Luận văn Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh

pdf 108 trang yendo 5281
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_ben_vung_cac_lang_nghe_o_ha_tinh.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN o0o TRẦN THỊ KHÁNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2009
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngành nghề nông thôn nói chung và các làng nghề nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Mỗi địa phương lại có những nghề, làng nghề mang sắc thái riêng đặc trưng cho truyền thống của những vùng quê được cha ông xây dựng, lưu truyền bao đời nay. Làng nghề ở Hà Tĩnh có lịch sử phát triển từ hàng chục năm đến hàng trăm năm đã tạo ra sản phẩm tiêu dùng cho xã hội và tham gia xuất khẩu, tạo nên giá trị kinh tế và văn hóa ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các làng quê. Sự phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN - NT, bởi tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn và những vùng đất chật người đông, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư nông thôn, góp phần thực hiện đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, trong thời gian qua do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, một số làng nghề do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn đến một số làng nghề thủ công truyền thống bị mai một dần. Quy mô làng nghề ở Hà Tĩnh nói chung còn nhỏ bé, phân tán, tự phát, sản phẩm ít, chất lượng chưa cao, ít cải tiến mẫu mã, thiết bị công nghệ thiếu và lạc hậu, trình độ quản lý thấp, thiếu thông tin về thị trường là những yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề và giảm sức cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm từ làng nghề. Trong những bối cảnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban ngành và các huyện, thị xã xây dựng “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2010”, trong đó có tập trung phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh, ưu tiên
  3. 2 phát triển các làng nghề như mây tre đan, song mây; nghề chế biến gỗ; nghề đúc rèn; nghề chế biến hải sản; nghề làm chăn nệm, thêu ren; nghề dệt chiếu cói. Còn các làng nghề thuộc các lĩnh vực còn lại vẫn đang để cho nó phát triển một cách tự phát. Vấn đề đặt ra ở đây là một số làng nghề được ưu tiên phát triển nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, bên cạnh đó, hầu hết các làng nghề vẫn chưa xây dựng được hệ thống xử lý rác thải cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà điều này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương. Chính vì vậy, mặc dù đã có quy hoạch phát triển các làng nghề, phát triển 11 cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh nhưng nhìn chung vẫn chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu cũng như là các giải pháp mang tính đột phá để có thể giúp cho các làng nghề có điều kiện phát triển một cách bền vững. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh” 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá sự PTBV của các làng nghề ở Hà Tĩnh và đề ra giải pháp phát triển cho các làng nghề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu một cách khái quát nhất về sự phát triển của các làng nghề ở Hà Tĩnh, đồng thời chú trọng các làng nghề được ưu tiên phát triển, đó là các làng nghề đồ gỗ; làng nghề chế biến thủy, hải sản; làng nghề mây tre đan; làng nghề đúc rèn; làng nghề chiếu cói - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích hệ thống các làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh trong những năm qua và định hướng phát triển trong thời gina tới. Bên cạnh đó, luận văn cũng có tham khảo kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số tỉnh khác.
  4. 3 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng tổng hợp các biện pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp về các tài liệu thu thập qua thống kê và các tài liệu đã được nghiên cứu trước - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại các làng nghề và tại các cơ quan quản lý có liên quan 5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn - Luận văn đi vào nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận của làng nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTBV làng nghề và các tiêu chí đánh giá sự PTBV làng nghề - Luận văn thể hiện được thực trạng PTBV các làng nghề ở Hà Tĩnh hiện nay; thấy được rằng để có thể PTBV các làng nghề cần phải nỗ lực vươn lên, đồng thời cần có sự phối hợp hỗ trợ của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương đối với sự phát triển của hệ thống làng nghề - Giải pháp PTBV làng nghề có ý nghĩa trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn ở Hà Tĩnh đến 2010 - Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý các làng nghề trên địa bàn Hà Tĩnh 6. Tên và kết cấu của luận văn Tên đề tài: “Phát triển bền vững các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh” Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH THỜI GIAN QUA Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH THỜI GIAN TỚI
  5. 4 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ 1.1. Làng nghề và đặc trưng của làng nghề 1.1.1. Khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống Làng nghề được cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế khái niệm về làng nghề cũng được hiểu thông qua phân tích khái niệm “làng” và “nghề” Làng – theo Từ điển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất. Hiện nay, do tác động của quá trình đô thị hóa, khái niệm làng có thể được hiểu một cách tương đối. Có một số cách gọi khác với làng đó là phố, khối phố, khóm Tuy là cách gọi có thể khác đi nhưng về bản chất của cộng đồng dân cư đó nếu gắn với nông thôn thì vẫn được xem như là làng. Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm làm ra của họ ngoài việc đáp ứng nhu cầu bản thân, gia đình còn dùng để trao đổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa Còn “nghề” có thể được hiểu là công việc mà người dân làm để kiếm sống hàng ngày. Các nghề trong hoạt động của làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của chủ nhân làm ra nó. Các nghề thủ công ở làng quê ban đầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề phụ, chủ yếu được bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau này, do sự phân công lao động mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản
  6. 5 xuất nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt động nông nghiệp. Và lúc đó, những người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công phát triển mạnh, những người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng lên nhanh chóng. Đó chính là cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của các làng nghề ở nông thôn cho đến ngày nay. Thông qua những lí luận đó mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề như: - “Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng làm một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ đó có thể sinh sống bằng nghề đó, thu nhập từ nghề đó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương”. - “Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động nghề cho nghề đó và lấy đó làm nguồn sống chủ yếu”. Với quan niệm như thế thì hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng, ). - “Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội”. Quan niệm này chưa phản ánh được đầy đủ tính chất, đặc điểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện được sự khác biệt giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất thủ công nghiệp ở thành thị, trị trấn - “Làng nghề là một cộng đồng dân cư sống tập trung trên cùng một địa bàn nông thôn. Trong làng đó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong đó có ít nhất một loại hàng hóa, dịch vụ đặc trưng thu hút đông đảo lao động hoặc hộ gia đình trong làng tham gia, đem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ
  7. 6 trọng lớn so với thu nhập dân cư tạo ra trên địa bàn làng hoặc cộng đồng dân cư đó”. - Bộ đưa ra khái niệm làng nghề như sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”. Như vậy, ta có thể hiểu làng nghề thông qua khái niệm này. Ở đây có sự phân biệt làng nghề và làng nghề truyền thống. Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống được hình thành từ lâu đời. Đó là những thôn làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu năm, thường là nhiều thế hệ, ít nhất cũng là hàng chục năm. Nhiều làng nghề thậm chí đã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước, tạo ra được những sản phẩm có tính độc đáo, có độ tinh xảo cao, đã được tiêu thụ tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Dù nghề thủ công được du nhập vào làng bằng con đường nào thì sự phát triển cũng diễn ra dưới hình thức có tồn tại một số hạt nhân (nghệ nhân, gia đình, dòng ho ) làm nòng cốt, từ đó mở rộng ra phạm vi cả làng. Làng nghề truyền thống được công nhận khi đạt được các tiêu chí như: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì các ngành nghề thủ công ở Việt Nam có thể được chia thành 5 nhóm, đó là: - Nhóm thứ nhất: bao gồm các ngành nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, sơn mài, thêu ren, khảm, chạm khắc gỗ, đá - Nhóm thứ hai : Là các ngành nghề sản xuất công cụ như rèn đúc, làm cày bừa, nông cụ, đóng thuyền
  8. 7 - Nhóm thứ ba: là các ngành nghề sản xuất các mặt hàng phục vụ tiêu dùng thông thường như: làm lược, dệt chiếu, làm nón, đan mành, rổ, rá, sọt bồ, bện thừng, dệt vải, may mặc. - Nhóm thứ tư: bao gồm các ngành nghề phục vụ cho sản xuất và đời sống: như nề, mộc, hàn, đúc đồng, gang, sản xuất vật liệu xây dựng - Nhóm thứ năm: bao gồm các ngành nghề chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bánh, làm bún, đường, mật, làm tương, đậu phụ, nấu rượu, chế biến hải sản các loại 1.1.2. Đặc trưng của làng nghề Nhìn chung các làng nghề truyền thống được hình thành bằng những con đường như: - Có những nghệ nhân, vì những lý do khác nhau, đã từ nơi khác đến truyền nghề. Những nghệ nhân này thường được tôn là tổ nghề. Việc truyền nghề như vậy thường được các làng nghề ghi nhận dưới hình thức văn tự hay truyền miệng; - Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân, gia đình có những kỹ năng và sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo của họ, quy trình sản xuất và sản phẩm không ngừng được hoàn thiện, bổ sung. Qua quá trình phát triển cũng hình thành nên làng nghề; - Một số làng nghề hình thành do có những người đi nơi khác học nghề rồi về dạy lại cho gia đình, dòng họ rồi mở dần ra phạm vi rộng hơn; - Một số làng nghề mới hình thành gần đây một cách có chủ ý, do các địa phương “phát triển nghề phụ” nên cho thợ đi học nghề tại các trường dạy nghề hoặc tới các làng nghề khác học nghề rồi về dạy cho người khác; - Hay gần đây, một số làng nghề được hình thành trên cơ sở sự lan tỏa dần từ một số làng nghề truyền thống, tạo thành một số làng nghề trên một vùng lãnh thổ thân cận.
  9. 8 Sức ép về mặt kinh tế nhiều khi cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành và phát triển làng nghề. Biểu hiện rõ nhất thường là sự hình thành và phát triển của các làng nghề nơi ít ruộng đất, nghề nông khó có điều kiện đảm bảo thu nhập và đời sống cho dân cư Ngoài ra, một số làng nghề mới được hình thành gần đây cũng là do nhu cầu phát triển trong tình hình mới, sự xuất hiện những nhu cầu mới ở địa phương thúc đẩy hình thành nên các làng sản xuất sản phẩm để đáp ứng thị trường Nhìn chung, các làng nghề có những đặc trưng như sau: Làng nghề gắn liền với các làng quê sản xuất nông nghiệp Có cầu là có cung, từ nhu cầu xã hội mà các nghề thủ công xuất hiện đóng vai trò là nghề phụ, việc phụ trong mỗi gia đình nông dân và dần nhanh chóng phát triển ở nhiều làng quê. Do đặc trưng của sản xuất là mang tính thời vụ, lại thêm năng suất lao động thấp nên vẫn chưa đảm bảo được nguồn thu nhập cho cuộc sống của người nông dân. Chính vì thế, ngoài làm nông, bà con nông dân đã phải tìm kiếm thêm nghề phụ để tăng thêm nguồn thu nhập, đảm bảo cuộc sống. Ví dụ như ngoài làm ruộng, bà con nông dân còn làm thêm nghề phụ như làm bún, bánh mướt, nấu rượu để kiếm thêm nguồn thu nhập. Ngoài ngày mùa là bận rộn ra thì đến thời nông nhàn, người nông dân thiếu việc làm nên tạo nên sự dư thừa lao động trong một thời gian nhất định. Hơn nữa do nhu cầu về các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống ngày càng tăng, cùng với nguồn nguyên liệu đầu vào hầu hết là sẵn có và dồi dào nên đã tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành và phát triển. Phần lớn là có truyền thống lâu đời, tồn tại lâu dài và có bản sắc văn hóa riêng.
  10. 9 Làng nghề ở Việt Nam chủ yếu là làng nghề truyền thống, hầu hết là có truyền thống lâu đời. Từ đời xa xưa đã hình thành các làng nghề với quy mô nhỏ bé và nhu cầu lao động còn rất ít. Sản phẩm từ làng nghề chủ yếu phục vụ cho công việc hiện tại. Trước tiên là phát triển nghề rèn đúc, luyện kim do phải sản xuất các công cụ lao động phục vụ chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, những công cụ này ra đời (cày, cuốc, dao )đã mang lại cho người nông dân những hiệu quả cao hơn những loại công cụ trước (chủ yếu bằng đá, tre, gỗ thô sơ), và sau này những công cụ được sản xuất ra làm vũ khí dùng để phục vụ cho chiến tranh nên việc rèn, đúc các vũ khí bằng đồng, sắt là rất cần thiết. Và cứ thế cho đến ngày nay, những làng nghề truyền thống như thế vẫn tồn tại và ngày càng đa dạng sản phẩm phục vụ cho đời sống và sản xuất. Sản phẩm từ mỗi làng nghề sẽ gắn liền với địa danh làm ra nó, ví dụ như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng, làng điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn, làng mộc Thái Yên, làng rèn đúc Trung Lương đó chính là đặc điểm rõ rét để phân biệt sự riêng có trong sản phẩm của làng nghề Đặc điểm của các sản phẩm từ làng nghề là mang đậm dấu ấn của người sản xuất ra nó, vì vậy các sản phẩm này luôn mang tính khác biệt, phong cách riêng của mỗi nghệ nhân và mang đậm nét văn hóa của địa phương, tồn tại giao lưu với cộng đồng. Hàng mây tre đan, kim hoàn, đồ chơi, hàng chạm trổ với từng chất liệu khác nhau (gỗ, đá, đồng, sừng, xương ) hay hàng sơn (sơn quang, sơn then, sơn mài), hàng thêu dệt (lụa, chiếu, thảm ) thì mỗi làng nghề đều có phong cách riêng và đặc trưng riêng có. Qua thử thách thời gian, giao lưu, những nét riêng đó được chọn lọc và thừa nhận để tồn tại và ngày càng phát triển, cộng với sự sáng tạo của mỗi nghệ nhân mà sản phẩm ngày càng hoàn thiện, tạo nên sự riêng biệt độc đáo, và ngày càng thể hiện được bản sắc dân tộc Việt Nam. Làng nghề chủ yếu sản xuất thủ công
  11. 10 Từ xa xưa, khi kỹ thuật công nghệ còn thô sơ, lạc hậu thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều do lao động thủ công thực hiện. Mỗi người thợ thủ công sẽ được định đoạt lấy toàn bộ công việc kể cả việc cung ứng nguồn nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Công việc có thể tiến hành độc lập hay cùng với các thành viên trong hộ gia đình, dòng họ hoặc cùng với những đối tượng học việc. Công việc này đã thể hiện một tay nghề nhất định, tài khéo léo riêng biệt, độc đáo, kết hợp với đầu óc sáng tạo và nghệ thuật thông qua lao động bằng tay hoặc bằng máy móc công cụ cơ khí, nửa cơ khí. Ngày nay, KHCN phát triển, việc ứng dụng khoa học vào sản xuất sản phẩm cũng đã được một số làng nghề thực hiện kết hợp, tuy nhiên công việc chính của làng nghề chủ yếu vẫn còn là thủ công, vì sản phẩm từ làng nghề hầu hết là phải có dấu ấn của bàn tay lao động của người nghệ nhân 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững làng nghề 1.2.1. Khái niệm Phát triển bền vững được hiểu là một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. PTBV được cấu tạo bởi 3 nhân tố là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Xuất phát từ khái niệm PTBV như thế mà có thể đưa ra khái niệm PTBV làng nghề. Khái niệm này được đặt ra trong khuôn khổ quan niệm về PTBV của đất nước và mang yếu tố đặc thù của các làng nghề. Theo đó “Phát triển bền vững làng nghề là việc bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả cao trong các làng nghề, gắn liền với việc khai thác hợp lý, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống cũng như là đảm bảo những đòi hỏi về ổn định, nâng cao đời sống, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn có làng nghề”
  12. 11 Để đảm bảo việc PTBV làng nghề phải đảm bảo việc duy trì tính chất bền vững và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong bản thân các làng nghề, đó là: - Đảm bảo hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động của làng nghề để đảm bảo tái sản xuất: quy mô, tốc độ gia tăng giá trị sản lượng, trình độ công nghệ, giải quyết được lao động việc làm, thay đổi thu nhập bình quân đầu người, phát triển hoạt động sản xuất theo hướng tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu - Duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của các làng nghề. Khả năng cạnh tranh nói lên tính chất vượt trội trong quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác có cùng tiêu chí so sánh như môi trường pháp lý và hành chính, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ sản xuất, thị trường, nguồn nhân lực, đặc điểm sản phẩm - Đảm bảo chất lượng môi trường trong nội bộ làng nghề, không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Để có thể duy trì tính bền vững trong các làng nghề thì phải luôn đặt sự phát triển của làng nghề với quá trình phát triển kinh tế nói chung và phát triển các làng nghề trong khu vực. 1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững của làng nghề Sự PTBV của làng nghề được xem xét trên 3 khía cạnh, đó là sự bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Trong đó nội dung của từng khía cạnh qua mỗi tiêu chí sẽ được làm rõ.
  13. 12 1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá bền vững về kinh tế Có thể đánh giá sự bền vững về kinh tế thông qua các tiêu chí như: hiệu quả sản xuất kinh doanh, nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất, thị trường đầu ra của sản phẩm, thu nhập từ làng nghề. Tăng trưởng sản lượng của các làng nghề Tăng trưởng sản lượng là sự gia tăng về sản lượng sản phẩm ở các làng nghề. Muốn đánh giá được các làng nghề phát triển có bền vững hay không thì trước hết phải xét xem trong quá trình phát triển, các làng nghề đạt được mức tăng trưởng cao hay thấp, có đạt được chỉ tiêu đề ra hay không hay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt được mức lợi nhuận là bao nhiêu. Đó chính là sự tăng lên không ngừng qua các năm về số lượng sản phẩm của mỗi làng nghề. Có như vậy mới thể hiện được rằng số lượng sản phẩm từ làng nghề vẫn đang được duy trì và phát triển. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề nhất là trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, suy thoái trên thế giới như hiện nay. Sản phẩm từ làng nghề hầu hết đều là những sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều cần phải đảm bảo chất lượng cao nếu không sẽ khó thu hút được khách hàng. Nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì vấn đề chất lượng sản phẩm cũng cần phải ngày càng được nâng cao, có như vậy mới đảm bảo được sự PTBV cho làng nghề. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để có thể tạo điều kiện cho sản phẩm làng nghề có thể đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh cao ngay ở những thị trường khó tính nhất, nhất là đối với các sản phẩm sản xuất phục vụ xuất khẩu, vì khách hàng nước ngoài luôn là những đối tượng kỹ tính, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng. Nếu các làng nghề cứ sản
  14. 13 xuất ồ ạt, chỉ chú trọng đến quy mô mà không quan tâm đầu tư cho chất lượng sản phẩm thì sớm hay muộn cũng sẽ bị loại dần ra khỏi thị trường. Vì vậy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là một nhân tố đảm bảo cho các làng nghề phát triển một cách bền vững. Thị trường đầu ra của sản phẩm Thị trường đầu ra của sản phẩm phản ánh sản phẩm có giá trị sử dụng và có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh khi tham gia vào thị trường thì đều mong muốn có một chỗ đứng nhất định, đóng góp một thị phần nhất định trên thị trường cho dù quy mô của nó nhỏ hay lớn. Nếu nhanh chóng theo kịp với những sự thay đổi nhu cầu của thị trường thì mỗi làng nghề sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Điển hình như các làng nghề sản xuất đồ gỗ gia đình, vật liệu xây dựng, gốm sứ, đá mỹ nghệ thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tốt này. Ngược lại, nếu các làng nghề không thích ứng được với sự thay đổi về nhu cầu thị trường mà vẫn cứ cố bám lấy kiểu làm ăn cũ thì sản xuất tất yếu sẽ bị giảm sút, có khi lại không thể duy trì được sự tồn tại của nghề. Ví dụ như các nghề thuộc về đan lát: đan nón, đan mành cọ, đan quạt, đan rổ rá Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì các làng nghề phải tự tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình. Có mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì các làng nghề mới có thể mở rộng quy mô sản xuất và duy trì sản xuất trong lâu dài được. Như vậy, ta có thể thấy được rằng, để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi làng nghề phải tự xây dựng cho mình thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định, có khả năng thì phải không ngừng tìm kiếm thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài. Có làm vậy thì sự phát triển của làng nghề mới đảm bảo được tính bền vững.
  15. 14 Năng suất lao động, thu nhập từ làng nghề Năng suất lao động, nguồn thu nhập từ làng nghề cũng là một yếu tố tạo nên sự bền vững về kinh tế. Năng suất lao động chính là thu nhập trên một đơn vị lao động hay thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Nguồn thu nhập thể hiện ở khả năng đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất của địa phương cũng như là nguồn thu nhập cho lao động trong làng nghề. Nếu hoạt động sản xuất của làng nghề không đảm bảo được nguồn thu nhập thì không thể nói là có sự PTBV được. - Sự đóng góp của làng nghề vào giá trị sản xuất của địa phương Giá trị sản xuất là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được tính đến đối với các sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, 1 địa phương, và cũng có thể tính theo ngành trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Chúng ta phải xem xét đến vai trò kinh tế của các làng nghề trong quá trình phát triển của mỗi địa phương khi xem xét tính bền vững về kinh tế của các làng nghề, điều đó thể hiện thông qua việc so sánh giá trị sản xuất của làng nghề với giá trị sản xuất nông nghiệp được tạo ra ở địa phương có làng nghề. Sự so sánh đó có thể cho ta thấy được vai trò và vị trí của làng nghề đó so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Ngoài ra, thông qua đó chúng ta cũng có thể so sánh giá trị gia tăng được tạo ra từ làng nghề so với tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong ngành nông nghiệp. - Thu nhập của lao động làng nghề Thu nhập của lao động làm việc trong làng nghề cũng là một chỉ tiêu quan trọng để người lao động xác định lựa chọn nghề và sống nhờ vào nghề đó. Nếu mức thu nhập bình quân của người lao động đủ đảm bảo trang trải cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của người lao động cũng như gia
  16. 15 đình họ, đồng thời mức thu nhập đó nếu cao hơn mức thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì người lao động sẽ chọn làm việc ở làng nghề và gắn bó hơn với nghề đó. Mặt khác, ngoài làm công việc ở làng nghề, người lao động cũng có thể thực hiện đan xen với làm nông nghiệp, bởi vì làm nông nghiệp mang tính thời vụ cao, hết mùa vụ thì sẽ là thời kỳ nông nhàn nên có thể trong thời kỳ mùa vụ, người lao động có thể tạm gác việc làm ở làng nghề để có thể thực hiện thu hoạch hay cấy hái. Như vậy, qua đó cũng sẽ có được mức thu nhập cao hơn và cuộc sống của họ sẽ được đảm bảo, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn trước. 1.2.2.2. Tiêu chí đánh giá bền vững về xã hội Để đánh giá tính bền vững về xã hội thể hiện thông qua các chỉ tiêu như: giải quyết việc làm, giảm bớt thời gian nhàn rỗi ở nông thôn; tăng thu nhập cho người dân, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Giải quyết việc làm và giảm tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn Tiêu chí quan trọng đầu tiên biểu hiện sự phát triển của làng nghề có đảm bảo được tính bền vững hay không chính là khả năng giải quyết việc làm của làng nghề, trước hết là giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động trong làng. Chúng ta thấy được rằng làm nông nghiệp luôn là một nghề vất vả, nhiều khó khăn gian khổ trong khi nguồn thu nhập lại thấp và bấp bênh do đặc trưng của nghề làm nông nghiệp là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thời tiết, khí hậu. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn có đặc trưng là mang tính thời vụ cao, vì thế có những khi người nông dân làm việc mệt nhọc từ sáng đến tối quần quật cho kịp mùa vụ, nhất là vào mùa hè thu, ngoài thu hoạch ra còn có vụ gieo cấy nhưng lại có những khi nông nhàn, hầu như không có
  17. 16 nhiều việc làm. Chính vì vậy, việc phát triển làng nghề sẽ góp phần giải quyết được thời gian nông nhàn đó cho đội ngũ lao động. Ngoài ra, hiện nay một số địa phương diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, các làng quê phải tìm kiếm nghề mới để có thể qua đó tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Do đó, các làng nghề mới được hình thành và phát triển, người dân ở đó tập trung vào sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ làng nghề để cải thiện đời sống. Giảm khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn Vấn đề giảm bớt chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn luôn được xã hội quan tâm. Thông qua việc xem xét mức thu nhập bình quân đầu người từ làng nghề có thể so sánh với mức thu nhập ở thành thị, từ đó có thể đánh giá được khoảng cách thu nhập giữa thành thị và khu vực nông thôn. Do hầu hết làng nghề ở Việt Nam đều nằm ở nông thôn, mặt khác ở nông thôn nếu làm ở làng nghề thì thông thường sẽ có nguồn thu nhập bình quân cao hơn so với sản xuất nông nghiệp thuần túy. Chính vì vậy mà thông qua phát triển làng nghề cũng có thể góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giảm khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, từ đó định ra những phương hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh phát triển của địa phương. Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương Phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của địa phương là yếu tố quan trọng. Ngoài việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh nó còn ảnh hưởng đến tiêu dùng và đời sống của dân cư ở nông thôn. Do đó nhân tố này vừa tác động tích cực lại vừa tác động tiêu cực đến sự phát triển làng nghề. Về mặt tích cực, yếu tố truyền thống sẽ có tác dụng góp phần bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa riêng có của làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm của làng nghề có tính độc đáo và giá trị cao hơn. Đó là đối với các làng nghề truyền thống, bởi vì ở những làng nghề này bao giờ cũng có những
  18. 17 người thợ có trình độ tay nghề cao, có trình độ kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, và họ cũng chính là người gánh trách nhiệm duy trì, phát triển những bí quyết riêng của làng nghề, và cứ thế, các bí quyết riêng đó sẽ được truyền từ đời này qua đời khác, qua các thế hệ. Họ chính là cơ sở cho sự tồn tại, PTBV làng nghề trước mọi biến cố và duy trì những nét độc đáo truyền thống của làng nghề. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường thì ngoài việc truyền kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác cũng cần phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đó là những công nghệ hiện đại. Khi đó lại cần phải có đội ngũ những người năng động, sáng tạo để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ được. Trong điều kiện đó, một số yếu tố truyền thống, phong tục tập quán lại cản trở sự phát triển của làng nghề theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, còn có những quy định, quy tắc khắt khe, hạn chế trong nghề, tục lệ làng quê đã trở thành rào cản đến việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề. Chính vì vậy, sự PTBV của làng nghề ngoài việc tạo điều kiện để giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương, tôn vinh giá trị truyền thống trong phong tục tập quán thì nó cũng cần phải được chú ý thay đổi linh hoạt đối với sự phát triển làng nghề nếu điều đó là cần thiết. Ví dụ như nếu những hoạt động có thể dùng máy móc thay thế thì không cần thiết phải hoạt động thủ công nữa. Điều đó sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí và làng nghề vẫn có thể PTBV đi lên. 1.2.2.3. Tiêu chí đánh giá bền vững về môi trường. Ô nhiễm môi trường lao động ở làng nghề - Ô nhiễm môi trường không khí Môi trường lao động ảnh hưởng đến hoạt động sinh lí, sức khỏe bệnh tật của người lao động. Với điều kiện thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của
  19. 18 nước ta, lại cộng thêm tác động của các yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất như hơi khí độc, cường độ ồn, cường độ rừng, bụi sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người lao động. Trong những điều kiện như thế, người lao động sẽ bị ảnh hưởng về thần kinh, tâm lí và dẫn đến rối loạn sinh lí, suy giảm sức khỏe, giảm khả năng lao động, tăng ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ô nhiễm môi trường lao động cũng sẽ lan tỏa gây ô nhiễm các khu vực lân cận, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng nông thôn nước ta lại sử dụng công nghệ lạc hậu, trang thiết bị cũ kỹ cũng làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường sống ở làng nghề nông thôn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường do công nghiệp nông thôn tạo ra rất đa dạng, đó là chất thải rắn, khí thải, bụi, tiếng ồn - Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động trong các làng nghề. Ở Việt Nam cho phép giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong môi trường lao động là 90 dB (ở các nước phát triển chỉ cho phép 85 dB). Tại 67% cơ sở sản xuất trên 83 cơ sở khảo sát thì tiếng ồn đều cao hơn giới hạn cho phép. Ở các xưởng dệt, sữa chữa cơ khí, gia công mộc dân dụng thì mức áp âm đều từ 98 dB đến 106 dB. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra các bệnh như gây mệt mỏi thính lực, có khi gây điếc, đau tai, mất thăng bằng, dễ giật mình, mất ngủ, loét dạ giày, tăng huyết áp, hay cáu giận - Ô nhiễm môi trường nước Phổ biến và khó kiểm soát nhất là nước thải ở các hộ gia đình chế biến lương thực, thực phẩm. Khoảng trên 42% cơ sở sản xuất như giấy, chế biến miến, bún, bánh có lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường. Các chỉ tiêu
  20. 19 hóa học đo lường chất lượng môi trường nước thải như: Độ kiềm toàn phần; Độ cứng của nước; Hàm lượng oxigen hòa tan (DO); Nhu cầu oxigen hóa học (COD: là lượng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. zChất oxid hóa thường dùng là KMnO4 hoặc K2Cr2O7 và khi tính toán được qui đổi về lượng oxigen tương ứng ( 1 mg KMnO4 ứng với 0,253 mgO2)); Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD: là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu cơ. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-). Các chỉ tiêu vật lý như: độ pH, độ đục, tổng hàm lượng chất rắn (TS); Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) Ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng thể hiện ở chỗ nó làm giảm chất lượng đất, suy giảm các nguồn lợi thủy sinh và đồng thời làm giảm chất lượng nguồn nước kể cả nguồn nước mặt lẫn nước ngầm. Ô nhiễm môi trường nước sẽ gây ra những bệnh ngoài da, bệnh đường ruột, đau mắt hột , ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động. Ngoài việc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động mà nó còn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng dân cư, vì ở nhiều nơi, nhiều vùng hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân vẫn chưa được dùng nước máy. Ngoài ra nó còn làm giảm tài nguyên đất trồng trọt, giảm sút các nguồn thủy sản trên các con sông và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người. Làng nghề càng phát triển thì nguy cơ ô nhiễm làng nghề đang càng gia tăng, người lao động trong các làng nghề chịu ít nhất là 3 tác động tiêu cực trong môi trường lao động. Đó là nhiệt độ cao, bụi và tiếng ồn hoặc mặt bằng
  21. 20 nhà xưởng. Nếu làm việc trong môi trường độc hại, nhiều nguy hiểm, người lao động sẽ chịu hậu quả là làm giảm năng suất lao động, suy giảm về sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh tật, điều này sẽ làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm thu nhập của người lao động, càng gây khó khăn hơn cho cuộc sống sinh hoạt của mỗi gia đình, đồng thời lan tỏa ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó chính là những biểu hiện gây nên sự thiếu bền vững trong sự phát triển của làng nghề. 1.2.3. Ý nghĩa của việc phát triển bền vững làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, làng nghề cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ở các nước phát triển cũng có những mô hình như “mỗi làng một sản phẩm” ở Nhật Bản, Thái Lan, “mỗi phố một sản phẩm” ở Thượng Hải, Trung Quốc; “trở về làng quê” của Indonexia và những mô hình này ra đời từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển các mô hình đó cũng cho thấy sự phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của mỗi quốc gia. Sự phát triển của làng nghề cùng với các điều kiện thuận lợi về các loại hình dịch vụ tiểu thủ công nghiệp sẵn có trên địa bàn và sự liên kết hợp tác một cách rộng lớn giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề thì sẽ tạo bước chuyển biến lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. PTBV các làng nghề sẽ tạo điều kiện cho sự trao đổi mua bán sản phẩm cũng như các hoạt động dịch vụ khác ngay trong nội bộ làng nghề. Điều đó sẽ có tác dụng làm giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi cơ sở và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của làng nghề. PTBV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở chỗ nó tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hợp lí và hiện đại ở nông thôn. Ngoài ra, sự phát triển của làng nghề
  22. 21 cũng góp phần mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất cũng như tạo ra nguồn sản phẩm phong phú đa dạng cho xã hội. PTBV làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm cho một số lượng khá lớn người lao động. Việc phát triển làng nghề sẽ thu hút lao thêm lao động tham gia vào làm việc, giảm bớt thời gian nhàn rỗi ở nông thôn, đồng thời cũng sẽ tăng thêm đội ngũ những người làm dịch vụ phục vụ tại các làng nghề. Từ đó sẽ góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho lực lượng lao động ở nông thôn và nó còn có tác động lan tỏa kéo theo sự hình thành và phát triển các ngành nghề khác ở nông thôn. Hơn nữa, còn có những làng nghề mà người lao động hoàn toàn làm việc phục vụ làng nghề chứ không còn tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp nữa. Điều này sẽ làm cho người lao động ở địa phương yên tâm vào ổn định cuộc sống ở làng quê mà không còn ham muốn ra thành thị kiếm việc làm để cải thiện cuộc sống nữa. Cũng nhờ sự phát triển của làng nghề như thế mà bộ phận dân cư không có hoặc có rất ít ruộng đất cũng sẽ có điều kiện nhận thêm ruộng đất để canh tác, từ đó sẽ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Sự phát triển của làng nghề cũng sẽ lan tỏa tác động sang các vùng khác, thu hút lao động từ các vùng khác khi hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng, từ đó sẽ góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương Ngoài ra ta cũng thấy được rằng, hoạt động làng nghề chủ yếu là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn và lao động cũng không lớn, trong khi đó, một khi hoạt động sản xuất kinh doanh được phát triển mở rộng thì nhu cầu vốn cũng như lao động cần được huy động ngày càng lớn, mà nguồn vốn như thế này lại có thể huy động trực tiếp từ dân cư. Do vậy, đó sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề.
  23. 22 PTBV làng nghề cũng có tác động lớn tới công tác hoàn thiện hệ thống kỹ thuật và xã hội ở địa phương. Nhất là đối với hoàn cảnh ở nước ta, hệ thống kỹ thuật vẫn còn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu và nguyện vọng của quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì để có thể phát triển làng nghề, cần phải chú trọng hoàn thiện hơn hệ thống kỹ thuật để có thể phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi làng nghề cũng như là của đất nước. Nếu làng nghề PTBV có nghĩa hoặc là các cơ sở sản xuất sẽ tập trung vào một khu vực chung, không còn nhỏ lẻ như trước; hoặc là cũng có thể phân tán các hộ gia đình riêng lẽ (trường hợp các làng nghề chế biến thực phẩm). Thông qua đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, các doanh nghiệp sẽ quan tâm chú trọng vào các công tác xử lý chất thải, nước thải và các hoạt động bảo vệ môi trường khác. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi để có thể quy hoạch phát triển làng nghề một cách cụ thể và có hiệu quả, phục vụ mục tiêu PTBV Ngoài ra, PTBV làng nghề sẽ là cơ hội để có thể quảng bá hình ảnh riêng có của địa phương nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Thông qua các sản phẩm độc đáo của mỗi làng nghề, cũng thể hiện được nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, qua các thế hệ phát triển, các giá trị văn hóa này sẽ được gìn giữ, bảo tồn và không ngừng phát triển. Thông qua “thương hiệu” riêng của làng nghề mà địa phương sẽ được nhiều vùng khác, nơi khác biết đến. Cũng từ đây, tạo điều kiện cho sự phát triển ngành du lịch, vì nếu làng nghề càng phát triển, điều kiện kinh tế càng phát triển thì sẽ thu hút du khách đến tham quan, giải trí để tìm hiểu, thỏa mãn những nhu cầu của mình. Sự PTBV của hệ thống các làng nghề sẽ đóng vai trò, vị trí nhất định đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tùy thuộc vào mức độ
  24. 23 phát triển của mỗi làng nghề sẽ xác định một ý nghĩa nhất định của mình. Qua quá trình phát triển của các làng nghề ở nước ta thời gian qua, chúng ta cũng thấy rõ được rằng, hệ thống làng nghề đã đóng góp đáng kể vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN - NT cũng như chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững làng nghề 1.3.1. Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước Các nhân tố thuộc cấp độ quản lý nhà nước ảnh hưởng đến sự PTBV làng nghề đó chính là khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương; quy hoạch phát triển làng nghề và xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương. 1.3.1.1. Khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương Khuôn khổ pháp luật, chính sách quản lý, hỗ trợ của nhà nước, địa phương là nhân tố không thể thiếu được để đảm bảo cho sự PTBV làng nghề. Đó là nhân tố không thể thiếu được để đảm bảo cho sự phát triển của bất kỳ hoạt động kinh tế nào trên đất nước. Yếu tố này thể hiện ở chỗ nó có đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế hay không, chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các thành phần kinh tế như thế nào. Một sự thay đổi chính sách, pháp luật sẽ tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Mặt khác do các chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng như là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO cũng phần nào làm cho các sản phẩm của làng nghề có thêm điều kiện phát triển và mở rộng hoạt động xuất khẩu do có điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là các sản phẩm thuộc loại thủ công mỹ nghệ, mang bản sắc độc đáo riêng. Tuy nhiên, việc mở cửa hội nhập mạnh mẽ cũng có tác động
  25. 24 hai mặt. Hàng hóa nước ngoài qua đây mà cũng có thể tràn vào nước ta, nhất là các sản phẩm cùng loại có thể cạnh tranh với các sản phẩm từ làng nghề, gây ra những khó khăn nhất định đối với các làng nghề. Đặc biệt, do tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, đến nay vẫn đang tác động xấu đến nền kinh tế các nước phát triển và ảnh hưởng lan sang toàn thế giới thì không chỉ sản phẩm làng nghề mà sản phẩm của nhiều ngành nghề khác cũng phải chịu những tác động xấu nhất định. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cơ sở làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương đối với sự hoạt động của các làng nghề cũng mang lại những tác động tích cực góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các làng nghề. Nếu chính quyền địa phương có sự quan tâm đúng mực, ưu tiên cho sự phát triển của làng nghề thì các làng nghề sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ. 1.3.1.2. Quy hoạch phát triển làng nghề Việc quy hoạch phát triền làng nghề của các địa phương sẽ tạo nên sự phát triển làng nghề một cách có hệ thống, có định hướng và có sự hỗ trợ của địa phương, hỗ trợ cả về nguồn vốn cũng như là xây dựng hệ thống kỹ thuật tại khu vực có làng nghề hoạt động. Việc quy hoạch mặt bằng tập trung sản xuất sẽ góp phần giải quyết được vấn đề môi trường, đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như xử lý ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống. Quy hoạch phát triển làng nghề sẽ định hướng phát triển, khôi phục, phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề truyền thống và thực hiện chính sách “mỗi làng một nghề” của nhà nước. Việc quy hoạch phát triển làng nghề cũng sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường tiêu thụ ổn định, và thông qua đó sẽ gắn kết các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường với nhau.
  26. 25 1.3.1.3. Quá trình đô thị hóa, sự phát triển kết cấu hạ tầng Sự phát triển của hệ thống đô thị tạo nên một nền văn minh đô thị, quy mô và chức năng đô thị, không gian quy hoạch và kiến trúc của đô thị, đô thị, kinh tế đô thị Sự phát triển của hệ thống đô thị có vai trò quan trọng trong công cuộc CNH - HĐH đất nước cũng như địa phương, vùng lãnh thổ, và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Quá trình đô thị hóa cũng có những tác động ngược chiều đối với sự tồn tại phát triển của hệ thống các làng nghề. Trước hết, về mặt tích cực, quá trình đô thị hóa sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, góp phần làm tăng nguồn thu nhập, nâng cao đời sống của dân cư ở làng nghề cũng như vùng lân cận. Khu vực thành thị chính là những đối tượng có thu nhập cao hơn, qua đây sẽ có điều kiện tăng tiêu dùng những sản phẩm từ làng nghề phù hợp, đặc biệt là những sản phẩm mang đậm dấu ấn thủ công mỹ nghệ, có tính trang trí, lụa tơ tằm, sản phẩm thêu ren, thảm len và từ đó tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa cũng sẽ tạo điều kiện cho người dân vùng làng nghề nâng cao dân trí, trình độ để có thể tiếp cận một cách tốt hơn với sự phát triển của KHCN mới, từ đó họ có thể biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động của mỗi cơ sở làng nghề. Tuy nhiên, ngoài tác động tích cực thì quá trình đô thị hóa cũng mang lại không ít những tác động không tốt cho mỗi làng nghề. Trước hết, quá trình đô thị hóa sẽ đi đôi với sự thu hẹp các diện tích đất nông nghiệp, đất trồng nguyên liệu cũng như là đất đai phục vụ nhà xưởng gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của làng nghề. Đô thị hóa nhanh chóng cũng sẽ tác động đến lối sống cũng như cách nhìn nhận của người làm nghề, họ sẽ có những thay đổi trong phong cách làm sao để phù hợp với hoàn cảnh mới. Như vậy, quá trình đô thị hóa ngoài những ảnh hưởng mang tính tích cực thì cũng cần phải
  27. 26 chú ý đến những ảnh hưởng xấu của nó để có thể có những biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho sự phát triển của mỗi làng nghề mang tính bền vững. Bên cạnh quá trình đô thị hóa thì sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng cũng là nhân tố đảm bảo cho sự PTBV của làng nghề. Nếu hệ thống mà quan trọng nhất là hệ thống giao thông ngày càng phát triển và được hoàn thiện thì sẽ tạo điều kiện cho mỗi làng nghề có thể mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài hệ thống giao thông ở khu vực làng nghề thì hệ thống điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện ứng dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất, góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chống ô nhiễm môi trường Hệ thống thông tin liên lạc đặc biệt là trong thời điểm bùng nổ Internet như hiện nay cũng sẽ giúp cho các hộ sản xuất nhanh chóng cập nhật các thông tin cần thiết cũng như là có thể tìm kiếm những nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình, đồng thời qua đó cũng có thể thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm, giới thiệu một cách rõ hơn về làng nghề mình để sản phẩm của làng nghề được mọi nơi, mọi đối tượng biết đến. 1.3.2. Năng lực của mỗi làng nghề Các yếu tố về năng lực của làng nghề đảm bảo cho sự PTBV của làng nghề chính là trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất; chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề 1.3.2.1. Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất. Trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm đó. Và như vậy trình độ công nghệ - kỹ thuật sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, không chỉ của làng nghề mà là bất kỳ ngành nghề nào.
  28. 27 Từ trước đến nay, các làng nghề thông thường là sử dụng các thiết bị thủ công, công nghệ sản xuất sản phẩm nhiều khi còn bị lỗi thời, theo kiểu truyền từ đời xưa để lại nên không có sự đổi mới. Điều này dẫn đến tình trạng các làng nghề cũng chỉ sản xuất với một số lượng nhất định, chất lượng sản phẩm cũng không đồng đều làm ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề, và làm hạn chế năng lực cạnh tranh của các làng nghề trên thị trường. Do đó, các làng nghề cần phải có những biện pháp cải tiến công nghệ kỹ thuật, không ngừng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển một cách bền vững. 1.3.2.2. Nguyên liệu đầu vào Nguyên liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của làng nghề. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp của nguyên liệu và khoảng cách từ nơi cung cấp nguồn nguyên liệu đến nơi sản xuất đều đóng vai trò quan trọng, chính vì thế nguồn nguyên liệu đầu vào thường được các làng nghề rất chú trọng. Từ những ngày đầu hình thành, mỗi làng nghề đều có nguồn nguyên liệu tương đối sẵn có và gần với nơi sản xuất. Tuy nhiên, do quá trình khai thác trong thời gian dài, dần dần những nguồn nguyên liệu sẵn có này cũng đến lúc cạn kiệt và trong đó có những nguồn nguyên liệu lại không thể tái tạo được như đất sét, đá vì thế các làng nghề phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các địa phương khác. Tuy ngày nay càng có thêm nhiều làng nghề mới xuất hiện ở các địa phương nhưng nói chung sản phẩm từ các làng nghề đều mang tính truyền thống, nguồn nguyên liệu đầu vào của các làng nghề để tạo ra sản phẩm chủ yếu bắt nguồn từ thiên nhiên và điều kiện thuận lợi của địa phương đối với việc khai thác nguồn tài nguyên đó.
  29. 28 Nếu nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của làng nghề luôn ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động của làng nghề được thông suốt, người sản xuất không bị phân tán tư tưởng của mình vì nguồn nguyên liệu mà có thể tập trung cho hoạt động sản xuất sản phẩm của mình. Một số nguồn nguyên liệu làng nghề có thể tái tạo, do đó vấn đề ở đây là cần phải chú trọng trong công tác khai thác nguồn nguyên liệu và thực hiện các biện pháp để nguồn nguyên liệu đó được đảm bảo lâu dài. Quá trình khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề cũng ảnh hưởng đến sự PTBV của làng nghề. Việc khai thác nguyên liệu, đặc biệt là nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên cũng sẽ gây nên những tác động đến môi trường, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Đơn cử như việc khai thác nguyên liệu là đất sét, đá sẽ tác động đến cảnh quan môi trường, nếu việc khai thác kéo dài thì sẽ làm cạn kiệt tài nguyên đồng thời gây nên sự hủy hoại môi trường thiên nhiên. Đối với nguồn nguyên liệu như gỗ thì nếu việc khai thác một cách bừa bãi, không có quy hoạch và không chú trọng đến việc tái tạo thì sẽ gián tiếp tác động đến điều kiện tự nhiên, và gây ra lũ lụt, sạt lở hay xói mòn chính những tác động đó cũng là gây nên sự thiếu bền vững về môi trường 1.3.2.3. Đội ngũ lao động và trình độ của đội ngũ lao động Nói đến nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất thì không thể không nói đến nguồn lao động, đó là nguồn lực đầu vào không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế của tất cả các ngành, lĩnh vực chứ không riêng gì hoạt động sản xuất của làng nghề. Nếu đội ngũ lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định và phát triển. Trên thực tế, để có thể sáng tạo ra được những sản phẩm có sự tinh xảo thì ngoài khả năng bẩm sinh, người lao động cũng cần phải được đào tạo một thời gian dài sau quá trình học việc và đôi khi cũng có thể có đối
  30. 29 tượng không đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc đến cùng. Hơn nữa công việc của các làng nghề lại mang nặng đặc trưng là thực hiện phương thức đào tạo theo dạng truyền nghề, những kỹ năng bí quyết nghề nghiệp nhiều khi họ chỉ truyền lại cho một số ít người đáng tin cậy trong gia đình. Chính vì vậy, điều này làm cho số lượng các thợ cả, nghệ nhân mới ngày càng bị thu hẹp trong khi đội ngũ nghệ nhân cũ tuổi tác càng cao, sức khỏe càng giảm sút. Như vậy, những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một dần. Thời đại ngày nay, khi làng nghề cũng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì ngoài kỹ năng, bí quyết riêng của người thợ, sự phát triển của làng nghề cũng đòi hỏi người sản xuất, đặc biệt là các chủ hộ cũng phải trau dồi cho mình những kiến thức, thông tin nhất định về lĩnh vực kinh doanh, quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng như là công việc quảng bá, marketing cho sản phẩm Như vậy, nguồn lực lao động tham gia vào các làng nghề nếu ổn định về số lượng và đảm bảo về chất lượng thì sẽ góp phần không nhỏ giúp cho làng nghề hạn chế được những biến động, đảm bảo sự ổn định về sản phẩm, từ đó mà có thể tác động đến sự PTBV của làng nghề. 1.3.2.4. Nguồn vốn cho phát triển sản xuất Nguồn vốn cho phát triển sản xuất cũng là một yếu tố đầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển như ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề. Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày càng gia tăng. Cuộc điều tra do tổ chức ILO và SIDA thực hiện cho thấy có 65,7% ý kiến ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan
  31. 30 trọng nhất cản trở hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của CIEM thì hệ thống tài chính chính thức chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp dân doanh. Trước đây, quy mô của các làng nghề thường nhỏ bé, và quy mô vốn của các hộ kinh doanh ở đây cũng rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có của gia đình hay của bà con họ hàng. Vì vậy rất khó khăn cho các hộ gia đình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghề đều có quy mô nhỏ và vừa, lại thuộc vào thành phần kinh tế dân doanh nên khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi các hộ sản xuất nông nghiệp với vốn đầu tư không lớn thì có xu hướng chuyển sang sản xuất làng nghề nhiều hơn, tức là vừa làm nông nghiệp vừa có thể tham gia đầu tư để làm nghề hay cung cấp dịch vụ phục vụ làng nghề, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc này sẽ kéo theo việc gia nhập ngày càng nhiều hơn số hộ gia đình và số lao động vào làng nghề. Như vậy, để có thể PTBV làng nghề thì đòi hỏi phải đảm bảo được nguồn lực đầu vào về số lượng cũng như chất lượng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào không ổn định, không đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề. 1.4. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương và bài học rút ra cho các làng nghề ở Hà Tĩnh 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các địa phương 1.4.1.1. Kinh nghiệm phát triển bền vững làng nghề ở tỉnh Hải Dương Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương , nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bị mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, Hải Dương đang có những bước tiến nhanh
  32. 31 chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Hải Dương có 42 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 12 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm Làng nghề ở Hải Dương đang ngày càng tỏ rõ vai trò to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự phát triển làng nghề ở Hải Dương đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho số lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Để đảm bảo được “đầu ra” cho sản phẩm làng nghề, Hải Dương đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao cho được chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ của một số làng nghề ở Hải Dương là do những người làm nghề ở đây đã nhanh chóng bắt kịp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng, họ đã làm tốt công tác marketing trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí để chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá. Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất, Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hoá đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưu đãi.
  33. 32 Hiện nay, Hải Dương đang xúc tiến xây dựng các trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hoà nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị, nhằm hoàn thiện hơn kết cấu hạ tầng cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, giảm dần bất bình đẳng và khoảng cách chênh lệch giàu nghèo. Xử lý ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề được quan tâm lớn ở Hải Dương. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tổng hợp xử lý môi trường làng nghề" do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai trong 2 năm 2007 và 2008, qua 10 làng nghề ở 6 xã thực hiện thí điểm, bước đầu đã góp phần tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân, đồng thời đã hình thành được một số điển hình về bảo vệ môi trường. 1.4.1.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở Bắc Ninh Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế chủ yếu. Làng nghề được xác định là một nguồn tiềm năng, thế mạnh, tạo ra nhiều việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề, từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách khuyến khích khu vực sản xuất này phát triển. Đặc biệt, năm 1998, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TƯ về phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tổng số 125 xã, phường, thị trấn của tỉnh Bắc Ninh, hiện nay, có 35 xã có làng nghề truyền thống, gồm 62 làng nghề (trong đó, có 53 làng
  34. 33 nghề TTCN) tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong, và Tiên Du (3 huyện này có 38 làng nghề, chiếm 61,29%). Trong số đó, có 20 làng nghề phát triển tốt, chiếm 32%; gồm các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, sắt, thép, đồng, giấy, dệt Có 26 làng nghề làng nghề hoạt động cầm chừng không phát triển được, chiếm 42%, bao gồm những làng nghề sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp như chế biến từ gạo (mì, bún, bánh, nấu rượu ), nuôi trồng, chế biến tơ tằm, mộc dân dụng Và có 16 làng nghề làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một, mất nghề, chiếm 26%. Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trình sản xuất. Hàng loạt các hệ thống dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên liệu. Bên cạnh đó, còn các lực lượng lao động hoạt động trong khâu bán hàng hoặc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao ở các làng nghề. Ở những làng nghề sản xuất phát triển mạnh, ngoài việc tận dụng lao động tại địa phương còn thu nhận thêm lao động ở các làng xã bên cạnh và các tỉnh ngoài như Thái Nguyên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên 1.4.1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở tỉnh Hà Tây (cũ) Hà Tây là một địa phương có số lượng làng nghề đông nhất ở Việt Nam, nhất là sau khi được hợp nhất với Thành phố Hà Nội (2008) thì số lượng làng nghề ở Hà Nội lại tăng lên gấp bội. Ở Hà Tây cũ thì theo điều tra đã thấy được có tới gần 80% số làng có nghề (khoảng 411 làng nghề). Có được sự thành công trong phát triển các làng nghề ở Hà Tây cũ là do tỉnh đã thực hiện các biện pháp:
  35. 34 - Không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường do đó thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối lớn và được lan rộng sang các địa phương, vùng lân cận cũng như là thị trường quốc tế, góp phần tăng sản lượng xuất khẩu - Các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề được tạo điều kiện để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, vay đầu tư nhờ đó, nguồn vốn đầu tư vào các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ngày càng cao, tạo nên quy mô sản xuất không ngừng lớn mạnh, đảm bảo ổn định sản xuất. - Các làng nghề ở Hà Tây cũng luôn được các cơ quan có thẩm quyền trợ giúp, tìm cách quảng bá cho sản phẩm của mình tới các thị trường, bên cạnh đó còn tổ chức các hội du lịch làng nghề, vừa nhằm phát triển du lịch làng nghề lại vừa nhằm mục đích quảng bá cho các sản phẩm của làng nghề tới người tiêu dùng - Các làng nghề luôn chú trọng vào việc không ngừng đầu tư vào đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh Để có thể PTBV làng nghề, mỗi địa phương cần có những biện pháp thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của mình, tuy vậy vẫn có thể khảo sát, tham khảo những biện pháp của các tỉnh thành phố khác để có thể học tập được một số kinh nghiệm phù hợp. Hà Tĩnh là một tỉnh có khá nhiều làng nghề nhưng so với các tỉnh, thành phố có hệ thống rất phát triển thì vẫn còn nhiều hạn chế, qua kinh nghiệm về PTBV các làng nghề ở Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Tây cũ có thể rút ra được một số kinh nghiệm cho Hà Tĩnh: - Các làng nghề cần tăng cường công tác xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm của mình, thực hiện đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của làng nghề. Các cơ quan, ban ngành có liên quan cần tích cực hơn trong việc hỗ trợ cho sự phát triển của làng nghề trên địa phương mình, đồng thời
  36. 35 cũng tăng cường kết hợp phát triển làng nghề với phát triển du lịch tại địa phương. - Ở một số làng nghề còn kém phát triển thì hoặc là cử một số người lao động có sự tâm huyết với nghề đi học hỏi, đào tạo ở các làng nghề khác phát triển hơn trên cả nước hoặc là cho họ đi học thêm nghề mới có triển vọng phát triển hơn trong tương lai để về thay thế cho nghề cũ của mình - Các làng nghề trên địa bàn thực hiện thành từng vùng trong việc thu hút nguồn lao động để có thể phát triển thành các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, hay hình thành các hợp tác xã Việc liên kết, học hỏi trao đổi kinh nghiệm sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của làng nghề, và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm - Các làng nghề muốn mở rộng sản xuất đều có sự hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng. Vì thế cần phải có những chính sách thông thoáng hơn trong công tác cho vay vốn để mỗi làng nghề có thể thực hiện đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng cũng như là đầu tư cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
  37. 36 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ Ở HÀ TĨNH THỜI GIAN QUA 2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên ở Hà Tĩnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý: 17o54’ - 18o38’ vĩ độ Bắc, 105o11’- 106o36’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp tỉnh Bôlikhămxay và Khămmuộn của Lào (với 145 km biên giới quốc gia) và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137 km, diện tích tự nhiên 6.018,97 km2. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: đó là Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 và quốc lộ 12 (trục hành lang Đông - Tây). Về đất đai: diện tích tự nhiên của Hà Tĩnh là 6.018,97 km2, bằng 1,8% tổng diện tích cả nước. Diện tích đã đưa vào sử dụng 536.779,03 ha, bằng 89,18% diện tích đất tự nhiên Tài nguyên rừng: trữ lượng gỗ 20 triệu m3, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m3, nhưng những năm gần đây lượng gỗ khai thác hàng năm giảm, do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước. Rừng Hà Tĩnh phong phú, có nhiều loại thực, động vật quý hiếm: Có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây có giá trị như lim, sến, táu, mật, đinh, gõ, pơ mu và nhiều loại động vật quý hiếm như voi, báo, hổ, vượn đen, sao la. Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km; trên 20 con sông lớn, nhỏ đổ ra biển, với 4 cửa sông lớn, tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát
  38. 37 triển toàn diện kinh tế biển (giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hải sản xuất khẩu). Dọc theo vùng biển Hà Tĩnh, có một số đảo nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá cư trú. 2.2. Tổng quan về các làng nghề ở Hà Tĩnh 2.2.1. Khái quát chung về các làng nghề ở Hà Tĩnh Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn Hà Tĩnh trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể, góp phần tăng tổng sản phẩm quốc dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện CNH - HĐHmột số khâu trong quá trình sản xuất ở các làng nghề. Các làng nghề ở Hà Tĩnh phát triển khá đa dạng và phong phú về quy mô, chủng loại sản phẩm, hình thức tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ. Hà Tĩnh có khoảng 44 làng nghề trong đó có 30 làng nghề truyền thống, tập trung vào các ngành chính gồm: sản xuất đồ gỗ, hàng kim khí, chế biến lương thực, chế biến thủy hải sản, sản xuất hàng mây tre đan, chiếu cói, nón lá. Đây là các mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng, nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng và phong phú về chủng loại và phẩm cấp sản phẩm từ hàng cao cấp đến sản phẩm gia dụng. Vì vậy các làng nghề truyền thống Hà Tĩnh vẫn thường xuyên được duy trì và phát triển. Một số làng nghề đã đầu tư vốn để đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất và cải tiến mẫu mã sản phẩm nên đã mở rộng được quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ ra ngoài tỉnh như: Làng mộc Thái Yên, Kim khí Trung Lương, Chăn nệm Thạch Đồng, Nước mắm Cẩm Nhượng Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có các làng nghề mới phát triển nhưng có tốc độ phát triển nhanh như nghề sản xuất vật liệu xây dựng ở Thị xã Hồng Lĩnh, Kỳ Anh, Đức Thọ, làng Cu Đơ Đại Nài Bảng 2.1. Các làng nghề ở Hà Tĩnh TT Làng nghề Ngành nghề Xã, huyện
  39. 38 1 Thái Yên Chế biến gỗ Thái Yên, Đức Thọ 2 Trường Sơn Đóng thuyền Trường Sơn, Đức Thọ 3 Ngọc Lâm Mây tre đan Đức Lâm, Đức Thọ 4 Đức Tân Đan dè cót Trường Sơn, Đức Thọ 5 Vĩnh Thành Chế biến gỗ Đức Đồng, Đức Thọ 6 Mai Hồ Chế biến lương thực Thị trấn Đức Thọ 7 Cầu Khống Chế biến lương thực Đức Yên, Đức Thọ 8 Minh Thịnh Mây tre đan Sơn Thịnh, Hương Sơn 9 Thịnh Văn Gốm sứ Sơn Thịnh, Hương Sơn 10 Thượng Long Chế biến gỗ Sơn Long, Hương Sơn 11 Cẩm Trang Gạch lát Đức Giang, Vũ Quang 12 Hợp Phát Mây tre đan Đức Giang, Vũ Quang 13 Hương Đại Mây tre đan Hương Đại, Vũ Quang 14 Hương Bình Mây tre đan Hương Bình, Hương Khê 15 Bình Sơn Chế biến gỗ Thị trấn Hương Khê 16 Gia Phố Chế biến lương thực Gia Phố, Hương Khê 17 Nam Sơn Chiếu cói Thị trấn Nghèn, Can Lộc 18 Khánh Lộc Mây tre đan Khánh Lộc, Can Lộc 19 Yên Lộc Chế biến gỗ Yên Lộc, Can Lộc 20 Trung Lương Rèn đúc Trung Lương, TX Hồng Lĩnh 21 Thuận Lộc Gạch ngói Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh 22 Cộng Khánh Khai thác đá XD Đậu Liêu, TX Hồng Lĩnh 23 Hồng Lam Chiếu cói Xuân Giang, Nghi Xuân 24 Xuân Hội Chế biến hải sản Xuân Hội, Nghi Xuân 25 Xuân Phổ Chế biến hải sản Xuân Phổ, Nghi Xuân 26 Xuân Hội Thêu ren Xuân Hội, Nghi Xuân 27 Thạch Đồng Chăn nệm Thạch Đồng, Thạch Hà 28 Nam Giang Mây tre đan Thạch Long, Thạch Hà 29 Nam Bắc Hà Mây tre đan Thạch Sơn, Thạch Hà 30 Thạch Thanh Mây tre đan Thạch Thanh, Thạch Hà 31 Việt Xuyên Chế biến lương thực Việt Xuyên, Thạch Hà 32 Thạch Mỹ Chổi đót Thạch Mỹ, Lộc Hà 33 Thạch Kim Chế biến hải sản Thạch Kim, Lộc Hà 34 Thạch Hải Chế biến hải sản Thạch Hải, Thạch Hà 35 Thạch Đỉnh Khai thác đá XD Thạch Đỉnh, Thạch Hà 36 Ba Giang Sản xuất nón Phù Việt, Thạch Hà 37 Cẩm Nhượng Chế biến hải sản Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên 38 Cẩm Lạc Mây tre đan Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên 39 Thạch Trung Mây tre, thêu ren Thạch Trung, TP Hà Tĩnh
  40. 39 40 Cầu Phủ Bánh kẹo Đại Nài, TP Hà Tĩnh 41 Tam Hải Chế biến hải sản Kỳ Ninh, Kỳ Anh 42 Vĩnh Lợi Mây tre đan Kỳ Ninh, Kỳ Anh 43 Kỳ Tân Khai thác cát, sỏi Kỳ Tân, Kỳ Anh 44 Phố Châu Đa nghề TT Phố Châu, Hương Sơn Nguồn: Sở Hà Tĩnh 2.2.2. Các nhóm ngành nghề chủ yếu Nhóm sản xuất đồ gỗ Sản xuất đồ gỗ là nghề có tính truyền thống, được du nhập vào Hà Tĩnh từ hàng trăm năm nay. Sản phẩm đồ gỗ hiện nay chủ yếu là đồ gia dụng như cánh cửa, giường, tủ, bàn ghế, trang trí nội thất và đóng tàu thuyền Sản xuất đồ gỗ phát triển ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở một số làng nghề truyền thống và có quy mô lớn như: Thái Yên, Trường Sơn, Đức Thịnh, Đức Đồng (Đức Thọ); Phố Châu, Sơn Long (Hương Sơn); Yên Lộc (Can Lộc); Thị trấn Hương Khê (Hương Khê); Cẩm Quang (Cẩm Xuyên); Thị trấn Kỳ Anh, Kỳ Tân (Kỳ Anh); Xuân Phổ (Nghi Xuân) Sản phẩm đồ gỗ có thị trường tiêu thụ mạnh và rộng khắp, kể cả thị trường xuất khẩu. Nhu cầu của khách hàng đa dạng về chủng loại, mẫu mã từ hàng rẻ tiền, đơn giản đến hàng cao cấp, hàng mỹ nghệ. Thời gian qua các làng mộc như Thái Yên, Trường Sơn đã đầu tư về máy móc thiết bị, thay đổi công nghệ và mẫu mã, chuyển sang sản xuất hàng cao cấp, sản phẩm tiện, chạm khắc, khảm trai cho nên đã mở rộng được thị trường tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Tuy nhiên phần lớn máy móc thiết bị vẫn cũ kỹ, lạc hậu do đó sản phẩm chưa cạnh tranh được với các làng mộc nổi tiếng ở miền bắc như làng Đông Kỵ (Bắc Ninh)
  41. 40 Nguồn vốn chủ yếu là tự có và chiếm dụng lẫn nhau, vốn vay của các tổ chức tín dụng rất hạn hẹp nên việc đầu tư mở rộng sản xuất của các cơ sở gặp nhiều khó khăn Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, phân tán theo từng hộ gia đình là chính. Số doanh nghiệp tư nhân được thành lập còn ít và hoạt động hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản xuất hàng mây tre đan Nghề mây tre đan là nghề truyền thống ở Tỉnh Hà Tĩnh. Số lượng làng làm làng nghề có 17 làng với các sản phẩm mây tre đan mang tính đặc trưng của mỗi vùng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của thị trường vùng đó. Sản phẩm Hàng mây tre đan ở Hà Tĩnh chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ tại chỗ cho nhân dân đại phương mà phần lớn là nông thôn như thúng, mủng, rổ, rá, gàu, dè cót, chõng tre, dụng cụ đánh bắt thủy sản Hàng mây tre đan có những ưu điểm như: nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương và giá rẻ, lao động chủ yếu là tận dụng và không đòi hỏi tay nghề cao, vốn đầu tư ít và hầu như không gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, hạn chế của nó lại là sức mua của nông dân thấp, là vật rẻ tiền mau hỏng nên giá bán thấp, thu nhập của người lao động không cao. Vì thế sản xuất hàng mây tre đan chỉ là nghề phụ và tổ chức theo hình thức cá thể Một số địa phương được sự giúp đỡ của Nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ như ở Hương Đại, Đức Giang (Vũ Quang), Hương Bình (Hương Khê), đã tiến hành đào tạo lao động làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống Các ngành chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống chủ yếu là bún bánh, miến, rượu, kẹo các loại. Một số làng nghề đã nổi tiếng cả trong và ngoài tỉnh như Cu đơ Cầu Phủ, Bánh gai Cầu khống Đức Yên, làng bún Yên Hồ, làng bún bánh Gia Phố Nghề chế biến nông sản thường tận dụng bã thải
  42. 41 sau chế biến để phục vụ chăn nuôi, vì vậy thu nhập của người lao động tương đối khá. Sản xuất chế biến cói Hà Tĩnh chỉ có 2 làng nghề làm nghề dệt chiếu cói là làng Nam Sơn (Thị trấn Nghèn, Can Lộc) và làng Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân) Sản xuất nón lá Nón lá là một sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Hà Tĩnh nói riêng. Nón Bài thơ, nón Ba Giang đã từng đi vào câu ca, điệu ví trữ tình, lưu truyền trong dân gian và đi vào lịch sử. Sản phẩm nón lá không những được tiêu dùng trong nước mà còn là vật kỷ niệm của những người phụ nữ Phương Tây khi đến đất nước Việt Nam. Nón lá ở Hà Tĩnh là một nghề truyền thống đã được phát triển ở các địa phương như Kỳ Thư (Kỳ Anh), Cẩm Hà (Cẩm Xuyên), Phù Việt (Thạch Hà), Gia Phố (Hương Khê) và một số địa phương khác. Sản phẩm nón lá đa dạng và phong phú về chủng loại, phẩm cấp phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng. Khó khăn hiện nay là vùng nguyên liệu bị thu hẹp do xây dựng các công trình thủy lợi cho nên sản lượng lá nón tại chỗ hàng năm giảm, nguyên liệu làm nón cao cấp phải mua ở ngoài tỉnh nên giá thành rất cao, thu nhập của người lao động thấp, chủ yếu là lấy công làm lãi Chế biến thủy hải sản Chế biến thủy hải sản tập trung ở vùng ven biển, với sản phẩm chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, mực và cá ướp đông lạnh. Đây là nghề có nhiều triển vọng mở rộng và phát triển nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân dân có kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ rộng. Chế biến hải sản là nghề có truyền thống lâu đời ở các địa phương như Kỳ Ninh, Kỳ Lợi (Kỳ Anh); Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên); Thạch Hải (Thạch Hà); Thạch Kim (Lộc Hà); Cương
  43. 42 Gián, Xuân Hội (Nghi Xuân). Hình thức tổ chức pần lớn là cá thể, một số nơi thành lập HTX như ở Kỳ Ninh, Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng Hàng năm sản xuất khoảng 4 triệu lít nước mắm, 200 tấn mực khô, 500 tấn mực và cá ướp đông, 1000 tấn sản phẩm khác. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể, một số nơi thành lập Hợp tác xã ở Kỳ Ninh. Doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH như ở Cẩm Nhượng. Đặc biệt có doanh nghiệp chế biến nước mắm Bà Thắm ở Cẩm Nhượng đã nổi tiếng khắp cả nước. Các cơ sở chế biến thủy hải sản thường gây ô nhiễm môi trường, việc quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm khó khăn. Sản xuất hàng kim khí (đúc rèn) Sản xuất hàng kim khí tập trung chủ yếu ở làng Trung Lương và Đức Thuận (Thị xã Hồng Lĩnh). Hình thức sản xuất chủ yếu là cá thể, sản xuất các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như lưỡi cày, bừa, dụng cụ cầm tay. Mấy năm nay một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa đạt chất lượng tốt, được khách hàng tín nhiệm Ngoài làng rèn Trung Lương có quy mô lớn thì ở các thị trấn, thị tứ trong tỉnh cũng có các cơ sở làm nghề rèn nhưng chủ yếu là phân tán, quy mô nhỏ. Một số có nguồn gốc xuất xứ từ làng nghề Trung Lương đã di cư từ nhiều đời trước. Sản xuất, gia công mặt hàng nệm, chăn bông Nghề này chủ yếu phát triển ở làng Thạch Đồng (Thạch Hà). Trước đây làng Thạch Đồng có nghề dệt vải màn, vải thô bố nhưng đã mai một vì nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm mạnh.
  44. 43 Hiện nay sản phẩm chủ yếu là nệm bông, sản xuất và gia công chăn bông theo yêu cầu của khách hàng. Hình thức tổ chức cá thể, hộ gia đình tự tìm nguồn nguyên liệu, tìm khách hàng để tiêu thụ sản phẩm vì vậy kết quả sản xuất và thu nhập của mỗi hộ khác nhau tùy thuộc năng lực của mỗi hộ. Thiết bị công nghệ chủ yếu là máy may, còn lại làm bằng thủ công vì vậy không đòi hỏi tay nghề cao, công nghệ đơn giản, có thể bố trí xưởng sản xuất liền với nhà ở. Mức độ ô nhiễm môi trường tuy không nghiêm trọng nhưng có 1 số yếu tố bị ảnh hưởng như bụi bông làm ô nhiễm nguồn nước và không khí vì số nguồn nước chủ yếu là giếng khơi. Sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm khai thác Đá, Cát, Sỏi và gạch ngói phục vụ nhân dân, thực hiện chương trình kiên cố hóa nhà ở, kênh mương, giao thông nông thôn của Đảng và nhà nước. Nghề này tập trung ở những vùng có điều kiện thiên nhiên ưu đãi như khai thác đá Granít ở vùng Kỳ Anh, núi Hồng Lĩnh, núi Nam Giới, Cát sỏi ở Kẻ Gỗ, Nam Kỳ Anh, Sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, ven Hồng Lĩnh gạch ngói ở Thuận Lộc, Đức Giang, Kỳ Hoa. Phần lớn là mỏ lộ thiên, dễ khai thác bằng thủ công. 2.3. Đánh giá sự phát triển bền vững các làng nghề ở Hà Tĩnh theo tiêu chí phát triển bền vững 2.3.1. Đánh giá mặt kinh tế trong phát triển bền vững làng nghề 2.3.1.1. Số lượng sản phẩm của các làng nghề Số lượng sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh trong những năm qua luôn tăng lên. Có thể thấy ở bảng 2.2 theo các nhóm làng nghề. Tất cả các mặt hàng đều tăng lên qua các năm. Trong đó, đối với nhóm làng nghề chế biến thủy sản, chế biến nước mắm ở làng nghề Kỳ Ninh hàng năm tăng lên, từ 8100 lít năm 2004 lên đến 9200 lít năm 2008. Còn lại các sản phẩm khác chủ yếu là của các làng nghề Cẩm Nhượng, Xuân Hội, Thạch Kim Trong các
  45. 44 sản phẩm chế biến gỗ thì số lượng sản phẩm chủ yếu là của làng nghề Thái Yên, làng nghề Trường Sơn Như vậy, nhìn vào bảng số liệu chúng ta cũng thấy được rằng số lượng sản phẩm sản xuất ra từ các làng nghề trong những năm qua vẫn luôn được duy trì và tăng trưởng, mặc dù có một số loại sản phẩm mức độ tăng trưởng sản phẩm là chưa cao. Bảng 2.2. Số lượng sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh Nhóm làng ĐVT Năm nghề 2004 2005 2006 2007 2008 CB thủy Lít 8100 8500 8800 9100 9200 sản (nước nắm) 3300.000 Tấn 3540.000 3860.000 4300.000 4800.000 CB gỗ m3 13.000 14.200 15.100 15.900 16.300 Mây tre Sản phẩm 750.000 970.500 1.150.000 1.380.000 1.450.000 đan Đúc rèn Sản phẩm 1485000 1500000 1580.000 1760.000 1870.000 Thêu ren m3 28.000 29.500 29.800 31.000 32.460 Chiếu cói m2 359.000 410.000 487.000 530.000 550.000 CB lương Tấn 550.000 590.000 620.000 650.000 690.000 thực, thực phẩm Nguồn: Sở Hà Tĩnh 2.3.1.2. Chất lượng sản phẩm, thị trường đầu ra cho sản phẩm của làng nghề Trong quá trình phát triển kinh tế xã hôi, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, sản phẩm từ các làng nghề cũng có những biến đổi về chất và đa dạng hóa sản phẩm mới nhằm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng như sản phẩm cao cấp, trang trí nội
  46. 45 thất, thủ công mỹ nghệ. Mỗi sản phẩm từ một làng nghề đều mang lại giá trị sử dụng khác nhau và do đó nhu cầu về các loại này cũng sẽ khác nhau. Thị trường trong nước là thị trường chủ yếu của các sản phẩm từ các làng nghề ở Hà Tĩnh. Thị trường tiêu thụ trong nước rất đa dạng về phong phú về chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Trong thời gian qua, một số mặt hàng sản phẩm từ các làng nghề của Hà Tĩnh đã bước đầu được thị trường trong nước, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận. Sản phẩm ở đây chủ yếu là từ đồ gỗ, hàng kim khí, thủy sản chế biến Hơn nữa, thị trường ngoài nước cũng rất rộng lớn. Một nhà kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã có nhận xét: “Hàng thủ công mỹ nghệ vừa là hàng hóa, vừa là phiên bản nghệ thuật, cho nên chúng không chỉ để sử dụng mà còn là gạch nối để giao lưu văn hóa và gắn kết với đà thăng tiến của du lịch”. Trong thời gian gần đây, một số mặt hàng như thảm các loại, ren thổ cẩm đang được Nhà nước quan tâm tìm kiếm và mở rộng thị trường để phục hồi các nghề này. Bên cạnh đó, thị trường Lào, Thái Lan có nhu cầu nhập các sản phẩm chiếu cói, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm chế biến, đồ gỗ gia dụng, hàng kim khí Chính vì thế đó cũng là điều kiện mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của làng nghề. Trong điều kiện thu nhập ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ ngày càng coi trọng về sản phẩm tinh thần. Vì thế nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, nhà cửa sẽ có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, các sản phẩm từ các làng nghề ở Hà Tĩnh vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu to lớn này. Các sản phẩm nón lá, thảm len, chiếu cói ngày một thu hẹp thị trường do nó còn quá nhiều sản phẩm thay thế, hơn nữa thu nhập từ hoạt động này quá thấp so với làm các ngành nghề khác. Làng nghề dệt chiếu cói truyền thống là Nam Sơn (Can Lộc) và làng Hồng Lam (Nghi Xuân) là hai làng nghề nổi tiếng dệt chiếu cói trước đây, thế
  47. 46 nhưng giờ đây đang bị mai một vì có nhiều loại sản phẩm thay thế chiếu cói như chiếu nhựa, chiếu trúc, Nghề chiếu cói chưa được sự quan tâm của Nhà nước về quy hoạch vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm đều do tư thương đảm nhận. Sản phẩm hàng năm giảm dần, từ 228000 chiếc năm 1997 xuống 166000 chiếc năm 2002 và còn 125000 chiếc năm 2008 (Nguồn: sở công thương Hà Tĩnh). Tỉnh Hà Tĩnh đang có chính sách khôi phục hai làng nghề truyền thống này thông qua hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, hình thành cụm sản xuất dưới dạng hợp tác xã nhưng nhìn chung do thị trường bị thu hẹp, lại bị cạnh tranh lớn bởi các sản phẩm chiếu cói từ các làng nghề nổi tiếng ở các tỉnh bạn nên vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Còn các làng nghề thêu ren, dệt thảm đã được phát triển trong những năm trước đây ở các địa phương như Sơn Thịnh, Xuân Hội Khi Liên Xô tan rã, thị trường thảm len bị thu hẹp vì vậy nghề thêu ren dệt thảm bị mai một, số lao động có tay nghề đã chuyển sang làm mây tre đan và các nghề khác. Hiện nay nhu cầu sử dụng sản phẩm thêu ren và thảm các loại đã phát triển cả trong và ngoài nước. Vì thế trong tương lai cần phục hồi các làng nghề này để một mặt có thể sử dụng lực lượng lao động có tay nghề lại vừa sử dụng cơ sở vật chất và máy móc thiết bị hiện còn có ở các địa phương. Theo bảng 2.3 ta thấy, sản phẩm của các làng nghề ở Hà Tĩnh được tiêu thụ chủ yếu là thị trường trong nước, chỉ có mây tre đan xuất khẩu (16,7%) và chế biến thủy sản (8,4%), chiếm tỉ trọng khá cao. Tuy nhiên năm 2008 và quý I năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này đã giảm xuống do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm làng nghề này chiếm tỉ trọng khá cao nhưng do quy mô vẫn còn nhỏ bé, lại thực hiện xuất khẩu thông qua tổ chức trung gian khác nên giá trị lợi nhuận thu về không cao.
  48. 47 Bảng 2.3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2007 Nhóm làng nghề Thị trường trong nước Thị trường nước ngoài (%) (%) Làng nghề chế biến 91,6 8,4 thủy sản Làng nghề chế biến gỗ 97,5 2,5 Làng nghề mây tre đan 83,3 16,7 Làng nghề đúc rèn 95 5 Làng nghề thêu ren 100 0 Làng nghề chiếu cói 100 0 Làng nghề chế biến 100 0 lương thực, thực phẩm Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh Đối với các làng nghề chế biến gỗ, làm đồ mộc, hiện nay vẫn đang là những làng nghề có điều kiện phát triển nhất ở Hà Tĩnh hiện nay, tiêu biểu như làng mộc Thái Yên, làng đóng thuyền Trường Sơn. Ở làng Thái Yên. Để nâng cao năng lực sản xuất với mục đích sản phẩm làm ra nhiều hơn, đẹp hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn, các chủ cơ sở làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Hiện tại, cả làng có 1 công ty cổ phần, 5 doanh nghiệp tư nhân và 50 xưởng sản xuất đồ mộc. Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá trên 30 triệu đồng. Do hệ thống giao thông phát triển, phương tiện vận tải nhiều và thông tin liên lạc nhanh, nên việc mua bán, vận chuyển thuận tiện. Hiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An.
  49. 48 Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Tuy vậy, sản phẩm đồ mộc của Thái Yên vẫn chưa thực sự cạnh tranh cao so với các làng nghề mộc nổi tiếng cả nước, một phần cũng là do chưa có chính sách quảng bá, mở rộng thị trường một cách đúng mức. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hôm nay, rất nhiều làng nghề đã lao đao, một số nghề truyền thống phải bỏ. Nhưng nghề rèn Trung Lương vẫn vững vàng đi lên, bởi mỗi người thợ ở đây họ luôn lấy chất lượng sản phẩm là điều quan trọng nhất, để giữ lấy thương hiệu cho gia đình mình cũng như cho cả làng. Hiện nay toàn xã có gần 350 lò rèn, 3 lò đúc, với khoảng 250 hộ tham gia. Đó là chưa tính đến những người làm nghề phục vụ cho nghề rèn và tiêu thụ sản phẩm rèn. Làng nghề đúc rèn Trung Lương cũng đã được quy hoạch phát triển thành cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề với 2,3ha, trong đó mỗi cơ sở sản xuất được quy hoạch trên diện tích 600m2, đủ xây dựng đồng bộ các công trình: nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, nhà nghỉ công nhân, các công trình phụ trợ khác Sản phẩm rèn của Trung lương được người tiêu dùng khắp cả nước biết đến như: cân treo, búa, cuốc, đinh thuyền, cày, bừa, dao, liềm phục vụ sản xuất cho nhiều người nông dân suốt từ Bắc chí Nam. Mấy năm nay một số cơ sở đúc gang đã sản xuất được các chi tiết máy cơ khí theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như máy luyện quặng, máy bơm nước, máy xay xát lúa đạt chất lượng tốt, được khách hàng tín nhiệm. Như vậy, qua đó có thể thấy, thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm của các làng nghề cũng có những điểm khác biệt nhau. Qua đây, ta thấy được thị trường tiêu thụ của các sản phẩm đúc rèn, đồ gỗ và chế biến thủy sản là tương đối ổn định nhưng vẫn còn chưa vươn xa được các vùng lân cận, còn
  50. 49 sản phẩm của các làng nghề khác thì thị trường ngày càng nhỏ hẹp, ảnh hưởng đến sự PTBV. 2.3.1.3. Nguồn thu nhập từ làng nghề Nguồn thu nhập từ làng nghề ở đây được phân tích theo các tiêu chí: đóng góp giá trị sản xuất của làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, thu nhập tình quân của người làm nghề tại các làng nghề. Đóng góp của các làng nghề vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.4: Đóng góp của làng nghề vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh từ 2005 – 2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu GO công nghiệp GO do làng nghề tạo ra Giá trị Giá trị % GO do làng nghề tạo ra Năm so với GO công nghiệp 2005 3.087.136 250.715 8,12 2006 3.983.043 331.341 8,32 2007 4.899.553 446.588 9,11 2008 5.028.200 489.657 9,74 Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh Qua bảng 2.4 cho thấy giá trị sản xuất do các làng nghề tạo ra chiếm từ 8,12% đến 9,74% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh. Giá trị sản xuất do làng nghề tạo ra tăng dần theo thời gian, đến năm 2008 có hơi chững lại so với 2007 một phần cũng là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu mặc dù thị trường sản phẩm đầu ra của Hà Tĩnh chủ yếu là trong nước nhưng phần nào cũng bị ảnh hưởng. + Thu nhập của người lao động tại làng nghề
  51. 50 Thu nhập bình quân của lao động tại làng nghề cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của một ngành nghề. Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo so với các tỉnh thành khác trong vùng Bắc Trung Bộ cũng như so với các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2008, thu nhập bình quân ở Hà Tĩnh đạt mức hơn 7,5 triệu đồng/ người/tháng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 2006 – 2008 là khoảng 17%/năm. Mức thu nhập của dân cư ở Hà Tĩnh nhìn chung là còn thấp so với cả nước, lại là tỉnh có tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp nên mức sống của dân cư nói chung là còn thấp. Qua so sánh mức thu nhập bình quân đầu người ở Hà Tĩnh so với thu nhập của người lao động trong làng nghề cho thấy làm việc ở làng nghề sẽ tạo thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Ở làng nghề làm đồ gỗ, thu nhập bình quân của các lao động là khoảng 18 triệu đồng/lao động/năm đối với lao động chuyên và 8 triệu đồng/năm/lao động đối với lao động kiêm. Như vậy, qua làm việc ở làng nghề, nguồn thu nhập ổn định và có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, nếu so với các làng nghề nổi tiếng khác, như làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh) thì con số này vẫn còn thấp. Ở làng Đồng Kỵ, thu nhập bình quân của lao động là 26 triệu đồng/lao động/năm bởi hơn 65% sản phẩm làm ra của làng nghề này phục vụ cho xuất khẩu. Ở làng nghề mây tre đan, thu nhập bình quân khoảng 9 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và khoảng 5 triệu đồng/ năm đối với lao động kiêm. Còn các lao động làm việc ở các làng nghề chế biến thủy hải sản thì thu nhập bình quân khoảng 10 triệu đồng/năm đối với lao động chuyên và 6 triệu đồng/năm đối với lao động kiêm Như vậy, nếu xem xét mức thu nhập tạo ra từ các làng nghề thì người dân làm nghề có thể sống bằng nghề thay cho nghề sản xuất nông nghiệp
  52. 51 thuần túy. Nếu nguồn thu nhập này ổn định và được đảm bảo lâu dài thì đây chính là yếu tố đảm bảo cho tính bền vững trong sự phát triển của làng nghề. 2.3.2. Đánh giá mặt xã hội trong phát triển bền vững làng nghề 2.3.2.1. Giải quyết việc làm cho người lao động Bảng 2.5: Số hộ và lao động tham gia vào các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2008 TT Nhóm làng nghề Số hộ tham gia (hộ) Số lao động tham gia (người) Chuyên Kiêm Chuyên Kiêm 1 Đồ gỗ 875 1350 2390 2800 2 Mây tre đan 721 1543 1439 2530 3 Chiếu cói 125 345 312 230 4 Đúc rèn 255 57 875 128 5 Chế biến hải sản 824 1174 1528 2103 6 Chế biến lương 548 3550 1170 4600 thực, thực phẩm 7 Các làng nghề 4876 3949 5210 9314 khác Tổng 8224 11.968 12.924 21.705 Nguồn: Sở Hà Tĩnh Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, năm 2008, số hộ tham gia ở các làng nghề về đồ gỗ là 875 hộ chuyên và 1350 hộ kiêm. Số lao động chuyên là 2390 và số lao động kiêm là 2800 người. Còn đối với làng nghề mây tre đan, số lao động chuyên ít hơn số lao động kiêm (1439 lao động chuyên và 2530 lao động kiêm), các lao động chuyên chủ yếu là hoạt động ở các làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu. Số hộ làm chuyên chiếm 40,7% trong tổng số hộ làm việc trong làng nghề. Còn số lao động chuyên chiếm 37,3% trong tổng số
  53. 52 lao động làng nghề. Như vậy, sự phát triển của làng nghề sẽ giải quyết được một phần không nhỏ lực lượng lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là lao động kiêm và các hộ kiêm trong làng nghề, mà lao động kiêm thì tức là làm việc trong làng nghề là nghề phụ. Do vậy, các làng nghề ở Hà Tĩnh để có thể phát triển một cách bền vững thì ngoài gia tăng lao động làm việc trong làng nghề cần phải gia tăng đội ngũ lao động chuyên. 2.3.2.2. Đóng góp cho sự phát triển chung của địa phương Các làng nghề phát triển sẽ là điều kiện để địa phương thay đổi bộ mặt, từ thôn xóm cho đến làng xã. Hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, hầu hết đường làng đều là đường bê tông, hệ thống điện nước cũng phải đủ đáp ứng nhu cầu, nhất là những làng nghề mộc. Sự phát triển các làng nghề cũng sẽ tăng thu ngân sách cho địa phương. Bảng 2.6: Nộp ngân sách của các làng nghề ở Hà Tĩnh năm 2008 TT Nhóm làng nghề Nộp ngân sách (triệu đồng) 1 Đồ gỗ 908,2 2 Mây tre đan 165,8 3 Chiếu cói 30 4 Đúc rèn 702,1 5 Chế biến hải sản 2.061 6 Chế biến lương thực, thực phẩm 243 7 Các làng nghề khác 1.358 Tổng 5.468,1 Nguồn: Sở công nghiệp Hà Tĩnh Các làng nghề phát triển đều có điều kiện đầu tư cho con em đi học các trường đại học, cao đẳng, hàng năm tỉ lệ đậu đại học, cao đẳng tương đối cao. Những người không đỗ đạt thì đi học nghề hoặc ở lại làm việc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy mà an ninh thôn xóm vẫn luôn được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội ổn định, làng quê hầu như ít bị xâm lấn bởi các tệ nạn xã
  54. 53 hội. Bởi ở một làng quê khác, một số thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông, không nhập học ở các trường chuyên nghiệp ở lại làng quê, tụ tập hội hè, đánh nhau, chơi game, chơi đề, thậm chí có một sô ít còn sa vào con đường nghiện ngập, từ đó mà trộm cướp nhiều nơi, gây mất trật tự xã hội. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống các làng nghề cũng là một việc để giữ gìn phong tục, tập quán truyền thống của địa phương. Sự tồn tại, phát triển các làng nghề chịu ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống địa phương. Xã Trường Sơn nằm cạnh Sông La, ở đây có truyền thống tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ liên quan đến sông nước, đặc biệt là hoạt động thi bơi thuyền ở đây vào các dịp xuân về. Làng nghề đóng thuyền Trường Sơn ngày nay vẫn đang trên đà ngày càng phát triển, hình thành được nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ, đóng thuyền. Và hoạt động đua thuyền vào đầu năm ở đây cũng là dịp để làng nghề này quảng bá hơn về sản phẩm của mình, đồng thời cũng là giữ gìn bản sắc, truyền thống văn hóa của địa phương. Hay như làng Đại Nài, ở TP Hà Tĩnh, nổi tiếng với làm cu đơ mà người ta thường gọi là cu đơ Cầu Phủ. Cu đơ là một đặc sản nổi tiếng ở Hà Tĩnh mà người dân cả nước đều biết đến. Hầu hết các gia đình ở đây đều có bí quyết nấu cu đơ ngon, đặc biệt là cơ sở của Ông Bà Thư Viện. Người dân Hà Tĩnh đi xa về quê đều muốn được thưởng thức, hay những ai đến Hà Tĩnh đều mua một ít về làm quà. Nó tạo thành nét riêng cho du lịch Hà Tĩnh. Bởi cu đơ thì Nghệ An cũng có sản xuất nhưng chất lượng thì không nơi nào bằng nơi đây. Như vậy, nguồn thu nhập từ làng nghề cũng như đóng góp của làng nghề vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương đã cho thấy rõ sự phát triển làng nghề là tất yếu, là điều kiện để có thể nâng cao nguồn thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên, còn một số làng nghề thu nhập vẫn chưa đảm bảo được để có thể phát triển một cách bền vững.
  55. 54 Qua làm việc ở các làng nghề, đội ngũ lao động ở nông thôn đã nâng cao thu nhập một cách đáng kể, so với nghề làm nông thì nguồn thu nhập như vậy đã cao hơn rất nhiều. Đời sống vật chất và tinh thần đã có bước cải thiện đáng kể, đã có 84% nhà ở của dân trong làng nghề được xây dựng kiên cố, 60% số hộ có xe máy, hầu hết các hộ có ti vi, dùng bếp ga, nhiều hộ đã mua được các phương tiện và đồ dùng sinh hoạt đắt tiền khác tủ lạnh, máy giặt, đầu máy karaoke Ở làng nghề Trung Lương, nghề rèn là nghề xóa đói giảm nghèo. Xã Trung Lương là địa phương ngói hóa nhà ở đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, hầu hết các gia đình đểu có ti vi, gần 70% hộ gia đình có xe máy. Số hộ có mức sống khá và giàu chiếm hơn 85%, trong xã không còn hộ đói. Mỗi năm xã thu về hơn 20 tỷ đồng, chiếm gần 50% thu nhập của toàn xã. Sự phát triển của làng nghề Trung Lương thời gian qua đã làm cho bộ mặt làng quê ở đây có chuyển biến rõ nét, cũng chính vì thế mà năm 2009 xã Trung Lương đã được tỉnh Hà Tĩnh đưa lên thành phường Trung Lương thuộc thị xã Hồng Lĩnh. Còn ở làng nghề mộc Thái Yên trung bình mỗi năm, người dân Thái Yên thu về 23 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giầu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Đến thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng nhà tầng, Thái Yên đã có 59 nhà, đứng thứ hai khu vực nông thôn (sau xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân) ở Hà Tĩnh. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc
  56. 55 lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại. Tuy nhiên, còn có một số làng nghề, nguồn thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống của lao động nên nhiều người đã bỏ nghề và chuyển sang tìm nghề mới để làm, hoặc là bỏ làng đi tìm công ăn việc làm ở vùng khác, nơi khác, đặc biệt là vào các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Nam, chỉ còn lại một số ít còn yêu nghề, yêu làng quê nên vẫn còn hoạt động sản xuất sản phẩm. Các làng nghề như dệt may, sản xuất nón lá, chế biến vôi hàu và chiếu cói đều có thu nhập chỉ khoảng hơn 4 triệu đông/ năm đối với lao động chuyên, mà trong thời điểm lạm phát, giá cả leo thang như hiện nay thì nguồn thu nhập như vậy là không đảm bảo. Chính vì thế chỉ còn lại một số hoạt động thành tổ hợp, nhóm lao động để làm ăn có hiệu quả hơn. Sản phẩm của các làng nghề này chủ yếu cũng chỉ tiêu thụ trong nội bộ tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ lao động cũng chưa đảm bảo, chủ yếu là truyền kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác, người mới vào nghề hầu hết thông qua kinh nghiệm học nghề, lao động được đào tạo chiếm tỉ trọng rất nhỏ, tỷ lệ lao động qua đào tạo trung bình cũng chỉ khoảng 8,05%. Trình độ lao động chủ yếu là đào tạo kèm cặp theo hình thức cha truyền con nối vì vậy mẫu mã sản phẩm chưa được phong phú và hấp dẫn, giá trị sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của người tiêu dung. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là cá thể, phân tán theo từng hộ gia đình là chính. Số doanh nghiệp tư nhân, được thành lập chưa đến 10 doanh nghiệp, số hợp tác xã cũng còn ít, hiệu quả hoạt động còn chưa cao. Nhìn chung chất lượng đội ngũ lao động trong các làng nghề còn chưa cao, chủ yếu là truyền nghề, đội ngũ qua học tập đào tạo còn rất ít, bộ phận quản lý ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thì trình độ, năng lực còn hạn chế,
  57. 56 chủ yếu cũng chỉ là tốt nghiệp phổ thông, có số cũng chỉ mới tốt nghiệp cấp II. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường đào tạo nghề cho đội ngũ lao động ở các làng nghề trong thời gian tới, tỉnh cần có chính sách khuyến khích lao động làng nghề ở nông thôn đi học nghề, học tập kinh nghiệm, có thế mới giúp cho làng nghề phát triển một cách bền vững được. 2.3.2.3. Ý muốn của người dân địa phương vào sự phát triển làng nghề Sự phát triển của mỗi làng nghề đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên bản sắc, truyền thống riêng cho mỗi địa phương, làng quê. Đó là cái đại diện rõ nét cho địa phương về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề trước hết là mang lại lợi ích cho những người làm nghề, và tiếp đến là sự phát triển về mọi mặt ở địa phương. Tuy nhiên, với những người không làm nghề trong làng nghề lại có những tâm lý khác nhau về sự tồn tại của làng nghề, nếu không ảnh hưởng gì xấu đến họ thì đó sẽ là mặt tốt, nhưng nếu sự tồn tại của làng nghề gây tác động xấu đến môi trường, tác động xấu đến cuộc sống của họ thì tâm lý của họ sẽ là ngược lại. Đối với làng nghề mộc Thái Yên, trước đây, làng nghề này chỉ tồn tại ở xã Thái Yên của huyện Đức Thọ, nhưng do làm việc bằng nghề này mang lại nguồn thu nhập ổn định và cao hơn làm nông nghiệp nên đã lan tỏa phát triển sang các vùng lân cận, giờ đây xã Đức Thịnh (cạnh xã Thái Yên) đã có rất nhiều cơ sở làm mộc, chế biến đồ gỗ; ngoài ra, do nhu cầu về các đồ dùng trang trí nội thất trong nhà ngày càng gia tăng nên nhu cầu về lao động ở các cơ sở làng nghề cũng tăng cao, chính vì thế, nhiều con em ở Thái Yên sau khi tốt nghiệp nếu không đỗ đạt đi học thì thay vì tìm việc làm ở các khu công nghiệp phát triển ở các nơi, họ ở lại làm việc giúp gia đình, đồng thời thu nhận thêm các lao động ở các xã xung quanh đến làm việc. Nhìn chung, làm nghề mộc thu nhập cao hơn nhiều so với làm ruộng. Tuy vậy, phần lớn hộ gia đình sau khi kinh tế khấm khá, họ đều đầu tư cho con em mình học hành để
  58. 57 có thể có được những công việc tốt hơn. Còn đối với người dân không tham gia vào làng nghề thì cái mà họ lo lắng nhất là ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ, sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề sẽ làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, lượng bụi vượt quá mức và ô nhiễm tiếng ồn. Đối với làng nghề chế biến hải sản thì dân cư ở đây họ mong muốn con em mình thoát li khỏi nghề (có đến 78% những người được hỏi), phần còn lại những người khỏe mạnh họ tham gia vào đánh bắt hải sản, còn lại nếu như không đi làm ở các khu công nghiệp phát triển hoặc làm cán bộ quản lý nhà nước thì họ sẽ tham gia vào làm việc ở làng nghề. Bởi lẽ, đó là nghề chính của dân cư địa phương ở đây. Tuy nhiên, đối với những làng nghề mang lại thu nhập quá thấp như các làng nghề chiếu cói và làm nón, thì sự tồn tại của làng nghề không có ý nghĩa lớn đối với người dân ở đây. Có chăng một số hộ dân muốn giữ lại nghề nên họ đóng vai trò là lao động kiêm để có thể vừa giữ gìn nghề truyền thống, lại vừa tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Như vậy, sự tồn tại của làng nghề là niềm vui, niềm hạnh phúc của người dân nhưng do nguồn thu nhập từ làng nghề vẫn chưa đảm bảo cuộc sống nên dân cư ở các làng nghề hầu hết đều mong muốn con em mình sau này thoát ly khỏi nghề, làm những công việc an nhàn hơn mà thu nhập lại khá hơn, cuộc sống được cải thiện hơn. Điều này đòi hỏi các làng nghề phát triển ngày càng phải có biện pháp thu hút thêm các lao động vùng lân cận đến làm việc. Có như vậy mới đảm bảo được tính bền vững trong phát triển làng nghề. 2.3.3. Đánh giá mặt kinh tế trong phát triển bền vững làng nghề 2.3.3.1. Môi trường lao động làm việc Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các làng nghề trong báo cáo hàng năm của Hà Tĩnh đều chưa được đề cập đến, vì chủ yếu sự ô nhiễm của các làng nghề chưa đến mức độ báo động, và mức độ ô nhiễm của các làng
  59. 58 nghề cũng không lớn như ở các khu công nghiệp phát triển, hơn nữa sự quan tâm của chính quyền địa phương vẫn chưa được sát sao về các hoạt động bảo vệ môi trường. Mỗi làng nghề đều có mức độ gây ô nhiễm khác nhau tùy thuộc vào sự tác động của nó đến môi trường, trước hết là mức độ ảnh hưởng của nó đến người lao động, và sau đó là ảnh hưởng đến người dân sống trong vùng. Các làng nghề liên quan đến đan lát như mây tre đan, chổi đót, làm chiếu cói thì mức độ ô nhiễm không đáng kể, vì hầu như không có tác hại gì lớn đến môi trường. Còn lại các làng nghề về sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề mộc, hay làng nghề đúc rèn, chế biến thủy sản thì ít nhiều đều gây ô nhiễm môi trường sống cũng như môi trường làm việc của người lao động. - Ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường lao động Ô nhiễm tiếng ồn có tác động rất nghiêm trọng. Tại các làng nghề nơi sản xuất đan xen với khu nhà ở, hầu hết dân cư của làng tham gia vào quá trình sản xuất nên nguy cơ ảnh hưởng của điều kiện lao động và chất thải sản xuất đến sức khỏe người dân là rất lớn. Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang tính nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về làng nghề mới chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả cắt ngang (đánh giá hiện trạng môi trường và tình hình bệnh tật) mà chưa có những nghiên cứu dịch tễ đánh giá được mối liên quan của bệnh tật với các yếu tố ô nhiễm. Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn trong môi trường lao động ở Việt Nam là 90 dB (TCCP 3733/2002 QĐ – BYT). Ở các làng nghề ở Hà Tĩnh, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là ở các làng nghề rèn đúc – kim khí và làng nghề mộc, chế biến gỗ. Mặc dù tỉnh đã có quy hoạch phát triển thành các cụm tiểu thủ công nghiệp làng