Luận văn Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014

pdf 83 trang phuongvu95 7501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_hoat_dong_phan_phoi_thuoc_cua_cong_ty_co.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014

  1. BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014 LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC MÃ SỐ: CK.60720412 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa Thời gian thực hiện: 19/01/2015 đến 19/05/2015 HÀ NỘI 2015
  2. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Lời đầu tiên, tôi gửi lời chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình chu đáo chỉ bảo nhiều ý kiến sâu sắc giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy giáo cô giáo trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Phòng Tổ chức, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Tài vụ, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Kế hoạch sản xuất Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác để tôi thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ những khó khăn, khích lệ và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Thanh Hóa, ngày 19 tháng 05 năm 2015 Học viên. Nguyễn Thị Thanh Hương MỤC LỤC
  3. LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc 2 1.1.1. Một số khái niệm về phân phối 2 1.1.2. Phân phối thuốc 8 1.2. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 11 1.2.1. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới 11 1.2.3. Thực trạng thị trường thuốc ở Việt Nam 16 1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa 22 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển 22 1.3.2. Chức năng, hoạt động của công ty 22 1.3.3. Một số kết quả đạt được 23 1.3.4. Sơ đồ tổ chức của Thephaco 24 1.3.5. Một vài nét về hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa. 25 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26
  4. 2.3.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 27 2.3.3. Các biến số nghiên cứu 28 2.3.4. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập số liệu 30 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014. 32 3.1.1. Tổ chức mạng lưới phân phối 32 3.1.2. Nhân lực mạng lưới phân phối 35 3.1.3. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối 37 3.1.4. Số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 38 3.1.5. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 39 3.1.6. Kinh phí phục vụ hoạt động phân phối 40 3.2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. 41 3.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu 41 3.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 47 3.2.3. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Thephaco năm 2014 48 3.2.4. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới phân phối của Thephaco năm 2014 49 3.2.5. Nộp ngân sách Nhà nước 50 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 51 4.1. Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 51
  5. 4.1.1. Về tổ chức mạng lưới phân phối năm 2014 51 4.1.2. Về nhân lực hệ thống phân phối năm 2014 52 4.1.3. Về cơ sở vật chất mạng lưới phân phối năm 2014 52 4.1.4. Về số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 53 4.1.5. Về cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 54 4.1.6. Về kinh phí phục vụ hoạt động phân phối 54 4.2. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. 55 4.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu 55 4.2.2. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 58 4.2.3. Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Thephaco năm 2014 58 4.2.4. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới phân phối của Thephaco năm 2014 59 4.2.5. Về nộp ngân sách Nhà nước 60 4.3. Một số hạn chế của đề tài 60 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế
  6. CBCNV : Cán bộ công nhân viên CN : Chi nhánh CTCP : Công ty cổ phần DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DT : Doanh thu GDP : Good distribution practice - Thực hành tốt phân phối thuốc GSP : Good storage practice - Thực hành tốt bảo quản thuốc GLP : Good Laboratory Practice - Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm GMP : Good Manufactory Practice - Thực hành tốt sản xuất thuốc GPP : Good Pharmacy Practice - Thực hành tốt nhà thuốc GPs : Good Practices HĐPP : Hoạt động phân phối HTPP : Hệ thống phân phối KHKD : Kế hoạch kinh doanh LN : Lợi nhuận SX : Sản xuất TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng : Thanh Hoa medical materials pharmaceutical Joint stock Thephaco company (Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên MTV WHO : World Health Organization -Tổ chức Y tế thế giới WTO : Worrld Trade Organnization - Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG
  7. Bảng Tên bảng Trang 1.1 Các phương thức phân phối 4 Dự báo mức tăng trưởng hàng năm thị trường dược 1.2 11 phẩm một số nước năm 2012-2017 1.3 20 công ty có doanh thu cao nhất năm 2014 12 2.1 Các biến số nghiên cứu của đề tài 28 3.1 Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính năm 2014 35 Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối của Thephaco 3.2 37 năm 2014 Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco 3.3 38 năm 2014 3.4 Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 40 Kinh phí phục vụ cho hoạt động phân phối của 3.5 41 Thephaco năm 2014 Doanh thu theo nhóm hàng phân phối của Thephaco 3.6 42 năm 2014 3.7 Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014 43 Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh của 3.8 45 Thephaco năm 2014 Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh 3.9 46 của Thephaco năm 2014 3.10 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Thephaco năm 2014 47
  8. 3.11 Tỷ lệ hàng phân phối của Thephaco bị trả về năm 2014 48 3.12 Thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV năm 2014 49 Mức nộp và tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của 3.13 50 Thephaco năm 2014 DANH MỤC HÌNH
  9. Hình Tên hình Trang 1.1 Sơ đồ kênh phân phối tổng quát 6 Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo 1.2 14 của WHO Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - VTYT 1.3 24 Thanh Hóa 2.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 27 3.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco 32 3.2 Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối 34 Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ trong mạng lưới 3.3 36 phân phối Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính trong mạng lưới 3.4 36 phân phối Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối 3.5 42 năm 2014 Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco 3.6 44 năm 2014 Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực 3.7 46 ngoại tỉnh của Thephaco năm 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ
  10. Trong môi trường của nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất phải tự mình đảm nhận công tác tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên có rất ít trường hợp nhà sản xuất có thể bán trực tiếp tất cả các sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng mà thường phải thông qua các tổ chức trung gian như các chi nhánh, các nhà bán buôn, các nhà bán lẻ, Tức là phải thiết lập nên một mạng lưới và chính sách phân phối nhằm đảm bảo chuyển giao sản phẩm của doanh nghiệp từ khâu sản xuất sang khâu tiêu thụ và tiêu thụ được sản phẩm. Mạng lưới phân phối có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối thành công, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải dày công nghiên cứu tâm lý hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp. Trong lĩnh vực dược phẩm, phân phối thuốc càng có vai trò quan trọng do thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe người sử dụng. Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước. “Phát triển bền vững”, “Chất lượng - Niềm tin” là mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của Công ty. Chất lượng sản phẩm công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, thương hiệu Thephaco ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến. Hiện nay thị trường dược phẩm đã có nhiều thay đổi và càng ngày càng cạnh tranh gay gắt. Với mong muốn góp phần vào hoàn thiện trong tổ chức và quản lý hệ thống phân phối phù hợp với quy mô mở rộng doanh 1
  11. nghiệp phục vụ định hướng phát triển lâu dài và ổn định của công ty, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014”. Đề tài được tiến hành với 2 mục tiêu sau: 1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014. 2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp của mạng lưới phân phối tại Công ty. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về hoạt động phân phối thuốc 1.1.1. Một số khái niệm về phân phối  Phân phối 2
  12. Phân phối là hoạt động liên quan đến điều hành tổ chức, vận chuyển, phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, trong một quốc gia hay ở các nước, các khu vực trên thế giới [1]. Xây dựng chính sách phân phối để đưa hàng hóa và dịch vụ kịp thời từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, đảm bảo sự ăn khớp giữa cung và cầu trên thị trường. Chính sách phân phối có vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách marketing. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp hoạt động kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giảm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh, hiệu quả và phát triển thị trường tiêu thụ [1].  Phương thức phân phối Có 2 phương pháp phân phối phổ biến: phương pháp phân phối trực tiếp và phương pháp phân phối gián tiếp [1]. Các công ty thường sử dụng cả hai phương pháp phân phối trực tiếp và gián tiếp song song với nhau để tận dụng các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của mỗi phương pháp. Bảng 1.1. Các phương thức phân phối [1] PHƯƠNG THỨC PHÂN Trực tiếp Gián tiếp PHỐI 4
  13. Phân phối trực tiếp từ người sản Phân phối hàng hóa Đặc điểm xuất đến người tiêu dùng không qua hệ thống trung gian qua trung gian Sơ đồ - Nhà sản xuất tiếp xúc trực tiếp với khách hàng không qua trung gian - Người sản xuất nắm vững được Ưu điểm các biến động thị trường, chủ - Có thể chia sẻ rủi ro động đưa ra các quyết định về trong kinh doanh hoạt động phân phối, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động phân phối. - Lợi nhuận bị chia sẻ - Doanh nghiệp phải chia sẻ - Doanh nghiệp khó nguồn vốn cho các hoạt động Nhược điểm kiểm soát hoạt động phân phối và phải tự chịu rủi ro phân phối trên thị nên rất tốn kém trường  Kênh phân phối Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về kênh phân phối. 5
  14. Theo quan điểm của các nhà quản trị học: Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường doanh nghiệp [7]. Kênh phân phối có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng (hoặc người sử dụng cuối cùng). Nó cũng được coi như dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các tổ chức và cá nhân khác nhau [7]. Theo một định nghĩa khác: Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng [1]. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy sản phẩm từ người sản xuất đến người mua cuối cùng. Tất cả những tổ chức, cá nhân tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Những thành viên nằm giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (nếu có) được gọi là các trung gian phân phối [36]. Chức năng cơ bản nhất của tất cả các kênh phân phối là giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với đúng mức giá họ có thể mua, đúng chủng loại họ cần, đúng thời gian, địa điểm mà họ yêu cầu. Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất và người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ [19].  Các loại kênh phân phối Kênh phân phối trực tiếp: kênh cấp 0 6
  15. Kênh phân phối gián tiếp: Kênh cấp 1,2,3 cấp n có độ dài ngắn khác nhau, số lần hàng hóa qua tay trung gian càng nhiều thì kênh phân phối càng dài, cấp kênh càng lớn [1]. Kênh cấp 0 Kênh cấp 1 Kênh cấp 2 Kênh cấp n Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà sản xuất Nhà bán buôn Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Hình 1.1. Sơ đồ kênh phân phối tổng quát [1] Hiện tại các doanh nghiệp thường sử dụng kênh phân phối hỗn hợp. Việc sử dụng kênh phân phối hỗn hợp tạo nên sức mạnh cạnh tranh thành công trong hệ thống phân phối nhờ kết hợp những ưu điểm của từng loại kênh, đáp ứng tối đa phục vụ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Để lựa chọn kênh phân phối thích hợp, các doanh nghiệp căn cứ vào một số yếu tố như đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, đặc điểm người tiêu dùng, đặc điểm địa lý [1]. 7
  16.  Tổ chức kênh phân phối Là việc thiết lập cơ cấu tổ chức sao cho hoạt động cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng có hiệu quả, đồng thời đạt được những mục tiêu về doanh số và lợi nhuận đã đề ra. Tùy vào tình hình cụ thể trong từng giai đoạn, các công ty có thể tổ chức kênh phân phối thành các nhóm theo sản phẩm, theo nhóm khách hàng, theo khu vực địa lý, theo mục tiêu cụ thể [23]. 1.1.2. Phân phối thuốc  Phân phối thuốc Phân phối thuốc là việc phân chia và di chuyển, bảo quản thuốc từ kho của cơ sở sản xuất thuốc hoặc từ trung tâm phân phối cho đến người sử dụng hoặc đến các điểm phân phối bảo quản trung gian hoặc giữa các điểm phân phối, bảo quản trung gian bằng các phương tiện vận chuyển khác nhau [2].  Thực hành tốt phân phối thuốc “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP là viết tắt của Good Distribution Practice - là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc. Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc” áp dụng đối với các cơ sở tham gia vào quá trình phân phối thuốc trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm các cơ sở sản xuất, kể cả cơ sở sản xuất sản phẩm trung gian, sản xuất thành phẩm thuốc, cơ sở cung cấp, xuất nhập khẩu, phân phối, bán buôn, các cơ sở vận chuyển, các đại lý giao nhận, các cơ sở đầu mối bảo quản, phân phối thuốc của các chương trình y tế quốc gia [2]. 8
  17. Việc tuân thủ đúng các nguyên tắc của “Thực hành tốt phân phối thuốc” là góp phần duy trì ổn định chất lượng sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường, giúp hệ thống đảm bảo chất lượng được củng cố bền vững. Nội dung nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” quy định một số nội dung cơ bản sau đây [2]. - Quy định về tổ chức và quản lý Cơ sở phân phối thuốc phải có tư cách pháp nhân, có một cơ cấu tổ chức thích hợp, được phân công nhiệm vụ rõ ràng. - Quy định về nhân sự Bố trí đủ nhân sự để tiến hành tất cả các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ sở phân phối và đáp ứng các yêu cầu sau: + Có trình độ chuyên môn phù hợp với chủng loại mặt thuốc phân phối, được đào tạo về các yêu cầu của "Thực hành tốt phân phối thuốc", về các quy định của pháp luật liên quan, và đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu đó. + Có đủ khả năng và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm được giao để bảo đảm thuốc được bảo quản, phân phối đúng cách. - Quy định về quản lý chất lượng Tất cả các thuốc phải được lưu hành hợp pháp, và phải được mua, cung cấp cũng như bán, giao hàng, gửi hàng bởi các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược hợp pháp, đáp ứng các quy định của pháp luật. - Quy định về cơ sở, kho tàng và bảo quản Tất cả các cơ sở phân phối thuốc phải có các điều kiện kho tàng, phương tiện bảo quản thuốc tuân thủ theo đúng các nguyên tắc "Thực hành 9
  18. tốt bảo quản thuốc" (GSP). Kho phải có các khu vực bảo quản, khu vực nhận và xuất hàng, khu vực lấy mẫu, điều kiện và yêu cầu trong bảo quản, nhận hàng, quay vòng hàng tồn kho và kiểm soát các dược phẩm quá hạn. - Quy định về phương tiện vận chuyển và trang thiết bị + Tất cả các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị được sử dụng trong bảo quản, phân phối và xử lý thuốc phải thích hợp với mục đích sử dụng và phải bảo vệ được thuốc tránh các điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến độ ổn định, tính toàn vẹn của bao bì, thuốc và phòng tránh việc nhiễm bẩn. + Trong quá trình vận chuyển, nếu có các yêu cầu về điều kiện bảo quản đặc biệt (ví dụ về nhiệt độ và độ ẩm cụ thể), thì phải bảo đảm các điều kiện đó, có kiểm tra, theo dõi và lưu hồ sơ. - Quy định về thu hồi sản phẩm và sản phẩm bị loại, bị trả về Phải thiết lập một hệ thống, bao gồm cả quy trình bằng văn bản, để thu hồi nhanh chóng và có hiệu quả những thuốc được xác định hoặc nghi ngờ là có khiếm khuyết, và chỉ định rõ người chịu trách nhiệm thu hồi. Sản phẩm bị loại bỏ và những sản phẩm bị trả lại cho nhà phân phối phải được nhận dạng phù hợp và được xử lý theo một quy trình, trong đó ít nhất phải có việc giữ các sản phẩm đó ở khu vực biệt trữ nhằm tránh lẫn lộn và ngăn ngừa việc tái phân phối cho tới khi có quyết định về biện pháp xử lý. Điều kiện bảo quản áp dụng cho thuốc bị loại bỏ hoặc trả về phải được duy trì trong suốt quá trình bảo quản và vận chuyển cho tới khi có quyết định sau cùng. “Thực hành tốt phân phối thuốc” là một phần của công tác bảo đảm chất lượng thuốc theo quan điểm Quản lý chất lượng toàn diện (Total 10
  19. Qualtity Management). Bộ Y tế với chiến lược áp dụng đồng bộ 5 GPs bao gồm: - “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP. - “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm” - GLP. - “Thực hành tốt bảo quản thuốc” - GSP. - “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP. - “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP. nhằm đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến tay người sử dụng, giảm tỷ lệ thuốc giả và thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng [5]. 1.2. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Thực trạng thị trường thuốc trên thế giới Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp dược, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan, Qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu. Dân số toàn tầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60, cùng môi trường sống bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người, tác động tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới [24].  Tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới 11
  20. Giai đoạn 2004 - 2013, tổng doanh thu tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ USD năm 2004 lên mức 717 tỷ USD năm 2013. Giai đoạn 2014 - 2018, theo ước tính của EvaluatePharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ gần chạm ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018 [17].  Tăng trưởng hàng năm thị trường dược phẩm một số nước 2012-2017 Giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1% - 4%, đáng lưu ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm. Nhóm các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15% - 18% điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng từ 11% -14%. Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn, Singapore sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây [24]. Bảng 1.2. Dự báo mức tăng trưởng hàng năm thị trường dược phẩm một số nước 2012-2017 Nguồn: FPTS, IMS Health. Trong đó: 12
  21. - Các quốc gia có công nghiệp dược phát triển gồm: Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Hàn Quốc. - Các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển gồm: Nhóm 1: Trung Quốc. Nhóm 2: Brazil, Ấn Độ, Nga. Nhóm 3: Argentina, Ai Cập, Indonesia, Mexico, Pakistan, Ba Lan, Romania, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Venezuela, Việt Nam [29].  20 công ty dược phẩm có doanh thu cao nhất thế giới Các tập đoàn dược phẩm ở những nước có nền công nghiệp dược phát triển đã mở rộng quy mô vượt tầm quốc gia, có mặt trên toàn cầu. Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới tập trung ở khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy sĩ, ) [24]. Bảng 1.3. Hai mươi công ty có doanh thu cao nhất năm 2014 Xếp thứ Doanh thu (triệu USD) Công ty hạng năm 2014 2014 2013 2012 Novartis 1 51.307 50.576 50.521 Pfizer 2 44.929 44.330 46.707 Sanofi 3 40.037 38.181 38.531 Roche 4 37.607 36.146 34.958 Merck  Co 5 36.550 36.350 39.891 Johnson  Johnson 6 36.422 30.784 27.717 AstraZeneca 7 33.313 30.257 31.704 GlaxoSmithKline 8 31.470 32.544 32.736 Teva 9 26.001 24.258 24.762 GileadSciences 10 23.673 11.011 9.540 13
  22. Amgen 11 20.473 18.621 17.103 Eli Lilly 12 19.909 23.045 21.583 Abbvie 13 19.049 18.150 17.881 Bayer 14 18.347 17.276 16.431 Boehringer Ingelheim 15 17.650 17.375 16.889 Nono Nordisk 16 16.831 14.300 12.576 Actavis 17 15.978 12.742 12.375 Takeda 18 13.376 13.399 15.909 Otsuka 19 12.290 Bristol-Myers SQB. 11.023 12.756 Mylan 20 11.980 11.087 10.325 Tổng 527.192 491.455 490.895 Tỷ lệ (so với tổng doanh thu 56,3 56,2 57,2 toàn cầu) Tổng doanh thu toàn cầu 936.500 874.611 857.710 ơ Nguồn [28][30] Như vậy, trong 3 năm, 20 công ty có tổng doanh thu cao nhất - có tổng doanh thu chiếm thị phần khá lớn, trung bình chiếm gần 60% doanh thu dược phẩm toàn cầu. Doanh thu tập trung ở các hãng lớn, có tên tuổi được người mua tin dùng. Tuy nhiên, tổng doanh thu của 20 công ty này có xu hướng giảm dần do sự trỗi dậy của các quốc gia mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, Nga, Brasil).  Mô hình mạng lưới phân phối thuốc 14
  23. CÁC TUYẾN HỆ THỐNG TƯ NHÂN HỆ THỐNG NHÀ NƯỚC Các nhà cung ứng Các cơ quan mua sắm đa quốc gia quốc tế CẤP ĐA QUỐC GIA Các doanh nghiệp sản Các cơ quan cung ứng xuất thuốc trong nước của chính phủ: CẤP QUỐC GIA Hồ sơ sản phẩm Đơn vị mua sắm Các công ty bán buôn Đơn vị nhập khẩu Quản lý tồn trữ, tài chính, kho thuốc CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ Các nhà phân phối Các công ty, bệnh viện Cấp huyện: Trung tâm CẤP HUYỆN y tế, bệnh viện Các nhà thuốc, đại lý CỘNG ĐỒNG Các cán bộ y tế làm việc tại cộng đồng NGƯỜI SỬ DỤNG Hình 1.2. Mô hình mạng lưới phân phối thuốc theo khuyến cáo của WHO [1] Ghi chú: Đường phân phối truyền thống Đường phân phối thuốc có thể biến đổi 15
  24. 1.2.3. Thực trạng thị trường thuốc ở Việt Nam 1.2.3.1. Một vài nét về thị trường thuốc Việt Nam Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc. Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ [18]. Ngành dược Việt Nam đang hội tụ rất nhiều tiềm năng hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng dân số ổn định, sự nhận thức về sức khỏe của tầng lớp trung lưu và khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới. Nhìn chung ngành dược Việt Nam còn nhiều khó khăn về mặt cơ cấu và chính sách nhưng có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng dân số bền vững và sự nhận thức của tầng lớp trung lưu Việt Nam về sức khỏe ngày càng cao sẽ là những động lực chính thúc đẩy nhu cầu chi tiêu dược phẩm. Những tín hiệu vĩ mô tích cực cũng sẽ hỗ trợ các công ty dược phẩm trong nước trong việc duy trì lợi nhuận trong những năm sắp tới [24]. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dược được duy trì tương đối ổn định và đảm bảo cung ứng kịp thời, đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và thiên tai [4]. BMI dự báo ngành dược phẩm vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 15,5%/năm trong vòng 5 năm tới, và đóng góp đến 2,2% vào GDP vào năm 2017. Tuy sản phẩm ngoại vẫn chiếm ưu thế trong tương lai gần, nhưng các doanh nghiệp nội địa vẫn sẽ tích cực đầu tư sản xuất, tìm kiếm phương thuốc mới, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, 16
  25. cố gắng đạt mục tiêu đến năm 2020, cung cấp được 70% nhu cầu thị trường nội địa như BộY tế đã đặt ra [18]. 1.2.3.2. Thực trạng thị trường dược phẩm Việt Nam Doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2012 là gần 3 tỷ USD bằng một phần ba thị trường Ấn Độ. Thị trường Việt Nam được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 20% vào năm 2017. Theo Business Monitor International, Việt Nam đứng thứ 13/175 về tốc độ tăng trưởng mức chi tiêu cho dược phẩm [20]. Chi tiêu cho dược phẩm bình quân trên đầu người ở Việt Nam cũng tăng trưởng theo. Trong năm 2010, một người Việt Nam chi 104 USD cho các sản phẩm dược phẩm, con số này so với Trung Quốc là 148 USD và Ấn Độ là 51 USD. Mức chi tiêu về thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự đoán có thể tăng hơn gấp đôi vào năm 2015. Tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự phát triển của xã hội và bởi sự mở rộng của hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia. Đến năm 2013, 65% trên 89 triệu người dân Việt Nam có bảo hiểm y tế [20]. Đến hết năm 2014, số người tham gia BHYT ước đạt khoảng 70,8% trên 90,7 triệu dân số [4]. Những điều này làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các công ty dược phẩm nước ngoài, với số lượng các công ty nước ngoài đang ngày càng tăng ở Việt Nam. Trong năm 2012, có khoảng 170 công ty dược phẩm tại Việt Nam. Gần mười phần trăm trong số này có vốn đầu tư nước ngoài, bốn phần trăm khác hoạt động dưới hình thức liên doanh. Các công ty dược phẩm lớn nhất về thị phần là GlaxoSmithKline, Bristol Myers Squibb và Novartis. Công ty Việt Nam hàng đầu là Savipharm và Imexpharm [20]. 17
  26. 1.2.3.3. Quy định phân phối tại Việt Nam Pháp luật Việt Nam quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Invested Enterprises - FIE) không được phép phân phối sản phẩm dược phẩm tại Việt Nam. Vì vậy, các công ty dược nước ngoài thường liên kết với doanh nghiệp phân phối Việt Nam để thương mại sản phẩm của họ trên thị trường Việt Nam. Phân phối dược phẩm tại Việt Nam được thực hiện thông qua hai kênh, bệnh viện (treatment channel) và thương mại (commercial channel). Phân phối vào kênh bệnh viện thông qua đấu thầu. Phân phối ở kênh thương mại là chào bán trực tiếp đến hiệu thuốc và một số tổ chức thương mại khác. Hiện nay, một phần ba việc phân phối diễn ra thông qua các kênh bệnh viện và hai phần ba việc phân phối là thông qua kênh thương mại. Các công ty dược phẩm nước ngoài muốn sản phẩm của mình thâm nhập rộng rãi cần phải đẩy mạnh hoạt động ở kênh bệnh viện [20]. 1.2.3.4. Hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam bao gồm các thành phần tham gia chính như sau [17]: - Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp. + Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước. + Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân. 18
  27. + Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài: Zuellig Pharma, Mega Products, Diethem VietNam - Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối: các công ty tuyến trung ương và tuyến tỉnh: Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Traphaco - Hệ thống chợ sỉ: chợ sỉ tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân. - Hệ thống nhà thuốc . - Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân. Ba nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, nắm quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt Nam là hệ thống chợ sỉ tại TP.HCM và Hà Nội. Đây là một mô hình tổ chức độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam [17]. 1.2.3.5. Quá trình và đường đi của thuốc tại Việt Nam Thuốc lưu thông tại Việt Nam bao gồm 4 nhóm sau [17]: Thuốc sản xuất tại Việt Nam Nhóm thuốc này đến được tay bệnh nhân thông qua 4 con đường sau: Thuốc sản xuất Đấu thầu Bệnh viện Bệnh nhân. 19
  28. Thuốc sản xuất Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân. Thuốc sản xuất Nhà phân phối sỉ nước ngoài/nội địa Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân. Thuốc sản xuất Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân. Thuốc nhập khẩu chính ngạch Nhóm thuốc này đến tay bệnh nhân qua 3 con đường sau: Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Đấu thầu Bệnh viện Bệnh nhân. Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân. Thuốc nhập khẩu Nhà phân phối hoặc nhập khẩu nước ngoài/nội địa Chợ sỉ Nhà thuốc/phòng mạch Bệnh nhân. Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu: Nhóm thuốc này chủ yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu. 1.2.3.6. Hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc ở Việt Nam Việc phân phối mua bán lòng vòng hiện nay là bất cập của ngành dược, Thủ tướng chính phủ đã ký chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2020 trong đó quy hoạch lại xây dựng 5 trung tâm phân phối lớn, chuyên nghiệp để khắc phục tình trạng mua bán lòng vòng, tốn kém nhân lực, tốn kém trang thiết bị và dẫn đến là khó khăn trong kiểm soát chất lượng, khó khăn trong vấn đề giám sát, thu hồi thuốc kém chất lượng [6]. 20
  29. Theo thống kê của ngành dược đến tháng 11/2014, cả nước hiện có 177 doanh nghiệp đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc và được phép nhập khẩu), khoảng gần 2.000 doanh nghiệp đạt GDP- Thực hành tốt phân phối thuốc và được phép bán buôn, trên 39.000 cơ sở bán lẻ thuốc trong đó có 10.000 nhà thuốc đạt GPP. Năm trung tâm phân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ- tây Nguyên, Đông nam Bộ và Tây Nam Bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển hệ thống phân phối thuốc Việt Nam đã được đề ra trong chiến lược phát triển ngành dược [5]. Hệ thống này được đầu tư phát triển theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp cao nhằm khắc phục các bất cập, khiếm khuyết của hệ thống cung ứng thuốc hiện tại như quá nhiều nhà phân phối, bán buôn, bán lẻ, đường đi của thuốc lòng vòng, chi phí cho khâu phân phối cao, chất lượng thuốc khó kiểm soát, thiếu thuốc cục bộ khi có dịch bệnh, khó dự trữ thuốc hiếm, khó đoán nhu cầu thị trường để đặt hàng sản xuất, nhập khẩu Thống kê mới nhất của Cục Quản lý Dược cho biết bình quân tiền thuốc sử dụng/người dân đã đạt 31,18 USD/người tại VN, gấp rưỡi so với cách đây 5 năm. Đó là chưa tính một phần rất lớn tiền mua thuốc do người dân tự mua về dùng chưa thống kê được. Tăng trưởng phát triển ngành dược và nhu cầu được sử dụng thuốc tốt với giá hợp lý của người dân đặt ra yêu cầu: ngành dược phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc, theo hướng cắt giảm tầng nấc trung gian, quản lý giá và chất lượng thuốc [5]. 21
  30. 1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa 1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Là doanh nghiệp nhà nước thành lập ngày 10/04/1961 và chuyển đổi thành Công ty cổ phần từ ngày 01/12/2002 theo QĐ số 3664/QĐ - CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa [8]. Tên viết tắt: THEPHACO (THANH HOA MEDICAL MATERIALS PHARMACEUTICAL J.S.C) 1.3.2. Chức năng, hoạt động của công ty Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu Sản xuất vật tư y tế, sản xuất thực phẩm chức năng Hoạt động phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa và đầu tư hoạt động của các bệnh viện, trạm xá. Kinh doanh hoá chất dược dụng, hoá chất xét nghiệm, kinh doanh hóa chất sử dụng trong công nghiệp Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuốc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Bán buôn đồ uống, sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng Trồng cây gia vị, cây dược liệu Sản xuất bia và mạch men ủ men bia Sản xuất đồ ăn dinh dưỡng, sữa, các thực phẩm dinh dưỡng Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty sản xuất và kinh doanh [8]. 22
  31. 1.3.3. Một số kết quả đạt được Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn giữ vững thành tích tăng trưởng và mục tiêu phát triển bền vững. Năm 2014 tổng doanh thu đạt 732,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu hàng sản xuất đạt 354,5 tỷ đồng [10]. Từ năm 2007 đến nay Công ty luôn nằm trong tốp các doanh nghiệp Dược phẩm có doanh thu cao nhất ngành Dược Việt Nam, tốp 500 doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất và tốp 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước. “Phát triển bền vững”, “Chất lượng - Niềm tin” là mục tiêu xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của Công ty, Chất lượng sản phẩm công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường, Thương hiệu Thephaco ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến [38]. Hiện nay Công ty có 02 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn “GMP- WHO”, một phòng Kiểm nghiệm đạt chuẩn “GLP”, hệ thống kho đạt chuẩn “GSP”, hệ thống phân phối thuốc đạt chuẩn “GDP” và “GPP”. Với hệ thống phân phối phủ rộng trên toàn quốc gồm 32 chi nhánh ở tỉnh Thanh Hóa, 4 chi nhánh ngoại tỉnh (tại Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung), 2 trung tâm bán buôn, 1 phòng khám đa khoa và nhiều đại lý trên địa bàn tỉnh. Năm 2012, Công ty đã khởi công xây dựng chi nhánh tại tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào, nhằm từng bước hướng hướng tới mục tiêu xuất khẩu ra thị trường khu vực và quốc tế [9]. Qua hơn 10 năm cổ phần hóa không ngừng phấn đấu, đến nay công ty có 976 cán bộ công nhân viên, trong đó có 245 người có trình độ từ đại học trở lên [11]. Tập thể Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã đạt 23
  32. được những thành tích đáng ghi nhận: 1 Huân chương Độc lập Hạng ba, 6 Huân chương Lao động, 2 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 5 Bằng khen của Chính phủ, 3 Cờ thi đua của Chính phủ, 9 Cờ thi đua của Bộ Y tế, của tỉnh và các ban nghành xã hội khác, Đặc biệt năm 2007, Công ty vinh dự được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” - đó là nguồn động viên cổ vũ to lớn để Công ty nỗ lực phấn đấu hơn nữa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh cho cộng đồng và đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong thời kỳ hội nhập WTO [38]. Năm 2014, Thephaco đã được Bộ y tế tôn vinh 2 giải thưởng: Doanh nghiệp đạt danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt lần 1 và sản phẩm thuốc ống uống bổ dưỡng Biofil đạt danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt năm 2014. Đây là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty và là sản phẩm đông dược được đầu tư nghiên cứu phát triển, sản xuất theo một quy trình khoa học, đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, được người tiêu dùng tin dùng và đánh giá cao [38]. Lấy Slogan “Chất lượng - Niềm tin” làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động, với mục tiêu sản xuất ra nhiều sản phẩm đông dược chất lượng, Thephaco đang phấn đấu đạt được nhiều danh hiệu cao quý hơn nữa, trở thành thương hiệu thuốc Việt được Bộ Y tế đánh giá cao và được người tiêu dùng tin tưởng [38]. 1.3.4. Sơ đồ tổ chức của Thephaco Bộ máy tổ chức của Thephaco được hoạt động theo mô hình sau [11]: 24
  33. Hội đồng quản trị Chủ tịch: Lường Văn Sơn Ban Kiểm soát Trưởng ban: Nguyễn Văn Tuấn Tổng Giám đốc điều hành CNKT. Phạm Thị Hồng Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc Phụ trách sản xuất Phụ trách chất lượng Tổ chức - Nhân sự DSCK I. Khương Văn Nghi DSCK I. Lê Văn Ninh DSCK I. Trịnh Đăng Hùng Nhà máy SX Nhà máy SX Phòng Phòng Phòng thuốc Tân dược thuốc Đông dược Phòng Tài vụ Đảm bảo chất lượng Kinh doanh - XNK Tổ chức 04-Quang trung KCN Tây bắc ga hành chính Phòng KHKD Phòng Phòng Kế hoạch Phòng Marketing Xưởng Cơ Điện sản xuất Kiểm tra chất lượng Ban Bảo Vệ Ban thi đua Ban Thanh tra Kho Nguyên Phòng khen thưởng Ban Xây dựng liệu - bao bì Nghiên Cứu phát triển cơ bản 36 Chi nhánh + 1 Công ty con Kho thành phẩm (nước Lào) Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa 24
  34. 1.3.5. Một vài nét về hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa. Với thế mạnh là công ty Dược tuyến tỉnh, Thephaco thực hiện phân phối phủ rộng thị trường nội tỉnh, tham gia đấu thầu hàng vào tất cả các bệnh viện trên tỉnh thành và 26 huyện xã trong tỉnh. Ngoài ra công ty đã xây dựng 4 chi nhánh ngoại tỉnh, và một công ty con bên nước Lào nhằm đưa thương hiệu Thephaco đi xa hơn nữa. Tuy nhiên, hiện nay thị trường dược phẩm đã có nhiều thay đổi và càng ngày càng cạnh tranh gay gắt. Mặt hàng công ty sản xuất chủ yếu là thuốc generic kém hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Mạng lưới phân phối thị trường ngoại tỉnh của công ty còn yếu. Với các mặt hàng tự khai thác công ty lại chưa khai thác được nguồn thành phẩm nhập khẩu mà chủ yếu mua đi bán lại của các công ty phân phối và sản xuất trong nước, nước ngoài do đó lợi nhuận không cao [15]. Xây dựng mạng lưới phân phối luôn là chiếc chìa khóa thành công cho các doanh nghiệp. Công ty phải xây dựng một mạng lưới kênh phân phối sao có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa chưa có một tài liệu báo cáo tổng hợp nào về mạng lưới phân phối, cũng như đánh giá về hiệu quả hoạt động của mạng lưới này. Với mong muốn góp phần vào hoàn thiện trong tổ chức và quản lý hệ thống phân phối phù hợp với quy mô mở rộng doanh nghiệp phục vụ định hướng phát triển lâu dài và ổn định của công ty, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014” với mong muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, tính chuyên nghiệp của mạng lưới phân phối tại công ty. 25
  35. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân phối của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa thông qua hoạt động của: - Các chi nhánh nội và ngoại tỉnh của Công ty. - Các phòng liên quan: Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tài vụ, Tổng kho công ty, phòng Đảm bảo chất lượng. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 tại Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Dùng phương pháp thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu. Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014. Sau đó thu thập và trình bày các số liệu một cách có hệ thống, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối và kết quả hoạt động phân phối của công ty năm 2014. 26
  36. 2.3.2. Tóm tắt nội dung nghiên cứu PHÂN PHỐI HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC - VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014 Nội dung 2 Nội dung 1 Phân tích thực trạng nguồn lực Phân tích kết quả hoạt động phục vụ hoạt động phân phối thuốc phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014. Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu Tổ chức mạng lưới phân phối Nhân lực kênh phân phối Các chỉ tiêu về doanh thu Cơ sở vật chất Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Số chi nhánh, số điểm bán lẻ Tỷ lệ hàng trả về Thu nhập bình quân Cơ cấu khách hàng Kinh phí phục vụ HĐPP Nộp ngân sách Nhà nước BÀN LUẬN, KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT Hình 2.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu 27
  37. 2.3.3. Các biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu của đề tài GIẢI THÍCH NGUỒN NỘI DUNG CÁC BIẾN SỐ / CÁCH TÍNH THU THẬP Tỷ lệ số nhân viên =Số NV trong HTPP/ mạng lưới phân phối Số NV toàn công so với toàn công ty (%) ty*100% Báo cáo tổ chức Nhân Tỷ lệ lao động =Số NV theo trình độ nhân sự công ty / Số NV trong lực theo trình độ năm 2014 HTPP*100% [12] Tỷ lệ lao động =Số NV theo giới tính/ Số NV trong theo giới tính HTPP*100% Báo cáo HĐ Số lượng kho GSP, Phân triển khai thực Cơ sở Cơ sở đạt GDP, tích thực hiện nguyên tắc vật chất Số lượng các trạng GDP, GSP năm trang thiết bị nguồn 2014 [10] lực phục vụ hoạt Tổng Tổng số chi nhánh Báo cáo hiện động số chi trạng, tiến độ phân nhánh, thực hiện GPP Số điểm bán lẻ, phối sô điểm tại các chi bán lẻ điểm đạt GPP nhánh [14] Cơ cấu Tỷ lệ từng = Số lượng KH khách theo từng đối tượng/ đối tượng KH hàng Tổng số KH*100% Báo cáo tài Kinh phí phục vụ hoạt chính của công động phân phối ty năm 2014 Kinh phí [11] Tỷ lệ kinh phí/ =Tổng kinh phí /Tổng doanh DT toàn công ty thu*100% 28
  38. GIẢI THÍCH NGUỒN NỘI DUNG CÁC BIẾN SỐ / CÁCH TÍNH THU THẬP Báo cáo thực Doanh thu theo nhóm hiện hàng phân phối doanh số năm 2014 [13] Tỷ trọng doanh thu =Doanh thu nhóm hàng/Tổng doanh Chỉ tiêu theo nhóm hàng thu*100% về doanh thu Tỷ lệ DT bán hàng SX = DT khu vực/Tổng DT bán hàng theo khu vực SX*100% DT trung bình của = DT khu vực/ một chi nhánh nội tỉnh Số chi nhánh Phân tích Tổng lợi nhuận Báo cáo tài kết quả chính của công = Tổng LN trước ty năm 2014 hoạt Lợi Tỷ suất lợi nhuận thuế/ Tổng [11] động nhuận DT*100% phân Tỷ lệ tăng trưởng = Tổng LN 2014/ phối lợi nhuận tổng LN 2013*100% thông qua một QĐ xử lý hàng hóa, TP số chỉ Tỷ lệ = Giá trị hàng trả về/ thừa thiếu, tiêu hàng Tỷ lệ hàng trả về tổng DT SX0*100% hỏng, hư hao trả về sau kiểm kê [15] Thu = (TNBQ nội tỉnh x nhập số NV+TNBQ ngoại Báo cáo hoạt bình Thu nhập trung bình tỉnh x số NV) động công đoàn quân /Tổng số NV trong CBCNV mạng lưới PP Báo cáo tài Mức nộp ngân sách chính năm 2014 Nộp Nhà nước ngân [11] sách Nhà Tỷ lệ nộp ngân sách Mức nộp ngân sách/ nước Nhà nước Tổng DT*100% 29
  39. 2.3.4. Nguồn thu thập và phương pháp thu thập số liệu  Nguồn thu thập Từ các tài liệu sẵn có, cụ thể: - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2013), Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014) Báo cáo hoạt động công đoàn hàng quý 2014. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hoạt động triển khai thực hiện nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” và thực hành tốt bảo quản thuốc” năm 2014. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tài chính (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán). - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổ chức nhân sự công ty năm 2014. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo thực hiện doanh số năm 2014. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hiện trạng, tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh (Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh tính đến ngày 31/12/2014). - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014). - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. 30
  40. - Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014).  Phương pháp thu thập Số liệu được thu thập từ các nguồn nêu trên, sau đó được điền vào phiếu thu thập thông tin (theo phụ lục 2.1). 2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Các số liệu thu thập được lưu giữ và tổng hợp thành các bảng số liệu. - Số liệu, biểu đồ minh họa được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microssoft Excel. - Phương pháp phân tích tỷ trọng: Phần tỷ trọng các khoản được tính bằng giá trị khoản đó trên tổng các khoản. - Phương pháp so sánh: Đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu theo nhịp cơ sở (so sánh định gốc). 31
  41. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014. 3.1.1. Tổ chức mạng lưới phân phối  Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco theo khu vực địa lý CTCP DƯỢC VTYT THANH HÓA Công ty TNHH CN ngoại tỉnh CN nội tỉnh Thanh Hóa Hủa Phăn (Lào) CN Hải Phòng CN Hồ Chí Minh 32 CN huyện CN Miền Trung thị trực thuộc CN Hà Nội CÁC KHÁCH HÀNG (Bán buôn, bán lẻ) NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco 32
  42. Nhận xét: Hệ thống bán hàng của công ty được chia thành 3 khu vực: chi nhánh ngoại tỉnh, chi nhánh nội tỉnh và một công ty con bên nước Lào. - Các chi nhánh đại diện cho công ty tại các khu vực, chịu trách nhiệm bán hàng, thu hồi công nợ, thu thập thông tin thị trường và khách hàng tại khu vực của mình đồng thời tìm hiểu thị trường, tư vấn cho Tổng giám đốc về việc mở rộng thị trường cho công ty, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Các chi nhánh hoạt động độc lập với nhau, quản lý các khách hàng trên địa bàn khu vực mình. Do là công ty dược tuyến tỉnh, Thephaco chú trọng vào phân phối hàng nội tỉnh với 32 chi nhánh nội tỉnh tại 27 huyện, thị xã địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chia thành 6 chi nhánh tại thành phố và 26 chi nhánh tại 26 huyện, thị còn lại. Ngoài ra, công ty cũng đã có một hệ thống các chi nhánh từ Bắc tới Nam: - CN Hải Phòng: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh Hà nội, phân phối hàng tại Hải Phòng và các khu vực lân cận. - CN Hà Nội: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh Hà nội, phân phối hàng tại Hà Nội và các khu vực lân cận. - CN Thành phố Hồ Chí Minh: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh, phân phối hàng tại Hồ Chí Minh và các tỉnh từ Nha Trang trở vào. - CN Miền Trung: hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc chi nhánh Miền trung, phân phối hàng tại các tỉnh miền trung và các tỉnh từ Nha Trang trở ra. 33
  43. Các chi nhánh này có nhiệm vụ phân phối thuốc của công ty tới các bệnh viện, các nhà thuốc tại các tỉnh, thành phố đó. Công ty đã đầu tư và xây dựng xong nhà máy Hủa Phăn (Lào) là một bước mới hướng ra thị trường bên Lào, mang thuốc của Việt Nam sang bên nước bạn, có thể tạo ra bước phát triển mới cho doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2015.  Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối. Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa PP gián tiếp PP trực tiếp CÁC CHI NHÁNH NỘI TỈNH, NGOẠI TỈNH Kênh cấp 1 Các khách hàng bán buôn: Công ty dược tại các tỉnh, CTCP, Công ty TNHH, DNTN . Kênh Kênh cấp n cấp 0 Các khách hàng bán lẻ: quầy Các quầy thuốc, nhà thuốc thuốc, nhà thuốc, trạm y tế thuộc chi nhánh của công ty, các bệnh viện. NGƯỜI TIÊU DÙNG Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối 34
  44. Nhận xét: - Với đặc thù là công ty dược tuyến tỉnh Thephaco sử dụng phương thức phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẻ của chi nhánh tập trung tại thị trường nội tỉnh. Công ty trực tiếp tham gia đấu thầu thuốc vào các bệnh viện ở khu vực tỉnh Thanh Hóa. - Công ty sử dụng phương thức phân phối gián tiếp bằng cách sử dụng nhiều kênh trung gian khác nhau: kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3 qua các công ty bán buôn, các quầy thuốc trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 3.1.2. Nhân lực mạng lưới phân phối Cơ cấu nhân lực theo trình độ, giới tính của mạng lưới phân phối Thephaco năm 2014 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực theo trình độ và giới tính Đơn vị: Người Trình độ Giới tính Số Khu vực Đại học Cao đẳng, lượng Dược và trên Trung Nam Nữ đại học cấp tá CN nội tỉnh 362 74 263 25 128 234 CN ngoại tỉnh 74 33 41 0 49 25 Tổng 436 107 304 25 177 259 Tỷ lệ (%) 24,6 69,7 5,7 40,6 59,4 Tỷ lệ so với toàn CT 44,7 Toàn công ty 976 35
  45. Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ lao động theo trình độ trong mạng lưới phân phối Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính trong mạng lưới phân phối Nhận xét: Mạng lưới phân phối thuốc của công ty Thephaco bao gồm 436 nhân viên, chiếm tỷ lệ 44,7% trong tổng số nhân viên toàn công ty. Tuy nhiên trong mạng lưới phân phối, nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp là chủ yếu (chiếm tới 69,7%), số nhân viên trình độ đại học và trên đại học 36
  46. chỉ chiếm 24,6%. Số nhân viên nữ chiếm cao hơn các nhân viên nam do đặc thù của công ty có các điểm bán lẻ của chi nhánh chủ yếu là do mậu dịch viên nữ phụ trách. Bảng 3.1 cũng cho thấy số nhân viên trong mạng lưới phân phối chủ yếu tập trung tại khu vực nội tỉnh (362/436 nhân viên toàn hệ thống) do đặc điểm của công ty dược tuyến tỉnh có thế mạnh phân phối hàng trong khu vực tỉnh mình. 3.1.3. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối Bảng 3.2. Cơ sở vật chất trong mạng lưới phân phối của Thephaco năm 2014 Trang thiết bị Cơ sở Kho Máy Khu vực đạt Điện Ô tô, GSP tính, Điều Giá GDP thoại, xe máy hòa kệ fax nâng in CN nội tỉnh 32 32 96 65 64 380 32 CN ngoại tỉnh 4 2 20 9 8 150 6 Tổng 36 34 116 74 72 530 38 Nhận xét: Hiện tại, mạng lưới phân phối của Thephaco 36 kho đạt GSP và 34 cơ sở đạt GDP tại các chi nhánh trong và ngoài tỉnh. Các chi nhánh đều được công ty trang bị một xe bán tải chuyên phục vụ đưa thuốc đến các điểm bán lẻ và khách hàng. Ngoài ra, công ty còn ký 37
  47. hợp đồng vận chuyển với một số công ty vận tải có uy tín chở hàng đi xa khi có nhu cầu Công ty đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ công việc cho mỗi chi nhánh bao gồm: máy tính, máy in, điện thoại, máy fax, điều hòa, các giá kệ, các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm Hơn thế nữa, công ty còn đầu tư phần mềm máy tính cho toàn bộ các chi nhánh để theo dõi được tất cả hoạt động nhập, xuất, tồn của công ty và của riêng từng chi nhánh giúp chi nhánh theo dõi hàng hóa một cách khoa học và chính xác. 3.1.4. Số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 Bảng 3.3. Tổng số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 Số lượng Số điểm Khu vực Đạt GPP chi nhánh bán lẻ CN nội tỉnh 32 1269 504 CN ngoại tỉnh 4 0 Tổng 36 1269 504 Nhận xét: Hiện tại Thephaco có tổng 36 chi nhánh, tập trung hầu hết trong tỉnh Thanh Hóa, chỉ có 4 chi nhánh ngoại tỉnh bao gồm: chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Hải Phòng, chi nhánh Miền Trung và chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Với tổng 1291 điểm bán lẻ, trong đó có 504 điểm bán đạt GPP, bao 38
  48. gồm các nhà thuốc, quầy thuốc, đại lý của công ty trong khu vực thành phố và huyện, thị tỉnh Thanh Hóa trực thuộc công ty quản lý. Tại khu vực ngoại tỉnh chủ yếu phân phối hàng hóa qua các kênh phân phối trung gian, công ty chưa có điểm bán lẻ nào ở khu vực ngoại tỉnh. 3.1.5. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 Đối tượng khách hàng của Thephaco chia thành các nhóm như sau: - Các khách hàng bán buôn: 36 chi nhánh và các đại lý tại các tỉnh thành, các CTCP, Công ty TNHH, DNTN phân phối dược phẩm trong nước mua lại hàng hóa của chi nhánh để phân phối đến các trung gian phân phối khác. Các khách hàng này được xem như đối tác chiến lược của công ty và được hưởng nhiều ưu đãi do chính sách của công ty mang lại. - Các khách hàng bán lẻ: Các bệnh viện, nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc và các đại lý là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp của nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Công ty đặc biệt chú trọng đến các chính sách áp dụng cho bệnh viện, vì họ mua hàng với số lượng lớn, thường xuyên, và ổn định. Sản phẩm của Thephaco được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các bệnh viện trong thị trường nội tỉnh. 39
  49. Bảng 3.4. Cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 STT Đối tượng khách hàng Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Các khách hàng bán buôn 271 8,6 Các bệnh viện 249 7,9 Các khách hàng 2 bán lẻ Các nhà bán lẻ khác 2641 83,5 Tổng số: 3161 Nhận xét: Trong tổng số 3161 khách hàng thì khách hàng chiếm đa phần trong mạng lưới phân là các khách hàng bán lẻ. Trong số đó bệnh viện tuyến tỉnh và địa phương với tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách hàng (chiếm 7,9%). Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu khách hàng nhưng với đây là khách hàng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và uy tín của công ty. Các khách hàng bán buốn chỉ chiếm tỷ lệ 8,6% cho thấy công ty chưa chú trọng phát triển có khách hàng này. 3.1.6. Kinh phí phục vụ hoạt động phân phối Kinh phí là điều kiện tiên quyết của hoạt động phân phối. Qua thu thập số liệu, thu được kết quả sau: 40
  50. Bảng 3.5. Kinh phí phục vụ cho hoạt thống phân phối năm 2014 Giá trị Tỷ lệ kinh phí/ Chỉ tiêu (tỷ đồng) tổng DT (%) Kinh phí HĐPP 83,1 11,3 Tổng doanh thu 732,6 bán hàng toàn công ty Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy: Năm 2014, Thephaco đã cấp xuống 83,1 tỷ đồng để phục vụ cho hoạt động phân phối chiếm tỷ lệ 11,3% so với doanh thu toàn công ty. 3.2. Phân tích kết quả hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. 3.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu Thu thập số liệu kết quả kinh doanh hàng sản xuất và hàng khai thác qua các năm 2014 trên cả 2 khu vực nội tỉnh và ngoại tỉnh, thu được kết quả như sau:  Doanh thu theo nhóm hàng phân phối Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Thephaco gồm 2 mảng chính: hàng công ty tự sản xuất (hàng đông dược và tân dược) và hàng tự khai thác (nhập ủy thác và mua lại của các công ty khác). 41
  51. Bảng 3.6. Doanh thu theo nhóm hàng phân phối của Thephaco năm 2014 Giá trị Tỷ trọng STT Cơ cấu mặt hàng (tỷ đồng) (%) Đông dược 70,5 9,6 Hàng 1 SX Tân Dược 284,0 38,8 2 Hàng khai thác 378,1 51,6 Tổng: 732,6 Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm hàng phân phối Nhận xét: - Với tổng doanh thu 732,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp luôn nằm trong những doanh nghiệp cổ phần có doanh thu lớn nhất cả nước. 42
  52. - Hàng khai thác của công ty chiếm tỷ lệ cao (51,6%) - Hàng công ty sản xuất tập trung vào các sản phẩm tân dược, các sản phẩm đông được chưa được đầu tư thỏa đáng, chỉ chiếm 9,6% tổng doanh thu toàn công ty.  Doanh thu bán hàng sản xuất của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014. Đi sâu phát triển theo chiều rộng, Thephaco ngày càng tập trung vào bán hàng công ty tự sản xuất, đầu tư về chủng loại và mẫu mã hàng hóa để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Bảng 3.7. Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014 Doanh thu Tỷ lệ Khu vực (tỷ đồng) (%) CN nội tỉnh 135,2 38,1 CN ngoại tỉnh 126,8 35,8 Hàng bảo hiểm 49,3 13,9 Hàng SX liên doanh 43,2 12,2 Toàn công ty 354,5 43
  53. Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco năm 2014 Nhận xét: Doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco được phân thành 4 nhóm chính: nhóm doanh thu bán hàng ngoại tỉnh, nhóm doanh thu bán hàng nội tỉnh, nhóm hàng bán bảo hiểm y tế và nhóm hàng sản xuất liên doanh. Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 38,1% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty do đặc thù của công ty dược tuyến tỉnh trước tiên phải khai thác thị trường tỉnh mình. Hơn thế nữa 13,9% doanh thu bán hàng BHYT cũng chủ yếu từ nguồn đấu thầu thuốc tại các bệnh viện trong tỉnh Thanh Hóa. Doanh thu hàng liên doanh sản xuất (hàng gia công) chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 12,2% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty. Con số này có thể tăng lên cao nếu công ty có chính sách thu hút thêm nhiều đối tác hợp tác với công ty. 44
  54.  Doanh thu bán hàng sản xuất tại khu vực nội tỉnh của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014. Bảng 3.8. Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh của Thephaco năm 2014 Doanh Doanh Số lượng Tỷ lệ thu TB thu Khu vực chi nhánh (%) /1 chi (tỷ đồng) nhánh Doanh thu Khu vực thành phố 6 21,4 15,8 3,57 khu vực nội tỉnh Khu vực huyện, thị 26 113,8 84,2 4,38 Tổng khu vực nội tỉnh 32 135,2 Nhận xét: Thephaco hiện tại có tổng 32 chi nhánh trong tỉnh thành Thanh Hóa, gồm 6 chi nhánh tại thành phố và 26 chi nhánh tại các huyện, thị còn lại. Doanh thu bán hàng sản xuất của khu vực huyện, thị chiếm tới 84,2% doanh thu tại khu vực nội tỉnh với doanh thu trung bình cho một chi nhánh là 4,38 tỷ đồng. Còn khu vực thành phố với doanh thu trung bình cho một chi nhánh là 3,57 tỷ thấp hơn so với con số trung bình của chi nhánh huyện thị có thể do dân số trung bình cho một chi nhánh thấp hơn ở huyện thị hoặc do thị trường đã bão hòa sản phẩm của công ty hoặc chính sách bán hàng của công ty chưa thực sự phù hợp với những khách hàng khó tính tại khu vực thành phố. 45
  55.  Doanh thu bán hàng sản xuất của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014 tại khu vực ngoại tỉnh. Bảng 3.9. Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh của Thephaco năm 2014 Doanh thu Tỷ lệ Khu vực (tỷ đồng) (%) CN Hà Nội 31,5 24,8 DS bán hàng CN Hải Phòng 17,2 13,6 SX khu vực ngoại tỉnh CN Miền Trung 41,3 32,6 CN TP HCM 36,8 29,0 Tổng 126,8 Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu doanh thu bán hàng sản xuất khu vực ngoại tỉnh của Thephaco năm 2014 46
  56. Nhận xét: Tại khu vực ngoại tỉnh, doanh thu bán hàng sản xuất tại khu vực Miền Trung đạt cao nhất, chiếm 32,6% doanh thu toàn khu vực ngoại tỉnh. Tuy nhiên không chênh lệch nhiều so với khu vực Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Doanh thu bán hàng tại chi nhánh Hải Phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 13,6% có thể do chính sách bán hàng của chi nhánh Hải Phòng chưa thực sự phù hợp với các khách hàng tại khu vực. 3.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Mục đích cuối cùng của hoạt động doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm và thu được lợi nhuận cao. Do đó chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng của hoạt động kinh doanh phân phối, phản ánh sự đầu tư của doanh nghiệp có thực sự đúng đắn hay không. Qua hồi cứu số liệu và tính toán trên số liệu sẵn có, các chỉ tiêu về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận được thống kê lại ở bảng sau: Bảng 3.10. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Thephaco năm 2014 Giá trị Tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu (tỷ đồng) (%) Tổng lợi nhuận 15,1 2,06 Doanh thu toàn công ty 732,6 47
  57. Nhận xét: Tổng lợi nhuận năm 2014 của Thephaco đạt 15,1 tỷ đồng với tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu bán hàng là 2,06% chỉ ra rằng công ty đanh kinh doanh có lãi. Đây là một tỷ lệ khá thấp đối với một công ty kinh doanh nói chung, nhưng đối với một doanh nghiệp vẫn còn vốn Nhà nước thì tỷ lệ này vẫn coi là hoạt động có hiệu quả. 3.2.3. Tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Thephaco năm 2014 Mặc dù công ty rất chú trọng đến vấn đề chất lượng hàng hóa từ lúc sản xuất đến khi lưu thông phân phối trên thị trường nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau: hàng hóa bị bẹp vỡ trong quá trình bảo quản, vận chuyển; hàng hóa cận hạn do bán chậm; hàng hóa không đạt độ ổn định sau khi lưu hành ra thị trường mà có một số ít lượng hàng bị trả về. Bảng 3.11. Tỷ lệ hàng phân phối của Thephaco bị trả về năm 2014 Tỷ lệ (%) so Giá trị Hàng trả về với DT SX toàn (triệu đồng) công ty Do cận hạn 45,2 0,013 Nguyên Do bẹp vỡ 26,5 0,007 nhân Do không đạt TCCL 62,2 0,018 Tổng giá trị hàng trả về 133,9 0,038 Doanh thu bán hàng SX toàn công ty 354.500 48
  58. Nhận xét: Tỷ lệ hàng phân phối bị trả về chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 0,038% doanh thu bán hàng sản xuất toàn công ty cho thấy sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường. Hàng trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ 0,018% cũng là một con số đáng chú ý về một số hàng hóa có độ ổn định không đạt tiêu chuẩn khi lưu thông trên thị trường. Hàng trả về do cận hạn chiếm 0,013% cho thấy có một số mặt hàng của công ty bán chậm đã không còn phù hợp với thị hiếu khách hàng. Hàng trả về do bẹp vỡ chỉ chiếm 0,007% cho thấy công ty đã chú trọng vào công tác bảo quản và vận chuyển hàng hóa. 3.2.4. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong hệ thống phân phối của Thephaco năm 2014. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên bao gồm lương và các khoản thu nhập khác (tiền thưởng quý, thưởng năm, tiền ngày lễ, tiền tết, tiền hỗ trợ đi du lịch Bảng 3.12. Thu nhập bình quân/ tháng của CBCNV năm 2014 Đơn vị tính: triệu đồng CN CN Thu nhập BQ Chỉ tiêu nội tỉnh ngoại tỉnh trung bình Thu nhập bình quân 5,1 5,9 chi nhánh 5,24 Số nhân viên 362 74 (người) 49
  59. Nhận xét: Thu nhập bình quân của hệ thống phân phối năm 2014 là 5,5 triệu cho thấy hệ thống phân phối hoạt động tuy có hiệu quả nhưng không cao. Mức thu nhập trung bình của CBCNV khu vực ngoại tỉnh năm 2014 cao hơn ở khu vực nội tỉnh. 3.2.5. Nộp ngân sách Nhà nước Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, thể hiện hiệu quả đầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả. Bảng 3.13. Mức nộp và tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước của Thephaco năm 2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Tỷ lệ nộp ngân sách/ Chỉ têu Giá trị Tổng DT toàn công ty (%) Nộp ngân sách Nhà Nước 15,9 2,17 Tổng doanh thu 732,6 bán hàng toàn công ty Nhận xét: Mức nộp ngân sách Nhà nước của Thephaco năm 2014 là 15,9 tỷ với tỷ lệ nộp ngân sách/ tổng doanh thu toàn công là 2,17% cho thấy công ty kinh doanh đang ổn định, duy trì được nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước, tạo được uy tín với các Ngân hàng và các khách hàng. 50
  60. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 4.1.1. Về tổ chức mạng lưới phân phối năm 2014 Với 32 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh Thephaco đã tận dụng được những ưu điểm khi lựa chọn các kênh phân phối sẵn có theo khu vực địa lý, đặc biệt tại địa phương để tổ chức các kênh bán hàng. Thephaco vừa sử dụng phương pháp phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Với 4 chi nhánh ngoại tỉnh, việc phân phối tại thị trường này còn gặp nhiều khó khăn do số lượng chi nhánh ít mà sức cạnh tranh tại thị trường này lại quá lớn, đặc biệt là với các công ty dược phẩm trung ương và các công ty cổ phần có mạng lưới vô cùng rộng khắp như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Traphaco . Thephaco sử dụng cả hai phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp, vừa tận dụng được nguồn lực của công ty, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phát triển được những khu vực thị trường ở xa. Đối với một doanh nghiệp Dược thì việc tổ chức mạng lưới phân phối tốt có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng thuốc cho nhân dân. Độ bao phủ thị trường càng tốt thì khả năng đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân càng cao. Lựa chọn tổ chức kênh phân phối theo khu vực địa lý và phương thức phân phối hợp lý đã mang lại hiệu quả kinh doanh cho Thephaco, tuy nhiên cần phải có chính sách xây dựng, mở rộng thêm các kênh phân phối, bao phủ thị trường tốt hơn thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp. 51
  61. 4.1.2. Về nhân lực hệ thống phân phối năm 2014 Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự hiệu quả của mạng lưới phân phối. Trình độ và giới tính thể hiện sự phù hợp trong việc phân công công việc, sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc. Với cơ cấu trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,6% toàn hệ thống phân phối, các vị trí lãnh đạo trong mạng lưới đều có trình độ đại học trở lên. Tỷ lệ cán bộ có trình độ dưới đại học chiếm tỷ lệ khá cao gây khó khăn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công việc cũng như việc thích ứng với biến động của nền kinh tế. Với tỷ lệ nhân viên nữ nhiều hơn nhân viên nam có thể do công ty có một hệ thống bán lẻ của chi nhánh nội tỉnh đã bao gồm gần 190 mậu dịch viên nữ phụ trách (trong tổng số 436 nhân viên trong mạng lưới phân phối). Tuy nhiên để đánh giá được hiệu quả làm việc thì phải dựa trên nhiều yếu tố và thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. 4.1.3. Về cơ sở vật chất mạng lưới phân phối năm 2014 Để đẩy mạnh doanh số bán hàng sản xuất, Thephaco chú trọng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho các chi nhánh. Hàng năm đều bổ sung thêm cho các chi nhánh các thiết bị cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc để tăng hiệu quả bán hàng. Công ty đã trang bị một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn bảo quản, vận chuyển, đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến tay các khách hàng. Việc áp dụng phần mềm chuyên nghiệp để quản lý hàng nhập, xuất, tồn kho đảm bảo độ khoa học và chính xác. Tuy nhiên việc quản lý dòng thông tin còn một số bất cập. Do kênh phân phối qua các khách hàng tại 52
  62. các khu vực ngoại tỉnh không phân cấp rõ ràng, phản ánh của khách hàng hoặc người tiêu dùng đến công ty còn chậm hoặc không chính xác. Các thành viên trong mạng lưới chi nhánh ít có sự tham gia về việc lập kế hoạch về sản phẩm, về giá và các chương trình xúc tiến. Hơn nữa việc quản lý thông tin lại thiếu tính đồng bộ nên đôi khi gây các biểu hiện tiêu cực như bán phá giá, bán sang khu vực địa lý khác. Để cải thiện được vấn đề này chủ yếu là nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong kênh thông qua việc chỉ đạo của Ban lãnh đạo công ty. 4.1.4. Về số chi nhánh, số điểm bán lẻ của Thephaco năm 2014 Thephaco có tổng 36 chi nhánh, 1291 điểm bán lẻ tại khu vực nội tỉnh, Thephaco chưa có điểm bán lẻ nào ở khu vực ngoại tỉnh. Thương hiệu Thephaco ở khu vực ngoại tỉnh cũng chưa được nhiều người biết. Điều đó cho thấy việc phát triển các điểm bán lẻ theo mô hình ở nội tỉnh có thể áp dụng cho mô hình khu vực ngoại tỉnh. Công ty có thể xây dựng chuỗi quầy thuốc ở các tỉnh thành lớn và gia tăng thêm các chi nhánh ở ngoại tỉnh để có thể nâng cao thương hiệu của Thephaco hơn nữa. Trong tổng số 1291 điểm bán lẻ, hiện tại công ty có 504 điểm bán đạt GPP. Với việc áp dụng đồng bộ GMP, GLP, GSP, GDP và GPP, Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế luôn hướng tới đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất đến tay người sử dụng, để giảm thấp nhất tỷ lệ thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường. Thephaco đã và đang tiếp tục phối hợp với Phòng Y tế huyện thị động viên, hỗ trợ các Đại lý đăng ký việc thực hiện quầy chuẩn GPP theo lộ trình quy định. Tuy nhiên do địa bàn tỉnh Thanh Hóa rộng, ở vùng sâu vùng xa điều kiện tài chính chưa cho phép vì vậy vẫn còn một số quầy chưa đạt chuẩn GPP. 53
  63. 4.1.5. Về cơ cấu khách hàng của Thephaco năm 2014 Khách hàng chiếm đa phần trong hệ thống phân phối của Thephaco là các khách hàng bán lẻ, chiếm tới 83,5% tổng số khách hàng. Công ty đã giao trọng trách cho các giám đốc chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng bán buôn bởi khách hàng là chỉ tiêu quan trọng quyết định sự phát triển của công ty. Nhưng do đặc thù là công ty dược tuyến tỉnh, các mặt hàng của công ty là các mặt hàng thông thường có giá trị thấp nên việc phát triển mạng lưới khách hàng của công ty ở thị trường ngoại tỉnh là một việc rất khó khăn lại có sự cạnh tranh lớn của các công ty dược trung ương và các công ty đã có sẵn mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty cổ phần Traphaco Do đó việc quan trọng nhất hiện nay vẫn là duy trì và tạo các mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ, đẩy cao doanh số bán cho các khách hàng này. 4.1.6. Về kinh phí phục vụ hoạt động phân phối Hồi cứu số liệu trong các nghiên cứu đã tiến hành trên hệ thống phân phối thuốc của doanh nghiệp có các kết quả sau: - Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với tỷ lệ kinh phí/ tổng doanh thu năm 2008 - 2010 vào khoảng 3,75% đến 4,6% [26]. - Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với tỷ lệ kinh phí/ tổng doanh thu năm 2013 là (14,2 tỷ/ 225,9 tỷ *100%)= 6,3% [25]. - Công ty cổ phần Traphaco với tỷ lệ kinh phí/ tổng doanh thu năm 2010-2012 vào khoảng 13,7% - 19% [21]. 54
  64. So sánh với một số công ty cùng ngành ở trên cho thấy, tỷ lệ kinh phí phục vụ cho hoạt động phân phối của Thephaco năm 2014 là 11,3%, dù cao hơn nhiều Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình nhưng lại thấp hơn so với Công ty cổ phần Traphaco. Như vậy với mức kinh phí đầu tư cho hoạt động phân phối của Thephaco nằm vào mức trung bình của ngành, phù hợp với hướng phát triển lâu dài của ngành Dược nói chung. Việc đẩy mạnh tỷ lệ kinh phí này là cần thiết để đẩy mạnh các sản phẩm mới ra thị trường và duy trì các mặt hàng cũ nhằm đảm bảo tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. 4.2. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu. 4.2.1. Các chỉ tiêu về doanh thu  Về doanh thu theo nhóm hàng phân phối Hiện nay thị trường phân phối thuốc đã có nhiều sự thay đổi, xu hướng sử dụng các chủng loại thuốc cũng thay đổi, người dân đang dần quay trở về với cây cỏ làm thuốc đông dược để chăm sóc sức khỏe [21]. Hàng đông dược công ty tự sản xuất chỉ chiếm 9,6% tổng doanh thu toàn công ty cho thấy công ty vẫn chưa có hướng đầu tư đúng đắn cho các mặt hàng đông dược. Hiện tại công ty đã và đang đầu tư vào quy hoạch mô hình nuôi trồng dược liệu cho một số dược liệu mà công ty sử dụng thường xuyên (ban đầu là cây hy thiêm dùng cho sản phẩm Hydan) để có thể chủ động được nguồn nguyên liệu, hỗ trợ ổn định giá cả, số lượng và chất lượng nguyên liệu đầu vào. Đây là một xu thế phát triển mới mà Thephaco đang hướng tới do nguồn dược liệu sản xuất các mặt hàng đông dược chủ 55
  65. yếu là thu hái tự nhiên hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, không ổn định về số lượng và chất lượng. Doanh thu hàng khai thác đang chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 51,6% doanh thu toàn công ty), do vậy trong các năm tiếp theo, Thephaco chủ trương tập trung đẩy mạnh hàng công ty sản xuất, nghiên cứu ra nhiều mặt hàng có giá trị cao đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu để tăng lợi nhuận cho công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng “nghiên cứu đẩy mạnh nhập khẩu thành phẩm phục vụ cho kinh doanh”, hạn chế mua đi bán lại thành phẩm của các công ty phân phối trong nước [15].  Về doanh thu bán hàng sản xuất của Thephaco Theo nghiên cứu của đề tài trước đó, doanh thu khu vực nội tỉnh (khu vực Hà Nội) của Công ty cổ phần Traphaco năm 2012 chiếm có 17% doanh thu sản xuất toàn công ty cho thấy Traphaco đã bán ra thị trường ngoài tới 83% doanh thu [23]. Còn đối với Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế, doanh thu bán hàng ngoại tỉnh chỉ chiếm 35,8% doanh thu sản xuất toàn công ty. Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 của công ty có đánh giá: “thị trường nội tỉnh ổn định, mạng lưới cung ứng thuốc ngoại tỉnh của công ty còn yếu” do đó những biện pháp chủ yếu đặt ra để thực hiện cho mục tiêu kinh tế xã hội năm 2015 “ tiếp tục đầu tư cho thị trường ngoại tỉnh phục vụ cho kinh doanh trước mắt và lâu dài” [15] Doanh số hàng BHYT chỉ chiếm 13,9% doanh số sản xuất toàn công ty. Nhưng đây là nguồn doanh thu tương đối ổn định do năng lực đấu thầu ổn định của công ty và cũng là một hướng phát triển mới cho công ty khi nâng cao năng lực đấu thầu hàng BHYT tại các thành phố lớn khác trong cả nước. 56
  66. Doanh số hàng liên doanh sản xuất hiện tại chiếm 12,2% doanh số bán hàng sản xuất toàn công ty. Các đối tác liên doanh là những nhà phân phối các sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng, hạn chế được chi phí bán hàng cho công ty mà thu được lợi nhuận ngay. Do đó gia tăng hàng gia công sản xuất tại công ty là nguồn lợi nhuận tiềm năng mà công ty nên đầu tư phát triển.  Về doanh số bán hàng sản xuất tại khu vực nội tỉnh “Thị trường nội tỉnh đã ổn định” theo nhận định trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2015 của Thepahco, có thể do đã bão hòa sản phẩm của công ty tại thị trường này. Do đó thị trường này cần phải có chính sách duy trì hệ thống bán lẻ và khách hàng hiện có để duy trì nguồn lợi nhuận ổn định cho công ty.  Về doanh số bán hàng sản xuất tại khu vực ngoại tỉnh Với 4 chi nhánh, tổng doanh số khu vực ngoại tỉnh 126,8 tỷ chiếm 35,8% doanh số bán hàng sản xuất toàn công ty, khu vực ngoại tỉnh là khu vực cần được đặc biệt chú trọng phát triển. Thị trường này là thị trường vô cùng rộng lớn và có sự cạnh tranh mạnh mẽ khi các hàng của công ty sản xuất chỉ là các mặt hàng thông thường có giá trị không cao. Do đó để nâng cao uy tín và thương hiệu Thephaco ra khắp các tỉnh trong cả nước cần phải có chiến lược và chính sách phù hợp mới có thể nâng cao được thị phần khu vực này. Việc thành lập thêm các chi nhánh, mở rộng màng lưới phân phối ở thị trường này là hết sức cần thiết. Doanh số hàng sản xuất tại chi nhánh Hải Phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 13,6% doanh sô khu có thể do chính sách bán hàng của chi nhánh Hải Phòng chưa thực sự phù hợp với các khách hàng tại khu vực đó. Do đó cần được công ty có sự đầu tư và hỗ trợ riêng để phát triển. 57
  67. 4.2.2. Về lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận  So sánh với năm 2013 - Hồi cứu số liệu năm 2013 cho thấy: Tổng lợi nhuận 2013: 13,6 tỷ đồng Tổng doanh thu bán hàng năm 2013: 813,5 tỷ đồng Như vậy doanh thu toàn công ty năm 2014 giảm so với năm 2013 nhưng lợi nhuận của công ty năm 2014 tăng lên với tỷ lệ tăng trưởng 111,1% so với năm 2013 cho thấy hoạt động kinh doanh có hiệu quả.  Về kết quả trên các đề tài trước đó - Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với tỷ suất lợi nhuận năm 2008-2010 nằm trong khoảng 2,18% đến 2,97% [26]. - Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với tỷ suất lợi nhuận năm 2011 - 2013 trong khoảng 3,9% - 5,2% [25]. - Công ty Dược phẩm Trung ương 1 tỷ suất lợi nhuận năm 2012 - 2013 với trong khoảng 8,7%- 10,6% [22]. Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu thuần của Thephaco chỉ đạt 2,06%. So sánh với các Công ty Dược ở trên thì con số này là rất thấp. Tuy nhiên đối với công ty dược tuyến tỉnh với phương châm phát triển ổn định, bền vững thì tỷ lệ vẫn được coi là hoạt động có hiệu quả. 4.2.3. Về tỷ lệ hàng trả về trong quá trình lưu thông phân phối của Thephaco năm 2014 Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường. Tuy nhiên tỷ lệ hàng trả lại do cận hạn và 58
  68. không đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng hàng trả về cho thấy công ty vẫn cần chú trọng hơn nữa trong quá trình kiểm tra giám sát việc thực hiện 5 GPs để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người sử dụng. 4.2.4. Về thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong hệ thống phân phối của Thephaco năm 2014 Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là một chỉ số để đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá sự hoạt động ổn định của doanh nghiệp.  Về các đề tài nghiên cứu trước đó cho kết quả như sau - Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội với thu nhập năm 2009 chỉ đạt 5,68 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 9,37 triệu đồng [26]. - Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình với thu nhập năm 2011 - 2013 nằm trong khoảng 4,4 - 5,8 triệu đồng [25]. - Công ty cổ phần Traphaco với thu nhập năm 2010 - 2012 nằm trong khoảng 9,8 - 12,4 triệu đồng [23]. Với tổng thu nhập bình quân của hệ thống phân phối Thephaco năm 2014 là 5,24 triệu đồng. Mức thu nhập này chỉ tương đương với Công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình nhưng so với Công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 chi nhánh Hà Nội và Công ty cổ phần Traphaco thì lại thấp hơn nhiều. Tuy nhiên đối với công ty Dược tuyến tỉnh thì mức thu nhập này vẫn được đánh giá là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên. 59
  69. 4.2.5. Về nộp ngân sách Nhà nước Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa với việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. Trong năm 2014, công ty cổ phần chứng khoán FPT đã thống kê Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa là một trong những doanh nghiệp có tài chính lành mạnh, có uy tín với các ngân hàng và nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước [17]. Tóm lại: Mạng lưới phân phối của công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế đã được xây dựng một cách bài bản và có hệ thống với sự chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo công ty. Đến nay Thephaco đã có một mạng lưới phủ khắp tỉnh Thanh Hóa và đang dần mở rộng và phát triển ra thị trường ngoại tỉnh. Điều đó tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Hơn thế nữa, không chỉ phân phối trong nước, Thephaco còn hướng tới tạo dựng thương hiệu, thiết lập mở rộng kênh phân phối sang nước bạn. Dự kiến công ty con - công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2015. 4.3. Một số hạn chế của đề tài Trong quá trình thu thập số liệu, phân tích hoạt động của mạng lưới phân phối thuốc của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014, chúng tôi đã hoàn thành luận văn “Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa (Thephaco) năm 2014” 60
  70. Về cơ bản, luận văn đã đóng góp được những ý nghĩa cả về mặt lý luận và về mặt thực tiễn cụ thể: phân tích được nguồn lực phục vụ cho mạng lưới phân phối, đánh giá được hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối trên từng khu vực phân phối thông qua một số chỉ tiêu, từ đó có thể đưa ra được một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn mạng lưới phân phối của doanh nghiệp, nâng cao tính chủ động và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận văn cũng nêu ra một số hạn chế vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu, cụ thể là: - Chỉ nghiên cứu được một số chỉ tiêu về số doanh số, thu nhập trung bình mà chưa nghiên cứu được các chỉ tiêu về nguồn mua do chưa tách riêng được các chỉ tiêu ở các khu vực và chưa tách được các khoản trong kinh phí phục vụ cho hệ thống phân phối do chưa đi sâu tìm hiểu các khoản mục này. - Chưa đi sâu vào phân tích cơ chế hoạt động của từng kênh do đó chưa thể chỉ rõ được khu vực nào hoạt động hiệu quả nhất để có thể hoàn thiện mạng lưới phân phối một cách tốt nhất. 61
  71. KẾT LUẬN Qua phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa năm 2014, luận văn rút ra một số kết luận sau: Về thực trạng nguồn lực phục vụ hoạt động phân phối thuốc của công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa • Hiện tại toàn công ty có 36 chi nhánh (32 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh) với 1291 điểm bán lẻ, 3161 khách hàng trong đó khách hàng bán lẻ chiếm thị phần lớn. • Đội ngũ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ thấp, số nhân viên nữ nhiều hơn số nhân viên nam. • Công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là hệ thống GPs bao gồm: 37 kho đạt GSP, 34 cơ sở đạt GDP, 504 điểm bán lẻ của chi nhánh đạt GPP. • Mức kinh phí đầu tư cho hoạt động phân phối nằm ở mức trung bình của Ngành Dược. Về kết quả hoạt động phân phối của Công ty ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 thông qua một số chỉ tiêu • Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Thephaco gồm 2 mảng chính: hàng công ty tự sản xuất và hàng tự khai thác. Doanh thu nhóm hàng đông dược tự sản xuất chỉ chiếm trung bình 9,6% doanh thu bán hàng toàn công ty. Các sản phẩm đông dược cần được đầu tư phát triển hơn nữa. 62
  72. • Doanh thu bán hàng sản xuất khu vực nội tỉnh luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (38,1%), cần phải duy trì mạng lưới phân phối tại khu vực này. • Thị trường ngoại tỉnh là thị trường tiềm năng cần được chú trọng phát triển hơn nữa. • Với phương châm phát tiển ổn định thì với mức lợi nhuận đạt 15,1 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận 2,06% thì sự đầu tư của doanh nghiệp vẫn được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. • Sản phẩm của Thephaco tương đối ổn định về chất lượng khi lưu thông phân phối ra thị trường. • So với các doanh nghiệp trên cả nước thì mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong mạng lưới phân phối đang còn thấp, tuy nhiên đối với Công ty Dược tuyến tỉnh thì mức thu nhập này là tương đối ổn định, và vẫn đảm bảo đời sống của CBCNV. • Thephaco với việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn đối với Nhà nước thể hiện sự tôn trọng luật pháp tạo uy tín đối với các Ngân hàng, với cơ quan Nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong công ty. 63
  73. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT Để góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới phân phối của Công ty cổ phần Dược - Vât tư Y tế Thanh Hóa năm 2014, luận văn có một số kiến nghị và đề xuất sau: 1. Duy trì và phát triển mạng lưới phân phối hiện có. Với mạng lưới phân phối của Thephaco hiện nay thì việc quan trọng nhất là phải duy trì tốt hoạt động của các chi nhánh, đầu tư thường xuyên hàng năm về cơ sở vật chất, duy trì nguồn lực ổn định, thường xuyên đào tạo và đạo tào lại để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên. Xây dựng chính sách phù hợp cho từng chi nhánh để có thể giữ vững thị trường của mình. 2. Tìm kiếm mở rộng thị trường, xây dựng kênh phân phối cho thị trường mới: Chủ động tìm kiếm thị trường tiềm năng, thành lập các chi nhánh trên tất cả các tỉnh thành trên cả nước để giảm áp lực quản lý kênh cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp. Tiếp tục đầu tư cho thị trường ngoại tỉnh, hiện nay là thị trường tiềm năng do chưa khai thác tối đa các vùng miền. Xây dựng kênh phân phối cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thanh Hóa - Hủa Phăn, để tạo hiệu quả kinh doanh mới bên nước ngoài. 3. Tiếp tục quy hoạch, đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực để phục vụ cho chiến lược phát triển lâu dài của công ty. 4. Tăng cường quản lý, giám sát nâng cao ý thức trách nhiệm của các kênh phân phối trong việc chăm sóc khách hàng, thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm, về thị trường và đối thủ cạnh tranh, về các chương trình khuyến mãi để công ty có thêm thông tin điều chỉnh các hoạt động trên kênh cho phù hợp với thị trường hơn nữa. 64
  74. 5. Tăng cường công tác quản lý giám sát trong quá trình bảo quản, vận chuyển và phân phối thuốc, đẩy mạnh toàn diện công tác quản lý trong hệ thống 5 GPs nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng. 65
  75. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Quản lý và Kinh tế Dược, NXB Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2007), Nguyên tắc “Thực hành tốt phân phối thuốc (Ban hành kèm theo quyết định số 48/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ y tế). 3. Bộ Y tế (2012), Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” (Ban hành kèm theo quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 4. Bộ Y tế (2015), Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2014, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2015, giai đoạn 2016-2020. 5. Bộ Y tế (2014), Tài liệu Hội nghị Triển khai chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 6. Chính phủ (2014), Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2014). 7. Trương Đình Chiến (2010), Quản trị kênh phân phối, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2013), Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa.
  76. 9. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hoạt động triển khai thực hiện nguyên tắc “thực hành tốt phân phối thuốc” và thực hành tốt bảo quản thuốc” năm 2014. 10. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tài chính (cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 đã được kiểm toán). 11. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo tổ chức nhân sự công ty năm 2014. 12. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo thực hiện doanh số năm 2014. 13. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2014), Báo cáo hiện trạng, tiến độ thực hiện GPP tại các chi nhánh (Tổng hợp báo cáo của các chi nhánh tính đến ngày 31/12/2014). 14. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014). 15. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015. 16. Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa (2015), Quyết định xử lý hàng hóa, thành phẩm thừa thiếu, hỏng, hư hao sau kiểm kê (kèm theo biên bản kiểm kể 31/12/2014). 17. Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities) 2014, Báo cáo ngành dược phẩm 04/2014. 18. Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương (2014), Báo cáo ngành VietinbankSc “Ngành Dược phẩm Việt Nam”.
  77. 19. Trần Minh Đạo (2012), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân. 20. Ames Gross (2013), Cập nhật về thị trường dược phẩm Việt Nam năm 2013. 21. Đỗ Tá Hoàn (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Traphaco giai đoạn 2010 - 2012, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Tân (2014), Phân tích chiến lược phân phối sản phẩm của Công ty Dược phẩm Trung ương 1 năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 23. Bùi Thị Thơm (2013), Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Traphaco trong những năm gần đây, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 24. Anh Tùng (2014), Xu hướng ngành Dược toàn cầu, STINFO số 12- 2014 25. Phan Thị Cẩm Vân (2014), Phân tích chiến lược và hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2013, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 26. Lê Thị Xoan (2011), Khảo sát và đánh giá hoạt động phân phối thuốc của công ty TNHH MTV Dược phẩm TW2 Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2008-2010, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. Tài liệu tiếng anh: 27. WHO (2000), How well do health systems perform, The world health report.
  78. 28. Imshealth (2014), Top 20 Global corporations 2013 29. IMS Institute for Healthcare informatics (2017), The Global Use of Medicine “ Outlook through 2017” 30. The Statistics Portal (2015), Top 20 global pharmaceutical companies based on pharma revenue in 2014 (in million U.S. dollars) Một số trang web: 31. 32. 33. http:// www.imshealth.com 34. http: //w ww.fpts.com.vn/ 35. 36. 37. 38. 39. ww.thuocantoan.com.vn
  79. PHỤ LỤC 1 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập 1 Số NV CN ngoại tỉnh 2 Số NV CN nội tỉnh Báo cáo tổ chức Nhân lực nhân sự công ty năm kênh 3 Số NV nam 2014 phân phối [11] 4 Số NV nữ 5 Tổng số NV HTPP 7 Số kho đạt GSP Tổng số cửa hàng 8 đạt GDP Tổng số máy tính, 9 máy in Báo cáo HĐ triển Cơ sở vật khai thực hiện 10 Số điện thoại, máy fax chất nguyên tắc GDP, GSP năm 2014 [9] 11 Tổng số giá kệ 12 Tổng số máy điều hòa 13 Tổng ô tô, xe nâng 17 Số CN ở ngoại tỉnh Tổng số 18 Số CN nội tỉnh Báo cáo hiện trạng chi nhánh, tiến độ thực hiện số điểm 19 Số điểm bán lẻ GPP tại các chi bán lẻ nhánh [13] 20 Số điểm bán lẻ đạt GPP Cơ cấu 21 Số KH bán buôn Báo cáo hiện trạng
  80. khách tiến độ thực hiện 22 Số KH bán lẻ hàng GPP tại các chi Số KH bán lẻ là bệnh nhánh [13] 23 viện Nội dung STT Thông tin Kết quả Đơn vị Nguồn thu thập Báo cáo tài chính Kinh phí 24 Kinh phí phục vụ HĐPP [10] 25 DT hàng SX đông dược Doanh thu 26 DT hàng SX tân dược Báo cáo thực hiện theo nhóm doanh số năm hàng 2014 [12] phân phối 27 DT hàng khai thác 28 Tổng DT bán hàng 29 DT SX CN nội tỉnh 30 DT SX CN ngoại tỉnh 31 DT bán bảo hiểm 32 DT hàng SX LD Doanh thu 33 Tổng DT hàng SX Báo cáo thực hiện bán hàng doanh số năm SX 34 DT SX KV thành phố 2014 [12] 35 DT SX KV huyện, xã 36 DT SX CN Hải Phòng 37 DT SX CN Hà Nội 38 DT SX CN TP HCM 39 DT SX CN Miền Trung Báo cáo tài chính Lợi nhuận 40 Lợi nhuận của công ty năm 2014 [10] Lượng Tổng hợp hàng hàng trả 41 Giá trị hàng trả về thanh lý [14] về Thu nhập Tài liệu ĐH đồng cổ 42 TNBQ CN nội tỉnh BQ đông năm 2015
  81. 43 TNBQ CN ngoại tỉnh Nộp ngân Báo cáo tài chính sách Nhà 44 Mức nộp ngân sách NN [10] Nước
  82. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lâp - Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 16 Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I - Phòng Sau đại học Trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG Tên đề tài: Phân tích hoạt động phân phối thuốc của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014 Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược Mã số: CK.60720412 Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 14 giờ 45 phút ngày 13 tháng 09 năm 2015 tại tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 611/QĐ-DHN ngày 07 tháng 8năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội. NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH I. Những nội dung đã được sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng 1. Rút gọn danh mục chữ viết tắt. 2. Chương 2: Sửa lại phần Tóm tắt nội dung nghiên cứu (theo các phần sửa ở Chương 3). 3. Chương 3: - Sửa hình 3.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới phân phối của Thephaco cho phù hợp với hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới phân phối theo phương thức phân phối - Bỏ bảng Tổng hợp các chi nhánh nội tỉnh của Thephaco. - Bỏ tất cả các số liệu liên quan đến tổng kho và phòng KHKD, để lại số liệu của chi nhánh, nội ngoại tỉnh ở các bảng và các hình có liên quan. - Chuyển mục Số chi nhánh, số điểm bán lẻ và mục Cơ cấu khách hàng ở phần mục tiêu 2 sang phần mục tiêu 1. - Ghi rõ mục doanh thu và Lợi nhuận trong mục Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. 4. Rút gọn phần kết luận. 5. Phần đề xuất: Rút gọn cho phù hợp với kết quả nghiên cứu.
  83. II. Những nội dung xin bảo lưu (nếu có) Không. Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2015 Xác nhận của cán bộ hướng dẫn Học viên (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Xác nhận của UV,TK Hội đồng Chủ tịch Hội đồng (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)