Luận án Phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030

pdf 285 trang yendo 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_thuong_mai_ha_noi_theo_huong_van_minh_hie.pdf

Nội dung text: Luận án Phát triển thương mại hà nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI    NGUYỄN MINH TÂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2015
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI    NGUYỄN MINH TÂM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Chuyên ngành: THƯƠNG MẠI Mã số: 62.34.10.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030" là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận án đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của Viện Nghiên cứu Thương mại đề ra. Xin trân trọng cảm ơn./. Nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Tâm
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vẽ, đồ thị viii MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN 5 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 18 THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 18 1.1.1. Thương mại và phát triển thương mại 18 1.1.2. Văn minh và hiện đại 21 1.1.3. Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 22 1.1.4. Phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại 23 trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.2. Phân biệt giữa cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống và 24 hiện đại 1.3. Một số loại hình cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại 26 1.3.1. Siêu thị 26 1.3.2. Trung tâm thương mại 29 1.3.3. Cửa hàng bách hóa 33 1.3.4. Cửa hàng chuyên doanh 33 1.3.5. Cửa hàng tiện lợi 34 1.3.6. Cửa hàng bán giá rẻ 35
  5. iii 1.3.7. Chuỗi cửa hàng bán lẻ 36 1.3.8. Trung tâm kho hàng phân phối 39 1.3.9. Thương mại điện tử 40 1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển thương mại theo hướng văn minh, 41 hiện đại 1.4.1. Tiêu chí định lượng 41 1.4.2. Tiêu chí định tính 43 1.5. Nội dung và sự cần thiết phát triển thương mại theo hướng văn 44 minh, hiện đại 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh, hiện 45 đại 1.6.1. Yếu tố kinh tế 45 1.6.2. Yếu tố chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về thương 45 mại 1.6.3. Yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội 46 1.6.4. Các yếu tố khác 47 1.7. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại theo hướng văn 48 minh, hiện đại 1.7.1. Kinh nghiệm của một số Thủ đô quốc tế về phát triển 48 thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 1.7.2. Một số bài học chung trong phát triển thương mại văn 53 minh, hiện đại KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 57 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 59 THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - thương mại Hà Nội 59 2.2. Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, 64 hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 2.2.1. Tổ chức mạng lưới, trình độ công nghệ thương mại bán 64 lẻ thành phố Hà Nội
  6. iv 2.2.2. Thực trạng cơ cấu các tổ chức, nhân lực cho quản trị hệ 86 thống thương mại bán lẻ 2.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước với phát triển thương mại 90 Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo 106 hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008 - 2013 2.3.1. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển 106 thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình 109 phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 117 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 120 THƯƠNG MẠI HÀ NỘI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển thương 120 mại của Việt Nam và Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 3.2. Quan điểm và mục tiêu, phương hướng phát triển thương mại 124 Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 3.2.1. Quan điểm 124 3.2.2. Mục tiêu 126 3.2.3. Phương hướng 126 3.3. Giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 133 3.3.1. Nâng cao và thống nhất nhận thức, chỉ đạo phát triển 133 thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại 3.3.2. Xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí thương mại văn minh, 134 hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.3.3. Hoàn thiện quy hoạch và tạo quỹ đất phát triển thương 144 mại theo hướng văn minh, hiện đại 3.3.4. Khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ 145 thương mại theo hướng văn minh, hiện đại
  7. v 3.3.5. Kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm và tăng cường quản 148 lý thị trường 3.3.6. Đồng bộ hóa điều kiện và năng lực thương mại điện tử 149 3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực cho thương mại văn minh, 150 hiện đại 3.3.8. Khuyến khích các tổ chức thương mại chủ động tự tái 151 cấu trúc và phát triển theo hướng văn minh, hiện đại 3.3.9. Các giải pháp khác 155 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 157 KIẾN NGHỊ 159 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 170
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm CCHC Cải cách hành chính CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân GCNQSD Đ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HTX Hợp tác xã NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần PCCC Phòng cháy chữa cháy ST Siêu thị STCD Siêu thị chuyên doanh STTH Siêu thị tổng hợp TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMĐT Thương mại điện tử TSBĐ Tài sản bảo đảm TTTM Trung tâm thương mại UBND Ủy ban nhân dân VMHĐ Văn minh, hiện đại AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á GDP Tổng sản phẩm quốc nội WTO Tổ chức Thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 1.1. So sánh thương mại bán lẻ truyền thống và hiện đại 24 1 Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá hiện 60 hành, phân theo khu vực kinh tế. 2 Bảng 2.2. Tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành phân 62 theo loại hình kinh tế và phân theo nhóm hàng giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội 3 Bảng 2.3. Doanh thu thương nghiệp, dịch vụ phân theo loại 63 hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế 4 Bảng 2.4. Số lượng một số loại hình tổ chức thương mại trên 65 địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 5 Bảng 2.5. Phân loại siêu thị trên địa bàn Hà Nội năm 2013 72 6 Bảng 2.6. Phân loại trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội 75 năm 2013. 7 Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn 87 uống, dịch vụ 2008 - 2013 8 Bảng 2.8. Cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể 89 phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 - 2013 9 Phụ lục 1. Phiếu điều tra, khảo sát 170 10 Phụ lục 2. Tổng hợp kết quả phiếu điều tra, khảo sát 177 11 Phụ lục 3. Dân số trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 182 12 Phụ lục 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu thương mại nội địa trên địa 182 bàn Hà Nội giai đoạn 2008-2013 13 Phụ lục 5. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá theo giá hiện hành 183 phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội 14 Phụ lục 6. Cơ cấu doanh thu thương nghiệp, dịch vụ phân theo 183 loại hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế
  10. viii 15 Phụ lục 7. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội 184 giai đoạn 2008 – 2013 16 Phụ lục 8. Cơ cấu xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội giai 185 đoạn 2008-2013 17 Phụ lục 9. Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội 186 giai đoạn 2008 - 2013 18 Phụ lục 10. Cơ cấu nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 187 2008 - 2013 19 Phụ lục 11. Cơ cấu doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú và ăn 187 uống, dịch vụ 2008 - 2013 20 Phụ lục 12. Cơ cấu cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ 188 cá thể phân theo ngành nghề giai đoạn 2008 - 2013 21 Phụ lục 13. Lao động các doanh nghiệp thương nghiệp, lưu trú 188 và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 2008- 2013 22 Phụ lục 14. Cơ cấu lao động các doanh nghiệp thương nghiệp, 189 lưu trú và ăn uống, dịch vụ trên địa bàn giai đoạn 2008-2013 23 Phụ lục 15. Lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân 189 theo ngành nghề giai đoạn 2008-2013 24 Phụ lục 16. Cơ cấu lao động thương nghiệp và dịch vụ cá thể 190 phân theo ngành nghề giai đoạn 2008-2013 25 Phụ lục 17. Số thuê bao điện thoại và internet trên địa bàn Hà Nội 190 26 Phụ lục 18. Số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo 191 ứng dụng CNTT có đến 01/7/2012 27 Phụ lục 19. Số cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, tôn giáo 191 ứng dụng CNTT trên địa bàn Hà Nội có đến 01/7/2012 28 Phụ lục 20. Số cơ sở SXKD cá thể có địa điểm cố định ứng 192 dụng CNTT trên địa bàn Hà Nội 29 Phụ lục 21. Số lượng các đơn vị có giao dịch thương mại điện 192 tử trên địa bàn thành phố Hà Nội phân theo lĩnh vực hoạt động thời điểm 31/12/2013 30 Phụ lục 22. Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà 193 Nội giai đoạn 2008-2013. 31 Phụ lục 23. Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Hà 194 Nội giai đoạn 2008-2013
  11. ix 32 Phụ lục 24. Tuyến phố đi bộ - chợ đêm Đồng Xuân, quận Hoàn 195 Kiếm 33 Phụ lục 25. Thống kê siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội tại 196 thời điểm 31/12/2013 32 Phụ lục 26. Thống kê trung tâm thương mại trên địa bàn thành 201 phố Hà Nội tại thời điểm 31/12/2013 33 Phụ lục 27. Tổng hợp phân loại siêu thị, trung tâm thương mại 204 trên địa bàn thành phố Hà Nội tại thời điểm 31/12/2013
  12. x DANH MỤC CÁC HÌNH TT Nội dung Trang 1 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại. 26 2 Hình 2.1. Biểu đồ Tổng sản phẩm trên địa bàn Hà Nội theo giá 61 hiện hành phân theo khu vực kinh tế. 3 Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức thương mại trên địa bàn Hà 66 Nội. 4 Hình 2.3. Biểu đồ phân hạng chợ trên địa bàn thành phố Hà 66 Nội năm 2013. 5 Hình 2.4: Biểu đồ phân loại siêu thị trên địa bàn thành phố Hà 70 Nội 2013. 6 Hình 2.5. Biểu đồ phân bố hệ thống siêu thị trên địa bàn thành 73 phố Hà Nội. 7 Hình 2.6. Biểu đồ phân loại trung tâm thương mại trên địa bàn 74 Hà Nội theo vốn đầu tư. 8 Hình 2.7. Biểu đồ phân bố trung tâm thương mại trên địa bàn 76 thành phố Hà Nội. 9 Hình 2.8. Biểu đồ cơ cấu các đơn vị thương mại có giao dịch TMĐT trong tổng số các đơn vị giao dịch TMĐT 82 trên toàn thành phố Hà Nội năm 2013. 10 Hình 2.9. Biểu đồ tỷ trọng thương mại của các kênh phân phối 108 hiện đại. 11 Hình 3.1. Định hướng phân bố mạng lưới các loại hình tổ chức 129 thương mại chủ yếu ở thành phố Hà Nội.
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thương mại tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Kinh tế càng phát triển thì hình thức hoạt động thương mại càng phong phú, sự phát triển của thương mại là một trong những yếu tố phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển thương mại của một nước được thể hiện trên cả khía cạnh nội dung và hình thức. Về khía cạnh nội dung, sự phát triển của thương mại được phản ánh qua khối lượng hay giá trị của hàng hóa và dịch vụ được mua bán trao đổi, tạo ra sự thông suốt nối liền sản xuất và tiêu dùng. Về khía cạnh hình thức, sự phát triển thương mại phản ánh việc mua bán trao đổi được tiến hành theo phương thức hay hình thức nào. Tính văn minh và hiện đại của hoạt động thương mại không chỉ góp phần làm tăng khối lượng hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển trong nền kinh tế mà còn là hình thức biểu hiện sự phát triển của một quốc gia. Văn minh hóa và hiện đại hóa thương mại là hai xu thế có tính quy luật của phát triển thương mại nói chung, thương mại bán lẻ đương đại nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và gia tăng cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên tất cả các hoạt động kinh tế. Xuất phát từ vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, bên cạnh việc nhấn mạnh vai trò lưu thông của thương mại đối với phát triển kinh tế, Đảng ta còn nhấn mạnh vai trò của các hình thức hoạt động thương mại, một trong những định hướng quan trọng là phát triển thương mại theo hướng văn minh và hiện đại. Là thủ đô của cả nước, Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Thương mại Hà Nội là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của thương mại cả nước, nên đương nhiên được định hướng phát triển văn minh, hiện đại. Đồng thời, phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại còn là điều kiện và công cụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Việc phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Hà Nội mà còn đối với cả nước. Sau khi sáp nhập địa giới hành chính, mặc dù có nhiều khó khăn song kinh tế Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức bình quân của cả nước. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Một trong những nguyên nhân góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua là sự phát triển các hình thức hoạt động thương mại.
  14. 2 Bên cạnh các phương thức thương mại truyền thống, nhiều hình thức thương mại mới theo hướng văn minh hiện đại được hình thành và phát triển như hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử Sự phát triển của các hình thức thương mại này không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần quan trọng đối với việc phát triển thủ đô theo hướng xanh - sạch - đẹp, từng bước đáp ứng nhu cầu mong mỏi của người dân trong nước cũng như khách quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, sự phát triển của thương mại Hà Nội còn nhiều hạn chế và không ít bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Số lượng các cơ sở thương mại bán lẻ đã được tăng lên, song tỷ trọng còn nhỏ. Bên cạnh các cơ sở bán lẻ được gọi là “văn minh, hiện đại” vẫn còn những điểm kinh doanh thương mại lấn chiếm vỉa hè lòng đường, làm cản trở giao thông, mất mỹ quan thành phố và gây phản cảm với khách du lịch quốc tế. Về hàng hóa, bên cạnh các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại, các mặt hàng được bày bán với giá cả được niêm yết rõ ràng, chất lượng bảo đảm; vẫn còn các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, giá cả mập mờ chất lượng không bảo đảm, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các mặt hàng kém chất lượng Để phát huy vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô, đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đòi hỏi phải phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Thực hiện mục tiêu đó, cần tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của thương mại Hà Nội thời gian qua, chỉ ra các nguyên nhân hạn chế; trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: "Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030" làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, với hy vọng kết quả của luận án sẽ góp phần phát triển Thủ đô trong thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Trên cơ sở nhận diện nội hàm lý luận chung và thực tế, yêu cầu phát triển thương mại văn minh hiện đại trên địa bàn Hà Nội, luận án đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh sự phát triển thương mại trên địa bàn Thủ đô theo hướng văn minh, hiên đại, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
  15. 3 - Nghiên cứu lý thuyết nhằm góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận chung về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại văn minh, hiện đại ở một số Thủ đô các nước trong khu vực và rút ra bài học cho phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại ở thành phố Hà Nội. - Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua. - Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển thương mại Hà Nội, theo hướng văn minh, hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2008 đến 2014, đề xuất giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. - Phạm vi nội dung: + Tập trung vào thương mại bán lẻ hàng hóa ở Hà Nội. + Tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng phát triển của một số cơ sở bán lẻ văn minh, hiện đại tiêu biểu như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán giá rẻ, chuỗi cửa hàng bán lẻ, thương mại điện tử 4. Phương pháp nghiên cứu - Xuất phát từ câu hỏi đặt ra là: Quan niệm, nội hàm về thương mại văn minh, hiện đại?; Các tiêu chí đánh giá, những nhân tố nào ảnh hưởng đến phát triển thương mại văn minh, hiện đại?; Hà Nội đã có thuận lợi và khó khăn, thành công và bất cập nào trong phát triển ngành thương mại theo hướng văn minh, hiện đại?; Phương hướng và các giải pháp nào là chủ yếu và cần có để đẩy nhanh phát triển thương mại trên địa bàn Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại? - Phương pháp nghiên cứu: lịch sử và biện chứng, hệ thống, đồng bộ, từ khái quát đến cụ thể, kết hợp lôgíc và lịch sử, đặc biệt được tiếp cận từ góc độ cho rằng thương mại văn minh, hiện đại là kết quả cộng hưởng và tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, cũng như quản lý nhà nước, có liên quan đến vị thế và yêu cầu phát triển Thủ đô với các địa phương và ngành trong từng giai đoạn, bối cảnh cụ thể ;
  16. 4 - Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng hài hòa và linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể, gồm: + Các phương pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn các đơn vị, cá nhân có liên quan và thu thập tài liệu thông qua các nguồn: Thư viện Quốc gia; Thư viện của Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương; Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội (UBND Thành phố, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thống kê Hà Nội, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội ) và thông qua mạng internet, các cơ quan thông tin đại chúng, + Phương pháp phân tích thống kê (phân tích chỉ số, phương pháp phân tích động thái ) sử dụng trong việc phân tích hiện trạng, thực trạng làm cơ sở dự báo xu hướng phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. + Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, dự báo, lựa chọn được sử dụng trong đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, xây dựng các quan điểm, định hướng chính sách, giải pháp thiết thực, có tính khoa học và khả thi để phát triển thương mại văn minh, hiện đại. + Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học thông qua kỹ thuật lọc dữ liệu (AutoFilter) trong chương trình Excel để xử lý số liệu báo cáo thu thập được làm cơ sở cho việc tổng hợp, đánh giá định lượng và định tính về đặc điểm một số ngành hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội. 5. Kết cấu luận án Ngoài Mở đầu, Tổng quan, Kết luận và Kiến nghị, Danh mục các công trình công bố của tác giả và Tài liệu tham khảo, Phụ lục; luận án có 3 chương: Chương 1: Một số lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại giai đoạn 2008-2013. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến 2020, tầm nhìn 2030.
  17. 5 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Nghiên cứu trong nước 1.1. Nghiên cứu về phát triển thương mại của một tỉnh/thành phố - Nguyễn Trường Giang (2013), "Giải pháp phát triển thương mại của tỉnh Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc dân", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại. Trong luận án này, tác giả đã đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại hàng hoá của địa phương theo các tiêu chí, chỉ tiêu đã xây dựng, có sự so sánh, đối chiếu với các tỉnh có biên giới và không có biên giới để rút ra các bài học kinh nghiệm, các hạn chế. Luận án chỉ rõ điểm đặc thù và sự khác biệt cơ bản trong phát triển thương mại của một tỉnh có biên giới với tỉnh không có biên giới, qua đó nêu lên một số giải pháp mang tính đột phá trong phát triển thương mại tỉnh Lào Cai [32]. - Nguyễn Trung Hiếu (2014), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Trong luận án này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn; kiến nghị hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và hoạt động phát triển thương mại nói chung [35]. - Dương Thị Tình (2015), "Phát triển Thương mại bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Trong luận án này, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2007-2013, chỉ ra mối quan hệ tương tác giữa tích cực và tiêu cực của thương mại và chứng minh được việc phát triển thương mại bền vững là hoàn toàn cấp thiết. Luận án đã đưa ra một cách nhìn mới trong nghiên cứu, đánh giá phát triển thương mại bền vững tại địa phương. Luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển thương mại bền vững áp dụng tại địa phương [47]. 2.2. Nghiên cứu về phát triển thương mại hiện đại - TS. Nguyễn Thị Nhiễu (2005), "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại. Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển siêu thị. Về mặt lý luận, đề tài đã làm rõ khái
  18. 6 niệm, vị trí, vai trò, chức năng của dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong nền kinh tế, đồng thời cũng phân tích rõ sự cần thiết phải phát triển và hiện đại hóa dịch vụ bán buôn, bán lẻ của nước ta hiện nay và đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan trên các khía cạnh về chế định pháp lý, về mô hình tổ chức và phương thức quản lý kinh doanh lĩnh vực bán buôn, bán lẻ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất các giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý, chuyển đổi và xây dựng mới các mô hình bán buôn, bán lẻ hiện đại cũng như các giải pháp ứng dụng và phát triển các phương thức bán buôn, bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong thời gian tới [44]. - Phạm Hữu Thìn (2008), "Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam", Luận án Tiến sỹ, Viện Nghiên cứu thương mại. Luận án đã đưa ra những lý luận cơ bản về loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại; đề cập các tiêu chí đánh giá sự phát triển của các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại. Chỉ ra đặc điểm của các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại. Luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm nước ngoài về phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại. Luận án đã phân tích thực trạng phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại qua các giai đoạn từ trước năm 1995, giai đoạn 1996-2000, giai đoạn 2000-2006 và từ 2006 đến 2008. Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại (về các quy định có tính pháp lý, về cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước, công tác quy hoạch phát triển, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực). Luận án đưa ra định hướng, giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ văn minh, hiện đại bao gồm nhóm giải pháp vi mô như xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng hệ thống dịch vụ logistic, xây dựng chính sách mặt hàng giá cả, phương thức bán hàng và nhóm giải pháp vĩ mô như hoàn thiện môi trường pháp lý, thu hút đi đôi với kiểm soát đầu tư nước ngoài, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ [46]. - Nguyễn Thị Ngân Bình (2005), "Tổ chức thông tin thị trường và phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam", Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại. Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức thông tin thị trường và thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam [6]. - Trần Xuân Đính (2001), "Các loại hình kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại và định hướng quản lý nhà nước về siêu thị tại Việt Nam", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Thương mại (nay thuộc Bộ Công Thương). Đề tài tập trung nghiên cứu về loại hình kinh doanh bán lẻ văn minh, hiện đại và định hướng quản lý nhà nước loại hình này [31]. - PGS.TS. Trần Hùng (2006), "Một số giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội", đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương
  19. 7 mại. Trong đó đi sâu nghiên cứu về hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội và đề xuất giải pháp phát triển [37]. 2.3. Nghiên cứu về văn hóa, văn minh thương mại - Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), "Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Tác giả đã phân tích vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp thương mại, qua đó khẳng định sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam. Phân tích các yếu tố cấu thành, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam [55]. - Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2012), "Nghiên cứu tác động của hành vi văn hoá mua sắm đến phát triển các hình thức bán lẻ theo chuỗi siêu thị (định hướng nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội)", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Trong luận án này, tác giả đã nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản về tác động của hành vi văn hoá mua sắm đến phát triển các hình thức bán lẻ theo chuỗi siêu thị. Phân tích các thực trạng và giải pháp phát triển các hình thức bán lẻ theo chuỗi siêu thị ở Hà Nội đến năm 2020 trên cơ sở nghiên cứu hành vi mua sắm [43]. Ngoài ra còn có một số đề tài khoa học, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: Phạm Hữu Thìn (2000), "Siêu thị và cửa hàng tự chọn ở Việt Nam", Tạp chí Thương mại, số 22, tr.23-24 ; Nguyễn Bách Khoa (2003), "Các loại hình tổ chức bán lẻ mới trong mô hình tổ chức thị trường Việt Nam ở nước ta", Tạp chí Khoa học Thương mại, số 2, tr.37-41; Lê Quân (2008), "Nghiên cứu một số giá trị cốt lõi của cửa hàng bán lẻ tiện ích ở nước ta", Tạp chí Khoa học Thương mại, số 25, tr.23-24 Các công trình đã đề cập đến một số nhân tố tác động đến hoạt động bán lẻ; văn hóa, văn minh thương mại cũng như phân tích những lý luận cơ bản và thực trạng phát triển của một số loại hình bán lẻ hiện đại (siêu thị và cửa hàng tiện ích). 2.4. Nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển thương mại nói chung và theo hướng văn minh, hiện đại nói riêng - Bộ Công Thương (2014), "Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014- 2020". Đề án phân tích, đánh giá thực trạng thị trường trong nước đối với hàng Việt Nam từ sau khi có cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên một số lĩnh vực như: nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt; thực trạng sử dụng máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất; thực trạng kênh phân phối hàng Việt Nam; thực trạng cung cầu hàng hóa từ trung ương đến địa phương trong việc phân phối hàng Việt Nam; hoạt động thương mại điện tử Đề án
  20. 8 đã chỉ ra những yếu kém, tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển thị trường trong nước đối với hàng Việt Nam. Đề án đã đưa ra quan điểm phát triển, đề ra mục tiêu phát triển cùng những giải pháp và chính sách chủ yếu phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Mặc dù, nội dung đề án tập trung vào việc nghiên cứu thị trường trong nước đối với hàng Việt Nam, tuy nhiên cũng chỉ ra được thực trạng hoạt động bán lẻ trên một số mặt như nguồn cung hàng hóa Việt Nam, mạng lưới phân phối hàng Việt và hoạt động thương mại điện tử trong hệ thống bán lẻ Việt Nam [12]. - Lê Quang Lân (2003), "Mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam", Luận án Tiến sỹ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại. Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu các đặc điểm về xu thế tự do hoá thương mại trên thế giới có tác động chi phối sự hình thành chính sách thương mại của các quốc gia trên thế giới; xác định những tồn tại và hạn chế trong mối giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch trong thực tiễn thương mại Việt Nam. Luận án này đã làm rõ vai trò, vị trí của chính sách thương mại dịch vụ trong chính sách phát triển thương mại chung, góp phần bổ sung nhận thức về thương mại dịch vụ và chính sách thương mại dịch vụ ở nước ta [38]. - Phạm Hồng Tú (năm 2010), "Nghiên cứu giải pháp phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020", đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại. Nội dung của đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển thị trường nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng ở khu vực nông thôn; Đánh giá thực trạng và rút ra những vấn đề cần giải quyết để phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn nước ta. Đề xuất giải pháp và chính sách nhằm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010-2020, góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới [57]. - PGS.TS. Đinh Văn Thành (2006), "Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta thời kỳ đến năm 2015", Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại. Nội dung của đề tài đã đánh giá một cách toàn bộ thực trạng các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở Việt Nam; dự báo xu hướng biến đổi và phát triển các kênh phân phối; xây dựng định hướng tổ chức các kênh phân phối đối với một số mặt hàng chủ yếu thời gian tới; đề xuất chính sách và giải pháp để tổ chức và điều tiết các kênh phân phối nhằm đáp ứng tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta đến 2015 [56]. - Lê Trịnh Minh Châu và các tác giả (2004), "Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Nhà xuất bản Lý luận Chính trị Quốc gia. Đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hệ thống phân phối hàng hóa, kinh nghiệm của các nước về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa như
  21. 9 của Nhật Bản, Malaysia và Thái Lan đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống phân phối của Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả đã: (1) phân tích các yếu tố trong và ngoài nước tác động đến sự phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam. Trong đó đã khái quát hóa một số khái niệm và cấu trúc, phân loại, đánh giá vai trò của hệ thống phân phối hàng hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá những yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống phân phối của Việt Nam, cũng như đánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đến sự phát triển của hệ thống phân phối; (2) đánh giá thực trạng phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam; khái quát hóa một số định chế pháp lý của Nhà nước về phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam trong thời gian qua; đánh giá thực trạng mô hình và phương thức quản lý của hệ thống phân phối; đánh giá năng lực cạnh tranh của các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ của Việt Nam và (3) Đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước [17]. - TS. Từ Thanh Thủy (2009), "Hoàn thiện môi trường kinh doanh nhằm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ của Việt Nam", Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Thương mại. Trong đó, đã nghiên cứu tổng quan về dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất hoàn thiện môi trường kinh doanh cho lĩnh vực này theo một số tiêu chí chủ yếu từ góc độ thuận lợi hóa thương mại cho thương nhân [58]. - Các chủ trương, chính sách lớn của Nhà nước về phát triển thương mại: Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010. Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa có chứa đựng các nội dung quan trọng về phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại quy định tiêu chuẩn và phương thức quản lý hoạt động siêu thị và trung tâm thương mại ở Việt Nam. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic. Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới trung tâm thương
  22. 10 mại và siêu thị toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. 2.5. Nghiên cứu về Hà Nội nói chung và thương mại Hà Nội nói riêng Việc nghiên cứu về phát triển thương mại Hà Nội đã được nhiều công trình nghiên cứu liên quan trong nước đề cập tới ở các mức độ và nội dung khác nhau cả về mặt lý luận và thực tiễn. Có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như: - UBND Thành phố Hà Nội (2012) phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bản Quy hoạch tập trung khái quát hóa làm rõ các điều kiện và căn cứ để xây dựng quy hoạch như điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế của Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển thương mại, thực trạng phát triển thương mại Hà Nội Nội dung chính thể hiện định hướng chiến lược, các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của Hà Nội tới năm 2020, tầm nhìn 2030. Nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại cũng được đề cập, nhưng với cách tiếp cận là một bộ phận không tách rời của Quy hoạch thương mại; tuy nhiên mức độ chuyên sâu về nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại trong bản quy hoạch còn hạn chế [62]. - Thủ tướng Chính phủ (2011) phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Bản Quy hoạch đánh giá một cách tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu đạt được, những tồn tại, khó khăn, thách thức và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề ra các nội dung chính của bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Những nội dung này gồm định hướng chiến lược lớn, quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp tổ chức thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra về xây dựng Thủ đô Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Trong bản Quy hoạch này, nội dung về phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại cũng được nghiên cứu, phân tích nhưng chỉ mang tính khái quát chung [53]. - TS. Phan Tố Uyên (2006), "Những cơ hội và thách thức đối với thương mại Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", Đề tài cấp cơ sở, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Từ những cơ hội và thách thức chung của nền kinh tế khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài đã đi sâu phân tích những cơ hội, thách thức đối với phát triển thương mại Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức để phát triển
  23. 11 thương mại Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [59]. - TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong đồng chủ biên (2002), "Giải pháp thúc đẩy Hà Nội hội nhập kinh tế quốc tế", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nội dung của cuốn sách nghiên cứu, phân tích thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội, đưa ra những giải pháp thúc đẩy Hà Nội hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hội nhập về thương mại [27]. - PGS.TS. Hoa Hữu Lân (2014), "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ trên địa bàn Hà Nội", đề tài khoa học cấp Thành phố thuộc Chương trình 01-X10, UBND Thành phố Hà Nội. Đề tài đã phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số ngành dịch vụ chủ yếu trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2020 [41]. - Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), “Hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020”, luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án đã đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa của Hà Nội [34]. - Ngoài ra, còn có một số sách như: Sách song ngữ Anh - Việt (2004), Thương mại Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Thương mại; Hoàng Mạnh Hiển, Nguyễn Minh Phong (2004) - Phát triển các thành phần kinh tế ở Hà Nội thời kỳ đổi mới, NXB Tài chính; Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (chủ biên) (2002) - Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội, 2. Nghiên cứu ngoài nước Ở nước ngoài, thương mại văn minh, hiện đại đã ra đời và phát triển cách đây nhiều thập kỷ. Hiện có một số tài liệu và thông tin liên quan thu thập được qua học tập, nghiên cứu, khảo sát thực tế về thương mại văn minh, hiện đại nhưng còn rải rác, cần được chọn lọc để vận dụng vào điều kiện thực tiễn Thủ đô Hà Nội thông qua các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một số công trình tiêu biểu là: - Michael H.Hugos (2005), "Quản lý chuỗi cung ứng bán lẻ - Supply chain Management in the Retail”, Chicago, Mỹ. Cuốn sách này xác định chuỗi cung ứng tập trung vào các hoạt động trong ngành công nghiệp bán lẻ của Chicago, Mỹ. Nội dung đề cập cách thức sử dụng công nghệ làm tăng hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng; Giới thiệu tài liệu mới về các công nghệ mới nhất và thực hành có sẵn để quản lý chuỗi cung ứng; Cung cấp các trường hợp mới và các cuộc phỏng vấn điều hành [82]. - Thomas Reardon (2006), "Siêu thị, chuỗi cung ứng nông sản nhiệt đới và các nhà sản xuất nhỏ ở Trung Mỹ" (Supermarkets, Horticultural Supply Chains, and Small Farmers in Central America), nghiên cứu thực trạng phát triển của hệ thống siêu thị tại một số nước Trung Mỹ trong những năm qua, sự tham gia của các nhà
  24. 12 sản xuất nông sản nhỏ vào hệ thống siêu thị, các lợi ích của việc tham gia vào hệ thống siêu thị so với kênh phân phối truyền thống. Mô tả công việc bán hàng trở nên trực quan và sử dụng phương thức quản lý đã được chứng minh [83]. - Bennard Hoekman, Aditia và Philip English (2005), “Phát triển thương mại và WTO”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã đề cập một cách tổng quát về cải cách thương mại và xây dựng thể chế kinh tế thị trường phù hợp với các quy định của WTO [5]. - Katie Jane May (2006), "Transnational retailers anh supply network restructuring in Thailan”, Faculty of Humanities, the University of Manchester, England. Công trình này tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhà bán lẻ Châu Âu vào hệ thống bán lẻ của Thái Lan, Công trình này gồm có 9 chương. Trong đó chương 1 tập trung vào giới thiệu về bối cảnh, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Ở Chương 2, tác giả đánh giá chuỗi giá trị, sự khác nhau về phương pháp thu hút nguồn vốn và những ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cụ thể như nghiên cứu về khái niệm chuỗi, chuỗi hàng hoá toàn cầu (GCCs), chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs), sự khác biệt về vốn, những nhân tố trong hệ thống phân phối, hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu (GPNs). Trong Chương 3, công trình đã đưa ra những nghiên cứu về quá trình toàn cầu hoá trong bán lẻ và hoạt động cung ứng, đặc biệt tập trung vào một số vấn đề như: sự phân chia khu vực lãnh thổ kinh tế mới trong bán lẻ, sự xâm nhập của các công ty bán lẻ xuyên quốc gia (TNC) vào các thị trường trong đó có Thái Lan với những ảnh hưởng của nó vào hệ thống cung ứng nội địa và toàn cầu. Chương 4 tập trung phân tích sự thay đổi về chính sách kinh tế và bán lẻ quốc tế ở Thái Lan, trong đó nghiên cứu về quá trình phát triển hệ thống bán lẻ ở Thái Lan giai đoạn từ 1850-1973, giai đoạn từ 1973-1980, giai đoạn 1980- 1998 với những thay đổi về chuỗi cung ứng, về hệ thống phân phối và về logistic Trong chương 6, tác giả đã sơ đồ hoá sự thay đổi trong 3 ngành hàng là rau muống, bánh kẹo và giấy vệ sinh có thương hiệu. Ở Chương 7 và Chương 8, tác giả Katie May tập trung vào sự phân đoạn tự nhiên của sản phẩm, quá trình nâng cấp, và tính phức tạp trong mối quan hệ giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấp. Cuối cùng, trong Chương 9, tác giả kết luận về những ảnh hưởng của các nhà bán lẻ xuyên quốc gia ở hệ thống bán lẻ Thái Lan cùng những chính sách phát triển có liên quan để từ đó chỉ ra những giới hạn và hạn chế trong quá trình phát triển hệ thống bán lẻ Thái Lan. Nhìn chung, công trình đã khái quát được quá trình phát triển hệ thống bán lẻ Thái Lan và những ảnh hưởng mà các các nhà bán lẻ xuyên quốc gia đã tác động vào thị trường Thái Lan trên các lĩnh vực từ khâu sản xuất, phân phối, cung ứng, logistic, chính sách [80]. - Rick Segel (2008), "Doanh nghiệp bán lẻ - Retail business kit for Dummies”. Chuyên gia bán lẻ thực tế Rick Segel chia sẻ kinh nghiệm của mình về những cách
  25. 13 thức tạo ra kinh nghiệm mua sắm và thu hút khách hàng, từ việc viết một kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm một vị trí tuyệt vời để tuyển dụng và giữ nhân viên. Tìm hiểu làm thế nào để đáp ứng và vượt quá mong đợi của khách hàng, tạo ra một kinh nghiệm mua sắm tích cực, cung cấp dịch vụ khách hàng hàng đầu và kiếm được khách hàng trung thành [84]. - Ron Hasty và James Rear dom, (1997), "Retail management”, The McGraw - Hill Comp., Inc., New York, Mỹ, đã phân tích về khuôn khổ các hoạt động của người bán lẻ như môi trường kinh tế, xã hội, pháp lý, khả năng cạnh tranh, các cách tiếp cận với khách hàng và thị trường, cách thức tiến hành bán lẻ trong phạm vi toàn cầu với những thay đổi về kỹ thuật và nhu cầu của thị trường hiện nay [87]. - Alex M.Mutebi (2007), "Regulatory Respones to Large-format Transnational Retail in South-east Asian Cities”, Uban studies. Vol.44, No.2,357- 379. ("Những thay đổi về quản lý đối với bán lẻ xuyên quốc gia quy mô lớn ở các thành phố Đông Nam Á", Nghiên cứu đô thị Asia, số 44 kỳ 2 năm 2007). Bài viết nghiên cứu tập trung vào các vấn đề chủ yếu đó là: Sự lây lan của các Tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia ở các thành phố Đông Nam Á; nghiên cứu quá trình phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ ở các nước Đông Nam Á đặc biệt là Indonesia, Malaysia và Thái Lan; đánh giá các chính sách đã được triển khai ở những nước này; thảo luận về môi trường pháp lý mới được ra đời ở các nước này từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị. Trong phần nghiên cứu về quá trình xâm nhập vào thị trường mới nổi các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Thái Lan, bài viết đã khái quát lại quá trình các nhà bán lẻ xuyên quốc gia xâm nhập vào thị trường này sau thời gian khủng hoảng tiền tệ khu vực Châu Á (1997) cũng như tình hình hoạt động của các tập đoàn bán lẻ có định dạng lớn ở đây như Carrefour, Giant, Makro, Tesco Tiếp đến bài viết đánh giá phân tích tỉ mỉ quá trình các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã ban hành các chính sách, xây dựng hành lang pháp lý và tạo lập môi trường mới cho ngành bán lẻ như đưa ra luật cạnh tranh, luật FDI, yêu cầu về vốn nhằm thu hút đầu tư của các tập đoàn bán lẻ có định dạng lớn trên thế giới cùng những phản ứng từ các tập đoàn bán lẻ trước đây của chính sách này. Từ những đánh giá đó, bài nghiên cứu cũng đưa ra một số vấn đề cần thảo luận đó là việc ban hành những chính sách và luật trong ngành bán lẻ cần phải tính đến các yếu tố: Thứ nhất, cần xem xét những ảnh hưởng của nó đến các dự án bán lẻ lớn trên thị trường; Thứ hai, cần phải tính đến những tác động của các chính sách này đối với các cơ sở bán lẻ hiện có trên thị trường; Thứ ba, cần xem xét kỹ lưỡng các quy định pháp lý bởi có những quy định có thể sẽ hạn chế sự phát triển của các cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn. Nhìn chung, bài viết đã đề cập đến vấn đề các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia lớn xâm nhập vào hệ thống bán lẻ Đông Nam Á sau giai đoạn 1997 với những tác động mà quá trình xâm nhập này mang lại cũng như phản ứng
  26. 14 của một số Chính phủ như Indonesia, Malaysia và Thái Lan trước sự trỗi dậy và lây lan của các chuỗi bán lẻ xuyên quốc gia vào khu vực đô thị để từ đó đánh giá những tác động của các khuôn khổ pháp lý mới ra đời [76]. - Liu Jun (2011), "Sổ tay quản lý siêu thị - Supermarket Management Manual”, Trung Quốc, tháng 9/2011. Nội dung tập trung về quản lý siêu thị. Các nhà quản lý của siêu thị cần phải cải thiện năng lực quản trị để theo kịp với tốc độ phát triển của siêu thị đối thủ và cạnh tranh trên thị trường. Quyển sách đề cập quy tắc điều hành quản lý, như lập kế hoạch tổ chức siêu thị, thiết kế hình ảnh siêu thị, hiển thị hàng hóa, dịch vụ kỹ thuật, chiến lược xúc tiến, quy trình thu ngân, để giúp các nhà quản lý biết các siêu thị toàn diện và quản lý tốt hơn [81]. - Robin Lewis và Michael Dart (2014), "The new rule of detail- Những quy luật mới của ngành bán lẻ”, Mỹ. Ông Michael Dart, đến từ San Francisco, California một đối tác cấp cao của tư vấn bán lẻ và sản phẩm tiêu dùng Kurt Salmon và ông Robin Lewis là người sáng lập của công ty tư vấn bán lẻ Goldman Sachs, Vantage Marketplace. Nội dung sách bao gồm những đánh giá về thị trường bán lẻ cũng như những quy luật mới với các thách thức phát triển trong thời đại của thương mại điện tử, khai thác dữ liệu và phân phối tầng. Các chi tiết về một sự thay đổi sâu sắc trong quyền lực từ người sản xuất đến tiếp thị đến người tiêu dùng trong thế kỷ qua. [85]. - "Retailing-An Introduction”, Roger Cox và Paul Brittain, Pearson Education Limited, Harlow, England, năm 2014. Cuốn sách đã đề cập toàn diện về ngành bán lẻ nói chung với vị trí, vai trò, các nhân tố ảnh hưởng, cách thức quản lý và các hình thức bán lẻ. Cuốn sách gồm có 3 phần: bán lẻ và khách hàng, sự kết hợp trong bán lẻ và cách thức quản lý. Phần một đã nghiên cứu một số vấn đề như: vị trí, vai trò, chức năng, xu hướng và các giả thuyết về sự thay đổi của ngành công nghiệp bán lẻ; Tìm hiểu về định nghĩa, đặc điểm, thuận lợi, khó khăn, xu thế phát triển các hình thức tổ chức bán lẻ như các nhà bán lẻ độc lập, chuỗi cửa hàng, các cửa hàng bách hoá, siêu thị, đại siêu thị, đặt hàng qua thư ; Tìm hiểu các khía cạnh kinh tế của bán lẻ như quy mô, phạm vi, cạnh tranh, sức mạnh của người mua và người bán, vấn đề độc quyền; Tìm hiểu về các chiến lược lâu dài, việc lập kế hoạch trong bán lẻ, vấn đề nghiên cứu hệ thống bán lẻ, các môi trường bán lẻ, hành vi của người tiêu dùng. Trong phần thứ hai, cuốn sách đã đề cập đến tầm quan trọng của vị trí của các cửa hàng, các vấn đề liên quan đến quyết định sản xuất, vấn đề liên quan đến thu mua hàng hoá, cất trữ hàng hoá, cách xác định giá, việc quảng cáo, cách thức bán hàng, những lợi ích của bán hàng, các mối quan hệ công chúng, về dịch vụ hàng hoá. Ở phần ba, các tác giả đã nghiên cứu về cách thức quản lý trong bán lẻ bao gồm các kỹ năng của người quản lý, các nhân tố liên quan đến việc quản lý là kế hoạch tài chính, nguồn nhân lực, sự phát triển của tài sản và vị trí, quản lý kho hàng,
  27. 15 công nghệ thông tin trong bán lẻ, bán lẻ với các luật lệ và cuối cùng cuốn sách đề cập đến tương lai của ngành bán lẻ với những nhận định về sự thay đổi của nền kinh tế, công nghệ thông tin, sự thay đổi của xã hội và các quy tắc [86]. 3. Những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, về cơ bản đã đề cập đến hoạt động bán lẻ trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực. Có những công trình đề cập đến các vấn đề mang tính tổng quan, khái quát về phát triển thương mại bán lẻ. Có công trình, bài viết nghiên cứu chuyên sâu về các loại hình bán lẻ hiện đại, phương thức quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị ; về các nền kinh tế mới nổi trước sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ xuyên quốc gia hàng đầu thế giới; về ngành bán lẻ của quốc gia cụ thể như Thái Lan, Malaysia Đối với các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, các công trình tập trung nghiên cứu vào 5 nhóm cơ bản sau: nhóm công trình nghiên cứu về phát triển thương mại của một tỉnh/thành phố; nghiên cứu về phát triển thương mại hiện đại, nghiên cứu về văn hóa, văn minh thương mại; nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển thương mại nói chung và theo hướng văn minh, hiện đại nói riêng, cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới; nghiên cứu về Hà Nội nói chung và thương mại Hà Nội nói riêng. Nhìn chung, nhóm công trình nghiên cứu về phát triển thương mại của một tỉnh/thành phố cụ thể đã hệ thống các lý luận về phát triển thương mại ở một tỉnh/thành phố; phân tích thực trạng thương mại địa phương, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị trong việc phát triển thương mại trên địa bàn. Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển thương mại hiện đại đã nghiên cứu chuyên sâu về các hình thức tổ chức bán lẻ, nhất là một số loại hình bán lẻ văn minh, hiện đại; đã khái quát được các vấn đề lý luận cơ bản về các loại hình bán lẻ văn minh, hiện đại, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển thương mại bán lẻ của một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc ; phân tích thực trạng phát triển, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại Đối với nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa, văn minh thương mại, đã nêu lên một số vấn đề lý luận cơ bản về tác động của hành vi văn hoá mua sắm đến phát triển các hình thức bán lẻ hiện đại (siêu thị); phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển các hình thức bán lẻ theo chuỗi siêu thị Nhóm công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước với phát triển thương mại nói chung và theo hướng văn minh, hiện đại nói riêng cũng ít nhiều đưa ra được các nhân tố tác động tác động đến hệ thống bán lẻ hiện đại, chính sách phát triển dịch vụ phân phối của Nhà nước, môi trường kinh doanh, hành vi mua sắm Nhóm công trình nghiên cứu về Hà Nội nói chung và thương mại Hà Nội nói riêng đã làm rõ bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Một số công trình nghiên cứu liên quan tới phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ đề cập tới phát triển thương mại dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, có
  28. 16 những công trình thì đề cập tới phát triển thương mại ở tầm chung và bao quát, có những công trình lại chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể, đặc thù cho ngành hàng Hầu hết, các công trình đã được thực hiện đều tập trung vào giai đoạn 2001- 2010, thời điểm Hà Nội chưa được mở rộng địa giới hành chính, rất ít công trình nghiên cứu giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn 2030. Đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về nội dung phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại của Hà Nội trong điều kiện đã được mở rộng địa giới hành chính. Như vậy, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây dù trực tiếp hay gián tiếp, ít nhiều đều liên quan đến đề tài phát triển thương mại văn minh, hiện đại; song chưa có công trình nào chuyên sâu và tập trung đề cập toàn diện đến những vấn đề lý luận cơ bản của phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại; nội dung phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020. Cũng như chưa có công trình nào đánh giá thực trạng phát triển thương mại Hà Nội giai đoạn 2008-2013, đánh giá mặt tích cực, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đồng thời cũng chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu và đưa ra các giải pháp phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại đến năm 2020, tầm nhìn 2030 trên cơ sở kế thừa những yếu tố truyền thống trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Từ những khoảng trống nghiên cứu trên, luận án sẽ tập trung hệ thống hóa và luận giải sâu một số vấn đề lý thuyết về thương mại văn minh, hiện đại; trong đó, bổ sung và nhấn mạnh yêu cầu nội dung của thương mại văn minh, hiện đại phải bao gồm đồng bộ cả 3 khía cạnh: cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng hàng hóa bảo đảm và văn hóa, tinh thần phục vụ thân thiện, thuận tiện trong sự kết hợp hài hòa cả về hình thức, nội dung giữa thương mại truyền thống với các loại hình thương mại mới, hiện đại theo xu hướng phát triển khoa học - công nghệ và thương mại thế giới, đề cao yếu tố thanh lịch, văn minh, vì lợi ích người tiêu dùng, cũng như quảng bá và tô nhấn hình ảnh Thủ đô qua các loại hình hoạt động thương mại trên địa bàn. Luận án sẽ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thương mại văn minh, hiện đại ở Thủ đô một số nước trong khu vực và rút ra bài học cho phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại ở thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá toàn cảnh và cận cảnh sâu những lát cắt cần thiết về phát triển thương mại Thủ đô nói chung, phát triển theo hướng văn minh, hiện đại nói riêng, luận án sẽ luận chứng những nguyên nhân tạo cơ sở nhận diện những điểm mấu chốt cần thiết cho việc khắc phục. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Luận án sẽ đề xuất quan điểm, luận chứng các mục tiêu, định hướng và đề xuất Bộ tiêu chí của Thành phố về thương mại văn minh, hiện đại, để đánh giá cụ thể từng cơ sở kinh doanh thương mại và từng địa bàn quận/huyện/thị xã cũng như toàn
  29. 17 Thành phố đạt tiêu chuẩn văn minh, hiện đại. Đồng thời, đề xuất nhóm giải pháp đồng bộ cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển thương mại Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại trong thời gian tới, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Có thể nói, việc thực hiện đề tài luận án sẽ không trùng lắp, đảm bảo tính độc lập (nhất là trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay) và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
  30. 18 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại 1.1.1. Thương mại và phát triển thương mại 1.1.1.1. Khái niệm về thương mại Thương mại (Tiếng Anh là Trade hoặc Commerce; tiếng Pháp là Commerce; tiếng La tinh là Commercium) có thể được các tổ chức và quốc gia hiểu theo nhiều cách cụ thể khác nhau và ngày càng được mở rộng; về tổng thể đó là các hoạt động kinh doanh mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ vì lợi nhuận được thực hiện trong hay giữa các nước, vùng lãnh thổ. Theo Bộ Luật Thương mại số 48 của Nhật Bản, ban hành ngày 09/3/1899, thuật ngữ Thương mại được dùng để chỉ những hoạt động mua bán nhằm mục đích lợi nhuận và hầu hết các dịch vụ trên thị trường, như dịch vụ vận tải, cung ứng điện hay khí đốt, uỷ thác, bảo hiểm, ngân hàng. Luật Thương mại của Philippines lại không đưa ra các hành vi thương mại cụ thể, mà quy định phạm vi điều chỉnh là các hoạt động nhằm thúc đẩy sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận. Ngoài ra, Luật Thương mại của Philippines còn điều chỉnh các giao dịch thương mại trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực vận chuyển hành khách. Bộ Luật Thương mại của Thái Lan cũng đưa ra khái niệm thương mại khá rộng, không chỉ bao gồm việc mua bán hàng hoá, mà cả các hoạt động thuê tài sản, thuê mua tài sản, tín dụng, thế chấp, đại diện, môi giới, bảo hiểm, công ty, hợp danh Cách hiểu khái niệm thương mại nêu trên cũng tương đồng với cách hiểu trong một số Hiệp định quan trọng của ASEAN, Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại quốc tế gồm nhiều Hiệp định cấu thành như Hiệp định GATT, GATS, TRIMP, TRIPS, Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam không đưa ra khái niệm hay định nghĩa về thương mại mà chỉ định nghĩa về hoạt động thương mại. Tuy nhiên có thể hiểu thương mại như sau: Thương mại là một ngành kinh tế tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực lưu thông phân phối thông qua các hoạt động mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Theo Luật Thương mại Việt Nam (Điều 3), thì: "Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội". Luật Thương mại năm 2005 chỉ ra 4 nhóm hoạt động thương mại sau: a. Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
  31. 19 b. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. c. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. d. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. Thương mại có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theo phạm vi hoạt động, có thương mại nội địa (nội thương), thương mại quốc tế (ngoại thương), thương mại khu vực, thương mại thành phố, nông thôn, thương mại nội bộ ngành Theo đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại tư liệu sản xuất, thương mại hàng tiêu dùng Theo các khâu của quá trình lưu thông, có thương mại bán buôn, thương mại bán lẻ. Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, có thương mại tự do hay mậu dịch tự do và thương mại có sự bảo hộ. Theo kỹ thuật, phương thức giao dịch, có thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối, nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững thương mại. Thương mại bao gồm bốn lĩnh vực chủ yếu là: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại liên quan đến lĩnh vực đầu tư và thương mại sở hữu trí tuệ. Trong phạm vi luận án này, chỉ nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất chính sách phát triển thương mại hàng hóa. Hoạt động thương mại hàng hóa được xếp vào lĩnh vực dịch vụ phân phối. Dịch vụ phân phối do các nhà bán buôn, bán lẻ thực hiện, là việc tổ chức đưa hàng hóa từ người sản xuất tới tay người tiêu dùng và các hoạt động dịch vụ thương mại (các hoạt động phục vụ cho quá trình bán hàng) như: bảo quản, lưu kho hàng hóa; bốc dỡ, lắp ráp, sắp xếp và phân loại đối với hàng hóa có khối lượng lớn; một loạt các dịch vụ liên quan đến người bán buôn và bán lẻ như chế biến, kho hàng, dịch vụ bảo quản lạnh, bãi đỗ xe Chúng ta có thể hiểu dịch vụ phân phối là toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc tổ chức, điều hành và vận chuyển hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng và định hướng sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển thương mại
  32. 20 Theo hướng tiếp cận chung nhất, phát triển thương mại được hiểu là một quá trình tăng tiến về mặt số lượng và biến đổi về chất lượng theo hướng tiến bộ. Trong đó, sự biến đổi về mặt lượng được biểu hiện qua sự gia tăng về quy mô, hay khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được mua bán. Tuy nhiên, thông thường mặt lượng của sự phát triển thương mại được xác định bởi giá trị của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ được tiến hành mua bán. Đối với thương mại quốc tế (hay xuất nhập khẩu) của một nước, đó là kim ngạch, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đối với thương mại trong nước hay thương mại nội địa, đó là tổng mức luân chuyển hàng hóa và dịch vụ trong nước. Sự biến đổi về chất của hoạt động thương mại được thể hiện qua cơ cấu, hiệu quả của hoạt động thương mại và một số tiêu chí khác. Đối với thương mại xuất nhập khẩu, chất lượng của sự tăng trưởng thương mại hay mặt chất của phát triển thương mại thường được biểu hiện qua cơ cấu, chất lượng của nguồn hàng xuất khẩu, sự phát triển của thị trường xuất khẩu, phương thức tiến hành xuất nhập khẩu, hiệu quả của phát triển xuất khẩu, sự đóng góp của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với thương mại trong nước, mặt chất của phát triển thương mại được biểu hiện thông qua sự thông suốt của quá trình lưu thông, sự đáp ứng của hàng hóa và dịch vụ đối với tiêu dùng cá nhân, các phương thức tiến hành thương mại Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển thương mại được hiểu là quá trình biến đổi về cả nội dung và hình thức theo hướng tiến bộ. Trong đó, quá trình hoàn thiện về nội dung được hiểu là toàn bộ các hoạt động nhằm đảm nhận vai trò, chức năng lưu thông của nền kinh tế, còn hình thức của hoạt động thương mại chính là các hoạt động cụ thể để thực hiện vai trò, chức năng của thương mại nói trên. Đối với thương mại trong nước, nội dung của hoạt động thương mại được thể hiện qua vai trò chức năng của hoạt động thương mại, còn hình thức của hoạt động thương mại biểu thị qua các loại hình thương mại cụ thể. Văn minh thương mại và thương mại hiện đại chính là loại hình hay các hình thức của hoạt động thương mại. Nếu như về mặt nội dung hoạt động thương mại nhằm trả lợi câu hỏi người bán cung cấp cái gì (hay hàng hóa và dịch vụ gì) cho người mua, thì hình thức hay phương thức tiến hành thương mại nhằm trả lời câu hỏi hàng hóa và dịch vụ đó được cung cấp như thế nào (qua chợ, qua siêu thị, hay qua thương mại điện tử ) Xét theo mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức của thương mại thì phát triển thương mại theo hướng văn minh thương mại chính là quá trình hoàn thiện các hình thức của hoạt động thương mại. Trong một số nghiên cứu trước đây khi nói về khái niệm phát triển thương mại, một số tác giả thường chia phát triển thương mại thành 3 khuynh hướng: - Thứ nhất, phát triển thương mại theo chiều rộng, mở rộng quy mô tăng tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ xã hội, quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng thị trường trong tỉnh, thành phố và sang các tỉnh,
  33. 21 thành phố khác, trong nước và quốc tế; gia tăng số lượng và quy mô các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh; mở rộng cơ sở hạ tầng thương mại - Thứ hai, phát triển thương mại theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu nội dung và phương thức hoạt động, quản lý thương mại theo hướng chuyên nghiệp hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng đối với các hoạt động thương mại; củng cố các yếu tố cho phát triển thương mại bền vững. - Thứ ba, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững trong hoạt động thương mại. Cách phân chia trên đây chủ yếu đề cập đến các hình thức phát triển và phần nào đã đề cấp đến các khía cạnh lượng và chất, hay nội dung và hình thức của quá trình phát triển thương mại. Trong luận án này, phát triển thương mại theo hướng văn minh và hiện đại được hiểu là sự gia tăng của các hình thức thương mại bán lẻ theo hướng văn minh và hiện đại hay sự phát triển của các cơ sở bán lẻ văn minh hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử 1.1.2. Văn minh và hiện đại [46] Như chúng ta đã biết, hiện có rất nhiều cách hiểu, lý giải và định nghĩa về văn minh, hiện đại. "Văn minh" là một từ có nghĩa rất rộng, với một số cách giải nghĩa như sau: - Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, "văn minh" chỉ trình độ đạt được trong sự phát triển văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của loài người trong từng giai đoạn. Có "văn minh cổ đại" và "văn minh hiện đại". Văn minh hiện đại gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp của chủ nghĩa tư bản. Văn minh hiện đại còn được chia ra: văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp và văn minh tin học (còn gọi là nền "văn minh thứ ba") - gắn liền với cuộc cách mạng trong kỹ thuật điện tử, tin học và kinh tế tri thức hiện nay. Theo nghĩa thông thường, văn minh đối lập với lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính. Trong sự phân kỳ xã hội loài người, văn minh còn là một giai đoạn trong sự phát triển nhân loại. - Ngoài ra, còn một số cách giải nghĩa khác: + "Văn minh là tiêu chuẩn của cách cư xử (hay thái độ), tương tự như phép xã giao. Cách cư xử văn minh trái nghĩa với cách cư xử (thái độ) thô thiển. Trong nghĩa này, văn minh hàm ý chỉ tính chất tinh tế và lịch sự"; "nó làm cho con người ta liên tưởng tới một cái gì đó có tính ưu việt, có tính nhân văn và tinh xảo"; "văn minh mang bản chất là luôn cố gắng đạt tới sự phổ biến, trải rộng ngày càng nhiều". + Văn minh thể hiện: "Một trạng thái cao (tiên tiến) về sự phát triển tri thức, văn hóa và vật chất trong xã hội loài người"; "Phong cách lịch sự mang tính văn hóa hoặc trí thức"; "Một xã hội hiện đại với sự tiện lợi của nó"; "Văn hóa; tinh tế, sang trọng".
  34. 22 - Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, "Văn minh thương nghiệp (cũng là "văn hóa thương nghiệp") biểu thị trình độ tổ chức và quản lý thương nghiệp. Thể hiện trong các mặt: (1) Văn minh về hàng hóa: mỗi loại hàng hóa, mặt hàng đều mang ý nghĩa văn hóa nhất định, nói lên trình độ văn hóa và thẩm mỹ của người sản xuất và người tiêu dùng, nói rộng ra là của một dân tộc, thể hiện ở hình thức, cách bao bì đóng gói, tính tiện dụng, mỹ thuật của hàng hóa; (2) Văn minh trong kinh doanh: cách giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị trung thực, minh bạch, hấp dẫn và gây được lòng tin của khách hàng; (3) Văn hóa môi trường kinh doanh: cách bố trí cửa hàng, địa điểm thuận tiện, trang nhã, sạch sẽ, cách sắp xếp quầy hàng, bày hàng hợp lý, trật tự, khách hàng dễ tìm, dễ chọn lựa; (4) Đạo đức trong kinh doanh: trung thực, có quan hệ thân thiện với khách hàng trong hoạt động mua bán, tác phong ứng xử thanh lịch, phục vụ tốt khách hàng. Đối với từ "hiện đại": - Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, "hiện đại" là thuật ngữ sử học chỉ thời kỳ lịch sử sau thời kỳ cận đại (trung đại - cận đại - hiện đại). Khái niệm về thời kỳ hiện đại trong lịch sử thế giới còn chưa thống nhất. Nhiều nước trên thế giới thường lấy mốc mở đầu lịch sử hiện đại của mình bằng sự kiện chính trị đánh dấu bước ngoặt lịch sử dân tộc. Ở Pháp, đó là cuộc Cách mạng Tư sản năm 1789. Các nhà sử học mác-xít xem Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là dấu mốc mở đầu lịch sử hiện đại thế giới. Ở Việt Nam, thời kỳ lịch sử hiện đại được xác định thống nhất bắt đầu từ Cách mạng tháng Tám năm 1945. - Ngoài ra, còn một số cách lý giải khác về từ "hiện đại": Theo nghĩa chung là mới, kiểu mới nhất, hoặc ở thời hiện tại; thuộc về hay gắn liền với thời và kiểu hiện hành; "Thuộc thời đại ngày nay"; và "Có tính chất tinh vi trong trang bị máy móc". Trong luận án này hiện đại được hiểu là quá trình bán hàng hay cung cấp các dịch vụ thông qua sự hỗ trợ của kỹ thuật và công nghệ. Tính hiện đại được biểu hiện ở quy mô, chủng loại của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, hình thức cung cấp, tính tiện lợi trong việc kiểm tra, giao nhận thanh toán, cũng như mức độ tin cậy về chất lượng của các hàng hóa và dịch vụ được cung ứng cho khách hàng. 1.1.3. Phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại [46] Từ cách trình bày về nghĩa riêng biệt của hai từ "văn minh" và "hiện đại" nêu trên, có thể thấy: Tính "hiện đại" của thương mại được hiểu với cả 2 nghĩa: "thuộc thời đại ngày nay" và "mới nhất và được coi là chưa bị vượt, nhất là về áp dụng công nghệ bán hàng hiện đại". Tính "văn minh" của thương mại, không chỉ bao hàm một phần tính "hiện đại" theo nghĩa thứ hai của từ này là thể hiện "trình độ cao về tổ chức, quản lý kinh doanh, áp dụng công nghệ và nghệ thuật marketing trong bán hàng", mà còn thể hiện tính nhân văn, sự tinh tế và lịch sự, cái đẹp trong giao tiếp, phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì lợi ích của khách hàng với tư cách là mục tiêu cao nhất và động lực mạnh nhất của hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động thương mại nói
  35. 23 riêng. Khi nói đến thương mại văn minh, hiện đại, không chỉ đơn thuần là ghép nghĩa của hai từ "văn minh" và "hiện đại", mà còn mang ý nghĩa rộng hơn như đã đề cập. Theo luận án tiến sỹ "Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam", tác giả Phạm Hữu Thìn đưa ra khái niệm: "Loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại là loại hình tổ chức bán lẻ có đặc điểm cơ bản phù hợp với đặc điểm phổ biến theo các cấp loại khác nhau của từng loại hình tổ chức bán lẻ tương ứng cũng như phù hợp với các loại quy hoạch liên quan và đặc thù của địa phương, có tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức, quản lý, vận hành kinh doanh, áp dụng công nghệ và nghệ thuật marketing trong bán lẻ cũng như trong giao tiếp, phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm, tiêu dùng đa dạng và luôn thay đổi của tập khách hàng trên thị trường mục tiêu". [46, Tr.14] Từ tiêu chí xác định loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại trên, cùng với những ý kiến của các nhà nghiên cứu đã xác lập, có thể đưa ra 5 nội dung phát triển theo hướng văn minh, hiện đại của thương mại của tỉnh/thành phố như sau: (1) Chất lượng tổ chức mạng lưới bán lẻ tỉnh/thành phố, đó là những hoạt động thương mại vận hành trên cơ sở hệ thống vật chất kết hợp hài hòa giữa các loại hình thương mại truyền thống với các loại hình thương mại mới, hiện đại; (2) Chất lượng công nghệ thương mại bán lẻ tỉnh/thành phố, theo kịp xu hướng phát triển khoa học công nghệ và thương mại thế giới; (3) Chất lượng quản trị hệ thống phân phối bán lẻ tỉnh/thành phố; (4) Chất lượng quản lý Nhà nước về thương mại; (5) Chất lượng hành vi ứng xử văn hóa trong mua bán hàng hóa của thương mại bán lẻ tỉnh/thành phố. Như vậy, trong luận án này, khái niệm phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại được hiểu là: Sự đảm bảo phát triển các hình thức thương mại hiệu quả với quy mô ngày càng mở rộng, tăng trưởng bền vững; có hệ thống hạ tầng và hình thức phân phối hiện đại; đáp ứng trình độ cao về tổ chức, quản lý, quản trị, kinh doanh, áp dụng công nghệ mới và nghệ thuật marketing; thể hiện tính nhân văn, sự tinh tế và lịch sự, cái đẹp trong giao tiếp, phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vì lợi ích của khách hàng với tư cách là mục tiêu cao nhất và động lực mạnh nhất của hoạt động thương mại. 1.1.4. Phát triển thương mại theo hướng văn minh hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội Phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại phải được hiểu là phát triển ngành thương mại từng bước theo hướng văn minh, hiện đại, phải có thời kỳ quá độ, chứ không phải "nóng vội","chủ quan", áp đặt. Do đó, bên cạnh phải lựa chọn để xây dựng áp dụng ngay một số mô hình bán buôn, bán lẻ đạt các yêu cầu của văn minh, hiện đại, còn tồn tại một số mô hình chưa thực sự hiện đại phải tiếp tục hoàn thiện, trong đó có việc tích cực hoàn thiện các mô hình thương
  36. 24 mại truyền thống, phải đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của chúng để đáp ứng các yêu cầu chuyển dần sang văn minh, hiện đại. Trình độ phát triển thương mại Hà Nội theo hướng văn minh, hiện đại được xác định và phản ánh qua sự phát triển đa dạng các loại hình/ngành hàng dịch vụ thương mại, với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, có tính liên kết cao; đội ngũ nhân lực được đào tạo có kỹ năng và có tính chuyên nghiệp cao; trình độ tổ chức, quản lý, vận hành kinh doanh tiên tiến, hiệu quả trên cơ sở áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại; áp dụng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nghệ thuật marketing và giao tiếp, nhằm phục vụ, thỏa mãn nhu cầu tinh thần và mua sắm, tiêu dùng đa dạng và toàn diện ngày càng cao của khách hàng trên thị trường mục tiêu. Trong đó, yếu tố văn minh là thường xuyên và cốt lõi trong tất cả các loại hình thương mại Hà Nội, còn yếu tố hiện đại sẽ ngày càng đậm dần cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học công nghệ 1.2. Phân biệt giữa cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống và hiện đại Ngày nay, các hình thức bán lẻ phục vụ khách hàng phát triển đa dạng, phong phú. Hình thức tổ chức bán lẻ được phân biệt thành 2 loại là loại hình tổ chức bán lẻ truyền thống và loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại. Theo Báo cáo của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương, sự khác nhau giữa hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại được thể hiện qua các tiêu chí sau: Bảng 1.1. So sánh thương mại bán lẻ truyền thống và hiện đại Thương mại truyền thống Thương mại hiện đại - Bán hàng rời; - Bán hàng với bao gói tiêu thụ; - Giá cả không niêm yết và có thể mặc - Giá cả niêm yết rõ ràng, không mặc cả; cả; - Không gần gũi với khách hàng, thái độ - Gần gũi và để lại dấu ấn về thái độ đặc khách quan hơn; biệt phục vụ khách hàng; - Có tổ chức chặt chẽ, có các chỉ số về - Không có các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý rõ ràng; hoạt động kinh doanh rõ ràng; - Tính toán kỹ càng sự lựa chọn tập hợp - Không có các tiêu chuẩn lựa chọn hàng hàng hóa; hóa rõ ràng; - Thực hành nguyên tắc kế toán bắt - Không thực hành hệ thống kế toán buộc; hoàn chỉnh. - Có cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, hệ thống thu tiền hiện đại; - Hệ thống cửa hàng được thực hiện theo chuỗi xích. Nguồn: Báo cáo của Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương.
  37. 25 Như vậy, cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống chủ yếu là cơ sở bán lẻ quy mô nhỏ, bán hàng theo phương thức phục vụ tại quầy là chủ yếu, hoạt động độc lập và thuộc sở hữu của hộ gia đình. Việc thực hiện mua bán ở cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống đòi hỏi người bán và người mua phải trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả và các điều kiện mua bán khác; người bán phải tự mình phục vụ từng khách hàng một; người bán phải thực hiện nhiều thao tác trong quy trình kỹ thuật bán hàng và toàn bộ các công việc liên quan đến việc bán hàng, từ việc mời chào khách hàng cho đến bao gói, đưa hàng cho khách, nhận tiền và tiễn khách Nhiều trường hợp giữa người bán và khách hàng có sự ngăn cách bởi quầy hàng, khách hàng bị hạn chế trong việc tiếp cận, lựa chọn hàng hóa cần mua; thời gian chờ đợi mua hàng kéo dài. Cơ sở thương mại truyền thống cung cấp hàng hóa thường, chủ yếu là hàng địa phương, nội địa, đóng gói bao bì và bảo quản chất lượng đơn giản; sắp xếp, trưng bày hàng hóa theo cảm tính. Người bán hàng chủ yếu phục vụ, giao tiếp, ứng xử theo kinh nghiệm. Đặc biệt, các cơ sở thương mại truyền thống ít quan tâm đến các điều kiện bảo đảm an toàn cháy nổ, VSATTP theo quy chuẩn chính thức của cấp có thẩm quyền; ít quan tâm cung cấp hay phát triển các dịch vụ hậu mãi và bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng khác. Cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại là cơ sở có địa điểm, quy mô, kiến trúc, trang trí, sắp xếp hàng hóa theo quy chuẩn, đẹp, sạch sẽ; chủ yếu bán hàng theo phương thức tự phục vụ hoặc kết hợp chọn lấy hàng trên giá cho khách hàng và để khách hàng tự chọn trên giá trưng bày để ngỏ với sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng; có phương thức vận hành, tổ chức quản lý chuyên nghiệp, phần lớn là bộ phận của chuỗi cửa hàng và thuộc quyền quản lý của một tổ chức có cơ cấu doanh nghiệp. Nhiều trường hợp, người bán và người mua không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau mà việc mua bán vẫn có thể diễn ra. Hoạt động bán hàng ở cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại ứng dụng công nghệ tiên tiến và có thể được thực hiện dưới hoặc kết hợp với các hình thức và phương pháp bán hàng như bán hàng trực tuyến (qua internet), bán hàng qua tivi, qua bưu điện, qua điện thoại, bán hàng bằng máy bán hàng tự động. Cơ sở thương mại hiện đại cung cấp hàng hóa với chất lượng, hình thức, bao bì, dán nhãn, niêm yết giá theo đúng quy định. Sắp xếp, trưng bày hàng hóa khoa học, hợp lý. Nhân viên bán hàng được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy chuẩn; phục vụ, giao tiếp, ứng xử văn minh, thanh lịch, tôn trọng quyền lợi và cung cấp chu đáp các dịch vụ hậu mãi cho khách hàng; tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ. Trong phạm vi luận án này, đề cập đến các cơ sở kinh doanh thương mại truyền thống gồm: Cơ sở kinh doanh thương mại cá thể (hộ kinh doanh, cửa hàng bán lẻ hộ gia đình); chợ truyền thống; các kho hàng; cửa hàng xăng dầu, gas. Các cơ sở kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại gồm: siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ hiện đại (cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán giá rẻ, thương mại điện tử ).
  38. 26 1.3. Một số loại hình cơ sở kinh doanh thương mại hiện đại [11], [13] Loại hình thương mại hiện đại ngày càng đa dạng, phát triển cùng với trình độ phát triển chung của nền kinh tế và văn minh nhân loại. Cho đến nay, theo quan sát và thừa nhận chung trên thế giới, có một số loại hình thương mại hiện đại nổi bật và phổ biến sau: 1.3.1. Siêu thị [13] 1.3.1.1. Khái niệm và phân loại siêu thị: Trong Quy chế “siêu thị, trung tâm thương mại” ban hành kèm theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM): “ Siêu thị là loại cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh; có phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”. Người sản xuất Đại lý, môi Người bán Người bán Người bán lẻ CH Siêu Đại CH bách CH CH BH TTTM CH Formatted: Space After: 0 pt, Line spacing: tiện lợi thị siêu thị hóa hạ giá thông chuyên single thường doanh Người tiêu dùng Kênh trực tiếp Kênh ngắn Kênh trung bình Kênh dài Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại. (Nguồn: Bộ Công Thương [11]) Chuỗi siêu thị hoặc hệ thống siêu thị là một tập hợp các siêu thị của một nhà phân phối được đặt ở các địa bàn khác nhau, nhưng áp dụng phương thức kinh doanh thống nhất. Trong chuỗi siêu thị, diện mặt hàng, giá cả, phương thức quản lý quầy hàng, gian hàng, trưng bày hàng hóa, biểu hiện và hình thức bên ngoài là tương tự nhau. Siêu thị được phân loại theo các tiêu chí: - Theo chủng loại hàng hóa kinh doanh:
  39. 27 + Siêu thị tổng hợp: Là siêu thị bán nhiều loại hàng hóa cho nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau. Hiện nay, siêu thị tổng hợp đang ngày càng phát triển có những siêu thị có tập hợp hàng hóa vừa rộng, vừa sâu lên tới hàng chục ngàn loại hàng, người tiêu dùng có thể mua tất cả các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt và cuộc sống. + Siêu thị chuyên doanh: Là siêu thị bán một hay một số loại hàng hóa của một ngành nào đó như siêu thị thực phẩm, siêu thị rượu, siêu thị sách, siêu thị hàng điện máy, siêu thị máy tính, siêu thị vật liệu xây dựng Siêu thị chuyên doanh cung cấp các loại hàng hóa có tính chuyên sâu. - Theo quy mô: Tiêu chí này được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và dựa trên hai tiêu chí cơ bản để xác định đó là diện tích mặt bằng bán hàng và tập hợp hàng hóa của siêu thị. Trong Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM, ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, cũng áp dụng việc phân loại siêu thị theo quy mô, siêu thị được phân thành ba hạng là siêu thị hạng I, siêu thị hạng II và siêu thị hạng III. + Siêu thị hạng I: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 20.000 tên hàng trở lên. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ 1.000 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 2.000 tên hàng trở lên. + Siêu thị hạng II: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 10.000 tên hàng trở lên. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 1.000 tên hàng trở lên. + Siêu thị hạng III: Áp dụng đối với siêu thị kinh doanh tổng hợp: có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 4.000 tên hàng trở lên. Áp dụng đối với siêu thị chuyên doanh: có diện tích kinh doanh từ 250 m2 trở lên; danh mục hàng hóa từ 500 tên hàng trở lên. 1.3.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của siêu thị: Là một loại hình phân phối hiện đại, có nhiều khác biệt so với các loại hình kinh doanh thương mại khác, đặc trưng cơ bản của siêu thị bao gồm phương thức phục vụ, nghệ thuật trưng bày hàng hoá, phong cách phục vụ, môi trường mua bán, đặc điểm của hàng hoá mua bán trong siêu thị. a) Phương thức phục vụ: Dịch vụ khách hàng ở mức trung bình. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao. Khách hàng tự phục vụ, tự do xem xét, lựa chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem ra và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán hầu như không xuất hiện trong quá trình mua hàng. Phương thức tự phục vụ là đặc trưng cơ bản và ở nghĩa nào đó được đồng nghĩa với thương nghiệp văn minh hiện đại. Việc bày bán hàng theo phương thức tự phục vụ đã thúc đẩy người mua có xu hướng mua nhiều hơn, một khi họ không bị hỏi han hoặc được khuyên là nên mua cái gì. Cách trưng bày hàng hoá của siêu thị đã khuyến khích hành vi mua hàng ngẫu hứng của
  40. 28 khách hàng. Sự thành công của siêu thị đã khích lệ việc phổ cập mô hình tự phục vụ của siêu thị trong hệ thống bán lẻ hiện hành nhằm tiết kiệm chi phí lao động. Tại một số siêu thị có thể có bộ phận nhỏ bán hàng theo phương thức phục vụ tại các quầy. b) Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán tập trung, rất thuận tiện. Hàng hoá bày bán đã được gắn mã vạch, mã số người mua đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hoá đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ. Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm c) Trưng bày hàng hoá: Các siêu thị cũng đã chú ý đến tầm quan trọng của nghệ thuật trình bày hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu tâm lý khách hàng sâu sắc hơn nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng. Với những đặc trưng vốn có của mình siêu thị có thể áp dụng nghệ thuật trưng bày hàng hoá hiện đại nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hoá nhiều hơn. Do siêu thị thường có mặt bằng rộng, không gian đủ lớn nên có khả năng bố trí, trưng bầy hàng hoá hiệu quả hơn, với mục tiêu sử dụng không gian có hiệu quả thông qua việc phân chia không gian và bố trí hàng hoá một cách khoa học nhằm kích thích tiêu dùng cao nhất. Không gian bán hàng trong siêu thị được chia thành những khu vực hay các gian hàng như: khu vực hàng tạp phẩm, khu vực hàng quần áo, khu vực hàng thực phẩm, khu vực hàng rau quả, tươi sống tạo nên sự thuận tiện cho khách hàng. Thông qua việc sắp xếp bố trí hàng hoá, không gian, ánh sáng phù hợp với đặc tính của sản phẩm sẽ tạo ra sự thu hút khách hàng hiệu quả trong khi một số hình thức phân phối khác sẽ khó thực hiện điều này. Cách trưng bày sản phẩm hiện đại khoa học của các siêu thị giúp khách hàng hình dung được hàng hoá, quan sát tốt hàng hoá tạo ra sự thuận tiện trong việc xem xét, so sánh để dẫn đến hành động mua hàng. d) Hàng hoá trong siêu thị: - Chủng loại hàng hóa: Các siêu thị phải hội đủ điều kiện về chủng loại hàng hoá theo các quy định trong phân loại siêu thị về mặt quy mô theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM. Hàng hóa kinh doanh tại siêu thị phải có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của siêu thị (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của siêu thị và giám sát của khách hàng. Không được kinh doanh tại siêu thị các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chủng loại hàng hoá tối thiểu trong siêu thị là khoảng 4.000 mặt hàng. Việc quy định số lượng mặt hàng tối thiểu bày bán trong siêu thị giúp cho việc dễ dàng phân loại và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ. Thông thường, các siêu thị có thể thoả mãn phần lớn nhu cầu của khách hàng trong một lần đi mua hàng. Do càng ngày người tiêu dùng càng có ít thời gian hơn cho việc mua sắm, nên khách hàng mong muốn mua được phần lớn hàng hoá phục
  41. 29 vụ nhu cầu hàng ngày tại một địa điểm và siêu thị là dạng cửa hàng thích hợp đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Như vậy, hàng hoá bày bán trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến từ lương thực, thực phẩm, chất tẩy rửa, hàng vệ sinh, quần áo, giày dép các loại, đến hàng điện và điện tử gia dụng. - Chất lượng của hàng hóa trong siêu thị: Đặc điểm của các hàng hoá trong siêu thị là hàng tiêu chuẩn hoá, có chất lượng bảo đảm hơn các hàng hóa được bày bán tại chợ. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành. Thông thường, siêu thị sẽ do một doanh nghiệp đứng ra kinh doanh, gây dựng thương hiệu, vì vậy việc bảo đảm chất lượng hàng hóa trong siêu thị cũng là vấn đề sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh. - Giá cả của hàng hóa trong siêu thị: Thực hiện chính sách giá cạnh tranh. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ. Hàng hóa bày bán trong siêu thị thường có giá cả phải chăng và phù hợp với chất lượng của hàng hóa, thông thường người mua hàng sẽ phải mua đúng giá niêm yết trên sản phẩm mà không có sự thương lượng giá với người bán như ở chợ. 1.3.2. Trung tâm thương mại [13] 1.3.2.1. Khái niệm và phân loại trung tâm thương mại: Trung tâm thương mại là loại hình kinh doanh tổng hợp các dịch vụ thương mại và các dịch vụ khác phục vụ hoạt động thương mại. Trung tâm thương mại là đầu mối tổ chức các giao dịch thương mại, xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, bán buôn, bán lẻ hàng hóa. Trung tâm thương mại có tính chất tổ chức, trình độ quản lý với nhiều loại hình phân phối hiện đại, được bố trí liền kề, chi phí lớn nên tính hoạt động thường xuyên được đảm bảo cao. Khái niệm về trung tâm thương mại ở đây khác với khái niệm về trung tâm thương mại thường hiểu là một khu vực, thậm chí cả một đô thị tập trung hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa - dịch vụ. Trung tâm thương mại được tổ chức theo hai loại hình chính là trung tâm thương mại quốc tế và trung tâm kinh doanh: a) Trung tâm thương mại quốc tế: Là sự kết hợp của các tổ chức kinh doanh và các cơ quan Chính phủ có liên quan trong lĩnh vực ngoại thương. Bất cứ một trung tâm thương mại quốc tế nào cũng là trung tâm kinh doanh thương mại, bổ sung và hỗ trợ các dịch vụ hiện đang có của các tổ chức, cá nhân và các cơ quan Chính phủ. Về ý tưởng, một trung tâm thương mại quốc tế sẽ đem tất cả những dịch vụ gắn liền với mậu dịch quốc tế vào một đầu mối. Những dịch vụ này bao gồm các
  42. 30 dịch vụ về thông tin thương mại và truyền tin, câu lạc bộ của trung tâm thương mại quốc tế, chương trình giáo dục thương mại, trợ giúp các phái đoàn thương mại, trưng bày và triển lãm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành thương mại Quy mô của trung tâm thương mại quốc tế phụ thuộc vào quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế và điều kiện đất đai. Quy mô của trung tâm thương mại quốc tế thường rất lớn, tối thiểu diện tích sàn cũng trên 100.000m2. Trung tâm thương mại quốc tế thường được hình thành ở thủ đô, các đô thị lớn, là hạt nhân của hoạt động xuất nhập khẩu trong vùng, góp phần quan trọng trong việc hội nhập với thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Ở các đô thị lớn thường chỉ có từ một đến hai trung tâm thương mại quốc tế. Các hạng mục công trình chính trong trung tâm thương mại quốc tế bao gồm: Văn phòng cho thuê; Trung tâm thông tin thương mại quốc tế; Trung tâm hội thảo quốc tế; Trung tâm hội chợ và triển lãm; Các cơ quan đại diện cho các ngành có liên quan đến thương mại như ngân hàng, thị trường chứng khoán, hải quan, các hãng bảo hiểm, giao thông vận tải ; Khách sạn và căn hộ cho thuê; Trung tâm dịch vụ giải trí; Trung tâm giao dịch buôn bán hàng hóa; Cửa hàng và siêu thị Bãi đỗ xe. b) Trung tâm kinh doanh: Trung tâm kinh doanh hay trung tâm thương mại thường có quy mô nhỏ hơn so với trung tâm thương mại quốc tế và các dịch vụ không hoàn chỉnh như trung tâm thương mại quốc tế. Theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM: Được gọi trung tâm thương mại và phân hạng trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng trung tâm thương mại theo quy định dưới đây: (1) Trung tâm thương mại hạng I: - Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại . - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu hàng hóa, khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước, khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch. (2) Trung tâm thương mại hạng II: - Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp
  43. 31 với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại. - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm, khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, hàng hóa, nhà hàng, khách sạn, khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước, khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn môi giới đầu tư, du lịch. (3) Trung tâm thương mại hạng III: - Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại. - Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh và an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực. - Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc; phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong ngoài nước khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch. 1.3.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của trung tâm thương mại: a. Phương thức phục vụ: Tùy theo quầy hàng mà có thể áp dụng hoặc kết hợp áp dụng phương thức chọn lấy hàng trên giá cho khách hàng và phương thức để khách hàng tự chọn hàng trên giá trưng bày để ngỏ với sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng, đảm bảo văn minh, thuận tiện; đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của hoạt động kinh doanh và thỏa mãn được các nhu cầu của khách hàng. Cơ sở vật chất của trung tâm thương mại bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh; Hệ thống kho bãi để tập kết, bảo quản, sản xuất hàng hóa; Khu đỗ xe và diện tích hệ thống giao thông đi lại đảm bảo thuận tiện cho kinh doanh, Chủ thể kinh doanh, quản lý trung tâm thương mại không nhiều và đa dạng như ở chợ. Với nhiều loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, các chủ thể kinh doanh ở đây là các thương nhân và các doanh nghiệp có vốn lớn, trình độ tổ
  44. 32 chức cao. Có hai chủ thể tham gia kinh doanh ở trung tâm thương mại bao gồm chủ thể tham gia kinh doanh thường xuyên và chủ thể tham gia kinh doanh không thường xuyên. Chủ thể tham gia kinh doanh thường xuyên: là các chủ thể kinh doanh và hoạt động thường xuyên tại trung tâm thương mại họ coi việc kinh doanh ở đây là mục đích công việc chính của họ. Những chủ thể này thường có văn phòng, cửa hàng hoặc cơ sở kinh doanh (được bố trí cố định, trang thiết bị hiện đại, thời gian dài và tiền thuê cao) các chủ thể kinh doanh này cơ bản bảo đảm tính chất kinh doanh ổn định, thường xuyên tại trung tâm thương mại và được chia thành hai nhóm kinh doanh chính là kinh doanh hàng hóa và kinh doanh dịch vụ. Chủ thể tham gia kinh doanh không thường xuyên: khác với các chủ thể kinh doanh trên chợ các chủ thể kinh doanh không thường xuyên tại trung tâm thương mại không phải tận dụng thời gian dư thừa để kinh doanh mà họ kinh doanh vào thời điểm tổ chức các sự kiện tại trung tâm thương mại hoặc vào những ngày lễ tết trong năm. Họ thường là các cá nhân, công ty, doanh nghiệp và các thương nhân thuê các địa điểm kinh doanh trong ngắn hạn thường 2 đến 3 ngày có khi một tuần, có thể đến một tháng tùy theo thời gian của các sự kiện. Các chủ thể hoạt động kinh doanh, quản lý trung tâm thương mại ở nước ta hiện nay rất đa dạng về thành phần, thường là các doanh nghiệp có số lượng vốn lớn, trình độ tổ chức, quản lý cao, trong đó có một số tập đoàn nước ngoài. b. Phương thức thanh toán: Hàng hoá được gắn mã vạch, mã số, niêm yết giá; người mua đem ra quầy tính tiền, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy, tự động in hoá đơn để thanh toán. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao. c. Trưng bày hàng hóa: chia thành khu để tiêu thụ, Căn cứ vào các chủng loại hàng khác nhau để thiết kế những gian hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của khách hàng. d. Hàng hóa: - Chủng loại hàng hóa: Chủng loại hàng hóa trao đổi mua bán trong trung tâm thương mại rất đa dạng và phong phú, hàng hóa và dịch vụ trao đổi thường với một số lượng lớn giá trị cao, một đặc điểm nổi bật nhất trong trung tâm thương mại mà các hình thức kinh doanh khác không có, đó là kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm các cơ sở hoạt động dịch vụ: hội trường, phòng họp, hội chợ triển lãm, khách sạn, văn phòng cho thuê, v.v. được bố trí liên hoàn trong một công trình kiến trúc liền kề rất thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ của nhiều đối tượng khách hàng nhất là các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước hội họp hay tổ chức các sự kiện. - Chất lượng hàng hóa: Thường hàng hóa và dịch vụ trao đổi mua bán trong trung tâm thương mại đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn so với các loại hình kinh doanh khác về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Hàng hóa được bày bán trong trung tâm thương mại được lựa chọn gắn nhãn mác ghi rõ xuất xứ nơi sản xuất và hạn sử dụng. - Giá cả hàng hóa: Giá cả hàng hóa trong trung tâm thương mại thường cao hơn so với giá bán hàng hóa tại các loại hình thương mại khác như: chợ và các cửa hàng thông thường. Giá cả hàng hóa bán trong trung tâm thương mại thường đã
  45. 33 được ấn định rõ ràng trên bao bì, do vậy người mua không thể mặc cả giá thấp hơn được. 1.3.3. Cửa hàng bách hóa [11],[46] 1.3.3.1. Khái niệm cửa hàng bách hóa: Cửa hàng bách hoá là một loại hình bán lẻ trong một tòa nhà kiến trúc, thường chiếm vị trí nổi bật ở trung tâm thành phố náo nhiệt, hoặc là cửa hàng chính trong các trung tâm mua sắm ngoại ô, giao thông thuận tiện; kinh doanh tổng hợp nhiều loại hàng hóa và cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ; thực hiện quản lý thống nhất. Quy mô cửa hàng lớn, diện tích kinh doanh từ 5000 m2 trở lên. Cửa hàng bách hóa có đầy đủ các chức năng dịch vụ. 1.3.3.2. Đặc điểm cửa hàng bách hóa: a. Phương thức phục vụ: Tùy theo quầy hàng mà cửa hàng bách hóa có thể áp dụng hoặc kết hợp áp dụng phương thức chọn lấy hàng trên giá cho khách hàng và phương thức để khách hàng tự chọn hàng trên giá trưng bày để ngỏ với sự hỗ trợ của nhân viên bán hàng. Chú trọng cung cấp các dịch vụ như bố trí các cơ sở ăn uống, thiết bị giải trí, đổi ngoại tệ, giao hàng tại nhà Mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở mức cao. b. Phương thức thanh toán: Hàng hoá được gắn mã vạch, mã số, niêm yết giá; người mua đem ra quầy tính tiền, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy, tự động in hoá đơn để thanh toán. c. Trưng bày hàng hóa: Căn cứ vào các chủng loại hàng khác nhau để thiết kế những gian hàng phù hợp, chia thành khu để tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng hàng hóa thời trang, chất lượng cao của khách hàng. Bên ngoài cửa hàng trang trí đẹp đẽ, cuốn hút mọi người, bên trong bài trí sang trọng, thanh nhã. d. Hàng hóa: cửa hàng có phạm vi kinh doanh rộng, hàng hóa phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu bán loại hàng có đặc tính là khi quyết định mua, khách hàng cần phải có sự so sánh, đối chiếu với hàng hóa cùng chủng loại về chất lượng, giá cả , đó là các loại hàng đắt tiền, hàng có giá trị lớn hay hàng theo thị hiếu, sở thích; là những hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng. Cơ cấu mặt hàng: chủ yếu kinh doanh các đồ gia dụng, các hàng thời trang của nam, nữ thanh niên và hàng cho trẻ em. Có đầy đủ chủng loại mặt hàng, số lượng hàng bán không nhiều, nhưng có tổng lợi nhuận cao. Áp dụng bán hàng định giá, khách hàng có thể trả lại hàng. 1.3.4. Cửa hàng chuyên doanh [46] 1.3.4.1. Khái niệm cửa hàng chuyên doanh: Cửa hàng chuyên doanh là loại hình bán lẻ chủ yếu chuyên kinh doanh hoặc được ủy quyền kinh doanh một loại (nhóm) hàng hóa chính nào đó, hoặc định hướng vào một loại nhu cầu hay một nhãn hiệu nhất định, hàng hóa kinh doanh trong phạm vi hẹp nhưng cung cấp sự lựa chọn sâu hoặc phong phú về hàng hóa hoặc loại nhãn hiệu hàng hóa kinh doanh với phẩm cấp và giá cả khác nhau cùng với các loại hàng hóa và dịch vụ bổ sung có liên quan khác. Có thể chia cửa hàng chuyên doanh nói chung thành 2 loại: