Luận văn Đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_dong_dao_va_tro_choi_dan_gian_tre_em_o_huyen_khoai.pdf
Nội dung text: Luận văn Đồng dao và trò chơi dân gian trẻ em ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HOÀNG CÔNG DỤNG ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – 2010
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HOÀNG CÔNG DỤNG ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRẺ EM Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU – HƯNG YÊN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC MÃ SỐ: 60 31 70 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính HÀ NỘI – 2010
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể quý thầy, cô của Viện Nghiên cứu Văn hóa, trường Đại học Văn hóa, trường Đại học sư phạm Nghệ thuật TW, Vụ Giáo dục Mầm non – Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Văn hóa huyện Khoái Châu – Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, người giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong các nhà khoa học, quý thầy, cô giáo chỉ dạy thêm để giúp tôi mở rộng kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho thực tiễn nghiên cứu và công tác sau này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng . năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Công Dụng
- LỜI CAM ĐOAN Đây là kết quả công trình nghiên cứu, tổng hợp của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những ý kiến khoa học được đề cập trong luận văn chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng . năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Công Dụng
- MỤC LỤC Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Tình hình nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Những đóng góp của luận văn 8 7. Bố cục luận văn 9 Chương 1: Khái quát về lịch sử, văn hóa và con người Khoái Châu 10 1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khoái Châu 10 1.1.1. Sự hình thành và phát triển 10 1.1.2. Thiên nhiên và môi trường địa lí 12 1.2. Văn hóa và con người Khoái Châu 16 1.2.1. Cư dân Khoái Châu 16 1.2.2. Khoái Châu – vùng phù sa văn hóa 19 Chương 2: Đồng dao 25 2.1. Phân loại đồng dao 25 2.2. Nội dung của đồng dao 31 2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải 31 2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng đồng 35 2.2.4. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí 38 2.3. Đồng dao trong trò chơi 43 2.3.1. Khái quát 43 2.3.2. Đồng dao phụ họa cho trò chơi 44 2.3.3. Đồng dao mô tả hành động của trò chơi 46 2.4. Hình thức của đồng dao 47 2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao 47 2.4.2. Dị bản trong đồng dao 60 2.5. Nhận xét 65 Chương 3: Trò chơi dân gian 67 3.1. Phân loại trò chơi dân gian 67 3.2. Khái quát về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu 74 3.3. Nội dung của trò chơi dân gian 76 3.3.1. Trò chơi dân gian phản ánh môi trường sống của trẻ 77 3.3.2. Trò chơi dân gian thể hiện trí tuệ 85 3.3.3. Trò chơi dân gian thể hiện sự khéo léo 89 3.3.4. Trò chơi dân gian với mục đích giải trí 100 3.3.5. Trò chơi dân gian phát huy sức mạnh tập thể và quan hệ cộng đồng 102 3.4. Ý nghĩa của trò chơi dân gian 109 3.4.1. Giá trị của trò chơi dân gian trong văn hóa truyền thống 109 3.4.2. Trò chơi dân gian đối với việc giáo dục con trẻ 113 3.5. Nhận xét và đề xuất 116 Kết luận 121 Tài liệu tham khảo 124
- BẢNG CHỮ TẮT VÀ NGHĨA CÁC KÍ HIỆU GS : giáo sư NCS : nghiên cứu sinh Nxb : nhà xuất bản PGS : phó giáo sư sn : sinh năm THCS : trung học cơ sở TS : tiến sĩ TSKH : tiến sĩ khoa học TrCN : trước công nguyên tr : trang UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc : tiếp đến
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Châu thổ Bắc Bộ là vùng văn hóa rất đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước với lịch sử hình thành và phát triển từ rất sớm. Cư dân sống theo tổ chức làng xã, tự nguyện chung sống với nhau từ nhiều đời tạo thành một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức của nông thôn trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú. Bởi vậy, huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), một vùng cộng cư và định cư từ thời vua Hùng dựng nước với tổ chức xã hội mà đơn vị cơ sở làng xã, là những tế bào sống là một phần của xã hội Việt rất sinh động và vững bền. Đời sống văn hóa nông thôn liên quan, gắn bó với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. Môi trường văn hóa là những thiết chế làng xã gắn với cảnh quan như ruộng lúa, lũy tre xanh, bến nước, sân đình Sức sống văn hóa chính là năng lực tiếp nhận, thực hành và sáng tạo văn hóa của từng chủ thể và của cả cộng đồng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 của Đảng, phần nói về văn hóa có đoạn viết: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”. Kể từ đó đến nay, song song với chính sách mở cửa nhằm thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, Đảng và nhà nước đã luôn chú trọng tới việc khôi phục, duy trì và phát triển nền văn hóa truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc.
- 2 Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008- 2013 đã yêu cầu nhà trường “tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh”. Tài liệu “Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2008 – 2009” đối với giáo dục mầm non có nêu một trong ba vấn đề trọng tâm triển khai cuộc vận động là “lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi tích cực cho trẻ”. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả dày công sưu tầm, biên soạn và tìm hiểu những bài đồng dao, những trò chơi dân gian của nhiều vùng miền trong cả nước. Đối với Hưng Yên, vùng quê cuả nhãn lồng - vùng phù sa văn hóa, người ta thường biết đến một “thương cảng nổi tiếng ở Đàng Ngoài”, với di tích đền Hóa Dạ Trạch thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, với hát trống quân, hát ả đào, hát chèo Ngoài ra, đây cũng là nơi sản sinh, lan tỏa và tiếp thu nhiều bài đồng dao, nhiều trò chơi dân gian gắn với lịch sử lâu đời, với môi trường địa lý phong phú của địa phương. Đối với hai thể loại “đồng dao” và “trò chơi dân gian” đã có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau. Đối với đồng dao, nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Viện Nghiên cứu Văn hóa (Nxb Văn hóa) đã nêu: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên. Vốn là những sáng tác dân gian không rõ tên tác giả, về sau từ vần điệu của loại hình này, một số người sáng tác những bài thơ cho trẻ em hát, có tên tác giả cũng được các nhà nghiên cứu gọi là đồng dao”[16, tr.5]. Nguyễn Tấn
- 3 Long, Phan Canh trong “Đồng dao” (Thi ca bình dân tập IV, năm 1969) thì đưa ra một khái niệm sơ giản “đồng dao tức là ca dao nhi đồng”[16, tr.683]. Có lẽ do tác giả tách hai chữ “đồng” và “dao” ra để giải thích nghĩa của cụm từ đó chăng? Trong luận văn thạc sỹ văn hóa học với đề tài Từ đồng dao đến những bài hát – đồng dao cho tuổi thơ trong nhà trường ngày nay (Viện Nghiên cứu Văn hóa, 2007), tác giả Đỗ Thị Minh Chính đã quan niệm đồng dao như sau: “đồng dao là những bài hát dân gian truyền miệng của trẻ em, cho trẻ em, trên cơ sở những lời văn vần (của tác giả xác định hoặc vô danh), có hình ảnh và nhịp điệu đơn giản, gắn với các trò chơi. Trẻ em là đối tượng hưởng thụ, cũng có khi là chủ thể sáng tạo, nhưng dù ở cương vị nào thì các em cũng luôn luôn là người giữ vai trò “diễn xướng” và đồng dao đã thấm sâu vào đời sống tinh thần của chúng”[3, tr.12]. Trong cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt do Nhà xuất bản Thuận Hóa công bố năm 2009, tác giả Triều Nguyên đã bóc tách, tổng hợp về mặt ngôn ngữ đối với hình thức, nội dung của đồng dao cũng như dùng biện pháp so sánh để phân biệt nó với các thể loại khác như ca dao, vè, câu đố, thơ thiếu nhi và đưa ra một định nghĩa cho thuật ngữ đồng dao như sau: “Đồng dao là một thể loại của văn học dân gian, thuộc phương thức biểu đạt tự sự bằng văn vần, gồm phần lời của những bài hát dân gian trẻ em (những bài hát ấy có thể kèm trò chơi hay không)”[17, tr.51]. Chúng ta có thể thấy đồng dao là một hiện tượng văn hóa. Nó được hình thành và phát triển từ đời sống, sinh hoạt dân gian và đối tượng sử dụng chính là trẻ nhỏ. “Đồng dao” có thể hiểu là ca dao nhi đồng, nhưng có lẽ đó là các bài ca dao, bài vè có nội dung phù hợp được chúng hát đồng thanh nhằm bổ trợ cho các động tác, hình ảnh trong khi chơi, lúc giúp cha mẹ làm những việc nhà hay đồng áng nhẹ nhàng hoặc trông em. Có khi lúc đầu trẻ chỉ đọc các bài đó độc lập với các nội dung miêu tả môi trường sống xung quanh,
- 4 đúc rút kinh nghiệm cuộc sống hoặc châm biếm, hài hước theo cách nhìn con trẻ, rồi dần dà phát triển thêm các hình thức đọc, hát khác. Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều cần vui chơi, giải trí thích hợp để sinh tồn và phát triển. Bên cạnh lao động, học tập, giao tiếp, đó cũng là một trong những hoạt động cơ bản, có xu hướng ngày càng tăng trong cuộc sống của con người. Trong các lứa tuổi, nếu trẻ càng nhỏ thì hoạt động vui chơi càng quan trọng. Thực ra, những hoạt động cơ bản trên đan xen nhau. Cho đến bây giờ có ai đó bỏ lỡ hoặc thậm chí cấm đoán thì cũng không dập bỏ được nhu cầu bẩm sinh này. Trái lại bằng cách nào đấy, chúng vẫn cứ tự phát chơi. Và như thế sẽ nảy sinh vấn đề hai chiều lợi và hại trong khi trẻ tham gia các cuộc chơi. Trong bài viết “Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em” đăng trên tạp chí Giáo dục Mầm non số 3/1992, GS.TSKH. Phan Đăng Nhật quan niệm trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền theo phương thức của văn hóa dân gian. Chủ thể thưởng thức, hưởng thụ và sử dụng đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo và lưu truyền sản phẩm. Việc sáng tạo được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Trong quá trình đó thực tiễn là thước đo, là khuôn đúc, đông đảo công chúng làm vai trò tái tạo. Cũng nói về trò chơi trẻ em, trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt [16, tr.5], các tác giả nêu khái niệm “Trò chơi trẻ em là những trò vui có lời (bài hát) hoặc không có lời, những trò này cũng mang những tính chất của sáng tác dân gian: tính tập thể, tính dị bản ” Trò chơi dân gian nhìn từ góc độ quyền trẻ em, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà, Khoa Việt Nam học – Trường Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng trò chơi dân gian cũng là một loại của di sản văn hóa Việt Nam. “Nó được kết
- 5 thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam xưa. Đặc biệt, đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè và cộng đồng.”[42] Từ các quan niệm trên, chúng ta thấy trò chơi dân gian được nhìn nhận theo các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, nó đều có điểm chung là trò chơi nảy sinh từ cuộc sống lao động, sinh hoạt, từ nhu cầu vui chơi, giải trí của con người và nó mang tính cộng đồng cao, cho dù có những trò chơi có ít người, thậm chí chỉ một người. Bởi vậy, trò chơi dân gian mang đậm tính lịch sử, tính xã hội và mỗi trò chơi lại biểu hiện tính nghệ thuật nhất định. Ngoài các trò chơi có diễn biến, luật chơi, quá trình chơi, chúng tôi coi việc làm những đồ chơi từ các vật liệu sẵn có trong tự nhiên, được trẻ khai thác, sáng tạo và lưu truyền từ xưa cũng là những trò chơi dân gian. Là chuyên viên công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu một mảng văn hóa dân gian của vùng quê xứ nhãn lồng - vùng phù sa văn hóa Hưng Yên; đó là những bài hát đồng dao, những trò chơi dân gian với đời sống sinh hoạt của trẻ thơ ở huyện Khoái Châu, nơi mang nhiều đặc tính của đồng bằng châu thổ sông Hồng với các vùng bãi bồi, những cánh đồng trồng hoa màu và những cánh đồng lúa phì nhiêu, với ao, hồ, sông ngòi, cừ, mương, máng; làng quê phủ một màu xanh bát ngát của những lũy tre rậm rì. Qua đó, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu
- 6 - Tìm hiểu đặc điểm lịch sử, môi trường, địa lý ảnh hưởng sự ra đời, lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu. - Nêu và phân tích hình thức, nội dung một số bài đồng dao, trò chơi tiêu biểu của địa phương. - Nhận diện các giá trị văn hóa và giáo dục của đồng dao và những trò chơi dân gian trong cuộc sống hiện nay. - Đưa ra các đề xuất và giải pháp nhằm hệ thống hóa mảng văn hóa dân gian này và đưa vào cuộc sống sinh hoạt trong xã hội cũng như trong nhà trường nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, xã hội cũng như ý nghĩa giáo dục của đồng dao và trò chơi dân gian. 3. Tình hình nghiên cứu Trên thực tế, việc bóc tách, tìm hiểu, nghiên cứu đồng dao và trò chơi dân gian ở nước ta chưa được nhiều mà chủ yếu các tác giả sưu tầm, biên soạn sách nhằm giới thiệu và sử dụng vào những mục đích nhất định. Về lịch sử nghiên cứu, giới thiệu đồng dao, NCS Chu Thị Hà Thanh đã có một tập hợp trong luận án tiến sĩ của mình những bài viết về đồng dao mang tính chất giới thiệu và những công trình mang tính chất nghiên cứu. Tuy nhiên tổng số công trình mà chị thu thập được trong hai mục này chỉ có bảy bài giới thiệu và bốn bài nghiên cứu. Cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng và Trần Hoàng sưu tầm và biên soạn đã nêu định nghĩa và phân loại các bài đồng dao, các trò chơi cụ thể. Bên cạnh đó, nhóm tác giả đã giới thiệu loạt bài nghiên cứu, bình luận, cảm nhận và đánh giá, nhận xét hai thể loại này của 15 tác giả từ năm 1935 đến năm 1995. Trong đó đáng kể nhất là các bài của các tác giả Doãn Quốc Sỹ trong Lời mở đầu cuốn Ca dao nhi đồng, Nxb Sáng
- 7 tạo xuất bản năm 1969; Nguyễn Tấn Long, Phan Canh trong “Đồng dao”, thi ca bình dân cũng năm 1969; Tô Ngọc Thanh, Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây Bắc trong tạp chí Văn học số 4/1974; Vũ Ngọc Khánh với Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, trong tạp chí Văn học số 4/1974. Trong những năm gần đây, trò chơi dân gian, các bài đồng dao được chú ý hơn. Tuy nhiên, như trên đã nói thì mới chủ yếu là sưu tầm, tuyển chọn. Cuốn Trò chơi dân gian của tác giả Nguyễn Thanh Thảo [21] giới thiệu 75 trò chơi nhưng hầu hết là những trò khá quen thuộc mà hoàn toàn không có biểu hiện sắp xếp theo trật tự nào và cũng không có bất cứ nhận xét, đánh giá nào. Trong 4 tập Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố của Viện chiến lược và chương trình giáo dục tái bản năm 2008 cũng nêu một số trò chơi nhưng chỉ hướng dẫn cách chơi là chủ yếu [29]. Một số trang web như Văn hóa Việt, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Trung tâm UNESCO giao lưu văn hóa quốc tế, hay thậm chí cả trang web nước ngoài(1) cũng chỉ nêu, giới thiệu một số trò chơi dân gian, truyền thống hay cùng lắm là một vài cảm nghĩ chứ không nghiên cứu sâu vấn đề này. Gần đây nhất, cuốn Tìm hiểu đồng dao người Việt (Nxb Thuận Hóa, 2009) của tác giả Triều Nguyên là một công trình nghiên cứu rất công phu về đồng dao người Việt. Trong cuốn sách này, tác giả chủ yếu dựa trên phương diện phân tích về ngôn ngữ để nhận diện hình thức, nội dung, cách phân loại đồng dao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng chủ yếu của đề tài là các bài đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đề tài tập trung vào nghiên cứu các vấn đề sau: (1) Xem Tài liệu tham khảo
- 8 - Đặc điểm môi trường, địa lý của huyện Khoái Châu tác động, ảnh hưởng tới sự ra đời, lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến của đồng dao, trò chơi dân gian. - Phân tích đặc trưng của đồng dao và trò chơi dân gian của địa phương. - Giá trị văn hóa và ý nghĩa giáo dục của đồng dao và những trò chơi dân gian trong cuộc sống hiện nay; việc bảo tồn và phát huy các giá trị đó. 5. Phương pháp nghiên cứu - Điền dã, thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình hoạt động sinh hoạt đồng dao và các trò chơi thực tiễn của trẻ tại một số xã như Hồng Tiến, Việt Hòa, Đại Hưng, Đông Tảo, thị trấn Khoái Châu thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên; - Điều tra, phỏng vấn bằng phiếu và trực tiếp khoảng 50-60 người lớn, cao tuổi và 200 trẻ ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng; - Xử lý, tổng hợp, phân tích các dữ liệu; - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như văn học, âm nhạc, folklore, tâm lý lứa tuổi, sư phạm 6. Những đóng góp của luận văn - Đây là công trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu, khảo sát thực tiễn trẻ em sử dụng đồng dao và tổ chức vui chơi các trò dân gian ở một vùng đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng; - Là công trình nghiên cứu thực trạng lan tỏa, tiếp thu và tiếp biến cũng như nội dung, ý nghĩa, tác động của đồng dao và trò chơi dân gian đối với trẻ.
- 9 - Việc nghiên cứu nhằm tham gia vào việc khôi phục, hệ thống hóa mảng văn hóa dân gian này ứng dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như bổ sung cho các hoạt động sinh hoạt vui chơi, giáo dục trong nhà trường. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương: Chương 1: Khái quát lịch sử, văn hóa và con người Khoái Châu Chương 2: Đồng dao Chương 3: Trò chơi dân gian
- 10 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI KHOÁI CHÂU 1.1. Tổng quan về lịch sử, thiên nhiên và môi trường của huyện Khoái Châu 1.1.1. Sự hình thành và phát triển Khoái Châu là một vùng đất cổ xưa, được hình thành từ thời các Vua Hùng (1289-258 TrCN). Lúc đó Khoái Châu thuộc bộ Dương Tuyền, nước Văn Lang. Từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc (211 TrCN) đô hộ nước ta cho tới thời thuộc Đông Hán, Tống, Tề, Lương, Trần đều thuộc huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ. Đến thời vua Đinh Tiên Hoàng (967-979) đổi là Châu Diên, và Tiền Lê (979-1009) vua Lê Ngọa Triều đổi là Phủ Thái Bình. Thời nhà Lý (1010-1225), vùng đất thuộc huyện Khoái Châu ngày nay đổi thành huyện Đông Kết, thuộc Khoái Lộ. Thời Lý Cao Tông (1176-1210) tách Khoái Lộ thành Châu Đằng và Châu Khoái thì Đông Kết thuộc Châu Khoái. Đến thời Trần sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ ba (1288), vua Trần ban đất Châu Khoái cho Nguyễn Khoái thì Châu Khoái đổi thành Khoái Châu. Tới thời Lê, giữa niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) vùng đất huyện Khoái Châu ngày nay đổi là Đông Yên thuộc Sơn Nam thừa tuyên. Đời Lê Trung Hưng chia Sơn Nam thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ thì Khoái Châu thuộc Sơn Nam thượng. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), triều đình cho thực hiện cải cách hành chính, bỏ các trấn lập ra tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh. Khi ấy phủ Khoái Châu (trong đó có huyện Đông Yên) thuộc tỉnh Hưng Yên. Tháng 12/1890, toàn quyền Piquet ký Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy có bốn huyện mới, đã cắt của huyện Đông Yên ba tổng là Khóa Nhu, Tử
- 11 Dương, Yên Phú để cùng với các tổng khác cắt từ Văn Giang (Bắc Ninh), Đường Hào (Hải Dương), Ân Thi (Hưng Yên) để thành lập huyện Yên Mỹ. Phủ Khoái Châu có 10 tổng (Đại Quan, Mễ Sở, Yên Cảnh, Yên Lạc, Yên Vĩnh, Yên Lịch, Phú Khê, Đông Kết, Bình Dân, Ninh Tập), 76 xã. Như vậy, từ thế kỉ thứ XV, phủ Khoái Châu là một đơn vị hành chính lớn hơn cấp huyện, bao gồm đất huyện Khoái Châu hiện nay và một số huyện lân cận như Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi; còn huyện Khoái Châu là một huyện thuộc phủ, với tên gọi Đông Yên (Đông An). Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ bỏ cấp phủ, tổng thành lập các huyện, xã, thôn. Hưng Yên có 8 huyện và 116 xã. Tháng 8 năm 1946 thị xã Hưng Yên được thành lập. Đông Yên trở thành huyện Khoái Châu từ đó. Ngày 14/4/1946, Chính phủ ra sắc lệnh số 63 về bầu cử Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và xã, huyện Khoái Châu cũng tiến hành hợp nhất 76 xã nhỏ thành 22 xã lớn, các xã đó tồn tại đến năm 1955. Sau nhiều lần chia tách, hợp nhất, đổi tên, huyện Khoái Châu có 25 xã là: Bình Minh, Đông Tảo, Dạ Trạch, Hàm Tử, Ông Đình, Tân Dân, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Liên Khê, Phùng Hưng, Thuần Hưng, Đại Hưng, Thành Công, Nhuế Dương, Việt Hòa, Hồng Tiến, Đồng Tiến, Dân Tiến, Bình Kiều, An Vĩ, Đông Kết và Kim Ngưu (nay là thị trấn Khoái Châu). Ngày 24 tháng 2 năm 1979, Chính phủ ra Quyết định số 70-QĐ/CP thành lập huyện Châu Giang gồm 25 xã của huyện Khoái Châu, 9 xã của huyện Văn Giang cũ và 5 xã của huyện Yên Mỹ (Hoàn Long, Yên Phú, Yên Hòa, Việt Cường, Minh Châu). Huyện Châu Giang tồn tại được 20 năm. Đến ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ra Nghị định số 60-NĐ/CP tách huyện Châu Giang làm hai
- 12 huyện Khoái Châu và Văn Giang như cũ, chuyển 5 xã về huyện Yên Mỹ.[1], [14], [36]. 1.1.2.Thiên nhiên và môi trường địa lí Bản đồ hành chính huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2009 [36] Huyện Khoái Châu nằm ở tọa độ 20045’45” – 20054’05” vĩ tuyến Bắc 105055’30” – 106002’15” kinh độ đông. Phía bắc giáp huyện Văn Giang; phía nam giáp huyện Kim Động; phía đông giáp huyện Yên Mỹ và Ân Thi; phía Tây giáp Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) ngăn cách bởi sông Hồng. Khoái Châu có diện tích 13.086ha. Trong đó đất canh tác nông nghiệp chiếm diện tích tới
- 13 67.1% (8.779ha), còn lại 32.9% là đất thổ cư, đường xá, sông ngòi, công trình công cộng, đình chùa, nhà thờ Khoái Châu thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nên có địa hình tương đối bằng phẳng. Đồng đất Khoái Châu thích hợp với cấy lúa, trồng rau màu, cây công nghiệp (chủ yếu là cây đay) và cây ăn quả. Hưng Yên vốn là vùng đất nổi tiếng về cây nhãn và Khoái Châu cũng có những vườn nhãn lớn, những hàng cây trồng nhãn dài dặc hai bên đường liên xã, liên huyện. Làng tôi có lũy tre xanh Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng Trên bờ vải nhãn hai hàng Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng. Khí hậu Khoái Châu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa nước to từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai mùa mưa gió rõ rệt: Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với cái rét ngọt và mưa phùn ẩm ướt; từ tháng 6 đến tháng 10 thường có gió bão, mưa to. Đối với mùa này, không thể không nói tới công trình trị thủy sông Hồng là con đê và những lần vỡ đê, ngập lụt của người dân đồng bằng châu thổ sông Hồng mà Khoái Châu là huyện có đoạn sông dài tới 21,4km chảy qua. Đê sông Hồng là một công trình vĩ đại nhất của đất nước trong công cuộc phòng chống thiên tai bão lụt. Việc đắp đê, hộ đê, rồi làm thủy lợi nội đồng chống hạn, chống úng ngập qua hàng ngàn năm là cuộc vật lộn với thiên nhiên vô cùng gian khổ, là một nét phẩm chất riêng của người nông dân đồng bằng châu thổ sông Hồng. Khởi công từ thời Lý, đời Trần, thảm họa vỡ đê xảy ra nhiều nhất vào triều Nguyễn. Công cuộc đắp đê trị thủy sông Hồng căn bản hoàn thành vào nửa sau thế kỷ XX. Nếu chỉ tính từ năm 1831 (năm thành lập tỉnh Hưng Yên) đến năm 1945 đã có tới 32 trận hồng thủy – vỡ đê đã làm cho người dân dọc sông
- 14 Hồng nói chung và người dân huyện Khoái Châu nói riêng rất vất vả, điêu đứng. Để chủ động trong việc chống úng, hạn, tưới tiêu cho ba tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Chính phủ quyết định xây dựng công trình đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải. Ngày 1/10/1958 khởi công xây dựng cống Xuân Quan-đầu mối của công trình. Ngày 1/5/1959 thì hoàn thành công trình. Hai hệ thống Kênh Đông và Kênh Tây đã chạy và tưới tiêu cho 17 xã thuộc huyện Khoái Châu, góp phần không nhỏ vào việc canh nông cho địa phương. Trên công trường thủy lợi Bắc-Hưng-Hải (ảnh tư liệu của tỉnh Hưng Yên) Khoái Châu nằm trên trục đường Thăng Long – Phố Hiến nổi tiếng phồn hoa cuối thế kỉ 17 đầu thế kỉ 18, nằm bên tả ngạn sông Hồng là đường giao thông thủy quan trọng từ biển Đông qua cửa Ba Lạt để tới Thăng Long, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Huyện có 21,4 km đê sông Hồng chảy qua 9 xã của huyện là Bình Minh, Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Nhuế Dương. Ngoài ra, Khoái Châu còn có một loạt các con sông nhỏ như
- 15 sông Cửu Yên đào năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), sông tiêu Từ Hồ - Sài Thị, sông Kim Ngưu, sông Tây Tân Hưng, sông Điện Biên, sông Mười, sông Cấp Tiến – Tân Dân, sông Đồng Quê Hệ thống giao thông đường bộ của Khoái Châu khá thuận tiện. Phía đông có đường 39A là đường nối từ quốc lộ 5 tới thị xã Hưng Yên (nay là thành phố Hưng Yên), chạy qua bốn xã của huyện là Dân Tiến, Đồng Tiến, Hồng Tiến và Việt Hòa. Ngoài ra còn có các đường liên xã là đường 199 là đường được làm từ năm 1892 nên còn được gọi là đường Tây, chạy từ xã Bình Minh qua Đông Tảo và một phần của vùng đất của huyện Yên Mỹ ra đường 39A; đường 205 chạy xuyên dọc giữa huyện; đường 195 là đê sông Hồng dài 21,4km chạy từ xã Bình minh qua Dạ Trạch, Hàm Tử, Tứ Dân, Tân Châu, Đông Ninh, Đại Tập, Chí Tân, Nhuế Dương. Dọc đường này có tới 5-6 bến đò lớn nhỏ khác nhau. Ngoài ra còn có các đường 205C, đường 208, đường 206, đường 209, đường 204, đường 199B, đường 199C và đường 209C. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, giao thông chủ yếu là thuyền buồm chở khách và hàng hóa trên sông Hồng, ngược lên Hà Nội, xuôi phố Hiến, Nam Định, Thái Bình, thuyền trên sông Cửu Yên từ Nghi Xuyên qua Kim Động, Ân Thi sang huyện Thanh Miện (Hải Dương) Hàng hóa chủ yếu là lâm sản như gỗ, tre, nứa, lá gồi, củ nâu hoặc than đá, đá để nung vôi. Đường bộ có xe ca chở khách từ phố Phủ đi Hà Nội, và xe ngựa chở khách đi lại trong huyện và các huyện xung quanh. Từ năm 1955 có ô tô chở khách từ phố Phủ đi Hà Nội và từ phố Phủ đi thị xã Hưng Yên. Trên sông Hồng có ca nô chở khách từ phố Phủ đi Hà Nội đến thị xã Hưng Yên, Nam Định và ngược lại. Từ năm 1990 theo sự phát triển chung của xã hội và theo cơ chế thị trường, phương tiện giao thông đường bộ phát triển nhanh. Tại bến xe phố
- 16 huyện có nhiều ô tô chở khách đi lại khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc. [1], [36]. 1.2. Văn hóa và con người Khoái Châu 1.2.1. Cư dân Khoái Châu Như trên đã nói, Khoái Châu là một vùng đất cổ. Người Việt cổ đã đến cư trú sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và khai hoang, thau chua, rửa mặn, bắt đầu gieo cấy lúa nước. Việc phát hiện ra trống đồng Đông Sơn ở Cửu Lao, Liên Nghĩa, huyện Văn Giang, giáp Khoái Châu chứng tỏ vùng đất này thời đó đã có dân cư, có chung nền văn hóa Đông Sơn, như trong “Hùng Vương dựng nước” tập I đã ghi “Trong thời Hùng Vương đồng bằng ở phía Nam sông Hồng mở rộng mãi ra”. Truyền thuyết Chử Đồng Tử-Tiên Dung đời Hùng Duệ Vương cho biết thời đó Khoái Châu đã có nhiều trang trại và cư dân đông đúc mà truyền thuyết nhắc đến các tên Đa Hòa, Dạ Trạch, Ông Đình, Đông Tảo. Thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã có nhiều tướng đóng quân ở Đa Hòa (xã Bình Minh). Bà Bạt Kiếm hy sinh ở Tiểu Quan (xã Phùng Hưng). Năm 547, Đại tướng quân Triệu Quang Phục đưa 20.000 quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, năm 548 lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, lập tiền đồn ở Đa Hòa, An Vĩ, Nhuế Dương thực hiện kế hoạch “trì cửu chiến”. Nhân dân Khoái Châu đã đầu quân và giúp Triệu Quang Phục xây đồn lũy, tiếp tế quân lương và trinh sát các hoạt động của địch báo cho nghĩa quân. Đến thời nhà Lý, vua Lý Cao Tông (1175-1210) đã ban cho tể tướng phụ chính Đỗ Anh Vũ 3.000 mẫu ruộng gọi là “Tam thiên mẫu” nằm ở phía đông nam huyện Khoái Châu, tây bắc huyện Ân Thi và bắc Kim Động. Tể tướng Đỗ Anh Vũ đã chiêu mộ dân nghèo lập thêm hàng chục làng ấp mới. Đến đời Trần, đê sông Hồng được hoàn chỉnh. Sau khi thắng giặc, vua nhà Trần ban đất Khoái Châu cho tướng Nguyễn
- 17 Khoái thì thôn ấp phát triển nhanh. Nhà Lê xóa bỏ chế độ điền trang, cấm nuôi nô tỳ, nông dân nghèo được cấp ruộng, trở thành nông dân tự do. Vào đầu triều Nguyễn (Gia Long Thiệu Trị, Minh Mệnh, đầu Tự Đức), so với các huyện khác ở đồng bằng châu thổ sông Hồng thì Khoái Châu có tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh. Phố Phủ là nơi dân cư đông đúc, cửa hàng san sát, cuộc sống của người dân khấm khá. Điều này đã được sử sách ghi lại: “Trước năm 1870, nghĩa là trước những vụ vỡ đê tàn khốc của huyện Văn Giang, Hưng Yên sống thịnh vượng lắm. Ngoại thương và nội thương thật khả quan”. Cuối năm 1891, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại, Pháp và quan lại Nam Triều chiếm đoạt ruộng đất của nông dân thành lập nhiều ấp trại mới như ấp An Bình (Vân Trì), ấp Hàn Sắc, Bá Tôn (Phùng Hưng), ấp Cự Hiên (thị trấn Khoái Châu) chiêu mộ dân siêu bạt các nơi đến làm tá điền để thu tô, tức. Các địa chủ, kỳ hào ở các xã chiếm đoạt nhiều ruộng đất, một số nông dân tự do khai hoang, phục hóa biến Bãi Sậy thành ruộng canh tác. Trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, huyện Khoái Châu đã chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và ách cai trị của Pháp. Đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ít được quan tâm, chú ý. Trong khi đó các hủ tục ma chay, cưới xin, khao vọng, bán quan, mua tước đặt ra nặng nề, tốn kém. Lệ làng rất ngặt nghèo, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Ví dụ như ở xã Tân Dân, con gái lấy chồng phải nộp cheo cho làng hai mâm đồng. Sau đó chức dịch bán đấu giá để lấy tiền chè chén. Từ sau phong trào cải lương hương chính thì bán mâm để mua gạch xây đường làng. Sau thành lệ, con gái đi lấy chồng nộp cheo khao chức sắc, đóng lon cai, đội đều phải xây cho làng từ 1 đến 3 mét đường làng. Ở Đại Quan, Thuần Lễ, nếu không khao thì cả đời bị
- 18 bạch đinh1. Nhiều người phải bán ruộng để khao, mang công mắc nợ. Trai lấy vợ phải nộp ba đồng tiền (tương đương với 10 thùng thóc) treo lễ cho nhà gái. Con gái đi lấy chồng phải nộp cho làng 2-3 đôi hoành phi, câu đối hoặc mâm thau. Nạn cờ bạc, rượu chè, hát cô đầu ở làng, xã nào cũng có. Đến năm 1933, dân số huyện Khoái Châu có 93.515 người, bằng 21% dân số toàn tỉnh. Năm 1959 là 100.341 người. Đến năm 1965 thì tăng lên thành 108.100 người. Dân số năm 1974 là 119.553 người. Năm 1999 chia tách huyện Châu Giang trở về thành Khoái Châu thì dân số huyện Khoái Châu là 180.105 người. Khoái Châu có 23 nhà khoa bảng tính từ năm 1463 đến năm 1523, trong đó có một Trạng nguyên là Nguyễn Kỳ ở xã Tân Dân thi đỗ Trạng nguyên năm 1541. Ai về qua xã Tân Dân Có Đinh Ngô Tướng, có văn chỉ thờ Có ông Đổng Quế tế cờ Có ông Tán Thuật dựng cờ nghĩa quân Có bà công chúa Từ Quang Theo ông nghè Tố2 về làng kết duyên Nhưng ông đã có vợ hiền Bà bèn cắt tóc trụi thuyền qui y Có Trạng nguyên Nguyễn Oăn Ri Cho nên văn chỉ dựng về quê ta .[1] 1 Bạch đinh là những thanh niên không có chức vị gì trong làng, là đối tượng đàn áp của cường hào 2 Nguyễn Đình Tố xã Tân Dân đỗ tiến sĩ năm 1769
- 19 Ở Khoái Châu còn có các nhân vật không đỗ Đại khoa, nhưng tài giỏi nức tiếng như Nguyễn Huy Lạc (tức Quán) hai lần thi Hội (1763 và 1766) đều đậu Tam trường. Ông là một trong “Sơn Nam hạ xứ hữu tứ kiệt nhân” (bốn người tài giỏi của Sơn Nam hạ). .[1], [14]. 1.2.2. Khoái Châu - vùng phù sa văn hóa Là vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, Khoái Châu mang đậm nét của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước với đầy đủ các thành tố tạo lên, từ môi trường địa lí, lịch sử hình thành và phát triển cũng như sự giao thoa văn hóa với các vùng lân cận và văn hóa ngoại bang du nhập. Đồng bằng Bắc bộ là vùng văn hóa-lịch sử cổ, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, là quê hương của các nền văn hóa nổi tiếng, đó là văn hóa Đông Sơn thời các vua Hùng; Thăng Long thời Đại Việt Từ cái nôi của dân tộc, từ quê hương của các nền văn hóa Việt Nam, trong quá trình Nam tiến mở mang bờ cõi dọc bờ biển Đông (thế kỷ XI đến Quảng Trị, thế kỷ XVIII đến hết Nam Bộ), văn hóa Việt Nam từ cái nôi ban đầu đã dần dần đón nhận những yếu tố văn hóa Chăm, Khơme đồng thời cũng tự thân thích ứng với môi trường sinh thái mới của duyên hải Nam Trung bộ, tạo nên những sắc thái văn hóa địa phương đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Là nguồn cội nhưng cũng đồng thời là trung tâm của đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của đất nước, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã hình thành và định hình những truyền thống văn hóa lâu đời, thể hiện trong đời sống sản xuất, sinh hoạt vật chất, các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần. Đó là kết tinh từ những tri thức và ứng xử của con người đồng bằng Bắc Bộ, mà ngày nay, tùy theo từng trường hợp, truyền thống ấy đã trở thành bản lĩnh và sức mạnh tạo đà cho con người đi vào thế giới hiện đại, và cũng không ít trường hợp nó lại là gánh nặng níu kéo, cản trở bước tiến bộ của cộng đồng.
- 20 Đối với vùng châu thổ sông Hồng, người dân sống theo tổ chức làng xã từ xưa và khá ổn định, bền vững với những thiết chế xã hội cộng đồng và thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo, có cổng làng với lũy tre bao bọc xung quanh. Lũy tre bao bọc, gìn giữ “văn hóa làng” với những phong tục tập quán tốt đẹp nhưng cũng vừa lưu giữ những tập quán, thói quen lạc hậu, cản trở sự giao lưu hòa nhập với thế giới bên ngoài. Hưng Yên nằm ở tiểu vùng văn hóa Sơn Nam mà trung tâm là ngã tư sông Phủ Lý, sông Hồng, sông Luộc, nơi xưa là Phố Hiến, một đô thị cổ, một thương điếm sầm uất xưa của nước ta mà chúng ta thường nghe nói “nhất Kinh kỳ, nhì Phố Hiến”. Tiểu vùng này bao gồm phần đất từ tả ngạn sông Hồng đến hữu ngạn sông Thái Bình. Vùng này được khai phá từ khá sớm, khoảng sát sau công nguyên, nhưng phát triển nhất có lẽ từ thời Trần, chậm hơn vùng Thăng Long một chút. Với địa thế nằm bên bờ sông Hồng, người dân nơi đây đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên, sinh sống bằng nghề chài lưới. nghề trồng lúa nước cũng có nhiều tiềm năng, dựa vào chất đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào của sông Hồng. Ở đoạn sông Hồng chảy qua khu đền thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, cứ vào dịp từ tháng Chạp đến tháng Ba (âm lịch) hàng năm, cá mòi tập trung về đây khá nhiều. Cá mòi nổi tiếng đến mức có câu tục ngữ nói về con cá này: “Thời ngư nhục mĩ hiềm đa cốt” (Cá mòi thịt ngon nhưng nhiều xương). Đã có một thời, cá mòi trở thành thước đo để phân biệt bữa ăn của kẻ giàu sang và người nghèo hèn: Phú ông cơm trắng cá mòi Bần nông cơm bột lại đòi rau dây.[14, tr.426] Và nó cũng góp mặt trong lời hát giao duyên tình tứ: Muốn ăn cơm trắng cá mòi
- 21 Trốn cha trốn mẹ về Gòi3 cùng anh.[14, tr.426] Cho đến nay, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản vẫn có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế của huyện Khoái Châu. Chăn nuôi chủ yếu là trâu bò để cày kéo, số lượng không lớn lắm. Một số xã có nghề trồng dâu nuôi tằm, thả cá. Các làng nghề thủ công ở Khoái Châu rất phát triển: Mễ Nhạn có đất buôn nâu Phú Trạch có đất trồng dâu nuôi tằm Phú Thị nhuộm vải, bán chăn Thiết Chu nấu rượu tế thần mọi nơi Đa Hòa đập đá nung vôi Bàng Nha dệt cửi là nơi thanh nhàn [14, tr.64] Đa Hòa có nghề dệt vải, nung vôi; Cốc Phong, Cao Quán, Hương Quất, Bằng Nha có nghề dệt lụa; Quan Xuyên có nghề dệt sồi; Hoàng Vân Nội, Hoàng Vân Ngoại có nghề rèn. Thợ rèn Hoàng Vân không những hoạt động trong huyện mà còn đi nhiều tỉnh lập nghiệp; nhiều làng ven sông Hồng có nghề nung gạch, ngói, vôi, nấu mật mía, làm đường phên. Kênh Khê thì đi riu tôm Bái Khê hàng xáo nói năng hay thề Trung Châu thừng chão đã ghê Mạo Xuyên bới lạc là nghề tinh nhanh Tổng Mễ có đất trồng hành Cửa sông chẻ nứa đan mành ta mua [14, tr.65] 3 Làng Gòi thuộc xã Tân Châu, huyện Khoái Châu
- 22 Làng Kênh Khê, làng Cửa Sông thuộc xã Liên Khê. Làng Bái Khê, Trung Châu thuộc xã Đông Kết. Làng Mạo Xuyên thuộc xã Tứ Dân của huyện Khoái Châu. Làng Quan Xuyên nằm trên bờ sông Hồng có một thương cảng xuất hiện cùng thời với cảng Phố Hiến, cho đến năm 1930 – 1935 vẫn còn những thương gia lớn kinh doanh nhiều bè gỗ, tre, nứa, lá cùng nhiều hàng lâm sản khác, có xưởng mộc, đại lí bán các loại hàng hải sản, mở cả lò sành sứ. Chợ Phủ mỗi tháng họp 6 phiên để bán trâu, bò. Người các huyện khác cũng đến mua bán rất đông. Khoái Châu gần vùng Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) là trung tâm Phật giáo từ thế kỉ thứ 3. Nhân dân còn thờ các vị thánh, thần là các thiên thần, thủy thần. Theo thống kê, các vị thần được thờ ở Khoái Châu là Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một số tướng lĩnh của vua Hùng, Hai Bà Trưng; các vị vua, quan, tướng lĩnh các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê. Trên địa bàn Khoái Châu hiện nay có sự hiện diện của nhiều di tích lịch sử-văn hóa, lưu giữ di vật quý với nhiều dấu ấn văn hóa và tín ngưỡng bản địa gắn liền với các sự kiện lịch sử của quá khứ. Huyện có 74 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 20 di tích đã được xếp hạng. Khu vực Đa Hòa-Dạ Trạch với nhiều di tích thờ Chử Đồng Tử-Tiên Dung là một trong ba cụm di tích lớn của tỉnh Hưng Yên. Các di tích này năm dọc theo sông Hồng, cùng với một số di tích năm bên kia bờ sông (thuộc địa phận tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) tạo lên khu vực thờ tự chính của tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử - một trong Tứ Bất tử được nhân dân ta tôn thờ từ bao đời nay. Truyền thuyết về Chử Đồng Tử bao gồm nhiều lớp văn hóa lắng đọng, có sự gắn bó chặt chẽ với tâm thức của cư dân vùng sông nước, đầm lầy. Ngoài ra còn có những di tích nổi tiếng như đền Vua Rừng ở An Vĩ thờ Triệu Quang Phục (Triệu Việt Vương) chống giặc
- 23 Lương ở thế kỷ thứ VI, đền Cót thờ Linh Lang thời Lý, đền An Lạc thờ Đỗ Anh Vũ thời Lý; các chùa Lạc Thủy, am Tự Thông xây dựng từ thời Lý. [1] Bãi Tự Nhiên gắn với truyền thuyết Chử Đồng Tử - Tiên Dung [36] Khoái Châu nằm ở trung tâm vùng văn minh sông Hồng lại tiếp giáp với Thăng Long, Phố Hiến, Kinh Bắc nên có nền văn hóa phong phú, đa dạng. Nơi đây có hát trống quân, hát đối đáp mà nổi tiếng là Dạ Trạch, Ông Đình, Phùng Hưng, Đông Kết, Bình Minh Khoái Châu cũng là đất có truyền thống hát chèo từ lâu đời, có thời kỳ nhiều xã có 3-4 đội chèo. Ca dao, hò vè nói về tình yêu lứa đôi, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, chống phong kiến, đế quốc xuất hiện rất nhiều và còn lưu truyền đến ngày nay. Đặc điểm địa lí và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây đã nảy sinh nhiều trò chơi dân gian và các bài đồng dao mang đậm nét của văn hóa làng xã với thiên nhiên, sông nước, ruộng đồng, làng quê trù phú cũng như các thói hư tật xấu, sự hài hước, châm biếm Khoái Châu cũng là vùng đất có nhiều truyền thuyết như Chử Đồng Tử-Tiên Dung; truyền thuyết về tướng Đỗ Mục đóng quân ở Bối Khê giúp
- 24 Hùng Duệ Vương đánh Thục; truyền thuyết về bà Bạt Kiếm thời Hai Bà Trưng (năm 40-43) ở Tiểu Quan (Phùng Hưng); truyền thuyết về Dạ Trạch Vương ở xã Dạ Trạch, xã An Vỹ; truyền thuyết về Nguyễn Siêu, một trong mười hai sứ quân thế kỷ thứ X xã Đông Kết, truyền thuyết về công chúa Quế Hoa con vua Lê Đại Hành ở Cót Ấp (Chí Tân) [1], [14], [36]. Vài nét phác họa lịch sử, môi trường và con người huyện Khoái Châu trên đây chính là những nhân tố có tầm quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành bản sắc văn hóa dân gian nơi đây. Đó là mối quan hệ giữa một bên là thực thể khách quan và một bên là sản phẩm sáng tạo của con người, xét cho cùng là quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Quan hệ ấy chịu sự tác động của truyền thống tư duy, quan niệm thẩm mỹ, thế ứng xử của con người trước thiên nhiên qua tiến trình lịch sử. Từ môi trường này đã ra đời nhiều câu ca dao, vè, đồng dao miêu tả từng ngóc ngách, từng góc cạnh của đời sống con người. Những trò chơi dân gian là những hành động tự phát từ môi trường tự nhiên, từ sinh hoạt lao động với những đặc trưng về nghề nghiệp, công việc của người lớn cũng như của con trẻ. Từ đó, nó phản ánh đậm nét thái độ của con người đối với thiên nhiên, với môi trường sống xung quanh mình.
- 25 CHƯƠNG 2 ĐỒNG DAO 2.1. Phân loại đồng dao Đồng dao vốn là một thể loại văn hóa dân gian mà đối tượng sử dụng chủ yếu là trẻ em. Hình thức, nội dung có thể rất rõ ràng, tập trung vào miêu tả, nêu lên một vài vấn đề, nhưng cũng có thể đan xen, hòa trộn. Có những bài lại dùng những phép ẩn dụ thật tinh tế, sâu sắc để biểu đạt một vấn đề nào đó. Việc bóc tách, phân loại ở đây trở nên tương đối và mang tính chất khái lược, tổng quát. Trong Trẻ con hát trẻ con chơi của Nguyễn Văn Vĩnh in trong Tứ dân văn uyển năm 1935, tác giả có phân làm ba mục, “theo cái lẽ trước sau tự nhiên của người mẹ người vú thường theo mà dạy con trẻ: - Trước hết là những câu vừa hát vừa chơi, bởi vì đối với con trẻ, cái nghĩa câu hát ở ngay trong cái trò chơi, không phải ai diễn giải nó cũng hiểu. - Sau là đến những câu hát không phải có cuộc chơi, thì tất nó đã có cái trừu tượng hơn một chút. Con trẻ đã hiểu được ít nhiều tiếng rồi thì mới thuộc được. - Thứ ba nữa là đến những câu ru trẻ ngủ. Mục này để về sau là vì hát mà ru trẻ tùy người mẹ người vú thuộc ít hay thuộc nhiều, muốn hát câu gì cũng được. Trong câu ru, cái nghĩa lý nhiều khi là để cho người ru nghe, duy chỉ có cái giọng ru, và cái tiếng ề! A! hỡi hời hời! bống bông bông! Là để cho tai nghe mà thôi. Tuy vậy cũng có nhiều câu ru có cái nghĩa riêng đối với đứa trẻ ngủ” [16, tr.662]. Trong lời mở đầu của cuốn Ca dao nhi đồng, tác giả Doãn Quốc Sỹ đã phân loại đồng dao theo các loại chính:
- 26 - Những bài hát luân lý: là những bài hát ru mộc mạc mà sâu sắc. Vào những trưa hè oi nồng, hay trong đêm thanh tĩnh mịch có tiếng các bà mẹ, các chị vừa đưa võng kẽo kẹt vừa cất tiếng hát ru êm ái ngọt ngào. Những lời nhắn nhủ hiền hòa đó vang lên êm đềm, nỉ non, theo nhịp điệu, thật là cả một phương pháp giáo dục tuyệt hảo. Em bé thoạt tuy không hiểu nhưng nghe mãi dần dà thấm thía, nhất là khi em đã lớn, tới tuổi cắp sách đến trường, em vẫn có thể nghe lại những bài đó hát ru em bé của mình, do đấy các em đã được thấm nhuần tới tiềm thức những lời mẹ hay chị khuyên răn nhắc nhở. - Những bài hát vui: Tối đại đa số những bài ca dao nhi đồng đều có tính cách vui tươi ngộ nghĩnh để trẻ em đọc lên thấy thích thú ngay; có thể là kể một câu chuyện vui hay kể một câu chuyện ngược đời để chọc cười hoặc là bài hát không thành câu chuyện gì hết mà chỉ cốt có vần điệu một cách ngộ nghĩnh, làm nở trên môi các em những nụ cười, gieo vào lòng các em cái vui tươi. - Con cò trong ca dao Việt Nam: Thực chất trong mục này, tác giả không chỉ đề cập đến hình ảnh con cò mà còn nói đến các con vật gần gũi với đời sống nông dân như con cá bống, con chuột, con ong, con cáo. Theo tác giả, hình ảnh con cò trong ca dao Việt Nam được nhân cách hóa một cách gần gũi, thân mật như một sự kiện độc đáo của riêng ca dao Việt Nam, khi thì tượng trưng người mẹ quê, khi là cô gái quê, khi là em bé quê, khi thì làm một hình ảnh khởi hứng. - Những bài nói về nếp sống nông nghiệp và những tập tục xưa: những bài này được giới thiệu để các em cảm thấy hết cái đẹp của nếp sống gần thiên nhiên của nhà nông xưa cùng một số tập tục ngộ nghĩnh có thể là xa lạ với các em ngày nay.
- 27 - Linh tinh: gồm những bài ca dao không thuộc loại trên, nhưng lời và ý ngộ nghĩnh đẹp vẫn thích hợp với các em [16, tr.673]. Trong bài viết Hát ru và hệ thống diễn xướng đồng dao, tác giả Nguyễn Hữu Thu đã phân chia đồng dao theo các cấp độ dựa vào sự phát triển theo lứa tuổi của trẻ như sau: - Dưới một tuổi mẹ có thể tập cho con chơi “đi chợ”, trò làm xấu. Lớn hơn, anh chị cho trẻ chơi “Chi chi chành chành”, rồi thi chân đẹp qua các bài đồng dao “Chi chi chành chành”, “Xỉa cá mè” - Những bài đồng dao không gắn liền với trò chơi. Đó là những bài hát về những con vật, về hoa quả, chim muông Trẻ tự hát, hoặc một số trẻ tụ tập nhau lại đồng xướng về một bài nào đó. - Những bài đồng dao gắn liền với trò chơi của lứa tuổi nhi đồng [16, tr. 744]. Trong cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu văn hóa), nhóm tác giả nguyễn Thúy Loan - Đặng Diệu Trang – Nguyễn Huy Hồng – Trần Hoàng đã phân chia đồng dao thành ba mục lớn: - Đồng dao (sắp xếp theo chủ đề): gồm các chủ đề về thế giới quanh ta và cuộc sống; quan hệ gia đình và xã hội; lao động và nghệ nghiệp; châm biếm và hài hước. - Đồng dao – Chị ru em: Phần này gồm những bài mà các em lớn (từ 10 đến 12-13 tuổi) thường hát ru em. - Đồng dao – Hát vui chơi: Phần này gồm những bài hát trong các trò vui hoặc những bài hát vui, không kèm trò chơi.
- 28 Ngoài ra cuốn sách còn giới thiệu một phần khá lý thú, đó là “Đồng dao có tên tác giả” giới thiệu những bài thơ theo phong cách đồng dao cổ của các tác giả như Nguyễn Khuyến (nửa cuối thế kỷ XIX), Nam Hương (nửa đầu thế kỷ XX) và một số cây bút nghiệp dư sau Cách mạng tháng Tám [16]. Trong cuốn Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non, chúng tôi đã căn cứ vào mục đích sử dụng của cuốn sách theo chương trình giáo dục mầm non mà phân chia thành các chủ đề như sau: - Chủ đề động vật: Gồm các bài đồng dao về các con vật như: Chiều chiều én liệng trên trời Rùa bò dưới nước, khỉ ngồi trên cây. Hay: Bê là bê vàng Bê đừng rềnh ràng Bê đi với mẹ Bê đừng chạy xuống bể Bê đừng chạy lên ngàn Mà cọp mang Mà sấu nuốt - Chủ đề thực vật: Các bài đồng dao nói về một số rau, củ, quả và tính chất của nó như: Khế với sung, khế chua, sung chát Mật với gừng, mật ngọt, gừng cay
- 29 Hay: Mít vàng, cam đỏ Hồng chín, quýt xanh Bốn anh đều lành Thích ăn quả gì? - Chủ đề bản thân, nhà trường: Đề cập tới một số bài khuyên nhủ, răn dạy trẻ vệ sinh sạch sẽ, học hành chăm ngoan. Ếch tài, ếch giỏi Ếch nói, ếch cười Hễ anh nào lười Phải về giải bét Anh nào nhảy đẹp Anh nào nhảy cao Nhảy qua hàng rào Chiếm ngay giải nhất. - Chủ đề nghề nghiệp: Đây là những bài đồng dao thường sử dụng trong các trò chơi mô phỏng công việc đồng áng, trồng dâu nuôi tằm Ù à ù ập Bắt chập lá tre Bắt đè lá muống
- 30 Bắt cuống lên hoa Bắt gà mổ thóc Bắt học cho thông Cày đồng cho sớm Nuôi lợn cho chăm Nuôi tằm cho rỗi Dệt cửi cho mau Nuôi trâu cho mập. - Chủ đề gia đình: Các bài đồng dao đề cập đến quan hệ, sinh hoạt, lối sống trong gia đình: Gánh gánh gồng gồng Gánh sông gánh núi Gánh củi gánh cành Ta chạy cho nhanh Về xây nhà bếp Nấu nồi cơm nếp Chia ra năm phần Một phần cho mẹ Một phần cho cha Một phần cho bà Một phần cho chị
- 31 Một phần cho anh [5] Ngoài một số cách phân loại trên, chúng ta còn thấy có cách phân loại khác như phân loại đồng dao dựa vào mục đích hát; phân loại đồng dao theo thể thơ; phân loại đồng dao theo kết cấu Và nhằm mục đích dễ tra cứu, tác giả Đặng Anh Tú trong cuốn Đồng dao Việt Nam đã lấy từ đầu tiên của các bài đồng dao mà sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái (Alphabet) [27]. Về thực chất, việc phân loại nào cũng chỉ mang tính tương đối. Chúng phụ thuộc vào từng mục đích phân loại của tác giả, vào các góc nhìn khác nhau về đồng dao. Chẳng hạn như với các nhà ngữ văn, họ sẽ dựa vào cấu trúc, hình thức, nội dung của đồng dao. Với các nhà giáo dục, họ sẽ dựa vào nội dung, sự tác động của các bài đồng dao đó như thế nào trong việc góp phần phát triển nhân cách trẻ để phân loại. Tuy nhiên, cho dù cách phân loại nào thì cũng chủ yếu căn cứ vào nội dung và hình thức của đồng dao. Do đó, chúng ta có thể phân loại một cách khái quát như sau: - Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải - Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng đồng - Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí. 2.2. Nội dung của đồng dao 2.2.1. Đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải Trên thực tế, rất khó xác định đối tượng sáng tác đồng dao thuộc lứa tuổi nào bởi không thể căn cứ vào cấu trúc của bài có chặt chẽ hay không, nội dung đề cập đến vấn đề gì. Do đó, các bài đồng dao có nội dung nhắc nhở, răn dạy điều hay lẽ phải chỉ có thể giả thiết là người lớn sáng tác cho trẻ hát, trẻ
- 32 chơi. Các bài dạng này có nội dung giản dị, lời lẽ đơn giản, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ không hoa mĩ mà vẫn toát lên được sự sâu sắc trong cuộc sống, trong cách ứng xử và các quan hệ xã hội. Ở Khoái Châu, người ta thường biết đến những bài đồng dao có nội dung đề cập đến những hình ảnh quen thuộc như đồng ruộng, làng quê và những người lao động cần mẫn, chăm chỉ với các nghề đặc trưng ở nơi đây như nông nghiệp, buôn bán và một số nghề phụ. Thông qua đó mà truyền tải cho người nghe biết gìn giữ môi trường, trân trọng lao động. Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn đĩa rau muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc Ăn một con ốc Nhớ người đi mò Sang đò Nhớ người chèo chống Nằm võng Nhớ người mắc dây Đứng mát gốc cây Nhớ người trồng trọt. (Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng)
- 33 Những trò chơi vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng kèm những lời đồng dao dí dỏm, những hình ảnh quen thuộc mà làm cho trẻ thấm dần những điều hay lẽ phải. Ví dụ như bài đồng dao trong trò chơi “Cò cưa kéo xẻ” chẳng hạn. Chỉ có năm dòng, nhưng nó đã tạo nên một trò chơi mô phỏng sự lao động của người lớn một cách sinh động. Những câu hát vừa hài hước, vui vẻ lại vừa ghi nhận sự ứng xử rõ ràng, rành mạch với những người có công và kẻ lười nhác. Điều rất đáng chú ý ở đây là sự thưởng, phạt theo hình thức rất ngộ nghĩnh phù hợp lứa tuổi, không nặng nề mà vẫn có sức nhắc nhở, cảnh báo; có tác động tích cực đối với chủ thể. Cò cưa kéo xẻ Thợ khỏe cơm vua Thợ thua cơm làng Thợ nào lang thang Thì về bú mẹ. (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Đồng dao còn nhắc nhở, khuyên bảo con trẻ yêu lao động, sự tự giác, tích cực trong cuộc sống, Quý trọng tình cảm và các mối quan hệ trong gia đình. Lớn con xúc tép Cho bà bát canh Lớn đi trồng chanh Cho bà bát dấm Lớn con đi tắm Đỡ phải phiền bà [16, tr.89], [27, tr.107]
- 34 Có những bài đồng dao ở Khoái Châu thông qua việc dùng những lời lẽ giản dị, dễ hiểu để miêu tả, phản ánh diện mạo, tính cách của nhân vật thông qua loài vật: Bồ nông cà mỏ chua ngoa Lênh đênh mặt nước thế mà hiển vinh Kìa như sơn thủy hữu tình Gắt như tu hú ai khinh nỗi gì Bìm bịp rủ rỉ rù rì Bắt gà như chớp ai thì chẳng ưa Anh mòng có tính say sưa Móng cùi tốt dáng mà dơ cả đời (Cụ bà Nguyễn Thị Định, 85 tuổi, Thông Quan Hạ) Bài này toát lên thái độ, quan điểm của con người (người sáng tác) đối với hình thức và nội dung của đối tượng một cách rõ ràng. Việc nhận định này có thể vượt lên trên cả tư duy trẻ thơ với lời lẽ khá trau chuốt, đay nghiến, chỉ trích thói hư tật xấu của nhân vật. Đây là thủ pháp nhân cách hóa, mượn đặc điểm của đối tượng là các con vật (loài chim – một loài vật rất gần gũi với trẻ thơ Khoái Châu, thường có mặt ở đồng ruộng, ao hồ và các cây trồng quanh nhà) mà một lúc đạt được hai mục đích: 1. hiểu thêm về con vật đó; 2. có thái độ trước các đặc điểm, sự vật cụ thể, áp dụng vào phép ứng xử của loài người. Bằng việc chỉ bảo, dạy dỗ trẻ thơ thông qua ngôn ngữ dí dỏm, hài hước hay chỉ trích, đay nghiến, qua vần, nhịp điệu đặc trưng, đồng dao đã nhẹ nhàng tiếp cận, chiếm lĩnh vị trí đáng kể trong tâm trí của trẻ, giúp chúng dần nhận biết, thấu hiểu điều hay lẽ phải cũng như rèn luyện kĩ năng sống, thái độ
- 35 ứng xử xã hội, tích lũy kinh nghiệm về vốn kiến thức không những xung quanh mình mà còn mở rộng ra thế giới bên ngoài như thế giới các loài vật, chim muông, tôm cá, cây cối Từ đó, đồng dao càng biểu hiện một cách rõ nét hơn vai trò, tác động tích cực của nó đối với đời sống tinh thần của trẻ thơ. 2.2.2. Đồng dao chứa đựng tri thức về hoàn cảnh, môi trường sống và quan hệ cộng đồng Dưới góc nhìn của trẻ, việc nhận thức sự vật, hiện tượng thường chỉ cần nhận biết một vài đặc điểm nào đó, vậy là đủ. Các bài đồng dao dù là do trẻ nghĩ ra hay do người lớn sáng tác cho trẻ thì cũng không nằm ngoài mục đích đó. Cây tre mọc ở bên đường Làm nhà nghỉ mát, đóng giường ngồi chơi Trên rừng, cây quế chàng ơi Để mà làm thuốc cứu người bình dân Cây đa thì để bắc cầu Cây mít tạc tượng, cây dâu chăn tằm Cây dừa cây thị lâu năm Ai ơi nhớ lấy kẻo nhầm làm chi (Cụ bà Đỗ Thị Goòng, 85 tuổi, Thông Quan Hạ) Nếu như theo góc nhìn của nhà thực vật học chẳng hạn, họ sẽ xem xét nghiên cứu cây cối về quá trình sinh trưởng, sinh sản, trao đổi chất, phát sinh hình thái, bệnh học thực vật, tiến hóa Hoặc với môi trường, có thể thấy cây cối có những tác dụng điều hòa không khí, làm trong lành và sạch môi trường,
- 36 giữ đất khỏi bị lở, lụt lội Còn bài đồng dao vừa dẫn đơn giản chỉ đề cập đến những hiện tượng cực kỳ quen thuộc, nói đến một tác dụng cụ thể nào đó “Cây tre (có nhiều tác dụng) – làm nhà”- mà nhà cũng có rất nhiều tác dụng, vậy mà chỉ đề cập đến việc làm nhà để “nghỉ mát”; làm giường không phải để ngủ như thông thường vẫn vậy mà để ngồi chơi! Cây mít chủ yếu trồng là để ăn quả,vậy mà lại nói đến một tác dụng chẳng ăn nhập gì với luồng suy nghĩ thông thường, biến hẳn thành một nguyên liệu để dùng cho người nghệ nhân. Trong một bài về cây, đã có sự liên hệ rất rộng rãi không chỉ bó hẹp trong một không gian hẹp mà còn mở rộng từ các cây rất quen thuộc ở vùng đồng bằng, mà Khoái Châu cũng là nơi trồng nhiều (có cây ăn quả, cây lấy củ, lấy thân ) rồi vượt xa hơn là cây ở trên rừng, thậm chí còn khai mở tới sự tiếp biến tài tình, hóm hỉnh mà lại vẫn rất thuyết phục đối với cây ở tận nước ngoài: Su hào nó ở bên Tây Nó sang rẽ nước bên này mới ưa Rõ ràng việc nhìn nhận, bóc tách sự vật hiên tượng một cách chi tiết, cụ thể, kỹ càng sẽ là chưa cần thiết đối với trẻ. Ngôn ngữ đồng dao đã bộc lộ tâm hồn trẻ, con mắt thơ ngây, trong sáng của chúng và góc nhìn ngộ nghĩnh, đáng yêu. Không có cớ gì để cho rằng “Không phải thế”, “Phải thế này”, Phải thế kia” đối với các quan niệm trẻ đưa ra. Với trẻ, từng dữ liệu đơn lẻ sẽ được chúng tiếp cận, tiếp thu và tổng hợp dần dần đến độ nào đó rồi mới có thể nhận thức một cách chính xác, toàn diện. Có những bài đồng dao còn đưa ra những phủ định để nhận diện sự vật qua một lăng kính dưới góc nhìn hài
- 37 hước, ngộ nghĩnh đến mức phải bật cười mà qua đó có thể còn dễ nhớ hơn, gây ấn tượng sâu sắc hơn1: Chuột ra vồ mèo Muỗi ra vồ dơi Mỡ lợn thì hôi Thơm tho tổ cú Đàn ông có vú Đàn bà có râu (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Có thể nói, bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với thế giới trẻ thơ, những câu ca, câu hát đồng dao đã chứa đựng trong đó nhiều kiến thức, tri thức của cuộc sống, của môi trường xã hội loài người. Những tri thức đó không hề được xây dựng bằng những khái niệm, định nghĩa rạch ròi, cụ thể hay sự phân tích kĩ càng, sâu sắc mà nó được thể hiện dưới nhiều góc độ khác nhau, từ sự hài hước, hóm hỉnh đến những nhận định nghiêm khắc; từ một vài chi tiết cụ thể đến khái quát đặc điểm; tất cả đều ở dưới dạng đơn giản, dễ hình dung, dễ hiểu để từ đó, trẻ em tiếp nhận dần dần một cách tự nhiên, bằng con đường, cách thức rất phù hợp với chúng là thông qua chơi mà hiểu, mà tiếp thu được những tri thức dân gian, có hiểu biết và có ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên và xã hội. 1 Ngụy biện toán học là một gợi ý cho sự liên tưởng này.
- 38 2.2.3. Đồng dao khôi hài, chế nhạo hay nhằm mục đích giải trí Khôi hài là một nét khá thú vị ở đồng dao; bởi ở đây, tiếng cười hoàn toàn vô tư, trong sáng với góc nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Người dân ở huyện Khoái Châu thuộc nhiều và khá hứng thú với các bài đồng dao có nội dung này. Điều này khẳng định thêm vai trò của đồng dao trong đời sống tinh thần của người dân nói chung cũng như của Khoái Châu nói riêng: Ông giẳng ông giăng Ông giằng búi tóc Ông khóc ông cười Mười ông một cỗ Đánh nhau vỡ đầu Đi câu nhà kiến Đi kiện nhà phủ Một lũ ông già Mười ba ông điếc Ông thì điếc đông Ông thì điếc đặc Ông thì đặc điếc. (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Có thể nội dung bài không có gì nhiều, chỉ đơn giản là mấy người tranh giành miếng ăn với nhau; nhưng tiếng cười ở đây không nhằm vào đối tượng là những “ông” đó. Sự nhấn mạnh tăng dần mức độ “điếc” ở ba câu
- 39 cuối, đặc biệt là câu cuối cùng dùng thủ pháp đảo ngữ đã cho một kết quả bất ngờ hơn và đây chính là điểm nhấn để cho ai nghe, ai đọc cũng phải bật cười. Những câu nhẹ nhàng, vui vẻ xuất phát từ đặc điểm của đối tượng cũng gây nhưng tiếng cười sảng khoái, mà lại là tiếng cười do sự phân tích, nhận thức đúng về đối tượng: Con chim mày ở trên cây Tao đứng dưới gốc mày bay đường nào? Con cá mày ở dưới ao Tao tát nước vào mày sống được chăng? (Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng) Sự chế nhạo thói hư tật xấu nhiều khi lại không nằm ở chính cái sự “xấu” mà lại ẩn nấp ở đâu đó trong những hành vi, cử chỉ, hành động hay sự việc rất đời thường, ai nhìn vào cũng thấy không phải là mình mà vẫn thấy có chút gì là “mình” trong đó. Sự “tinh tế” này có lẽ do sự tế nhị của con trẻ khi có cái nhìn, cách nhận xét tác động ngược trở lại với thế giới của người lớn mà với chúng, nhiều khi đó là nơi chỉ có chấp nhận “cho” chứ không có “nhận”. Có anh bẩy vợ chẳng chê vợ nào Một vợ rửa bát cầu ao Gặp trận mưa rào chết dúi bụi tre Một vợ thì đi buôn bè Chẳng may bè thối nó đè xuống sông Một vợ thì đi buôn bông Gặp cơn cả gió nó bung lên giời (trời)
- 40 Một vợ thì đi buôn nồi Chẳng may nồi méo, một nồi ba vung (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Hay là: Cái cò là cái cò quăm Chửa ra đến chợ đã chăm ăn quà Hàng bánh, hàng bún bầy la Con mắt tỏm tẻm lướt qua mọi hàng Bánh đúc cho lẫn bánh đàng Củ từ, khoai nướng, lẫn hàng cháo kê Ăn rồi lại trở ra về Thấy hàng thịt chó lại lê chân vào. (Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng) Tìm hiểu những bài đồng dao, có thể gặp những câu đồng dao tưởng chừng như vô nghĩa, thậm chí còn lung tung lộn xộn, các sự vật, sự việc chẳng liên quan gì đến nhau ngoài việc câu cú có vần điệu. Liệu đây có phải là lối tư duy vụn vặt, đơn lẻ, hay chỉ là lối tư duy tự do, hiếu động của con trẻ? Ngủ ăn không hết Để dành đến Tết mồng ba Mèo già ăn trộm Mèo ốm phải đòn
- 41 Mèo con phải vạ Con quạ đứt đuôi Con ruồi đứt cánh Đòn gánh có mấu Châu chấu có chân Cái phản long đanh Anh còn chữa được Cái lược chải đầu Con trâu cày ruộng (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Bài đồng dao này có 46 dòng, và có những bản khác biến hóa vô cùng sang những nội dung khác nhau, thậm chí chính bản này cũng có thể được phát triển rất xa về số lượng câu chữ. Bài này được viết ở thể 4 tiếng với vần nhịp thay đổi liên tục; từ tiếng thứ 4 của câu trước với tiếng thứ hai của câu sau (vần nhịp này chiếm số lượng nhiều nhất) đến liên kết vần từ tiếng thứ tư xuống tiếng thứ nhất (“Cái phản long đanh – Anh còn chữa được”, “Mày tát chuôm tao – Tao tát chuôm mày”), từ tiếng thứ tư cũng xuống tiếng thứ tư (Ngủ ăn không hết – Để dành đến Tết mồng Ba), thậm chí chỉ là theo nghĩa đối kháng, đối lập hoặc đối trọng: Mày tát chuôm tao Tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá Tao đầy rổ tôm
- 42 Mày bán chợ Hôm Tao bán chợ Dền Mày mở cửa đền Tao mở của vua Xét về mặt nội dung xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thì ở đây hoàn toàn không ăn nhập gì với nhau về ngữ nghĩa. Có những nội dung chỉ nằm trong 2-3 dòng rồi lại tiến thẳng sang một nội dung hoàn toàn khác. Khoái Châu trước đây thường có hình thức sinh hoạt vui chơi tập thể vào buổi tối. Những đêm trời trong xanh gió mát, trẻ chơi với nhau hoặc vui chơi cùng người lớn ở đầu làng1 hoặc sân đình, bờ đê, bãi đất rộng. Cảnh vật xung quanh thường thấy là hình ảnh trăng sao, cảnh vật mờ ảo. Đồng dao đã xuất phát từ bối cảnh đó mà ra đời: Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời ông Văn Ông Văn mà lấy bà Văn Đẻ ra con rắn thằn lằn cụt đuôi Ông Văn bảo để mà nuôi Bà Văn đập chết đem vùi bếp gio (tro) Ông Văn bảo để mà kho 1 Các làng xã ở Khoái Châu bao giờ cũng có ít nhất là một hoặc hai phía tiếp giáp với ruộng đồng. Người ta gọi chỗ đó là đầu làng. Một làng có thể có hai đầu làng.
- 43 Bà Văn đập chết đem cho láng giềng. (Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến) Bài đồng dao này có vẻ như lan man, nội dung thật khó chấp nhận. Tuy nhiên, đây là một trong những bài đồng dao được cả trẻ em và người lớn ở Khoái Châu khá thích thú và nhiều người thuộc nó. Xét về nội dung, bài này đề cập đến những hình ảnh rất quen thuộc với họ như ông trăng (có chú Cuội), cây lúa, bếp tro, việc chăn trâu, cắt cỏ “ông Văn” có lẽ theo thông lệ nơi đây thường đặt tên con trai thì đệm “Văn”, con gái thì đệm “Thị”, khi lấy chồng thì mất luôn cả tên bởi vì người ta chỉ gọi theo tên chồng (ông Văn – bà Văn), còn tên của vợ thì chỉ được dùng trong thủ tục hành chính hoặc sau khi đã mất, người ta mới khấn tên cúng cơm mà thôi. Về hình thức, bài ở thể thơ lục bát, gồm có 5 cặp. Hình thức đó là vừa phải, dễ nhớ, dễ thuộc bởi lục bát là một thể thơ có luật bằng trắc rất thuận, uyển chuyển, phù hợp với tâm sinh lí và khẩu ngữ của con người. Trên đây cho thấy một phần bản chất của đồng dao – sản phẩm của trẻ - chính là những hình ảnh gần gũi, biến đổi liên tục trong con mắt trẻ thơ, là sự nối tiếp thành chuỗi các mối quan hệ mà sự gắn kết nhiều khi còn sơ khai và rất mong manh. Tuy nhiên, nó lại trở thành nhân tố quan trọng, là phương tiện hữu ích cho việc vui chơi giải trí của trẻ mà trong trường hợp này, trẻ lại là chủ thể, là người đã tạo ra nó, chiếm lĩnh nó. 2.3. Đồng dao trong trò chơi 2.3.1. Khái quát Nhiều bài đồng dao chiếm vị trí đáng kể trong các trò chơi, thậm chí có những trò chơi bắt buộc phải có đồng dao mới chơi được. Theo thống kê khi khảo sát 175 trẻ ở Khoái Châu (sinh trong khoảng từ 1994-2000), tỷ lệ sử dụng đồng dao trong trò chơi chiếm tới 48,1%; khảo sát 50 người cao tuổi
- 44 (sinh trong khoảng từ năm 1915 đến 1945) thì tỷ lệ sử dụng đồng dao trong trò chơi là 33,3%. Vì đồng dao là phương tiện, công cụ để chơi trò chơi, nên về bản chất, quan hệ giữa đồng dao với trò chơi là quan hệ giữa công cụ với đối tượng mà công cụ ấy tác động. Do đó, khi xét mối quan hệ này, có hai vấn đề cần quan tâm: một là sự tương ứng, sự phù hợp giữa bản thân công cụ với đối tượng sử dụng; và hai là khi đã đưa vào sử dụng thì công cụ ấy tác động và tạo hiệu quả ra sao, tức là xét sự tương ứng giữa đồng dao với trò chơi và vai trò của đồng dao với trò chơi. Đồng dao trong trò chơi có nội dung, đồng thời là hai vai trò chính. Thứ nhất, các câu đồng dao chỉ là những câu đọc vần, phụ họa, làm nền cho các động tác chơi. Thứ hai, nội dung của câu hát đồng dao được hành động của trò chơi thực hiện. 2.3.2. Đồng dao phụ họa cho trò chơi Những câu đồng dao được đọc theo lối văn vần với những nội dung nhiều khi không ăn nhập gì với các động tác trò chơi, hoặc cùng lắm chỉ có câu cuối cùng biểu hiện một hành động báo hiệu, dứt điểm một động tác nào đó mà thôi. Đây cũng chính là nét đặc biệt trong trò chơi dân gian mà nhiều trò chơi khác không có. Đối với trường hợp này, đồng dao chỉ là chất xúc tác cho trò chơi thêm phong phú chứ không đóng vai trò chủ đạo. Do đó, trong một trò chơi, một động tác có thể có rất nhiều bản khác phụ họa cho nó, hoặc có lúc trẻ chơi mà không cần đọc đồng dao cũng vẫn được. Ví dụ như trong trò chơi đánh chuyền, một bàn chơi có thể có tới 2-3, thậm chí 4 bản khác nhau1. 1 Xem phần “Dị bản trong đồng dao”
- 45 Nhiều bài đồng dao trong trò chơi nhằm để xác định thời gian kết thúc một quá trình, một hành động hay một ván chơi1. Các bài ở dạng này thường có câu kết thúc là hành động của trò chơi hay là câu tương ứng với hành động. Có thể kể đến các bài như “Chi chi chành chành”, kết thúc bằng câu “Ù à ù ập - Đóng sập cửa vào” đồng thời các em nắm chặt tay vào; “Rồng rồng mổ rết” kết thúc bằng câu “Hỡi các bạn mến ơi - Chộp lấy thằng cuối cùng” đồng thời các em ngồi thụp xuống, em nào ở trong phạm vi vòng vây sẽ bị “chết”; “Thả đỉa ba ba” kết thúc bằng câu “Thả vào nhà nào – Nhà ấy phải chịu” hay “Nu na nu nống” kết thúc bằng câu “Tè he chân rụt – Chẳng cụt mất chân” Những bài đồng dao như vậy thường là đọc theo lối văn vần, nội dung là những sự vật, sự việc có thể là những hình ảnh mô phỏng, có liên hệ với hành động đang diễn ra hoặc chắp nối chưa chắc đã theo quy luật, trật tự nào, độ dài cũng có thể được thêm, bớt, tốc độ đọc hát có thể nhanh chậm khác nhau tạo sự bất ngờ, kịch tính cho trò chơi. Rồng rồng mổ rết Bắt con rết qua sông Bắt con rồng qua biển Bắt con kiến bổ đôi Hỡi các bạn mến ơi Chộp lấy thằng cuối cùng. (học sinh lớp 7 trường THCS Tân Dân, Khoái Châu) 1 Chương 3 sẽ trình bày chi tiết hơn về các trò chơi
- 46 Nội dung của bài đồng dao cho thấy 4 dòng trên biểu đạt một hành động sắp xảy ra: Đối tượng này bắt chộp đối tượng khác, cụ thể bằng câu kết thúc một quá trình chơi ở 2 dòng cuối. 2.3.3. Đồng dao mô tả hành động của trò chơi Có những câu đồng dao nhằm để mô tả hành động của trò chơi. Nội dung của nó gắn bó với cách chơi, động tác chơi một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ như bài đồng dao trong trò chơi “Mèo đuổi chuột”: Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo đuổi đằng sau Chuột cố chạy mau Trốn đâu cho thoát Thế rồi chú chuột Lại hóa vai mèo Co cẳng đuổi theo Bắt mèo hóa chuột. (Bà Nguyễn Thị Vui, sn 1957, Đại Hưng) Toàn bộ bài đồng dao này miêu tả khá chi tiết, cụ thể từng hành động của trò chơi, luật chơi. Số lượng người chơi cần phải đông (đứng thành vòng rộng), “chuột” và “mèo” chạy đuổi nhau luồn qua những người đứng thành vòng tròn đó và khi bắt được thì kết thúc ván và đổi vai chơi.
- 47 Ngoài những bài nêu rõ ràng như trên, có bài thì chỉ nêu ra một cách tương đối về cách chơi, hành động chơi như “Oản tù tì”, “Tập tầm vông”: Tập tầm vông Tay không, tay có Tập tầm vó Tay có, tay không! Một vật nhỏ được giấu ở một tay nào đó của một trẻ, trẻ vòng hai tay ra sau, vừa đọc vừa đổi vật đó từ tay nọ qua tay kia hoặc không hề đổi, đọc xong cho trẻ khác đoán xem vật đó ở tay nào. Đồng dao chiếm giữ một vai trò đáng kể trong một số trò chơi dân gian. Nó tham gia vào quá trình chơi như là một thành phần không thể thiếu, hỗ trợ cho các hành động, thậm chí xác định hành động của trò chơi đó. Đồng dao giúp cho trò chơi không bị đơn điệu và câm lặng bởi nó chính là âm thanh giọng nói dưới dạng ca hát, hò reo với những vần điệu linh hoạt, phong phú, phù hợp với tâm sinh lý của con người, nhất là với trẻ nhỏ, tạo lên sự phong phú và nét khu biệt rất đặc trưng đối với trò chơi dân gian. 2.4. Hình thức của đồng dao 2.4.1. Cấu trúc, vần và lời của đồng dao Xét về hình thức, đồng dao có thể là rất ngắn, chỉ hai dòng, có khi lại có thể rất dài, đến hàng trăm dòng. Các tiếng trong một dòng cũng vậy, có khi chỉ 2 tiếng, có khi tới 8-9, thậm chí 10-11 tiếng. Bao giờ cho đến canh năm Thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn. Hay:
- 48 Châu chấu đuổi cái chích chòe Cỏ dày đồng nội cắn què mõm trâu. (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Thể loại tục ngữ thường hay sử dụng dạng cấu trúc ngắn mà vẫn diễn đạt được những triết lí, những nội dung sâu sắc được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống lao động. Đối với đồng dao, những bài có cấu trúc ngắn như vậy thường nêu được một chi tiết, một nét, một hiện tượng nào đó của cuộc sống. Có thể coi đó là một mảnh ghép theo giác độ đặc biệt của thế giới tuổi thơ; một hiện tượng, một nét ngẫu nhiên được xây dựng thành những câu hát vần vè giúp trẻ vui chơi, giải trí một cách sinh động hơn. Các bài đồng dao kéo dài, thậm chí tới gần một trăm dòng thường đề cập tới một chủng loại gì đó theo chuyên đề nối tiếp nhau tưởng chừng như không dứt. Trong quá trình sưu tầm ở Khoái Châu chúng tôi thấy người nhớ bài dài nhất mới chỉ được 64 dòng nói về các thứ cây. Cây ngô, cây lúa ngoài đồng Để cho thiên hạ vợ chồng đủ no Đêm nằm mà nghĩ chả lo Cây si mọc ở bến đò cũng xinh Gỗ sen, gỗ sến làm đình Trăm trai đổ lại gỗ đinh một màu (Cụ bà Đỗ thị Goòng, 82 tuổi, thị trấn Khoái Châu) Nếu so sánh với tài liệu đã xuất bản, chẳng hạn trong cuốn Đồng dao và trò chơi người Việt, thì chúng tôi thấy bài vè các thứ bánh có 94 dòng, bài vè các loài cá có tới 96 dòng.
- 49 Bà con cô bác Lẳng lặng mà nghe Tôi nói cái vè Vè các thứ bánh Mấy tay phong tình huê nguyệt Thì sẵn có bánh trung thu Mấy ông thầy tu Bánh sen thơm ngát [16, tr.19] Nghe vẻ nghe ve Vè các loại cá Cá kình cá ngạc Cá nác, cá dưa Cá voi, cá ngựa [16, tr.53] Các bài này kéo dài tưởng chừng như bất tận, liệt kê đến bao giờ đủ các loại mới có thể dừng. Đây cũng là một trong những đặc điểm của đồng dao trẻ em: quan sát, liên hệ, liệt kê, nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh mình rồi xây dựng nội dung bằng hệ thống câu hát đơn giản, ghép nối sự vật bằng chính những đặc điểm phơi bày của đối tượng, đồng thời còn liên hệ với những đối tượng tương tự ở các môi trường địa lí khác nhau, không gian khác nhau. Chúng ta khá quen thuộc với cụm từ “hát đồng dao”. Xét theo góc độ âm nhạc thì diễn xướng đồng dao chưa hội đủ hết các yếu tố cơ bản của âm nhạc (cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc). Tuy nhiên, đồng dao lại chứa đựng tính chất thơ ca có vần, có nhịp, tuy niêm luật còn lỏng lẻo.
- 50 Như trên đã nêu, đồng dao được sử dụng trong các trò chơi khá nhiều. Các câu hát này nhằm miêu tả hành động, các động tác của trò chơi như những bước đi, đứng lên ngồi xuống, co đi kéo lại; hoặc từng cặp cùng chơi. Do vậy, đồng dao theo cấu trúc thể 2 tiếng hoặc 4 tiếng (chẵn) là rất phù hợp. Trong đó, thể hai tiếng ít hơn, ví dụ như trò giã gạo: Giã gạo Bì bọp Cho cọp Nó ăn. Hay: Giã gạo Cơn trưa Còn thừa Bỏ cối Ai vay Nói dối Nhà tôi Hết rồi. (Cụ bà Đỗ Thị Tiệm, 92 tuổi, Hồng Tiến) Hoặc bản khác có cấu trúc 2-3 tiếng, các dòng có ba tiếng được đọc ghép hai tiếng để vẫn có tiết tấu chẵn, cùng nhịp điệu với các dòng có 2 tiếng: Giã gạo Say sưa
- 51 Còn thừa Để đến tối Ai vay Nói dối Hết gạo rồi Chống cối lên. (Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến) Trong trò chơi Đánh chuyền cũng có loạt bài ở thể 2 tiếng, phù hợp với 2 động tác tung – hứng quả chuyền, thí dụ: Cái cột Cái kèo Thèo lèo Búp măng Thằng chăng Con chít Ngấm nga Ngấm nguýt Thít thịt Lên đôi. (Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến) Chúng ta bắt gặp rất nhiều bài đồng dao 4 tiếng trong trò chơi như “Chi chi chành chành”, “Dung dăng dung dẻ”, “Rồng rắn lên mây”. Đây là trường hợp phổ biến nhất bởi vần điệu của nó tạo thành nhịp đôi đều đặn, đọc
- 52 lên rất thuận. Trong 550 bài đồng dao (tính tổng số kể cả dị bản hay một đơn vị nhiều bài) từ các tài liệu tham khảo và thu thập được từ huyện Khoái Châu thì có tới 245 bài có cấu trúc 4 tiếng (không kể các bài ở thể hỗn hợp, thậm chí các dòng có 4 tiếng là chủ yếu), chiếm tới 44,54%. Vần nhịp này còn bắt gặp ở lối hát đếm trong hát trống quân hay trong một số thể loại dân ca, nhạc cổ truyền khác. Trong số các bài có cấu trúc 4 tiếng lại có cấu trúc về vần điệu khác nhau. Có thể xét tới các trường hợp vần điệu sau: Trường hợp thứ nhất có kết cấu vần chân kết hợp với vần lưng, tiếng thứ tư của câu trước với tiếng thứ hai của câu sau: Cây cà có trái Con gái có chồng Đàn ông có vợ Kẻ chợ có vua Trong chùa có bụt Cái bút có ngòi Con voi có quản Cái phản long đanh Hoặc: Quả quít thì chua Bắt vua phải trẻ Quả vả thì chát Tôi tát mặt quan
- 53 Trường hợp thứ hai ở dạng vần chân liền, từng cặp có cùng vần ở tiếng thứ tư: Con chim chích chòe Mày ngồi đầu hè Mày nhá gạo rang Bảo mày vào làng Mày kêu gai góc Bảo mày gánh thóc Mày kêu đau vai Bảo mày ăn khoai Mày kêu khoai ngứa Bảo mày ăn dứa Ngoài ra còn có các trường hợp khác như: vần của tiếng thứ tư của dòng trên với tiếng thứ nhất của dòng dưới. Trong trường hợp này, chủ yếu là các bài, câu có nội dung nối tiếp hoặc dùng đại từ nhân xưng nối tiếp đổi vai liên tục: “Cái phản long đanh Anh còn chữa được” “Quăng đi quả vả Trả về quả na” “Mày tát chuôm tao Tao tát chuôm mày Mày đầy rổ cá Tao đầy rổ tôm” Vần trong bốn dòng là một hiện tượng khác biệt về vần trong đồng dao. Bởi thực chất thì các từ ngữ “tao”, “mày” không hẳn ra vần điệu mà
- 54 dòng dưới nhắc lại nguyên vẹn toàn bộ âm tiết của dòng trên. Điều này thể hiện sự tự do, chưa chặt chẽ theo lối tư duy tự nhiên, ngẫu hứng, hồn nhiên của trẻ thơ khi “sáng tác nghệ thuật” phục vụ cho chính bản thân lứa tuổi của mình. Bài có 5 tiếng trong trò chơi thì được trẻ hát ghép hai tiếng lại vẫn theo nhịp chẵn: Theo thống kê của tác giả Triều Nguyên (dựa trên 113 đơn vị đồng dao) thì đồng dao 4 tiếng chiếm tới 64,6%; thứ hai là thể lục bát 20,35% [17, tr.52]. Việc hai thể loại này phổ biến, lưu truyền lâu bền là rất có lý. Tuy nhiên, cho đến nay, đối với các bài đồng dao được sưu tầm ở Khoái Châu thì tỷ lệ bài sáng tác theo thể lục bát lại chiếm phần lớn hơn. Trong khoảng 75 bài1 chúng tôi khai thác từ độ tuổi 54-87 tuổi thì có tới hơn 50% là các bài ở thể loại lục bát. Có lẽ vì thể lục bát hay nhờ ở âm điệu nhẹ nhàng khi theo luật bằng trắc, vần gieo chỉnh, ý tứ rõ ràng, trong sáng. Lời thơ rất hồn nhiên, diễn tả được các tình cảm êm ái, dịu dàng, lột được cái nét vui thanh tao hay nỗi buồn thắm thía. Truyện Kiều (của Nguyễn Du), và các truyện thơ dân gian 1 Trong đó có khoảng 70% số bài giống/trùng với bài ở các tư liệu khác
- 55 dùng thể lục bát. Ca dao thường làm theo thể lục bát. Vần và luật bằng trắc của thể thơ này tương đối uyển chuyển và dễ giữ, rất dễ thích hợp với mọi nguồn cảm hứng. Cấu trúc thể thơ giản dị, không gò bó nghiêm ngặt, do đó không ngăn chặn tứ thơ. Cũng giống như ca dao, đồng dao cho trẻ em ở thể lục bát có cấu trúc nhất định dựa trên đơn vị 6-8 tiếng và cách gieo vần thì khá đa dạng, linh hoạt. Mâm thịt bẩm với mâm xôi Thịt bùi xôi dẻo đẹp đôi người già Cơn nếp bẩm với thịt gà Một bọc giầu (trầu) già bẩm với cau khô Nước mắm bẩm với cá rô Bẩm đi bẩm lại nó khô cành cành Nồi cơm bẩm với nồi canh Ba bốn củ hành bẩm với thịt thui Khế ngâm bẩm với ốc nhồi Tuy nước nó xám nhưng mùi nó ngon. (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Toàn bộ bài đồng dao “Bẩm” mà theo trích đoạn trên đây, có thể thấy cứ cách một cặp có tiếng thứ sáu ở câu lục với tiếng thứ sáu của câu bát lại đến cặp khác có tiếng thứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát. Xét về luật thơ lục bát thì vẫn đảm bảo được yêu vận (vần trong câu) với sự tiếp nối thanh bằng – trắc đúng quy luật. Trong bài đồng dao nói ngược thì có một cặp đầu theo kiểu gieo vần tiếng thứ sáu của câu lục với tiếng thứ tư của câu bát, còn lại là tiếng thứ sáu của câu lục và tiếng thứ sáu của câu bát:
- 56 Bước sang tháng Sáu giá chân Tháng Một nằm trần bức đổ mồ hôi Con chuột kéo cày lồi lồi Con trâu bốc gạo vào ngồi trong nong Vườn rộng thì thả rau rong Ao sâu cái cải, cái ngồng làm dưa Một đàn bò tắm đang trưa Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) Đồng dao ở thể lục bát biến thể thường rất ít gặp.Hiện nay ở Khoái Châu hầu như không có ai thuộc câu nào như vậy. Trong cuốn Đồng dao Việt Nam [27, tr.22] có câu: Tôi đố cô Bốn con cua mấy càng Con cua có hai cái càng, có tám cái ngoe (8/10 tiếng) Có câu đồng dao kéo dài tới 10, 11 tiếng như trong phần Đồng dao – hát vui chơi [16, tr.143]: Ai từng con cú nó mọc sừng Sau hóa ra cái gục cái gạc, lại từng làm mưa (7/11 tiếng) Chắc rằng tránh khỏi nhau chưa Vắt tay lên bụng, nó mới nhúc nó mới nhắc Nó mới chịu chẳng được mới phải lừa nhau ra.
- 57 (6/20 tiếng) Đây là trường hợp hi hữu, có thể nói là duy nhất trong các bài chúng tôi sưu tầm được cũng như trong tất cả tài liệu tham khảo. Biến thể này thường nhằm mục đích diễn giải ý cho rõ hơn. Do đó, câu hát thường mang tính tự sự, kể lể, khó nhớ. Chính vì vậy mà ít gặp trong đồng dao trẻ em. Tóm lại, về cấu trúc, đồng dao trẻ em đại đa số là ở thể bốn tiếng và lục bát. Đây là hai thể dễ phát triển ý tưởng, nội dung bởi thuận về vần điệu, hợp về tâm sinh lí trẻ trong quá trình hát, chơi. Chúng làm cho bài đồng dao dễ nhớ, dễ thuộc và dễ sử dụng trong quá trình kết hợp với các động tác của trò chơi. Khi được dùng trong lúc các em hát cũng như được người sưu tầm ghi chép lại, đồng dao được ngắt ra thành từng khúc dài ngắn khác nhau tùy theo nội dung diễn tả. Khi sưu tầm, biên soạn, tuy không trực tiếp nêu định nghĩa về từng khúc này, nhưng các soạn giả đều có ý thức tách biệt chúng bằng các cách như đánh số thứ tự [16] hay cách dòng [5], [15], [27]. Từng khúc này được nhiều người gọi là câu hát đồng dao, bài đồng dao và có thể gọi đó là lời đồng dao. Nội dung của lời đồng dao diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều nào đó, miêu tả một hành động hay chuỗi hành động cụ thể (đồng dao trong trò chơi) hoặc có thể lướt qua hàng loạt các hiện tượng, sự vật không theo một nội dung cụ thể mà chỉ dựa vào vần điệu. Điều này có khác so với ca dao, dân ca ở chỗ lời ca dao thì là một cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh, có mặt nội dung và mặt hình thức văn học. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời bao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ [12]. Có thể nói, đồng dao là những lời ca dân gian của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh hoạt thi ca là hình thức giao cảm
- 58 giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri thức để bước vào đời. Các bài hát trẻ em, phần lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói chuyện này bắt sang chuyện khác. Ví như đang “cái trống nằm trong, con ong nằm ngoài”, lại chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi phật khóc”. Nhưng xét cho kỹ, nó vẫn có cái lý của nó, vì nó được trẻ em thích thú, phù hợp với đặc điểm trí lực của các em. Điều cơ bản ở các em là sự tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không thể bằng lý luận. Chính vì lẽ đó, nội dung của đồng dao như cuốn “từ điển trẻ thơ” mà thông qua đó, trẻ được tiếp thu những khái niệm cho dù là đơn sơ nhưng rất phù hợp với chúng. Ví như ở một bức tranh mà tác giả là trẻ em mà trong đó, con trâu có thể có đủ hai sừng, hai mắt, bốn chân, một đuôi song nếu như theo tỷ lệ chuẩn thì không hề cân đối, thậm chí còn nguệch ngoạc, xiên xẹo. Tuy nhiên, người ta không thể đánh giá bức tranh đó theo tiêu chí coi trẻ như những họa sĩ chuyên nghiệp với những khái niệm chuẩn về kích thước, sáng tối, xa gần mà đó là những sản phẩm từ góc độ của trẻ, với sự nhận thức về con trâu, về cách nhìn nhận đối tượng cũng như thái độ của trẻ với con vật được vẽ. Cũng như vậy, các khái niệm trong đồng dao được trẻ “vẽ” ra bằng sự quan tâm, tìm hiểu đối tượng một cách hồn nhiên, tự nguyện, có khi sắp xếp, phân loại theo từng loài, từng loại; có khi chỉ nêu một đặc điểm của đối tượng; có khi lại đảo ngược sự vật, hiện tượng làm cho khi được nhìn vào, nó trở nên hài hước, hóm hỉnh. Từ đó, việc hình thành khái niệm, hiểu biết nó đa dạng, phong phú hơn. Đồng dao đề cập khá nhiều đến lối sống, cách ứng xử giữa người với người, giữa người với môi trường sống xung quanh mình. Điều đó biểu hiện
- 59 qua sự chăm sóc của cha mẹ với con cái, sự chịu thương chịu khó làm lụng vất vả nuôi con, sự ngoan ngoãn nghe lời, giúp đỡ cha mẹ của con cái; qua sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Thái độ ứng xử này còn biểu hiện ở việc lên án những con người, những hành động “chướng tai gai mắt”, không phù hợp với lối sống và văn hóa truyền thống của địa phương. Theo thống kê tại huyện Khoái Châu, trong các bài đồng dao trẻ em (sinh từ 1994 đến 2000) thuộc, tổng cộng 3 nội dung về quan hệ gia đình, họ hàng và quan hệ xã hội chiếm khoảng hơn 19%, 2 nội dung về thói hư tật xấu cũng như những điều răn dạy con người chiếm 21%. Tỷ lệ này ở người cao tuổi (trong khoảng từ 65 đến 87 tuổi) là 15% và 15,5%. Các loài động vật và thực vật được đưa vào đồng dao nhiều nhất bởi nó rất gần gũi với thế giới trẻ thơ. Các bài đồng dao theo chủ đề này chủ yếu nêu một số đặc điểm, tác dụng, thậm chí là tính cách của đối tượng theo góc nhìn rất hồn nhiên, thơ ngây nhưng cũng đong đầy tính nhân văn trong đó bởi chính sự gần gũi, quen thuộc của đối tượng đã tạo nên sức nặng trong việc nhìn nhận, đánh giá và cách thức ứng xử đối với chúng. Số liệu thống kê cho thấy nội dung về động, thực vật trẻ thuộc chiếm 18,4% và những người cao tuổi thì tỷ lệ này chiếm tới 18,4%. Đây là tỷ lệ tính theo số lượng bài đồng dao. Thực chất, các bài theo nội dung này thường rất dài, một bài có thể có số lượng câu gấp hàng chục lần các bài có nội dung khác1. Đối với trẻ, mọi vật đều như có tri giác, trẻ có thể giao tiếp với cỏ cây hoa lá, các loài vật và hình dung rất hồn nhiên chân thực đó là những cuộc đối thoại cảm thông, cụ thể. Trẻ biết lấy những vật tượng trưng thay thế cho những vật bị thiếu, biết tự đóng vai này hay vai khác trong thế giới sinh động do chúng tự tạo ra. Việc tiếp nhận đồng dao của trẻ thường rất tự nhiên, thậm chí khá ngẫu nhiên thông qua bạn bè, người lớn, thông qua người này đọc cho 1 Xem phần “Hình thức của đồng dao”
- 60 người kia nghe hay qua mỗi lần chơi các trò chơi. Thông qua đó, trẻ thường rất tôn trọng lời ca cũng như cách thức diễn xướng; khi có những nhận thức đầy đủ về nó, trẻ (hoặc người lớn) có thể có những chỉnh sửa, gọt rũa nhằm giúp cho bài hay hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại sử dụng nó. 2.4.2. Dị bản trong đồng dao Trong thế giới tuổi thơ, đồng dao luôn được lưu truyền trong không gian và qua thời gian. Quá trình lưu truyền có thể làm cho nó sâu sắc, phong phú hơn về nội dung, chặt chẽ thêm về kết cấu, thậm chí làm cho lời ca phù hợp với thực tại lúc sử dụng đồng dao. Quá trình lưu truyền ấy lại có khi làm cho cấu trúc, lời ca của đồng dao bị biến dạng. Từng năm, tháng, từng địa phương, từng nhóm người, từng cá nhân tiếp thu nó, ghi nhớ, lưu truyền nó đều in dấu vào nó, làm cho nó biến đổi. Sự biến đổi là liên tục và hiện tượng có những bản khác (dị bản) xuất hiện một cách tất yếu trong quá trình này. Với hai tính năng chủ đạo của đồng dao là dùng để hát vui chơi hoặc sử dụng trong trò chơi; từ đó có hai loại dị bản chính; thứ nhất là các bản khác nhau có những từ khác nhau, có thể thêm, bớt tiếng; thứ hai là cùng một trò chơi, một động tác nhưng có những bản có nội dung khác nhau. Trò chơi “Cò cưa kéo xẻ” là một trong những trò chơi rất phổ biến bởi nó vừa dễ chơi, vừa đáp ứng được sự giao lưu giao tiếp thường nhật giữa anh, chị với em nhỏ, giữa cha mẹ với con cái. Trong trò chơi này, bài đồng dao đã có một số bản khác nhau đáng kể. Dưới đây là bốn bản được sưu tầm từ huyện Khoái Châu và có tham khảo ở một số sách khác. 1. “Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua
- 61 Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ” [16, tr.214] 2. Cò cưa kéo xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ (Cụ bà Nguyễn Thị Bấm, sn 1936, Hồng Tiến) 3. Cò cưa kéo xẻ Thợ khỏe cơm vua Thợ thua cơm làng Thợ nào lang thang Thì về bú mẹ (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) 4. Kéo cưa kéo kít Làm ít ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo? [27, tr.70], [16, tr.213]
- 62 Cả bốn bản trên đều có cấu trúc bốn tiếng năm dòng. Bản thứ nhất và thứ hai về cơ bản là giống nhau, duy chỉ có dùng động từ khác nhau. Về thực chất, đây là biến đổi theo ngôn ngữ địa phương (phương ngữ) mà phần lớn người dân Khoái Châu gọi là “cò cưa” và “kéo xẻ” chứ không dùng “kéo cưa” và “lừa xẻ”. Bản thứ ba đã rút ngắn miêu tả đối tượng để tăng thêm đối tượng và kết quả; từ “Ông thợ nào khỏe – về ăn cơm vua” thì còn lại “Thợ khỏe cơm vua”; từ bản thứ nhất và thứ hai chỉ có kẻ thắng (thợ khỏe) người thua (thợ thua) thì bản thứ ba đã có các đối tượng thợ khỏe, thợ thua, thợ lang thang. Việc “đo” đối tượng đã tăng lên một cấp độ rõ ràng hơn, cụ thể hơn và đầy đủ hơn: thợ khỏe, thợ yếu, thợ lười nhác, không làm. Bản thứ tư đã trở thành một bản có nội dung hoàn toàn khác mà cũng sử dụng cho cùng trò chơi. Trò chơi “Lộn cầu vồng” có một số dị bản như sau: 1. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng (Cụ bà Đỗ Thị Tiệm, 92 tuổi, Hồng Tiến) 2. Lộn thuyền rồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có cậu mười ba Hai chị em ta
- 63 Cùng lộn thuyền rồng (Cụ ông Nguyễn Đức Nghiên, sn 1938, Đại Hưng) 3. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chú mười ba Hai chị em ta Cùng lộn cầu vồng [17, tr.152], [27, tr.85] 4. Lộn cầu vồng Nước trong nước chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Đôi ta cùng lộn [27, tr.85] Bốn bản trên có sự khác nhau về từ ngữ cũng như số lượng câu trong bài. Ba bản đầu có 6 dòng, bản cuối có 5 dòng. Đối với thể thơ 4 chữ thì niêm luật không quá khắt khe. Tuy nhiên, trong bản thứ ba, theo vần điệu và nhịp điệu, nhất là độ cao thấp của âm phát ra thì việc dùng tiếng “chú” sau tiếng “có” (Có chú mười ba), theo hướng giai điệu của câu trên (Có cô mười bảy) có vẻ khiên cưỡng. Phải chăng, qua quá trình sưu tầm, tác giả đã thay thế từ này để “hợp lý hóa” về nội dung Có cô – Có chú ? Về nội dung, bản thứ nhất là bản được sưu tầm từ huyện Khoái Châu (xã Hồng Tiến) và nghệ nhân đọc là “Có chị mười ba”. Việc xuất hiện chữ “chị” ở đây là không hợp lý bởi nó bị tách biệt hẳn về ngữ nghĩa trong tổng thể bài đồng dao. Tuy nhiên, trường hợp này lại khá phổ biến ở địa phương. Bản thứ hai sưu tầm ở xã Đại Hưng
- 64 (cũng thuộc huyện đó) đã được thay thế câu động tác “lộn cầu vồng” bằng “lộn thuyền rồng”. Có thể tác giả dân gian coi hình ảnh chiếc thuyền dễ “lộn” hơn mà liên tưởng, “biến” chiếc cầu vồng là ảnh ảo sang một vật cụ thể? Về vần điệu, bản này đọc lên thấy hợp lý hơn cả. Bản thứ tư đã có sự khác biệt về số câu cũng như vần điệu và nội dung. Tuy nhiên, đây có thể là bản người lớn sáng tác cho trẻ con bởi lối gọi “thằng bé” và “con bé” chỉ có thể là người lớn gọi trẻ nhỏ ít có khả năng là trẻ gọi nhau. Vì thế, bản thứ tư có khoảng cách khá xa đối với các bản trên kể cả về hình thức và nội dung. Đánh chuyền là một trò chơi khá phổ biến của tuổi thiếu niên, nhi đồng người Việt; và lẽ tất yếu, càng nhiều người chơi, càng nhiều vùng chơi thì sự “biến” của nó sẽ càng có cơ hội để phát triển thành những bản rất khác nhau và phong phú hơn. Thí dụ: Bản 1 Bản 2 Bản 3 Bản 4 Một này Một này Cái cột Cái mốt Một nữa Một nữa Cái kèo Cái mai Một cánh cửa Một thửa Thèo lèo Con trai Một cài then Một thang Búp măng Con hến Len cho chặt Một leo Thằng chăng Con nhện Thắt cho vào Leo cho kịp Con chít Giăng tơ Kẻo người cười Kíp bằng người Ngấm nga Quả mơ Kẻo người chê Dân ta cười Ngấm nguýt Quả mít Lê một bàn Người ta chê Thít thịt Chuột chít Lên bàn đôi Lê bàn đôi Lên đôi Lên bàn đôi
- 65 Đây cũng là một đặc điểm của bản khác trong đồng dao, không giống với bất kỳ biến thể, bản khác nào trong các thể loại thơ ca dân gian khác. Các bản này đều nhắm vào cùng một đối tượng, cùng một hành động nào đó, hỗ trợ, bổ sung cho nó mà không làm mất đi tính chất, đặc điểm của hành động. Về nhịp, vần điệu, nó rất ít thay đổi mà bám chặt vào hành động của đối tượng cho dù số lượng tiếng có thể thay đổi đôi chút. Về nội dung, dù là bản nào thì cũng tập trung vào mô tả các hiện tượng, sự vật rất quen thuộc của môi trường xung quanh gần gũi với trẻ, mô tả thông qua hình ảnh gán ghép từ hiện tượng khác vào hành động đó. Với tính linh hoạt trong nội dung cũng như khi diễn xướng và sự giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa các vùng miền, đồng dao là một trong những thể loại có những bản khác da dạng, phong phú nhất trong văn hóa dân gian. Thay vì việc tìm hiểu sâu sắc các dị bản, chúng tôi nêu một số hiện tượng bản khác, coi đó như một đặc điểm riêng của đồng dao bởi rõ ràng, khái niệm “đúng” và “sai” trong nội dung cũng như cấu trúc của đồng dao đều mang tính rất tương đối, phiếm chỉ, ngay cả việc xuất hiện những từ, ngữ tưởng chừng như vô nghĩa, “lạc lõng” với tổng thể nhưng đôi khi lại làm trẻ rất thích thú nên rất khó có thể kết luận đâu là bản sai – đúng. 2.5. Nhận xét Với những nghiên cứu, lí luận của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cũng như một số phân tích trên đây, có thể kết luận đồng dao là một thể loại trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc mà nó được sinh ra từ thế giới trẻ thơ hoặc vì thế giới trẻ thơ. Quan hệ giữa trẻ và đồng dao là quan hệ hữu cơ, tương tác, trao đổi và tác động mạnh mẽ tới nhau. Trẻ vừa là tác giả, vừa là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp lại vừa là người sáng tạo, điều chỉnh. Đồng dao vừa là sản phẩm, lại như chất xúc tác tác động trực tiếp tới đời sống tinh
- 66 thần của trẻ, giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, nhận thức được cuộc sống, thái độ và ứng xử, kỹ năng sống trong xã hội bằng con đường đơn giản nhất là học thông qua hình thức vui chơi, giải trí. Trên thực tế, hiện nay trẻ em ở Khoái Châu thuộc rất ít đồng dao. Qua khảo sát 160 trẻ lứa tuổi sinh trong khoảng từ năm 1994 đến 2000, tính bình quân thì mỗi trẻ: - biết 5,18 bài; - thuộc 1,55 bài; - thuộc vài ba câu của bài: 2,74 bài. Tức là mỗi trẻ chỉ thuộc được hơn một bài hát đồng dao. Hơn thế nữa, đó lại là các bài rất quen thuộc như thả đỉa ba ba, nu na nu nống Trong số đó có tới 40 em không thuộc một bài đồng dao nào mà chỉ lõm bõm vài câu. Đối với tuổi già thì việc nhớ được các bài đồng dao cũng là điều rất khó khăn. Theo thống kê khảo sát 63 người có độ tuổi sinh từ năm 1915 đến 1955 thì trung bình mỗi người cũng chỉ nhớ được 1,4 bài. Những người thuộc nhiều rất hiếm và cũng chỉ thuộc hết khoảng 5-7 bài. Từ phân tích cũng như hiện trạng thực tế của đồng dao huyện Khoái Châu, chúng ta có thể thấy việc gìn giữ, bảo tồn vào phát huy đồng dao trẻ em là điều rất cần thiết bởi nếu không, xu thế hội nhập, phát triển với tốc độ nhanh chóng sẽ ngày càng làm mất dần những nét văn hóa truyền thống đặc sắc không những chỉ để dùng cho trẻ em mà nó còn có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân nói chung. Chúng tôi xin đề cập đến vấn đề này một cách chi tiết hơn ở chương 3 của luận văn.
- CHƯƠNG 3 TRÒ CHƠI DÂN GIAN 3.1. Phân loại trò chơi dân gian Có thể nói, trò chơi dân gian xuất hiện và tồn tại từ khi xã hội loài người hình thành và phát triển, và cũng như xã hội loài người, trò chơi dân gian cực kỳ đa dạng, phong phú. Từ đó, mỗi cách tiếp cận, nghiên cứu sẽ có nhiều cách phân loại hơn. Đối với lĩnh vực y tế, thể thao thì có những cách phân loại theo tác động của trò chơi đối với thể chất như trò chơi vận động toàn thân hay sự khéo léo của đôi bàn tay, động tác chân, trò chơi đấu trí, đấu sức, sự bền bỉ dẻo dai của cơ thể hay một vài bộ phận của cơ thể. Đối với giáo dục thì lại quan tâm tới tác động của trò chơi dân gian trong việc tham gia vào phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ như phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, thẩm mỹ, quan hệ cộng đồng, xã hội, phát huy tính tập thể, rồi ích lợi hay tác hại của trò chơi như thế nào v.v Trong cuốn Trò chơi xưa và nay (Phan Văn Muôn chủ biên) đã chọn cách phân loại trò chơi của tác giả Roger Gaillois làm tiêu chí vì cho rằng đây là cách phân loại “thâu tóm được hầu hết các loại trò chơi mà không quá thiên lệch về một lĩnh vực chuyên môn nào”, đó là các trò chơi thi đấu, trò chơi cầu may, trò chơi mô phỏng và trò chơi choáng ngợp. Từ đó, nhóm tác giả đã phân loại cho các trò chơi dân gian Việt Nam thành 5 loại như sau: Trò chơi giải trí Trò chơi thi tài khéo léo Trò chơi thi đấu thể thao Trò chơi trẻ em.
- 68 Cuốn Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt của Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu văn hóa) do nhóm tác giả Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng sưu tầm, biên soạn [16] thì trò chơi được chia thành ba nhóm như sau: - Trò chơi vận động: là những trò chơi cần đến sự vận động của toàn thân hoặc một phần cơ thể như chạy, nhảy, giằng, kéo, đẩy. Các trò chơi có thể sử dụng đồ dùng dụng cụ hoặc không, chơi theo các thao tác vận động tập thể hoặc cá nhân theo các câu đồng dao hoặc chơi theo một quy định nào đó. Đó là các trò chơi như “Nhảy dây”, “Lộn cầu vồng”, “Ô nô, ốc nốc”, “Chim bay”, “Rán mỡ”, “Thả đỉa ba ba”, “Mèo đuổi chuột”, “Phụ đồng vung” Có một số trò chơi theo thứ tự lần lượt từng người, nhưng nhiều trò thì chơi theo cặp hoặc đồng thời cả nhóm nên nó mang tính tập thể cao vì khi cùng tham gia chơi, trẻ phải phối hợp nhịp nhàng các động tác một cách ăn ý mới được. - Trò chơi khéo léo: là những trò chơi đòi hỏi người tham gia chơi phải thật khéo léo, tinh tế trong từng động tác của mình để có thể đạt được kết quả như ý muốn. Các trò chơi này thường theo quy luật chơi từ dễ đến khó dần. Có thể đấu loại trực tiếp qua từng ván chơi hoặc ngay trong một nước đi, một động tác chơi nào đó. Các tác giả đã sưu tầm 33 trò chơi thuộc các trò chơi khéo léo như “Chuyền thẻ”, “Ném vòng cổ chai”, “Gẩy chun”, “Cắp cua bỏ giỏ” trong đó, có trò chơi có một vài cách chơi khác nhau. - Trò chơi trí tuệ: Đây là những trò chơi mà người tham gia chơi cần phải vận dụng trí tuệ của mình một cách khôn khéo, phải có sự kiên trì để có thể thắng được đối phương. Phần này có 16 trò chơi thì có tới 7 trò chơi cờ khác nhau, đó là cờ chiếu tướng, cờ đi đường, cờ hùm, cờ lúa ngô, cờ ngũ hành, cờ tu tu và đánh cờ chó. Còn lại là các trò đố mẹo, trò chơi về ngôn ngữ
- 69 (đọc câu, đếm sao) và một số trò chơi cũng cần phải tính toán thật tốt như tam cúc, ô ăn quan. Trong cuốn Những trò chơi của trẻ em nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trước 1954, tác giả Nguyễn Quang Khải cho rằng mọi phân loại đều muốn đạt đến sự hoàn hảo nhưng thực tế cũng chỉ có tính chất tương đối, và sự phân loại, định nghĩa chẳng qua là do người lớn “nhiễu sự” gây ra. Dẫu vậy, ông cũng phân chia ra bốn hoạt động vui chơi tương đương với 4 chương sách như sau: - Những trò chơi có diễn xướng đi kèm với hát đồng dao và những trò chơi có hát đồng dao nhưng không đi kèm với diễn xướng; - Hát đồng dao, hát vè, hát ru, đố vui; - Những hoạt động sáng tạo ra đồ chơi; - Những hoạt động vui chơi bằng cách mô phỏng một số việc của người lớn. Trong đó chương I “Các trò chơi” chia trò chơi trẻ em thành 4 loại nhỏ là trò chơi có tính chất diễn xướng, trò chơi có tính chất thi tài, trò chơi có tính chất đấu sức và can đảm, một số trò chơi có tính chất saman giáo. Nhóm tác giả Phạm Vĩnh Thông (chủ biên), Phạm Mạnh Tùng, Phạm Hoàng Dương trong cuốn Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam đã chọn cách phân loại phối hợp giữa rèn luyện các kỹ năng vận động và phát triển các tố chất thể chất và phân thành 6 nhóm: - Nhóm trò chơi khởi đầu - Nhóm trò chơi phát triển trí tuệ - Nhóm trò chơi dưới nước
- 70 - Nhóm trò chơi rèn luyện sức mạnh – khéo léo - Nhóm trò chơi chạy – nhảy - Nhóm trò chơi rèn luyện hơi thở. Tuy nhiên, theo chúng tôi nghĩ, cách phân chia này chưa thực sự thuyết phục bởi có vẻ như “Nhóm trò chơi rèn luyện sức mạnh – khéo léo” đã bao hàm cả các nhóm khác như “trò chơi chạy nhảy” chẳng hạn. Trong bài viết “Đồng dao và trò chơi trẻ em – Những hình thức giáo dục trẻ dần bị lãng quên”(ngày 4/5/2006, ecadao.com), tác giả Trần Xuân Toàn có nêu trò chơi trẻ em có những loại như trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi mô phỏng, trò chơi sáng tạo. Tuy nhiên đây có lẽ cũng là theo cách phân loại của PGS. Vũ Ngọc Khánh (Viện Nghiên cứu văn hóa). Cuốn sách Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non [5], ở phần trò chơi, chúng tôi đã phân chia một cách tương đối các trò chơi nhằm giúp giáo viên có thể áp dụng một cách phù hợp với các hoạt động của trẻ. Các trò chơi được sắp xếp theo cách thức tổ chức chơi, hình thức chơi như trò chơi có dụng cụ, chơi vận động toàn diện, vận động các ngón tay, chơi theo nhóm, làm các sản phẩm từ lá cây. Cách phân chia này cũng mang tính ước lệ nhằm đáp ứng mục tiêu của cuốn sách và nhu cầu của người sử dụng nó. TS. Phạm Lan Oanh trong bài viết Phân loại trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam [30] đã phân trò chơi dân gian trẻ em chủ yếu thành hai loại lớn: - Thứ nhất là trò chơi trí tuệ: Trò chơi trí tuệ thuộc loại trò chơi theo luật có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ, giúp các em nhận thức thế giới xung quanh một cách tương đối hào hứng. Thông qua các thao tác trí óc kết hợp với hành động chơi, trẻ sẽ phát triển được các giác quan như thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác. Phát triển trí nhớ, phát triển tư duy, trí
- 71 tưởng tượng, ngôn ngữ. Trò chơi trí tuệ còn được gọi là trò chơi học tập, chơi mà học, học mà chơi. Trò chơi trí tuệ khá đa dạng, ít tốn kém, dễ thực hiện và đã được chơi từ lâu nay. Đó là các trò chơi như đánh cờ, tam cúc, chơi đếm sao, ô ăn quan. - Thứ hai là các trò chơi vui-khỏe-khéo là những trò chơi kết hợp nhiều kỹ năng vận động thể lực. Mục đích của các trò chơi loại thứ hai nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Giúp trẻ mở rộng các mối quan hệ thông qua trò chơi để hướng tới một xã hội trẻ em lành mạnh, vô tư, trong sáng. Ngoài một số cách phân loại trò chơi nêu trên, còn có những cách phân loại khác. Tuy nhiên, tìm hiểu về trò chơi, chúng ta có thể thấy các trò chơi đều có những hoàn cảnh ra đời nhất định, chúng được hình thành và phát triển từ chính các hoạt động của con người, phản ánh rõ nét môi trường sống của con người thông qua các trò chơi. Nói đến “trò chơi” là nói đến giải trí, nhưng rõ ràng nó cũng hướng tới những mục đích, kết quả nào đó. Do vậy, chúng ta cũng có thể phân loại trò chơi dựa vào các tiêu chí là hình thức, môi trường, hoàn cảnh chơi hay mục đích, kết quả của trò chơi. * Phân loại trò chơi dân gian theo hình thức, môi trường, hoàn cảnh chơi Xét về mặt hình thức, trò chơi dân gian có thể chơi với quy mô rất lớn, có hàng chục, thậm chí hàng trăm người tham gia, nhưng có những trò chơi chỉ có một, hai người. Có những trò chơi có dụng cụ, có trò chơi vận động toàn diện, vận động các ngón tay, chơi theo nhóm, trò chơi ngôn ngữ, làm đồ chơi Đặc biệt, môi trường chơi sẽ là yếu tố chủ yếu tạo lên trò chơi dân gian bởi nó khởi tạo đồ dùng, vật dụng để chơi, quy luật của trò chơi cũng như đối tượng, số lượng người chơi.
- 72 Ở huyện Khoái Châu có triền đê khá dài. Do vậy, đây là một nơi lý tưởng để trẻ tha hồ chơi đủ thứ trò trong khi đi chăn trâu, chăn bò, cắt cỏ, trong lúc nông nhàn và khi được nghỉ học. Phía bên ngoài là những vùng bãi bồi rất trù phú của sông Hồng mà sau mỗi lần bị ngập lụt, đất lại thêm màu mỡ, cây cối lại thêm tươi tốt hơn. Chơi ở đây sẽ có những nét khác với trẻ ở phía bên trong là những cánh đồng lúa rộng mênh mông, trong làng thì có những sân kho, sân đình rộng lớn và có nhiều bóng mát của cây cối, nhà cửa. Từ đó, các trò chơi ở Khoái Châu có thể được xem xét ở góc độ môi trường, hoàn cảnh chơi: Những trò chơi ở đồng ruộng: là những trò chơi được thực hiện ngay trên đồng lúa vào những lúc trẻ chăn trâu, cắt cỏ, những lúc tham gia sản xuất, cấy hái, những lúc sau mùa gặt cánh đồng còn trơ gốc rạ hay những lúc nông nhàn, cánh đồng lúa đang vào thời con gái xanh tươi. Những trò chơi ở đây mang nhiều tính sáng tạo bởi trẻ có thể tận dụng nhiều đồ dùng, vật dụng nông nghiệp, những sản phẩm nông nghiệp, thậm chí những đồ bỏ đi như cỏ dại, lộc vừng dại để tạo ra những trò chơi hấp dẫn, phong phú mà lại dễ chơi, rẻ tiền và rất tiện lợi. Theo khảo sát ở người cao tuổi (sinh từ năm 1915- 1945) thì có tới 40% trẻ ngày xưa có tham gia chơi ở ngoài đồng. Trò chơi ở trên đê: Trẻ thường chăn trâu, bò, cắt cỏ ở khu vực này. Cách đó không xa là những ngôi làng với khá đông dân cư nằm dọc theo triền đê. Trong lúc đàn bò đang ung dung gặm cỏ, trẻ tha hồ vui chơi với nhau trên mặt đê khá rộng hay triền đê thoai thoải với thảm cỏ dày phủ kín và dãy tre dày đặc chống xói mòn phía bên ngoài đê. Ngày trước, không dễ gì mà nhà có được một con trâu hay bò; do đó, số lượng trẻ chăn trâu cắt cỏ cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định. Đôi khi chúng còn kéo thêm cả lũ bạn cùng trang lứa ra chơi cùng. Cũng theo số liệu mà chúng tôi thu thập được, trước đây (những năm đầu thế kỷ XX) có 28% trẻ chơi trên bờ đê. Cho tới cuối thế kỷ XX, đầu
- 73 thế kỷ XXI thì chỉ còn 8% trẻ chơi trên đê. Điều này chắc hẳn là do có quá nhiều trò chơi hiện đại, việc làm, học hành thu hút trẻ và môi trường đê điều không còn phù hợp với các trò chơi của trẻ nữa. Trò chơi ở trong làng quê (đường làng, ngõ xóm): Khoái Châu là một trong những nơi đặc thù của làng quê Việt Nam với lũy tre xanh ngát, với cây đa, sân đình, những ngôi chùa tĩnh mịch, những giếng làng, ao, hồ. Đường làng là đường đất hoặc được lát bằng gạch. Nhà ở từ xưa chủ yếu được làm bằng gỗ của các cây nhỏ như xà cừ, xoan, tre; rồi mái lợp rạ, tường cũng bằng rơm, rạ trộn với bùn đất. Nhà nào khá giả thì xây gạch lợp ngói, xung quanh lại được quây kín bởi bức tường gạch kiên cố. Có thể nói, rất nhiều trò chơi trẻ em người Việt đã được trẻ ở đây tham gia chơi từ lâu đời và tồn tại khá lâu. Trước đây có tới 72% trẻ em tham gia chơi các trò chơi dân gian ở môi trường này. Các trò chơi trong các ngày lễ tết cũng mang nhiều nét khác hơn so với ngày thường bởi sự chuẩn bị cầu kỳ hơn, có yếu tố cạnh tranh, thi thố nhiều hơn và người tham gia chơi cũng như khán giả cũng phấn khích hơn. * Phân loại trò chơi dân gian theo nội dung của trò chơi Trước tiên, chúng ta đều thấy rõ đã là trò chơi thì trước tiên phải nói đến là sự giải trí. Người tham gia chơi hay người cổ vũ đều muốn đem lại niềm sảng khoái, sự thoải mái thông qua trò chơi. Tuy nhiên, các trò chơi dân gian thực sự không đơn thuần chỉ là để giải trí mà nó còn đem lại cho người chơi nhiều điều bổ ích và lí thú khác nữa. Trí tuệ dân gian thật tuyệt vời khi dồn đúc trong trò chơi dân gian cả việc chơi, việc học lẫn quan hệ cộng đồng. Nó khiến tâm hồn các em trong sáng, tươi mát và trí tuệ các em phát triển lành mạnh. Tìm hiểu về trò chơi dân gian ở huyện Khoái Châu, có thể phân chia nội dung trò chơi dân gian như sau: