Luận án Xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường Đại học Công an Nhân dân hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường Đại học Công an Nhân dân hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_xay_dung_ban_linh_chinh_tri_cua_hoc_vien_o_cac_hoc_v.doc
1 BÌA LUẬN ÁN.doc
2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Nội dung text: Luận án Xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường Đại học Công an Nhân dân hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ DƯƠNG HÙNG VƯỢNG X¢Y DùNG B¶N LÜNH CHÝNH TRÞ CñA HäC VI£N ë C¸C HäC VIÖN, TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2025
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Dương Hùng Vượng
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 18 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 29 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 34 2.1. Các học viện, trường đại học Công an nhân dân và những vấn đề cơ bản về bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 34 2.2. Quan niệm, vai trò, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 59 Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 80 3.1. Thực trạng xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 80 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 113
- Chương 4: YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG BẢN LĨNH CHÍNH TRỊ CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN HIỆN NAY 127 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu tăng cường xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân hiện nay 127 4.2. Những giải pháp tăng cường xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân hiện nay 136 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 185
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An ninh trật tự ANTT 2 Bản lĩnh chính trị BLCT 3 Cán bộ, chiến sĩ CBCS 4 Công an nhân dân CAND 5 Công an Trung ương CATW 6 Giáo dục - đào tạo GD-ĐT 7 Trật tự an toàn xã hội TTATXH
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Các học viện, trường đại học Công an nhân dân (CAND) là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan CAND và nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, lý luận, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân... Trải qua quá trình phát triển, các nhà trường đã và đang khẳng định vị ví, vai trò quan trọng hàng đầu trong đào tạo các thế hệ học viên với nhiều đối tượng khác nhau, cung cấp nguồn nhân lực cho lực lượng CAND, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu bảo vệ an ninh Tổ quốc. Học viên đào tạo trình độ đại học là một trong nhiều đối tượng đào tạo, bồi dưỡng ở các học viện, trường đại học CAND. Đây là đối tượng học viên đào tạo cơ bản, phần lớn là học sinh mới tốt nghiệp phổ thông Trung học, họ là những người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, sôi nổi, nhiệt tình, hăng hái, thích tiếp thu cái mới... Song, do kiến thức, hiểu biết chưa thật đầy đủ, sâu sắc và chưa được rèn luyện, thử thách trong hoạt động thực tiễn nên bản lĩnh chính trị chưa thật vững vàng, khả năng tự làm chủ bản thân có mặt hạn chế... Trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống và trong quá trình học tập, rèn luyện, họ dễ nảy sinh trạng thái tâm lý bi quan, chán nản, tiêu cực thậm chí có hành động liều lĩnh, bột phát, mắc sai lầm, khuyết điểm, vi phạm kỷ luật, pháp luật... Bản lĩnh chính trị là một trong những phẩm chất chính trị quan trọng hàng đầu bảo đảm cho học viên ở các nhà trường CAND luôn kiên định, vững vàng, có ý chí trách nhiệm cao, tích cực, chủ động vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực, phong cách công tác. Mục tiêu, mô hình đào tạo người sĩ quan, cán bộ CAND đòi hỏi phải xây dựng cho học viên ở các nhà trường CAND có
- 6 BLCT vững vàng, đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, gương mẫu chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỷ luật, các quy định của ngành Công an; có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ giỏi, kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch chống Đảng, Nhà nước và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm; giữ gìn an ninh quốc gia, ổn định chính trị, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh... Những năm qua, cấp ủy, tổ chức đảng ở các nhà trường CAND đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng BLCT của học viên với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp gắn liền với quá trình thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học. Đại đa số học viên được xây dựng toàn diện về phẩm chất, năng lực của người sĩ quan CAND theo chuẩn đầu ra, trong đó BLCT cũng từng bước được hình thành, phát triển, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ khi tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đó, việc xây dựng BLCT của học viên ở các nhà trường CAND vẫn còn những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, hình thức, biện pháp cũng như kết quả thực hiện. Một số chủ thể, lực lượng chưa nhận thức sâu sắc, phát huy trách nhiệm chưa cao và thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Nội dung xây dựng BLCT của học viên ở một số trường còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; hình thức, biện pháp ở một số nơi còn đơn điệu, chất lượng, hiệu quả hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển phẩm chất, năng lực của học viên và chất lượng công tác giáo dục - đào tạo tại các nhà trường cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ của người sĩ quan công an trong tương lai. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bên cạnh những thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, yếu kém. Đặc biệt, tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn
- 7 biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Các loại tội phạm nguy hiểm như tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao ngày càng nguy hiểm... Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ với những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm. Điều đó, đã và đang trực tiếp tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành vi của CBCS công an. Do vậy, xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND vững vàng cho đội ngũ sĩ quan công an tương lai chính là xây dựng “bức tường thành” vững chắc, tăng khả năng “miễn dịch”, sức đề kháng cho CBCS công an; chủ động làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “phi chính trị hóa” lực lượng CAND của các thế lực thù địch. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: Xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân hiện nay có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng BLCT, đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và xác định những vấn đề tài luận án tập trung nghiên cứu; Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về BLCT và xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND; Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND;
- 8 Phân tích các yếu tố tác động, xác định những yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Xây dựng bản lĩnh chính trị của học viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về BLCT, xây dựng BLCT của học viên đào tạo đại học chính quy (4 năm) và yêu cầu, giải pháp tăng cường xây dựng BLCT của học viên đào tạo đại học chính quy ở các học viện, trường đại học CAND. Về không gian: Luận án nghiên cứu khảo sát tại một số học viện, trường đại học CAND ở phía Bắc (tập trung nghiên cứu tại Học viện An ninh nhân dân; Học viện Cảnh sát nhân dân; Học viện Chính trị CAND, Trường đại học Phòng cháy chữa cháy; Trường Đại học kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân). Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến nay (từ khi các trường CAND bắt đầu thực hiện chương trình đào tạo đại học chính quy theo quy chế tuyển sinh mới của Bộ Giáo dục - Đào tạo). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về cán bộ và công tác; về xây dựng CAND vững mạnh về chính trị. Cơ sở thực tiễn Đề tài dựa vào thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng BLCT và tự tu dưỡng, rèn luyện của học viên ở các học viện, trường đại học CAND; các báo cáo
- 9 về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND (từ năm 2012 đến nay); các báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, công tác GD-ĐT hàng năm của các nhà trường; kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về xây dựng BLCT của học viên các học viện, trường đại học CAND hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học ngành và liên ngành, trong đó chú trọng các phương pháp chủ yếu như: kết hợp lôgíc với lịch sử; phân tích với tổng hợp; quy nạp và diễn giải; tổng kết thực tiễn; hệ thống và so sánh;đ iều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng và làm rõ quan niệm, yếu tố cấu thành, biểu hiện, con đường hình thành, phát triển BLCT của học viên; xây dựng quan niệm, làm rõ nội hàm quan niệm về xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND. Rút ra một số kinh nghiệm xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, khả thi trong những giải pháp tăng cường xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc và phong phú hơn một số vấn đề lý luận về BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND và xây dựng BLCT của học viên ở các học viện, trường đại học CAND. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học phục vụ cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng các học viện, trường
- 10 đại học CAND hiện nay lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng BLCT của học viên. Đặc biệt, việc đề xuất hệ thống các giải pháp phục vụ cho các học viện, trường đại học CAND nghiên cứu, vận dụng để xác định các chủ trương, biện pháp xây dựng BLCT của học viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các bộ môn chuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị trong các trường CAND. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên Nhiệm Ngạn Thân (2015), Phát hiện và sử dụng nhân tài [ 102]. Cuốn sách là sự tổng kết, kiểm nghiệm những điều đã làm, đã thấy, đã nghe, đã nghĩ trong suốt quãng đời công tác và phấn đấu của tác giả. Nội dung cuốn sách chứa đựng những tư tưởng sâu sắc, kiến thức và kinh nghiệm phong phú trong việc dụng nhân, trong đó trình bày nhiều nội dung có tính phát hiện như: Làm cán bộ phải như thế nào? vấn đề cán bộ đương nhiệm và cán bộ tiền nhiệm; vấn đề mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cá nhân với tập thể tổ chức; vấn đề chấp hành nguyên tắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc Bằng kinh nghiệm thực tiễn, tác giả nhấn mạnh vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ và tầm quan trọng của công tác cán bộ. Công tác cán bộ là vấn đề mang tính sống còn của sự nghiệp cách mạng, liên quan trực tiếp đến Đảng và chính quyền: “Cán bộ là nguồn tài nguyên nhân tài quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là những người được lựa chọn trong hàng ngàn, hàng vạn người. Đảng và chính quyền muốn bồi dưỡng một nhân tài lãnh đạo không phải là việc dễ” [ 102, tr.96]. Theo đó, tác giả chỉ rõ: “lựa chọn cán bộ phải xuất phát từ vấn đề con người” [ 102, tr.98]; “Bản lĩnh của người lãnh đạo chính là giỏi đơn giản hóa những vấn đề phức tạp, lựa chọn những nội dung có giá trị nhất trong mớ thông tin hỗn độn, tìm ra đường lối rõ ràng từ nhiều ý kiến khác nhau, sau đó dùng lời nói đơn giản, súc tích để nói rõ ý tưởng của mình” [102, tr.117]. Shi Wengui (2017), “Kinh nghiệm cơ bản xây dựng văn hóa chính trị trong đảng - Kinh nghiệm, vấn đề chính và con đường đổi mới” [131]. Bài viết
- 12 đã đề cập đến một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng văn hóa chính trị trong đảng, trong đó phải coi trọng bồi dưỡng, học tập lý luận chủ nghĩa Mác và các bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhằm nâng cao tư tưởng chính trị, trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên. Quán triệt và thực hiện tám điều quy định về sửa đổi tác phong làm việc, tiến hành điều tra làm rõ và xử lý nghiêm “Bốn tác phong” nhằm tăng cường quan hệ với quần chúng nhân dân, thực hiện “tam nghiêm, tam thực”, “Hai học, một làm” Đồng thời chỉ ra, việc xây dựng văn hóa chính trị còn nhiều bất cập như: nhận thức về kiên trì niềm tin lý lưởng, kiên trì chủ nghĩa Mác và quan điểm quần chúng của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay còn yếu kém, xây dựng tác phong chưa thể hiện rõ đặc trưng của Đảng cầm quyền vì dân; một số cán bộ không chỉ xa rời, tách rời quần chúng mà còn có không ít những thói hư, tật xấu, làm ảnh hưởng đến hình tượng của Đảng đối với quần chúng nhân dân, “ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa quan liêu, hình thức, xa xỉ, lãng phí, hoạt động giáo dục thực tiễn đường lối quần chúng chỉ mang tính hình thức, giáo điều và bị thị trường hóa” [ 131, tr.249-252]. Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2018), Ba mươi bài giảng về tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới [ 130], đã cho rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định, tăng cường bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng, lý luận làm cho cán bộ, đảng viên kiên định lý tưởng, niềm tin, nắm vững định hướng chính trị; từ đó đặt ra yêu cầu đối với đảng viên phải nắm vững “Bốn ý thức”, “Bốn tự tin” và kiên trì “Hai bảo vệ”. Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao theo tiêu chuẩn về người cán bộ tốt mà Tập cận Bình đưa ra: “Kiên định lý tưởng, vì dân phục vụ, chuyên cần thiết thực, dám chịu trách nhiệm, trong sạch liêm khiết”. Đây được coi là nguyên tắc cơ bản để tuyển dụng và xây dựng đội ngũ
- 13 cán bộ. Đảng Cộng sản Trung quốc còn ban hành quy định về công tác phát triển đảng viên với phương châm mới là: “khống chế số lượng, ưu hóa kết cấu, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò”. Đồng thời, tài liệu cũng đề cập đến thực trạng xây dựng về chính trị, cán bộ, đánh giá thành tựu hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác này. Đảng Cộng sản Trung Quốc (2018), Sổ tay Đảng viên, Đảng Cộng sản Trung Quốc Điều lệ Đảng [ 132], đã đề cập đến nhiều vấn đề về xây dựng Đảng như xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, cán bộ, đảng viên, kỷ luật , trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng đảng về chính trị là nhiệm vụ căn bản, quyết định phương hướng, hiệu quả xây dựng đảng, được đặt vào vị trí hàng đầu trong bố cụ tổng thể, còn xây dựng Đảng về kỷ luật là sự bảo đảm để thực hiện sự đoàn kết, thống nhất, hoàn thành cách nhiệm vụ của Đảng, nghiêm túc tuân thủ kỷ luật đảng là vô điều kiện, vi phạm kỷ luật đảng sẽ bị trừng trị thích đáng. Bố cục tổng thể cho công trình xây dựng Đảng trong thời đại mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc là: “Toàn diện thúc đẩy xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tác phong, tổ chức, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ xuyên suốt trong các phương diện xây dựng Đảng, thúc đẩy đấu tranh chống tham nhũng” [132, tr.21]. Những quan điểm, chủ trương của Đảng thể hiện sự kế thừa, vận dụng sáng tạo lý luận xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện - Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII [124]. Chương III của cuốn sách đã khái quát những thành tựu và bài học kinh nghiệm xây dựng chính trị trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định bốn nguyên tắc cơ bản “kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì con đường, hệ thống lý luận,
- 14 chế độ, văn hóa xã hội chủ nghĩa đặc sắc” và “bảy có”, “năm không” trong việc tuân thủ kỷ luật chính trị và nền nếp chính trị được Tổng bí thư Tập Cận Bình nêu ra tại Hội nghị lần thứ năm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSTQ ngày 13/01/2015. Đồng thời, cuốn sách làm rõ các nội dung, biện pháp tăng cường rèn luyện tính đảng cho đảng viên, cán bộ, không ngừng nâng cao giác ngộ chính trị và năng lực chính trị. “Tính đảng là nền tảng để cán bộ, đảng viên lập thân, lập nghiệp, lập ngôn... Cán bộ, đảng viên phải trung thành với Đảng, cá nhân trong sạch, dám gánh vác trách nhiệm, tận tâm, tận sức với Đảng, mang lại hạnh phúc cho nhân dân” [119, tr.218]. Đảng Cộng sản Trung Quốc đặc biệt chú trọng tiêu chuẩn chính trị trong “chọn người, dùng người ” và “đề bạt trọng dụng một loạt cán bộ đã xây dựng vững chắc “bốn ý thức” và “bốn tự tin” [119, tr.225]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên trong lực lượng vũ trang L. Ruibyte, R. Adamoniene (2012), “Individual and Work Values of PoliceOfficers Peculiarities and Interrelation” (Các phẩm chất và đặc điểm chính ở sĩ quan cảnh sát) [ 129], các tác giả bài viết đã nêu ra và làm rõ 90 phẩm chất và đặc điểm của người cảnh sát và xem đó như là đạo đức nghề nghiệp của họ, trong đó, có các phẩm chất cốt yếu như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả; hướng về cộng đồng; kỹ năng liên cá nhân; tôn trọng cá nhân; đánh giá toàn diện năng lực tư duy lý trí giải quyết vấn đề; trung thực và liêm chính; khả năng làm việc nhóm; kiên trì Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị để xây dựng phẩm chất của sĩ quan cảnh sát. Neang Phat (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Camphuchia hiện nay [74]. Luận án đã cho rằng, đội ngũ cán bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong Quân đội Hoàng gia Camphuchia, là lực lượng trực tiếp góp phần xây dựng quân đội, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Nhà Vua, Chính phủ và nhân dân giao.
- 15 Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội, luận án đã tập trung đánh giá những ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm trong công tác này. Từ đó, luận án dự báo yếu tố tác động trong thời gian tới, xác định các yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội Hoàng gia Camphuchia hiện nay, trong đó chú trọng đến các giải pháp như: đổi mới, nâng cao chất lượng tạo nguồn, tuyển chọn, quy hoạch đội ngũ cán bộ; thực hiện phương châm “động”, “mở” và “mềm” trong công tác công tác cán bộ; có chính sách tiến cử, bầu cử, thăng chức vượt cấp, ưu đãi đặc biệt để trọng dụng người tài 74,[ tr.143-152]. Bun Thăn Chăn Tha Ly Ma (2016), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay [16]. Luận án đã luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay, trong đó đã làm rõ năng lực chuyên môn nghiệp vụ; năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và năng lực chuyên biệt của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược; đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đã rút ra một số kinh nghiệm trong thực hiện công tác này, đó là: chủ thể và các lực lượng tham gia luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ và sự cần thiết bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ; hoạt động bồi dưỡng được tiến hành tích cực, đúng các khâu, các bước theo quy trình chặt chẽ; thường xuyên phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng; coi trọng bồi dưỡng toàn diện cả phẩm chất, năng lực cho cán bộ; phát huy tính tích cực, chủ động tự bồi dưỡng của cán bộ, đồng thời quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ [16, tr.115-117]. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất các giải pháp tăng cường bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ các cơ quan chiến lược Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Bounhueang Thammakot (2018), Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ An ninh nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
- 16 Lào giai đoạn hiện nay [9]. Luận án đã khái quát về đội ngũ sĩ quan Cảnh sát nhân dân Lào, từ đó đưa ra quan niệm và 4 tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào, đó là: số lượng và cơ cấu; hệ thống các yếu tố cần có của bản thân đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ; mối quan hệ giữa đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân với môi trường, điều kiện công tác cụ thể và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách. Dựa theo các tiêu chí này, luận án đã đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào hiện nay. 1.1.3. Các công trình có liên quan đến xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ trong lực lượng vũ trang Sẻng Thoong Unnang (2016), Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [93]. Luận án đã làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về BLCT của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào, đánh giá thực trạng, phân tích ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm. Theo tác giả luận án, “BLCT vững vàng của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào sẽ định hướng suy nghĩ, hành động đúng đắn, phù hợp” [93, tr.59]. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua các đơn vị đã chú trọng đến công tác này và đạt được kết quả quan trọng. Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng BLCT của đội ngũ cán bộ tiểu đoàn bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Lào, luận án đã rút ra những bài học kinh nghiệm, trong đó cho rằng, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao BLCT, do đó, “Các tổ chức này phải luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ về mọi mặt, trong đó có nâng cao BLCT chính là xây dựng đơn vị, xây dựng tổ chức đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ gánh vác nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc” [ 93, tr.102].
- 17 Goh Sui Noi (2017), Xi stresses strong PLA must also be loyal to ruling party (Tập Cận Bình nhấn mạnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc hùng mạnh phải trung thành với Đảng cầm quyền) [ 128]. Công trình đã phân tích công tác tổ chức, quản lý giáo dục văn hóa trong quân đội đặt dưới sự kiểm soát của Tổng bộ Chính trị; thông qua hệ thống chính ủy, cơ quan chính trị, hệ thống các nhà trường, trung tâm huấn luyện; ở các đơn vị cơ sở có đội ngũ giáo viên chuyên trách, đội ngũ cán bộ chính trị kiêm nhiệm nội dung giáo dục văn hóa. Nội dung, chương trình giáo dục tập trung vào giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông; đất nước Trung Hoa vĩ đại vươn tầm thế giới Trong năm “giá trị cốt lõi” đặt ra đối với quân đội, giá trị “trung thành với Đảng” được xếp trên giá trị “yêu thương nhân dân” và “nghĩa vụ với Tổ quốc”, coi việc trung thành với mệnh lệnh của Đảng là “linh hồn của quân đội”. Phay Thun Kẹo Vông Phết (2022), Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [77]. Luận án đã cho rằng, phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội tác động trực tiếp đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, chi bộ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào, luận án đã xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay. Để tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng và thủ trưởng chính trị, quân sự; xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp; pháp huy tính tích cực, tự giác
- 18 của bí thư chi bộ; phát huy sức mạnh tổng hợp trong tăng cường bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác của bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [77, tr.163]. Somphanh Sivongxay (2022), Tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay [90]. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận như đấu tranh tư tưởng - lý luận, tính tích cực chính trị, đội ngũ giảng viên, luận án đã xây dựng quan niệm, làm rõ đặc điểm, nội dung, biểu hiện và các yếu tố tác động đến tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên trong các nhà trường công an nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Từ khung lý thuyết này, luận án đã nghiên cứu đánh giá thực trạng, chỉ rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra; đề xuất các giải pháp chủ yếu phát huy tính tích cực chính trị trong đấu tranh tư tưởng - lý luận của đội ngũ giảng viên các nhà trường công an nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2013), Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay [88]. Cuốn sách được chia thành ba phần, gồm: những căn cứ để xác định hình mẫu, tiêu chuẩn người đảng viên cộng sản trong giai đoạn hiện nay; tư cách và tiêu chuẩn của người đảng viên Việt Nam hiện nay và phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đảng viên trowng thời kỳ mới. Trên cơ sở phân tích làm rõ quan điểm C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, hình mẫu, tiêu chuẩn của người đảng viên cộng sản; những vấn đề mới của thời đại và kinh nghiệm của Đảng Cộng sản trên thế giới cũng như của Việt Nam, cuốn sách đã làm rõ vai trò, tiêu chuẩn, yêu cầu đối với đảng
- 19 viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới là: tiêu chuẩn về lập trường giai cấp, BLCT, năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống; đoàn kết thống nhất trong Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tự phê bình và phê bình,... Tác giả đã đề xuất phương hướng và 6 giải pháp xây dựng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Lê Hữu Nghĩa (2016), “Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [ 75]. Bài viết đã cho rằng, BLCT “là phẩm chất chính trị tuyệt đối cần thiết đối với Đảng Cộng sản và cán bộ, đảng viên của Đảng” [ 75, tr.56], nó không chỉ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, hoàn thiện chính bản thân người cán bộ, đảng viên mà còn là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên được biểu hiện một cách thường xuyên, liên tục và phong phú, tập trung trên một số phương diện chủ yếu như: sự kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng (kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội); kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng; kiên định đường lối đổi mới; kiên định các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ [ 75, tr.56]. Trước những thách thức đối với BLCT của cán bộ, đảng viên hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp với sự vào cuộc của các cấp, các ngành để xây dựng, nâng cao BLCT cho cán bộ đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Nguyễn Ngọc Hà (2020), “Không ngừng rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị - một nhân tố quyết định thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam” 31].[ Theo bài viết, BLCT là tổng hợp biện chứng giữa lập trường chính trị, phẩm chất chính trị, năng lực chính trị, dũng khí chính trị, được hình thành và bộc lộ trong thực tiễn chính trị, thể hiện sự vững vàng, kiên định, không bị dao động trước bất cứ tác động nào từ bên ngoài; quyết tâm phấn đấu thực hiện mục