Luận án Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

doc 262 trang Bích Hải 08/04/2025 290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_thich_ung_voi_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_gian.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Thanh Tùng.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Thanh Tùng.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Thanh Tùng.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Thanh Tùng.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Thanh Tùng.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH Thanh Tùng.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Thanh Tùng.doc

Nội dung text: Luận án Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội hiện nay

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Tùng
  2. 2 113MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 15 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 15 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 35 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 40 2.1. Lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học 40 2.2. Lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 54 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 78 Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 95 3.1. Tổ chức nghiên cứu 95 3.2. Phương pháp nghiên cứu 101 3.3. Thang đánh giá và mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 111 Chương 4 THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - SƯ PHẠM NÂNG CAO MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO GIẢNG VIÊN TRẺ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 115 4.1. Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 115 4.2. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 143 4.3. Phân tích chân dung tâm lý 154 4.4. Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 164 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 180 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 183 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184 PHỤ LỤC 198
  3. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 2.1. Các chỉ báo thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt nhận thức 74 2.2. Các chỉ báo thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt thái độ 75 2.3. Các chỉ báo thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt hành động 77 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu 95 3.2. Mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 113 4.1. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ theo thâm niên nghề nghiệp 118 4.2. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ theo chuyên ngành giảng dạy 120 4.3. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ theo trình độ đào tạo 121 4.4. Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt nhận thức 122 4.5. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo thâm niên nghề nghiệp 126 4.6. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo chuyên ngành giảng dạy 127 4.7. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt nhận thức theo trình độ đào tạo 128 4.8. Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt thái độ 131 4.9. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo thâm niên nghề nghiệp 133 4.10. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo chuyên ngành giảng dạy 134
  4. 4 4.11. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt thái độ theo trình độ đào tạo 135 4.12. Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt hành động 137 4.13. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt hành động theo thâm niên nghề nghiệp 139 4.14. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt hành động theo chuyên ngành giảng dạy 140 4.15. So sánh mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ về mặt hành động theo trình độ đào tạo 141 4.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 144 4.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 147 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 4.1. Thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 115 4.2. Mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ theo thâm niên nghề nghiệp 119 4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 143 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 2.1. Các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 78 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 93 4.1. Tương quan giữa các mặt biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 117 4.2. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ 150
  5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Thích ứng tâm lý là khả năng và phương thức đặc thù để con người có thể tồn tại, phát triển trong xã hội luôn vận động nói chung và ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể nói riêng. Thích ứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, muốn hoạt động đạt được mục đích, có hiệu quả cao, con người phải thích ứng với hoạt động. Nghĩa là con người phải lĩnh hội được các yêu cầu của hoạt động, biến đổi bản thân để đáp ứng được với các yêu cầu của hoạt động, làm cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, thích ứng với hoạt động vừa là yêu cầu đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả, vừa là sản phẩm của quá trình hoạt động. Nhà tâm lý học D.A Andreeva đã viết: “Thích ứng là tiền đề cho sự thành công của mỗi cá nhân trong mỗi lĩnh vực hoạt động nhất định. Nhờ có thích ứng con người lĩnh hội được những tri thức mới, những kỹ năng, kỹ xảo mới và biến chúng thành vốn sống, vốn kinh nghiệm cho bản thân dần dần hoàn thiện nhân cách của chính mình” [1, tr.278]. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” [60, tr.354], Đảng ta luôn xác định hoạt động khoa học và công nghệ là động lực và nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại”; đồng thời “Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [25, tr.140]. Cụ thể hoá quan điểm, chủ trương của Đảng, Quân uỷ Trung ương xác định: “Xây dựng, phát triển khoa học quân sự vững chắc, kịp thời nghiên cứu bổ sung, phát triển hệ thống lý luận về quân sự, quốc phòng, nghệ thuật quân sự và cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách về quân sự, quốc phòng” [91].
  6. 6 Điều 19 Luật Giáo dục năm 2019 đã chỉ rõ “Hoạt động khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ của cơ sở giáo dục; Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục hoạt động khoa học và công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” [92, tr.7]. Theo đó, các học viện, trường sĩ quan quân đội luôn xác định rõ hai nhiệm vụ chính trị trung tâm đó là giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của mỗi nhà trường. Giảng viên ở các trường đại học nói chung, giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội nói riêng đều phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản đó là giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Thực tiễn và lý luận đều chứng minh, nghiên cứu khoa học và giảng dạy có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ nhau. Trong đó, nghiên cứu khoa học tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt hoạt động giảng dạy của giảng viên, ngược lại hoạt động giảng dạy của giảng viên phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học. Do vậy, cùng với hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là thước đó năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan là một bộ phận của đội ngũ giảng viên, cán bộ, sĩ quan quân đội thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Để nhanh chóng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học có chất lượng, hiệu quả, trước hết bản thân giảng viên trẻ phải làm quen và thích ứng với hoạt động này trong quá trình thực hành nghề nghiệp sư phạm. Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng giúp giảng viên trẻ nhanh chóng nắm bắt, hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp và quy trình nghiên cứu khoa học, là cơ sở trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và chất lượng giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Mặc dù kinh nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học chưa nhiều, song giảng viên trẻ là những người đang ở độ tuổi trưởng thành tràn đầy nhiệt huyết,
  7. 7 khát vọng cống hiến, phấn đấu vươn lên khẳng định bản thân, có đam mê khám phá, chinh phục hệ thống tri thức mới. Thực tiễn cho thấy, một số giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thích ứng nhanh và đạt nhiều thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ và dự báo xu thế phát triển của các học viện, trường sĩ quan quân đội thì hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ còn những hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Trong đó còn giảng viên trẻ chậm thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học, biểu hiện ở việc nhận thức chưa đầy đủ về vị trí vai trò, đặc điểm, yêu cầu, nội dung, hình thức, bản chất và quy trình của hoạt động này; “chưa có sự hứng thú, say mê nghiên cứu; tính tích cực, chủ động trong nghiên cứu chưa cao” [ 117]; đặc biệt còn “lúng túng, khó khăn trong thực hiện các nội dung, hình thức và phương pháp nghiên cứu”, kết quả nghiên cứu khoa học của một số giảng viên trẻ còn chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động nghề nghiệp [ 123]; trong Báo cáo tổng kết năm học của Bộ Tổng tham mưu đã nhận định “Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, nhất là giảng viên trẻ ở một số nhà trường còn tồn tại những hạn chế nhất định về cả số lượng và chất lượng” [14]. Về mặt lý luận, thích ứng và thích ứng nghề nghiệp được các tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Vì vậy, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
  8. 8 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Khảo sát, đánh giá thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học và thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Giảng viên trẻ, cán bộ khoa, cán bộ bộ môn, cán bộ cơ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học mà đề tài luận án nghiên cứu là “thích ứng tâm lý”. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở dạng thực hiện các đề tài khoa học và các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng khách thể nghiên cứu là 421; trong đó gồm: 257 giảng viên trẻ và 164 cán bộ khoa, cán bộ bộ môn, cán bộ cơ quan ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu tại 02 học viện, 03 trường sĩ quan gồm: Học viện Chính trị; Học viện Phòng không -
  9. 9 Không quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Pháo Binh. Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2019 đến năm 2024. 4. Giả thuyết khoa học Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức độ cao và được biểu hiện trên 3 mặt cơ bản: nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và hành động nghiên cứu khoa học. Song chưa có sự đồng đều về mức độ thích ứng giữa 3 mặt biểu hiện, trong đó biểu hiện thích ứng về mặt nhận thức và mặt thái độ ở mức độ cao, biểu hiện thích ứng về mặt hành động ở mức trung bình. Có sự khác biệt về mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội theo các biến nhân khẩu. Thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, trong đó động cơ nghiên cứu khoa học; kỹ năng nghiên cứu khoa học; yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các nhà trường là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn. Có thể nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay thông qua các biện pháp tâm lý - sư phạm: Xây dựng động cơ nghiên cứu khoa học đúng đắn cho giảng viên trẻ; Bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ theo hướng thiết thực, hiệu quả; Xây dựng môi trường sư phạm tích cực, lành mạnh ở các học viện, trường sĩ quan; Phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên trẻ trong tự bồi dưỡng nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học ở nhà trường.
  10. 10 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học nói chung và giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội nói riêng. Đồng thời, dựa trên hệ thống phương pháp luận của Tâm lý học mác xít và khoa học xã hội và nhân văn như: Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Theo lý luận tâm lý học hoạt động thì nhân cách vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của hoạt động. Trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đi, tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động, theo đó tiếp cận thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là thích ứng nhân cách, được hình thành, biến đổi và phát triển trong hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên. Do vậy, quá trình nghiên cứu, luận án sẽ tiếp cận hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ một cách cụ thể cả về đặc điểm, yêu cầu, bản chất, nội dung, hình thức, điều kiện, mối quan hệ và môi trường nghiên cứu,... Đồng thời, tiếp cận toàn diện về phẩm chất, năng lực của người giảng viên nhà trường quân đội hiện nay theo quan điểm của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam. Tiếp cận hệ thống cấu trúc: Trên cơ sở Phép biện chứng triết học Mác “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ảnh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng” [3, tr.38]; “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó” [72, tr.364]. Luận án xem xét thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có sự
  11. 11 thống nhất với nhau biểu hiện qua mặt nhận thức, thái độ và hành động trong các mối quan hệ tác động qua lại. Các mặt biểu hiện có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau nhưng có quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chi phối, chuyển hóa lẫn nhau. Mặt khác, thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Theo đó, việc phân tích, làm rõ vai trò và mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ là cơ sở để xem xét, đánh giá đầy đủ thực trạng biểu hiện và mức độ; đồng thời, đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm tác động phù hợp để nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Tiếp cận phát triển: Lý luận mác xít chỉ ra rằng: “Lô‐gích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”, trong sự biến đổi của nó” [ 72, tr.364]. Mặt khác, lý luận tâm lý học hoạt động cũng xác định mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động, biến đổi và phát triển chứ không phải là cái cố định và bất biến. Theo đó, thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội không phải là một hiện tượng tâm lý tĩnh mà luôn vận động, biến đổi, phát triển từ thấp đến cao, ngày càng hoàn thiện trên cơ sở rèn luyện, tự rèn luyện trong thực tiễn hoạt động nghiên cứu và hoạt động sư phạm tại nhà trường. Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay phải đặt trong sự vận động, biến đổi và phát triển liên tục từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển không ngừng của hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Tiếp cận tâm lý học sư phạm: Hoạt động sư phạm của người giảng viên nói chung, giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói
  12. 12 riêng bao gồm các hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội. Các hoạt động này của người giảng viên luôn đan xen và chi phối lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Theo đó, khi nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là nghiên cứu một mặt hoạt động cơ bản của người giảng viên. Vì vậy, cần có cách tiếp cận Tâm lý học sư phạm trong quá trình nghiên cứu, nghĩa là phải xem xét và đặt hoạt động nghiên cứu khoa học trong mối quan hệ với các hoạt động dạy học, giáo dục và hoạt động xã hội của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Cơ sở thực tiễn Các nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ giảng viên ở các nhà trường quân đội; Vị trí, vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; Hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên; chất lượng các công trình khoa học đã được công bố của giảng viên nói chung, giảng viên trẻ nói riêng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết như: Phân tích và tổng hợp lý thuyết; phân loại hệ thống hóa lý thuyết; so sánh, khái quát hóa các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài luận án. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Luận án sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp chuyên gia; phỏng vấn sâu; nghiên cứu chân dung tâm lý và phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động.
  13. 13 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra thực trạng thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về mặt lý luận Trên cơ sở khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng, luận án đã đưa ra khái niệm và phân tích rõ bản chất thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Chỉ ra các mặt biểu hiện cơ bản thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ đó là nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, thái độ đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và hành động nghiên cứu khoa học; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đóng góp về mặt thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, luận án đã chỉ ra thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay ở mức độ cao, tuy nhiên lại không có sự đồng đều trên các mặt biểu hiện. Đồng thời, chỉ ra mối quan hệ tương quan thuận và chặt chẽ giữa các mặt biểu hiện và từng mặt biểu hiện với thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ; xác định, làm rõ đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; đặc điểm tâm lý của giảng viên trẻ. Chứng minh thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan mạnh hơn các yếu tố khách quan. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay.
  14. 14 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học nói chung, Tâm lý học sư phạm và Tâm lý học xã hội nói riêng về thích ứng bằng việc vận dụng lý luận thích ứng vào nghiên cứu thích ứng của một hoạt động cụ thể, đó là thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về giảng viên trẻ nói chung, giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả luận án thu được là tài liệu tham khảo cho cấp ủy Đảng, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trường sĩ quan quân đội trong lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đồng thời, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của mỗi nhà trường, góp phần thực hiện thắng lợi phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị" và Đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong Quân đội giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”, hướng đến xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận, kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  15. 15 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến thích ứng với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội 1.1.1. Những nghiên cứu về thích ứng 1.1.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của thích ứng Spencer H. (1896) trong tác phẩm The principles of Psychology (Nguyên tắc của tâm lý học) [Dẫn theo, 63] cho rằng: con người sống trong xã hội, giống như các loài vật khác trong môi trường tự nhiên của chúng, luôn tranh đấu để sinh tồn và chỉ có cá nhân nào thích hợp nhất mới sống sót. Tác giả đã phân tích quá trình thích ứng ở con người dựa trên học thuyết tiến hóa và đưa ra quan điểm “Cuộc sống là sự thích nghi liên tục của các quan hệ bên trong và bên ngoài”. Theo đó, thích ứng là chức năng tâm lý, chức năng ý thức của con người. Với luận điểm trên, rõ ràng H.Spencer đã mở ra con đường nghiên cứu quan trọng về thích ứng tâm lý. Tuy nhiên, tác giả lại cho rằng thích ứng tâm lý có cùng bản chất với thích nghi sinh học, thích ứng tuân theo những quy luật khách quan của sinh học là “biến dị”, “di truyền”, “chọn lọc tự nhiên”. Và tâm lý, ý thức là các hình thức mới của sự thích ứng giữa cơ thể người với môi trường. Do đó, đã đánh đồng sự phát triển tâm lý ý thức theo quy luật sinh học, mang tính di truyền. Hạn chế của H.Spencer và các tác giả kế thừa sau này là chưa thấy được bản chất xã hội của mối quan hệ giữa “quá trình bên trong” và “quá trình bên ngoài” trong sự thích ứng của con người. D.A Andreeva (1972) với nghiên cứu về Thanh niên và giáo dục [ 1] Tác giả đã nhấn mạnh khái niệm thích ứng chính là một quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu và có mục đích của nhân cách. Đồng thời, tác giả chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa thích ứng và thích nghi. Từ đây, vấn đề thích ứng được gắn liền với hoạt động có đối tượng của chủ thể; hai quá trình này diễn ra
  16. 16 đồng thời, trong đó sự thích ứng là tiền đề cho hoạt động có hiệu quả của nhân cách với các vai trò xã hội khác nhau. Tiếp sau đó, năm 1973, tác giả đã nghiên cứu sâu sắc hơn khái niệm thích ứng trong tác phẩm “Con người và xã hội” và có sự so sánh giữa thích ứng và xã hội hóa, trên cơ sở đó đi đến kết luận: Khái niệm thích ứng và xã hội hóa khác nhau thật sự về nội dung. Thích ứng phản ánh quá trình thích nghi của con người với những điều kiện mới của hoạt động có đối tượng mà thiếu nó hoạt động thiếu hiệu quả. James W. (1980) với tác phẩm The Principles of Psychology (Nguyên tắc của tâm lý học) [ 159]. Ông là người đặt nền móng cho Tâm lý học chức năng đã kế tục và phát triển các lý thuyết về thích ứng của H.Spencer. Trong nghiên cứu của mình, James.W đã tiến hành phân tích những nguyên lý của sự hình thành và phát triển tâm lý con người dựa trên cơ sở của sự thích ứng. Từ đó, tác giả cho rằng đối tượng nghiên cứu của tâm lý học chính là nghiên cứu mối quan hệ giữa các quan hệ bên trong và quan hệ bên ngoài và khẳng định đó chính là bản chất của quá trình thích ứng của cá thể. J. Piaget - B. Inhelder (2000), trong nghiên cứu Tâm lý học trẻ em và ứng dụng Tâm lý học Piaget vào trường học [88] chỉ ra rằng, quá trình thích ứng tinh thần cũng tương tự như thích ứng sinh học, cho nên tác giả dùng những thuật ngữ sinh học để mô tả về nguồn gốc của thích ứng tinh thần nhưng với nghĩa rộng hơn, đó là đồng hóa (assimilation) và điều ứng (accommodation). Trong đó, theo tác giả đồng hóa là quá trình cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài và biến thành chất dinh dưỡng của cơ thể. Đồng hóa trí tuệ - nhận thức là quá trình não tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài, xử lý thông tin và biến chúng thành cái có nghĩa cho bản thân trong quá trình thích ứng với môi trường. Điều ứng là quá trình thích nghi của chủ thể với những đòi hỏi đa dạng của môi trường, bằng cách tái lập lại những đặc điểm của khách thể vào cái đã có, qua đó biến đổi sơ đồ đã có tạo ra sơ đồ mới. Chính điều ứng làm cho cơ cấu nhận thức của cá nhân phát triển thêm nhiều cơ cấu mới, giúp cá nhân tương tác phù hợp và hiệu quả hơn với môi trường, đồng thời
  17. 17 duy trì sự cân bằng với môi trường. Khi đồng hoá và điều ứng cân đối với nhau, không cái nào ngự trị cái nào thì đạt được sự cân bằng - sự thích ứng. Có thể nhận thấy, quan điểm của J. Piaget đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của tâm lý học, đặc biệt là sự phát triển trí khôn của trẻ em. Tuy nhiên khi nhìn nhận sự phát triển tâm lý người dưới góc độ thích nghi sinh học, J.Piaget chỉ chú ý về mặt hình thức của thích ứng mà chưa quan tâm đúng mức đến bản chất, nội dung xã hội - lịch sử của sự thích ứng tâm lý người. Tác giả Trần Thị Minh Đức (2004), Nghiên cứu sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất - Đại học Quốc gia Hà Nội với môi trường Đại học [36] cho rằng: Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý. Tác giả Phùng Đình Mẫn (Chủ biên, 2005), trong nghiên cứu Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông [80] cho rằng, thực chất thích ứng ở con người là thích ứng với hoạt động và thích ứng trong hoạt động. Theo tác giả, hoạt động là điều kiện để con người phải thích ứng, khi thay đổi hoạt động hoặc hoạt động diễn ra trong điều kiện mới với những yêu cầu mới sẽ thúc đẩy con người điều chỉnh, thay đổi để đáp ứng hoạt động và tiến hành hoạt động có hiệu quả - đó chính là sự thích ứng của con người với hoạt động . Tác giả cũng nhấn mạnh khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào, con người cũng phải thích ứng với nó, đó là điều kiện quyết định hiệu quả lao động. Nguyễn Văn Viên (2017) nghiên cứu Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh [137] đã xác định thực chất của thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường sống. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh, sự thích ứng xuất hiện do tác động của những yêu cầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động hoặc môi trường sống, sự thích ứng bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của môi trường và kết thúc khi hoạt động đạt được mục đích đặt ra. Chỉ rõ cơ chế của thích ứng là sự
  18. 18 lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong hình thành nên những cấu tạo tâm lý mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới. Như vậy, các tác giả trong nước và nước ngoài với các cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều quan điểm về bản chất, nguồn gốc của thích ứng, các quan niệm đó được thể hiện trong những công trình nghiên cứu cụ thể và được diễn tả bằng cách thức khác nhau, song suy cho cùng đều đề cập đến vấn đề thích ứng của con người có nguồn gốc từ những yêu cầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động và môi trường sống. Mặt khác, các tác giả cũng bàn đến vấn đề bản chất của thích ứng tập trung vào sự thay đổi, điều chỉnh tâm lý ở một mức độ nào đó của con người, đồng thời hình thành nên những cấu tạo tâm lý mới đáp ứng với sự thay đổi của điều kiện, môi trường sống và từng hoạt động cụ thể. 1.1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc, biểu hiện của thích ứng Ushatikov A.I. và Kazak B.B (2001) trong cuốn Cихология учебники тюремное учреждение (Tâm lý học trại giam) [172]. Các tác giả đã nêu ra cấu trúc sự thích ứng tâm lý bao gồm các thành phần có vai trò tạo điều kiện cho quá trình thích ứng là: nhận thức, cảm xúc, ý chí và động cơ; cuối cùng là khía cạnh hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Theo các tác giả, với cấu trúc năm thành phần như vậy sẽ giúp cho chủ thể thích ứng nhanh với các điều kiện của môi trường sống. Tác giả Duffy R.D và Blustein D.L (2005) trong nghiên cứu “The relationship between spirituality, religiousness, and career adapility” (Mối quan hệ tâm linh, tôn giáo và khả năng thích ứng nghề nghiệp) [146] cho rằng khả năng thích ứng của con người được bộc lộ thông qua mức độ nhận thức của họ về một lĩnh vực hoạt động nhất định, đồng thời gắn liền với sự thể hiện cảm xúc và hành vi của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Tác giả Martin A.J, Nejad H, Clomar S. (2012), trong nghiên cứu “Adaptability: Conceptual and empirical perspectives on responses to change, novelty and uncertainty” (Khả năng thích ứng: Quan điểm khái niệm và thực
  19. 19 nghiệm về phản ứng trước sự thay đổi, tính mới và sự không chắc chắn) [152] đã chỉ ra thích ứng của con người là một hoạt động tâm lý đặc trưng, được biểu hiện thông qua sự biến đổi nhận thức, tình cảm và hành vi của mỗi chủ thể. Tác giả Vũ Dũng (2012) trong nghiên cứu“Một số vấn đề lý luận cơ bản về thích ứng xã hội của các nhóm yếu thế và các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với họ” [21], cho rằng thích ứng là sự biến đổi tâm lý của chủ thể nhằm vượt qua những khó khăn, trở ngại để tồn tại và phát triển trong môi trường sống. Trong đó, tác giả luận giải sự biến đổi tâm lý của chủ thể chính là sự biến đổi về nhận thức, thái độ và hành vi. Tác giả cũng khẳng định, thích ứng về mặt nhận thức là mặt thích ứng quan trọng vì nhận thức là cơ sở định hướng cho thái độ và hành vi của con người. Không thay đổi về nhận thức thì chủ thể không có khả năng hòa nhập với cuộc sống. Thích ứng về mặt hành vi là thích ứng quan trọng nhất của con người. Bởi vì hành vi là kết quả của quá trình nhận thức, xúc cảm và thái độ của con người, là biểu hiện cuối cùng của tâm lý người. Thích ứng về mặt hành vi thể hiện con người vượt qua những khó khăn, trở ngại để hòa nhập được với hoàn cảnh sống. Tác giả Mã Ngọc Thể (2016) nghiên cứu Thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập [ 101], trước khi đi vào luận giải thích ứng của sinh viên dân tộc thiểu số với hoạt động học tập, tác giả cho rằng những biểu hiện thích ứng của con người trong tự nhiên và xã hội phản ánh những nét đặc trưng được khái quát lại dưới đây: Thứ nhất, sự ứng phó chủ động của con người bằng cách thay đổi tâm lý về mặt nhận thức và thái độ đồng thời tạo ra những hành vi phù hợp với thực tế nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển hài hòa bản thân trước đòi hỏi của hoàn cảnh mới. Hai là, khi môi trường sống thay đổi mỗi cá nhân sẽ hình thành những thao tác tư duy mới để điều chỉnh bản thân (thái độ, hành vi) phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển của họ. Ba là, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể cho nên khi gia nhập môi trường sống mới, chủ thể phải xác lập cơ chế thích ứng riêng đối với từng điều kiện, hoàn cảnh sống nhằm lĩnh hội, học
  20. 20 hỏi kinh nghiệm xã hội - lịch sử để hình thành những cấu tạo tâm lý mới, cho phép cá nhân có những ứng xử hài hòa với điều kiện sống và hoạt động mới. Trên cơ sở đó, tác giả xác định thích ứng của con người được biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Mỗi một mặt là một thành phần cấu tạo nên thích ứng của con người. Tuy nhiên, theo tác giả mặt hành vi thích ứng có ưu thế thể hiện rõ mức độ thích ứng nhất. Vì khi con người có sự biến đổi về nhận thức, thái độ thì cũng phải có sự thay đổi nhất định phù hợp về mặt hành vi. Lê Thị Thu Hà (2019) trong nghiên cứu Thích ứng của giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La với đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực 41][ đã xác định thích ứng được hình thành và biểu hiện trong hoạt động và giao tiếp, đồng thời chỉ ra các mặt biểu hiện của thích ứng đó là mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt kỹ năng. Như vậy, các nghiên cứu về cấu trúc và biểu hiện của thích ứng tâm lý được tổng quan dù xuất phát từ các quan điểm nghiên cứu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung lại đều đề cập đến những thành phần tâm lý thuộc về bên trong cá nhân như: nhận thức, động cơ và cả những thành phần tâm lý biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân và có thể đánh giá, nhìn nhận được như: hành vi, kỹ năng, cảm xúc, thái độ,... Điều này khẳng định rõ ràng, khi nghiên cứu về thích ứng của con người, không thể nghiên cứu tách biệt một mặt nhận thức, hay thái độ mà phải nghiên cứu cả hành vi thích ứng của chủ thể khi tham gia vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Bởi vì, hệ thống hành vi luôn chịu sự chi phối và gắn kết chặt chẽ với hệ thống thái độ và nhận thức của con người. Trong đó, nhận thức là sự hiểu biết, là tri thức của tri thức, là sự phản ánh của phản ánh và thái độ là mặt nội dung biểu hiện những biến đổi trong sự phát triển tâm lý của mỗi cá nhân; hệ thống hành vi, cử chỉ là mặt hình thức của tâm lý con người. Cả ba thành phần này gắn kết và thống nhất với nhau. Nếu con người chỉ có sự thay đổi về tâm lý mà không có sự thay đổi điều chỉnh hành vi phù hợp với nhận thức và thái độ đó thì không tạo ra sự biến đổi, không nảy sinh sự thích ứng của con người khi tham gia vào các hoạt động khác nhau trong cuộc sống. Hệ thống hành vi chỉ có thể thay đổi khi nhận thức và thái độ thay đổi.