về chuyển đổi cơ chế từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trườn với nhiều thành phần kinh tế Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận kinh tế nước ngoài và coi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế. Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu đến nay, vai trò của FDI luôn được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng và thực chất nó đã chiếm một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta. Đại hội Đảng toàn quốc VIII nâng tầm quan trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lên một bước với việc đưa kinh tế vốn đầu tư nước ngoài trở thành một thành phần kinh tế bên cạnh kin tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Như vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội chúng ta đã thừa nhận vai trò quan trọng của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nguồn FDI. 1.2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách FDI Trên cơ sở chiến lược, định hướng phát triển kinh tế – xã hội của toàn bộ nền kinh tế, Nhà nước đề ra mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế và thị trường. Thể hiện dưới các định hướng sau: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến; công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Khuyến khích và dành các ưu đãi tối đa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những vùng và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tập trung thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp tập trung đã hình thành theo quy hoạch được phê duyệt. 4
  6. Khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại; khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Từ những định hướng các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động cũng như các chính sách khuyến khích, ưu tiên, nhằm thu hút được nguồn vốn FDI, đầu tư dưới các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức DNLD. Các địa phương bám chặt vào những hướng dẫn của Nhà nước, và từ thực tế của địa phương đề ra những quyết sách khác nhau cho địa phương mình, với xu hướng tích cực đầu tư vào các doanh nghiệp hiện có tại địa phương, và thành lập thêm các doanh nghiệp mới. Như vậy, ngành, nghề hoạt động, lãnh thổ và thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản đã được Nhà nước định hướng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước còn xây dựng các chính sách đầu tư nước ngoài. Nhà nước đảm bảo cho hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được mềm dẻo, hấp dẫn, đồng bộ và ổn định. Các chính sách khuyến khích đầu tư được soạn thảo và ban hành trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính sách ưu đãi thuế, tiền thuê mặt bằng, thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chính sách thúc đẩy xuất khẩu; chính sách tiền tệ, thu nhập; chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực, đào tạo nghề 1.2.3. Cụng tác thẩm định và cấp giấy phép dự án Việc cấp giấy phép đầu tư được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 27/2003/NĐ- CP ngày 19 tháng 3 năm 2003. Về thẩm quyền cấp giấy phép Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư tuỳ thuộc vào các dự án thuộc nhóm A, B hay C. Theo đó: 5
  7. 1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm: *Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực: - Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT; - Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không; - Hoạt động dầu khí; - Dịch vụ bưu chính, viễn thông - Văn hoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người; - Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định; - Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm; - Xây dựng nhà ở để bán; - Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. * Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch; *Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B. 3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định nhúm C Về phân cấp cấp Giấy phép đầu tư: Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt; Không thuộc dự án nhóm A có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. . Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư): Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt; 6
  8. Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy; Du lịch lữ hành. Về nội dung và quy trình thẩm định dự án đầu tư được quy định trong nghị định 24 như sau: Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm: - Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam; - Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch; - Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách, ); - Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái; - Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có). Quy trình thẩm định dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư - Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định; - Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định. - Thời hạn thẩm định dự án: + Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến. 7
  9. + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án. + Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án; + Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư. Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ . Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan. - Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình thẩm định đối với các dự án do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án. 8
  10. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư. Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Mọi yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ . Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan Như vậy việc cấp giấy phép đầu tư được phân cấp quản lý theo từng lĩnh vực đầu tư và số vốn đầu tư. Các DNLD sẽ được cấp phép đầu tư sau khi đơn và hồ sơ dự án được các cấp có thẩm quyền thẩm định và tiến hành cấp giấy phép đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể điều chỉnh nội dung trong giấy phép đầu tư đối với các dự án đã được cấp giấy phép nhwng trong quá trình triển khai cần có những điều chỉnh về mục tiêu dự án, thay đổi đối tác, tăng vốn, thay đổi mức ưu đãi Để giúp các doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy phép chia tách, hoặc hợp nhất các doanh nghiệp khi có đề nghị từ các doanh nghiệp, thậm chí dưa ra các quyết định về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy phép đầu tư đối với các trường hợp giải thể trước thời hạn. Quy định về tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh. 9
  11. Đối với liên doanh nói chung, tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam càng cao càng tốt, nhất là đối với các dự án quan trọng, tỷ suất lợi nhuận cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Nhà nước khuyến khích các đối tác Việt Nam cùng góp vốn chung để có được cổ phần hoặc vốn góp lớn hơn trong các liên doanh, đưa ra các chính sách cụ thể trong việc huy động vốn trong nước cho những lĩnh vực thu lợi nhuận nhanh và lôi kéo các ngân hàng của Việt nam vào cuộc. Cụ thể như sau: - Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận. - Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định. Trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên. - Đối với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh thoả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh. Bên cạnh đó, nhà nước còn có biện pháp tính toán, kiểm soát chặt chẽ về giá cả, máy móc thiết bị, công nghệ của phía nước ngoài để tránh tình trạng nước ngoài nâng giá quá cao gây thiệt hại không chỉ bên Việt nam mà cho cả lợi ích của Nhà nước Việt Nam. Kiểm soát, giám sát việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ. Nhà nước quản lý quá trình chuyển giao công nghệ, nhập máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài để tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu những công nghệ đã lạc hậu. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ phải mang tính loại trừ, tức là phải hi sinh một mục tiêu khác. Muốn tạo 10
  12. được nhiều việc làm thì phải hi sinh mục tiêu công nghệ và ngược lại, muốn só có công nghệ cao thi phải hi sinh mục tiêu tạo việc làm. Trên giác độ quản lý nhà nước nhất thiết phải quy định cụ thể những lĩnh vực nào phải nhập thiết bị và công nghệ mới, những lĩnh vực nào cho phép nhập những công nghệ đã qua sử dụng để tránh nhập khẩu tràn lan. Tuy nhiên, thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc. - Trừ thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Lao động, tiền lương trong doanh nghiệp liên doanh. Nhà nước ban hành các quy định về chức năng cung ứng lao động đối với các đơn vị cung ứng lao động và chủ những đơn vị nào có đủ điều kiện và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề thì mới được hoạt động cung ứng lao động cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Xét về mặt phát triển dài hạn, nhà nước ban hành quy chế đảm bảo cho thị trường lao động Việt Nam tồn tại và phát triển một cách đầy đủ đúng luật. Nhà nước quy định bắt buộc với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh những chính sách, chế độ về tuyển dụng lao động như: Thời gian thử việc, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và các quyền lợi chính đáng khác của người lao động DNLD tuyển dụng lao động Việt Nam thông qua các tổ chức cung ứng lao động Việt Nam. Sau thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung ứng lao động của DNLD mà tổ chức cung ứng lao động Việt Nam không đáp ứng được thì DNLD được trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam. Khi có nhu cầu sử 11
  13. dụng lao động nước ngoài, DNLD làm thủ tục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp để được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong DNLD được quy định và trả bằng tiền đồng Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất. Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý KCN-KCX. Công tác thẩm định cấp phép đầu tư được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên thủ tục thẩm định vẫn cũn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo dài do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển ngành chưa rừ ràng, phần khỏc đối với không ít dự án thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành. 1.2.4. Ban hành hệ thống luật pháp và Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật của các đơn vị liên doanh. Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật, chính sách về ĐTNN đó được cải thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thông thoáng, thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTNN. Riêng từ năm 2000, sau khi Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN, Chính phủ đó ban hành Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam. Ngày 19/3/2003 Chính phủ đó ban hành Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2000/NĐ-CP theo hướng: mở rộng lĩnh vực khuyến khích ĐTNN; xóa bỏ tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp cũng như những hạn chế về tỷ lệ vốn góp bằng chuyển giao công nghệ và về tuyển dụng lao động; quy định cụ thể, minh bạch hơn các tiêu chí áp dụng ưu đói đầu tư Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp ĐTNN sang hoạt động theo hỡnh thức cụng ty cổ phần để tạo cơ sở pháp lý nhằm đa dạng hóa hỡnh thức ĐTNN, mở thêm kênh mới để thu hút nguồn vốn này; Ngoài ra Chính phủ cũng đó cú Quyết định 146/2003/QĐ-TTg 12
  14. ngày 11/3/2003 về việc góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động ĐTNN cũng tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện với việc Quốc hội thông qua các luật: Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Luật lao động (sửa đổi), Luật Xây dựng, Luật Thủy sản Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ 01/1/2004 đó quy định danh mục lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư cũng như thuế suất và các mức ưu đói thống nhất cho cỏc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đồng thời bổ sung một số tiêu chí áp dụng ưu đói mới nhằm khuyến khớch các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng nhiều lao động. Ngoài một số hạn chế cần được nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới, việc ban hành các văn bản nói trên là bước tiến quan trọng trong lộ trỡnh hướng tới xây dựng một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN. Tại kỳ họp thứ 4, tháng 11 năm 2003, Quốc hội đó thụng qua Chương trỡnh xõy dựng phỏp luật năm 2004, trong đó có việc chuẩn bị xây dựng Luật Đầu tư chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan nghiên cứu xây dựng dự án Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khung phỏp lý song phương và đa phương về đầu tư tiếp tục được hoàn thiện. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực tháng 12/2001 mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN tiếp cận thị trường Hoa Kỳ và tạo điều kiện để thu hút ĐTNN vào các lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu vào thị trường này. Mặt khác, những cam kết trong khuôn khổ Hiệp định này cũng tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN. Nhiều cam kết đó được thực thi ngay khi Hiệp định có hiệu lực (xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa người tiêu dùng trong và nước ngoài về giỏ, phớ một số hàng húa, dịch vụ; giảm dần những hạn chế về chuyển giao cụng nghệ, quản lý ngoại hối, sử dụng đất đai). Cùng với việc triển khai thực hiện BTA, Chính phủ Việt Nam đó ký kết Hiệp định song phương về đầu tư với một số đối tác đầu tư hàng đầu tại Việt Nam (Vương Quốc Anh, Hàn Quốc ). Trong tháng 11/2003, Hiệp định về tự do hóa, 13
  15. khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam- Nhật Bản đó được ký kết với những cam kết mạnh mẽ của hai Bờn trong việc tạo dựng mụi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, ổn định và bỡnh đẳng cho các nhà đầu tư. Tháng 12/2003, Sáng kiến chung Việt Nam- Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam đó được công bố với các nhóm giải pháp cơ bản, gồm: xây dựng và thực hiện chính sách thu hút đầu tư; hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN; nâng cao năng lực của các cơ quan chính phủ; cải tiến thủ tục đầu tư; phát triển hạ tầng kinh tế-xó hội. Cơ chế pháp lý đa phương về đầu tư cũng tiếp tục được củng cố, mở rộng với việc Chính phủ Việt Nam ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN, tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc và các Hiệp định tương tự với Nhật Bản, ấn Độ, đồng thời tích cực triển khai Chương trỡnh hành động về tự do hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư trong khuôn APEC, ASEM Việc thực hiện các cam kết/thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để các nhà ĐTNN tiếp cận rộng rói hơn với thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, đồng thời góp phần thiết lập một khung phỏp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền sở hữu trớ tuệ và cải thiện mạnh mẽ mụi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Chính phủ cũng đó ban hành Nghị định số 61/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có việc thành lập Cục ĐTNN tạo điều kiện để thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về ĐTNN. Công tác xúc tiến đầu tư: Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2001 trở lại đây công tác vận động, xúc tiến đầu tư tiếp tục được cải tiến, đa dạng về hỡnh thức( kết hợp trong khuụn khổ cỏc chuyến thăm của Lónh đạo cấp cao Đảng, Chính phủ tại Nhật, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc qua hội thảo, tiếp xúc, trao đổi) Việc gắn chặt hơn các hoạt động ngoại giao với hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại đó cú tỏc động tích cực đối với việc thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Thêm vào đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành, các địa phương tổ chức hàng chục hội thảo xúc tiến đầu tư khác ở trong và ngoài nước, thể hiện sự chuyển biến tích cực về nhận thức của chính quyền các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Tuy 14
  16. nhiên, để chấn chỉnh tỡnh trạng tự phỏt, nội dung hội thảo đơn điệu, kém hiệu quả của các hội thảo xúc tiến đầu tư, Bộ trưởng Bộ KH & ĐT ký công văn số 4416 BKH/ĐTNN ngày 22/7/2003 nhằm hướng dẫn, nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư của các địa phương. 1.2.5. Các chức năng khác quản lý nhà nước về kinh tế Ngoài các chức năng trên nhà nước cũn tỏc động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua một số chức năng khác. Hoạt động quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đó được phân cấp ở trung ương và địa phương trong đó trung ương chủ yếu quyết định các vấn đề vĩ mô như các vấn đề về chính sách, khung pháp lý đối với các hoạt động đầu tư. Ngoài ra trung ương cũn đóng một vai trũ quan trọng trong việc tạo mụi trường đầu tư và ký kết các văn bản đầu tư hay tham gia vào các tổ chức kinh tế. Mỗi địa phương tuỳ theo tỡnh hỡnh cụ thể lại cú những cỏch riờng để quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các địa phương trong thẩm quyền của mỡnh cú thể đưa ra các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài riêng trong khung pháp lý cho phép. Mặt khác do điều kiện về địa lý, trỡnh độ nhân lực và điều kiện về công nghệ khác nhau nên các địa phương lại có những chính sách cụ thể riêng biệt về FDI. 15
  17. PHẦN II PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 2.1. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1.1 Kết quả thu hút vốn ĐTNN: Đến hết năm 2003, cả nước đó cấp giấy phộp đầu tư cho 5.424 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dự án FDI cũn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 41 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,9% về số dự án và 57,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 19,5% về số dự ỏn và 35,8% về số vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực nụng, lõm, ngư nghiệp, chiếm 13,6% về số dự án và 7% về vốn đầu tư đăng ký. Trong số 64 nước và vùng lónh thổ cú dự ỏn đầu tư tại Việt Nam, Singapore đứng đầu, chiếm 6,6% về số dự án và 19% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông. Việt kiều từ 15 nước khác nhau đó đầu tư 63 dự án với vốn đầu tư đăng ký 208,67 triệu USD, chỉ bằng 0,5% tổng vốn đầu tư, quy mô bỡnh quõn của một dự ỏn thấp hơn quy mô bỡnh quõn của cả nước. Vốn đầu tư của Việt kiều chủ yếu là từ ba nước: CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp. Cỏc thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xó hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước, chiếm 31,2% về số dự án và 26% về vốn đăng ký. Hà Nội đứng thứ hai, chiếm 11% về số dự án và 11,1% về vốn đăng ký. Tiếp theo là Đồng Nai và Bỡnh Dương. Riêng vùng trọng điểm phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bỡnh Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu) chiếm 56% tổng vốn ĐTNN của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phũng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh) chiếm 26,3% tổng vốn ĐTNN đăng ký của cả nước. Đến hết năm 2003, có khoảng 1.400 dự án ĐTNN đầu tư vào các KCN, KCX (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) cũn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 11.145 triệuUSD, bằng 26,7% tổng vốn ĐTNN cả nước. (nguồn trang Web chính thức của Bộ kế hoạch đầu tư) 2.1.2. Tỡnh hỡnh thực hiện dự ỏn: Tổng vốn ĐTNN thực hiện từ năm 1988 đến nay đạt hơn 28 tỷ USD (gồm cả vốn thực hiện của các dự án hết hạn hoặc giải thể trước thời hạn); trong đó vốn nước ngoài khoảng 25 tỷ USD, chiếm 89% tổng vốn thực hiện. Riêng thời kỳ 1991- 1995, vốn thực hiện đạt 7,15 tỷ USD, thời kỳ 1996-2000 đạt 13,4 tỷ USD. Trong 3 năm 2001-2003, vốn thực hiện đạt 7,7 tỷ USD bằng 70% mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính phủ cho 5 năm 2001-2005 (11 tỷ USD). 16
  18. Trong quỏ trỡnh hoạt động, nhiều dự án triển khai có hiệu quả đó tăng vốn đăng ký, mở rộng quy mô sản xuất. Từ 1988 tới cuối năm 2003 đó cú khoảng 2.100 lượt dự án tăng vốn đăng ký với số vốn tăng thờm trờn 9 tỷ USD. Trong ba năm 2001- 2003, vốn bổ sung đạt gần 3 tỷ USD, bằng 47,6% tổng vốn đầu tư đăng ký mới. Tính đến hết năm 2003, các dự án ĐTNN đó đạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó, riêng ba năm 2001-2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt trên 26 tỷ USD, riêng ba năm 2001-2003 đạt 14,6 tỷ USD (nếu tính cả dầu khí là 24,7 tỷ USD). Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, bỡnh quõn trờn 20%/năm đó làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giỏ trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24,4%, năm 2002 là 27,5% và năm 2003 là 31,4% (không kể dầu khí). Đến nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đó tạo việc làm cho 665 ngàn lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Đến hết năm 2003, đó cú 39 dự ỏn kết thỳc đúng thời hạn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD và có 1.009 dự án giải thể trước thời hạn với vốn đăng ký khoảng 12,3 tỷ USD . Như vậy số dự án giải thể trước thời hạn chiếm gần 18,6% tổng số dự án được cấp phép; vốn đăng ký của cỏc dự ỏn giải thể trước thời hạn chiếm 23% tổng vốn đăng ký của tất cả các dự án được cấp phép. (Nguồn Bộ kế hoạch đầu tư) Tỡnh hỡnh FDI trong 6 thỏng đầu năm 2005 Trong 6 tháng đầu năm 2005, vốn thực hiện của khu vực có vốn FDI ước đạt khoảng 1,5 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2004; doanh thu đạt khoảng 11.300 triệu USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 5.111 triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nêu ra một số doanh nghiệp FDI có giá trị doanh thu cao trong 5 tháng đầu năm 2005 như: - Công ty xe máy Hon đa Việt Nam (số 495/GP ngày 6/01/1993), doanh thu 5 tháng đạt trên 220 triệu USD, xuất khẩu khoảng 9,5%. - Công ty Canon Vietnam (số 2198/GP ngày 12/4/2001) doanh thu 5 tháng đạt trờn 130 triệu USD, xuất khẩu 100%. - Công ty đèn hỡnh Orion-Hannel (số 495/GP ngày 6/01/1993), cú doanh thu 5 thỏng đạt trên 100 triệu USD, xuất khẩu 76,5% Nhập khẩu đạt khoảng 6.660 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2004. Nộp ngân sách đạt khoảng 442 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến hết tháng 6 năm 2005 có 81,6 vạn lao động trực tiếp trong khu vực FDI. Trong 6 tháng đầu năm 2005, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI đạt khá, sản lượng các loại sản phẩm do các doanh nghiệp nói trên sản xuất ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng của cả nước. Trừ một số sản phẩm 17
  19. của khối FDI sản xuất chiếm 100% sản lượng của cả nước, như dầu thô, khí đốt, bột ngọt; một số sản phẩm chủ yếu khác. Trong 6 tháng đầu năm 2005, cả nước có gần 350 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,9 tỷ USD, tăng 24,6% về số dự án và gấp 2,3 lần về vốn đăng ký cấp mới so với cựng kỳ năm trước. Vốn đầu tư đăng ký tập trung chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ và chủ yếu vẫn từ cỏc nước châu Á. Các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bỡnh Dương) vẫn thu hút được nhiều vốn FDI hơn các địa bàn khác, chiếm 62% tổng vốn đăng ký của cả nước. Cũng trong 6 tháng đầu năm /2005 dự kiến có 222 dự án mở rộng đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm khoảng 867 triệu USD, tăng 4,7% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ năm 2004. Tính chung cả vốn cấp mới và tăng thêm, trong 6 tháng đầu năm 2005 đó thu hỳt được 2,7 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 1,7 lần so với cựng kỳ năm trước, đạt 60% mục tiêu đề ra (4,5 tỷ USD). Căn cứ kết quả 6 tháng đầu năm 2005 và trên cơ sở đánh giá môi trường đầu tư của nước ta, các giải pháp Chính phủ đang tiến hành nhằm tăng thu hút ĐTNN cũng như xu hướng FDI trên thế giới và khu vực, dự báo thu hút ĐTNN cả năm 2005 như sau: - Vốn đầu tư thực hiện: đạt 3,1 tỷ USD tăng khoảng 5% so với năm 2004, trong đó vốn nước ngoài đưa vào chiếm khoảng 85-90%. - Về doanh thu và xuất khẩu: Dự báo tiếp tục tăng với tốc độ cao, có thể trên 20% do năng lực sản xuất của khu vực có vốn ĐTNN được mở rộng nhờ có thêm nhiều doanh nghiệp mới và các dây chuyền đầu tư mở rộng đi vào sản xuất kinh doanh. - Về thu hút vốn đầu tư mới: Năm 2005 có thể thu hút được khoảng 4,5 tỷ USD vốn đăng ký mới. Hiện cú một số dự ỏn lớn đang trong quá trỡnh xem xột như: (1) Dự án sản xuất thép không rỉ của Công ty Thiên Hưng (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 700 triệu USD tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; (2) Dự án phát triển khu đô thị Tây Hồ Tây, tổng vốn đầu tư 309 triệu USD; (3) Dự ỏn Sài Gũn Atlantis Hotel (Hoa Kỳ), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD; (4) Dự án cáp biển Việt Nam-Hồng Kông vốn đầu tư 180 triệu USD; 18
  20. Ngoài ra có một số dự án cần tiếp tục xúc tiến như: - Dự án Đà Lạt-Dankia với đối tác Nhật Bản có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD; - Dự án Khu Du lịch liên hợp và trung tâm thương mại Toàn cầu, tổng vốn đầu tư khoảng 800 triệu USD do Mỹ đầu tư ở tỉnh Quảng Nam; - Dự án cảng Cái Mép vốn đầu tư 150 triệu USD; - Dự án Daewoo Bus, vốn đầu tư 30 triệu USD; - Cỏc dự ỏn khai khoỏng, luyện kim như Sắt Thạch Khê, Boxit Lâm Đồng và Đắc Nông; - Dự án BOT xây dựng đường cao tốc Mông Dương-Móng Cái tại Quảng Ninh có tổng vốn đầu tư 315,5 triệu USD Đồng thời, có một số dự án đang hoạt động và sẽ bổ sung vốn, mở rộng sản xuất như dự án của Công ty Hoya Glass Disk (Nhật Bản) giai đoạn II có tổng vốn đầu tư 45 triệu USD; dự án Chinfon (Đài Loan), Do đó có khả năng vốn cấp mới trong năm 2005 sẽ đạt và vượt mục tiêu (4,5 tỷ USD) đặt ra từ đầu năm vào khoảng 15% và đạt mức 5 tỷ USD hoặc trên 5 tỷ USD. (nguồn Bộ kế hoạch đầu tư) 2.2. ĐÁNH GIÁ MẶTTÍCH CỰC HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 2. 2.1. Mặt tớch cực: Sau khủng hoảng kinh tế khu vực, từ năm 2001 đến nay, ĐTNN vào nước ta đó cú xu hướng phục hồi. Năm 2003, vốn thực hiện tăng 8,1% so với năm 2001. ĐTNN đó bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. Tính chung từ năm 1996 đến nay vốn ĐTNN chiếm khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xó hội. Thụng qua vốn ĐTNN, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đưa vào sử dụng tương đối có hiệu quả. Tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1993 là 3,6%/năm, năm 1995 là 6,3%, năm 1998 là 10,1%, năm 2000 là 13,3%, năm 2001 là 13,1%, năm 2002 là 13,9% và năm 2003 đó tăng lên 14,3%. Việc tăng cường thu hút ĐTNN hướng về xuất khẩu đó tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh: trong thời kỳ 1996-2000 đạt trên 10,6 tỷ USD (không tính xuất khẩu dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước đó; trong 3 năm 2001-2003, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 14,6 tỷ USD, riêng năm 2003 đạt 6,34 tỷ USD, chiếm 31,4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu của khu vực ĐTNN chiếm tới 84% giá trị xuất khẩu mặt hàng điện tử, 42% 19
  21. đối với mặt hàng giày dép và 25% hàng may mặc. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của doanh nghiệp ĐTNN cũng đó tăng nhanh: bỡnh quõn thời kỳ 1991-1995 đạt 30%; thời kỳ 1996-2000 đạt 48,7%; trong ba năm 2001-2003 đạt khoảng 50%. Ngoài ra, khu vực ĐTNN đó gúp phần mở rộng thị trường trong nước; thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh, đặc biệt là khách sạn, du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, dịch vụ tư vấn pháp lý, cụng nghệ; tạo cầu nối cho cỏc doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu tại chỗ hoặc tiếp cận với các thị trường quốc tế. Việc thu hút ĐTNN đó chỳ trọng nhiều hơn đến chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm, ĐTNN hiện chiếm 36,2% giá trị sản lượng công nghiệp (năm 2003), góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phũng, mỏy tớnh, khoảng 60% sản lượng về thép cán, 28% về xi măng, 33% về sản xuất máy móc thiết bị điện, điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 55% về sản lượng sợi các loại, 30% vải các loại, 49% về da giày dép, 18% sản phẩm may, 25% về thực phẩm và đồ uống Thông qua ĐTNN đó thỳc đẩy hỡnh thành hệ thống cỏc KCN, KCX, gúp phần phõn bổ cụng nghiệp hợp lý, nõng cao hiệu quả đầu tư Ngoài ra, việc thu hút ĐTNN đó chỳ trọng kết hợp cỏc dự ỏn cụng nghệ hiện đại với các dự án thu hút nhiều lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Nguyên nhân của những thành quả đạt được - Nước ta kiên trỡ thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hỡnh ảnh tớch cực đối với các nhà đầu tư. - Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước. - Môi trường đầu tư nước ta từng bước được cải thiện. Hệ thống luật pháp chính sách về ĐTNN đó được hoàn chỉnh hơn tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rừ ràng và thụng thoỏng hơn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các bộ, ngành và chính quyền địa phương đó tớch cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trỡnh ỏp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho việc triển khai dự án). - Công tác xúc tiến đầu tư đó được triển khai tích cực. Thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong năm 2003 công tác xúc tiến đầu tư đó cú những bước chuyển biến tích cực. Công tác vận động xúc tiến đầu tư được tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở cả trong nước và nước ngoài dưới nhiều hỡnh thức đa dạng như tổ chức các cuộc hội thảo vận động đầu tư ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, nhiều chuyến thăm, làm việc cấp cao của lónh đạo Đảng, Nhà nước đó được tiến hành ở nhiều quốc gia, gắn với việc quảng bỏ hỡnh ảnh Việt Nam và vận động đầu tư - xúc tiến thương mại. 20
  22. 2.2.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả tích cực đó đạt được, trong hoạt động ĐTNN tại Việt Nam trong năm qua vẫn cũn những mặt hạn chế cần khắc phục: - Vốn đầu tư đăng ký tuy tăng, nhưng vẫn cũn ở mức thấp. Năm 2003, vốn đăng ký mới đạt 3,1 tỷ USD chỉ bằng khoảng 40% của năm 1996. Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư toàn xó hội lại cú xu hướng giảm dần do vốn ĐTNN thực hiện tăng chậm hơn so với vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác. Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư toàn xó hội giảm từ 25% trong thời kỳ 1991 - 1995 xuống 24% trong thời kỳ 1996 - 2000 và xuống cũn 17,8% trong năm 2003. - Cơ cấu vốn ĐTNN cũn cú một số bất hợp lý. Trong lĩnh vực nụng, lõm, ngư nghiệp mặc dù đó cú những chớnh sỏch ưu đói nhất định, nhưng ĐTNN cũn quỏ thấp và tỷ trọng vốn ĐTNN đăng ký liên tục giảm. ĐTNN tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi, trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. - Đầu tư từ các nước phát triển có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật, EU, Mỹ tăng chậm, những năm gần đây chưa có sự chuyển biến đáng kể. Hiệp định hương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đó thỳc đẩy gia tăng mạnh mẽ kim ngạch buôn bán giữa hai nước nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam chưa có chuyển biến đáng kể. - Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp ĐTNN cũn rất hạn chế, làm giảm khả năng tham gia vào chương trỡnh nội địa hoá và xuất khẩu qua các doanh nghiệp ĐTNN. Nhỡn chung, sự liờn kết giữa khu vực ĐTNN và kinh tế trong nước cũn lỏng lẻo. - Khả năng góp vốn của Việt Nam cũn hạn chế. Bờn Việt Nam trong các liên doanh hầu hết là các doanh nghiệp Nhà nước (chiếm 98% tổng vốn đầu tư và 92% tổng số dự án liên doanh) chủ yếu là góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nên tỷ lệ góp vốn của Việt Nam không đáng kể. Cho đến nay vẫn cũn thiếu cơ chế huy động các nguồn lực khác nhau để góp vốn liên doanh với nước ngoài. - Chủ trương phân cấp, uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư, quản lý hoạt động ĐTNN cho các địa phương, Ban quản lý các KCN đó phỏt huy tớnh năng động, sáng tạo của các địa phương, xử lý cỏc vấn đề phát sinh kịp thời, sát thực tế. Tuy nhiên trong quá trỡnh thực hiện phõn cụng quản lý ĐTNN cũng đó nẩy sinh hiện tượng cạnh tranh thu hút đầu tư giữa các địa phương dẫn đến thua thiệt cho phía Việt Nam. - Tỷ lệ dự án đổ bể, phải giải thể trước thời hạn khỏ cao, một số dự ỏn quy mụ lớn chậm triển khai. Nguyờn nhõn của những mặt hạn chế núi trờn là: 21
  23. - Môi trường đầu tư nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được cũn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt, đó làm hạn chế kết quả thu hỳt đầu tư mới. - Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư đó được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, hay thay đổi, khó tiên đoán trước. Một số bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ (như Nghị định số 06 về lĩnh vực giáo dục và đào tạo) đó gõy khú khăn đối với việc thẩm định cấp phép đầu tư và thu hút các dự án mới vào lĩnh vực này. Một số ưu đói của Chớnh phủ đó được quy định trong nghị định của Chính phủ như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 5 năm cho sản xuất đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế-xó hội đặc biệt khó khăn nhưng thiếu hướng dẫn nên chưa được áp dụng. Nghị định 164 về thuế TNDN là bước tiến mới trong lộ trỡnh xõy dựng một mặt bằng phỏp lý chung cho đầu tư trong nước và ĐTNN, nhưng quy định mới về thuế TNDN cũng đó làm giảm ưu đói đối với ĐTNN nhất là vào các KCN, KCX. - Cụng tỏc quy hoạch cũn bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành cũn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Theo quy định của pháp luật, ngoài các dự án không cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư có quyền lập các dự án xin cấp giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiờn, trong quỏ trỡnh chỉ đạo điều hành, ta đó ban hành thờm một số quy định tạm dừng hoặc không cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án thuộc các lĩnh vực như: sản xuất thép, xi măng, cấp nước theo hỡnh thức BOT, xõy dựng nhà mỏy đường, lắp ráp xe gắn máy hai bánh, nước giải khát có gas Ngoài ra, các văn bản về một số ngành ban hành gần đây cũng đó hạn chế ĐTNN như điều kiện về kinh doanh dịch vụ hàng hải, về đại lý vận tải hàng khụng, về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Thực tế trên đó bú hẹp lĩnh vực thu hỳt ĐTNN, làm cho các nhà ĐTNN cho rằng chính sách của Việt Nam không nhất quán, minh bạch ảnh hưởng đến môi trường đầu tư - Thủ tục thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư tuy đó được cải tiến nhưng vẫn cũn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự ỏn cũn dài do phải thống nhất ý kiến giữa cỏc bộ, ngành. - Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài ban hành năm 2002 cũn thiếu những thụng tin cần thiết khi chủ đầu tư quan tâm. Mặt khác, Danh mục này chưa bao quát hết nhu cầu kêu gọi đầu tư nước ngoài đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. - Công tác xúc tiến đầu tư đó cú nhiều cố gắng nhưng gặp khó khăn lớn do thiếu nguồn kinh phí để tổ chức các cuộc vận động đầu tư ở nước ngoài cũng như để hoàn chỉnh các tài liệu xúc tiến đầu tư. - Việc đa dạng hoá các hỡnh thức ĐTNN để khai thác thêm các kênh thu hút đầu tư mới cũng như việc thành lập và triển khai một số mô hỡnh khu kinh tế mở cũn chậm. 22
  24. 2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM Để nâng cao hiệu quả thu hỳt FDI trong thời gian tới cần thực hiện một số biện phỏp sau: -Quán triệt hơn nữa quan điểm của Đảng về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút ĐTNN, nhất là nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết Trung ương 9. Trên cơ sở đó, thống nhất nhận thức và hành động giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương về thu hút và sử dụng vốn ĐTNN. Đề nghị đưa vào chương trỡnh hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết trung ương 09 các quan điểm chỉ đạo và các biện pháp cụ thể. - Nghiờn cứu chiến lược thu hút và sử dụng vốn FDI đến năm 2010 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xó hội đến năm 2010, xác định rừ mục tiờu, nhiệm vụ và giải phỏp cho từng năm, từng giai đoạn. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trỡ phối hợp với cỏc Bộ, ngành xây dựng chiến lược này trỡnh Chớnh phủ trong năm 2004. - Hoàn chỉnh quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế về đầu tư. Rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành theo hướng xoá bỏ độc quyền và bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho khu vực ĐTNN tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành. Trước mắt, đề nghị điều chỉnh Quy hoạch ngành xi măng, sắt thép, nước giải khát, viễn thông, tổng sơ đồ phát triển ngành điện theo hướng loại bỏ bớt các hạn chế đối với ĐTNN phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương. Ban hành các quy hoạch ngành cũn thiếu như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, dạy nghề cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép cho các dự án thuộc lĩnh vực này. Trên cơ sở đó sớm xem xét chấm dứt hiệu lực của Công văn số 180/VPCP-QHQT của Văn phũng Chớnh phủ về việc yờu cầu tạm dừng xem xột cỏc dự ỏn mới đào tạo đại học. Điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp đến năm 2010 cho phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có thể chủ động xây dựng mới hoặc mở rộng KCN trong trường hợp đó lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp hiện có. Hoàn chỉnh Danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ sung những dự án quy mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài. Đề nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo trỡnh Thủ tướng Chính phủ trước tháng 12 năm 2004 Danh mục mới kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2010. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về ĐTNN theo hướng hỡnh thành một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thêm điều kiện thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Trước mắt giải quyết các vướng mắc về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng theo hướng Bộ KH & ĐT đó trỡnh Thủ tướng Chính Phủ tại Công văn số 806/BKH-PC ngày 6/2/2004. Sửa đổi Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 23
  25. 19/9/2003 của Chính phủ theo hướng nới lỏng hạn chế tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, giáo dục đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh. Triển khai có hiệu quả các Nghị định mới của Chính phủ như Nghị định 27/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 24/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam; Nghị định 38/2003/NĐ-CP về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hỡnh thức cụng ty cổ phần; Quyết định số 146/2003/QĐ-Ttg ngày 11/3/2003 về việc góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về quy chế KCN-KCX-KCN cao. Đề nghị các Bộ, ngành sớm ban hành các thông tư hướng dẫn như Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Nghị định 06 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích ĐTNN và lĩnh vực giáo dục, đào tạo; Thông tư của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn việc thế chấp quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư hướng dẫn việc niêm yết của các công ty cổ phần có vốn ĐTNN trên thị trường chứng khoán; văn bản của Bộ Thương mại phân loại chi tiết nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu để thực hiện việc miễn thuế nhập khẩu trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án đầu tư nước ngoài vào các địa bàn có điều kiện kinh tế - xó hội đặc biệt khó khăn. Nghiờn cứu và ỏp dụng hỡnh thức mua lại và sỏt nhập (M & A) vào thực tế nước ta để mở kênh mới thu hút ĐTNN, vỡ đây cũng là một động lực của dũng vốn ĐTNN hiện nay. Nghiên cứu áp dụng một số hỡnh thức đầu tư mới như mô hỡnh cụng ty mẹ-con (Holding Company), cụng ty hợp danh để tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. - . Tiếp tục cải tiến quy trỡnh thẩm định dự án, theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định, từng bước chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Trước mắt, đề nghị các Bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét có ý kiến sớm về cỏc dự ỏn mà Bộ KH & ĐT đó gửi xin ý kiến, thực hiện đúng quy định về thời gian xem xét góp ý ghi trong Nghị định 24/2001/NĐ-CP của Chính phủ (không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ). - Đẩy nhanh lộ trỡnh ỏp dụng cơ chế một giá và cắt giảm một số chi phí sản xuất nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và xoá bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đề nghị Chính phủ quyết định thống nhất áp dụng cơ chế một giá đối với đầu tư trong nước và ĐTNN từ đầu năm 2005 và công bố rộng rói để các nhà đầu tư biết. - Giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi kết hợp với khuyến khích mở rộng đầu tư. Tiếp tục rà soát các dự án theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ để một mặt thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án gặp khó khăn, mặt khác xử lý rỳt giấy phép đầu tư đối với các dự án không có khả năng triển khai để tỡm đối tác mới thay thế. Trước mắt, 24
  26. xử lý dứt điểm các vướng mắc của các dự án lớn nêu trong Báo cáo chuyên đề về các dự án lớn gặp vướng mắc. - Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Trong năm 2004 Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xây dựng và trỡnh Chớnh phủ chương trỡnh hành động quốc gia về xúc tiến đầu tư nước ngoài đến năm 2010. Trước mắt cần đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trỡnh chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn, loại hỡnh doanh nghiệp. Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, các cơ quan đại diện nước ta ở một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các Tập đoàn xuyên quốc gia. Kiến nghị Chính phủ cho phép thành lập Quỹ xúc tiến đầu tư trong năm 2004 nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm theo hướng trích 1% từ nguồn đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để trang trải công tác vận động xúc tiến đầu tư của các ngành, địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại tổ chức phối hợp nghiên cứu tỡnh hỡnh kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút ĐTNN của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp. - Triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị giao các Bộ, ngành triển khai thực hiện các thỏa thuận trong Chương trỡnh hành động Sáng kiến chung Việt-Nhật gồm 44 điểm trong phạm vi chức năng quản lý của mỡnh. - Thanh toán dứt điểm trong năm 2004 các công trỡnh điện ngoài hàng rào theo Nghị quyết 09/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với những trường hợp vướng mắc, không thể thanh toán được, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định để thông báo rừ với chủ đầu tư. - Đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài nguyên-Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu trỡnh Chớnh phủ phương án xử lý cỏc vướng mắc của các dự án kinh doanh nhà và phát triển khu đô thị. Cụ thể: các vướng mắc về cơ chế chuyển quyền sử dụng đất cho người mua, cơ chế thuê, cho thuê lại đất; cơ chế đối với các dự án thứ cấp; các quy định đối với các công trỡnh sau khi bỏn hết nhà.v.v. - Tiếp tục mở rộng phõn cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, sửa đổi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp quản lý dự án đầu tư nước ngoài đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến 20 triệu USD - áp dụng chung cho tất cả các tỉnh, thành phố. - Đề nghị Chính phủ giao Bộ Công nghiệp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế trong nước. giải pháp nhằm 25
  27. KẾT LUẬN Những vấn đề liên quan đền FDI nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói riêng là những vấn đề hiện nay đang rất được quan tâm. Nhà nước ta luôn xác định nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Làm thế nào để thu hút FDI nhiều hơn nữa và hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh hoạt động có hiệu quả đang là bài toán đặt ra cho các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra và thực hiện. Có thành công, có thất bại nhưng chắc chắn một điều rằng chúng ta đang đi đúng hướng điều đó đã được minh chứng rõ nét trong các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội mà chúng ta đạt được trong thời gian qua. 26
  28. MỤC LỤC Phần I: Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước với doanh nghiệp liên doanh 2 1.1. Khái niệm doanh nghiệp liên doanh 2 1.2. Quản lý nhà nước với doanh nghiệp liên doanh 3 1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch FDI trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 3 1.2.2 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách FDI 4 1.2.3. Công tác thẩm định và cấp giấy phộp dự ỏn 5 1.2.4. Ban hành hệ thống luật pháp và Kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật của các đơn vị liên doanh 12 1.2.5. Các chức năng khác quản lý nhà nước về kinh tế 15 Phần II: Phương hướng hoàn thiện môi trường đầu tư để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh 16 2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp ở việt nam trong những năm qua 16 2.1.1 Kết quả thu hút vốn ĐTNN: 16 2.1.2. Tỡnh hỡnh thực hiện dự ỏn: 16 2.2. Đánh giá mặt tích cực hạn chế và nguyên nhân 19 2. 2.1. Mặt tớch cực: 19 2.2.2. Hạn chế 21 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt nam 23 Kết luận 26 Mục lục 27 27