Luận án Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993-2010)

pdf 243 trang yendo 11052
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993-2010)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_he_campuchia_viet_nam_1993_2010.pdf

Nội dung text: Luận án Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993-2010)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRẦN XUÂN HIỆP QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) Chuyên ngành : LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số : 62 22 03 11 Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa PGS.TS Hoàng Văn Hiển LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ, NĂM 2013 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Huế, tháng 12 năm 2013 Tác giả luận án ii
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới PGS.TS Hoàng Thị Minh Hoa và PGS.TS Hoàng Văn Hiển. Người Cô và người Thầy không chỉ trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và sẻ chia cùng tôi mọi khó khăn trong thời gian học tập, mà còn là chỗ dựa tinh thần quan trọng để tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý Thầy Cô giáo của Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học và Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã dành sự quan tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và có những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và viết luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Huế, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm I Hà Nội Đặc biệt, tôi xin được dành lời cảm ơn chân thành tới các Phòng ban, các Vụ trực thuộc các Bộ ngành Trung ương đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi có thể tiếp cận và tham khảo những tài liệu quý giúp tôi viết luận án tốt hơn. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu nặng tới Gia Đình cùng những người thân, đặc biệt là Cha và Mẹ của tôi đã luôn động viên, ân cần và chăm lo để tôi có được ngày hôm nay. Huế, tháng 12 năm 2013 Tác giả luận án Trần Xuân Hiệp iii
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Những chữ viết tắt trong luận án v Danh mục bảng vi MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 12 4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 13 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14 6. Đóng góp của đề tài 14 7. Bố cục luận án 15 Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) 16 1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược 16 1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 16 1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược 25 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực 35 1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam 39 1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước 39 1.3.2. Chính sách đối ngoại của Campuchia 42 1.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam 47 Chương 2. QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1993 - 2010) 53 2.1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao 53 2.2. Trên lĩnh vực an ninh 63 iv
  5. 2.2.1. Vấn đề biên giới lãnh thổ 63 2.2.2. Hợp tác đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống 71 2.3. Vấn đề người Việt tại Campuchia 76 2.4. Trên lĩnh vực kinh tế 81 2.4.1. Quan hệ thương mại 81 2.4.2. Hợp tác đầu tư 93 2.4.3. Hợp tác giao thông vận tải 108 2.5. Trên một số lĩnh vực khác 117 2.5.1. Hợp tác về giáo dục và đào tạo 117 2.5.2. Hợp tác về du lịch 125 2.5.3. Hợp tác về y tế 135 2.6. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương 143 2.6.1. Trong tổ chức ASEAN 143 2.6.2. Trong sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia 150 2.6.3. Trong sự phát triển Tiểu vùng sông Mekong 160 Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) 168 3.1. Tổng quan về thành tựu và hạn chế trong quan hệ hai nước 168 3.2. Một vài đặc điểm trong quan hệ Campuchia - Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 172 3.3. Những tác động của quan hệ Campuchia - Việt Nam đến chủ thể hai nước và khu vực 176 3.3.1. Đối với Campuchia 176 3.3.2 Đối với Việt Nam 182 3.3.3 Đối với khu vực 187 3.4. Triển vọng của quan hệ Campuchia - Việt Nam 191 3.4.1. Những thuận lợi 191 3.4.2 Những khó khăn, thách thức 198 3.4.3. Dự báo triển vọng quan hệ 200 KẾT LUẬN 207 TÀI LIỆU THAM KHẢO 211 PHỤ LỤC v
  6. NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt tiếng Anh Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy: ACMECS Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á AFTA ASEAN AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái APEC Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN Ayeyarwady - Chao Praya - Mekong Economic Cooperation Strategy: ACMECS Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong ADB Asian Development Bank: Ngân hàng phát triển châu Á ASEAN Free Trade Area: Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á AFTA ASEAN AIA ASEAN Investment Area: Khu vực đầu tư ASEAN Asia Pacific Economic Cooperation: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái APEC Bình Dương ARF ASEAN Regional Forum: Diễn đàn khu vực ASEAN Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting: Diễn đàn hợp tác Á - Âu BRICS Nhóm các nước Barazin - Nga - Ấn Độ - Trung Quốc - Nam Phi The Council for Development of Cambodia: Hội đồng Phát triển CDC Campuchia Common Effective Preferential Tariff: Chương trình ưu đãi thuế quan CEPT có hiệu lực chung vi
  7. CIB Cambodian Investment Board: Ủy ban Đầu tư Campuchia Cambodia - Laos - Myanmar - Vietnam Summit: Hợp tác Campuchia - CLVM Lào - Myanmar - Việt Nam CNRP Đảng Cứu quốc Campuchia CPP Cambodia People’s Party: Đảng Nhân dân Campuchia Đảng Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập, FUNCINPEC Trung lập, Hòa bình và Thống nhất GDP Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội GMS Greater Mekong Subregion: Hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng The North American Free Trade Agreement: Hiệp định thương mại tự NAFTA do Bắc Mỹ NAM Non-Aligned Movement: Phong trào Không liên kết UN United Nations: Liên Hợp Quốc United Nations Transitional Authority in Cambodia: Cơ quan quyền UNTAC lực lâm thời Liên Hợp Quốc ở Campuchia. USD United States dollar: Đồng đô la Mỹ WTO World Trade Organization: Tổ chức Thương mại thế giới Chữ viết tắt tiếng Việt CA-TBD Châu Á - Thái Bình Dương CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CHND Cộng hòa nhân dân CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐBTQ Đại biểu toàn quốc LHS Lưu học sinh NDCM Nhân dân cách mạng TBCN Tư bản chủ nghĩa XHCN Xã hội chủ nghĩa vii
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Xuất khẩu của Campuchia 30 Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam qua biên giới với Campuchia giai đoạn 1993 - 2000 86 Bảng 2.2. Thống kê kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia giai đoạn 2006 - 2010 88 Bảng 2.3. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Campuchia (2000 - 2006) 91 Bảng 2.4. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Campuchia (2000 - 2006) 92 Bảng 2.5. Xuất khẩu của Campuchia 93 Bảng 2.6. Nhập khẩu của Campuchia 93 Bảng 2.7. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến năm 2010 95 Bảng 2.8. Đầu tư của Việt Nam sang Campuchia tính đến 23/2/2011 theo lĩnh vực 99 Bảng 2.9. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo ngành 104 Bảng 2.10. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo hình thức 105 Bảng 2.11. Đầu tư trực tiếp của Campuchia vào Việt Nam tính đến 14/3/2011 phân theo địa phương 105 Bảng 2.12. Thống kê số lượng lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1980 - 1992 118 Bảng 2.13. Học bổng đào tạo lưu học sinh Campuchia 120 Bảng 2.14. Thống kê lưu học sinh Campuchia giai đoạn 1994 - 2003 121 Bảng 2.15. Tổng lượng khách trong năm của Campuchia - Việt Nam (2003 - 2007) 127 Bảng 2.16. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Campuchia 134 Bảng 2.17. Lượng khách từ các nước ASEAN sang Việt Nam 134 Bảng 2.18. Lưu học sinh Campuchia đào tạo tại Trường Đại học Y Thái Bình 141 Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia giai đoạn 1995 - 2004 180 viii
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Campuchia và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, vận mệnh của hai quốc gia luôn gắn kết với nhau chặt chẽ, điều này đã được thực tế chứng minh: Nếu một giai đoạn nào đó, quan hệ hai nước trục trặc thì đều tổn hại đến lợi ích của cả Campuchia và Việt Nam. Ngược lại, nếu quan hệ giữa hai nước tốt đẹp thì tạo cơ hội và sự ổn định cho sự phát triển của hai bên. Mặt khác, sự gần gũi về mặt địa lý và sự gắn bó, tương đồng về lịch sử khiến cho nhân dân hai nước luôn có sự hiểu biết, thông cảm và chia sẻ, đồng thời là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ hai nước trong tình hình mới. Trong suốt quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc, đặc biệt trong thời kỳ hiện đại, Campuchia và Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Khu vực này có ý nghĩa chiến lược đối với cả hai nước xét trên nhiều phương diện, là một bộ phận quan trọng trong chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và “láng giềng hữu nghị” của mỗi nước. Vì vậy, việc củng cố, thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng, khu vực cũng như giữa hai nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của cả Campuchia và Việt Nam. 1.2 Từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế đối thoại, hợp tác trở thành dòng mạch chủ đạo trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho hợp tác khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ giữa ba nước Đông Dương nói riêng có bước phát triển tốt đẹp hơn. Trong bối cảnh mới đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng được tăng cường và thúc đẩy theo hướng hợp tác tích cực. Năm 1993, tình hình đất nước Campuchia dần đi vào ổn định đã tạo điều kiện cho quan hệ hai nước ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong đa phương. Trong những năm gần đây, đứng trước những biến đổi sâu sắc, khó lường của tình hình thế giới và khu vực, vì nhu cầu phát triển của mỗi nước, của Tiểu vùng Mekong và cả khu vực Đông Nam Á, Campuchia và Việt Nam đều phải xác định một chiến lược phát triển quốc gia thích hợp. Trong đó, từng mối quan hệ song 1
  10. phương hay đa phương đều có một vị trí, vai trò riêng và cần được xem trọng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Quan hệ hợp tác hai nước hiện nay đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách thức, khó khăn mới, nhưng nếu biết khai thác tốt thuận lợi và hạn chế một cách hiệu quả những thách thức, khó khăn, hợp tác Campuchia - Việt Nam sẽ có những bước phát triển có lợi cho mỗi nước, góp phần vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày càng có ý nghĩa quan trọng. 1.3 Quan hệ Campuchia - Việt Nam không chỉ tồn tại và phát triển một cách thuận chiều mà còn trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Những mâu thuẫn, tồn tại trong quan hệ hai nước cũng như sự tác động sâu sắc của nhân tố bên ngoài, nhất là sức ép từ phía các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ này. Tính thiếu ổn định trong hệ thống chính trị và những mặt trái trong chính sách đối ngoại của Campuchia, hay nói cách khác tính đa diện trong chính sách đối ngoại và sự tranh giành ảnh hưởng, đấu tranh phe phái trong nội bộ Campuchia đã không ít lần gây tác động xấu đến quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, những tác động trái chiều của các nhân tố bên ngoài, nhất là từ phía Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp lên đường lối đối ngoại của Campuchia và tác động sâu sắc tới mối quan hệ Campuchia - Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài còn nhằm góp phần hiểu thêm những biến động về chính trị, kinh tế và đường lối ngoại giao của Campuchia, qua đó có thể gợi mở cho Việt Nam những đối sách phù hợp trong quan hệ với nước láng giềng ở vùng biên giới Tây Nam của đất nước. 1.4. Đề tài quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) là đề tài mới chưa từng được công bố trước đó. Vì thế, qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử (kể cả giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế) trong các trường đại học, cho các nhà hoạt động chính trị, ngoại giao, nhất là những người hiện nay đang trực tiếp quan hệ, giao dịch, tiếp xúc với Campuchia. Từ thực tế nói trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ với hy vọng góp phần nghiên cứu quan hệ quốc tế của nội bộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói chung và quan hệ Campuchia - Việt Nam nói riêng. 2
  11. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Việc nghiên cứu của các học giả Việt Nam Campuchia là một nước láng giềng thân thuộc đối với nhân dân Việt Nam, do vậy, từ lâu quan hệ hai nước đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc đẩy mạnh nghiên cứu về đất nước Campuchia và mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được nhiều nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện, phản ánh sự phát triển không ngừng mối quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc. 2.1.1. Những công trình viết chung về lịch sử quan hệ giữa ba nước Đông Dương Công trình “Về lịch sử văn hóa ba nước Đông Dương” (1983) do Phạm Nguyên Long, Đặng Bích Hà chủ biên là một tác phẩm được xuất bản khá sớm. Đây là công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, trong đó, tác giả Nguyễn Hào Hùng với bài viết “Lịch sử một thế kỷ liên minh đoàn kết chiến đấu và toàn thắng của nhân dân ba nước Đông Dương” đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Lào từ trong lịch sử đấu tranh cho đến đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Tác giả nhìn nhận mối quan hệ khăng khít của ba nước Đông Dương dựa trên nền tảng về văn hóa, lịch sử, xã hội từ thời kỳ thực dân Pháp xâm lược cho đến kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở hình thành mối quan hệ thiết thân giữa nhân dân ba nước Đông Dương, khẳng định đây không chỉ là mối quan hệ láng giềng truyền thống mà còn là mối quan hệ của các quốc gia cùng chung nguồn cội văn hóa, lịch sử và điều kiện phát triển trong một khu vực “thống nhất nhưng đa dạng”. Tuy không đề cập riêng về quan hệ Campuchia - Việt Nam, nhưng qua đó vẫn thấy được rất nhiều điểm tương đồng tạo nên nền tảng của mối quan hệ này. Nguyễn Văn Cường trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Lào và Campuchia (1991 - 2006)” (2007) trên cơ sở trình bày và phân tích những nhân tố tác động đến quan hệ ba nước đã đề cập đến quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và giao thông vận tải cũng như dự báo triển vọng hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ba chủ thể Việt Nam - Lào - 3
  12. Campuchia trong hợp tác kinh tế, nên công trình chưa đi sâu tìm hiểu, khai thác và phân tích cụ thể mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực khác và chỉ dừng lại năm 2006. Phạm Đức Thành và Vũ Công Quý trong công trình “Những khía cạnh dân tộc, tôn giáo, văn hóa trong Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia” (2009) đã đi vào nghiên cứu những điểm tương đồng nổi bật trên những khía cạnh dân tộc, tôn giáo và văn hóa. Các tác giả đã chỉ ra rằng Việt Nam với Campuchia và Lào đều có những điểm chung, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ trong lịch sử. Những điểm chung đó không chỉ giúp ba nước Đông Dương đoàn kết đánh thắng kẻ thù chung mà còn tạo lập vị thế để cả ba quốc gia cùng vươn lên phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác Việt Nam - Lào - Campuchia ở khu vực Tam giác Phát triển (1999 - 2009)” (2011), Nguyễn Duy Hùng đã bước đầu nêu bật được những thành tựu hợp tác giữa Việt Nam, Campuchia và Lào ở vùng giáp ranh biên giới phía Tây. Tuy nhiên, do đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng nên tác giả chưa đi sâu phân tích quan hệ Campuchia - Việt Nam. 2.1.2. Những công trình nghiên cứu về Campuchia hoặc Việt Nam Phạm Đức Thành là người có nhiều công trình nghiên cứu về đất nước và con người Campuchia, cũng như mối quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm “Lịch sử Campuchia” (1995) của tác giả là một công trình biên soạn công phu, có tính khái quát về đất nước Khmer. Tuy nhiên, do phạm vi và đối tượng nghiên cứu quá rộng nên tác giả ít đề cập đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam và nếu có cũng chỉ dừng lại vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, công trình này đã mô tả khái quát đất nước, con người, lịch sử, văn hóa Campuchia từ thời kỳ khởi nguyên đến trước năm 1995, qua đó cho thấy được những điểm tương đồng giữa hai quốc gia, dân tộc là cơ sở cho mối quan hệ Campuchia - Việt Nam ngày nay. Lê Thị Ái Lâm trong đề tài nghiên cứu “Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay” (2006) đã trình bày thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004), với các nội dung liên quan đến tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, 4
  13. nguồn nhân lực, thị trường lao động, các vấn đề xã hội ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Vũ Dương Huân (chủ biên) trong “Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 - 2000)” (2002) đã khái quát chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với bối cảnh mới trong nước và thế giới. Do đối tượng nghiên cứu khá rộng, cho nên tác giả chỉ mới đề cập một vài nét cơ bản nhất của quan hệ Việt Nam - Campuchia về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa - khoa học - kỹ thuật và một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia. 2.1.3. Những công trình đề cập chung đến quan hệ Campuchia - Việt Nam Viện Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam là cơ quan chuyên trách nghiên cứu về các nước Đông Nam Á, cũng như quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực. Viện đã cho xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó có nhiều bài nghiên cứu chuyên sâu đi vào phân tích, lý giải thực trạng cũng như xu hướng của mối quan hệ hai nước. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: Báo cáo chuyên đề “Quan hệ Việt Nam - Campuchia: thực trạng và triển vọng”; Đề tài cấp Viện “Quan hệ Việt Nam - Campuchia: Hiện trạng và giải pháp” (2006); Hội thảo Khoa học “Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong bối cảnh mới: Hợp tác toàn diện cùng phát triển” (2007) quy tụ các nhà khoa học, các chuyên gia có thâm niên nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong rất nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, giáo dục và đào tạo, du lịch, y tế Mặc dù góc độ nhìn nhận khác nhau, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, song các học giả đều cho rằng quan hệ Campuchia - Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn lao, ngày càng phát triển đi lên phù hợp với tình hình chung của khu vực và thế giới, cũng như nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước. Tuy nhiên, nhiều tác giả cũng chỉ ra do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, quan hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước, còn gặp nhiều khó khăn cần phải giải quyết, đồng thời cũng đưa ra một số dự báo khá lạc quan về xu hướng phát triển giữa hai quốc gia trong vài năm. Công trình “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ - Viện Nghiên cứu 5
  14. Đông Nam Á (2010) của Nguyễn Thế Hà và cộng sự đã có những phân tích sâu sắc về những biến động của nội tình đất nước Campuchia trên phương diện kinh tế, chính trị. Qua việc biện giải một số vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, tình hình kinh tế của Campuchia cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ đối với Campuchia, các tác giả đã cho thấy tính hai mặt (thuận và trái chiều) trong mối quan hệ Campuchia - Việt Nam và bước đầu đưa ra những giải pháp mang tính gợi mở cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, do xuất phát từ đối tượng nghiên cứu nên các tác giả chưa chú trọng đến phân tích, đánh giá những thành tựu của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như những tác động của vấn đề này đến hai chủ thể và khu vực. Công trình “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Campuchia qua biên giới trên bộ thời kỳ đến năm 2005” (2002) do Doãn Kế Bôn làm chủ nhiệm cho rằng hoạt động thương mại hàng hóa qua biên giới trên bộ giữa Việt Nam với Campuchia đã có những diễn biến rất phức tạp và tuy đạt được những thành tựu nhất định, song trên thực tế còn nhiều điều bất cập, từ quản lý đến tổ chức vận hành Trên cơ sở phân tích, đánh giá những số liệu, sự kiện, các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển tình hình thương mại giữa hai nước đến năm 2005. Nguyễn Thanh Đức trong luận văn thạc sĩ “Nhân tố kinh tế trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Campuchia” (2008) đã trình bày tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia giai đoạn 1991 - 2008, trong đó tác giả đánh giá cao nhân tố kinh tế trong mối quan hệ hai nước, khẳng định đây là nhân tố góp phần rất lớn trong sự hình thành và phát triển đối tác chiến lược Việt Nam - Campuchia. Tác giả cũng nêu lên những triển vọng và kiến nghị phương hướng, giải pháp trong việc phát triển quan hệ hai nước dựa trên cơ sở thực tế đã phân tích, trong đó thấy được tiềm năng và quá trình phát triển đi lên của quan hệ Việt Nam - Campuchia là một tất yếu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Lâm Ngọc Uyên Trân trong luận văn thạc sĩ “Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Campuchia: Thực trạng và giải pháp” (2008) nghiên cứu hợp tác du lịch giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó tập trung đề xuất các giải pháp phát triển hợp tác du lịch giữa hai bên. 6
  15. Nguyễn Sĩ Tuấn trong đề tài cấp Nhà nước “Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội và pháp lý của vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia và đề xuất giải pháp ổn định, phát triển vùng biên giới hai nước” (2006) đã nhìn nhận vấn đề từ khía cạnh lịch sử, chính trị, xã hội và pháp luật trong quan hệ biên giới lãnh thổ Campuchia - Việt Nam. Trên cơ sở phân tích và biện dẫn những tài liệu khoa học, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển vùng biên giới đất liền giữa hai nước. Lê Thị Trường An trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Việt Nam - Campuchia trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ” (2006) khẳng định việc giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia đã có những bước tiến tốt đẹp trong xu thế quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù còn nhiều khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại cùng với những biến động về chính trị, nội bộ của Campuchia, nhưng tác giả vẫn tin tưởng vào triển vọng tốt đẹp của việc giải quyết vấn đề này trong tương lai. Dưới góc độ Luật quốc tế, tác giả đã nhìn nhận, đánh giá quan hệ biên giới Việt Nam - Campuchia trên góc độ pháp lý, với những dẫn chứng cụ thể và xác thực để từ đó đi vào phân tích bản chất, triển vọng giải quyết vần đề này trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, do giới hạn nghiên cứu, tác giả chỉ mới đề cập đến hoạch định biên giới trên đất liền. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vùng biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia: Cơ sở lịch sử, chính trị, xã hội, pháp lý và các giải pháp phát triển bền vững, hài hòa” (2009) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đã quy tụ nhiều bài nghiên cứu của các học giả uy tín trong nước. Nhìn chung, các tác giả đều đánh giá cao vai trò, vị thế của vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Trên cơ sở phân tích, lý giải những khía cạnh hợp tác, các tác giả tại hội thảo đã đề ra nhiều giải pháp phát triển bền vững khu vực biên giới hai nước dưới nhiều góc độ khác nhau. Công trình tập thể “Thực trạng việc phân định vùng biển giữa Việt Nam - Campuchia” của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Mã TL1586) đã góp phần bổ sung cho những nghiên cứu đi trước. Các tác giả đã chỉ rõ, hiện nay vấn đề biên giới trên biển giữa hai nước còn gặp nhiều vướng mắc, chưa thể giải quyết, quan điểm hai bên còn trái chiều nhau. Các tác giả chỉ rõ “diện tích chồng lấn trong vùng biển giữa hai nước Việt Nam và Campuchia là không lớn nhưng do vị trí của vùng biển, yếu tố lịch sử và nguồn lợi hải sản nên đây là vấn đề mà hai bên rất khó giải quyết” [176; 22]. 7
  16. Ngoài ra, một số tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Cộng sản có những bài viết đề cập đến quan hệ Campuchia - Việt Nam. Có thể kể đến như: Bùi Thị Thu Hà có bài “Cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng - một biểu tượng liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân Việt Nam và Campuchia”, Phạm Đức Thành có bài “Campuchia với Hành lang kinh tế Đông - Tây”, Nguyễn Minh Ngọc có bài “Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định biên giới biển tại Vịnh Thái Lan”, Trần Văn Tùng có bài “Quan hệ kinh tế biên giới Việt Nam - Campuchia” đã đề cập đến một vài khía cạnh nào đó trong một giai đoạn lịch sử của quan hệ hai nước. 2.2. Việc nghiên cứu của các học giả Campuchia Các học giả người Campuchia luôn quan tâm, xem xét quan hệ Campuchia - Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và đánh giá dưới nhiều góc độ. Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn là một trong những người có nhiều công trình nghiên cứu về Campuchia trong giai đoạn hiện nay trên nhiều lĩnh vực, nhất là quan hệ quốc tế của Campuchia với khu vực, thế giới, trong đó có Việt Nam, ông chú ý nêu lên những thách thức, triển vọng quan hệ Campuchia với các nước khác trong tương lai không xa. Có thể kể đến một số công trình như: Kao Kim Hourn (1998), “Cambodia - From Crisis to Promise: Building the future”. Kao Kim Hourn (2004), “Cambodia's ASEAN policy: Cambodia's contribution to Peace and Stability in region” Những công trình của Kao Kim Hourn tuy chủ yếu đề cập quan hệ của Campuchia trong cộng đồng ASEAN, quá trình Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1999 và sự thay đổi chính sách đối ngoại trong quá trình thực thi quan hệ quốc tế của Campuchia nhưng đã góp phần phân tích những vấn đề liên quan đến quan hệ của Campuchia với các nước khác, trong đó có Việt Nam. Việc nhìn nhận lại con đường đi đầy gian khó của đất nước để tiến lên xây dựng một quốc gia phồn thịnh của các nhà lãnh đạo và nhân dân Campuchia, từ bỏ “khủng hoảng” để “xây dựng tương lai” chính là điều quan trọng nhất khi Campuchia trở thành thực thể mới trong cộng đồng Đông Nam Á. Tác giả Camaphon trong “Cambodia - Vietnam Political Relations 1979 - 1989” (2003) đã cho thấy một giai đoạn khá phức tạp trong quan hệ hai nước. Đề tài 8
  17. tập trung vào “các mối quan hệ giữa hai nước vào thời điểm đó chỉ để phục hồi của nền kinh tế Campuchia, chính trị và tái thiết lập quan hệ Campuchia và Việt Nam một lần nữa, sau khi mối quan hệ này bị cắt đứt, trong năm 1975 - 1979” cũng như những vấn đề liên quan đến cuộc nội chiến tại Campuchia. Roy Rasmey trong luận văn thạc sĩ “Mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị ở Campuchia: Tác động đối với quan hệ Campuchia - Việt Nam” (2005) đã trình bày một số vấn đề khó khăn, phức tạp do lịch sử để lại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên giới lãnh thổ, vấn đề người Việt tại Campuchia Roy Rasmey cũng nói rõ thực chất quan hệ Campuchia - Việt Nam theo xu hướng tốt đẹp hay xấu đi, một phần là do sự tranh giành nắm quyền lãnh đạo tại Campuchia, chính mâu thuẫn giữa các đảng phái, lực lượng chính trị trong nội bộ đất nước Campuchia đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, trên bình diện sâu rộng của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, tác giả khẳng định “những mâu thuẫn và những tác động đó về lâu dài không thể làm thay đổi mối quan hệ truyền thống anh em giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia được. Đó ngoài là một quy luật ra thì nó cũng có những hệ quả tích cực mà tất cả chúng ta cùng có thể cảm nhận được” [109;76]. Sok Dareth trong luận văn thạc sĩ “Chính sách của Vương quốc Campuchia đối với Việt Nam từ 1993 đến nay” (2008) đã cho thấy được chính sách đối ngoại của Campuchia đối với Việt Nam là nhằm đảm bảo quan hệ hòa bình, ổn định tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, hợp tác đôi bên cùng có lợi, đảm bảo an ninh và lợi ích của hai dân tộc. Do nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của Việt Nam đối với môi trường hòa bình, thịnh vượng của đất nước cũng như của khu vực nên Campuchia đã luôn đặt Việt Nam trong ưu tiên chính sách đối ngoại của mình. Tác giả cũng đã nêu ra bốn nguyên tắc và ba phương châm trong quan hệ của Campuchia đối với Việt Nam. Trong đó, Sok Dareth khẳng định Việt Nam là một nước láng giềng vô cùng quan trọng, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng phương châm của Campuchia đối với Việt Nam vẫn là “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” Sun Sothiarat trong luận văn thạc sĩ “Đường lối phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Campuchia - Việt Nam từ 1998 đến nay” (2010) đã khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam (1991 - 1998) và phân tích sự phát triển của mối quan hệ hai 9
  18. nước từ năm 1998 đến nay. Qua đó đưa ra triển vọng hợp tác và kiến nghị, những định hướng, mục tiêu cụ thể của Campuchia và Việt Nam trong quan hệ song phương. Bên cạnh đó, Sun Sothiarat cũng chỉ ra quan hệ Campuchia - Việt Nam còn những khó khăn thách thức cần phải vượt qua để thúc đẩy quan hệ hai nước ngày càng phát triển vững chắc hơn trong tương lai. Trên bình diện rộng hơn, Kong Sokea trong phân tích, đánh giá “Chính sách đối ngoại Campuchia với ASEAN từ năm 1967 đến nay” (2005) đã cho thấy được chính sách ngoại giao tổng thể của Campuchia đối với khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Theo tác giả, chính sách ngoại giao của Campuchia đã có nhiều tác động sâu sắc tới hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực cũng như quan hệ song phương Campuchia với mỗi nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam vì Campuchia và Việt Nam là hai thực thể không tách rời của Đông Nam Á và đều là thành viên của ASEAN. IM.Reachany trong luận văn thạc sĩ “Quan hệ Mỹ - Campuchia sau Chiến tranh lạnh” (2005) đã phân tích, đánh giá mối quan hệ Campuchia với các nước lớn, qua đó cho thấy sự tác động của Mỹ đối với Campuchia trong hầu hết các lĩnh vực, kể cả chính sách ngoại giao của Campuchia trong khoảng thời gian nói trên. Với góc nhìn này, tác giả đã cho thấy được sự phức tạp trong quan hệ quốc tế liên quan đến chính sách ngoại giao của Campuchia. Suy cho cùng, sự phụ thuộc vào kinh tế và viện trợ nước ngoài đã làm cho Chính phủ Campuchia phải có những đường hướng đối ngoại phù hợp, nhất là đối với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc Bên cạnh đó, mâu thuẫn nội bộ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái ở Campuchia đã làm sự lệ thuộc vào bên ngoài càng tăng lên, do nhiều lực lượng chính trị muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài gia tăng sức ép lên chính phủ đối lập hiện thời. Điều này đã tác động không nhỏ đến quan hệ Campuchia với các nước khác, kể cả Việt Nam. 2.3. Nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam ở các nước khác Quan hệ giữa Campuchia và Việt Nam được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm với nhiều đánh giá nhìn nhận vấn đề khác nhau. Mối quan hệ này đã một thời là tâm điểm chú ý khai thác của những nhà nghiên cứu quan tâm đến cuộc chiến tại Đông Dương và quá trình hòa giải dân tộc ở Campuchia những năm 50 đến đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. 10
  19. Leiglton Marian Kirsh (1978) trong “Perspectives on the Vietnam - Cambodia border conflict”, Asian Survey Vol XVIII, No 5 (p.448 - 457). Lau Teik Soon (1982) “Asian and the Cambodia Problem”, Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.548-561) và “Cambodia - Vietnamese Relations” (1986), Asian Survey Vol XXII, No 6 (p.440 - 451) Những bài viết này đã tập trung đi sâu vào các sự kiện, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá tình hình Campuchia từ thập niên 70 đến giữa thập niên 80 của thế kỷ XX. Các tác giả nhận định Vấn đề Campuchia là một vấn đề phức tạp khó khăn trong quan hệ quốc tế giai đoạn này. Đó là sự căng thẳng trong quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương về Vấn đề Campuchia, cũng như sự can thiệp của các thế lực bên ngoài. Các tác giả cũng đề cập đến quan hệ Campuchia - Việt Nam những năm cuối thập niên 70 đến giữa thập niên 80 với những thăng trầm trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Năm 1989, Dike & Douglas trong bài “The Cambodia Peace Process: Summer of 1989”, Asian Survey, 1989, Vol XXIX, No 9 (p.842 - 852) khẳng định việc rút quân tình nguyện Việt Nam ra khỏi Campuchia đã mở đường cho bước ngoặt quan hệ trong khu vực, giữa ASEAN với ba nước Đông Dương, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam - Campuchia. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử nên quan điểm đánh giá Vấn đề Campuchia và quan hệ Việt Nam - Campuchia, ASEAN - Đông Dương của tác giả có những điểm cần phải trao đổi, bàn luận thêm. Bên cạnh đó, có thể kể đến Hal Kosut trong “Cambodia and the Vietnam war”, New York, 1971. Area Handbook Series, “Cambodia, A Country Study”, DA pam 550-50, Washington, 1987 Những công trình này chủ yếu tập trung xem xét mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh Đông Dương và nội chiến ở Campuchia. Một số học giả lại tiếp cận về mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong bối cảnh lịch sử khu vực. Chang Pao Min trong công trình“Kampuchea between China and Viet Nam”, Singapore University Presses, 1987 đã đề cập đến một thời điểm nhạy cảm của lịch sử Campuchia và khu vực, qua đó cho thấy Campuchia trong quan hệ quốc tế luôn chịu sự tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với chính sách ngoại giao của Campuchia. 11
  20. Trên bình diện rộng hơn, tác giả Cunha, Derk da (ed) trong “Southeast Asian Perspectives on Security”, Insititute of Southeast Asian Studies, Singapore, 2000. Tan, Andrew T.H and Boutin, J.D KenNeth (ed) trong “Non - Traditional Security Issues in Southeast Asia”, Institute of Defence and Strategic Studies, Singapore, 2001 chủ yếu đề cập đến sự hợp tác đa phương của các nước trong khu vực Đông Nam Á và ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu về mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Thứ nhất, số lượng công trình, bài viết nghiên cứu về mối quan hệ hai nước khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, do mục đích, góc độ và thời điểm nghiên cứu nên có thể thấy cho đến nay trong phạm vi Việt Nam vẫn chưa có một công trình chuyên sâu nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong giai đoạn 1993 - 2010 dưới góc độ sử học. - Thứ hai, do bối cảnh khu vực Đông Nam Á và Campuchia trong hai thập niên cuối thế kỷ XX rất phức tạp nên có khá nhiều công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về quan hệ chính trị, ngoại giao Campuchia - Việt Nam; các lĩnh vực quan hệ khác tuy có đề cập, nhất là trong những năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn chưa nhiều, chưa tương xứng với thực tiễn quan hệ giữa hai nước. - Thứ ba, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cả trong và sau Chiến tranh lạnh nên các công trình nghiên cứu về quan hệ Campuchia - Việt Nam thể hiện rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí có phần khác biệt nên cần có sự phân tích, đánh giá thêm để đưa ra những kết luận khách quan, khoa học và toàn diện hơn. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa có chọn lọc những công trình, bài viết đi trước, trong việc thực hiện đề tài Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) chúng tôi mong muốn góp phần làm rõ hơn vấn đề này. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ tái hiện bức tranh toàn cảnh về quan hệ Campuchia - Việt Nam trong những năm 1993 - 2010 đi từ cơ sở hình thành, thực trạng quan hệ đến tác động của mối quan hệ này đối với hai chủ thể, khu vực và bước đầu dự báo xu hướng vận động của quan hệ Campuchia - Việt Nam trong thời gian tới. 12
  21. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Trình bày những nhân tố tác động đến mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, trong đó có cả những nhân tố khách quan và chủ quan. - Tập trung nghiên cứu, phân tích quá trình phát triển quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, để làm rõ quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), chúng tôi có đề cập tới quan hệ này trước năm 1993, bởi đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai nước giai đoạn sau đó. - Rút ra những đặc điểm, tính chất của quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng như phân tích, đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với sự phát triển của mỗi nước và đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực. Qua đó, nhìn nhận, đánh giá về xu hướng vận động của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam trong thời gian sắp tới. 4. Phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu 4.1. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu hai chủ thể chính trị ở khu vực Đông Nam Á là Campuchia và Việt Nam - hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, xã hội sau Chiến tranh lạnh. - Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam trong những năm 1993 - 2010. Đây là giai đoạn quan hệ hai nước có những chuyển biến to lớn, toàn diện và đã có những tác động lẫn nhau, nhất là sau khi Vương quốc Campuchia được tái lập vào năm 1993 và Chính phủ Liên hiệp dân tộc Campuchia đi vào hoạt động, đã mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước. Năm 2010 được chúng tôi chọn làm giới hạn nghiên cứu vì đây là một đề tài sử học, do đó cần có một khoảng lùi nhất định về thời gian trong việc nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic của đề tài, các giai đoạn quan hệ giữa hai nước trước năm 1993 và từ sau năm 2010 cũng được đề cập ở mức độ nhất định. 13
  22. - Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu: chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học - kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á. 4.2. Nguồn tài liệu Nguồn tư liệu chủ yếu được khai thác phục vụ cho đề tài này bao gồm: - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của Nhà nước Campuchia, các bài viết và tác phẩm của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước, các báo cáo văn kiện, Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố chung, Nghị định thư của các bộ, ban ngành có quan hệ hợp tác, các văn kiện liên quan của tổ chức ASEAN. - Các công trình chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học tại các cuộc hội thảo khoa học của các nhà nghiên cứu Campuchia và Việt Nam đã công bố. - Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài liên quan đến đề tài, chủ yếu bằng tiếng Anh. - Một số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ ở Campuchia hoặc Việt Nam. - Báo chí Campuchia, Việt Nam và của Thông tấn xã Việt Nam, của Bộ Ngoại giao. Các thông tin khai thác có chọn lọc và xử lý các nguồn tư liệu cập nhật thường xuyên trên mạng Internet bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Quán triệt phương pháp luận sử học Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại. - Phương pháp nghiên cứu: Vì đề tài thuộc về khoa học lịch sử nên việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong sự kết hợp được xem là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Mặt khác, trong chừng mực nhất định, tác giả luận án còn sử dụng các phương pháp khoa học liên ngành như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê, dự báo trong từng nội dung cụ thể của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài 6.1 Về phương diện khoa học - Trên cơ sở khái quát toàn bộ lịch sử quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993, luận án khôi phục lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển của mối 14
  23. quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, an ninh, khoa học kỹ thuật, hợp tác trong khu vực Đông Nam Á từ năm 1993 đến năm 2010. - Phân tích, luận giải những vấn đề liên quan trong từng lĩnh vực quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận mang tính độc lập. - Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về quan hệ song phương Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh, kinh tế thương mại và các lĩnh vực khác giai đoạn 1993 - 2010 từ góc nhìn của nhà nghiên cứu Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ tính chất, đặc điểm cũng như xu thế phát triển của mối quan hệ này. - Luận án có thể là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế, lịch sử Campuchia và Việt Nam thời hiện đại. 6.2. Về phương diện thực tiễn - Nghiên cứu đề tài giúp hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ Campuchia - Việt Nam cùng những tác động nhiều chiều từ mối quan hệ này đối với chủ thể mỗi nước cũng như tình hình chung của khu vực. - Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn góp phần cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chiến lược của Việt Nam vận dụng vào lĩnh vực đối ngoại, nhất là trong quá trình mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác với các nước ở khu vực Đông Nam Á. 7. Bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu làm 3 chương: Chương 1. Những nhân tố tác động tới quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) Chương 2. Quan hệ Campuchia - Việt Nam trên các lĩnh vực (1993 - 2010) Chương 3. Nhận xét, đánh giá về quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010) 15
  24. Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ CAMPUCHIA - VIỆT NAM (1993 - 2010) 1.1. Nhân tố lịch sử, văn hóa và địa chiến lược 1.1.1. Khái quát quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1993 Quan hệ Campuchia - Việt Nam trước năm 1975 Từ lâu trong lịch sử, Campuchia đã có quan hệ với Việt Nam. Từ đầu thiên niên kỷ thứ II trở đi, khuynh hướng tăng cường giao lưu với Đại Việt, Lạn Xạng và các nước láng giềng Đông Nam Á khác ngày càng rõ nét. Trong những thế kỷ tiếp theo, nhân dân Campuchia và Việt Nam cùng các dân tộc anh em trong khu vực đã đoàn kết với nhau chống lại những cuộc xâm lăng của phong kiến phương Bắc. Đặc biệt, chiến thắng đế chế Mông Nguyên (Trung Quốc) của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII không chỉ là sự kiện mang tầm vóc Á - Âu, mà còn thể hiện sức mạnh đoàn kết đấu tranh của các dân tộc Đông Nam Á. Vào thời điểm chế độ phong kiến ở Campuchia cũng như Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu, giai cấp phong kiến từ chỗ chống lại chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược cuối cùng chấp nhận sự bảo hộ của ngoại bang và bước vào con đường thỏa hiệp, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo điều kiện cho thực dân Pháp đặt ách cai trị lên toàn cõi Đông Dương. Năm 1887, thực dân Pháp lập ra “Liên bang Đông Dương” (Union Indochinoise) gồm hai nước Campuchia và Việt Nam, năm 1893 bao gồm cả Lào. Kết quả là thực dân Pháp đã khai sinh ra một thực thể chính trị mới đầu tiên mang tên “Indochine française” (Đông Dương thuộc Pháp). Đứng trước hoàn cảnh đó, nhân dân hai nước Campuchia và Việt Nam đã kề vai sát cánh bên nhau cùng chống lại kẻ thù chung. Tiêu biểu cho mối quan hệ này là liên minh chiến đấu của nghĩa quân Achar Soa (Campuchia) với nghĩa quân Đề đốc Huân những năm 1864 - 1866; liên minh chiến đấu Trương Quyền - Pukumbor (1866 - 1867) trên địa bàn biên giới Campuchia - Việt Nam, là sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam đối với cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Shivotha (1855 - 1891), ngược lại trong một số cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam có sự tham gia đông đảo của nhân dân Khmer. Những hành động lịch sử trên đây mở đầu cho quá trình liên minh, đoàn kết chiến đấu chặt chẽ và bền bỉ giữa hai dân tộc Campuchia và Việt Nam. 16
  25. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhân dân Campuchia và Việt Nam đã đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và thống trị. Tiêu biểu cho sự liên minh này là cuộc khởi nghĩa của N’Trang Lơng (1909 - 1933) ở cao nguyên Tây Nguyên Việt Nam đã có sự tham gia của các tộc người vùng Đông Bắc Campuchia. Cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa quan trọng không chỉ “đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh chung giành độc lập, đưa lại chiến thắng vẻ vang trong cách mạng tháng Tám 1945 và 30 năm gìn giữ độc lập thống nhất tổ quốc, cuộc khởi nghĩa Trang Lơng còn là một biểu tượng của tinh thần đoàn kết chiến đấu (dân tộc và quốc tế)” [41;63]. Tháng 11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ, thực dân Pháp âm mưu đưa lính từ biên giới Campuchia - Thái Lan về đàn áp nhân dân Việt Nam. Công nhân lái xe ở Phnom Penh đã tổ chức bãi công, không chịu chở binh lính về đàn áp những người anh em Việt Nam của mình [59;40]. Hội nghị Trung ương VIII của Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) còn giao nhiệm vụ cho Đảng bộ Nam Kỳ (Việt Nam) phải giúp đỡ việc xây dựng cơ sở Đảng tại Campuchia, cách mạng Việt Nam có nghĩa vụ giúp đỡ cách mạng Campuchia, ngược lại cách mạng Campuchia phát triển sẽ là sự hỗ trợ to lớn và trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam. Đây là một biểu hiện mới của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và minh chứng sâu sắc rằng “Chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời khỏi Chủ nghĩa quốc tế vô sản” [74;125], “giúp bạn là tự giúp mình” của nhân dân Campuchia và Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Campuchia và Việt Nam đã có sự đoàn kết và liên minh chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu của cách mạng, quân và dân thuộc các tỉnh giáp biên hai nước đã liên hệ, phối hợp và giúp đỡ nhau đẩy mạnh đấu tranh. Vào đầu năm 1949, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định “mở rộng Mặt trận Miên - Lào”, trong đó yêu cầu mở rộng Mặt trận Kháng chiến Campuchia và Lào, củng cố lực lượng Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế tại hai nước này, tăng cường thêm cán bộ, xây dựng và mở rộng căn cứ tại Campuchia Trong những năm 50 của thế kỷ XX, được sự giúp đỡ của Việt Nam, nhân dân Campuchia đã không ngừng mở rộng phong trào kháng chiến chống Pháp và tiến hành Hội nghị toàn quốc để thành lập Ủy ban Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc gọi là “Samakhum Khmer Issarak” do Sơn Ngọc Minh làm Chủ tịch 17
  26. (19/4/1950). Ông Nguyễn Thanh Sơn nguyên Xứ ủy Nam Kỳ (1939 - 1940) và Trưởng ban quân sự kiêm ngoại giao thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ (1947) được Trung ương cử sang Campuchia giúp xây dựng lực lượng kháng chiến Issarak Khmer [114;2080]. Có thể nói, sự phối hợp, giúp đỡ, liên minh đoàn kết chiến đấu giữa Campuchia và Việt Nam (cùng với Lào) đã góp phần đưa lại những thắng lợi căn bản cho sự nghiệp cách mạng của hai nước, tạo tiền đề, điều kiện quan trọng buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán và ký các hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), khi đế quốc Mỹ dùng vũ trang xâm lược hòng đặt ách thống trị chủ nghĩa thực dân kiểu mới lên bán đảo Đông Dương thì “nhân dân Campuchia lại một lần nữa kề vai, sát cánh với nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, được sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đã nhất tề đứng lên kháng chiến” [128] nhằm mục đích đánh đuổi đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc. Giai đoạn 1954 - 1970, Campuchia dưới sự dẫn dắt của cựu Quốc vương N.Shihanouk đã thực hiện đường lối hòa bình, trung lập và thể hiện quan điểm ngoại giao thân thiện trong quan hệ với cách mạng Việt Nam, “có thái độ tích cực trong sự ủng hộ cách mạng Việt Nam, lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố nhận đại diện của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1966), công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” [166; 264]. Có thể thấy rằng, trong thời gian này, Campuchia đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quân giải phóng Việt Nam, nhất là cho phép bộ đội giải phóng mượn đường qua đất Campuchia để tiến công vào sào huyệt của chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngược lại, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ đường lối phát triển trung lập, độc lập và hòa bình của Campuchia. Có thể nói, ở thời điểm này, nhân dân Campuchia và Việt Nam đều có chung một kẻ thù là đế quốc Mỹ đang tìm mọi cách triệt phá chế độ trung lập của Campuchia, cũng như đang trực tiếp xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng, do điều kiện của bối cảnh bên trong và ngoài nước, tổ chức Cộng đồng Xã hội Bình dân (Sangkum Reastr Nlyum, thành lập năm 1955) do Cựu vương Shihanouk lãnh đạo vẫn chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với đế quốc Mỹ và chưa thực sự công khai chống Mỹ, tiếp tục “nhận viện 18
  27. trợ Mỹ và không kiên quyết trấn áp bọn thân Mỹ” [166; 265]. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam, đồng thời dẫn đến nguy cơ đổ vỡ nhanh chóng nền hòa bình, độc lập và trung lập của Campuchia. Giai đoạn 1970 - 1975, tình bạn chiến đấu sắt son của hai dân tộc càng được bồi đắp và trở nên gắn bó hơn, chính điều đó đã tạo nên những chiến thắng vang dội, với hàng loạt chiến dịch giữa quân đội hai nước như “Chen La I”, “Chen La II”, “Lam Sơn 719” góp phần đập tan nhiều chiến lược quân sự quy mô của Mỹ như “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Khmer hóa chiến tranh” nói riêng và “Đông Dương hóa chiến tranh” nói chung. Trên đà thắng lợi, với sự giúp đỡ hết mình của Việt Nam, nhân dân Campuchia đã tấn công quyết liệt vào chế độ Lon Nol thân Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải rút quân khỏi Campuchia, giành thắng lợi quyết định cuối cùng vào năm 1975. Thắng lợi này, ngược lại đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Việt Nam hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc. Có thể khẳng định, tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa Campuchia và Việt Nam trước năm 1975, đã tạo điều kiện cần thiết cho hai nước thoát khỏi những âm mưa chia cắt và ý định chiếm đóng lâu dài của thực dân và đế quốc. Mặc dù vẫn còn những trở ngại xuất phát từ điều kiện chủ quan và khách quan, nhưng quan hệ Campuchia và Việt Nam ở thời kỳ này nhìn chung tốt đẹp. Đây chính là nền tảng quan trọng góp phần làm nên thắng lợi đối với sự nghiệp cách mạng mỗi nước cũng như của nhân dân trên toàn bán đảo Đông Dương. Hơn nữa, sự gắn bó tích cực về mặt lịch sử giữa hai nước cũng được xem như là một tiền đề không thể thiếu để Campuchia và Việt Nam tiếp tục tăng cường hơn nữa mối quan hệ trong giai đoạn tiếp theo. Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1975 - 1993) Mùa xuân 1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, từ thời điểm này trở đi, nhân dân Việt Nam được hưởng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Riêng Campuchia, con đường hòa bình và tự do còn gặp nhiều chông gai trắc trở do sự phản bội lại dân tộc, nhân dân của tập đoàn phản động Polpot - Ieng Sary (Khmer Đỏ), tập đoàn này tự xưng là “lực lượng cách mạng theo chủ nghĩa Marx - Lenin” nhưng thực chất là những tên độc tài phát xít 19
  28. được che đậy dưới danh nghĩa “cách mạng chân chính”. Khmer Đỏ đã tiến hành cuộc thanh trừng cách mạng và đẩy đất nước Campuchia vào vực thẳm của họa diệt vong. Chỉ trong gần 4 năm cầm quyền (1975 - 1979), Khmer Đỏ “đã xóa sạch mọi thành quả cách mạng, giết hại hàng triệu dân vô tội, xóa bỏ nền kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước Campuchia tươi đẹp. Chúng còn cam tâm đem quân xâm lấn Việt Nam, giết hại những người láng giềng anh em đã cùng nhân dân Campuchia chung một chiến hào cùng làm nên chiến thắng vẻ vang chống đế quốc Mỹ” [128]. Đứng trước họa diệt chủng của dân tộc Khmer và để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trước hành động xâm lược của tập đoàn Polpot gây ra, quân đội tình nguyện Việt Nam đã được cử sang giúp nhân dân Campuchia theo yêu cầu khẩn cấp của phía cách mạng bạn, phối hợp toàn diện với quân và dân Campuchia tấn công tiêu diệt hoàn toàn chế độ diệt chủng tàn bạo. Thắng lợi có tính quyết định đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời nhà nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Campuchia năm 1979. Trên tinh thần quốc tế vô sản và thể theo nguyện vọng của phía bạn, quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia trong 10 năm (1979 - 1989) làm nghĩa vụ quốc tế. Trong thời gian này, theo đề nghị của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước và Chính phủ cách mạng lâm thời Campuchia, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cử hàng ngàn cán bộ cao cấp, trung cấp, gồm đủ mọi ngành từ Trung ương đến địa phương sang làm chuyên gia giúp Campuchia thực hiện công cuộc hồi sinh dân tộc (chuyên gia kinh tế, quân sự, chính trị, chuyên gia Thành phố Phnom Penh dưới sự lãnh đạo của Tổng đoàn chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia trực thuộc Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam). Trong “10 năm giúp bạn (1979 - 1989), chuyên gia Việt Nam giúp Campuchia đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử quốc tế trọng đại, chưa có tiền lệ trên thế giới. Chuyên gia Việt Nam đã giúp bạn đi từ con số không thực hiện một cuộc hồi sinh dân tộc kỳ diệu, xây dựng Campuchia thành một đất nước hoàn chỉnh, có chính quyền đủ sức chăm lo đời sống nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, có nền kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế ngày càng phát triển” [3;13]. Trên cơ sở đó, cùng với sự nỗ lực cố gắng của mình, Chính phủ và Nhà nước Campuchia được cộng đồng thế giới tin tưởng công nhận, từng bước được khẳng định vai trò, vị thế trên trường quốc tế. 20
  29. Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác Campuchia - Việt Nam được ký ngày 8/2/1979 (ngay sau khi Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng) đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển toàn diện mối quan hệ đoàn kết chiến đấu và hợp tác hữu nghị đặc biệt Campuchia - Việt Nam. Sự kiện này đã được lãnh đạo cả hai nước Việt Nam và Campuchia đánh giá rất cao. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu rõ: “Đó là sự kiện chính trị vô cùng trọng đại khẳng định quyết tâm của nhân dân và chính phủ hai nước bảo vệ và phát triển mối quan hệ thắm thiết, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước từ thế hệ này sang thế hệ khác mãi mãi kề vai sát cánh trong hòa thuận quý mến, và tôn trọng lẫn nhau” [127]. Chủ tịch Campuchia Heng Sam Rin cũng khẳng định việc ký kết Hiệp định hòa bình và hữu nghị đã “đánh dấu một bước phát triển mới vượt bậc, toàn diện trong quan hệ đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác hữu nghị Campuchia - Việt Nam vì lợi ích dân tộc chân chính của mỗi nước, vì hòa bình, hữu nghị và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới” [127]. Trong thời gian này, quan hệ Campuchia - Việt Nam được thể hiện rõ nét tình cảm đồng chí, anh em nồng ấm. Nhân dân Việt Nam dù trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng vẫn ra sức giúp đỡ nhân dân Campuchia ổn định cuộc sống, xây dựng chế độ mới. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã hỗ trợ thiết thực cho Campuchia hàng chục ngàn tấn hàng hóa, lương thực thực phẩm để cứu đói và nhiều công cụ lao động nhằm góp phần vào việc nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân Campuchia. Đi đôi với sự giúp đỡ về nông nghiệp, Việt Nam cũng tận tình giúp Campuchia khôi phục và duy trì các hoạt động của thủ công nghiệp, công nghiệp. Cùng với việc hỗ trợ vật tư, thiết bị, Việt Nam còn cử cán bộ, công nhân sang Campuchia tập trung khôi phục lại hệ thống điện, nước ở Thủ đô Phnom Penh; nhiều nhà máy, xí nghiệp đều được Việt Nam giúp khôi phục trở lại hoạt động bình thường. Chỉ sau 2 năm (1979 - 1981), những cán bộ, công nhân Việt Nam đã sát cánh, đồng cam cộng khổ với lao động Campuchia, cùng với sự giúp đỡ về nguyên vật liệu, kỹ thuật, 80% nhà máy, xí nghiệp, hàng trăm cơ sở sản xuất thủ công nghiệp bước đầu tái đi vào hoạt động. Về y tế, Việt Nam đã cử hơn 400 cán bộ y tế, trong đó có hơn 100 bác sĩ, dược sĩ cùng nhiều dụng cụ y tế sang giúp đỡ Campuchia khám chữa bệnh, đào tạo bồi dưỡng nhân viên y tế cho Campuchia. Việt Nam còn tạo điều kiện giúp đỡ Campuchia trên nhiều lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục, giao 21
  30. thông vận tải, quân sự; Việt Nam và Campuchia cũng đã ký Hiệp định viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho Campuchia vào năm 1980 nhằm đẩy nhanh công cuộc ổn định đời sống nhân dân nước bạn. Có thể khẳng định, sự giúp đỡ toàn diện của Việt Nam cho Campuchia trong công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này là một minh chứng mới của tình đoàn kết chiến đấu, tình hữu nghị anh em thắm thiết giữa nhân dân hai nước. Từ năm 1983, hợp tác giữa hai nước càng đi vào chiều sâu và có kế hoạch. Hai nước đã thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế - văn hóa, các bộ, các tỉnh có phân ban hợp tác, hàng năm triển khai nhiệm vụ và ký kết các chương trình hợp tác mới. Sự hợp tác kinh tế, văn hóa Campuchia - Việt Nam trong nửa đầu thập niên 80 phát triển không ngừng về quy mô, tăng nhanh nhịp độ, mở rộng phạm vi trong các lĩnh vực, bao quát toàn diện trong các ngành kinh tế quốc dân. Hai nước đã ký kết khôi phục và xây dựng thêm hàng trăm công trình công - nông, lâm nghiệp, trong đó rất nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, giữa các tỉnh Campuchia và Việt Nam cũng đã thực hiện kết nghĩa, hợp tác chặt chẽ giúp đỡ lẫn nhau (21 tỉnh, thành phố kết nghĩa giữa hai nước). Các tỉnh kết nghĩa của Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia chống nạn đói, cụ thể là 63.000 tấn gạo, bột mì, 4.000 tấn thực phẩm, 1000 tấn thuốc, 100.000 mét vải, 500.000 cuốn vở học trò, khoảng 60.000 tấn giống lúa, ngô, đỗ, lạc, gần 500.000 con giống gia súc, gia cầm [80]. Các công ty vận tải biển, vận tải sông, công ty vận tải hàng hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa hàng chục ngàn tấn phương tiện vận tải các loại cùng với lực lượng vận tải của nước bạn tham gia các chiến dịch vận chuyển hàng trăm tấn hàng hóa, lương thực, thực phẩm góp phần vào việc nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân Campuchia. Đồng thời, các công ty giao thông vận tải Đồng Tháp, Tây Ninh, Sông Bé tập trung nhiều cán bộ, công nhân có tay nghề cao, sử dụng nhiều loại thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển tốt để chi viện cho các công trường, đẩy nhanh tiến độ thi công của các công trình trọng điểm; bên cạnh đó còn giúp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng trăm cán bộ kỹ thuật, công nhân lái xe Campuchia [126]. Sự giúp đỡ có hiệu quả của Việt Nam đã minh chứng rõ hơn về tình đoàn kết của hai dân tộc Campuchia và Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đầy gian nan thử thách, phù hợp với lợi ích cách mạng của nhân dân hai nước và của cả khu vực. Như 22
  31. lời khẳng định của Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Campuchia “Hợp tác toàn diện với Việt Nam là tư tưởng, chiến lược của Đảng, là yêu cầu tất yếu của lịch sử, là vấn đề quyết định vận mệnh, tương lai của Campuchia, là tình cảm cách mạng trong sáng, là lập trường kiên định của con người mới Campuchia” [81]. Trên đà thắng lợi ấy, một sự kiện đặc biệt quan trọng đã được thực hiện, đó là việc ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia hai nước năm 1985. Hiệp ước về biên giới được ký kết không chỉ đánh dấu một bước phát triển cao hơn nữa mối quan hệ hai nước, mà còn là biểu hiện sinh động quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước về giải quyết vấn đề biên giới trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hoàn toàn vì lợi ích thiết thực của mỗi quốc gia và phù hợp với luật pháp quốc tế. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước tiến nhanh hơn nữa trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Cũng chính từ thời điểm này, quan hệ với Campuchia càng được đẩy mạnh và phát triển lên tầm cao mới. Việt Nam tích cực ủng hộ lập trường của Campuchia, một mặt kêu gọi đối thoại giữa ASEAN và ba nước Đông Dương, mặt khác ủng hộ một đất nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ. Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 1/10/1981, Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Bộ Ngoại giao Việt Nam Trịnh Xuân Lãng khẳng định lập trường trước sau như một về tình hình đất nước Campuchia, “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn cho rằng những vẫn đề nội bộ Campuchia phải do nhân dân Campuchia tự giải quyết, các bên Campuchia cần gặp nhau để bàn bạc giải quyết những vấn đề của đất nước mình” [82] và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay góp phần sớm xây dựng hòa bình, ổn định đất nước Campuchia. Đánh giá những công lao to lớn của Việt Nam trong sự nghiệp hồi sinh đất nước, dân tộc Campuchia, Tiến sĩ Chhay Yiheng, Cố vấn Chính phủ Hoàng gia Campuchia, thành viên lực lượng đặc trách Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia khẳng định: “Sau ngày giải phóng khỏi chế độ diệt chủng, Việt Nam là lực lượng tích cực giúp Campuchia hồi sinh dân tộc, xây dựng lại cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, chống lại sự tái diễn của nạn diệt chủng. Việt Nam cử các chuyên gia sang Campuchia trợ giúp tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, công tác giáo dục, văn hóa và y tế. Tất cả những sự giúp đỡ ấy đều là cơ sở quan trọng cho cuộc sống hiện tại của chúng tôi. Tình hữu nghị Campuchia - Việt Nam ngày càng được củng cố và phát triển vì lợi ích của 23
  32. nhân dân hai nước. Việc nhân dân, Chính phủ và Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng Polpot và hồi sinh dân tộc là một sự nghiệp cao cả sáng ngời chính nghĩa trong thế kỷ 20” [95]. Cũng với tình cảm chân thành ấy, ngày 7/1/1989, trong buổi gặp gỡ chuyên gia Việt Nam chuẩn bị về nước, Chủ tịch nước Campuchia Heng Sam Rin nhấn mạnh: “Tổ quốc và nhân dân Campuchia đã khắc sâu vào trái tim mình, lịch sử đất nước Campuchia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Campuchia” [91]. Về an ninh - quốc phòng, Campuchia và Việt Nam tiếp tục phối hợp nhằm đối phó với những khó khăn thách thức trước mắt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Campuchia và sự giúp đỡ to lớn của quân đội Việt Nam, quân và dân Campuchia đã liên tục tiến công, đập tan những căn cứ quan trọng cuối cùng của bọn phản cách mạng, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng tàn tích của Polpot, đánh tan nhiều đợt tiến công quấy rối của lực lượng thù địch từ biên giới Thái Lan - Campuchia. Cho đến thời điểm năm 1989, khi quân tình nguyện rút hết về nước, Việt Nam đã giúp Campuchia xây dựng được một lực lượng quân sự đủ sức đảm đương vai trò bảo vệ thành quả cách mạng và hòa bình cho nhân dân Campuchia, hoàn thành sứ mệnh quốc tế trên đất bạn. Sau khi Hiệp định Paris về lập lại hòa bình tại Campuchia được ký kết (1991), Campuchia tạm thời được điều hành bởi cơ quan quyền lực lâm thời của Liên Hợp Quốc ở Campuchia (UNTAC) và Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia có đại diện bốn phái ở Campuchia. Đây là thời gian khó khăn trong quan hệ Campuchia - Việt Nam, Đảng NDCM Campuchia đổi tên thành Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và bước vào thời kỳ đấu tranh mới; nhiều đảng phái mới tại Campuchia được thành lập và đi theo nhiều hướng với mục tiêu chính trị khác nhau. Do đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam thời kỳ này bị gián đoạn trên nhiều lĩnh vực, quan hệ kinh tế bị chững lại, chỉ trừ một số buôn bán tiểu ngạch, nhiều chính sách quan hệ kinh tế bị bãi bỏ. Tháng 1/1992, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm sang thăm Campuchia theo lời mời của Quốc trưởng N.Shihanouk. Trong Thông cáo chung, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “xây dựng mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai quốc gia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe 24
  33. dọa dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ hai nước bằng con đường hòa bình, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình” [11;240]. 1.1.2. Nhân tố địa văn hóa và địa chiến lược Sự gần gũi về mặt địa lý Hai nước Campuchia và Việt Nam nằm trong một thực thể địa lý thống nhất thuộc khu vực Đông Nam Á. Đây là mặt đông của bán đảo Trung Ấn và thềm lục địa biển Đông tiếp cận nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu với chế độ hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á. Trên bản đồ, cả hai quốc gia đều nằm trên bán đảo Đông Dương, có mối quan hệ mật thiết về địa lý: núi liền núi, sông liền sông, cùng chung dãy Trường Sơn và có dòng sông Mekong trải dài trên lãnh thổ hai quốc gia; Campuchia và Việt Nam còn có vùng biển chung phía Nam giúp giao lưu, cùng khai thác hải sản, phát triển ngư nghiệp. Mặt khác, cùng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, Campuchia và Việt Nam là ba quốc gia tạo thành khối thống nhất, nằm án ngữ cửa ngõ Đông Nam Á và có vị trí trung tâm ở khu vực. Trên đất liền, Campuchia giáp Việt Nam ở phía Tây Nam với đường biên giới 1.137 km. Chính sự gắn bó mật thiết về địa lý cùng với vị trí chiến lược quan trọng như vậy mà từ lâu quan hệ giao thương hai nước đã được hình thành, với hàng chục tuyến đường bộ và nhiều cửa khẩu qua lại thuận lợi giữa hai nước. Không những thế, nằm ở khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, lợi thế tiếp giáp với các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc hợp tác giao lưu, học hỏi giữa ba nước Đông Dương với các nước khác. Bên cạnh những mặt tích cực do nhân tố địa lý mang lại thì sự phức tạp, khó khăn do sự gần kề về biên giới trên bộ và trên biển giữa hai nước cũng cần được xem xét. Việc có chung đường biên giới đã làm cho quan hệ hai nước từ trước đến nay nhiều lần xảy ra tranh chấp, căng thẳng và hiểu lầm, nhiều phe phái chính trị ở Campuchia và các thế lực bên ngoài thường dựa vào lý do lịch sử về biên giới để gây sức ép lên hai chủ thể nhà nước, gây chia rẽ và hiểu lầm giữa hai dân tộc. Hơn nữa, biên giới Campuchia - Việt Nam lại là nơi hội tụ nhiều tệ nạn xã hội, buôn lậu, nơi trú ngụ của các tội phạm xuyên quốc gia, các phần tử thù địch với cách mạng Việt Nam. Do đó, Campuchia và Việt Nam cần hợp tác với nhau để giải quyết những vấn 25
  34. đề còn tồn đọng cũng như thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Mặc dù còn những khó khăn phức tạp nêu trên, song cần khẳng định nhân tố địa lý đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mối quan hệ Campuchia - Việt Nam, cũng như góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác và liên kết giữa hai nước với các đối tác bên ngoài. Nét tương đồng về văn hóa Như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, nền văn hóa của Campuchia và Việt Nam đều mang đậm dấu ấn bản sắc phương Đông với những đặc trưng riêng. Trải qua hàng ngàn năm từ khởi nguyên đến nay, những cộng đồng tộc người sống trên đất Campuchia và những cư dân vùng đất Nam Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam đã có quan hệ gắn bó với nhau, cùng chung sống và có những đặc điểm chung về lối sống, lối làm ăn, nếp nghĩ, phong cách ăn mặc điều này đã tạo nên một nền văn hóa với hai trung tâm chính là Tonlesap và Đồng Nai, mà nhiều nhà nghiên cứu gọi đó là nền “Văn minh sông Mekong”. Từ khi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, thống trị Đông Dương, Campuchia và Việt Nam đều có quá trình “tiếp biến” văn hóa phương Tây ở những mức độ khác nhau. Về mặt tôn giáo, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân Campuchia và Việt Nam. Có thể thấy được điều này qua hệ thống chùa chiền rất nhiều ở mỗi nước. Cho đến ngày nay, Phật giáo vẫn luôn hiện diện sâu sắc trong đời sống tâm linh của người dân hai nước, đồng thời là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất ở hai quốc gia này. Về phương diện ngôn ngữ, Đông Dương là địa bàn cộng cư của nhiều dân tộc người cổ ở Đông Nam Á. Cả Campuchia và Việt Nam đều thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Malayo Polinésien). Sự có mặt của các nhóm ngôn ngữ ở Đông Dương có chung quan hệ nguồn gốc là ngôn ngữ Nam Á (Astroasiatie) và các quan hệ tiếp xúc giữa các nhóm ngôn ngữ này với nhau phản ánh tính đồng nhất trong đa dạng của các ngôn ngữ ở đây [59;15]. Về phương diện vật chất, từ rất sớm, cư dân Đông Dương đã là chủ nhân của các nền văn minh sớm và phát triển liên tục trong lịch sử, đó là thời kỳ hội tụ của nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn. Canh tác lúa nước hay còn có tên gọi “nền văn hóa 26
  35. trồng lúa” là một nét đặc trưng cơ bản. Ngoài ra, cư dân Campuchia và Việt Nam còn có nhiều điểm tương đồng văn hóa như nhà ở, phong tục, lễ hội, trang phục; sự tồn tại của tín ngưỡng vạn vật hữu linh (animisme) và tục thờ cúng tổ tiên cũng như hệ thống tư duy biện chứng nguyên thủy, sự bảo lưu rộng rãi các tập tục và sinh hoạt văn hóa dân gian. Chẳng hạn, người dân Campuchia vẫn đón tết cổ truyền vào dịp tháng tư dương lịch giống như người Khmer Nam Bộ, điều này tạo nên sự đan xen hòa quyện giữa nền văn hóa hai nước trên cái nền chung của văn hóa khu vực. Tóm lại, quá trình phát sinh, phát triển của mối quan hệ Campuchia - Việt Nam được bắt nguồn từ cội nguồn văn hóa có những điểm tương đồng trên bán đảo Đông Dương. Quan hệ đó được thể hiện sinh động, phong phú trong ngôn ngữ và trong nhiều lĩnh vực văn hóa khác. Chính sự tương đồng về văn hóa, gần gũi về địa lý đã tạo nên một tiềm năng to lớn, một bản lĩnh cần có cho Campuchia và Việt Nam khi tiếp biến hai nền văn minh lớn của thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ và về sau là phương Tây, tạo thêm cơ sở vững chắc và lâu bền trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia dân tộc. Tác động từ một số nước lớn (Trung Quốc và Mỹ) Trong điều kiện thế giới hiện nay, khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế mỗi nước trên trường quốc tế. Ý thức được vấn đề này, Campuchia và Việt Nam đều thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập tự chủ, hữu nghị với cộng đồng các quốc gia dân tộc. Một mặt phát huy nội lực, mặt khác tận dụng lợi thế quốc tế để đẩy nhanh quá trình đổi mới xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, Campuchia và Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực và quốc tế: Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Phong trào không liên kết (NAM), ASEAN, Ngoài ra, cùng với các nước Đông Nam Á khác, Campuchia và Việt Nam còn tham gia đề xuất việc thành lập các tổ chức khu vực và là thành viên của các tổ chức tiểu khu vực như: Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Việt Nam - Myanmar (CLVM), Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế giữa ba dòng sông (ACMECS). Những hợp tác này một mặt củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của mỗi nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ 27
  36. độc lập tự chủ cũng như công cuộc xây dựng đất nước. Mặt khác, sự hợp tác đa phương cũng tạo cơ hội cho Campuchia và Việt Nam có thêm tiếng nói và những cam kết chung trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực, qua đó tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia láng giềng, là một trong những động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện Campuchia với Việt Nam. Hiện nay, việc tăng cường vai trò ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực đang làm gia tăng những mối lo ngại cho quan hệ song phương giữa các quốc gia, trong đó có quan hệ Campuchia - Việt Nam. Bên cạnh việc tạo ra “luồng gió mới” thúc đẩy nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển mạnh hơn, thì mặt trái của vấn đề đó là làm cho nhiều quốc gia trong khu vực buộc phải chịu sự chi phối rất lớn từ các nước này. Campuchia, một trong những quốc gia chậm phát triển nhất khu vực lại là nước chịu nhiều tác động chi phối từ bên ngoài, nhất là của Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây. Điều này lại tác động rất lớn đến việc hoạch định và thực thi chiến lược ngoại giao của Campuchia, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Campuchia với các nước trong khu vực. Với Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) từ lâu đã trở thành địa bàn chiến lược quan trọng trong chính sách ngoại giao toàn cầu của Mỹ. Trong Báo cáo chiến lược Đông Á năm 1998 nêu rõ chiến lược an ninh khu vực CA-TBD, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện ở vùng tiền tuyến CA-TBD, coi đó như là “một nhân tố cơ bản trong bố trí lực lượng của Mỹ”. Tiếp đó, vào năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cũng đã từng phát biểu rằng “Hoa Kỳ muốn có một sự hiện diện quân sự lớn hơn ở châu Á” [205]. Ngoài ra, để thực hiện chiến lược hướng về châu Á, Mỹ đang và sẽ thực hiện các biện pháp quan tâm rộng rãi đến an ninh khu vực, từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á đến Ấn Độ Dương. Đây là một trong những yếu tố giúp Mỹ có thể phản ứng nhanh đối với những khủng hoảng mang tính toàn cầu, ngăn chặn sự phát sinh của chủ nghĩa bá quyền khu vực, tăng cường ảnh hưởng tại khu vực, trong đó gồm cả mục tiêu ngăn ngừa ảnh hưởng của Trung Quốc, Iran. Từ những mục tiêu đề ra, Mỹ tiếp tục duy trì những mối liên hệ chính thức và phi chính thức đối với khu vực này. Riêng Đông Nam Á, “Lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á là tập trung vào việc phát triển các quan hệ kinh tế, an ninh song phương và 28
  37. khu vực, hỗ trợ ngăn chặn và giải quyết xung đột, tăng cường sự tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế của khu vực” [223]. Đối với Campuchia, “nếu nhìn nhận Campuchia như một thành viên đầy đủ của ASEAN - một đối tác kinh tế lớn của Mỹ thì mối quan hệ song phương này giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ duy trì sự dính líu toàn diện với ASEAN nhằm đảm bảo tiếp cận với khu vực thị trường quan trọng này, một việc làm ngày càng khó khăn đối với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ” [198;26]. Qua đó, có thể nói Campuchia có tầm quan trọng trong chiến lược khu vực của Mỹ, đặc biệt là ý đồ đưa ASEAN vào khu vực ảnh hưởng của Mỹ. Washington cũng đã thành lập nhóm “Những người bạn của Campuchia” nhằm tạo ra sự ủng hộ quốc tế đối với chính sách “can thiệp linh hoạt” của ASEAN. Một minh chứng cụ thể cho chiến lược này, đó là sau sự kiện đảo chính tại Campuchia tháng 7/1997, chính quyền B.Clinton tuy lên án việc loại trừ ông Ranarit (thuộc Đảng Mặt trận thống nhất dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Thống nhất - FUNCINPEC) nhưng không gọi đó là cuộc đảo chính, không công nhận Uong Hort là Thủ tướng thứ nhất nhưng cũng không đòi trả lại chức vụ cũ cho Ranarit. Qua đó có thể thấy trọng tâm chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Campuchia là tập trung vào việc giữ cho đất nước này hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển trong khu vực. Quan trọng hơn là không để Campuchia rơi vào “ốc đảo” của bất cứ một quốc gia nào trong khu vực. Về kinh tế, Campuchia dựa nhiều vào viện trợ quốc tế, chiếm hơn một nửa ngân sách nhà nước. Mỹ là nước viện trợ cho Campuchia lớn thứ ba sau Nhật Bản và Australia. Năm 1992, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Campuchia và thực hiện bình thường hóa quan hệ với nước này. Đồng thời, Mỹ cho phép các công ty Mỹ ký hợp đồng với Campuchia, mở văn phòng đại diện, ký Hiệp định thương mại với Campuchia. Năm 1996, Tổng thống B.Clinton đã ký một đạo luật chính thức cho Campuchia hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) [63;40-41], Mỹ cũng kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới viện trợ cho Campuchia. Đồng thời, Campuchia và Mỹ đã kí thỏa thuận song phương 3 năm về lĩnh vực công nghiệp dệt may (ngày 21/1/1997), đem lại một hạn ngạch xuất khẩu cho Campuchia gồm 12 loại sản phẩm trong lĩnh vực chủ lực này. Điều đó tạo ra động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia, đặc biệt là đối với ngành dệt may - một ngành kinh tế mũi nhọn của Vương quốc Campuchia. Trong 10 nước và vùng lãnh thổ có 29
  38. vốn đầu tư lớn nhất vào Campuchia từ năm 1994 đến năm 1999 thì có đến 7 nước châu Á, Mỹ là quốc gia đứng thứ hai về lượng vốn đầu tư vào Campuchia, chỉ sau Malaysia, xếp trước Đài Loan, Singapore và Trung Quốc [201]. Theo báo cáo của Ủy ban Tiếp nhận viện trợ quân sự nước ngoài trực thuộc Chính phủ Campuchia, trong năm 1995, Mỹ là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Campuchia, nhưng viện trợ của Mỹ chỉ tập trung vào học thuật, hội thảo khoa học quân sự ở nước ngoài và một số mặt hàng phục vụ hậu cần khoảng 12 triệu USD. Từ năm 1998 đến 2002, Mỹ là thị trường lớn nhất đối với Campuchia và giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Campuchia sang Mỹ ngày càng tăng trong giai đoạn này Bảng 1. Xuất khẩu của Campuchia (đơn vị tính: triệu USD) Tổng Hoa Việt CHLB Thái Trung Hồng Hà Năm Singapore UK Pháp XK Kỳ Nam Đức Lan Quốc Kông Lan 1998 933,5 292,9 175,9 133,0 24,9 71,8 77,0 42,2 12,2 26,8 6,7 1999 1040,2 235,8 106,8 181,7 53,4 40,4 18,5 8,9 20,7 38,3 9,5 2000 1222,6 739,7 19,4 18,0 81,6 66,0 22,9 23,8 27,7 7,3 20,5 2001 1295,8 832,2 24,5 28,0 126,3 98,7 7,6 16,7 35,0 4,5 25,7 2002 1697,7 1041,7 26,6 76,8 122,1 151,8 9,6 17,7 38,8 5,7 29,1 Nguồn: Key Indicators of Developing asian and Pacific Countries, ADB, 2003 Như vậy, quan hệ với Mỹ, Campuchia đã và đang được hưởng nhiều lợi ích, đặc biệt mối quan hệ đó đã góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, nhận được nhiều viện trợ từ bên ngoài, tạo điều kiện cho Campuchia mở rộng quan hệ đa phương và song phương. Thế nhưng, quan hệ với Mỹ cũng sẽ đi liền với những áp lực của việc đòi hỏi về cải cách chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, thực thi dân chủ và đảm bảo nhân quyền ở trong nước. Hơn nữa, Mỹ cũng là nước thường xuyên ủng hộ cho các đảng phái đối lập như Đảng Cứu quốc (CNRP), FUNCINPEC trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đất nước với CPP. Do đó, dù muốn hay không, Campuchia vẫn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ trên cả hai phương diện kinh tế và chính trị. Và hiện nay, mặc dù có những nước vượt Mỹ trong việc cải thiện quan hệ với Campuchia, nhưng do có sự phụ thuộc nhất định hoặc có quan hệ chặt chẽ với Mỹ nên mức độ quan hệ của các đối tác trên với Campuchia cũng phải dựa vào những động thái của Mỹ. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của Campuchia, nhất là trong điều kiện đấu tranh giữa các phe phái chính trị tại Campuchia vẫn chưa chấm dứt, họ thường lấy yếu tố bên ngoài 30
  39. để gây áp lực với Chính phủ lãnh đạo hiện tại, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao của Campuchia với các nước trong khu vực, kể cả với Việt Nam. Với Trung Quốc, sự phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ quốc gia này đối với Campuchia lại càng lớn hơn trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy và thực thi chính sách ngoại giao nước lớn tại khu vực. Trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc tuyên bố đối với CA-TBD là tạo lập môi trường hòa bình, ổn định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những nỗ lực phát triển và củng cố nội lực Trung Quốc, bởi môi trường bên ngoài là một trong hai yếu tố cơ bản để Trung Quốc thực hiện thành công công cuộc cải cách mở cửa. Nói cách khác, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới, sự phồn vinh và ổn định của thế giới cũng không thể tách rời Trung Quốc. Vì vậy, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực có ý nghĩa lớn đối với mục tiêu đối ngoại “nước lớn có trách nhiệm” của Trung Quốc, thông qua những phản ứng với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997 - 1998, viện trợ và hợp tác kinh tế, đề xuất sáng kiến về “an ninh mới” mà hạt nhân của khái niệm mới này bao gồm sự tin tưởng lẫn nhau, các bên cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác. Hiện tại, Trung Quốc là nước có ảnh hưởng rất lớn ở Campuchia. Quốc gia này liên tục duy trì ảnh hưởng tại đây bằng việc ủng hộ Chính phủ Liên hiệp và tăng cường quan hệ với CPP do Thủ tướng S.Hunsen đứng đầu. Hành động này chứng tỏ ý đồ của Trung Quốc là muốn lôi kéo Campuchia đi vào quỹ đạo của mình, chi phối giới lãnh đạo Campuchia và buộc Campuchia phải phụ thuộc vào Bắc Kinh trên mọi phương diện. Trong khi Mỹ đang cố gắng thực hiện nhiều biện pháp nhằm lôi kéo Campuchia thì Trung Quốc đã triển khai các khoản viện trợ để giành ảnh hưởng tại đây. Mặc dù chậm chân hơn Nhật Bản nhưng Trung Quốc với những lợi thế khu vực và bằng sự khéo léo và linh hoạt trong các hoạt động ngoại giao đã giúp nước này có chỗ đứng khá vững chắc tại một số nước trong khu vực như Myanmar, Campuchia, Lào và kể cả Thái Lan Cũng nằm trong chiến lược thâm nhập Đông Nam Á thông qua sức hút kinh tế và gia tăng “quyền lực mềm”, Bắc Kinh đã tuyên bố xóa khoản nợ 1 tỷ USD cho Phnom Penh, từ năm 2002, Trung Quốc quyết định giảm hoặc miễn thuế cho 600 mặt hàng từ ba nước Campuchia, Lào và Myanmar [164]. Quyết định này của Bắc Kinh nhằm mục tiêu 31
  40. cải thiện quan hệ song phương với Campuchia - một điều vốn không dễ dàng bởi lâu nay Trung Quốc chẳng mặn mà gì với chính quyền Phnom Penh. Tính đến năm 2006, Trung Quốc đã cấp khoảng 600 triệu USD viện trợ về kinh tế cho Campuchia, chủ yếu là để xây dựng đường sá, cầu cống và đập thủy điện. Riêng năm 2008, Chính phủ Trung Quốc cam kết giúp điện khí hóa khu vực nông thôn của Campuchia với khoản đầu tư 1 tỷ USD vào dự án xây dựng hai nhà máy thủy điện, khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Giai đoạn 2003 - 2007, Trung Quốc liên tục là nhà đầu tư số 1 vào Campuchia. Cho đến tháng 12/2006, đã có hơn 230 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Campuchia, tập trung trong các lĩnh vực may mặc, điện lực, khoáng sản, khách sạn Để xúc tiến thương mại, Chính phủ Trung Quốc có chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia và đồng thời cũng tạo điều kiện cho Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, đến nay Trung Quốc đã miễn giảm với thuế suất bằng 0% cho 48 mặt hàng của Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc [117]. Hiện nay, mối quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc được hai bên quan tâm và đã nâng quan hệ từ “Đối tác tin cậy” lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Đầu tư của Trung Quốc vào Camphuchia khoảng 8 tỷ USD, Trung Quốc đã cung cấp cho Campuchia những khoản tài trợ không hoàn lại cùng với những khoản cho vay trị giá hơn 2 tỷ USD và là nước tài trợ nhiều nhất cho Campuchia [17;13]. Có thể thấy, sự hiện diện ảnh hưởng của Trung Quốc trong mọi lĩnh vực hoạt động từ kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự tại Campuchia là quá rõ ràng. Mặt khác, số lượng người nhập cư từ Trung Quốc sang Campuchia ngày càng lớn. Theo ước tính, có khoảng 50 - 300.000 người mới nhập cư vào Campuchia trong vai trò những người lao động, buôn bán nhỏ, chưa kể tới con số không thể tính được ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Trung Quốc cũng hỗ trợ cho Campuchia trong việc đào tạo giáo viên dạy tiếng Trung ở nước này mà theo báo cáo có đến 75 trường ở Campuchia dạy tiếng Hoa với khoảng 40.000 học sinh. Các nhà quan sát nước ngoài cho rằng, cùng với sự gia tăng đầu tư và viện trợ cho Campuchia, Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng về chính trị và tư tưởng [42;96-97]. Thực tế đó càng chứng minh vai trò và sự tác động sâu sắc của nhân tố Trung Quốc đối với Campuchia trên nhiều phương diện, kể cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Như vậy, quan hệ giữa Mỹ - Campuchia, Trung Quốc - Campuchia đã tác động rất lớn đến nền ngoại giao của Campuchia. Sự cạnh tranh giữa các nước lớn tại 32
  41. địa bàn này là một thách thức không nhỏ đối với chính quyền Campuchia. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với Campuchia hơn Mỹ. Chẳng hạn “sự hợp tác của Hunsen đối với những sáng kiến chống khủng bố của Mỹ lại phụ thuộc vào nổ lực của Chính phủ Campuchia trong việc tăng cường đầu tư và thương mại của Trung Quốc. Mặc dù Mỹ cố gắng làm chệch nền ngoại giao thương mại của Trung Quốc, song Bắc Kinh liên tục vạch ra những biện pháp thống nhất về mặt kinh tế và văn hóa với Campuchia, kể cả việc thông qua các nhà thầu có thế lực của người Trung Quốc. Hiện nay tại Campuchia số người nói tiếng Anh giảm hơn so với số người nói tiếng Trung Quốc. Campuchia là nước có trường dạy tiếng Trung Quốc lớn nhất khu vực Đông Nam Á” [156]. Như vậy, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như chính sách ngoại giao toàn cầu và khu vực của hai nước lớn này đã ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với nền kinh tế Campuchia, mà còn tác động lớn đến việc đưa ra chính sách đối ngoại của Campuchia. Có thể thấy rằng “Hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào, Campuchia tự thấy mình đang bị kẹp giữa nước Mỹ đang cạnh tranh và những đề nghị ngoại giao của Trung Quốc. Với việc Oasinhton đưa ra những sáng kiến chiến lược song phương và sự giúp đỡ đầy hào phóng về tài chính của Bắc Kinh, Thủ tướng Campuchia Hunsen đã khéo léo cân bằng nền ngoại giao của mình giữa hai siêu cường nhằm mang lại lợi thế chính trị cho đất nước” [4]. Điều này thực sự ảnh hưởng đến nền ngoại giao của Campuchia và ảnh hưởng đến mối quan hệ của Campuchia với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, Campuchia ưu tiên phát triển kinh tế đối ngoại với Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây, Nhật Bản nên cũng rất khó để thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã tiếp cận với Campuchia từ năm 2004 về khả năng hợp tác thăm dò khai thác dầu khí nhưng Campuchia vẫn tỏ ra thờ ơ trong khi lại ký kết các hợp đồng hợp tác với các công ty của Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, Công ty Dầu mỏ Thần Châu (Trung Quốc) đã giành được quyền thăm dò khai thác dầu khí ở lô D với diện tích 360 km2 biển Campuchia và theo kết quả thăm dò công bố tháng 4/2007 lô D có trữ lượng 226 triệu 880 nghìn thùng dầu và 140,5 triệu m3 khí đốt. Thần Châu đã trở thành công ty sở hữu lô D kế tiếp sau Công ty Chevron của Mỹ (lô A), Công ty Dầu khí Hải Dương (Trung Quốc) 33
  42. cũng giành được quyền thăm dò khai thác lô F. Một thực tế nữa là trong lúc ngoài biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ “hình chữ U” thì “trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm chính quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và Campuchia. Ngoài lợi ích trong thương mại và khai thác tài nguyên, Trung Quốc đến Campuchia vì mục tiêu chiến lược. Do vì khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vùng biển Đông giàu dầu khí, Trung Quốc muốn Campuchia trở thành một quốc gia phục tùng Trung Quốc, Trung Quốc coi Campuchia như một vành đai an ninh trong vùng” [213]. Với những tuyên bố và hành động đang hiện hữu, thì xu hướng tiến xuống Tây Nam của Trung Quốc dần rõ ràng hơn, quá trình “lấy lòng” nhiều nước trong khu vực và “phô trương” sức mạnh khổng lồ đang thực sự trở thành “mối đe dọa” đối với tất cả các nước, làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các mối quan hệ song phương, đa phương tại khu vực. Từ thực tế trên cho thấy, CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng sẽ tiếp tục là địa bàn chiến lược tranh chấp ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, và Mỹ. Ngoài ra, còn có những tác động của một số cường quốc khác như Ấn Độ, EU kể cả Thái Lan và ASEAN nhưng mức độ không đáng kể. Riêng đối với Campuchia, mặc dù sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, Nhật Bản đối với nước này có tăng lên nhưng không đủ lớn để có thể áp đảo Trung Quốc do những thuận lợi mà Trung Quốc có được về điều kiện địa lý, tiềm lực kinh tế, chiến lược ngoại giao Dù muốn hay không, Campuchia vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc trên mọi phương diện. Và như vậy, quan hệ giữa Campuchia với Việt Nam không thể tách rời những ảnh hưởng của các nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Nói tóm lại, nhân tố Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng trái chiều, cả tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, có tác dụng thúc đẩy quan hệ Campuchia - Việt Nam phát triển hơn nữa nhằm đối phó với sự áp đặt thách thức từ bên ngoài, mặt khác làm cho mối quan hệ này trở nên khó khăn hơn từ những tác động không mong muốn. Những chính sách đối nội hay đối ngoại của chính quyền Phnom Penh đều chịu một phần sự chi phối của các nước lớn không chỉ đơn thuần về kinh tế mà cả chính trị, nhất là từ 34
  43. phía Mỹ và Trung Quốc. Điều này càng làm phức tạp thêm tình hình chính trị nội tại và trở thành một thách thức không hề nhỏ trong quá trình hoạch định cũng như thực thi chiến lược ngoại giao của Campuchia, trong đó có chính sách đối ngoại dành cho Việt Nam. 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Bối cảnh quốc tế: Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ trật tự hai cực Yalta (1991) đã tác động to lớn đến quan hệ quốc tế, các cường quốc tìm kiếm con đường để từng bước xác lập vị thế của mình. Mỹ - siêu cường duy nhất còn lại vẫn cố gắng duy trì sức mạnh hàng đầu thế giới, các cường quốc còn lại muốn vươn lên nắm giữ vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới “nhất siêu đa cường” từng bước được hình thành. Điều cần nhấn mạnh là trật tự này được xây dựng dựa trên cơ sở kinh tế - chính trị chứ không phải dựa trên sự đối đầu về sức mạnh quân sự giữa hai siêu cường Xô - Mỹ như trước đây, trong đó lấy phát triển kinh tế làm chiến lược trọng tâm của mỗi quốc gia trở thành xu thế chủ đạo. Trong trật tự thế giới mới, các nước đang và sẽ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hòa hoãn, bình thường hóa, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ quốc tế phù hợp với xu thế mới trên thế giới. Bên cạnh đó, xu thế liên kết quốc tế, khu vực hóa, toàn cầu hóa đang ngày càng trở thành xu thế áp đảo trong quan hệ kinh tế quốc tế. Minh chứng cho điều này là quá trình mở rộng và phát triển mạnh mẽ của hàng loạt tổ chức quốc tế, khu vực như: Liên minh châu Âu (EU), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế CA-TBD (APEC), Nhóm BRICS (Barazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) Tính liên kết chặt chẽ hơn, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng về nhiều mặt. Rõ ràng là với việc tham gia hàng loạt các thể chế hợp tác khu vực và quốc tế của Campuchia và Việt Nam như ASEAN, APEC đã có vai trò quan trọng thúc đẩy và mở rộng quan hệ giữa hai nước. Hay nói cách khác, những cơ chế hợp tác trong đa phương có khi lại mang tính ràng buộc lớn hơn những ký kết song phương, và như vậy, quan hệ Campuchia - Việt Nam cũng được đặt trong những mối ràng buộc lợi ích của quan hệ khu vực và liên khu vực và nằm trong chuỗi mắt xích của quan hệ đa chiều trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa. Do đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam đã và đang chịu tác động sâu sắc bởi hàng loạt các nhân tố chính trị, kinh tế và quan hệ quốc tế. 35
  44. Mặt khác, thế giới ngày nay đang bước vào kỷ nguyên số, một “thế giới phẳng” đang từng bước được hình thành và phát triển nhanh hơn, nơi mà các dịch vụ điện tử viễn thông, công nghệ vũ trụ, sóng điện từ đã đưa loài người kết nối lại gần nhau, các quốc gia trên thế giới liên kết với nhau bằng mạng lưới thông tin dày đặc đã tạo nên tần suất quan hệ quốc tế rộng mở và không có giới hạn. Hoạt động mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia, công ty đa quốc gia đã làm cho quá trình luân chuyển hàng hóa trên thế giới diễn ra một cách nhanh chóng, với quy mô và tốc độ lớn đã làm cho các nền kinh tế dù lớn hay nhỏ đều phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, quy định, chi phối lẫn nhau trong các mối quan hệ đa chiều, phức tạp. Điều này đã mở ra cơ hội to lớn cho quá trình hội nhập và phát triển của các quốc gia, dân tộc trên khắp thế giới, nhất là các nước đang phát triển, tiến hành cải cách, đổi mới như Campuchia và Việt Nam cũng như làm cho quan hệ hai nước được mở rộng dưới nhiều hình thức, đa dạng trên các lĩnh vực hợp tác. Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu lạc quan về một thế giới mới với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại, “các nhà tương lai học phân tích tình hình toàn cầu không khỏi lo ngại về những về những bất ổn đang và sẽ xảy ra. Sự thiếu hụt về thực phẩm, nước uống, ô nhiễm các xung đột chính trị gay gắt, nạn bùng nổ dân số hoặc hiện tượng đô thị hóa một cách mất trật tự là những mối lo hàng đầu đối với nhiều chính phủ” [106;9]. Nền an ninh - chính trị thế giới vẫn diễn tiến trong trạng thái phức tạp khó lường, nhiều điểm nóng trên thế giới ngày càng xuất hiện và lan rộng. Sau chiến tranh Afghanistan, Iraq là cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả rập” diễn ra tại châu Phi đã kéo một loạt quốc gia tại lục địa đen vào vòng xoáy chiến tranh đẫm máu như ở Lybia, Ai Cập, Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công của nhiều quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung EURO (Hy Lạp, Bồ Đào Nha, ) đã đẩy tình hình kinh tế “lục địa già” vào sự khủng hoảng, khó khăn và làm ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế thế giới. Nước Mỹ, siêu cường duy nhất cũng có những dấu hiệu của sự sụt giảm về kinh tế, theo sau đó là Nhật Bản, nền kinh tế được xem là vững mạnh cũng gặp nhiều khó khăn sau động đất sóng thần, Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ nhưng có những dấu hiệu không bền vững của nền kinh tế. Khu vực Đông Nam Á đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những khu vực năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, sự bất ổn trong lòng các quốc gia tại khu 36
  45. vực này không phải là nhỏ, ví dụ các cuộc bạo động ở Philippines, sự bất ổn chính trị tại Thái Lan, tranh chấp biên giới giữa các quốc gia tất cả điều đó đã kéo theo những nguy cơ bất ổn của nền kinh tế toàn cầu khó đoán định trước. Bên cạnh đó, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và quan hệ hai miền Nam - Bắc Triều vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Iran có thể bùng lên thành cuộc chiến tranh giữa phương Tây với quốc gia Hồi giáo này. Vấn nạn khủng bố hiện nay cũng được xem là một nguy cơ nghiêm trọng đối với nền an ninh của nhân loại, mặc dù cộng đồng quốc tế đã ra sức loại bỏ các nhóm khủng bố cực đoan, song con số đó là rất nhỏ bé so với thực tế tồn tại của mạng lưới này. Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, liên minh quốc tế bên cạnh những tác động tích cực cũng đã tạo ra những hệ quả tiêu cực cho cộng đồng thế giới, nhất là các quốc gia chậm phát triển. Đói nghèo, bệnh tật, hủy hoại môi trường là những tác hại to lớn mà loài người đang phải đối mặt trong tiến trình vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhưng lại không tính đến việc cân đối hài hòa môi trường sống. Vấn đề an ninh quốc gia càng trở nên khó khăn hơn khi việc ngăn chặn các luồng tội phạm, hạn chế sự gia tăng của nguy cơ an ninh phi truyền thống trong một môi trường mà ở đó những quyền cơ bản của con người và lợi ích số đông không được tôn trọng và đảm bảo. Như vậy, cục diện thế giới chủ yếu do các nước lớn chi phối, song các nước đang phát triển vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác trong nhiều diễn đàn để bảo vệ lợi ích chung. Xu thế của một thế giới mà tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng đậm nét, quá trình toàn cầu hóa đi đôi với khu vực hóa diễn biến với nhịp độ ngày càng nhanh. Tình hình đó đặt ra cho các nước vừa cả cơ hội lẫn thách thức, trong đó các nước đang phát triển và chậm phát triển phải chịu nhiều thách thức gay gắt hơn. Rõ ràng sự phát triển của thế giới nằm trong một tổng thể với mối liên quan chặt chẽ và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể này với chủ thể khác. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những thành tựu vượt bậc “không ai có thể phủ nhận vai trò của các nước công nghiệp phát triển cao, nhưng sự phát triển của nền kinh tế thế giới như một tổng thể có được nếu không có sự tham gia tích cực của các nước đang phát triển chiếm số đông trong cộng đồng các quốc gia dân tộc” [85]. 37
  46. Trước những biến đổi sâu sắc của thế giới và khu vực, Campuchia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung và cũng chịu những tác động thuận chiều cũng như trái chiều của tình hình quốc tế. Vì vậy, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị Campuchia - Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Bối cảnh khu vực: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của CA-TBD” là nhận định của nhiều nhà nghiên cứu chiến lược đã chứng tỏ rằng khu vực này trong thế kỷ XXI sẽ trở thành đầu tàu trong phát triển kinh tế quốc tế. Sau Chiến tranh lạnh, các quốc gia trong khu vực, kể cả nước lớn và nhỏ đều từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm đem lại lợi ích cho bản thân mỗi nước. Cần thấy rằng, sau khi CNXH Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, nước Nga bị rơi vào khủng hoảng và chưa thể cải thiện một cách đầy đủ sức mạnh của mình. Điều này đã góp phần tạo nên một “khoảng trống quyền lực” và sự tranh giành “ảnh hưởng” giữa các quốc gia. Sau Mỹ, các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản đã nhân cơ hội này muốn lấp vào “lỗ hổng” đó để xây dựng vị thế và khẳng định sức mạnh của mình. Tuy nhiên, dù ở mức độ tham gia như thế nào và có thể còn tồn tại những bất đồng, mâu thuẫn thì các cường quốc ở khu vực CA-TBD vẫn phải tính đến lợi ích của quốc gia - dân tộc, và như thế cần đảm bảo sự ổn định, hòa bình của khu vực để tạo đà cho phát triển kinh tế. Chính những mối quan hệ song phương hay đa phương mang tính xây dựng giữa các nước và giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình đã mang lại cho CA-TBD điều kiện để phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Đối với Đông Nam Á, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trường kinh tế và sự ổn định về mọi mặt của các quốc gia thành viên đóng vai trò chủ đạo, tạo động lực quan trọng thúc đẩy ASEAN trở thành một liên kết khu vực năng động và hiệu quả. Mặc dù còn nhiều khó khăn phải giải quyết, song nhìn chung khu vực Đông Nam Á hiện nay vẫn là khu vực có sự phát triển hài hòa, hữu nghị và ổn định. Tuy nhiên, khu vực CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng chính trị và làm bất ổn định trong khu vực. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc với việc phô trương sức mạnh ra bên ngoài đã làm cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, điều đó khiến các quốc gia trong khu vực thực hiện biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng quá trình hiện đại 38
  47. hóa nền an ninh quốc phòng, tăng cường tiềm lực quân sự, nhất là sức mạnh hải quân nhằm đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Vấn đề Triều Tiên có xu hướng căng thẳng và tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh, ổn định khu vực. Tại một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines, Myanmar, Campuchia nền chính trị cũng có dấu hiệu không ổn định, nhiều phong trào đấu tranh giữa các phe phái chính trị diễn ra liên tục đã dấy lên sự lo ngại cho toàn khu vực, làm gia tăng nguy cơ sụp đổ của một số chính quyền. Không những thế, khu vực này đang ngày càng bộc lộ sự cạnh tranh quyền lực hết sức gay gắt của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, sự đa dạng về thể chế chính trị, tôn giáo, văn hóa càng làm cho quan hệ giữa các nước thêm phần phức tạp. Chính những nhân tố này có thể gây bất ổn tình hình chính trị, an ninh tại khu vực trong tương lai gần. Có thể khẳng định, Campuchia và Việt Nam là những quốc gia nằm trong khu vực và với việc tham gia các diễn đàn đa phương ở khu vực, quan hệ hai nước phải được xem xét trong mối quan hệ tác động nhiều chiều từ khu vực CA-TBD nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Các xu hướng hợp tác và cạnh tranh quốc tế, nhất là cạnh tranh Mỹ - Trung, Nhật - Trung ở Đông Nam Á đã kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó Campuchia và Việt Nam là những điểm xoáy của những tranh chấp này. Do đó, quan hệ Campuchia - Việt Nam không thể vượt ra ngoài sự tác động và chi phối về mọi mặt của bối cảnh quốc tế và khu vực. 1.3. Nhu cầu và chính sách đối ngoại của Campuchia và Việt Nam 1.3.1. Nhu cầu hợp tác của hai nước Thế giới đang đứng trước những thay đổi và thách thức khó lường. Xu thế hòa bình hợp tác đang và sẽ trở thành xu hướng cơ bản của thời đại, song trong quan hệ quốc tế vẫn không tránh khỏi những va chạm và căng thẳng giữa hai quốc gia hay nhiều quốc gia, kể cả khu vực. Do đó, hợp tác song phương và đa phương không chỉ đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho mỗi nước mà còn góp phần đảm bảo chắc chắn hơn về an ninh - quốc phòng cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thấu hiểu được vấn đề này, Campuchia và Việt Nam luôn xem hợp tác toàn diện hai nước là nhu cầu cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm củng cố an ninh - chính trị, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. 39
  48. Nhu cầu quan hệ hợp tác Campuchia - Việt Nam được hình thành trong lịch sử, nhất là trong các thời kỳ cả hai dân tộc bị ngoại bang xâm lược và cai trị, nhân dân hai nước đã chủ động liên minh trong chiến đấu bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Có những thời kỳ Campuchia và Việt Nam đã bị các thế lực lợi dụng gây chia rẽ. Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Đông Dương thường sử dụng lãnh thổ của nước này làm bàn đạp tấn công xâm lược nước kia, kích động nước này chống lại nước khác. Chẳng hạn, ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ mà thực dân Pháp chiếm năm 1862 đã trở thành bàn đạp để Pháp tấn công xâm lược Campuchia (1863). Và từ Campuchia, thực dân Pháp đã tiếp tục mở rộng xâm lược và hoàn thành thôn tính Việt Nam (1884). Hoặc việc Mỹ lật đổ chính phủ trung lập ở Campuchia và đưa quân đội Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) sang đánh chiếm mở rộng chiến tranh tại Campuchia và tiến tới thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” cũng là một âm mưa nguy hiểm nhằm chia rẽ người Campuchia và Việt Nam. Đến thời kỳ Khmer Đỏ, giới cầm quyền Bắc Kinh giật dây lực lượng này chống lại người anh em Việt Nam trước đó đã đồng cam cộng khổ bằng việc “kích động Campuchia và Lào chống lại Việt Nam, biến Campuchia thành một thuộc địa, một bàn đạp để tấn công xâm lược Việt Nam, thực hiện kế hoạch dùng “người Đông Dương đánh người Đông Dương” hơn thế nữa “đánh Việt Nam đến người Khơme cuối cùng” [97;46-47]. Những sự kiện trên đã để lại tổn thất nặng nề cho nhân dân hai nước, làm cho hai dân tộc có những hiểu lầm đáng tiếc. Nhưng cũng chính thời kỳ này lại cho thấy nhu cầu hợp tác và đoàn kết chặt chẽ của hai dân tộc đã đem lại những thắng lợi và thành quả lớn lao cho cách mạng mỗi nước và toàn bán đảo Đông Dương. Chiến thắng thực dân Pháp xâm lược (1945 -1954), đánh bại hoàn toàn đế quốc Mỹ (1954 - 1975) và xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Polpot - Ieng Sary là biểu hiện cao đẹp của tình đoàn kết “giúp bạn là tự giúp mình” giữa hai nước Campuchia - Việt Nam. Việc thành lập khối liên minh chiến đấu Campuchia - Việt Nam - Lào có một ý nghĩa lớn lao, khẳng định sự “thất bại sâu cay của đế quốc xâm lược trong chính sách lừa phỉnh, gây thù hằn dân tộc của chúng. Nhưng đó lại là một thắng lợi chính trị trọng yếu của ba dân tộc, đẩy thêm một đà mới cho cuộc kháng chiến Việt - Miên - Lào đến toàn thắng” [79]. 40