Luận văn Phức Koszul và lý thuyết bội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phức Koszul và lý thuyết bội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phuc_koszul_va_ly_thuyet_boi.pdf
Nội dung text: Luận văn Phức Koszul và lý thuyết bội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN BẢN PHỨC KOSZUL VÀ LÝ THUYẾT BỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC HÀ NỘI - 2013
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM VĂN BẢN PHỨC KOSZUL VÀ LÝ THUYẾT BỘI Chuyên ngành: ĐẠI SỐ VÀ LÝ THUYẾT SỐ Mã số: 60.46.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Dương Quốc Việt HÀ NỘI - 2013
- Lời nói đầu Lý thuyết Bội là một trong những lý thuyết quan trọng của cả Đại số giao hoán và Hình học đại số. Nó phát triển từ khái niệm bội của nghiệm của một đa thức và việc đếm số bội giao trong Hình học đại số. Trong khoảng một thế kỷ qua, nó đã được phát triển theo nhiều cách thức bởi các tên tuổi lớn của Toán học thế giới. Kết quả nổi bật nhất về Lý thuyết Bội được viết lên bởi Jean-Pierre Serre năm 1965 trong “Algèbre locale. Multiplicités” về mối liên hệ giữa bội và đặc trưng Euler-Pointcaré của phức Koszul: Cho một R−module hữu hạn sinh M và một dãy x trong R là một hệ bội của M. Gọi H•(x,M) là đồng điều Koszul của x với hệ số trong M và I = (x) là ideal của R. Khi đó, đặt X i χ(x,M) = (−1) l(Hi(x,M)) i thì theo định lý Serre ta có e(I,M) nếu x là một hệ tham số của M, χ(x,M) = 0 với các trường hợp khác. Năm 1958, trong bài báo “Codimension and multiplicity”, M. Auslander và D. A. Buchsbaum đã chứng minh được một phiên bản của định lý Serre đối với mọi vành Noether, đồng thời đưa ra mô tả rõ ràng cho khái niệm bội. D. G. Northcott năm 1968 trong “Lessons on rings, modules, and multiplici- i
- ties” đã giới thiệu khái niệm “bội hình thức (multiplicity symbol)”, và phát triển một cách hệ thống lý thuyết bội từ những tính chất hình thức của khái niệm này. Liên quan đến đặc trưng Euler-Pointcaré, với mọi j ≥ 0, đặt X i−j χj(x,M) = (−1) l(Hi(x,M)) i≥j và gọi là đặc trưng Euler-Pointcaré từng phần. Ta có một kết quả khá quan trọng khi xem xét các đặc trưng này, là χj(x,M) ≥ 0 với j ≥ 0. Serre đã chứng minh χj(x,M) ≥ 0 với j > 1. Việc chứng minh mệnh đề này đúng trong trường hợp j = 1 (được trình bày trong “On the vanishing of Tor in regular local rings” của S. Lichtenbaum năm 1966) giúp ta đưa ra được tiêu chuẩn khác cho module Cohen-Macaulay. Mục đích chính của luận văn là hệ thống lại một cách chi tiết một số kết quả cơ bản của Lý thuyết bội, trong đó, nội dung chính là chứng minh định lý Serre. Để làm được điều này, luận văn được tiến hành theo 2 chương: Chương 1: Trình bày về phức Koszul, những tính chất của phức Koszul và đồng điều Koszul, chuẩn bị các kiến thức cần thiết để định nghĩa đặc trưng Euler-Pointcaré của phức Koszul. Chương 2: Trình bày về hàm Hilbert, bội hình thức và những tính chất của bội hình thức. Trong đó: Mục 2.1 trình bày hàm Hilbert, đa thức Hilbert của một module phân bậc cùng các tính chất liên quan. Mục 2.2 nói về bội của một module hữu hạn sinh, bội hình thức và một số kết quả chính của Lý thuyết bội, trong đó có định lý Serre và các hệ quả của nó. Đây là nội dung chính của luận văn. Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt ii
- tình, sâu sắc của PGS. TS Dương Quốc Việt. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất đến người thầy của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng phản biện đã đọc và cho tôi những ý kiến quý báu. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Bộ môn Đại số, khoa Toán Tin cùng các thầy cô khác đã giảng dạy, hướng dẫn, tạo điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Hà Nội, tháng 09 năm 2013 Người thực hiện Phạm Văn Bản iii
- Mục lục Lời nói đầu i Danh mục các ký hiệu v 1 Phức Koszul 1 1.1 Lũy thừa ngoài và đại số ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . .1 1.2 Định nghĩa phức Koszul . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6 1.3 Các tính chất của phức Koszul . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9 2 Lý thuyết bội 21 2.1 Hàm Hilbert - Samuel . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 2.2 Lý thuyết bội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29 Tài liệu tham khảo 44 iv
- Danh mục các ký hiệu R Vành giao hoán, có đơn vị 1 6= 0 (R, m) Vành địa phương Noether với ideal cực đại là m N M Lũy thừa tensor của R−module M V M = (N M) /= Đại số ngoài của M x ∧ y Tích trong V M Vi M Lũy thừa ngoài thứ i của M K•(f) Phức Koszul của dạng tuyến tính f K•(f, M) = K•(f) ⊗R M Phức Koszul của f với hệ số trong M H•(f) Đồng điều Koszul của f H•(f, M) Đồng điều Koszul của f với hệ số trong M H•(f) = H•(K•(f)) Đối đồng điều Koszul của f H•(f, M) = H•(K•(f, M)) Đối đồng điều Koszul của f với hệ số trong M grade(I,M) Bậc của M trong I H(M, n) Hàm Hilbert của module phân bậc M HM (t) Chuỗi Hilbert của module phân bậc M ∆ Toán tử số gia PM (X) Đa thức Hilbert của module phân bậc M e(M) Bội của module phân bậc M grI (R) Vành phân bậc liên kết của R theo ideal I grI (M) Module phân bậc liên kết của M theo ideal I v
- I χM (n) Hàm Hilbert - Samuel của M theo ideal I e(I,M) Bội của M theo I L∞ i i R+(I) = i=0 I t Vành Rees L∞ i i R+(I,M) = i=0 I Mt λ(I,M) Độ trải giải tích của I theo M λ(I) = λ(I,R) Độ trải giải tích của I e(x,M) Bội hình thức χ(x,M) Đặc trưng Euler của đồng điều Koszul H•(x,M) Kq(R) Phạm trù các R−module hữu hạn sinh, mà có số chiều không quá q χj(x,M) Đặc trưng Euler từng phần của M theo x vi
- Chương 1 Phức Koszul Phức Koszul lần đầu xuất hiện trong "Uber¨ die Theorie der algebraischen Formen" (1890) của Hilbert: sau khi chứng minh định lý syzygy, Hilbert xác định một phép giải tự do của k[X1, ,Xn]−module k. Phức Koszul K•(x) là một công cụ hữu hiệu để tìm hiểu tính chất của một dãy x = x1, . . . , xn các phần tử trong vành R. Ta có thể tính grade(I,M) thông qua đồng điều của K•(x) ⊗ M trong đó I là ideal sinh bởi x. Hơn nữa, phức Koszul vừa có cấu trúc một phức, lại vừa có cấu trúc đại số. Để nhấn mạnh điều này, ta giới thiệu một cách tổng quát phức Koszul từ các dạng tuyến tính. Các kết quả chính về phức Koszul trong chương này được đưa ra từ [4]. Để thuận tiện cho bạn đọc, xin bắt đầu từ lũy thừa ngoài và đại số ngoài. 1.1 Lũy thừa ngoài và đại số ngoài Cho R là một vành, M là một R−module. Chúng ta xét R như một vành phân bậc với một phân bậc tầm thường. Đặt M ⊗i là lũy thừa tensor thứ i của 1
- M, nghĩa là tích tensor M ⊗ M ⊗ · · · ⊗ M của i nhân tử M, với i > 0, và R ứng với i = 0. Lũy thừa tensor có dạng một R−module phân bậc ∞ O M M = M ⊗i. i=0 Tương ứng ((x1, . . . , xm), (y1, . . . , yn)) 7→ x1 ⊗ · · · ⊗ xm ⊗ y1 ⊗ · · · ⊗ yn sinh ra một ánh xạ R−song tuyến tính từ M ⊗m × M ⊗n → M ⊗(m+n), mở rộng của nó trong N M × N M làm cho N M có cấu trúc của một R−đại số phân bậc kết hợp. Đại số tensor này được đặc trưng bởi một tính phổ dụng: Cho một ánh xạ R−tuyến tính ϕ : M → A với A là một R−đại số, tồn tại duy nhất một đồng cấu R−đại số φ : N M → A là mở rộng của ϕ, ở đây, chúng ta đồng nhất M và M ⊗1. Đại số ngoài V M là đại số các lớp thặng dư ^ O M = M /= trong đó = là ideal sinh bởi phần tử x ⊗ x, x ∈ M. Do = là ideal sinh bởi các phần tử thuần nhất nên V M kế thừa cấu trúc của một R−đại số phân bậc. Tích trong V M được ký hiệu là x ∧ y. Nói chung, V M không giao hoán, tuy nhiên, nó có tính chất thay phiên: ^ x ∧ y = (−1)(deg x)(deg y)y ∧ x với mọi phần tử thuần nhất x, y ∈ M và x ∧ x = 0 với mọi phần tử thuần nhất x, deg x lẻ. Cho x1, . . . , xn ∈ M và π là một hoán vị của {1, 2, . . . , n}. Khi đó xπ(1) ∧ · · · ∧ xπ(n) = σ(π)x1 ∧ · · · ∧ xn 2
- trong đó σ(π) là dấu của π. Hơn nữa, x1 ∧ · · · ∧ xn = 0 nếu xi = xj với i 6= j nào đó. Cho một tập con I của {1, 2, . . . , n}, ta đặt xI = xi1 ∧ · · · ∧ xim ở đó I = {i1, . . . , im} với i1 k. Nếu J ∩K 6= ∅, đặt σ(J, K) = 0. Khi đó xJ ∧ xK = σ(J, K)xJ∪K. Ký hiệu xI có thể được mở rộng một cách tổng quát trong trường hợp (xg)g∈G là một họ các phần tử của M được đánh số mởi một tập sắp thứ tự tuyến tính G và I là một tập con hữu hạn của G. Thành phần bậc thứ i của V M được ký hiệu là Vi M và được gọi là lũy thừa ngoài của M. Từ định nghĩa của V M, dễ dàng suy ra có các đẳng cấu tự nhiên V0 M ∼= R, V1 M ∼= M, do đó, ta có thể đồng nhất R và V0 M, M và V1 M. Vj Cho (xg)g∈G là một hệ sinh của M. Khi đó, M được sinh bởi các tích ngoài xI với I ⊂ G và |I| = j. Đặc biệt, nếu M được sinh bởi x1, . . . , xn thì Vi M = 0 với mọi i > n. Đại số ngoài được đặc trưng bởi tính phổ dụng mà nó kế thừa từ thuộc tính này của đại số tensor: Cho một ánh xạ R−tuyến tính ϕ : M → E từ M vào một R−đại số E thỏa ϕ(x)2 = 0 với mọi x ∈ M, tồn tại duy nhất một đồng cấu R−đại số ψ : V M → E là mở rộng của ϕ. Từ đây ta suy ra với mỗi ánh xạ R−tuyến tính ϕ : M → N thì tồn tại duy nhất một đồng cấu R−đại số ∧ϕ sao cho biểu đồ ϕ MN/ nat nat ^ ^ M / N ∧ϕ 3
- giao hoán (nat là đồng cấu nhúng tự nhiên), ∧ϕ là đồng cấu bậc 0 thỏa ∧ϕ(x1 ∧ · · · ∧ xn) = ϕ(x1) ∧ · · · ∧ ϕ(xn) với mọi x1, . . . , xn ∈ M. Nếu ϕ là một toàn cấu thì ∧ϕ cũng là một toàn cấu, và Ker ∧ϕ là ideal được sinh bởi Ker ϕ. Ánh xạ Vi M → Vi N cảm sinh từ ∧ϕ được ký hiệu là ∧iϕ. Giả sử ϕ là một toàn cấu, khi đó ∧iϕ cũng là toàn cấu, và từ mô tả của Ker ∧ϕ và tính chất thay phiên của V M ta dễ dàng suy ra dãy i−1 i i ^ ^ ∧iϕ ^ M ⊗ Ker ϕ → M −−→ N → 0 i−1 là khớp, trong đó, ánh xạ bên trái cảm sinh từ phép nhân ngoài V M ×Ker ϕ → i V M. Lũy thừa ngoài Vi M cũng được đặc trưng bởi thuộc tính phổ dụng: Với mọi ánh xạ i−tuyến tính thay phiên α : M i → N (N là một R−module), tồn tại duy nhất một ánh xạ R−tuyến tính λ : Vi M → N sao cho α(x1, . . . , xi) = λ(x1 ∧ · · · ∧ xi) với mọi x1, . . . , xi ∈ M. Một thuộc tính quan trọng của đại số ngoài là nó giao hoán với sự mở rộng cơ sở: Nếu R → S là một đồng cấu của các vành giao hoán, thì có một đẳng cấu tự nhiên ^ ∼ ^ M ⊗R S = (M ⊗R S) giữa các S−đại số phân bậc. V V Cho M1,M2 là các R−module. Trên ( M1) ⊗ ( M2) ta định nghĩa một phép nhân như sau 0 (x ⊗ y)(x0 ⊗ y0) = (−1)(deg y)(deg x )(x ∧ x0)(y ∧ y0) 0 V 0 V với mọi phần tử thuần nhất x, x ∈ M1, y, y ∈ M2. Dễ kiểm tra rằng V V ( M1) ⊗ ( M2) với phép nhân trên là một R−đại số phân bậc thay phiên. 4
- ∼ Thành phần bậc 1 của nó là (M1 ⊗ R) ⊕ (R ⊗ M2) = M1 ⊕ M2. Bởi thuộc tính V V phổ dụng của đại số ngoài, ánh xạ tự nhiên M1 ⊕ M2 → ( M1) ⊗ ( M2) mở V V V rộng thành một đồng cấu R−đại số φ : (M1 ⊕ M2) → ( M1) ⊗ ( M2). V V V Ta có nghịch đảo ψ :( M1) ⊗ ( M2) → (M1 ⊕ M2) của φ xác định bởi ψ(x ⊗ y) = ψ1(x) ∧ ψ2(y) V V trong đó ψi : Mi → (M1 ⊕ M2) là mở rộng của phép nhúng tự nhiên Mi → M1 ⊕ M2. Tích hợp thành φ ◦ ψ và ψ ◦ φ là những ánh xạ đồng nhất trên V V V ( M1) ⊗ ( M2) và (M1 ⊕ M2). Từ đó ta có đẳng cấu ^ ^ ∼ ^ M1 ⊗ M2 = (M1 ⊕ M2) giữa các R−đại số phân bậc thay phiên. Ta xét một trường hợp quan trọng nhất của M: một R−module tự do hữu hạn sinh F . Giả sử e1, . . . , en là cơ sở của F . Các phần tử có dạng eI với I ⊂ {1, 2, . . . , n} và |I| = i, Vi Vi n là một cơ sở của F . Trong trường hợp đặc biệt, F là tự do có hạng là i , bảng nhân trong V F liên kết với cơ sở này được cho bởi eI ∧ eJ = σ(I,J)eI∪J . L Giả sử R là một vành phân bậc, và M = Mi là một R−module phân i∈Z bậc. Khi đó ta có thể xác định trên V M một cách phân bậc duy nhất sao cho M ⊂ V M có sự phân bậc đã cho và V M là một đại số phân bậc trên R. Ta Ln hạn chế với trường hợp M = F = i=1 R(−ai). Đặt e1, . . . , en là cơ sở của F P tương ứng với sự phân tích này. Khi đó, ta gán cho eI có bậc là i∈I ai và dễ dàng thấy rằng sự phân bậc cảm sinh trên V F làm cho V F là một R−đại số phân bậc. 5
- 1.2 Định nghĩa phức Koszul Cho R là một vành, L là một R−module và f : L → R là một dạng tuyến tính. Tương ứng n X i+1 (x1, . . . , xn) 7→ (−1) f(xi)x1 ∧ · · · ∧ xbi ∧ · · · ∧ xn i=1 n Vn−1 xác định một ánh xạ n−tuyến tính thay phiên từ L vào L (xbi chỉ ra rằng xi không có mặt trong biểu thức tích ngoài). Bởi thuộc tính phổ dụng của lũy (n) Vn Vn−1 thừa ngoài thứ n, tồn tại một ánh xạ R−tuyến tính df : L → L với n (n) X i+1 df (x1 ∧ · · · ∧ xn) = (−1) f(xi)x1 ∧ · · · ∧ xbi ∧ · · · ∧ xn i=1 (n) với mọi x1, . . . , xn ∈ L. Tập các ánh xạ df xác định một R−đồng cấu phân bậc ^ ^ df : L → L có bậc là −1. Bằng tính toán trực tiếp, ta kiểm tra được các tính chất sau deg x df ◦ df = 0 và df (x ∧ y) = df (x) ∧ y + (−1) x ∧ df (y) V với mọi phần tử thuần nhất x, y ∈ L. Do df ◦ df = 0 nên ta suy ra n n−1 2 ^ df ^ ^ df f · · · → L −→ L → · · · → L −→ L −→ R → 0 (1.1) là một phức. Tính chất thứ hai chứng tỏ rằng df là một vi phân ngoài. Định nghĩa 1.1. Phức (1.1) được gọi là phức Koszul của f, ký hiệu là K•(f). Tổng quát, nếu M là một R−module thì phức K•(f) ⊗R M được gọi là phức Koszul của f với hệ số trong M, ký hiệu là K•(f, M); vi phân của nó được ký hiệu là df,M . Mệnh đề 1.2. Cho R là một vành, L là một R−module và f : L → R là một ánh xạ R−tuyến tính. 6
- a. Phức Koszul K•(f) mang cấu trúc của một đại số thay phiên phân bậc kết hợp, cụ thể là V L. b. Vi phân df của nó là một vi phân ngoài bậc −1. c. Với mọi R−module M, phức K•(f, M) là một K•(f)−module một cách tự nhiên. deg x d. Ta có df,M (x.y) = df (x).y + (−1) x.df,M (y) với mọi phần tử thuần nhất x ∈ K•(f) và y ∈ K•(f, M). Chứng minh: a. và b. được suy ra từ phần mô tả trước mệnh đề. c. là rõ ràng: nếu A là một R−đại số, thì A ⊗R M là một A−module với mọi R−module M. d. Xét y = w ⊗ z với w ∈ K•(f), z ∈ M, khi đó df,M (x.w ⊗ z) = df,M ((x ∧ w) ⊗ z) = df (x ∧ w) ⊗ z. Do df là một vi phân ngoài bậc −1 nên ta suy ra deg x df (x ∧ w) ⊗ z = (df (x) ∧ w + (−1) x ∧ df (w)) ⊗ z deg x = (df (x) ∧ w) ⊗ z + (−1) (x ∧ df (w)) ⊗ z deg x = df (x).(w ⊗ w) + (−1) x.(df,M (w ⊗ z)) = d (x).y + (−1)deg xx.d (y). f f,M Cho tập con S của K•(f) và tập con U của K•(f, M), đặt S.U là R−module con của K•(f, M) sinh bởi các tích s.u với s ∈ S, u ∈ U. Đặt Z•(f) = Ker df ,Z•(f, M) = Ker df,M B•(f) = Im df ,B•(f, M) = Im df,M . 7
- Định nghĩa 1.3. Đồng điều H•(f) = Z•(f)/B•(f) được gọi là đồng điều Koszul của f. Với mọi R−module M, đồng điều H•(f, M) = Z•(f, M)/B•(f, M), được gọi là đồng điều Koszul của f với hệ số trong M. Theo Mệnh đề 1.2d. ta dễ dàng nhận được các quan hệ sau Z•(f).Z•(f, M) ⊂ Z•(f, M),Z•(f).B•(f, M) ⊂ B•(f, M), B•(f).Z•(f, M) ⊂ B•(f, M) ∼ Chúng ta có một đẳng cấu tự nhiên K•(f) = K•(f, R). Quan hệ đầu tiên kéo theo Z•(f) là một R−đại số con phân bậc của K•(f), quan hệ thứ hai và thứ ba chỉ ra rằng B•(f) là một ideal của Z•(f). Mệnh đề 1.4. Cho R là một vành, L là một R−module và f : L → R là một ánh xạ R−tuyến tính. a. Đồng điều Koszul H•(f) mang cấu trúc của một R−đại số thay phiên phân bậc kết hợp. b. Với mọi R−module M, đồng điều H•(f, M) là một H•(f)−module một cách tự nhiên. Chứng minh: a. H•(f) là một R−đại số được suy ra từ phần mô tả trước mệnh đề. Những tính chất còn lại được kế thừa từ thương của R−đại số con phân bậc của K•(f) trên các ideal phân bậc. b. Quan hệ đầu tiên bên trên chứng tỏ rằng Z•(f, M) là một Z•(f)−module, quan hệ thứ hai chứng tỏ rằng B•(f, M) là một Z•(f)−module của Z•(f, M), và quan hệ thứ ba kéo theo Z•(f, M)/B•(f, M) bị triệt tiêu bởi B•(f). 8
- 1.3 Các tính chất của phức Koszul Ta đặt • • K (f) = HomR(K•(f),R),K (f, M) = HomR(K•(f),M) H•(f) = H•(K•(f)),H•(f, M) = H•(K•(f, M)). H•(f) (tương ứng, H•(f, M)) được gọi là đối đồng điều Koszul của f (tương ứng, đối đồng điều Koszul của f với hệ số trong M). Đặt I = Im f ⊂ R, bởi cách xây dựng trên ta được H0(f) = R/I và H0(f, M) = M/MI. Mệnh đề 1.5. Cho R là một vành, L là một R−module và f : L → R là một ánh xạ R−tuyến tính. Đặt I = Im f. • • a. Với mọi a ∈ I, phép nhân bởi a trên K•(f), K•(f, M), K (f), K (f, M) là đồng luân rỗng. • • b. Đặc biệt, I làm triệt tiêu H•(f), H•(f, M), H (f), H (f, M). • • c. Nếu I = R thì các phức K•(f), K•(f, M), K (f), K (f, M) là các đồng luân rỗng. Đặc biệt, đồng điều và đối đồng điều của chúng biến mất. Chứng minh: a. Ta chọn x ∈ L và a = f(x). Đặt ϑa là phép nhân bởi a trên K•(f), và λx là phép nhân trái bởi x trên K•(f). Khi đó, dễ kiểm tra rằng ϑa = df ◦ λx + λx ◦ df . Khi đó, phép nhân bởi a trên K•(f) là một đồng luân rỗng. Do ϑa ⊗ M và • Hom(ϑa,M) là các phép nhân bởi a trên K•(f, M) và K (f, M) nên phần còn lại của a. được suy ra. b. Ta có nếu ϕ là một đồng cấu phức đồng luân rỗng thì ánh xạ cảm sinh bởi ϕ trên đồng điều là ánh xạ không. Khi đó từ a. ta suy được b. 9
- c. Ta chọn a = 1, sau đó áp dụng a. và b. Cho L1,L2 là các R−module, f1 : L1 → R và f2 : L2 → R là các ánh xạ R−tuyến tính. Khi đó, f1 và f2 cảm sinh một dạng tuyến tính f : L1 ⊕ L2 → R xác định bởi f(x1 ⊕ x2) = f1(x1) + f2(x2). Mệnh đề 1.6. Với f1, f2 và f như giới thiệu trên, ta có một đẳng cấu giữa các phức ∼ K•(f1) ⊗R K•(f2) = K•(f). Chứng minh: R−đại số phân bậc nằm dưới K•(f1)⊗R K•(f2) và K•(f), cụ thể V V V V là L1 ⊗ L2 và L = (L1 ⊕ L2) là đẳng cấu nhau, nên ta có thể đồng nhất V chúng. Vi phân df là vi phân ngoài trên L, khi thu hẹp trên thành phần bậc nhất L = L1 ⊕ L2 thì trùng với df1 ⊗ df2 . Một vi phân ngoài trên đại số ngoài V L xác định duy nhất bởi các giá trị của nó trên L. Do vậy, ta chỉ cần chỉ ra rằng df1 ⊗ df2 cũng là một vi phân ngoài. Thật vậy, thành phần bậc thứ n của Ln Vi Vn−i K•(f1) ⊗ K•(f2) là i=0 L1 ⊗ L2 , và i df1 ⊗ df2 (x ⊗ y) = df1 (x) ⊗ y + (−1) xdf2 (y) Vi Vn−i với mọi x ⊗ y ∈ L1 ⊗ L2. Khi đó ta dễ dàng suy ra df1 ⊗ df2 cũng là một vi phân ngoài. Mệnh đề 1.7. Cho R là một vành, L là một R−module và f : L → R là một ánh xạ R−tuyến tính. Giả sử ϕ : R → S là một đồng cấu vành. Khi đó, ∼ a. Ta có một đẳng cấu tự nhiên K•(f) ⊗R S = K•(f ⊗ S). ∼ b. Ngoài ra, nếu ϕ là phẳng thì H•(f, M) ⊗ S = H•(f ⊗ S, M ⊗ S) với mọi R−module M. 10
- V ∼ V Chứng minh: Có một đẳng cấu tự nhiên ( L) ⊗ S = (L ⊗ S), và df ⊗ S và df⊗S đều là các vi phân ngoài trùng nhau ở thành phần bậc 1. Do đó, chúng ta có thể lập luận như trong chứng minh của Mệnh đề 1.6 và điều này suy ra a. b. lập tức được suy ra từ tính chất H•(C• ⊗ S) = H•(C•) ⊗ S với mọi phức C• trên R nếu S là một R−module phẳng. Giả sử L, L0 là các R−module với các dạng tuyến tính f : L → R và f 0 : L0 → R. Mỗi R−đồng cấu ϕ : L → L0 mở rộng thành một đồng cấu ∧ϕ : V L → V L0 của các R−đại số. Khi đó 0 0 Mệnh đề 1.8. Nếu f = f ◦ ϕ thì ∧ϕ : K•(f) → K•(f ) là một đồng cấu giữa các phức. Cho L là một R−module tự do hữu hạn sinh với cơ sở e1, . . . , en. Khi đó, một dạng tuyến tính f trên L xác định duy nhất bởi các giá trị xi = f(ei), i = 1, . . . , n. Ngược lại, cho một dãy x = x1, . . . , xn thì tồn tại một dạng tuyến tính trên L thỏa f(ei) = xi. Ta đặt K•(x) = K•(f) và gọi là phức Koszul của dãy x. Từ đây, chúng ta chỉ xem xét các phức Koszul K•(x). Từ f có thể xem là tổng trực tiếp của các dạng tuyến tính fi : R → R, fi(1) = xi, từ Mệnh đề 1.6 ta suy ra đẳng cấu ∼ 0 ∼ K•(x) = K•(x ) ⊗ K•(xn) = K•(x1) ⊗ · · · ⊗ K•(xn), 0 trong đó x = x1, . . . , xn−1. Khi đó, ta thấy rằng K•(x) là một bất biến dưới hoán vị của x. Đặt ideal I = (x). Cho F• là một phép giải xạ ảnh của R/I. Khi đó, H0(x) = R/I, tồn tại một đồng cấu giữa các phức ϕ : K•(x) → F• mà là đồng nhất trên R/I; chú ý rằng ϕ là đồng luân duy nhất. 11
- Mệnh đề 1.9. Cho R là một vành, x = x1, . . . , xn là một dãy trong R và I = (x). Với mọi i, tồn tại đồng cấu tự nhiên R i i Hi(x,M) → Tori (R/I, M) và ExtR(R/I, M) → H (x,M). Chứng minh: Đồng cấu ϕ ở trên sinh ra các đồng cấu giữa các phức ϕ ⊗ M : • K•(f, M) → F• ⊗ M và HomR(ϕ, M) → K (f, M). Cho L là một R−module tự do với cơ sở e1, . . . , en, khi đó e1 ∧ · · · ∧ en là Vn Vn một cơ sở của L, và tồn tại duy nhất một R−đẳng cấu ωn : L → R thỏa Vn ∼ ωn(e1 ∧ · · · ∧ en) = 1 (một đẳng cấu L = R thường được gọi là một định ∗ Vi Vn−i hướng trên L). Chúng ta định nghĩa ωi : L → L xác định bởi i n−i ^ ^ (ωi(x))(y) = ωn(x ∧ y), với mọi x ∈ L, y ∈ L. (Cách xác định này không gây mơ hồ nếu ta đồng nhất R và R∗ thông qua đẳng cấu tự nhiên.) Nó ngay lập tức kéo theo 0 nếu I ∩ J 6= ∅, (ωi(eI ))(eJ ) = (1.2) σ(I,J) nếu I ∩ J = ∅. Điều này chứng tỏ rằng ωi là một đẳng cấu. Nếu chúng ta ký hiệu cơ sở liên ∗ hợp của (eI ) là (eI ), thì (1.2) cho ta ∗ ωi(eI ) = σ(I, I)eI trong đó I = {1, 2, . . . , n}\I. Ta xét biểu đồ sau n d n−1 d d d / ^ / ^ / / / / K•(x) : 0 L L ··· LR 0 ω1 ω0 ωn ωn−1 ∗ ∗ n−1 ! n ! d∗ d∗ d∗ ^ d∗ ^ K•(x) : 0 / R / L∗ / ··· / L / L / 0 ∗ ∗ trong đó d = dx và d = (dx ) . 12
- Mệnh đề 1.10. Cho x = x1, . . . , xn là một dãy trong vành R. a. Với các ký hiệu như vừa giới thiệu trên, ta có i−1 ∗ ωi−1 ◦ di = (−1) dn−i+1 ◦ ωi với mọi i. • ∗ b. Các phức K•(x) và K (x) = (K•(x)) là đẳng cấu nhau (ta nói K•(x) tự liên hợp). • c. Tổng quát hơn, với mọi R−module M thì phức K•(x,M) và K (x,M) là đẳng cấu, và ∼ n−i d. Hi(x,M) = H (x,M), với mọi i = 0, 1, . . . , n. Chứng minh: a. Với mọi i = 1, . . . , n, xét eI với I ⊂ {1, . . . , n}, |I| = i. Khi đó, ta có i−1 ∗ ωi−1 ◦ di(eI ) = (−1) dn−i+1 ◦ ωi(eI ), ∀I. Vn Mà {eI } là cơ sở của L nên ta suy ra i−1 ∗ ωi−1 ◦ di = (−1) dn−i+1 ◦ ωi. i(i−1) b. Từ ωi là đẳng cấu nên ta suy ra ánh xạ τ = (−1) 2 ωi xác định một đẳng ∼ • ∗ cấu K•(x) = K (x) = (K•(x)) . ∗ c. Ta chú ý rằng: có một đồng cấu tự nhiên N ⊗ M → HomR(N, M) với R−module M, N. Nếu N là R−module tự do hữu hạn sinh thì đồng cấu trên • ∼ là một đẳng cấu, và nó cảm sinh ra đẳng cấu K (x)⊗M = HomR(K•(x),M). Áp dụng b. ta suy ra c. d. là một kết quả tầm thường thu được từ c. 13
- Mệnh đề 1.11. Cho R là một vành, x = x1, . . . , xn là một dãy trong R, các 0 → U → M → N → 0 là một dãy khớp các R−module. Khi đó dãy cảm sinh 0 → K•(x,U) → K•(x,M) → K•(x,N) → 0 là một dãy khớp các phức. Đặc biệt, ta có một dãy khớp dài các module đồng điều · · · → Hi(x,U) → Hi(x,M) → Hi(x,N) → Hi−1(x,U) → · · · . Chứng minh: Các thành phần của K•(x) là những module tự do, nên là những R−module phẳng. Nên suy ra nó bảo toàn các dãy khớp. Mệnh đề 1.12. Cho R là một vành và x ∈ R. a. Với mọi phức C• các R−module ta có dãy khớp 0 → C• → C• ⊗ K•(x) → C•(−1) → 0. b. Dãy khớp cảm sinh của các đồng điều là ±x · · · → Hi(C•) → Hi(C• ⊗ K•(x)) → Hi−1(C•) −→ Hi−1(C•) → · · · . c. Hơn nữa, nếu x là C•−chính quy thì ta có đẳng cấu ∼ H•(C• ⊗ K•(x)) = H•(C•/xC•). (Ta quy ước module phân bậc C•(−1) là phức C• với tất cả các bậc giảm đi 1). x Chứng minh: Phức Koszul K•(x) đơn giản là 0 → R −→ R → 0, thành phần bậc thứ i của K•(x) ⊗ C• là (R ⊗ Ci) ⊕ (R ⊗ Ci−1) = Ci ⊕ Ci−1. Do đó, với mỗi bậc ta có một dãy khớp ı π 0 → Ci −→ Ci ⊕ Ci−1 −→ Ci−1 → 0 14
- trong đó ı và π là các phép nhúng và phép chiếu tự nhiên. Nếu ∂ là vi phân của C• thì vi phân d trên Ci ⊕ Ci−1 được cho bởi ma trận ∂ (−1)i−1x 0 ∂ phù hợp với định nghĩa tích tensor của các phức và ta có được a. Đồng cấu nối trong dãy khớp cảm sinh được xác định bởi tương ứng sau: Với z ∈ Ci−1 sao cho ∂(z) = 0 −1 −1 z 7−→π (0, z) 7−→d ((−1)i−1xz, 0) 7−→ı (−1)i−1xz. Do đó, đồng cấu nối Hi(C•(−1)) = Hi−1(C•) → Hi−1(C•) là đồng cấu nhân bởi (−1)i−1x. Từ đó ta có b. Các ánh xạ tự nhiên Ci ⊕ Ci−1 → Ci → Ci/xCi tạo ra đồng cấu phức C• ⊗ K•(x) → C•/xC•. Cho z ∈ Ci sao cho ∂(z) ∈ xCi−1, khi đó tồn tại 0 0 i 0 i 0 z ∈ Ci−1 sao cho ∂(z) = xz , và d(z, (−1) z ) = (0, (−1) ∂(z )). Tiếp theo ta có x∂(z0) = ∂(∂(z)) = 0, do đó ∂(z0) = 0 do phép nhân bởi x là một đơn cấu trong i 0 C•: (z, (−1) z ) là tạo ảnh của z ∈ Ci/xCi. Khi đó ta được ánh xạ liên kết của đồng điều là một đẳng cấu, hay ∼ H•(C• ⊗ K•(x)) = H•(C•/xC•). Hệ quả 1.13. Cho R là một vành, x = x1, . . . , xn là một dãy trong R và M là một R−module. 0 a. Đặt x = x1, . . . , xn−1, ta có một dãy khớp ±xn 0 0 ±xn 0 ··· −−→ Hi(x ,M) → Hi(x,M) → Hi−1(x ,M) −−→ Hi−1(x ,M) → · · · . 0 00 0 b. Cho p ≤ n, x = x1, . . . , xp và x = xp+1, . . . , xn. Nếu x là dãy M−chính quy ∼ 00 0 yếu thì ta có một đẳng cấu H•(x,M) = H•(x , M/x M). 15
- Chứng minh: a. là trường hợp đặc biệt của Mệnh đề 1.12.b. khi ta cho C• = 0 K•(x ,M) và sử dụng đẳng cấu 0 ∼ 0 ∼ K•(x ,M) ⊗ K•(xn) = K•(x ) ⊗ M ⊗ K•(xn) = K•(x,M). Với b., ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp p = 1, trường hợp tổng quát được suy ra bằng quy nạp. Ta hoán vị dãy x thành x2, . . . , xn, x1 và áp dụng Mệnh đề 1.12.c. Hệ quả 1.14. Cho R là một vành, x là một dãy trong R và M là một R−module. a. Nếu x là một M−dãy thì K•(x,M) là một cyclic. b. Nếu x là một R−dãy thì K•(x) là một phép giải tự do của R/(x). Nhận xét 1.15. Cho R là một vành phân bậc và x = x1, . . . , xn là một dãy các phần tử thuần nhất. Khi đó x cảm sinh một dạng tuyến tính bậc 0 trên Ln F = i=1 R(− deg xi). Phức Koszul K•(x) là một phức phân bậc với một vi phân bậc 0 nếu ta xác định trên V F một sự phân bậc như phần mô tả trên. Vn ∼ Pn Đặc biệt, ta có F = R(− i=1 deg xi). Sự quan trọng của phức Koszul xuất phát từ việc H•(x,M) có độ dài là grade(I,M) nếu M là một module hữu hạn sinh trên một vành Noether R và I = (x). Giả sử sự hữu hạn trong phát biểu trên là cần thiết để làm rõ ràng sự tồn tại của M−dãy trong I từ sự triệt tiêu của module đồng điều Hi(x,M). Định lý sau được phát biểu mà không có giả sử này: Định lý 1.16. Cho R là một vành, x = x1, . . . , xn là một dãy trong R và M là một R−module. Nếu I = (x) chứa một M−dãy yếu y = y1, . . . , ym thì Hn+1−i(x,M) = 0 với i = 1, . . . , m và ∼ ∼ m Hn−m(x,M) = HomR(R/I, yM) = ExtR (R/I, M). 16
- Chứng minh: Đẳng cấu cuối được chứng minh trong [2]. Ta chứng minh ý còn lại bằng quy nạp theo m. Với m = 0 ta cần chỉ ra rằng ∼ Hn(x,M) = HomR(R/I, M). ∼ 0 0 Từ Mệnh đề 1.10 ta có Hn(x,M) = H (x,M) và H (x,M) đẳng cấu với Vn HomR(R/I, M) một cách tự nhiên. Một cách rõ ràng, nếu ta đồng nhất R⊗M ∼ n với R ⊗ M = M thông qua một định hướng ωn của R , thì Hn(x,M) trở thành R−module con {y ∈ M|Iy = 0} của M. Cho m ≥ 1, đặt M = M/y1M. Dãy khớp ngắn y 0 → M −→1 M → M → 0 cảm sinh dãy khớp y1 y1 · · · → Hi(x,M) −→ Hi(x,M) → Hi(x, M) → Hi−1(x,M) −→· · · Do y1 triệt tiêu Hi(x,M) với mọi i nên dãy khớp dài này tách thành các dãy khớp ngắn 0 → Hi(x,M) → Hi(x, M) → Hi−1(x,M) → 0. Thực hiện quy nạp tương tự, ta thu được điều cần chứng minh. Định lý 1.17. Cho R là một vành Noether và M là một R−module hữu hạn sinh. Giả sử I là một ideal của R sinh bởi x = x1, . . . , xn. a. Tất cả các module Hi(x,M), i = 1, . . . , n triệt tiêu nếu và chỉ nếu M = IM. b. Giả sử rằng Hi(x,M) 6= 0 với i nào đó, và đặt h = max{i : Hi(x,M) 6= 0}. Thì mọi M−dãy cực đại trong I đều có độ dài là g = n−h, hay grade(I,M) = n − h. 17
- ∼ Chứng minh: a. Chiều ⇒ là tầm thường: Nếu M = IM ⇔ H0(x,M) = M/IM = 0. ⇐: Ta chọn một ideal nguyên tố p. Do Mệnh đề 1.7 và tính phẳng của địa ∼ phương hóa nên ta có (Hi(x,M))p = Hi(x,Mp) trong đó x được xem như một dãy trong Rp của vế phải. Nếu I 6⊂ p thì Hi(x,Mp) = 0 theo Mệnh đề 1.5. Nếu I ⊂ p thì Mp = 0 theo bổ đề Nakayama, và ta lại có Hi(x,Mp) = 0. Vậy, Hi(x,M) = 0, với mọi i = 0, . . . , n. b. Do a. nên ta suy ra M 6= IM. Đặt y là M−dãy cực đại trong I, khi đó, y có chiều dài là g = grade(I,M). Khi đó, theo Định lý 1.16 thì Hi(x,M) = 0 ∼ g với mọi i = n − g + 1, . . . , n và Hn−g(x,M) = ExtR(R/I, M) 6= 0. Cho y là một M−dãy cực đại trong I, giả sử y có chiều dài là g. Khi đó Hi(x,M) = 0 với mọi i = n − g + 1, . . . , n do Định lý 1.16 và hơn nữa, ∼ Hn−g(x,M) = HomR(R/I, M/yM). Do I chứa ước của không của M/yM nên module này khác không. Hệ quả 1.14 có thể đảo ngược cho vành địa phương. Chúng ta cần bổ đề sau để khẳng định điều này: Bổ đề 1.18. Cho (R, m) là một vành Noether địa phương, M là một R−module 0 hữu hạn sinh và x = x1, . . . , xn là một dãy trong m. Đặt x = x1, . . . , xn−1. Nếu 0 Hi(x,M) = 0 thì Hi(x ,M) = 0. ∼ 0 Chứng minh: Theo Mệnh đề 1.6 ta có K•(x) = K•(x ) ⊗ K•(xn), do đó, Hệ quả 1.13 cho ta dãy khớp 0 ±xn 0 Hi(x ,M) −−→ Hi(x ,M) −→ Hi(x,M). Các module này là hữu hạn sinh. Nếu Hi(x,M) = 0 thì phép nhân bởi 18
- 0 0 xn trên Hi(x ,M) là một toàn cấu, từ đó suy ra Hi(x ,M) = 0 theo bổ đề Nakayama. Hệ quả 1.19. Cho (R, m) là một vành Noether địa phương, M 6= 0 là một R−module hữu hạn sinh và I ⊂ m là ideal sinh bởi x = x1, . . . , xn. Khi đó, các phát biểu sau là tương đương: a. grade(I,M) = n; b. Hi(x,M) = 0 với mọi i > 0; c. H1(x,M) = 0; d. x là một M−dãy. Chứng minh: Tính tương đương của a. và b. kéo theo từ Định lý 1.17, từ b. ⇒ c. và d. ⇒ a. là tầm thường. c. ⇒ d. được chứng minh bằng quy nạp theo Bổ đề 1.18 và Hệ quả 1.13. Từ Mệnh đề 1.8 ta có phức Koszul của một dãy x và của mọi hoán vị của x là đẳng cấu nhau. Do đó, Hệ quả 1.19 là một chứng minh khác cho mệnh đề "Mọi hoán vị của một M−dãy cũng là một M−dãy". Nhận xét 1.20. Với một vành bất kỳ R và module M bất kỳ thì từ H1(x,M) = 0 trong đó x là một M−dãy bán chính quy cho ta xM 6= M. Cho R là một vành địa phương Noether, I là một ideal, x = x1, . . . , xn và y = y1, . . . , yn là các hệ sinh tối tiểu của I. Khi đó, với mọi ma trận A = (aij) vuông cấp n sao cho n X xj = aijyi, j = 1, . . . , n i=1 19
- là khả nghịch do lớp các thặng dư của x và y là các cơ sở của R/m−không gian vector I/mI. Nếu f và f 0 là các dạng tuyến tính trên Rn xác định bởi x và y một cách tương ứng, thì tồn tại một R−tự đồng cấu ϕ trên Rn (xác định bởi ma trận A) sao cho f = f 0 ◦ ϕ, khi đó, từ Mệnh đề 1.8 thì ta suy ra các phức Koszul K•(x) và K•(y) đẳng cấu. Điều này rõ ràng không đúng nếu x và y không có cùng độ dài. Tuy nhiên, K•(x) và K•(y) thì liên hệ chặt chẽ với nhau. Mệnh đề sau chỉ ra cách so sánh mỗi phức này với K•(x, y). Mệnh đề 1.21. Cho R là một vành, x = x1, . . . , xn là một dãy trong R và 0 x = x1, . . . , xn, xn+1, . . . , xm với xn+1, . . . , xm ∈ (x). Khi đó 0 ∼ ^ m−n K•(x ) = K•(x) ⊗ R như những R−đại số phân bậc, ở đây V Rm−n được xem như phức với các vi phân 0. Đặc biệt, với mọi R−module M ta có 0 ∼ ^ m−n H•(x ,M) = H•(x,M) ⊗ R . Chứng minh: Do Vk+1 R ∼= Vk R ⊗V R nên ta chỉ cần chứng minh cho trường n P hợp m = n + 1. Khi đó, viết xn+1 = ajxj. Cho f là một dạng tuyến tính trên j=1 Rn+1 xác định bởi x 0 và f 0 là dạng tuyến tính xác định bởi x 00 = x, 0. Tương n P ứng ei 7→ ei với mọi i = 1, . . . , n và en+1 7→ ajej +en+1 cảm sinh một tự đồng j=1 n+1 0 0 ∼ 00 cấu ϕ của R thỏa f = f ◦ ϕ. Do đó ta suy ra K•(x ) = K•(x ). Trong trường hợp đặc biệt chúng ta đang chứng minh, phần đầu của mệnh đề là kết quả tầm thường của Mệnh đề 1.6. Phần còn lại thì dễ dàng để kiểm tra. Hệ quả 1.22. Cho R là một vành, I là một ideal hữu hạn sinh, và M là một R−module. Giả sử x = x1, . . . , xm và y = y1, . . . , yn là các hệ sinh của I, và cho g ∈ N. Khi đó, Hi(x,M) = 0 với i = m − g + 1, . . . , m nếu và chỉ nếu Hj(y,M) = 0 với j = n − g + 1, . . . , n. 20
- Chương 2 Lý thuyết bội Hàm Hilbert H(M, n) cho biết độ dài của thành phần thuần nhất thứ n của một module phân bậc M. Trong phần đầu của chương này, ta sẽ chứng minh rằng hàm Hilbert là một đa thức khi n đủ lớn, và giới thiệu về chuỗi Hilbert và bội của một module phân bậc. Ở phần tiếp theo, với khái niệm vành phân bậc liên kết theo một lọc, chúng ta mở rộng những khái niệm trên cho những module không phân bậc và dẫn đến khái niệm "hàm Hilbert - Samuel" và "bội" của một module hữu hạn sinh theo một ideal xác định. Cuối cùng, ta chứng minh định lý Serre, định lý giải thích bội như một đặc trưng Euler của một đồng điều Koszul xác định. 2.1 Hàm Hilbert - Samuel Trước hết, ta nói về hàm Hilbert của một module phân bậc trên một vành L phân bậc. Giả sử R = n≥0 Rn là một vành phân bậc có R0 là một vành địa L phương Artin và R là một R0−đại số hữu hạn sinh, M = Mn là một n∈Z R−module phân bậc hữu hạn sinh. Khi đó, mỗi thành phần thuần nhất Mn của 21
- M là một R0−module hữu hạn sinh. Do đó lR0 (Mn) hữu hạn. Định nghĩa 2.1. Cho M là một R−module phân bậc hữu hạn sinh. Một hàm số học H(M, −): Z → Z với H(M, n) = lR0 (Mn) (hay l(Mn) nếu không nhầm P n lẫn) với mọi n ∈ Z được gọi là hàm Hilbert, và HM (t) = n∈Z H(M, n)t được gọi là chuỗi Hilbert của M. Trong phần còn lại của chương này, ta giả sử R được sinh bởi các phần tử thuần nhất bậc 1 trên R0, hay R = R0[R1]. Một hàm số học F : Z → Z được gọi là có kiểu đa thức (bậc d) nếu tồn tại một đa thức P (X) ∈ Q[X] (bậc d) sao cho F (n) = P (n) với mọi n đủ lớn. Ta quy ước đa thức 0 có bậc là −1. Ta định nghĩa toán tử số gia ∆ trên tập các hàm số học xác định bởi (∆F )(n) = F (n + 1) − F (n) với mọi n ∈ Z. Khi đó, ∆ biến một hàm đa thức thành một hàm đa thức, giảm bậc của các đa thức khác 0 đi 1. Thực hiện toán tử ∆ d lần liên tiếp được ký hiệu là ∆d. Ta quy ước ∆0F = F . Ta có bổ đề sau: Bổ đề 2.2. Cho F : Z → Z là một hàm số học, và một số nguyên d ≥ 0. Các điều kiện sau là tương đương: a. ∆dF (n) = c, c 6= 0, với mọi n đủ lớn; b. F có kiểu đa thức bậc d. Chứng minh: Chiều b. ⇒ a. là tầm thường. Ta chứng minh a. ⇒ b. bằng quy nạp theo d. Nếu d = 0 thì ta suy ra F là đa thức hằng có deg F = 0 = d. Nếu d > 0, ∆dF (n) = ∆d−1(F (n + 1) − F (n)) = c, c 6= 0 với mọi n đủ lớn. Bởi giả thiết quy nạp nên tồn tại n0 và một đa thức P (X) ∈ Q[X] bậc d − 1 sao 22
- cho F (n + 1) − F (n) = P (n) với mọi n ≥ n0. Khi đó, n X F (n + 1) = F (n0) + P (k) k=n0 và vế phải là một đa thức bậc d của n. Định lý 2.3 (Định lý Hilbert). Cho M là một R−module phân bậc hữu hạn sinh có chiều d. Khi đó, H(M, n) có kiểu đa thức bậc d − 1. Chứng minh: Ta giả sử M 6= 0, khi đó, tồn tại một dãy 0 = N0 ⊂ N1 ⊂ · · · ⊂ Nn = M ∼ các module con của M sao cho với mỗi i ta có Ni+1/Ni = (R/pi)(ai), trong đó pi là một ideal nguyên tố phân bậc. Do hàm Hilbert (hàm độ dài của module) có tính chất cộng tính trên các dãy khớp ngắn nên ta có X H(M, n) = H((R/pi)(ai), n). i Do d = dim M nên d là cận trên đúng của các giá trị dim R/pi. Do đó, ta chỉ cần chứng minh cho trường hợp M = R/p với p là một ideal nguyên tố phân bậc. L Nếu d = dim R/p = 0 thì p = m0 ⊕ Rn là ideal tối đại phân bậc duy nhất n>0 của R, trong đó m0 là ideal tối đại của R0. Nó kéo theo rằng H(R/p, n) = 0 với mọi n. Hay H(M, n) là một đa thức có bậc −1 = d − 1. Nếu d = dim R/p > 0, ta có thể chọn phần tử thuần nhất bậc 1 x ∈ R/p, x 6= 0. Dãy khớp ngắn 0 −→ (R/p)(−1) −→x R/p −→ R/(x, p) −→ 0 23
- cho ta phương trình ∆H(R/p, n) = H(R/p, n + 1) − H(R/p, n) = H(R/(x, p), n + 1). Do dim R/(x, p) = d − 1 nên ta chứng minh bằng quy nạp theo d như sau: Nếu d = 1 thì n X ∆d−1H(R/p, n) = H(R/p, n) = H(R/p, 0) + H(R/(x, p), i) i=1 là một hằng số do H(R/(x, p), i) = 0 với i đủ lớn và hằng số này khác 0 do H(R/p, 0) 6= 0. Hay H(R/p, n) là có kiểu đa thức bậc 0 = d − 1. Nếu d > 1 thì ∆d−1H(R/p, n) = ∆d−2(∆H(R/p, n)) = ∆d−2(H(R/(x, p), n + 1)) là một hằng số khác 0 (theo Bổ đề 2.2) nên suy ra H(R/p, n) có kiểu đa thức bậc d − 1. Bổ đề sau đây sẽ cho biết khi nào một đa thức thuộc Q[X] nhận giá trị nguyên. Bổ đề 2.4. Cho P (X) ∈ Q[X] là một đa thức bậc d − 1. Khi đó các điều kiện sau là tương đương: a. P (n) ∈ Z với mọi n ∈ Z; b. Tồn tại các số nguyên a0, a1, . . . , ad−1 sao cho d−1 X X + i P (X) = a . i i i=0 Chứng minh: Chiều b. ⇒ a. là tầm thường. 24