Luận án Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tài hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam

doc 243 trang Bích Hải 08/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tài hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_tuong_hop_tam_ly_giua_can_bo_va_chien_si_tren_tai_ha.doc
  • doc1 BIA LUAN AN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc

Nội dung text: Luận án Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tài hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HUỲNH TIỆP T¦¥NG HîP T¢M Lý GI÷A C¸N Bé Vµ CHIÕN SÜ TR£N TµU H¶I QU¢N QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HUỲNH TIỆP T¦¥NG HîP T¢M Lý GI÷A C¸N Bé Vµ CHIÕN SÜ TR£N TµU H¶I QU¢N QU¢N §éI NH¢N D¢N VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Mã số: 931 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Bùi Tuấn Anh 2. PGS, TS Lê Minh Nguyệt HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Không có sự trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. Tác giả luận án Lê Huỳnh Tiệp
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 17 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tương hợp tâm lý 17 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 38 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG HỢP TÂM LÝ GIỮA CÁN BỘ VÀ CHIẾN SĨ TRÊN TÀU HẢI QUÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 42 2.1. Lý luận về tương hợp tâm lý 42 2.2. Lý luận về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 51 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 70 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 84 3.1. Tổ chức nghiên cứu 84 3.2. Phương pháp nghiên cứu 87 3.3. Tiêu chí và mức độ đánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 102 Chương 4 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - XÃ HỘI NÂNG CAO MỨC ĐỘ TƯƠNG HỢP TÂM LÝ GIỮA CÁN BỘ VÀ CHIẾN SĨ TRÊN TÀU HẢI QUÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 110 4.1. Thực trạng tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 110
  5. 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 139 4.3. Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 146 4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 160 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 167 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 182
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1. Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân BTLV1HQ 2. Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân BTLV2HQ 3. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân BTLV4HQ 4. Cán bộ, chiến sĩ CB, CS 5. Độ lệch chuẩn ĐLC 6. Điểm trung bình ĐTB 7. Lãnh đạo, chỉ huy LĐ, CH 8. Tâm lý - xã hội TL - XH
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1. Biểu hiện yếu tố nhận thức của cán bộ và chiến sĩ 65 Bảng 2.2. Biểu hiện yếu tố thái độ của cán bộ và chiến sĩ 67 Bảng 2.3. Biểu hiện yếu tố hành động của cán bộ và chiến sĩ 69 Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát thực nghiệm 86 Bảng 3.2. Độ tin cậy của các thang đo 91 Bảng 3.3. Độ hiệu lực của các thang đo 91 Bảng 3.4. Mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 108 Bảng 4.1. So sánh kết quả tự đánh giá của cán bộ và chiến sĩ về biểu hiện yếu tố nhận thức trong tương hợp tâm lý 117 Bảng 4.2. Tổng hợp thực trạng yếu tố thái độ trong tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 118 Bảng 4.3. So sánh kết quả đánh giá của cán bộ và chiến sĩ về yếu tố thái độ trong tương hợp tâm lý 126 Bảng 4.4. Tổng hợp thực trạng yếu tố hành động trong tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 126 Bảng 4.5. So sánh kết quả đánh giá của cán bộ và chiến sĩ về yếu tố hành động trong tương hợp tâm lý 133 Bảng 4.6. Tổng hợp thực trạng tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam 133 Bảng 4.7. So sánh kết quả tự đánh giá của cán bộ và chiến sĩ về tương hợp tâm lý 136 Bảng 4.8. So sánh thực trạng đánh giá tương hợp tâm lý theo tuổi quân của chiến sĩ 136 Bảng 4.9. So sánh thực trạng đánh giá tương hợp tâm lý theo tuổi quân của cán bộ 138 Bảng 4.10. Tổng hợp thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 139
  8. Bảng 4.11. So sánh tự đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân. 142 Bảng 4.12. Hệ số hồi quy chuẩn hoá các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 143 Bảng 4.13. So sánh điểm trung bình yếu tố phối hợp hiệp đồng giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 160 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TÊN TÊN BIỂU ĐỒ Trang BIỂU ĐỒ Thực trạng yếu tố nhận thức trong tương hợp tâm lý Biểu đồ 4.1. giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 110 Thực trạng yếu tố thái độ trong tương hợp tâm lý giữa Biểu đồ 4.2. cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 125 Thực trạng yếu tố hành động trong tương hợp tâm lý Biểu đồ 4.3. giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 132 Thực trạng tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ Biểu đồ 4.4 trên tàu Hải quân 134 Đánh giá giả định xu hướng phát triển của tương hợp Biểu đồ 4.5. tâm lý với các yếu tố ảnh hưởng 145 Biểu đồ 4.6. Kết quả trước và sau thực nghiệm 165
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TÊN SƠ ĐỒ TÊN CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1 Các yếu tố tạo thành tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 70 Sơ đồ 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 82 Sơ đồ 4.1. Tương quan giữa các nội dung về yếu tố nhận thức trong tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân 116 Sơ đồ 4.2 Mối tương quan giữa tương hợp tâm lý với các yếu tố cấu thành 135
  10. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân có vai trò quan trọng trong xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh trong tập thể, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn có sự đoàn kết, thương yêu, tượng trợ giúp đỡ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Tương hợp tâm lý còn tạo ra động lực mới, yếu tố bảo đảm cho xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, giúp cho công tác quản lý bộ đội được nhịp nhàng, thống nhất và có hiệu quả cao. Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu có ý nghĩa quan trọng hàng đầu tạo nên sự “đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt trên tình thương yêu giai cấp; hết lòng giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc ra trận” [12, tr.158], thực hiện toàn tàu một ý chí; yếu tố góp phần làm tô thắm thêm truyền thống Hải quân nhân dân Việt Nam “Chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng” [13, tr.8]. Khác với tập thể quân nhân ở các đơn vị được biên chế tương đối thuần nhất về mặt chuyên môn, nghề nghiệp, đóng quân trên một địa bàn nhất định. Tập thể cán bộ, chiến sĩ trên tàu Hải quân có nét đặc thù mang tính chất chuyên biệt với một cơ cấu kĩ thuật bao gồm nhiều ngành, vị trí chỉ huy, chiến đấu khác nhau, luôn hoạt động độc lập, bí mật trong suốt hải trình trên biển. Mỗi cán bộ, chiến sĩ có nhiệm vụ riêng, nhưng lại đòi hỏi sự thống nhất cao với nhiệm vụ chung của tàu. Hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên tàu Hải quân là một dạng hoạt động đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động quân sự; hoạt động của họ luôn chịu sự tác động, chi phối của môi trường biển với không gian rộng lớn, đa chiều (trên mặt nước; dưới mặt nước; trên không, trên bờ). Với tính chất chuyên môn và hoạt động mang tính đặc thù, chuyên biệt này đòi hỏi cán bộ và chiến sĩ trên tàu phải có sự tương hợp tâm lý, yếu tố bảo đảm cho phát huy sức mạnh bên trong của tập thể tàu. Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân là sự phức hợp tối ưu những phẩm chất, năng lực, tính cách, sở thích, định hướng giá trị
  11. 8 và tương hợp về sức khỏe thể chất, tinh thần, lứa tuổi, đảm bảo tạo ra sự đồng thuận giữa các cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả sẵn sàng chiến đấu trên tàu. Trong tương hợp tâm lý, sự tương hợp về thế giới quan, nhân sinh quan, mục đích sống là rất quan trọng. Bởi vì, cán bộ, chiến sĩ có cùng chung chí hướng, lý tưởng, có thế giới quan, nhân sinh quan phù hợp với nhau sẽ dễ bỏ qua những những bất đồng khác nhau để tìm đến sự hoà hợp, tương trợ nhau, cùng nhau thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc. Đứng trước nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân chủng Hải quân lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đã xác định: Xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; phấn đấu đến năm 2025, Quân chủng Hải quân cơ bản hiện đại; trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và chiến đấu thắng lợi khi có tình huống; hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; làm nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển trong tình hình mới [35, tr.3]. Thực tế cho thấy, khi cán bộ, chiến sĩ trên tàu có sự tương hợp tâm lý, thì quan hệ giữa cán bộ, chiến sĩ trở nên đồng cảm với nhau, quan tâm lẫn nhau, yêu mến nhau, tôn trong lẫn nhau, tin tưởng lẫn nhau, từ đó tạo thành sức mạnh chung của tàu. Ngược lại, cán bộ và chiến sĩ thiếu sự tương hợp tâm lý sẽ dẫn đến xung đột tâm lý, tạo ra sự thờ ơ, lãnh đạm, thiếu quan tâm lẫn nhau, thậm chí gây ra mất đoàn kết nội bộ và chia rẽ, làm hạn chế đến chất lượng, hiệu quả hoạt động sẵn sàng chiến đấu. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy, giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu có sự tương hợp tâm lý sẽ làm cho quá trình phối hợp hành động trở nên chặt chẽ và đồng bộ hơn, dễ dàng giải quyết những bất đồng, khó khăn nảy sinh trong quá trình triển khai công việc, yếu tố góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu của
  12. 9 tàu; tuy nhiên vẫn còn hiện tượng giữa cán bộ và chiến sĩ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tương hợp tâm lý ở một số tàu không bảo đảm [38]. Những hiện tượng đó đã gây ảnh hưởng xấu tới quá trình xây dựng tập thể, làm suy giảm sức mạnh chiến đấu của tàu Hải quân. Tương hợp tâm lý đã được nhiều nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong hoạt động chung. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam, để tạo nên sự hoà hợp lẫn nhau, sự tương trợ, giúp đỡ nhau hiệu quả, góp phần tạo nên sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Vì vậy, làm rõ khung lý luận về tương hợp tâm lý, đánh giá đúng thực trạng và đề xuất biện pháp tâm lý xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Xuất phát từ tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của tàu. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Xây dựng khung lý luận về tương hợp tâm lý, tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam.
  13. 10 Khảo sát, đánh giá thực trạng tương hợp tâm lý và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ, chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Tổ chức thực nghiệm tác động 01 biện pháp tâm lý - xã hội nhằm khẳng định tính khả thi của biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tạo thành, mức độ tương hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Trên cơ sở lý luận về tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ các yếu tố tâm lý tạo thành bao gồm: Yếu tố nhận thức, yếu tố thái độ và yếu tố hành động; biểu hiện các tiêu chí đánh giá; các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam một cách cụ thể, tường minh và chính xác. Phạm vi về khách thể Gồm 178 cán bộ tàu, 20 cán bộ sĩ quan cấp lữ đoàn và hải đội (Đã qua cương vị cán bộ tàu); 200 quân nhân chuyên nghiệp các chuyên môn kỹ thuật trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. (Trong phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu sinh gọi chung quân nhân chuyên nghiệp với danh từ là chiến sĩ cho đồng đẳng với danh từ dùng chung là cán bộ và chiến sĩ). Phạm vi về địa bàn Luận án triển khai nghiên cứu tại 3 vùng Hải quân của Quân chủng Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam: Vùng Hải quân 1; Vùng Hải quân 2 và Vùng Hải quân 4.
  14. 11 Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2020 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học (1) Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam ở mức cao, là yếu tố có vai trò quan trọng, quyết định tạo ra bầu không khí tâm lý - xã hội lành mạnh, giúp cho cán bộ và chiến sĩ trên tàu luôn đoàn kết, tin tưởng, sẵn sàng giúp đỡ nhau với tâm lý phấn khởi, lạc quan trong thực hiện nhiệm vụ. (2) Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam được tạo thành bởi 3 yếu tố: Nhận thức; thái độ và hành động. Nhưng mức độ của các yếu tố không ngang bằng nhau, trong đó, yếu tố nhận thức, yếu tố thái độ ở mức cao, yếu tố hành động đang ở mức trung bình. (3) Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ bao gồm: Sự thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, xu hướng nghề nghiệp quân sự, tính cách của cán bộ và chiến sĩ, khí chất của cán bộ và chiến sĩ, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, phong cách lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ tàu, điều kiện, môi trường hoạt động công tác, tính chất yêu cầu nhiệm vụ, bầu không khí tâm lý - xã hội trên tàu, biến đổi định hướng giá trị. Trong đó, yếu tố bầu không khí tâm lý - xã hội tác động mạnh nhất đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân. (4) Có thể nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam thông qua tổ chức thực hiện đồng bộ những biện pháp tâm lý - xã hội như: (1) Tổ chức tốt đời sống và xây dựng bầu không khí lành mạnh trong tập thể; (2) giáo dục và tổ chức hoạt động nhằm thống nhất về động cơ, mục đích cho cán bộ chiến sĩ; (3) tổ chức luyện tập phối hợp hiệp đồng giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu gắn với duy trì nghiêm kỷ luật; (4) phát huy vai trò gương mẫu của đội ngũ cán bộ tàu; (5) làm tốt việc lựa chọn đội ngũ cán bộ có chất lượng cao về mọi mặt, phân công công tác hợp lý và giữa họ có sự tương hợp tâm lý.
  15. 12 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền tảng tư tưởng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, cũng như xây dựng mối quan hệ qua lại giữa cán bộ và chiến sĩ trong Quân đội. Luận án tiếp cận theo những nguyên tắc phương pháp luận khoa học Tâm lý học như: Nguyên tắc tiếp cận thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ là nói đến biểu hiện tâm lý tập thể diễn ra thông qua hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Bởi vì, chỉ thông qua hoạt động thì những biểu hiện tâm lý của cá nhân hay của nhóm được hình thành và thể hiện ra bên ngoài một cách rõ nét từ những “cái tôi” (cá nhân) thành “cái chúng tôi” (tập thể quân nhân), từ cái tâm lý riêng thành cái tâm lý chung. Vì vậy, những biểu hiện của tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu được nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu thông qua các hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu hàng ngày. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách Khi nghiên cứu tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân cần tiếp cận toàn diện nhân cách của cán bộ và chiến sĩ theo yêu cầu phẩm chất, năng lực của người cán bộ và chiến sĩ nói chung cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực người cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân nói riêng. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành Vấn đề tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam là giao thoa của nhiều ngành khoa học: Tâm lý học lãnh đạo, quản lý; Tâm lý học lãnh đạo, quản lý bộ đội; Tâm lý học hoạt động; Tâm lý học quân sự; Tâm lý học xã hội; Tâm lý học xã hội quân sự; Công tác
  16. 13 đảng, công tác chính trị Vì vậy, nghiên cứu tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam phải theo hướng liên ngành, trong đó Tâm lý học xã hội quân sự, Tâm lý học quản lý và Tâm lý học, lãnh đạo quản lý bộ đội là cốt lõi. Nguyên tắc tiếp cận thực tiễn Tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ chỉ có được thông qua hoạt động cùng nhau trong thực hiện những nhiệm vụ hàng ngày, với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam phải gắn với hoàn cảnh cụ thể, theo nguyên tắc thực tiễn. Nguyên tắc tiếp cận phát triển Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển không ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện chứ không phải cố định, bất biến. Với cách tiếp cận này chỉ ra, nghiên cứu tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân luôn đặt trong sự phát triển thường xuyên, liên tục trong cuộc sống. Theo đó, trong nhìn nhận, đánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ phải nhìn nhận đánh giá trong sự phát triển mang tính hiện thực công tác giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân. Cơ sở thực tiễn Để thực hiện nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới [ 33]; những công trình nghiên cứu có liên quan đến phát huy sức mạnh của quân đội. Các Nghị quyết, văn bản, báo cáo đánh giá công tác lãnh đạo, quản lý bộ đội của Quân chủng Hải quân; quan sát thực tiễn hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ trên tàu; quan sát mối quan hệ qua lại giữa cán bộ và chiến sĩ theo mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và
  17. 14 chiến sĩ trên tàu Hải quân; kết quả điều tra các yếu tố tâm lý tạo thành, các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý; tổ chức thực nghiệm tác động để xác định nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân sau khi thực hiện 01 biện pháp về tổ chức luyện tập phối hợp hiệp đồng để nâng cao yếu tố phối hợp hành động trong tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu tâm lý học cụ thể sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khai thác hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước, Quân đội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, các bài báo khoa học; các công trình và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến luận án, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận án. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thực nghiệm tác động Phương pháp xử lý và phân tích số liệu bằng thống kê toán học (sử dụng phần mềm SPSS 22.0).
  18. 15 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học quân sự về tương hợp tâm lý trong hoạt động lãnh đạo, quản lý chỉ huy bộ đội trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam theo cách tiếp cận là tổ hợp của các yếu tố tâm lý tạo thành bao gồm nhận thức về nhau, thái độ với nhau và hành động cùng nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ cũng như đưa ra những chỉ báo, tiêu chí đánh giá tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mức độ các mặt biểu hiện thông qua các yếu tố tạo thành, tiêu chí đánh giá, thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời xác định những biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao mức độ tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trong điều kiện hoạt động và sẵn sàng chiến đấu trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung về mặt lý luận ở lĩnh vực khoa học tâm lý học lãnh đạo, quản lý; tâm lý học lãnh đạo, quản lý bộ đội; tâm lý học quân sự; tâm lý học xã hội; tâm lý học sư phạm và tâm lý học nhân cách đối với tương hợp tâm lý giữa cán bộ và chiến sĩ trên tàu Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn
  19. 16 Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học giúp cho Đảng ủy Quân chủng Hải quân, các Lữ đoàn tàu, Hải đội và cán bộ tàu vận dụng vào hoạt động lãnh đạo, quản lý bộ đội đạt hiệu quả cao, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất giữa cán bộ và chiến sĩ, góp phần nâng chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Đồng thời, luận án là nguồn luận cứ khoa học tin cậy giúp cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Hải quân nói riêng và các đơn vị trong toàn quân nói chung; cán bộ các học viện, nhà trường quân đội nghiên cứu tham khảo phục vụ cho công tác lãnh đạo, quản lý bộ đội ở đơn vị và công tác giảng dạy trong các nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài Luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  20. 17 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tương hợp tâm lý Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, người ta nhận ra rằng ở trong nhóm gia đình, bạn bè đến các đoàn thể, tổ chức xã hội, ở các nhóm nhỏ, nhóm lớn, ở cả các tập thể chính thức hay không chính thức, ở mỗi lĩnh vực khác nhau muốn thành công và đạt kết quả như mong muốn thì một trong những đòi hỏi thiết yếu nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình hoạt động cùng nhau hiện nay phải có sự tương hợp tập tâm lý. Nhận thức được điều này, nên vấn đề tương hợp tâm lý đã được các nhà khoa học, trong đó có tâm lý học đi sâu nghiên cứu từ rất lâu. Có thể khái quát thành các hướng cơ bản sau: 1.1.1. Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất tương hợp tâm lý Tương hợp tâm lý là một trong vấn đề được nhiều nhà tâm lý học nước ngoài quan tâm và đi vào nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đã chỉ ra nguồn gốc cũng như bản chất của tương hợp tâm lý. Tiêu biểu phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau: Mead. G.H, (1934), Mind, SelfandSociety from the Standpoint of a Social Behaviorist (Tâm trí, cá nhân và xã hội từ quan điểm của nhà hành vi xã hội) [132], các nhà tương tác biểu trưng đã chỉ ra nguồn gốc của tương tác, với ý đồ khắc phục sơ đồ tương tác trực tiếp S - R (Kích thích - Phản ứng) trong Tâm lý học Hành vi của J.Watson. Có thể điểm qua các công trình của Ch. H. Cooley [1902], G. H. Mead [1934], E. Morin [2012]... Trong các công trình này các nhà tương tác biểu trưng cho rằng sự thấu hiểu lẫn nhau trong quá trình tương tác không phản ứng trực tiếp với các hành động, mà là đọc và lý giải chúng, tìm ra những ý chủ quan được gắn cho mỗi hành động và cử chỉ. Như vậy, các nhà tương tác biều trưng cho rằng khi đặt mình vào đối tượng tương tác, ta mới có thể hiểu được ý và nghĩa của các phát ngôn, những cử chỉ, hành động của nhau.