Luận án Năng lực tự học của học viên ở các trường Sĩ quan Quân đội hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Năng lực tự học của học viên ở các trường Sĩ quan Quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_nang_luc_tu_hoc_cua_hoc_vien_o_cac_truong_si_quan_qu.doc
1 BÌA LUẬN ÁN.doc
2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Nội dung text: Luận án Năng lực tự học của học viên ở các trường Sĩ quan Quân đội hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ HẢI LÝ N¡NG LùC Tù HäC CñA HäC VI£N ë C¸C TR¦êNG SÜ QUAN QU¢N §éI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2024
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀ HẢI LÝ N¡NG LùC Tù HäC CñA HäC VI£N ë C¸C TR¦êNG SÜ QUAN QU¢N §éI HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Mã số: 931 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Nguyễn Văn Tuân 2. PGS, TS Trịnh Thị Linh HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Hà Hải Lý
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 14 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 34 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 38 2.1. Lý luận về năng lực tự học 38 2.2. Lý luận về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 51 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 70 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 86 3.1. Tổ chức nghiên cứu 86 3.2. Phương pháp nghiên cứu 91 3.3. Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 107 Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - SƯ PHẠM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 115 4.1. Thực trạng năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 115 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 139 4.3. Biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 150 4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 164 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 170 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 183
- DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên bảng Nội dung Trang Danh mục các bảng Bảng 3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu 87 Bảng 3.2 Độ tin cậy của các thang đo 102 Bảng 3.3 Các chỉ báo kiến thức tự học của học viên 109 Bảng 3.4 Các chỉ báo thái độ tự học của học viên 110 Bảng 3.5 Các chỉ báo kỹ năng tự học của học viên 111 Bảng 3.6 Các chỉ báo kết quả học tập của học viên 112 Bảng 3.7 Các mức độ đánh giá năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 113 Bảng 4.1 Thực trạng kiến thức tự học của học viên 115 Bảng 4.2 So sánh thực trạng kiến thức tự học của học viên theo năm đào tạo 119 Bảng 4.3 So sánh thực trạng kiến thức tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 121 Bảng 4.4 Thực trạng thái độ tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 123 Bảng 4.5 So sánh thực trạng thái độ tự học của học viên theo năm đào tạo 124 Bảng 4.6 So sánh thực trạng thái độ tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 125 Bảng 4.7 Thực trạng kỹ năng tự học của học viên 127 Bảng 4.8 So sánh thực trạng kỹ năng tự học theo năm đào tạo 131 Bảng 4.9 So sánh thực trạng kỹ năng tự học theo đơn vị đào tạo 132 Bảng 4.10 Thực trạng kết quả học tập của học viên 133 Bảng 4.11 Thực trạng năng lực tự học của học viên 135 Bảng 4.12 So sánh thực trạng năng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 136 Bảng 4.13 So sánh thực trạng năng lực tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 137 Bảng 4.14 Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến năng lực tự học của học viên 139 Bảng 4.15 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến năng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 140 Bảng 4.16 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố chủ quan đến năng lực tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 141 Bảng 4.17 Thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến năng lực tự học của học viên 143 Bảng 4.18 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến năng lực tự học của học viên theo năm đào tạo 144
- Bảng 4.19 So sánh thực trạng ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến năng lực tự học của học viên theo đơn vị đào tạo 145 Bảng 4.20 Hệ số hồi quy chuẩn hóa các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 148 Bảng 4.21 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 164 Bảng 4.22 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch tự học 165 Bảng 4.23 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về huy động nguồn lực cho kế hoạch tự học 165 Bảng 4.24 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm về hiệu quả xây dựng kế hoạch tự học 166 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 2.1 Các thành tố tạo thành năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 70 Sơ đồ 4.1 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kiến thức tự học của học viên 120 Sơ đồ 4.2 Tương quan giữa các tiêu chí thái độ tự học của học viên 126 Sơ đồ 4.3 Tương quan giữa các kỹ năng tự học của học viên 130 Sơ đồ 4.4 Tương quan giữa các thành tố tạo thành năng lực tự học của học viên 138 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 4.1 Kiến thức tự học của học viên so sánh theo thời gian đào tạo 120 Biểu đồ 4.2 Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động 167
- 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động sống thì phải học tập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” [ 47, tr.208]. Học tập là hoạt động chủ đạo suốt đời của mỗi con người, trong đó tự học có vai trò rất quan trọng; tự học sẽ quyết định đến thành công của quá trình học tập, lĩnh hội tri thức của từng cá nhân. Muốn tự học có kết quả người học cần có năng lực tự học. Năng lực tự học là năng lực hành động, được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động học tập, giúp người học thành công trong học tập và cuộc sống, từ đó thích ứng với sự thay đổi của điều kiện, môi trường xã hội. Tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội được diễn ra trong điều kiện hoạt động quân sự, có sự đòi hỏi cao về trí lực, thể lực; khó khăn, gian khổ, thậm chí có thương vong, hy sinh và chịu sự quy định chặt chẽ của điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội. Tự học của học viên trong thời gian đào tạo tại trường là con đường cơ bản để tích lũy tiềm năng và nội lực của người sĩ quan tương lai. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động tự học đòi hỏi học viên phải có năng lực tự học. Năng lực tự học có vai trò rất quan trọng đối với học viên trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành người sĩ quan quân đội. Bởi lẽ, năng lực tự học giúp cho học viên nhanh chóng lĩnh hội tri thức; có thái độ tự học tích cực và các kỹ năng tự học phù hợp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và kết quả học tập của học viên. Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội là một vấn đề có tính chất chiến lược, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường sĩ quan quân đội, đáp ứng mục tiêu xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có những quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Thực hiện phương châm: “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị” [ 56, tr.8]. Các trường sĩ quan quân đội đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về Đổi mới công
- 8 tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong tình hình mới: “Đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học có kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự, chuyên môn, chuyên ngành, quản lý Nhà nước, kinh tế, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ và tin học; có năng lực vận dụng kiến thức chuyên môn, chuyên ngành trong lãnh đạo, tổ chức quản lý, chỉ huy, huấn luyện chiến đấu, xây dựng đơn vị và thực hiện chức trách, nhiệm vụ; có khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh và phát triển” [56, tr.3]. Trong những năm qua, các trường sĩ quan quân đội đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; đào tạo ra những cán bộ cấp phân đội vừa “hồng” vừa “chuyên”, vững vàng về phẩm chất chính trị, đạo đức; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, năng lực tự học của học viên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Bộ Tổng Tham mưu (2023), Báo cáo tổng kết năm học 2022 - 2023; phương hướng nhiệm vụ năm học 2023 - 2024, đã chỉ rõ: “Một số học viên chưa nhận thức đúng vai trò, chức năng của tự học, thiếu tích cực, chủ động, ngại khó khăn trong học tập dẫn đến kết quả học tập chưa đáp ứng với yêu cầu của đơn vị và quân đội” [ 8, tr.2]. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết quả hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của từng trường, từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ quân sự. Trong lịch sử phát triển của Tâm lý học, vấn đề năng lực đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, bao gồm tổng thể các nội dung về nguồn gốc, bản chất; biểu hiện, cấu trúc, yếu tố ảnh hưởng và sự phát triển năng lực cá nhân; những nghiên cứu năng lực chung và năng lực chuyên biệt ở các ngành nghề cụ thể. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Như vậy, ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, có thể khẳng định nghiên cứu về năng lực tự học của học viên là vấn đề mới, có ý nghĩa quan trọng và mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
- 9 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về năng lực tự học của học viên; từ đó đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Xây dựng những vấn đề lý luận về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực tự học và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm, tiến hành thực nghiệm tác động nhằm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội, giảng viên và cán bộ quản lý ở các trường sĩ quan quân đội. Đối tượng nghiên cứu Các thành tố tạo thành năng lực tự học và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận về năng lực tự học của học viên; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên; xây dựng các tiêu chí, mức độ đánh giá năng lực tự học của học viên; đồng thời tiến hành đánh giá thực trạng năng lực tự học, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Về khách thể: Nghiên cứu này tiến hành khảo sát 600 khách thể bao gồm: 480 học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội; 120 giảng viên, cán bộ quản lý ở các trường sĩ quan quân đội.
- 10 Về địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu tại 04 trường sĩ quan quân đội: Sĩ quan Lục quân I, Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Công binh và Sĩ quan Không quân (Các đơn vị lựa chọn nghiên cứu có tính đại diện cao cho các trường sĩ quan chỉ huy tham mưu binh chủng hợp thành, sĩ quan chính trị và sĩ quan của các quân, binh chủng). Về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2021 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội là tổ hợp và sự vận dụng các thành tố kiến thức; thái độ; kỹ năng vào giải quyết có hiệu quả hoạt động tự học của học viên. Trong đó, kỹ năng tự học ở mức độ thấp hơn so với các thành tố khác của năng lực tự học. Có mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê giữa: Nhu cầu, động cơ tự học; năng lực sư phạm của giảng viên; năng lực và trình độ của cán bộ quản lý; mục tiêu, chương trình đào tạo; bầu không khí tâm lý của tập thể lớp học; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Trong đó, yếu tố nhu cầu, động cơ tự học có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực tự học của học viên. Có thể phát triển được năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội thông qua một số biện pháp tâm lý - sư phạm như: Nâng cao nhận thức của các chủ thể về tự học, hình thành nhu cầu, động cơ tự học cho học viên; đổi mới hình thức, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học cho học viên; thường xuyên bồi dưỡng các kỹ năng tự học cho học viên; phát huy tính tích cực, chủ động của học viên trong phát triển năng lực tự học của bản thân; xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Những nghiên cứu của luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong
- 11 tình hình mới. Đồng thời, luận án sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học như: Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng các hiện tượng tâm lý; nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động; nguyên tắc hệ thống - cấu trúc; nguyên tắc phát triển tâm lý và nguyên tắc tiếp cận nhân cách. Cơ sở thực tiễn Luận án nghiên cứu dựa trên Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ cho quân đội; thực tiễn hoạt động học tập, rèn luyện của học viên và thực trạng năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu và xin ý kiến chuyên gia nhằm khai thác hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản về công tác giáo dục, đào tạo của Nhà nước, quân đội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, báo cáo khoa học, các bài báo khoa học, các công trình và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến năng lực và năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi; quan sát; tọa đàm, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm tác động phát triển năng lực tự học cho học viên. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu.
- 12 6. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; Hệ thống hóa và xây dựng các khái niệm cơ bản của luận án như: Tự học, năng lực, năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; Luận án chỉ ra được đặc điểm hoạt động tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội; các thành tố tạo thành năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội bao gồm: Kiến thức tự học, thái độ tự học và kỹ năng tự học; Luận án đã xác định các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đóng góp về mặt thực tiễn Khảo sát, làm rõ được thực trạng năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội được tạo bởi 03 thành tố: Kiến thức tự học; thái độ tự học và kỹ năng tự học. Xác định được mối quan hệ giữa các chỉ báo, các tiêu chí đánh giá năng lực tự học của học viên có tương quan thuận và từ mạnh đến rất mạnh. Điều này khẳng định, các chỉ báo và các tiêu chí đánh giá có vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Luận án cũng chỉ ra thực trạng các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến năng lực tự học của học viên. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là nhu cầu, động cơ tự học của học viên; yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất là mục tiêu, yêu cầu, nội dung chương trình đào tạo. Đề xuất các biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm phát triển năng lực tự học cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đồng thời tiến hành thực nghiệm tác động để đánh giá tính khả thi của một biện pháp đã đề xuất. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học Sư phạm, Tâm lý học giáo dục và Tâm lý học Sư phạm quân sự về năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội.
- 13 Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực tiễn về năng lực tự học của học viên giúp cho nhà nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý, giảng viên có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển năng lực của người học nói chung, năng lực tự học của học viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tăng thêm ý nghĩa ứng dụng của tâm lý học vào hoạt động quân sự, đặc biệt là trong hoạt động dạy học của giảng viên; học tập và rèn luyện của học viên ở các trường sĩ quan quân đội. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho cán bộ quản lý, giảng viên và học viên ở các trường sĩ quan quân đội khi nghiên cứu về năng lực tự học của học viên. 8. Kết cấu của luận án Luận án được trình bày trên các nội dung gồm: Mở đầu, 4 chương (12 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình của tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến năng lực tự học của học viên ở các trường sĩ quan quân đội 1.1.1. Hướng nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất năng lực tự học Trong dòng chảy phát triển của lịch sử loài người, cùng với hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động truyền dạy các kinh nghiệm xã hội lịch sử. Các thế hệ đi sau lĩnh hội, phát triển, sáng tạo nó để áp dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy, từ thời cổ đại cho đến nay đã có nhiều học giả nghiên cứu về hoạt động tự học và năng lực tự học của con người như: Khổng Tử, Platon, Sokrates, Aristocles, Descartes Theo Platon (Thế kỷ thứ 4 Trước Công nguyên), trong tác phẩm Lý thuyết phóng đại đã cho rằng: “Tất cả kiến thức con người đều nằm trong con người, và việc học chỉ là nhận thức những kiến thức này. Giáo viên không thể “dắt mắt vào tròng” làm thay học trò, phải bảo đảm cho họ thấy được sức mạnh của chính mình trong học tập” [Dẫn theo 106]. Sức mạnh nội tại của từng cá nhân được huy động trong học tập chính là nguồn gốc của năng lực tự học. Nhà sư phạm vĩ đại J. A. Comenxky có những định hướng giá trị về dạy học, đó là dạy học nhằm phát triển mạnh mẽ năng lực nhận thức của người học, làm bùng lên ngọn lửa khát khao tri thức, nhiệt tình, say mê học tập của người học. Tác giả đã đưa ra được những định hướng trong hoạt động dạy học, những vấn đề cần thực hiện để người học thích thú với học tập, không ngừng nỗ lực bản thân để chiếm lĩnh tri thức; trong dạy học giảng viên phải bồi dưỡng cho người học “tinh thần độc lập trong quan sát, trong đàm thoại và trong việc ứng dụng tri thức vào thực tiễn” [Dẫn theo 11]. Như vậy, ông cho rằng nguồn gốc của năng lực tự học chính là sự tự nỗ lực vươn lên, không ngừng làm chủ tri thức của người học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Theo tác giả Condorcet (1792), trong cuốn sách Nghệ thuật hướng dẫn bản thân cho rằng: “Giá trị thực sự của các quan niệm hiện đại là việc khám
- 15 phá ra chân lý cơ bản rằng tác nhân chính và yếu tố năng động không phải là nghệ thuật giáo dục của giáo viên, mà là nguyên tắc bên trong của hoạt động, động lực bên trong và tâm trí của người học” [Dẫn theo 106]. Như vậy, theo ông nguồn gốc, bản chất của năng lực tự học là động lực bên trong của người học, cùng với đó là sức mạnh ý chí của người học. Tác giả Knowles M. S. (1975), trong công trình nghiên cứu Self - directed learning: A guide for learners and teachers, cho rằng: Học tập có định hướng (hay năng lực tự học) là quá trình cá nhân chủ động, có hoặc không có sự giúp đỡ của người khác, trong việc hiểu những nhu cầu học tập của bản thân, tự xác định các nguồn lực liên quan đến học tập, tự lựa chọn và thực hiện các chiến lược học tập phù hợp; tự đánh giá kết quả học tập của mình [102]. Quan điểm của Knowles được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu như: Brockett và Hiemstra (1991), Candy và các cộng sự (1991), Garrission (1997). Ngoài ra, các tác giả này còn bổ sung một số lý thuyết về năng lực tự học như: Tự học là tự kiểm soát tâm lý, tác động song song của tâm lý cá nhân và tâm lý sư phạm; trong đó các tác động tâm lý cá nhân bao gồm sự tự kiểm soát tâm lý, nhu cầu động cơ và sự tự kiểm soát chiến lược; tự học là trách nhiệm của bản thân đối với việc học và đối với bản thân. Tự học là khả năng tự định hướng, không nhất thiết diễn ra trong môi trường lớp học, tự học không diễn ra như nhau trong mọi tình huống, mọi thời điểm (Candy 1991); tự học là khả năng tự quản, tự giám sát, tự tạo động lực (Garrission 1997). Tác giả Raisa Roysinh (1997), trong tác phẩm nổi tiếng Nền giáo dục cho thế kỷ 21, những triển vọng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: Đặc điểm của một xã hội phát triển là một xã hội dựa vào tri thức, kiến thức là sức mạnh và giáo dục là trung tâm của xã hội ấy. Người học vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục, sự học tập là do người học tự chỉ đạo... theo phẩm chất cá nhân của mỗi người. “Chính trong hoạt động học, trong tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức mà lòng ham học được kích thích và cũng chính từ đó khả năng học tập độc lập được phát triển” [60, tr.110]. Như vậy,
- 16 mục đích tối thượng của một nền giáo dục tiến bộ, tiên tiến và mẫu mực là hình thành cho được năng lực tự học của người học. Tác giả Feldman A. S. (2003), trong công trình nghiên cứu Vability and quality in selft - study cho rằng: Muốn có tính chất lượng, hợp lý và hiệu quả trong tự học thì người học là chủ thể của hành vi này phải có năng lực tự học, năng lực tự học là một phẩm chất đặc biệt cần phải hình thành cho người học [99]. Nghiên cứu của Smith T. C. (2005), trong công trình nghiên cứu Fiftyone competencies for online instruction khẳng định: Muốn học từ xa thành công thì phải hình thành được năng lực tự học, tự nghiên cứu. Tác giả chỉ ra 51 năng lực được cho là có tầm quan trọng hàng đầu của trước, trong và sau khóa học dành cho dạy và học từ xa. Các chương trình học lấy người học làm trung tâm và giảng viên thực sự có năng lực dạy là hai chìa khóa quan trọng dẫn đến thành công trong việc giáo dục ở đại học. Trong 51 năng lực có đề cập đến năng lực tự học đáp ứng việc học suốt đời; sinh viên phải hình thành và sử dụng chính xác kỹ thuật thích hợp trên cơ sở xác định điểm mạnh của bản thân, biết sử dụng công nghệ thông tin trong học tập [113]. Theo tác giả Pitchard A. (2008), trong cuốn sách Ways of learning: lerning theories for the classroom; Studying and learning at university: Vital skills for success in your degree cho rằng: Hầu hết giáo viên đều có kỹ năng trong việc cung cấp cơ hội cho sự phát triển của người học. Tác giả đánh giá hoạt động học tập tại trường đại học là cung cấp ngắn gọn kiến thức cho người học, phương pháp tiếp cận với kỹ năng tự học cần thiết và phương pháp học tập cho sinh viên đại học. Tác giả tập trung vào các kỹ năng mà người học sẽ cần để làm chủ, để đạt được thành công trong sự nghiệp học tập của mình. Tác giả chỉ ra rằng người học phải có các chiến lược học tập khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng cá nhân [109]. Tsunesaburo Makiguchi (2009), trong cuốn sách Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo cho rằng: “Học không phải là chuẩn bị để sống, đúng hơn người ta học
- 17 trong khi sống và sống trong khi đang học. Học tập và đời sống không những song hành với nhau mà còn giao thoa với nhau, người ta học bằng cách sống và sống bằng cách học suốt cả đời người” [44, tr.26]. Tác giả đã đặt trách nhiệm của việc học vào bản thân người học, không ai có thể thực hiện việc tự học thay bản thân người học được, năng lực tự học tập suốt đời chính là năng lượng sống của người đó. Mục đích của dạy học là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào trong mỗi người học, nguồn gốc của năng lực tự học là từ sự ham học của người học, nhà trường và giáo viên phải hướng dẫn, khơi dậy cho được tính ham học hỏi, chứ không làm thay. Tác giả Nguyễn Giang Nam (2014), trong bài báo “Bản chất và đặc điểm năng lực tự học của sinh viên” [49, tr.31 - 37], cho rằng: Năng lực là tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với những dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lý, giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp: Năng lực tự học của sinh viên về mặt bản chất là thuộc tính cá nhân có nguồn gốc sinh học, tâm lý và xã hội, nó cho phép cá nhân sinh viên thực hiện thành công hoạt động tự học, đạt được kết quả như mong muốn. Năng lực nói chung luôn được xem xét trong mối quan hệ với một dạng hoạt động nhất định nào đó. Năng lực được cấu thành từ những thành phần cơ bản: Tri thức về lĩnh vực hoạt động, kỹ năng hoạt động hay xúc tiến, ứng xử với quan hệ nào đó; những điều kiện tâm lý để tổ chức và thực hiện tri thức. Năng lực tự học cho phép các cá nhân người học đạt được kết quả học tập như mong muốn và nó được thể hiện nhờ kỹ năng tự học. Năng lực tự học còn thể hiện bản lĩnh con người, trong đó tích tụ các kỹ năng và kinh nghiệm học tập, ý chí, nghị lực, định hướng giá trị, tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nhu cầu và khát vọng học tập, tình yêu với tri thức, cuối cùng còn có cả sức khỏe, nhất là sức khỏe tâm trí. Năng lực tự học không phải là khả năng tự học, khả năng chỉ là những yếu tố tâm lý bên trong chủ thể tự học chưa thể hiện ra ngoài, còn năng lực tự học luôn gắn với tiến trình thực hiện nhiệm vụ tự học, các hành động tự học cụ thể như: đọc tài liệu, ghi chép, lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- 18 Tác giả Mai Thế Hùng Anh (2019), trong bài báo “Xây dựng thang đo năng lực tự học cho sinh viên ngành Sư phạm mầm non” [1, tr.133 - 141], cho rằng: Bản chất của năng lực là khả năng của cá nhân thực hiện có hiệu quả những vấn đề phức hợp trong bối cảnh không khuôn mẫu. Theo đó, tác giả cho rằng bản chất của năng lực tự học là khả năng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ học tập trong bối cảnh xác định một cách độc lập và chủ động trên cơ sở vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm và giá trị bản thân. Tóm lại, hướng nghiên cứu nguồn gốc, bản chất của năng lực tự học đã chỉ ra những luận cứ căn bản về nguồn gốc, bản chất năng lực tự học đó chính là sức mạnh nội tại của cá nhân, huy động mọi nguồn lực của bản thân người học vào tự học để hoạt động tự học đạt được kết quả nhất định. Hướng nghiên cứu này là cơ sở lý luận để nghiên cứu sinh kế thừa, từ đó xây dựng, làm rõ nội hàm khái niệm năng lực và năng lực tự học. 1.1.2. Hướng nghiên cứu về các yếu tố tạo thành và biểu hiện của năng lực tự học Các nhà tâm lý học trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra các thành tố tạo thành và biểu hiện của năng lực tự học. N. D. Levitop (1970), trong cuốn sách Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, đã chỉ ra một số thành tố tâm lý cơ bản và mối quan hệ của các thành tố này trong năng lực lĩnh hội tri thức của người học đó là: Nếu thiếu đi sự tích cực, tự giác thì học tập sẽ không đạt yêu cầu đào tạo; thái độ tích cực, say mê với công việc tự học sẽ ảnh hưởng quan trọng tới quá trình tư duy, cải biến tài liệu, quá trình ghi nhớ, bảo tồn thông tin [42, tr.140]. Tác giả R. Retzke (1973), trong tác phẩm Học tập hợp lý cho rằng: “Không ai làm thay học sinh trong các hoạt động bản thân, cần thiết để thực hiện yêu cầu của kế hoạch học tập. Như vậy, việc học tập có kết quả như thế nào phụ thuộc một cách quyết định vào thái độ học tập và tinh thần sẵn sàng học tập của anh ta” [61, tr.10]. Như vậy, tác giả đã khẳng định kết quả của tự học phụ thuộc một cách quyết định vào thái độ học tập, tính sẵn sàng chịu được các áp lực của nhiệm vụ tự học; trong đó, thái độ là thành tố quan trọng hàng đầu của năng lực tự học.
- 19 Mô hình năng lực tự học là hướng tiếp cận nghiên cứu về năng lực tự học ra đời cuối thế kỉ XX. Mô hình này đã chỉ ra những vấn đề tâm lý cốt lõi của năng lực tự học như: Các khía cạnh nhận thức, động cơ và cảm xúc của việc tự học, tự điều chỉnh. Tiêu biểu như tác giả Zimmerman B. J. (1986), trong nghiên cứu Becoming a self-regulated learner: which are the key subprocesses, đã phát triển ba mô hình năng lực tự học khác nhau và nỗ lực giải thích cho sự tương tác giữa các nhân tố: Trình độ bản thân, môi trường và hành vi đối với năng lực tự học [120]. Tác giả Candy H. (1991), trong cuốn sách Self - direction for lifelong Learning: A comprehensive guide to theory and practice, đã liệt kê biểu hiện của người có năng lực tự học bao gồm 12 yếu tố và ông chia thành hai nhóm để xác định các yếu tố: Thứ nhất, nhóm tính cách; thứ hai, nhóm phương pháp tự học [93]. Tác giả Taylor B. (1995), trong tác phẩm Self directed learning revisiting and idea most appropriare for middle school studiree, đã xác định năng lực tự học có những biểu hiện: (1) Về thái độ; (2) Về tính cách; (3) Về kỹ năng thực hành hoạt động học tập. Ông khẳng định người tự học là người có động cơ học tập và bền bỉ, có tính độc lập, kỷ luật, tự tin và biết định hướng mục tiêu, có kỹ năng hoạt động phù hợp. Thông qua mô hình trên, tác giả đã chỉ ra ba yếu tố cơ bản của người tự học, đó là: Thái độ, tính cách và kỹ năng [112]. Theo mô hình của Pintrich P. R. (2000), trong cuốn sách The role of goal orientation in self-regulated learning, đã cho rằng: Năng lực tự học, tự điều chỉnh được kết hợp bởi bốn giai đoạn: (1) Suy nghĩ trước, lập kế hoạch và kích hoạt; (2) Giám sát; (3) Kiểm soát; (4) Phản ứng và phản xạ. Mỗi người học có bốn lĩnh vực khác nhau để điều chỉnh: Nhận thức, động lực; ảnh hưởng; hành vi và bối cảnh. Sự kết hợp giữa các giai đoạn và lĩnh vực đó cung cấp một bức tranh toàn cảnh bao gồm một số lượng đáng kể các quy trình năng lực tự học (ví dụ: kích hoạt kiến thức nội dung, đánh giá hiệu quả, tự quan sát hành vi). Hơn nữa, tác giả đã giải thích rất chi tiết các thành phần, lĩnh vực khác nhau của năng lực tự học để điều chỉnh, triển khai trong các giai đoạn khác nhau. Theo tác giả, khái niệm các lĩnh vực khác nhau là: Đầu tiên,
- 20 về điều chỉnh nhận thức. Tác giả đã kết hợp nghiên cứu siêu nhận thức như phán đoán về học tập và cảm giác hiểu biết. Sự kết hợp này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức đối với mô hình của Pintrich. Lĩnh vực thứ hai, quy định về động lực và ảnh hưởng của nó [107]. Tác giả Bishop G. (2006), trong nghiên cứu True independent learning - an andragogical approach, đã cho rằng: Năng lực tự học được quyết định bởi ba yếu tố: (1) Một số kỹ năng nhận thức cơ bản như trí nhớ, sự chú ý, giải quyết vấn đề sáng tạo; (2) Các kỹ năng siêu nhận thức cần thiết cho việc học tập độc lập; (3) Các kỹ năng quản lý cảm xúc, huy động nguồn lực. Trong đó, quan trọng nhất là kỹ năng quản lý cảm xúc và huy động nguồn lực đối với việc học tập 86].[ Boekaerts M. (2011), trong cuốn sách Emotions, emotion regulation, and self-regulation of learning, đã chỉ ra những mục đích khác nhau của việc tự điều chỉnh trong quá trình học tập, cụ thể là: (1) Mở rộng kiến thức và kỹ năng của người học; (2) Điều chỉnh các cảm xúc tích cực trong tự học; (3) Ngăn ngừa các các cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến bản thân. Boekaerts nhấn mạnh vai trò quan trọng của cảm xúc tích cực và tiêu cực trong năng lực tự học và mô tả hai chiến lược đó là: Chiến lược hành động, chiến lược điều tiết cảm xúc 92].[ Efklides A. (2011), trong công trình nghiên cứu Interactions of metacognition with motivation and affect in self-regulated learning model, đã trình bày mô hình siêu nhận thức và cảm xúc về học tập tự điều chỉnh. Trong mô hình này, tác giả đã đề cập hai cấp độ trong năng lực tự học. Cấp độ đầu tiên là cấp độ Người - còn được gọi là cấp độ vĩ mô, được xem là yếu tố cơ bản nhất của năng lực tự học: Cấp độ Người thể hiện cấp độ hoạt động chung của năng lực tự học. Người đó chủ yếu dựa vào kiến thức, kỹ năng, niềm tin động lực và siêu nhận thức, ảnh hưởng của nó. Do đó, nó bao gồm: (1) Nhận thức; (2) Động lực; (3) Tự quan niệm; (4) Ảnh hưởng; (5) Hành động; (6) Siêu nhận thức; (7) Siêu nhận thức dưới dạng kỹ năng nhận thức. Cấp độ thứ hai là cấp độ Người trong nhiệm vụ tự học - còn được gọi là cấp vi mô, là nơi diễn ra sự tương tác giữa nhiệm vụ và đặc điểm của người học. Ở cấp độ này xác định bốn chức năng cơ bản ở cấp độ này: (1) Nhận thức; (2) Siêu nhận thức; (3) Ảnh hưởng; (4) Điều chỉnh ảnh hưởng, nỗ lực, có thể đưa ra khái niệm một cách độc lập [98].