Luận án “Quốc sách ấp chiến lược” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam

pdf 296 trang Bích Hải 08/04/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án “Quốc sách ấp chiến lược” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_quoc_sach_ap_chien_luoc_trong_chien_luoc_chien_tranh.pdf
  • pdf144 ngày 20.2.2025 QĐ TL HĐ CẤP TRƯỜNG CAO THỊ THU HIỀN.pdf
  • pdfTOM TẮT HIỀN CẤP TRƯỜNG.pdf
  • pdfTrang thông tin Hiền.pdf

Nội dung text: Luận án “Quốc sách ấp chiến lược” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CAO THỊ THU HIỀN “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” TRONG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Lâm Đồng, năm 2025
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT CAO THỊ THU HIỀN “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” TRONG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRAH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ Ở MIỀN NAM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9 22 90 13 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1: PGS. TS. TRẦN XUÂN BẢNG CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2: TS. HOÀNG THỊ NHƯ Ý Lâm Đồng, năm 2025
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iii DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................ iv DANH MỤC PHỤ LỤC .................................................................................... v ABSTRACT ................................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 2.1 Mục tiêu ................................................................................................................ 2 2.2 Nhiệm vụ............................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4 4.1 Nguồn tài liệu ........................................................................................................ 4 4.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Đóng góp của Luận án ................................................................................... 5 6. Bố cục của Luận án ........................................................................................ 6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu về chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam ......................................................................................... 7 1.2. Những công trình nghiên cứu về “Quốc sách Âp Chiến lược” ở miền Nam Việt Nam .......................................................................................................................... 21 1.2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài ........ 21 1.2.2. Nhóm những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước ......... 28
  4. ii 1.3. Những vấn đề Luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu ....................................... 35 1.3.1. Những vấn đề Luận án kế thừa ......................................................... 35 1.3.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................ 36 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 37 Chương 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT; “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ......................... 38 2.1. Một số vấn đề cơ bản về chiến lược Chiến tranh Đặc biệt .................................. 38 2.1.1 Khái niệm ......................................................................................... 38 2.1.2 Hoàn cảnh ra đời của chiến lược Chiến tranh Đặc biệt ........................ 38 2.2. Một số vấn đề cơ bản về “Quốc sách ấp Chiến lược” ......................................... 56 2.2.1. Khái niệm về Ấp Chiến lược ............................................................ 56 2.2.2. Hoàn cảnh ra đời của “Quốc sách ấp Chiến lược” .............................. 56 2.3. Mối quan hệ giữa “Quốc sách Âp Chiến lược” và chiến lược Chiến tranh Đặc biệt. ........................................................................................................................... 79 Tiểu kết chương 2. .................................................................................................... 83 Chương 3. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” TRONG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ........... 85 3.1. Giai đoạn lập ấp Chiến lược (1961 - 1963) ........................................................ 85 3.1.1. Các biện pháp chung .................................................................................... 85 3.1.2. Quá trình thực hiện “Quốc sách Ấp chiến lược” ở các vùng chiến lược ....... 95 3.2. Quá trình thực hiện Chương trình Ấp Tân sinh (1964 – 1965) ....................... 133 3.2.1. Những biện pháp chung ................................................................. 133 3.2.2. Quá trình thực hiện “Âp Tân sinh” ở một số vùng chiến lược ........... 145 Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 157 Chương 4. NGUYÊN NHÂN PHÁ SẢN CỦA “QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC” TRONG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA ĐẾ QUỐC
  5. iii MỸ VÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM; MỘT SỐ NHẬN XÉT ................................................................................... 159 4.1. Nguyên nhân phá sản của “Quốc sách Ấp Chiến lược” trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt. ........................................................................................................ 159 4.1.1. Từ những sai lầm nghiêm trọng của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ......................................................................................................... 159 4.1.2. Từ những thắng lợi của cách mạng miền Nam ........................................ 171 4.2. Một số nhận xét ............................................................................................... 198 4.2.1. Đặc điểm của “Quốc sách Âp Chiến lược” ...................................... 198 4.2.2. Sự phá sản của “Quốc sách Ấp Chiến lược” tác động đến hai phía ......... 199 Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 204 KẾT LUẬN .................................................................................................. 206 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 211 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....................................................................... 230 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 231
  6. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án với đề tài: “Quốc sách ấp chiến lược” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của Đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Nghiên cứu sinh Cao Thị Thu Hiền
  7. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Xuân Bảng và Tiến sĩ Hoàng Thị Như Ý đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Luận án. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Đà Lạt, quý thầy cô giáo khoa Lịch sử - Ngữ văn và các thầy cô công tác tại phòng Quản lý đào tạo Sau đại học của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện thành công Luận án. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã đọc, góp ý nhiều ý tốt, để Nghiên cứu sinh chỉnh sửa Luận án ngày càng hoàn thiện hơn, tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn quý Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thư viện Trường Đại học Đà Lạt, các vị lão thành cách mạng đã hỗ trợ và cung cấp nhiều tư liệu quý báu trong quá trình thực hiện Luận án. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, động viên để tôi có thể hoàn thành tốt trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nghiên cứu sinh Cao Thị Thu Hiền
  8. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ấp Chiến lược ÂCL Ấp Tân sinh ÂTS Ban Chấp hành Trung ương Đảng BCHTƯĐ Chiến tranh Đặc biệt CTĐB Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam MTDTGPMN Nhà xuất bản Nxb Trung ương TƯ Việt Nam Cộng hòa VNCH Central Intelligence Agency CIA Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ) Thành phố Tp Phủ Tổng thống PTT Xã hội chủ nghĩa XHCN
  9. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Bảng 3. 1.Tình hình sử dụng ngân khỏan tính đến ngày 31/10/1963 ....................... 90 Bảng 3. 2. Tình hình ÂCL tính đến ngày 31/10/1963............................................. 100 Bảng 3. 3. Thống kê ÂCL ở miền Tây Nam Bộ tính đến tháng 11/1962 ............... 109 Bảng 3. 4. Số ÂCL và số dân quy vào ÂCL tại tỉnh Quảng Nam tính đến 20/11/1963 ............................................................................................................... 115 Bảng 3. 5. Thống kê ÂCL được lập ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ tính đến ngày 13/12/1962 ...................................................................................................... 119 Bảng 3. 6. Tổng số ÂCL được lập ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ tính đến 17/04/1963 ............................................................................................................... 120 Bảng 3. 7. Tình hình công tác xây dựng ÂCL ở các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 3/1962 – 7/3/1963 ................................................................................................... 129 Bảng 3. 8. Tình hình tiến triển công tác xây dựng ÂCL ở toàn miền Nam tính đến ngày 31/10/1963 ...................................................................................................... 131 Bảng 3. 9. Tình hình tiến triển ÂTS được lập do VNCH thống kê ........................ 156
  10. v DANH MỤC PHỤ LỤC I. PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Phụ lục 1.1. Bản đồ Nam Phần thể hiện vị trí các khu Trù Mật năm 1959 - 1963 . 231 Phụ lục 1.2. Sơ đồ chiến trường miền Nam Việt Nam (1954 – 1975) .................... 232 Phụ lục 1.3. Bãi chông rào ấp chiến lược................................................................ 234 Phụ lục 1.4. Hình ảnh về hàng rào kẽm gai ............................................................ 235 Phụ lục 1.5. Các bộ phận của một rào chiến lược ................................................... 236 Phụ lục 1.6. Hình ảnh Cống bẫy ............................................................................. 237 Phụ lục 1.7. Hình ảnh tháp canh ............................................................................. 238 Phụ lục 1.8. Hình ảnh hầm tác chiến ....................................................................... 239 Phụ lục 1.9. Hình ảnh hào tác chiến ........................................................................ 240 Phụ lục 1.10. Hình ảnh Hầm tác chiến cho một tiểu tổ........................................... 241 Phụ lục 1.11. Hình ảnh hầm bẫy chông - hầm đi lạc ............................................. 242 Phụ lục 1.12. Hình ảnh các loại bẫy áp dụng trong ấp chiến lược .......................... 243 Phụ lục 1.13. Tranh tuyên truyền của CQSG về ấp chiến lược .............................. 251 Phụ lục 1.14. Sơ đồ ấp chiến lược phỏng định và thiết lập hàng rào ấp chiến lược252 Phụ lục 1.15. Mô hình của một ấp chiến lược......................................................... 254 II. PHỤ LỤC VĂN BẢN Phụ lục 2. 1. Công văn số 07862–BNV/CTI8M ngày 15/12/1961 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa về việc dùng danh từ Ấp chiến lược .......................... 255 Phụ lục 2. 2. Quyết nghị tán trợ Quốc sách ấp chiến lược của Quốc hội VNCH ... 256 Phụ lục 2. 3. Sắc lệnh thành lập Ủy ban Liên bộ đặc trách ấp chiến lược .............. 258 Phụ lục 2. 4. Tình hình công tác xây dựng ACL trong thời gian từ tháng 3–1962 đến 7–3–1963 ................................................................................................................. 261 Phụ lục 2.5. Tư liệu biểu đồ thực hiện ấp chiến lược toàn quốc ............................. 263 Phụ lục 2.6. Bản tóm tắt quan điểm của Hoa Kỳ (USOM+ MAAG) và phái bộ BRIAM về chính sách ấp chiến lược. ..................................................................... 264 Phụ lục 2.7. Sơ đồ tổ chức các cơ quan chấp hành quốc sách ACL (theo quan niệm BRIAM) .................................................................................................................. 265 Phụ lục 2. 8. Phiếu trình về chính sách ấp chiến lược ............................................ 266 Phụ lục 2.9. Dự thảo Khu chiến lược ...................................................................... 269 Phụ lục 2.10. Biên bản cuộc họp thứ 3– nghiên cứu xây dựng Khu chiến lược ..... 279 Phụ lục 2.11. Thành lập khu chiến lược tại các cơ quan ......................................... 282
  11. vi TÓM TẮT Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, nội dung “Quốc sách ấp chiến lược” trong chiến lược chiến tranh đặc biệt của Đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nghiên cứu quốc sách ấp chiến lược, của đế quốc Mỹ áp dụng tại miền Nam Việt Nam giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1965. Trong đó, luận án nghiên cứu về một số vấn đề cơ bản về chiến lược chiến tranh đặc biệt cũng như “Quốc sách ấp chiến lược” bao gồm: khái niệm, hoàn cảnh ra đời, mục đích, quá trình thực hiện và nguyên nhân thất bại. Từ đó, luận án đã nêu được những đặc điểm, tính chất cũng như tầm quan trọng của miền Nam Việt Nam đối với quá trình xâm lược của Mỹ. Mặc dù, ếĐ quốc Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế và dẫn đến sự phá sản của quốc sách ấp chiến lược. Với mục đích tái hiện bức tranh toàn cảnh ở miền Nam Việt Nam dưới thời kỳ Việt Nam cộng hòa giai đoạn (1961- 1965), trên cơ sở kế thừa những công trình đi trước, cùng với những nguồn tài liệu thu thập và tổng hợp từ các nguồn tư liệu có sẵn như các nguồn tài liệu sách, tạp chí, các số liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ quốc gia II và IV. Để hoàn thiện và đảm bảo cả về giá trị khoa học và thực tiễn, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành, cụ thể như sưu tầm tài liệu, thống kê, khảo sát, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể về “quốc sách ấp chiến lược” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Qua các phương pháp nghiên cứu trên, giúp tác giả tìm hiểu vị trí chiến lược của miền Nam Việt Nam và âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng hòa trong quá trình thực hiện “quốc sách ấp chiến lược”. Đưa ra một cách nhìn mới về cuộc sống của nhân dân miền Nam Việt Nam trong các ấp chiến lược. Từ đó, lý giải nguyên nhân phá sản “quốc sách ấp chiến lược” và cho thấy các chủ trương, của Đảng, chính phủ Việt Nam là phù hợp, kịp thời để đối sách với các chính sách trong ấp chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn này. Luận án còn cung cấp một số tài liệu lưu trữ, có giá trị phục vụ cho công tác biên soạn giáo trình giảng dạy Lịch sử, học tập và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay.
  12. vii ABSTRACT The dissertation is a comprehensive research project investigating the "Strategic Hamlet Program" within the special warfare strategy of the US in South Vietnam”. It studies the strategic hamlet policy implemented by the US in South Vietnam from 1961 to 1965. The dissertation investigates several fundamental aspects of the "Special War" strategy, including the "Strategic Hamlet Program." This encompasses the concepts, circumstances of its inception, objectives, implementation process, and reasons for its failure. From this, the dissertation highlights the characteristics, nature, and significance of Southern Vietnam in the U.S. invasion process. Despite the extensive preparations made by the U.S. Empire, inherent limitations ultimately led to the collapse of the Strategic Hamlet Program. With the aim of depicting a comprehensive picture of South Vietnam during the period of the Republic of Vietnam (1961-1965), this research built on previous works and collected and synthesized materials from available sources, such as books, journals, and archived data from National Archives Centers II and IV. To ensure both scientific and practical value, we employed two main methods: the historical method and the logical method. Additionally, we used interdisciplinary research methods, including document collection, statistics, surveys, comparisons, analysis, and synthesis, to provide an overall perspective on the "Strategic Hamlet Program" of the American Empire in South Vietnam. Through these research methods, the author explored the strategic position of South Vietnam and the schemes and tactics of the American Empire and the Republic of Vietnam government in implementing the "Strategic Hamlet Program." This research offers a new perspective on the lives of the South Vietnamese people within these strategic hamlets. Consequently, it explains the reasons for the failure of the "Strategic Hamlet Program" and demonstrates that the policies of the Vietnamese Party and government were appropriate and timely in countering the strategic hamlet policies of the Republic of Vietnam government during this period. The dissertation also provides valuable referential materials for the compilation of history textbooks, as well as for learning and teaching patriotic traditions to today's younger generatio.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam phải trải qua quá trình chiến đấu lâu dài và hết sức gian khổ “phải hy sinh nhiều của, nhiều người”, cuối cùng ãđ giành được thắng lợi, thực hiện trọn vẹn mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất đất nước. Chiến tranh đã trôi qua gần nửa thế kỷ, từ đó đến nay, thế giới và Việt Nam có biết bao nhiêu thay đổi và biến động, nhưng âm hưởng hào hùng của cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn còn vang mãi. Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh có quy mô lớn nhất, dài ngày nhất với 222 tháng, ác liệt nhất từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, với âm mưu cơ bản, xuyên suốt là muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, để tiến công miền Bắc và hệ thống xã hội chủ nghĩa, không cho phong trào cách mạng tràn xuống Đông Nam Á. Thực hiện âm mưu trên, Mỹ đã triển khai ở Việt Nam bốn chiến lược chiến tranh: Chiến tranh một phía, CTĐB, Chiến tranh Cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh, do năm đời Tổng thống kế tiếp nhau quyết tâm thực hiện. Trong đó, chiến lược CTĐB từ 1961– 1965 là một trong ba loại chiến tranh của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của đế quốc Mỹ. Đặc điểm chủ yếu của chiến lược này là: đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà thông qua chính quyền và quân đội tay sai làm công cụ tiến hành chiến tranh với vũ khí, phương tiện chiến tranh, tài chính của Mỹ và do cố vẫn Mỹ chỉ huy. Nội dung cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn dân vào ÂCL trên quy mô lớn theo chiến thuật “tát cạn nước để bắt cá”, đưa 10 triệu nông dân miền Nam vào trại tập trung, tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân, cô lập, đi đến tiêu diệt lực lượng cách mạng. Vì vậy, đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH xác định ÂCL là quốc sách, là xương sống của chiến lược chiến tranh đặc biệt. Từ chủ trương thí điểm năm 1961, qua thực hiện, đến xác định thành “quốc sách” và tiến hành lập ÂCL ồ ạt trên toàn miền Nam vào năm 1962, với nhiều thủ đoạn, biện pháp khốc
  14. 2 liệt, đẫm máu, với cả một hệ thống tổ chức từ trung ương đến tận thôn, xã của chính quyền VNCH. ÂCL trở thành nơi đọ sức quyết liệt giữa Việt Nam và Mỹ cùng chính quyền VNCH. Đến nay, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về CTĐB và “Quốc sách ÂCL” ở miền Nam Việt Nam, với nhiều cách tiếp cận, góc nhìn và phạm vi khác nhau, ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về giai đoạn lịch sử đặc biệt này. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Vì vậy, tôi chọn “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm đề tài Luận án của mình. Về ý nghĩa khoa học, Luận án nghiên cứu, luận giải một cách toàn diện, hệ thống về hoàn cảnh ra đời, nội dung, quá trình thực hiện “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam (1961–1965); lý giải rõ hơn nguyên nhân dẫn đến phá sản của “Quốc sách ÂCL”. Qua đó, góp phần làm rõ hơn bản chất phi nghĩa, phản cách mạng của chiến tranh xâm lược, tính độc ác, tàn bạo, nham hiểm của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, kịp thời, nhạy bén của Đảng, MTDTGPMN cũng như tinh thần yêu nước, sự sáng tạo, hi sinh anh dũng của quân, dân miền Nam và vai trò của hậu phương lớn miền Bắc XHCN trong giai đoạn 1961–1965. Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án góp phần bổ sung tư liệu về lịch sử cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954–1975). Ngoài ra, kết quả của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Luận án nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu và có hệ thống về “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam (1961– 1965), nhằm làm rõ hơn về hoàn cảnh ra đời, nội dung, quá trình thực
  15. 3 hiện và nguyên nhân thất bại của “Quốc sách ÂCL”. Từ đó, rút ra một số nhận xét về “Quốc sách ÂCL” và sự tác động của sự phá sản “Quốc sách ÂCL” đến hai phía. 2.2 Nhiệm vụ Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, Luận án tập trung làm rõ: Một là, một số nội dung cơ bản về chiến lược CTĐB và “Quốc sách ÂCL”, mối quan hệ của “Quốc sách ÂCL” với chiến lược CTĐB. Hai là, trình bày rõ hơn quá trình thực hiện “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam nói chung và ở từng vùng miền nói riêng. Ba là, phân tích, làm rõ hơn nguyên nhân làm phá sản “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra đưa ra một số nhận xét. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là: “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam. Trọng tâm là quá trình thực hiện và nguyên nhân thất bại của “Quốc sách ÂCL”. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 1961 đến giữa năm 1965. Năm 1961, là thời điểm đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH chuyển từ chính sách “tố Cộng”, “diệt Cộng” sang chiến lược CTĐB, từ “Khu Dinh điền”, “Khu Trù mật” sang ÂCL ở miền Nam Việt Nam. Giữa năm 1965, là mốc thời gian chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ bị thất bại hoàn toàn, phải chuyển sang chiến lược Chiến tranh Cục bộ và “Quốc sách ÂCL” cơ bản bị phá sản. Về phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu một số vấn đề về chiến lược CTĐB, về “Quốc sách ÂCL” (các khái niệm; hoàn cảnh ra đời; mục đích, mô hình, cấu trúc của ÂCL, ÂTS và mối quan hệ giữa “Quốc sách ÂCL” với chiến lược CTĐB. Trọng tâm của Luận án là nghiên cứu quá trình thực hiện “Quốc sách ÂCL”, nguyên nhân phá sản của “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB, từ đó
  16. 4 có một số nhận xét. Về phạm vi không gian: Toàn bộ miền Nam Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau). 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu Luận án được thực hiện chủ yếu dựa trên những nguồn tài liệu sau đây: Nguồn tài liệu đã xuất bản: Các văn kiện của Đảng, Nhà nước; các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh; các công trình nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân; các luận án, luận văn, bài viết trong và ngoài nước liên quan đến chiến tranh Việt Nam nói chung, về chiến lược CTĐB và “Quốc sách ÂCL” của đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1965) nói riêng. Nguồn tài liệu lưu trữ: Các Nghị quyết, Chỉ thị của BCHTƯĐ, Bộ Chính trị, Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Tây Nam Bộ lưu trữ tại Viện Lịch sử Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng. Các báo cáo, biên bản họp, quyết nghị, tờ trình, sơ đồ, bản đồ và tranh ảnh của Phủ Tổng thống Đệ Nhất VNCH, Bộ Công chính và Giao thông, Hội đồng Quân nhân cách mạng, Bộ Đặc nhiệm Văn hóa – Xã hội Và một số tài liệu hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Tp. Hồ Chí Minh), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) và thư viện Quốc gia Việt Nam. Đây là các tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài Luận án. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng giúp luận án tiếp cận vấn đề một cách toàn diện và hệ thống. Thông qua việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội, luận án lý giải bản chất của ÂCL không chỉ là một công cụ quân sự mà còn là một công cụ chính trị, thể hiện sự can thiệp sâu rộng của đế quốc Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Phương pháp duy vật lịch sử tạo cơ sở để xem xét “Quốc sách ÂCL” trong bối cảnh lịch sử cụ thể, từ khi chiến lược này ra
  17. 5 đời, triển khai, đến khi thất bại. Cách tiếp cận này giúp người nghiên cứu nhận ra quy luật vận động và nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của “Quốc sách ÂCL” và thất bại của chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng chủ yếu hai phương pháp: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Phương pháp lịch sử giúp Nghiên cứu sinh làm nổi bật các mốc thời gian và sự kiện cụ thể một cách đúng đắn, chân thực; tái hiện quá trình hình thành, thực hiện, và kết thúc của của chiến lược CTĐB và sự phá sản của “Quốc sách ÂCL”. Phương pháp logic được sử dụng để phân tích quá trình ra đời, phát triển, thực hiện và kết thúc của chiến lược CTĐB; sự phá sản của “Quốc sách ÂCL”. Phương pháp logic còn giúp luận án giải thích vì sao, trên lý thuyết, chiến lược này có vẻ hiệu quả nhưng trên thực tế lại không thể áp dụng thành công ở miền Nam Việt Nam. Trên cơ sở phương pháp luận và hai phương pháp trên, các phương pháp nghiên cứu cụ thể liên ngành được Nghiên cứu sinh sử dụng: Sưu tầm tài liệu, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể, toàn diện về quá trình thực hiện “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. 5. Đóng góp của Luận án Trên cơ sở trình bày, luận giải một cách toàn diện, hệ thống về “Quốc sách ÂCL” trong chiến lược CTĐB của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam: Luận án lý giải rõ hơn mục đích, cấu trúc của “Quốc sách ÂCL”; làm rõ và mới hơn về mối quan hệ giữa “Quốc sách ÂCL” với chiến lược CTĐB; quá trình thực hiện “Quốc sách ÂCL” toàn niền Nam nói chung, ở từng vùng chiến lược nói riêng; nguyên nhân quyết định sự phá sản của “Quốc sách ÂCL” và làm sâu sắc hơn sự tác động của sự phá sản “Quốc sách ÂCL” đến hai phía. Góp phần bổ sung tư liệu về lịch sử cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954–1975). Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Luận án có thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
  18. 6 6. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung Luận án gồm có 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Một số vấn đề cơ bản về chiến lược Chiến tranh Đặc biệt; “Quốc sách Ấp Chiến lược” của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Chương 3. Quá trình thực hiện “Quốc sách Ấp Chiến lược” trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của đế quốc Mỹ và chính quyền Viêt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Chương 4. Nguyên nhân phá sản “Quốc sách Âp Chiến lược” trong chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam; một số nhận xét
  19. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và ở Mỹ, nhất là tình hình Đông Dương, đặc biệt là ở Việt Nam, phong trào Đồng Khởi đã làm lung lay tận gốc chính quyền VNCH, một phần lớn đất đai vùng nông thôn miền Nam đã thoát khỏi ách kìm kẹp của địch, hệ thống chính quyền của VNCH bị tan rã từng mảng lớn ở nhiều nơi đã tác động đến vai trò bá chủ của đế quốc Mỹ. Trước tình hình đó, tân Tổng thống Mỹ J.F. Kennedy và chính quyền VNCH phải chuyển sang thực hiện chiến lược CTĐB, trọng tâm là “Quốc sách ACL”. Vấn đề này, đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trong đó, những nội dung liên quan đến nội dung luận án có thể chia thành hai nhóm chính sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu về chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam Cao Văn Luận (1972), Bên dòng lịch sử, hồi ký 1940 đến 1965, Nxb Trí Dũng, Sài Gòn. Nội dung có đề cập đến giai đoạn miền Nam Việt Nam (1961 – 1965). Tác giả đã phân tích tình hình miền Nam Việt Nam dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm (1961 – 1963). Miêu tả sự gia tăng áp lực từ phía Mỹ đối với chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm thực hiện các cải cách chính trị và quân sự trong bối cảnh cuộc chiến tranh chống lại lực lượng cách mạng ở miền Nam ngày càng căng thẳng; Đề cập đến mâu thuẫn giữa gia đình Ngô Đình Diệm (đặc biệt là Ngô Đình Nhu và bà Ngô Đình Nhu) với các tầng lớp xã hội khác, bao gồm Phật giáo và một số chính trị gia thân Mỹ; Phong trào đấu tranh của Phật giáo vào năm 1963, dẫn đến sự kiện chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào ngày 1/11/1963. Bên cạnh đó, nội dung còn miêu tả tình trạng hỗn loạn chính trị ở miền Nam sau cuộc đảo chính, với sự thay đổi liên tục của các chính quyền quân sự, trong đó nổi bật là vai trò của Nguyễn Khánh và các tướng lĩnh khác; Phân tích mối quan hệ phức tạp giữa các lãnh đạo quân đội và Mỹ, bao gồm sự phụ thuộc ngày càng lớn vào viện trợ và chỉ đạo từ Mỹ. Cùng với đó là sự gia tăng can thiệp của Mỹ và bước leo thang quân sự
  20. 8 (1964–1965). Tác giả phản ánh sự thay đổi trong chiến lược của Mỹ dưới thời Tổng thống Lyndon B. Johnson, khi chiến tranh ở Việt Nam trở thành một vấn đề trọng tâm của Chiến tranh Lạnh. Cao Văn Luận bày tỏ quan điểm trung dung, phê phán cả sự bất lực của chính quyền miền Nam lẫn sự áp đặt và tính toán của Mỹ trong chính sách đối với Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng những sai lầm của cả hai phía đã dẫn đến sự suy yếu về chính trị, mất lòng dân, và tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng. Hồi ký không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, mà còn thể hiện quan điểm cá nhân của Cao Văn Luận về các sự kiện lịch sử mà ông trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia, giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh và động lực của các diễn biến trong giai đoạn đầy biến động này. Hoàng Minh (1975), “Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa”, Nxb Quân đội nhân dân. Với những tư liệu thu thập được tác giả đã trình bày sự thất bại cay đắng của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới do đế quốc Mỹ tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam. Tác giả đã đưa ra những thất bại trong chiến lược CTĐB của Mỹ, qua đó chúng ta thấy được những thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong công cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bùi Đình Thanh (1976), “Nhìn lại quá trình thất bại của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, Tr. 1 – 15. Nội dung tập trung phân tích nguyên nhân và quá trình thất bại của chiến lược chủ nghĩa thực dân mới mà Mỹ áp dụng tại Việt Nam. Qua đó, thấy được sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới khi tiến hành xâm lược Việt Nam với các nguyên nhân chủ yếu: Sự kháng cự mạnh mẽ và hiệu quả của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); Chủ nghĩa thực dân mới không thể che giấu bản chất áp bức và bóc lột, dẫn đến sự thất bại trong việc giành được lòng dân và những sai lầm chiến lược của Mỹ và các chính quyền tay sai tại miền Nam, đặc biệt là sự chia rẽ nội bộ và sự lệ thuộc quá mức vào viện trợ Mỹ. Sự thất bại của chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam đánh dấu một thắng lợi quan trọng không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn là động lực cho các Phong trào Giải phóng Dân